1
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT - ĐỨC HÀ TĨNH
GIÁO TRÌNH
Mô đun: Phay rãnh, chốt đuôi én, chữ T
Nghề: Cắt gọt kim loại
Trình độ: Cao đẳng
Tài liệu lưu hành nội bộ
Nhóm biên soạn
Năm 2017
2
3
4
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................................. 4
BÀI 1. PHAY RÃNH, CHỐT ĐUÔI ÉN ........................................................................
21 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 105 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Phay rãnh, chốt đuôi én, chữ T (Trình độ Cao đẳng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
............ 5
1. PHAY RÃNH ĐUÔI ÉN .................................................................................................... 5
1.1. Khái niệm chung về rãnh đuôi én. ................................................................................ 5
1.2. Các thông số cơ bản: .................................................................................................... 5
1.3. Phương pháp phay rãnh đuôi én. .................................................................................. 5
1.4. Các dạng sai hỏng – nguyên nhân – biện pháp khắc phục: ............................................ 7
1.5. Các bước tiến hành. ...................................................................................................... 7
2. PHAY CHỐT ĐUÔI ÉN. .................................................................................................... 9
2.1. Các thông số cơ bản của chốt đuôi én. .............................................................................. 9
2.2. Phương pháp phay. .......................................................................................................... 9
3.3. Các dạng sai hỏng – Nguyên nhân – Biện pháp khắc phục.......................................... 10
3.4. Các bước tiến hành. ....................................................................................................... 10
BÀI 2. BÀO RÃNH, CHỐT ĐUÔI ÉN .................................................................................... 13
1. Phương pháp bào rãnh, chốt đuôi én................................................................................. 13
1.1. Định vị và kẹp chặt phôi: ........................................................................................... 13
1.2. Điều chỉnh máy .......................................................................................................... 13
1.3. Gá dao và điều chỉnh dao ........................................................................................... 13
1.4. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh ........................................ 14
2.Lập trình tự các bước bào rãnh và chốt đuôi én. ................................................................. 15
2.1. Lập trình tự các bước bào rãnh đuôi én ....................................................................... 15
2.2. Lập trình tự các bước bào chốt đuôi én ...................................................................... 17
BÀI 3. PHAY RÃNH CHỮ T .................................................................................................. 19
1. Khái niệm, công dụng và yêu cầu kỹ thuật. ....................................................................... 19
2. Phương pháp phay rãnh chữ T........................................................................................... 19
3. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục. ..................................................... 20
4. Các bước tiến hành. .......................................................................................................... 20
5
BÀI 1. PHAY RÃNH, CHỐT ĐUÔI ÉN
1. PHAY RÃNH ĐUÔI ÉN
1.1. Khái niệm chung về rãnh đuôi én.
- Là rãnh hợp bởi hai mặt phẳng nhỏ hơn 900 thường là các góc 450, 500, 550, 600, 650
Hình 1.1: Lắp ghép rãnh – chốt đuôi én
- Rãnh đuôi én được dùng nhiều trong quá trình tháo lắp nhanh các cơ cấu với các thiết bị
đòi hỏi độ chính xác cao như các rảnh trượt, sống trượt mang cá, rảnh để lắp khuôn
dập...
Ví dụ: Mông đuôi én của xà ngang (thân ngang) với thân của máy phay nằm, đầu
trượt lắp với thân máy bào, băng trượt của các bàn máy
1.2. Các thông số cơ bản:
Trong đó. H. Là chiều sâu của rảnh
L. Chiều rộng của rảnh
α. Góc của rãnh
1.3. Phương pháp phay rãnh đuôi én.
1.3.1. Phay rãnh vuông.
- Có thể sử dụng dao phay đĩa hoặc dao phay trụ
đứng sao cho rãnh vuông có chiều rộng phải nhỏ
hơn chiều rộng của rãnh đuôi én và chiều sâu của
rãnh vuông phải nhỏ hơn chiều sâu của rãnh đuôi
én khoảng 0,2 ÷ 0,6 mm
6
- Chế độ cắt, phương pháp phay, cách điều chỉnh máy
tương tự như khi phay rảnh vuông
3.3.2. Phay rãnh đuôi én.
- Chọn dao: Ta sử dụng dao phay góc đơn có góc độ tương ứng với góc độ yêu cầu của
chi tiết gia công.
