LOGO
Website: www.bmthicong.com.vn
Giáo trình: Tổ chức thi công Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
§1. PHƯƠNG PHÁP VÀ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ LẮP GHÉP CẤU KIỆN
1. Các phương pháp lắp ghép cấu kiện
- Theo cách thức đặt cấu kiện lên gối tựa:
o Phương pháp lắp ghép tự do: đưa cấu kiện vào gối tựa một cách tự do, sau đó dùng xà beng,
kích với sự trợ giúp của cần trục để căn chỉnh vào vị trí lắp ghép.
o Phương pháp lắp ghép bán tự do: khi lắp ghép bằng phương pháp n
44 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Tổ chức thi công - Chương 5: Lắp ghép cấu kiện cơ bản - Cao Tuấn Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày người ta dùng khung
dẫn hoặc thiết bị hãm cố định một số phương, chỉ cần chỉnh dịch một số phương còn lại.
o Phương pháp cưỡng bức (thiết kế chỉ định): Vị trí lắp ghép được khống chế bởi các chi tiết
đã được thiết kế và chế tạo trước. Cấu kiện dặt lên là chính xác ngay, không cần cố định
tạm. (khó thực hiện, chỉ một số công trình đặc biệt)
- Theo cách cẩu - lắp cấu kiện
o Phương pháp quay (cột, tháp, trụ) – cấu kiện từ tư thế nằm ngang lên thẳng đứng, khi
nâng một đầu cấu kiện tì trên mặt đất. Sau đó cáu kiện được nâng bổng lên một độ cao nhất
định và đưa vào vị trí lắp ghép.
o Phương pháp kéo lê: Vừa nâng vừa kéo lê chân CK trên mặt đất về hướng điểm đặt: cấu
kiện dễ bị hỏng, vỡ; cần trục chỉ rút dây, không quay được tay cần – không nên áp dụng)
o Phương pháp nâng bổng: Cần trục nâng bổng CK lên khỏi mặt đất và đặt vào vị trí (hạn chế
nâng hạ cần để cần trục có độ ổn định cao)
o Phương pháp lao (kéo trượt) kết hợp trụ đỡ trung gian: lắp ghép dầm cầu
o Phương pháp treo và bán treo (cầu vượt sông)
Trang 01
2. Qui trình công nghệ
a. Công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị thiết bị lắp ghép:
o Kiểm tra tình trạng hoạt động các máy, thiết bị (cần trục, kích, thiết bị kiểm tra)
o Kiểm tra các thiết bị neo buộc (cáp, giằng, neo)
- Chuẩn bị mặt bằng lắp ghép:
o Đánh dấu tim cốt lên vị trí lắp ghép;
o Kiểm tra các thiết bị chờ neo, giằng trên mặt bằng
o Chuẩn bị thang treo, sàn công tác
- Chuẩn bị cấu kiện lắp ghép:
o Kiểm tra chất lượng cấu kiện (hình dáng, cường độ, móc để cẩu)
o Đánh dấu tim cốt lên cấu kiện để phục vụ lắp ghép. Trên mặt kết cấu phải ghi ký hiệu kết
cấu, đánh dấu mặt trên mặt dưới của các kết cấu chỉ có một miền cốt thép, xác định trọng
tâm của những kết cấu có hình dạng phức tạp và không đối xứng, ghi vị trí điểm treo buộc.
o Khuếch đại, gia cường cấu kiện
o Bố trí kết cấu trong miền hoạt động của cần trục.
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 02
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
R
S
k
Treo buộc Cẩu lắp và
điều chỉnh
kết cấu
Cố định tạm Cố định vĩnh viễn Chuẩn bị
b. Công tác treo buộc
o Lựa chọn thiết bị treo buộc phù hợp (thủ công, đòn treo, tự cân bằng, bán tự động, tự động)
o Treo buộc cấu kiện đảm bảo kỹ thuật, ATLD
o Phải phân bố các điểm treo buộc kết cấu sao cho không gây ra các ứng suất quá lớn khi cẩu trục,
và không làm đứt dây cẩu và quai cẩu, khi cần thiết thì dùng thêm đòn treo.
o Nên treo buộc kết cấu ở tư thế gần giống tư thế của nó ở vị trí thiết kế nhât (ví dụ cột ở tư thế
thẳng đứng, treo tấm bậc thang ở tư thế dốc nghiêng)
o Khi treo buộc luân phiên các loại kết cấu khác nhau, nhất là các kết cấu đứng và kết cấu nằm, yêu
cầu phải luôn thay đổi các dụng cụ treo buộc và các thiết bị khác, như vậy năng suất công tác lắp
ghép bị giảm sút. Nên tổ chức lắp ghép từng loại kết cấu giống nhau theo một trình tự nhất định
trên một đoạn công trình.
