Giáo trình Thiết kế đồ họa vectơ

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Chủ biên: Lê Thị Thanh Hƣơng GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA VECTƠ (Lưu hành nội bộ) Hà Nội năm 2011 Tuyên bố bản quyền Giáo trình này sử dụng làm tài liệu giảng dạy nội bộ trong trường cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội không sử dụng và không cho phép bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào sử dụng giáo trình này với mục đích kinh doanh. Mọi trích dẫn, sử dụng giáo trình n

pdf104 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Thiết kế đồ họa vectơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày với mục đích khác hay ở nơi khác đều phải được sự đồng ý bằng văn bản của trường Cao đẳng nghề Cơng nghiệp Hà Nội Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 2 - Thiết kế đồ họa Trang 3 I. CORELDRAW I.1. Khái niệm về Coreldraw CorelDraw là phần mềm dùng trong lãnh vực thiết kế mẫu, bao bì, quảng cáo, trình bày các trang sách, báo, tạp chí... CorelDraw luôn hổ trợ đắc lực cho bạn trong việc sáng tạo các tác phẩm đồ họa của thời hiện đại: Tranh ảnh, minh họa các sản phẩm đủ màu – Các bản vẽ phức tạp – Logo .v.v I.2. Khởi Động Draw 10.0 Để khởi động CorelDraw 11, bạn hãy chọn vào biểu tượng CORELDRAW 11 ngoài màn hình hoặc vào menu Start ỈProgramsỈ Corel Graphic Suit 11 ỈCorelDRAW 11 Khi chương trình Coreldraw khởi động xong bạn sẽ nhìn thấy màn hình đầu tiên cũa CorelDRAW như sau: Hình 1.1 : Màn hình khởi động Khi đó bạn hãy nhấp vào biểu tượng New Graphic để tạo trang giấy mới. Bạn sẽ thấy màn hình chính của Coreldraw như hình bên dưới (h.1.2). I.3. Các thành phần của màn hình CorelDraw Cửa sổ ứng dụng là vùng nhìn, bạn nhìn thấy khi đang sử dụng CorelDRAW. Giao diện CorelDRAW là một giao diện phức tạp, rất nhiều biểu tượng và ký hiệu đại diện cho hầu hết các tùy chọn và lệnh dưới dạng các thực đơn lệnh, thanh công cụ chuẩn (Standard), thanh thuộc tính (Properties bar), hộp công cụ (Tool box), thanh trạng thái (Status bar) và bảng màu (Color pallete). Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 2 - Thiết kế đồ họa Trang 4 Hình 1.2 : Màn hình Chính I.3.1 Trang giấy và màn hình nền Trang giấy là bản vẽ sẽ được in ra trên trang giấy. Phần ngoài trang giấy là màn hình nền. Điều này giống như một bàn làm việc mà bạn đặt bản vẽ lên trên đó. Bạn có thể đặt các đối tượng trên màn hình nền. Chúng được lưu cùng với tập tin nhưng không in được . I.3.2 Con trỏ chuột : Con trỏ chuột là biểu tượng chuyển động quanh màn hình, tương ứng với vị trí khi bạn di chuyển chuột. Con trỏ chuột sẽ thay đổi hình dạng khi bạn chọn từng công cụ từ hộp công cụ. + Con trỏ chọn Con trỏ định dạng Con trỏ phóng đại Hộp công cụ Thanh tiêu đề Thanh menu Công cụ chuẩn Thanh đặc tính Bảng màu Thước đo Thanh trạng thái Màn hình nền Trang giấy Thanh cuốn Trang giấy Màn hình nền Hình 1.3 : Hình nền Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 2 - Thiết kế đồ họa Trang 5 I.3.3 Hộp công cụ : Hộp công cụ (Toolbox) chính của CorelDRAW có thể điều chỉnh, để hiện các công cụ theo nhiều cách khác nhau. Mặc định, hộp công cụ được neo vào cửa sổ chương trình dọc theo cạnh bên trái. Tuy nhiên, bạn có thể thả hộp công cụ tự do trên cửa sổ file hình vẽ. Bạn có thể nhấp chọn một công cụ bất kỳ trong hộp công cụ bằng chuột để làm việc. Có một vài công cụ chúng ta thấy xuất hiện hình tam giác màu đen phía dưới góc phải của công cụ điều đó cho ta thấy sẽ có thêm các công cụ bên trong, bạn nhấp và giữ chuột vào hình tam giác màu đen sẽ thấy hiển thị một nhóm công cụ bên trong công cụ đó. Có thể nói, mọi thao tác vẽ, định dạng, tô màu của CorelDraw! Đều được thực hiện thông qua các công cụ ở hộp công cụ này. Dưới đây là tổng quan về hộp công cụ: Hình 1.4 : Thanh Công Cụ CRAPT Một nguyên tắc chung nhất, cô động nhất trong lĩnh vực Design . Contrast Repetition Alignment Proximity Type 9 Bố cục chặt chẽ, thoáng, làm bật các thành phần chính. 9 Phác thảo đơn giản, dựa trên những đường nét và hình tượng kỹ hà. 9 Ý tưởng táo bạo, độc đáo, vượt ngoài qui tắc mà vẫn không sai qui tắc. CONTRAST Sự tương phản: Rectangle Tool Pick Tool Zoom Tool Shape Tool Freehand Tool Ellipse Tool Polygon Tool Interactive Fill Tool Text Tool Interactive Blend Tool Basic Shapes Eyedropper Tool Outline Tool Fill Tool Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 2 - Thiết kế đồ họa Trang 6 Về kích thước (lớn – nhỏ). Về màu sắc (trắng – đen, xanh – đỏ). Về hình dáng (vuông tròn). REPETITION Sự lập đi, lập lại để nhấn mạnh và làm nổi bật đối tượng. ALIGNMENT Sự ngay hàng thẳng lối. Sự quân bình giữa các thành phần. PROXIMITY Khoảng cách giữa các thành phần. TYPE Các kiểu chữ phù hợp (Serif, Sans serif, Arial, VNI-Help...) II. CÁC THAO TÁC VỀ FILE II.1. Menu File II.1.1 New : (CTRL+N) Mở 1 bảng vẽ mới. Khi tạo ra một file hoàn toàn mới, CorelDRAW tự động gán tên mặc định là “Graphic x”, với x là số thứ tự của file mới. Ví dụ, sau khi khởi động chương trình, file mới đầu tiên sẽ tự động được đặt tên là Graphic 1. sau đó những file mới mở kế tiếp sẽ lần lượt có tên là Graphic 2, Graphic 3. Những tên file mặc định sẽ giữ nguyên cho đến khi file được lưu. II.1.2 Open : (CTRL+O) Mở lại bảng vẽ đã được lưu với đuôi .CDR Trong hộp thoại Open tìm chọn file muốn mở và nhấp nút Open hoặc double click vào tên file để mở . Bạn cũng có thể mở một lúc nhiều file trong hộp thoại. Để mở nhiều file liên tiếp nhau trong cùng thư mục, bạn nhấn giữ phím Shift sau đó nhấp chọn tên file đầu và tên file cuối của dãy tên file muốn mở. Để mở nhiều file không liên tiếp nhau trong cùng thư mục, bạn nhấn giữ phím Ctrl trong khi click chọn tên file. II.1.3 Save : (CTRL+S) Lưu tập tin vào ổ đĩa (khi bảng vẽ đã được đặt tên và lưu 1 lần) sau khi hiệu chỉnh thêm bạn nhấp Save sẽ lưu lại bảng vẽ 1 lần nữa cùng với những thay đổi mà không cần đặt tên mới . II.1.4 Save As: Lưu tập tin vào ổ đĩa. Phải đặt tên cho tập tin cần lưu và xác định vị trí trên ổ đĩa. II.1.5 Import: (CTRL+I) 9 Nhập 1 tập tin của CorelDraw hay các tập tin của chương trình khác vào bảng vẽ hiện hành trên phần mềm CorelDRAW. 9 Danh sách files of type xác định phần mở rộng của các tập tin cần nhập. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 2 - Thiết kế đồ họa Trang 7 LƯU Ý: Khi nhập 1 tập tin vào bản vẽ CorelDraw thì tập tin gốc sẽ không bị mất đi. II.1.6 Export: (CTRL+E ) Xuất 1 bản vẽ CorelDraw sang một định dạng khác, nhằm đưa một tập tin này vào chương trình khác để sử dụng (Word, Photoshop, PageMaker ...) bằng các xác định phần mở rộng của chương trình cần xuất trong danh sách Files of type ( vd: .eps, .ai, .tif, .jpg..) LƯU Ý: Nếu chỉ xuất đối tượng được chọn (chỉ chọn đối tượng khi xuất bằng công cụ chọn) ta phải kiểm nhận thêm chức năng Selected only. II.1.7 Print : (CTRL+P) in ấn Hình 2.1 : Màn hình giao diện Printer 9 Print Range: ƒ Current document: In toàn bộ các trang trong bản vẽ. ƒ Current page: Chỉ in trang hiện hành . ƒ Pages: Chỉ in số trang cần in (nhập số trang cần in). ƒ Page: chỉ định số trang cần in. 9 Number of copies: Số lần cần copy. 9 Printer: Chọn máy in. 9 Option: Định vị trí đối tượng trên trang giấy. 9 Propertes: ƒ Paper: Xác định khổ giấy in. ƒ Orientation: Xác định giấy in đứng hoặc in ngang. II.1.8 Print Preview Xem hiển thị trang in trước khi in Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 2 - Thiết kế đồ họa Trang 8 II.2. Menu Edit II.2.1 Undo (Ctrl+Z) Phục hồi tình trạng. II.2.2 Redo (Alt+Enter) Lập lại thao tác. II.2.3 Repeat (Ctrl+R) Lập lại một lệnh vừa làm. II.2.4 Cut (Ctrl+X) Xóa bỏ 1 đối tượng ra khỏi trang giấy nhưng nó không mất hẳn mà được lưu trữ trong bộ nhớ của máy. II.2.5 Copy (Ctrl+C) Sao chép một hay nhiều đối tượng vào trong bộ nhớ của máy (đối tượng gốc vẫn không mất đi). II.2.6 Patse (Ctrl+V) 9 Dán nội dung trong bộ nhớ vào trang giấy sau khi dùng lệnh Cut và Copy. 9 Tạo mối liên kết giữa CorelDraw với các chương trình khác. Nhấp đôi vào đối tượng được dán bằng Paste Speccial thì chương trình ứng dụng sẽ được mở. 9 Trong hộp thoại Paste Special chọn Paste Link sẽ thiết lập một mối liên kết, bất kỳ thay đổi nào được thực hiện trong tài liệu nguồn sẽ được cập nhật trong bản vẽ CorelDraw. II.2.7 Delete Xóa đối tượng mà không lưu vào bộ nhớ như lệnh Cut. II.2.8 Duplicate Tạo ra 1 bản sao đối tượng (dùng phím +). Đối tượng mới được tạo ra hoàn toàn độc lập với đối tượng ban đầu mặc dù chúng giống hệt nhau. II.2.9 Clone Tương tự Duplicate nhưng giữa đối tượng sinh và đối tượng gốc có mối liên hệ với nhau, nếu thay đổi đối tượng gốc thì đối tượng sinh sẽ thay đổi theo (tô màu, phối cảnh, hình bao...). II.2.10 Select All Chọn tất cả các đối tượng có trên màn hình. II.2.11 Copy Attributes From 9 Sao chép các thuộc tính của đối tượng: Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 2 - Thiết kế đồ họa Trang 9 ƒ Outline Pen: Copy độ dày đường viền. ƒ Outline Color: Copy màu sắc đường viền. ƒ Fill: Copy màu sắc đối tượng. ƒ Text Attributes: Copy kiểu văn bản. 9 Cách làm : Chọn đối tượng cần sao chép các thuộc tính cần thiết, chọn Edit / Copy Attributes From, xuất hiện mũi tên, nhấp mũi tên vào đối tượng muốn Copy. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 2 - Thiết kế đồ họa Trang 10 Bài 2 XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC TRANG GIẤY(MENU LAYOUT) Tóm tắt Lý thuyết 4 tiết – thực hành 2 tiết Mục tiêu Các mục chính Bài tập bắt buộc Bài tập làm thêm ƒ Các phương pháp thao tác và xử lý trang giấy trong CorelDraw. ƒ Hiệu chỉnh đối tượng. I. Xác định kích thước trang giấy: ƒ Xác định kích thước trang giấy (Menu Layout / Page Setup) ƒ Thêm trang (Menu Layout / Insert Page) ƒ Xóa trang (Menu Layout / Delete Page) ƒ Đổi tên trang (Menu Layout / Rename Page) ƒ Di chuyển trang (Menu Layout / Go to Page) II. Các chức năng Dịch chuyển, Xoay, Co giãn và Lật, Thay đổi kích thước, Kéo nghiêng đối tượng một cách chính xác. ƒ Dịch chuyển ƒ Xoay ƒ Co giãn và Lật ƒ Thay đổi kích thước ƒ Kéo nghiêng Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 2 - Thiết kế đồ họa Trang 11 I. Page Setup: Xác định kích thước trang giấy 9 Thực hiện lệnh Layout/ Page Setup. 