Giáo trình lập Kế hoạch bảo quản tài liệu

GIÁO TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH BẢO QUẢN TÀI LIỆU Mục lục Lên kế hoạch bảo quản là gì? Lên kế hoạch và đánh giá công tác bảo quản Khảo sát đánh giá các nhu cầu về bảo tồn Sắp xếp các hoạt động bảo tồn theo thứ tự ưu tiên Chính sách thu thập tư liệu và công tác bảo quản Lập kế hoạch bảo quản: thư mục chọn lọc Những vấn đề cần quan tâm trong công tác bảo quản về việc thiết kế toà nhà lưu trữ: thư mục chọn lọc Nguồn thông tin Sherelyn Ogden Thư viện, cơ quan lưu trữ, bảo

pdf185 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình lập Kế hoạch bảo quản tài liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tàng và các hội bảo tồn lịch sử không chỉ có nhiệm vụ thu thập, diễn giải và trưng bày các tư liệu có giá trị minh chứng lịch sử mà còn có trách nhiệm bảo quản lâu dài, đảm bảo an ninh và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các tư liệu đó. Hiệp hội bảo tàng Mỹ đã nhận thức được trách nhiệm này. Hiệp hội này đã chỉ ra trong “Các quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp của ngành bảo tàng” trong đó chỉ rõ cơ quan bảo tàng phải đảm bảo “các tư liệu mà bảo tàng quản lý phải được bảo vệ, không làm mất mát, không bị gây trở ngại, được theo dõi sát sao và được bảo quản tốt”. Bảo quản là một phần không thể thiếu được trong nhiệm vụ của một cơ quan văn hoá, do đó việc lên kế hoạch bảo quản phải là một bộ phận trong tổng thể kế hoạch mang tính chiến lược của công tác này. + Lên kế hoạch bảo quản là một quá trình đòi hỏi phải xác định các yêu cầu chung và cụ thể đối với việc bảo vệ các tư liệu đã thu thập được, việc này đòi hỏi phải xác định được các trường hợp cần ưu tiên, và cũng phải định rõ được các nguồn vốn để thực hiện công việc. + Mục đích chính của việc lên kế hoạch là xác định được một quy trình hoạt động cho phép cơ quan đó lập được một chương trình bảo quản cho cả hiện tại và tương lai. + Hơn nữa, quá trình này còn giúp cho các cơ quan xác định rõ những việc phải làm và những việc không bao giờ nên làm, nhờ đó vốn tài liệu có thể được sử dụng một cách hợp lý. Lập kế hoạch bảo quản dài hạn Kết quả của quá trình lập kế hoạch là việc thiết lập được một kế hoạch bảo quản dài hạn thể hiện bằng văn bản. Đó là một tư liệu quan trọng mà bất cứ một cơ quan nào cũng cần phải có. + Một kế hoạch bảo quản dài hạn phải phác thảo được những yêu cầu bảo quản của cơ quan và phải vạch ra được một quy trình hoạt động để đáp ứng được những yêu cầu của việc thu thập tư liệu. + Kế hoạch đó đưa ra một khuôn mẫu để thực hiện những mục tiêu đề ra và những trường hợp cần ưu tiên theo một cách thức hợp lý và hiệu quả; nó là công cụ để đạt được những việc cần nhất trí làm trước trong một giai đoạn đã định. Kế hoạch đó giúp duy trì sự liên tục và tính nhất quán theo thời gian của một chương trình bảo quản. + Kế hoạch này phải thể hiện được vai trò và tầm quan trọng của công tác bảo quản, giúp thấy được bảo quản là một công việc có vị trí ngang với các công việc như thu thập tư liệu, diễn giải và nghiên cứu. + Kế hoạch là một sự trợ giúp quan trọng trong việc đảm bảo những nguồn vốn cần thiết để hỗ trợ thực hiện những việc cần làm. + Kế hoạch ghi lại những hoạt động bảo quản trong hiện tại và quá khứ, cũng như những nỗ lực trong tương lai của cơ quan. Kế hoạch bảo quản cần phải phù hợp với các biện pháp quản lý trọng yếu khác của cơ quan, chẳng hạn như các chủ trương về quản lý thu thập tư liệu. Kế hoạch bảo quản không nên được soạn thảo một cách tách biệt mà nên được soạn trên cùng một khung tham chiếu áp dụng cho tất cả các kế hoạch và chủ trương về thu thập tư liệu. Khung tham chiếu này là phương hướng hoạt động của cơ quan. Mọi chủ trương và các vấn đề quản lý phải được thực hiện phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của cơ quan và phải được hiểu cũng như thực thi trong khuôn khổ của nó. Kế hoạch bảo quản cần phải dễ hiểu và phải bao quát được toàn bộ các nguồn tư liệu của cơ quan. Sự kết hợp toàn bộ các nguồn tư liệu thu thập được vào bản kế hoạch là vô cùng thiết yếu đối với việc thúc đẩy sự hiểu biết đầy đủ trong việc ưu tiên xây dựng kế hoạch bảo quản dài hạn. Ngoài ra , sự kết hợp như vậy sẽ tạo ra sự liên kết giữa các hoạt động bảo quản với các chương trình kế hoạch mang tính chiến lược khác. Một kế hoạch bảo quản có hiệu quả là một kế hoạch thiết thực và khả thi. Một kế hoạch nằm ngoài khả năng thực hiện và chi trả của cơ quan là một kế hoạch vô dụng. Trong khi kế hoạch cần phải đưa ra tất cả những yêu cầu bảo quản thì nó cũng cần phải chú ý đến các bước có thể đạt được nhờ nguồn vốn sẵn có hoặc huy động được (ví dụ như nhờ các khoản viện trợ hoặc gây quỹ) Kế hoạch của từng cơ quan là khác nhau. Có những kế hoạch dài hạn, phức tạp và chi tiết, lại có những kế hoạch ngắn gọn và đơn giản. Tuy nhiên, tất cả mọi kế hoạch đều phải dựa trên kết quả khảo sát đánh giá nhu cầu của từng cơ quan. Khảo sát đánh giá nhu cầu Khảo sát đánh giá nhu cầu có tính then chốt đối với việc lập kế hoạch bảo quản và phải được tiến hành trước khi soạn thảo kế hoạch. Kế hoạch bảo quản dựa trên các nhu cầu của cơ quan và các hoạt động đặt ra để đáp ứng các yêu cầu đó. Những thông tin này phải được đưa vào các báo cáo khảo sát. Nhiều cơ quan chỉ có báo cáo khảo sát xem xét các nhu cầu đối với các tư liệu thu thập được nói chung. Đối với một số cơ quan có nhiều hệ thống tư liệu và các nhu cầu lên kế hoạch phức tạp thì cần thiết phải có thêm những khảo sát đề cập đến những khó khăn cụ thể hoặc những yêu cầu về các tư liệu cụ thể hoặc các loại tư liệu khác nhau. Vì khảo sát là bộ phận quan trọng để cơ quan căn cứ vào đó mà lên kế hoạch bảo quản, cho nên tiến hành các khảo sát đáp ứng được yêu cầu lập kế hoạch của cơ quan là điều vô cùng quan trọng. + Khảo sát phải đánh giá được các chủ trương, việc thực hiện và các điều kiện của cơ quan có ảnh hưởng đến công tác bảo quản các tư liệu lưu trữ. + Khảo sát phải nêu được tình trạng chung của toàn bộ các tư liệu lưu trữ, phải chỉ ra được những gì cần làm để cải thiện tình trạng đó, cũng