ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN CHẾ TẠO BĂNG TẢI
NGHỀ : CHẾ TẠO THIẾT BỊ CƠ KHÍ
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số: 01 /QĐ-CĐN ngày 4 tháng 1năm 2016 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh BR - VT
Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2016
MÔ ĐUN
CHẾ TẠO BĂNG TẢI
Mã số môđun: MĐ 30
Thời gian môđun 150 h; (Lý thuyết:30h; Thực hành:120h)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔĐUN:
Môđun Chế tạo băng tải là môđun chuyên môn nghề trong
75 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Giáo trình mô đun Chế tạo băng tải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
danh mục các môn học, môđun đào tạo nghề Chế tạo thiết bị cơ khí.
Môđun Chế tạo băng tải mang tính tích hợp.
II. MỤC TIÊU MÔĐUN:
Học xong môđun này sinh viên có khả năng:
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phạm vi sử dụng của băng tải.
+ Đọc, hiểu được hệ thống các bản vẽ thi công băng tải.
+ Trình bày được phương pháp khai triển, tính phôi thép hình.
+ Sử dụng đúng kỹ thuật các dụng cụ, thiết bị nghề.
+ Định vị được kích thước khung băng tải.
+ Lấy dấu, cắt phôi, khoan lỗ, gá lắp chi tiết đảm bảo kích thước trong phạm vi dung sai cho phép T= ±1/ m
+ Sử dụng hiệu quả, đầy đủ trang bị bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp.
+ Bố trí nơi làm việc khoa học, tiết kiệm nguyên vật liệu.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian
Hình thức giảng dạy
1
Chuẩn bị điều kiện chế tạo băng tải
7
Tích hợp
2
Chế tạo khung băng tải
10
Tích hợp
kiểm tra bài 2
5
Tích hợp
3
Chế tạo giá đỡ con lăn
10
Tích hợp
kiểm tra bài 3
5
Tích hợp
4
Chế tạo con lăn, ru lô
10
Tích hợp
kiểm tra bài 4
5
Tích hợp
5
Chế tạo cơ cấu căng băng
10
Tích hợp
kiểm tra bài 5
5
Tích hợp
6
Chế tạo cơ cấu chặn liệu
10
Tích hợp
kiểm tra bài 6
5
Tích hợp
7
Chế tạo cơ cấu gạt liệu
10
Tích hợp
kiểm tra bài 7
5
Tích hợp
8
Chế tạo mái che
15
Tích hợp
kiểm tra bài 8
5
Tích hợp
9
Chế tạo cơ cấu chống lệch băng
10
Tích hợp
10
Kiểm tra tổ hợp
10
Tích hợp
kiểm tra bài 9,10
5
Tích hợp
11
Đóng gói
4
Tích hợp
12
Bàn giao băng tải
4
Tích hợp
Cộng
150
BÀI 1
CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CHẾ TAO
Giới Thiệu
Băng tải thường có cấu tạo bởi các vật liệu như: thép U, I, L, thép dẹt, cao su..vv.., trong đó: khung băng tải và giá đở con lăn được cấu tạo bởi thép hình để chịu lực, con lăn có thể làm bằng cao su hoặc thép tuỳ theo chức năng và nhiệm vụ làm việc. Dùng để vận chuyển nguyên liệu thành phẩm, bán thành phẩm hoặc được đóng gói từ vị trí này đến vị trí khác, có thể từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp trong một khoảng cách nhất định
Mục tiêu của bài:
- Nêu được cấu tạo, nhiệm vụ của băng tải;
- Trình bày được các ký hiệu vẽ kỹ thuật, dung sai lắp ghép và vật liệu chế tạo trên bản vẽ chi tiết;
- Nêu được quy cách, trọng lượng thép cách sử dụng bảo quản dụng cụ thiết bị nghề;
- Đọc được các bản vẽ chi tiết;
- Lựa chọn được các dụng cụ thiết bị đủ, phù hợp với chế tạo theo tổ nhóm;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị cần thiết cho thi công băng tải;
- Xử lý được các lỗi của vật liệu do quá trình vận chuyển.
Nội dung
1. Cấu tạo, nhiệm vụ của băng tải:
1.1. Cấu tạo:
Băng tải thường có cấu tạo bởi các vật liệu như: thép U, I, L, thép dẹt, cao su..vv.., trong đó: khung băng tải và giá đở con lăn được cấu tạo bởi thép hình để chịu lực, con lăn có thể làm bằng cao su hoặc thép tuỳ theo chức năng và nhiệm vụ làm việc, hệ thống băng chuyền có thể làm bằng cao su, tôn mỏng hoặc gổ nối ghép bằng bản lề.
Hình 1.1 Băng tải chuyển than
Hình 1.2 Băng tải con lăn
Hình 1.3 Băng tải cầu cảng
1.2. Nhiệm vụ
Dùng để vận chuyển nguyên liệu thành phẩm, bán thành phẩm hoặc được đóng gói từ vị trí này đến vị trí khác, có thể từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp trong một khoảng cách nhất định.
- Đối với nhà máy xi măng, nhà máy đường dùng phổ biến với 02 dạng băng tải đó là:băng tải dùng để vận chuyển nguyên liệu rời bà nguyên liệu bán thành phẩm và loại băng tải vận chuyển sản phẩm sau khi đóng gói.
- Đối với công nghệ khai khoáng như khai thác cát, sỏi, khai thác than thì băng tải chủ dùng để vận chuyển tập kết, vận chuyển lên lên tàu, lên xe, lên xà lan... đảm bảo năng suất.