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 03
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
c. Quá trình cẩu lắp
- Lựa chọn phương pháp lắp ghép:
- Quá trình cẩu lắp có 3 trạng thái:
o Đưa cấu kiện vào tư thế sẵn sàng cẩu lên: thao tác từ từ, nhịp nhàng
o Cẩu cấu kiện lên, đưa vào vị trí lắp ghép (cách cao trình lắp ghép 0,5 – 1 m)
o Đưa CK vào vị trí lắp ghép
- Dùng các thiết bị phù hợp để căn chỉnh CK đúng tim cốt theo thiết kế.
- Khi cẩu những cấu kiện có trọng lượng gần bằng sức trục tới hạn ở một độ với nào đó của cần trục
thì phải nâng thử cấu kiện lên cao 20-30cm, để kiểm tra ổn định của cần trục, độ bền của bộ phận
hãm và của dụng cụ treo buộc.
- Điều chỉnh các kết cấu lắp ghép: là làm trùng hợp các đường tim ghi trên kết cấu và ghi trên nền
đặt, là kiểm tra độ thẳng đứng của kết cấu bằng quả dọi, là kiểm tra vị trí kết cấu theo chiều cao
bằng má thủy bình. Hiện nay có hai cách điều chỉnh kết cấu:
o Lắp đặt điều chỉnh kết cấu vào đúng vị trí thiết kế bằng cần trục.
o Điều chỉnh kết cấu bằng thiết bị đặc biệt, sau khi đã lắp đặt kết cấu vào chỗ và cố định tạm.
- Áp dụng cách 1 thì thời gian sử dụng cần trục dài tuy nhiên không tốn công lao động thủ công. Áp
dụng cách 2 thì mau chóng giải phóng được cần trục nhưng tốn nhiều công trong các công đoạn lao
động thủ công hơn nhưng thiết bị điều chỉnh thường nặng và cồng kềnh. Cách 1 được nhiều nơi sử
dụng vì các thiết bị dùng để điều chỉnh nhẹ và nhỏ, cách cố định kết cấu không phức tạp.
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 04
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
d. Cố định tạm
- Mục đích: Đảm bảo độ ổn định cho CK để giải phóng cần trục và chờ lắp ghép các cấu kiện (liên
kết) tiếp theo hoặc chờ cố định vĩnh viễn. Cố định tạm nhưng cũng phải đảm bảo vị trí kết cấu chính
xác theo thiết kế, chuẩn bị sẵn sàng cho cố định vĩnh viễn. Sau khi cố định tạm vào vị trí kết cấu
phải chịu được tải trọng gió và tải trọng lắp ghép
- Dụng cụ, cách thức: nêm, mối nối khô, các chi tiết chôn sẵn, giằng, neo, bulông (50%)
e. Cố định vĩnh viễn
- Thời điểm: sau khi kết thúc công tác lắp ghép cấu kiện xét đến sự cùng làm việc đồng thời trong
một nhân cứng, liên kết với các cấu kiện khác.
- Dụng cụ, thiết bị: mối nối ướt, mối nối khô, bulông (100%), giằng, xà gồ
- Chỉ cho phép lắp kết cấu mái nhà một tầng sau khi đã cố định vĩnh viễn cột, và cường độ bê tông
ở mối nối đó đạt tới 70% cường độ thiết kế.
- Chỉ cho phép lắp ghép các tầng trên của nhà nhiều tầng sau khi đã cố định vĩnh viễn các kết cấu
tầng dưới, đã lấp vữa các mối nối kết cấu chịu lực và khi cường độ các mối nối này đã đạt tới 70%
cường độ thiết kế.
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 05
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 06
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
§2. LẮP GHÉP MÓNG ĐƠN BÊ TÔNG CỐT THÉP
- Lắp ghép các kết cấu móng BTCT phải thật chính xác, nếu xảy ra những sai lầm thì khi lắp ghép
phần bên trên sẽ gặp những khó khăn lớn. Các loại móng dùng lắp ghép thường có cấu tạo cốc móng
(đối với lắp ghép cột bê tông) và không có cốc móng dùng để liên kết cột thép.
- Loại móng có cấu tạo cốc móng thì có thể là loại chậu thấp hoặc chậu cao. Loại chậu thấp (thường
thì thấp hơn 1-1,5m) thì công tác lấp đất móng phải chia làm 2 đợt, đợt 1 lấp đến miệng chậu và đầm
chặt, sau khi lắp cột gắn vữa bê tông xong mới lấp toàn bộ hố móng, đối với loại móng này đất thừa
trên miệng móng gây khó khăn cho việc lắp dựng cột. Loại chậu cao có miệng lên cao tới mặt đất,
với loại móng này thì có thể lắp dầm móng, lấp đất trước khi lắp cột tạo điều kiện thuận lợi cho các
máy lắp ghép và xe cộ đi lại.
