1
Lời nói đầu
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá hoá, hiện đại hoá đất nước, vị trí của ngành
công nghiệp cơ khí là rất quan trọng, trong đó ngành công nghệ chế tạo máy đóng vai
trò then chốt.
Việc biên soạn tập giáo trình mô đun “Tiện cơ bản” dùng làm tài liệu để giảng
dạy, học tập cho sinh viên Cao đẳng nghề CGKL tại Bộ môn cơ khí chế tạo máy -
Khoa Cơ khí, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định đang đặt ra vấn đề cấp
thiết.
Giáo trình mô đun “Tiện cơ bản” được biên soạn dự
96 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 156 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Tiện cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a trên mục tiêu, nội dung,
chương trình mô đun “Tiện cơ bản” dùng trong đào tạo hệ Cao đẳng nghề CGKL
đang thực hiện tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định.
Giáo trình mô đun “Tiện cơ bản” đảm bảo tính khoa học, logic của thực hành từ
đơn giản đến phức tạp, bài tập trước làm cơ sở, hỗ trợ cho bài tập sau. Chúng tôi đó cố
gắng nghiên cứu và sử dụng các tài liệu của các nhà khoa học, tập trung biên soạn
những vấn đề cốt lõi mà nhất thiết sinh viên phải nắm được, hiểu được, vận dụng được
khi học xong mô đun “Tiện cơ bản”.
Mục đích chính của giáo trình mô đun “Tiện cơ bản” cung cấp cho sinh viên
những nội dung kiến thức chính yếu nhất của mô đun mang tính hệ thống, dễ hiểu, dễ
nhớ, dễ nghiên cứu và thực hành làm ra sản phẩm. Đồng thời cũng là tài liệu tham
khảo tích cực mang tính thống nhất về mặt cấu trúc, nội dung mà cán bộ giảng dạy cần
trang bị cho sinh viên khi nghiên cứu mô đun này và rất có thể phần nào giúp cho các
bạn đồng nghiệp làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy mô đun thực hành
nghề thuộc chuyên môn ngành cơ khí chế tạo máy.
Tác giả rất mong sự giúp đỡ đóng góp ý kiến của bạn đọc để tập bài giảng được
hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn!
2
Lời nói đầu ....................................................................................................................... 1
BÀI 01: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MÁY TIỆN ................................................. 6
1. Giới thiệu chung về máy tiện .................................................................................. 6
1.1. Công dụng và phân loại .................................................................................... 6
1.2. Máy tiện vạn năng ............................................................................................ 6
2. Thao tác vận hành máy tiện ................................................................................... 10
2.1. Làm quen với máy tiện ................................................................................... 10
2.2. Trình tự các bước thao tác vận hành máy ...................................................... 11
2.3. Một số chú ý khi thao tác vận hành máy ........................................................ 13
3. Quy tắc cơ bản bảo dưỡng máy tiện ...................................................................... 13
4. Quy tắc an toàn khi làm việc trên máy tiện ........................................................... 14
4.1 An toàn trước khi làm việc: ............................................................................. 14
4.2 An toàn khi làm việc: ...................................................................................... 15
4.3 An toàn khi kết thúc làm việc .......................................................................... 15
5. Thực hành tại xưởng thực tập: ............................................................................... 15
6. Nội dung ôn tập ..................................................................................................... 15
BÀI 02: SỬ DỤNG CÁC LOẠI ĐỒ GÁ THÔNG DỤNG VÀ DỤNG CỤ ĐO ..... 16
1. Giới thiệu chung về đồ gá ...................................................................................... 16
1.1. Khái niệm ....................................................................................................... 16
1.2. Công dụng của đồ gá trên máy tiện vạn năng ................................................ 16
1.3. Yêu cầu đối với đồ gá tiện .............................................................................. 16
1.4. Phân loại đồ gá tiện ........................................................................................ 16
1.5. Các thành phần của đồ gá tiện ........................................................................ 17
2. Định vị và kẹp chặt chi tiết gia công ..................................................................... 18
2.1. Định vị ............................................................................................................ 18
2.2. Kẹp chặt .......................................................................................................... 24
3. Sử dụng các đồ gá thông dụng trên máy tiện ........................................................ 25
3.1. Mâm cặp ......................................................................................................... 25
3.2. Mũi tâm .......................................................................................................... 26
3.4. Giá đỡ ............................................................................................................. 27
4 Sử dụng các loại dụng cụ đo ................................................................................... 29
4.1. Thước cặp ....................................................................................................... 30
4.2. Pan me ............................................................................................................ 31
4.3. Đồng hồ so (hình 2.13) ................................................................................... 32
5. Thực hành tại xưởng thực tập ................................................................................ 33
6. Nội dung ôn tập ..................................................................................................... 33
3
BÀI 3: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN ...................................................................... 34
VỀ GIA CÔNG TRÊN MÁY TIỆN VẠN NĂNG ....................................................... 34
1. Khái niệm chung .................................................................................................... 34
1.1. Quá trình gia công tiện ................................................................................... 34
1.2. Chuyển động tạo hình của máy tiện ............................................................... 35
2. Cơ sở vật lý của quá trình cắt khi tiện ................................................................... 35
2.1. Quá trình cắt ................................................................................................... 35
2.2. Các hiện tượng xảy ra trong quá trình cắt ...................................................... 36
3. Lực cắt khi tiện ...................................................................................................... 41
4. Chế độ cắt khi tiện ................................................................................................. 42
4.1. Các yếu tố của chế độ cắt khi tiện .................................................................. 42
4.2. Chọn và tính chế độ cắt khi tiện ..................................................................... 44
5. Bài tập thực hành ................................................................................................... 46
6. Nội dung ôn tập ..................................................................................................... 46
BÀI 4 MÀI DAO TIỆN .............................................................................................. 47
1. Giới thiệu chung về dao tiện .................................................................................. 47
1.1. Khái niệm dao tiện .......................................................................................... 47
1.2. Cấu tạo và phân loại dao tiện ......................................................................... 47
1.3. Góc độ phần cắt của dao tiện .......................................................................... 49
1.4. Vật liệu làm phần cắt của dao tiện ................................................................. 50
2. Mài dao tiện ........................................................................................................... 52
2.1. Máy mài 2 đá .................................................................................................. 52
2.2. Mài dao trên máy mài 2 đá ............................................................................. 53
2.3. Kiểm tra dao sau khi mài ................................................................................ 54
2.4. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách phòng ngừa ................................... 54
3. Bài tập thực hành .................................................................................................. 55
3.1. Mài dao tiện ngoài ......................................................................................... 55
3.2. Mài dao tiện trong .......................................................................................... 57
4.Nội dung ôn tập ...................................................................................................... 57
Bài 5: TIỆN TRỤC TRƠN NGẮN .............................................................................. 58
GÁ TRÊN MÂM CẶP BA CHẤU TỰ ĐỊNH TÂM .................................................... 58
1. Mặt trụ ngoài ......................................................................................................... 58
1.1. Khái niệm mặt trụ ngoài ................................................................................. 58
1.2. Yêu cầu kỹ thuật của mặt trụ ngoài ................................................................. 58
2. Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ để tiện mặt trụ ngoài .......................................... 58
2.1. Trang thiết bị .................................................................................................. 58
2.2. Dụng cụ cắt ..................................................................................................... 58
4
2.3. Dụng cụ đo ..................................................................................................... 59
2.4. Phôi liệu .......................................................................................................... 59
3. Phương pháp tiện mặt trụ ngoài ............................................................................ 59
3.1. Nguyên lý ....................................................................................................... 59
3.2. Chế độ cắt ....................................................................................................... 60
3.3. Trình tự thực hiện ........................................................................................... 60
4. Bài tập thực hành ................................................................................................... 62
4.1. Bản vẽ chi tiết ................................................................................................. 63
4.2. Điều kiện cho trước ........................................................................................ 63
4.3. Thời gian thực hiện: ....................................................................................... 63
4.4. Trình tự các bước thực hiện ............................................................................ 63
5.Nội dung ôn tập ...................................................................................................... 65
Bài 6: TIỆN MẶT ĐẦU, KHOAN LỖ TÂM ......................................................... 66
1. Tiện mặt đầu ..................................................................................................... 66
1.1. Yêu cầu của mặt đầu ....................................................................................... 66
1.2. Phương pháp tiện ............................................................................................ 66
1.3. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách phòng khi tiện mặt đầu ....................... 67
1.4. Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ để tiện mặt đầu ............................................ 68
1.5. Bài tập thực hành ............................................................................................ 68
2. Khoan lỗ tâm ......................................................................................................... 70
2.2. Phương pháp khoan lỗ tâm ............................................................................. 71
2.3. Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ để khoan tâm ............................................... 72
2.4. Bài tập thực hành ............................................................................................ 72
3. Nội dung ôn tập ..................................................................................................... 75
BÀI 7: TIỆN TRỤC BẬC NGẮN GÁ TRÊN MÂM CẶP .......................................... 76
1. Khái niệm về trục bậc ............................................................................................ 76
2. Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ để tiện trục bậc ................................................... 76
2.1. Trang thiết bị .................................................................................................. 76
2.2. Dụng cụ cắt ..................................................................................................... 76
2.3. Dụng cụ đo ..................................................................................................... 76
2.4. Phôi liệu .......................................................................................................... 76
3. Phương pháp tiện trục bậc ..................................................................................... 76
3.1. Các phương pháp cắt khi tiện trục bậc ........................................................... 77
3.2. Chọn chế độ cắt khi tiện trục bậc ................................................................... 77
3.3. Trình tự thực hiện ........................................................................................... 77
4. Bài tập thực hành ................................................................................................... 79
4.1. Bản vẽ chi tiết ................................................................................................. 79
5
4.2. Điều kiện cho trước ........................................................................................ 79
4.3. Thời gian thực hiện: ....................................................................................... 80
4.4. Trình tự các bước thực hiện ............................................................................ 80
5. Nội dung ôn tập ..................................................................................................... 84
BÀI 8. TIỆN RÃNH NGOÀI VÀ CẮT ĐỨT ............................................................... 85
1. Khái niệm về rãnh ................................................................................................. 85
2. Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ để tiện rãnh, cắt đứt ........................................... 85
2.1. Trang thiết bị .................................................................................................. 85
2.2. Dao tiện rãnh, cắt đứt ..................................................................................... 85
2.3. Dụng cụ đo ..................................................................................................... 86
2.4. Phôi liệu .......................................................................................................... 86
3. Phương pháp tiện rãnh, cắt đứt .............................................................................. 86
3.1. Sơ đồ cắt ......................................................................................................... 86
3.2. Chọn chế độ cắt .............................................................................................. 87
3.3. Trình tự thực hiện ........................................................................................... 87
4. Bài tập thực hành ................................................................................................... 88
4.1. Bản vẽ chi tiết ................................................................................................. 88
4.2. Điều kiện cho trước ........................................................................................ 88
4.3. Thời gian thực hiện: ....................................................................................... 88
4.4. Trình tự thực hiện các bước gia công ............................................................. 89
5. Nội dung ôn tập ..................................................................................................... 91
6
BÀI 01: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MÁY TIỆN
1. Giới thiệu chung về máy tiện
Máy tiện thuộc nhóm máy cắt gọt kim loại, thường chiếm khoảng (40 - 50)% số
lượng máy cắt kim loại trong các nhà máy và phân xưởng cơ khí.
1.1. Công dụng và phân loại
1.1.1. Công dụng
Máy tiện dùng để gia công chi tiết có dạng tròn xoay như mặt trụ, côn, khoan
lỗ, tiện ren, cắt đứt, mặt phẳng, ...
Ngoài ra, trên máy tiện có thể trang bị đồ gá mài, phay, chép hình để thực hiện
công nghệ gia công tương tự như máy mài, máy phay và máy chép hình.
1.1.2. Phân loại
Có nhiều cách để phân loại:
Theo công dụng của máy tiện thì phân thành máy tiện vạn năng và máy
tiện chuyên dùng.
Theo kết cấu, kết hợp với công dụng thì máy tiện phân thành:
- Máy tiện vạn năng
- Máy tiện chuyên dùng (gia công một vài dạng chi tiết nhất định)
- Máy tiện chép hình (gia công những dạng chi tiết có hình dáng đặc biệt)
- Máy tiện đứng (gia công những chi tiết có hình dáng phức tạp và nặng, có trục
chính thẳng đứng)
- Máy tiện cụt (gia công những chi tiết nặng, có đường kính lớn hơn nhiều lần
so với chiều dài chi tiết)
- Máy tiện nhiều dao (có nhiều bàn dao chuyển động độc lập, cùng một lúc có
thể gia công chi tiết với nhiều dao tham gia cắt đồng thời)
- Máy tiện Rơvôlve (gia công chi tiết với nhiều nguyên công, các loại dao được
lắp trên đầu Rơvôlve)
- Máy tiện điều khiển theo chương trình số (NC, CNC).
1.2. Máy tiện vạn năng
1.2.1. Chuyển động tạo hình
Nguyên lý chuyển động tạo hình bề mặt gia công trên máy tiện là sự chuyển
động tương đối giữa dao và chi tiết cần gia công. Gồm:
Chuyển động cắt là chuyển động quay tròn của trục chính mang phôi (đây là
chuyển động lớn nhất), đơn vị tính vòng/phút.
Chuyển động chạy dao là chuyển động tịnh tiến của bàn xe dao mang dao, đơn
vị tính mm/vòng (tức là khi trục chính quay được 01 vòng, thì bàn xe dao tịnh tiến
được bao nhiêu mm). Chuyển động chạy dao gồm: chuyển động chạy dao dọc để cắt
7
hết chiều dài chi tiết; chuyển động chạy dao ngang để tiện mặt đầu, cắt đứt, cắt rãnh;
ngoài ra còn chuyển động chạy dao xiên để tiện mặt côn.
1.2.2. Khả năng công nghệ của máy
Máy tiện vạn năng có thể gia công nhiều loại chi tiết có hình dạng và kích
thước khác nhau. Nó có thể hoàn thành nhiều công việc: tiện mặt trụ ngoài, mặt trụ
trong (lỗ), tiện ren, tiện bề mặt côn, bề mặt định hình, tiện rãnh, cắt đứt, khoan lỗ v.v...
