Giáo trình Phương pháp điều chỉnh màu sơn

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ LẠT GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/ MÔ ĐUN: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH MÀU SƠN NGÀNH/ NGHỀ: CÔNG NGHỆ ĐỒNG SƠN Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: ./QĐ-CĐNĐL ngày tháng năm..của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt (LƯU HÀNH NỘI BỘ) Lâm Đồng, năm 2019 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đíc

pdf48 trang | Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 16/02/2024 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Phương pháp điều chỉnh màu sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Giáo trình được lưu hành nội bộ Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt. LỜI GIỚI THIỆU Nội dung của giáo trình Phương pháp điều chỉnh màu sơn đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung được giảng dạy ở các trường dạy nghề, kết hợp với những nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo trình được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, bổ sung nhiều kiến thức mới, đề cập những nội dung cơ bản, cốt yếu để tùy theo tính chất của các ngành nghề đào tạo mà nhà trường tự điều chỉnh cho thích hợp và không trái với quy định của chương trình khung đào tạo nghề. Với mong muốn đó giáo trình được biên soạn, nội dung giáo trình bao gồm: Bài 1: Lý thuyết màu và phương pháp xác định công thức màu Bài 2: Sử dụng thiết bị phòng pha chỉnh màu sơn Bài 3: Pha chỉnh màu Solid Xin trân trọng cảm ơn Khoa Cơ khí Động lực, Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt cũng như sự giúp đỡ quý báu của đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành giáo trình này. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản sau giáo trình được hoàn thiện hơn.. Lời cảm ơn của các cơ quan, các đơn vị và cá nhân đã tham gia Lâm Đồng, ngày tháng..năm. 2 Tham gia biên soạn 1. Phạm Quốc Huy 2. Lê Thanh Quang 3 MỤC LỤC CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH MÀU SƠN........................................................................................................ 6 I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: ....................................................... 6 II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: ............................................................................... 6 Kiến thức: ...................................................................................................... 6 Kỹ năng: ........................................................................................................ 6 Thái độ: ......................................................................................................... 6 Điều kiện thực hiện: ...................................................................................... 6 III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: ............................................................................. 6 1.Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: ................................................ 6 Bài 1: Lý thuyết màu và phương pháp xác định công thức màu. ........................ 9 A. LÝ THUYẾT. .............................................................................................. 9 1. mục đích của pha màu. ................................................................................ 9 2. Lý thuyết về màu. ........................................................................................ 9 2.1 Nhận biết màu. ......................................................................................... 