ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN: THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG
NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKT
ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng Trường
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh)
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIÁO TRÌNH
79 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 125 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Thực tập cơ khí đại cương (Trình độ Trung cấp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔ ĐUN: THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG
NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ tên: Nguyễn Tấn Lực
Học vị: Thạc sĩ
Đơn vị: Khoa Công Nghệ Ô Tô
Email: nguyentanluc@gmail.com
TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG
BỘ MÔN
CHỦ NHIỆM
ĐỀ TÀI
HIỆU TRƯỞNG
DUYỆT
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Thực Tập Cơ Khí Đại Cương được dùng trong chương trình đào tạo trình
độ trung cấp tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh. Giáo
trình do chính giảng viên biên soạn với sự góp ý đầy đủ từ chuyên gia chuyên ngành
lĩnh vực ô tô và các chuyên gia từ doanh nghiệp.
Giáo trình Thực Tập Cơ Khí Đại Cương được biên soạn theo đề cương chi tiết
do Bộ GD – ĐT và Trường CĐ Kinh Tế - Kỹ Thuật TP.HCM xây dựng, thông qua.
Nội dung biên soạn trên tinh thần ngắn gọn, dễ hiểu, tuy nhiên kiến thức trong giáo
trình có mối liên hệ logich, chặt chẽ.
Khi biên soạn giáo trình, chúng tôi cố gắng cập nhập kiến thức phù hợp với đối
tượng dạy và học. Giáo trình được biên soạn cho đối tượng là sinh viên Cao đẳng kỹ
thuật chuyên ngành cơ khí và ô tô..
Giáo trình này trang bị những kiến thức cơ bản của kỹ thuật nguội như lấy dấu,
các phương pháp gia công nguội, tư thế thao tác khi gia công nguội, kỹ thuật thực hiện
các công việc cơ bản nghề nguội, sử dụng thiết bị thường dùng, cách gá, lắp dụng cụ
thông thường, biện pháp đánh giá, kiểm tra, những sai sót hư hỏng có thể xảy ra và các
biện pháp khắc phục
Mặc dù đã cố gắng nhưng không tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong nhận được
ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để hiệu chỉnh cho hoàn thiện hơn.
Mọi góp ý xin gửi về Khoa Công Nghệ Ô Tô Trường CĐ Kinh Tế - Kỹ Thuật
TP.HCM. Với cá nhân là người biên soạn giáo trình này rất mong được sự góp ý chân
thành của các thầy cô và chuyên gia nhằm hoàn thiện giáo trình này giúp ích trong
công tác giảng dạy. Mọi chi tiết xin liên hiện tại nguyentanluc@gmail.com. ĐTDĐ:
0977746240
., ngàythángnăm
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
Bài 1 : NỘI QUY THỰC TẬP XƯỞNG – AN TOÀN LAO ĐỘNG ................................ 7
Bài 2 : SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN DỤNG CỤ ĐO KIỂM............................................ 10
Bài 3: THỰC HÀNH LẤY DẤU VẠCH DẤU ................................................................ 17
Bài 4: THỰC HÀNH ĐỤC, CƯA KIM LOẠI ................................................................. 22
Bài 5: KỸ THUẬT KHOAN CHI TIẾT ........................................................................... 35
Bài 6: THAO TÁC DŨA KIM LOẠI ............................................................................... 17
Bài 7: CẮT REN KIM LOẠI ............................................................................................ 44
Bài 8: BÀI TẬP TỔNG HỢP ............................................................................................ 48
Bài 9: NỘI QUI – ADLĐ- KHÁI NIỆM VỀ MÁY HÀN, QUE HÀN,
CÁC TƯ THẾ HÀN .......................................................................................................... 54
Bài 10: GÂY VÀ DUY TRÌ HỔ QUANG ĐIỆN ............................................................. 62
Bài 11: HÀN ĐIỂM ........................................................................................................... 65
Bài 12: HÀN BẰNG ĐẤU MÍ. ......................................................................................... 68
Bài 13: HÀN MÍ ................................................................................................................ 69
Bài 14: HÀN BẰNG GÓC ................................................................................................ 72
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG
Mã mô đun: MĐ2103707
Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ; (Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành: 72 giờ; Kiểm
tra: 4 giờ)
Đơn vị quản lý mô-đun: Khoa Công Nghệ Ô Tô
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Mô đun chuyên ngành, học kì II tính theo toàn khóa học
- Tính chất: Mô đun bắt buộc trong chương trình.
II. Mục tiêu mô đun:
- Kiến thức:
+ Nhận diện và đọc được ký hiệu và đọc chính xác sơ đồ mạch điện.
+ Nhận dạng các phần tử trong hệ thống nguồn điện.Nguyên lý hoạt động của hệ thống
nguồn điện.
+ Nhận dạng các phần tử trong hệ thống thông tin. Nguyên lý hoạt động của hệ thống
thông tin.
+ Nhận dạng các phần tử trong hệ thống chiếu sáng tín hiệu. Nguyên lý hoạt động của
hệ thống chiếu sáng tín hiệu.
+ Nhận dạng các phần tử trong hệ thống gạt nước và rửa kính. Nguyên lý hoạt động
của hệ thống gạt nước và rửa kính.