Theo hình 1.1: a) tiện mặt đầu (mặt phẳng), b) tiện rãnh, c) tiện chép hình, d) tiện côn,
đ) tiện định hình, e) tiện ren.
Hình 1.1: Các dạng gia công trên máy tiện
1.2.3. Đặc tính kỹ thuật của máy
Đặc tính cơ bản gồm: (mỗi chủng loại máy sẽ có giá trị khác nhau)
- Đường kính lớn nhất của phôi có thể gia công được (mm)
- Khoảng cách giữa 2 mũi tâm (chiều dài lớn nhất có thể tiện được) (mm)
- Số cấp vòng quay của trục chính: n cấp tốc độ
- Số vòng quay của trục chính (nhỏ nhất - lớn nhất) (vg/ph)
- Các bước ren có thể cắt được: + Ren quốc tế (mm)
+ Ren anh: (inh)
+ Ren môdul: ()
- Lượng chạy dao: + Chạy dao dọc: (mm/vg)
+ Chạy dao ngang: (mm/vg)
- Động cơ điện: + Công suất: (kw)
+ Số vòng quay: (vg/ph)
8
Ví dụ Thông số kỹ thuật máy tiện Z6240A
- Đường kính lớn nhất của phôi có thể gia công được: 400 (mm)
- Khoảng cách giữa 2 mũi tâm (chiều dài lớn nhất có thể tiện được):1500( mm)
- Số cấp vòng quay của trục chính: 12 cấp tốc độ
- Số vòng quay của trục chính (nhỏ nhất - lớn nhất): từ 38 đến 2000 (vg/ph)
- Các bước ren có thể cắt được: + Ren quốc tế: từ 0.5 đến 20 (mm)
+ Ren anh: từ 1.75 đến 80 (inh)
+ Ren môdul: từ 3.5 đến 160 ()
- Lượng chạy dao: + Chạy dao dọc: từ 0.055 đến 1 (mm/vg)
+ Chạy dao ngang: từ 0.025 đến 0.5 (mm/vg)
- Động cơ điện: + Công suất: 4 (kw)
+ Số vòng quay: 1450 (vg/ph)
1.2.4. Các bộ phận cơ bản của máy tiện vạn năng
Thân máy (1), hộp trục chính (2), mâm cặp (3), ụ sau (4), giá đỡ (5), bàn xe dao
(6), hộp tốc độ chạy dao (7), hộp xe dao (8), trục vítme (9), trục trơn (10), trục điều
khiển (11) dùng để đóng mở máy...
Máy tiện ren vít vạn năng nói chung có hình dáng bên ngoài như (Hình 1.2),
gồm các bộ phận chủ yếu sau:
Hình 1.2 Máy tiện ren vít vạn năng
9
(1) Thân máy: đỡ tất cả các bộ phận chính, thân máy phải nặng để đảm bảo độ
cứng vững, thường làm từ gang xám hoặc gang cầu. Phần trên của thân có hai đường
dẫn hướng song song gọi là sống trượt. Sống trượt có các loại tiết diện khác nhau. Bề
mặt sống trượt được nhiệt luyện và gia công chính xác để chống mài mòn và đảm bảo
độ chính xác kích thước trong quá trình sử dụng.
(2) Ụ trước (còn gọi là ụ đứng): cố định trên thân máy. Động cơ truyền chuyển
động bằng bộ truyền đai đến trục chính đặt trong ụ trước. Tốc độ của trục chính có thể
được chọn nhờ hệ thống bánh răng trong hộp tốc độ. Trục chính được làm rỗng để các
thanh dài có thể lång qua quay theo từng nguyên công tiện. Trên trục thường kẹp đồ gá
như mâm cặp hoặc ống kẹp đàn hồi.
(3) Mâm cặp: Mâm cặp là một bộ phận của máy tiện lắp ở trên trục chính, dùng
để kẹp chặt và truyền mô men xoắn cho phôi. Mâm cặp của máy tiện có hai loại phổ
biến: mâm cặp không tự định tâm (mâm cặp 4 chấu) và mâm cặp tự định tâm (mâm
cặp 3 chấu).
(4) Ụ sau (còn gọi là ụ động): ụ sau trượt trên sống trượt rồi được cố định ở vị
trí bất kì dùng để đỡ một đầu của chi tiết. Trên ụ sau có mũi tâm đứng hoặc mũi tâm
quay. Mũi khoan hoặc doa có thể gá trong phần côn rỗng của ụ đứng để gia công lỗ.
(5) Giá đỡ: Giá đỡ dùng để tăng cường độ cứng vững cho chi tiết khi gia công.
Giá đỡ của máy tiện có hai loại: loại lắp cố định trên thân máy và loại có thể di động
cùng với bàn xe dao.
(6) Bàn dao: cả khối trượt trên sống trượt, trên có lắp xe dao ngang, giá dao và
hộp xe dao (8). Dụng cụ cắt được lắp trên giá dao (đài dao), giá dao có khớp xoay và
chốt tì để điều chỉnh và cố định dao. Xe dao ngang chuyển động hướng kính để lùi dao
Bàn trượt dọc
Sống trượt ụ sau
Hình 1.3 Thân máy tiện
Sống trượt dọc
10
sau từng bước, điều khiển vị trí của dao như khi cắt mặt đầu. Hộp xe dao có trang bị
cơ cấu quay tay hoặc tự động để giá dao có thể tiến dọc hoặc ngang theo trục vít me.
(7) Hộp tốc độ chạy dao: gồm các tay gạt để điều chỉnh tốc độ chạy dao (tốc độ
tịnh tiến của bàn xe dao), chuyển đổi chức năng tiện trơn hay tiện ren.
(9), (10) Trục trơn và trục vít me: nhận chuyển động từ ụ trước qua hệ thống
bánh răng của hộp chạy dao. Trục trơn quay truyền chuyển động cho bàn dao di
chuyển theo sống trượt hoặc trượt ngang hướng tâm. Trên trục trơn có rãnh then dọc
để truyền chuyển động cho các cơ cấu khác. Tay gạt ở hộp xe dao khi đóng thì đai ốc
hai nửa (hay đai ốc bổ đôi) sẽ ăn khớp với trục vít me điều khiển bàn dao khi cắt ren.
Bộ phận điều khiển: gồm có các tay gạt, nút bấm, công tắc hành trình, trục điều
khiển (11) để mở, tắt máy.
Hệ thống bôi trơn, làm mát, chiếu sáng v.v...
2. Thao tác vận hành máy tiện
Việc thao tác vận hành máy đúng không chỉ đảm bảo an toàn cho máy, người
vận hành mà còn góp phần làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Để thao tác đúng, người vận hành máy (người thợ) ngoài hiểu biết về nguyên lý
hoạt động của máy tiện cần phải biết và điều khiển được các bộ phận của máy.
Để thực hiện thao tác vận hành máy tiện đối với một người thợ mới học nghề
thì công việc đầu tiên là phải tìm hiểu và làm quen với các bộ phận của máy tiện, hiểu
công dụng cấu tạo của từng bộ phận trên máy
Để thao tác vận hành an toàn người thợ phải tuân theo các quy trình vận hành
bao gồm các thao động tác theo trật tự từ việc cấp điện cho máy đến đậy nắp an toàn...
và khi kết thúc phải đưa máy về vị trí trạng thái an toàn.
2.1. Làm quen với máy tiện
Quan sát và tìm hiểu chức năng, điều kiện hoạt động của các bộ phận máy tiện
theo hình 1.5
Hình 1.4 Điều chỉnh du xích bàn trượt ngang
11
2.2. Trình tự các bước thao tác vận hành máy
Bước1: Kiểm tra, quan sát, xác định máy ở trạng thái an toàn
Cần thực hiện các công việc sau:
- Thu dọn các vật dụng, phôi liệu không cần thiết để trên bàn xe dao, băng máy
và trên ụ trước của máy.
- Quay vô lăng để cho vị trí của bàn xe dao không tiếp xúc hoặc quá sát với
mâm cặp.
Hình 1.5: Vị trí các tay gạt
Hình 1.6: a. Kiểm tra chiều cao máy b. Xác định vị trí làm việc của máy
Hình 1.5 Các bộ phận của máy tiện
12
- Điều chỉnh vị trí các tay gạt trên hộp bàn xe dao (tay gạt điều khiển chuyển
động tự động bàn xe dao khi tiện trơn; tay gạt để tiện ren; tay gạt đóng, mở máy) phải
ở vị trí an toàn (tức là vị trí chưa làm việc).
- Kiểm tra các mắt báo dầu (dầu trong mắt báo dầu phải có ít nhất một nửa trở
lên) và tra dầu bôi trơn vào các vị trí tra dầu thường xuyên (các vị trí có viên bi).
Bước 2: Kiểm tra và xác định nguồn điện cung cấp cho máy
- Kiểm tra, tắt công tắc nguồn trên máy tiện.
- Bật atomat tổng cung cấp nguồn điện cho máy.
Bước 3: Xác định tốc độ trục chính
Căn cứ vào bảng chỉ dẫn các cấp tốc độ trục chính có trên máy, điều chỉnh tay
gạt về đúng giá trị tốc độ trục chính đã chọn.
Lưu ý: Chỉ được phép điều chỉnh các tay gạt có trên hộp tốc độ trục chính khi
máy ở trạng thái dừng (máy chưa hoạt động).
Bước 4: Xác định tốc độ chạy dao
Theo bảng chỉ dẫn về lượng chạy dao có trên máy, điều chỉnh các tay gạt về vị
trí của lượng chạy dao đã chọn.
Lưu ý:
(1) Khi tiện trơn gạt tay gạt về vị trí tiện trơn (trục trơn quay); khi cần tiện ren
gạt tay gạt về vị trí tiện ren (trục vít me quay).
(2) Các tay gạt ở hộp tốc dộ chạy dao điều chỉnh được khi máy đang hoạt động.
Bước 5: Vận hành máy
+ Kiểm tra lần cuối (đảm bảo an toàn), bật công tắc điện và điều khiển tay gạt
máy sẽ hoạt động.
+ Tay gạt điều khiển máy có 3 vị trí: vị trí ở giữa máy không hoạt động; vị trí
phía trên máy quay thuận, thực hiện cắt gọt (chiều quay ngược chiều kim đồng hồ); vị
trí phía dưới trục chính quay ngược lại, không cắt gọt.
+ Khi trục chính quay (quay thuận), để bàn xe dao thực hiện được các chuyển
động chạy dao ta phải điều khiển các tay gạt trên hộp bàn xe dao, cụ thể:
- Bàn xe dao chuyển động tự động thực hiện tiện trơn:
* Nếu chạy dọc theo băng máy, điều khiển tay gạt về vị trí tiện dọc và kéo lên
phía trên bàn xe dao sẽ tự động chuyển động dọc từ phía ụ sau về phía ụ trước (tiện
phải), gạt xuống dưới bàn xe dao sẽ chuyển động ngược lại;
* Nếu chạy ngang (hướng vuông góc với chạy dọc) điều khiển tay gạt về vị trí
tiện ngang và kéo lên phía trên bàn xe dao ngang sẽ tự động chuyển động ngang từ
phía ngoài vào tâm trục chính, gạt xuống dưới bàn xe dao ngang sẽ chuyển động
ngược lại.
13
- Bàn xe dao thực hiện chuyển động khi tiện ren: điều chỉnh tay gạt trên hộp tốc
độ chạy dao về vị trí tiện ren để trục vít me quay, điều chỉnh tay gạt trên hộp bàn xe
dao về vị trí tiện ren (tay gạt này có thể riêng biệt hoặc cùng chung với tay gạt tiện
trơn tùy theo từng loại máy tiện). Gạt xuống phía dưới bàn xe dao chuyển động từ bên
phải sang bên trái (tiện ren phải), khi muốn tiện ren trái (tức là bàn xe dao chạy từ trái
sang phải) phải điều chỉnh tay gạt trên hộc tốc độ trục chính để đảo chiều quay của
trục vít me.
Lưu ý: khi thao tác vận hành máy thực hiện tiện ren, do bàn xe dao được truyền
chuyển động thông qua trục vít me, lượng chạy dao sau 01 vòng quay của trục chính
lớn hơn rất nhiều so với tiện trơn. Để đảm bảo an toàn phải thực hiện với tốc độ trục
chính thấp (tốc độ trục chính thường nhỏ hơn 200vòng/phút).
2.3. Một số chú ý khi thao tác vận hành máy
Trước khi cho máy hoạt động phải đảm bảo không có cản trở, tiếp xúc nào đối
với trục chính hoặc nguy cơ bị rơi vào trục chính khi trục chính đang quay. Sẽ
gây ra hỏng máy và tai nạn đối với người đứng máy và những người lân cận.
Khi máy đang hoạt động, tuyệt đối không được điều chỉnh bất cứ tay gạt nào
trên hộp tốc độ trục chính, vì khi điều chỉnh sẽ gây hư hỏng các bánh răng
truyền động trong máy.
Khi dừng máy để gá phôi trên mâm cặp hoặc đo kiểm chi tiết đang ở trên mâm
cặp phải gạt tay gạt trên hộp tốc độ trục chính về vị trí an toàn cho trục chính.
Vì ở vị trí an toàn, nếu máy hoạt động thì trục chính không quay sẽ đảm bảo an
toàn cho người vận hành.
3. Quy tắc cơ bản bảo dưỡng máy tiện
Để đảm bảo khả năng làm việc lâu dài của máy, người thợ cần phải thường
xuyên bảo dưỡng máy, lau chùi sạch sẽ, tự sửa chữa những hỏng hóc nhỏ, kịp thời báo
cho người phụ trách biết những hỏng hóc của máy mà mình không tự sửa chữa được.
Người thợ cần phải thực hiện các quy tắc bảo quản máy như sau:
3.1. Trước khi nhận máy phải thực hiện các công việc:
- Xem xét toàn bộ máy và mở máy
- Kiểm tra bộ phận phanh hãm (đối với máy tiện có bộ phận phanh), cho máy
chạy với tốc độ chậm và lắng nghe xem hộp tốc độ, bước tiến và hộp xe dao có tiếng
kêu khác thường không?