Ngoài ra băng tải còn được dùng rất phổ biến trong các nhà máy để vận chuyển các thiết bị sản phẩm trong quá trình gia công, lắp ghép.....
Hình 1.4 Băng tải vận chuyển nguyên liệu
1.3: Phân loại:
Tuỳ theo tính chất sử dụng mà người ta phân loại ra một số loại băng tải thường dùng như sau:
Băng tải PVC
Băng tải cao su
Băng tải con lăn
Băng tải thực phẩm
Băng tải thuỷ hải sản
Băng tải thùng các ton
Băng tải xi măng, đường, cát.....
Băng tải chai
Băng tải in
Hình 1.5 Băng tải xi măng
2. Nghiên cứu tài liệu:
2.1. Đọc hiểu các bản vẽ chi tiết:
Để thực hiện được công việc gia công cần phải đọc và hiểu được các bản vẽ chi tiết thông qua bản vẽ tổng thể, bản vẽ gia công và bản vẽ tách các bộ phận các chi tiết.
2.2. Vẽ tách chi tiết cần chế tạo:
Sau khi nghiên cứu các bản vẽ chi tiết càn phải tiến hành vẽ tách các chi tiết cần chế tạo bởi các hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh để xác định kích thước thực và các yêu cầu kỹ thuật gia công trên từng chi tiết đó:
2.3. Tìm hiểu tài liệu hướng dẫn chế tạo
* Tài liệu hàn hồ quang bao gồm các nội dung;
Công thức tính cường độ dòng điện hàn.
Lựa chọn que hàn phù hợp với vật liệu hàn.
Các dạng ứng suất , biến dạng trong quá trình hàn và các xử lý
* Tài liệu khai triển hình gò.
Công thức khai triển, trong qúa trình khai triển cần chú ý chiều dày vật liệu
* Tài liệi gia công cắt gọt: Lựa chọn dao, chế độ cắt gọt, bước tiến dao....
* Tài liệu gia công nguội.
Chọn mũi khoan, máy khoan, công thức tính vận tốc cắt và tính số vòng quay trục chính n, phương pháp mài mũi khoan, gá lắp mũi khoan...
* Tài liệu Vẽ kỹ thuật
Chú ý đến hình cắt, hình trích và các ký hiệu, chú thích trên bản vẽ.
2.4. Tiêu chuẩn chế tạo:
Theo tiêu chuẩn ISO 2002 Chế tạo thiết bị cơ khí;
2.5. Vạch ra trình tự các bước tiến hành công việc:
B1: Lập kế hoạch vật tư:
B2: Lập kế koạch dụng cụ, thiết bị gia công:
B3: Lập kế hoạch thời gian gia công và nhu cầu nhân lực:
3. Kiểm tra mặt bằng thi công, sàn thao tác:
3.1. Độ bằng phẳng, diện tích, tải trọng tác dụng lên sàn đảm bảo cho thi công:
Kiểm tra tình trạng kỹ thuật mặt bằng (Nền có thể chống chịu lún và các điều kiện liên quan)
Kiểm tra độ phẵng cơ bản bằng nivo bọt nước.
Kiểm tra diện tích thi công đảm bảo độ thông thoáng.
Kiểm tra sàn với tải trọng sau khi gia công hoàn chỉnh sản phẩm.
3.2. Mặt bằng thi công đúng thiết kế:
Để đảm bảo mặt bằng thi công đúng thết kế, cần kiểm tra độ lún của mặt bằng, tính toán tải trọng sau khi sản phẩm hoàn chỉnh, trọng lượng toàn bộ sản phẩm và thiết bị thi công dặt trên sàn đảm bảo độ an toàn:
3.3. Đường vận chuyển vật tư, thiết bị tới sàn thao tác:
Đường vận chuyển cũng là một yếu tố rất quan trọng, bởi vì sau khi gia công xong sản phẩm cồng kềnh, đường vận chuyển phải tính đến yếu tố xe cẩu vào để nâng chuyển, xe chở sản phẩm đi lắp ráp Tất cả những yếu tố này đều phải tính toán tỉ mỹ, cẩn thận và chuẩn xác.
3.4. Đề xuất phương án xử lý mặt bằng thi công sai thiết kế.
Nếu khi mặt bằng thi công không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, thì cần phải có phương án đề xuất xữ lý kịp thời, trước khi đi vào gia công.
4. Lập phương án thi công:
4.1. Nhiệm vụ thi công, tiến độ hợp đồng:
Xác định nhiệm vụ thi công luôn gắn với tiến độ hợp đồng, bởi vì nếu hợp đồng trong thời gian ngắn, gấp rút thì đề ra nhiệm vụ cấp bách hơn, chỉ đạo kỹ thuật phải tối ưu hóa nhất và đội ngũ gia công đòi hỏi phải chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó cần phải bổ sung những thiết bị tốt nhất mới hoàn thành được tiến độ hợp đồng.
4.2. Các công việc cụ thể:
Chuẩn bị địa điểm, tập kết vật tư.
Lập phiếu báo thiết bị, dụng cụ, vật liệu phụ cần chuẩn bị
Chuẩn bị trang thiết bị bảo hộ lao động
5. Chuẩn bị dụng cụ vật tư:
5.1. Nghiên cứu phương án thi công và tiến độ thi công
Dựa vào bản vẽ gia công để nghiên cứu phương án thi công và tiến độ thi công mọi công việc dựa vào thiết bị gia công, dụng cụ gia công và con người gia công.
