ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: THỰC TẬP HÀN NÂNG CAO
NGÀNH/NGHỀ: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: THỰC TẬP HÀN NÂNG CAO
NGÀNH/NGHỀ: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ tên: Lê
72 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 93 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Thực tập hàn nâng cao (Trình độ Cao đẳng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thành Nhân
Học vị: Thạc sĩ
Khoa: Công Nghệ Cơ Khí
Email: lethanhnhan@hotec.edu.vn
TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG
BỘ MÔN
CHỦ NHIỆM
ĐỀ TÀI
HIỆU TRƯỞNG
DUYỆT
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017
BM31/QT02/NCKH&HTQT
Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
BM31/QT02/NCKH&HTQT
Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 2
LỜI GIỚI THIỆU
Hàn là phương pháp nối hai hay nhiều chi tiết kim loại thành một mà không thể tháo
rời được bằng cách nung nóng chúng tại vùng tiếp xúc đến trạng thái nóng chảy hay dẻo,
sau đó không dùng áp lực hoặc dùng áp lực để ép chi tiết hàn dính chặt với nhau.
Khi hàn nóng chảy, kim loại bị nóng chảy, sau đó kết tinh hoàn toàn tạo thành mối
hàn.
Ngày nay, Công nghệ hàn ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công
nghiệp như chế tạo máy, xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng, ...Từ đó, nhu cầu
nguồn nhân lực có tay nghề ngày càng phổ biến.
Giáo trình thực tập Hàn nâng cao được biên soạn dựa trên chương trình modun nghề
của ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí và nền tảng cơ sở vật chất của Nhà trường. Cùng với
sự góp ý của những thầy cô trong khoa chuyên ngành nhằm tạo điều kiện cho việc giảng
dạy thực hành nghề và giúp học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản, kỹ năng thực hành
của nghề hàn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 06 năm 2017
BM31/QT02/NCKH&HTQT
Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 3
MỤC LỤC
Bài 1: Nội qui - ATLĐ – Khái niệm về mày hàn Mig, dây hàn, các tư thế hàn ........... 6
1.1 Nội qui xưởng thực hành ........................................................................................... 6
1.2 An toàn lao động ....................................................................................................... 6
1.3 Khái niệm máy hàn, khí bảo vệ mối hàn ................................................................... 7
1.4 Giới thiệu các tư thế hàn ......................................................................................... 10
Bài 2: Hàn điểm (hàn Mig) ............................................................................................. 15
2.1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, phôi liệu ....................................................................... 15
2.2 Trình tự các bước thao tác ....................................................................................... 15
2.3 Các khuyết tật thường gặp và biện pháp khắc phục ................................................ 16
Bài 3: Hàn bằng giáp mí (hàn Mig) ............................................................................... 17
3.1 Đọc và nghiên cứu bản vẽ ....................................................................................... 17
3.2 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, phôi liệu ....................................................................... 18
3.3 Quy trình công nghệ ................................................................................................ 18
3.4 Các khuyết tật thường gặp và biện pháp khắc phục ................................................ 19
Bài 4: Hàn bằng chồng mí (hàn Mig) ............................................................................. 20
4.1 Đọc và nghiên cứu bản vẽ. ...................................................................................... 20
4.2 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, phôi liệu. ...................................................................... 21
4.3 Quy trình công nghệ. ............................................................................................... 21
4.4 Các khuyết tật thường gặp và biện pháp khắc phục ................................................ 22
Bài 5: Hàn bằng góc (hàn Mig) ...................................................................................... 23
5.1 Đọc và nghiên cứu bản vẽ. ...................................................................................... 23
5.2 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, phôi liệu. ...................................................................... 24
5.3 Quy trình công nghệ. ............................................................................................... 24
5.4 Các khuyết tật thường gặp và biện pháp khắc phục ................................................ 25
Bài 6: Hàn bằng chấm ngắt (hàn Mig) .......................................................................... 26
6.1 Đọc và nghiên cứu bản vẽ. ...................................................................................... 26
6.2 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, phôi liệu. ...................................................................... 27
6.3 Quy trình công nghệ. ............................................................................................... 27
6.4 Các khuyết tật thường gặp và biện pháp khắc phục ................................................ 28
Bài 7: Hàn góc đứng (hàn Mig) ..................................................................................... 29
7.1 Đọc và nghiên cứu bản vẽ. ...................................................................................... 29
7.2 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, phôi liệu. ...................................................................... 30
7.3 Quy trình công nghệ. ............................................................................................... 30
7.4 Các khuyết tật thường gặp và biện pháp khắc phục ................................................ 31
Bài 8: Hàn đứng (hàn Mig) ............................................................................................. 32
8.1 Đọc và nghiên cứu bản vẽ. ...................................................................................... 32
8.2 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, phôi liệu. ...................................................................... 33
8.3 Quy trình công nghệ. ............................................................................................... 33
