1
BM/QT10/P.ĐTSV/04/04
Ban hành lần: 3
UBND TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: THIẾT KẾ CƠ KHÍ
NGÀNH/NGHỀ: CƠ ĐIỆN TỬ
TRÌNH ĐỘ:CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTCN ngày.tháng.năm
................... của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ BR – VT)
BÀ RỊA-VŨNG TÀU, NĂM 2020
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Mục đích của giáo trình là để phục vụ cho đào tạo chuyên ngành Cơ điện
tử của t
180 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 73 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Thiết kế cơ khí (Trình độ Cao đẳng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu. Nội dung
của giáo trình đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung bài giảng
đang được giảng dạy ở nhà trường, kết hợp với những nội dung mới nhằm đáp
ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ cho đội ngũ giáo viên, học
sinh – sinh viên trong nhà trường.
Giáo trình được biên soạn ngắn gọn đề cập những nội dung cơ bản theo
tính chất của các ngành nghề đào tạo mà nhà trường tự điều chỉnh cho thích hợp
và không trái với quy định của chương trình khung đào tạo của Tổng Cục Dạy
Nghề đã ban hành.
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
3
LỜI GIỚI THIỆU
Thiết kế cơ khí là môn học dành cho sinh viên ngành cơ điện tử. Nội dung
của giáo trình được xây dựng trên cơ sở kế thừa những tài liệu đang được giảng
dạy tại trường, kết hợp với những nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao
chất lượng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giáo trình biên
soạn ngắn gọn, cơ bản tùy theo tính chất của ngành nghề đào tạo mà nhà trường
đang tự điều chỉnh cho phù hợp với xu thế mới.
Giáo trình gồm 2 phần về hình học họa hình, các phép chiếu và phương
pháp thực hiện bản vẽ và phần thiết kế Autocad với các phiên bản mới được cập
nhật hiện nay. Phần bài tập được soạn riêng vì thay đổi theo năm đào tạo và xu
thế công nghiệp thế giới.
Trong quá trình biên soạn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, mong
nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô và các bạn học sinh- sinh viên để
hoàn thiện cuốn sách này.
Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 02 tháng 06 năm 2020
Biên soạn
Trần Trường Lam
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
4
MỤC LỤC
TRANG
BÀI 1: TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT ............................... 8
1. Vật liệu – dụng cụ vẽ và cách sử dụng.............................................................. 8
2. Tiêu chuẩn nhà nước về bản vẽ ....................................................................... 11
3.Chử và số (TCVN 6 – 85) ................................................................................ 12
BÀI 2: VẼ HÌNH HỌC ...................................................................................... 19
1. Dựng đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc, dựng và chia góc .... 19
2. Chia đều đoạn thẳng, chia đều đường tròn ..................................................... 21
3.Vẽ nối tiếp ........................................................................................................ 22
4.Vẽ một số đường cong hình học ...................................................................... 24
BÀI 3: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC ............................................................... 30
1.Khái niệm về phép chiếu .................................................................................. 30
2.Hình chiếu của điểm ......................................................................................... 31
3.Hình chiếu của đường thẳng ............................................................................ 33
4.Hình chiếu của mặt phẳng ............................................................................. 35
5.Hình chiếu của các khối hình học .................................................................... 39
6.Hình chiếu của vật thể đơn giản ....................................................................... 41
BÀI 4: BIỂU DIỄN VẬT THỂ .......................................................................... 47
1.Hình chiếu ........................................................................................................ 47
2.Hình Cắt ........................................................................................................... 50
3.Mặt cắt .............................................................................................................. 53
4.Hình trích .......................................................................................................... 56
BÀI 5: HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO...................................................................... 60
1.Khái niệm về hình chiếu trục đo ...................................................................... 60
2.Các loại hình chiếu trục đo ............................................................................... 61
3.Cách dựng hình chiếu trục đo .......................................................................... 63
BÀI 6: VẼ QUY ƯỚC CÁC MỐI GHÉP CƠ KHÍ ........................................... 68
1.Mối ghép ghép ren ............................................................................................ 68
2.Mối ghép then, then hoa và chốt ...................................................................... 73
3.Mối ghép hàn, đinh tán ..................................................................................... 77
4.Cách vẽ qui ước bánh răng ............................................................................... 80
5.Vẽ quy ước bánh răng côn ............................................................................... 81
BÀI 7: BẢN VẼ CHI TIẾT – BẢN VẼ LẮP .................................................... 85
1.Khái niệm bản vẽ lắp ....................................................................................... 85
2. Ghi kich thước chi tiết ..................................................................................... 97
3.Ghi dung sai hình học..................................................................................... 100
BÀI 8: THIẾT LẬP BẢN VẼ TRÊN AUTOCAD .......................................... 106
1.Khởi động AutoCad ....................................................................................... 106
3.Các phương pháp nhập toạ độ ........................................................................ 113
4. Lệnh vẽ đường thẳng Line ( vối các phương pháp nhập toạ độ) .................. 117
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
5
5.Các thiết lập bản vẽ cơ bản ............................................................................ 117
6. Giao diện màn hình đồ họa ........................................................................... 120
7.Thanh công cụ Toolbar. ................................................................................. 121
BÀI 9: LÀM VIỆC VỚI ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ LAYER ........................... 125
1.Tạo Layer ....................................................................................................... 125
2.Lệnh gán các loại đường cho từng lớp ........................................................... 126
3.Tạo các lớp vẽ và màu, đường nét cho từng lớp ............................................ 127
BÀI 10: LỆNH VẼ TRÊN THANH CÔNG CỤ DRAW ................................ 129
1.Lệnh vẽ các đoạn thẳng .................................................................................. 130
2. Lệnh vẽ đường tròn ....................................................................................... 131
3.Lệnh vẽ cung tròn ........................................................................................... 132
4.Lệnh vẽ Polyline (lệnh vẽ đa tuyến) .............................................................. 135
5.Lệnh vẽ hình chữ nhật .................................................................................... 137
6.Lệnh vẽ đa giác .............................................................................................. 138
7.Lệnh truy bắt điểm ......................................................................................... 139
BÀI 10: LỆNH HIỂU CHỈNH BẢN VẼ MODIFY ....................................... 143
1.Phương pháp lựa chọn đối tượng ................................................................... 143
2. Các lệnh hiệu chỉnh đối tượng ...................................................................... 143
BÀI 12: GHI KÍCH THƯỚC VÀ HIỆU CHỈNH BẢN VẼ ........................... 161
1.Ghi kích thước đoạn thẳng ............................................................................. 161
2.Lệnh vẽ đường kích thước thẳng .................................................................... 162
3.Lệnh vẽ các kích thước bán kính cho đường tròn và cung tròn ..................... 163
4. Lệnh tạo ra dấu tâm hoặc đường thẳng tâm của đường tròn và cung tròn ... 163
5. Ghi đường kính và bán kính .......................................................................... 164
6.Ghi kích thước góc ......................................................................................... 164
7.Lệnh ghi một loạt kích thước ......................................................................... 165
7.Lệnh ghi kích thước nhiều đoạn kế tiếp nhau ................................................ 166
8.Ghi kích thước theo đường dẫn ...................................................................... 166
9.Tạo và sửa đổi kiểu đường kích thước trên cửa sổ lệnh ................................ 167
10.Hiệu chỉnh các văn bản trên bản vẽ ............................................................. 176
11.Lệnh viết nhiều dòng chữ trên bản vẽ thông qua hộp thoại ......................... 178
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
6
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Thiết kế cơ khí
Mã mô đun: MĐ13
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:
- Vị trí: Môn thiết kế cơ khí được học ngay từ đầu năm học thứ nhất, nhằm cung cấp
các kiến thức cơ bản về kỹ thuật đọc bản vẽ và xây dựng bản vẽ kỹ thuật.
- Tính chất: Là Mođun bắt buộc trong chương trình đào tạo nghề Cơ điện tử.
Mục tiêu của môn học/mô đun:
- Về kiến thức:
+ Phân tíchkiến thức cơ bản về tiêu chuẩn bản vẽ
+ Trình được phương pháp vẽ đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc,
chia đều đoạn thẳng, chia đều đường tròn, vẽ một số đường cong điển hình.
+ Phân tích phương pháp vẽ hình chiếu vuông góc của điểm, đường, mặt phẳng.
+ Phân tích phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG1) và phương pháp chiếu góc
thứ ba (PPCG3).
+ Phân tích khái niệm về hình chiếu trục đo và phương pháp vẽ hình chiếu trục đo
xiên cân của vật thể.
+ Phân tích khái niệm về các loại mối ghép then, ren, bánh răng, đinh tán và hàn.
+ Phân tíchnguyên lý hình thành bản vẽ lắp, bản vẽ chi tiết.
+ Phân tíchđược hai hệ thống tọa độ cố định và hệ thống tọa độ định vị lại.
+ Phân tích được khái niệm về lớp đối tượng (Layer).
- Về kỹ năng:
+ Lựa chọn, sử dụng được các dụng cụ, vật liệu vẽ.
+ Vẽ dựng được các đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc, chia đều
đoạn thẳng, chia đều đường tròn, vẽ một số đường cong điển hình.
+ Vẽ được hình chiếu vuông góc của điểm, đường, mặt phẳng.
+ Vẽ được hình chiếu của các khối hình học cơ bản.
+ Vẽ được các hình chiếu của các khối hình đơn giản.
+ Vẽ được hình chiếu, hình cắt, mặt cắt, hình trích của vật thể theo yêu cầu.
+ Dựng được hình chiếu trục đo xiên cân của vật thể.
+ Dựng được hình chiếu trục đo vuông góc đều của vật thể.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
7
+ Đọc và vẽ được bản vẽ của các chi tiết có các mối ghép then, ren, bánh răng,
đinh tán và hàn.
+ Tách được các chi tiết từ bản vẽ lắp
+ Vẽ được bản vẽ lắp từ các chi tiết của nó.
+ Cài đặt được phần mềm AutoCAD.
+ Thực hiện được các thao tác chọn đối tượng, truy bắt đối tượng và điều khiển
tầm nhìn.
+ Vận dụng được các lệnh về Layer để thực hiện bản vẽ.
+ Ghi kích thước với thanh ghi Dimenssion
+ Chèn văn bản vào bản vẽ và cách hiệu chỉnh văn bản.
+ Thực hiện được việc thiết lập trang in và định được tỷ lệ bản vẽ.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Người học có khả năng làm việc độc lập hoặc làm nhóm, có tinh thần hợp tác,
giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện, có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh
thần trách nhiệm trong công việc.
Nội dung của môn học/mô đun:
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
8
BÀI 1: TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT
Giới thiệu: Trình bày các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ, về cở chữ, nét vẽ và dụng
cụ vẽ. Thực hành vẽ khung vẽ và điền đầy đủ thông tin vào khug tên.
Mục tiêu:
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về tiêu chuẩn bản vẽ
+ Lựa chọn, sử dụng được các dụng cụ, vật liệu vẽ.
+ Có ý thức trách nhiệm, chủ động học tập.
Nội dung chính:
1. Vật liệu – dụng cụ vẽ và cách sử dụng
1.1. Vật liệu vẽ và dụng cụ vẽ
- Vật liệu vẽ là phương tiện thực hiện bản vẽ dưới dạng tiêu hao : Giấy, bút
chì, gom, ...
- Dụng cụ vẽ : là phương tiện thực hiện bản vẽ dưới dạng tái sử dụng:
thước kê, êkệ, compa, rập vê vong tron, ...
1.2. Cách sử dụng các dụng cụ vẽ
1.2.1. Ván vẽ
Dùng để thay thế cho bàn vé chuyên dùng. Khi sử dụng nên chọn mặt
thật phẳng và cạnh trái thật thẳng. Giấy được cố định bên góc trái phía dưới
của ván vẽ.
Hình 1.1: Ván vẽ
1.2.2. Thước T
Thước T dùng kết hợp với ván để vẽ những đường thẳng. Đầu thước T
luôn áp sát vào ván vẽ.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
9
Hình 1.2: Thước T
1.2.3. Ê ke
Dùng kết hợp với thước T để vẽ các đường thẳng đứng hay các đường
xiên 30 độ, 60 độ, 45 độ.
Hình 1.3: Thước Ê Ke
1.2.4. Compa và thước lỗ tròn:
Dùng để vẽ cung hay các đường tròn có bán kính lớn và tiêu chuẩn
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
10
Hình 1.4: Compa và Thước lỗ tròn
1.2.5 Gôm (tẩy)
Dùng để tẩy, xóa các vết dơ, các nét vẽ sai, thừa trên bản vẽ. Trước khi
dùng phải lau sạch đầu gôm.
Hình 1.5: Gôm ( tẩy)
1.2.6. Bút chì
Chọn bút chì theo kiểu của ngòi bút. Bút chì mềm (B) bút chì cứng (H) ,
khuyên dùng bút chì kim.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
11
Hình 1.6: Bút chì
2. Tiêu chuẩn nhà nước về bản vẽ
2.1. Đường nét ( Theo TCVN 0008-1993 quy định)
Để biểu diễn vật thể, trên bản vẽ kỹ thuật dùng các loại nét vẽ có hình
dáng và kích thước khác nhau. Các loại nét vẽ được quy định theo tiêu chuẩn
việt nam TCVN.
Tên gọi Hình dáng Ứng dụng cơ bản
Nét liền đậm
Bề rộng S
- Khung bản vẽ, khung tên
- Cạnh thấy, đường bao thấy
- Đường đỉnh ren thấy, đường ren thấy
Nét liền mảnh
Bề rộng S/3
- Đường dóng, đường dẫn , đường kích
thước.
- Đường gạch gạch trên mặt
- Đường bao mặt cắt chập.
- Đường tâm ngắn.
- Đường thân mũi tên chỉ hướng.
Nét đứt
Bề rộng S/2
- Cạnh khuất, đường bao khuất
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
12
Nét chấm gạch
Bề rộng S/3
- Dùng cho đường trục và đường tâm
Nét lượn sóng
Bề rộng S/3
- Giới hạn hình cắt hoặc hình chiếu khi
không dùng đường trục làm đường
giới hạn.