5.2. Chuẩn bị địa điểm, tập kết vật tư;
Địa điểm tập kết vật tư phải đảm bảo diện tích, có các giá đở, giá kê, gần nhất và thuận tiện nhất cho việc gia công.
5.3. Lập phiếu báo thiết bị, dụng cụ, vật liệu phụ cần chuẩn bị:
Sau khi nghiên cứu xong các bản vẽ, nhu cầu nhân lực gia công, khối lượng công việc, cũng như tiến độ hợp đồng gia công cần phải lập phiếu báo thiết bị, dụng cụ, và các vật liệu phụ cần thiết cho công việc gia công.
5.4. Chuẩn bị trang thiết bị bảo hộ lao động:
Trang thiết bị bảo hộ lao động là rất cần thiết để đảm bảo an toàn khi gia công vìa thế cần phải lên kế hoạch chuẩn bị bảo hộ lao động cho công nhân như: giày bảo hộ, quần, áo, găng tay, kín bảo vệ...
Yêu cầu kỹ thuật để thực hiện các bước trên.
Các bước thực hiện công việc
Tiêu chuẩn thực hiện
Dụng cụ, trang bị, vật liệu
Kiến thức cần có
Kỹ năng cần có
Bước 1
Nghiên cứu tài liệu
- Hiểu và nắm hệ thống các bản vẽ
- Đọc hiểu được bản vẽ tách chi tiết
- Lập được quy trình chế tạo phù hợp với điều kiện thực tế chế tạo
- Hệ thống các bản vẽ
- Máy tính
- Sổ tay, bút
- Nắm vững cấu tạo, nhiệm vụ của băng tải
- Đọc được bản vẽ thi công
- Các tiêu chuẩn, ký hiệu vẽ kỹ thuật
- Dung sai lắp ghép và vật liệu chế tạo
- Yêu cầu kỹ thuật chế tạo
- Vẽ AUTOCAD
- Đọc bản vẽ và làm việc với tài liệu
- Sử dụng máy tính
và phần mềm chuyên dụng
Bước 2
Kiểm tra sàn thao tác, xưởng sản xuất, mặt bằng sơn
- Sàn không bị lún, nghiêng lệch
- Độ phẳng của sàn thao tác đảm bảo tiêu chuẩn
- Đủ diện tích sàn, xưởng
- Bản vẽ thiết kế.
- Ni vô, thước dài
- Cấu tạo sàn thao tác
- Phương pháp kiểm tra mặt phẳng
- Vật liệu kết cấu sàn
- Tải trọng tác dụng cho phép lên sàn
- Đọc bản vẽ
- Sử dụng ni vô, thước dài
- Đo kiểm tra
Bước 3
Lập phương án thi công
- Hiểu rõ nhiệm vụ thi công
- Phù hợp với năng lực của đơn vị
- Đảm bảo tiến độ thực hiện công việc.
- Hệ thống bản vẽ thi công
- Sổ ghi chép, bút
- Phương án thi
công khả thi
- Kỹ thuật chế tạo cơ khí
- Các biện pháp an toàn trong thi công
Kế hoạch hoá phương án thi công
Bước 4
Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị vật tư, trang bị bảo hộ lao động
- Hiểu biết các yêu cầu thi công
- Lựa chọn đúng phương tiện, dụng cụ - Vật tư đủ đúng quy cách
- Đảm bảo sát với thực tế
- Máy hàn, máy mài, máy khoan, máy cắt, máy uốn đa năng.....
- Bộ mỏ hàn cắt hơi
- Các loại đe
- Dụng cụ vạch dấu, đo kiểm tra.
- Dụng cụ gá lắp.
- Trang bị bảo hộ lao động
- Thiết bị sơn
- Sơn, dung môi
- Thép L, thép I, thép U, thép ống f90 -800 thép tấm d8-12, thép lập là50x10, thép tròn f20-35 mm
- Cao su công nghiệp d10-30mm
- Các loại dụng cụ gia công tay
- Sơ đồ nguyên lý làm việc của các máy
- Kỹ thuật nắn kim loại
- Quy cách, trọng lượng thép
- Bảo quản thiết bị, dụng cụ nghề
- Lựa chọn các dụng cụ thiết bị chính xác phù hợp
- Sử dụng dụng cụ
- Nắn sửa kim loại
BÀI TẬP
Câu 1: Nêu cấu tạo và nhiệm vụ của băng tải?
Câu 2: Nêu các loại băng tải mà em biết ?
BÀI 2
CHẾ TẠO KHUNG BĂNG TẢI
Giới Thiệu
Khung băng tải thường được cấu tạo bởi thép hình như: U, I, V, L....để chịu được trọng lượng của nguyên vật liệu, sản phẩm di chuyển trên nó, bên cạnh đó nó còn phải chịu trọng lượng của mái che nếu bằng tải ngoài trời, sàn di chuyển và lan can tay vịn. Khung băng tải là chi tiết rất quan trọng và phức tạp trong băng tải
Mục tiêu của bài:
- Nêu được cấu tạo, công dụng của khung băng tải;
- Đọc được bản vẽ chi tiết khung băng tải;
- Trình bày được phương pháp khai triển thép hình;
- Lấy dấu, cắt, khoan, đột, mài sửa thép tấm, thép hình thành thạo;
- Đánh dấu, định vị, lắp ghép chi tiết đúng theo yêu cầu chế tạo;
- An toàn lao động trong thi công khung băng tải.