+ Nhận dạng các phần tử trong hệ thống khóa cửa và nâng hạ kính. Nguyên lý hoạt
động của hệ thống khóa cửa và nâng hạ kính.
+ Nhận dạng các phần tử trong hệ thống điều khiển gương chiếu hậu. Nguyên lý hoạt
động của hệ thống điều khiển gương chiếu hậu.
- Kỹ năng:
Sử dụng được các dụng cụ và thiết bị điện đúng yêu cầu kỹ thuật.
Bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế được các phần tử trong hệ thống nguồn điện.
Sửa chữa, bảo dưỡng và thay thế được các phần tử trong hệ thống thông tin.
Sửa chữa và bảo dưỡng, thay thế được các phần tử trong hệ thống chiếu sáng tín
hiệu.
Sửa chữa và bảo dưỡng, thay thế được các phần tử trong hệ thống gạt nước và rửa
kính.
Sửa chữa và bảo dưỡng, thay thế được các phần tử trong hệ thống khóa cửa và nâng
hạ kính.
Sửa chữa và bảo dưỡng, thay thế được các phần tử trong hệ thống điều khiển gương
chiếu hậu.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: khả năng tự học, tìm tòi và yêu thích nghề nghiệp
của bản thân.
Bài 1: NỘI QUY THỰC TẬP XƯỞNG – AN TOÀN LAO ĐỘNG
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 1
Bài 1
NỘI QUY THỰC TẬP XƯỞNG – AN TOÀN LAO ĐỘNG
MỤC TIÊU
Thực hiện tốt nội quy an toàn xưởng thực tập, nội quy sử dụng máy móc, thiết
bị.
Giải thích được các khái niệm và thuật ngữ kỹ thuật dùng trong nghề nguội
NỘI DUNG
- Khái niệm chung về nghề nguội
- Nội quy thực tập.
- Viết bản thu hoạch và bản cam kết thực hiện nội quy thực tập.
1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGHỀ
1.1.1 Tính chất của nghề nguội
Tạo cho người thợ có tay nghề cơ bản về nguội có thể vận dụng vào bất cứ
ngành nghề nào
Quy trình thực hiện phứp tạp đòi hỏi có kỷ năng kỷ xảo
Thủ công tỷ mỹ đòi hỏi độ chính xác cao
1.1.2 Điều kiện để học thực tập nguội
Có kiến thức tổng hợp của các môn kỹ thuật cơ sở như vẽ kỹ thuật, dung sai,
vật liệu cơ khí
Có quá trình luyện tập cần cù tỉ mỉ kiên nhẫn để hình thành các kỹ năng kỹ xảo
Có sức khỏe tốt
1.1.3 Các công việc nghề nguội
Chuẩn bị:Uốn, nắn kim loại lấy dấu, cưa cắt
Gia công : Đục, Giũa, Khoan, Khoét, Doa, Cưa, Cắt ren, Cạo, Đánh bóng .
Lắp ráp : Cạo rà, ép, rà khớp, tán đinh
1.2 NỘI QUY XƯỞNG
Điều 1:
Học sinh phải có mặt đúng giò tập trung trước cửa xưởng khi giáo viên cho
phép mới trình tự vào lớp
- Trể 5 phút xin giấy phép vào lớp
- Trể 15 phút không được vào lớp coi như vắng mặt không lý do
Bài 1: NỘI QUY THỰC TẬP XƯỞNG – AN TOÀN LAO ĐỘNG
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 2
- Nghỉ học phải có giấy phép
Điều 2:
Vào xưởng phải để cặp sách đúng nơi quy định
Điều 3:
Trang phục bảo hộ lao động phải gọn gàng
Điều 4:
Tập trung nghe giảng và quan sát các thao tác mẫu của giáo viên. Đọc
hiểu cặn kẽ và ghi chép đầy đủ các bản vẽ, yêu cầu kỹ thuật, bản quy trình công
nghệ
Điều 5:
Khi thực tập không được đi lại lộn xộn, mất trật tự, phải tập trung vào
bài tập, không hút thuốc, ăn uống trong lớp
Điều 6:
Không đưa người lạ khác lớp vào trong xưởng khi chưa được phép của
giáo viên hướng dẫn
Điều 7:
Đang thực tập muốn ra ngoài phải được phép của giáo viên, trong giờ
nghỉ giải lao tuyệt đối không được chơi thể thao
Điều 8:
Phải có ý thức bảo vệ của công, giữ gìn dụng cụ, trang thiết bị trong
xưởng, tránh những làm những hành động gây nguy hiểm cho bản thân và
người khác
Điều 9:
Khi có sự cố xảy ra nhanh chóng cách ly nạn nhân ra khỏi tác nhân gây
tai hại, sơ cấp cứu và đưa nạn nhân đến y tế, giữ nguyên hiện trường và báo với
giáo viên hướng dẫn
Điều 10:
Cuối giờ thực tập nhanh chóng thu dọn dụng cụ, giao nộp sản phẩm làm
vệ sinh chỗ làm việc, toàn xưỏng. Sau đó tập trung lớp nghe giáo viên rút kinh
nghiệm và phổ biến công việc ngày hôm sau
1.3 AN TOÀN LAO ĐỘNG
Bài 1: NỘI QUY THỰC TẬP XƯỞNG – AN TOÀN LAO ĐỘNG
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 3
