ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN SỬ DỤNG BẢO DƯỠNG DỤNG CỤ, THIẾT BỊ NGHỀ CHẾ TẠO THIẾT BỊ CƠ KHÍ
NGHỀ : CHẾ TẠO THIẾT BỊ CƠ KHÍ
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP +CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo quyết định số 01/QĐ – CĐN, ngày 04/01/2016 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2016
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đíc
88 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giáo trình mô đun: Sử dụng bảo dưỡng dụng cụ, thiết bị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo nói chung và ngành CTCK ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể.
Chương trình khung nghề Chế tạo cơ khí đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay.
Mô đun: Sử dụng,bảo dưỡng thiết bị nghề chế tạo thiết bị cơ khí là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình hực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu cơ khí trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất.
Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 02 tháng 01 năm 2016
Biên soạn
Trần Bình Minh
MỤC LỤC
Đề mục Trang
I. Lời giới thiệu
II. Mục lục
III. Nội dung mô đun
Bài 1 Sử dụng, bảo dưỡng máy cắt đột liên hợp 3
1. Cấu tạo,công dụng,phân loại 3
1.1 Cấu tạo 3
1.2 Công dụng 5
1.3 Phân loại 6
1.4 Phạm vi ứng dụng 7
1.5 Nguyên lý làm việc 8
2. Thực hành sử dụng 9
3 . Thực hành bảo quản ,sửa chữa 11
4. Thực hành an toàn lao động 12
5. Tóm tắt quá trình thực hiện công việc 12
Bài 2 Sử dụng, bảo dưỡng máy uốn tôn 15
1. Cấu tạo,công dụng,phân loại 15
1.1 Cấu tạo 15
1.2 Công dụng 16
1.3 Phân loại 17
1.4 Phạm vi ứng dụng 17
1.5 Nguyên lý làm việc 18
2. Thực hành sử dụng 19
3 . Thực hành bảo quản ,sửa chữa 20
4. Thực hành an toàn lao động 21
5. Tóm tắt quá trình thực hiện công việc 22
Bài 3 Sử dụng, bảo dưỡng máy mài 23
1. Cấu tạo,công dụng,phân loại 23
1.1 Cấu tạo 23
1.2 Công dụng 25
1.3 Phân loại 25
1.4 Phạm vi ứng dụng 25
1.5 Nguyên lý làm việc 26
2. Thực hành sử dụng 26
3 . Thực hành bảo quản ,sửa chữa 29
4. Thực hành an toàn lao động 29
5. Tóm tắt quá trình thực hiện công việc 30
Bài 4 Sử dụng, bảo dưỡng máy khoan 32
1. Cấu tạo,công dụng,phân loại 32
1.1 Cấu tạo 32
1.2 Công dụng 33
1.3 Phân loại 35
1.4 Phạm vi ứng dụng 37
1.5 Nguyên lý làm việc 37
2. Thực hành sử dụng 38
3 . Thực hành bảo quản ,sửa chữa 41
4. Thực hành an toàn lao động 42
5. Tóm tắt quá trình thực hiện công việc 42
Bài 5 Sử dụng, bảo dưỡng máy uốn ống 45
1. Cấu tạo,công dụng,phân loại 45
1.1 Cấu tạo 45
1.2 Công dụng 48
1.3 Phân loại 48
1.4 Phạm vi ứng dụng 49
1.5 Nguyên lý làm việc 50
2. Thực hành sử dụng 50
3 . Thực hành bảo quản ,sửa chữa 51
4. Thực hành an toàn lao động 52
5. Tóm tắt quá trình thực hiện công việc 52
Bài 6: Sử dụng, bảo dưỡng máy cưa 55
1. Cấu tạo,công dụng,phân loại 55
1.1 Cấu tạo 55
1.2 Công dụng 56
1.3 Phân loại 56
1.4 Phạm vi ứng dụng 58
1.5 Nguyên lý làm việc 58
2. Thực hành sử dụng 58
3 . Thực hành bảo quản ,sửa chữa 59
4. Thực hành an toàn lao động 60
5. Tóm tắt quá trình thực hiện công việc 60
Bài 7: Sử dụng, bảo dưỡng máy gập 62
1. Cấu tạo,công dụng,phân loại 62
1.1 Cấu tạo 62
1.2 Công dụng 63
1.3 Phân loại 63
1.4 Phạm vi ứng dụng 65
1.5 Nguyên lý làm việc 65
2. Thực hành sử dụng 66
3 . Thực hành bảo quản ,sửa chữa 67
4. Thực hành an toàn lao động 67
5. Tóm tắt quá trình thực hiện công việc 68
Bài 8: Sử dụng, bảo dưỡng máy ép thủy lực 70
1. Cấu tạo,công dụng,phân loại 70
1.1 Sơ đồ nguyên lý 70
1.2 Cấu tạo 71
1.3 Công dụng 72
1.4 Phân loại 72
1.5 Nguyên lý làm việc 75
2. Thực hành sử dụng 76
3 . Thực hành bảo quản ,sửa chữa 77
4. Thực hành an toàn lao động 78
5. Tóm tắt quá trình thực hiện công việc 78
Tài liệu tham khảo 81
MÔ ĐUN
SỬ DỤNG DỤNG CỤ ,THIẾT BỊ NGHỀ CHẾ TẠO THIẾT BỊ CƠ KHÍ
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔĐUN:
Môđun Sử dụng bảo dưỡng thiết bị ,dụng cụ nghề Chế tạo thiết bị cơ khí là môđun bổ trợ trong Danh mục các môđun đào tạo nghề bắt buộc.