- Kiểm tra mắt dầu và bộ phận bơm dầu xem có làm việc không?
- Xem xét trên băng máy có hư hỏng gì không?
- Kiểm tra hành trình làm việc của xe dao, bàn trượt ngang, bàn trượt dọc. Đóng
mở các tay gạt tự động dọc, ngang và khi tiện ren.
- Kiểm tra bơm dung dịch làm trơn nguội và hệ thống ống dẫn.
14
- Kiểm tra hệ thống điện chiếu sáng trên máy, bộ phận che an toàn, cơ cấu bảo
hiểm và dây tiếp đất của máy.
3.2. Bôi trơn kịp thời và đúng vị trí (theo bả... trong suốt quá trình gia công chi
tiết.
- Chi tiết gia công là một thành phần của hệ thống công nghệ - là đối tượng của quá
trình cắt gọt. Mọi hậu quả của quá trình cắt đều được phản ảnh lên chi tiết gia công.
Tất nhiên để hoàn thành nhiệm vụ cắt gọt, mỗi bộ phận của hệ thống công nghệ có
nhiệm vụ riêng, đồng thời phải có mối quan hệ tác động lẫn nhau.
Hình 3.1 Quá trình gia công trên máy tiện
35
1.2. Chuyển động tạo hình của máy tiện
Để thực hiện nhiệm vụ gia công, tức là hình thành các bề mặt cần thiết trên bề
mặt chi tiết gia công, máy tiện cần có những chuyển động tương đối giữa dao và phôi
theo một quy luật nhất định được gọi là chuyển động tạo hình. Đứng về mặt công
nghệ, chuyển động tạo hình có hai dạng cơ bản, đó là:
Chuyển động chính (chuyển động cắt): là chuyển động tạo ra vận tốc cắt để
thực hiện quá trình cắt gọt khi tiện. Chuyển động chính là chuyển động quay tròn của
trục chính mang phôi (chi tiết gia công), có vận tốc lớn nhất, ký hiệu là V.
Chuyển động chạy dao: là chuyển động đảm bảo quá trình cắt được thực hiện
liên tục. Chuyển động chạy dao của máy tiện là chuyển động tịnh tiến của bàn xe dao
mang dao tiện, ký hiệu là S.
Hai chuyển động này gọi là chuyển động cơ bản của máy. Ngoài ra trên máy
tiện còn có các chuyển động phụ, không tham gia trực tiếp vào quá trình cắt như
chuyển động tiến dao, lùi dao.
2. Cơ sở vật lý của quá trình cắt khi tiện
2.1. Quá trình cắt
Hình 3.3 Quá trình cắt trên máy tiện
a.Cắt ra phoi xếp, b. Cắt ra phoi dây c. Cắt ra phoi vụn
Hình 3.2 Chuyển động tạo hình trên máy tiện
36
Khi cắt để có thể tạo ra phoi, lực tác dụng vào dao cần phải đủ lớn để tạo ra
trong lớp kim loại bị cắt một ứng suất lớn hơn sức bền của vật liệu cần gia công. Dưới
tác động của lực cắt vật liệu bị biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo. Khi lực tạo phoi
đủ lớn để có ứng suất tiếp và ứng suất pháp lớn hơn sức bền của vật liệu thì vật liệu bị
phá huỷ. Lớp kim loại được tách ra khỏi nguyên khối đó, phoi được hình thành, quá
trình cắt được thực hiện. Do vậy, quá trình cắt là quá trình phát triển của biến dạng đàn
hồi, biến dạng dẻo và biến dạng phá huỷ của kim loại (bản chất của quá trình cắt là quá
trình biến dạng của kim loại).
2.2. Các hiện tượng xảy ra trong quá trình cắt
2.2.1. Hiện tượng lẹo dao
a) Hiện tượng
Trong quá trình cắt, khi cắt ra phoi dây, trên mặt trước của dao kề ngay lưỡi cắt
thường xuất hiện những lớp kim loại có cấu trúc khác hẳn với vật liệu gia công và vật
liệu làm dao. Nếu lớp kim loại này bám chắc vào lưỡi cắt của dụng cụ thì được gọi là
lẹo dao. Cơ chế của quá trình hình thành lẹo dao có thể giải thích như sau:
Do chịu áp lực lớn và nhiệt độ cao, mặt khác vì mặt trước của dao không tuyệt
đối nhẵn nên các lớp kim loại bị cắt nằm kề sát với mặt trước của dao trong quá trình
cắt có tốc độ di chuyển chậm và trong những điều kiện nhất định lực cản thắng được
lực ma sát trong nội bộ kim loại thì lớp kim loại sẽ nằm lại ở mặt trước tạo thành lẹo
dao. Vì bị biến dạng rất lớn nên độ cứng của lẹo dao lớn hơn độ cứng của vật liệu gia
công từ 2,5 3,5 lần và do đó có thể thay thế vật liệu làm dao để thực hiện quá trình
cắt gọt.
b. Các dạng lẹo dao
Có hai dạng lẹo dao: lẹo dao ổn định và lẹo dao theo chu kỳ.
- Lẹo dao ổn định nằm dọc theo lưỡi cắt trong suốt quá trình cắt, loại này gồm
một số lớp gần như song song với mặt trước và hình thành khi cắt thép với chiều dày
cắt nhỏ.
- Lẹo dao chu kỳ gồm hai phần: phần nền nằm sát với mặt trước của dao, về cơ
bản là lẹo dao loại một. Trên nền đó hình thành phần thứ hai, phần này sinh ra, lớn lên
và mất đi nhiều lần trong một đơn vị thời gian. Sự xuất hiện và mất đi của lẹo dao làm
Hình 3.4 Lẹo dao bám trên mặt trước của dao trong quá trình cắt
37
cho các góc cắt của dao trong quá trình cắt luôn luôn biến đổi. Thông số quan trọng
đặc trưng cho kích thước của lẹo dao đó là chiều cao của lẹo dao.
2.2.2. Hiện tượng co rút phoi
Hình 3.5 Hiện tượng co rút phoi
Về mặt hình thức, sự biến dạng của lớp kim loại bị cắt được biểu thị ở chiều dài của
lớp phoi cắt, ký hiệu là
fL ngắn hơn quãng đường mà dao phải di chuyển, ký hiệu là L
dọc theo bề mặt gia công, còn chiều dày của phoi
fa lớn hơn chiều dày cắt a (hình
3.5).
Sự biến đổi kích thước của lớp kim loại bị cắt, do kết quả của biến dạng dẻo được
đánh giá bằng hệ số co rút phoi và được ký hiệu là K. Nếu thể tích khối kim loại trước
và sau khi biến dạng không đổi và ,fb b thì
f
f
aL
K
L a
. Trị số của hệ số co rút phoi
phụ thuộc vào tất cả các yếu tố có ảnh hưởng đến sự biến dạng của phoi (tính chất cơ
lý của vật liệu gia công, hình dáng hình học của dao, chế độ cắt và các điều kiện cắt
khác) và có giá trị thay đổi trong một phạm vi khá rộng với K = 1 8.
2.2.3. Hiện tượng cứng nguội
Sau khi gia công xong, do kết quả lan truyền của biến dạng dẻo, nên bề mặt của
chi tiết bị biến cứng.
Kết quả của cứng nguội là các tinh thể kim loại bị nát vụn khiến cho lớp bề mặt
trở nên bền và cứng hơn. Bề mặt đã được gia công xong, nếu như không có khuyết tật
gì thì hiện tượng cứng nguội có tác dụng tốt. Trong trường hợp ngược lại thì giới hạn
bền mỏi của chi tiết sẽ giảm đi và tuổi thọ của chi tiết cũng sẽ giảm. Mặt khác hiện
tượng cứng nguội còn gây khó khăn cho các nguyên công gia công tinh.
2.2.4. Hiện tượng rung động trong quá trình cắt
Khi nghiên cứu rung động cần quan tâm đến những vấn đề sau: độ cứng vững
nhất định của hệ thống công nghệ (máy - dao - đồ gá - chi tiết gia công); lực tác động
vào hệ thống thay đổi thì gây rung động; thông số đặc trưng cho rung động (biên độ A
38
và tần số f); hiện tượng cộng hưởng khi có rung động.
Trong quá trình cắt nếu chi tiết và dụng cụ cắt có độ cứng vững thấp, máy
không đủ độ cứng vững, lực cắt thay đổi sẽ sinh ra rung động.
Rung động ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác về kích thước, về hình dáng hình học
và độ nhám bề mặt gia công. Nó cũng làm tăng độ mòn của dụng cụ cắt, làm tổn hại
đến bộ phận máy và gá lắp, ...
Trong quá trình cắt có hai loại rung động, đó là: rung động cưỡng bức và rung
động tự rung.
Rung động cưỡng bức xuất hiện dưới tác động theo chu kỳ của các nguồn lực.
Như lực ly tâm của các chi tiết máy quay không cân bằng, lực va đập của các bánh
răng truyền động do chế tạo không chính xác hoặc khi tiện chi tiết có rãnh, quay không
tròn đều làm lực cắt thay đổi theo chu kỳ, ...
Rung động tự rung xuất hiện dưới tác dụng của nội lực. Như lực ma sát giữa
phoi trên mặt trước của dao thay đổi, sự không đồng nhất về cơ lý tính của vật liệu gia
công gây cho lực cắt biến thiên, lẹo dao xuất hiện và mất đi, ...
2.2.5. Hiện tượng nhiệt cắt
Nhiệt phát sinh trong quá trình cắt tác động đến:
- Dụng cụ cắt. Do nhiệt cắt làm giảm độ cứng, độ bền cơ học, tăng độ mòn dao
ảnh hưởng đến khả năng cắt gọt của dụng cụ cắt.
- Vật liệu gia công. Nhiệt cắt làm nóng chi tiết gia công, gây biến dạng nhiệt
dẫn đến độ chính xác gia công giảm. Nhiệt cắt gây biến đổi cấu trúc kim loại lớp bề
mặt, tạo ra ứng suất dư kéo tác động xấu đến chất lượng lớp vật liệu bề mặt chi tiết.
- Tác động vào hệ thống công nghệ (máy- đồ gá - dao - chi tiết). Nhiệt cắt làm
hệ thống công nghệ biến dạng, ảnh hưởng xấu đến năng suất và chất lượng khi cắt gọt.
Nhiệt lượng phát sinh khi cắt lớn thì công cơ học tiêu hao cho quá trình cắt sẽ
lớn. Từ những lý do trên, khi cắt mong muốn nhiệt cắt càng nhỏ càng tốt.
Tổng lượng nhiệt phát sinh trong quá trình cắt được hình thành từ các thành
phần sau: bd mst mssQ Q Q Q . Trong đó:
Hình 3.6 Lực cắt sinh ta rung động trong quá trình cắt
39
bdQ - nhiệt lượng sinh ra do công làm biến dạng vật liệu chi tiết gia công trong
vùng tạo phoi.
mstQ - nhiệt lượng sinh ra do công ma sát của phoi với mặt trước của dụng cụ
cắt.
mssQ - nhiệt lượng sinh ra do công ma sát giữa mặt sau của dụng cụ cắt với bề
mặt đã gia công của chi tiết.
Tổng nhiệt phát sinh trong quá trình cắt được truyền vào phoi, chi tiết, dao và
môi trường được tính theo công thức:
p ct d mtQ Q Q Q Q
Trong đó:
pQ - nhiệt truyền vào phoi (khoảng 20 80%)
ctQ - nhiệt truyền vào chi tiết khoảng (3 10%)
dQ - nhiệt truyền vào dao khoảng (10 40%)
mtQ - nhiệt truyền vào môi trường khoảng (1 5%).
Thực tế cho thấy nhiệt lượng do biến dạng ở vùng tạo phoi cơ bản làm nóng
phoi, phần nhỏ lan truyền vào mặt trước của dao. Mặt trước của dao bị nung nóng đến
nhiệt độ cao còn do yếu tố ma sát giữa nó với phoi. Mặt sau của dao và bề mặt đã gia
công cũng sinh nhiệt. Nhiệt này truyền vào dao và chi tiết nhiều hay ít tùy thuộc vào
độ dẫn nhiệt của chúng. Nhiệt lượng truyền vào môi trường lớn sẽ làm giảm nhiệt độ
vùng cắt. Do đó dùng dung dịch trơn nguội vừa làm giảm ma sát, vừa giảm nhiệt
lượng phát sinh và đưa nhiệt ra khỏi vùng cắt làm giảm nhiệt độ vùng cắt.
2.2.6. Dung dịch trơn nguội
Để giúp cho quá trình cắt được dễ dàng, người ta thường dùng dung dịch trơn
nguội. Dung dịch trơn nguội có các tác dụng:
- Dẫn nhiệt ra khỏi vùng cắt làm giảm nhịêt độ vùng cắt và độ mòn của dụng
cụ cắt. Vì thế độ chính xác, chất lượng bề mặt gia công được nâng lên đáng kể.
- Làm giảm hệ số ma sát của phoi trượt trên mặt trước và giảm ma sát của mặt
sau với bề mặt đã gia công. Do vậy dung dịch trơn nguội làm giảm lực cắt và giảm
nhiệt phát sinh trong vùng cắt.
- Khi trong vùng tạo phoi xuất hiện các vết nứt tế vi đầu tiên, dung dịch trơn
nguội xâm nhập, kích thích quá trình phát triển các vết nứt, lực cắt cần thiết để tạo
phoi sẽ giảm.
- Dung dịch trơn nguội tác động vào bề mặt phoi tạo ra lớp bọc cần thiết để
phoi không bám vào nhau, thoát khỏi vùng tạo phoi dễ dàng.
Yêu cầu đối với dung dịch trơn nguội:
- Có tác động bôi trơn, giảm ma sát tốt. Cứ ứng với mỗi loại vật liệu gia công,
vật liệu làm dao và điều kiện cắt cụ thể có chất bôi trơn phù hợp sẽ cho hệ số ma sát
40
nhỏ.
- Có tác động làm nguội tốt. Dung dịch trơn nguội phải có độ dẫn nhiệt và tỷ
nhiệt cao. Trong thực tế phải lựa chọn các dung dịch làm lạnh, bôi trơn phù hợp. Tuỳ
từng trường hợp mà sử dụng với tác dụng bôi trơn là chủ yếu, hoặc làm nguội là chủ
yếu và ngược lại.