1.3.1 Trước khi làm việc
Kiểm tra bàn nguội, êtô, đồ gá và các thiết bị dùng cho công việc có họat động
bình thường hay không
Làm quen với bản hướng dẫn phiếu công việc, bản vẽ, các yêu cầu kỹ thuật đề
ra đối với công việc
Kiểm tra dụng cụ, vật liệu, phôi liệu dùng trong công việc
Điều chỉnh chiều cao êtô cho đúng khổ người
Đặt lên bàn nguội những dụng cụ, thiết bị, phôi liệu, đồ gá cần thiết để bắt đầu
làm việc
- Những dụng cụ cầm bằng tay phải đặt bên phải
- Những dụng cụ cầm bằng tay trái đặt bên trái
- Những dụng cụ cầm bằng hai tay phải đặt trước mặt
- Những dụng cụ thường dùng đặt ở gần
- Dụng cụ đo đặt riêng trước mặt và trên vải dày sạch
1.3.2 Trong khi làm việc
Trên bàn nguội chỉ đặt những dụng cụ và vật dụng cần thiết trong thời gian
làm việc nhất định. Các thứ còn lại được xếp vào ngăn kéo
Sau khi dùng xong dụng cụ nào phải đặt ngay vào chỗ quy định
Không được :
- Vứt các dụng cụ vào nhau hay vứt lên vật khác
- Đánh tay quay eto bằng buá hay vật khác
- Dùng ống để nối dài tay quay eto
- Xếp ngổn ngang trên bàn nguội những phôi liệu hoặc những chi tiết
đã gia công
Thường xuyên giữ sạch sẽ ngăn nắp nơi làm việc
1.3.3 Khi làm xong công việc
1. Quét sạch phoi ở dụng cụ, dùng giẻ lau sạch các dụng cụ
2. Quét sạch phoi trên eto bàn nguội
3. Thu dọn vật liệu, phôi liệu cũng như các chi tiết đã gia công khỏi bàn nguội
4. Bàn giao bàn nguội cho tổ trưởng người trực trong ca thực tập
BÀI 2: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN DỤNG CỤ ĐO KIỂM
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 4
BÀI 2
SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN DỤNG CỤ ĐO KIỂM
THỜI GIAN : 1 CA
A. MỤC TIÊU
Sử dụng các dụng cụ đo kiểm một cách hợp lý đúng thao tác kỹ thuật
Đo được kích thước chính xác bằng thước lá, thước cặp, panme
Sử dụng và bảo quản các dụng cụ vạch dấu hợp lý, đúng thao tác kỹ thuật
Mài sửa được các dụng cụ vạch dấu
Vạch dấu được trên chi tiết theo kích thước yêu cầu
B. NỘI DUNG
2.1 DỤNG CỤ ĐO, KIỂM
2.1.1 Thước kiểm phẳng
+ Công dụng:Kiểm tra độ phẳng , thẳng cuả chi tiết bằng khe sáng.
+ Cách sử dụng: Cầm thước đặt vuông góc với mặt
phẳng cần kiểm tra hướng về nguồn sáng
nếu khe sáng đều hoặc không có thì đạt yêu cầu.
2.1.2 Thước đo góc (eke)
+ Công dụng: Dùng để kiểm tra độ vuông
góc của hai mặt phẳng bằng khe sáng
+ Cách sử dụng: Áp sát mặt đo của thước
vào góc của mặt phẳng cần kiểm tra hướng
về nguồn sáng nếu khe sáng đều thì đạt yêu
cầu nếu khe sáng hở lớn dần từ đỉnh đến cạnh thì góc của mặt phẳng nhỏ hơn
900 độ và ngược lại
Hình 2.1
Hình 2.2
BÀI 2: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN DỤNG CỤ ĐO KIỂM
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 5
2.1.3 Thước lá
+ Giới hạn đo 0 150, 0 200, 0 300,
0 500, 0 1000
+ Giá trị một vạch chia bằng 1 mm
+ Cách sử dụng: Áp sát thước lá vào bề
mặt của chi tiết cần đo gốc kích thước
trùng chỉ số 0 trên thước
Khi đọc kích thước mắt nên nhìn thảng vào mặt số , vuông góc với bề mặt đo
2.1.4.Thước cặp
Cấu tạo và các chi tiết thước cặp
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6 Hình 2.7
BÀI 2: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN DỤNG CỤ ĐO KIỂM
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 6
- Giá trị trên thân thước chính bằng 1 mm
- Giá trị trên thước phụ bằng độ chính xác của thước
- Độ chính xác của thước 0.1 mm, 0.05 mm, 0.02 m/m
- Công dụng: Đo ngoài, đo trong, đo độ sâu.
+ Đo ngoài: Cầm thước nới lỏng vít kẹp chặt.
Di chuyển mỏ cặp theo kích thước lớn hơn kích thưóc của chi tiết.
Di chuyển hàm di động cho đến khi hàm di động chạm vào mặt chi tiết cần đo
Đảm bảo sự tiếp xúc của hàm cặp sao cho vuông góc với kích thước cần đo.
Siết chặt vít kẹp lấy ra khỏi chi tiết.