8.4 Các khuyết tật thường gặp và biện pháp khắc phục ................................................ 34
Bài 9: Hàn ngang (hàn Mig) ........................................................................................... 35
9.1 Đọc và nghiên cứu bản vẽ. ...................................................................................... 35
9.2 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, phôi liệu. ...................................................................... 36
9.3 Quy trình công nghệ. ............................................................................................... 36
9.4 Các khuyết tật thường gặp và biện pháp khắc phục ................................................ 37
Bài 10: ATLĐ – Khái niệm về mày hàn Tig, que hàn, các tư thế hàn ........................ 38
10.1 Nội qui xưởng thực hành ....................................................................................... 38
10.2 An toàn lao động ................................................................................................... 38
10.3 Khái niệm máy hàn ............................................................................................... 39
BM31/QT02/NCKH&HTQT
Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 4
10.4 Giới thiệu các tư thế hàn ....................................................................................... 43
Bài 11: Hàn điểm (hàn Tig) ............................................................................................ 47
11.1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, phôi liệu. .................................................................... 47
11.2 Trình tự các bước thao tác. .................................................................................... 47
11.3 Các khuyết tật thường gặp và biện pháp khắc phục .............................................. 48
Bài 12: Hàn bằng giáp mí (hàn Tig) ............................................................................... 49
12.1 Đọc và nghiên cứu bản vẽ. .................................................................................... 49
12.2 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, phôi liệu. .................................................................... 50
12.3 Quy trình công nghệ. ............................................................................................. 50
12.4 Các khuyết tật thường gặp và biện pháp khắc phục .............................................. 51
Bài 13: Hàn bằng chồng mí (hàn Tig) ............................................................................ 52
13.1 Đọc và nghiên cứu bản vẽ. .................................................................................... 52
13.2 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, phôi liệu. .................................................................... 53
13.3 Quy trình công nghệ. ............................................................................................. 53
13.4 Các khuyết tật thường gặp và biện pháp khắc phục .............................................. 54
Bài 14: Hàn bằng góc (hàn Tig) ...................................................................................... 55
14.1 Đọc và nghiên cứu bản vẽ. .................................................................................... 55
14.2 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, phôi liệu. .................................................................... 56
14.3 Quy trình công nghệ. ............................................................................................. 56
14.4 Các khuyết tật thường gặp và biện pháp khắc phục .............................................. 57
Bài 15: Hàn bằng chấm ngắt (hàn Tig) ......................................................................... 58
15.1 Đọc và nghiên cứu bản vẽ. .................................................................................... 58
15.2 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, phôi liệu. .................................................................... 59
15.3 Quy trình công nghệ. ............................................................................................. 59
15.4 Các khuyết tật thường gặp và biện pháp khắc phục .............................................. 60
Bài 16: Hàn góc đứng (hàn Tig) .................................................................................... 61
16.1 Đọc và nghiên cứu bản vẽ. .................................................................................... 61
16.2 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, phôi liệu. .................................................................... 62
16.3 Quy trình công nghệ. ............................................................................................. 62
16.4 Các khuyết tật thường gặp và biện pháp khắc phục .............................................. 63
Bài 17: Hàn đứng (hàn Tig) ............................................................................................ 64
17.1 Đọc và nghiên cứu bản vẽ. .................................................................................... 64
17.2 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, phôi liệu. .................................................................... 65
17.3 Quy trình công nghệ. ............................................................................................. 65
17.4 Các khuyết tật thường gặp và biện pháp khắc phục .............................................. 66
Bài 18: Hàn ngang (hàn Tig) .......................................................................................... 67
18.1 Đọc và nghiên cứu bản vẽ. .................................................................................... 67
18.2 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, phôi liệu. .................................................................... 68
18.3 Quy trình công nghệ. ............................................................................................. 68
18.4 Các khuyết tật thường gặp và biện pháp khắc phục .............................................. 69
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 70
BM31/QT02/NCKH&HTQT
Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 5
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Thực tập Hàn nâng cao
Mã môn học: 3103568
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:
- Vị trí: Thực tập Hàn nâng cao là mô đun chuyên ngành, được bố trí sau khi học
xong mô đun Thực tập Hàn và được học trong học kỳ 4 (học kỳ II năm thứ hai)
- Tính chất: Là mô đun tự chọn, thuộc mô đun thực hành nghề.