như bằng cách nào để bảo quản các tư liệu đó lâu dài. + Khảo sát cũng phải xác định được các yêu cầu bảo quản cụ thể, phải đề xuất được các hoạt động đáp ứng được yêu cầu đó và ưu tiên thực hiện các hoạt động đã được đề xuất đó. Toàn bộ toà nhà lưu trữ vốn tư liệu cũng cần phải được khảo sát. Cần phải xác định cho được những rủi ro đối với vốn tư liệu thu thập, phải tính đến các yếu tố như môi trường, bảo quản, an ninh, vấn đề sử dụng, trông coi, xử lý bảo quản, các chủ trương và việc thực hiện. Cũng cần lưu ý rằng bản thân tòa nhà dùng để lưu trữ các tư liệu cũng được coi là một phần của công tác lưu trữ. Đó là các toà nhà có kết cấu mang tính lịch sử hoặc có giá trị kiến trúc cao. Trong trường hợp này các hoạt động bảo quản toà nhà cũng phải được coi trọng như các hoạt động bảo quản vốn tư liệu. Tất cả những thông tin trên phải được ghi lại trong các báo cáo khảo sát chính thức một cách rõ ràng, dễ hiểu và được trình bày theo khuôn mẫu thống nhất, bằng cách này mọi thông tin sẽ được sắp xếp và trích dẫn một cách dễ dàng. Báo cáo là công cụ để soạn thảo các kế hoạch bảo quản; nó phải chứa đựng các thông tin dễ hiểu và dễ sử dụng. Sẵn sàng hỗ trợ Các chương trình dịch vụ trong lĩnh vực này của địa phương luôn sẵn sàng hỗ trợ các cơ quan văn hoá về tất cả các khía cạnh liên quan đến việc lập kế hoạch bảo quản. Các chương trình này tài trợ các hội thảo, tiến hành đánh giá các yêu cầu chung và tiến hành khảo sát riêng từng mục, đồng thời hướng dẫn nhân viên trong cơ quan tiến hành các khảo sát tại chỗ. Để có thêm thông tin, hãy liên hệ với trung tâm bảo quản về các thông tin liên quan đến các chương trình dịch vụ trong lĩnh vực này của địa phương. Tiến sĩ Margaret Child Không nên coi việc thiết kế một chương trình bảo quản như một quy trình đặc thù đòi hỏi sự thành thạo chuyên môn trong lĩnh vực hoá học liên quan đến quy trình xử lý giấy hoặc đòi hỏi các kỹ năng bảo quản mang tính thực hành. Thực ra quá trình này tương tự như việc ra các quyết định quản lý khác: một quá trình phân bổ các nguồn tư liệu sẵn có cho các hoạt động và các chức năng quan trọng đối với việc tiến hành các nhiệm vụ của cơ quan. Để việc ra các quyết định về công tác bảo quản được thực sự rõ ràng, chúng ta cần phải coi bảo quản như là một khâu quan trọng của việc quản lý các tư liệu thu thập được. Giống như các chương trình khác, mục tiêu và các ưu tiên trong chương trình bảo quản cần phải được xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và định hướng hoạt động của cơ quan. Những mục tiêu này cần phải được xác lập dựa trên các chủ trương rõ ràng về vấn đề thu thập tư liệu. Nếu như định hướng hoạt động hoặc chủ trương thu thập tư liệu của cơ quan lập kế hoạch lại mang tính chung chung, mơ hồ thì cần phải viết lại các tài liệu đó sao cho chúng phản ánh được mục tiêu thực sự của cơ quan lưu trữ, bảo tàng, thư viện và phải thể hiện rõ việc thu thập tư liệu đã giúp gì cho các mục tiêu đó. Việc bảo quản tài sản của một cơ quan lưu trữ, bảo tàng và thư viện được chia theo hai tiêu chí. Tiêu chí thứ nhất là bảo quản dự phòng, loại bảo quản này chú trọng đến việc ngăn chặn sự xuống cấp của toàn bộ các tư liệu nói chung. Tiêu chí thứ hai là các biện pháp bảo quản phục chế nhằm sửa lại tình trạng xuống cấp về mặt lý tính hoặc hoá tính. Bảo quản phục chế đòi hỏi một lượng nhân công đông đảo và thường cần đến các chuyên gia có chuyên môn cao, do đó bảo quản phục chế rất tốn kém và thường chỉ giới hạn trong phạm vi chọn lọc toàn bộ các hiện vật tư liệu sưu tập. Bất cứ một quy trình lên kế hoạch nào cũng phải đưa ra được một chương trình có sự kết hợp của hai tiêu chí trên. Phương pháp lập kế hoach. Việc lập kế hoạch bảo quản cần phải áp dụng phương pháp lên kế hoạch chiến lược đạt quy chuẩn. Hơn nữa, cần phải phát triển một hệ thống các công cụ chuyên biệt để giúp các nhân viên bảo tàng, nhân viên lưu trữ và các nhân viên thư viện đánh giá được các yêu cầu về bảo quản và định ra các chuẩn ưu tiên để phục vụ yêu cầu đó. Tài liệu thực hành “ Lên kế hoạch bảo quản: Hướng dẫn viết kế hoạch dài hạn” của Trung tâm bảo quản tư liệu Đông Bắc có ý định hỗ trợ các cơ quan đã hoàn tất việc đánh giá yêu cầu cho việc soạn thảo các kế hoạch dài hạn. Hiệp hội các thư viện nghiên cứu đã đưa ra “Chương trình lên kế hoạch bảo quản”. Các chương trình này mặc dù nhằm vào các thư viện nghiên cứu và có ý định được thực hiện dưới sự hỗ trợ tư vấn của các nhà quản lý công tác bảo quản có kinh nghiệm, nhưng các chương trình này cũng có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho việc đánh giá các vấn đề mà các nơi này quan tâm. CALIPR là chương trình phần mềm trọn gói có thể hỗ trợ mọi cơ quan bảo tàng thư viện ở California thực hiện việc đánh giá các yêu cầu bảo quản đơn giản. Các công cụ này cũng như các công cụ khác trong lĩnh vực này giúp các nhà quản lý đánh giá được các yêú tố cơ bản trong việc lập kế hoạch bảo quản: mức độ các tư liệu lưu trữ có thể gặp rủi ro, do nhiều yếu tố khác nhau; các bộ sưu tập có giá trị lâu bền nhất trong các nguồn tư liệu; khả năng về mặt thời gian, nhân lực, khả năng về kỹ thuật chuyên môn, và khả năng tài chính; khả năng thực thi mang tính chính trị đối với một số hoạt động cụ thể. Kết quả của việc tính toán này phải được kết hợp để tạo ra một danh mục các quy chuẩn ưu tiên. Tính toán rủi ro Cần phải có các dữ liệu đáng tin cậy về mọi khía cạnh khó khăn của công tác bảo quản trong từng cơ quan bảo tàng, thư viện để bước đầu phục vụ cho việc thiết lập các chính sách ưu tiên trong công tác bảo quản của cơ quan đó. Cần phải thu thập các thông tin về mức độ và các dạng xuống cấp, về các điều kiện môi trường trong đó các tư liệu được lưu giữ và sử dụng, và về hệ thống các chủ trương biện pháp như xác định cháy nổ và các biện pháp an ninh bảo vệ các hiện vật tư liệu lưu trữ trước các nguy cơ bị huỷ hoại hoặc mất mát. Khảo sát các điều kiện bảo quản Nhiều thư viện nghiên cứu lớn đã tiến hành các khảo sát tình hình một cách kỹ lưỡng về các cơ quan lưu trữ của họ trong suốt 15 năm qua. Các khảo sát này đã đưa ra các dữ liệu đáng tin cậy về tỷ lệ giấy axít, về độ giòn của giấy, về mức độ mất các cột chữ, về sự xuống cấp của các văn bản và hình vẽ và về tỷ lệ các trang bìa bị hỏng do thiếu các trang bìa phụ để bảo vệ. Có khá nhiều tài liệu liên quan đến điều này. Hầu hết các khảo sát đều đưa ra cùng một dạng xuống cấp, vì vậy các cơ quan khác không cần phải điều tra kỹ nữa trừ khi cơ quan đó lưu trữ các chủng loại tư liệu khác hoặc lưu trữ trong các điều kiện đặc biệt kém. Tuy nhiên, sẽ là hữu ích nếu mỗi cơ quan có ít nhất một mẫu tư liệu nhỏ trong kho tư liệu riêng của mình, vừa để khẳng định rằng các mẫu đó tuân theo các dạng mẫu chuẩn quốc gia vừa để làm vật minh hoạ để đăng ký xin ngân sách và chuẩn bị để xin các dự án tài trợ. Khảo sát môi trường Để có được các dữ liệu phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch về môi trường lưu trữ các tư liệu, mỗi cơ quan phải đo và ghi lại nhiệt độ, độ ẩm tương đối để thấy được sự dao động về nhiệt độ và độ ẩm trong ngày và trong năm. Có thể nhận được hỗ trợ xác lập chương trình giám sát này qua chương trình dịch vụ trong lĩnh vực bảo quản của địa phương, qua các thư viện của bang có chương trình bảo quản hoặc qua các thư viện của các trường đại học gần đó có ban quản lý về công tác bảo quản. Hỗ trợ từ phía các nhà tư vấn có lúc cũng cần thiết để có thể diễn giải một cách chính xác các dữ liệu thu thập được, nhờ đó có thể chọn lựa các cách phục chế. Làm thế nào để giám sát một cách bao quát về sự thay đổi khí hậu trong từng kho tài liệu là vấn đề mang tính quản lý, mà vấn đề này lại phụ thuộc vào các điều kiện tại chỗ và phụ thuộc vào phạm vi nguồn tư liệu trong kho để có thể tiến hành các khảo sát như vậy. Trong việc khảo sát về điều kiện môi trường của mỗi cơ quan cần phải chú ý đến các nguy cơ thiệt hại tiềm tàng như việc tiếp xúc với ánh sáng qua cửa sổ hoặc ánh sáng tổng hợp. Lý tưởng là, mức độ ô nhiễm cũng phải được xem xét, nhưng thực tế thì hầu hết những rắc rối về ô nhiễm đều phải đợi đến khi có sự đổi mới toàn bộ hoặc thay thế hệ thống HVAC. Khảo sát hệ thống bảo vệ và sử dụng Ngoài ra, lên một kế hoạch hiệu quả cho chương trình bảo quản đòi hỏi cơ quan lưu trữ, bảo tàng, thư viện phải xem xét rất nhiều các hệ thống khác nhau, các quy tắc và các chủ trương chính sách đã định, để đề phòng thiệt hại gây ra cho các tư liệu lưu trữ từ việc lưu kho, sử dụng và trao đổi cũng như từ các hiểm họa, phá hoại và trộm cắp. Đảm bảo thực hiện đúng các biện pháp bảo vệ, các quy tắc và các chủ trương cho phép đánh giá được mức độ các tư liệu sẽ xuống cấp trong tương lai, cũng như trước các thiệt hại bất ngờ. Kết cấu của toà nhà cũng cần phải được khảo sát để có thể tiên liệu các nguy cơ có thể xảy ra như rò rỉ hoặc gây cháy nổ. Hệ thống xác định và dập cháy cũng cần phải được kiểm tra đánh giá. Các hệ thống an ninh, gồm cả đơn giản lẫn phức tạp và việc lên các kế hoạch đối phó với thảm hoạ cũng cần phải được xem xét. Cũng cần phải kiểm tra việc đào tạo người sử dụng và nhân viên trong việc trông coi và sử dụng các tư liệu lưu trữ và cũng cần đánh giá các thiết bị lưu trữ, các hợp đồng đóng sách và việc bảo quản microfilm, các hình thức hộp để bảo quản, lưu trữ, và các vật liệu dùng trong công tác bảo quản và phục chế. Có thể cũng hữu ích khi theo dõi một số các tư liệu, ấn phẩm ngay từ khâu bổ sung thông qua trang bìa, túi bọc hoặc các túi đựng, qua ca-ta-lô, qua việc xếp đặt trên giá, qua việc phát hành và qua việc trao đổi giữa các thư viện, nhờ đó có thể xác định được tất cả các vấn đề về những thủ tục hoặc việc sử dụng có thể làm hư hại đến tư liệu đó. Tiến hành các hoạt động như vậy sẽ chỉ rõ được những ảnh hưởng của những thiệt hại tiềm tàng trong các công việc này. Xác định giá trị Các nhân viên bảo tàng, thư viện cố gắng phát triển kế hoạch chiến lược cho chương trình bảo quản cũng cần đánh giá chiều sâu, tầm rộng của các khu khác nhau trong số các tư liệu lưu trữ để có thể đánh giá được giá trị tri thức của các tư liệu ấn phẩm đó. Trong thư viện thì tổng quan phân nhóm các khu vực tra cứu đã chứng tỏ là một công cụ hữu hiệu. Chương trình phần mềm CALIPR, như đã đề cập trên đây, đã đưa ra bốn câu hỏi đơn giản với ý định đánh giá giá trị của các tài liệu ấn phẩm dưới khía cạnh là nguồn tài liệu của toàn bộ thư viện của bang. Một khi cơ sở thư viện không chọn lựa bất cứ công cụ nào đã nêu trên đây thì các câu hỏi sau sẽ giúp thiết lập các nghiên cứu lâu dài hoặc giá trị giáo dục của các tài liệu và các ấn phẩm về mặt ưu tiên của cơ sở và về toàn bộ các tài liệu đề cập đến vấn đề này: 1. Tầm quan trọng của nội dung mà các tài liệu hoặc ấn phẩm này đề cập đến là gì? Các tài liệu này có giá trị chủ yếu mang tính địa phương, toàn bang, cục bộ, toàn quốc hay quốc tế? 2. Các tài liệu ấn phẩm này có liên quan gì đến các tài liệu cùng chủ đề đang lưu trữ tại thư viện? 3. Các tài liệu này có liên quan gì đến các tài liệu cũng cùng đề tài ở các thư viện khác? 4. Thông tin trong các tài liệu này là duy nhất hay sao chép lại thông tin đã được ghi chép, phát hành hoặc lưu giữ tại các thư viện khác? 5. Cơ sở thư viện có cam kết sẽ tiếp tục thu thập tài liệu về đề tài này không? 6. Tại sao lại cần phải đầu tư vào việc bảo quản các tài liệu này hơn là thu thập các tài liệu mới? 7. Việc phá huỷ các tài liệu này có ảnh hưởng gì đến việc minh chứng và hiểu biết về vấn đề này? Thông qua tiến trình này, dễ dàng nhận ra rằng đa số các tài liệu lưu trữ ở hầu hết các thư viện đều không có giá trị lâu dài. Tuy vậy, các tài liệu này lại đang được lưu tâm, vì vậy chúng cần phải được bảo vệ để tránh xuống cấp và hư hỏng để có thể sử dụng càng lâu càng tốt. Các nhà đánh giá cũng cần phải xác định được liệu các tài liệu ấn phẩm này có giá trị thực sự không thông qua việc xem xét các giá trị tượng trưng, giá trị tiền tệ và giá trị cổ của nó. Các giá trị nội tại này sẽ ảnh hưởng đến các ưu tiên trong công tác bảo quản. Thường thường điều đó cũng sẽ xác định liệu có thể chấp nhận việc in ấn lại các tư liệu hoặc việc chọn các biện pháp bảo quản thích hợp hay không. Các nguồn vốn có sẵn Tất cả các