Nội dung bài:
1. Cấu tạo, công dụng của khung băng tải:
1.1. Cấu tạo:
Khung băng tải thường được cấu tạo bởi thép hình như: U, I, V, L....để chịu được trọng lượng của nguyên vật liệu, sản phẩm di chuyển trên nó, bên cạnh đó nó còn phải chịu trọng lượng của mái che nếu bằng tải ngoài trời, sàn di chuyển và lan can tay vịn.... do đó khung băng tải phải được tính toán tỷ mỹ để có thể đảm bảo được các yêu cầu nêu trên. (Hình: 2.1)
Hình: 2.1 Khung băng tải
1.2. Công dụng:
Dùng để gá lắp giá đở con lăn, cơ cấu khung giằng của mái che nếu bằng tải ngoài trời, sàn di chuyển và lan can tay vịn, máng cáp điện.....
2. Đọc và xử lý bản vẽ:
2.1. Đọc nội dung khung tên, bảng kê, các yêu cầu kỹ thuật:
Trên khung tên, bảng kê đưa ra các nội dung như: ký hiệu, vật liệu, số lượng, yêu cầu kỹ thuật vì vậy phải nghiên cứu kỹ trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
2.2. Phân tích các hình biểu diễn:
Các hình biểu diễn phải được phân tích cụ thể, chính xác để xác định kích thước thực tế cho công tác tính toán phôi khai triển. ngoài ra giúp cho người gia công xác định được vị trí, kích thước lắp ghép...
- Đối với hình chiếu đứng xác định chiều dài, chiều cao tổng thể, vị trí lắp ghép các chi tiết trên hệ thống khung băng tải trong quá trình gia công.
- Đối với hình chiếu cạnh và hình chiếu bằng giúp cho người gia công xác định được độ rộng và vị trí lắp ghép các chi tiết trên độ rộng đó.
2.3. Phân tích hình dạng kích thước các bộ phận chi tiết:
Nhằm mục đích xác định được kích thước chiều dài, bề rộng, góc vát, lổ khoan... để từ đó nắm vững được các yêu cầu kỹ thuật liên quan đưa ra phương án thi công phù hợp cho từng bộ phận chi tiết trên bản vẽ đó.
2.4. Tổng hợp:
Là khâu cuối cùng để đưa ra số lượng chủng loại cũng như các yêu cầu kỹ thuật liên quan các bộ phận chi tiết trên bản vẽ đó, từ đó có các con số cụ thể về khối lượng, trọng lượng từ bộ phận chi tiết.
3. Vẽ tách chi tiết, tính toán kích thước phôi các chi tiết đơn giản:
3.1. Tính chiều dài thanh dọc:
Để tính toán chiều dài cho các thanh dọc chúng ta phải xem xét vị trí các điểm đấu nối, ký hiệu chi tiết, chiều dài tổng thể, khe hở lắp ghép, độ dôi lắp ghép trên bản vẽ...
3.2. Tính chiều dài thanh đứng
Để tính toán chiều dài cho các thanh đứng chúng ta phải xem xét vị trí lắp ghép của từng thanh, ký hiệu chi tiết trên từng thanh đó, chiều cao tổng thể, khe hở lắp ghép, độ dôi lắp ghép, phương pháp lắp ghép trên bản vẽ...
3.3. Tính chiều dài thanh ngang
Để tính toán chiều dài cho các thanh ngang chúng ta phải xem xét vị trí lắp ghép của từng thanh, ký hiệu chi tiết trên từng thanh đó, chiều dài của từng thanh, khe hở lắp ghép, độ dôi lắp ghép, phương pháp lắp ghép trên bản vẽ...
3.4. Tính chiều dài thanh chéo:
Để tính toán chiều dài cho các thanh chéo chúng ta phải xem xét vị trí lắp ghép của từng thanh, gốc độ lắp ghép, ký hiệu chi tiết trên từng thanh đó, chiều dài của từng thanh, khe hở lắp ghép, phương pháp lắp ghép trên bản vẽ...
3.5.Tính kích thước bản mã:
Để tính toán kích thước bản mã chúng ta phải xem xét vị trí lắp ghép của bản mã, gốc độ lắp ghép, ký hiệu chi tiết trên từng bản mã, chiều dài, bề rộng của từng bản mã, khe hở lắp ghép, phương pháp lắp ghép trên bản vẽ...
3.6. Tính kích thước giá đỡ ru lô.
Đối với giá đở ru lô chúng ta cần lưu ý đến vị trí các góc uốn, vị trí khoan lổ....
4. Thực hành vạch dấu - phóng dạng:
- Lấy dấu tổng chiều dài phôi các thanh: phải xác định kích thước chính xác, kiểm tra nhiều lần trước khi vạch dấu, bên cạnh đó cần phải lưu ý đến sự thiếu hụt sau mỗi đường cắt đơi với quá trình cắt khí.
- Lấy dấu lỗ khoan: cần phải xác định vị trí lổ khoan, khoảng cách lổ khoan.
- Lấy dấu cắt góc các thanh chéo: lưu ý đến độ dài của thanh, góc cắt vát, chiều, hướng cắt vát góc...
- Lấy dấu bản mã: xác định đúng gốc độ bản mã cần dựng, tâm bản mã, chiều dài, bề rộng và các yếu tố kỹ thuật liên quan.