9 2.2. Đặc tính của ánh sáng. .......................................................................... 10 2.3. Các loại màu. ........................................................................................ 11 3. Dụng cụ bảo hộ. ........................................................................................ 20 3.1. Kính bảo bộ. ........................................................................................ 20 3.2. Mặt nạ chống độc. ................................................................................. 20 3.3 Các thiết bị bảo vệ cho việc pha màu. .................................................... 23 B. THỰC HÀNH. ........................................................................................... 23 Bài 2. Sử dụng dụng cụ, thiết bị phòng pha chỉnh màu sơn ........................... 24 A. LÝ THUYẾT ........................................................................................... 24 2.1. Bình. ..................................................................................................... 24 2.2 Đũa khuấy. ........................................................................................... 24 2.3. Máy khuấy sơn. ................................................................................... 24 2.4 Cân Pha màu. ......................................................................................... 25 2.5. Công thức màu (Bảng tỷ lệ pha màu). .................................................. 26 2.6. Tấm thử. ............................................................................................... 26 2.7. Lò sấy ................................................................................................... 26 2.8. Đèn thử pha màu. .................................................................................. 26 B. THỰC HÀNH. ......................................................................................... 27 4 Bài 3: Pha chỉnh màu Solide. .......................................................................... 28 A. LÝ THUYẾT. ............................................................................................ 28 1. Pha màu bằng phương pháp cân. ............................................................... 28 2. Thử màu. ................................................................................................... 32 3. So màu. ..................................................................................................... 33 3.1. Điều kiện so màu. ................................................................................ 33 3.2. Loại và cường độ ánh sáng. ................................................................... 33 3.3. Hiện tượng metame................................................................................ 34 3.4. Sắc màu của các vật xung quanh. .......................................................... 35 3.5. Điều kiện bề mặt. ................................................................................ 35 3.6. Kích thước miếng thử. .......................................................................... 36 3.7. Vị trí. .................................................................................................... 36 3.8. Góc nhìn. .............................................................................................. 36 3.9. Khoảng cách nhìn. ................................................................................ 37 3.10. Người so màu (quan sát). .................................................................... 37 4. Xác định thiết bị thiếu. .............................................................................. 