9 Hộp thoại Options hiển thị. Hình 1.1 : Màn hình Page Setup 9 Size : Kích thước trang giấy. Chọn Normal Paper : trang giấy bình thường. Portrait : khổ giấy in đứng. Landscape : khổ giấy in ngang. 9 Paper : Loại giấy. Width : chiều rộng. Height : chiều cao. Resolution : độ phân giải. 9 Background: điều chỉnh màu nền cho trang Solid: Để ấn định một màu đồng nhất, bạn nhấp chọn tùy chọn Solid rồi chọn một màu bất kỳ trong hộp thoại. Trong bảng màu, nếu nhấp vào nút Other sẽ làm xuất hiện hộp thoại chọn màu Select Color. Khi một màu được chọn, nền trang hiện hành sẽ thể hiện màu này. Bitmap: Có thể lấy một ảnh Bitmap làm nền trang bằng cách chọn tùy chọn Bitmap rồi nhấp vào nút Browse. Trong hộp thoại Import, tìm và chọn một file ảnh Bitmap mà bạn muốn sử dụng làm nền trang và nhấp nút OK. Nếu ảnh Bitmap có kích cỡ nhỏ hơn trang, nó sẽ được lặp lại nhiều lần để phủ kín trang. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 2 - Thiết kế đồ họa Trang 12 Hình 1.2 : Màn hình Page Background 9 Nếu muốn thay đổi kích cở ảnh Bitmap để bàng kích cỡ trang thì bạn sẽ kiểm nhận vào chức năng Custom Size với H là chiều ngang và V là chiều dọc. II. Lệnh Insert Page: Chèn trang mới và xác lập các tùy chọn Thực hiện lệnh Layout/ Insert Page. Hộp thoại Insert Page hiển thị. 9 Insert : Nhập số lượng trang muốn chèn. 9 Before : Chèn thêm trang trước trang hiện hành. 9 After : Chèn thêm trang sau trang hiện hành. OK III. Lệnh Delete Page: Xóa trang giấy Thực hiện lệnh Layout/ Delete Page. 9 Delete Page : Xóa trang nào cần xóa. 9 Through to page: Xóa nhiều trang liên tục kể từ trang đến trang trở đi. OK IV. Rename Page: Đổi tên trang Thực hiện lệnh Layout/ Rename Page. 9 Page Name : Đặt tên mới trang giấy. OK Hình 2.1 : Màn hình Insert Page Hình 3.1 : Màn hình Delete Page Hình 4.1: Màn hình Rename page Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 2 - Thiết kế đồ họa Trang 13 V. Go to Page: Di chuyển đến trang nào muốn làm việc 9 Go to Page: Nhập số trang muốn di chuyển tới để hiển thị và làm việc với trang đó. OK Hình 5.1: Màn hình go to page Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 2 - Thiết kế đồ họa Trang 14 Bài 3 CHỨC NĂNG CÁC CÔNG CỤ Tóm tắt Lý thuyết 2 tiết – thực hành 4 tiết Mục tiêu Các mục chính Bài tập bắt buộc Bài tập làm thêm ƒ Các chức năng và cách thap tác các công cụ. ƒ Công cụ chọn ƒ Công cụ định dạng ƒ Công cụ Phóng to, thu nhỏ ƒ Công cụ vẽ tự do ƒ Công cụ vẽ hình chữ nhật, hình vuông ƒ Công cụ vẽ hình Elip và hình tròn ƒ Công cụ vẽ hình đa giác ƒ Công cụ hình dạng cơ bản (Basic Shape) ƒ Công cụ văn bản ƒ Công cụ chuyển màu trong suốt ƒ Công cụ chọn màu ƒ Công cụ đường viền ƒ Công cụ màu tô ƒ Công cụ tô có sự tác động trực tiếp Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 2 - Thiết kế đồ họa Trang 15 I. HỘP CÔNG CỤ CORELDRAW Hộp công cụ của CorelDraw có tất cả những gì mà bạn cần để vẽ và thao tác với các đối tượng. Trong chương này, bạn sẽ tìm hiểu các chức năng khác nhau của tất cả các công cụ. Hộp công cụ ở bên trái màn hình chứa tất cả các công cụ của CorelDraw. Khi bạn chọn một công cụ, CorelDraw sẽ giữ nguyên tác dụng cho đến khi bạn chọn một công cụ khác. I.1. Pick Tool (công cụ chọn) Công cụ Pick dùng để chọn đối tượng trước khi biến đổi chúng. Đây là công cụ hoạt động theo mặc định mỗi lần bạn mở chương trình. Bạn có thể chọn đối tượng bằng cách nhấp lên nó với công cụ Pick hoặc nhấp và rê chuột để tạo vùng chọn marquee bao quanh đối tượng đó. Khi chọn xong đối tượng, bạn còn dùng công cụ Pick để di chuyển và thay đổi kíck cỡ cho đối tượng. I.1.1 Cách chọn đối tượng Bằng công cụ chọn, hãy nhấp vào bên trong đối tượng để chọn nó. Khi bạn chọn, đối tượng hiện lên tám ô vuông nhỏ gọi là các mấu chọn, bao ngoài đường biên của đối tượng. I.1.2 Chọn bằng Marquee Để chọn một hay nhiều đối tượng, bằng công cụ chọn hãy nhấp và rê chuột bao phủ tất cả các đối tượng. Cách thức này sẽ chọn tất cả các đối tượng nằm trong vùng marquee (khung chữ nhật được tạo bằng nét đứt đoạn). Khi bạn có nhiều đối tượng được chọn, dòng trạng thái sẽ cho bạn biết số đối tượng mà bạn chọn. Bây giờ bạn có thể áp dụng bất kỳ một thao tác nào cho đối tượng này như một đối tượng được chọn. I.1.3 Di chuyển đối tượng Bạn có thể dời một đối tượng nhờ công cụ chọn, bằng cách chọn công cụ chọn, nhấp chuột vào bất kỳ vị trí nào bên trong đối tượng rồi rê chuột đến một vị trí bất kỳ. Đối tượng sẽ đi đến nơi mà bạn nhả chuột. I.1.4 Quay và kéo nghiêng đối tượng Để quay hoặc kéo nghiêng đối tượng, bạn phải nhấp đôi vào đối tượng (nếu đối tượng chưa được chọn), hoặc nhấp một lần lên đối tượng (nếu đối tượng đã được chọn). Khi đó, các mấu hiện nổi sẽ trông như hình bên. Để quay đối tượng, hãy nhấp chuột khi con trỏ ở trên bất kỳ một mấu góc nào đó, rồi di chuyển mấu góc theo chiều mà bạn Mấu góc Mấu Tâm quay Kéo nghiêng theo chiều ngang Kéo Nghiêng Theo Chiều dọc Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 2 - Thiết kế đồ họa Trang 16 muốn quay đối tượng. Khi nhả chuột ra, bạn sẽ có một đối tượng được quay. Để làm nghiêng một đối tượng theo chiều dọc hay chiều ngang, hãy nhấp chuột tại bất kỳ một mấu giữa nào đó và di chuyển đối tượng theo hướng mà bạn muốn làm nghiêng đối tượng. I.1.5 Tâm điểm của phép quay Dấu hiệu xuất hiện ở giữa đối tượng khi bạn kích hoạt các mấu quay hoặc mấu nghiêng, đó là tâm của phép quay. Bạn có thể dời dấu hiệu này bằng cách dùng chuột rê nó đến một vị trí mới. Việc di chuyển dấu hiệu này làm thay đổi tâm quay của một đối tượng. Tâm quay sẽ nằm yên ở vị trí mới cho đến khi bạn thay đổi nó. Khi bạn thay đổi tâm quay đến một vị trí khác, thì đối tượng khi thực hiện phép quay sẽ quay quanh tâm. I.1.6 Thay đổi kích cỡ của đối tượng Để thay đổi kíck cỡ một đối tượng, hãy nhấp một trong tám mấu và rê chuột về phía gần hay xa hơn so với tâm của đối tượng. Đối tượng được đặt lại kíck cỡ tương ứng sau đó. Hãy nhấp và rê chuột vào một trong bốn mấu góc của đối tượng để thay đổi kích thước nhưng vẫn giữ nguyên tỷ lệ thực của đối tượng. Hãy nhấp và rê chuột vào một trong hai mấu giữa dọc của đối tượng để thay đổi kích thước dọc của đối tượng. Hãy nhấp và rê chuột vào một trong hai mấu giữa ngang của đối tượng để thay đổi kích thước ngang của đối tượng. I.1.7 Lấy đối xứng các đối tượng Để lấy đối xứng dọc hoặc ngang của một đối tượng, hãy nhấp chuột tại một mấu dọc hoặc ngang nhấn và giữ nút Ctrl rê chuột đi ngang qua đối tượng. Click phải chuột trước khi nhả chuột trái để sao chép thêm một đối tượng sau đó nhả nút Ctrl để kết thúc. I.1.8 Xóa các đối tượng Để xóa một hay nhiều đối tượng, hãy chọn một hay nhiều đối tượng bằng công cụ chọn, sau đó nhấn phím Delete hay chọn Delete từ thực đơn Edit Lưu ý: Đối với phép di chuyển, xoay, kéo nghiêng và thay đổi kích thước đối tượng, Đối tượng gốc Đối tượng được sao và lật ngang Nhấp và rê chuột đi ngang qua đối tượng Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 2 - Thiết kế đồ họa Trang 17 nếu nhấp phải chuột trước khi nhả phím trái chuột thì tạo ra 1 đối tượng mới trong khi đối tượng gốc vẫn giữ nguyên. i.2. Rectangle Tool (công cụ vẽ hình chữ nhật) Cách vẽ hình chữ nhật : 9 Chọn công cụ Rectangle từ hộp công cụ ( hoặc nhấn phím tắt F6 ). 9 Nhấp và giữ chuột trên trang giấy, rê chuột theo bất kỳ hướng nào để tạo ra hình chữ nhật mới, nhả chuột để kết thúc hình vẽ. 9 Để vẽ hình vuông nhấp và rê chuột đồng thời nhấn giữ phím Ctrl đến khi nào kết thúc thao tác vẽ thì mới nhả phím Ctrl. 9 Vẽ hình vuông xuất phát từ tâm ra nhấn và giữ phím Ctrl + Shift I.2.1 Trên thanh đặc tính khi chọn đối tượng Vị trí đối tượng tính từ góc tọa độ Kích thước chiều ngang và chiều dọc của đối tượng Kích thước tính theo tỷ lệ (nếu ta nhập vào số 50 thì đối tượng sẽ thu nhỏ và bằng 50% đối tượng ban đầu) Thay đổi kích thước theo tỷ lệ hai chiều Xoay đối tượng Lật đối tượng theo chiều Lật đối tượng theo chiều dọc Bo tròn các góc của hình chữ nhật 90 Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 2 - Thiết kế đồ họa Trang 18 I.2.2 Xác lập độ bo tròn cho các góc của hình chữ nhật Độ bo tròn có thể được xác lập bằng nhiều cách: 9 Khi đưa con trỏ chuột đến bất kỳ góc nào của hình chữ nhật hay hình vuông thì con trỏ chuột sẽ thành công cụ Shape sau đó nhấp và rê chuột thì đối tượng sẽ được bo tròn góc. 9 Dùng công cụ Shape (F10) nhấp và rê chuột một điểm điều khiển góc của hình chữ nhật ( lúc này các điểm điều khiển đều được chọn ) theo chiều dọc hoặc chiều ngang để thay đổi mức độ bo tròn góc cho đồng thời cả 4 góc. Để thay đổi riêng cho từng góc, bạn nhấn Shift và nhấp chuột để bỏ chọn các điểm điều khiển góc không muốn thay đổi và drag một điểm điều khiển được chọn để thay đổi độ bo tròn cho các điểm điều khiển đang được chọn. 9 Sử dụng cửa sổ Docker Object Properties: Mở cửa sổ này bằng cách nhấp nút chuột phải vào hình chữ nhật rồi chọn mục Properties từ thực đơn xuất hiện. i.3. Elip Tool (công cụ vẽ hình Ellipse) Để tạo hình Ellipse bạn hãy thực hiện theo những bước sau: 9 Chọn công cụ Ellipse từ hộp công cụ (hoặc nhấn phím tắt F7). 9 Dùng con trỏ công cụ Ellipse, nhấp và rê chuột theo hướng bất kỳ, sau khi đã vừa ý bạn thả nút chuột để hoàn thành việc tạo hình Ellipse. 