- Không bị phân huỷ dưới tác động của nhiệt độ cao, sử dụng lâu dài.
- Không làm han gỉ hệ thống công nghệ.
- Không gây độc hại cho công nhân và không làm ô nhiễm môi trường.
- Dễ tìm, giá cả phù hợp.
- Dung dịch trơn nguội phải đảm bảo không làm gỉ máy, dụng cụ và chi tiết
gia công. Mặt khác, dung dịch trơn nguội không được gây ra tác hại đến da và sức
khoẻ của công nhân.
Để tăng hiệu quả, phải tìm cách đưa dung dịch trơn nguội trực tiếp vào vùng
tạo phoi, vào các trung tâm tạo ra biến dạng, ma sát và phát nhiệt. Đồng thời phải sử
dụng dung dịch trơn nguội đúng cách và đúng lúc thì mới có hiệu quả.
2.2.7. Sự mài mòn dao tiện
a. Hiện tượng
Trong quá trình cắt, phoi trượt trên mặt trước và chi tiết chuyển động tiếp xúc
với mặt sau của dao gây nên hiện tượng mòn ở phần cắt của dụng cụ cắt.
Mài mòn dụng cụ cắt là một quá trình phức tạp, xảy ra theo các hiện tượng lý
hoá ở các bề mặt tiếp xúc phoi và chi tiết với dụng cụ cắt khi gia công.
Khi bị mài mòn, hình dạng và thông số hình học phần cắt dụng cụ cắt thay đổi
làm cho các hiện tượng vật lý phát sinh trong quá trình cắt (nhiệt cắt, lực cắt,...) và ảnh
hưởng xấu đến chất lượng bề mặt chi tiết gia công.
b. Các dạng mài mòn
Trong quá trình cắt, áp lực trên bề mặt tiếp xúc lớn hơn rất nhiều so với áp lực
làm việc trên các chi tiết máy (15 20 lần) và dụng cụ cắt bị mài mòn theo nhiều
Hình 3.7 Các dạng mài mòn của dao tiện
41
dạng khác nhau.
Phần cắt của dụng cụ cắt trong quá trình gia công thường bị mài mòn theo các
dạng chủ yếu sau: mài mòn theo mặt sau (hình 3.7.a); mài mòn mặt trước (hình 3.7.b);
mài mòn đồng thời cả mặt trước và mặt sau (hình 3.7.c); mòn tù lưỡi cắt (hình 3.7.d).
Mài mòn theo mặt sau: thường xảy ra khi gia công với chiều dầy cắt nhỏ (a <
0,1 mm) và với các vật liệu giòn (gang).
Mài mòn theo mặt trước: Trong quá trình cắt, do phoi trượt trên mặt trước của
dao cắt hình thành một trung tâm áp lực cách lưỡi cắt một khoảng nào đó nên mặt
trước bị mòn theo dạng lưỡi liềm. Mài mòn theo mặt trước thường xảy ra khi cắt các
loại vật liệu dẻo với chiều dầy cắt lớn (a > 0,6mm). Trong trường hợp đó nhiệt cắt ở
mặt trước cao hơn nhiệt độ ở mặt sau.
Mài mòn đồng thời mặt trước và mặt sau: Dụng cụ cắt bị mài mòn cả ở mặt
trước và mặt sau tạo thành lưỡi cắt mới. Trường hợp này thường gặp khi gia công vật
liệu dẻo với chiều dầy cắt a = (0,1 0,5 mm).
Mòn tù lưỡi cắt: thường gặp khi gia công các loại vật liệu có tính dẫn nhiệt
kém, đặc biệt là khi gia công các chất dẻo. Do nhiệt cắt tập trung ở mũi dao (tại vùng
cắt) nên mũi dao bị tù nhanh.
Như vây, trong các dạng mài mòn nêu trên thì mài mòn theo mặt sau là quan
trọng và dễ xác định nhất. Chiều cao mài mòn h, được dùng để làm chỉ tiêu để đánh
giá lượng mài mòn. Lượng mài mòn cho phép được xác định phụ thuộc vào yêu cầu độ
bóng và độ chính xác chi tiết gia công.
3. Lực cắt khi tiện
Thành phần lực cắt khi tiện được mô tả trên hình 3.3. Lực cắt tổng (P) được
phân tích thành 3 thành phần theo 3 phương chuyển động: vận tốc cắt (v), lượng chạy
dao (s) và chiều sâu cắt (t).
Hình 3.8 Các thành phần lực cắt khi tiện
42
* Thành phần lực (Pz): nằm theo hướng chuyển động chính (hướng tốc độ cắt),
thành phần này gọi là lực tiếp tuyến hay lực cắt chính. Giá trị lực (Pz) cần thiết để tính
toán công suất của chuyển động chính, tính độ bền của dao, của chi tiết, cơ cấu chuyển
động chính và của những cơ cấu khác của máy tiện.
* Thành phần (Px): tác dụng ngược hướng chạy dao, gọi là lực chiều trục hay
lực chạy dao. Biết lực này để tính độ bền của chi tiết trong chuyển động chạy dao, độ
bền của dao và công suất tiêu hao của cơ cấu chạy dao.
* Thành phần (Py): tác dụng trong mặt phẳng nằm ngang và vuông góc với
đường tâm chi tiết, gọi là lực hướng kính. Lực hướng kính làm cong chi tiết, ảnh
hưởng đến độ chính xác của chi tiết gia công, độ cứng vững của máy và dụng cụ cắt.
Sau khi xác định được các lực thành phần Px, Py và Pz , thì lực cắt tổng P được
tính theo công thức:
x y zP P P P và
2 2 2
x y zP P P P
Đây là phương pháp phân tích lực cắt phổ biến nhất, bởi vì phương các chuyển
động cắt là hoàn toàn xác định nên việc đo các thành phần lực cắt được tiến hành dễ
dàng. Mặt khác từ vận tốc chuyển động theo các phương và lực cắt thành phần tương
ứng theo các phương đó ta có thể tính được công suất cắt và rõ ràng nếu xác định được
các lực thành phần ta cũng dễ dàng xác định được giá trị lực cắt tổng.
4. Chế độ cắt khi tiện
4.1. Các yếu tố của chế độ cắt khi tiện
Tập hợp các yếu tố tốc độ cắt, chiều sâu cắt và lượng chạy dao được gọi là chế
độ cắt.
4.1.1. Chiều sâu cắt khi tiện
Chiều sâu cắt (ký hiệu bằng chữ t) là khoảng cách giữa bề mặt đã gia công và
bề mặt chưa gia công trong một hành trình ăn dao.
Trị số chiều sâu cắt được đo trong mặt phẳng chiều trục của chi tiết gia công trong
trường hợp dao gá ngang đường tâm của máy.
Hình3.9 Chiều sâu cắt khi tiện
a. Tiện trụ ngoài b. Tiện trụ trong c. Tiện mặt đầu d. Tiện cắt rãnh
43
Khi tiện ngoài, chiều sâu cắt được tính theo công thức:
, ( )
2
D d
t mm
Khi tiện rộng lỗ, chiều sâu cắt được tính theo công thức:
Trong đó: D- là đường kính của chi tiết trước khi gia công (mm)
d- là đường kính của chi tiết sau khi gia công (mm).
4.1.2 Lượng chạy dao
Lượng chạy dao (ký hiệu bằng chữ S) là khoảng dịch chuyển của dao theo
hướng chuyển động của dao sau mỗi vòng quay của chi tiết gia công. Lượng chạy dao
được tính bằng mm/vòng.
Khi tiện cần phân biệt lượng chạy dao:
- Lượng chạy dao dọc, chuyển động của dao dọc theo đường tâm chi tiết,
- Lượng chạy dao ngang, chuyển động của dao thẳng góc với đường tâm,
- Lượng chạy dao nghiêng, chuyển động của dao hợp với đường tâm một góc
nào đó.
Hai yếu tố chiều sâu cắt (t) và lượng chạy dao (s) chủ yếu đặc trưng cho quá
trình cắt về năng suất.
4.1.3 Tốc độ cắt khi tiện
Tốc độ cắt khi tiện (ký hiệu bằng chữ V) là khoảng dịch chuyển của lưỡi cắt
đối với bề mặt chi tiết gia công trong một đơn vị thời gian. Tính một cách chính xác
thì tốc độ cắt khi tiện là tốc độ tổng hợp của tốc độ vòng của chi tiết gia công và tốc độ
của chuyển động chạy dao. Nhưng do tốc độ của chuyển động chạy dao rất nhỏ, nên
thường tính tốc độ vòng của chi tiết gia công và được tính bằng công thức sau:
,
1000
Dn
V
Hình 3.10 Lượng chạy dao khi tiện trụ ngoài
44
Trong đó:
D là đường kính của phôi (mm)
n là số vòng quay của trục chính (phôi) trong một phút (vg/ph).
Tốc độ cắt khi tiện là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng nhiều
đến chất lượng bề mặt gia công và giá thành sản phẩm. Tăng tốc độ cắt thì thời gian
gia công cơ bản sẽ giảm, nhưng có nhược điểm là dao bị mòn nhanh, tốn thời gian mài
sửa lại dao, tốn thời gian thay dao, tốn vật liệu làm dao. Do đó việc chọn tốc độ cắt
hợp lý có ý nghĩa quan trọng vừa đảm bảo năng suất cao, vừa giảm giá thành thấp hơn.
4.2. Chọn và tính chế độ cắt khi tiện
Năng suất luôn luôn tỷ lệ với các yếu tố cắt t, s, v. Để có năng suất cao nhất
(năng suất tính theo thời gian máy) thì cần phải chọn chiều sâu cắt (t) là lớn nhất, sau
đó mới chọn (s). Khi chọn được (s) và (t) theo tuổi bền của dao (T) đã chọn, tính toán
tốc độ cắt (V), dựa vào tốc độ cắt xác định số vòng quay trục chính theo số vòng quay
có trên máy sao cho hợp lý.
* Trình tự thực hiện
Bước 1: Chọn dao cắt: chọn vật liệu làm phần cắt của dao, kích thước thân dao, hình
dáng hình học, các góc độ của dao chọn theo tiêu chuẩn trong các sổ tay cơ khí. Lưu ý
nên chọn kích thước thân dao lớn nhất (kích thước thân dao đã được tiêu chuẩn hoá)
phù hợp với từng máy cụ thể.
Bước 2: Chọn chiều sâu cắt (t)
Khi tiện thô thì chọn chiều sâu cắt (t) bằng lượng dư gia công để tăng năng suất,
với điều kiện hình dạng của phôi phải đúng với hình dạng của chi tiết cần gia công để
tránh được sai số in dập. Tùy theo dạng phôi và yêu cầu của chi tiết gia công khi tiện
thô chọn chiều sâu cắt cho phù hợp, vừa đáp ứng được năng suất, vừa tránh được sai số
in dập.
Khi tiện tinh nên cắt 2 lần: gọi lượng dư (h) là lượng dư để tiện tinh thì lần thứ
nhất chọn chiều sâu cắt
2 3
( )
3 4
t h , còn lại cắt lần 2 với
1 1
( )
3 4
t h .
Bước 3: Chọn lượng dao (s). Khi chọn cần chú ý tới các nhân tố ảnh hưởng đến lượng
chạy dao (s), cụ thể:
Khi tiện thô: Độ cứng vững và khả năng kẹp chặt chi tiết gia công; độ bền và độ
cứng vững thân dao; độ bền vật liệu phần cắt của dao; độ bền của cơ cấu chạy dao.
Khi tiện bán tinh và tinh: Độ cứng vững của thân dao; độ cững vững của chi tiết
gia công; độ chính xác kích thước gia công; độ bóng bề mặt gia công.
Bước 4: Tính tốc độ cắt (V)
Sau khi đã chọn được chiều sâu cắt (t) và lượng chạy dao (s) chúng ta tiến hành
tính tốc độ cắt (V), thông thường có thể tính theo 2 cách:
45
Tính tốc độ cắt theo máy đã có sẵn;
Tính chế độ cắt không phụ thuộc vào máy (máy chưa cho trước). Trường hợp
này tính toán đơn giản hơn vì không bị yếu tố máy ràng buộc.
Tính vận tốc cắt theo công của máy:
(m/ph)
Trong đó: Nđc - công suất động cơ máy tiện
Pz - lực tiếp tuyến (lực cắt chính)
- hiệu suất sử dụng của động cơ
Tính vận tốc cắt theo tuổi bền của dao: )/( phmK
tST
C
V Vxym
v
t
Trong đó: Cv - hệ số tỷ lệ đặc trưng cho điều kiện gia công cụ thể (tra bảng)
T - tuổi bền của dao
S - lượng chạy dao
t - chiều sâu cắt
Kv - hệ số điều chỉnh
Chế độ cắt tính toán cần phải kiểm nghiệm theo công suất của máy:
360 10
Z
c dc
P V
N N
Bước 5: Xác định số vòng quay trục chính (n)
Sau khi tính được tốc độ cắt (Vt), xác định số vòng quay trục chính theo công thức:,
trong đó: )/(
.
.1000
phvg
D
V
n ttt
Vt vận tốc cắt tính toán
D đường kính chi tiết gia công
Hình 3.4: Đường chạy dao khi tiện ngoài
1000 60 dc
cs
z
N
V
P
L1 L L2
n
S
46
So sánh trị số vòng quay (ntt) vừa tính được với bảng số vòng quay của máy, có
thể số vòng quay tính toán trùng hoặc không trùng với số vòng quay của máy. trường
hợp không trùng thì chọn theo số vòng quay có trên máy nhưng phải nhỏ hơn số vòng
quay tính toán để đảm bảo công suất cắt cho phép.
Bước 6: Tính thời gian cắt gọt
Thời gian cắt gọt phụ thuộc vào dạng gia công. Khi tiện ngoài (hình 3.4)
thời gian cắt gọt được tính theo công thức sau:
1 20
L L L
T i
ns
, (phút).