40 5. Bổ sung lượng màu cần thiết. .................................................................... 43 6. Phun sơn. ................................................................................................... 45 7. Hoàn thiện pha màu. .................................................................................. 47 B. THỰC HÀNH. ........................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 48 5 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH MÀU SƠN Mã số mô đun: MĐ 03 Thời gian mô đun: 15 h (Lý thuyết: 3 h; Thực hành: 12 h) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí của mô đun: mô đun được thực hiện sau khi học xong các môn học, mô đun sau: MĐ 02. - Tính chất của mô đun: mô đun chuyên môn bắt buộc. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: Học xong mô đun này học viên sẽ có khả năng: Kiến thức: + Hiểu biết phương pháp tìm công thức pha mầu sơn + Biết qui trình pha màu sơn Kỹ năng: + Xác định chính xác mã và công thức mầu sơn + Pha màu sơn (Solid) Thái độ: Tuân thủ qui trình thực hiện công việc Điều kiện thực hiện: - Môi trường học tập, thực hành đảm bảo các điều kiện an toàn. - Cân điện tử; Dàn khuấy trộn sơn; Buồng phun thử; Máy sấy; Keo; Nhựa; Các loại sơn; bảng công thức pha mầu, tấm thử, lò sấy, đèn dùng để pha mầu; Bình chứa, thanh khuấy, máy khuấy quay tay. - Quần áo bảo hộ, mặt nạ phòng độc, kính bảo vệ, găng tay. - Tài liệu học tập liên quan. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1.Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời lượng đào tạo (giờ) Trong đó Mã Nội dung Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra 15 3 9 3 Bài 1 Lý thuyết màu và phương pháp 5 2 3 xác định công thức màu. 6 A. LÝ THUYẾT 2 2 1.Lý thuyết mầu 2.Phương pháp xác định mã màu 3.Phân tích công thức màu 4.Các chú ý khi thực hiện công việc B. THỰC HÀNH 3 3 1.Rèn luyện cơ bản: Sử dụng bộ mã mầu, bảng ram màu, công thức mầu 2.Rèn luyện tích hợp: Xác định mã màu, Công thức. Phân tích công thức màu thành các màu cơ bản, ảnh hưởng của các màu khi thêm vào. Bài 2 Sử dụng thiết bị phòng pha chỉnh 3 1 2 màu sơn A. LÝ THUYẾT 1 1 1.Công dụng và cách bảo quản cân điện tử, dàn khuấy, buồng sơn thử, máy sấy. 2.Phương pháp cân sơn theo công thức 3.Các chú ý khi thực hiện công việc B. THỰC HÀNH 2 2 1.Rèn luyện cơ bản: Vận hành thiết bị phòng pha màu sơn. 2. Rèn luyện tích hợp: Cân theo công thức tạo màu sơn bằng keo nhựa. Bài 3 Pha chỉnh màu Solid 4 4 A. LÝ THUYẾT 4 1.Công dụng và cách bảo quản cân điện tử, dàn khuấy, buồng sơn thử, máy sấy. 2.Phương pháp cân sơn theo công 7 thức 3.Các chú ý khi thực hiện công việc B. THỰC HÀNH 4 Cân chỉnh tạo màu solid cho phép. Kiểm tra kết thúc 3 3 8 Bài 1: Lý thuyết màu và phương pháp xác định công thức màu. A. LÝ THUYẾT. 1. mục đích của pha màu. Pha màu là một quá trình mà hai hay ba màu sơn được trộn với nhau theo tỳ lệ để tạo ra một màu mong muốn. Quá trình này là cần thiết vì có rất nhiều màu khác nhau được sử dụng trên các loại xe, các hãng xe khác nhau trên thị trường. Các màu này được kết hợp với nhau tạo ra các màu sắc khác nhau phù hợp với nhu cầu của thị trường. Các màu xe trên thị trường sẽ trở nên lớn hơn và đa dạng các màu được các nhà sản xuất ôtô khác nhau áp dụng. Vì vậy, thực tế không thể lưu giữ các màu đó trong kho để phục vụ cho mục đích sửa chữa. Do vậy nhà sản xuất sơn cung cấp một số loại sơn chỉ chứa một số màu cơ bản và danh sách pha màu theo số các loại màu cơ bản và tỷ lệ pha màu của chúng. Khi cần thiết có thể tạo ra các loại màu sơn khác nhau. Sau đó các nhà sản xuất ôtô cung cấp công thức pha màu này theo bảng tỷ lệ pha màu cho người sử dụng sơn, xưởng sửa chữa. Người thợ pha màu sơn tham