Giáo trình Thực tập động cơ đốt trong

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỰC TẬP ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG Biên soạn: ThS. Nguyễn Văn Bản www.hutech.edu.vn Tài Liệu Lưu Hành Tại HUTECH THỰC TẬP ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG Ấn bản 2017 2 BÀI 1: PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG DỤNG CỤ-THIẾT BỊ MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................... 2 HƢỚNG DẪN ............................................................................................................. 8 PHƢƠNG

pdf98 trang | Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 22/02/2024 | Lượt xem: 74 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Thực tập động cơ đốt trong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁP SỬ DỤNG DỤNG CỤ-THIẾT BỊ ............................................................ 10 BÀI 1: AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XƢỞNG ................................................................. 10 1.1 Mục đích ....................................................................................................... 10 1.1.1 Các tai nạn thường gặp trong xưởng ................................................................ 10 1.1.2 Các biện pháp đề phòng tai nạn....................................................................... 11 1.1.3 Cách sơ cứu các tai nạn .................................................................................. 12 1.1.4 A). PHƢƠNG PHÁP CẤP CỨU TẠM THỜI CÁC VẾT THƢƠNG: .................................................. 12 Phòng cháy chữa cháy .................................................................................... 13 1.1.5 KHÁI QUÁT VỀ DỤNG CỤ ĐỒ NGHỀ .............................................................................. 14 1.2 DỤNG CỤ CẦM TAY ................................................................................................. 14 1.3 DỤNG CỤ KIỂM TRA ................................................................................................ 24 1.4 THỰC TẬP ............................................................................................................... 29 THỰC TẬP CƠ BẢN ..................................................................................................... 30 BÀI 2: PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ ........................................................ 30 2.1 Căn cứ vào hệ thống khởi động ....................................................................... 31 2.1.1 Căn cứ vào xú pap ......................................................................................... 31 2.1.2 Nội dung thực tập .......................................................................................... 31 2.1.3 PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHẾT TRÊN .................................................................. 32 2.2 Căn cứ vào dấu trên puly và bánh đà ............................................................... 32 2.2.1 Căn cứ vào sự trùng điệp của xú páp ............................................................... 32 2.2.2 Dùng que dò ................................................................................................. 33 2.2.3 Phương pháp ½ cung quay ............................................................................. 33 2.2.4 Nội dung thực tập .......................................................................................... 34 2.2.5 XÁC ĐỊNH THỨ TỰ CÔNG TÁC CỦA ĐỘNG CƠ .................................................................. 34 2.3 Căn cứ vào tài liệu kỹ thuật ............................................................................ 35 2.3.1 Quan sát trên động cơ .................................................................................... 35 2.3.2 Quan sát sự đóng mở của xú pap..................................................................... 36 2.3.3 Phần thực hành ............................................................................................. 36 2.3.4 PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH KHE HỞ NHIỆT CỦA XÚ PAP .................................................. 37 2.4 Phương pháp tổng quát .................................................................................. 38 2.4.1 Phương pháp cặp máy song hành .................................................................... 40 2.4.2 Phương pháp điều chỉnh động ......................................................................... 41 2.4.3 Phần thực hành ............................................................................................. 41 2.4.4 PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA ÁP SUẤT NÉN CỦA ................................................................. 41 2.5 Phương pháp thực hiện ................................................................................... 42 2.5.1 BÀI 1: PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG DỤNG CỤ-THIẾT BỊ 3 Đánh giá kết quả ........................................................................................... 43 2.5.2 Thực tập ....................................................................................................... 45 2.5.3 PHƢƠNG PHÁP CÂN CAM ...................................................................................45 2.6 Hệ thống phân phối khí kiểu OHC, truyền động đai: ........................................... 46 2.6.1 Hệ thống phân phối khí kiểu OHV, truyền động xích: .......................................... 47 2.6.2 Đối với động cơ cũ ......................................................................................... 48 2.6.3 Một vài kiểu dấu cam khác: ............................................................................. 49 2.6.4 THỰC TẬP ............................................................................................................50 2.7 PHƢƠNG PHÁP THÁO RÃ ĐỘNG CƠ ............................................................................51 BÀI 3: THÁO NẮP MÁY VÀ CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ ......................................................51 3.1 THÁO BÁNH ĐÀ .................................................................................................56 3.2 THÁO CÁC-TE CHỨA DẦU ...................................................................................56 3.3 THÁO PISTON-THANH TRUYỀN..........................................................................57 3.4 THÁO TRỤC KHUỶU ...........................................................................................59 3.5 THÁO CƠ CẤU TRUYỀN ĐỘNG XÍCH .....................................................................60 3.6 Tháo cơ cấu OHC ........................................................................................... 60 3.6.1 Tháo cơ cấu OHV ........................................................................................... 61 3.6.2 THỰC TẬP..........................................................................................................62 3.7 PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA ĐỘNG CƠ .................................63 BÀI 4: KIỂM TRA NẮP MÁY ...........................................................................................63 4.1 Làm sạch ...................................................................................................... 63 4.1.1 Kiểm tra các bề mặt lắp ghép .......................................................................... 