Môđun Sử dụng bảo dưỡng thiết bị dụng cụ nghề Chế tạo thiết bị cơ khí mang tính tích hợp.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Học xong mô đun này sinh viên có khả năng:
+ Trình bày đựơc công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các máy chế tạo cơ khí.
+ Nhận dạng được các loại dụng cụ - thiết bị nghề.
+ Chọn được dụng cụ, thiết bị phù hợp với yêu cầu chế tạo.
+ Sử dụng đúng kỹ thuật và thành thạo các dụng cụ, thiết bị dùng trong chế tạo.
+ Bảo dưỡng, sửa chữa được những hư hỏng thông thường các dụng cụ, thiết bị nghề.
+ Đảm bảo tốt an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
TT
Tên Các bài trong mô đun
Thời gian
Hình thức giảng dạy
1
Sử dụng máy cắt đột liên hợp
9
Tích hợp
Kiểm tra bài 1
1
Tích hợp
2
Sử dụng bảo dưỡng máy uốn tôn (máy lốc tôn)
9
Tích hợp
Kiểm tra bài 2
1
Tích hợp
3
Sử dụng bảo dưỡng máy mài
10
Tích hợp
4
Sử dụng bảo dưỡng máy khoan
14
Tích hợp
Kiểm tra bài 3,4
1
Tích hợp
5
Sử dụng bảo dưỡng máy uốn ống
13
Tích hợp
Kiểm tra
2
6
Sử dụng bảo dưỡng máy cưa
9
Tích hợp
Kiểm tra bài 6
1
Tích hợp
7
Sử dụng bảo dưỡng máy gập
9
Tích hợp
Kiểm tra bài 7
1
Tích hợp
8
Sử dụng bảo dưỡng máy ép thủy lực
10
Tích hợp
Cộng:
90
BÀI 1
SỬ DỤNG BẢO DƯỠNG MÁY CẮT ĐỘT LIÊN HỢP
Giới Thiệu
Là phần giới thiệu cấu tạo, cách sử dụng máy đột liên hợp
Mục Tiêu Của Bài
Sau khi học xong người học có khả năng;
- Sử dụng máy thành thạo, đúng kỹ thuật máy cắt đột liên hợp.
- Đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng.
Nội Dung Của Bài
1. Trình bày cấu tạo, công dụng, phân loại, phạm vi sử dụng, nguyên lý làm việc của máy cắt đột liên hợp:
1.1. Cấu tạo
Máy cắt đột liên hợp thường có hai loại cơ bản sau:
1.1.1. Máy cắt đột bằng cơ
Máy cắt đột bằng cơ có cấu tạo gồm các bộ phận sau:
- Thân máy: được chế tạo bằng thép chế tạo chắc chắn có độ cứng vứng cao.
- Động cơ điện: có nhiệm vụ cung cấp chuyển động cho các bộ phận máy.
- Bộ truyền động bánh răng: nhận truyền động từ động cơ qua bộ truyền động đai dến các bộ phận làm việc.
Hình 1.1. Cấu tạo máy cắt đột liên hợp bằng cơ
1.1.2. Máy cắt đột bằng thuỷ lực
- Thân máy
Thân thiết bị được cấu thành bởi thân máy, bệ máy, khung đỡ thép hình, khung đỡ thép L, bàn cắt. Thân máy, bệ máy được hàn bằng thép tấm, phần còn lại dùng bu lông kết nối, không những đảm bảo cường độ và dộ cứng vửng khi làm việc vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc tháo lắp, bảo dưỡng.
Tấm thành bên phải của thân máy lắp tấm đệm có thể điều chỉnh để hạn chế tấm dao di chuyển sang trái và sang phải.
Khung đỡ thép L lắp cơ cấu ép vật liệu có thể điều chỉnh, để ép vật liệu thép L khi thực hiện cắt.
Khung đỡ thép hình có lổ vuông , lổ tròn có kích thước khác nhau để cho các thanh thép vuông, thép tròn có thể luồn qua thuận lợi để thực hiện cắt.
Trên bàn cắt thép tấm có tấm ép phôi có thể điều chỉnh, căn cứ theo độ dày của chi tiết cần cắt để điều chỉnh.
Hình 1.2. Cấu tạo máy cắt đột liên hợp bằng thuỷ lực
- Bộ phận cắt thép hình
Khung dao dùng kiểu tổng thể, bên trên lắp 4 vị trí làm việc có thể tiến hành cắt thép L, thép tròn, thép vuông, thép dẹt và cắt khuôn thép tấm. Nếu thay đổi khuôn khác trên vị trí cắt thép vuông, thép tròn có thể cắt thép U, thép I. Khung dao và xi lanh được liên kết với nhau, đầu xy lanh được liên kết với thân máy khung dao dưới sự tác dụng của xi lanh thực hiện công việc cắt.
Trên vị trí khuôn cắt lưỡi dao được cố định trên khung dao, lưỡi dao dưới được cấu thành 3 lưỡi.
