Giáo trình Thống kê trong doanh nghiệp xây dựng - Chương 1: Những vấn đề chung về thống kê

THỐNG KÊ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG  QUẢN LÝ XÂY DỰNG 1 THỐNG KÊ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG Giáo trình  Thống kê đầu tư và xây dựng – GS.TS Phan Công Nghĩa – 2014 Tài liệu tham khảo  Trần Ngọc Phác, Trần Thị Kim Thu – Giáo trình lý thuyết thống kê- NXB Thống kê - Hà Nội 2008.  Nguyễn Huy Thịnh – Giáo trình Lý thuyết thống kê – NXB Tài chính – Hà Nội. 2 THỐNG KÊ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG Điểm đánh giá:  Điểm quá trình: 20% (Chuyên cần, k

pdf55 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Thống kê trong doanh nghiệp xây dựng - Chương 1: Những vấn đề chung về thống kê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm tra, lên bảng)  Điểm thi: 80% - Tự luận - Lý thuyết Liên hệ: Bộ môn Quản lý xây dựng SĐT: 0963 297 319 – Email: haopd@tlu.edu.vn 3 THỐNG KÊ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG  Chương 1. Những vấn đề chung về thống kê  Chương 2. Thống kê sản xuất xây dựng  Chương 3. Thống kê lao động trong đơn vị xây dựng  Chương 4. Thống kê TLSX và tiến bộ KHKT  Chương 5. Thống kê tài chính doanh nghiệp xây lắp 4 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ 5 • Thống kê là gì? I. Khái niệm, vai trò và đối tượng của thống kê 6 I. Khái niệm, vai trò và đối tượng của thống kê 1. Khái niệm - Thống kê là các con số phản ánh các hiện tượng kinh tế, tự nhiên, xã hội 7 I. Khái niệm, vai trò và đối tượng của thống kê - Thống kê là hệ thống các phương pháp ghi chép, thu thập và xử lý số liệu về những hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội 8 I. Khái niệm, vai trò và đối tượng của thống kê Khái niệm: Thống kê học là môn khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập, xử lý và phân tích các con số của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và những quy luật của chúng trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể 9 I. Khái niệm, vai trò và đối tượng của thống kê Khái niệm: Thống kê đầu tư và xây dựng là một bộ phận của thống kê học, có đối tượng nghiên cứu là các quy luật số lượng của các hiện tượng kinh tế xã hội, số lớn diễn ra trong lĩnh vực hoạt động đầu tư và xây dựng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể 10 I. Khái niệm, vai trò và đối tượng của thống kê 2. Vai trò của thông tin thống kê với QLDN - Nguồn thông tin từ thống kê chiếm tỷ trọng cao nhất để quản lý doanh nghiệp (70% lượng thông tin) - Thông tin thống kê là nguồn lực cho sản xuất – kinh doanh, là nguồn lực vô giá được sử dụng cho nhiều mục tiêu và có thể sử dụng nhiều lần 11 I. Khái niệm, vai trò và đối tượng của thống kê 2. Vai trò của thông tin thống kê với QLDN - Thông tin thống kê giữ vai trò quan trọng trong QLDN bởi 2 lý do: + Cung cấp các thông tin về sự phát triển kinh tế - xã hội làm căn cứ cho các nhà quản trị DN trong việc ra quyết định + Thông tin thống kê nêu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất xây dựng của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các ngành trong quá trình hoạt động SXKD, những mất cân đối, những khả năng của doanh nghiệp 12 I. Khái niệm, vai trò và đối tượng của thống kê 3. Đối tượng nghiên cứu của thống kê - Đối tượng nghiên cứu của thống kê học: Là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng số lớn trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể. - Đối tượng nghiên cứu của thống kê đầu tư và xây dựng: nghiên cứu các hiện tượng xảy ra trong lĩnh vực hoạt động đầu tư và xây dựng 13 I. Khái niệm, vai trò và đối tượng của thống kê 3. Đối tượng nghiên cứu của thống kê Cụ thể đối tượng nghiên cứu của thống kê: - Các hiện tượng về quá trình sản xuất, tái sản xuất - Các chỉ tiêu về tình hình lợi nhuận cũng như quá trình phân phối lợi nhuận - Các chỉ tiêu về chi phí, giá thành - Các chỉ tiêu về sản lượng, tình hình tiêu thụ và giá cả tiêu thụ - Các thông tin về lao động và tiền lương. 