64 4.1.2 Kiểm tra vết nứt ............................................................................................ 64 4.1.3 KIỂM TRA CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ ....................................................................65 4.2 Kiểm tra cơ cấu OHC- truyền động đai .............................................................. 65 4.2.1 Kiểm tra xú pap ............................................................................................. 67 4.2.2 Kiểm tra lò xo xú pap ..................................................................................... 69 4.2.3 Kiểm tra trục cam .......................................................................................... 71 4.2.4 Kiểm tra con đội ............................................................................................ 74 4.2.5 Kiểm tra cơ cấu OHC-truyền động xích ............................................................. 74 4.2.6 Kiểm tra cơ cấu OHV-truyền động xích ............................................................. 75 4.2.7 Kiểm tra trục cam .......................................................................................... 75 4.2.8 PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA THÂN MÁY-XILANH .....................................................77 4.3 KIỂM TRA PISTON - XÉC MĂNG - THANH TRUYỀN - TRỤC PISTON ......................78 4.4 Tháo rã-làm sạch ........................................................................................... 78 4.4.1 Kiểm tra khe hở giữa lỗ piston và trục piston ..................................................... 79 4.4.2 Kiểm tra khe hở lắp ghép giữa piston và xilanh .................................................. 80 4.4.3 Kiểm tra xéc măng ......................................................................................... 80 4.4.4 Kiểm tra thanh truyền .................................................................................... 81 4.4.5 Kiểm tra trục khuỷu ....................................................................................... 83 4.4.6 THỰC TẬP ............................................................................................................85 4.5 4 BÀI 1: PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG DỤNG CỤ-THIẾT BỊ PHƢƠNG PHÁP LẮP ĐỘNG CƠ .................................................................................... 86 BÀI 5: LẮP TRỤC KHUỶU .............................................................................................. 86 5.1 LẮP TRỤC PISTON VÀ XÉC MĂNG........................................................................ 88 5.2 LẮP PISTON-THANH TRUYỀN-XÉC MĂNG VÀO XILANH ...................................... 89 5.3 LẮP CÁC TE ....................................................................................................... 90 5.4 LẮP NẮP MÁY .................................................................................................... 90 5.5 LẮP BỘ TRUYỀN ĐỘNG ĐAI ............................................................................... 92 5.6 CƠ CẤU OHC-TRUYỀN ĐỘNG XÍCH ..................................................................... 93 5.7 CƠ CẤU OHV-TRUYỀN ĐỘNG XÍCH ..................................................................... 96 5.8 THỰC TẬP ............................................................................................................ 97 5.9 HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG DUNG BỘ CHẾ HÕA KHÍ ............................... 98 BÀI 6: NHIỆM VỤ, PHÂN LOẠI HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU .............................................................. 98 6.1 CẤU TRÚC - NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG ................................................................. 99 6.2 Thùng nhiên liệu ............................................................................................ 99 6.2.1 Ống dẫn nhiên liệu....................................................................................... 100 6.2.2 Lọc nhiên liệu .............................................................................................. 100 6.2.3 Bơm nhiên liệu ............................................................................................ 101 6.2.4 Hệ thống thu hồi hơi nhiên liệu ...................................................................... 103 6.2.5 Bộ chế hòa khí ............................................................................................ 104 6.2.6 BỘ CHẾ HÒA KHÍ HAI BUỒNG HỖN HỢP........................................................... 108 6.3 Mạch sơ cấp tốc độ chậm .............................................................................. 108 6.3.1 Tốc độ cầm chừng ....................................................................................... 109 6.3.2 Mạch chạy chậm .......................................................................................... 110 6.3.3 Mạch tốc độ cao sơ cấp ................................................................................ 111 6.3.4 Mạch thứ cấp tốc độ chậm ............................................................................ 112 6.3.5 Mạch thứ cấp tốc độ cao ............................................................................... 113 6.3.6 Mạch làm đậm............................................................................................. 114 6.3.7 Bơm tăng tốc .............................................................................................. 115 6.3.8 Hệ thống bướm gió tự động .......................................................................... 116 6.3.9 Cơ cấu điều khiển bướm gió mở một phần cb ................................................ 117 6.3.10 Cơ cấu điều khiển bướm gió mở hoàn toàn co ................................................ 119 6.3.11 Cơ cấu cầm chừng nhanh ............................................................................ 120 6.3.12 Cơ cấu điều khiển vị trí bướm ga tp .............................................................. 120 6.3.13 Bơm tăng tốc phụ AAP ................................................................................ 122 6.3.14 KIỂM TRA BỘ CHẾ HÒA KHÍ ............................................................................. 122 6.4 Kiểm tra mực nhiên liệu trong buồng phao...................................................... 122 6.4.1 Kiểm tra cơ cấu điều khiển bướm gió mở tự động ............................................ 123 6.4.2 Kiểm tra bộ điều khiển bướm gió mở một phần ............................................... 124 6.4.3 Kiểm tra bộ điều khiển bướm gió mở một phần kiểu 2 màng ............................. 124 6.4.4 Kiểm tra bộ điều khiển bướm gió mở hoàn toàn ............................................... 125 6.4.5 Kiểm tra bơm tăng tốc phụ ........................................................................... 125 6.4.6 BÀI 1: PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG DỤNG CỤ-THIẾT BỊ 5 Kiểm tra van điều khiển thông khí OVCV ......................................................... 125 6.4.7 Kiểm tra bộ điều khiển bướm gió mở một phần khi động cơ nóng ....................... 126 6.4.8 Kiểm tra bộ điều khiển bướm gió mở hoàn toàn khi động cơ nóng ...................... 126 6.4.9 Bơm tăng tốc phụ khi động cơ nóng: AAP ...................................................... 127 6.4.10 Kiểm tra sự hoạt động bơm tăng tốc phụ AAP ................................................ 127 6.4.11 12. KIỂM TRA BƠM TĂNG TỐC CHÍNH ........................................................... 