- Kiểm tra: sau khi thực hành vạch dấu phóng dạng xong, chúng ta nên kiểm tra lại lần cuối các nội dung mình đã thực hiện trước khi tiến hành cắt.
5. Thực hành cắt phôi:
- Cắt phôi các thanh dọc, đứng, ngang, giằng
- Cắt phôi bản mã
- Cắt phôi giá đỡ ru lô
- Cắt góc các thanh chéo, thanh ngang
- Kiểm tra
6. Thực hành mài, sửa phôi:
- Mài sửa pa via cắt khí: Đối với pa via cắt khí chúng ta nên dùng máy mài cầm tay mài lướt qua các góc sắc nhọn để đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn khi làm việc.
- Mài sửa pa via khoan, đột lỗ: Dùng máy mài hoặc dũa tròn làm sạch pa via
- Kiểm tra: sau khi vệ sinh làm sạch pa via chúng ta kiểm tra chiều dài, bề rộng, ... trên từng bộ phận chi tiết
7. Thực hành khoan, đột lỗ theo dấu:
- Chấm dấu lỗ khoan hoặc đột
- Định vị, kẹp chặt: trong quá trình khoan hoặc đột khâu định vị kẹp chặt giữ một vị trí rất quan trọng, nó quyết định đến độ chính xác của lổ và an toàn lao động trong quá trình thực hiện công việc.
- Khoan cắt tạo lỗ: trong quá trình khoan cắt tạo lổ cần chú ý dung dịch trơn nguội để làm cho mũi khoan và lỗ khoan không bị cháy trong qúa trình cắt, nhằm tăng năng suất công việc.
- Tháo lắp, mài sửa mũi khoan: Đối với quá trình tháo lắp mũi khoan cần chú ý đến công tác an toàn, khi lắp phải chú ý đến độ đồng tâm của mũi khoan với trục chính.
Khi mìa mũi khoan cần chú ý đến gốc cắt và sự an toàn khi mài.
- Kiểm tra : Dùng các dụng cụ đo như thước lá, thước cặp.. kiểm tra vị trí, khoảng cách cũng như đường kính các lổ khoan sau khi khoan.
- Sửa lỗi khi khoan, đột
8. Thực hành đóng số, ký tự của chi tiết:
- Nhận dạng ký hiệu chi tiết trên bản vẽ
- Đóng số, ký tự
9. Thực hành lắp ghép khung:
- Lắp ghép sàn trên: trước khi lắp ghép cần phải lựa chọn đúng chủng loại của từng bộ phận chi tiết, chuẩn bị các dụng cụ thiết bị liên quan hổ trợ trong quá trình lắp ghép, bên cạnh đó cũng cần phải chú ý đến mặt bằng và yêu cầu kỹ thuật của mặt bằng khi lắp ghép.
- Lắp ghép sàn dưới: cần lưu ý vị trí lắp ghép và phương pháp lắp ghép để đảm bảo độ chính xác và an toàn.
- Lắp ghép thanh đứng với bản mã: cần phải chuẩn bị các thiết bị dụng cụ cần thiết cho công tác gá lắp, vị trí và chiều hướng của thanh đứng và bản mã.
- Lắp ghép thanh đứng bản mã với sàn trên, sàn dưới
- Lắp ghép thanh chéo mặt bên
- Lắp ghép giá đỡ ru lô với thanh dọc
- Kiểm tra
10. Thực hành kiểm tra khung sau lắp ghép:
- Kiểm tra kích thước, vị trí tương quan của khung: kiểm tra kích thước tổng thể sau khi lắp ghép, độ song song, vuông gốc giữa các chi tiết, bộ phận theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ đề ra.
- Kiểm tra vị trí, kích thước các lỗ khoan: kiểm tra khoảng cách, kiểm tra vị trí, đường kính lổ và đường chéo giữa các vị trí lổ tương ứng.
- Kiểm tra vị trí lắp ghép giữa các thanh, bản mã với thanh. Đây là các vị trí chịu lực uốn, lực xoắn và tải trọng trên khung, do đó công tác kiểm tra cần phải thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật mà bản vẽ đã đưa ra.
- Kiểm tra mối hàn, mối ghép bu lông: đối với mối hàn phải đảm bảo ngấu, không rổ khí, rổ xỉ...
- Đối với bu lông đúng chủng loại, lực xiết đảm bảo..
* Yêu cầu kỹ thuật để thực hiện các bước trên:
Các bước thực hiện công việc
Tiêu chuẩn thực hiện
Dụng cụ, trang bị, vật liệu
Kiến thức cần có
Kỹ năng cần có
Bước 1
Tính kích thước phôi
- Nhanh chính xác
- Phôi đúng kích thước
- Hệ thống các bản vẽ
- Máy tính
- Cấu tạo khung băng tải
- Đọc được bản vẽ thi công
- Trình bày được phương pháp khai triển thép hình
- Đọc và sử lý bản vẽ
- Sử dụng máy tính
Bước 2
Vạch dấu
- Dấu rõ ràng, chính xác
- Tiết kiệm nguyên vật liệu
- Bản vẽ chi tiết
- Sàn thao tác
- Dụng cụ vạch dấu, chấm dấu
- Dưỡng, mẫu
- ThépL50x50x4
- ThépL50x50x6
- ThépL75x75x8
- ThépL90x90
- Đọc được bản vẽ phóng dạng khung
- Nêu được các bước tiến hành khi vạch dấu khối sắt tiết diện.