- Chế độ cắt: Do điều kiện làm việc của dao khó khăn (Dao định hình), dao dể bị gãy nên
chọn Vc = 2/3 Vc khi phay rãnh vuông.
Khi phay phải luôn phay nghịch với lượng dư nhỏ nhất 0.2 ÷ 0.4 mm và lượng chạy dao
nhỏ S= 0.02- 0.04
1.3.3. Kiểm tra rãnh đuôi én:
- Việc kiểm tra độ chính xác của rãnh đuôi én (mang cá) được thực hiện bởi các dưỡng
chuyên dùng. Các dưỡng này cho phép kiểm tra góc nghiêng của cạnh bên, vị trí đối
xứng của chúng và chiều cao của rãnh.
- Ngoài ra ta có thể kiểm tra bằng phương pháp đo: Nhưng ở đây không đo trực tiếp mà
phải đo gián tiếp thông qua con lăn.
Theo hình vẽ ta có: b= r . cotg
2
L = Y + 2b +2r
= Y + Dcotg
2
+ D
= Y + D ( cotg
2
+ 1)
Do đó: Y = L - D ( cotg
2
+ 1)
Trong đó: D: Là đương kính con lăn (mm)
7
α: Là góc của rãnh đuôi én (Độ)
L: Chiều rộng của đáy rãnh cần kiểm tra
Y: Là kích thước đo được bằng thước cặp
Ví dụ:
- Cần có kích thước L = 34mm
- Góc của đuôi én là 60o
- Sử dụng con lăn có đường kính : D = 5
Tính Y.
Ta có: Y = 34 - 5 ( cotg
2
60 + 1)
= 34 – 5 ( 1,732 + 1 ) = 20,34
1.4. Các dạng sai hỏng – nguyên nhân – biện pháp khắc phục:
TT
Các dạng sai hỏng
Nguyên nhân
Biện pháp khắc phục
1
Sai số về về góc độ Do chọn dao sai không đúng
góc độ.
Kiểm tra góc độ của dao
trước khi gia công
2
Sai số về kích thước
- Do tính toán khoảng Y sai
- Chọn con lăn không đúng,
không đều
- Thao tác đo kiểm sai
- Tính toán lại khoảng Y
- Kiểm tra đường kính
con lăn
- Thao tác đo kiểm
chính xác
3
Sai số về vị trí tương
quan
Do không điều chỉnh cho
đường tâm của rãnh trùng
với đường tâm chi tiết
Kiểm tra trước khi phay
tinh
4
Độ nhẵn bề mặt không
đạt.
Do chế độ cắt không hợp lý,
không tưới dung dịch trơn
nguội, dao bị cùn
Điều chỉnh lại chế độ
cắt, kiểm tra lại dao.
1.5. Các bước tiến hành.
3.5.1. Bài tập ứng dụng:
3.5.2. Đọc bản vẽ:
8
1.5.3. Trình tự gia công.
TT
Tên bước
Hình vẽ
Chế độ cắt
Vc
(m/p)
t (mm) S
(mm/p)
1
Phay rãnh vuông
15
1,5 - 2
Tay
2
Phay rãnh đuôi én
10
Tay
3
Kiểm tra kích thước
đuôi én với r = 3mm
9
2. PHAY CHỐT ĐUÔI ÉN.
2.1. Các thông số cơ bản của chốt đuôi én.
Trong đó: L: Là bề mặt của chốt.
: Là góc nghiêng của chốt
H : Là chiều cao.