+ Đọc số đo : Đo trong và đo độ sâu theo sự hướng dẫn của giáo viên
- Cách đọc số đo của thước cặp:
+ Phần nguyên mm đọc trên thân thước chính của thước tương ứng với vạch 0
của thước phụ
+ Phần lẽ bằng số vạch tính từ 0 của thân thước phụ đến vạch nào trùng vạch
chia bất kỳ trên thưóc chính rồi nhân số vạch đó với độ chính xác của thước
Hình 2.8
BÀI 2: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN DỤNG CỤ ĐO KIỂM
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 7
Hình 2.10
Hình 2.11
Hình 2.9
BÀI 2: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN DỤNG CỤ ĐO KIỂM
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 8
Hình 2.12
2.1.5 Panme
Cấu tạo chung
Giới hạn đo 0 25; 25 50; 50 75; 75 100
Độ chính xác 0,01 mm
Đọc số đo
+ Số nguyên mm: 0.5 mm đọc trên thang số thẳng ở thân của pan me
+ Số phần trăm xác định theo vạch chia trên mặt cong của thang số vòng
trùng với đường vạch dọc trên thân ngang
Hình 2.13
BÀI 2: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN DỤNG CỤ ĐO KIỂM
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 9
Hình 2.14
Hình 2.15
BÀI 2: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN DỤNG CỤ ĐO KIỂM
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 10
Hình 2.16 Hình 2.17
Hình 2.18 Hình 2.19
2.1.6 Đồng hồ so
BÀI 2: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN DỤNG CỤ ĐO KIỂM
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 11
Cấu tạo chung
Giới hạn đo 0 1 mm
Độ chính xác 0.01 mm
Hình 2.20
2.1.7 Bảo quản chung
Sau khi sử dụng xong, lau sạch, đặt thước kiểm phẳng, thước đo góc, thước lá,
thước cặp, Panme, Đồng hồ so, vào hộp bảo quản
BÀI 3: THỰC HÀNH LẤY DẤU VẠCH DẤU
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 12
BÀI 3
THỰC HÀNH LẤY DẤU VẠCH DẤU
THỜI GIAN : 1 CA
3.1 Vạch dấu bằng thước đo và mũi vạch
Đặt thước vào phôi: Ta giữ thước sao cho giưã thước và phôi không có khe
hở, lực ấn vưà đủ không làm thay đổi vị trí của thước trong quá trình vạch
dấu
- Phôi phẳng ta ấn lực tại hai điểm
- Phôi không phẳng và vạch chiều dài lớn ta ấn lực tại ba điểm trở lên
Cầm mũi vạch và vạch dấu
- Cầm mũi vạch như cầm bút chì, vạch một đường liên tục với chiều
dài cần thiết
Yêu cầu Mũi vạch luôn áp sát vào thước hơi nghiêng về phiá ngoài
CHÚ Ý Không được vạch hai ba lần trong một chiều
Hình 3.1
Hình 3.2
BÀI 3: THỰC HÀNH LẤY DẤU VẠCH DẤU
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 13
3.2 Chấm dấu
Hướng dẫn và giải thích
Cầm mũi vạch bằng ba ngón tay
của bàn tay trái: ngón trỏ, ngón giữa, ngón cái
Đặt đầu nhọn của chấm dấu vào đúng
đường vạch và hơi nghiêng về phiá trước
và kiểm tra vị trí điểm đặt của chấm dấu Hỉnh 3.3
Đặt đứng chấm dấu, dùng búa đánh nhẹ lên đầu trên chấm dấu
YÊU CẦU
Khoảng cách giữa các chấm dấu đảm bảo nhìn nhận một cách chính xác biên
dạng của chi tiết gia công cụ thể
Đường thẳng dài > 150 mm khoảng cách 2 điểm chấm dấu 20 25 mm
Đường thẳng dài < 150 mm khoảng cách 10 15 mm
Đường tròn <15 chấm 4 điểm giao nhau giưã vòng tròn và 2 đường
kính vuông góc
Đường tròn >15 chấm 6 8 điểm cách đều nhau
Cung tròn tối thiểu 3 điểm
Tiếp điểm và giao điểm bắt buộc phải chấm dấu
Hình 3.4
3. 3 Sử dụng com pha vạch dấu
Trình tự:
- Mở khẩu độ compa bằng kích thước cần vẽ
- Vẽ cung , đường tròn
BÀI 3: THỰC HÀNH LẤY DẤU VẠCH DẤU
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 14
Hướng dẫn:
- Cầm com pa bằng tay trái nới lỏng vít kẹp lấy khẩu độ com pa bằng kích
thước bán kính cần vẽ
- Siết chặt vít kẹp , kiểm tra lại kích thước
- Chấm dấu giao điểm của đường tâm xác định tâm quay của chi tết
- Ấn nhẹ 2 mũi nhọn của compa vào mặt phảng của chi tiết, 1 đầu vào tâm ấn
hơi mạnh tay hơn . Khi quay compa hơi nghiêng về phía chuyển động
Hình 3.5
Hình 3.6
3.4 Sử dụng bộ vạch dấu
Bộ vạch dấu bao gồm: Bàn máp (chuẩn ) khối V; D (giá đặt chi tiết )Thước đo
chiều cao; Thước đo góc; Đài vạch.