- Trình bày được phương pháp sử dụng bảo quản dụng cụ vạch dấu
- Vạch dấu, phóng dạng
- Sử dụng dụng cụ vạch dấu, chấm dấu
Bước 3
Cắt phôi
- Đường cắt liên tục đúng dấu, ít pa via
- Đủ số lượng yêu cầu
- An toàn
- Bản vẽ pha cắt
- Máy cắt
- Bộ mỏ hàn cắt hơi
- Thép L, U, I
- ThépL50x50x4
- ThépL50x50x6
- ThépL75x75x8
- ThépL90x90x8
- Thép tấmd12
- Đọc được bản vẽ pha cắt
- Trình bày được phương pháp cắt thép hình, thép tấm bằng máy
- Nêu được các biện pháp an toàn khi sử dụng máy cắt kimloại
- Sử dụng máy cắt
- Cắt đường thẳng, vát góc
Bước 4
Sửa phôi
- Đường cắt sạch pa via
- Đủ kích thước theo yêu cầu chế tạo
- An toàn
- Máy mài cắt cầm tay
- Búa tay, đục bằng
- Kính bảo hộ lao động
Trình bày được phương pháp sử dụng máy mài cắt cầm tay
Sử dụng máy mài cắt cầm tay
Bước 5
Gia công lổ
- Lỗ tròn đều, đúng kích thước, vị trí
- An toàn
- Máy cắt đột liên hợp, máy khoan.
- Các dụng cụ phụ trợ
- ThépL75x75x8
- ThépL90x90x8
- Thép tấmd12
Trình bày được phương pháp đột, khoan thép tấm, thép hình
Sử dụng máy cắt
Bước 6
Đóng số chi tiết
Số và ký tự rõ ràng chính xác
- Bản vẽ lắp
- Bộ số, bộ chữ
- Búa tay
- Đọc bản vẽ lắp
- Nêu được trình tự các bước tiến hành khi đánh số
Sử dụng búa tay, bộ số, bộ chữ
Bước 7
Lắp ghép khung
- Các chi tiết đúng vị trí
- Mối hàn đạt tiêu chuẩn cho phép
- An toàn
- Bản vẽ lắp khung
- Dụng cụ tổ hợp
- Dụng cụ đo
- Máy hàn
- Đọc bản vẽ lắp
- Trình bày được phương pháp lắp ghép chi tiết
- Gá lắp, tổ hợp, hàn
- Sử dụng dụng cụ
- Nhận biết các chi tiết
Bước 8
Kiểm tra
- Bản vẽ thi công
- Đúng trình tự các bước
- Theo tiêu chuẩn bản vẽ thiết kế
- Dung sai 1/1000
- Dụng cụ đo kiểm tra
- Sàn thao tác
- Khung băng tải
- Đọc được bản vẽ thi công
- Nêu được cách kiểm tra độ song song, vuông góc, độ phẳng thẳng
Sử dụng dụng cụ đo kiểm tra
BÀI TẬP
Câu 1: Nêu cấu tạo và nhiệm vụ của khung băng tải?
Câu 2: Trình bày trình tự thực hiện chế tạo khung băng tải ?
BÀI 3
CHẾ TẠO GIÁ ĐỞ CON LĂN
Giới Thiệu
Giá đở con lăn thường được cấu tạo bởi thép dẹt hoặc thép hình, được khoan lổ để lắp ghép với con lăn và lắp ghép trên khung sàn. Nó được dùng để nâng đở con lăn trong quá trình vận hành đảm bảo đúng yêu cầu không bị xô lệch băng, và đảm bảo sự căng băng đều trên toàn hệ thống
Mục tiêu của bài:
- Nêu được cấu tạo, công dụng của giá đỡ con lăn;
- Đọc được bản vẽ chi tiết, tính được chiều dài phôi giá đỡ con lăn;
- Biết cách kiểm tra góc chi tiết bằng dưỡng chuẩn;
- Lấy dấu, cắt, khoan, đột, xẻ rãnh, vát góc, mài sửa, uốn thép lập là thành thạo;
- An toàn lao động.
Nội dung bài:
1. Cấu tạo, công dụng của giá đỡ con lăn:
1.1. Cấu tạo:
Giá đở con lăn thường được cấu tạo bởi thép dẹt hoặc thép hình, được khoan lổ để lắp ghép với con lăn và lắp ghép trên khung sàn.
1.2. Công dụng:
Dùng để nâng đở con lăn trong quá trình vận hành đảm bảo đúng yêu cầu không bị xô lệch băng, và đảm bảo sự căng băng đều trên toàn hệ thống.
Hình 3.1 Giá đở con lăn
2. Quá trình biến dạng của kim loại khi uốn thép lập là:
- Phía ngoài góc uốn kim loại bị dãn dài ra
- Phía trong góc uốn kim loại bị co ngắn lại
- Phần kim loại ở giữa hai lớp giữ nguyên không thay đổi
3. Đọc bản vẽ chi tiết:
- Đọc nội dung khung tên, bảng kê, các yêu cầu kỹ thuật: nhằm mục đích nắm được ký hiệu, chủng loại vật liệu, số lượng và các yêu cầu kỹ thuật liên quan trên bản vẽ gia công
- Phân tích các hình biểu diễn: nhằm mục đích có cơ sở để tính toán cụ thể cho từng chi tiết, bộ phận với các yêu cầu chiều cao, chiều dài, bề rộng, vị trí gia công, gá lắp...
- Tổng hợp: để biết được chủng loại, số lượng, vật liệu cần tính toán gia công.