128 6.4.12 kiểm tra và điều chỉnh bộ chống trả bướm ga đột ngột DP ............................... 128 6.4.13 Các bộ phận của bộ chế hòa khí ................................................................... 129 6.4.14 PHƢƠNG PHÁP THÁO BỘ CHẾ HÒA KHÍ TỪ ĐỘNG CƠ .......................................131 6.5 THÁO RÃ BỘ CHẾ HÒA KHÍ...............................................................................131 6.6 PHẦN NẮP BỘ CHẾ HÒA KHÍ .......................................................................... 131 6.6.1 Tháo rã phần thân bộ chế hòa khí .................................................................. 134 6.6.2 KIỂM TRA CÁC CHI TIẾT ..................................................................................137 6.7 LẮP BỘ CHẾ HÒA KHÍ ......................................................................................138 6.8 LẮP CÁC BỘ PHẬN TRÊN NẮP BỘ CHẾ HÒA KHÍ ............................................... 141 6.8.1 ĐIỀU CHỈNH BỘ CHẾ HÒA KHÍ VÀ BƠM XĂNG ......................................................144 6.9 Kiểm tra bộ chế hòa khí ................................................................................ 144 6.9.1 Kiểm tra bơm xăng ...................................................................................... 151 6.9.2 ĐIỀU CHỈNH BỘ CHẾ HÒA KHÍ TRÊN ÔTÔ .......................................................153 6.10 Yêu cầu..................................................................................................... 153 6.10.1 Kiểm tra và điều chỉnh tốc độ cầm chừng ...................................................... 153 6.10.2 Điều chỉnh cầm chừng nhanh ....................................................................... 154 6.10.3 HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DIESEL ................................................................................156 BÀI 7: NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL .156 7.1 Nhiệm vụ .................................................................................................... 156 7.1.1 Yêu cầu của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ Diesel .................................. 156 7.1.2 Phân loại của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel ............................................. 157 7.1.3 Sơ đồ hệ thống nhiên liệu trên động cơ diesel .................................................. 157 7.1.4 KIM PHUN..........................................................................................................158 7.2 Xác định kim phun hư hỏng trên động cơ ........................................................ 159 7.2.1 Tháo kim phun từ động cơ ............................................................................ 160 7.2.2 Kiểm tra kim phun trên bàn thử ..................................................................... 160 7.2.3 Tháo rời các chi tiết kim phun ........................................................................ 162 7.2.4 Phục hồi sửa chữa kim phun .......................................................................... 162 7.2.5 Phương pháp ráp kim phun ........................................................................... 163 7.2.6 BƠM CAO ÁP PF ...................................................................................................164 7.3 Xác định hư hỏng bơm cao áp PF trên động cơ ................................................. 164 7.3.1 Tháo bơm cao áp PF từ trên động cơ .............................................................. 165 7.3.2 Tháo rời bơm cao áp PF ................................................................................ 165 7.3.3 Kiểm tra sửa chữa bơm cao áp PF .................................................................. 167 7.3.4 Phương pháp ráp bơm PF .............................................................................. 168 7.3.5 6 BÀI 1: PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG DỤNG CỤ-THIẾT BỊ Cân bơm PF lên động cơ ............................................................................... 169 7.3.6 BƠM CAO ÁP PE ................................................................................................... 171 7.4 Phương pháp xác định hư hỏng bơm PE trên động cơ ....................................... 172 7.4.1 Tháo bơm PE từ trên động cơ ........................................................................ 172 7.4.2 Tháo rời bơm PE .......................................................................................... 172 7.4.3 Kiểm tra sửa chữa bơm PE ............................................................................ 174 7.4.4 Ráp bơm cao áp PE ...................................................................................... 175 7.4.5 Cân chỉnh bơm cao áp PE trên băng thử ......................................................... 176 7.4.6 Cân bơm cao áp PE lên động cơ ..................................................................... 179 7.4.7 BƠM CAO ÁP VE ................................................................................................... 180 7.5 Xác định hư hỏng bơm VE trên động cơ .......................................................... 181 7.5.1 Tháo bơm VE từ trên động cơ ........................................................................ 181 7.5.2 Tháo rời các chi tiết bơm VE .......................................................................... 181 7.5.3 Kiểm tra sửa chữa ....................................................................................... 188 7.5.4 4.5 LẮP BƠM CAO ÁP VE ....................................................................................... 189 Kiểm tra và cân bơm cao áp VE trên băng thử ................................................. 196 7.5.5 4.6.8 Kiểm tra sau điều chỉnh.......................................................................... 203 Cân bơm VE lên động cơ ............................................................................... 204 7.5.6 HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DIESEL ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ............................................. 207 7.6 HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ LÀM MÁT .......................................................................... 209 BÀI 8: A. HỆ THỐNG BÔI TRƠN ................................................................................... 209 CHỨC NĂNG: ....................................................................................................... 209 NGUYÊN LÝ BÔI TRƠN THUỶ ĐỘNG ................................................................. 209 8.1 CẤU TRÚC VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG ........................................ 210 8.2 CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT VÀI CHI TIẾT CÓ TRONG HỆ THỐNG .............................. 212 8.3 Lưới lọc ...................................................................................................... 212 8.3.1 Bơm nhớt ................................................................................................... 212 8.3.2 Hệ thống điều tiết áp suất nhớt ..................................................................... 213 8.3.3 Lọc nhớt ..................................................................................................... 214 8.3.4 Làm mát nhớt ............................................................................................. 214 8.3.5 Dầu bôi trơn................................................................................................ 215 8.3.6 Chỉ thị áp lực của dầu làm trơn ...................................................................... 