2.2. Phương pháp phay.
2.2.1. Phay bậc thẳng góc.
- Dùng dao phay trụ hoặc dao phay đĩa 3 mặt cắt
để phay bậc thẳng góc sao cho kích thước còn lại
của bậc phải lớn hơn kích thước lớn nhất của
chốt và chiều cao của bậc phải nhỏ hơn chiều cao
của chốt .
- Chế độ cắt, phương pháp phay tương tự như khi
gia công bậc.
2.2.2. Phay mặt nghiêng.
- Sử dụng dao phay góc đơn có góc độ tương
ứng phù hợp với góc độ yêu cầu của chi tiết
gia công.
- Phương pháp phay tương tự khi phay rãnh
đuôi én.
2.2.3. Kiểm tra chốt.
- Cũng như khi kiểm tra rãnh đuôi én khi kiểm tra chốt ta phải kiểm tra thông qua hai con
lăn.
10
Theo hình vẽ ta có: b= r . cotg
2
Y = B + 2b +2r
= B + D ( cotg
2
+ 1)
3.3. Các dạng sai hỏng – Nguyên nhân – Biện pháp khắc phục.
TT
Các dạng sai hỏng
Nguyên nhân
Biện pháp khắc phục
1
Sai số về góc độ
- Do chọn dao sai, không
đúng góc độ.
- Chọn lại dao.
- Kiểm tra góc độ của dao
trước khi phay.
2 Sai số về kích thước - Do tính toán khoảng Y
sai.
- Chọn con lăn không đúng,
không đều.
- Thao tác đo kiểm sai.
- Tính toán cẩn thận.
- Kiểm tra đường kính con
lăn.
- Đo kiểm chính xác.
3 Sai số về vị trí tương
quan.
- Do không điều chỉnh cho
tâm rãnh trùng với đường
tâm chi tiết.
- Kiểm tra trước khi phay
tinh.
4 Độ nhẵn bề mặt
không đạt,
- Do chế độ cắt không hợp
lý, dao cùn.
- Điều chỉnh lại chế độ cắt,
kiểm tra lại dao.
3.4. Các bước tiến hành.
3.4.1. Đọc bản vẽ.
11
3.4..2. Trình tự gia công.
TT
Tên bước
Hình vẽ minh họa
Chế độ cắt
n (v/p) t
(mm)
S
(mm/p)
1
Phay bậc thẳng góc
15
1,5÷2
Tay
2
Phay chốt đuôi én
10
Tay
12
3
Kiểm tra kích thước
rãnh đuôi én.
* Câu hỏi ôn tập. 1. Hãy nêu phương pháp phay rãnh, chốt đuôi én.
2. Nêu phương pháp kiểm tra rãnh, chốt đuôi én.
3. Hãy nêu các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi phay rãnh, chốt
đuôi én .
13
BÀI 2. BÀO RÃNH, CHỐT ĐUÔI ÉN
1. Phương pháp bào rãnh, chốt đuôi én.
1.1. Định vị và kẹp chặt phôi:
Trong quá trình bào rãnh đuôi én người ta thường sử dụng các dụng cụ gá phù hợp với
kích thước của vật gia công, mặt khác người ta còn phụ thuộc vào tính chất, độ chính xác,
độ nhám của chi tiết. Các loại đồ gá thường dùng để kẹp chặt và định vị chi tiết gồm: Các
loại vấu kẹp, phiến gá, mõ kẹp... Trong quá trình thực hành người ta thường sử dụng các
loại êtô vạn năng bởi các loại êtô này thường được sử dụng dễ dàng và thường có mặt ở
các phân xưởng thực hành của học sinh.
1.1.1. Chọn dụng cụ gá thích hợp.
Trong các trường hợp phôi có kích thước nhỏ và độ phức tạp không cao, người ta thường
sử dụng phương pháp gá kẹp phôi trên êtô. Các trường hợp phôi có kích thước lớn và độ
phức tạp cao, người ta thường sử dụng phương pháp dùng các loại vấu kẹp, để kẹp các
chi tiết trên bàn máy.