- Hệ thống đột
Đầu đột được được cố định ở phần dưới cần piston, khuôn dưới dùng bu lông cố định trong bệ khuôn trên thân máy. Để đột cắt lỗ vuông, lổ vuông ta điều chỉnh cho cần piston đi xuống. Ngoài ra đầu đột này có thể sử dụng để uốn cong các chi tiết, dập lỗ trên thép U, thép I, thép dẹt.
1.2. Công dụng
Hình 1.3. Một số công dụng của máy cắt đột liên hợp
Máy cắt đột liên hợp được ứng dụng rất rộng rải vì nó có công dụng rất lớn trong các nhà máy chế tạo, trong các xưỡng sản xuất cơ khí, cũng như trong các xưỡng lắp ráp sữa chữa. Máy cắt đột liên hợp có thể cắt được tôn tấm đến 25 mm. Cắt được các loại thép hình như thép vuông (55 x 55), thép tròn, thép dẹt, thép U, thép V. Ngoài ra hệ thống đột còn có thể đột được các dạng lỗ như (lỗ vuông, lỗ tròn và các lổ định hình). Thích hợp dùng trong các lĩnh vực đóng tàu, cầu đường, kết cấu kim loại và các nhà máy gia công cơ khí.
1.3. Phân loại
Đối với máy cắt đột liên hợp có nhiều loại nhưng phân loại về nguồn động lực có hai loại chính sau:
- Máy cắt đột liên hợp bằng cơ
Máy cắt đột liên hợp bằng cơ là những máy dùng động cơ điện thông qua các bộ truyền động đai, truyền động bánh răng, truyền động trục khuỷu thanh truyền đến các bộ phận cắt, hay đột.
- Máy cắt đột bằng thuỷ lực
Máy cắt đột bằng thuỷ lực là những máy sử dụng nguồn động lực từ các bơm thuỷ lực “dầu nén” thông qua các van điều khiển kết hợp với các bộ truyền động bằng cơ khí để thực hiện các nhiệm vụ cắt hay đột lổ.
1.4. Phạm vi sử dụng
Máy ép cơ khí dùng để đột, cắt các loại thép tấm, thép hình. Máy cắt đứt nếu thực hiện được nguyên công đột lỗ cũng gọi là MCĐLH.
Ngày nay, người ta chế tạo các MCĐLH có thể cắt được những phôi tấm có chiều dày 10 - 32 mm, phôi thanh có đường kính 36 - 75 mm, thép hình có cạnh bên 32 - 65 mm. Bộ phận cắt và bộ phận đột của máy được thực hiện bởi một cơ cấu truyền động chung.
Máy dùng để cắt thép tấm và thép hình, cắt phôi tròn, phôi vuông, đột lỗ, dập cắt rãnh hở.
Các thông số kỷ thuật chính của các cắt đột liên hợp
Model
QA35-16
QA34-25
Lực dập tối đa, tấn
63
110
Chiều dày cắt tối đa, mm
16
25
Phôi dạng thỏi n, mm
45
65
Phôi vuông g, mm
40 x 40
55 x 55
Phôi dạng L, mm :
- cắt góc 90 độ
- cắt góc 45 dộ
125 x 125 x 12
100 x 100 x 10
150 x 150 x 18
110 x 110 x 14
Phôi dạng ^, mm :
- cắt góc 90 độ
- cắt góc 45 dộ
125 x 125 x 12
100 x 100 x 10
150 x 150 x 18
110 x 110 x 14
Phôi dạng H , mm
180 x 94 x 6,5
300 x 126 x 9
Phôi dạng [ , mm
180 x 68 x 7
300 x 85 x 7,5
Độ bền vật liệu, N/mm2
≤450
≤450
Góc cắt, độ
13
11
Kích thước phôi trên một lần cắt, mm
20 x 140
28 x 160
Hành trình, mm
26
36
Số lần hành trình/ph.
36
25
Chiều sâu họng máy, mm
450
600
Chiều dày đột tối đa, mm
16
25
Đường kính tối đa của lỗ đột, mm
28
35
Công suất động cơ chính, kW
4,0
7,5
Kích thước máy, mm :
1877 x 1945 x 725
2885 x 1290 x 1460
Khối lượng máy, kg
2830
7000
1.5. Nguyên lý làm việc
Nguyên lý làm việc của máy cắt đột liên hợp dạng cơ như sau: Nhận nguồn động lực từ động cơ điện thông qua bộ truyền đai, bộ truyền bánh răng và các cơ cấu cơ khí khác để chuển chuyển động quay của động cơ thành chuyển động tịnh tiến của các lưỡi cắt, bộ phận đột lỗ. Ở các bộ phận cắt đột như cắt thép tấm, cắt thép hình, đột lổ đều có các bbộ phận đóng mở các chuyển động. Khi ta cần sử dụng bộ phận nào thì ta đóng mở và cung cấp chuyển động cho bộ phận đó. Ngoài ra nó có thể thực hiện các công việc cùng một lúc và đồng thời nhiều người sử dụng.
Hình 2.4. Máy cắt đột bằng cơ
* Chú ý: khi sử dụng các công việc cùng một lúc cần chú ý về an toàn lao động.
2. Thực hành sử dụng:
Bước 1: Kiểm tra tình trạng chung của máy
- Quan sát chung bên ngoài máy xem có hỏng hóc gì không, các lưỡi dao có bị sứt mẻ, mòn lệch hay không, thân máy có bị nứt vở gì không.