- Ý nghĩa và vai trò của môn học: Là mô đun tự chọn có vai trò quan trọng, bổ trợ
tay nghề cho phần thực hành chế tạo, lắp ráp cơ khí; vì trong quá trình thực hiện nghề cần
sử dụng phương pháp hàn để nối các chi tiết, gá lắp cố định thiết bị, ... mới hoàn thành
công việc.
Mục tiêu của môn học:
- Về kiến thức:
- Trình bày được nguyên lý hoạt động của máy Hàn Mig, máy Hàn Tig.
- Trình bày được nguyên lý, cơ chế nóng chảy của dây hàn, que hàn để tạo nên
mối hàn.
- Lập được quy trình hàn.
- Đọc được ký hiệu hàn.
- Phân biệt được ký hiệu của dây hàn, que hàn
- Về kỹ năng:
- Hàn được ở các tư thế: hàn bằng (hàn giáp mí, hàn chồng mí, hàn góc), hàn đứng
(hàn ngang, hàn đứng, hàn góc đứng).
- Chọn phương pháp di chuyển súng hàn, que hàn phù hợp với từng tư thế hàn.
- Điều chỉnh cường độ dòng điện hàn phù hợp với từng loại dây hàn, que hàn, máy
hàn, tư thế hàn.
- Chọn dây hàn, que hàn phù hợp với chiều dày chi tiết.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
- Tự giác trong học tập.
- Tuân thủ các quy định của nhà trường, nội qui của xưởng.
Hàn MIG
Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 6
BÀI 1: NỘI QUI - ATLĐ – KHÁI NIỆM VỀ MÀY HÀN MIG, DÂY HÀN, CÁC
TƯ THẾ HÀN
1.1 Nội qui xưởng thực hành
1.1.1 Quy định về an toàn vệ sinh lao động
Điều 1. Giáo viên, HS-SV phải sử dụng đồ bảo hộ lao động theo đúng quy định của
xưởng.
Điều 2. Giáo viên dạy thực hành phải kiểm tra các điều kiện làm việc như :
2.1 Tình trạng vệ sinh, an toàn nơi làm việc.
2.2 Ánh sáng nơi làm việc.
2.3 Tình trạng hoạt động của máy móc.
2.4 Thực hiện giao nhận ca đúng quy định
2.5 Báo cáo phụ trách xưởng các hiện tượng không đảm bảo an toàn vệ sinh lao
động, tình trang của máy móc, thiết bị, dụng cụ sẽ sử dụng.
Điều 3. HS-SV phải chấp hành nội quy an toàn trong thực hành như : kiểm tra điện
nguồn trước khi vận hành, chỉ sử dụng thiết bị thực hành khi được phép của giáo viên
hướng dẫn.
1.1.2 Quy định trong quá trình thực tập
Điều 4. HS-SV không được tự ý đóng, ngắt điện, điều khiển tháo lắp các cơ cấu của
máy, thiết bị trong xưởng.
Điều 5. HS-SV không được tự ý thay đổi vị trí hoặc dỡ bỏ các biển báo, biển cấm,
các phương tiện phòng cháy chữa cháy trong xưởng.
Điều 6. HS-SV không được đùa giỡn, gây mất trật tự trong xưởng thực hành.
Điều 7. HS-SV không được sử dụng lửa, chất dễ gây cháy nổ, hàn điện vào các việc
khác.
Điều 8. HS-SV không được hút thuốc, ăn trong giờ học, không sử dụng rượu bia
trước và trong giờ học.