1.1.2. Gá và rà phôi.
Sau khi xác định được dụng cụ gá, ta tiến hành gá phôi theo nguyên tắc chọn chuẩn thô
hay chọn chuẩn tinh, kẹp sơ bộ, tiến hành rà rồi kẹp chặt.
1.2. Điều chỉnh máy
Đối với vật gia công trên máy bào ngang việc điều chỉnh máy được chia ra hai bước:
Một là xác định khoảng chạy đầu bào được xác định theo công thức: L hành trình = chiều
dài phôi + 3.5 chiều rộng của cán dao. Hai là điều chỉnh đầu bào ra vào cho phù hợp với
khoảng chạy dao nghĩa là: Phần trong của dao sẽ là 2 chiều rộng dao, phần ngoài của dao
sẽ bằng 1.5 chiều rộng của cán dao. Tốc độ của đầu bào được xác định theo bảng tốc độ
đầu bào tương ứng với chiều dài của vật gia công.
1.3. Gá dao và điều chỉnh dao
1.3.1. Điều chỉnh đầu dao
14
Hình 2.1: Điều chỉnh đầu daokhi bào rãnh đuôi én
Điều chỉnh đầu dao đi một góc thích hợp, được xác định bằng công thức tổng quát: =
900 - α, Trong đó là góc quay của đầu dao; α Là góc giữa mặt phẳng nghiêng và mặt
phẳng ngang. Để thực hiện quay đầu dao, ta dùng cờlê 24 nới lỏng hai vít đối diện ở hai
bên đầu dao. (Lưu ý không nên nới quá lỏng sẽ mất an toàn trong khi thao tác quay).
Dùng tay phải phía trên, tay trái phía dưới quay đầu theo chiều mà ta chọn trước. Xác
định vạch quay tức là góc , trùng với vạch chuẩn không, xong ta xiết từ từ đều tay ở hai
vít hai bên, kiểm tra lại góc xoay và xiết chặt.
1.3.2. Gá dao và điều chỉnh dao
Đối với phương pháp bào mặt phẳng nghiêng bằng phương pháp xoay đầu dao đi một
góc . Người ta có thể sử dụng dao bào xén, hoặc dao bào góc có lưỡi cắt chính tạo với
đường tâm dao một góc từ 3 - 50.
1.3.3. Tiến hành bào.
Trước khi bào rãnh đuôi én ta phải tiến hành bào rãnh vuông. Khi bào rãnh đuôi én bằng
phương pháp xoay đầu dao đi một góc thích hợp, theo tính chất vật liệu, độ chính xác của
chi tiết, độ phức tạp mà ta phải chọn các chế độ cắt cho hợp lý. Xác định được số lần gá,
số lần cắt, phương pháp kiểm tra theo yêu cầu kỹ thuật. Đối với phương pháp bào mặt
nghiêng bằng cách đầu dao đi một góc thích hợp, lượng tiến dao được xác định bởi lượng
dịch chuyển của đầu dao. Còn chiều sâu cắt đươc thực hiện bởi hướng chuyển động của
bàn máy ngang.
1.4. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh
STT
Dạng sai
hỏng
Nguyên nhân Biện pháp phòng tránh
1 Sai số về
kích
thước
- Sai số khi dịch chuyển bàn
máy
- Hiệu chỉnh chiều sâu cắt sai
- Có thể tránh sai số về kích thước
bằng cách gá, kẹp và lấy đầu chính
xác chi tiết gia công và xác định
15
- Chọn dao không đúng góc
- Không thường xuyên kiểm tra
trong quá trình phay
- Sai số do quá trình kiểm tra
đúng lượng chuyển dịch của bàn
máy. Sai số có thể xảy ra nhiều nhất
(trong số các kích thước) là sai số
kích thước chiều rộng, góc của rãnh,
của chốt đuôi én. Để tránh sai số
này, khi gia công cần phải kiểm tra
chiều góc của dao cũng như việc
điều chỉnh góc nghiêng của đầu dao.