thông tin thu được về tình trạng của các tư liệu thu thập được, tình hình điều kiện môi trường, các yếu tố khác liên quan đến việc lưu trữ, và sự ước tính giá trị của chúng, cuối cùng đều cần phải được cân đối với nguồn vốn mà cơ sở có thể huy động được và cân đối với khả năng kỹ thuật của đội ngũ nhân viên có thể đảm đương được các yêu cầu đã định đó. Về điểm này thì tiến trình lên kế hoạch phải được áp dụng và phải xác định được các hành động cần thiết thực hiện. Các nhà hoạch định cần nhận thức rằng có thể áp dụng một số sáng kiến đóng góp đáng kể cho việc tăng tuổi thọ của các tư liệu sưu tầm được mà không cần phải bổ sung ngân sách hoặc tăng thêm khoản ngân sách hiện có. Ví dụ toàn bộ các việc như đào tạo nhân viên và người sử /dụng trong công tác trông coi và quản lý, việc xem xét các hợp đồng đóng sách theo chỉ dẫn Các tiêu chuẩn đóng sách thư viện của Viện đóng sách thư viện, việc thực hiện lưu trữ có hệ thống và bảo dưỡng kệ sách, việc chuẩn bị kế hoạch phòng rủi ro, việc thực hiện theo các tiêu chí khi mua các thiết bị lưu trữ, việc cộng tác với các nhà phụ trách xây dựng thư viện để làm ổn định nhiệt độ và độ ẩm, cũng như việc kết hợp các dự định bảo tồn trong các chủ trương và thủ tục đều có thể được thực hiện tốt trong khuôn khổ nhân sự và nguồn phân bổ ngân sách hiện có. Đây chưa phải là tất cả các việc mà chỉ là một số ví dụ cải tiến có thể đạt được nhờ thay đổi cách làm việc hiện tại theo hướng tôn trọng công tác bảo quản. Ngược lại, thường thì tăng ngân sách chỉ áp dụng cho các việc như thay thế một lượng đáng kể các thiết bị lưu trữ hay các thiết bị bảo tồn đi kèm, cải thiện điều kiện môi trường xấu bằng cách tân trang toà nhà hoặc lắp đặt hệ thống điều chỉnh không khí, thiết lập chương trình sắp xếp lại tư liệu theo hệ thống, và đưa ra các biện pháp bảo quản tại chỗ hay thuê ngoài. Hơn nữa, ba việc cuối đòi hỏi trình độ chuyên sâu của nhân viên trong công tác quản lý bảo quản cũng như trong các vấn đề bảo quản đã qua và sắp tới mà có thể đạt được điều này qua các hội thảo hoặc các khoá đào tạo ngắn hạn ngay cho dù rút cục cũng cho đấu thầu công việc. Môi trường lãnh đạo. Bất cứ một quá trình lập kế hoạch nào cũng phải tính đến môi trường lãnh đạo trong đó tiến hành chương trình dự định thực hiện. Vì vậy cần phải tỉnh táo trước các trở ngại về mặt quản lý lãnh đạo như trước sự thiếu hụt về kỹ thuật và không đủ nguồn vốn. Đa phần thành công của một kế hoạch bảo quản phụ thuộc vào tâm nguyện ủng hộ của các nhà quản lý của cơ sở trước các thay đổi cần thiết. Sự ủng hộ đó cần phải được thể hiện rõ ràng ngay từ khi bắt đầu quá trình lập kế hoạch và cần phải được duy trì qua các báo cáo về việc triển khai và kiểm tra qua đó thông qua các việc khuyên làm. Việc đảm bảo cơ sở tiếp tục cho một số nguồn vốn cần thiết sẽ được cấp cũng rất quan trọng, có thể là việc phân bổ quỹ thời gian hoặc khả năng điều chỉnh lại một số dòng trong ngân sách hoặc cấp dòng ngân sách bổ sung. Điều đó có nghĩa là cần phải làm cho các nhà quản lý hàng đầu của các cơ sở tham gia và ủng hộ quá trình này. Điều này cũng phụ thuộc nhiều vào sự hợp tác của các nhân viên khác của cơ sở. Trong chừng mực có thể thì việc lập kế hoạch cần ngăn chặn được sự mất đoàn kết nội bộ bằng cách liên kết và thuyết phục mọi nhân viên có công việc bị thay đổi thấy được tầm quan trọng của sự thay đổi đó. Tương tự như vậy, nhiều phần trong chương trình bảo quản đòi hỏi sự hợp tác của các nhân viên bên ngoài cơ sở như các nhà quản lý hoặc các kỹ sư xây dựng. Một lần nữa, việc giúp họ thấy được tầm quan trọng của việc nâng cấp hệ thống xây dựng hay sửa chữa để bảo tồn các tư liệu ấn phẩm, cũng rất cần thiết. Trong mọi trường hợp, nên chuẩn bị các dữ kiện chính xác về những tác hại khi không tiến hành thay đổi, nếu có thể thì bao gồm cả chi phí tiền mặt cho việc phục hồi hư hỏng và xuống cấp, cũng như đưa ra các ước tính sát giá về chi phí cho việc tiến hành các thay đổi đó. Việc thực hiện chương trình theo kiểu đưa ra mục tiêu cho từng giai đoạn cũng rất cần thiết, nhờ vậy mỗi khó khăn sẽ được xác định rõ ràng, và có thể tìm kiếm nhiều nguồn vốn trong vòng vài năm hoặc theo từng giai đoạn. Công tác bảo quản dự phòng. Khi chuyển từ việc thu thập thông tin và lên kế hoạch chương trình bảo quản sang việc xác định các ưu tiên và thực hiện, cần ghi nhớ trách nhiệm đầu tiên của nhà quản lý là đảm bảo rằng toàn bộ các tư liệu ấn phẩm lưu trữ có thời hạn sử dụng lâu nhất. Điều này hoàn toàn đúng vì không có một lý do nào khác ngoài việc bảo toàn vốn đầu tư vào các tài liệu lưu trữ của cơ sở. Biện pháp tiết kiệm nhất để kéo dài tuổi thọ của tư liệu là thực hiện các biện pháp dự phòng ngăn chặn sự xuống cấp ở mức tối đa. Công tác bảo quản dự phòng cũng đóng vai trò quan trọng đối với thư viện và các tư liệu lưu trữ như các biện pháp y tế dự phòng đối với con người vậy. Hầu hết các hoạt động được coi là công tác bảo quản dự phòng là các hoạt động mà mỗi cơ sở bình thường vẫn làm: thu thập, đóng sách, xử lý các tư liệu không phải dạng in ấn, đưa lên giá, luân chuyển và lau chùi các phương tiện của thư viện cũng như các tư liệu thu giữ, sao chép, sửa chữa nhỏ, và không cho phép sử dụng. Tuy nhiên, là các phần việc trong chương trình bảo quản, giờ đây các công việc này được thực hiện với nhận thức mới về ảnh hưởng của việc sử dụng lâu dài các tư liệu này và với sự phù hợp với các chỉ dẫn và tiêu chuẩn bảo quản hiện hành. Tuy vậy, không nên nhìn nhận chương trình bảo quản dự phòng như là một chương trình bổ sung mà là một phần trọn vẹn của công tác và trách nhiệm hàng ngày của cơ sở. Điều đó cũng không có nghĩa là thực hiện một chương trình dự phòng là không tốn kém gì. Thực sự thì bộ phận quan trọng nhất, hệ thống điều chỉnh không khí đảm bảo một môi trường ổn định suốt ngày đêm và quanh năm trong phạm vi dao động nhỏ được định ra theo tiêu chuẩn quốc gia lại rất đắt tiền. Khi phát triển một kế hoạch bảo quản, cần phải cân nhắc giữa chi phí cho việc đảm bảo một môi trường lý tưởng với việc không làm gì cả. Cụ thể là khi đặt ra các ưu tiên, cần phải hiểu rằng