Trong đó:
L- chiều dài bề mặt gia công,
L1- lượng ăn tới của dao (mm),
L2- lượng vượt quá của dao, thường chọn 1 3 mm,
n - số vòng quay của trục chính (vg/ph),
S - lượng chạy dao (mm/vg),
i - số lần cắt.
5. Bài tập thực hành
Tham quan thực tế tại xưởng, gá đặt các loại dụng cụ cắt trên ổ gá dao, gá đặt mũi
khoan trên nòng ụ sau, bảo dưỡng các thiết bị bôi trơn cho băng máy.
6. Nội dung ôn tập
Bản chất của quá trình cắt khi tiện.
Thế nào là tượng lẹo. Nêu ưu, nhược điểm của lẹo dao khi tiện.
Nêu các dạng mài mòn dao tiện.
Nguồn sinh lực cắt khi tiện, các thành phần lực cắt.
Nêu trình tự chọn chế độ cắt khi tiện.
Tác dụng của dung dịch trơn nguội.
47
BÀI 4 MÀI DAO TIỆN
Dao tiện là một trong nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm
khi gia công trên máy tiện. Tiêu chí quyết định khi đánh giá dao tiện là thông số hình
học (góc độ dao) của dao, các góc độ dao được xác định do mài dao. Mài dao thường
được thực hiện sau khi chế tạo dao và khi dao bị mài mòn.
Để mài được dao tiện theo ý muốn cần phải hiểu nhận biết được vật liệu làm
phần cắt của dao, cấu tạo, góc độ dao tiện; thiết bị, phương pháp và trình tự mài dao.
1. Giới thiệu chung về dao tiện
1.1. Khái niệm dao tiện
Dụng cụ cắt để tách phần kim loại không cần thiết ra khỏi phôi để tạo ra hình
dáng hình học của chi tiết máy đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật và được thực hiện
trên máy tiện được gọi chung là dao tiện.
1.2. Cấu tạo và phân loại dao tiện
1.2.1. Cấu tạo
Dao tiện có nhiều loại khác nhau, tuy nhiên đều có chung cấu tạo và các góc độ.
Trong đó, dao tiện ngoài thường được sử dụng để giới thiệu về cấu tạo và góc độ phần
cắt của dao. Khi đã hiểu và xác định được các góc độ của dao tiện ngoài thì việc xác
định góc độ của các loại dao còn lại là tương tự.
Dao tiện gồm 2 phần: phần cắt và phần thân (Hình 4.1), trong đó:
Hình 4.1 Dao tiện đầu thẳng
- Phần thân: dùng để định vị và được kẹp chặt dao trên đài gá dao của máy tiện
- Phần cắt: tham gia trực tiếp vào quá trình cắt gọt, đây là phần quan trọng nhất
của dao tiện. Phần cắt được hình thành từ các bộ phận (hình 4.2):
48
1. Mặt sau cắt chính
2. Mặt sau phụ
3. Mặt trước
4. Mũi dao
Hình 4.2. Các bộ phận chính phần cắt của dao tiện ngoài
1.2.2. Phân loại dao tiện
Có nhiều cách phân loại dao tiện
- Phân theo loại máy tiện: có dao tiện sử dụng trên máy tiện vạn năng, máy tiện
tự động, máy tiện bán tự động; dao tiện chuyên dùng và dao tiện định hình.
- Phân theo dạng gia công: có các loại dao tiện ngoài; tiện cắt đứt; tiện mặt đầu;
tiện ren, tiện lỗ,
- Phân theo tính chất gia công: có dao tiện thô, dao tiện tinh.
- Phân theo cách gá đặt đối với chi tiết gia công: dao tiện hướng kính, dao tiện
tiếp tuyến.
- Phân theo tiết diện thân dao: dao thân hình vuông, chữ nhật, hình tròn
- Phân theo kết cấu đầu dao: có dao tiện đầu thẳng, dao tiện đầu cong, dao vai
- Phân theo phương chạy dao: có dao tiện phải, dao tiện trái.
- Phân theo phương pháp chế tạo: có dao nguyên, dao hàn nối đầu, dao hàn
mảnh dao, dao chắp,
- Phân theo vật liệu làm phần cắt: có dao thép gió, dao hợp kim cứng, dao sứ,
dao kim cương,
Hình 4.3 Các loại dao tiện
a Dao tiện trái b. Dao tiện phải c. Dao đầu thẳng d. Dao đầu cong
49
1.3. Góc độ phần cắt của dao tiện
Trong đó:
- Góc trước (ký hiệu ): tại một điểm trên lưỡi cắt chính là góc tạo bởi mặt
trước và mặt phẳng đi qua điểm đó trên lưỡi cắt, vuông góc với mặt phẳng cắt (hay là
góc hợp bởi mặt trước và mặt đáy) xét trong tiết diện chính.
- Góc sau (ký hiệu ): tại một điểm trên lưỡi cắt chính là góc hợp bởi mặt sau
chính và mặt cắt xét trong tiết diện chính tại điểm đó.
- Góc sắc (ký hiệu ): tại một điểm trên lưỡi cắt chính là góc hợp bởi mặt trước
và mặt sau chính xét trong tiết diện chính tại điểm đó, và ( + + = 900).
- Góc cắt (ký hiệu ): tại một điểm trên lưỡi cắt chính là góc hợp bởi mặt trước
và mặt cắt xét trong tiết diện chính tại điểm đó. ( + = và + = 900).
- Góc nghiêng chính (ký hiệu ): tại một điểm trên lưỡi cắt chính là góc hợp bởi
hình chiếu của lưỡi cắt chính trên mặt đáy và phương chạy dao.
- Góc nghiêng phụ (ký hiệu 1): tại một điểm trên lưỡi cắt phụ là góc hợp bởi
hình chiếu của lưỡi cắt phụ trên mặt đáy và phương chạy dao.
- Góc mũi dao (ký hiệu ): là góc hợp bởi hình chiếu của lưỡi cắt chính và hình
chiếu của lưỡi cắt phụ trên mặt đáy ( + 1 + = 1800).
- Góc nâng (ký hiệu ): tại một điểm trên lưỡi cắt chính là góc hợp bởi lưỡi cắt
chính và hình chiếu của nó trên mặt đáy.
Giá trị các góc của dao tiện phụ thuộc vào điều kiện gia công cụ thể, vật liệu gia
công, vật liệu làm dao và yếu tố cắt khác, ...
Hình 4.3. Các góc độ cơ bản của dao tiện ngoài
1
N
N
50
1.4. Vật liệu làm phần cắt của dao tiện
1.4.1. Đặt tính
Vật liệu làm phần cắt của dao phải có đủ các đặc tính cơ bản sau:
a) Độ cứng
Để gia công được vật liệu thì dụng cụ cắt phải có độ cứng cao hơn vật liệu gia
công. Việc lựa chọn độ cứng vật liệu chế tạo dụng cụ cắt phụ thuộc và độ cứng vật liệu
gia công. Thông thường khi gia công vật liệu có độ cứng khoảng 200 - 220HB vật liệu
phần cắt dụng cụ phải có độ cứng lớn hơn 60 HRC.
b) Độ bền cơ học
Trong quá trình gia công phần cắt của dụng cụ cắt chịu tải trọng cơ học và rung
động lớn, vì vậy vật liệu chế tạo dụng cụ cắt phải có sức bền cơ học tốt để tránh gãy,
vỡ trong quá trình gia công. Vật liệu dụng cụ cắt có sức bền cơ học càng cao thì tính
năng sử dụng của chúng càng tốt.
c) Tính chịu nhiệt
Tính chịu nhiệt là đặc tính quan trọng nhất quyết định chất lượng của loại vật liệu
dụng cụ. Trong quá trình cắt nhiệt cắt rất lớn. Phần cắt dụng cụ ngoài chịu tải trọng cơ
học lớn còn chịu tải trọng nhiệt cao.
Tính chịu nhiệt của vật liệu dụng cụ là khả năng giữ được đặc tính cắt (độ cứng,
độ bền cơ học ...) ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Nhiệt cắt thường rất lớn có thể
đến hàng nghìn độ, do vậy tính chịu nhiệt là một trong những đặc tính quan trọng nhất
của vật liệu dụng cụ.
d. Tính chịu mòn
Trong quá trình cắt, mặt trước của dụng cụ tiếp xúc với phoi, mặt sau tiếp xúc
với bề mặt chi tiết đang gia công, với tốc độ trượt lớn, nên vật liệu dụng cụ cắt phải có
tính chịu mòn cao. Phần cắt dụng cụ, khi đủ độ bền cơ học, thì dạng hỏng chủ yếu là
dụng cụ bị mài mòn. Thực tế cho thấy khi độ cứng càng cao thì tính chịu mài mòn vật
liệu càng cao. Tính chịu mài mòn vật liệu tỷ lệ thuận với độ cứng.
Trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra mòn dao là hiện tượng chảy dính của
vật liệu làm dao. tính chảy dính của vật liệu làm dao được đặc trưng bởi nhiệt độ chảy
dính giữa hai vật liệu tiếp xúc với nhau... Vật liệu làm dao tốt là loại vật liệu có nhiệt
độ chảy dính cao. qua các nghiên cứu thực nghiệm, nhiệt độ chảy dính của các loại
hợp kim cứng có các bít wofram (WC), các bít titan (TiC) với thép (1100oC) cao hơn
các hợp kim coban với thép (675oC).
e. Tính công nghệ
Tính công nghệ của vật liệu làm dao được đặc trưng bởi tính khó hay dễ trong
quá trình gia công để tạo hình dụng cụ cắt. Tính công nghệ được thể hiện ở nhiều mặt:
tính khó hay dễ gia công bằng cắt, gia công nhiệt luyện, độ dẻo ở trạng thái nguội và
51
nóng,... Một số vật liệu tuy có đặc tính cắt tốt nhưng không được sử dụng phổ biến làm
dụng cụ cắt, một phần vì tính công nghệ của chúng không cao. Ngoài những đặc tính
chủ yếu nêu trên, vật liệu dụng cụ cắt cần phải có một số tính năng khác như: tính dẫn
nhiệt cao, giá thành thấp.
1.4.2. Các loại vật liệu dụng cụ
Hiện nay, vật liệu làm phần cắt của dụng cụ cắt được sử dụng gồm các loại sau:
thép các bon dụng cụ, thép hợp kim dụng cụ, thép gió, hợp kim cứng, vật liệu sành sứ,
vật liệu tổng hợp, kim cương. Trong đó, chỉ có thép gió và hợp kim cứng được sử dụng
nhiều nhất.
a) Thép gió
Thép gió còn được gọi là thép cao tốc. Đó là thép hợp kim có hàm lượng hợp
kim cao, nhất là Vonfram (khoảng 6 19%) và Crom (khoảng 3 4,5%). Sau khi
nhiệt luyện, độ cứng đạt (62 65)HRC.
Thép gió P18 và P9 được sử dụng phổ biến. Chúng có độ bền nhiệt và tính năng
cắt như nhau. Thép gió P18 có tuổi bền cao hơn dao thép gió P9, vì độ chịu mòn ở
trạng thái nguội của thép P18 cao hơn P9.
Nhược điểm lớn nhất của thép gió là sự phân bố không đồng nhất của các bít sinh
ra trong quá trình biến cứng khi đúc, do đó làm giảm chất lượng và cơ tính của thép
gió dẫn đến lưỡi cắt dễ bị mẻ gẫy, làm giảm tuổi bền của dao. Vì vậy, thép gió cần
được rèn đi rèn lại nhiều lần để phân bố lại các các bít cho đồng đều.
b) Hợp kim cứng
Hợp kim cứng được chế tạo bằng phương pháp luyện kim bột. Thành phần chủ
yếu của Hợp kim cứng là cácbít vonfram, một số loại còn có cácbít titan, cácbít tantan.
Hợp kim cứng có độ cứng lớn 87-92 HRA (tương đương 70HRC). Độ bền nhiệt
cao 1000oC. Độ bền mòn cao hơn hẳn thép gió. Vì vậy dao hợp kim cứng có thể cắt
với tốc độ cắt rất lớn, khoảng 100-500m/ph. Năng suất cắt tăng gấp (2 3) lần so với
thép gió.
Nhược điểm cơ bản của hợp kim cứng là độ bền uốn kém, độ dẻo thấp. Do đó
dao hợp kim cứng cần làm việc trong điều kiện không có va đập, tránh tải trọng thay
đổi và hệ thống công nghệ cần...rí đặt căn đệm khi gá dao trên ổ gá dao
- Chiều dài phần nhô ra của dao đủ độ cứng vững cho dao khi tiện
- Dao phải được giữ cố định trên ổ gá dao bằng 2 vít, xem hình 5.3.
Hình 5.3. Kẹp chặt dao trên ổ gá dao
3.3.3. Điều chỉnh máy
Điều chỉnh tốc độ trục chính, tốc độ chạy dao về đúng giá trị chế độ công nghệ đã lựa
chọn, tính toán nhằm đảm bảo chất lượng bề mặt chi tiết sau khi tiện.
- Điều chỉnh tốc độ trục chính: đưa vị trí tay gạt trên hộp tốc độ trục chính của máy về
trị số vòng quay theo bảng chế độ cắt đã tính toán. Lưu ý: việc điều chỉnh các tay gạt
trên hộp tốc độ trục chỉnh chỉ tiến hành khi máy ở chế độ dừng (máy không hoạt
động).
- Tương tự, trên hộp tốc độ chạy dao của máy, điều chỉnh vị trí tay gạt về trị số lượng
chạy dao theo bảng hcế độ cắt đã tính toán.
62
3.3.4. Trình tự thực hiện khi tiện
Bước 1: Kiểm tra vị trí của dao không được tiếp xúc với đường kính hoặc mặt
đầu của phôi, đảm bảo an toàn mới khởi động máy.
Bước 2: Điều khiển bàn xe dao thực hiện so dao, lấy chiều sâu cắt.
Bước 3: Gạt tự động dọc bàn xe dao để thực hiện tiện thô, quan sát khi tiện hết
chiều dài cho phép, ngắt tự động dọc và đưa dao về vị trí ban đầu.
Tiếp tục thực hiện các lát cắt tiếp theo đến khi hét lượng dư tiện thô.
Lưu ý: Trước khi cắt lát cắt thô cuối cùng, dừng máy, kiểm tra đường kính chi
tiết để xác định đúng lượng dư còn lại cho tiện tinh.