Bảng 1.7: Quy định đường nét trong bản vẽ kỹ thuật
Quy tắc vẽ:
Khi hai nét trùng nhau, thứ tự ưu tiên:
- Nét liền đậm: cạnh thấy, đường bao thấy.
- Nét đứt: cạnh khuất, đường bao khuất.
- Nét chấm gạch: đường trục, đường tâm.
Hình 1.8: Biểu diển vật thể 1
- Nét đứt và nét liền đậm thẳng hàng thì chổ nối tiếp vẽ hở. Trường hợp khác
nếu các nét vẽ cắt nhau thì chạm nhau.
3.Chử và số (TCVN 6 – 85)
Chử và số trên bản vẽ kỹ thuật phải rõ ràng, dễ đọc. Tiêu chuẩn nhà nước
quy định cách viết chữ và số trên bản vẽ như sau:
3.1.Khổ chử:
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
13
Là chiều cao của chửa hao, tính bằng mm. Khổ chữ quy định là:
1.8;2.5;3.5;5;7;10......
Hình 1.9: Kiểu chử trong vẽ kỹ thuật
3.2.Kiểu chử (Kiểu chử A và Kiểu B):
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
14
Hình 1.10: Kích thước kiểu chử B
Gồm có chử đứng và chử nghiêng.
- Kiểu chử A đứng (bề rộng của nét chữ b=1/14h)
- Kiểu chữ A nghiêng (bề rộng của nét chữ b=1/14h)
- Kiểu nét chữ B đứng (bề rộng của nét chữ b=1/10h)
- Kiểu nét chử B nghiêng (bề rộng của nét chữ b=1/14h).
3.2.Khổ giấy ( TCVN2-74 quy định)
Khổ giấy là kích thước quy địn của bản vẽ. Theo tiêu chuẩn việt nam
được ký hiệu bằng hai số liền nhau.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
15
Hình 1.11: Khổ giấy
Ký hiệu theo TC ISO Ký hiệu TCVN Kích thước
Khổ giấy 44 A0 1189x841
Khổ giấy 24 A1 594x841
Khổ giấy 22 A2 594x420
Khổ giấy 12 A3 297x420
Khổ giấy 11 A4 297x210
Hình 1.12: Ký hiệu tiêu chuẩn khổ giấy
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
16
4.Khung bản vẽ và khung tên (TCVN 3821-83 quy định)
Khung bản vẽ và khung tên kẻ bằng nứt liền đậm. Khung bản vẽ cách
mép ngoài của khổ giấy là 5mm. Trường hợp muốn đóng thành tập thì phía bên
trái có kẻ mép cách khổ giấy là 25mm. Khung tên dặt ở phía dưới góc bên phải
của bản vẽ.
Hình 1.13: Trình bày khung bản vẽ
Khung tên:
Hình 1.14: Khung tên tiêu chuẩn
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
17
Khung bản vẽ mẫu và vị trí điền thông tin vào các vị trí đánh dấu
Hình 1.15: Vị trí các số và công dụng
5.Trình tự thực hiện bản vẽ
5.1.Giai đoạn chuẩn bị
- Môi trường làm việc: Sạch , thoáng mát, không ồn
- Phương tiện: đầy đủ, hợp lý
5.2.Giai đoạn thực hiện
- Bố trí hình vẽ trên giấy
- Vẽ mờ
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
18
- Vẽ đậm
- Ghi kích thước, nội dung khung tên.
- Ghi kích thước, nội dung khung tên.
5.3. Kiểm tra và sửa lại bản vẽ.
So sánh với tiêu chuẩn bản vẽ Khổ giấy và Khung tên theo tiêu chuẩn
Việt Nam.
Câu hỏi ôn tập và phương pháp đánh giá
Câu 1.1: Vẽ khung bản vẽ A4 và Khung tên theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Câu 1.2: Điền tất cả các thông tin được quy định trong khung tên theo TCVN.
Phương pháp đánh giá dựa trên kích thước tiêu chuẩn và cở chử và các vị
trí chức năng các ô chử.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
19
BÀI 2: VẼ HÌNH HỌC
Giới thiệu: Trình bày các kiến thức về vẽ các kiểu hình học cơ bản về vẽ đường
thẳng, cung tròn, đường giao tuyến. Thực hiện các bài tập theo yêu cầu.
Mục tiêu:
+ Trình được phương pháp vẽ đường thẳng song song, đường thẳng vuông
góc, chia đều đoạn thẳng, chia đều đường tròn, vẽ một số đường cong
điển hình.
+ Vẽ dựng được các đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc, chia
đều đoạn thẳng, chia đều đường tròn, vẽ một số đường cong điển hình.
+ Có ý thức trách nhiệm, chủ động học tập.
Nội dung chính:
1. Dựng đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc, dựng và chia góc
1.1. Qua điểm D nằm ngoài đường thẳng (a)
- Từ D quay đường tròn có bán kính R (R> khoảng cách từ D tới (a)), cắt (a)
tại 2 điểm A, B.
- Từ A, B vẽ 2 đường tròn (A,r) và (B,r) với r> AB/2.
- Dựng đường thẳng DC là đường vuông góc với (a)
Hình 2.1: Dựng đường thẳng vuông góc
1.2. Qua điểm D nằm trên đường thẳng (a).
- Dựng đường tròn từ D cắt (a) tại A, B.
- Từ A, B vẽ 2 đường tròn (A,r) và (B,r) với r> AB/2.
- Dựng đường thẳng DC là đường vuông góc với (a)
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
20
Hình 2.2: Dựng đường thẳng song song
1.3 Dựng đường thẳng song song
Thực hiện theo các bước sau:
- Vẽ đường tròn (A,R) và (B,r) tìm điểm giao nhau là E.
- Vẽ đường tròn (A,r) và (B,R) tìm điểm giao nhau là D.
- Nối D và E được DE//AB.
1.4.Cách vẽ góc
Hình 2.3: Cách vẽ góc
1.5.Độ côn
Độ côn tỷ lệ giữa hiệu số đường kính hai mặt cắt vuông góc của một hình
nón tròn xoay với khoảng cách giữa hai mặt đó.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
21
Hình 2.4: Cách vẽ côn
2. Chia đều đoạn thẳng, chia đều đường tròn
2.1 Chia đường tròn làm 3 phần bằng nhau
Cho (O,R=2d), chia đường tròn này làm 3 phần bằng nhau.
- Dựng hai đường kính AB và CD vuống góc nhau.
- Vẽ đường tròn tâm (C,R0. Đường tròn này cắt (O,R) tại hai điểm E,F
- Như vậy là đã tạo được 3 cung bằng nhau.
Hình 2.5: Cách chia đường tròn
2.2.Chia đường tròn làm 6 phần bằng nhau
- Thực hiện 2 lần của việc chia đường tròn thành 3 phần bằng nhau.
2.3.Chia đường tròn thành 5,7,9,11..phần bằng nhau.
- Dựng (D,DC) đường tròn này cắt AB kéo dài tại E và F.
- Chia DC thành 7 phần bằng nhau.
- Nối E và F với các điểm chẳn.
- Các đường thẳng này kéo dài cắt đường tròn tại các điểm G,H,I,K,L,M
- Nối các điểm lại ta có hình cần dựng.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
22
Hình 2.6:Chia đường tròn thành các phần bằng nhau
3.Vẽ nối tiếp
3.1.Vẽ tiếp tuyến với đường tròn
3.1.1.Qua điểm A trên đường tròn
- Xác định O’ đối xứng với o qua A.
- Dựng đường trung trực của đoạn OO’.
- AA’ là đường tiếp tuyến.
Hình 2.7: Vẽ tiếp tuyến cho đường tròn
3.1.2.Qua điểm A nằm ngoài đường tròn
- Xác định trung điểm của M của đoạn OA.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
23
- Dựng đường tròn tâm M, đường kính OA, đường tròn này cắt (O,R) tại 2 điểm
B và C.
- AB và Ac chính là tiếp điểm cần dựng.
3.2.Tiếp tuyến chung của 2 đường tròn.
3.2.1.Tiếp tuyến chung ngoài
Vẽ tiếp tuyến chung cho hai đường tròn cho ở hình dứoi
Hình 2.8: vẽ tiếp tuyến cho 2 đường tròn
- Vẽ (O2,R-r).
- Dựng tiếp tuyến của điểm O1 với (O2,R-r).
- O1A và O1B là hai tiếp tuyến của điểm O1 đối với (O2,R-r)
- O2A và O2B kéo dài cắt (O2,R) tại hai điểm A1 và B1.
- Dựng A1A2 song song với O1A.
- Dựng B1B2 song song với O1A.
- A1A2 và B1B2 là tiếp tuyến chung của 2 đường tròn.
3.2.2. Tiếp tuyến chung trong
Dựng theo hình miêu tả
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
24
Hình 2.9: Vẽ tiếp tuyến chung cho 2 đường tròn
4.Vẽ một số đường cong hình học
4.1. Nối đường thẳng với cung tròn bằng 1 cung tròn
4.1.1.Tiếp xúc ngoài
- Dựng đường thẳng (d’) song song và cách (d) một khoảng R.
- Dựng đường tròn (O,R+r), đường tròn này cắt (d’) tại O’.
OO’ cắt (O,r) tại điểm 2.
- O’1 vuông góc với (d).
- Cung tròn tại tâm O’ bán kính R cần dựng đi qua hai điểm 1 và 2.
Hình 2.10: Vẽ đường tròn tiếp xúc với đường tròn và đường thẳng
4.2. Vẽ đường tròn tiếp xúc với 2 đường tròn
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
25
Hình 2.11: Vẽ cung tròn tiếp xúc với 2 đường tròn
- Vẽ đường tròn (O,R+r)
- Vẽ đường tròn (O,R+r)
- Hai đường tròn này cắt nhau tại điểm A.
- AO cắt (O,r) tại B.
- AO’ cắt (O,r’) tại C.
- Cung tròn (A,R) đi qua hai điểm B và C chính là cung cần dựng
Hình 2.12: Vẽ cung tròn tiếp xúc ngoài 2 cung tròn
4.3. Hình ô van
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
26
Cho trước độ dài 2 trục AB và CD
- Dựng cung tròn (O,OA), cung tròn cắt CD kéo dài tại E.
- Dựng cung tròn (C, CE) cung tròn này cắt AC tại M.
- Dựng đường trung trực của đoạn AM, đường trung trực này cắt AB tại O1 và
cắt CD tại O2.
- Vẽ cung tròn (O1,O1A) dừng lại tại đường tring trực của đoạn AM.
- Vẽ cung tròn (O2,O2C) dừng lại tại đường tring trực của đoạn AM.
- Cung AC chính là ¼ cung cần dựng.
Hình 2.13: Cách vẽ hình Ô van
4.4.Hình Ê LIP
Ê lip là quỹ tích của những điểm có tổng khoảng cách đến hai điểm cố
định F1 và F2 bằng một hằng số lớn hơn khoảng cách giữa hai điểm cố định.
Vẽ elip biết hai trục AB và CD
- Vẽ hai đường tròn theo bán kính lớn và đường kính nhỏ.
- Chia hai đường tròn thành 12 phần bằng nhau.
- Từ các điểm giao nhau vẽ các đường thẳng song song theo hai trục ta được
các điểm giao nhau.
- Vẽ các đường cong đi qua các điểm giao nhau ta được được Ê lip.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
27
Hình 2.14: Cách vẽ hình Ê lip
Câu hỏi ôn tập :
Câu 2.1 : Trình bày cách vẽ đường thẳng tiếp xúc với 2 đường tròn?
Câu 2.2: Trình bày cách chia đường tròn thành 9 phần bằng nhau và vẽ vào giấy
vẽ ( trình bày đầy đủ khung bản vẽ và khung tên?
Câu 2.3: Trình bày cách vẽ hình Ê líp có AB=40 và CD=30?
Phương pháp đánh giá.
- Cách trình bày theo tiêu chuẩn.
- Trình bày đúng bản vẽ, đẹp không tẩy xóa nhiều.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
28
Vẽ các bài tập sau:
Bài 1:
Bài 2:
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
29
Bài 3:
Bài 4:
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
30
BÀI 3: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
Giới thiệu: Trình bày các kiến thức về cách chiếu và phương pháp biểu diễn các
hình chiếu 3D thành 2D. Thực hiện các bài tập theo yêu cầu.
Mục tiêu:
Trình bày được phương pháp vẽ hình chiếu vuông góc của điểm, đường, mặt
phẳng.
Vẽ được hình chiếu vuông góc của điểm, đường, mặt phẳng.
Vẽ được hình chiếu của các khối hình học cơ bản.
Vẽ được các hình chiếu của các khối hình đơn giản.
Có ý thức trách nhiệm, chủ động học tập.
Nội dung chính:
1.Khái niệm về phép chiếu
Trong không gian cho mặt phẳng (P) và một điểm S cố định ngoài mặt phẳng
(P). Từ 1 điểm A bất kỳ trong không gian dựng đường thẳng SA.Đường thẳng
này cắt (P) tại A’. Ta nói rằng đã thực hiện phép chiếu điểm A lên mặt phẳng
(P).
- S: Tâm chiếu
- A: Vật chiếu
- (P): mặt phẳng hình chiếu
- SA: Tia chiếu
- A’: hình chiếu của A.
Hình 3.1: Khái niệm về phép chiếu
1.1.Phép chiếu xuyên tâm
Là phiếu chiếu mà các tia chiếu đồng quy tại một điểm S cố định.Điểm S
gọi là tâm chiếu.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
31
A’,B’,C’: gọi là hình chiếu xuyên tâm của A, B,C trên mặt phảng (P), tâm
chiếu S.
1.2.Phép chiếu song song
Phép chiếu song song là phép chiếu mà các tia chiếu song song với một
đường thẳng (a) cố định, đường thẳng này gọi là phương chiếu.
Qua điểm A dựng đường thẳng song song với (a), đường thẳng này cắt (P)
tại A’. A’ là hình chiếu song song của A trên (P) theo phương chiếu (a).
Hình 3.2: Phép chiếu vuông góc và phép chiếu xiên
Bao gồm 2 phép chiếu: Phép chiếu xiên và phép chiếu vuông góc.
2.Hình chiếu của điểm
2.1.Hình chiếu của điểm trên hai mặt phẳng
Trong không gian cho hai điểm A tùy ý và hai mặt phẳng (P1) , (P2)
vuông góc với nhau theo giao tuyến X.
Từ A dựng đường thẳng vuông góc với (P1) và (P2) ta có A1 và A2 trên
hai mặt phẳng (P1) và (P2).
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
32
Hình 3.3: Hình chiếu của điểm trên mặt phẳng
- A1 : là hình chiếu đứng của A
- A2: hình chiếu bằng của A
- A1A2: đường gióng
- P1: mặt phẳng hình chiếu đứng
- P2: mặt phẳng hình chiếu bằng
- AA1=A2Ax: độ xa của A
- AA2=A1Ax: độ cao của A
Quay (P2) quanh x một góc 90 độ theo hình chiếu như hình vẽ, ta có P2=P1.
Trong đó A1A2 vuông góc với Ã. A1A2 còn gọi là đồ thức của A trên hai mặt
phẳng .
2.2.Hình chiếu của điểm trên 3 mặt phẳng
Trong không gian cho điểm A và 3 mặt phẳng P1,P2,P3 vuông góc nhau
theo giao tuyến Ox,Oy,Oz.
Hình 3.4: Hình chiếu của điểm trên 3 mặt phẳng
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
33
- A3: hình chiếu cạnh.
- AA3= AzAy: độ xa hình chiếu cạnh.
Quay mặt phẳng P3 và P2 trùng với mặt phẳng P1, ta có đồ thức của điểm
trên ba mặt phẳng.
3.Hình chiếu của đường thẳng
3.1.Đồ thức của đoạn thẳng
Hình 3.5: Hình chiếu của đường thẳng
3.2.Đường thẳng song song với mặt phẳng hình chiếu
3.2.1.Đường mặt: Đường thẳng song song với mặt phẳng hình chiếu đứng.
Hình 3.6: Hình chiếu của mặt đường thẳng song song với m/p chiếu
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
34
3.2.2.Đường bằng: đường thẳng song song với mặt phẳng hình chiếu bằng.
Hình 3.7: Hình chiếu của đường thẳng
3.2.3.Đường cạnh: đường thẳng song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh
Hình 3.8: Hình chiếu của đưuòng thẳng
3.3.Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng hình chiếu
Đường vuông góc với MPHC nào thì hình chiếu của nó trên mặt phẳng đó
là một điểm
3.3.1.Đường thẳng tia chiếu đứng: AB vuông góc với MPHCĐ.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
35
Hình 3.9: Hình chiếu của đường thẳng vuông góc
3.3.2.Đường thẳng tia chiếu bằng: AB vuông góc với MPHC.
Hình 3.10: Hình chiếu của đường thẳng vuông góc
3.3.3.Đường thẳng tia chiếu cạnh: AB vuông góc với MPHCC
Hình 3.11: Hình chiếu tia chiếu cạnh
4.Hình chiếu của mặt phẳng
4.1.Cách xác định mặt phẳng trong không gian
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
36
Hình 3.12: Các mặt không gian
4.2.Đồ thức của mặt phẳng
Trong không gian cho 3 điểm phân biệt A,B,C và ba mặt phẳng P1,P2,P3
vuông góc nhau theo phương tiếp tuyến Ox,Oy,Oz.
Hình 3.13: Đồ thức của mặt phẳng
4.3.Đồ thức của mặt phẳng ở những vị trí đặc biệt
4.3.1.Mặt phẳng vuông góc với MPHC.
Mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng hình chiếu thì hình chiếu của nó suy biến
thành một đoạn thẳng.
4.3.1.1.Mặt phẳng hình chiếu đứng
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
37
Hình 3.14: Hình chiếu đứng
- A,B,C thuộc mặt phẳng (Q).
- (Q) vuông goc (P1).
- Chiếu A,B,C lên (P1), (P2),(P3).
4.3.1.2.Mặt phẳng chiếu bằng
Hình 3.15: Hình chiếu bằng
4.3.1.3.Mặt phẳng chiếu cạnh
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
38
Hình 3.16: Hình chiếu cạnh
4.4.Mặt phẳng song song với mặt phẳng hình chiếu
Mặt phẳn song song với mặt phẳng hình chiếu nào thì hình chiếu của nó
trên mặt phẳng là chính nó.
4.4.1.Mặt phẳng bằng: mặt phẳng song song với MPHCB.
Hình 3.17: Mặt phẳng bằng
4.4.2.Mặt phẳng đứng: MẶt phẳng song song với với MPHCĐ.
Hình 3.18: Mặt phẳng đứng
4.4.3.Mặt phẳng cạnh: Mặt phẳng song song với MPHCC.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
39
Hình 3.19: Mặt phẳng cạnh
5.Hình chiếu của các khối hình học
5.1.Khối lăng trụ
5.1.1.Khối lăng trụ đứng:Cạnh bên vuông góc với MPHC
Hình 3.20: Khối lăng trụ đứng
5.1.2.Khối lăng trụ xiên: cạnh bên không vuông góc với MPHC
5.2.Khối tháp: là khối đa diện có các cạnh bên đồng quy.
- Khối tháp đứng: các cạnh bên bằng nhau.
- Khối tháp xiên: Các cạnh bên không bằng nhau.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
40
Hình 3.21: Khối lăng trụ đứng và xiên
5.3. Khối tròn
Là khối hình học giới hạn bởi mặt tròn xoay: Khối cầu, khối xuyến hay
giới hạn bởi một phần mặt tròn xoay và mặt phẳng (mặt trụ, mặt tròn, nửa
cầu....).Mặt tròn xoay tạo bởi một đường thẳng bất kỳ quay quanh một trục cố
định. Đường bất kỳ đó gọi là đường sinh của mặt tròn xoay. Trục cố định gọi là
trục quay của mặt tròn xoay.
5.3.1.Mặt trụ tròn xoay: đường sinh song song với trục quay.
Hình 3.22: Khối lăng trụ tròn
5.3.2.Mặt nón tròn xoay: đường sinh cắt trục xoay
Hình 3.23: Khối lăng trụ nón
Nếu trục quay thuộc mặt phẳng chứa đường tròn nhưng không đi qua tâm
của đường tròn tạo thành mặt xuyến.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
41
Hình 3.24: Khối lăng trụ nón
6.Hình chiếu của vật thể đơn giản
6.1.Khối hình hộp
Hình 3.25: Khối hình hộp
6.2.Khối lăng trụ đáy tam giác
Hình 3.26: Khối lăng trụ tam giác
6.3.Khối lăng trụ đáy lục giác đều
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
42
Hình 3.27: Khối lăng trụ lục giác đều
6.4.Hình chiếu hình chóp đứng
6.4.1.Hình chóp đứng đáy vuông
Hình 3.28:Hình chiếu hình chóp đứng cụt
6.4.2.Hình chiếu của chóp xiên
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
43
Hình 3.29: Hình chiếu chóp xiên
6.4.3.Hình trụ
Hình 3.30: Hình chiếu hình trụ
6.4.4.Hình nó...ương pháp đảm bảo
các yêu cầu đó
- Hiểu rõ được nội dung các ký hiệu, các yêu cầu kỹ thuật ghi trên bản vẽ.
1.4.2.Trình tự bản vẽ chi tiết
- Đọc khung tên của bản vẽ
Để biết đươc tên gọi chi tiết, vật liệu, khối lượng, số lượng chi tiết, tỷ lệ của
bản vẽ
- Đọc các hình biểu diễn
Biết đươc tên gọi các hình biểu diễn, sự liên quan hệ giữa chúng. Phân tích
hình dạng và kết cấu từng phần đi đến hình dung được hình dạng và kết cấu của
chi tiết.
- Đọc các kích thước
- Biết được độ lớn của chi tiết thông qua các kích thước về chiều dài, chiều
rộng, chiều cao...(Kích thước khuôn khổ)
- Biết được chuẩn kích thước để ta có thể suy ra phương pháp gia công khi
cần thiết và biết cách đo..(Kích thước định vị)
- Biết được hình dáng của chi tiết từ các ký hiệu Ø, R, “cầu”, ڤ
- Kích thước lắp ghép...
- Đọc yêu cầu kỹ thuật
- Đọc các sai lệch kích thước.
- Đọc sai lệch hình dáng và vị trí bề mặt, hiểu các dạng sai lệch và trị số sai
lệch.
- Đọc độ nhám bề mặt
- Đọc và hiểu các yêu cầu kỹ thuật khác như :mép vát, góc đúc, lớp phủ, độ
cứng và các yêu cầu khác ghi trong bản vẽ. Những bề mặt còn lại của chi tiết
không ghi độ nhám thì có chung độ nhám ghi ở góc trên bên phải bản vẽ.
- Tổng kết
Sau khi đọc bản vẽ, người đọc phải hiểu rõ các nội dung sau :
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
97
+ Hiểu rõ tên gọi, công dụng, vật liệu chế tạo chi tiết, khối lượng, số lượng
chi tiết, tỷ lệ.
+ Hình dung toàn bộ cấu tạo bên trong và bên ngoài chi tiết.
+ Biết cách đo các kích thước khi gia công và kiểm tra chi tiết.
+ Phát hiện sai sót và những điều chưa rõ trên bản vẽ.
2. Ghi kich thước chi tiết
2.1.Chuẩn kích thước
Chuẩn là tập hợp các yếu tố hình học (điểm, đường, mặt) của chi tiết,
được dùng làm cơ sở để xác định các kích thước của chi tiết, được chia làm 3
loại:
2.1.1.Mặt chuẩn: Thường lấy các mặt gia công chủ yếu, mặt tiếp xúc quan trọng
hay mặt đối xứng của chi tiết làm mặt chuẩn.
Hình 7.19 : Mặt chuẩn II là mặt chuẩn để xác định vị trí của ổ trục đối với mặt
đế (chiều cao của đường trục).
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
98
Hình 7.20: Mặt chuẩn
2.1.2.Đường chuẩn:
Thường lấy trục quay của khối tròn xoay làm đường chuẩn để xác định
kích thước đường kính hay các kích thước định vị của trục quay.
Ví dụ : Trên hình trục quay của trục bậc là đường chuẩn, nó xác định các
đường kính 1, 2, 3 của trục đó (hình 3.26).
2.1.3.Điểm chuẩn:
Ví dụ thường lấy tâm của hình làm điểm chuẩn để xác định khoảng cách
từ đó đến các điểm khác.
2.2.Các hình thức ghi kích thước:
2.2.1. Ghi theo toạ độ:
Các kích thước đều xuất phát từ một gốc chung (hình 3.26 a).
2.2.2. Ghi theo xích: Các kích thước nối tiếp nhau (hình 3.27).
2.2.3.Ghi kết hợp:
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
99
Các kích thước ghi theo cả hai hình thức trên. Cách ghi này được dùng
nhiều nhất (hình 3.25).
Như vậy, trước khi ghi kích thước của một chi tiết, ta phải chọn chuẩn sao
cho phù hợp với yêu cầu thiết kế và yêu cầu công nghệ. Cách chọn chuẩn và
hình thức ghi kích thước có liên quan chặt chẽ đến trình tự gia công chi tiết.
2.3.Quy tắc ghi kích thước
4 loã Ø10
5x45°
Hình 7.21: Ghi kích thước theo quy tắc
- Kích thước của mép vát 450 được ghi như hình 3.28, kích thước của mép
vát khác 450 thì ghi theo nguyên tắc chung về ghi kích thước.
- Khi ghi kích thước của một loạt phần tử giống nhau thì chỉ ghi kích thước
một phần tử có kèm theo số lượng phần tử đó (hình 3.29).
- Các kích thước được ghi nối tiếp nhau trên 1 đường thẳng, nhưng không tạo
thành 1 chuỗi khép kín ( Hình 3.27)
Hình 7.22:Ghi kích thước chuổi khép kín
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
100
- Nếu có một loạt các kích thước liên tiếp nhau thì có thể dùng cách ghi theo
chuẩn “0” (hình 3.30).
Hình 7.23: Ghi kích thước nối tiếp
- Trong một số trường hợp, dùng cách ghi theo bảng (Hình 3.31)
- Ghi kích thước các phần tử giống nhau và phân bố đều (Hình 3. 31).
- Ghi kích thước một số lỗ theo qui ước đơn giản ( TCVN- 4368 086 ) :
3.Ghi dung sai hình học
3.1.Ký hiệu sai lệch hình dạng hình học
Các đặc trưng cần ghi dung sai Kí hiệu
Dung sai hình dạng
Độ thẳng
Độ phẳng
Độ tròn
Độ trụ
Độ song song
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
101
Dung sai vị trí
Độ cắt nhau
Độ đối xứng
Độ vuông góc
Độ đồng trục
Độ nghiêng
Độ đảo đơn
Độ đảo toàn phần
Bảng 7.24: Dung sai vị trí
3.2.Chỉ dẩn trên bản vẻ
- Những chỉ dẫn về dung sai và vị trí được ghi trong khung chữ nhật, gồm 2
hay nhiều ô:
Hình 7.23: Ghi dung sai tương quan bề mặt
+ Ô thứ nhất : Ghi ký hiệu dung sai theo bảng 3.3
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
102
+ Ô thứ hai : Trị số dung sai
+ Ô thứ ba : Chữ cái là ký hiệu chuẩn, trong trường hợp cần thiết
Câu hỏi ôn tập:
Câu 7.1: Ghi kích thước và các ghi chú
Hình 7.24: Bài tập 1
Câu 7. 2: Đọc bản vẽ chi tiết nắp
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
103
Hình 7.25: Bài tập 2
Câu 7.3: Đọc bản vẽ chi tiết ống lót
Hình 7.26: Bài tập 3
Câu 7. 4: Đọc bản vẽ chi tiết cần gạt
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
104
Hình 7.27: Bài tập 4
Câu 7.5: Vẽ chi tiết giá nghiêng (bằng hình biểu diễn sau đây).
- Hình cắt đứng qua rãnh 10, lỗ 16 và lỗ 12.
- Hình chiếu bằng
- Hình chiếu cạnh
2 loã
R20
Hình 7.28: Bài tập 5
Bài 7.6: Vẽ chi tiết thân máy
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
105
Hình 7.29: Bài tập 6
Bài 7.7: Vẽ hình chiếu và ghi kích thước
suoát
Hình 7.30: Bài tập 7
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
106
BÀI 8: THIẾT LẬP BẢN VẼ TRÊN AUTOCAD
Giới thiệu: Trình bày các kiến thức về thiết lập các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ
trên phần mềm Autocad. Thực hiện các bài tập theo yêu cầu.