khảo bảng tỷ lệ pha màu để tạo ra màu sơn mong muốn. Trong lý thuyết pha màu, người ta gọi “pha màu theo phương pháp cân”, quá trình này sẽ tạo ra được màu sơn thích hợp, ngoài ra còn có quá trình khác gọi là “pha chỉnh màu”. Trong quá trình này, màu sau khi thực hiện ở quá trình pha màu theo phương pháp cân và được pha để đạt được màu giống với màu mong muốn. Người thợ pha màu sơn nhờ vào mắt của họ để đánh giá sự khác nhau giữa màu theo phương pháp cân và màu mong muốn và bổ sung thêm lượng màu cơ bản khi cần. 2. Lý thuyết về màu. 2.1 Nhận biết màu. Bản chất của màu: màu sắc là tần số sóng phản xạ ánh sáng mà các vật xung quanh trước tác động của ánh sáng chiếu vào nó. Sóng này được thị giác của con người ghi nhận truyền đến não giúp chúng ta có thể phân biệt được màu sắc. Vì vậy, không thể tìm được bất cứ một màu nào khi không có ánh sáng chiếu vào hay trong bóng tối. 9 Hình 1.11 Nhận biết màu 2.2. Đặc tính của ánh sáng. Hình 1.2. Đường đặc tính của ánh sáng 10 Ánh sáng là một loại sóng, ánh sáng mặt trời bao gồm các tia có bước sóng khác nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả các tia đều có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Mắt chúng ta chỉ cảm nhận được những ánh sáng có bước sóng trong khoảng từ 380 đến 780 nm có thể nhìn thấy được. Các sóng này gọi là “ các tia nhìn thấy”. Các tia nhìn thấy có màu đặc biệt mà cụ thể là bước sóng của nó. Vì tất cả các tia nhìn thấy thường đập vào mắt cùng một lúc, làm chúng ta cảm nhận chúng như là ánh sáng trắng. Tuy nhiên, khi một tia sáng trắng đi qua một lăng kính, nó tách ra thành các tia có bước sóng khác nhau, tạo r a một dải sáng, gọi là "quang phổ ", có phạm vi từ màu tím đến màu đỏ. 2.3. Các loại màu. Màu được phân chia thành hai loại được mô tả như sau: màu của nguồn sáng và màu của vật thể. Phân loại màu: - Màu của nguồn sáng: Ánh sáng (màu) được phát ra bởi chính bản thân của vật thể như mặt trời, bóng đèn, nến, - Màu của vật thể: Màu được cảm nhận như màu sắc của vật thể khi ánh sáng từ nguồn sáng được phản xạ bởi nó như màu sơn, kính màu, chất lỏng có màu, Các màu cơ bản của ánh sáng: Hình 1.3: Bước sóng 11 Các tia nhìn thấy có thể phân loại theo bước sóng của nó, bước sóng ngắn, trung bình và dài. Tương ứng với ánh sáng ở dải sóng ngắn thì xuất hiện màu xanh dương (hay tím xanh), ánh sáng ở dải sóng trung bình xuất hiện màu xanh lá (màu vàng) và bước sóng ở dải sóng dài xuất hiện màu đỏ. Ba màu này hoà trộn vào nhau với tỷ lệ nhất định sẽ tạo ra các màu, kể cả màu đen và trắng, khi 3 màu đạt giá trị min, ta có màu đen và khi đạt max, ta có màu trắng. * CÁC MÀU CỦA VẬT THỂ XUẤT HIỆN NHƯ THẾ NÀO. Khi ánh sáng rọi lên một vật thể, nó có thể phản xạ hay hấp thụ trên bề mặt. Lý do của từng vật thể xuất hiện để có một mà u cụ thể là vì bước sóng của ánh sáng mà từng vật thể phản xạ hay hấp thụ thay đổi từ vật thể này sang vật thể khác. Ví dụ, tuyết có màu trắng vì nó phản xạ các bước sóng trong tất cả các dải sóng ngắn, trung bình và dài. Than đá có màu đen vì nó hấp thụ tất cả các dải sóng dài. Lá cây đỏ xuất hiện màu đỏ vì nó hấp thụ các dải sóng ngắn và trung bình và chỉ phản xạ dải sóng dài. Màu của xe xuất hiện một cách khác nhau dưới các điều kiện chiếu sáng khác nhau, như ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn Nêông, hay ánh sáng đèn điện. Sự khác nhau đó là do sự phân bố của bước sóng được phát ra từ từng nguồn ánh sáng. Ví dụ, nếu xem màu đỏ được di chuyển từ ánh sáng mặt trời tới ánh sáng đèn điện, màu đỏ sẽ xuất hiện đậm hơn. Điều này là vì, độ sáng trong ánh sáng mặt trời có bước sóng tương đối đồng đều, còn ánh sáng phát ra từ bóng đèn điện nghiêng về dải sóng dài. Xe phản xạ ra ánh sáng có dải bước sóng dài thì xuất hiện màu đỏ. Tương tự, bóng đèn điện có tương đối nhiều ánh sáng có dải sóng dài, thì màu đỏ sẽ xuất hiện đỏ hơn. 12 Hình 1.4: Nguồn sáng khác nhau Hình 1.5: Phản xạ màu xe Sự phân bố bước sóng của ánh sáng mặt trời có tất cả các màu sắc. Hốn hợp chúng tạo ra ánh sáng có tông màu trắng. 