Bước 4: Kiểm tra đường kính ngoài, thay dao để thực hiện tiện tinh.
Bước 5: Tiện tinh (thực hiện so dao như khi tiện thô, chia lượng dư thực hiện 2
lần cắt).
Bước 6: Tổng kiểm tra trước khi tháo sản phẩm ra khỏi máy.
3.4. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách phòng ngừa
TT Dạng hỏng Nguyên nhân Cách phòng ngừa
1 Bề mặt trụ có chỗ
chưa tiện
- Lượng dư không đủ
- Phôi bị cong
- Gá phôi bị đảo
- Kiểm tra phôi trước khi
tiện
- Gá phôi chính xác
2 Kích thước sai - Chọn dụng cụ đo sai
- Đọc giá trị đo sai
- Phương pháp đo chưa đúng
- Tính chiều sâu cắt sai
- Chọn dụng cụ đo phù hợp
với dung sai yêu cầu
- Cách đo và đọc giá trị đo
cẩn thận
- Xác định đúng chiều sâu
cắt
3 Mặt trụ bị côn
hoặc ô van
- Do dao bị mòn
- Kẹp phôi chưa đủ chặt
- Cổ trục chính bị đảo
- Kiểm tra dao trước khi
tiện tinh
- Kiểm tra máy và kẹp chặt
phôi
4 Độ nhám bề mặt
không đạt
- Góc độ dao chưa hợp lý
- Chọn chế độ cắt chưa hợp
lý
- Độ cứng vững của hệ thống
công nghệ kém
- Chọn lại góc độ dao và
chế độ cắt.
- Kiểm tra độ cững vững
của máy và đồ gá
4. Bài tập thực hành
63
4.1. Bản vẽ chi tiết
4.2. Điều kiện cho trước
1. Máy tiện vạn năng
2. Mâm cặp 3 chấu, chìa vặn mâm cặp và ổ dao
3. Phôi liệu: Thép CT35, đường kính 40 mm , chiều dài 100 mm
4. Dụng cụ cắt: Dao tiện ngoài bằng thép gió P18, Dao đầu cong (01 con), dao
vai (02 con).
5. Dụng cụ đo: thước cặp 1/50; thước lá 300
4.3. Thời gian thực hiện:
60 phút/01 sản phẩm khi gia công cần đảm bảo kích thước đường kính 32 và độ nhám
bề mặt theo yêu cầu bản vẽ
4.4. Trình tự các bước thực hiện
TT Tên bước công
nghệ
Sơ đồ Yêu cầu đạt
được
1 Bước 1:
Gá dao, gá phôi
Mũi dao phải
ngang tâm
chi tiết
Phôi gá trên
mâm cặp 3
chấu đủ chặt,
đúng như sơ
đồ
2 Bước 2: Khỏa
mặt đầu
Mặt đầu
phẳng,
không còn
vết
S1
64
S1
- Số vòng quay: n = 600v/ph
- Chiều sâu cắt:
t1 = 0,5mm
t2 = 0,5mm
- Lượng chạy dao: S = 0,1mm/vòng
3 Bước 3: Tiện
thô mặt trụ
- Số vòng quay: n = 600v/ph
- Chiều sâu cắt:
t1 = 0,5mm t2 = 1,0mm
t3 = 1,0mm t4 = 1,0mm
t5 = 0,2mm
- Lượng chạy dao: S = 0,15mm/vòng
Tiện đạt
đường kính
32,5
chiều dài 39
4 Bước 4: Kiểm
tra
Đo đường kính mặt trụ, xác định lượng dư còn
lại để tính chiều sâu cắt cho lần tiện tinh
5 Bước 5: Tiện
tinh
- Số vòng quay: n = 900v/ph
- Chiều sâu cắt: t = 0,25mm
- Lượng chạy dao: S = 0,1mm/vòng
Tiện đạt
đường kính
32, độ
nhám Rz40
Tiện đạt độ Tiên đạt độ
65
S
7
phẳng mặt bậc
và chiều dài 40
- Số vòng quay: n = 400v/ph
- Chiều sâu cắt: t = 0,25mm
- Lượng chạy dao: S điều khiển bằng tay
phẳng mặt
bậc Rz40 và
chiều dài
mặt bậc L40
6
Vát mép 2 x450 - Số vòng quay: n = 400- 600v/ph
- Chiều sâu cắt: t1 = 2 mm
- Lượng chạy dao S điều khiển bằng tay
Vát mép
đảm bảo
đúng góc vát
và chiều sâu
cắt
6 Bước 6: Tổng
kiểm tra
Đo kiểm các kích thước của sản phẩm theo
yêu cầu kỹ thuật ghi trong bản vẽ
Đáp ứng các
yêu cầu ghi
trong bản vẽ
5.Nội dung ôn tập
Nêu những yêu cầu cơ bản của mặt trụ ngoài.
Trình bày các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách phòng ngừa.
Nêu trình tự các bước khi tiện mặt trụ ngoài.
Trình bày phương pháp kiểm tra mặt trụ ngoài.
66
Bài 6: TIỆN MẶT ĐẦU, KHOAN LỖ TÂM
1. Tiện mặt đầu
1.1. Yêu cầu của mặt đầu
- Phẳng (không lồi, lõm)
- Vuông góc với đường tâm của chi tiết.
1.2. Phương pháp tiện
1.2.1. Gá phôi
Khi tiện mặt đầu, phôi được gá trên mâm cặp. Vật gia công chỉ được vượt ra
khỏi mặt đầu của chấu cặp ít nhất có thể để đảm bảo độ cứng vững khi tiện.
1.2.2. Chọn và gá dao
Dao tiện mặt đầu thường dùng dao đầu cong. Mũi dao phải ngang tâm chi tiết,
nếu mũi dao cao hơn hoặc thấp hơn tâm sẽ để lại phần lõi ở tâm chi tiết. Đường kính
phần lõi để lại lớn hay nhỏ phụ thuộc và độ cao, thấp hơn tâm của mũi dao. Hình 6.1
Hình 6.1 Dao tiện mặt đầu
1.2.3. Cách tiện
Để mặt đầu luôn luôn vuông góc với đường tâm của chi tiết khi tiện phải thực
hiện tiến dao bằng bàn xe dao ngang (do chuyển động chạy dao dọc và chạy dao
ngang của máy tiện luôn vuông góc với nhau). Có thể thực hiện tiến dao ngang theo 2
cách tiến dao từ ngoài vào tâm hoặc ngược lại tiến dao từ tâm ra ngoài.
Đối với tiến dao từ ngoài vào tâm được tiện đối với phôi đặc (hình 6.2). Khi dao
tiến theo cách này, lúc mới vào cắt dao thường bị va đập đột ngột nên dễ bị mẻ, vỡ, sứt
mũi dao, nhưng quá trình xác định chiều sâu cắt dễ dàng hơn (bằng cách sử dụng du
xích bàn trượt dọc phụ).
Tiến dao từ tâm ra ngoài: vận tốc cắt sẽ tăng dần từ Vmin đến Vmax (do đường
kính gia công tăng dần), dao tiện khi cắt ít bị rung động, nhưng việc xác định chiều
sau cắt khó khăn hơn đối với phôi đặc. Thường được áp dụng đối với phôi có đường
kính lớn và phôi có lỗ sẵn.
67
Hình 6.2 Dao tiện mặt đầu bằng dao vai, và dao đầu cong
1.2.4. Chế độ cắt
Tiện thô: t = (1 - 1,5) mm
S = (0,5 - 1,2) mm/vg
Tiện tinh t = (0,5 - 1) mm
S = (0,2 - 0,4) mm/vg
Số vòng quay phụ thuộc vào vật liệu làm dao và vật liệu gia công
1.2.5. Kiểm tra mặt đầu
Sử dụng ke vuông, vừa kiểm tra độ phẳng mặt đầu, vừa kiểm tra độ vuông góc
giữa mặt đầu với đường sinh của mặt trụ (hình 5.3).
Hình 6.3. Kiểm tra mặt đầu bằng ke vuông
1.3. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách phòng khi tiện mặt đầu
Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách phòng ngừa
Mặt đầu chi tiết có chỗ
chưa tiện
- Lượng dư của phôi
không đủ
- Phôi gá trên mâm cặp bị
đảo
- Xác định đủ lượng dư để
tiện mặt đầu
- Rà, gá phôi tròn đều trên
mâm cặp
Mặt đầu không vuông góc - Dao bị đẩy do bàn trượt - Điều chỉnh độ dơ của
68
với đường tâm ngang có độ dơ
- Dao bị đẩy do dao kém
cứng vững
bàn máy
- Chọn và gá lại dao tiện
Độ nhám bề mặt không
đạt
- Dao tiện không đúng góc
độ, bị cùn
- Chọn chế độ cắt chưa
hợp lý
- Chọn và mài lại dao tiện
- Chọn lại chế độ cắt gọt
1.4. Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ để tiện mặt đầu
1.4.1. Trang thiết bị
Máy tiện vạn năng
Đồ gá: Mâm cặp (3 chấu hoặc 4 chấu).
1.4.2. Dụng cụ cắt
Dao tiện ngoài:
Loại dao: sử dụng dao đầu cong.
Vật liệu phần cắt của dao: Thép gió (loại P9 hoặc P18), hay Hợp kim cứng
1.4.3. Dụng cụ đo
Sử dụng thước cặp, ke vuông.
1.4.4. Phôi liệu
Sử dụng phôi thanh hoặc phôi rời theo yêu cầu của bài luyện tập.
1.5. Bài tập thực hành
1.5.1. Bản vẽ chi tiết
Yêu cầu tiện nhẵn mặt đầu đạt kích thước chiều dài phôi và độ nhám Rz20
1.5.2. Điều kiện cho trước
1. Máy tiện vạn năng
2. Mâm cặp 3 chấu, chìa vặn mâm cặp và ổ dao
3. Phôi liệu: Thép CT35, đường kính 40, chiều dài 100
4. Dụng cụ cắt: Dao tiện ngoài đầu cong (01 con), mũi khoan tâm.
5. Dụng cụ đo: thước cặp 1/50; thước lá 300
1.5.3. Thời gian thực hiện: 60 phút/01 sản phẩm
69
1.5.4. Trình tự các bước thực hiện
TT Trình tự Sơ đồ Yêu cầu kỹ thuật
1 Bước 1:
Gá dao và
phôi
Mũi dao phải
ngang tâm chi tiết
Phôi gá trên mâm
cặp 3 chấu đủ
chặt, kích thước
đúng như sơ đồ
2 Bước 2: Tiện
thô mặt đầu
- Tốc độ trục chính khoảng 700v/ph
- Chiều sâu cắt t = 1mm
- Tiến dao bằng tay
Tiện phẳng mặt
đầu
3 Bước 3: Tiện
tinh mặt đầu
- Tốc độ trục chính khoảng 900v/ph
- Chiều sâu cắt t = 0,5mm
- Lượng chạy dao S = 0,3mm/vòng
Tiện tinh đạt độ
nhẵn bóng của
mặt đầu.
4 Bước 4: Tiện
thô mặt đầu
đối diện
- Tốc độ trục chính khoảng 700v/ph
- Chiều sâu cắt t = 1mm
- Tiến dao bằng tay
Tiện phẳng mặt
đầu
70
5 Bước 5: Tiện
tinh mặt đầu
đối diện
- Tốc độ trục chính khoảng 900v/ph
- Chiều sâu cắt t = 0,5mm
- Lượng chạy dao S = 0,3mm/vòng
Tiện tinh đạt độ
nhẵn bóng của
mặt đầu.
6 Bước 6 Kiểm
tra độ phẳng
của mặt đầu
Khoan lỗ tâm
đảm bảo độ nhẵn
bóng của lỗ tâm
2. Khoan lỗ tâm
Lỗ tâm là một loại chuẩn tinh phụ thống nhất để định vị chi tiết dạng trục trong
nhiều lần gá hoặc nhiều nguyên công khác nhau. Lỗ tâm không những dùng làm chuẩn
trong quá trình gia công mà còn dùng trong cả quá trình kiểm tra và sửa chữa sau này.
Dùng lỗ tâm làm chuẩn sẽ giúp cho việc gá đặt được nhanh chóng, đảm bảo tốt
kích thước đường kính và đảm bảo độ đồng tâm giữa các cổ trục có đường kính khác
nhau mặ dù phải qua nhiều lần gá.
Lỗ tâm có nhiều loại, tùy theo đường kính của chi tiết gia công để lựa chọn cho
phù hợp. Nhưng thông dụng nhất là loại lỗ tâm có góc côn là 60 độ (hình 5.4).
Hình 5.4. Một số kiểu lỗ tâm tiêu chuẩn
S1
71
2.1. Yêu cầu của lỗ tâm
Lỗ tâm phải là mặt tựa vững chắc của chi tiết, diện tích tiếp xúc phải đủ, góc
côn phải chính xác, độ sâu lỗ tâm phải đảm bảo.
Lỗ tâm phải nhẵn bóng (phần mặt côn 60 độ) để chống mài mòn và giảm bớt
biến dạng tiếp xúc, tăng cường độ cứng vững.
Hai lỗ tâm phải nằm trên một tâm để tránh tình trạng mũi tâm tiếp xúc không
đều nên chóng mài mòn và làm cho mặt trụ sẽ gia công không vuông góc với mặt đầu.
2.2. Phương pháp khoan lỗ tâm
Sử dụng mũi khoan tâm để khoan lỗ tâm (hình 5.5). Trường hợp không có mũi
khoan tâm có thể dụng mũi khoan xoắn để khoan, chọn mũi khoan nhỏ có đường kính
bằng đường kính (d) của lỗ tâm để khoan trước, sau đó dùng mũi khoan to hơn để
khoan mặt côn của lỗ tâm với đường kính (D), lưu ý mũi khoan to phải có góc của 2
lưỡi cắt chính bằng 60 độ.