Mục tiêu:
+ Phân biệt được hai hệ thống tọa độ cố định và hệ thống tọa độ định vị lại.
+ Cài đặt được phần mềm AutoCAD.
+ Thực hiện được các thao tác chọn đối tượng, truy bắt đối tượng và điều
khiển tầm nhìn.
+ Có ý thức trách nhiệm, chủ động học tập.
Nội dung chính:
1.Khởi động AutoCad
1.1.Được khởi động bằng hai cách
- Cách 1: Nhấp đúp vào biểu tượng Autocad trên màn hình desktop
- Cách 2: Đi theo đường sau-> Start menu Program -> Autodesk ->
Autocad 2007 ..
Hình 8.1: Giao diện của Autocad
1.2.Các lệnh thành lập bản vẽ mới
Menu bar Nhập lênh Toolbar
File\New... New hoặc Ctrl + N
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
107
Hình 8.2: Giao diện mở bản vẽ mới
Xuất hiện hộp thoại : select template
- Chọn biểu tượng acad
- Cuối cùng nhấn nút OK hoặc nhấn phím ENTER .
1.2.Lưu File bản vẽ.
Menu bar Nhập lênh Toolbar
File\Save... Save hoặc Ctrl + S
Hình 8.3: Giao diện nút Save
- Trường hợp bản vẽ chưa được ghi thành File thì sau khi thực hiện lệnh Save
xuất hiện hộp thoại Save Drawing As ta thực hiện các bước sau.
- Chọn thư mục, ổ đĩa ở mục: Save In
- Đặt tên File vào ô : File Name
- Chọn ô Files of type để chọn ghi File với các phiên bản Cad trước ( Nếu
cần)
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
108
- Cuối cùng nhấn nút SAVE hoặc nhấn phím ENTER
Chú ý: Nêu thoát khỏi CAD2007 mà chưa ghi bản vẽ thì AutoCad có hỏi có
ghi bản vẽ không nêu ta chọn YES thì ta cũng thực hiện các thao tác trên
+ Trường hợp bản vẽ đã được ghi thành File thì ta chỉ cần nhấp chuột trái vào
biểu tượng ghi trên thanh công cụ hoặc nhấn phím Ctrl + S lúc này Cad tự
động cập nhật những thay đổi vào file đã được ghi sẵn đó.
1.3.Mở bản vẽ có sẳn
Menu bar Nhập lênh Toolbar
File\Open... Save hoặc Ctrl + O
Hình 8.4: Vị trí mở 1 file trên máy tính
-Chọn thư mục và ổ đĩa chứa File cần mở : Look in
-Chọn kiểu File cần mở (Nếu Cần ) : File of type -Chọn File cần mở trong
khung.
-Cuối cùng nhấn nút OPEN hoặc nhấn phím ENTER -Nếu nhấn và Cancel để
huỷ bỏ lệnh Open
1.4.Đóng bản vẽ
Menu bar Nhập lênh Toolbar
File\Close Close
- Nếu bản vẽ có sửa đổi thì xuất hiện hộp thoại nhắc nhở ta có ghi thay
đổi không . Chọn YES để có ghi thay đổi (Xem tiếp mục Lưu bản vẽ)
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
109
- Chọn NO nếu không muốn ghi thay đổi -Nếu nhấn và Cancel để huỷ bỏ
lệnh Close.
1.5.Thoát khỏi AutoCad
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
File\Exit Exit, Quit, Ctrl + Q
- Hoặc ta có thể chọn nút dấu nhân ở góc trên bên phải của màn hinh
Hoặc nhấn tổ hợp phím Alt + F4
- Nếu bản vẽ chưa được ghi thì xuất hiện hộp thoại nhắc nhở ta có ghi file
bản vẽ không
• Chọn YES để có ghi thay đổi (Xem tiếp mục Lưu bản vẽ)
• Chọn NO nếu không muốn ghi thay đổi
• Nếu nhấn và Cancel để huỷ bỏ lệnh Close.
Hình 8.5: Giao diện đóng bản vẽ ( cách 1)
2.Hệ tọa độ và các phương thức truy bắt điểm
2.1.Hệ toạ độ sử dụng trong AutoCad
2.1.1Hệ toạ độ đề các.
Để xác định vị trí điểm đường, mặt phẳng và các đối tượng hình học khác
thì vị trí của chúng phải được tham chiếu đến một vị trí đã biết. Điểm này gọi
là điểm tham chiếu hoặc điểm gốc tọa độ. Hệ toạ độ đề các được sử dụng phổ
biến trong toán học và đồ hoạ và dùng để xác định vị trí của các hình học
trong mặt phẳng và trong không gian ba chiều.
Hệ toạ độ hai chiều (2D) được thiết lập bởi một điểm gốc toạ độ là giao
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
110
điểm giữa hai trục vuông góc: Trục hoành nằm ngang và trục tung thẳng
đứng. Trong bản vẽ AutoCad một điểm trong bản vẽ hai chiều được xác định
bằng hoành độ X và tung độ Y cách nhau bởi dấu phảy (X,Y). Điểm gốc toạ
độ là (0,0) . X và Y có thể mang dấu âm hoặc dấu dương tuỳ thuộc vị trí của
điểm so với trục toạ độ. Trong bản vẽ ba chiều (3D) ta phải nhập thêm cao độ
Z.
Hình 8.6: Ví dụ về tọa độ 2D
Hình 8.7: Tọa độ 3D
2.1.2.Toạ độ tuyệt đối
Dựa theo gốc toạ độ (0,0) của bản vẽ để xác định điểm. Giá trị toạ độ
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
111
tuyệt đối dựa theo gốc toạ độ (0,0) nơi mà trục X và trục Y giao nhau. Sử
dụng toạ độ tuyệt đối khi mà bạn biết chính xác giá trị toạ độ X và Y của
điểm.
Ví dụ toạ độ 30,50 như hình vẽ chỉ định điểm có 30 đơn vị dọc theo
trục X và 50 đơn vị dọc theo trục Y. Trên hình vẽ 1 để vẽ đường thẳng bắt
đầu từ điểm (-50,-50) đến (30,-50) ta thực hiện như sau:
Command: Line
Specify first point: -50,-50
Specify next point or[Undo]: 30,-50
2.1.3.Toạ độ tương đối
Dựa trên điểm nhập cuối cùng nhất trên bản vẽ. Sử dụng toạ độ tương
đối khi bạn biết vị trí của điểm tương đối với điểm trước đó. Để chỉ định toạ
độ tương đối ta nhập vào trước toạ độ dấu @.
Ví dụ toạ độ @30,50 chỉ định 1 điểm 30 đơn vị theo trục X và 50 đơn vị
theo trục Y từ điểm chỉ PK 5Ũ _5Ũ) định cuối cùng nhất trên bản vẽ.
Ví dụ ta sử dụng toạ độ tương đối để vẽ đường thẳng P2, P3 từ điểm P2
(30,-50) có khoảng cách theo hướng X là 0 đơn vị và theo hướng Y là 100 đơn
vị như hình vẽ
Command: Line^
Specify first point: 30,-50^
Specify next point or [Undo]: @0,100^
2.1.4.Hệ toạ độ cực.
Toạ độ cực được sử dụng để định vị trí 1 điểm trong mặt phẳng XY.
Toạ độ cực chỉ định khoảng cách và góc so với gốc toạ độ (0,0). Điểm P1 trên
hình vẽ 2 có toạ độ cực là 50<60. Đường chuẩn đo góc theo chiều dương trục
X của hệ toạ độ Đề các. Góc dương là góc ngược chiều kim đổng hổ hình vẽ.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
112
Để nhập toạ độ cực ta nhập khoảng cách và góc được cách nhau bởi dấu
móc nhọn (<).
Ví dụ để chỉ định điểm có khoảng cách 1 đơn vị từ điểm trước đó và
góc 45o ta nhập như sau: @1<45. Theo mặc định góc tăng theo ngược chiều
kim đổng hổ và giảm theo chiều kim đổng hổ. Để thay đổi chiều kim đổng hổ
ta nhập giá trị âm cho góc.
Ví dụ nhập 1<315 tương đường với 1<-45. Bạn có thể thay đổi thiết lập
hướng và đường chuẩn đo góc bằng lệnh Units.
Toạ độ cực có thể là tuyệt đối (đo theo gốc toạ độ) hoặc tương đối (đo
theo điểm trước đó). Để chỉ định toạ độ cực tương đối ta nhập thêm dấu @ (a
móc, a còng hoặc at sign) Trong ví dụ sau đây ta vẽ các đoạn thẳng là các
cạnh của lục giác đều (hình vẽ ) theo toạ độ cực với các góc khác nhau sử
dụng hướng góc mặc định (chiều dương trục X là góc 0)
Hình 8.8: Tọa độ điểm
Dùng lệnh vẽ Line Command: Line ^ Specify first point : (Toạ độ
điểm P1 bất kỳ)
Specify next point or [Undo] : @60<0 (P2)
Specify next point or [Undo/Close]: @60<60 (P3)
Specify next point or [Undo/Close]: @60<120 (P4)
Specify next point or [Undo/Close]: @60<180 (P5)
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
113
Specify next point or [Undo/Close]: @60<-120 (P6)
Specify next point or [Undo/Close]: C (đóng điểm đầu với điểm cuối
P6 với P1)
Dùng lệnh vẽ Line Command:
Line ^ Specify first point : (Toạ độ điểm P1 bất kỳ)
Specify next point or [Undo] : @100<0 (P2)
Specify next point or [Undo] : @100<120 (P3)
Specify next point or [Undo/Close]: @100<-120 (P6) hoặc gõ C để
đóng điểm đầu với điểm cuối.
3.Các phương pháp nhập toạ độ
Các lệnh vẽ nhắc chúng ta phải nhập tạo độ các diểm vào trong bản vẽ.
Trong bản vẽ 2 chiều (2D) ta chỉ cần nhập hoành độ (X) và tung độ (Y), còn
trong bản vẽ 3 chiều (3D) thì ta phải nhập thêm cao độ (Z).
Có 6 phương pháp nhập tạo độ một điểm trong bản vẽ.
- Dùng phím trái chuột chọn (PICK) : Kết hợp với các phương thức truy bắt
điểm
- Toạ độ tuyệt đối: Nhập tạo độ tuyệt đối X,Y của điểm theo gốc toạ độ (0,0)
Chiều trục quy định như hình vẽ.
- Toạ độ cực : Nhập tạo độ cực của điểm (D<a) theo khoảng cách D giữa
điểm với gốc toạ độ (0,0) và góc nghiêng a so với đường chuẩn.
3.1.Toạ độ tương đối:
Nhập toạ độ của điểm theo điểm cuối cùng nhất xác định trên bản vẽ. Tại
dòng nhắc ta nhập @X,Y Dấu @ có nghĩa là ( Last Point) điểm cuối cùng
nhất mà ta xác định trên bản vẽ.
3.2.Toạ độ cực tương đối: Tại dòng nhắc ta nhập @D<a trong đó
− D: Khoảng cách giữa điểm ta cần xác định với điểm cuối cùng nhất trên
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
114
bản vẽ.
− Góc a là góc giữa đường chuẩn và đoạn thẳng nối 2 điểm.
− Đường chuẩn là đường thẳng xuất phát từ gốc tạo độ tương đối và nằm
theo chiều dương trục X.
− Góc dương là góc ngược chiều kim đổng hổ. Góc âm là góc cùng chiều
kim đổng hổ.
3.3.Nhập khoảng cách trực tiếp :
Nhập khoảng cách tương đối so với điểm cuối cùng nhất, định hướng bằng
Cursor và nhấn Enter.
3.3.1.Các phương thức truy bắt điểm đối tượng (Objects Snap)
Trong khi thực hiện các lệnh vẽ AutoCAD có khả năng gọi là Object
Snap (OSNAP) dùng để truy bắt các điểm thuộc đối tượng, ví dụ: điểm cuối
của Line, điểm giữa của Arc, tâm của Circle, giao điểm giữa Line và Arc...
Khi sử dụng các phương thức truy bắt điểm, tại giao điểm hai sợi tóc xuất
hiện một ô vuông có tên gọi là Aperture hoặc là o vuông truy bắt và tại điểm
cần truy bắt xuất hiện Marker (khung hình ký hiệu phương thức truy bắt). Khi
ta chọn các đối tượng đang ở trạng thái truy bắt và gán điểm cần tìm.
Bắt đầu thực hiện một lệnh nào đó đòi hỏi phải chỉ định điểm (Specify a
point), ví dụ: Arc, Circle, Line... Khi tại dòng nhắc lệnh yêu cầu chỉ định
điểm (Specify a point) thì ta chọn phương thức bắt điểm bằng 1 trong các
phương pháp sau:
- Nhấp giữ phím SHIFT và phím phải của chuột khi con trỏ đang trên vùng
đổ hoạ sẽ xuất hiện Shortcut menu Object snap. Sau đó chọn phương thức bắt
điểm từ Shortcut menu này.
- Nhập tên tắt (ba chữ cái đầu tiên, ví dụ END, CEN...) vào dòng nhắc lệnh
- Di chuyển ô vuông truy bắt ngang qua vị trí cần truy bắt, khi đó sẽ có một
khung hình ký hiệu phương thức (Marker) hiện lên tại điểm cần truy bắt và
nhấp phím chọn (khi cần nhấp phím TAB để chọn điểm truy bắt)
- Trong AutoCAD 2007, ta có tất cả 15 phương thức truy bắt điểm của đối
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
115
tượng (gọi tắt là truy bắt điểm). Ta có thể sử dụng các phương thức truy bắt
điểm thường trú hoặc tạm trú. Trong mục này giới thiệu truy bắt điểm tạm trú.
Các phương thức truy bắt đối tượng (theo thứ tự )
1. Center Sử dụng để bắt điểm tâm của đường tròn, cung tròn, elip.
Khi truy bắt, ta cần chọn đối tượng cần truy bắt tâm.