- Kiểm tra vị trí các cơ cấu điều khiển và vị trí các con lăn co ở vị trí an toàn không.
Bước 2: Cung cấp nguồn điện
Mạch chính của hệ thống điện của máy cắt đột liên hợp thủy lực Q35Y thường sử dụng nguồn điện xoay chiều 3 pha 220v, 380v, 440v
Tất cả các thiết bị điện trong máy được lắp trong một tủ điện chuyên dùng, các nút ấn điều khiển đều được lắp trên bảng thao tác.
Căn cứ theo yêu cầu công nghệ của máy hệ thống điện của máy được thiết kế:
- Dùng công tắc xoay SA3 để chuyển đổi chắn liệu tự động và bằng tay. Công tắc xoay SA4 để đạt được quy phạm vận hành. Công tắc xoay SA5 để chuyển đổi hành trình cắt.
- Dùng công tắc hành trình SQ1, SQ2 phân biệt điều khiển hành trình lên, xuống của dao cắt. Dùng công tắc hành trình SQ5 để điều chỉnh khi cắt .
- Dung HL2. HL1 để phân biệt chỉ thị nguồn điện và chỉ thị bơm dầu.
* Khởi động và dừng động cơ
Khởi động động cơ bơm dầu, dùng nút ấn SB3 để thực hiện, khi dừng dùng nút ấn SB1 hoặc SB2.
Bước 3: Khởi động cho máy chạy không tải
- Đưa các hệ thống hoạt động của máy về vi trí an toàn. Sau đó ta bật công tắc điện cho máy chạy thử. Để cho máy chạy ổn định và chờ quan sát theo dỏi từ 3 – 5 phút.
Bước 4: Thực hành định vị, kẹp chặt phôi, khuôn đột
Nới lỏng bu lông cố định bệ khuôn, xoay nút công tắc xoay để cho xi lanh dập lỗ điểm động vận hành đi xuống, để đầu dập đối chuẩnvới khuôn dưới. Sau đó dùng bu lông để cố định hai lỗ lắp khuôn dưới trên bệ khuôn
Thay đổi đầu dập dùng clê nới lỏng đai ốc vít và lấy đầu dập ra, sau khi lắp đầu dập khác vào xiết chặt các đai ốc lại.
Các khuôn đột thường có rất nhiều loại và có kích thước khác nhau nên thường được lắp rời lên máy khi sử dụng. Khi lắp khuôn lên máy cần đảm bảo chắc chắn, đúng vị trí để đảm bảo an toàn trong khi dập.
Bước 5: Thực hành cắt thép tấm
Khi cắt thép tấm, thép hình, hay cắt bằng khuôn trước hết phải điều chỉnh khe hở của tấm dao.
- Điều chỉnh khe hở tâm giao
Máy đột dập có thể cắt được các thép tấm có chiều đến 25mm. Trước khi đưa phôi thép lên máy ta cần cắt chuyển động của dao cắt và đưa phôi vào sao cho đường cắt trùng với vị trí cắt của lưỡi dao. Sau đó ta điều khiển cho lưỡi dao đi xuống thực hiện cắt phôi. Nều các phôi có đường cắt dài thi ta tiếp tục dừng lưỡi dao và đẩy phôi vào và tiếp tục cắt. cứ như thế ta thực hiện nhiều lần cắt.
Bước 6: Thực hành cắt thép hình
Thực hiện cắt thép hình trên máy cắt đột liên hợp tương đối đơn giản ta chi việc cắt chuyển động của dao và đưa phôi thép hình vào cho đúng vị trí vì thép hình có nhiều dạng khác nhau như: thép vuông, thép chử V, thép U, Thép dẹt sao cho chính xác vị trí cần cắt. Tiếp tục điều khiển cho dao đi xuống cắt phôi. Chú ý trong khi cắt phải dử phôi chắc chắn.
Bước 7: Thực hành đột lỗ
Khi đột lổ trên máy máy đột dập thường được sử dụng rất nhiều và công việc đột lổ thường yêu cầu cao về độ chính xác. Nên khi sử dụng cần gá đặt chày cối chắc chắn, chính xác. Sau khi đã gá đặt mũi đột vào ta đưa chi tiết cần đột lổ lên và điểu khiển máy đột vào chi tiết.
3. Thực hành bảo quản, sửa chữa, bàn giao ca:
Bước 1: Kiểm tra tình trạng làm việc của các bộ phận máy, thu dọn phế liệu
- Sau mỗi ca thực tập các máy phải được vệ sinh sạch sẽ tất cả các phoi, phế liệu phải được thu dọn sắp xếp gọn gàng. Kiểm tộ ra tình trạng chung của máy, tình trạng làm việc của các bộ phận như các cơ cấu điều khiển, các dao cắt, cơ cấu đột lổ có hoạt động tốt hay không
Bước 2: Xiết chặt vít, bu lông bị nới lỏng
- Khi kiểm tra nếu các bu lông trên máy bi nới lỏng ta phải xiết chặt lại bằng cách dùng các loại chìa vặn thích hợp như clê, khẩu, tuýt, chìa vặn lục lăng, tua vít
Bước 3: Lau chùi dầu mỡ
- Khi đã vê sinh xong ta cần lau chùi dầu mỡ vào các vị trí cần thiết như tra dầu vào các bề mặt trượt, các vi trí trục. Lau dầu vào các bàn máy, cơ cấu gá kẹp.