điều chỉnh môi trường phù hợp là mấu chốt của toàn bộ công tác bảo quản và lưu trữ. Tất cả những gì mà cơ sở làm để ngăn chặn sự xuống cấp của các tư liệu lưu trữ hay sửa chữa các hư hỏng về mặt lý hoá sẽ trở nên vô dụng nếu các tư liệu đó vẫn tiếp tục bị bảo quản trong các điều kiện môi trường xấu. Vì vậy rất quan trọng khi hợp nhất toàn bộ công việc bảo quản nguồn tư liệu lưu trữ có giá trị lâu dài của cơ sở với toàn bộ các hoạt động của nó. Đạt được một môi trường tốt nhất trong điều kiện hiện có cũng quan trọng không kém, đồng thời nỗ lực cao nhất ưu tiên công tác bảo quản để có thể nâng cấp môi trường sao cho việc lưu giữ tư liệu tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc gia. Bảo quản phục chế. Hiện nay có nhiều hạn chế đối với các nhân viên trông coi nguồn tư liệu, những người mong muốn tăng cường thời hạn sử dụng các tư liệu lưu trữ. Nếu họ xử lý loại giấy nhiễm axít thì có thể khử axít từng tờ một hoặc đưa toàn bộ tài liệu vào máy khử axít hàng loạt. Nhưng việc khử axít hàng loạt phải được thực hiện có tính toán. Nó có thể vẫn rất hiệu quả và làm chậm quá trình hoá tính gây hỏng giấy. Tuy nhiên, nên nhớ rằng việc khử axít hàng loạt không phải là một quá trình làm cho giấy được bền, nó không đảm bảo độ đàn hồi và độ chắc cho giấy đã bị giòn. Nó chỉ hữu hiệu khi áp dụng với giấy mới bị nhiễm axít, khi quá trình giòn chưa xảy ra. Một biện pháp khác là in lại các tài liệu hay sách để lưu giữ càng nhiều thông tin mà nó chứa đựng. Hầu hết công việc này thường được xử lý bằng cách chụp vi phim hoặc bằng cách chụp lại trên giấy kiềm. Cũng có một số dự án thử nghiệm việc số hoá. Khi tiến hành các phương pháp này cũng cần lưu ý đến một số điều kiện nhất định. Việc sao chụp lưu giữ phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật đã được tiêu chuẩn hoá, và bất cứ một cơ sở nào tham gia vào dự án đều phải tuân theo nghiêm ngặt các tiêu chuẩn này. Việc chụp phim cũng cần phải được tiến hành phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia hiện hành và phim âm bản lưu giữ cũng phải được cất giữ dưới những điều kiện môi trường có kiểm soát nếu như bản phim đó được coi là một vi phim bảo quản thực thụ. Quản lý các dự án chụp phim bảo quản cũng đòi hỏi kiến thức đáng kể, và cũng nên tham khảo các nhà tư vấn có kiến thức khi lập hay giám sát một dự án như vậy. Cuối cùng thì chỉ trừ các cơ sở thư viện có quy mô lớn có các chuyên gia được đào tạo cao còn lại các cơ sở khác vẫn còn xa lạ với công tác bảo quản số hoá. Trong khi còn nhiều điều phải học hỏi qua các dự án, thì một thư viện bình thường vẫn còn biết quá ít về các chi phí lưu trữ, khả năng chuyển đổi dữ liệu và các yếu tố khác để có thể coi đó như một lựa chọn khả thi. Cuối cùng, có nhiều cách xử lý lưu trữ. Việc xử lý này bao gồm rất nhiều quy trình cần phải có các nhà bảo quản chuyên nghiệp thực hiện. Một số các bảo tàng và thư viện tra cứu lớn có các phòng thí nghiệm về bảo quản và các nhân viên bảo quản chuyên nghiệp tại chỗ. Hầu hết các cơ sở thư viện, bảo tàng đều ký kết với các phòng thí nghiệm địa phương hoặc các nhân viên bảo quản hành nghề tư nhân để xử lý các công tác bảo quản lưu trữ. Nói chung khi cân nhắc các cách xử lý bảo quản mọi loại, thì nhà quản lý công tác bảo quản trước tiên phải có thông tin đầy đủ về bản chất của việc hư hỏng cần sửa và đặc tính của các tư liệu cần xử lý để biết được có thể làm những gì với trình độ chuyên môn sẵn có của cơ sở. Nói cách khác, phải nhận ra rằng những người tình nguyện được các chuyên gia bảo quản có kinh nghiệm hướng dẫn có thể sửa chữa các tài liệu lưu hành nhưng không thể cho họ sửa chữa các tài liệu có giá trị lâu dài. Hơn nữa, người quản lý công tác bảo quản phải trang bị đầy đủ kiến thức để có thể chọn lựa cách xử lý thích hợp, nghĩa là biết được khi nào cần chụp bằng máy photo và khi nào cần chụp phim hay khi nào không cần in lại vì ảnh hưởng đến việc mất thông tin. Thiết kế một chương trình bảo quản tư liệu đòi hỏi phải đưa ra một loạt các quyết định. Các quyết định này không dễ gì đưa ra, và có thể cần thiết tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nhà cố vấn. Cần lưu ý rằng qua việc lập một kế hoạch bảo quản đầy đủ và hoàn chỉnh chúng ta đã đưa ra các phương thuốc hữu hiệu giúp phục hồi các tài liệu có giá trị sử dụng lâu dài có nguy cơ bị hỏng. Sherelyn Ogden Khảo sát đánh giá nhu cầu là thiết yếu đối với việc hoạch định kế hoạch bảo quản. Kế hoạch này phải dựa trên những nhu cầu của cơ quan cũng như những hoạt động cần thiết để đáp ứng những nhu cầu đó. Thông tin về các loại nhu cầu được cung cấp qua các báo cáo điều tra. Nhiều cơ quan tiến hành một cuộc khảo sát duy nhất để xem xét mọi loại nhu cầu một cách tổng thể. Đối với các cơ quan có nhiều nhu cầu đa dạng và phức tạp, cần phải tiến hành thêm các khảo sát để chỉ ra được các vấn đề cụ thể hay yêu cầu của các bộ sưu tập nhất định hoặc của các loại hiện vật. Do các cuộc khảo sát là nền tảng cho việc hoạch định kế hoạch bảo quản nên một cuộc khảo sát đáp ứng được các yêu cầu về kế hoạch của cơ quan có ý nghĩa rất quan trọng. - Một cuộc khảo sát phải đánh giá được các chính sách, các công việc thường làm và các điều ..., các cuộc điều tra cũng đã thu thập được các số liệu về điều kiện môi trường lưu trữ, việc phòng ngừa hoả hoạn, phòng tránh tai nạn, mức độ sử dụng và giá trị. Các yếu tố cuối cùng lâu nay vốn vẫn thuộc phạm vi quản lý tư liệu. Có lý do lịch sử cho sự thay đổi này. Phong trào bảo quản ở đất nước này chủ yếu bắt đầu khi phải đứng trước tình trạng một số lượng ngày càng tăng các tài liệu in trên giấy a-xít bị hư hỏng trong các kho của những thư viện nghiên cứu ở Mỹ. Cuộc khủng hoảng lan rộng này rõ ràng đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của những giải pháp truyền thống, sử dụng việc thay thế hay phục hồi cơ bản là các biện pháp khắc phục trước mắt đối với một quyển, một bộ, hoặc một nhóm nhỏ các bản viết tay hoặc bản ghi. Vào giữa những năm 1970, nhu cầu cần có những giải pháp lớn mang tính đồng bộ càng rõ nét hơn. Bước đầu, sự lựa chọn tối ưu là chụp vi phim, đặc