9 Để vẽ hình tròn nhấn và giữ phím Ctrl đến khi nào kết thúc thao tác vẽ thì mới nhả phím Ctrl. 9 Vẽ hình tròn từ tâm ra nhấn phím Ctrl+ Shift I.3.1 Tạo hình nêm tròn (Pie) 9 Để tạo một hình nêm tròn (Ellipse chỉ có duy nhất một node), thì rê nút đó vào phía trong hình Ellipse Tùy chọn Auto Apply khi được chọn sẽ áp dụng lập tức các biến đổi mà không cần nhấp vào lệnh Apply Hình 1.1 : Thuộc tính đối tượng Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 2 - Thiết kế đồ họa Trang 19 9 Nếu giữ phím Ctrl trong khi rê nút, hình cung tròn hay hình nêm tròn sẽ bị ép buộc thành từng góc là bội số của góc mà bạn xác lập trong hộp thoại Option (thông thường là 15 độ trừ khi chúng ta thay đổi mặc định này) I.3.2 Tạo hình cung tròn (Arc) 9 Để tạo một cung tròn, chọn nút trên hình tròn (Ellipse chỉ có duy nhất một nút) và rê nút đó ra bên ngoài hình Ellipse để tạo cung tròn. 9 Muốn tạo một hình nêm tròn hay cung tròn với một góc chính xác, hãy nhập các thông số vào góc bắt đầu và góc kết thúc và nhấn phím Enter để có sự thay đổi tức thời. i.4. Polygon Tool (công cụ vẽ hình đa giác) Để tạo hình Polygon bạn hãy thực hiện theo những bước sau: 9 Chọn công cụ Polygon từ hộp công cụ ( hoặc nhấn phím tắt Y ). 9 Nhấp và rê con trỏ công cụ theo hướng bất kỳ. 9 Để vẽ hình đa giác đều nhấn phím Ctrl. 9 Vẽ hình đa giác từ tâm ra nhấn phím Ctrl+ Shift 9 Trên thanh đặc tính thay đổi số cạnh của hình đa giác bằng cách nhấp vào biểu tượng ngôi sao giảm hoặc tăng số cạnh tuỳ ý (hoặc nhập từ bàn phím ). 9 Công cụ đa giác có ba dạng khác nhau: dạng Polygon (đa giác), dạng Star (hình sao) và dạng Polygon As Star (hình sao giống đa giác) Vẽ hình dạng Polygon ƒ Chọn công cụ từ hộp công cụ vẽ đa giác ƒ Sử dụng thao tác nhấp và rê chuột để tạo hình. ƒ Với đối tượng vừa vẽ đang được chọn , bạn có thể thay đổi giá trị tùy chọn để điều chỉnh số đỉnh trên thanh thuộc tính Vẽ hình dạng Polygon As Star : Đối tượng dạng Polygon 5 đỉnh Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 2 - Thiết kế đồ họa Trang 20 ƒ Chọn công cụ từ hộp công cụ vẽ đa giác ƒ Nhấp hai lần vào công cụ vẽ hình đa giác ƒ Hộp thoại Option hiển thị ƒ Nhấp chọn chức năng Polygon As Star ƒ Number of points/sides: Nhập số đỉnh ƒ Sharpness: Thu đều các đỉnh điều khiển nằm giữa các cạnh vào tâm Vẽ hình dạng Star : ƒ Chọn công cụ từ hộp công cụ vẽ đa giác ƒ Trên thanh đặc tính click chọn chức năng Đối tượng dạng Polygon as Star 5 đỉnh và Sharpness là 50 Đối tượng dạng Star 5 đỉnh Hình 1.2 : Thông số hình đa giác Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 2 - Thiết kế đồ họa Trang 21 Trong công cụ vẽ hình đa giác nếu nhấp vào tam giác đen bên cạnh sẽ thêm một vài chức năng khác : ƒ Vẽ hình xoắn ốc (Spiral). ƒ Vẽ 1 hình vuông trong đó có nhiều hình vuông nhỏ bên trong. Muốn tách từng hình vuông nhỏ bên trong để tô màu từng hình riêng biệt vào Menu Arrange\ Ungroup All. Đối tượng sẽ được tách ra thành từng hình riêng biệt. i.5. Công cụ định dạng Công cụ định dạng giúp bạn chỉnh sửa hình dáng của các đối tượng. Số vòng xoắn (Spiral Revolutions) Kiểu xoắn ốc đều (Symmetrical Spiral) Kiểu xoắn ốc không đều (Symmetrical Spiral) Hệ số mở rộng bước xoắn (Logarithmic Spiral) Thanh thuộc tính khi công cụ Spiral được chọn Spiral Expansion Factor =1 Spiral Expansion Factor =50 Spiral Expansion Factor =100 Columns (số cột) Rows (số dòng) Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 2 - Thiết kế đồ họa Trang 22 I.5.1 Định dạng hình chuẩn Hình chuẩn là những hình cơ bản được vẽ bằng các công cụ hình chữ nhật, hình ellip , hình đa giác.... Hình vuông: . Vẽ 1 hình vuông. . Chọn công cụ định dạng. Dùng chuột nhấp vào 1 trong 4 nút góc và rê chuột vào hình vuông sẽ trở thành hình vuông bo góc . Hình tròn: . Vẽ hình tròn. . Di chuyển điểm nút trên chu vi của nó. Nếu rê chuột vào trong hình tròn tạo thành hình quạt, nếu rê chuột ra ngoài hình tròn tạo thành một cung Ellipse. Hình đa giác: . Vẽ hình đa giác . Di chuyển một trong các nút trên hình đa giác thì đối tượng sẽ có thể trở thành hình ngôi sao hoặc bất cứ hình gì tùy theo thao tác chuột. I.5.2 Định dạng hình tự do Hình tự do là những hình được vẽ bằng các công cụ vẽ tự do. Để định dạng theo hình tự do chúng ta sẽ thực hiện theo các bước như sau: 9 Vẽ 1 hình vuông , hình tam gíác bằng công viết chì dùng để vẽ tự do. 9 Nhấp vào công cụ định dạng. 9 Khi chọn trên các đoạn thẳng bằng công cụ định dạng thì trên đường thẳng sẽ xuất hiện các điểm nút màu đen. 9 Để chọn các điểm nút click trỏ chuột vào nút cần chọn. 9 Để chọn nhiều nút cùng lúc thì chọn bằng cách: ƒ Chọn nút thứ nhất giữ phím Shift chọn nút thứ hai . ƒ Hoặc chọn bằng công cụ chọn dragmouse bao quanh tất cả các đối tượng. I.5.3 Hộp Thoại Node Edit Trong Corel 9.0 chúng ta muốn thay đổi chỉnh sửa các cạnh hoặc các nút, ta sẽ nhìn trên thanh đặc tính (Property Bar) các chức năng sẽ được hiển thị đầy đủ trên thanh đặc tính. Thêm nút C1: Nhấp chọn một điểm tại vị trí cần thêm rồi nhấp vào biểu tượng + C2: Nhấp hai lấn tại vị trí muốn thêm Nối 2 nút trên 1 đoạn thẳng Thao tác: Rê chuột chọn hai nút cần nối , nhấp vào biểu tượng Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 2 - Thiết kế đồ họa Trang 23 Bớt nút C1: Nhấp vào nút muốn xóa, rồi nhấp vào biểu tượng – C2: Nhấp hai lần vào nút cần xóa Biến 1 đoạn thẳng thành đoạn cong có 2 thanh điều khiển. Thao tác: Nhấp vào vị trí bất kỳ trên đoạn thẳng cần biến đổi, rồi nhấp vào biểu tượng. Hai nút đầu đoạn thẳng xuất hiện hai thanh điều khiển, di chuyển hai thanh điều khiển để chỉnh độ cong. Tách 1 nút kín thành 2 nút làm hở đối tượng Yêu cầu: Một nút cần tách phải cùng một đối tượng Thao tác: Nhấp và rê chọn nút cần tách , nhấp vào biểu tượng Biến 1 đoạn cong thành 1 đoạn thẳng Thao tác: Nhấp chọn một vị trí bất kỳ của một đoạn cong cần biến đổi, rồi nhấp vào biểu tượng Nối 2 nút bị hở thành 1 nút Yêu cầu: Hai nút cần nối phải cùng một đối tượng Thao tác: Rê chuột chọn hai nút cần nối , nhấp vào biểu tượng Điều khiển nút, làm trơn đường cong Điều khiển nút làm trơn đoạn cong và ảnh hưởng cùng lúc 2 thanh thẳng Điều khiển nút hai thanh điều khiển độc lập nhau độc lập nhau. Kéo giãn các nút (chọn từ 2 nút trở lên). Xoay các nút (chọn từ 2 nút trở lên). So hàng giữa các nút theo chiều ngang chiều dọc Align Horizontal: canh hàng các nút theo chiều ngang Align Vertical: canh hàng các nút Giảm số nút tự động Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 2 - Thiết kế đồ họa Trang 24 theo chiều dọc Align control points: canh hàng các một điểm Nối hai nút bị hở trên một đường thẳng. Nút lệnh này có tác dụng giống như nút lệnh Extend Curve To Close nhưng khác chỗ bạn không cần chọn nút đầu và cuối nút hở Hoán đổi vị trí nút (nút đầu tiên trơ’ thành nút cuối cùng. i.6. Công cụ phóng to thu nhỏ Công cụ Zoom dùng thay đổi vùng quan sát trên trang vẽ là thao tác được dùng thường xuyên là công cụ hiệu quả nhất để phóng to , thu nhỏ trong Drawing Window. Công cụ Zoom nằm trong hộp công cụ, mặc định ở vị trí thứ ba dưới công cụ pick và công cụ Shape. ...hung mặc định tức là một khung tô màu đen dày. Bạn có thể chỉ định màu của khung tô cũng như cài đặt độ dày và kiểu của nó. Áp dụng các màu khung bằng cách sử dụng màu khung Bạn có thể thay đổi màu của một khung để tạo ra một nét tương phản với màu tô của đối tượng. Áp dụng màu một khung bằng cách sử dụng hộp thoại Outline Color giúp bạn thực hành việc điều khiển màu khung.Hộp thoại Outline Pen giúp bạn xác lập độ dày của khung, kiểu và dạng góc. Để nhanh chóng tạo màu cho một khung bạn có thể sử dụng Color Palette trên màn hình. Để chọn một màu từ mô hình màu được chỉ định. 9 Chọn đối tượng với công cụ Pick. 9 Chọn vào công cụ đường viền, nhấp vào tam giác màu đen bên phải hộp công cụ và chọn vào công cụ thứ nhất (Outline Pen Dialog ). II. CÔNG CỤ ĐƯỜNG VIỀN (Outline Pen Dialog ) II.1. Công cụ đường viền Color : Màu đường viền . Width : Độ dày đường viền . Ttyle : Kiểu đường viền. Corners : Hình dạng góc uốn . Màu tô Màu đường viền Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 49 Việc cài đặt hình dạng góc uốn làm thay đổi các diện mạo của đường thẳng hoặc đường cong, đặc biệt nếu đối tượng có một đường viền rất dày hoặc đối tượng đặc biệt nhỏ. Line Caps : Hình dạng đầu đường thẳng . Kiểu Line caps ảnh hưởng đến hình dạng của các điểm cuối trên đường dẫn mở. Việc xác lập dạng Line cap làm cho đường thẳng dài hơn. Arrows : Kiểu mũi tên đầu , cuối đường thẳng (Option ). 9 None : Không chọn đầu mũi tên. 9 Swap : Hoán đổi vị trí mũi tên đầu, cuối. 9 Edit : Phóng to, thu nhỏ, quay và đổi hướng đầu mũi tên. 9 Delete Form Lish : Xóa kiểu mũi tên đang được chọn lựa ra khỏi danh sách. 9 Style : Chọn kiểu nét vẽ ( liền nét, chấm gạch, đứt khúc ...) II.2. Chọn và chỉnh sửa một line style CorelDRAW đưa ra nhiều kiểu đường khác nhau. Các kiểu đường là các dạng được cài đặt trước có các thuộc tính khác nhau, chảng hạn như đường nét chấm, các đường nét gạch... Việc áp dụng một kiểu đường thì không làm thay đổi hìng dạng của đường hoặc lượng không gian mà nó chiếm giữ. Bạn có thể chỉnh sửa một kiểu đường đang có tùy theo nhu cầu của bạn. 9 Để chọn một kiểu đường ƒ Chọn đối tượng với công Pick. ƒ Nhấp vào công cụ Outline cụ Tool và click vào hộp thoại Outline Pen. ƒ Chọn một kiểu đường viền bất kỳ từ bộ chọn Line Style. 9 Để chỉnh sửa một kiểu đường Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 50 ƒ Chọn đối tượng với công cụ Pick. ƒ Nhấp vào công cụ Outline Tool rồi chọn vào hộp thoại Outline Pen. ƒ Nhấp nút Edit Style. ƒ Chỉnh sửa phần cuối của đường thẳng bằng cách di chuyển thanh về phía phải. ƒ Nhấp vào các ô vuông để mở hoặc tắt các chấm. ƒ Nhấp vào nút Add để bổ sung kiểu đường vào bên dưới của danh sách. ƒ Nhấp vào nút Replace để thay thế kiểu trước đây đã được bổ sung vào danh sách. II.3. Công cụ màu tô của đường viền (Outline Color Dialog) 9 Chọn đối tượng với công cụ Pick 9 Mở công cụ Outline Tool, rồi click vào hộp thoại Outline Color. 