Điều 9. Khi thấy có sự cố về điện HS-SV phải báo ngay cho giáo viên.
Điều 10. HS-SV phải luôn giữ gìn mặt bằng Xưởng gọn gàng, sạch sẽ, khô ráo. Kết
thúc giờ thực tập HS-SV phải sắp xếp trang thiết bị, dụng cụ gọn gàng và vệ sinh xưởng.
1.2 An toàn lao động
1.2.1. Kỹ thuật an toàn phòng tránh những ánh sáng do hồ quang phát ra và
những kim loại nóng chảy bắn ra.
Trong quá trình hàn điện hồ quang sinh ra tia tử ngoại, tia hồng ngoại và những tia
sáng thông thường rất mạnh tất cả những tia sáng đó tuy mức độ ảnh hưởng khác nhau
nhưng đều có hại cho sức khoẻ con người. Đồng thời những giọt kim loại bắn ra những vật
hàn nóng bỏng đều có thể làm cho thợ hàn bị bỏng hoặc xảy ra những vụ cháy lớn do đó
khi hàn cần có những biện pháp an toàn sau:
- Lúc làm việc cần trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động: mặt nạ hàn cùng với
kính hàn, găng tay, quần áo,
- Xung quanh nơi làm việc không được để chất dễ cháy và nổ lúc làm việc trên cao
thì phải để những tấm chắn ở dưới vật hàn để tránh khi hàn những giọt kim loại lỏng rơi
xuống làm những người ở dưới bị bỏng hoặc gây nên hoả hoạn.
- Xung quanh nơi làm việc phải để tấm che trước khi mồi hồ quang phải quan sát bên
cạnh để tránh những tia sáng hồ quang ảnh hưởng tới sức khoẻ những người làm việc xung
quanh.
1.2.2. Kỹ thuật an toàn phòng tránh điện giật
Khi công nhân hàn đang làm việc phải hết sức tránh không bị điện giật do đó trong
quá trình thao tác phải có các biện pháp sau:
- Đeo găng tay khi hàn.
Hàn MIG
Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 7
- Kìm hàn phải khô ráo, cách nhiệt, cách điện tốt.
- Vỏ ngoài của máy hàn và cầu giao cần phải tiếp đất tốt tránh tình trạng để hở điện
gây nên tai nạn.
- Tất cả dây dẫn dùng để hàn phải được bảo vệ cách điện tốt tránh tình trạng bị đè
hoặc bị cháy.
- Khi ngắt hoặc đóng cầu giao phải đeo găng tay da khô và phải nghiêng đầu về bên
để tránh tình trạng bị bỏng do tia lửa điện gây nên lúc mở và đóng cầu dao.
- Khi làm việc ở nơi ẩm ướt phải đi giày cao su hoặc dùng tấm gỗ khô để kê dưới
chân.
- Khi làm việc ở nơi thiếu ánh sáng hoặc ban đêm phải trang bị đầy đủ bóng đèn.
- Nếu có người bị điện giật thì phải kịp thời cúp điệ,n tách người bị điện giật ra khỏi
nguồn điện tuyệt đối không dùng tay để kéo người bị điện giật.
1.2.3 Ảnh hưởng của khói hàn
- Không khí “trong lành” nếu như 1m3 không khí sạch chứa ít hơn 5mg khói hàn
nhưng thực tế trong các xưởng hàn thì lượng khói hàn lớn hơn rất nhiều.
- Khi hàn thép không gỉ, hợp kim, một số que hàn thành phần thuốc bọc có chứa flo,
que hàn gang.. nên sử dụng loại mũ hàn cấp khí thở.
1.2.4 Cẩn thận trước sự bắn tóe của kim loại nóng chảy và xỉ hàn
- Khi hàn có rất nhiều tia lửa bắn tóe, nhất là đối với người mới học hàn. Không nên
ở gần mối hàn nóng chảy. Người thợ nên mặc đồ bảo hộ chuyên dùng
- Xung quanh vị trí hàn cần sạch sẽ và không có các tác nhân dễ bắt lửa. Nên bố trí 1
bình cứu hỏa để gần khu vực hàn, phòng khi cháy nổ
1.2.5 Kỹ thuật an toàn phòng chống cháy nổ trúng độc và nguy hại khác
- Khi hàn những thùng chứa chất dễ gây cháy thì phải cọ rửa và để khô sau đó mới
hàn.