218 8.3.7 KIỂM TRA BẢO DƢỠNG HỆ THỐNG LÀM TRƠN.................................................. 219 8.4 Bảo dưỡng hệ thống làm trơn ........................................................................ 219 8.4.1 Kiểm tra hệ thống làm trơn ........................................................................... 221 8.4.2 HỆ THỐNG LÀM MÁT BẰNG KHÔNG KHÍ ........................................................... 228 8.5 HỆ THỐNG LÀM MÁT BẰNG CHẤT LỎNG ........................................................... 229 8.6 Bố trí ở đường nước vào ........................................................................................ 230 Bố trí ở đường nước ra trên nắp máy ...................................................................... 231 Bơm nước ................................................................................................... 232 8.6.1 Van hằng nhiệt ............................................................................................ 232 8.6.2 BÀI 1: PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG DỤNG CỤ-THIẾT BỊ 7 QUẠT LÀM MÁT ............................................................................................ 233 8.6.3 Dẫn động quạt làm mát ................................................................................ 233 8.6.4 Két nước ..................................................................................................... 235 8.6.5 Bình nước dự trữ .......................................................................................... 236 8.6.6 Chỉ thị nhiệt độ nước làm mát........................................................................ 237 8.6.7 BẢO DƢỠNG - KIỂM TRA HỆ THỐNG LÀM MÁT ..................................................237 8.7 Thay nước làm mát ...................................................................................... 237 8.7.1 Kiểm tra van hằng nhiệt ............................................................................... 238 8.7.2 Kiểm tra nắp két nước .................................................................................. 239 8.7.3 Kiểm tra sự rò rỉ của hệ thống làm mát .......................................................... 240 8.7.4 Thay bơm nước ............................................................................................ 240 8.7.5 THÍ NGHIỆM VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ ...........................................................................241 BÀI 9: PHƢƠNG PHÁP VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ .........................................................................241 9.1 Kiểm tra trước khi khởi động động cơ ............................................................. 241 9.1.1 Kiểm tra sau khi khởi động động cơ ................................................................ 242 9.1.2 THÍ NGHIỆM ĐỘNG CƠ ..........................................................................................242 9.2 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................243 8 BÀI 1: PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG DỤNG CỤ-THIẾT BỊ HƢỚNG DẪN MÔ TẢ MÔN HỌC Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản nhất về cấu trúc và nguyên lý hoạt động của động cơ đột trong. Giúp cho sinh viên nhận thức, hiểu biết về ngành nghề và an toàn trong công việc. Nội dung chính của học phần này bao gồm các kiến thức về thực hành tháo lắp, cách chẩn đoán, phương pháp đo kiểm và sửa chữa những hư hỏng các chi tiết, các cụm tổng thành của đông cơ đốt trong. Môn học cũng trang bị cho người học cách sử dụng các loại dụng cụ trong ngành ô tô có khoa học và chính xác. NỘI DUNG MÔN HỌC  Bài 1: Phương pháp sử dụng dụng cụ- Thiết bị  Bài 2: Các bài thực tập cơ bản  Bài 3: Phương pháp tháo rã động cơ  Bài 4: Kiểm tra các chi tiết của động cơ  Bài 5: Phương pháp lắp động cơ  Bài 6: Hệ thống nhiên liệu động cơ đánh lửa cưỡng bức  Bài 7: Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel  Bài 8: Hệ thống bôi trơn làm mát  Bài 9: Vận hành thí nghiệm động cơ KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ Môn học “Thực tập động cơ đốt trong“ đòi hỏi sinh viên phải học trước học phần: Động cơ đốt trong; Dung sai kỹ thuật đo YÊU CẦU MÔN HỌC Sinh viên phải dự học đầy đủ các buổi lên lớp và phải tham gia thực tập, thảo luận nhóm. Tự thực hiện các bài thực tập theo yêu cầu của giáo viên chuyên môn BÀI 1: PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG DỤNG CỤ-THIẾT BỊ 9 CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC Để học tốt môn này, sinh viên cần ôn tập các bài đã học, thảo luận các câu hỏi và trình bày phần thảo luận trên lớp; đọc trước bài mới và tìm thêm các thông tin liên quan đến bài học, thực hiện các bài thực tập trên mô hình động cơ, tự rèn luyện kỹ năng chuyên môn theo hướng dẫn của giáo viên PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC Môn học được đánh giá gồm:  Điểm thi kết thúc môn học: lấy trung bình cộng các bài kiểm tra. Hình thức và nội dung do GV quyết định, phù hợp với quy chế đào tạo và tình hình thực tế tại nơi tổ chức học tập. 10 BÀI 1: PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG DỤNG CỤ-THIẾT BỊ PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG BÀI 1: DỤNG CỤ-THIẾT BỊ Sau khi học xong bài này, sinh viên có thể: - Nắm được các nguyên tắc an toàn lao động - Nắm được những dụng cụ đồ nghề và trang thiết bị trong ngành ô tô; - Biết phân loại được dụng cụ đồ nghề; - Biết cách lựa chọn và sử dụng đúng đồ nghề AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XƢỞNG 1.1 Mục đích 1.1.1  Mục đích của an toàn lao động không những bảo vệ tính mạng của sinh viên,giáo viên và những người xung quanh mà còn tập cho họ những đức tính ôn hòa và cẩn thận trong khi làm việc tại cơ xưởng.  Cần phải cẩn thận để tránh xảy ra tai nạn lao động, việc bất cẩn sẽ gây ra nhiều mối nguy hiểm cho bản thân mình và tập thể trường lớp, ảnh hưởng tới tương lai chúng ta, gia dình và xã hội.  Muốn rèn luyện những đức tính tốt, sinh viên cần được hướng dẫn rõ ràng và tuân theo nội qui an toàn của xưởng. Các tai nạn thƣờng gặp trong xƣởng 1.1.2 - Những tai nạn có thể xảy ra do các nguyên nhân sau: + Thiếu sự chú ý, đùa giỡn trong lúc làm việc. + Những thói quen xấu, cẩu thả và tính lười biếng. + Không nghe lời chỉ dẫn và dìu dắt của giáo viên hướng dẫn hoặc quản đốc. + Sử dụng máy móc không đúng phương pháp. BÀI 1: PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG DỤNG CỤ-THIẾT BỊ 11 + Không bảo trì thường xuyên các máy móc dụng cụ. Các biện pháp đề phòng tai nạn 1.1.3 - Ngay từ lúc vào xưởng, để đề phòng những tai nạn có thể xảy ra chúng ta phải chú trọng và áp dụng những biện pháp ngừa sau: a) Vấn đề vệ sinh trong cơ xƣởng :  Xưởng động cơ cần được bố trí rộng rãi thoáng khí. Khói động cơ thải ra hoà với không khí có thể làm hại đến sức khỏe, sẽ rất độc nếu ta hít quá nhiều khí C02 và C0. Do vậy ở các xứ lạnh, cơ xưởng không tiếp xúc với ngoài trời, thường có ống dẫn khí thải của động cơ ra ngoài nằm dưới hay treo lên trên cao.  Không khạc nhổ xuống nền xưởng, giấy và vải vụn phải bỏ thùng rác có nắp đậy. Tránh đổ dầu nhờn xuống nền xưởng để khỏi làm tổn thất và khỏi bị trượt b) Vấn đề sử dụng dụng cụ : 1- Phải sử dụng dụng cụ đúng mục đích, đúng phương pháp theo chỉ dẫn. 2- Không được sử dụng các dụng cụ đã hư hỏng không sử dụng được. 3- Phải kiểm soát thường xuyên và lau chùi sạch sẽ dụng cụ sau khi sử dụng. 4- Sắp xếp ngăn nắp vào tủ hay bảng treo để khỏi bị mất thì giờ tìm kiếm. c) Vấn đề sử dụng máy móc :  Các bộ phận quay tròn lộ thiên như dây đai, cánh quạt phải được bao bọc cẩn thận.  