BÀI 3: THỰC HÀNH LẤY DẤU VẠCH DẤU
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 15
Ví dụ : + Lấy dấu chiều cao chi tiết.
+ Vạch đường thẳng, đường cong trên chi tiết.
+ Vạch các đường thẳng có vị trí tương quan nhất định trên bề
mặt chi tiết.
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.11
Hình 3.9 Hình 3.10
3.5 Mài sửa dụng cụ vạch dấu
a) Mài sửa mũi vạch
Kiểm tra máy mài: khe hở giữa bệ tỳ và đá 24mm
Cầm mũi vạch bằng hai tay tay trái tựa vào bệ tỳ của
máy mài đặt nghiêng mũi vạch 1 góc khoảng 100 150
so với mặt bên của đá
Xoay nhẹ mũi vạch trong quá trình mài
Mài mũi vạch trên chiều dài 1215mm
b) Mài sửa mũi chấm dấu
Yêu cầu góc mài từ 900 1200
c) Mài sửa mũi nhọn compa vạch dấu
Hình 3.12
Hình 3.13
BÀI 3: THỰC HÀNH LẤY DẤU VẠCH DẤU
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 16
Chập hai mủi nhọn compa lại với nhau
Mài hai mũi nhọn ở 4 mặt trên chiều dài
1520 mm sao cho đầu mũi nhọn ở cùng một điểm
Chú ý
+ Trong quá trình mài sửa dụng cụ tránh hiện tượng
làm cháy kim loại tại phần mài phải luôn làm nguội bằng nước
3.6 Bảo quản
Sau khi sử dụng xong, lau sạch, đặt mũi vạch, chấm dấu, com pha vạch dấu, bộ
vạch dấu vào hộp bảo quản đúng nơi quy định.
Bài 4 : THỰC HÀNH ĐỤC, CƯA KIM LOẠI
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 17
Bài 4 : THỰC HÀNH ĐỤC, CƯA KIM LOẠI
Mục đích : Hình thành kỹ năng cắt kim loại bằng cưa tay.
Vật liệu : Thanh thép (16 x16 x 200mm)
Thiết bị, dụng cụ : Êtô song song, khung cưa tay, lưỡi cưa.
4.1 KỸ THUẬT ĐỤC
4.1.1 Cách cầm đục
Hình 4.1
Hình 4.2
Bài 4 : THỰC HÀNH ĐỤC, CƯA KIM LOẠI
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 18
4.1.2 Tư thế đục
Hình 4.3
4.1.3. Cách cầm búa
Hình 4.4
Bài 4 : THỰC HÀNH ĐỤC, CƯA KIM LOẠI
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 19
4.1.4 An toàn khi đục.
Hình 4.5
4.2 KỸ THUẬT CƯA
Hình 4.6
4.2.1 Lắp lưỡi cưa vào khung cưa
- Lắp lưỡi cưa vào khung cưa sao
cho răng cưa hướng về phía đai ốc hình
con bướm (tai hồng).
- Vặn tai hồng để kéo căng lưỡi cưa.
Hình 4.7
Bài 4 : THỰC HÀNH ĐỤC, CƯA KIM LOẠI
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 20
4.2.2.Kẹp phôi vào êtô
- Đặt phôi vào êtô sao cho vị trí cắt cách mép êtô khoảng 10 mm.
- Hiệu chỉnh phôi cho ngang bằng, rồi kẹp chặt êtô lại.
Hình 4.8
4.2.3 Tạo điểm bắt đầu cắt
Đặt điểm đầu của tay cưa vào chỗ lõm của lòng bàn tay phải. Nắm chặt tay cưa
bằng cách đặt ngón cái lên trên còn các ngón khác nắm ở phía dưới của tay cưa.
Đặt móng tay cái vào vị trí cắt theo phương thẳng đứng.
Đặt lưỡi cưa sát vào móng tay, đẩy và kéo cưa chậm.
4.2.4 Cắt phôi
- Cầm cưa chắc chắn bằng cả hai tay.
- Ép cưa xuống và đẩy thẳng về phía trước.
- Đẩy hết chiều dài của lưỡi cưa.
- Khi kéo cưa về không dùng lực ép xuống.
- Tra dầu một lần trong khi cắt.
- Khi cắt gần đứt dùng tay trái đỡ phôi tránh rơi vào chân.
Hình 4.9
Bài 4 : THỰC HÀNH ĐỤC, CƯA KIM LOẠI
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 21
4.2.5 Nới lỏng độ căng của lưỡi cưa
Sau khi cắt xong, nới lỏng lưỡi cưa.
Hình 4.10
* Các kiểu khung cưa và lưỡi cưa :
Các kiểu khung cưa :
Hình 4.11
4.2.6 Phương pháp lựa chọn lưỡi cưa
Số răng cưa trên 1 inch (25,4 mm) Vật liệu và hình dạng phôi cắt
14 răng Thép thường, đồng thanh
18 răng Gang, ống dẫn khí
24 răng Thép cứng, thép góc
32 răng Thép tấm mỏng, thép ống mỏng
Các kiểu lưỡi cưa :
Hình 4.12
Bài 4 : THỰC HÀNH ĐỤC, CƯA KIM LOẠI
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 22
Các kích thước của lưỡi cưa :
Chiều dài Chiều rộng Chiều dày Số răng trên 1 inch
250 12 0,64 14, 18, 24, 32
300 12 0,64 14, 18, 24, 32
4.2.7 Ví dụ : Cắt thép tròn, thép thanh, thép tấm, thép ống
Mục đích : Hình thành kỹ năng cắt các loại thép tròn, thép tấm, thép ống bằng cưa
tay.