- Khi làm việc trong nồi hơi hoặc trong thùng lớn thì cần có hệ thống quạt thông gió.
- Khi làm sạch xỉ hàn cần phải đeo kính trắng đề phòng xỉ bắn vào mắt.
- Cần lưu ý khi gõ xỉ hàn vì xỉ hàn vẫn còn nóng và có thể gây hại cho những vùng
da.
- Khi làm việc trên cao cần đeo dây an toàn và buộc trên giá cố định.
- Chỗ làm việc phải thông thoáng, có hệ thống hút khói trong xưởng hàn.
1.3 Khái niệm máy hàn, khí bảo vệ mối hàn
1.3.1 Máy hàn MIG/MAG
Hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ với điện cực nóng chảy (Gas Metal Arc
Welding) là quá trình liên kết kim loại bằng cách nung kim loại đến nhiệt độ nóng chảy
với hồ quang của điện cực. Điện cực được dùng trong quá trình này là điện cực tiêu hủy
được máy hàn cung cấp liên tục dưới dạng dây và đồng chất với kim loại vật hàn.
Hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ có thể được sử dụng theo 3 quy trình:
- Bán tự động: Dây hàn được cung cấp tự động thông qua máy hàn, còn việc di
chuyển và điều khiển súng hàn được điều khiển bằng tay.
- Hàn tự động: Súng hàn được gắn, kết nối vào tay máy. Người điều khiển sẽ
thường xuyên thiết lập và điều chỉnh quá trình điều khiển để dịch chuyển súng hàn.
- Hàn tự động hoàn toàn: Thiết bị hàn được cài đặt và hoạt động hoàn toàn tự động
mà không có sự điều chỉnh thường xuyên quá trình điều khiển thiết bị bởi người thợ hàn
hay người vận hành.
Hàn MIG
Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 8
Hình 1.1 Hệ thống hàn MIG/MAG
Hình Hệ thống MIG/MAG
a) Với bộ phận cấp dây riêng
b) Bộ phận cấp dây bên trong máy hàn
Hình 1.2 Bình khí và van điều áp
Hàn MIG
Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 9
Hình 1.3 Cấu tạo súng hàn
1.3.2 Khí bảo vệ mối hàn
1.3.2.1 Các loại khí trơ
1. Argon:
Là loại khí được sử dụng phổ biến nhất. Có độ dẫn nhiệt thấp hơn He nhưng năng
lượng cần để ion hóa Ar thấp hơn dẫn tới hiệu ứng độ ngấu sâu và dài như ngón tay. Ar hỗ
trợ kiểu chuyển dịch dọc trục. Khi hàn các hợp kim niken, đồng nhôm, titan, magie đều
nên sử dụng khí bảo vệ 100% là Ar. Bởi vì Ar có năng lượng ion hóa thấp nên dễ tạo hồ
quang. Ar thường là thành phần chính trong các hỗn hợp khí gồm có 2 hay 3 loại khí dùng
trong hàn MIG/MAG. Điều đó làm tăng hiệu suất chuyển dịch của kim loại dây hàn vào
vũng hàn.
2. Heli:
Heli thường được thêm vào thành phần khí bảo vệ khi hàn thép không gỉ và hàn
nhôm. Heli có độ dẫn nhiệt rất cao nên cho bề rộng mối hàn lớn nhưng chiều sâu ngấu lại
ít. Khi trong thành phần khí bảo vệ có thành phần của heli sẽ làm cho hồ quang ổn định
hơn. Ngoài ra, trong thành phần hỗn hợp khí Ar sẽ tác động làm giảm tính chảy loãng kim
loại nền, qua đó chống ăn mòn kim loại. Hỗn hợp Ar và He được sử dụng phổ biến khi hàn
nhôm với vật hàn dày hơn 25mm.
Hàn MIG
Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 10
3. Khí hoạt tính:
Hidro, Oxy, Nito, CO2 là các loại khí hoạt tính.
CO2 là khí trơ ở nhiệt độ phòng nhưng lại trở nên hoạt tính khi ở trong cột hồ
quang và kim loại nóng chảy. Trong cột hồ quang với nguồn năng lượng cao, CO2 phân
ly thành cacbon, CO và O2. Phản ứng phân ly này xảy ra ở cực dương của cột hồ quang.