Sử dụng máy móc theo sự chỉ dẫn của giáo viên.  Không được rờ mó những dụng cụ, máy móc chưa học hoặc không có những chỉ dẫn của giáo viên.  Trước khi dời máy đang sử dụng phải ngừng máy (STOP). Muốn thay đổi tốc độ máy đang sử dụng, vô dầu mỡ hoặc lau chùi máy phải đợi máy ngừng hẳn rồi mới tiến hành.  Bảo trì cẩn thận, lau chùi máy thật sạch mỗi khi sử dụng xong, thoa dầu mỡ vào các bộ phận rỉ sét. d) Vấn đề phòng hỏa hoạn và cứu hỏa :  Không được hút thuốc trong cơ xưởng.  Không nên đem tất cả các chất gây cháy nổ vào xưởng.  Trường hợp có hỏa hoạn cố gắng phủ kín và dập tắt nơi đang cháy bằng bình chữa cháy. 12 BÀI 1: PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG DỤNG CỤ-THIẾT BỊ e). Vấn đề kê kích, đội xe :  Sử dụng loại kích hoặc con đội phù hợp với trọng lượng của xe.  Trước khi đội xe lên hoặc hạ xuống ta phải chêm cẩn thận, cần hô to cho đồng nghiệp biết để đảm bảo không có ai ở gần hoặc dưới gầm xe. ... Chọn căn lá có trị số đúng theo yêu cầu của nhà chế tạo, điều chỉnh khe hở xú pap hút và thải của xilanh số 1. 3. Căn cứ vào chiều quay, số xilanh, số kỳ và thứ tự công tác của động cơ, điều chỉnh khe hở xú pap của các xilanh còn lại. VÍ DỤ 1: Điều chỉnh khe hở cơ cấu phân phối khí của động cơ Diesel 2 kỳ, 6 xilanh, dùng xú pap để thải. Khe hở xú pap 0,35mm và thứ tự công tác là 1–5–3-6–2-4. 1. Quay trục khuỷu theo chiều quay sao cho xú pap thải của xilanh số 1 vừa đóng lại (Cuối thải). 2. Tiếp tục quay theo chiều quay một góc từ 90° đến 120°. 3. Dùng căn lá có bề dày 0,35mm, điều chỉnh khe hở các xú pap thải của xilanh số 1. 4. Do đặc điểm, động cơ 2 kỳ, 6 xilanh. Tiếp tục quay theo chiều quay một góc 360/6 = 60° Điều chỉnh khe hở các xú pap thải của xilanh số 5. 5. Tiếp tục, điều chỉnh khe hở các xú pap thải của các xilanh theo thứ tự 3–6–2–4 . VÍ DỤ 2: Động cơ 4 xilanh 4 kỳ, thứ tự công tác 1–3–4–2. Dùng cơ cấu DOHC, khe hở xú pap hút và thải lần lượt là 0,15mm và 0,20mm. 1. Quay trục khuỷu theo chiều quay cho piston xilanh số 1 ở cuối kỳ nén. BÀI 2: THỰC TẬP CƠ BẢN 39 2. Dùng căn lá đo khe hở giữa lưng cam và đuôi con đội của các xú pap hút xilanh số 1. Ví dụ: khe hở là A. 3. Dùng dụng cụ chuyên dùng, lấy các miếng shim của xú pap hút và sử dụng pan me xác định bề dày T của chúng. Nếu gọi N là bề dày miếng shim cần thay thế. Ta có: N= T + (A – 0,15mm) 4. Lựa chọn đúng bề dày miếng shim mới là N và đưa nó vào đuôi con đội của xú pap hút. 5. Chọn bề dày miếng shim của xú pap thải N= T + (A – 0,20mm) và đưa chúng vào đúng vị trí của nó. Ví dụ: A= 0,20mm , T= 2,45mm Vậy N= 2,45 + (0,20 – 0,15)= 2,50mm. Theo bảng bên dưới, miếng shim mới có bề dày 2,50mm tương ứng với shim có mã số 13. 40 BÀI 2: THỰC TẬP CƠ BẢN 6. Quay theo chiều quay một góc180°. Tương tự, lựa chọn bề dày các miếng shim của xilanh số 3 và đưa nó vào đúng vị trí. 7. Tiếp tục công việc trên cho xilanh số 4 và xilanh số 2. Phƣơng pháp cặp máy song hành 2.4.2 Phương pháp này dựa vào các piston song hành để điều chỉnh xú pap. Thí dụ: Động cơ trên mô hình là động cơ 4 xilanh, 4 kỳ, piston xilanh 1 song hành với piston xilanh 4; piston xilanh số 2 song hành với piston xilanh số 3. Để tìm các piston của các xilanh song hành, chúng ta thực hiện như sau: 1. Vẽ vòng tròn có bán kính bất kỳ. 2. Chia vòng tròn thành nhiều phần với số phần bằng với số xilanh của động cơ. 3. Chọn chiều quay. 4. Căn cứ vào chiều quay viết thứ tự công tác lên các phần. 5. Đối xứng qua tâm chúng ta tìm được các xilanh song hành với nhau. Cơ sở để thực hiện được phương pháp này là chuyển động của các piston trong cặp máy song hành là giống nhau nhưng khác thì BÀI 2: THỰC TẬP CƠ BẢN 41 Phƣơng pháp điều chỉnh động 2.4.3 Phương pháp này dùng để hiệu chỉnh khe hở xu pap của động cơ ở trạng thái nóng. Nó còn áp dụng để hiệu chỉnh cho một động cơ khi không có số liệu cụ thể. 1. Điều chỉnh sơ bộ tất cả các xú pap của động cơ như đã hướng dẫn. 2. Cho động cơ nổ khoảng 5 phút để đạt được nhiệt độ bình thường. 3. Để động cơ hoạt động ở chế độ cầm chừng. 4. Khi động cơ đang nổ, nới lỏng đai ốc hãm và vặn vít điều chỉnh đi ra cho đến khi nghe có tiếng gõ của xú pap. 5. Vặn vít điều chỉnh ngược lại từ từ cho đến khi tiếng gõ vừa mất, siết chặt đai ốc hãm. 6. Tương tự, điều chỉnh các xú pap còn lại của động cơ. Phần thực hành 2.4.4 1. Thực hiện điều chỉnh khe hở xú pap động cơ theo từng phương pháp. 2. So sánh ưu nhược điểm của mỗi phương pháp. 3. Phương pháp nào có thể áp dụng để điều chỉnh khe hở xuppap cho tất cả các động cơ? Giải thích? 4. Cần phải quay động cơ tối thiểu bao nhiêu góc quay của trục khuỷu thì có thể điều chỉnh được toàn bộ khe hở của các xuppap 5. Đối với các động cơ OHC dẫn động xuppap trực tiếp thì điều chỉnh khe hở nhiệt của xuppap thế nào? Giải thích? PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA ÁP SUẤT NÉN CỦA 2.5  Mục đích: Để kiểm tra áp suất nén trong các xilanh của động cơ, người ta sử dụng đồng hồ đo áp suất nén (Compression Tester). Đồng hồ đo áp suất nén dùng để kiểm tra tình trạng hiện hữu của piston xéc- măng- xilanh, độ kín của joint nắp máy và độ kín của các xú pap. 42 BÀI 2: THỰC TẬP CƠ BẢN  Yêu cầu 1. Biết trước trị số áp suất nén chuẩn của động cơ đang kiểm tra, để so sánh với áp suất nén đo được, nhằm đánh giá đúng tình trạng động cơ còn tốt hay xấu. 2. Nếu động cơ còn nổ được, cho động cơ hoạt động trong khoảng thời gian 5 phút để đạt nhiệt độ bình thường. 3. Bình accu đầy điện, động cơ khởi động phải tốt để đảm bảo số vòng quay của trục khuỷu. 4. Tháo lọc gió. Cánh bướm gió phải mở hoàn toàn. 5. Mở cánh bướm ga tối đa để lượng không khí nạp vào các xilanh động cơ là lớn nhất. 6. Tháo tất cả các bu gi để tiết kiệm năng lượng của accu, đảm bảo số vòng quay trục khuỷu cho các lần kiểm tra sau được chính xác. 7. Nên dùng contact khởi động bằng tay để khởi động. Trường hợp không có, tháo giắc nối điện cung cấp đến hệ thống đánh lửa và dùng contact máy của xe để khởi động. 8. Lựa chọn dây đồng hồ đo áp suất phù hợp với đường kính bu gi và chiều dài phần ren trên nắp máy. 9. Chỉ được gá dụng cụ đo vào lỗ bu gi bằng tay. Phƣơng pháp thực hiện 2.5.1 1. Xác định trước trị số áp suất nén chuẩn và trị số áp suất nén giới hạn được cho bởi nhà chế tạo trong các tài liệu kỹ thuật. VD: Áp suất chuẩn của các động cơ xăng hiện nay là 12kg/cm2 và áp suất giới hạn là 9kg/cm2 2. Gá đồng hồ đo áp suất nén qua lỗ bu-gi xilanh số 1 bằng tay. 3. Tháo đầu nối điện đến rơ le khởi động. Nối một dây của dụng cụ khởi động bằng tay vào cực của rơ le đề và cực còn lại của dụng cụ được nối với cực dương của accu. BÀI 2: THỰC TẬP CƠ BẢN 43 4. Ấn contact dụng cụ tay để khởi động, lúc này kim đồng hồ sẽ dao động. Đọc trị số áp suất nén cao nhất và ghi chú. CHÚ Ý: - Lần nén đầu tiên, trị số áp suất nén trên đồng hồ là bé nhất và sau đó tăng dần do số vòng quay của trục khuỷu động cơ gia tăng cho đến khi ổn định. - Khi đo không để kim đồng hồ dao động quá 4 lần. Do lần nén thứ 5, áp suất nén đã bão hòa. - Sau khi ghi chú trị số áp suất nén của xilanh số 1. Xả đồng hồ và kiểm tra áp suất nén của các xilanh còn lại. 5. Nhỏ qua lỗ bu gi từ 5 đến 8 giọt nhớt và đo lại áp suất nén của các xilanh một lần nữa. Bước kiểm tra này được gọi là kiểm tra áp suất nén của động cơ ở trạng thái ướt. Ghi chú các trị số. Đánh giá kết quả 2.5.2 1. Độ chênh lệch áp suất nén giữa các xilanh động cơ không được vượt quá 1kg/cm2 hay 14PSI. Khi có sự chênh lệch lớn về áp suất, động cơ sẽ nổ không đều. 44 BÀI 2: THỰC TẬP CƠ BẢN Ví dụ: đánh giá bảng kết quả đo - Áp suất nén giữa xilanh số 1 và xilanh số 3 chênh lệch