Vật liệu : Thép (tròn, thanh, tấm, ống).
Thiết bị, dụng cụ : Êtô bàn, khung cưa sắt, lưỡi cưa.
Hình 4.13
Cắt thép tròn
- Đầu tiên đặt cưa ngang bằng rồi cắt.
- Tiếp sau đó đặt cưa hướng xuống dưới về phía trước và cắt.
- Cuối cùng đặt cưa hướng xuống dưới về phía người cắt và cắt.
- Tiếp tục cắt theo trình tự trên (như hình vẽ) cho đến đứt.
Cắt thép thanh
Bài 4 : THỰC HÀNH ĐỤC, CƯA KIM LOẠI
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 23
- Đầu tiên để cưa hướng xuống dưới về phía trước rồi cắt.
- Tiếp theo để cưa hướng xuống dưới về phía người cắt và cắt.
- Cuối cùng đặt cưa ngang bằng và cắt.
- Tiếp tục cắt theo trình tự trên (như hình vẽ) cho đến đứt.
Cắt thép tấm
Kỹ thuật cắt tương tự như cắt thép thanh.
Cắt thép ống
- Đặt cưa ngang bằng rồi cắt cho đến thành phía trong của ống.
- Xoay nhẹ ống.
- Đặt cưa nằm ngang rồi tiếp tục cắt cho đến thành phía trong của ống.
- Tiếp tục cắt như vậy đến khi đứt.
Hình 4.14
Cắt dọc theo chiều dài phôi
Xoay chốt hãm lưỡi cưa một góc 900 rồi cắt.
BÀI 5 :KỸ THUẬT KHOAN CHI TIẾT
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 24
BÀI 5
KỸ THUẬT KHOAN CHI TIẾT
THỜI GIAN : 1 CA
I. MỤC TIÊU
Thực hiện đúng tư thế thao tác khi khoan kim loại.
Chọn được mũi khoan và tarô
Khoan được lỗ theo đúng yêu cầu kỹ thuật
Cắt được ren đúng theo yêu cầu kỹ thuật
II. NỘI DUNG
5.1 Khoan kim loại.
a) Phân Loại và cấu tạo máy khoan
Phân lọai : Khoan đứng, khoan bàn, khoan cần, khoan tay
Cấu tạo : Thân máy, bệ máy, đầu máy, bàn máy
b) Thao tác khoan
Kiểm tra tình trạng của máy:
Trước khi sử dụng máy ta cần kiểm tra tình trạng của máy
Kiểm tra mạng điện, kiểm tra dầu mỡ bôi trơn, kiểm tra các bulông đai ốc các khoá
hãm dây đai, điều khiển trục chính lên xuống
bằng tay, bật công tắc cho máy chạy thử.
Điều chỉnh bàn máy
Dùng tay hoặc cờ lê mở các khoá hãm đưa bàn máy
lên xuống cho phù hợp với khoảng cách cần khoan
Gá lắp bầu khoan áo côn vào trục chính
Muốn gá lắp bầu khoan áo côn vào trục chính ta
tác dụng lực từ dưới lên sao cho phần vát của bầu
khoan áo côn trùng với phần vát của phần côn
trục chính muốn tháo ta dùng cây nêm để tháo ra
Lắp mũi khoan vào bầu khoan: Hình 5.1
(theo hướng dẫn của giáo viên )
BÀI 5 :KỸ THUẬT KHOAN CHI TIẾT
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 25
Gá chi tiết để khoan :
Ta có thể gá lên êtô khoan hoặc gá lên bàn máy tuỳ theo điều kiện thực tế rồi
dùng thước êke để kiểm tra độ vuông góc giữa bề mặt khoan và mũi khoan.
Chọn số vòng quay trục chính
n =
1000.
.
v
D
Trong đó
n : số vòng quay trục chính (v/ph)
v :Vận tốc cắt (m/ph)
D : Đường kính mũi khoan
D nhỏ n lớn; D Lớn n nhỏ Hình 5.2
Người đứng thẳng tay phải cầm tay quay tay trái cầm êtô khoan đầu hơi cúi xuống mắt
nhìn vào vật gia công
Kỹ thuật khoan
- Khoan theo vạch dấu
- Khoan theo bạc dẫn hướng
Hình 5.4
Hình 5.3
Hình 5.5
BÀI 5 :KỸ THUẬT KHOAN CHI TIẾT
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 26
2. Chuẩn bị dụng cụ , thiết bị
a) Chuẩn bị dụng cụ: Máy khoan đứng, khoan bàn, êtô khoan, thước đo cao, chấm dấu,
búa, mũi khoan 8,5, bầu khoan, áo côn, bàn máp, mũi vạch, thước lá, tarô M10, tay
quay tarô, nhớt, bàn nguội, êtô.