2. Endpoint Sử dụng để bắt điểm cuối của đường thẳng (Line), Spline,
Cung tròn, Phân đoạn của pline, mline. Chọn vị trí gần điểm
cuối cần truy bắt. Vì đường thẳng và cung tròn có hai điểm
cuối, do đó AutoCAD sẽ bắt điểm cuối nào gần giao điểm 2
sợi tóc nhất. 3. Insert Dùng để bắt điểm chèn của dòng chữ và block (khối).
Chọn một điểm bất kỳ của dòng chữ hay block và nhấp chọn.
4. Intersection Dùng để bắt giao điểm của hai đối tượng. Muốn truy bắt
thì giao điểm phải nằm trong ô vuông truy bắt hoặc cả hai đối
tượng đều chạm với ô vuông truy bắt. Ngoài ra ta có thể chọn
lần lượt
5. Midpoint Dùng để truy bắt điểm giữa của một đường thẳng cung
tròn hoặc Spline. Chọn một điểm bất kỳ thuộc đối tượng.
6. Nearest Dùng để truy bắt một điểm thuộc đối tượng gần giao
điểm với 2 sợi tóc nhất. Cho ô vuông truy bắt đến chạm với
đối tượng gần điểm cần truy bắt và nhấp phím chuột trái
7. Node Dùng để truy bắt một điểm (Point). Cho ô vuông truy bắt
đến chạm với điểm và nhấp phí chuột.
8. Perpendicular Dùng để truy bắt điểm vuông góc với đối tượng được
chọn. Cho ô vuông truy bắt đến chạm với đối tượng và nhấp
phím chuột. Đường thẳng vuông góc với đường tròn sẽ đi qua
tâm 9. Quadrant Dùng để truy bắt các điểm 1/4 ( Circle, Elipp, Arc, ...)
10. Tangent Dùng để truy bắt điểm tiếp xúc với Line, Arc, Elipp,
Circle,...)
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
116
11. From Phương thức truy bắt một điểm bằng cách nhập toạ độ
tương đối hoặc cực tương đối là một điểm chuẩn mà ta có thể
truy bắt. Phương thức này thực hiện 2 bước. Bước 1: Xác định
gốc toạ độ tương đối tại dòng nhắc "Base point" (bằng cách
nhập toạ độ hoặc sử dụng các phương thức truy bắt khác)
Bưíc 2: Nhập toạ độ tương đối, cực tương đối của điểm cần
tìm tại dòng nhắc "Offset" so với điểm gốc toạ độ tương đối
vừa xác định tại bước 1
12. Appint
Phương thức này cho phép truy bắt iao điểm các đối
ượng 3D tro g mộ điểm hình hiện hình mà thực tế trong
không gian chúng không giao nhau.
- Lệnh Osnap (OS) gán chế độ truy bắt điểm thường trú
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Tools\Drafting Settings... OSnap hoặc OS
Để gán chế độ truy bắt điểm thường trú bằng hộp thoại Drafting
Setting. Để làm xuất hiện hộp thoại Drafting Setting ta thực hiện
Gõ lệnh OSnap (OS) hoặc tools/Dsettings hoặc bẳng Menu hoặc giữ
Shift và nhấp phải chuột trên màn hình CAD sẽ xuất hiện Shortcut Menu và
ta chọn OSnap Settings... ( Nếu trước đó chưa gán chế độ truy bắt điểm
thường trú nào ta có thể nhấn phím F3)
Khi đó hộp thoại Drafting Setting xuất hiện ta chọn trang Object Snap
Sau đó ta chọn các phương thức truy bắt điểm cần dùng sau đó nhấn OK để
thoát.
Hình 8.9: Bảng cài đặt truy bắt điểm
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
117
4. Lệnh vẽ đường thẳng Line ( vối các phương pháp nhập toạ độ)
Menu bar Nhâp lệnh Toolbar
Draw\Line Line hoặc L /
Command : L Chỉ cần gõ chữ cái l
• Specify first point: Nhập toạ độ điểm đầu tiên
• Specify next point or [Undo]: Nhập toạ độ điểm cuối của đoạn thẳng
- Trong trường hợp F8 bật thì ta chỉ cần đưa chuột về phía muốn vẽ đoạn
thẳng sau đó nhập chiều dài của đoạn thẳng cần vẽ đó .
Ví dụ:
Command : L
-Specify first point: Chọn một điểm đầu tiên
-Specify next point or [Undo]: 100 .
- Bật F8 (Ortho On) đưa chuột sang phải gõ số' sẽ được đoạn thẳng nằm ngang
dài 100
-Specify next point or [Undo]: 100
- Bật F8 (Ortho On) đưa chuột lên trên gõ số' sẽ được đoạn thẳng đứng dài
100.
5.Các thiết lập bản vẽ cơ bản
5.1.Giới hạn không gian vẽ - Lệnh LIMITS
Sau khi khởi động chương trình AutoCad, nhấp chuột vào Start from
scartch và chọn hệ đo là Metric, ta sẽ được một màn hình của không gian làm
việc có độ lớn mặc định là 420, 297 đơn vị. Nếu quy ước 1 đơn vị trên màn
hình tương ứng với 1 mm ngoài thực tế, ta sẽ vẽ được đối tượng có kích 42
cm x 29,7 cm. Nếu để vẽ công trình, không gian đó rất chật hẹp. Do vậy ta
cần định nghĩa một không gian làm việc lớn hơn
Nhập lênh:
Menu : Format/Drawing Limits : Command : limits
Reset Model space limits:Specify lower left corner or [ON/OFF]
:
Lưu ý :
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
118
-Cho dù không gian đã được định nghĩa rộng hơn 100 lần hiện tại, màn hình
lúc này vẫn không có gì thay đổi. Ta phải thực hiện lệnh thu không gian giới
hạn đó vào bên trong màn hình bằng lệnh dưới đây.
5.2.Thu không gian đã được giới hạn vào trong màn hình - Lênh ZOOM.
Nhập lênh:
Menu : View/Zoom Bàn phím : zoom
Command : z
- Gõ lệnh thu phóng màn hình
-Specify corner of window, enter a scale factor
Nhập tham số cần dùng sau đó gõ Enter
(nX or nXP), or [All/Center/Dynamic/Extents/
-Previous/Scale/Window] : a
5.3.Lệnh đẩy bản vẽ Pan
Me no bar Nháp lénh Toolbar
View\fòo\.. PatL hoãc p ♦
5.4. Lệnh Snap, lệnh Grid, lệnh Ortho
5.4.1.Lệnh Snap
Menu bar Nhập lệnh Phím tắt
Tools/Drafting setting Snap F9 hoặc Ctrl +B
Lệnh Snap điều khiển trạng thái con chạy (Cursor) là giao điểm của hai
sợi tóc. Xác định bước nhảy con chạy và góc quay của hai sợi tóc. Bước nhảy
bằng khoảng cách lưới Grid Trạng thái Snap có thể tắt mở bằng cách nhắp
đúp chuột vào nút Snap trên thanh trạng thái phía dưới hoặc nhấn phím F9.
5.4.2.Lệnh Grid ( Chế độ lưới)
Menu bar Nhập lệnh Phím tắt
Tools/Drafting setting Grid F7 hoặc Ctrl +G
Lệnh Grid tạo các điểm lưới trên giới hạn bản vẽ khoảng cách các điểm
lưới theo phương X,
Y có thể giống nhau hoặc khác nhau tuỳ theo ta định nghĩa trong hộp thoại
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
119
Drafting Setting...
Trạng thái Grid có thể tắt mở bằng cách nhắp đúp chuột vào nút Grid
trên thanh trạng thái phía dưới hoặc nhấn phím F7.
5.4.2. Lệnh Ortho
Menu bar Nhập lệnh Phím tắt
Tools/Drafting setting Ortho F8hoặc Ctrl +G
Lệnh Orthor để thiết lập chế độ vẽ lênh Line theo phương của các sợi
tóc.
5.4.3.Thiết lập chế'’ độ cho Snap và Grid
Hình 8.10: Bảng cài đặt Snap và Grid
5.4.3.Lệnh Mvsetup tạo khung bản vẽ
Menu bar Nhập lệnh Phím tắt
Command MV setup
Sau khi nhập lệnh xuất hiện các dòng nhắc sau. : (Ta nhập N và nhấn Enter)
Enable pager Space? [No/Yes] : (ta nhập M chọn hệ mét và nhấn Enter)
Enter units type [ ..... /Metric] (Nhập chiều cao khổ giấy
Enter the scale factor
Enter the Pager width
Enter the Pager height
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
120
6. Giao diện màn hình đồ họa
Hình 8.11:Vùng đồ họa
Vùng 1: Vùng đồhọa hay còn gọi là vùng thực hiện bản vẽ. Trong suốt quá trình
vẽ vùng đồ họa xuất hiện 2 sợi tóc ( Crosshairs) giao nhau, một sợi hướng theo
phương trục X một hướng theo phương trục Y. Khi ta dịch chuyển chuột sợ tóc
củng chuyển động theo và dòng nhắc cuối cùng màn hình sẽ hiển thị tọa độ của
sợi tóc theo 2 phương X, Y.
Vùng 2:
Hình 8.12: Vùng trạng thái
Dòng trạng thái Status line . Ở đây xuất hiện một số thông số và chức năng của
bản vẽ (Status Bar). Các status bả này vừa là các thông báo về trạng thái ( chọn
hoặc không chọn), vừa là hộp chọn ( bấm chuyển trạng thái nếu kích chuột vào).
Ví dụ là ở các trạng thái Ortho và snap , grid đều ở trạng thái chuyển từ on sang
off hoặc ngược lại.
Vùng 3:
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
121
Hình 8.13: Vùng chứa Menu
Vùng chứa các menu line và các thanh công cụ phục vụ tùy chỉnh và sao lưu
bản vẽ. Mỗi menu sẽ thực hiện theo lệnh và ý nghĩa của nó để thực hiện các
công cụ lệnh.
Vùng 4:
Hình 8.14: Dòng lệnh Command
Vùng lệnh dòng nhắc: Khi sử dụng tất cả các thao tác trên mà hình thì tại
dòng nhắc hiển thị tại lệnh Command.
Làm việc với Autocad là một quá trình hội thoại với máy, do đó bạn phải
thường xuyên quan sát dòng lệnh trong Autocad để có trể kiểm tra xem lệnh
nhập hoặc gọi đã đúng chưa.
7.Thanh công cụ Toolbar.
Thanh Toolbar là thanh biểu tượng hóa của các lệnh vẽ trong Autocad, thay vì
nhập lệnh bằng chử thì ta nhấp vào biểu tượng. Để chọn Toobar thì thực hiện
như sau:
Chọn Menu view – Toolbars....
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
122
Hình 8.15: Thanh công cụ Toolbar
Xuất hình bảng như sau:
Hình 8.16: Tùy chọn thanh công cụ Toolbar
7.1 Sử dụng các thnah công cụ thường trực
Thanh công cụ Standard:
Thanh công cụ Draw
Thanh công cụ Modify
Thanh công cụ Properties
Thanh công cụ Dimemsion
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
123
7.2. Các phím tắt trong autocad
F3 hoặc Ctri -F Tắt mở chế độ truy bắt điểm (Osnap)
F7 hoặc Ctri -G Mở ( Tắt chế độ hiển thị lưới) Grid
F8 hoặc Ctri -L Mở ( Tắt chế độ hiển thị lưới) Ortho
F9 hoặc Ctri -B Mở ( Tắt chế độ hiển thị lưới) Snap và hộp thoại Snap.
7.3. Thiết lập bản vẽ
Phải thực hiện trình tự theo các bước trên:
- Thông qua đường Link mở chương trình
- Chọn kiểu đơn vị cho bản vẽ bản đầu, chọn loại bản vẽ Acadiso( tiêu chuẩn
việt nam).
- Vào Format – Limits: Quy định kích thước cho bản vẽ ( A4, A3, A2, A1)
- Bật F7: Hiển thị lưới -> xác định đúng kích thước của bản vẽ.
- Bật, tắt các chế độ bắt điểm trực giao cần thiết trong bản vẽ.
Câu hỏi ôn tập:
Câu 8.1: Thực hiện lại các thao tác mở và tùy chỉnh các thông số trên màn hình
vẽ Autocad?
Câu 8.2: Thực hiện điều chỉnh kích thước giới hạn các bản vẽ?
Câu 8.3: Dùng lệnh Line và phương pháp nhập tọa độ tương đối, tuyệt đối thực
hiện các bài tập sau:
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
124
Hình 8.17: Bài tập thực hành
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
125
BÀI 9: LÀM VIỆC VỚI ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ LAYER
Giới thiệu: Trình bày các kiến thức về quản lý đường nét, màu sắc trên bản vẽ
Autocad. Thực hiện các bài tập theo yêu cầu.
Mục tiêu:
Phân tích được khái niệm về lớp đối tượng (Layer).
+ Vận dụng được các lệnh về Layer để thực hiện bản vẽ.
Nội dung chính:
1.Tạo Layer
Lệnh Layer dùng để đặt các lớp mới, chọn lớp hiện hành, đặt sắc màu và
kiểu đường nét cho lớp, tắt hoặc mở lớp, khóa hay mở khóa cho lớp, làm đông
đặc hay tan dòng cho lớp và liệt kê các lớp đã định nghĩa trong bản vẽ.
Trong mục Layer bạn có thể tạo một Layer hiện tại, thêm một layer mới với tên
đưuọc nhập lại tại ô Name, đỗi tên một Layer.
Hình 9.1:Bảng tạo lớp
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
126
Từ hộp thoại này ta có thể bật tắt , làm đông cứng hoặc làm tan chảy toàn
bộ Layer, khóa và mở khóa các Layer bằng cách bấm chuột trực tiếp lên các hộp
biểu thị tương ứng cụ thể:
Hình 9.2: Bảng chọn màu sắc
2.Lệnh gán các loại đường cho từng lớp
cho phép có thể hiểu chỉnh kiểu nét của đối tượng vẽ thuộc lớp. Khi
bấm chọn vị trí này sẽ thấy xuất hiện hộp thoại hình 3.7 từ đây có thể chọn một
trong các kiểu nét thể hiện cho các đối tượng thuộc lớp.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
127
Autocad mặc định ho phép chọn một trong 07 kiểu nét vẽ (liền gạch; gạch chấm;
chấm....) tuy nhiên ta có thể chọn thêm nhiều kiể nét vẽ khác nhau nếu bấm
phím. Khi đó bấm phím Load đưa ra nhiều lựa chọn về đường nét.