4. Tính chiều dài phôi giá đỡ con lăn:
- Chiều dài phần không chịu uốn: phân tích dựa trên các hình chiếu, vị trí lắp ghép, phương pháp lắp ghép để từ đó xác định được kích thước chính xác.
- Chiều dài phôi tham gia uốn cong: cần phải xác định góc uốn từ đó mới tính toán được sự nén và giản trong quá trình uốn.
- Tổng chiều dài phôi
5. Thực hành vạch dấu phôi giá đỡ:
- Lấy dấu tổng chiều dài phôi: sau khi nghiên cứu bản vẽ, tiến hành phân tích và tính toán xác định kích thước chiều dài tổng thể chúng ta tiến hành dùng dụng cụ đo và các dụng cụ bổ trợ để lấy dấu tổng chiều dài cho phôi.
- Lấy dấu phôi tham gia uốn cong: Phần tham gia uốn cong sẽ bị biến dạng cho nên cần phải tính toán, phân tích cụ thể để công việc lấy dấu phôi được chính xác.
- Lấy dấu phần xẻ rãnh: trước khi lấy dấu phần xẽ rãnh cần xem xét các yêu cầu kỹ thuật liên quan từ đó phân tích qui trình xẽ rãnh, phương pháp để sau khi thực hiện xong chiều dài và bề rộng của rãnh đảm bảo được yêu cầu.
- Lấy dấu vát góc: phần vát góc vừa là kỹ thuật vừa là nội dung thẩm mỹ, chính vì vậy nên làm dưỡng để lấy dấu được nhanh và chính xác.
- Lấy dấu tâm lỗ khoan: tâm lổ khoan quyết định yếu tố chất lượng của mũi khoan do đó khi lấy dấu cần phải sữ dụng dụng cụ bổ trợ như Êke để đánh dấu chử thập, sau khi khoan xong chứng ta dễ dàng nhìn thấy lổ chính xác hay không?
- Kiểm tra : công việc kiểm tra luôn phải tiến hành thường xuyên trong khi thực hiện các nội dung do đó khi làm việc càng tăng cường kiểm tra thì sự sai sót sẽ càng giảm.
6. Thực hành cắt phôi, mài sửa phôi:
- Cắt tổng chiều dài phôi: khi cắt tổng chiều dài phôi cần chú ý đến sự thiếu hụt sau mỗi đường cắt đối với cắt khí.
- Xẻ rãnh: Trước khi xẽ rãnh cần phải tiến hành khoan lổ giới hạn hai đầu để công tác xẽ rãnh đảm bảo kỹ thuật và thẩm mỹ.
- Vát góc: Nếu sữ dụng trên máy cắt đột liên hợp thì chúng ta nên làm cử chặn hoặc dưỡng để đảm bảo được năng suất, chất lượng và hiệu quả.
7. Thực hành khoan lỗ giá đỡ:
- Định vị, kẹp chặt: có thể chúng ta sữ dụng đồ gá chuyên dụng hoặc êtô bàn máy kẹp chặt để đảm bảo sự cứng vững, sự chắc chắn trong quá trình khoan để vừa đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Khoan lỗ: Trong quá trình khoan cần chú ý đến dung dịch làm nguội, và lực tác dụng lên mũi khoan.
8. Thực hành uốn tạo hình chi tiết:
- Vạch dấu giới hạn phần uốn: tính toán sự dãn dài trong quá trình uốn
- Kẹp chặt: đối với quá trình uốn công tác kẹp chặt chống dịch trượt trong qua trình uốn rất quan trọng vì sau khi sản phẩm uốn tạo ra phải mang tính đồng nhất trên mọi số lượng do đó khâu chuẩn bị phải tực hiện tốt, có thể dùng đồ gá và làm dưỡng để kiểm tra.
- Tạo hình: trong quá trình tạo hình lực tác dụng lên chi tiết uốn cần phải đồng nhất để đảm bảo tính thẩm mỹ và các yêu cầu kỹ thuật khác.
9. Thực hành kiểm tra:
- Kiểm tra kích thước lỗ khoan: Tiến hành kiểm tra đường kính lổ, khoảng cách lổ và các yêu cầu khác nếu cần.
- Kiểm tra kích thước rãnh, mép vát: đối với nội dung này chúng ta nên sữ dụng dưỡng mẫu tự chế để tiến hành kiểm tra nhanh gọn và chính xác.
- Kiểm tra góc uốn chi tiết: tương tự như kích thước rãnh đối với góc uốn chúng ta có thể sữ dụng dưỡng kiểm để kiểm tra, nó vừa chính xác, vừa đạt được năng suất
* Các yêu cầu kỹ thuật khi thực hiện các bước nêu trên.