13 Sự phân bố bước sóng của ánh sáng đèn điện tạo ra nguồn sáng có tông màu đỏ. Sự phân bố bước sóng của ánh sáng đèn Nêông(tuýp) tạo ra nguồn sáng màu xanh dương. * BA THUỘC TÍNH CỦA MÀU. Ba mầu cơ bản: Hình 1.6: Ba màu cơ bản Con người muốn thể hiện màu sắc mà không cần ánh sáng, họ tìm đến những vật liệu ngoài thiên nhiên, các loại khoáng chất để có được màu sắc. Nhìn chung về cơ bản tất cả các màu của vật thể có thể có thể được tạo ra 14 bằng cách kết hợp tương đối giữ các màu đỏ, vàng và xanh. Các màu này được gọi là “ba màu cơ bản” và khi k ết hợp với nhau thì nó trở thành màu đen. Màu hữu cơ cũng được phân chia ra thành 3 màu cơ bản như sau: Đỏ: , Vàng: và Xanh: Về lý thuyết thì 3 màu này có thể pha thành tất cả các màu. Ví dụ: - Màu cờ Tổ quốc: Đỏ: + Vàng: = Đỏ cờ - Màu xanh lá cây: Xanh: + Vàng: = Xanh lá cây Với cách hoà trộn như vậy, ta có 1 bảng hoà màu cơ bản như sau: Hình 1.7: Bảng hoà trộn màu Sắc màu: Như đã trình bày ở trên, sắc màu chính là sóng phản xạ từ vật thể đối với ánh sáng, được mắt người ghi nhận lại được gọi là sắc màu. Bằng phân biệt ánh màu của vật thể như: xanh, đỏ, tím, vàng,. Hình 1.8: Bảng màu 15 Giá trị màu: Vì chúng ta quan sát màu sắc của vật thể quanh chúng ta, chúng ta phát hiện ra rằng chúng thay đổi theo độ sáng thậm chí màu sắc của nó có thể như nhau. Vậy nếu trong trường hợp ánh sáng yếu đi, hoặc mạnh lên thì màu sắc đó sẽ thay đổi tối màu đi hoặc sáng màu lên. Thuộc tính mà chúng ta phân loại màu sắc theo độ sáng được gọi là giá trị màu. Nếu tối đi tuyệt đối thì nó sẽ trở thành màu đen. Nếu sáng lên hết cỡ thì nó sẽ trở thành màu trắng. Sắc độ Thuộc tính mà chúng ta có thể phân loại màu sắc theo độ chói của nó (tươi – xỉn), không phụ thuộc vào sắc màu và giá trị màu được gọi là sắc độ. Và thế là đen và trắng được nghĩ đến. Đây là hình thể hiện các độ đậm nhạt của đen và trắng người ta gọi là thang xám. 16 Màu đen và trắng, có đặc tính những vật thể mang màu đen hấp thụ hoàn toàn ánh sáng chiếu vào nó, còn màu trắng thì nguợc lại, chúng phản xạ hoàn toàn. Vì vậy màu đen và trắng được tận dụng để thể hiện các sắc độ của 3 màu cơ bản bằng cách pha chúng với các màu cơ bản hoặc với các màu đã được hoà trộn từ các màu cơ bản. Ví dụ: Bên đâ là bảng màu hình tròn cơ bản ở phần đầu, nhưng có pha thêm 2 sắc độ (bằng cách thêm đen và trắng) trắng 50% (vòng ngoài) và đen 30% (vòng trong). Phương pháp phối trộn màu sắc: Trước hết, để có thể phối trộn màu sắc, người pha màu phải nắm được vài cách pha trộn những màu sắc đơn giản nhất. Để nhìn rõ hơn, các bác nên xem lại kỹ bảng này: 17 Để chuẩn hoá tỷ lệ trong pha trộn màu sắc, người ta phân các sắc độ của màu theo hình dưới đây: Theo đó, tỷ lệ pha trộn được đánh số từ 0 đến 100, tức là tỷ lệ tương quan với những màu khác trong hỗn hợp pha trộn. Hình 1.9: Minh hoạ tỷ lệ pha trộn 1 số màu. Ví dụ 1: pha màu German Yellow ở đây hình các ô màu to hay nhỏ thể hiện 1 cách tương đối ty lệ phối trộn. Nguyên tắc pha theo màu có sẵn là phải xác định màu đó gần với màu gì 18 trong vòng tròn màu cơ bản. Ở đây màu German Yellow nhìn rất gần với màu cam. Vậy chúng ta bắt đầu bằng cách pha màu cam trước. Bước 1: pha màu cam (hơi ngả về vàng) bằng cách lấy màu vàng và pha với 1 tỷ lệ nhỏ hơn màu đỏ cánh sen. Bước 2,3,4: thêm những màu xanh, đen, trắng để tăng giảm độ đậm nhạt đến khi nào ta có được màu