9 Tương tự như cách sử dụng bảng màu của màu tô. II.4. Hộp thoại Pen (Pen Roll-up) Tổng hợp đường viền của CorelDraw. Không có đường viền. Các độ dày của đường viền. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 51 Bài 6 CÔNG CỤ TEXT VÀ NHỮNG HIỆU ỨNG ĐẶC BIỆT Tóm tắt Lý thuyết 4 tiết - Thực hành 6 tiết Mục tiêu Các mục chính Bài tập bắt buộc Bài tập làm thêm Sử dụng văn bản và các hiệu ứng trong văn bản. ƒ Văn bản Artistic ƒ Văn bản Paragraph. ƒ Định dạng văn bản (Fonts, Size, Style) ƒ Chuyển đổi văn bản Artistic sang văn bản Paragraph và ngược lại. ƒ Thao tác văn bản với công cụ chọn. ƒ Thao tác văn bản với công cụ định dạng. ƒ Đưa văn bản lên trên dường dẫn ƒ Tạo bóng Shadow cho văn bản Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 52 Chương 3 chúng ta sẽ khảo sát từng chức năng về văn bản (Text) đó là tất cả những gì bạn cần nên biết để dể dàng thiết kế một tấm Card thật hòan hảo. Với công cụ văn bản thì vẫn chưa đủ vì vậy chúng ta sẽ lần lượt tham khảo thêm một số chức năng về các hiệu ứng Blend, Contour, Lens... để thiết kế cho thật sắc xảo hơn. I. Menu Text CorelDRAW giúp bạn các tính năng xử lý văn bản vào Text. Bằng cách sử dụng công cụ Text, bạn có thể tạo ra hai loại văn bản Artistic text và Paragraph text. Sau khi bổ sung Text vào tài liệu, bạn có thể thay đổi kiểu Text ( từ Paragraph text sang Artistic text ) hoặc chuyển đổi Artistic text sang dạng đường cong. Một vài tính năng định dạng áp dụng cho cả Artistic text và Paragraph text. Ví dụ, khoảng cách Text và áp dụng chế độ định dạng. Các tính năng định dạng khác chỉ áp dụng cho Paragraph text, ví dụ như bổ sung các cột và tạo chữ hoa lớn ở đầu đoạn văn. Bạn có thể tạo ra các hiệu ứng bằng cách đặt văn bản Artistic vào đường dẫn. bạn cũng có thể tối ưu hóa hiệu ứng này. Ví dụ bạn có thể thay đổi khoảng cách giữa Text và đường dẫn. Trong khi đang làm việc với text, bạn có thể sử dụng các công cụ để kiểm nghiệm ngữ pháp và chính tả, thay thế một từ đồng nghĩa. I.1. Giới thiệu hai loại văn bản Artistic – Paragraph I.1.1 Văn bản Artistic Văn bản Artistic là tối ưu lúc bạn làm việc với các dòng ngắn về văn bản. Được sử dụng khi muốn áp dụng các kỷ xảo đối với nó. I.1.2 Văn bản Paragrapt Text 9 Loại văn bản không cần áp dụng những kỷ xảo đặc biệt mà được dùng làm thân tài liệu. 9 Chọn công cụ văn bản, nhấp và rê chuột trên bản vẽ để tạo 1 khung văn bản. Khi thay đổi kính thước khung thì kính thước của khối văn bản sẽ thay đổi theo. 9 Có thể di chuyển, xoay, kéo xiên hay áp dụng hình bao cho 1 khung văn bản PARAGRAPT TEXT như 1 đối tượng bình thường. Chọn lựa giữa Artistic Text và Paragraph Text 1. Khi nào thì Artistic Text là chọn lựa đúng đắn nhất ? Dùng Artistic Text trong những tình huống sau: CÔNG CỤ VĂN BẢN Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 53 ƒ Khi bạn kéo dãn và kéo xiên: Chuỗi ký tự nghệ thuật rất dễ bị kéo dãn và kéo xiên – bạn chỉ cần nhấp và kéo các handle chọn. ƒ Khi bạn tạo ảnh phản chiếu, tạo chiều sâu, tạo dạng hoặc thay đổi phối cảnh: đây là hiệu ứng chỉ áp dụng được cho chuỗi ký tự nghệ thuật. ƒ Để điều chỉnh hình dạng ký tự: Nếu muốn thay đổi hình dạng của chính ký tự, bằng cách biến chúng thành đường cong, sau đó chỉnh nút. 2. Khi nào thì Paragraph Text là chọn lựa đúng đắn nhất ? Dùng Paragraph Text trong những trường hợp sau: ƒ Để tạo khối văn bản lớn: Nếu chuỗi ký tự nghệ thuật thích hợp cho đầu đề bài báo, thì văn bản dạng đoạn lại lý tưởng đối với chính nội dung bài báo. Văn bản đoạn có sức chứa hàng ngàn đoạn văn cá thể và bạn có thể tạo hết trang văn bản này đến trang văn bản khác. ƒ Để điều khiển dòng lưu chuyển văn bản: Văn bản dạng đoạn có thể lưu chuyển từ khung này sang khung khác và từ trang này sang trang khác. Bạn cũng dễ dàng thay đổi độ dài của mỗi dòng trong văn bản dạng đoạn. 3. Chuyển đổi Artistic text sang Paragraph text và ngược lại Bạn có thể chuyển đổi từ một kiểu Text này sang một kiểu Text khác Đề chuyển đổi Paragraph text sang Artistic text ƒ Chọn khung paragraph text bằng công cụ chọn (Pick) ƒ Chọn thực đơn Text/ Convert to Artistic Text. Đề chuyển đổi Artistic text sang Paragraph text ƒ Chọn văn bản Artistic text với công cụ chọn. ƒ Chọn thực đơn Text/ Convert to Paragraph Text. 4. Chuyển đổi Artistic Text sang dạng cong Bạn có thể chuyển đổi Artistic Text sang dạng cong để xử lý các nút độc lập nhằm thay đổi hình dạng của các ký tự. Để chuyển đổi Artistic Text sang dạng cong + Chọn văn bản Artistic Text với công cụ Pick. + Chọn thực đơn Arrange/ Convert To Curves. + Mở Shape Edit Flyout rồi nhấp vào công cụ Shape. + Dùng công cụ định dạng để thay đổi kiểu cho Text. I.2. Menu Text I.2.1. Format Text Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 54 9 FONTS : Phông chữ. ƒ Font : Danh sách các phong chữ. ƒ Size : Kích cỡ chữ ƒ Style : Kiểu chữ (Normal, Bold,Italic) 9 Underline : Đường gạch dưới chữ. None : Không có gạch dưới. Single Thin : Gạch dưới 1 nét mỏng. Single Thin Word : Gạch dưới 1 nét mỏng dưới 1 từ. Single Thick : Gạch dưới 1 nét dày. Single Thick Word : Gạch dưới 1 nét dày dưới 1 từ. Double Thin : Gạch dưới 2 nét mỏng. Double Thin Word : Gạch dưới 2 nét mỏng dưới 1 từ. ƒ Overscore : Đường gạch trên chữ. ƒ Strikethru : Đường gạch giữa chữ. ƒ Uppercase : Small CAPS : Chữ hoa nhỏ. : AllCAPS : Tất cả thành chữ hoa lớn. ƒ Position : Vị trí dời chữ. Subscript : Đưa chữ xuống dưới. Subperscript : Đưa chữ lên trên. 9 ALIGN : Canh hàng. ƒ ALIGNMENT : So hàng các dòng trong 1 văn bản. None : Không canh hàng. Left : Canh trái. Right : Canh phải. Center : Canh giữa. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 55 Full Justify : Dàn đều. ƒ INDENTS : Thụt đầu dòng. First line : Dòng đầu tiên. Left : Dòng trái. Right : Dòng phải. ƒ CHARACTER SHIFT: Khoảng cách dịch từng ký tự. Horizontal : Khoảng cách dịch theo chiều ngang. Vertical : Khoảng cách dịch theo chiều dọc. Angle : Khoảng cách dịch chuyển theo góc. 9 SPACE : Khoảng cách . ƒ CHARACTER : Ký tự. Character : Khoảng cách giữa các ký tự. Word : Khoảng cách giữa các từ. Line : Khoảng cách giữa các dòng. ƒ PARAGRAPH : Đoạn Paragraph. Before Paragraph : Khoảng cách Trước đoạn Paragraph. After Paragraph : Khoảng cách Sau đoạn Paragraph. Thao tác văn bản bằng công cụ định dạng: 9 Chọn văn bản bằng công cụ định dạng, thì dưới mỗi ký tự xuất hiện 1 ô vuông nhỏ gọi là ô điều khiển. 9 Muốn dời vị trí các ký tự ta chọn ô điều khiển nhấp và rê đến một vị trí bất kỳ thì ký tự đó sẽ được dời theo . 9 Có thể chọn 1 hay 1 nhóm các ký tự để thay đổi phong chữ, màu sắc, độ lớn của chúng thông qua hộp thoại Format Text. 9 Hai mũi tên đầu và cuối văn bản dùng để xác định khoảng cách ký tự , khỏang cách dòng và các từ. Nếu kéo dãn hay thu hẹp các mũi tên thì vị trí của các ký tự, dòng sẽ bị thay đổi theo. 9 Nếu nhấn và giữ phím Ctrl khi kéo dãn mũi tên nằm ngang sẽ tác động đến khoảng cách giữa các từ. 1. Hộp thoại Format Text (áp dụng cho văn bản Paragraph) Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 56 2. Spacing Xác định khoảng cách giữa các ký tự, các từ , các dòng giống như văn bản Artistic. 3. Tab Bạn có thể bổ sung các tab vào để thụt đầu dòng Paragraph text. bạn có thể xóa bỏ tất cả hoặc một số tab ngưng mặc định và cài đặt của riêng mình. Bạn cũng có thể thay đổi chế độ gióng hàng tab. a. Bổ sung và xóa bỏ các tab Bạn có thể bổ sung và xóa bỏ các tab khỏi Paragraph text frames. Để bổ sung một tab + Chọn Paragraph text frame hoặc Paragraph. + Nhấp Text\ Format Text + Nhấp nhãn Tabs. + Nhấp nút Add Tab. + Một hàng được bổ sung vào cuối danh sách. + Nhấp ô mới trong Tabs column rồi gõ nhập giá trị. b. Để xóa bỏ một tab Nhấp ô nằm trong cột Tab mà bạn muốn xóa. Nhấp một trong các nút sau đây Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 57 Delete Tab: Xóa bỏ tab đó Deloete All: Xóa bỏ tất cả các tab c. Thay đổi cài đặt Tab Bạn có thể cài đặt tabs theo một mức bình thường và thay đổi chế độ gióng hàng tab. Ví dụ, bạn có thể thay đổi chế độ gióng hàng mặc định từ trái qua phải. Để cài đặt các tab theo mức bình thường + Chọn Paragraph text frame hoặc Paragraph với công cụ text. + Chọn thực đơn Text\ Format Text + Nhấp nhãn Tabs. + Gõ nhập một giá trị trong hộp nằm bên cạnh Set Tabs Every. + Nhấp nút Set Tabs Every để bổ sung các tab. Để thay đổi chế độ gióng hàng các Tab + Nhấp đúp ô nằm trong cột Alignment + Chọn một trong các tùy chọn gióng hàng từ hộp danh sách Left: Trái Right: Phải Center: Giữa Decimal: Thập phân 4. Frames And Columns Chia cột trong đoạn văn bản một cách hữu hiệu để thiết kế các tài liệu thuộc về văn bản, chẳng hạn như báo, tạp chí, thư tín. Bạn có thể tạo các cột có chiều rộng hoặc lề bằng nhau hay khác nhau. Lúc bạn bổ sung, chỉnh sửa hoặc xóa bỏ các cột, bạn có thể giữ lại chiều rộng của paragraph text frame và định lại kích thước của các cột và định lại kích thước của các frame. a. Bổ sung và chỉnh sửa các cột có chiều rộng bằng nhau Bạn có thể tạo ra các cột có chiều rộng và khoảng cách bằng nhau hoặc khác nhau. Lúc bạn bổ sung và xóa các cột, bạn có thể ổn định chiều rộng của frame hoặc chiều rộng của cột. Để bổ sung các cột có chiều rộng bằng nhau + Sử dụng công cụ Pick, chọn Paragraph text frame mà bạn muốn bổ sung các cột vào. + Chọn thực đơn Text\ Format Text Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 58 + Nhấp nhãn Frame anh Columns + Gõ nhập một giá trị trong hộp Number Of Columns + Chọn nút Equal Column Width để tạo các cột và các gáy có chiều rộng bằng nhau. Giữ lại chiều rộng của frame hiện hành trong khi bổ sung hoặc xóa bỏ các cột Chọn nút Maintain Current Frame Width Bạn có thể bổ sung hoặc xóa bỏ các cột và chỉnh sửa chiều rộng của cột cho phù hợp với chiều rộng của frame. Để giữ lại chiều rộng của cột đang có trong khi bổ sung hoặc xóa các cột Chọn nút Automatically Adjust Frame Width Bạn có thể bổ sung hoặc xóa bỏ các cột và chiều