14 II. Một số khái niệm thường dùng 1. Tổng thể thống kê - Là hiện tượng kinh tế xã hội số lớn gồm những phần tử cá biệt cần quan sát, phân tích mặt lượng trong mối quan hệ với mặt chất - Xác định tổng thể thống kê chính là xác định các đơn vị trong tổng thể cần nghiên cứu VD: - Tình hình sản xuất xây dựng của DN ở Việt Nam - Thống kê thu nhập các hộ gia đình ở HN thì tổng thể thống kê là toàn bộ các hộ gia đình ở HN 15 II. Một số khái niệm thường dùng 2. Tiêu thức thống kê - Là đặc điểm của các đơn vị tổng thể được chọn ra để nghiên cứu. Tiêu thức thực thể Tiêu thức thuộc tính Tiêu thức số lượng Tiêu thức không gian Tiêu thức thời gian 16 Phản ánh tính chất của đơn vị tổng thể Biểu hiện trực tiếp bằng con số II. Một số khái niệm thường dùng 3. Chỉ tiêu thống kê - Là khái niệm phản ánh một cách tổng hợp các đặc điểm về lượng trong sự liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng kinh tế xã hội - Bao gồm các thành phần:  Khái niệm (Mặt chất)  Thời gian, không gian  Mức độ các chỉ tiêu (mặt lượng)  Đơn vị tính của chỉ tiêu 17 18 Ví dụ: Tốc độ tăng GDP của Việt nam năm 2015 là 6,68% + KN (mặt chất): tốc độ tăng trưởng GDP + Thời gian, không gian: năm 2015, Việt Nam + Mức độ của chỉ tiêu: 6,68 + Đơn vị tính của chỉ tiêu: % II. Một số khái niệm thường dùng II. Một số khái niệm thường dùng Đặc điểm của chỉ tiêu thống kê:  Phản ánh kết quả nghiên cứu thống kê  Mỗi chỉ tiêu thống kê phản ánh nội dung mặt lượng trong mối quan hệ với mặt chất về một khía cạnh của hiện tượng  Đặc trưng về lượng biểu hiện bằng những con số cụ thể, khác nhau trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể, có đơn vị đo lường và phương pháp tính đã quy định 19 II. Một số khái niệm thường dùng Phân loại chỉ tiêu thống kê theo hình thức biểu hiện - Chỉ tiêu hiện vật: biểu hiện bằng đơn vị tự nhiên (số lượng máy móc, sản lượng sản xuất,) - Chỉ tiêu giá trị: biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ (giá trị sản xuất, doanh thu,) 20 II. Một số khái niệm thường dùng Phân loại chỉ tiêu thống kê theo thời gian: - Chỉ tiêu thời kỳ: Phản ánh quy mô của hiện tượng trong một thời kỳ nhất định, phụ thuộc vào độ dài thời gian nghiên cứu (sản lượng, thu nhập, chi phí,) - Chỉ tiêu thời điểm: Phản ánh quy mô của hiện tượng nghiên cứu tại một thời điểm, không phụ thuộc độ dài thời gian nghiên cứu (quy mô tài sản cố định, số lao động, ) 21 II. Một số khái niệm thường dùng Phân loại chỉ tiêu thống kê theo nội dung: - Chỉ tiêu chất lượng: tính chất, mức độ phổ biến, mối quan hệ của tổng thể - Chỉ tiêu số lượng: quy mô của tổng thể 22 II. Một số khái niệm thường dùng Hệ thống chỉ tiêu thống kê - Là tập hợp những chỉ tiêu có thể phản ánh các tính chất quan trọng nhất, các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt của tổng thể - VD: Nhằm phản ánh tình hình SXKD của doanh nghiệp xây dựng sử dụng hệ thống chỉ tiêu thống kê: i. Số lượng công trình/hợp đồng thầu ii. Lợi nhuận sau thuế iii. Số lượng công nhân viên 23 II. Một số khái niệm thường dùng 4. Các loại thang đo dùng trong thống kê Thang đo Định danh Thứ bậc Khoảng Tỷ lệ 24 II. Một số khái niệm thường dùng a. Thang đo định danh - Là thang đo được dùng để đánh số các biểu hiện cùng loại của tiêu thức - Được dùng để đếm tần số biểu hiện của tiêu thức - Giữa các các số không có ý nghĩa so sánh hơn kém nên các phép tính áp dụng đều vô nghĩa VD: giới tính NAM đánh số 1, NỮ đánh số 2 25 II. Một số khái niệm thường dùng b. Thang đo thứ bậc - Giữa các