ưng ý. Tham khảo: Vòng tròn sắc màu: Khi các màu tách biệt nhau như màu vàng và màu xanh được pha trộn vào nhau chúng thành màu vàng – xanh. Tương tự, khi màu vàng trộn với màu đỏ tạo ra màu vàng - đỏ (màu cam). Theo chức năng này, sắc màu được trộn với nhau tạo thành vòng tròn được gọi là vòng tròn sắc màu. 19 3. Dụng cụ bảo hộ. - Các loại dụng cụ bảo hộ. 3.1. Kính bảo bộ. Nhiệm vụ của kính bảo hộ lao động. Kính bảo hộ bảo vệ mắt khỏi bị sơn, chất pha sơn cũng nhu ma tít hay các loại kim loại tạo ra khi mài bắn vào mắt. Nếu để chống các chất lỏng văng bắn vào mắt như sơn thì mắt kính ta cũng chọn loại không có tác dụng lọc sáng, kính kiểu kín việc này có tác dụng làm cho chất lỏng không lọt vào. Không nên cầm tay vào mắt kính: Khi cầm tay vào mắt kính thường làm cho mắt kính bị mờ đi bởi mắt kính thường rất dễ bắt dính sơn, bụi bẩn vì vậy có thể làm cho khả năng quan sát bị hạn chế. Ta nên xả bằng nước sạch để rửa kính, có thể là nước rửa chén hoặc sữa tắm để làm sạch kính, bởi nếu mắt kính bị dính sơn, bụi bẩn. 3.2. Mặt nạ chống độc. Có hai loại mặt nạ chống độc. Loại có lọc, được trang bị một bầu than hoạt tính lọc để hấp thụ khí hữu cơ. Đối với loại có lọc, một giới hạn có hiệu lực của khả năng bầu lọc để hấp thụ các chất độc. Nếu chất hấp thụ đã bị bão hòa thì lọc sẽ để k hí độc 20 xuyên qua. Thời gian từ thời điểm lọc còn mới tới khi nó trở nên bão hòa được gọi là thời gian xuyên thủng. Thời gian xuyên thủng của bầu lọc than hoạt tính được thay đổi theo mật độ khí. Điểm quan trọng nhất để quan sát khi sử dụng mặt nạ chống độc là thay thế bầu lọc của nó trước khi đến hạn thời gian xuyên thủng. Chú ý rằng, vì môi trường khí có độ ẩm nên khả năng hấp thụ của bầu lọc bắt đầu thoái hóa ngay khi mở bầu lọc ra. Mỗi loại bầu lọc được thiết kế cho một loại khí nhất định. Trong việc sửa chữa ô tô, chắc chắn phải dùng loại được thiết kế cho dung môi hữu cơ. Có một số loại chống độc k hác, được làm bằng vải mỏng và có cacbon đã hoạt hóa, nhưng không được dùng như loại mặt nạ chống hơi độc. Mặt nạ chống hạt độc: Mặt nạ chống hạt độc phải được sử dụng những nơi làm việc có hạt khí độc, như trong khi mài ma tit. Loại đơn giản dùng một lần và loại có lọc có thể thay thế. Bất cứ loại nào khi dùng cũng phải chú ý đến giới hạn thời gian sử dụng của nó. Kích thước của các hạt có thể ảnh hưởng đến phổi như đã biết là nằm trong phạm vi 0.2 đến 5µm. Mặt nạ phòng độc là một trong những thiết bị bảo vệ hiệu quả nhất mà tránh cho người lao động khỏi hít phải các hạt độc. Mặt nạ chống hơi độc: Mặt nạ chống hơi độc là một thiết bị bảo vệ để ngăn khí hữu cơ ( không khí trộn lẫn với hơi của dung môi hữu cơ) khỏi bị hít vào phổi qua miệng hay mũi. Có hai oại, loại có đường ống khí và một loại có lọc. Loại có đường ống khí cung cấp khí sạch (trong lành) khi nén vào mặt 21 nạ qua ống dẫn khí. Quần áo và mũ của thợ sơn (Kỹ thuật viên về sơn) Hơn nữa để bảo vệ cơ thể của thợ sơn khỏi bị sơn phun vào, ngoài ra nó còn giảm thiểu những ảnh hưởng của bụi. Một số quần áo bảo vệ được làm bằng vật liệu chống tĩnh điện. Găng tay: Găng tay dùng để bảo vệ tay của bạn khi dùng máy mài hay vận chuyển các chi tiết thân xe. Găng tay cao su (chống dung môi) Găng tay này dùng để chống dung môi hữu cơ thấm vào da, hơn nữa khi sơn găng này còn được đi vào khi bôi keo làm kín. 22 Giầy bảo hộ (giày chống tĩnh điện) Giày này có một tấm kim loại bọc các ngón chân và bàn chân. Còn có một số loại giày bảo hộ có đặc điểm chống tĩnh điện. 3.3 Các thiết bị bảo vệ cho việc pha màu. - Mũ của kỹ thuật viên. - Kính bảo hộ. - Mặt nạ chống độc có lọc. - Đồng phục bảo hộ của kỹ thuật viên. - Gang tay chống dung môi. - Giày bảo hộ B. THỰC HÀNH. 23 