Bước 4: Mài sửa lưỡi cắt
- Các lưỡi cắt trên máy cắt đột liên hợp trong quá trình làm việc với lực cắt lớn có thể làm cho lưỡi cắt bị cùn, bị sứt, mẽ. Như vậy các lưỡi cắt này cần được mài lại bằng cách: ta tháo lưỡi cắt ra khỏi máy, có thể mài lại lưỡi cắt trên máy mài hai đá, những lưỡi cắt lớn bề mặt làm việc dài ta có thể mài trên máy mài chuyên dụng. Khi mài chúng ta chỉ mài ở bề mặt của lưỡi cắt.
Bước 5: Điều chỉnh khe hở Z
- Các vi trí lưỡi cắt trong quá trình làm việc có thể bị xê dịch vị trí so với vị trí chuẩn ban đầu. Vi vậy trước hoặc sau khi sử dụng chúng ta phải kiểm tra và điều chỉnh lại. Điều chỉnh bằng cách nới lỏng các bu lông và điều chỉnh lại lưỡi cắt sao cho đúng vị trí. Nếu như cần căn đệm thì chúng ta phải thêm căn đệm vào.
Bước 6: Bàn giao ca
- Cuối ca thực tập máy phải được bàn giao lại cho người có trách nhiệm với đầy đủ hiện trạng của máy và ký bàn giao theo sổ theo giỏi của phân xưởng.
4. Thực hành an toàn lao động:
- Quần áo BHLĐ gọn gàng
- Phối hợp nhịp nhàng khi tác nghiệp hai người
- Nguồn điện cung cấp cho máy đúng, đủ điện áp
- Thao tác máy chính xác
- Không cắt, đột vật liệu đã biến cứng và vượt quá d cho phép
5.Tóm tắt trình tự thực hiện công việc:
STT
Các bước thực hiện công việc
Dụng cụ, trang bị, vật liệu
Yêu cầu kỹ thuật
Các chú ý về an toàn LĐ
1
Bước 1: Kiểm tra tình trạng chung của máy
- Máy cắt đột liên hợp.
- Catalog của máy
- Nhật ký sử dụng máy
- Kiểm tra tổng thể, từng bộ phận chi tiết.
- Xác định theo thứ tự trong hệ thống
2
Bước 2: Cung cấp nguồn điện
- Catalog của máy
- Hệ thống dây dẫn
- Các dụng cụ trong nghề điện: Kim, tua vít, đồng hồ đo
- Thực hiện chính xác
- Kiểm tra nguồn điện của máy và phân xưởng trước khi đấu nối.
- Chú ý khi thực hành đấu nối với hệ thống điện
3
Bước 3: Khởi động cho máy chạy không tải
- Máy cắt đột liên hợp
- Nguồn điện cung cấp
- Phương pháp điều khiển trên máy.
- Kiểm tra an toàn chung trước khi khởi động.
An toàn cho người và thiết bị khi khởi động máy
4
Bước 4: Thực hành định vị, kẹp chặt phôi, khuôn đột
- Phôi liệu
- Máy cắt đột liên hợp.
- Các dụng cụ lấy gá phôi và kẹp chặt
- Thao tác chính xác
- Gá kẹp phôi chắc chắn.
- Định vị phôi, khuôn đột đúng vị trí.
Đảm bảo an toàn cho người và máy
5
Bước 5: Thực hành cắt thép tấm
- Máy cắt đột liên hợp.
- Thép tấm
- Dụng cụ vạch dấu.
- Thao tác chính xác - Cắt thép có chiều dày cho phép.
- Chú ý khi làm việc với lưỡi cắt.
Đảm bảo an toàn cho người và máy
6
Bước 6: Thực hành cắt thép hình
- Máy cắt đột liên hợp.
- Thép hình các loại U, I , L, V.
- Dụng cụ vạch dấu.
- Thao tác chính xác - Cắt thép có chiều dày cho phép.
- Chú ý khi làm việc với lưỡi cắt.
Đảm bảo an toàn cho người và các máy móc, thiết bị.
7
Bước 7: Thực hành đột lỗ
- Máy cắt đột liên hợp.
- Thép hình các loại U, I , L, V, thép tấm
- Dụng cụ vạch dấu.
- Các khuôn đột
- Thao tác chính xác - Đột lỗ trên phôi có chiều dày cho phép.
- Chú ý khi làm việc với các m.
Đảm bảo an toàn cho người và các máy móc, thiết bị.
8
Bước 8: Thực hành cắt, đột theo cữ, dưỡng, mẫu
- Máy cắt đột liên hợp.
- Thép hình các loại U, I , L, V.
- Dụng cụ vạch dấu.
- Thao tác chính xác - Cắt thép có chiều dày cho phép.
- Chú ý khi làm việc với các lưỡi đột.
Đảm bảo an toàn cho người và các máy móc, thiết bị.
Câu hỏi bài tập
Câu 1: Cách sử dụng máy cắt đột liên hợp ?
Câu 2: Cách bảo dưỡng máy cắt đột liên hợp ?