rộng của cột đang có vẫn giữ cố định trong khi chiều rộng của frame được chỉnh sửa tự động. b. Bổ sung các cột có bề rộng bằng nhau Bạn có thể tạo các cột có bề rộng khác nhau và tạo khoảng trống trong paragraph text frame. Để bổ sung các cột có chiều rộng khác nhau + Chọn Paragraph text frame. + Chọn thực đơn Text\ Format Text. + Nhấp nhãn Frames and Columns + Gõ nhập một giá trị trong hộp Number of Columns + Hủy chọn hộp kiểm Equal Column Width + Gõ nhập một giá trị trong hộp Width bên cạnh mỗi một cột. + Gõ nhập một giá trị trong hộp Gutter để chỉ ra lượng khoảng trống mà bạn muốn giữa các cột. 5. Effects + Bullet: Các dấu đặt đầu văn bản. + Dropcap: Chữ đầu văn bản lớn hơn chữ thường bao nhiêu dòng. a. Bổ sung các dấu Bullet vào các Paragraph Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 59 Để tạo nhiều văn bản được đánh dấu chấm đầu dòng, bạn có thể sử dụng một trong các kiểu Paragraph text Bullet để định dạng. Bạn cũng có thể tùy nghi sử dụng các Bullet bằng cách thay đổi kích thước, vị trí và khoảng cách của các Bullet. Bổ sung và xóa bỏ các Bullet Bạn có thể bổ sung các Bullet vào văn bản. bạn cũng có thể tách rời một Bullet khỏi Text và cũng có thể xóa bỏ một Bullet mà không cần xóa bỏ nội dung Text. Để bổ sung một Bullet + Chọn Paragraph text frame hoặc Paragraph với công cụ Text. + Chọn thực đơn Text\ Format Text + Nhấp nhãn Effect + Chọn Bullet từ hộp danh sách Effect Type + Chọn một Font từ hộp danh sách Font + Chọn một biểu tượng từ cửa sổ Sample + Nhấp nút Bulleted Để bổ sung một Bullet với chế độ Hanging Indent + Nhấp nút Hanging Indent trong mục Indents + Gõ nhập một giá trị trong hộp Position Để xóa bỏ một Bullet + Chọn None từ hộp danh sách Effect Type Tùy ý sử dụng các Bullet Bạn có thể tùy ý tạo ra các diện mạo Bullet bằng cách thay đổi kích thước, vị trí và khoảng trống. Để thay đổi kích thước Bullet Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 60 + Chọn paragraph text frame hoặc Paragraph với công cụ text. + Chọn thực đơn Text\ Format Text + Nhấp nhãn Effect + Chọn Bullet từ hộp Effect Type + Gõ nhập một giá trị trong hộp Size Để thay đổi khoảng trống giữa các Bullet và text + Nhấp nhãn Align + Gõ nhập một giá trị về lượng khoảng trống mà bạn muốn giữa Bullet và Text trong hộp thoại First Line. Khoảng trống giữa frame và Text thay đổi. Kết quả khoảng trống giữa Bullet và Text cũng thay đổi. b. Áp dụng Drop cap vào các Paragraph Drop cap là một cách hữu hiệu để thu hút sự chú ý của người đọc ở phần đầu chương hoặc một đoạn. Việc áp dụng Drop cap cho paragraph mở rộng mẫu tự đầu tiên và chèn vào nội dung của text. Bạn cũng có thể tùy nghi sử dụng một Drop cap bằng cách thay đổi các cài đặt của nó. Ví dụ, bạn có thể thay đổi khoảng cách giữa một mẫu tự Drop cap và nội dung của Text. . Bổ sung và xóa bỏ các drop cap Bạn có thể tạo ra một chương hoặc một Paragraph hấp dẫn bằng cách bổ sung một Drop cap. Bạn cũng có thể xóa bỏ chế độ Drop cap mà không cần xóa bỏ nội dung. Để bổ sung một Drop cap + Chọn paragraph text frame hoặc Paragraghs + Chọn thực đơn Text\ Format Text + Nhấp nhãn Effects + Chọn Drop cap từ hộp Effect Type + Nhấp một trong các nội dung sau đây Dropped cuộn Text chung quanh mẫu tự Drop cap Hanging Indent dịch cuyển mẫu tự đầu tiên ra xa nội dung của Text Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 61 Để xóa bỏ một Drop cap - Chọn None từ hộp danh sách Effect Type I.2.2. Lệnh Edit Text Dùng để sửa văn bản. Khi dùng lệnh Edit Text ta có thể chỉnh sửa văn bản theo phong chữ, kích cỡ chữ, kiểu chữ..v.v.. I.2.3. Lệnh Fit Text To Path Đưa văn bản Artistic lên 1 đường dẫn. Muốn đặt một văn bản lên trên một đường dẫn bất kỳ ta sẽ thực hiện các thao tác sau: 9 Tạo văn bản bằng văn bản Artistic. 9 Tạo đường dẫn bằng công cụ vẽ tự do hoặc nếu muốn đặt văn bản lên trên hình tròn hoặc hình vuông ta tạo bằng công cụ hình chữ nhật, hình tròn. 9 Chọn văn bản bằng công cụ chọn click và giữ phím Shift tiếp tục chọn đường dẫn. 9 Chọn thực đơn Text / Fit Text To Path. 9 Ta sẽ thấy văn bản tự động sẽ được đặt lên trên đường dẫn. 9 Muốn thay đổi các hiệu ứng ta sẽ thay đổi các hộp thoại trên thanh đặt tính. Lưu ý: Muốn tách văn bản ra khỏi đường dẫn ta sẽ thực hiện các bước sau đây: Co reld raw o Phot shop Thay đổi hướng văn bản trên đường dẫn Thay đổi vị trí Văn bản được đặt ở đầàu, giữa hoặc cuối đường dẫn. Dịch chuyển khoảng cách chiều dọc giữa văn bản và đường dẫn Dịch chuyển khoảng cách chiều ngang giữa văn bản và đường dẫn Định vị trí Text trên hướng đối nghịch với đường dẫn Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 62 9 Chọn văn bản và đường dẫn khi đã được thực hiện bằng lệnh Fit Text To Path. 9 Chọn thực đơn Arrange/ Separate. Align To Baseline Đưa các ký tự trong 1 văn bản sau khi đã thay đổi lên xuống về lại đường nền ban đầu của nó. I.2.4. Straighten Text - Đưa 1 văn bản về lại hình dạng ban đầu sau khi dịch chuyển các ký tự ra khỏi vị trí hay biến dạng, thay đổi các ký tự riêng biệt. - Để đưa 1 văn bản trên đường dẫn trở về hình dạng ban đầu trước tiên tách văn bản ra khỏi đường dẫn (Menu Arrange/ Separate) sau đó sử dụng lệnh Straighten text. I.2.5. Writing Tools Dùng để kiểm tra lỗi chính tả. I.2.6 Change Case Đổi thành các dạng chữ hoa,thường. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 63 Bài 7 HIỆU ỨNG ENVENLOPE VÀ POWERCLIP Tóm tắt Lý thuyết 2 tiết - Thực hành 3 tiết Mục tiêu Các mục chính Bài tập bắt buộc Bài tập làm thêm Biến dạng đối tượng theo một đối tượng có sẵn hay lồng một đối tượng vào trong vật chứa. ƒ Hiệu ứng Envelope. ƒ Hiệu ứng PowerClip Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 64 I. HIỆU ỨNG ENVELOPE (CÁCH ÁP DỤNG HÌNH BAO) Lệnh Envelope trong thực đơn Effect dùng để làm biến dạng đối tượng theo một hình bao bên ngoài. Khi thay đồi hình dạng của hình bao sẽ làm biến đổi hình dạng của đối tương. Với nhiều kiểu hình bao khác nhau, bạn có thể tạo ra nhiều hiệu ứng biến dạng khác nhau khiến cho hình ảnh thêm sinh động bắt mắt hơn. Như bạn đã thấy, áp dụng hiệu ứng Envelope cho đối tượng khiến cho đối tượng thay đổi hình dạng nhưng không làm thay đổi các thuộc tính ban đầu ( như đường viền, màu tô.). Sau khi áp dụng hiệu ứng cho một đối tượng, bạn có thể chỉnh sửa lại thuộc tính, xóa bỏ hoặc sao chép đối tượng này. Bạn có thể sao chép hình dáng của một đối tượng khác làm hình bao cho hiệu ứng Envelope. I.1. Công cụ Interactive Envelope Trong phần này, bạn sẽ tìm hiểu cách sử dụng công cụ Interactive Envelope và tùy chọn của nó trên thanh đặc tính. Công cụ Interactive Envelope nằm trong hộp công cụ cùng nhóm với các công cụ thuộc dạng tương tác như Interactive Blend, Interactive Contour, Interactive Extrude, Interactive Drop Shadow, Interactive Distortion. Công cụ Interactive Envelope trong hộp công cụ Khi công cụ Interactive Envelope và một đối tượng đang được chọn, thanh thuộc tính thể hiện các tùy chọn như hình bên dưới Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 65 I.2. Tạo hiệu ứng Envenlope Vấn đề quan trọng khi sử dụng hiệu ứng Envenlope là tìm và tạo ra một hình bao thích hợp cho đối tượng. Có bốn cách áp dụng hình bao cho đối tượng. Cách thứ nhất: Sử dụng hình bao mặc định và chỉnh sửa bằng tay theo ý bạn Cách thứ hai: Sử dụng các hình bao định sẵn Cách thứ ba: Sao chép hình dạng của một đối tượng khác làm hình bao Cách thứ tư: Sao chép toàn bộ hiệu ứng từ một đối tượng đã áp dụng hiệu ứng Envelope cho đối tượng đang chọn I.3. Áp dụng và xóa bỏ các Envelope Bạn có thể áp dụng Envelope cho một đối tượng bất kỳ để thay đổi hình dạng cho đối tượng đó. Bạn cũng có thể áp dụng một Envelope cho một đối tượng với một Envelope. Xóa bỏ một Envelope vừa mới áp dụng gần nhất. I.3.1 Để áp dụng một Envelope ƒ Chọn đối tượng mà bạn muốn áp dụng Envelope bằng công cụ chọn. ƒ Mở công cụ Interactive rồi click vào Interactive Envelope ƒ Sử dụng con trỏ công cụ Interactive Envelope, drag một trong các nút của hình bao theo hướng tùy ý. Khi thả mouse hình dạng của đối tượng ngay lập tức thay đổi tương ứng với hình bao. Tiếp tục thử drag thêm hai hoặc ba nút nữa, mỗi lần thả mouse hình thể đối tượng lại thay đổi. Danh dách hình bao định sẵn Lưu hình bao Xóa hình bao Mapping node (các kiểu ánh xạ hình dáng đối tượng uốn theo hình bao) Sao chép hình bao Tạo hình bao từ hình dáng của đối tượng khác Các tùy chọn chỉnh sửa node Các chế độ chỉnh sửa hình bao Chuyển hình bao trở lại hình vuông để hiệu chỉnh Xóa hình bao để trở về trạng thái ban đầu Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 66 I.3.2 Sử dụng cửa sổ docker Envelope Việc áp dụng hiệu ứng Envelope bằng cửa sổ Docker Envelope khác với việc áp dụng hiệu ứng Envelope bằng công cụ Interactive Envelope và thanh thuộc tính. Để áp dụng hiệu ứng bằng cửa sổ Docker Envelope hãy thực hiện các bước sau: 9 Tạo ra một đối tượng để áp dụng hiệu ứng và dùng công cụ Pick để chọn đối tượng. 9 Trong cửa sổ Docker click vào Add New hoặc nút Add Preset (hình bao đặt sẵn) bạn sẽ thấy hình bao này được thể hiện với các nét đứt đoạn và các nút sẽ tự động xuất hiện trên đối tượng vẽ. 9 Bạn click vào bất kỳ một trong các nút trên hình bao và di chuyển để thay đổi hình dạng hình bao. 9 Tất cả các tùy chọn thực hiện trong cửa sổ Docker Envelope vẫn chưa được áp dụng cho đối tượng vẽ cho đến khi bạn nhấp vào nút Apply hoặc dùng con trỏ tác động lên hình bao ( như drag các nút chẳng hạn) trong cửa sổ vẽ thì đối tượng mới được thực hiện, bạn có thể nhấp vào nút Reset để trở lại với các tùy chọn trước đó. Cửa sổ docker Envelope khi không có đối tượng nào được chọn Mapping Mode ( Các kiểu ánh xạ hình dáng đối tượng uốn theo hình bao) Các dạng hình bao đặt sẵn Các nút chọn chế độ chỉnh sửa Hình bao tự do Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 67 I.3.3 Các trạng thái của con trỏ công cụ Envelope: Để áp dụng một hình bao cho đối tượng bạn sẽ thấy có hai trạng thái của con trỏ. Các trạng thái con trỏ sẽ giúp bạn thay đổi hình dạng của hình bao theo nhiều cách khác nhau. Con trỏ của công cụ Interactive Envelope ở trạng thái thông thường cho biết hiệu ứng Envelope đang trong quá trình thực hiện. Nhưng khi con trỏ được đặt tại một node hoặc trên đường biên của hình bao (đường có nét đứt đoạn bao quanh đối tượng) thì con trỏ của công cụ Shape sẽ xuất hiện. Con trỏ của công cụ Shape cho phép bạn tương tác trực tiếp làm thay đổi hình dạng của hình bao dựa trên các node. I.3.4 Để xóa bỏ một Envelope 9 Sử dụng công cụ Pick, chọn đối tượng đã thực hiện Envelope mà bạn muốn xóa hiệu ứng Envelope. 