biệt đối với các bộ sưu tập quan trọng, có khối lượng lớn trong các thư viện nghiên cứu, đây là cách thức gọi là “những bộ sưu tập vĩ đại” để cứu lấy phần cốt yếu trong di sản tri thức của chúng ta. Lẽ dĩ nhiên, khi phong trào lưu trữ phát triển, thì các giải pháp bảo quản cũng ngày càng được cải thiện. Ngày càng có nhiều các nhà quản lý lưu trữ chuyên nghiệp nắm bắt được kinh nghiệm nhằm giải quyết tất cả các nhu cầu về bảo quản của tổ chức họ. Các chương trình đào tạo được triển khai đã khuyến khích việc phân tích các nhu cầu đó và đề xuất ra những ý tưởng mới về giải pháp. Các dịch vụ bảo quản trong vùng cung cấp kinh nghiệm về đào tạo và tư vấn cho hàng loạt các cơ quan và tổ chức, mà nhiều tổ chức trong số này không đủ lớn để có một nhà quản lý lưu trữ chuyên trách, mà thường kết hợp công việc lưu trữ với các trách nhiệm khác. Các cuộc điều tra tìm hiểu khoa học để xác định nguyên nhân xuống cấp của tư liệu và phim ảnh đã đưa ra được những gợi ý về cách thức kéo dài tuổi thọ, các biện pháp được áp dụng hữu hiệu nhất cho toàn bộ tư liệu lưu trữ và thậm chí cả các kho lưu trữ. Một trong những đặc điểm gây ngạc nhiên nhất của quá trình phát triển diễn ra hơn 20 năm qua, là trọng tâm của bảo quản đã ngày càng xa rời dần với nhu cầu cứu lấy các tư liệu lưu trữ. Nhiệm vụ cứu chữa không còn chủ yếu để nhằm giữ được các thông tin có giá trị nghiên cứu lớn khỏi bị nguy cơ hư hại. Ngày nay, các chương trình lưu trữ là những nỗ lực rộng khắp nhằm ngăn chặn sự xuống cấp dần dần của cả thư viện cũng như các tư liệu lưu trữ. Vì vậy, công tác bảo quản đã trở thành một phần không thể thiếu được của công tác quản lý lưu trữ, và công tác quản lý lưu trữ về phần mình đã ngày càng quan tâm hơn đến việc duy trì sức chống đỡ của tư liệu với thời gian, không chỉ trong hiện tại. Ghi chú 1. Bonita Bryant, tái bản, Hướng dẫn về tài liệu về định hướng sưu tập. Hướng dẫn Quản lý và Triển khai lưu trữ. (Chicago và London: Hiệp hội thư viện Hoa Kỳ, 1989). 2. Larry R.Oberg, “Đánh giá định hướng lưu trữ đối với lưu trữ tại các thư viện nhỏ”. Thư viện Đại học và nghiên cứu 49.3 (5/1988): trang 187-96. 3. Ellen Cunningham Kruppa, “Vai trò của chuyên gia bảo quản trong việc Triển khai công tác Lưu trữ”, Bản tin của Thư viện Wilson (11/1992): trang 27 Debra Saryan, Quản lý thư viện, Trung tâm bảo quản tài liệu Đông Bắc Danh mục ngắn này được thiết lập nhằm hỗ trợ các nhà quản lý các bộ sưu tập của thư viện, bảo tàng và cơ quan lưu trữ phát triển chương trình bảo quản của mình. Nó cung cấp hàng loạt các thông tin chuyên ngành có giá trị giúp đánh giá các nhu cầu bảo quản, và quyết định thứ tự ưu tiên để giải quyết chúng. Các nhà quản lý các bộ sưu tập nên tham khảo các tài liệu về các phương pháp lập kế hoạch mang tính chiến lược để đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình lập kế hoạch của mình. Mỗi tài liệu tham khảo được liệt kê dưới đây đều có phần chú giải. Đó là nhờ sự hỗ trợ từ tập thể nhân viên của Trung tâm bảo tồn tư liệu Đông Bắc (NEDDC), cũng như qua tham khảo các tài liệu đã xuất bản trước đó như cuốn A Core Collection in Preservation (Bộ tài liệu nòng cốt về bảo quản), [Lisa L. Fox xuất bản lần 1 năm 1988, Don K. Thompson và Joan Ten Hoor xuất bản lần 2 năm 1993, Chicago, American Library Association (Hiệp hội thư viện Hoa Kỳ)]. Hội các nhà lưu trữ Hoa Kỳ (SAA), Uỷ ban giáo dục về lĩnh vực bảo quản đã phát hành các tài liệu cập nhật cho cuốn “Selected Readings in Preservation” (Các tài liệu chọn lọc về bảo quản). Đây là nguồn tham khảo quý báu về lĩnh vực bảo quản tài liệu cho các cơ quan lưu trữ. Cuối tài liệu này là phần danh mục các bài viết và tạp chí tham khảo, tập trung vào việc tổ chức nhiều công tác khác nhau trong một chương trình bảo quản. Alberta Museums Association (Hiệp hội bảo tàng Alberta). Self-Evaluation Checklist (Danh mục tự đánh giá). Edmonton, Alberta: Alberta Museums Association, 1991. Alberta Museums Association. Standard Practices Handbook for Museums (Sổ tay tiêu chuẩn thực hành cho các bảo tàng). Edmonton, Alberta: Alberta Museums Association, 1990. American Association of Museums. Shaping the Museum: The MAP Institutional Planning Guide (Tổ chức bảo tàng: Hướng dẫn hoạch định tổ choc của MAP), xuất bản lần 2. Washington, D.C: American Association of Museums, 1993. American Library Association (Hiệp hội thư viện Hoa Kỳ), Subcommittee on Guidelines for Collection Development (Tiểu ban hướng dẫn phát triển tư liệu). Guide for Written Collection Policy Statements (Hướng dẫn trình bày các chính sách tư liệu bằng văn bản). Bonita Bryant, đã xuất bản. Chicago: American Library Association, 1989: Collection Management and Development Guides (Hướng dẫn quản lý và phát triển tư liệu), số 3, 32 trang. Tài liệu này và hai tài liệu tiếp theo là một phần trong bộ tài liệu hướng dẫn về phát triển tư liệu do ALA soạn thảo. Mọi thông tin đều đơn giản, dễ hiểu và dễ ứng dụng. Chúng đều được khuyến khích dùng. American Library Association, Subcommittee on Guidelines for Collection Development. Guide to the Evaluation of Library Collections (Hướng dẫn đánh giá các bộ sưu tập của thư viện). Barbara Lockett, đã xuất bản. Chicago: American Library Association, 1989; Collection Management and Development Guide số 2, 25 trang. American Library Association, Subcommittee on Guidelines for Collection Development. Guide to Review of Library Collections (Hướng dẫn xem xét các bộ sưu tập thư viện). Lenore Clark, đã xuất bản. Chicago: American Library Association, 1991; Collection Management and Development Guides số 5, 41 trang. Association of Research Libraries (ARL) (Hiệp hội thư viện nghiên cứu). Preservation Planning Program Resource Guides (Hướng dẫn về các nguồn lực trong hoạch định chương trình bảo quản). Jutta Reed-Scott chủ biên. Washington, D.C: ARL, 1993, nhiều độ dài khác nhau. Trên đây là 7 tài liệu hướng dẫn do các chuyên gia bảo quản của các thư viện soạn thảo nhằm cung cấp các quy chuẩn về những gì mà một thư viện có thể tính đến bằng nỗ lực trong công tác bảo quản của mình, đẩy mạnh các