Tại cực âm của cột hồ quang - bề mặt vật hàn, cacbon và CO2 lại kết hợp với nhau để tạo
thành CO2. Trong suốt quá trình kết hợp này, nguồn năng lượng cao được sinh ra và làm
cho mối hàn có độ rộng và chiều sâu ngấu lớn.
1.3.2.2 Lựa chọn khí bảo vệ
Việc lựa chọn khí bảo vệ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mối hàn. Các tiêu chuẩn
căn cứ lựa chọn khí bảo vệ phù hợp là:
- Dây hàn
- Cơ tính mong muốn của kim loại mối hàn.
- Chiều dày vật hàn và kiểu mối ghép.
- Điều kiện của vật liệu như: sự hiện diện của gỉ sét, ăn mòn, lớp phủ bảo vệ,
dầu nhớt.
- Kiểu chuyển dịch của kim loại vào vũng hàn.
- Vị trí mối hàn trong không gian.
- Độ ngấu của mối hàn.
- Hình dạng mối hàn.
- Chi phí.
Dưới tác dụng của nhiệt lượng hồ quang, khí bảo vệ phản ứng theo nhiều cách
khác nhau. Chiều và độ lớn của dòng điện trong hồ quang ảnh hưởng lớn tới chuyển dịch
của kim loại dây hàn vào vũng hàn. Trong nhiều trường hợp, khí bảo vệ ảnh hưởng tích
cực lên một kiểu chuyển dịch nào đó nhưng lại không phù hợp với kiểu chuyển dịch khác.
Có 3 tiêu chuẩn đặc tính của khí bảo vệ được đặt ra:
- Khả năng ion hóa của các thành phần khí.
- Độ dẫn nhiệt của các thành phần khí bảo vệ.
- Phản ứng hóa học của khí bảo vệ với kim loại dây hàn và vũng hàn.
Argon và heli là hai loại khí được sử dụng để bảo vệ kim loại vững hàn. Năng
lượng ion hóa của Argon và Heli lần lượt là: 15.7eV và 24.5eV. Do vậy Ar dễ được ion
hóa hơn so với He. Chính vì lý do này mà Ar cho khả năng gây hồ quang tốt hơn He.
Độ dẫn nhiệt hay còn gọi là khả năng truyền nhiệt của khí bảo vệ là một căn cứ
quan trọng để lựa chọn khí bảo vệ.
Độ dẫn nhiệt cao sẽ dẫn đến lượng nhiệt được truyền vào vật hàn lớn.
Độ dẫn nhiệt cũng ảnh hưởng lớn đến hình dạng hồ quang và sự phân phối nhiệt
vào mối hàn.
Ar có độ dẫn nhiệt kém hơn so với Hi và He khoảng 10%.
Độ dẫn nhiệt cao của He dẫn đến bề rộng mối hàn lớn và làm giảm chiều sâu ngấu
của mối hàn.
Hỗn hợp khí với một tỉ lệ lớn thành phần là Ar sẽ cho kết quả là chiều sâu ngấu
lớn - hiệu ứng ngón tay. Đó là do Ar có độ dẫn nhiệt thấp hơn.
1.4 Giới thiệu các tư thế hàn
1.4.1 Các chuyển động cơ bản khi hàn
Hàn MIG
Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 11
Hình 1.4 Các chuyển động cơ bản khi hàn
- Chuyển động theo trục que hàn (1) để điều chỉnh chiều dài hồ quang, chuyển động
này phải có tốc độ bằng tốc độ chảy của que hàn thì mới có thể duy trì được hồ quang cháy
ổn định.
- Chuyển động dọc theo trục mối hàn (2) để hàn hết chiều dài mối hàn.
- Chuyển động ngang (3) để bảo đảm chiều rộng của mối hàn.
Phối hợp ba chuyển động trên, có các kiểu chuyển động cơ bản của que hàn sau:
Hình 1.5 Các chuyển động cơ bản của que hàn
1.4.2 Các tư thế hàn trong không gian
Các mối hàn phân bố trong một kết cấu hàn theo vị trí không gian khác nhau. Chia
thành 3 vị trí hàn : sấp (hàn bằng); đứng (hàn đứng, hàn ngang); hàn trần
Hình 1.6 Các tư thế hàn trong không gian
- Xét trong mặt phẳng ngang các mối hàn phân bố từ 00 - 600 thuộc vị trí hàn bằng.