9 Chọn thực đơn Effects/ Clear Envelope I.4. Các chế độ biên tập hình bao Các chế độ chỉnh sửa hình bao được chọn sẽ có tác động tới đối tượng. Các chế độ này sẽ quyết định cách ứng dụng của các node, tùy theo chế độ được chọn các node ở góc hoặc ở cạnh có thuộc tính khác nhau và sẽ tạo ra những hình thể khác nhau. Hình bao chỉ là những đoạn thẳng. Hình bao tùy ý cho phép bạn chỉnh sửa hình dáng của hình bao thông qua các node như khi dùng công cụ Shape Hình bao chỉ có 1 đoạn cong. Hình bao chỉ có 2 đoạn cong. Trạng thái thông thường Hai trạng thái con trỏ của công cụ Shape Trạng thái thông thường Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 68 I.5. Để áp dụng một Envelope với một Envelope 9 Mở công cụ Interactive Tools rồi click vào công cụ Interactive Envelope. 9 Chọn đối tượng mà bạn muốn áp dụng Envelope. 9 Nhấp vào nút Add New Envelope trên Property Bar 9 Sẽ xuất hiện 1 hình bao gồm 8 mấu xung quanh đối tượng. Dùng chuột nhấp vào và thay đổi các mấu này đến một vị trí bất kỳ sẽ thay đổi hình dạng của đối tượng ban đầu. 9 Có thể thêm, bớt, điều chỉnh các nút của hình bao bằng hộp thoại Node Edit như 1 đối tượng bình thường. I.6. Để áp dụng một Envelope được cài đặt trước 9 Bạn có thể áp dụng một Envelope được cài đặt trước theo rất nhiều dạng 9 Để áp dụng một Envelope được cài đặt trước. ƒ Chọn đối tượng với công cụ chọn (Pick) ƒ Mở công cụ Interactive Tools, rồi nhấp vào công cụ Interactive Envelope ƒ Nhấp vào nút Preset trên Property Bar và chọn bất kỳ Envelope có sẵn mà bạn muốn áp dụng I.7. Để áp dụng một Envelope tự do: 9 Bạn có thể áp dụng một Envelope tự do hoặc bất kỳ một đối tượng nào do bạn vẽ nhưng phải là một đối tượng khép kín. 9 Để áp dụng một Envelope tự do ƒ Tạo một đối tượng tự do ( phải là đối tượng khép kín) ƒ Chọn đối tượng để đặt vào hình bao tự...g 5) ƒ Dấu gạch nối (-) thì xác định một dãy các trang trình tự ( ví dụ 1-5 thì in từ trang Chỉ định tài liệu để in II.5. Chỉ định tài liệu để in Lúc có nhiều tài liệu đang mở thì bạn có thể chọn loại tài liệu nào phải được in hoặc in nhiều tài liệu đang mở cùng một lúc. Lúc bạn chọn nhiều tài liệu dang mở thì các tài liệu được chọn đều được in cùng với nhau dưới dạng là một nội dung đơn. Để chỉ định các tài liệu phải in 9 Chọn thực đơn File/ Print 9 Chọn vào nhãn General Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 82 9 Chọn nút Documents trong hộp thoại Print Range 9 Chọn trong hộp kiểm dành cho tài liệu mà bạn muốn in. II.6. Chỉ định các đối tượng và các lớp phải in Bạn có thể cài đặt một nội dung in cho mỗi đối tượng hoặc chỉ có các đối tượng được chọn trong một nội dung in của bản vẽ. Để chỉ in các đối tượng được chọn 9 Chọn các đối tượng 9 Chọn thực đơn File/ Print 9 Chọn nút Selection Để chỉ in các Vector, Bitmap hoặc Text 9 Chọn thực đơn File/ Print 9 Chọn vào nhãn Misc 9 Trong hộp Proofing Options hãy chọn một hoặc mục tổng hợp các hộp kiểm sau đây: ƒ Print Vectors ƒ Print Bitmaps ƒ Print Text Để in các lớp được chọn 9 Chọn thực đơn Tools/ Object Manager Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 83 9 Chọn tùy chọn Printable ( có hình một máy in) cho mỗi lớp mà bạn muốn in. 9 Nếu bạn không muốn in một lớp hãy hủy tùy chọn Printable II.7. In các nội dung lớn dưới dạng các Tiles Nếu nội dung in lớn hơn trang của máy in, thì bạn có thể chọn in dưới dạng Tiles. Các thành phần nội dung của mỗi trang được in trên các tờ giấy rời và sau đó bạn có thể kết hợp chúng thành một trang lớn. Để in các nội dung lớn dưới dạng Tiles 9 Chọn thực đơn File/ Print 9 Chọn vào nhãn Layout 9 Chọn hộp kiểm Print Tiles Pages 9 Gõ nhập một giá trị hoặc một tỷ lệ phần trăm của kích thước trang trong các hộp Tile Overlap để chỉ định có bao nhiêu Tiles phải phủ chồng lên nhau. Để in các nội dung lớn dưới dạng Tiles từ cửa sổ Print Preview 9 Chọn thực đơn File/ Print Preview Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 84 Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 85 HƯỚNG DẪN PHẦN BÀI TẬP Bài tập 1 KHẢO SÁT VỚI CÔNG CỤ VẼ CƠ BẢN CÁC THAO TÁC ĐIỀU KHIỂN - Sử dụng công cụ Freehand - Di chuyển điểm bằng công cụ Shape - Sử dụng công cụ Rectangle (vẽ hình chữ nhật) STD - Sử dụng công cụ Freehand - Sử dụng công cụ Ellipse (vẽ hình tròn) - Sử dụng công cụ Text (đánh chữ) - Click chuột trái vào bảng màu để tô màu nền đối tượng - Click chuột trái vào bảng màu để tô màu viền đối tượng - Sử dụng công cụ Ellipse (vẽ hình tròn) - Sử dụng công cụ Rectangle (vẽ hình chữ nhật) - Menu Arrange\Transformations: các lệnh trong nhóm lệnh này dùng để xoay, di chuyển đối tượng. - Tổng hợp các lệnh trên để vẽ hình tòa lâu đài. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 86 Bài tập 2 ĐỊNH DẠNG ĐỐI TƯỢNG VỚI CÔNG CỤ SHAPE MILO CUP - Sử dụng công cụ Freehand, tăng giá trị Outline Width trên thanh đặc tính để tạo độ dày viền đối tượng - Menu View\Snap To Objects: sử dụng chế độ bắt dính đối tượng - Sử dụng công cụ Polygon: vẽ hình lục giác của trái banh - Dời tâm hình lục giác này bắt dính với tâm trái banh, sao chép thành 5 miếng, mỗi miếng cách nhau 72 độ - Menu Arrange\Convert To Curves: chuyển các đối tượng được vẽ từ công cụ Ellipse, Rectangle sang chế độ có thể chỉnh điểm bằng công cụ Shape - Sử dụng công cụ Freehand, Bezier, Ellipse - Chỉnh sửa điểm bằng công cụ Shape Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 87 Bài tập 3 THAO TÁC VỚI LỆNH COMBINE - Vẽ 1 hình tròn màu vàng, 1 hình Ellipse màu trắng, chọn 2 hình này vào Menu Arrange\Combine (phần giao giữa 2 hình sẽ bị đục lũng). - Tương tự đục lũng hình tròn trắng với 2 hình Eliipse màu đỏ. - Vẽ 1 hình tròn (nền không màu, viền màu đen) - Chọn mấu trên của hình tròn (giữ chuột trái)+Shift +kéo về phía tâm đối tượng + click chuột phải: tạo hình Ellipse đồng tâm với hình tròn - Ctrl+D: lập lại lệnh Copy thêm các hình Ellipse nhỏ hơn. - Chọn tất cả các hình vừa tạo - Nhấn phím cộng để copy thêm 1 bản, xoay 90 đô - Chọn tất cả các hình vào Menu Arrange\Combine - Tô đối tượng màu đỏ, viền không màu. - Vẽ 1 hình tròn (nền không màu, viền màu đen) - Chọn mấu trên của hình tròn (giữ chuột trái)+Shift +kéo về phía tâm đối tượng + click chuột phải: tạo hình Ellipse đồng tâm với hình tròn - Ctrl+D: lập lại lệnh Copy thêm các hình Ellipse nhỏ hơn. (lưu ý số hình Ellipse + hình tròn phải là số chẵn) - Chọn tất cả các hình vừa tạo - Copy thêm 1 bản xoay 45 độ và 1 bản xoay âm 45 độ - Chọn tất cả các hình vào Menu Arrange\Combine - Tô đối tượng màu đỏ, viền không màu. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 88 - Vẽ 1 hình tròn (nền không màu, viền màu đen) - Chọn mấu bên phải của hình tròn (giữ chuột trái)+ +kéo về phía tâm đối tượng + click chuột phải: tạo hình Ellipse so trái với hình tròn. - Ctrl+D: lập lại lệnh Copy thêm các hình Ellipse nhỏ hơn. (lưu ý số hình Ellipse + hình tròn phải là số chẵn) - Chọn tất cả các hình vào Menu Arrange\Combine - Tô đối tượng màu đỏ, viền không màu. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 89 Bài tập 4 VẼ MẪU LOGO VỚI CÁC LỆNH TRIM, WELD, INTERSECT (MENU ARRANGE\SHAPING\TRIM...) R - Vẽ 1 hình Ellipse lớn bên ngoài (E1), 1 hình Ellipde nhỏ bên trong (E2) - Chọn hình E2, chọn lệnh TRIM, chọn hình E1 - Vẽ 1 hình chữ nhật, Ctrl + kéo di chuyển hình chữ nhật về phía dưới, Ctrl+D lập lại lệnh copy nhiều lần. - Chọn các hình chữ nhật Weld lại với nhau. - Canh hàng hình chữ nhật và hình Ellipse (Center, Center) - Chọn hình chữ nhật, chọn lệnh TRIM, chọn hình Ellipse - Tương tự, sử dụng lệnh TRIM và WELD để cắt hình Ellipse, nối thêm hình chữ T R - Vẽ 2 hình tròn (1 vòng lớn, 1 vòng nhỏ) - Chọn vòng nhỏ, chọn lệnhTRIM, chọn vòng lớn: tạo ra vòng xuyến, tô màu viền - Copy thành 3 vòng xuyến: vòng trái nằm dưới cùng, vòng phải nằm trên cùng. - Vẽ 1 hình chữ nhật bao trọn phần giao dưới của vòng trái và vòng phải. - Chọn hình chữ nhật, chọn lệnh INTERSECT (kiểm nhận Target Objects), chọn vòng trái, được một mảnh (M)của vòng trái ngay tai phần giao với vòng phải - Chọn đối tượng M, chọn lệnh TRIM, chọn vòng phải R - Vẽ hình Ellipse - Menu Arrange\Convert to Curves - Chọn công cụ Shape, chọn tất cả các điểm trên hình Ellipse, trên thanh đặc tính chọn Make Node A Cusp, chọn 2 cạnh phía dưới hình Ellipse chuyển thành đoạn thẳng. - Menu View\Snap to Objects, dời tâm bắt dính điểm nhọn cuối hình Ellipse - Copy tạo thêm 4 hình Ellipse - Chọn hết 5 hình Ellipse, trên thanh đặc tính chọn Mirror Buttons để lật xuống Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 90 - Chọn hình Ellipse nằm chính giữa kéo lớn ra giống hình mẫu - Phần dưới làm tương tự hình đầu tiên của bài tập này. R - Đặt vòng phải nằm trên cùng, vòng dưới (màu xám lợt) nằm dưới cùng - Vẽ hình chữ nhật tại phần giao của vòng trái và vòng phải, chọn hình chữ nhật, chọn lệnh INTERSECT (kiểm nhận Target Objects), chọn vòng trái, được một mảnh (M), đặt đối tượng M này nằm ở lớp trên cùng - Tương tự vẽ hình chữ nhật nằm tại vị trí giao của vòng dưới với 2 vòng trái, vòng phải, thực hiện lệnh INTERSECT R - Vẽ 1 hình tròn, dời tâm về điểm đáy của hình tròn - Copy và xoay