Khi khoan lỗ tâm trên máy tiện vạn năng thường được thực hiện sau khi chi tiết
được tiện phẳng mặt đầu. Khi khoan, mũi khoan tâm được lắp vào bầu cặp và gá vào
nòng ụ sau. Có thể xác định chiều sâu lỗ tâm theo du xích trên nòng ụ sau. Bước tiến
được thực hiện bằng tay (quay vô lăng ụ sau), lỗ tâm tiếp xúc với mũi tâm chính là nhờ
vào mặt côn của lỗ tâm, lỗ tâm có tác dụng định vị chi tiết trong quá trình tiện.
2.2.1. Gá phôi và gá mũi khoan tâm
Phôi gá trên mâm cặp, mũi khoan tâm gá trong bầu cặp lắp vào nòng ụ sau như
hình 6.6
2.2.2. Chế độ cắt khi khoan
Khi khoan lỗ tâm chọn chế độ cắt thấp hơn khi khoan, vì mũi khoan tâm nhỏ,
đồng thời cần đảm bảo độ chính xác của vị trí lỗ tâm.
- Tốc độ cắt khoảng 10 đến 12 m/phút.
- Bước tiến khi khoan tâm S = 0,02 đến 0,1 mm/vg.
2.2.3. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân, cách phòng ngừa
Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách phòng ngừa
Chiều sâu của lỗ tâm
không đảm bảo (góc côn
Kiểm tra chiều sâu khi
khoan không chính xác
Xác định chiều sâu khi
khoan chính xác (dùng
Hình 6.6.Khoan lỗ tâm trên máy tiện
72
quá lớn hoặc quá nhỏ) vạch dấu hoặc cữ khi
khoan
Đường tâm của 2 lỗ tâm ở
2 đầu trục không trùng
nhau
- Gá phôi trên mâm cặp
chưa đúng
- Chọn chuẩn khi khoan lỗ
ở 2 đầu trục sai
- Đường tâm ụ trước và ụ
sau không trùng nhau
- Gá phôi chính xác
- Chọn chuẩn là chuẩn
tinh
- Điều chỉnh độ đồng tâm
giữa ụ trước và ụ sau
2.3. Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ để khoan tâm
2.3.1. Trang thiết bị
1) Máy tiện vạn năng
2) Đồ gá: Mâm cặp (3 chấu hoặc 4 chấu).
2.3.2. Dụng cụ cắt
Mũi khoan tâm.
2.4. Bài tập thực hành
2.4.1. Bản vẽ chi tiết
2.4.2. Điều kiện cho trước
1. Máy tiện vạn năng
2. Mâm cặp 3 chấu, chìa vặn mâm cặp và ổ dao
3. Phôi liệu: Thép CT35, đường kính 40, chiều dài 98 ( từ bài tập trước )
4. Dụng cụ cắt: Dao tiện ngoài đầu cong (01 con), mũi khoan tâm.
5. Dụng cụ đo: thước cặp 1/50; thước lá 300
2.4.3. Thời gian thực hiện:
60 phút/01 sản phẩm
73
2.4.4. Trình tự các bước thực hiện
TT Trình tự Sơ đồ Yêu cầu kỹ thuật
1 Bước 1:
Gá dao và
phôi
- Tốc độ trục chính khoảng 600v/ph
- Chiều sâu cắt t = 0,5mm
- Lượng chạy dao S = 0,1mm/vòng
Mũi dao phải
ngang tâm chi tiết
Phôi gá trên mâm
cặp 3 chấu đủ
chặt, kích thước
đúng như sơ đồ
2 Bước 2: Tiện
thô mặt đầu
- Tốc độ trục chính khoảng 700v/ph
- Chiều sâu cắt t = 1mm
- Tiến dao bằng tay
Phẳng mặt đầu
3 Bước 3: Tiện
tinh mặt đầu
- Tốc độ trục chính khoảng 900v/ph
- Chiều sâu cắt t = 0,5mm
- Lượng chạy dao S = 0,3mm/vòng
Tiện tinh đạt độ
nhẵn bóng của
mặt đầu.
Bước 4
Khoan lỗ tâm
- Tốc độ trục chính khoảng 900v/ph
- Tiến dao bằng tay quay nòng ụ sau
Khoan lỗ tâm
đảm bảo độ nhẵn
bóng của lỗ tâm
74
4 Bước 5: Tiện
thô mặt đầu
đối diện
- Tốc độ trục chính khoảng 700v/ph
- Chiều sâu cắt t = 1mm
- Tiến dao bằng tay
Tiện phẳng mặt
đầu
Bước 6: Tiện
tinh mặt đầu
đối diện
- Tốc độ trục chính khoảng 900v/ph
- Chiều sâu cắt t = 0,5mm
- Lượng chạy dao S = 0,3mm/vòng
Tiện tinh đạt độ
nhẵn bóng của
mặt đầu.
5 Bước 4
Khoan lỗ tâm
- Tốc độ trục chính khoảng 900v/ph
- Tiến dao bằng tay quay nòng ụ sau
Khoan lỗ tâm
đảm bảo độ nhẵn
bóng của lỗ tâm
S
75
3. Nội dung ôn tập
Nêu những yêu cầu cơ bản của mặt đầu, lỗ tâm.
Trình bày phương pháp tiện mặt đầu.
Trình bày phương pháp khoan lỗ tâm.
Trình bày các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách phòng ngừa khi tiện mặt
đầu, khoan lỗ tâm.
S
76
BÀI 7: TIỆN TRỤC BẬC NGẮN GÁ TRÊN MÂM CẶP
1. Khái niệm về trục bậc
Trục bậc là trục có một số đoạn với đường kính và chiều dài khác nhau, đồng
tâm với nhau.
Yêu cầu trục bậc:
- Các mặt bậc phẳng, không lồi, lõm.
- Các mặt bậc phải vuông góc với đường tâm của chi tiết.
- Các thành bậc phải song song với nhau.
2. Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ để tiện trục bậc
2.1. Trang thiết bị
Máy tiện vạn năng
Đồ gá: Mâm cặp (3 chấu hoặc 4 chấu).
2.2. Dụng cụ cắt
Về cơ bản chọn kết cấu dao tiện trục bậc tương tự như tiện trụ trơn ngoài.
- Loại dao: sử dụng dao đầu thẳng, đầu cong, dao vai (hình 7.1)
- Vật liệu phần cắt của dao: Thép gió (loại P9 hoặc P18), Hợp kim cứng loại
T15K6
Khi tiện trụ bậc để gia công được mặt bậc vuông góc với dường tâm chi tiết thì thông
thường chọn dụng cụ cắt có góc nghiêng chính ψ≥900
2.3. Dụng cụ đo
Sử dụng thước cặp (loại 1/20 hoặc 1/50), thước lá.
2.4. Phôi liệu
Sử dụng phôi thanh hoặc phôi rời theo yêu cầu của bài luyện tập.
3. Phương pháp tiện trục bậc
Hình 7.1 Dao tiện mặt trụ ngoài
a. Dao đầu thẳng, b. Dao đầu cong, c. Dao vai
77
3.1. Các phương pháp cắt khi tiện trục bậc
Phương pháp cắt có liên quan rất nhiều đến năng suất và chất lượng.
Khi tiện thô các mặt trục bậc có thể cắt theo lớp, cắt từng đoạn và cắt phối hợp
Hình 7.2. sơ đồ các phương pháp cắt khi tiện trục bậc
- Cắt từng lớp bằng một dao theo thứ tự từ lớp 1 đến lớp 3 (hình 7.2.a), phương
pháp này có độ cứng vững tốt, lực cắt nhỏ nên có thể đạt độ chính xác cao nhưng năng
suất tương đối thấp.
- Cắt từng đọan (hình 7.2.b), ở đoạn đầu không thể cắt một lần hết lượng dư, do
đó cắt làm hai lớp 1 và lớp 2. Đoạn hai và ba có thể cắt một lớp hết lượng dư. Phương
pháp này có năng suất cao nhưng lượng dư lớn và không đều nhau, lực cắt lớn.
- Cắt phối hợp (hình 7.2.c) có thể điều hòa được nhược điểm của hai phương
pháp trên.
Các phương pháp cắt trên thường chỉ dùng khi gia công thô. Nếu gia công tinh,
hành trình còn tùy thuộc vào cách ghi kích thước, cách chọn chuẩn và độ chính xác
của các mặt trụ yêu cầu.
3.2. Chọn chế độ cắt khi tiện trục bậc
- Khi tiện các cổ trục, chọn chế độ cắt giống như tiện trụ trơn ngoài.
- Khi tiện mặt bậc chiều sâu cắt và lượng chạy dao thường chọn bằng một nửa
so với tiện mặt trụ (do khi tiện mặt bậc vận tốc cắt thay đổi theo đường kính của chi
tiết gia công).
3.3. Trình tự thực hiện
3.3.1. Chuẩn bị
- Chuẩn bị phôi: kiểm tra độ thẳng, độ tròn, kích thước và loại vật liệu;
- Chuẩn bị máy tiện: kiểm tra sự hoạt động của máy, đảm bảo độ an toàn;
78
- Chuẩn bị trang thiết bị theo máy: đồ gá, chìa vặn mâm cặp, ổ dao;
- Chuẩn bị dụng cụ cắt: dao khỏa mặt đầu, dao tiện ngoài;
- Chuẩn bị dụng cụ đo: thước cặp, thước lá;
- Chuẩn bị dụng cụ phục vụ vệ sinh công nghiệp.
3.3.2. Gá phôi và gá dao
- Phôi gá trên mâm cặp hạn chế đủ số bậc tự do, chiều dài phôi ở ngoài chấu
cặp phải lớn hơn chiều dài cần tiện từ (3 ÷ 5) mm.
- Gá dao: mũi dao phải ngang đường tâm của máy.
3.3.3. Điều chỉnh và vận hành máy tiện
- Điều chỉnh các tay gạt trên hộp tốc độ trục chính và hộp tốc độ chạy dao theo
số vòng quay và lượng chạy dao đã chọn.
- Khởi động máy: Kiểm tra sự an toàn của máy trước khi cho máy chạy, dao
chưa tham gia cắt gọt.
3.3.4. Trình tự các bước gia công
Bước 1: Khỏa mặt đầu
Bước 2: Tiện thô các cổ trục (để lại lượng dư chiều dài cổ trục cho tiện tinh)
Bước 3: Tiện tinh các cổ trục
Bước 4: Tiện tinh các mặt bậc
Bước 5: Kiểm tra kết thúc: Thực hiện kiểm tra tổng thể sản phẩm trước khi
tháo ra khỏi máy.
Lưu ý: Trong trường hợp độ chênh lệch về đường kính giữa các cổ trục kế tiếp
nhau nhỏ, có thể sử dụng dao tiện ngoài có góc nghiêng chính bằng 90 độ để tiện
luôn các mặt bậc, với điều kiện khi gá dao phải đảm bảo cho lưỡi cắt chính vuông góc
với đường tâm chi tiết.
3.3.5. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách phòng ngừa
TT Dạng hỏng Nguyên nhân Cách phòng ngừa
1 Mặt đầu có chỗ
chưa cắt gọt
- Lượng dư không đảm bảo
- Phôi bị đảo
- Lỗ tâm bị lệch
- Kiểm tra lại phôi
- Gá phôi chính xác
2 Kích thước sai - Chọn dụng cụ đo sai
- Đọc giá trị đo sai
- Phương pháp đo chưa đúng
- Tính chiều sâu cắt sai
- Chọn dụng cụ đo phù hợp
với dung sai yêu cầu
- Cách đo và đọc giá trị đo
cẩn thận
- Xác định đúng chiều sâu
cắt
79
3 Sai lệch về hình
dáng hình học
(dạng côn, ô van,
tang trống)
- Không khử độ dơ;
- Dao bị mòn, gá dao thấp
hơn tâm
-Tính toán và đo sai
- Điều chỉnh lại
- Thay dao
- Tính toán và đo chính xác
4 Mặt bậc không
song song và
vuông góc với
đường sinh
- Không sử dụng chuyển
động chạy dao ngang để tiện
mặt bậc.
- Góc độ dao không đúng
Sử dụng dao có góc
nghiêng phụ 1< 900, thực
hiện tiện bằng chuyển
động chạy dao ngang.
5 Độ nhám bề mặt
không đạt
- Góc độ dao chưa hợp lý
- Chọn chế độ cắt chưa đúng
- Độ cứng vững của hệ thống
công nghệ kém
- Chọn lại góc độ dao và
chế độ cắt.
- Kiểm tra độ cững vững
của máy và đồ gá
4. Bài tập thực hành
4.1. Bản vẽ chi tiết
Yêu cầu tiện đạt các kích thước đảm bảo dung sai theo bản vẽ và độ nhẵn bề mặt là
Rz40
4.2. Điều kiện cho trước
o Máy tiện vạn năng
o Mâm cặp 3 chấu, chìa vặn mâm cặp và ổ dao
o Phôi liệu: Thép CT35, đường kính 40, chiều dài 100 lấy phôi từ bài tập khoan
tâm (bài 06)
o Dụng cụ cắt: Dao tiện ngoài bằng thép gió P18, chủng loại: dao đầu cong (01
con), dao vai (02 con).
o Dụng cụ đo: thước cặp 1/50; thước lá 300
Ø
22
±
0.
1
Ø30 ±0.1
21 ±0.1
42 ±0.1
21±0.1
42±0.1
94
Ø30 ±0.1
Ø
22
±
0.