- Những vị trí trong khoảng 600 – 1200 thuộc vị trí hàn đứng, hàn ngang.
- Những vị trí trong khoảng 1200 – 1800 thuộc vị trí hàn trần.
Trong các vị trí trên, vị trí hàn bằng là thuận tiện nhất.
Hàn MIG
Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 12
1.4.3 Các kiểu mối hàn
Hàn MIG
Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 13
1.4.4 Ký hiệu mối hàn
Hàn MIG
Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 14
1.4.5 Bảng tra chế độ hàn
Hàn MIG
Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 15
BÀI 2: HÀN ĐIỂM (HÀN MIG)
2.1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, phôi liệu
- Thiết bị, dụng cụ: Máy hàn, mặt nạ hàn, kìm hàn, bàn chải sắt,...
- Phôi liệu : CT3 với kích thước 200 x 50 x 4 (mm)
- Trang bị bảo hộ lao động (áo xưởng, găng tay, tạp dề, ...)
- Kiểm tra lại máy hàn, các dụng cụ hàn cho đầy đủ và bảo đảm an toàn lao động.
2.2 Trình tự các bước thao tác
TT CÁC BƯỚC
THỰC HIỆN
HÌNH VẼ DỤNG CỤ,
THIẾT BỊ
YÊU CẦU
KỸ
THUẬT
1 Chuẩn bị phôi
- Nắn phẳng làm
sạch bề mặt chi tiết.
- Lấy dấu đều trên
toàn bộ bề mặt chi
tiết.
- Đặt phôi trên bàn
hàn.
- Các điểm có đường kính
10mm và cách nhau 20mm
- Búa, đe, bàn
chải sắt
- Thước lá
- Phấn
- Phẳng và
làm sạch bề
mặt chi tiết.
- Các điểm
có đường
kính 10mm
và cách
nhau 20mm
2 Chọn chế độ hàn:
(tra bảng chế độ
hàn)
Xác định và điều
chỉnh lưu lượng khí
ra của khí bảo vệ.
- Lưu lượng khí ra.
Xác định và điều
chỉnh máy hàn theo
các thông số sau:
- Hiệu điện thế hàn.
- Tốc độ cấp dây.
Xác định cường độ
dòng điện hàn.
Xác định tốc độ di
chuyển súng hàn.
Chọn phương pháp
di chuyển súng hàn
Xác định các góc
độ của súng hàn so
với vật hàn.
- Lưu lượng khí ra: 15 l/phút
- Chiều dày vật liệu hàn: 4mm
- Đường kính dây hàn: 0,9mm
- Hiệu điện thế hàn: Uh= 22V.
- Tốc độ cấp dây: 6,4 m/phút
- Cường độ dòng điện hàn:
Ih=175A.
- Tốc độ di chuyển súng hàn:
0,5 m/phút.
- Phương pháp di chuyển súng
hàn: Hàn điểm
- Các góc độ của súng hàn so
với vật hàn: 50 ÷ 100
Thiết bị hàn
MIG trọn bộ.
An toàn,
chuẩn xác.
3 Mở máy hàn, hiệu
chỉnh thông số
hàn
- Tiến hành hàn
theo dấu vạch trên
phôi.
- Máy hàn
- Mặt nạ hàn,
kìm hàn
- Hàn điểm
tròn, đều
đúng vị trí
lấy dấu
4 Tắt máy, lấy phôi - Kềm hàn
Hàn MIG
Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 16
5 Kiểm tra các
khuyết tật và khắc
phục
- Bàn chải sắt - Mối hàn
tròn đều
- Không
khuyết tật.
- Đúng vị trí
2.3 Các khuyết tật thường gặp và biện pháp khắc phục
TT Các sai hỏng
thường gặp
Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1
2
3
- Mối hàn bị rổ khí.
- Mối hàn không
ngấu
- Đường hàn chảy
tan không đều.
- Khí bảo vệ mối hàn cung cấp
không đủ.
- Anh hưởng của môi trường
(gió ) làm cho khí ra không
bảo vệ được mối hàn.