1. Công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị mặt bằng LG:
o Xác định vị móng so với trục công trình (trắc đạc), trục hàng cột
o Hoàn thiện nền móng, kiểm tra cốt
o Chuẩn bị lớp BT lót (10 – 15 cm), kiểm tra cao trình bề mặt lớp lót
o Đóng cọc thép (D10) quét sơn đỏ trùng với trục hàng cột để căn chỉnh móng
- Chuẩn bị CK:
o Kiểm tra CL móng, các móc cẩu
o Kiểm tra sơ bộ độ cao cốc đáy móng – so với độ cao thiết kế (sai lệch trong phạm vi 5 mm)
o Vạch sẵn đường tim lên mặt móng
o Chú ý: Chiều dài các cột đúc sẵn cũng có thể không chính xác, có những cột dài, cột ngắn
khác nhau một chút, do vậy cần đo lại chiều dài từng cột ứng với từng móng và điều chỉnh
cao trình mặt đáy cốc móng cho thích ứng với chiều dài cột bằng cách đổ một lớp vữa lót.
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 07
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
2. Treo buộc:
- Treo buộc bằng cáp thông dụng.
3. Cẩu lắp:
- Cẩu lắp theo PP nâng bổng, thường sử dụng cần trục tự hành bánh xích, các khối móng phân bố
trước dọc theo tuến công tác, nằm trong phạm vi hoạt động của cần trục hoặc chở bằng xe thẳng đến
dưới tầm hoạt động của cần trục.
- Cần trục treo khối móng cao hơn mặt nền độ 20cm để công nhân điều chỉnh vị trí rồi mới đặt lên
lớp lót rải sẵn (tránh không làm hư hỏng lớp lót).
- Tim móng trung với tim trục hàng cột. Dùng máy trắc đạc đặt dọc theo hai đường trục cột để kiểm
tra lại từng vị trí của từng móng, sai lệch đường tim mỗi móng không được vượt quá +-5mm.
4. Cố định vĩnh viễn:
- Không cần cố định tạm.
- Cố định vĩnh viễn bằng cách lấp đất lần 1 đến dưới mặt đài móng.
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 08
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
§3. LẮP GHÉP CỘT
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 09
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
A. Lắp ghép cột BTCT
Đặc điểm CKLG:
o Cột BTCT lắp vào móng cốc BTCT
o Trươc khi lắp cột, hố móng được lấp đất
lần 1 đến mặt đài.
o Cột BTCT thường có trọng lượng lớn
(VD: cột nhà máy nhiệt điện dài tới 45m nặng tới 40 tấn)
1. Công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị mặt bằng LG:
o Xác định cao trình đáy cốc móng (trắc đạc);
o Xác định chiều dày lớp vữa lót E = H – L
(H – độ cao mặt vai cột, L – chiều dài thân cột);
o Xếp cột thuận lợi cho cẩu lắp
- Chuẩn bị CK:
o Kiểm tra CL cột, chi tiết, bản mã..
o Vạch tim, cốt lên thân cột để kiểm tra trong quá trình LG;
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 10
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
2. Treo buộc: Lựa chọn dụng cụ treo buộc cột tùy thuộc
vào trọng lượng, kích thước, hình dạng và vị trí quai cẩu
của cột, thường thì treo cột bằng 2 cách sau:
- Treo buộc đơn giản: Nhược điểm của phương pháp này là
khi muốn tháo dây cẩu người công nhân phải trèo lên thang
dựa vào cột vừa lắp dựng.
- Treo buộc bằng các dụng cụ chuyên dùng: Ưu điểm quá
trình treo buộc và tháo dỡ dây được nhanh chóng, một số
dụng cụ thường dùng như sau:
- Treo buộc bằng chốt ngang: Người đứng dưới đất có thể
tháo dỡ nó dễ dàng. Khi đúc cột bê tông phải tạo sẵn lỗ rỗng
xuyên qua đầu cột để cài chốt. Khi cần trục lắp xong cột
vào vị trí và thả trùng dây cẩu người công nhân đứng dưới
đất kéo sợi dây thừng để rút chốt khỏi lỗ để giải phóng dụng
cụ treo buộc.
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 11
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
o Sử dụng đai ma sát: Cẩu các cột trơn hoặc có vai có thể sử dụng dụng cụ treo buộc ma sát, cấu
tạo gồm một đòn treo và hai dây cáp nối vào các thanh hình chữ U có gắn đai ma sát, lồng dụng
cụ vào cột khi nó ở dưới đất và ở vị trí cao hơn trọng tâm cột, khi kéo căng dây cáp thì các thanh
hình chữ U nén lại hai đai ma sát vào thân cột. Nhờ có ma sát giữa mặt đai và bê tông nên cột
được treo thẳng đứng ở một điểm nhất định. Khi lắp cột vào vị trí xong, thả móc cẩu xuống thì
dụng cụ treo buộc này cũng tuột xuống chân cột, tại đó người ta tháo ốc ở một thanh đai và dỡ
dụng cụ ra khỏi cột.
o Sử dụng khung vuông: Dùng cẩu các cột có hai vai, tháo dỡ và lắ dụng cụ đều thực hiện dưới đất,
thời gian treo buộc và tháo dỡ chỉ mất 1-2 phút.
3. Cẩu lắp và điều chỉnh cấu kiện:
- Trước khi lắp cột vào móng cần trục phải dựng cột từ tư thế nằm ngang lên tư thế đứng, theo hai
cách: Cách kéo lê và cách quay.