Hình 9.3: Bảng chọn loại đường trong cad
3.Tạo các lớp vẽ và màu, đường nét cho từng lớp
Lineweight: Khi bấm chọn vị trí này Autocad sẽ cho hiện hộp thoại hình
dưới, từ đây người sử dụng có thể hiệu chỉnh độ đậm nhạt của nét vẽ thể hiện
trên lớp hiện chọn. Độ dày của nét vẽ có thể được chọn từ 0 đến 2.11mm. Tuy
nhiên nếu chọn độ dày nét vẽ lớn thì khi thể hiện các bản vẽ dễ bị rối và củng
đòi hỏi không gian đáng kể mỗi khi thực hiện lệnh thu phóng hình.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
128
Hình 9.3: Tạo bề dày đường nét
Câu hỏi ôn tập:
Câu 9.1: Tạo lớp theo yêu cầu sau:
Tên layer Màu (colour) Loại đường
(linetype)
Độ nét đường
(lineweight)
(duongcoban)
Đường cơ bản
White Continuos 0.5 mm
(duongtam)
Đường tâm
Blue Center 0.25 mm
(kichthuoc)
Đường kích
thước)
Yellow Continous 0.25 mm
(vanban)
Văn bản
White Continuos
0.25 mm
(netdut)
Đường nét đứt
Green
Hidden 0.25 mm
Câu 9.2: Thưc hiện vẽ các bài tập sau, sau khi tạo quản lý lớp?
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
129
Hình 9.4: Bài Tập
BÀI 10: LỆNH VẼ TRÊN THANH CÔNG CỤ DRAW
Giới thiệu: Trình bày cách thức các lệnh vẽ và thực hành vẽ các bản vẽ kèm
theo.
Mục tiêu:
+ Phân tích chức năng các dòng lệnh của thanh công cụ Draw
+ Vận dụng được các lệnh đã học trong chương này để vẽ các bài tập thực
hành.
Nội dung chính:
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
130
Hình 10.1: Bài tập thực hành các lệnh vẽ
1.Lệnh vẽ các đoạn thẳng
- Trên thanh công cụ chọn biểu tượng:
- Từ thanh Draw menu chọn Line
- Tai dòng lệnh Commands: Nhập Line
Specify first point Nhập điểm xuất phát hoặc bấm chuột trên màn
hình đồ họa để lấy tọa độ điểm.
Specify next point or [ Undo] Nhập điểm tiếp theo hoặc trở lại
Specify next point or [
Close/Undo]
Nhập điểm tiếp theo hoặc trở lại hoặc hủy lệnh
Ví dụ: Lệnh vẽ đường thẳng
Command: Line
Specify first point: Trỏ vào điểm (1)
Specify next ponit or [Undo]: Trỏ vào điểm (2)
Specify next point or [Undo]: Enter (Kết thúc lệnh
Line).
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
131
2. Lệnh vẽ đường tròn
Trên thanh công cụ chọn biểu tượng:
- Từ thanh Draw menu chọn Circle
- Tai dòng lệnh Commands: Nhập Circle
+ Chọn tâm và vẽ theo đường kính và bán kính
+ Có nhiều lựa chọn để vẽ đường tròn và cung tròn
Center point
- Trước tiên chọn một điểm làm tâm của đường tròn
Specify radius of circle or [Diameter]:
+ Nếu nhập R thì nhập trực tiếp.
+ Còn nếu nhập D thì chọn D enter xong rồi mới nhập giá trị
đường kính.
3p – Đường tròn đi qua 3 điểm
Specify center point for circle or[3P/2P/Ttr] : 3P
Specify first point on circle: Nhập tọa độ điểm (1)
Specify second point on circle: Nhập tọa độ điểm (2)
Specify third point on circle: Nhập tọa độ điểm (3)
2p- đường tròn đi qua 2 điểm
Specify center point for circle or[3P/2P/Ttr] : 2P
Specify first point on circle: Nhập tọa độ điểm (1)
Specify second point on circle: Nhập tọa độ điểm (2)
Tọa độ điểm (1), (2) là 2 điểm của đường kính đường tròn
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
132
TTR – Tangent, Tangent, Radius
Vẽ đường tròn tiếp xúc với hai đối tượng cho trước và có độ
lớn ứng với giá trị của bán kính do bạn ấn định.
TTR – Tangent, Tangent, radius
Specify center point for circle or[3P/2P/Ttr] : ttr
Specify point on object for first tangent of circle: Chọn đối
tượng thứ nhất ┘
Specify point on object for second tangent of circle: Chọn
đối tượng thứ nhất ┘
3.Lệnh vẽ cung tròn
Trên thanh công cụ chọn biểu tượng:
- Từ thanh Draw me...ị này sẽ được duy trì cho đến
lần thay đổi tiếp theo.
Width for rectangles : Độ rộng hình chử nhật.
6.Lệnh vẽ đa giác
Trên thanh công cụ chọn biểu tượng:
- Từ thanh Draw menu chọn Polygon
- Tai dòng lệnh Commands: Nhập Polygon
Enter number of sides : Vào số cạnh của đa giác từ 3 -1024 hoặc...
Specify center of Polygon or [Edge]: Tọa độ tâm (1) hoặc E
Enter an option [ inscribed in circle/ circumscribed about circle] : Nhập I, C
hoặc ....
Inscribeb in circle
Vẽ đa giác nội tiếp trong đường tròn
Radius of circle: Tọa độ điểm (2), hoặc nhập giá trị bán
kính. Khoảng cách từ tâm tới đỉnh Polygon chính là bán
kính đường tròn ngoại tiếp!
Circumscribed about circle
Vẽ đa giác ngoại tiếp đường tròn
Radius of circle: Tọa độ điểm (2), hoặc giá trị bán kính.
Khoảng cách từ tâm tới đỉnh Polygon chính là bán kính
đường tròn nội tiếp.
Edge
Vẽ Polygon thông qua cạnh.
First endpont of edge: Trỏ điểm thứ nhất (1).
Second endponit of edge: Trỏ điểm thứ hai (2)
Khoảng cách điểm (1) và điểm (2) chính là một cạch của
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
139
Polygon.
7.Lệnh truy bắt điểm
7.1. Truy bắt điểm tạm trú
Objectsnap cho phép bắt chính xác một điểm đặc biệt của một đối tượng. Điểm
bắt đặc biệt nào được bắt là do chắc năng của Osnap.
Gọi cung cụ truy tìm đối tượng: Ctrl + phím phải chuột
Tracking Xác định giao điểm của hai góc tóc vuông góc với nhau
From Xác định điểm có tọa độ tương đối được nhập vào so với tọa độ
điểm truy bắt.
Point Filtes Cho giá trị X, Y, Z của tọa độ truy bắt
Endpoint Bắt vào điểm đầu củ một cung tròn hay đường thẳng gần với điểm
chọn đối tượng.
Midpoint Bắt vào điểm giữa của một đoạn thẳng hay cung tròn.
Intersection Bắt vào giao điểm của các đường thẳng., cung tròn và đường tròn
Apparent
Intersection
Bắt vào giao điểm của các đường thẳng, cung tròn, đường tròn.
Trong không gian 3D xác định giao tuyến của đối tượng với hình
chiếu của đối tượng khác trên mặt phẳng chứa nó.
Center Bắt vào tâm cảu một đường tròn, cung tròn.
Node Bắt vào một điểm được vẽ bằng lệnh Point hoặc lệnh chia Divide
Insert Bát vào điểm đặt của dòng chử (Textline) hoặc attribute, block,
shape...
Nearest Bắt vào điểm thuộc yếu tố vẽ, tại nơi gần với khung vuông nằm
trên giao điểm của sợi dây chử thập với đối tượng
None Tắt (loại bỏ) các chức năng Osnap đã đặt
Quick Bắt đối tượng nhanh bằng cách dừng ngay việc tìm kiếm khi tìm
thấy một điểm. Thỏa mản yêu cầu.
7.2.Truy bắt điểm thường trú
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
140
Để gọi hộp thoại Osnap setting chọn một trong các cách sau:
- Trên thanh công cụ object snap:
- Trên thanh trạng thái , bấm chuột phải lên ô Snap chọn Setting...
- Từ Menu Tools: Chọn Drafting Settings...
Từ đó hiển thị hộp thoại Osnap Settings (hình 1.10) sau đây:
Hình 10.3: Truy bắt điểm
Endpoint Truy bắt điểm cuối của đường thẳng, đường Polyline, cung tròn.....
Midpoint Truy bắt điểm giữa đường thẳng , đường Polyline, cung tròn...
Center Truy bắt tâm của cung tròn, đường tròn, ellipse......
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
141
Node Truy bắt điểm trên đối tượng
Quadrant Truy bắt điểm phần tư của cung tròn, đường tròn, ellipse..
Intersection Bắt vào giao điểm của các đường thẳng., cung tròn và đường tròn.
Intersection Truy bắt điểm chèn của đối tượng Text, của Block hoặc thuộc
tính...
Perpendicula
r
Truy bắt điểm vuông góc với cung tròn, đường thẳng, đường thẳng,
polyline, ellipse..
Tangent Truy bắt tiếp tuyến của cung tròn, đường tròn, ellipse, đường tròn,
đường cong Spline.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
142
Nearest Truy bắt điểm gần nhất trên cung tròn, đường thẳng, đường tròn,
ellipse, polyline...
Apparent
Intersection
Bắt vào điểm của các đường thẳng . Trong không gian 3D xác định
giao điểm của đối tượng với hình chiếu của đối tượng khác trên mặt
phẳng chứa nó.
Clear all Hủy bỏ tất cả các lệnh
Quick Bắt đối tượng nhanh bằng cách dừng ngay việc tìm kiếm khi tìm
thấy một điểm. Thỏa mản yêu cầu.
Câu hỏi ôn tập:
Câu 10.1: Vẽ các đường tròn sau:
Hình 10.4: Bài tập 1
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
143
Hình 10.5: Bài tập 2
BÀI 10: LỆNH HIỂU CHỈNH BẢN VẼ MODIFY
Giới thiệu: Trình bày các kiến thức về cách thức chỉnh sửa điều chỉnh bản vẽ,
cải thiện thời gian bản vẽ. Thực hiện các bài tập theo yêu cầu.
Mục tiêu:
+ Phân tích chức năng của các dòng lệnh để hiệu chỉnh các đối tượng trong bản
vẽ kỹ thuật.
+ Vận dụng được các lệnh đã học trong chương này để vẽ các bài tập thực hành.
Nội dung chính:
1.Phương pháp lựa chọn đối tượng
Phương pháp lựa chọn tự động
- Lựa chọn đối tượng bằng cách chọn( nhấp chuột vào từng đối tượng).
- Chọn nhiều đối tượng thì nhấp nhiều lần.
Phương pháp lựa chọn theo khung cửa sổ
- Bằng cách kéo rê chuột vào hai góc tạo ô hình vuông hình khung cửa sổ,
lựa chọn nhiều đối tượng.
2. Các lệnh hiệu chỉnh đối tượng
2.1. Lệnh xóa đối tượng đã lựa chọn ra khỏi bản vẽ
- Trên thanh công cụ chọn:
- Từ Draw menu: Chọn Erase
- Command line: Erase
Select objects: Chọn đối tượng cần xóa!
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
144
Hình 11.1: Đối tượng cần xóa
Nhấn Enter (Space) để xóa đối tượng
2.2.Lệnh di chuyển một hay nhiều đối tượng
- Trên thanh công cụ chọn:
- Từ Draw menu: Chọn Move
- Command line: Move
+ Select objects: Chọn đối tượng muốn di chuyển
+ Specify base point or displacement: Tọa độ điểm cơ sở (1).
+ Specify base point or displacement: Specify second point or displacement:
Tọa độ điểm 2.
Hình 11.1: Di chuyển đối tượng
Điểm cơ sở 1 có thể là điểm tùy ý, hoặc có thể là điểm bất kỳ. Bên trong ,
bên ngoài hoặc trên đối tượng đã chọn. Đó là điểm mà sau khi két thúc lệnh
MOVE thì tọa độ điểm đó sẽ rơi đúng vào tọa độ điểm 2.
2.3.Lệnh kéo dài đối tượng vẽ tới một đường biên xác định.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
145
- Trên thanh công cụ chọn:
- Từ Draw menu: Chọn Extend
- Command line: Extend
+ Select boundary edges: (Projmode = UCS, Edgemode = No extend).
+ Select objects: (Chọn các đối tượng được dùng làm đường biên).....
+ Select objects: Chọn kết thúc
/ Project/ Edge/ Undo ( Chọn đối tượng hay P,E,U...)
Hình 11.2: Biểu tượng Extend
Select object to extend
Chỉ định đoạn muốn kéo dãn. Điểm đặt chuột khi tác động lên đối
tượng phải gần cuối đường phía đối tượng chặn. Đánh Enter khi kết
thúc lệnh.
Project
Chỉ ra cách thức kéo dài đối tượng
None/Ucs? View : Chọn N,U,V..
+ None
Đối tượng được kéo dãn trong trường hợp đối tượng đó có tọa độ
điểm giao với cạnh của mặt phẳng biên trong không gian.
2.UCS
Đối tượng được kéo dãn tới cạnh bên hoặc mặt phẳng biên.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
146
3.VIEW
Edge: Chỉ định đoạn muốn kéo dãn.
Extend/ No extend : Chọn vị trí hoặc Enter.
1.Extend: Đường biên được quy định cả phần kéo dài của đoạn
thẳng. Điểm kéo dài chính là giao điểm của hai đường thẳng của
yếu tố kéo dài và yếu tố biên.
2.No extend: Yếu tố kéo dài được thực hiện khi đường thẳng kéo
dài thực sự cắt đoạn thẳng yếu tố biên.
UNDO
HỦy thao tác sai trước đó.