- Đối với góc của rãnh mang cá
chúng ta phải chọn góc của dao bằng
hoặc có thể nhỏ hơn góc của rãnh
chừng vài độ để tránh trường hợp
góc quá lớn.
2
Sai số về
vị trí
tương
quan
- Sai số lắp đặt chi tiết trong đồ
gá, trong êtô hoặc trong bàn
máy, độ không song song giữa
các rãnh.
- Chi tiết không vững, kẹp
không đủ độ cứng vững. Sự
rung động quá lớn trong khi
phay
- Gá và dao đúng vị trí tương đối so
với chi tiết cần gia công.
- Gá và rà phôi đúng yêu cầu kỹ
thuật trên đồ gá, trong êtô hoặc trong
bàn máy.
- Rà êtô hoặc mặt bên của chi tiết
song song với hướng tiến của dao.
- Đảm bảo độ cứng vững của công
nghệ,
- Làm sạch đồ gá hoặc dụng cụ gá
trước khi gá phôi.
3
Độ nhám
bề mặt
chưa đạt
- Dao bị mòn, các góc của dao
không đúng.
- Chế độ cắt không hợp lý
- Hệ thống công nghệ kém
cứng vững.
- Kiểm tra chất lượng lưỡi cắt
- Sử dụng chế độ cắt hợp lý
- Gá dao đúng kỹ thuật, tăng cường
hệ thống cứng vững của máy.
2.Lập trình tự các bước bào rãnh và chốt đuôi én.
2.1. Lập trình tự các bước bào rãnh đuôi én
STT Bước công việc Chỉ dẫn thực hiện
1 Nghiên cứu bản vẽ - Đọc hiểu chính xác bản vẽ
- Xác định được các kích thước rãnh, dung sai hình dạng,
vật liệu củ chi tiết gia công
16
- Chuyển hóa các ký hiệu thành các kích thước gia công
tương ứng
2. Lập quy trình công
nghệ
- Nêu rõ thứ tự các bước gia công, gá đặt, dụng cụ cắt,
dụng cụ đo, chế độ cắt, phương pháp kiểm tra, cách tieén
hành kiểm tra
3. Chuẩn bị vật tư, thiết
bị, dụng cụ
- Đầy đủ phôi, thiết bị, đồ gá, bảo hộ lao động
- Đầy đủ dụng cụ cắt, dụng cụ đo.
- Kiểm tra mức dầu quy định
- Kiểm tra tình trạng thiết bị, máy móc trước khi gia công
4
Bào rãnh vuông suốt
4.1: Gá lắp dao - Gá lắp dao chính xác trên giá bắt dao
- Dao bào cắt
- Đường tâm dao vuông góc với bàn máy
4.2. Gá phôi - Độ không vuông góc giữa mặt chuẩn gá và mătj phẳng
ngang 0,1 mm
- Hàm ê tô song song với hướng tiến của dao
- Rà, hiệu chỉnh và kẹp phôi
4.3. Bào rãnh - Điều chỉnh chế độ cắt hợp lý
- Xác định chính xác vị trí bào
- Sai lệch kích thước ±0,2 mm
- Độ không vuông góc giữa hai bề mặt bên so với mặt đáy
0,1 mm
5
Bào rãnh đuôi én
5.1. Điều chinhr góc
nghiêng của đầu dao,
gá và điều chỉnh dao
- Điều chỉnh góc nghiêng của đầu bào
- Gá dao trên giá bắt dao
- Đường tâm dao ứng với góc nghiêng của mặt cần gia
công
- Góc nghiêng lưỡi cắt chính so với mặt phẳng cắt từ 3÷50
- Kẹp chặt dao
5.2. Bào rãnh đuôi én - Nghiêng thớt dao một góc khoảng 10 – 150 theo hướng
nghiêng của đầu dao