- Dựng cột theo cách kéo lê là nâng đầu cột lên cao trong khi đó chân cột chạy lê trên mặt đất hoặc
chạy lê trên các thanh ray trơn, và tay cần của cần trục vẫn giữ nguyên vị trí. Cách thức này áp dụng
để cẩu những cột nặng và khi sử dụng các dụng cụ cẩu lắp đơn giản. Nếu cột nặng, lực ma sát lê sẽ
lớn, cột bị sóc nẩy và gây ra những ứng lực động trong ròng rọc và trong các cơ cấu cần trục, vì vậy
khi cẩu các cột nặng người ta thường đặt chân cột trên một xe con chạy trên đường goong.
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 12
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
- Dựng cột theo cách quay là khi nâng đầu cột lên thì chân cột vẫn không rời khỏi vị trí, đầu cột
được nâng lên cho tới khi cột ở tư thế thẳng đứng, cần trục vừa cuốn dây cáp nâng vật, vừa quay tay
cần. Theo cách nâng này thì trước khi nâng cột rời khỏi mặt đất, ròng rọc chỉ chịu có nửa tải trọng
cột, cần trục thao tác nhẹ nhàng không lo bị quá tải.
- Trước khi dựng cột cần chú ý xem có phải lật cột lại từ tư thế nằm ngửa (cạnh rộng) sang nằm trên
cạnh hẹp không. Điểm treo buộc cột phải chọn theo điều kiện đảm bảo cường độ chịu lực của cột khi
dựng cẩu. Thông thường cột nhà công nghiệp một tầng có đủ cường độ chịu lực khi buộc cột ở vai
cột trong tư thế nằm ngửa. Nhưng đôi khi phải cẩu cột lúc bê tông mới đạt 70% cường độ thiết kế, và
khi đó phải lật cột nằm trên cạnh hẹp trước khi cẩu lắp.
- Cẩu cọc ở tư thế thật thẳng đứng thì lắp ghép nó vào vị trí càng dễ dàng không hải điều chỉnh
nhiều, muốn vậy thì độ cao nâng móc cẩu của cần trục càng phải lớn, điểm treo buộc phải cao hơn
trọng tâm của cột. Nếu cần trục không có đủ độ cao nâng móc cẩu thì nó treo cột ở tư thế nghiêng
mà đặt vào chậu móng, khi này tốn nhiều công sức điều chỉnh cột.
- Khi đã dựng lắp cột vào móng, cần kiểm tra vị trí chân cột và cố định tạm thời chân cột vào hố
móng rồi mới tháo móc cẩu, kiểm tra chân cột ( các đường tim ghi trên thân cột và trên chậu móng
có trùng nhau không, khi cột còn đang treo nên điều chỉnh cột ngay bằng tay hoặc bằng đòn dài, khi
đã đặt cột vào chậu móng muốn xê dịch chân cột đôi chút thì đóng mạnh hoặc nhẹ các con chêm sắt
chèn các khe hở giữa chân cột và chậu móng. Kiểm tra độ thẳng đứng cột: máy kinh vĩ, quả dọi theo
hai phương. Điều chỉnh độ nghiêng bằng thanh chống xiên kết hợp với kích hoặc kích với đai ôm.
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 13
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
4. Cố định tạm: Các biện pháp cố định tạm thời chân cột tùy thuộc vào kết cấu nhà và phương pháp
lắp, có thể bằng chêm (nếu là móng chậu), có thể bằng thanh chống xiên, bằng dây neo và bằng
khung dẫn.
- Cột nhẹ, chiều cao nhỏ (<8m, < 6 tấn) cố định bằng các chêm bê tông, thép hay là gỗ:
o Chêm sắt dễ đóng vào các khe cột, đồng thời có thể dùng để dịch chỉnh chân cột, nhưng chế
tạo tốn kém.
o Chêm bê tông có thể nằm luôn trong bê tông khi cố định vĩnh viễn, khuyết điểm là không
điều chỉnh chân cột được.
o Chêm bằng gỗ: Phải dùng loại gỗ khô và rắn để nêm khỏi bị tóp rập.
o Cột nặng, tiết diện lớn, chiều cao lớn: ngoài hệ chêm, cố định thêm bằng các thanh chống
xiên, tăng đơ.
5. Cố định vĩnh viễn
- Đổ bê tông lấp kín cốc móng: BT hạt nhỏ, mác cao hơn mác BT cột 20%. Nếu chêm gỗ, thép đổ 2
đợt (R = 50%); nếu chêm BT thì đổ một đợt.
- Trước khi lấp vữa bê tông chân cột phải thổi sạch bụi bẩn trong các khe hở, muốn mối nối mau
khô cứng để nhanh chóng chịu lực thì nên dùng bê tông khô, trộn bằng xi măng đông kết nhanh.
6. Lắp ghép cột nhà nhiều tầng: Dùng khung dẫn (tham khảo).
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 14
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 15
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
B. Lắp ghép cột thép
- Đặc điểm lắp ghép của CK: Cột thép được lắp lên móng bê tông cốt thép; Công tác lắp cột sau
khi lấp đất hố móng lần 1; Cột liên kết với móng bằng liên kết bu lông; Sử dụng cần trục tự hành để
lắp, lắp theo phương pháp quay hoặc nâng bổng.