2.4. Lệnh xoay đối tượng quanh một điểm chuẩn theo một góc
- Trên thanh công cụ chọn:
- Từ Draw menu: Chọn Rotate
- Command line: Rotate
Select objects: Chọn các đối tượng muốn xoay
Specify base point: Chỉ định điểm chuẩn (1)
Specify rotation angle of rotation: Chỉ định góc xoay hoặc di chuyển chuột cho
đến khi đối tượng đạt được hướng mong muốn rồi nhấn điểm đích.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
147
Hình 10.3: Đối tượng xoay
2.4. Lệnh xoay đối tượng quanh một điểm chuẩn theo một góc
- Từ Draw menu: Chọn Lengthen
- Command line: Lengthen
+ Chọn một đối tượng: Autocad sẽ cho hiển thị chiều dài hiện thời của đối
tượng.
+ DE: Cho phép thay đổi chiều dài đối tượng bằng cách nhập vào khoảng tăng
(delta). Nếu giá trị khoảng tăng là âm thì sẽ làm giảm kích thước đối tượng,
khoảng tăng dương sẽ làm tăng kích thước đối tượng. Sau lựa chọn này sẽ xuất
hiện dòng nhắc phụ.
+ Enter delta length or [Angle] : Nhập vào khoảng tăng tại đây.
+ Select an object change or [Undo]: chọn đối tượng cần hiệu chỉnh chiều dài.
Dòng nhắc trên sẽ xuất hiện liên tục cho đến khi ta bấm phím.
+ Percent: Lựa chọn này cho phép thay đổi chiều dài đối tượng theo tỉ lệ phần
trăm so với chiều dài gốc ban đầu của đối tượng được chọn. Khi tỷ lệ phân
ftrawm >100 thì chiều dài đối tượng tăng; khi tỷ lệ <100 thì chiều dài đối tượng
giảm. Sau lựa chọn này sẽ xuất hiện dòng nhắc phụ.
- Enter percentage length or [Angle] : nhập giá trị phần trăm mới
- Select an object change or [undo]: chọn đối tượng cần hiệu chỉnh chiều dài
+ Total:
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
148
Lựa chọn này dùng để thay đổi tổng chiều dài một đối tượng hoặc góc ôm cung
theo giá trị mới nhập vào. Sau lựa chọn này sẽ xuất hiện dòng nhắc phụ:
- Specify total length or [Angle] : nhập giá trị phần trăm mới
- Select an object change or [undo]: chọn đối tượng cần hiệu chỉnh kích thước
+ Dynamic: Dùng để thay đổi động chiều dài của đối tượng thông qua con trỏ
chuột.
2.5. Lệnh offset
Lệnh cho phép tạo một đối tượng song song với đối tượng chỉ ra và cách đối
tượng này một khoảng cách xác định hay đi qua một điểm xác định. Đối tượng
gốc được chỉ ra và cách đối tượng này một khoảng xác định hay đi qua một
điểm xác định. Đối tượng góc là tất cả đường bao.
- Trên thanh công cụ:
- Từ Draw menu: Chọn Offset
- Command line: Offset
Specify offset distance or [through] : nhập vào khoảng cách
giữa các đối tượng song song
Select object to offset or : Chọn đối tượng góc.
Specify point on sid to offset: Chọn phía (phỉa hay trái) để đặt đối tượng phát
sinh.
Select object to offset or : Tiếp tục chọn hoặc nhấn enter để thoát.
Giải thích:
Offset
distance
Đặt khoảng cách giửa hai đối tượng và phụ thuộc vào điểm nhấp
vào để chọn phía của đối tượng.
Through Tạo đối tượng song song với đối tượng đã chọn thông qua bộ tọa
độ điểm.
Select object to offset: Chọn đối tượng để vẽ song song)
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
149
Through point: Tọa độ điểm (1).
2.6. Lệnh vẽ nối tiếp
- Trên thanh công cụ:
- Từ Draw menu: Chọn Spline
- Command line: Spline
Đường Spline đi qua tất cả các điểm mà đã chọn. Lệnh này được dùng để tọa ra
các đường cong trơn có hình dạng cố định ( Các đường cong tự nhiên; các
đường đồng mức trong hệ thống thông tin địa lý....)
Ngoài ra Autocad còn có thể tạo ra các đường cong xấp xỉ dạng Spline bằng
cách làm trơn các đường Spline sẳn có thông qua lệnh Pedit.
Tuy nhiên so với đường Spline làm trơn từ đường Polyline sẳn có thì Spline
thực ( đường được vẽ thông qua lệnh Spline ) có các ưu điểm nổi bật sau:
- Đường Spline thực được tạo bằng phuong pháp nội suy đi qua tất cả các
điểm mô tả ( Control point) và các điểm này nằm đúng trên đường dẫn
hướng mong muốn sẽ tốt hơn.
- Đường Spline thực có thể dễ dàng hiệu chỉnh thông qua lệnh Spline edit.
Khi đó tất cả vẫn giử nguyên.
- Bản vẽ chưa các đường Spline thực sẽ có kích thước file nhỏ hơn là bản
vẽ chứa các đường Polyline làm trơn có hình dạng tương đương.
2.7.Lệnh làm vát mép đối tượng
Lệnh chamfer (vát mép) cho phép nối tiếp hai đường thẳng bằng một đoạn thẳng
xác định. Lệnh này hoạt động tương tự như lệnh Fillet.
- Trên thanh công cụ:
- Từ Draw menu: Chọn Chamfer
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
150
- Command line: Chamfer
(Trim mode) Current chamfer Dist 1 =0.5 , Dist 2=0.5
Select first line or[Polyline/Distance/ Angle..]: chọn một phương thức
Select first line
Chọn một trong hai cạnh cần vát của đối tượng 2D hoặc 3D
solid.
Trường hợp đối tượng 2D
Select second line: Chọn cạnh vát thứ 2
Trường hợp đối tượng 3D
Nếu bạn chọn cạnh của đối tượng 3D solid, bạn phải cho biết
một trong hai mặt liền kề nhau tới cạnh bên mặt cơ sở.
1.Select base surface: chọn mặt cơ sở
Next/ : chọn N hoặc O
Chọn O để lựa chọn mặt cơ sở. Chọn N để lựa chọn mặt tiếp
theo. Thông qua hai mặt xác định được cạnh giao nhau giữa hai
mặt
2.Loop/ : chọn một phương thức
Select edge: Lựa chọn vát từng cạnh
Lựa chọn vát tất cả cạnh
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
151
Polyline
Tương tự lệnh Fillet
Distances
Đặt khoảng cách cho cạnh vát. Tùy chọn này dùng để xác định
độ dài vát cạnh, chúng có thể bằng nhau, khác nhau hay bằng 0.
Giá trị dài vát xác định bằng tùy chọn này sẽ trở thành hiện hành
và đưuọc duy trì cho đến khi thay các giá trị khác.
Angle:
Đặt khoảng cách vát cho cạnh thứ nhất, khoảng cách vát cạnh
thứ hai được tính thông qua cạnh thứ nhất và góc giữa chúng.
Enter first chamfer distance : Cho khoảng cách vát thứ
nhất.
Nhập giá trị góc.
2.8.Lệnh lấy đối xứng gương
Tạo một hình đối xứng với một hình đã có trên bản vẽ qua một trục đối xứng
xác định.
- Trên thanh công cụ:
- Từ Draw menu: Chọn Mirror
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
152
- Command line: Mirror
Hình 10.4: Lệnh Mirror
Select object: (Chọn đối tượng) .........
Specify first point of mirror line: Điểm thứ nhất của trục đối xứng (1)
Chọn điểm thứ 2.......
Delete old object : Y hoặc N
Trả lời Y là xóa và N là không xóa đối tượng góc.
2.9.Lệnh sao chép các đối tượng và dãy
Lệnh sao chép các đối tượng
- Trên thanh công cụ:
- Từ Draw menu: Chọn Copy
- Command line: Copy
Chọn đối tượng cần sao chép
- Chọn điểm cơ sở: Specify base point or displayment
- Chọn điểm số 2.
Base point or díplayment
Dùng điểm 1 để làm điểm cơ sở . Tọa độ điểm 2 là vị trí của
đối tượng được sao chép. Nếu biết khoảng cách có thể dùng
tọa độ cực.
Multiple:
Cho phép sao chép đối tượng thành nhiều đối tượng với chỉ
một lần copy. Nhấp chọn cho tới khi nhấn ESC.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
153
2.10.Lệnh sao chép dãy
Lệnh sao chép các dãy
- Trên thanh công cụ:
- Từ Draw menu: Chọn Array
- Command line: Array
Sau khi gọi sẽ xuất hiện hộp thoại sau. Tiến hành nhập các tham số như hình
sau:
Hình 11.5: Lệnh Array
- Command line: Array
+ Chọn đối tượng góc: chọn nhiều đối tượng nhấn Enter để kết thúc.
Enter the type of Array [Rectanglar/polar] : chọn kiểu xắp sếp đối tượng
phát sinh là R hoặc P.
- Khi chọn Rectangular
Tùy chọn này cho phép tạo ra một mảng theo dạng chử nhật. Autocad sẽ yêu cầu
nhập vào số hàng và cột, cũng như khoảng cách giữa các hàng cột.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
154
Hình 11.6: Tạo dãy đối tượng
Với lựa chọn này ta lựa chọn các thông báo tạo ra như sau:
Hình 11.7:Bảng chọn các điều kiện thực hiện
- Chọn đối tượng cần lập dãy Array:
- Cài đặt số hàng Rows và Số cột Columns
- Cài đặt thông số trên : Offset distance and direction
+ Row offset: là khoảng cách giữa các hàng và các cột của đối tượng sẽ được
tạo ra. Các khoảng cách này có thể nhập trực tiếp bằng cách gõ số vào các ô
trong tương ứng.
+ Column offset: Tương tự như trên
+ Angle of array: Dùng để chỉ định góc quay xết theo hàng hoặc cột của các đối
tượng phát sinh.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
155
Hình 11.8: Bảng chọn điều kiện Polar
Tùy chọn này cho phép đặt các đối tượng được sao chép theo một đường
tròn ( Circle) hay cung tròn Arc. Các đối tượng được sao chép có thể lấy cùng
phương với đối tượng góc hay sẽ được quay khi tạo dãy.
Hình 11.9: Các điều kiện tạo dảy
- Chọn được chọn trong Object select
- Chọn tâm quay: Select center point
- Thiết lập: Total number of item.
- Angle to fit...
- Và thiết lập các thông số khác...........
Select objects: ┘ để kết thúc chọn đối tượng
Enter the type of array [ Rectangular / polar] : p
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
156
Specify center point of array or [Base] : Nhập tọa độ tâm xoay của các đối tượng
sẽ phát sinh.
Enter the number of items in the array: Số lượng đối tượng sẽ tạo nên.
Specify the angle to fill (+=CCW, -=CW) : góc phát sinh – nếu là 360 thì
sẽ là phát sinh theo một vòng trong kín.
Rotate arrayed objects? [Yes/No] : có xoay đối tượng sau khi phát sinh
không? (Y=có, No=không).
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Trình bày các cách thiết lập các lệnh con đối với lệnh vẽ đường tròn?
Hình 11.10: Bài tập 1
Câu 2: Thực hiện lại bài tập đầu bài trong 5 lần?
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
157
Hình 11.11: Bài tập 2
Câu 3: Vẽ lại các hình sau:
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
158
Câu 4: Vẽ theo tiêu chuẩn
Câu 5:
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
159
Câu 6:
Câu 7:
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
160
Câu 8:
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
161
BÀI 12: GHI KÍCH THƯỚC VÀ HIỆU CHỈNH BẢN VẼ
Giới thiệu: Trình bày các kiến thức về ghi kích thước và hiệu chỉnh bản vẽ kỹ
thuật phù hợp với yêu cầu. Thực hiện các bài tập theo yêu cầu.
Mục tiêu:
+ Ghi kích thước với thanh ghi Dimenssion
+ Chèn văn bản vào bản vẽ và cách hiệu chỉnh văn bản.
+ Thực hiện được việc thiết lập trang in và định được tỷ lệ bản vẽ.
Nội dung chính:
1.Ghi kích thước đoạn thẳng
- Trên thanh công cụ:
- Từ Dimension menu: Chọn Linear
- Command line: Dimlinear
Các chọn lựa:
Specify first extension line origin or : Trỏ điểm thứ nhất của
đường gióng.
Specify second extension line origin: Chọn điểm thứ 2 của đường gióng.
Specify dimension line location or [Mtext / Text/ Angle / Horizontal..]: chọn vị
trí ghi đường kích thước.
+ Object selection – Automatic extension Lines
Nếu bạn nhấn phím Enter để chọn một đối tượng. Autocad tự động xác định
đường kính thước thông qua đối tượng mà bạn đã chọn.
Hình 12.1:Lựa chọn điểm ghi kích thước
Sau khi Autocad xác định được đường kính thước bạn có thể thay đổi một số
thuộc tính của đường kích thước.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
162
Dimension line location (Mtext/ Text/Angle....): Tọa độ điểm hoặc chọn một
thuộc tính.
MTEXT Sửa đổi các dòng ghi chú của đường kính thước thông qua hộp thoại
Mtext ( Xem thêm lệnh Mtext). Với cách nhập này ta còn có thể ghi
được ra màn hình các ký hiệu khác nhau....
Text Sửa đổi dòng ghi chú của đường kích thước
Angle Thay đổi góc của dòng ghi chú so với kích thước
Enter text angle: Giá trị góc
Rotated Quay đường kích thước
Dimemsion line angle : Nhaaph giá trị góc quay.
2.Lệnh vẽ đường kích thước thẳng
- Trên thanh công cụ:
- Từ Dimension menu: Chọn Aligned
- Command line: Dimaligned
First extension line origin or Enter to select: Chọn 1 điểm hoặc Enter.
Specify first extension line origin or : Chọn điểm (1).
Specify second extension line origin: Chọn điểm 2
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
163
Specify dimension line location or select object to dimension: Chọn vị trí đặt
đường kích thước.
Với lệnh Dimaligned đường kính ghi kích thước sẽ song song với đoạn
thẳng nối hai điểm góc của đường gióng.