- Chọn chế độ cắt phù hợp
- Độn không phăngr, không cân giữa hai mặt nghiêng cho
phép là ±0,1
6 Kiểm tra hoàn thiện - Kiểm tra tổng thể chính xác
- THực hiện tốt công tác vệ sinh công nghiệp
17
- Giao nộp bán thành phẩm đầy đủ
- Ghi sổ giao ca đầy đủ
2.2. Lập trình tự các bước bào chốt đuôi én
STT Bước công việc Chỉ dẫn thực hiện
1 Nghiên cứu bản vẽ - Đọc hiểu chính xác bản vẽ
- Xác định được các kích thước rãnh, dung sai hình dạng,
vật liệu củ chi tiết gia công
- Chuyển hóa các ký hiệu thành các kích thước gia công
tương ứng
2. Lập quy trình công
nghệ
- Nêu rõ thứ tự các bước gia công, gá đặt, dụng cụ cắt,
dụng cụ đo, chế độ cắt, phương pháp kiểm tra, cách tieén
hành kiểm tra
3. Chuẩn bị vật tư, thiết
bị, dụng cụ
- Đầy đủ phôi, thiết bị, đồ gá, bảo hộ lao động
- Đầy đủ dụng cụ cắt, dụng cụ đo.
- Kiểm tra mức dầu quy định
- Kiểm tra tình trạng thiết bị, máy móc trước khi gia công
phải làm việc tốt, an toàn
4
Bào bậc
4.1: Gá lắp dao - Gá lắp dao chính xác trên giá bắt dao
- Dao bào xén
- Đường tâm dao vuông góc với bàn máy
4.2. Gá phôi - Độ không vuông góc giữa mặt chuẩn gá và mặt phẳng
ngang 0,1 mm
- Hàm ê tô song song với hướng tiến của dao
- Mặt đáy của bậc cao hơn mặt hàm ê tô khoảng 10 – 15
mm
- Rà, hiệu chỉnh và kẹp phôi
4.3. Bào bậc - Điều chỉnh chế độ cắt hợp lý
- Xác định chính xác vị trí bào
- Sai lệch kích thước ±0,2 mm
- Độ không vuông góc giữa hai bề mặt bậc 0,1 mm
5
Bào chốt đuôi én
5.1. Điều chỉnh góc
nghiêng của đầu dao,
gá và điều chỉnh dao
- Điều chỉnh góc nghiêng của đầu bào
- Gá dao trên giá bắt dao
- Đường tâm dao ứng với góc nghiêng của mặt cần gia
18
công
- Góc nghiêng lưỡi cắt chính so với mặt phẳng cắt từ 3÷50
- Kẹp chặt dao
5.2. Bào rãnh đuôi én - Nghiêng thớt dao một góc khoảng 10 – 150 theo hướng
nghiêng của đầu dao
- Chọn chế độ cắt phù hợp
- Độn không phăngr, không cân giữa hai mặt nghiêng cho
phép là ±0,1
6 Kiểm tra hoàn thiện - Kiểm tra tổng thể chính xác
- THực hiện tốt công tác vệ sinh công nghiệp
- Giao nộp bán thành phẩm đầy đủ
- Ghi sổ giao ca đầy đủ
19
BÀI 3. PHAY RÃNH CHỮ T
1. Khái niệm, công dụng và yêu cầu kỹ thuật.
1.1. Khái niệm.
Là rãnh có hình dạng chữ T, tùy theo công dụng hay
điều kiện làm việc mà chữ T ngược hay xuôi.
1.2. Công dụng.
Được dùng nhiều trong ngành chế tạo máy đặc biệt là trên bàn máy công cụ để luồn
bulông khi lắp ghép hoặc khi kẹp chặt.
1.3. Yêu cầu kỹ thuật.
- Kích thước của rãnh chính xác.
- Đường tâm của rãnh phải đối xứng.
- Đảm bảo độ nhẵn bề mặt.