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Tiêu chí đánh giá
Nội dung
Hệ số
Kiến thức
Đánh giá theo mục tiêu về kiến thức của bài đề ra
0.3
Kỹ năng
Đánh giá theo mục tiêu về kỹ năng của bài đề ra
0.5
Thái độ
Tác phong công nghiệp ,Thời gian thực hiện bài tập , an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng
0.2
Cộng
BÀI 2
SỬ DỤNG BẢO DƯỠNG MÁY UỐN TÔN ( MÁY LỐC TÔN)
Giới thiệu
Là bài học về cấu tạo , cách sử dụng máy lốc tôn , Nhằm nâng cao hiểu biết và khả năng sử dụng loại thiết bị này
Mục tiêu:
Sau khi học xong người học có khả năng;
- Sử dụng máy thành thạo, đúng kỹ thuật máy uốn tôn.
- Đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng.
Nội dung của bài:
1. Cấu tạo, công dụng, phân loại, phạm vi sử dụng, nguyên lý làm việc của máy uốn tôn ( Máy lốc tôn):
1.1. Cấu tạo
Hình 2.1. Máy lốc tôn băng thuỷ lực
Hình 2.2. Máy lốc tôn cơ giới
Cấu tạo máy uốn 3 trục gồm các bộ phận chính như sau:
- Bánh uốn cố định.
- Bánh uốn di động, bánh uốn này có thể di động theo phương đứng nhờ hệ thống kích thuỷ lực.
- Hệ thống kích thuỷ lực.
- Hệ giá đỡ .
- Môtơ điện 3 pha
- Khung máy được chế tạo bằng thép kết cấu. Các trục lốc, vật liệu và các ổ bi được sử dụng có chất lượng cao (đạt tiêu chuẩn châu Âu). Các trục của máy có thể chịu được giới hạn xoắn rất cao.
1.2. Công dụng
Đây là một trong những thiết bị có tính năng vượt trội, rất thuận lợi và rất tiết kiệm trong ngành đóng mới tàu có tải trọng lớn.
- Máy có thể cuốn được tôn có chiều dài (L) khổ tôn lên đến 12,5m và chiều dày (δ) tôn lên đến 32mm.
- Áp lực lớn nhất trên trục cuốn hơn: 1.300 tấn.
- Cao độ ở hai đầu trục giữa có thể điều chỉnh được, nhờ vậy có thể cuốn tôn theo các cung khác nhau .
- Tốc độ cuốn : 3m/phút.
- Bán kính cuốn cong nhỏ nhất 500mm. Bán kính lớn nhất không giới hạn.
Ưu điểm của máy cuốn tôn 3 trục loại này là có thể cuốn liên tục trên một khổ dài (L) tôn 12m mà không cần phải cắt ra (≤6m) để rồi sau khi cuốn phải hàn nối lại như những máy khác.
1.3. Phân loại
Máy uốn tôn về cấu tạo có nhiều loài khác nhau nhưng về nguyên lý làm việc chủ yếu phân ra hai loại sau:
* Máy uốn tôn đối xứng ba con lăn kiểu thủy lực
Hình 2.3. Máy lốc tôn 3 con lăn kiểu thuỷ lực
* Máy cuốn tôn kiểu phi đối xứng ba con lăn cơ giới
Hình 2.4. Máy lốc tôn kiểu phi đối xứng 3 con lăn cơ giới
1.4. Phạm vi sử dụng
Trong nghành cơ khí máy uốn tôn (máy lốc tôn) được sử dụng rất rộng rải. Dùng để uốn các tấm tôn phẳng có chiều dày và các kích thước chiều dài khác nhau thành các cung tròn đều hay thành các phôi dạng ống.
Đối với các máy lốc tôn bắng cơ giới thường lốc được các tấm tôn có chiều dày trong khoảng 2mm và chiều rộng trong khoảng 1000 mm
Máy lốc tôn thuỷ lực 3 trục kiểu AH với khả năng lốc phôi tấm có chiều dày từ 2 mm tới 70 mm, chiều dài/ rộng từ 1000 mm tới 6000 mm. Thường được ứng dụng trong các nhà máy đóng tàu, trong các nhà máy chế tạo bồn bể, nhà máy chế tạo nồi hơi.
1.5. Nguyên lý làm việc
* Máy cuốn tôn đối xứng ba con lăn kiểu thủy lực
Kết cấu của máy này là kiểu đối xứng ba con lăn , trên con con lăn ở vị trí đối xứng của trung ương hai dưới con con lăn thông qua bánh răng côn làm vận động lên xuống thẳng đứng,thông qua bánh răng cuối cấp của máy giảm tốc chính kéo hai bánh răng con lăn dưới ăn khớp làm chuyền động xoay tròn, để cung cấp lực xoắn cho vật liệu tấm dùng cho làm cuốn.
Tấm kim loại tính chất dẻo quy cách bằng phẳng thông qua giữa ba con con lăn làm việc (hai con con lăn dưới, một con con lăn trên), nhờ áp lực con con lăn dưới và xoay tròn của con con lăn dưới,để tấm kim loại thông qua uốn liên tục nhiều lần, khiến cho tôn có tính dẻo biến dạng tính vĩnh cửu, với việc làm cuốn chỉ cần ống tròn, ống côn hoặt môt bộ phận của nó, Khuyết điểm của máy này là phận cuối tấm phải nhờ thiết bị khác mới được tiến hành uốn đặc trước.