1. Công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị mặt bằng lắp ghép:
Chuẩn bị móng cho cột thép: Cột thép được lắp trên các móng BT đúc sẵn hay đổ tại chỗ, trong
móng có các bu lông giằng để cố định cột thép vào móng, vị trí của cột trên mặt bằng có chính xác
hay không là do vị trí các bu lông giằng trong móng có đúng hay không, độ cao thấp của cột chính
xác đến mức độ nào là do việc chuẩn bị mặt bằng. Thường có 3 ph.pháp đặt cột thép lên mặt móng:
Phương pháp 1: Đặt cột lên mặt móng ở vào đúng cao trình thiết kế ngay, không phải điều chỉnh độ
cao thấp của cột và không phải giót vữa xi măng lấp khe đáy cột. Đối với cách này thì yêu cầu độ
chính xác gia công kết cấu phải cao, bề mặt móng bê tông phải chuẩn bị tốt. Nghĩa là đường tim dọc
thân cột phải vuông góc với mặt tấm đế cột, mặt móng bê tông phải thật nhẵn và thật bằng phẳng.
Nếu mặt móng bị dốc nghiêng dù chút ít, thì đầu trên cột đã lệch khá nhiều. Cách làm như sau:
o Đổ bê tông móng thấp dưới cao trình thiết kế một chút, và đặt lên trên đó hai đoạn thép
hình, sao cho mặt phẳng trên của chúng trùng với cao trình thiết kế của móng.
o Sau đó đổ bê tông lên tới mặt trên của các đoạn thép hình và là phẳng mặt.
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 16
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
Phương pháp 2: Đặt cột tỳ lên trên một xống tựa bằng thép đã chôn sẵn ở đúng cao trình thiết
kế, trong móng bê tông, sau đó điều chỉnh vị trí cột và rót vữa xi măng lấp khe đáy cột.
• Đổ bê tông móng thì chôn một đoạn thép hình làm xống tựa cho cột, sao cho cạnh
trên của xống ở vào đúng cao trình thiết kế của móng.
• Bê tông móng đổ thấp hơn cao trình đó 4-5cm.
• Cột đặt trên móng có ngay độ chính xác về cao độ, chỉ cần điều chỉnh vị trí trên mặt
bằng và điều chỉnh độ thẳng đứng của cột bằng cách đóng chêm.
• Sau khi cố định chân cột bằng bu lông thì rót vữa xi măng lấp các khe đáy cột.
Móng cột thép có chi tiết đỡ (a) và đệm tựa đặt sẵn (b)
1- móng; 2 – bulông neo; 3 – chi tiết đỡ; 4 – đệm tựa; 5 – lớp vữa rót sau; 6 – bản đế cột
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 17
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
Phương pháp 3: Đặt cột lên tấm đỡ bằng thép tấm lắp trước trên mặt móng. Cách làm:
• Đổ bê tông móng thấp hơn cao trình chân cột 5 – 8 cm;
• Cố định tấm thép đỡ trên mặt móng và căn chỉnh cao độ mặt tấm đỡ bằng cao trình chân cột;
• Sau đó rót vữa lấp khe đáy tấm đế.
• Các cột có đầu dưới cắt xén thật vuông thì khi đặt lên tấm đế này sẽ thật thẳng đứng.
Móng cột thép có tấm đỡ đặt sẵn
1 – tấm đỡ; 2 – tai ngang có lỗ ren;
3 – đinh vít điều chỉnh;
4 – lớp vữa lấp khe đáy; 5 – mặt trên móng;
6 – bu lông neo; 7 – mặt tựa chân cột
- Chuẩn bị, kiểm tra việc xếp cột để cẩu lắp:
o Chuẩn bị CK:
o Kiểm tra CL cột, chi tiết, bulông, bản mã..
o Vạch tim, cốt lên thân cột để kiểm tra trong quá trình LG;
o Lắp sẵn thang, sàn công tác lên đầu cột (hoặc chi tiết để lắp thang, sàn)
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 18
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
2. Treo buộc
- Cách 1: Treo buộc ở dưới công xôn đỡ
dầm cầu chạy, chỗ buộc có đệm gỗ hoặc cao
su để bảo vệ cáp; Không buộc cột ở điểm quá
thấp dưới công son, trừ khi tay cần của cần
trục quá ngắn, nói chung điểm buộc phải cao
hơn trọng tâm cột, đôi khi tay cần của cần
trục quá ngắn không thể cẩu được cột dài
người ta hạ trọng tâm của cột bằng cách gắn
thêm vào chân cột một trọng lượng phụ để có
thể hạ thấp điểm treo buộc. Như vậy việc đặt
cột vào các bu lông giằng sẽ mất nhiều công
hơn và phải dùng thêm dây kéo chân cột.