vượt quá 1kg/cm2 - Khi kiểm tra ở trạng thái ướt, áp suất xilanh số 3 không tăng và các xilanh khác tăng không đáng kể. Sự cố này là do ống kềm xú pap bị mòn, xú pap hoặc bệ xú pap bị cháy, lò xo xú pap yếu hoặc thân xú pap chuyển động không nhẹ nhàng trong ống kềm xú pap. 2. Trị số áp suất nén trong các xilanh không được bé hơn qui định của nhà chế tạo. Khi trị số áp suất nén của các xilanh đều thấp, công suất của động cơ yếu và động cơ hao nhiên liệu. - Áp suất nén của các xilanh tương đối đều nhau khi kiểm tra ở trạng thái khô. Còn khi kiểm tra ở trạng thái ướt, áp suất có tăng hơn 10PSI. Nguyên nhân do piston, xéc măng và lòng xilanh bị mòn. Ngoài ra còn có khả năng do xú pap và xéc măng đều không kín (Xilanh số 4 khi kiểm tra áp suất ở trạng thái ướt, áp suất tăng không đáng kể). Trong một số trường hợp có thể là do xích cam quá mòn hoặc có thể xích truyền động hoặc dây đai bị nhảy răng. - Khi kiểm tra thấy áp suất nén động cơ thấp, đồng thời động cơ hao nhớt là do xéc măng bị mòn. 3. Nếu trị số áp suất nén trong các xilanh đều quá cao, lớn hơn trị số chuẩn của nhà chế tạo, đồng thời khi động cơ làm việc có tiếng gõ. Đây là trường hợp tỉ số nén của động cơ quá lớn, nguyên nhân chính là do buồng đốt quá nhiều muội than hoặc bề mặt nắp máy bị mài quá nhiều. 4. Trị số áp suất nén giữa hai xilanh kề nhau đều thấp so với các xilanh còn lại. Nguyên nhân là do joint nắp máy không kín. BÀI 2: THỰC TẬP CƠ BẢN 45 Trị số áp suất nén của xilanh số 2 và xilanh số 3 đều thấp so với xilanh số 1 và số 4. Như vậy, nguyên nhân là phần joint nằm giữa xilanh số 2 và số 3 không kín. - Trị số áp suất nén quá thấp thường do các nguyên nhân sau: - Xú pap bị kẹt mở, lò xo xú pap bị gãy, xú pap và bệ xú pap bị cháy nặng. - Xéc măng bị gãy, phần gờ xéc măng bị bể hoặc nắp máy bị nứt. NHẬN XÉT 1. Người ta kiểm tra áp suất nén ở trạng thái ướt với mục đích là gia tăng độ kín của xéc măng. Từ đó đánh giá tình trạng động cơ cho chính xác. 2. Trường hợp hở joint nắp máy giữa xilanh và bề mặt bên ngoài, nhận biết bằng cách quan sát các bọt khí thoát ra ở mép lắp ghép giữa xilanh và nắp máy. 3. Nếu nắp máy, xilanh bị nứt hoặc hở joint giữa xilanh với các lỗ nước làm mát thì áp suất nén thấp, động cơ nổ không đều và nước làm mát sôi rất nhanh. 4. Khi piston bị bể hoặc xéc măng gãy thì áp suất nén thấp. Khi động cơ hoạt động, lượng khói gia tăng ở lỗ thông hơi các-te động cơ rất mạnh. 5. Nếu áp suất nén của một động cơ là bình thường, áp lực nén làm cho kim dao động lần đầu sẽ cao và ngược lại. Thực tập 2.5.3 1. Thực hiện đo áp suất nến trên động cơ mô hình. 2. Thực hiện đánh giá kết quả. PHƢƠNG PHÁP CÂN CAM 2.6  Mục đích: Trong quá trình động cơ làm việc, trục cam điều khiển sự đóng mở của các xú pap, trục khuỷu điều khiển sự chuyển động lên xuống của các piston. Do vậy, khi lắp ráp phải bảo đảm chuyển động của piston phải đúng với chuyển động của xú pap, vị trí lắp đúng này được gọi là cân cam.  Yêu cầu: - Phải biết trước chiều quay của trục khuỷu động cơ. - Biết xác định vị trí điểm chết trên của xilanh số 1. 46 BÀI 2: THỰC TẬP CƠ BẢN - Tuyệt đối không để dầu nhớt dính vào đai cam, bộ căng đai - Kiểm tra các chi tiết kỹ lưỡng trước khi lắp. - Chuẩn bị một số dụng cụ phù hợp với công việc. Phƣơng pháp thực hiện: Tuỳ theo động cơ và từng hãng mà nhà chế tạo sẽ bố trí các dấu lắp ráp cơ cấu phân phối khí sẽ khác nhau. Sau đây là một số trường hợp mà chúng ta thường gặp phải. Hệ thống phân phối khí kiểu OHC, truyền động đai: 2.6.1 1. Kiểm tra lại vị trí điểm chết trên trên trục khuỷu và dấu trên bánh răng trục cam. 2. Lắp xích/đai răng cam vào động cơ đúng vị trí ban đầu của nó. 3. Nới lỏng bánh căng đai khoảng ½ vòng. Quay trục khuỷu hai vòng, kiểm tra lại dấu cân cam. 4. Siết chặt vít giữ bánh căng đai. 5. Lắp miếng chận đai cam và chú ý mặt cong hướng ra ngoài. 6. Lắp trở lại các miếng che đầu động cơ. 7. Lắp pu li đầu trục khuỷu và xiết đúng tiêu chuẩn. BÀI 2: THỰC TẬP CƠ BẢN 47 Hệ thống phân phối khí kiểu OHV, truyền động xích: 2.6.2 1. Lắp trục cam vào thân máy. 2. Lắp miếng sắt chận dọc ở đầu trục cam và siết chặt. 3. Lắp miếng đỡ xích cam. 4. Xoay trục khuỷu sao cho then trên đầu trục khuỷu hướng lên theo phương đứng. 5. Xoay trục cam cho then trên đầu trục cam cũng hướng lên theo phương thẳng đứng giống như ở trục khuỷu. 48 BÀI 2: THỰC TẬP CƠ BẢN 6. Lắp xích cam vào hai bánh răng đúng theo dấu đã định sẵn. 7. Lắp bộ truyền động xích cam vào trục khuỷu và trục cam. 8. Lắp đai ốc đầu trục cam và siết chặt đúng mô men. 9. Lắp bộ căng xích cam và các bộ phận còn lại. Đối với động cơ cũ 2.6.3 Đây là trường hợp trục cam được bố trí ở thân máy và khoảng cách giữa trục cam và trục khuỷu là gần nhau. Hiện nay loại này rất ít gặp, phương pháp thực hiện như sau. 1. Quay dấu trên bánh răng trục khuỷu nằm trên đường thẳng qua tâm trục khuỷu và trục cam. 2. Lắp trục cam vào thân máy sao cho dấu trên bánh răng cam trùng với dấu trên bánh răng trục khuỷu. 3. Siết chặt miếng chận chuyển động dọc của trục cam vào thân máy Nhận xét: 1. Dấu điểm chết trên ở trục khuỷu thường ở các động cơ như nhau. Nhưng dấu trên bánh răng cam thì rất đa dạng. 2. Nên đánh dấu cơ cấu truyền động trục cam trước khi tháo, nhất là truyền động bằng xích cam. 3. Ở một số động cơ dấu cân cam được đánh ở các bánh răng như: Bánh răng trục khuỷu, bánh răng trục cân bằng Khi lắp các dấu này phải đúng vị trí của nó. BÀI 2: THỰC TẬP CƠ BẢN 49 Một vài kiểu dấu cam khác: 2.6.4 50 BÀI 2: THỰC TẬP CƠ BẢN THỰC TẬP 2.7 1. Thực hiện cân cam trên động cơ mô hình. 2. Nhận xét. BÀI 3: PHƢƠNG PHÁP THÁO RÃ ĐỘNG CƠ 51 PHƢƠNG PHÁP THÁO RÃ BÀI 3: ĐỘNG CƠ Yêu cầu: - Lựa chọn dụng cụ đúng và sử dụng thành thạo các dụng cụ. - Không được tháo rã động cơ khi còn nóng. - Khi tháo, nới lỏng đều và tháo từ ngoài vào trong. - Sắp xếp các chi tiết thứ tự và đặt để đúng chỗ. - Chỗ làm việc phải sạch sẽ và ngăn nắp. THÁO NẮP MÁY VÀ CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ 3.1 Phương pháp này được áp dụng cho các động cơ 4A-F, 4A-FE, 5A-FE, 3S-FE, 3S-GE, 3A và một số động cơ khác có cơ cấu phân phối khí truyền động bằng đai răng. Tách các chi tiết và các bộ phận có liên quan đến công việc. 1. Tháo các dây cao áp ra khỏi nắp máy. 2. Gá đỡ động cơ cẩn thận, tháo giá đỡ động cơ ở đầu trục khuỷu và các bộ phận liên quan đến khoảng không gian phía trước động cơ. 3. Tháo nắp đậy mặt trước trục cam. 4. Tháo các nắp đậy mặt truớc cơ cấu truyền động dây đai cam. 52 BÀI 3: PHƢƠNG PHÁP THÁO RÃ ĐỘNG CƠ 5. Quay trục khuỷu theo chiều quay sao cho rãnh khuyết trên pu li trùng với điểm 0 trên nắp đậy mặt trước của trục khuỷu. 6. Kiểm tra dấu của bánh răng cam. Nếu cần thiết thì chúng ta có thể đánh dấu trên dây đai để khi lắp lại công việc được thuận lợi hơn. 7. Nới lỏng bánh căng đai, dùng tuốc nơ vít bẩy bánh căng đai theo chiều nới lỏng dây đai và siết chặt bánh căng đai. 8. Tháo dây đai cam ra khỏi bánh răng cam. 9. Dùng dụng cụ chuyên dùng tháo đai ốc đầu trục cam và tách bánh cam ra khỏi trục cam nếu như thấy cần thiết. VD như thay phốt chận dầu ở đầu trục cam. 10. Dùng dụng cụ đặc biệt tháo đai ốc đầu trục khuỷu. 11. Dùng cảo tháo pu li dẫn động đầu trục khuỷu và tháo nắp đậy mặt dưới. 12. Tháo miếng chận đai cam và lấy dây đai cam ra ngoài. BÀI 3: PHƢƠNG PHÁP THÁO RÃ ĐỘNG CƠ 53 13. Tháo bánh căng đai và thay mới. 14. Dùng tuốc nơ vít xeo bánh dẫn động đai ở đầu trục khuỷu ra ngoài. Trong quá trình tháo cần chú ý tránh làm hư hỏng các chi tiết có liên quan. 15. Tháo bộ chia điện ra khỏi nắp máy. 16. Gá đỡ động cơ cẩn thận, tháo giá đỡ động cơ ở đầu trục khuỷu và các bộ phận liên quan đến khoảng không gian phía trước động cơ. 17. Tháo nắp đậy trục cam ở trên nắp máy. 54 BÀI 3: PHƢƠNG PHÁP THÁO RÃ ĐỘNG CƠ 18. Tháo nắp bảo vệ ở trên ống góp thải. Tháo giá đỡ ống góp thải và tách ống góp thải ra khỏi động cơ. 19. Tháo các chi tiết liên quan đến đường ống nạp và tháo đường ống nạp. 20. Quay trục cam nạp sao cho các cam đội xú pap ở vị trí là ít nhất. Nới lỏng đều các nắp cổ trục cam từ ngoài vào trong, lấy các nắp cổ trục cam và trục cam hút ra ngoài. 