Loại máy này tích hợp với máy cuốn tôn cỡ lớn với độ dày cuốn tôn 50mm trở lên, hai con lăn dưới đều đã lắp thêm một hàng con con lăn đệm cố định, rút ngắn khoảng cách của hai dưới con lăn, làm cho nâng cao độ chính xác của linh kiện làm cuốn và tính năng toàn máy .
* Máy cuốn tôn kiểu phi đối xứng ba con lăn cơ giới
Kiểu kết cấu của máy cuốn tôn kiểu phi đối xứng ba con lăn cơ giới là kiểu đối xứng ba con lăn, trên con lăn ở vị trí đối xứng của trung ương hai dưới con lăn làm vận động lên xuống thẳng đứng, lấy từ thông qua dầu chịu nước trong xi-lanh thủy lực tác dụng cho pít-tông, là chuyền động thủy lực, vận động xoay tròn của hai dưới con lăn, thông qua bánh răng suất ra của máy giảm tốc và bánh răng con con lăn ở phận dưới ăn khớp, để cung cấp lực xoắn cho vật liệu tấm dùng cho làm cuốn. Kết cấu thiết bị này chặt chế, sữa chữa và thao tác thuận tiện.
2. Thực hành sử dụng:
Bước 1: Kiểm tra tình trạng chung của máy
Trước hay sau khi sử dụng máy ta phải kiểm tra chung về máy. Kiểm tra các bộ phận, chi tiết của máy.
Bước 2: Cung cấp nguồn điện
Nối nguồn điện của máy với nguồn điện của phân xưởng sau đó ấn nút điều khiển kiển tra, hay quan sát các đền báo trên máy xem đã có điên chưa.
Bước 3: Khởi động cho máy chạy không tải
Sau khi máy được cung cấp nguồn điện, ta tiến hành ấn công tắc nguồn cho máy chạy ở chế độ không tải quan sat tình trạng của máy.
Bước 4: Thực hành uốn mớm
Các khổ tôn đã được khai triển treo yêu cầu bản vẽ. ta đưa lên trên máy uốn tôn đặt một đầu tấm tôn vào giữa hai trục uốn. Từ từ điều chỉnh cho máy chạy để chi tiết được kẹp vào giữa ba trục uốn. Tùy vào góc uốn mà chúng ta điều chỉnh khe hở các trục sao cho hợp lý.
Bước 5: Thực hành điều chỉnh khe hở Z
Khe hở Z là khe hở giữa các trục để ta có thể uốn được các cung có bán kính khác nhau. Khi điều chỉnh đối với máy thuỷ lực thi ts chỉ có việc điều chỉnh bằng các nút ấn. Nếu náy uốn đơn giản ta điều khiển bằng tay quay ở đầu máy.
Bước 6: Thực hành uốn thép tấm
Sau khi các tấm thép đã được cắt theo kích thước yêu cầu ta đưa đầu tấm thép theo chiều uốn lên máy uốn. Đwa đầu tấm thép vào giữa các trục uốn. Điều chỉnh khe hở các trục phù hợp với bán kính cần uốn. Sau đó ta khởi động cho máy chạy và quan sát hiệu chỉnh nếu cần thiết.
Bước 7: Thực hành tháo bán sản phẩm sau uốn
Các chi tiết sau khi được uốn trên máy uốn ba trục. Khi muốn tháo chi tiết ra ta thực hiện như sau:
- Nếu các chi tiết uốn hở ta chỉ việc quay cho miệng hở của chi tiết về vị trí đầu trước khi uốn, ta nới lỏng khe hở giữa các trục và tháo chi tiết ra khỏi máy. Nếu những chi tiết có kích thước và trọng lượng lớn khi tháo ra cần có hệ thống hỗ trơ nâng đỡ.
- Nếu các chi tiết uốn tròn kín khi tháo chi tiết đầu tiên ta nới lỏng khe hỡ giữa các trục sau đó tháo đầu trục của máy ra và đưa chi tiết ra ngoài.
3. Thực hành bảo quản, sửa chữa, bàn giao ca:
Bước 1: Kiểm tra tình trạng làm việc của các bộ phận máy
Việc kiểm tra máy ta thực hiên trong hai trường hợp
- Kiểi tra ở trạng thái tỉnh: Ta kiểm tra các chi tiết máy có bi nứt vở, cong vênh hay sai lệch không.
- Kiểm tra máy ở trạng thái hoạt động: Khởi động cho máy chạy thử quan sát, lắng nghe máy hoạt động trong thời gian từ 5 – 10 phút.
Bước 2: Xiết chặt vít, bu lông bị nới lỏng
- Trong khi làm việc máy sẽ bi rung động nên các chi tiết lắp ghép dễ bị nới lỏng. Nhất là các bu lông, đai ốc nếu bi nới lỏng ta dùng clê, khẩu, để xiết chặt lại.
Bước 3: Lau chùi dầu mỡ
- Sau mổi ca làm việc máy thường phải được lau chùi sạch sẽ và tra dầu mở vào các vị trí cần thiết.