Bài 2. Sử dụng dụng cụ, thiết bị phòng pha chỉnh màu sơn A. LÝ THUYẾT 2.1. Bình. Trong số các bình kim loại hay nhự được dùng để đựng sơn, thì loại dùng một lần làm bằng pôliêtilen là được sử dụng rộng rãi ngày nay. 2.2 Đũa khuấy. Đũa làm bằng kim loại hay nhựa, được dùng để khuấy đều matit, sơn lót bề mặt hay lớp sơn ngoài cùng (sơn màu). Một số đũa khuấy có vạch chia, nó rất tiện lợi trong việc đo lường chất đóng rắn đ ú n g . Đũa khuấy bằng Teflon dễ sử dụng vì sơn không dính l ên nó, và dễ lau sạch sau khí sử dụng. 2.3. Máy khuấy sơn. Dụng cụ rất tiện lợi cho việc trộn và đổ sơn. Nhựa, dung môi và chất màu trong sơn tách rời nhau sau khi pha vì chúng có tỷ trọng riêng khác nhau. Vì vậy, sơn cần được trộn đều trước khi sử dụng. Một 24 máy khuấy có thể quay bằng tay có một tay quay trên mỗi bình khuấy, hay có loại chạy bằng điện được dẫn động tự động bằng môtơ điện. 2.4 Cân Pha màu. Cân được dùng để cân trọng lượng sơn, giúp tính toán tỷ lệ trộn hợp ý. Để thực hiện pha màu chinh xác, hãy dùng cân có độ gia tăng 0,1g. 25 2.5. Công thức màu (Bảng tỷ lệ pha màu). Một bảng được xuất bản bởi nhà sản xuất sơn, quy định tỷ lệ các màu cơ bản cho số màu thực tế. 2.6. Tấm thử. Một tấm bằng thiếc mỏng, tấm từ tính hay thẻ bằng giấy được sử dụng cho việc so màu. 2.7. Lò sấy Là một thiết bị sấy (nhanh) cưỡng bức tấm thử. 2.8. Đèn thử pha màu. 26 Một loại đèn có tất cả các dải bước sóng gần như ánh sáng mặt trời, nó có thể được dùng đặt dưới ảnh sáng mặt trời, ban đêm hay khi trời mưa. B. THỰC HÀNH. 27 Bài 3: Pha chỉnh màu Solide. Phần này mô tả quy trình pha màu bằng phương pháp cân và điều chỉnh màu. A. LÝ THUYẾT. 1. Pha màu bằng phương pháp cân. Xác định mã màu sơn. Màu sơn của xe thông thường được thể hiện bằng số hoặc chữ lên tấm nhãn bên trong khoang động cơ, cánh cửa,. Vị trí chính xác của tấm nhãn này thay đổi theo từng loại xe, hãng xe. Hình 3.1. Vị trí xác định mã màu sơn Các màu hai tông được xác định theo mã gắn kèm theo sự kết hợp đặc biệt. Các mã màu riêng trong sự kết hợp phải ra trong bản tin dịch vụ về màu được xuất bản bởi nhà sản xuất. Hình 3.2. Các nhãn màu một số hãng xe. Ví dụ: 28 Đối với hãng xe Toyota. Số đầu tiên trong mã màu ba số chỉ ra nhóm màu là được liệt kê ở bảng dưới đây . Số đầu 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đen Nhóm Xám Nâu Xanh Xanh Xanh màu sơn Trắng Bạc (hai Đỏ Be Vàng lá đậm dương Tím tông màu) Lựa chọn công thức màu. Sau khi mã màu cho sơn mong muốn đã được xác định, tỷ lệ trộn màu của nó phải được tra trong công thức màu được xuất bản bởi nhà sản xuất. Hình 3.3. Lựa chọn công thức màu Pha các màu cơ bản. Bình chứa: Bình chứa phải tính đến lượng sơn cần pha, chất đóng rắn và chất pha sơn 29 sẽ được dùng. Chuẩn bị cân. Chuẩn bị cân, xem tài liệu hướng dẫn vận hành cho từng cân sử dụng cụ thể, vì quy trình vận hành cân thay đổi theo từng loại. Chuẩn bị màu cơ bản. Chuẩn bị màu cơ bản để sử dụng, sau khi tra mã màu cho màu sơn mong muốn đã xác định. Lấy màu và phải được trộn đều bằng cách quay thanh khuấy, vì chất màu của nó có xu hướng lắng ở dưới đáy. Đổ màu cơ bản vào bình chứa. Đổ màu cơ bản vào bình chứa. Và tốt nhất là trước hết hãy nghiêng bình, kéo dần dần cho sơn chảy vào từ từ. Nếu kéo cần trước thì lượng sơn lớn sẽ đổ ra đột ngột khi nghiêng bình. Điều chỉnh lượng sơn ở cuối quá trình đổ, dòng sơn phải được điều khiển cẩn thận khi ấn cần của bình. Lưu ý: Mặc dù trọng lượng của màu sơn cơ bản thay đổi tùy theo màu, một giọt màu có trọng lượng xấp xỉ 0,03g. 30 Khuấy đều sơn. Sau khi đã bổ sung tất cả, trộn sơn bằng đũa khuấy sao cho tạo ra màu sơn đồng đều. Lưu ý: Nếu sơn dính vào bề mặt bên trong của bình, thì dùng đũa khuấy để gạt