b) Phôi liệu: Phôi bài 5
5.2 ĐỌC VÀ NGHIÊN CỨU BẢN VẼ, CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VÀ PHÔI
LIỆU
5.2.1Đọc và nghiên cứu bản vẽ
7,5
M10
15
Hình 5.6
Hình 5.7
Hình 5.8
BÀI 5 :KỸ THUẬT KHOAN CHI TIẾT
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 27
5.3 YÊU CẦU KỸ THUẬT
- Hai lỗ khoan song song
- Trùng tâm theo vạch dấu
- Đúng kích thước theo bản vẽ
- Mặt ren nhẵn, không bị sai lệch hình dạng
5.4 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG\
BÀI 5 :KỸ THUẬT KHOAN CHI TIẾT
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 28
T
T
NỘI DUNG - NGUYÊN
CÔNG
HÌNH VẼ DỤNG CỤ THIẾT BỊ
GÁ CẮT ĐO
A
B
Vạch dấu
1. Bôi màu
2. Xác định đường tâm
dọc
3. Xác định đường tâm
ngang
4. Xác định tâm hai lỗ
khoan
Từ giao điểm của 2 đường
tâm ta lấy ra mỗi bên với
kích thước 7,5 đó chính là
tâm hai lỗ khoan
5. Kiểm tra đóng chấm dấu
Khoan
6. Chọn lưỡi khoan theo
công thức
7. Chọn số vòng quay trục
chính
8. Gá phôi lên êtô khoan
đảm bảo mũi khoan vuông
góc với bề mặt cần khoan
9. Khoan hai lỗ 8,5 theo
hai tâm đã vạch dấu
Bàn
máp
Đe
Đe
Êtô
Êtô
Mũi
vạch
Chấm
dấu
Chấm
dấu
Mũi
khoan
Thước
đo cao
Thước
lá
Thước
lá
7,5 Ø8,5
7,5
15
BÀI 5 :KỸ THUẬT KHOAN CHI TIẾT
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 29
T
T
NỘI DUNG - NGUYÊN
CÔNG
HÌNH VẼ
DỤNG CỤ THIẾT
BỊ
GÁ CẮT ĐO
C
Cắt ren
10. Chọn tarô M10
Chọn tarô theo độ côn của phần
mũi tarô
11. Lắp tarô thô vào tay quay
12. Gá phôi vào êtô , bề mặt
phôi song song với hàm êtô
13. Tarô mũi thô: Bắt đầu
mớn ren bằng tarô thô số 1 tay
phải nắm phần giữa tay quay ,
tay trái nắm tay quay theo chiều
kim đồng hồ , tay phải ấn lực tay
trái quay 1-3 vòng xem tarô có bị
lệch không
Tiến hành quay tarô theo chiều
kim đồng hồ cứ quay 1/3 đến 1/2
vòng ta phải quay ngược lại và
dùng nhớt để bôi trơn, hoàn tất
tarô ren thô.
14. Tarô mũi tinh: Sau khi cắt
ren bằng tarô thô xong ta tháo
tarô thô ra và thay vào bằng tarô
tinh, hoàn tất tarô ren tinh.
15. Kiểm tra
Dùng bulông để kiểm tra
Êtô
Tarô
thô
Tarô
tinh
Bài 6: THAO TÁC DŨA KIM LOẠI
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 30
Bài 6
THAO TÁC DŨA KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU
Thực hiện đúng tư thế thao động tác giũa kim loại
Giũa được một mặt phẳng đúng yêu cầu kỹ thuật
Mục đích : Hình thành kỹ năng dũa cơ bản.
Vật liệu : Thép (30 x 30 x 80mm).
Thiết bị, dụng cụ : Êtô song song, dũa dẹt (350), Cán dũa, bàn chải sắt.
Hình 6.1
Dũa
Dũa là một loại dụng cụ được dùng phổ biến trong nghề nguội.
Chiều dài của dũa (chiều dài danh nghĩa) không bao gồm phần đầu nhọn của
chuôi dũa.
Hình 6.2
Bài 6: THAO TÁC DŨA KIM LOẠI
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 31
Các loại dũa và công dụng
Dũa lưỡi cắt đơn : loại này chỉ có các rãnh chạy thẳng theo một hướng và được
dùng để dũa các loại thép thường và nhựa.
Dũa lưỡi cắt kép : loại này được dùng phổ biến trong ngành công nghiệp
Dũa lưỡi cắt thô : loại này được dùng để dũa các loại vật liệu mềm như : gỗ, da,
chì
Dũa có lưỡi cắt hình bán nguyệt : loại này dùng để dũa các loại kim loại mềm
như : chì, nhôm.
Hình 6.3
Độ nhám của lưỡi cắt
Có 4 loại dũa : thô, trung bình, mịn và rất mịn. Các loại dũa được phân biệt
bằng độ nhám và kích cỡ khác nhaucủa chúng.
Hình dáng mặt cắt ngang của dũa
Gồm dẹt, bán nguyệt, tròn, vuông, tam giác. (như hình vẽ)
Hình 6.4
Bài 6: THAO TÁC DŨA KIM LOẠI
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 32
6.1. KẸP CHẶT PHÔI VÀO ÊTÔ
- Đặt phôi vào giữa êtô và cao hơn má kẹp
êtô khoảng 10 mm rồi kẹp chặt lại.
6.2. LẮP CÁN DŨA
- Lắp nhẹ nhàng cán dũa vào đầu nhọn của chuôi dũa.