- Cách 2: Treo buộc ở ngay đầu cột. Khi cẩu
lên cột cột ở ngay tư thế thẳng đứng nên dễ
lông vào các bu lông chân cột và dễ dóng cột
theo đúng các đường tim, cách treo buộc này
chỉ áp dụng được khi tay cần của cần trục lắp
ghép kha dài.
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 19
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
3. Cẩu lắp
• Cẩu lắp theo PP quay hoặc nâng bổng (như đối với cột BTCT).
• Cột thép liên kết với móng bằng bu lông neo. Đặt bu lông neo vào móng phải chính xác vị trí. Có
thể dùng khung dẫn cứng, có lỗ định vị các bulông neo để đảm bảo vị trí của chúng được chính
xác khi đổ bê tông móng.
4. Cố định tạm, cố định vĩnh viễn
• Nếu chân cột rộng thì bốn bu lông giằng xiết chặt bằng ốc đủ đảm bảo để giữ cột đứng ổn định
một mình, nếu cột cao thì phải được giằng thêm bằng các dây neo dọc hàng cột.
• Nếu chân đế cột hẹp hoặc chân cột là khớp thì phải được đặt các dây neo ngang và dọc hàng cột.
• Các dây néo cố định cột vào trong móng bên cạnh và chỉ tháo dỡ đi sau khi cột đã được liên kết
chắc chắn vào kết cấu khác.
• Lắp những cột đầu tiên bắt đầu từ gian có những giằng dọc giữa các cột.
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 20
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
§4. LẮP GHÉP DẦM
A. Lắp ghép dầm bê tông cốt thép
Đặc điểm lắp ghép của CK:
• Cấu kiện chịu uốn, trọng lượng lớn, L = 6 – 12 m, tiết diện đa dạng: vuông, chữ T, chữ L;
• Loại nhỏ có móc cẩu, loại to và nặng không có móc cẩu;
• Vị trí lắp ghép trên cao. Ổn định trong quá trình lắp ghép;
• Liên kết với gối đỡ: bản mã chờ; khe hở được rót đầy vữa xi măng.
1. Công tác chuẩn bị
• Chuẩn bị mặt bằng, vị trí LG:
o Kiểm tra cao độ 2 gối tựa bằng máy thủy bình;
o Kiểm tra khoảng cách giữa các gối;
o Kiểm tra vị trí các chi tiết, bản mã, bu lông gối tựa.
• Chuẩn bị cấu kiện LG:
o Kiểm tra chất lượng dầm;
o Kiểm tra các chi tiết liên kết ;
o Đánh dấu tim cốt lên cấu kiện;
o Tập kết và xếp vào vị trí lắp ghép.
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 21
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 22
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
2. Treo buộc
o Dầm loại nhỏ dài tới 6 m thì dùng dây cẩu móc vào quai cẩu.
o Dầm nặng, dài tới 12 m thì dùng dây cẩu móc trực tiếp vào dầm ở 2 đầu, hoặc dùng đòn, các thiết
bị treo buộc chuyên dụng.
3. Cẩu lắp
o Dầm được cẩu lắp theo PP nâng bổng.
o Giữ cần trục, căn chỉnh dầm vào vị trí bằng đòn bẩy.
4. Cố định tạm
o Cố định tạm chỉ thực hiện đối với dầm có chiều cao lớn so với chiều rộng (độ mảnh lớn): bằng
phương pháp hàn, hoặc bulông giằng;
o Các dầm loại khác độ ổn định lớn, không cần cố định tạm.
5. Cố định vĩnh viễn
o Hàn các bản thép chờ.
o Đổ vữa kín các khe mối nối.
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 23
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
B. Lắp ghép dầm thép
Đặc điểm lắp ghép của CK:
o Cấu kiện chịu uốn, chiều dài lớn L = 12 – 36 m, Q = 1 – 15 tấn, thường là dầm cầu chạy,
dầm đỡ dàn. Dầm cầu chạy trong các PX đúc thép có thể nặng tới 100 tấn.
o Tiết diện thông dụng H, L, có độ cao lớn. Gối đỡ là cột BTCT hoặc cột thép
o Vị trí lắp ghép trên cao. Ổn định trong quá trình lắp ghép.
o Liên kết với gối đỡ bằng mối nối khô: hàn, bulông
1. Công tác chuẩn bị (tương tự như đối với dầm BTCT)
o Đánh dấu tim cốt lên cấu kiện và vị trí lắp ghép
2. Treo buộc
o Treo buộc bằng dây cẩu hoặc bằng dụng cụ chuyên dụng
3. Cẩu lắp
o Dầm được cẩu lắp theo PP nâng bổng
o Đối với dầm nặng phải sử dụng đồng thời 2 cẩu lắp ghép.
o Điều chỉnh vị trí dầm theo độ cao bằng các tấm đệm thép nằm. Điều chỉnh độ thẳng đứng
bằng tấm đệm thép đứng
o Kiểm tra cao trình mặt dầm bằng máy thủy bình, kinh vĩ căn cứ các đường tim cốt có sẵn.