thêm 2 hình tròn nữa để được 3 hình tròn, mỗi hình cách nhau 120 độ. (tên T1, T2, T3) - Tạo thêm 1 hình tròn (tên T) có bán kính bằng các hình tròn trên, nằm tại tâm của đối tượng gồm có 3 hình tròn - Chọn 3 hình T1, T2, T3, chọn lệnh INTERSECT, chọn hình T - Chọn hình T1, T2, chọn lệnh TRIM (kiểm nhận Source và Target), chọn hình T3 - Chọn hình T2, T3, chọn lệnh TRIM (kiểm nhận Source và Target), chọn hình T1 - Chọn hình T3, T1, chọn lệnh TRIM, chọn hình T2 R GARMENT Fashion & Quality - Vẽ hình tròn, hình chữ nhật, so hàng với nhau - Chọn hình chữ nhật, chọn lệnh INTERSECT (kiểm nhận Source,Target), chọn hình tròn - Chọn hình chữ nhật, chọn lệnh TRIM, chọn hình tròn - Chọn hình tròn, menu Arrange\Break Curve Apart - Vẽ các hình chữ nhật, sắp theo hình dáng chữ VKT, Weld chúng lại với nhau - Vẽ các hình chữ nhật nằm ngang, dùng lệnh TRIM cắt với chữ VKT Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 91 Bài tập 5 VẼ MẪU LOGO THEO ĐÚNG KÍCH THƯỚC T H U Û Y S A Û N 1 5 .2 4 c m 2 .2 6 c m 6 .6 3 c m 4 .0 6 c m 3.71 cm 12.09 cm 15.24 cm 13.59 cm - Vẽ các hình tròn theo đúng kích thước ghi trên bài - Menu Arrange\Convert To Curves, sử dụng công cụ Shape để chỉnh sửa các điểm. - Sử dụng các lệnh đã học về TRIM, WELD, INTERSECT để thực hiện logo theo mẫu - Sử dụng công cụ thước đo Dimension để bắt dính và đo kích thước của từng đối tượng. - Lưu ý, để kiểm tra thước đã được đo đúng chưa thì ta chọn đối tượng, kéo rê đi. Nếu thước đi theo chung với đối tượng có nghĩa là đã đo đúng. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 92 Bài tập 6 VẼ PHONG CẢNH (SỬ DỤNG TÔ MÀU MESH - TEXTURE) - Tạo bầu trời: vẽ hình chữ nhật, sử dụng công cụ tô màu Mesh, chọn 5 cột, 10 hàng - Núi và mặt trời tô màu tương tự bầu trời - Mặt biển: vẽ hình chữ nhật, chọn công cụ tô màu Fill, chọn Texture + Texture Library: Samples 6 + Texture List: Evering ripple + Style Name: Bottom: màu xanh dương (0,125,194) Surface: màu trắng (255, 255, 255) Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 93 Bài tập 7 KHẢO SÁT CÔNG CỤ OUTLINE VÀ FILL - Vẽ hình tròn - Chọn công cụ tô màu Fill, chọn Fountain Fill + Type: Radial + Center offset: H=10, V=-14 + Edge pad=16 + Color blend: From=98,64,0,0 To= 0,0,0,0 - Vẽ hình Ellipse, copy và xoay them 2 hình Ellipse, 3 hình này cách nhau 45 độ - Chọn 1 hình Ellipse, menu Arrange\Convert To Curves, chọn công cụ Shape, tách và bỏ điểm trên hình Ellipse để được hình Eliipse hở như trong bài tập mẫu. - Chọn hình Ellipse này, chọn công cụ Outline, chọn Outline Pen + Color=0,60,100,0 + Width=2.3 + Arrows: chọn hình giống mẫu + Kiểm nhận Scale with image - Vẽ 1 hình tròn lớn, 1 hình tròn nhỏ, chọn 2 hình tròn này, menu Arrange\Combine - Chọn công cụ tô màu Fill, chọn Fountain Fill + Type: Conical + Color Blend: Custom Position 0%: 0,0,100,0 13%: 0,100,100,0 26%:100,0,100,0 40%: 0,100,0,0 57%: 100,0,0,0 71%: 0,60,100,0 87%: 20,80,0,20 100%:0,0,0,0 - Vẽ hình Ellipse, xoay nhiều hình Ellipse cách nhau 15 độ - Chọn tất cả các hình Ellipse, chọn lệnh WELD - Tô màu giống hình trên Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 94 - Vẽ hình chữ nhật, tô màu xám - Vẽ 4 hình tròn như mẫu, tô màu Fountain Fill, Type: Radial - Tương tự hình trên - Vẽ hình tròn (hình tròn nền), tô màu Fountain Fill + Type: Radial + Center offset: H=14, V=20 - Vẽ 2 hình tròn nhỏ, Combine lại với nhau, tô màu Fountain Fill + Type: Radial + Center offset: H=-16, V=-34 - Vẽ hình tròn nhỏ, tô màu Fountain Fill + Type: Radial + Center offset: H=28, V=12 - Dời tâm hình tròn nhỏ này bắt vào tâm hình tròn nền, copy và xoay thành 24 hình, mỗi hình cách nhau 15 độ - Sử dụng công cụ Polygpon vẽ hình ngôi sao, tô màu Fountain Fill + Type: Conical + Center offset: H=2, V=-1 + Option: Angle=80, Steps=256 - Tạo hình ngôi sao làm viền tương tự như hình tròn được Combine ở trên. Copy và xoay tạo 9 ngôi sao, mỗi hình cách nhau 40 độ. - Tương tự các phần trên để tạo phần chóp tại tâm của hình - Vẽ 3 hình: 1 hình chữ nhật, 2 hình Ellipse - Chọn hình Ellipse trên và hình chữ nhật WELD lại với nhau - Chọn hình Ellipse trên, chọn lệnh TRIM (kiểm nhận Source), chọn hình chữ nhật - Tô màu cho hình chữ nhật, chọn công cụ Fill, chọn Texture + Texture library: Samples 9 + Texture list: Mahogany - Tô màu cho hình Ellipse trên giống hình chữ nhật, chỉ khác ở chỗ: Tiling: Skew=30 độ Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 95 - Vẽ hình tròn, trên thanh đặc tính chọn dạng PIE (0 độ, 18 độ), đời tâm về điểm nhọn, copy và xoay 10 miếng, mỗi miếng cách nhau 18 độ - Tô mỗi màu riêng cho từng miếng - Chữ KONICA được vẽ từ các hình vuông, hình tròn, sau đó sử dụng các lệnh TRIM, WELD, INTERSEC để tạo nên chữ. - Sử dụng công cụ Text, đánh nội dung chữ - Tô viền chữ màu đen - Chọn chữ, chọn công cụ Fill, chọn Pattern Fill + 2-color: chọn kiểu ô gạch + Front: 0,100,100,0 + Back: 0,0,20,0 - Vẽ đối tượng bằng nhóm công cụ Freehand, lưu ý vẽ 1 bên của đối tượng - Lật đối xứng để được thêm 1 bên, chọn 2 bên Combine lại với nhau - Chọn công cụ Shape, chọn 2 điểm của 2 đối tượng ngay tại vị trí giao của 2 đối tượng nối thành 1 điểm - Tô màu các đối tượng, chọn công cụ tô màu Fill, Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 96 Bài tập 8 SỬ DỤNG LỆNH FIT TEXT TO PATH - Vẽ hình vuông, bo tròn 4 góc - Chọn công cụ Text nhập nội dung vào. - Chọn đối tượng Text - Menu Text\Fit text to path - Xuất hiện mũi tên đen, chọn hình vuông - Nhấp chuột chọn trang giấy, sau đó chọn trở lại đối tượng Text để trên thanh đặc tính hiển thị các thông số chỉnh sửa. - Tương tự hình trên - Vẽ 1 đường cong bất kỳ - Chọn công cụ Text, nhập nội dung vào - Chọn đối tượng Text - Menu Text\Fit text to path - Xuất hiện mũi tên đen, chọn đường cong - Nhấp chuột chọn trang giấy, sau đó chọn trở lại đối tượng Text để trên thanh đặc tính hiển thị các thông số chỉnh sửa. - Vẽ nhành lúa + Sử dụng công cụ Bezier để vẽ hình dáng lá. + Nhóm 2 lá thành 1 đối tượng (Group) + Dời tâm nhóm này trùng tâm hình tròn bên trong + Xoay và copy tạo thành nhành lúa - Vòng bánh răng + Vẽ 1 hình tròn lớn và 1 hình tròn nhỏ, chọn 2 hình này sử dụng lệnh Combine để được vòng Xuyến + Vẽ các hình chữ nhật + Weld các hình chữ nhật này và vòng Xuyến với nhau - Chữ chạy trên vòng tròn thao tác như hình trên Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 97 - Vẽ 1 hình Ellipse nhỏ, 1 hình Ellipse lớn - Chọn hình Ellipse nhỏ\Trim\chọn hình Ellipse lớn để tạo hình chữ C - Chọn công cụ Text, nhấp chuột vào bên trong hình chữ C, nhập nội dung vào - Chọn công cụ Text nhập nội dung “cổng làng”, tô nền màu đen, tô viền màu trắng. - Vẽ hình chữ nhật tô màu xám, menu Effects\Powerclip\Place Inside Container, chọn chữ “cổng làng” Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 98 Bài tập 9 THIẾT KẾ THIỆP - Dùng công cụ Text nhập nội dung “Happy Valentine day” - Vẽ đường cong bất kỳ - Đưa Text vào đường cong bằng cách sử dụng lệnh Fit Text to path - Chọn text, vào menu Arrange\Break Text Apart để tách Text ra khỏi đường cong, chọn và xóa đường cong - Chọn Text, menu Arrange\Convert to Curves - Chọn Text, chọn công cụ Artistic Media, chọn loại Brush, chọn kiểu cọ cuối cùng - Sử dụng nhóm công cụ Freehand để vẽ hình 2 chú chuột Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 99 Bài tập 10 VẼ SẢN PHẨM - Nhìn theo mẫu vẽ từng đối tượng nhỏ trong cây son, tô màu Fountain - Copy thêm 2 cây son, đổi màu son - Group 3 cây son lại thành 1 đối tượng, sử dụng công cụ Drop shadow để tạo bóng đổ - Cách tạo viền hình chữ nhật giống bài tập 9 Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 100 ĐỀ THI MẪU CHO KỲ THI CUỐI MÔN THIẾT KẾ ĐỒ HỌA CƠ BẢN Thời gian : 120 phút Ngày thi : *** Các kết quả lưu vào đĩa làm việc để chấm điểm *** Thực hiện một mẫu Logo (Thực hiện đúng kích thước và ghi chú kích thước). Lưu bài với kiểu Thi_Corel_cb.cdr Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 101 ĐỀ THI MẪU CHO KỲ THI CUỐI NHÓM HỌC PHẦN 2 MÔN THI: CORELDRAW (mẫu) Thời gian: 150 phút Đề thi: Thực hiện một mẫu sản phẩm bằng phần mềm CorelDraw . Thực hiện nền bằng chương trình Photoshop. Lưu bài với kiểu Thi_Corel.cdr (xem hinh ảnh kèm theo) Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 1- Thiết kế đồ họa Trang 102 ĐỀ THI MẪU KIỂM TRA GIÁO VIÊN Thực hiện một mẫu Logo (Thực hiện đúng kích thước và ghi chú kích thước). Lưu bài với kiểu Thi_Corel_cb.cdr HẾT Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 2 - Thiết kế đồ họa Bài 4 MENU ARRANGE (MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC ĐỐI TƯỢNG) ................................... 32 Tóm tắt ................................................................................................................................. 32 I. Menu Arrange ............................................................................................................. 33 I.1. Lệnh Align And Distribute (So hàng các đối tượng).................................................. 33 I.2. Lệnh Distribute: Phân phối đều ................................................................................ 33 I.3. Lệnh Order: Thay đổi thứ tự của các đối tượng trong cùng một lớp ......................... 34 I.4. Lệnh Group ............................................................................................................... 34 I.5. Lệnh Ungroup – Ungroup all ..................................................................................... 34 I.6. Lệnh Combine........................................................................................................... 34 I.7. Lệnh Break Apart ...................................................................................................... 35 I.8. Lệnh Lock Object ...................................................................................................... 