Bước 4: Bàn giao ca
- Khi kết thúc ca thực tập hay sản xuất các máy móc trong xưởng thường được vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra tình trạng của máy và bàn giao lại cho nhửng người có trách nhiệm quản lý như đốc công, tổ trưởng, xưởng trưởng và ký vào biên bản giao nhận.
4. Thực hành an toàn lao động:
- Nguồn điện cung cấp cho máy đúng, đủ điện áp
- Thao tác vận hành chính xác
- Không lốc vật liệu đã biến cứng và vượt quá d cho phép
- Quần áo BHLĐ gọn gàng
- Phải có giá đỡ phôi uốn (chi tiết có trọng lượng lớn)
- Phối hợp nhịp nhàng khi tác nghiệp theo nhóm
- Nguồn điện cung cấp cho máy đúng, đủ điện áp
- Thao tác vận hành chính xác
- Không lốc vật liệu đã biến cứng và vượt quá d cho phép
5. Tóm tắt trình tự thực hiện công việc:
STT
Các bước thực hiện công việc
Dụng cụ, trang bị, vật liệu
Yêu cầu kỹ thuật
Các chú ý về an toàn LĐ
1
Bước 1: Kiểm tra tình trạng chung của máy
- Máy lốc tôn.
- Catalog của máy
- Nhật ký sử dụng máy
- Kiểm tra tổng thể, từng bộ phận chi tiết.
- Xác định theo thứ tự trong hệ thống
2
Bước 2: Cung cấp nguồn điện
- Catalog của máy
- Hệ thống dây dẫn
- Các dụng cụ trong nghề điện: Kim, tua vít, đồng hồ đo
- Thực hiện chính xác
- Kiểm tra nguồn điện của máy và phân xưởng trước khi đấu nối.
- Chú ý khi thực hành đấu nối với hệ thống điện
3
Bước 3: Khởi động cho máy chạy không tải
- Máy lốc tôn
- Nguồn điện cung cấp
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng.
- Phương pháp điều khiển trên máy.
- Kiểm tra an toàn chung trước khi khởi động.
An toàn cho người và thiết bị khi khởi động máy
4
Bước 4: Thực hành uốn mớm
- Phôi liệu
- Máy lốc tôn.
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy
- Thao tác chính xác
- Gá kẹp phôi chắc chắn.
- Định vị phôi, điều chỉnh đúng góc uốn
Đảm bảo an toàn cho người và máy
5
Bước 5: Thực hành điều chỉnh khe hở trục lăn
- Máy lốc tôn.
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy
- Dụng cụ tháo lắp điều chỉnh.
- Thao tác chính xác - Chú ý về góc độ cần uốn.
- Chú ý khi làm việc với lưỡi cắt.
Đảm bảo an toàn cho người và máy
6
Bước 6: Thực hành uốn thép tấm
- Máy uốn tôn.
- Thép tấm đã khai triển.
- Các dụng cụ kê đỡ.
- Thao tác chính xác - Điều chỉnh đúng góc uốn.
- Chiều dài khổ tôn phải phù hợp với kích thước của máy.
- Cung uốn phù hợp.
Đảm bảo an toàn cho người và các máy móc, thiết bị.
7
Bước 7: Thực hành tháo bán sản phẩm sau uốn
- Máy uốn tôn.
- Bán sản phẩm sau khi uốn.
- Dụng cụ tháo lắp.
- Các dụng cụ nâng hạ, di chuyển.
- Thao tác chính xác - Chú ý đối với các chi tiết có trọng lượng lớn.
- Chú ý khi làm việc với các máy nâng chuyển.
Đảm bảo an toàn cho người và các máy móc, thiết bị.
Câu hỏi bài tập
Câu 1: Cách sử dụng máy lốc tôn ?
Câu 2: Cách bảo dưỡng máy lốc tôn ?
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Tiêu chí đánh giá
Nội dung
Hệ số
Kiến thức
Đánh giá theo mục tiêu về kiến thức của bài đề ra
0.3
Kỹ năng
Đánh giá theo mục tiêu về kỹ năng của bài đề ra
0.5
Thái độ
Tác phong công nghiệp ,Thời gian thực hiện bài tập , an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng
0.2
Cộng
BÀI 3
SỬ DỤNG BẢO DƯỠNG MÁY MÀI
Giới thiệu
Là bài học về cấu tạo , cách sử dụng máy mài , Nhằm nâng cao hiểu biết và khả năng sử dụng an toàn với loại thiết bị này
Mục tiêu của bài
Sau khi học xong người học có khả năng;
- Sử dụng máy thành thạo, đúng kỹ thuật khi sữ dụng máy mài.
- Đảm bảo an toàn lao động khi sữ dụng.
Nội Dung Của Bài
1. Cấu tạo, công dụng, phân loại, phạm vi sử dụng, nguyên lý làm việc của máy mài:
1.1. Sơ đồ nguyên lý
Hình 3.1. Sơ đồ nguyên lý máy mài
Mài là phương pháp gia công mà dụng cụ cắt là đá mài. Mài có thể gia công thô để cắt bỏ lớp thô cứng mặt ngoài các loại phôi, nhưng đa số trường hợp là gia công tinh các bề mặt (mặt trụ, mặt phẳng, rãnh, lỗ, mặt định hình, ren, răng, then, then hoa...). Mài dùng gia công các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_mo_dun_su_dung_bao_duong_dung_cu_thiet_bi.doc