- Cường độ dòng điện hàn quá
thấp (tốc độ cấp dây quá thấp).
- Tốc độ cấp dây quá cao.
- Điều chỉnh lưu lượng
khí bảo vệ hợp lý.
- Có biện pháp che chắn
khi hàn.
- Tăng tốc độ cấp dây
hàn cho hợp lý.
- Giảm tốc độ cấp dây
cho hợp lý.
Hàn MIG
Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 17
BÀI 3: HÀN BẰNG GIÁP MÍ (HÀN MIG)
3.1 Đọc và nghiên cứu bản vẽ
Hàn MIG
Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 18
3.2 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, phôi liệu
- Thiết bị, dụng cụ: Máy hàn, mặt nạ hàn, kìm hàn, bàn chải sắt,...
- Phôi liệu : CT3 với kích thước 200 x 50 x 4 (mm)
- Trang bị bảo hộ lao động (áo xưởng, găng tay, tạp dề, ...)
- Kiểm tra lại máy hàn, các dụng cụ hàn cho đầy đủ và bảo đảm an toàn lao động.
3.3 Quy trình công nghệ
TT CÁC BƯỚC
THỰC HIỆN
HÌNH VẼ DỤNG CỤ,
THIẾT BỊ
YÊU CẦU
KỸ
THUẬT
1 Chuẩn bị phôi
- Nắn phẳng làm
sạch bề mặt chi tiết.
- Lấy dấu đều trên
toàn bộ bề mặt chi
tiết.
- Đặt phôi trên bàn
hàn.
- Búa, đe, bàn
chải sắt
- Thước lá
- Phấn
- Phẳng và
làm sạch bề
mặt chi tiết.
- Đúng kích
thước.
2 Chọn chế độ hàn:
(tra bảng chế độ
hàn)
Xác định và điều
chỉnh lưu lượng khí
ra của khí bảo vệ.
- Lưu lượng khí ra.
Xác định và điều
chỉnh máy hàn theo
các thông số sau:
- Hiệu điện thế hàn.
- Tốc độ cấp dây.
Xác định cường độ
dòng điện hàn.
Xác định tốc độ di
chuyển súng hàn.
Chọn phương pháp
di chuyển súng hàn
Xác định các góc
độ của súng hàn so
với vật hàn.
- Lưu lượng khí ra: 15 l/phút
- Chiều dày vật liệu hàn: 4mm
- Đường kính dây hàn: 0,9mm
- Hiệu điện thế hàn: Uh= 22V.
- Tốc độ cấp dây: 6,4 m/phút
- Cường độ dòng điện hàn:
Ih=175A.
- Tốc độ di chuyển súng hàn:
0,5 m/phút.
- Phương pháp di chuyển súng
hàn
- Các góc độ của súng hàn so
với vật hàn
Thiết bị hàn
MIG trọn bộ.
An toàn,
chuẩn xác.
3 Mở máy hàn, hiệu
chỉnh thông số
hàn:
- Tiến hành hàn
theo dấu vạch trên
phôi.
- Máy hàn
- Mặt nạ hàn,
kìm hàn
- Hàn điểm
tròn, đều
đúng vị trí
lấy dấu
Hàn MIG
Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 19
4 Trình tự hàn:
- Hàn đính
- Tiến hành hàn
- Kết thúc quá trình
hàn (tắt máy, làm
sạch đường hàn,
kiểm tra chất lượng
mối hàn)
- Thiết bị hàn
MIG trọn bộ,
kềm cắt dây
hàn, kềm kẹp
phôi, búa, đe,
thước đo
vuông góc.
- Thiết bị hàn
MIG trọn bộ,
kềm cắt dây
hàn, kềm kẹp
phôi.
- Bàn chải
sắt, kềm kẹp
phôi.
- Chắc chắn,
chi tiết
không cong
vênh, đảm
bảo vuông
góc giữa hai
chi tiết.
- Đúng tư
thế, thao
động tác.
- Đảm bảo
không bị
khuyết tật,
đúng yêu
cầu kỹ thuật
của bản vẽ.
5 Kiểm tra các
khuyết tật và khắc
phục
- Bàn chải sắt - Mối hàn
tròn đều
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_thuc_tap_han_nang_cao_trinh_do_cao_dang.pdf