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 22
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
4. Cố định tạm, vĩnh viễn
o Cố định tạm thực hiện đối với dầm có chiều cao lớn: liên kết bulông với các chi tiết hàn sẵn
o Cố định vĩnh viễn - hàn các bản thép chờ, vặn chặt bulông.
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 25
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
§6. LẮP GHÉP TẤM SÀN
Đặc điểm lắp ghép của CK:
o Cấu kiện dạng tấm, chịu uốn tốt, trọng lượng không lớn;
o Cấu kiện có móc cẩu (chế tạo ở trạng thái nằm) hoặc lỗ móc cẩu (chấ tạo ở trạng thái đứng);
o Cấu kiện có thể kê 2, 3, 4 cạnh (1 cạnh khi là tấm ban công, ôvăng);
o Liên kết với nhau và với gối tựa bằng hàn các thép chờ, bản mã.
o Cấu kiện xếp trên mặt bằng ở vị trí nằm hoặc đứng (trên phương tiện vận chuyển)
1. Công tác chuẩn bị:
o Kiểm tra tim cốt các cạnh gối đỡ, ô sàn sẽ lắp ghép; đặc biệt mặt tựa phải kiểm tra và chuẩn
bị thật kỹ, nếu cần thiết thì láng một lớp vữa dày 10-12mm cho bằng phẳng rồi mới tiến
hành lắp ghép tấm sàn
o Kiểm tra cấu kiện, đánh dấu tim cốt lên cấu kiện, phù hợp với tim cốt trên gối đỡ, tương ứng
với từng cạnh cấu kiện; Kiểm tra chốt móc cẩu, các chi tiết, bản mã.
2. Treo buộc
o Treo buộc cấu kiện bằng dây cẩu; Có thể sử dụng đòn treo chuyên dựng để cảu lắp được
nhiều cấu kiện.
3. Cẩu lắp
o Nâng cấu kiện lên từ vị trí xếp trên mạt bằng, hoặc từ phương tiện vận chuyển.
o Lắp theo PP nâng bổng, tại các gối tựa không cùng độ cao, dùng miếng đệm bằng gỗ.
4. Cố định vĩnh viễn
o Cấu kiện không cần cố định tạm vì độ ổn định cao.
o Cố định vĩnh viễn bằng cách hàn các cốt thép chờ; đổ đầy vữa các mạch giữa các CK, đổ bê
tông chống thấm, chống ồn theo thiết kế.
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 26
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
§7. LẮP GHÉP DÀN MÁI
1. CÁC LOẠI DÀN MÁI
- Trong xây dựng dân dụng và công nghiệp có 02 loại dàn mái thông dụng là dàn BTCT và giàn thép.
- Dàn BTCT có nhược điểm là nặng (loại dài 24 m trọng lượng có thể lên đến 30 – 40 tấn), khó chế
tạo, vận chuyển và cẩu lắp. Vì thế, hiện nay hầu như rất ít sử dụng (ngoại trừ những trường hợp mà
không thể sử dụng dàn mái bằng thép);
- Dàn bằng thép ngày càng được sử dụng rộng rãi vì nhiều yếu tố ưu việt: trọng lượng nhẹ, phong
phú về kiểu dáng, dễ chế tạo, vận chuyển và lắp đặt);
- Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp chuyên về sản xuất, cung cấp và lắp dựng dàn mái bằng thép:
Công ty cơ khí Đông Anh, Công ty thép tiền chế Zamil Và các loại dàn mái ngày càng đa dạng về
kiểu dáng: (Hình 1)
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 27
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
2. ĐẶC ĐIỂM LẮP GHÉP CỦA CẤU KIỆN
o Dàn mái cấu tạo dạng khung phẳng có kích thước lớn hơn so với các cấu kiện khác. Được
lắp đặt ở vị trí cao nhất của công trình;
o Khả năng chịu uốn của dàn khi ở vị trí nằm ngang là kém, vì vậy dàn phải được cẩu lắp ở vị
trí đứng. Khi xếp để cẩu lắp dàn ưu tiên xếp đứng, nếu không phải gia cường dàn khi cẩu từ
vị trí nằm lên vị trí đứng;
o Phải có biện pháp cố định tạm đối với dàn lắp đầu tiên.
o Thông thường dàn mái thép liên kết với cột BTCT hoặc cột thép bằng liên kết bulông hoặc
liên kết hàn, tùy theo phương án thiết kế.
o Dàn mái chỉ được lắp ghép sau khi hoàn thành công tác lắp ghép và cố định cột, dầm cầu
trục và các liên kết giữa chúng. Các mối nối ướt (nếu có) phải đảm bảo đủ khả năng chịu lực
theo thiết kế (> 70%).
o Phương tiện cẩu lắp: cần trục (phổ biến là cần trục tự hành).