Các bước thực hiện công việc
Tiêu chuẩn thực hiện
Dụng cụ, trang bị, vật liệu
Kiến thức cần có
Kỹ năng cần có
Bước 1
Nghiên cứu bản vẽ, tính chiều dài phôi
- Nhanh chính xác
- Phôi đúng kích thước
- Hệ thống các bản vẽ
- Máy tính
- Cấu tạo giá đỡ
- Đọc được bản vẽ chi tiết
- Vẽ AUTOCAD
- Đọc và sử lý bản vẽ
- Sử dụng máy tính
Bước 2
Vạch dấu phôi giá đỡ
Dấu rõ ràng, chính xác
- Bản vẽ chi tiết
- Sàn thao tác
- Dụng cụ vạch dấu, chấm dấu
- Dưỡng, mẫu
- Thép lập là 50x8
- Đọc bản vẽ thi công
- Nêu được các bước tiến hành khi vạch dấu
- Đọc bản vẽ
- Vạch dấu
- Sử dụng dụng cụ
Bước 3
Cắt phôi giá đỡ
- Đường cắt liên tục đúng dấu, ít pa via
- Đủ số lượng yêu cầu
- An toàn
- Kéo cần
- Máy cắt đột liên hợp
- Bộ mỏ hàn cắt hơi
- Thép lập là 50x8
- Trình bày được phương pháp cắt thép lập là bằng tay, bằng máy
- Nêu được các biện pháp an toàn khi sử dụng máy cắt kim loại
Sử dụng máy cắt
Bước 4
Sửa phôi
- Đường cắt sạch pa via
- Đủ kích thước theo yêu cầu chế tạo
- An toàn
- Máy mài cắt cầm tay
- Búa tay, đục bằng
- Kính bảo hộ LĐ
Trình bày được phương pháp sử dụng máy mài cắt cầm tay
Sử dụng máy mài cắt cầm tay
Bước 5
Vát mép
Đúng kích thước và góc độ
- Máy mài cắt cầm tay.
- Kính bảo hộ lao động, dưỡng kiểm tra
Trình bày được phương pháp sử dụng máy mài cắt cầm tay
Sử dụng máy mài
Bước 6
Xẻ rãnh lắp trục con lăn
Rãnh đúng kích thước, sạch pa via
- Máy cắt đột liên hợp
- Thép lập là 50x8
- Nêu được cấu tạo chung của bộ phận đột.
-Trình bày được phương pháp chế tạo khuôn đột
Sử dụng máy đột, dập
Bước 7
Khoan lỗ giá đỡ
- Lỗ khoan tròn đều, đúng kích thước
- Đúng vị trí
- An toàn
- Máy khoan, mũi khoan
- Dụng cụ phụ trợ
- Thép lập là 50x8
- Trình bày được công dụng, cấu tạo nguyên lý làm việc của máy khoan
- Nêu được cách tháo lắp, mài mũi khoan
- Sử dụng máy khoan
- Mài mũi khoan
Bước 8
Gập tạo hình giá đỡ
Đảm bảo kích thước, góc độ theo bản vẽ thiết kế
- Máy gập.
- Dưỡng góc chuẩn
- Thép lập là 50x8
Trình bày được phương pháp gập bằng máy
Sử dụng máy gập
Bước 9
Kiểm tra
Đảm bảo YCKT, mỹ thuật theo tiêu chuẩn bản vẽ thiết kế
- Bản vẽ chi tiết
- Thước lá
- Dưỡng chuẩn
- Giá đỡ
- Đọc được bản vẽ chi tiết
- Trình bày được phương pháp đo, kiểm tra chi tiết
Sử dụng dụng cụ đo, kiểm tra
BÀI TẬP
Câu 1: Nêu cấu tạo và nhiệm vụ của giá đở con lăn?
Câu 2: Trình bày trình tự thực hiện chế tạo giá đở con lăn?
BÀI 4
CHẾ TẠO CON LĂN, RU LÔ
Giới Thiệu
Con lăn, Ru ô thường được làm bằng thép tấm uốn tròn, hoặc làm bằng cao su tuỳ theo tính chất sử dụng, mục đích sử dụng của từng loại băng tải.
Mục tiêu của bài:
- Nêu được cấu tạo, công dụng của con lăn, rulô;
- Đọc được bản vẽ chi tiết, tính được chiều dài phôi con lăn, rulô;
- Mô tả được quá trình biến dạng của kim loại khi uốn thép tấm;
- Lấy dấu, cắt, khoan, mài sửa, uốn thép tấm thành thạo;
- Hàn đính, lắp bu lông đảm bảo tiêu chuẩn;
- An toàn lao động.
Nội dung của bài:
1. Cấu tạo, công dụng của con lăn, rulô:
1.1. Cấu tạo
Làm bằng thép tấm uốn tròn, hoặc làm bằng cao su tuỳ theo tính chất sử dụng, mục đích sử dụng của từng loại băng tải.
Hình 4.1 Con lăn,Rulo
1.2. Công dụng
Dùng để dịch chuyển băng trên khung và giá đở băng được liên tục.
2. Quá trình biến dạng của kim loại khi uốn thép tấm:
2.1. Phía ngoài góc uốn kim loại bị dãn dài ra
2.2. Phía trong góc uốn kim loại bị co ngắn lại
2.3. Phần kim loại ở giữa hai lớp giữ nguyên không thay đổi
3. Đọc bản vẽ chi tiết:
3.1. Đọc nội dung khung tên, bảng kê, các yêu cầu kỹ thuật
3.2. Phân tích các hình biểu diễn
3.3. Phân tích hình dạng kích thước các bộ phận chi tiết
3.4. Tổng hợp
4. Khai triển hình trụ:
4.1. Vẽ hình chiếu đứng
4.2. Tính toán kích thước khai triển
Lkt = Π .Dtb
Trong đó: - Lkt: Là kích thước khai triển;
- Hệ số Π = 3,14;
- Dtb: Đường kính trung bình của thân bồn.
4.3. Vẽ hình khai triển
Tùy theo dạng thân bồn, bề rộng và chiều dài của khổ vật liệu mà kích thước kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_mo_dun_che_tao_bang_tai.doc