con số có quan hệ so sánh hơn kém. Sự chênh lệch giữa các thứ bậc không nhất thiết phải bằng nhau. - Dùng tính toán đặc trưng chung của tổng thể một cách tương đối (tính bậc thợ bình quân trong xây dựng) VD: Trình độ văn hóa: cấp I, II, III. Bậc thợ của công nhân xây dựng. 26 II. Một số khái niệm thường dùng c. Thang đo khoảng - Là thang đo thứ bậc có khoảng cách đều nhau d. Thang đo tỷ lệ - Là thang đo khoảng với một điểm làm mốc để so sánh tỷ lệ giữa các trị số đo. - Áp dụng trong các thước đo vật lý: kg, m, cm, l, 27 III. Quá trình nghiên cứu thống kê 28 III. Quá trình nghiên cứu thống kê 1. Điều tra thống kê - Ghi chép số liệu phát sinh theo cách khoa học và thống nhất dựa trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu đã định. - Yêu cầu: Chính xác Đầy đủ Kịp thời 29 III. Quá trình nghiên cứu thống kê Phân loại điều tra thống kê Điều tra thống kê Dựa vào thời gian Điều tra thường xuyên Điều tra không thường xuyên Dựa vào phạm vi Điều tra toàn bộ Điều tra không toàn bộ 30 III. Quá trình nghiên cứu thống kê Phương pháp thu thập tài liệu thống kê: - Thu thập trực tiếp - Thu thập gián tiếp 31 III. Quá trình nghiên cứu thống kê 2. Tổng hợp thống kê - Khái niệm: là tập trung chỉnh lý và hệ thống hóa số liệu đã thu thập - Phương pháp: 1 • Sắp xếp tài liệu thống kê 2 • Phân tổ thống kê 32 IV. Các phương pháp thống kê biểu thị mức độ của hiện tượng nghiên cứu 1. Chỉ tiêu tuyệt đối (số tuyệt đối) 2. Chỉ tiêu tương đối (số tương đối) 3. Chỉ tiêu bình quân (số bình quân) 33 1. Chỉ tiêu tuyệt đối a. Khái niệm - Đại lượng biểu thị quy mô của hiện tượng kinh tế xã hội trong điều kiện thời gian, địa điểm cụ thể b. Phân loại Số tuyệt đối Thời kỳ Thời điểm 34 Số tuyệt đối thời kỳ - Phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu trong 1 khoảng thời gian nhất định - Có thể cộng lại với nhau để phản ánh mặt lượng của hiện tượng trong 1 thời kỳ dài hơn - VD: Doanh thu của doanh nghiệp thép Hòa Phát năm 2010 là 800 tỷ đồng 1. Chỉ tiêu tuyệt đối 35 Số tuyệt đối thời điểm - Phản ánh quy mô của hiện tượng nghiên cứu tại 1 thời điểm nhất định - VD: dân số thành phố Hà Nội vào 0h ngày 1/4/2015 là 6 triệu người. - Không thể cộng lại với nhau 1. Chỉ tiêu tuyệt đối 36 c. Đặc điểm  Hình thành từ việc thu thập trực tiếp  Mỗi số TĐ gắn với một tiêu thức trong thời gian, địa điểm cụ thể  Gắn với thước đo: hiện vật, lao động, tiền tệ.  Biểu thị cho từng đơn vị tổng thể hoặc cả tổng thể 1. Chỉ tiêu tuyệt đối 37 VD: Giá trị tổng sản lượng Công ty xi măng Hoàng Thạch trong quý II/2015 là 15 tỷ VNĐ. Gắn với các tiêu thức:  Thời gian: quý II/2015  Địa điểm: Công ty xi măng Hoàng Thạch  Thước đo: VNĐ  Ý nghĩa: phản ánh quy mô sản lượng sản phẩm sản xuất trong quý của công ty 1. Chỉ tiêu tuyệt đối 38 Ví dụ: Năm 2007, số lao động của Vinaconex là 13.000 người và doanh thu của doanh nghiệp là 40,5 tỷ Số dư tiền của hộ gia đình tại ngân hàng năm 2007 là 100 triệu USD, năm 2010 là 135 triệu USD 1. Chỉ tiêu tuyệt đối 39 d. Ý nghĩa - Cho biết quy mô và khối lượng của hiện tượng nghiên cứu - Là cơ sở ban đầu để tính toán các chỉ tiêu thống kê khác (số tương đối, số trung bình) - Là căn cứ để xây dựng kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch 1. Chỉ tiêu tuyệt đối 40 2. Chỉ tiêu tương đối a. Khái niệm - Biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu VD: Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh A năm 2013 so với năm 2012 bằng 112% (tăng 12%) Cơ cấu dân số VN năm 2014, nữ chiếm 52% và nam chiếm 48% 41 b. Đặc điểm - Số tương đối không thu được trực tiếp qua điều tra thống kê mà là kết quả so sánh giữa 2 số tuyệt đối đã có → cần có chỉ tiêu gốc - Đơn vị: %, lần, ‰ VD: tìm chỉ tiêu gốc của việc:  Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch  Đánh giá sự tiến bộ của sinh viên 2. Chỉ tiêu tương đối 42 c. Các loại số tương đối Số tương đối Động thái Kế hoạch Kết cấu Không gian Cường độ 2. Chỉ tiêu tương đối 43 d. Ý nghĩa - Biểu hiện mối quan hệ giữa 2 chỉ tiêu, thể hiện trình độ phát triển của hiện tượng - Đi sâu, phân tích, so sánh đặc điểm của hiện tượng - Giữ bí mật số tuyệt đối 2. Chỉ tiêu tương đối 44 a. Khái niệm - Số bình quân trong thống kê biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức nào đó của hiện tượng bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. 2. Chỉ tiêu bình quân 45 b. Các loại số bình quân - Số bình quân cộng - Số bình quân điều hòa (bình quân trị số nghịch đảo) - Số bình quân nhân - Số trung vị - Mốt 2. Chỉ tiêu bình quân 46 V. Dãy số thời gian và chỉ số trong thống kê 47 1. Dãy số thời gian Khái niệm: Dãy số thời gian là dãy các trị số của các chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian Đặc điểm: Mỗi dãy số thời gian gốm 2 thành phần: - Thời gian nghiên cứu: ngày, tháng, năm - Chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu V. Dãy số thời gian và chỉ số trong thống kê 48 1. Dãy số thời gian Tác dụng: - Nhận thức tình hình và xu thế phát triển của hiện tượng - Dự đoán cho mức độ tương lai của hiện tượng V. Dãy số thời gian và chỉ số trong thống kê 49 1. Dãy số thời gian Phân loại: * Theo thời gian mà chỉ tiêu dãy số phản ánh: - Dãy số thời gian thời kỳ - Dãy số thời gian thời điểm * Theo tính chất của chỉ tiêu trong dãy số: - Dãy số thời gian số tuyệt đối - Dãy số thời gian số tương đối - Dãy số thời gian số bình quân V. Dãy số thời gian và chỉ số trong thống kê 50 1. Dãy số thời gian Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian: - Mức độ bình quân theo thời gian - Lượng tăng giảm tuyệt đối - Tốc độ phát triển - Tốc độ tăng - Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) V. Dãy số thời gian và chỉ số trong thống kê 51 2. Chỉ số Khái niệm: Chỉ số trong thống kê là phương pháp biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của hiện tượng nghiên cứu. Đối tượng chủ yếu của phương pháp chỉ số là các hiện tượng kinh tế phức tạp bao gồm nhiều đơn vị có tính chất khác nhau. V. Dãy số thời gian và chỉ số trong thống kê 52 2. Chỉ số Đặc điểm: - Để so sánh các mức độ của hiện tượng phức tạp trước hết phải chuyển các đơn vị có tính chất khác nhau về dạng giống nhau để có thể trực tiếp cộng lại được - Khi có nhiều nhân tố tham gia tính chỉ số, giả định chỉ có 1 nhân tố thay đổi, các nhân tố khác không đổi dể đánh giá ảnh hưởng. V. Dãy số thời gian và chỉ số trong thống kê 53 2. Chỉ số Tác dụng: - Biểu hiện biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian gọi là chỉ số phát triển - Biểu hiện biến động của hiện tượng nghiên cứu qua không gian gọi là chỉ số địa phương - Biểu hiện các nhiệm vụ kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch của các chỉ tiêu kinh tế gọi là chỉ tiêu tế hoạch - Xác định mức độ và vai trò ảnh hưởng của các nhân tố V. Dãy số thời gian và chỉ số trong thống kê 54 2. Chỉ số Các loại chỉ số: Theo phạm vi tính toán: - Chỉ số đơn (i) - Chỉ số tổng hợp (I) Theo tính chất của hiện tượng nghiên cứu: - Chỉ tiêu chất lượng: năng suất lao động - Chỉ tiêu số lượng: khối lượng xây lắp, lượng vật liệu V. Dãy số thời gian và chỉ số trong thống kê 55 2. Chỉ số Hệ thống chỉ số: là phương pháp biểu hiện mối quan hệ biến động giữa các chỉ tiêu nghiên cứu Tác dụng: - Xác định mức độ và vai trò ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động của hiện tượng phức tạp - Để tìm ra các chỉ số chưa biết khi đã biết các chỉ số khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_thong_ke_trong_doanh_nghiep_xay_dung_chuong_1_nhu.pdf
Tài liệu liên quan