- Kiểm tra, hiệu chỉnh cho cán dũa và chuôi dũa thẳng hang.
- Gõ cán dũa vào một bề mặt cứng cho đến khi chặt.
6.3. CẦM CÁN DŨA
- Đặt đầu mút của cán dũa vào giữa long bàn tay phải.
- Cầm cán dũa bằng cách đặt ngón cái lên trên cán dũa
còn các ngón khác nắm chặt ở phía dưới.
Hình 6.5
Hình 6.6
Bài 6: THAO TÁC DŨA KIM LOẠI
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 33
6.4 VỊ TRÍ ĐỨNG THÍCH HỢP
- Đặt đầu dũa lên giữa phôi.
- Xoay người sang phải.
- Chân trái bước sang một bước.
6.5 TƯ THẾ ĐỨNG KHI KHI DŨA
- Đặt tay trái lên đầu dũa.
- Giữ đầu dũa và ấn xuống một lực từ cuối của ngón tay.
- Di chuyển trọng tâm về phía trước.
- Giữ khuỷu tay phải chạm vào cạnh sườn.
- Điều chỉnh tư thế đứng sao cho khuỷu tay, dũa và ngón cái cùng nằm trên một
đường thẳng.
6. 6 ĐẤY DŨA
- Mắt luôn nhìn vào phôi.
- Đầu gối trái hơi co trong khi di chuyển trọng tâm về phía trước, dùng khuỷu
tay phải từ cạnh sườn đẩy dũa về phía trước trên mặt phẳng nằm ngang.
- Sử dụng trọng lượng của cơ thể như hình vẽ.
Hình 6.7 Hình 6.8
Bài 6: THAO TÁC DŨA KIM LOẠI
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 34
- Sử dụng toàn bộ chiều dài của dũa.
6. 7 KÉO DŨA VỀ K
- Kéo dũa về trong khi vẫn giữ cho dũa nằm ngang (không đẩy xuống dưới)
Hình 6.9
Hình 6.10
Bài 6: THAO TÁC DŨA KIM LOẠI
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 35
6.8. LẶP LẠI ĐỘNG TÁC
- Chuẩn bị tư thế đứng cho thích hợp.
- Tốc độ đẩy dũa vào khoảng 30 đến 40 lần trong một phút là thích hợp.
6.9 LÀM SẠCH MẶT DŨA
- Dùng bàn chải sắt chải dọc theo các rãnh trên mặt dũa.
6.10 THÁO CÁN DŨA
- Cầm dũa bằng tay trái và cán dũa bằng tay phải.
- Đặt dũa vào giữa hai má kẹp của êtô, trượt dũa trong má kẹp cho đến khi cán
dũa mắc vào má kẹp, kéo dũa ra khỏi cán.
VÍ DỤ : DŨA MẶT PHẲNG
Mục đích : Hình thành kỹ năng dũa mặt phẳng.
Vật liệu : Thép (30 x 30 x 80mm).
Thiết bị, dụng cụ : Êtô song song, bàn máp, thước lá, bàn chải sắt, bột màu (đỏ),
phấn, dũa (vuông 350 thô, dẹt 250 trung bình, dẹt 200 mịn.
Hình 6.11
Bài 6: THAO TÁC DŨA KIM LOẠI
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 36
* Làm sạch các vảy sắt
- Làm sạch các vảy sắt bằng góc hoặc cạnh của dũa thô.
* Dũa thô
- Dũa mặt phẳng ngang bằng cách ấn dũa xuống mặt phôi.
- Kiểm tra mặt phẳng bằng thước lá.
- Đánh dấu những khu vực cao.
- Dũa những phần cao.
Hình 6.13
Hình 6.12
Bài 6: THAO TÁC DŨA KIM LOẠI
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 37
* Dũa phẳng
- Dùng toàn bộ bề mặt của dũa, đẩy dũa theo chiều dọc.
- Kiểm tra mặt phẳng bằng thước lá.
* Kiểm tra
- Quét một lớp bột màu đỏ lên mặt bàn máp.
- Chà, xát mặt phẳng dũa lên trên mặt bàn máp có bột màu, kiểm tra bột màu
bám vào mặt phẳng dũa.
Hình 6.14
Hình 6.15
Hình 6.16
Bài 6: THAO TÁC DŨA KIM LOẠI
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 38
* Dũa lần cuối
- Dùng lưỡi cắt của dũa mịn.
- Đặt các ngón tay lên trên lưỡi cắt, dũa những phần không phẳng trên bề mặt.
- Tiếp tục dũa những phần cao cho đến khi chà mặt phẳng dũa xuống mặt bàn
máp có bột màu, thấy bột màu dính đều trên mặt phẳng dũa là được.
Các phương pháp dũa
- Dũa dọc : đẩy dũa thẳng về phía trước sao ch đường tâm của dũa luôn trùng
với hướng chuyển động.
- Dũa chéo : đẩy dũa về phía trước đồng thời trượt sang bên phải là một phương
pháp tốt cho dũa thô, bởi vì lượng kim loại bị cắt rộng hơn.
- Dũa ngang : cầm hai đầu của dũa và đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_thuc_tap_co_khi_dai_cuong_trinh_do_trung_cap.pdf