21. Xoay trục cam thải sao cho các cam đội các xú pap ở vị trí bé nhất. Tương tự như trên, lấy các nắp cổ trục cam thải và trục cam thải ra ngoài. 22. Tháo các vít lắp ghép giữa nắp máy và thân máy. Theo nguyên tắc nới lỏng đều từ ngoài vào trong và tách nắp máy ra khỏi thân máy. BÀI 3: PHƢƠNG PHÁP THÁO RÃ ĐỘNG CƠ 55 23. Lấy các con đội và các miếng shim. Sắp xếp chúng có thứ tự, tránh lẫn lộn. 24. Dùng cảo tháo các xú pap, lò xo, móng hãm, đế chận.. ra ngoài. 25. Lấy các phốt xú pap ở trên đầu ống kềm xú pap. 26. Làm sạch bề mặt thân máy, các bề mặt nắp máy và ống kềm xú pap. 56 BÀI 3: PHƢƠNG PHÁP THÁO RÃ ĐỘNG CƠ THÁO BÁNH ĐÀ 3.2 1. Tháo nắp máy và cơ cấu phân phối khí như đã huớng dẫn. 2. Tháo rã các bộ phận có liên quan đến thân máy. 3. Tháo bánh đà ra khỏi trục khuỷu. Để tháo các con vit, chúng ta có thể sử dụng dụng cụ tháo bằng gió nén để thao tác cho nhanh chóng. 4. Tháo miếng sắt mỏng ở phía sau thân máy. THÁO CÁC-TE CHỨA DẦU 3.3 1. Xả sạch nhớt ra khỏi các-te 2. Tháo các-te rời khỏi thân máy. 3. Tháo bơm nhớt bố trí ở mặt trước thân máy. 4. Tháo mặt bích và phốt chận nhớt ở đuôi trục khuỷu. BÀI 3: PHƢƠNG PHÁP THÁO RÃ ĐỘNG CƠ 57 THÁO PISTON-THANH TRUYỀN 3.4 1. Đánh dấu trên thanh truyền và nắp của nó trước khi tháo. 2. Nới lỏng đều và tháo các bu lông thanh truyền. 3. Dùng búa nhựa gõ nhẹ vào bu lông thanh truyền để tách nắp đầu to khỏi thanh truyền. Lấy nắp đầu to thanh truyền ra ngoài. 58 BÀI 3: PHƢƠNG PHÁP THÁO RÃ ĐỘNG CƠ 4. Dùng ống nhựa lồng vào bu lông thanh truyền để bảo vệ cổ trục không bị trầy xước. 5. Tháo hai nửa miếng bạc lót đầu to ra bên ngoài. 6. Làm sạch đầu to thanh truyền, các bạc lót và chốt khuỷu. 7. Quan sát tình trạng bề mặt của bạc lót và chốt khuỷu. Nếu bề mặt bị trầy xước, hỏng thì thay mới bạc lót. Nếu cần thiết, thay mới trục khuỷu. 8. Dùng dụng cụ chuyên dùng làm sạch mụi than bám trên các lòng xilanh. 9. Lần lượt tháo tất cả các thanh truyền ra khỏi các xilanh và sắp xếp chúng có thứ tự ngăn nắp. BÀI 3: PHƢƠNG PHÁP THÁO RÃ ĐỘNG CƠ 59 THÁO TRỤC KHUỶU 3.5 1. Tháo các nắp các cổ trục chính và sắp xếp có thứ tự. 2. Lấy trục khuỷu ra khỏi thân máy. 3. Làm sạch các cổ trục chính, ổ trục và các bạc lót. Kiểm tra tình trạng của các bạc lót và các cổ trục. Nếu bề mặt các bạc lót hư hỏng, thay các bạc lót mới. Nếu các cổ trục bị hỏng nặng, cần thiết, thay mới trục khuỷu. 4. Lắp các bạc lót vào đúng vị trí của nó không được lẫn lộn. 60 BÀI 3: PHƢƠNG PHÁP THÁO RÃ ĐỘNG CƠ THÁO CƠ CẤU TRUYỀN ĐỘNG XÍCH 3.6 Trường hợp cơ cấu phân phối khí dùng xích để dẫn động, phương pháp tháo chỉ khác biệt ở cơ cấu truyền dộng. Tháo cơ cấu OHC 3.6.1 1. Kiểm tra thật kỹ dấu cân cam: Ðể trục khuỷu ở điểm chết trên, quan sát thật kỹ dấu trên bánh xích phải trùng với dấu trên xích truyền động (Nếu không có, phải đánh dấu), cũng như dấu ăn khớp giữa hai trục cam. 2. Tháo bộ căng xích. 3. Tháo bánh răng dẫn động trục cam ra khỏi trục cam. 4. Tháo trục cam nạp và cam thải ra khỏi nắp máy. 5. Tháo các vít lắp ghép giữa nắp máy và thân máy đúng phương pháp. 6. Tách nắp máy ra khỏi thân máy và lấy nắp máy ra ngoài. 7. Tháo carter chứa nhớt. 8. Tháo nắp đậy xích ở mặt trước động cơ. 9. Tháo bộ truyền động xích ra ngoài. BÀI 3: PHƢƠNG PHÁP THÁO RÃ ĐỘNG CƠ 61 Tháo cơ cấu OHV 3.6.2 1. Tách các bộ phận có liên quan ra ngoài. 2. Tháo nắp đậy cò mổ và trục cò mổ. 3. Nới lỏng đều từ ngoài vào trong tháo cò mổ và trục cò mổ ra khỏi nắp máy. 4. Lấy các đũa đẩy và các con đội ra ngoài. 5. Tháo các bộ phận có liên quan với nắp máy. 6. Nới lỏng đều các con vít lắp ghép giữa nắp máy và thân máy. 7. Tách nắp máy ra khỏi thân máy và lấy nắp máy ra ngoài. 8. Dùng dụng cụ chuyên dùng tháo đai ốc đầu trục khuỷu. Tháo pu li đầu trục khuỷu ra ngoài. 9. Tháo nắp đậy bộ truyền dộng xích ở mặt trước của động cơ. 10. Tháo bộ căng xích và lấy nó ra ngoài. 11. Dùng dụng cụ giữ trục khuỷu và tháo đai ốc đầu trục cam. 12. Dùng cảo tháo bánh răng cam và lấy cả bộ truyền động sên cam ra ngoài. 13. Dùng cảo tháo bánh răng cam và lấy cả bộ truyền động sên cam ra ngoài. 14. Tháo bộ đỡ xích cam. 62 BÀI 3: PHƢƠNG PHÁP THÁO RÃ ĐỘNG CƠ 15. Tháo các con vít lắp ghép tấm chận dọc trục cam, nâng nhẹ trục cam, rút nó ra khỏi các ổ đỡ. 16. Vệ sinh các chi tiết sạch sẽ và sắp xếp chúng có thứ tự. THỰC TẬP 3.7 1. Thực hiện tháo rã động cơ mô hình theo đúng các quy trình. 2. Nhận xét. BÀI 4: PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA ĐỘNG CƠ 63 PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA BÀI 4: CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA ĐỘNG CƠ YÊU CẦU: - Lựa chọn dụng cụ đúng và sử dụng thành thạo. - Nắm vững phương pháp tháo xiết bu lông-đai ốc. - Sắp xếp các chi tiết có thứ tự và đặt để đúng chỗ. - Khi tháo rã từ từ, quan sát kỹ lưỡng các chi tiết để tìm ra nguyên nhân hư hỏng để có biện pháp khắc phục đúng và chính xác. KIỂM TRA NẮP MÁY 4.1 Làm sạch 4.1.1 1. Dùng cây cạo joint và hoá chất để làm sạch bề mặt lắp ghép với thân máy, ống góp hút và thải. 2. Dùng chổi cước làm sạch buồng đốt. 3. Ngâm nắp máy trong dầu Diesel và dùng cọ để làm sạch một lần nữa. 4. Dùng nước trộn hoá chất có áp lực thổi sạch và kiểm tra lại. 5. Dùng gió nén thổi khô và bảo quản các bề mặt không bị rỉ sét. 64 BÀI 4: PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA ĐỘNG CƠ Kiểm tra các bề mặt lắp ghép 4.1.2 - Dùng thước thẳng và căn lá kiểm tra: - Độ phẳng của bề mặt lắp ghép với thân máy. - Bề mặt lắp ghép với ống góp hút. - Bề mặt lắp ghép với ống góp thải. - Nếu độ cong vênh vượt quá cho phép, thay mới nắp máy. Kiểm tra vết nứt 4.1.3 Khi nắp máy bị nứt, khí cháy sẽ lọt qua nước làm mát, nhiệt độ nước làm mát tăng nhanh, màng dầu nổi lên trong két nước hoặc nước làm mát vào xilanh động cơ Phương pháp kiểm tra sử dụng thông dụng là dùng nam châm thật mạnh kết hợp với bột ôxýt sắt. 1. Rãi bột ôxýt sắt lên chỗ nghi ngơ là có vết nứt, thường là nơi tiếp giáp giữa hai xilanh, giữa hai xú pap. 2. Đặt hai cực nam châm thật mạnh lên chỗ nghi ngờ đó. 3. Nếu bột kim loại xếp thành hàng, sự sắp xếp này biểu thị vị trí, chiều dài vết nứt. 4. Để kiểm tra vết nứt bên trong nắp máy, phun bột kim loại vào bên trong và sau đó dùng nam châm kiểm tra như hướng dẫn ở trên. BÀI 4: PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA ĐỘNG CƠ 65 KIỂM TRA CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ 4.2 Kiểm tra cơ cấu OHC- truyền động đai 4.2.1 Tuỳ theo động cơ cụ thể, lựa chọn phương pháp kiểm tra cho thích hợp. Kiểm tra khe hở giữa xú pap và ống kềm xú pap 4.2.1.1 Ống kềm xú pap có tác dụng dẫn hướng xú pap. Nếu khe hở bé, xú pap sẽ bị kẹt trong ống kềm khi làm việc. Khi khe hở giữa ống kềm và xú pap nạp lớn: Động cơ bị hao hụt nhớt, gây các tác hại như bu gi đóng chấu, sinh hiện tượng cháy sớm và kích nổ, làm cho công suất và hiệu suất động cơ giảm. Nếu khe hở giữa ống kềm và xú pap thải lớn: Khí cháy đi qua khe hở giữa xú pap và ống kềm làm cho nhớt mau bị biến chất, tuổi thọ động cơ giảm. Làm sạch 4.2.1.2 Dùng cây suổi, bàn chải làm sạch mụi than xung quanh đầu và thân xú pap. Rửa xú pap sạch sẽ. Kiểm tra 4.2.1.3 Dùng ca lip kiểm tra đường kính trong của ống kềm xú pap. Dùng pan me xác định đường kính ngoài của thân xú