sơn ra khỏi thành bình. 31 2. Thử màu. Tốn quá nhiều thời gian để phun sơn mỗi khi kiểm tra màu của nó, với phương pháp thử màu, màu sơn có thể dễ dàng kiểm tra bằng cách sử dụng một thanh để bôi sơn trên tấm thử màu. Trong trường hợp sơn solid, quá trình tiết kiệm thời gian này có thể được lặp lại cho đến khi đạt được màu giống màu mong muốn. Kiểm tra cuối cùng của màu phải thực hiện bằng cách phun. Bôi sơn lên tấm thử, dùng thanh Teflon. Lưu ý: * Nếu màu của lớp nền lộ ra thì sẽ khó đánh giá được màu đúng của sơn. Nếu sơn là loại dễ lộ lớp nền thì phun một lớp mỏng, để nó khô và phun tiếp lớp thứ hai. Có kỹ thuật khác có thể được dùng là toàn bộ miếng thử đã được phun sẵn trước. * Nếu mẫu sơn được bôi bằng thanh trộn quá mỏng thì rất khó so màu chính xác. Phải chắc chắn rằng mỗi cạnh của diện tích được bôi sơn ít nhất 30mm. Sau khi đạt được thời gian lắng sơn, đặt tấm thử vào lò sấy. Chú ý: Khoảng thời gian trước khi sấy khô, mà để dung môi trong sơn bay hơi được gọi là “ thời gian lắng sơn”. Sau thời gian lắng, đặt tấm thử vào lò sấy. Nếu làm không đúng thứ tự này, thì các lỗ nhỏ xuất hiện trên bề mặt sơn 32 được gọi là rỗ sơn. 3. So màu. 3.1. Điều kiện so màu. Ba điều kiện đưa ra dưới đây phải được thực hiện cho quá trình so màu đúng: 3.2. Loại và cường độ ánh sáng. 33 Trong pha màu, loại ánh sáng là rất quan trọng. Thông thường, màu của vật thể được xem là màu của nó khi nhìn nó dưới ánh sáng mặt trời. Vì vậy, sự pha màu được thực hiện tốt nhất dưới ánh sáng ban ngày. Nếu phải l à m b a n đêm hay khi trời đang mưa nên dùng đèn pha màu. Độ sáng là quan trọng đối với so màu cũng như tầm quan trọng của tính chất ánh sáng. Không được so màu dưới ánh sáng mờ, hay trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời là quá sáng. Nên để cường độ sáng khoảng từ 1500 đến 3000 lux. Tuy nhiên, độ sáng luôn thay đổi theo giá trị màu (Color value). Ở ngày hè, vùng gần cửa sổ, không lộ ra trực tiếp giữa ánh sáng mặt trời có độ sáng trung bình, dộ sáng xấp xỉ 2000 lux. 3.3. Hiện tượng metame. 34 Chúng ta đã trình bày về màu của vật thể thay đổi theo sự khác nhau của nguồn ánh sáng (hay sự khác nhau về bước sóng ánh sáng) . Tương ứng như vậy, hai vật thể tách rời mà được cảm nhận có một màu xác định, dưới nguồn ánh sáng đặc biệt. Có thể có hai màu khác nhau hoàn toàn dưới các nguồn sáng khác nhau. Hiện tượng này được gọi à “ Hiện tượng Metame”. Ánh sáng của bóng đèn điện thường có số tia sáng ở dải sóng ngắn lớn hơn số ở tia dải sóng trung bình và dài. Chúng ta khảo sát rằng có hai hộp A và B xuất hiện cùng một màu dưới ánh sáng bóng đèn điện thường. Điều đó có thể là hộp A có số tia ở dải sóng ngắn (xấp xỉ 400nm) phản chiếu nhiều hơn hộp B. Tuy nhiên, hộp A xuất hiện cùng màu với hộp B bởi vì không đủ số lượng tia ở dải sóng ngắn được phát ra từ bóng đèn để phản chiếu lên cho hộp A. Khi quan sát dưới ánh sáng mặt trời hai hộp cùng màu, thì hộp A sẽ xuất hiện màu đỏ tía (purplish) vì mặt trời phát ra nhiều tia ở dải sóng ngắn hơn. 3.4. Sắc màu của các vật xung quanh. Màu của các xe khác và các bức tường đôi khi phản xạ lên các tấm thử sơn cần được so màu. Khi điều đó xảy ra, màu có thể xuất hiện khác màu thực của nó. Do đó, điều quan trong là thực hiện so màu ở nơi mà nó không bị ảnh hưởng bởi các màu khác. Vì vậy, các bức tường phòng so màu nên sơn bằng màu vô sắc. 3.5. Điều kiện bề mặt. Điều quan trọng là mẫu để so màu phải có độ bóng xác định và không phai màu. Nếu tấm vỏ xe bị lỗi do phấn và các điều kiện thoái hóa khác thì phải đánh bóng bằng hợp chất đánh bóng trước khi thực hiện so màu. 35 3.6. Kích thư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_phuong_phap_dieu_chinh_mau_son.pdf