35 I.9. Lệnh Unlock Object – Unlock All Object .................................................................... 35 I.10. Lệnh Shapping/Weld: Hàn hai hay nhiều đối tượng thành một................................. 35 I.11. Lệnh Shapping / Trim: Cắt hai hay nhiều đối tượng.................................................. 36 I.12. Lệnh Shapping / Intersect : Lấy phần giao nhau giữa hai hay nhiều đối tượng. ....... 36 I.13. Lệnh Separate ......................................................................................................... 36 I.14. Lệnh Convert To Curves........................................................................................... 37 Bài 5 CÔNG CỤ TÔ MÀU VÀ ĐUỜNG VIỀN ...................................................................... 38 Tóm tắt ................................................................................................................................. 38 I. CÔNG CỤ MÀU TÔ ...................................................................................................... 39 I.1. Tô màu đồng nhất ( Uniform Fill ) ............................................................................. 40 I.2. Tô màu chuyển sắc (Fountain Fill Dialog ) ............................................................... 40 I.3. Tô màu theo mẫu tô (Pattern Fill Dialog ) ................................................................. 42 I.3.1 Tạo một mẫu tô hai màu trong hộp thoại Pattern Fill ............................................ 44 I.3.2 Tạo mẫu tô bằng cách sử dụng lệnh Create Pattern ............................................ 45 I.4. Tô màu theo chất liệu (Texture Fill Dialog ) .............................................................. 46 I.5. Mẫu tô Posisciript (dùng cho máy in Posisciript ) .................................................... 47 II. CÔNG CỤ ĐƯỜNG VIỀN (Outline Pen Dialog ) ....................................................... 48 II.1. Công cụ đường viền.................................................................................................. 48 II.2. Chọn và chỉnh sửa một line style .............................................................................. 49 II.3. Công cụ màu tô của đường viền (Outline Color Dialog) ........................................... 50 II.4. Hộp thoại Pen (Pen Roll-up) ..................................................................................... 50 Bài 6 CÔNG CỤ TEXT VÀ NHỮNG HIỆU ỨNG ĐẶC BIỆT ................................................ 51 Tóm tắt ................................................................................................................................. 51 I. Menu Text..................................................................................................................... 52 I.1. Giới thiệu hai loại văn bản Artistic – Paragraph........................................................ 52 I.2. Menu Text ................................................................................................................. 53 Bài 7..................................................................................................................................... 63 HIỆU ỨNG ENVENLOPE VÀ POWERCLIP ........................................................................ 63 Tóm tắt ................................................................................................................................. 63 I. HIỆU ỨNG ENVELOPE (CÁCH ÁP DỤNG HÌNH BAO) .............................................. 64 I.1. Công cụ Interactive Envelope ................................................................................... 64 I.2. Tạo hiệu ứng Envenlope........................................................................................... 65 I.3. Áp dụng và xóa bỏ các Envelope ............................................................................ 65 I.3.1 Để áp dụng một Envelope .................................................................................... 65 I.3.2 Sử dụng cửa sổ docker Envelope ......................................................................... 66 Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Học phần 2 - Thiết kế đồ họa I.3.3 Các trạng thái của con trỏ công cụ Envelope: ...................................................... 67 I.3.4 Để xóa bỏ một Envelope....................................................................................... 67 I.4. Các chế độ biên tập hình bao................................................................................... 67 I.5. Để áp dụng một Envelope với một Envelope ........................................................... 68 I.6. Để áp dụng một Envelope được cài đặt trước .......................................................... 68 I.7. Để áp dụng một Envelope tự do: .............................................................................. 68 I.8. Chỉnh sửa các Envelope ........................................................................................... 68 I.9. Text ........................................................................................................................... 69 I.10. Keep Line.................................................................................................................. 69 I.11. Sao chép Envelope................................................................................................... 69 I.12. Xoá Envelope........................................................................................................... 69 II. HIỆU ỨNG POWERCLIP (CẮT XÉN HÌNH ẢNH) ..................................................... 70 II.1. Thực hành áp dụng hiệu ứng PowerClip .................................................................. 70 II.2. Chỉnh sửa một đối tượng PowerClip ......................................................................... 70 Bài 8..................................................................................................................................... 72 GRID AND GUIDELINES..................................................................................................... 72 Tóm tắt ................................................................................................................................. 72 I. GRID:............................................................................................................................ 73 II. GUIDELINE............................................................................................................... 73 II.1. Horizontal: Các đường guide ngang.......................................................................... 74 II.2. Vertical: Với các giá trị tương tự như Horizontal Guide ............................................. 75 II.3. Guides: Hiển thị các xác lập của cả 2 dạng đường guide ngang và dọc.................. 75 II.4. Preset: ...................................................................................................................... 76 Bài 9..................................................................................................................................... 77 IN ẤN TRONG CORELDRAW ............................................................................................. 77 Tóm tắt ................................................................................................................................. 77 I. IN .................................................................................................................................. 78 II. CÀI ĐẶT MỘT NỘI DUNG IN ................................................................................... 78 II.1. in một tài liệu............................................................................................................. 78 II.2. Chọn và cấu hình một máy in ................................................................................... 78 II.3. In nhiều bản .............................................................................................................. 79 II.4. Chỉ định các trang in ................................................................................................. 80 II.5. Chỉ định tài liệu để in ................................................................................................ 81 II.6. Chỉ định các đối tượng và các lớp phải in ................................................................. 82 II.7. In các nội dung lớn dưới dạng các Tiles ................................................................... 83 HƯỚNG DẪN PHẦN BÀI TẬP ............................................................................................. 85 Bài 1 KHẢO SÁT VỚI CÔNG CỤ VẼ CƠ BẢN.................................................................... 85 CÁC THAO TÁC ĐIỀU KHIỂN............................................................................................. 85 Bài 8 SỬ DỤNG LỆNH FIT TEXT TO PATH........................................................................ 96 Bài 9 THIẾT KẾ THIỆP........................................................................................................ 98 Bài 10 VẼ SẢN PHẨM......................................................................................................... 99 ĐỀ THI MẪU CHO KỲ THI CUỐI MÔN.............................................................................. 100 ĐỀ THI MẪU CHO KỲ THI CUỐI NHÓM HỌC PHẦN 2 .................................................... 101 ĐỀ THI MẪU KIỂM TRA GIÁO VIÊN................................................................................. 102

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_thiet_ke_do_hoa_vecto.pdf
Tài liệu liên quan