pap. Hiệu số giữa đường kính trong của ống kềm 66 BÀI 4: PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA ĐỘNG CƠ và đường kính ngoài của thân xú pap, chúng ta được khe hở dầu của ống kềm xú pap. Khe hở giới hạn: Hút 0,08mm, Thải: 0,10mm Sửa chữa 4.2.1.4 Nếu khe hở lắp ghép vượt quá qui định, thay ống kềm xú pap. Phương pháp thực hiện như sau: a) Dùng thước kẹp đo độ nhô lên khỏi nắp máy của ống kềm xú pap. b) Nung nóng nắp máy từ từ trong chất lỏng để đạt được nhiệt độ từ 80-100°C. c) Dùng dụng cụ chuyên dùng đóng ống kềm xú pap ra khỏi nắp máy. d) Dùng ca lip đo đường kính trong của xilanh ống kềm xú pap. e) Lựa chọn ống kềm mới cho phù hợp với lỗ trong nắp máy. f) Dùng dụng cụ chuyên dùng đóng ống kềm xú pap vào thân máy, chú ý độ nhô của ống kềm. g) Lựa chọn lưởi doa phù hợp, doa lỗ ống kềm xú pap đạt thông số tiêu chuẩn. BÀI 4: PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA ĐỘNG CƠ 67 h) Sử dụng thiết bị chuyên dùng mài lại góc độ bệ xú pap cho phù hợp. Kiểm tra xú pap 4.2.2 Kiểm tra 4.2.2.1 1. Bề dày tối thiểu của đầu xú pap nạp là 0,5mm và xú pap thải là 0,8mm. Nếu bé hơn thay các xúpap mới. 2. Kiểm tra lại chiều dài toàn bộ của các cây xú pap. Nếu chiều dài ngắn hơn qui định của nhà chế tạo, thay xú pap mới. 68 BÀI 4: PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA ĐỘNG CƠ 3. Kiểm tra độ cong của xú pap: Dùng khối chữ V và so kế kiểm tra độ cong của xú pap. Sửa chữa 4.2.2.2 Nếu bề mặt làm việc của xú pap bị mòn lõm khuyết, dùng thiết bị chuyên dùng để mài lại bề mặt của nó. Phương pháp thực hiện như sau: 1. Làm sạch thân xú pap và dụng cụ gá thân xú pap. 2. Gá xú pap vào đúng vị trí của nó và siết chặt. 3. Cho mô tơ hoạt động, kiểm tra sự đồng tâm giữa xú pap với dụng cụ gá. Dừng mô tơ. 4. Chọn góc mài của bề mặt xú pap cho đúng. Góc nghiêng của bề mặt xú pap là 45°±0,5°. 5. Tiến hành mài bề mặt xú pap từ từ cho hết vết cũ. 6. Nếu đuôi xú pap bị mòn lõm, tiến hành mài lại cho phẳng trên thiết bị trên. 7.Xoáy xú pap để làm kín giữa xú pap và bệ của nó. 8. Vết tiếp xúc giữa bề mặt xú pap và bệ xú pap từ 1,2 đến 1,6mm và phải ở chính giữa bề mặt làm việc của xú pap. 9. Nếu bệ xú pap quá mòn, thay mới. Phƣơng pháp xoáy xú pap: Sau khi sửa chữa xú pap và bệ xú pap hoặc sau một khoảng thời gian sử dụng, sự tiếp xúc giữa xú pap và bệ không còn kín nữa. Phương pháp xoáy xú pap như sau: BÀI 4: PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA ĐỘNG CƠ 69 1. Làm sạch cây xú pap và ống kềm xú pap. 2. Dùng cát thô thoa một vài điểm trên bề mặt làm việc của xú pap cần xoáy. 3. Cho một lớp mỏng nhớt lên thân xú pap và đưa cây xú pap vào đúng ống kềm của nó. Lưu ý, không để cát xoáy rơi vào bên trong ống kềm xú pap. 4. Chọn núm cao su có cán phù hợp với đường kính đầu xú pap. 5. Dùng núm cao su chụp lên đầu xú pap. 6. Kéo cán lên cho bề mặt của xú pap rời khỏi bệ xú pap từ 5 đến 10 mm. Đẩy cán xuống cho bề mặt xú pap va vào bệ của nó. Khi cây xú pap vừa chạm bệ ta xoay thân xú pap một góc độ khoảng 30°. 7. Cứ thực hiện như thế cho đến khi bề mặt của cây xú pap tiếp xúc đều. 8. Dùng vải lau sạch đầu xú pap và tiến hành xoáy nó với cát mịn cho đến khi vết tiếp xúc giữa bề mặt xú pap và bệ đều, mịn và có màu xám xanh. 9. Cho một ít nhớt vào bề mặt để xoáy, làm trơn láng bề mặt tiếp xúc. Kiểm tra lò xo xú pap 4.2.3 Lò xo xú pap dùng để đảm bảo xú pap đóng kín và cơ cấu hoạt động bình thường khi động cơ hoạt động ở số vòng quay cao. 70 BÀI 4: PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA ĐỘNG CƠ Kiểm tra độ nghiêng của lò xo: Khi lò xo xú pap bị nghiêng sẽ làm cho xú pap đóng sai lệch. Đặt lò xo lên một mặt phẳng. Dùng ê ke để kiểm tra độ nghiêng của lò xo xú pap. Độ nghiêng tối đa không quá 2mm. Kiểm tra chiều dài tự do của lò xo: Dùng thước kẹp kiểm tra chiều dài tự do của lò xo. Nếu chiều dài không đúng thì thay mới. Kiểm tra lực nén lò xo Dùng thiết bị kiểm tra lực nén của lò xo: - Đặt lò xo lên dụng cụ kiểm tra. - Ép lò xo lại với một đoạn nhất định. - Đọc trị số lực nén lò xo trên đồng hồ. - Nếu không đạt yêu cầu, thay mới lò xo. BÀI 4: PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA ĐỘNG CƠ 71 Kiểm tra trục cam 4.2.4 Kiểm tra độ cong trục cam 4.2.4.1 - Đặt hai khối chữ V lên một mặt chuẩn. - Đặt trục cam lên hai khối chữ V. - Gá so kế vào cổ trục giữa của trục cam. - Xoay tròn trục cam để kiểm tra độ cong. - Độ đảo tối đa không vượt quá 0,06mm. Kiểm tra chiều cao các mỏ cam 4.2.4.2 - Dùng pan me kiểm tra chiều cao mỏ cam. - So sánh với các thông số cho bởi nhà chế tạo. - Nếu không đạt yêu cầu, thay mới trục cam - Kiểm tra đường kính cổ trục cam - Dùng pan me kiểm tra đường kính cổ trục cam. - So sánh với thông số cho của nhà chế tạo. - Nếu đường kính không đúng, kiểm tra khe hở dầu của cổ trục. Kiểm tra đƣờng kính cổ trục cam 4.2.4.3 - Dùng pan me kiểm tra đường kính cổ trục cam. - So sánh với thông số cho của nhà chế tạo. - Nếu đường kính không đúng, kiểm tra khe hở dầu của cổ trục. 72 BÀI 4: PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA ĐỘNG CƠ Kiểm tra tình trạng ổ đỡ trục cam 4.2.4.4  Quan sát tình trạng của ổ đỡ trục cam. Nếu bị mòn khuyết, trầy xước, thay mới nắp cổ trục cam và nắp máy.  Nếu việc thay mới gặp nhiều khó khăn, chúng ta thực hiện như sau: - Mạ lại tất cả các cổ trục cam. - Mài lại các cổ trục đạt độ bóng và chính xác cao. - Doa lại các cổ trục cho phù hợp với đường kính cổ trục cam. Kiểm tra khe hở dầu cổ trục cam 4.2.4.5 - Lau sạch cổ trục cam và các nắp cổ trục cam. - Đặt trục cam vào nắp máy đúng vị trí của nó. - Đặt một miếng nhựa đo khe hở dọc theo đường sinh của mỗi cổ trục cam. - Đặt các nắp cổ trục cam vào đúng vị trí ban đầu của nó. - Xiết đều các nắp cổ trục cam đúng trị số momen . - Tháo các nắp cổ trục cam. - Dùng bao cọng nhựa để xác định khe hở dầu. - Khe hở dầu nằm trong khoảng 0,025 đến 0,062mm.Không vượt quá 0,10mm. - Nếu khe hở vượt quá cho phép, thay mới trục cam. Nếu cần thiết thay mới các nắp cổ trục và cả nắp máy. BÀI 4: PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA ĐỘNG CƠ 73 Kiểm tra khe hở dọc trục cam 4.2.4.6 - Làm sạch và gá trục cam vào các cổ trục của nó. - Siết chặt các cổ trục cam đúng qui định. - Đặt so kế vào đầu trục cam theo hình vẽ. - Xeo trục cam về hết một phía. - Xeo trục cam theo hướng ngược lại. - Khe hở dọc tối đa không được vượt quá 0,25mm. Kiểm tra khe hở ăn khớp giữa hai bánh răng 4.2.4.7 - Lắp cam nạp vào nắp máy và siết chặt các cổ trục. - Dùng con vít sửa chữa siết chặt bánh răng cam thải và bánh răng phụ. - Lắp cam thải vào nắp máy và siết chặt các cổ trục. - Dùng so kế kiểm tra khe hở ăn khớp và xoay trục cam qua lại. - Khe hở ăn khớp giữa hai bánh răng không được vượt quá 0,30mm. 74 BÀI 4: PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA ĐỘNG CƠ Kiểm tra con đội 4.2.5 Các con đội khi tháo ra phải sắp xếp có thứ tự và bảo đảm khi lắp lại phải đúng vị trí của nó. Kiểm tra khe hở dầu: - Dùng pan me kiểm tra đường kính ngoài của con đội. - Dùng ca lip xác định đường kính trong của xilanh con đội. - Nếu khe hở dầu vượt quá 0,10mm, thay con đội. Trường hợp thấy cần thiết, thay cả nắp máy. Kiểm tra cơ cấu OHC-truyền động xích 4.2.6 Các bộ phận giống như cơ cấu OHC truyền động đai, kiểm tra tương tự. Kiểm tra xích: Người ta kéo căng xích cam, sau đó dùng thước cặp đo một số mắt sên nào đó. Nếu chiều dài vượt quá giới hạn cho phép thì thay sên mới. Kiểm tra bánh xích: Mắc dây xích vào bánh răng của nó. Dùng thước cặp kiểm tra như hình vẽ. Nếu kích thước bé hơn giới hạn cho phép, thay bánh răng mới. BÀI 4: PHƢƠNG PHÁP

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_thuc_tap_dong_co_dot_trong.pdf