hoạt động hiện có và phát triển những sáng kiến mới. Các bài viết ở đây tập trung vào các chủ đề, đó là:chuyển dạng tư liệu, bảo quản/sửa chữa, tu bổ, bồi vá, đóng bìa, bảo dưỡng các bộ sưu tập, đối phó với các trường hợp khẩn cấp, đào tạo nhân viên và hướng dẫn người sử dụng, đồng thời quản lý công tác bảo quản. Barry, Bryan W. Strategic Planning Workbook for Nonprofit Organizations, Revised and Updated (Bài tập hoạch định chiến lược cho các tổ chức phi lợi nhuận, có sửa đổi và bổ sung). St. Paul, MN: Amherst H. Wilder Foundation, 1997. Cung cấp các hướng dẫn chi tiết theo từng bước để phát triển kế hoạch. Hiện có trên http:/www.wilder.org. Calmas, Alan. “Preservation Planning at the National Archives and Records Administration” (Lập kế hoạch bảo quản ở cục lưu trữ quốc gia và tư liệu hành chính). The Record (Tài liệu) 1.2 (11/1994): 1 Cloonan, Michole V. Organizing Preservation Activities (Tổ chức các hoạt động bảo quản). Association of Research Livraries (Hiệp hội các thư viện nghiên cứu), 1993, 98 trang. Darling, Pamela W., và Wesley Boomgaarden. Preservation Planning Program Resource Notebook (Hướng dẫn về các nguồn lực trong việc hoạch định chương trình bảo quản). Washington, D.C: Association of Research Libraries, Office of Management Studies (Phòng nghiên cứu quản lý), 1987, 719 trang. Là nguồn tham khảo quý giá về các danh mục, tài liệu cơ sở và kỹ thuật và các tài liệu cập nhật quan trọng cho công tác hoạch định và thực hiện kế hoạch bảo quản. Nó được soạn thảo có sự tham khảo cuốn Sổ tay tự học của Darling và Webster (1987) (Xem danh mục tiếp theo). Darling, Pamela W., và Duane E. Webster. Preservation Planning Program: An Assisted Self-Study Manual for Libraries (Chương trình hoạch định bảo quản: Cuốn sổ tay hướng dẫn tự nghiên cứu dành cho các thư viện). J.Mirrill-Oldham và J. Reed-Scott sửa đổi và bổ sung. Washington, D.C: Association of Research Libraries Office of Management Studies (OMS) (Hiệp hội các thư viện nghiên cứu về công tác quản lý nghiên cứu), 1993. Tài liệu được xây dựng nhằm hướng dẫn các thư viện lập và thực hiện các chương trình bảo quản qua một quá trình mang tính giáo dục và thu hút đông đảo nhân viên tham gia. Vạch ra một quy trình tự nghiên cứu về đánh giá nhu cầu, đưa ra các thứ tự ưu tiên, lập kế hoạch khảo sát điều kiện của bộ sưu tập, tổ chức và bố trí nhân sự, kiểm soát các thảm hoạ, đào tạo nhân viên và hướng dẫn người sử dụng và có tinh thần đoàn kết, hợp tác trong nội bộ. Có tham khảo Resource Notebook năm 1987(Sổ tay nguồn lực) của Darling và Boomgaarden và 7 tài liệu hướng dẫn của ARL Preservation Planning Program Resource Guides (Hướng dẫn về các nguồn lực trong hoạch định chương trình bảo quản của ARL) năm 1993. Hiện có các bản báo cáo của các tổ chức đã hoàn thiện quá trình tự nghiên cứu này tại OMS. DeCandido, Pobert, and Cheryl Shackleton. Who Ya Gonna Call? A Preservation Services Sourcebook for Libraries and Archives (Bạn sẽ gọi cho ai? Cuốn sách về các nguồn dịch vụ bảo quản dành cho các thư viện và cơ quan lưu trữ). New York Metropolitan Reference and Research Library Agency (METRO) (Tổ chức thư viện nghiên cứu và tham khảo thành phố New York), 1992, 132 trang. Hiện có tại địa chỉ: New York State Library, Division of Library Development, Cultural Education Center (Thư viện bang New York, Ban phát triển thư viện), Albany, NY 12230. Cung cấp danh sách nhiều dịch vụ bảo quản, bao gồm điều tra bảo quản, chụp vi phim, công nghệ xử lý làm phẳng giấy, đóng bìa sách, sắp xếp thư viện và các nguồn cung cấp. Dành cho khu vực Washington, DC; Philadelphia và Boston; nhưng cũng có các tổ chức ở xa hơn mà vẫn có thể cung cấp dịch vụ trong phạm vi đó. Drewes, Jeanne M. và Julie Page. Promoting Preservation Awareness in Libraries: A Sourcebook for Academic, Public, School, and Special Collections (Tăng cường nhận thức về bảo quản trong các thư viện: Cuốn sách dành cho các bộ sưu tập ở các trường, tổ chức công cộng, tổ chức nghiên cứu và bộ sưu tập đặc biệt). Westport, CT: Greenwood Press ấn hành, 1997. Đây là một tài liệu đánh giá toàn diện về các chương trình giáo dục bảo quản cho người sử dụng tại thư viện lưu trữ các bộ sưu tập tại các trường, tổ chức công cộng, tổ chức nghiên cứu và bộ sưu tập đặc biệt. Cung cấp các ví dụ thực tế về cách thức các tổ chức có thể hướng dẫn và thông báo cho các nhân viên và người sử dụng. Có nhiều phụ lục hữu ích về cách minh hoạ trưng bày, các danh mục và danh sách về thiết bị nghe nhìn. Ellis, Judith. Keeping Archives (Lưu giữ các tài liệu). Xuất bản lần 2. Sydney, Australia: D.W . Thorpe và Australian Society of Archivists (Hội các nhà lưu trữ úc), 1993, 512 trang. Đây là một tài liệu hay, đề cập đến mọi khía cạnh của công tác quản lý lưu trữ, bao gồm cả việc bảo quản bằng ngôn ngữ văn phong dễ hiểu và thực tế. Phù hợp cho việc giới thiệu, đánh giá hoặc tham khảo; đề cập đến bề rộng hơn là bề sâu. Hiện có tại Society of American Archivists (Hội các nhà lưu trữ Hoa Kỳ). Gallery Association (Hiệp hội Gallery). Insurance and Risk Management for Museums and Historical Societies (Quản lý rủi ro và bảo hiểm đối với các bảo tàng và hội sử học). Hamilton, NY: Gallery Association, 1985, 96 trang. Đề cập đến những vấn đề cơ bản của việc quản lý rủi ro và các lựa chọn bảo hiểm cho các bảo tàng; chuyển đổi thông tin giữa các tổ chức văn hoá cũng như các bộ sưu tập khác. Hiện có tại American Association of Museums (Hiệp hội bảo tàng Hoa Kỳ), Washington, D.C. 20005. Green, Sara Wolf. The Conservation Assessment: A Tool For Planning, Implementing, and Fundraising (Đánh giá bảo quản: Công cụ hoạch định, thực hiện và gây quỹ). Xuất bản lần 2. Marina del Ray, CA, and Washington, D.C: Getty Conservation Institute and National Institute for the Conservation of Cultural Property (Viện bảo quản Getty và Viện bảo quản tài sản văn hoá quốc gia), 1991. Harvey, Douglas R. “Developing a Library Preservation Program” (Phát triển chương trình bảo quản thư viện). Chương 10 trong cuốn Preservation in Libraries: A Reader (Bảo quản trong thư viện). New York: Bowder- Saur, 1993. Vạch ra 4 loại hình đưa công tác bảo quản vào thư viện: các thư viện chuyên ngành loại nhỏ, các bộ sưu tập được sử dụng nhiều, các bộ sưu tập ít được sử dụng hơn, và các bộ sưu tập có ý nghĩa quốc gia. Hiện có tại địa chỉ Bowker-Saur, 121 Chanlon Rd. New Providence, NJ 07974. 