Ví dụ. Rãnh thẳng trên các bàn máy phay, máy bào, máy khoan, rãnh vòng trên đầu máy
bào, mâm quay, đầu máy phay đứng, êttô đế xoay
2. Phương pháp phay rãnh chữ T.
2.1. Phay rãnh vuông.
- Ta có thể sử dụng sử dụng dao phay trụ đứng hoặc dao
phay đĩa ba mặt cắt để gia công rãnh vuông.
- Trong khi phay tùy theo hướng ăn dao mà ta hãm các chuyển
động không cần thiết. Nếu không sẽ xẩy ra hiện tượng rung động,
giảm chất lượng bề mặt của rãnh, gây mẻ hoặc gãy dao.
2.2. Phay rãnh chữ T.
- Phay rãnh ngang bằng dao phay đặc biệt
(thường được gọi là dao phay rãnh chữ T)
có kích thước phù hợp.
- Sau khi phay rãnh vuông xong ta không dịch chuyển
bàn máy theo hướng ngang mà phải lắp dao vào trục
chính của máy và tiến hành điều chỉnh máy để phay
rãnh chữ T. Lúc này tâm của rãnh vuông phải trùng
với tâm của dao phay.
- Chiều cao của rãnh được thực hiện bằng cách: Dịch
chuyển bàn máy để cho mặt trên của chi tiết chạm nhẹ
vào mặt đầu của dao sau đó dịch cho phôi ra khỏi dao
và nâng bàn máy lên một khoảng H bằng chiều cao của rảnh.
- Khi chiều rộng của rãnh bằng chiều rộng của dao thì phay
bình thường.
- Còn nếu chiều rộng của rãnh chữ T lớn hơn chiều sâu của
dao thì ta phải dịch chuyển dao sang hai bên để cắt hết chiều
rộng của rãnh.
Chú ý. Loại này rất yếu, dễ gãy cổ dao, do đó phải lấy lượng chạy dao nhỏ và
phay thật thận trọng, tốc độ cắt lấy nhỏ.
2.2. Phay vát mép.
- Để phay vát mép C x 450 ta có thể dùng dao phay có góc hoặc dao phay trụ xoay đầu
máy đi một góc α.
20
3. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục.
TT
Các dạng sai hỏng
Nguyên nhân
Biện pháp khắc phục
1
Sai số về kích thước của
rãnh
Thao tác đo không chính
xác, sai số dụng cụ đo.
Đo kiểm chính xác,
kiểm tra lại dụng cụ
trước khi đo.
2
Sai số về vị trí tương
quan, đường tâm của
rãnh không đối xứng
Do lấy dấu không đúng,
điều chỉnh máy sai
Lấy dấu chính xác,
kiểm tra lại trước khi
phay tinh.
3
Độ nhẵn bề mặt không
đạt.
Chế độ cắt không hợp lý,
không tưới dung dịch trơn,
nguội, dao bị cùn
Lấy chế độ cắt hợp lý,
kiểm tra lại dao, tưới
dung dịch trơn nguội.
4. Các bước tiến hành.
4. 1. Đọc bản vẽ.
4.2.Trình tự gia công.
- Chọn dao và gá lắp dao: dùng dao phay ngón φ 14.
- Rà, gá phôi.
- Điều chỉnh máy để gia công.
TT
Tên bước
Hình vẽ minh họa
Chế độ cắt
Vc
(m/p)
t
(mm)
S
(mm/p)
1
Phay rãnh vuông đạt
kích thước 14 x 16
15
1,5 - 2
Tay
21
2
Phay rãnh chữ T sử
dụng dao φ22 x 10
10
Tay
3
Phay vát mép 2 x 450.
Sử dụng dao phay trụ
xoay nghiêng đầu máy
một góc 450
15
2
Tay
* Câu hỏi ôn tập. 1. Hãy nêu phương pháp phay rãnh chữ T.
2. Hãy nêu các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc
phục khi phay rãnh đuôi én .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_phay_ranh_chot_duoi_en_chu_t_trinh_do_cao_dang.pdf