1
Ø40
80
4.3. Thời gian thực hiện:
120 phút/01 sản phẩm
4.4. Trình tự các bước thực hiện
TT Tên bước
công nghệ
Sơ đồ Yêu cầu đạt
được
1 Bước 1:
Gá dao, gá
phôi
Mũi dao phải
ngang tâm chi tiết
Phôi gá trên mâm
cặp 3 chấu đủ
chặt, kích thước
đúng như sơ đồ
2 Bước 2:
Khỏa mặt
đầu
- Số vòng quay: n = 600v/ph
- Chiều sâu cắt:
t1 = 0,5mm
t2 = 0,5mm
- Lượng chạy dao: S = 0,1mm/vòng
Mặt đầu phẳng,
không còn vết
3 Bước 3:
Tiện thô
mặt trụ
ϕ31
Tiện đạt đường
kính 31 chiều
dài 42
S1
S
81
- Số vòng quay: n = 600v/ph
- Chiều sâu cắt:
t1 = 1,5mm
t2 = 1,5mm
t3 = 1,5mm
- Lượng chạy dao: S = 0,3mm/vòng
4 Bước 4:
Tiện thô
mặt trụ
23
- Số vòng quay: n = 600v/ph
- Chiều sâu cắt:
t1 = 1,5mm
t2 = 1,5mm
t3 = 1mm
- Lượng chạy dao: S = 0,3mm/vòng
Tiện thô đạt
đường kính 23
chiều dài 21
5 Bước 5:
Tiện thô
mặt trụ
31 đầu
đối diện
- Số vòng quay: n = 600v/ph
- Chiều sâu cắt:
t1 = 1,5mm
t2 = 1,5mm
t3 = 1,5mm
- Lượng chạy dao: S = 0,3mm/vòng
Tiện đạt đường
kính 31, L42 độ
nhám Rz40
S1
S2
S
82
S
6 Bước 6:
Tiện thô
mặt trụ
23 đầu
đối diện
-
Số vòng quay: n = 600v/ph
- Chiều sâu cắt:
t1 = 1,5mm
t2 = 1,5mm
t3 = 1mm
- Lượng chạy dao: S = 0,3mm/vòng
Tiện thô đạt
đường kính 23
chiều dài 21
7 Bước 7:
Tiện tinh
mặt trụ
30
- Số vòng quay: n = 900v/ph
- Chiều sâu cắt:
t1 = 0,5mm
t2 = 0,5mm
- Lượng chạy dao: S = 0,1mm/vòng
Tiện đạt đường
kính 30, L42 độ
nhám Rz20
8 Bước 8:
Tiện tinh
mặt trụ
20
- Số vòng quay: n = 900v/ph
- Chiều sâu cắt:
t1 = 0,5mm
t2 = 0,5mm
Tiện đạt đường
kính 22, L21 độ
nhám Rz20
S
83
- Lượng chạy dao: S = 0,1mm/vòng
9 Bước 9:
Tiện tinh
mặt trụ
30 đầu
còn lại
- Số vòng quay: n = 900v/ph
- Chiều sâu cắt:
t1 = 0,5mm
t2 = 0,5mm
- Lượng chạy dao: S = 0,1mm/vòng
Tiện đạt đường
kính 30, L42 độ
nhám Rz20
10 Bước 10:
Tiện tinh
mặt trụ
20 đầu
còn lại
- Số vòng quay: n = 900v/ph
- Chiều sâu cắt:
t1 = 0,5mm
t2 = 0,5mm
- Lượng chạy dao: S = 0,1mm/vòng
Tiện đạt đường
kính 22, L21 độ
nhám Rz20
S
S
S
84
5. Nội dung ôn tập
1. Nêu các yêu cầu cơ bản của trục bậc.
2. Trình bày các phương pháp cắt khi tiện trục bậc.
3. Nêu các dạng hư hỏng và trình bày nguyên nhân, cách phòng ngừa khi tiện trục
bậc.
4. Nêu trình tự tiện trục bậc.
5. Trình tự chọn chế độ cắt khi tiện trục bậc.
6 Bước 11
Tổng
Kiểm tra
sản phẩm
Đáp ứng các yêu
cầu ghi trong bản
vẽ
Ø
22
±
0.
1
Ø30 ±0.1
21 ±0.1
42 ±0.1
21±0.1
42±0.1
94
Ø30 ±0.1
Ø
22
±
0.
1
Ø40
85
BÀI 8. TIỆN RÃNH NGOÀI VÀ CẮT ĐỨT
1. Khái niệm về rãnh
Trên các bề mặt chi tiết thường có rãnh, rãnh này dùng để thoát dao khi tiện, lắp
cữ hãm, lắp xéc măng, v.v...
Hình dạng của rãnh tùy thuộc vào yêu cầu làm việc của chi tiết, có rãnh hình
vuông, chữ nhật, tròn, v.v... (hình 8.1)
Hình 8.1. Các dạng rãnh
Yêu cầu kỹ thuật của rãnh:
- Đảm bảo bề rộng, chiều sâu của rãnh.
- Đối với rãnh vuông, chữ nhật thì thành bên của rãnh phải phẳng song song với
nhau và vuông góc với đường tâm.
- Đáy rãnh phẳng, song song với đường tâm.
2. Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ để tiện rãnh, cắt đứt
2.1. Trang thiết bị
Máy tiện vạn năng
Đồ gá: Mâm cặp (3 chấu hoặc 4 chấu).
2.2. Dao tiện rãnh, cắt đứt
Dao tiện rãnh và dao cắt đứt có độ cứng vững kém, do tiết diện phần đầu dao
nhỏ. Thông số hình học của dao gồm (hình 8.2):
- 01 lưỡi cắt chính và 02 lưỡi cắt phụ
- Góc sau chính = 80 ÷ 120
- Hai lưỡi cắt phụ làm thành 2 góc sau phụ 1 = 2 = 30 ÷ 50 và hai góc nghiêng
phụ 1 = 10 ÷ 20
86
Hình 8.2. Thông số hình học của dao cắt đứt, cắt rãnh
2.3. Dụng cụ đo
Sử dụng thước cặp (loại 1/20 hoặc 1/50), thước lá.
2.4. Phôi liệu
Sử dụng phôi thanh hoặc phôi rời theo yêu cầu của bài luyện tập.
3. Phương pháp tiện rãnh, cắt đứt
3.1. Sơ đồ cắt
Khi tiện rãnh phải đảm bảo vị trí và kích thước của rãnh trên chi tiết. Khi gá chi
tiết nên cố gắng chọn vị trí mạch cắt gần mặt đầu của chấu cặp để tăng độ cứng vững
cho chi tiết.
Khi thực hiện cắt có thể theo 2 phương pháp sau:
a. Phương pháp cắt mở mạch: phương pháp này phoi thoát dễ dàng hơn nhưng
thời gian gia công lâu hơn thường dùng khi cắt đứt các chi tiết có kích thước lớn, độ
cứng vững yếu; rãnh có chiều rộng lớn. Với phương pháp này có thể dùng 2 cách cắt
khác nhau:
+ Vừa cắt theo phương ngang vừa cắt theo phương dọc (hình 8.3.a).
+ Chỉ cắt theo phương ngang (hình 8.3.b)
Hình 8.3: Sơ đồ cắt rãnh, cắt đứt trên máy tiện
87
- Phương pháp cắt liền mạch: phương pháp này chỉ cần xác định vị trí chính xác
của dao cắt rồi cho dao tịnh tiến theo phương ngang cho đến khi cắt xong rãnh hoặc
cắt đứt phôi. Do quá trình thoát phoi, thoát nhiệt khó khăn nên chỉ dùng cắt đứt các chi
tiết nhỏ, có độ cứng vững cao; hoặc cắt rãnh khi bề rộng rãnh bằng đúng bề rộng lưỡi
cắt của dao.
3.2. Chọn chế độ cắt
Do dao yếu nên khi cắt rãnh và cắt đứt phải chọn chế độ cắt nhỏ hơn so với tiện
ngoài và mặt đầu.
Thông thường, chọn lượng chạy dao S = (0,1 ÷ 0,15)mm/vg; có thể chọn bước
tiến bằng tay hay bằng máy; vận tốc cắt V chọn nhỏ hơn tiện ngoài từ 15% ÷ 20%; còn
chiều sâu cắt phụ thuộc vào kích thước của rãnh hoặc độ cứng vững của máy, dao và
chi tiết gia công.
3.3. Trình tự thực hiện
3.3.1. Chuẩn bị
- Chuẩn bị phôi: kiểm tra độ thẳng, độ tròn, kích thước và loại vật liệu;
- Chuẩn bị máy tiện: kiểm tra sự hoạt động của máy, đảm bảo độ an toàn;
- Chuẩn bị trang thiết bị theo máy: đồ gá, chìa vặn mâm cặp, ổ dao;
- Chuẩn bị dụng cụ cắt: dao tiện ngoài;
- Chuẩn bị dụng cụ đo: thước cặp, thước lá;
- Chuẩn bị dụng cụ phục vụ vệ sinh công nghiệp.
3.3.2. Gá phôi và gá dao
- Phôi gá trên mâm cặp, nên để vị trí rãnh cần cắt sát phía mâm cặp hoặc phía ụ
sau để đảm bảo độ cứng vững. .
- Gá dao cân để lưỡi cắt phụ không cà vào thành bên rãnh, mũi dao ngang
đường tâm của máy,.
3.3.4. Điều chỉnh và vận hành máy tiện
- Điều chỉnh các tay gạt trên hộp tốc độ trục chính và hộp tốc độ chạy dao theo
tốc độ đã được xác định để tiện.
- Vận hành máy: Kiểm tra sự an toàn của máy trước khi cho máy chạy, dao
chưa tham gia cắt gọt.
3.3.5. Thứ tự các bước gia công
Bước 1: Tiện đường kính
Bước 2: Xác định vị trí rãnh (vị trí cần cắt đứt)
Bước 3: Tiến hành cắt rãnh (cắt đứt)
88
3.3.6. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách phòng ngừa
TT Dạng hỏng Nguyên nhân Cách phòng ngừa
1 Chiều rộng rãnh
sai
- Chiều rộng của lưỡi dao sai
- Đo kiểm sai
- Mài lại dao
- Đo chính xác
2 Chiều sâu rãnh sai - Không khử độ dơ của máy
- Tính toán du xích sai
- Góc độ dao không đúng
- Điều chỉnh máy
- Tính toán và mài sửa
dao
3 Thành bên và đáy
của rãnh không đạt
yêu cầu kỹ thuật
- Gá dao không đúng
- Dao có góc nghiêng phụ nhỏ
Mài và gá dao chính xác
4 Vị trí rãnh không
đảm bảo
Đo kiểm sai Xác định vị trí dao đúng
trước khi cắt
5 Độ nhám không
đạt
- Góc độ dao chưa đúng
- Chọn chế độ cắt chưa hợp lý
- Mài lại dao
- Tính chế độ cắt hợp lý
4. Bài tập thực hành
4.1. Bản vẽ chi tiết
4.2. Điều kiện cho trước
1. Máy tiện vạn năng
2. Mâm cặp 3 chấu, chìa vặn mâm cặp và ổ dao
3. Phôi liệu: Thép CT35, đường kính 40, chiều dài 100
4. Dụng cụ cắt: Dao vai, dao tiện rãnh ngoài, dao cắt đứt bằng thép gió P18.
5. Dụng cụ đo: thước cặp 1/50; thước lá 300
4.3. Thời gian thực hiện:
120 phút/01 sản phẩm
89
4.4. Trình tự thực hiện các bước gia công
TT Trình tự Sơ đồ Yêu cầu kỹ
thuật
1 Bước 1:
Gá dao và
gá phôi
Định vị phôi
đủ số bậc tự
do, kẹp chặt,
không bị
chuyển vị khi
gia công
2 Bước 2:
Khỏa mặt
đầu, tiện
mặt trụ
ngoài
n = 500v/p; t = 1mm; S = 0,13mm/vg
Mặt đầu
phẳng, đúng
đường kính
3 Bước 3:
Tiện thô
mặt trụ
33
n = 450 - 650 v/ph; S= 0.1 – 0.2 mm/vòng
Tiện đạt kích
thước đường
kính và chiều
dài mặt trụ
4 Bước 4:
Tiện thô
mặt trụ
31
n = 450 - 650 v/ph; S= 0.1 – 0.2 mm/vòng
Tiện đạt kích
thước đường
kính và chiều
dâfi mặt trụ
71
70
S1
S
S
90
5 Bước 5:
Tiện tinh
mặt trụ
30
n = 650 - 950 v/ph; S= 0.05 – 0.1 mm/vòng
Tiện đạt kích
thước đường
kính và chiều
dài mặt trụ lưu
ý đảm bảo độ
nhẵn bóng
mặt trụ
6 Bước 6:
Tiện tinh
mặt trụ
32
n = 650 - 950 v/ph; S= 0.05 – 0.1 mm/vòng
Tiện đạt kích
thước đường
kính và chiều
dài mặt trụ lưu
ý đảm bảo độ
nhẵn bóng
mặt trụ
Bước 7:
Tiện cắt
rãnh tròn
n = 250 - 350 v/ph; S= tay
Đảm bảo độ
nhẵn rãnh tròn
và bán kính
R5
Bước 9:
Tiện cắt
rãnh
vuông
Đảm bảo độ
nhẵn rãnh và
kích thước
đường kính
20
S
S
S
S
91
n = 250 - 350 v/ph; S= tay
Bước 10:
Tiện vát
mép
n = 250 - 350 v/ph; S= tay
Yêu cầu vát
mép đúng góc
độ
Bước 11:
Tiện cắt
đứt chi tiêt
n = 250 - 350 v/ph; S= tay
Tiện đạt chiều
dài chi tiết
Bước 12:
Tổng kiểm
tra
5. Nội dung ôn tập
o Nêu các yêu cầu cơ bản của rãnh.
o Trình bày các phương pháp tiện rãnh.
o Nêu các dạng hư hỏng và trình bày nguyên nhân, cách phòng ngừa khi
tiện rãnh.
o Trình tự chọn chế độ cắt khi tiện rãnh.
92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Quang Châu (bản dịch từ tiếng Nga) - Kỹ thuật tiện
- Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp - Hà Nội 1989.
[2]. Trần Văn Địch - Kỹ thuật tiện - Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật - Hà Nội 2002.
[3]. V.A.BLUMBERG, E.I.ZAZERSKI - Sổ tay thợ tiện - Nhà
xuất bản Mir Maxcơva- Nhà xuất bản CNKT - Hà Nội 1988.
[4]. Dương Văn Linh, Trần Thế San, Nguyễn Ngọc Đào - Hướng
dẫn thực hành kỹ thuật tiện - Đại học SPKT Thành phố Hồ Chí Minh -
Nhà xuất bản Đà Nẵng 2000.
[5]. Lê Văn Tiến, Phạm Văn Hà, Nguyễn Thị Hiên – Tập bài
giảng Thực hành tiện cơ bản - Đại học SPKT Nam Định.
93
Bản vẽ chi tiết một số bài tập tham khảo
94
95
96
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_tien_co_ban.pdf