Hình 12.2: Lệnh vẽ đường thẳng theo đường thẳng
3.Lệnh vẽ các kích thước bán kính cho đường tròn và cung tròn
- Trên thanh công cụ:
- Từ Dimension menu: Chọn Radius
- Command line: Dimradius
Select arc or circle: Chọn đường tròn hoặc cung tròn
Hình 12.3: Lệnh vẽ kích thước cung tròn
4. Lệnh tạo ra dấu tâm hoặc đường thẳng tâm của đường tròn và cung tròn
- Trên thanh công cụ:
- Từ Dimension menu: Chọn Center Mark
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
164
- Command line: Dimcenter
Select arc or circle: Chọn đối tượng
Hình 12.4: Lệnh tạo ra dấu tâm
5. Ghi đường kính và bán kính
- Trên thanh công cụ:
- Từ Dimension menu: Chọn Diameter
- Command line: Dimdiameter
Select arc or circle: Chọn đối tượng đường tròn
Hình 12.5: Ghi kích thước đường kính
6.Ghi kích thước góc
- Trên thanh công cụ:
- Từ Dimension menu: Chọn Angular
- Command line: Dimangular
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
165
+ Select arc or circle, line, or : Bấm chọn một điểm trên 1 cạnh
của góc.
+ Chọn tiếp một cạnh thứ hai của góc...
+ Bấm chọn vị trí đạt đường ghi kích thước góc.
Hình 12.6: Lệnh ghi kích thước cung
7.Lệnh ghi một loạt kích thước
- Trên thanh công cụ:
- Từ Dimension menu: Chọn Baseline
- Command line: Baseline
Hình 12.7:Ghi kích thước liên tục
Select:
Autocad yêu cầu bạn chọn một kích thước làm đường gióng cơ sở ( đường gióng
chung). Select base dimension: Chọn kích thước cơ sở.
Sau khi chọn đường kích thước cơ sở, Autocad yêu cầu chỉ vị trí đường gióng
thứ hai của đường kích thước mới. Đường gióng thứ nhất của đường kích thước
mới được tạo sẽ chung với đường gióng cơ sở.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
166
Hình 12.8: Ghi kích thước kiểu nối tiếp
Specify a second extension line origin
Autocad yêu cầu chỉ vị trí đường gióng thứ hai để ghi tiếp với đường
gióng thứ nhất là đường gióng chung dựa vào đường kính thước ban đầu.
Hình 12.9:Tạo điểm đường gióng
7.Lệnh ghi kích thước nhiều đoạn kế tiếp nhau
- Trên thanh công cụ:
- Từ Dimension menu: Chọn Continue
- Command line: Dimcontinue
Hình 12.10: Lệnh ghi kích thước các đoạn liên tiếp
Để ghi đường kích thước tiếp theo bọn chọn đường gióng của đường kích thước
đó.
8.Ghi kích thước theo đường dẫn
- Trên thanh công cụ:
- Từ Dimension menu: Chọn Leader
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
167
- Command line: Leader
Lệnh này cho phép ghi chú theo đường dẫn. Nếu trị số biến DIMASSOC = ON
thì điểm bắt đầu của Leader sẽ liên kết với đối tượng được ghi chú. Khi ta hiệu
chỉnh bản vẽ, di dời hoặc dịch chuyển đối tượng mô tả thì điểm gốc Leader cũng
được tự động di dời theo.
Hình 12.11: Lệnh ghi mũi tên chú thích
Command line: Leader
- Chọn điểm đầu của mũi tên
- Bấm chọn điểm 2
- Bấm chọn điểm 3....
- Specify text width : Nhập độ rộng ô chử thể hiện hoặc....
+ Nhập dòng ghi chú thứ nhất.....
+ Nhập dòng ghi chú thứ 2...........
9.Tạo và sửa đổi kiểu đường kích thước trên cửa sổ lệnh
- Trên thanh công cụ:
- Từ Dimension menu: Chọn Style
- Command line: Dimstyle
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
168
Hình 12.12:Bảng thay đổi thông số ghi kích thước
Từ hộp thoại này ta có thể thay đổi kiểu ghi kích thươc hiện hành [ chọn kiểu
(style) khác rồi bấm Set current ] hiệu chỉnh các biến ghi kích thước [Modify]
tạo một kiểu kích thước mới!
Styles Liệt kê danh sách các kiểu kích thước đã có trong bản vẽ.
List Phương án liệt kê
All styles: Toàn bộ
Styles in use: chỉ liệt kê các kiểu đang sử dụng trong bản vẽ.
Set current Gán một kiểu biến kích thước đang chọn làm kiểu hiện hành
New.... Tạo kiểu kích thước mới
Modify Hiệu chửng kích thước hiện có
Override Cho phép gán chồng các biến kích thước trong kiểu kích
thước hiện hành (thông qua hộp thoại).
Compare Cho phép so sánh giá trị cảm biến giữa hai kiểu kích thước
(thông qua hộp thoại).
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
169
Khi được tạo nên một kiểu biến kích thước mới bấm chọn new – khai báo
tên kiểu biến kích thước mới rồi bấm phím Continue, sẽ thấy xuất hiện hộp thoại
hình dưới.
Hình 12.13: Tạo bảng ghi kich thước mới
Từ đây có thể hiệu chỉnh hầu hết các tham số mô tả đường ghi kích thước
( kiểu mũi tên, màu sắc, kiểu chử, font chử.....) kiểu mới định nghĩa này sẽ được
cộng thêm vào danh mục kiểu ghi kích thước (Style ) và sau đó người sử dụng
có thể lựa chọn để thực hiện ra màn hình tùy thuộc yêu cầu từng chi tiết.
Hình 12.14: Bảng thông số đường và mũi tên
9.1.Trang line và Arrows
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
170
Hình 12.14: Trang Lines
Dimenssion
lines: Nhận
các giá trị
liên quan
đến đường
kích thước
+ Color: Chọn màu của đường kích thước
+ Lineweight: Chiều rộng nét vẽ cho đường kích thước.
+ Extension beyond ticks: khoảng nhỏ ra khỏi đường gióng
của đường kích thước.
+ Baseline spacing: khoảng cách giữa các đường kích thước
trong chuổi kích thước song song.
+ Suppress: bỏ qua phần mũi tên (trái và phải) ghi trên đường
kích thước.
Extenssion
lines
+ Color: màu của đường gióng
+ Lineweight: chiều rộng nét vẽ
+ Extenssion beyond dim lines: khoảng đường gióng nhô ra
khỏi đường kích thước.
+ Ofset from origin: khoảng cách từ đối tượng ghi kích thước
đến đầu đường giống.
+ Suppress: bỏ qua đường gióng thứ nhất hoặc thứ hai.
Arrowheads 1ST: Mũi tên đầu thứ nhất
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
171
2st: Mũi tên cho kích thước thứ hai
Leader: mũi tên cho đường giogs kích thước.
Arrow size: kích thước mũi tên
Center Xác định dấu tâm và đường tâm (vòng tròn, cung tròn)
9.2. Trang Text
Hình 12.15: Trang Text
Text Appearance + Text style: kiểu chử
+ Text color: màu chử
+ Text height: chiều cao chử
+ Fractionheight scale: tỉ lệ chỉnh chiều cao chử
+ Draw frame around text: viền khung cho chữ
Text placement Điều khiển vị trí xuất hiện chử
+ Vertical: gắn kiểu thể hiện khi chử nằm theo phương
thẳng đứng.
+ Horizontal: gắn kiểu thể hiện khi chử nằm ngang
+ Offset from dimenssion line: khoảng cách giữa các
ký tự và đường kích thước.
Text alignment: định + Horizontal: chử ghi kích thước nằm ngang
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
172
hướng cho chử số ghi
kích thước
+ Alignment with dimenssion line: chử song song với
đường kích thước khi ở bên trong kích thước hai
đường gióng.
9.2 Trang Fit
Hình 12.16: Trang thông số Fit
Fit options: điều khiển
ký tự vào bên trong
hay bên ngoài đường
gióng
+ Either the text or the arows....: đây là kiểu điền linh
hoạt.
+ khi khoảng cách giữa hai đường gióng đủ chổ thì cả
mũi tên và chử sẽ nằm lọt bên trong đường gióng.
+ khi chỉ đủ chổ chứa thì thực hiện theo các options....
-Arrows: chử số và mũi tên sẽ được sắp xếp theo thứ tự
sau:
+ .........
-Text: chử số và mũi tên sẽ được xắp sếp theo thứ tự
sau:
+ ......................
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
173
Text placement: Gán
vị trí ghi chử số nếu
chúng bị dchj
chuyển...
- Xếp chử số ghi kích thước bên cạnh đường kích
thước
- Có một đường dẫn nối giữa chử số và đường kích
thước.
- Không vẽ đường dẫn nối giữa chử số và đường
kích thước.
Scale for dimenssion
features: gán tỉ lệ kích
thước cho toàn bộ bản
vễ hoặc tỷ lệ không
gian.
- Gán tỷ lệ cho toàn bộ các biến của các kiểu kích
thước...
- Hệ số tỷ lệ dựa trên tỷ lệ khung nhìn hiện hành.
Fine tuning - Bỏ qua tất cả các thiết lập chử số
- Đường kích thước nhất thiết phải vẽ ngay cả khi
chủa số nằm ngoài hai đường gióng.
9.3.Trang primary units
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
174
Hình 12.18: Trang Primary Units
Line dimenssions: gán
dạng và đơn vị cho
kích thước dài
+ Unit format: Định dạng đơn vị cho tất cả các loại
kích thước (ngoại trừ góc kích thước)
+ Precision: hiển thị số chử thập phân sau dấu phẩy.
+ Định dạng dấu phẩy ...
+ Quy định nguyên tắc làm tròn...
+ Prefix: định nghĩa tiền tố....
+ Suffix: hậu tố...
+ Tỷ lệ kích thước ...
+ Hiển thị dấu ‘0’.
9.4.Lệnh ghi dung sai
Khi thể hiện kích thước dung sai thông thường có các thành phần số liệu
sau như trên hình dưới đây.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
175
- Thanh công cụ: chọn
- Từ Dimenssion menu: chọn Tolerance
- Command line: Tolerance
Các kích thước dung sai được ghi thông qua hộp thoại Geometric Tolerance
Hình 12.19: Bảng chọn hình dáng dung sai
Bấm chọn ô syn sẽ thấy xuất hiện tiếp một hộp thoại, cho phép chọn các biểu
tượng ghi dung sai. Tùy thuộc vào bản vẽ cụ thể, các tiêu chuẩn ngành, quốc gia
ta có thể chọn ra các biểu tượng ghi cụ thể cho hiện tượng
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
176
Hình 12.20: Bảng chọn biểu tượng vị trí tương quan
10.Hiệu chỉnh các văn bản trên bản vẽ
10.1.Lệnh đặt kiểu chữ
- Từ Format menu, chọn Text style......
- Từ command line: Style hoặc – style
Lệnh này gọi đến hộp thoại sau , qua đó người sử dụng có thể chọn Font chữ,
cở chữ cùng các tham số khác để định dạng văn bản sẽ viết ra màn hình
Autocad.
Hình 12.21: Đặt Font chử
Chọn New để tạo bản vẽ mới
Hình 12.22: Bảng tạo kiểu chử mới
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
177
10.2. Lệnh đặt kiểu chử
- Từ Format menu, chọn Text style......
- Từ command line: Style hoặc – style
Lệnh này gọi đến hộp thoại sau , qua đó người sử dụng có thể chọn Font chữ,
cở chữ cùng các tham số khác để định dạng văn bản sẽ viết ra màn hình
Autocad.
Font Name Chọn font chử cho phù hợp
Font style Kiểu chữ thể hiện
Height Chiều cao của ô chữ.
Úpside Dòng chử đối xứng theo phương ngang
Backwards Dòng chữ đối xứng theo thẳng đứng
Width factor Hệ số nén chữ theo phương ngang.
Oblique angle Độ nghiêng của dòng chữ so với phương ngang.
10.3.Lệnh TEXT,DTEXT
Lệnh viết chữ trên bản vẽ. Lệnh này cho phép nhập các dòng chữ vào
trong bản vẽ. Với một lệnh Text ta có thể nhập được nhiều dòng chữ nằm ở vị trí
khác nhau trong bản vẽ. Kiểu chữ xuất hiện trên màn hình là kiểu chử được quy
định bởi lệnh STYLE.
- Từ Format menu, chọn Text – single line
- Từ command line: dtext hoặc text
+ Nhập vào tọa độ điểm sẽ viết chử
+ Nhập chiều cao chử
+ Nhập góc nghiêng của chử
Bảng minh họa các kiểu chỉnh Text
Start point: Đây là tùy chỉnh mặc định, và tùy chỉnh chất cả
các nội dung.
Justify: Dùng để tùy chỉnh canh lề
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
178
Align: Kiểm tra độ vừa của văn bản so với khung giới hạn
Fit: Kiểm tra độ cao chử
Center: Canh chỉnh giữa khung của đoạn văn.
Middle: Canh lề trên ở giữa
Right: Cạnh phải cho cở chử
Top left: Điểm cân chỉnh bên trái hình chử nhật
Top center: Điểm giữa đỉnh trên
11.Lệnh viết nhiều dòng chữ trên bản vẽ thông qua hộp thoại
- Từ Format menu, chọn Text – Multiline line
- Từ command line: Mtext
+ Bấm chuột để chọn tọa độ góc thứ nhất của ô chữ.
+ Bấm chuột để chọn tọa độ góc thứ nhất của ô chữ.
➔ Bấm chọn góc thứ 2.
Autocad hiển thị Multiline text editor
Hình 12.23: Ghi nhiều dòng chử
Sửa lệnh Text bằng lệnh Change và DDMODIFY
➔ Sửa bằng lệnh change:
+ Command line: Change ...
+ Select objects: chọn đối tượng sửa
+ Properties: ......
+ Enter text insertion point: Nhập điểm chuẩn của dòng chử..
+ Text style or press Enter for no change: kiểu chử mới...
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
179
➔ Sửa chữ bằng lệnh DDModify
+ Command line: ddmodify
Hình 12.24: Bảng hiệu chỉnh kích thước
Hình 12.25:Hiệu chỉnh Font chử
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
180
Câu hỏi ôn tập:
Câu 1: Thực hiện lại tất cả các bước để tạo khung bản vẽ và thực hiện hoàn
chỉnh bản vẽ kỹ thuật?
Hình 12.26: Bản vẽ hoàn chỉnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_thiet_ke_co_khi_trinh_do_cao_dang.pdf