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 28
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
3. KỸ THUẬT LẮP GHÉP DÀN MÁI
3.1. Công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị vị trí, mặt bằng LG
o Kiểm tra nhịp, cao độ lắp ghép của dàn (khoảng cách và cao độ đầu cột); Nếu cao độ đầu cột
chưa chuẩn, thì phải có biện pháp khắc phục (hàn thêm bản thép).
o Kiểm tra vị trí, khoảng cách giữa các bu lông chờ so với thiết kế;
o Đánh dấu các mốc, cao độ để tiện hiệu chỉnh và kiểm tra trong quá trình lắp ghép.
o Chuẩn bị điểm neo, dây neo để neo dàn đầu tiên;
o Lắp sàn công tác treo ở đầu cột, thang lên sàn công tác; Căng dây hỗ trợ việc đi lại của công
nhân ở thanh cánh hạ, lắp các thang treo (thường là 4 cái) theo chiều dài dàn;
- Chuẩn bị cấu kiện LG
o Kiểm tra nghiệm thu cấu kiện: Cấu kiện ngay sau khi được vận chuyển tới công trường phải
được kiểm tra chất lượng và nghiệm thu.
o Công tác kiểm tra chất lượng bao gồm: kiểm tra hồ sơ thiết kế, tiêu chuẩn thi công; kích
thước hình học, chất lượng mối hàn, sơn
o Kiểm tra vị trí lỗ chờ bu lông trên bản mã. Sai số theo chiều dài của dàn cho phép trong
khoảng ± 7 – 10 mm. Để thuận tiện trong việc lắp đặt, các lỗ bulông trên bản mã để theo
hình ôvoan theo chiều dài dàn.
• Nếu đạt yêu cầu về chất lượng thì nghiệm thu và vạch tim cốt trên dàn bằng sơn đỏ.
• Khuyếch đại dàn theo th.kế (nếu dàn có cửa trời thì nên khuyếch đại trước khi cẩu lắp).
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 29
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
• Khuyếch đại dàn được thực hiện khi hai nửa dàn mái
được vận chuyển đến công trường thay vỡ dàn hoàn chỉnh
(vỡ yếu tố vận chuyển), hoặc khi cần tận dụng sức nõng
của cần trục để đẩy nhanh tiến độ lắp ghép;
• Dàn mỏi thường được khuyếch đại ở khu vực lắp ghép
và trong tầm hoạt động của cần trục. Cũng có trường hợp
dàn được khuyếch đại tại vị trí lắp ghép.
• Nếu dàn có cửa trời thì nên khuyếch đại trước khi cẩu
lắp. Các dàn có khẩu độ nhỏ nhỏ và trung bình (< 24 m)
thường được khuyếch đại ở tư thế nằm. Nếu dàn có khẩu
độ và chiều cao lớn thì nên khuyếch đại ở tư thế đứng
trong hệ khung đỡ.
• Để tận dụng sức cẩu và đẩy nhanh tiến độ thi công,
dàn vì kèo thép có thể được khuyếch đại thành một khối
gồm 2, 3 dàn và các xà gồ, hệ giắng (hình 3) và có thể cả
tấm mái với lớp cách âm, cách nhiệt hoàn chỉnh.
Hình 3. Khuyếch đại thành khối
dàn mái thép
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 30
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
- Gia cường dàn theo thiết kế (khi dựng dàn từ tư thế nằm lên tư thế đứng, người ta hay gia cường
thêm các thanh gỗ từ thanh cách hạ lên thanh cánh thượng). Dàn vì kèo thép là kết cấu mảnh và dẻo,
trước khi cẩu lắp phải xem xét có cần gia cường nó ha không, vì khi treo cẩu các thanh trong dàn chịu
lực khác với khi dàn đang ở vị trí thiết kế trong công trình. Chẳng hạn, ở vị trí thiết kế thì thanh cánh
hạ chịu kéo, cánh thượng chịu nen, nhưng khi treo buộc cẩu lắp dan ở thanh cánh thượng thì thanh
cánh hạ chịu nén còn thanh cánh hạ chịu kéo. Có hai loại gia cường:
o Loại gia cường thứ nhất: nhằm giữ cho cho dàn khỏi cong oằn khi dựng dàn từ tư thế nằm sang
tư thế đứng, bằng cách bó ghép các câ gỗ vào ngang dàn từ thanh cánh hạ lên thanh cánh thượng.
Sau khi lật đứng dàn lên thì thì tháo dỡ ngay các câ gỗ gia cường này này để sau này khỏi phải
tháo dỡ chúng ở trên cao.
o Loại gia cường thứ hai: Nhằm ngăn ngừa dàn bị cong vênh khỏi mặt phẳng của mình khi treo
cẩu, bằng cách bó ghép các cây gỗ dọc thanh cánh thượng và cánh hạ của dàn tùy vào việc chọn
điểm treo buộc. Sau khi cố định xong dàn mái bằng các thanh xà gồ và thanh giằng mới tháo các
thanh gia cường ra khỏi dàn từ sàn công tác ở trên cao. Thường những dàn vì kèo khẩu độ nhỏ
không phải gia cường, nhứng dàn lớn phải tính toán kiểm tra ổn định để gia cường. Một số loại
dàn không phải gia cường.
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Giảng viên: Th.s Cao Tuấn AnhTrang 31
CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN
Ghi chú: Bảng này lập cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_to_chuc_thi_cong_chuong_5_lap_ghep_cau_kien_co_ba.pdf