1-800-521-811. Hoagland, K. Elaine. Guidelines for Institutional Policies & Planning in Natural History Collections (Hướng dẫn hoạch định và tạo lập chính sách cho các tổ chức lưu giữ các bộ sưu tập lịch sử tự nhiên). Washington, D.C: Association of Systematics Collections (Hiệp hội sưu tập hệ thống), 1994. Jones, Maralyn. Collection Conservation Treatment: A Resource Manual for Program Development and Conservation Technician Training (Xử lý bảo quản sưu tập: Sổ tay phát triển chương trình và đào tạo kỹ thuật viên bảo quản). Berkeley: Conservation Department (Ban bảo quản), Library (Thư viện), University of California (Đại học California), 1993. 451 trang. Các tài liệu (quy trình sửa chữa sách, tổ chức không gian làm việc, sơ đồ các bước quyết định) từ Hội thảo Berkeley về đào tạo kỹ thuật viên tu bổ, 1992. Đưa ra nhiều quy trình đa dạng cho các chương trình tu bổ sách với số lượng lớn. Hiện có tại Association of Research Libraries (Hiệp hội thư viện nghiên cứu), Washington, D.C.20036. Lusenet, Yola De. Choosing to Preserve: Towards a Cooperative Strategy for Long-Term Access to the Intellectual Heritage (Lựa chọn để bảo tồn: Hướng tới một chiến lược hợp tác nhằm tiếp cận lâu dài với các di sản trí tuệ). European Commission on Preservation and Access (Uỷ ban châu Âu về công tác bảo tồn và truy cập), Amsterdam, Netherlands, 1997, 165 trang. Managing Preservation: A Guidebook (Quản lý công tác bảo quản: tài liệu hướng dẫn). Columbus, Ohio: State Library of Ohio Preservation Council (Hội đồng bảo tồn thư viện bang Ohio), 1995. Liên hệ với Clara Ireland, State Library of Ohio, 65 S. Front Street, Columbus, Ohio. Đây là cuốn sổ tay dành cho các giám đốc phụ trách công tác bảo quản có kinh nghiệm và cả những người mới vào nghề. McCord, Margaret, và Catherine Antomarchi. A Preventive Conservation Calendar for the Smaller Museum (Lịch bảo tồn cã týnh chÊt ph#ng ngõa đối với các bảo tàng quy mô nhỏ). Rome: International Centre for the preservation and Restoration of Cultural Property (Trung tâm quốc tế về bảo tồn và phục chõ các tài sản văn hoá), 1997. Merrill-Oldham, Jan, Carolyn Clark Morrow, và Mark Roosa. Preservation Program Models: A Study Project and Report (Các hình mẫu về chương trình bảo quản: Dự án nghiên cứu và báo cáo). Association of Research Libraries (Hiệp hội các thư viện nghiên cứu), Committee on Preservation of Research Library Materials (Uỷ ban về bảo tồn các tài liệu nghiên cứu của thư viện). Washington, D.C: Association of Research Libraries (Hiệp hội các thư viện nghiên cứu), 1991, 54 trang. Cung cấp cho các nhà quản lý thư viện các hướng dẫn để tiếp cận với các chương trình bảo quản, chia các thư viện thành 4 nhóm theo quy mô, mỗi nhóm lại có một chương trình tiếp cận riêng về nhân lực, hoạt động và ngân sách. Thảo luận về 10 thành tố của một chương trình bảo quản toàn diện. Đây là một tài liệu hữu ích cho các thư viện bất kể quy mô và chức năng gì. Mibach, Lisa. Collections Care: What to Do When You Can’t Afford to Do Anything (Chăm sóc các bộ sưu tập: Phải làm gì khi bạn không có điều kiện tài chính để làm bất cứ điều gì). Oberlin, Ohio: Mibach & Associates, Collection Conservation (Bảo tồn sưu tập). Motylewski, Karen. “What an Institution Can Do to Survey Its Own Preservation Needs” (Những gì một tổ chức có thể tiến hành để tự khảo sát nhu cầu bảo quản của mình). Trong Collection Maintenance and Improvement (Duy trì và nâng cấp sưu tập). Sherry Byrne, đã xuất bản. Washington, D.C: Association of Research Libraries (Hiệp hội các thư viện nghiên cứu), 1993. National Association of Government Archives & Records Administrators (Hiệp hội quốc gia của các nhà lưu trữ thuộc chính phủ và các nhà quản lý tài liệu). NAGARA Guide and Resources for Archival Strategic Planning (Hướng dẫn và các nguồn NAGARA về hoạch định chiến lược lưu trữ). Albany, NY: National Association of Government Archives & Records Administrators, 1991. Cung cấp 3 công cụ: chương trình tự nghiên cứu hỗ trợ trên máy vi tính, có sử dụng trí tuệ nhân tạo để định ra và báo cáo kết quả, mục tiêu và các ưu tiên được tổ chức lập ra; một sổ tay về các chiến lược hoạch định; và một bản trích yếu nguồn lực dài 700 trang về các tài liệu đã và chưa được công bố. Society of American Archivists (Hội các nhà lưu trữ Hoa Kỳ), 600 South Federal, Suite 504, Chicago, IL 60605. Telephone: (312)922-014, ext.21, Email: Archivists.org/catalog/catalog/index.html. New York State Archives and Records Administration (Hội quản lý tài liệu và lưu trữ bang New York). Guidelines for Arrangement and Description of Archives and Manuscripts: A Manual for Historical Records Programs in New York State (Hướng dẫn sắp xếp và mô tả các tài liệu và bản thảo chép tay: Sổ tay về các chương trình lưu trữ tài liệu sử học trong bang New York). Albany, NY: New York State Archives and Records Administration,1991, 35 trang. Hiện có tại Documentary Heritage Program (Chương trình di sản tài liệu), State Archives and Records Administration (Cục lưu trữ nhà nước và tài liệu hành chính), New York State Education Department (Khoa giáo dục bang New York), Room 9 B44 Cultural Education Center, Albany, NY 12230. Đây là một tài liệu hướng dẫn dễ hiểu về lý thuyết lưu trữ và định dạng, dễ ứng dụng cho các tổ chức lưu giữ các hiện vật có giá trị lịch sử. Cung cấp cái nhìn tổng quan về các quy trình lưu trữ đã được thừa nhận về sắp xếp và mô tả. Gồm có một danh mục ngắn về các công cụ cơ bản và sổ tay hướng dẫn được sử dụng rộng rãi trong mô tả lưu trữ. Là điểm khởi đầu lý tưởng cho các tổ chức nhỏ và các nhà lưu trữ chưa có nhiều kinh nghiệm. Ogden, Barclay, và Maralyn Jones. CALIPR. Sacramento, CA: The California State Library (Thư viện bang California), 1997. Có phần mềm vi tính (cùng với tài liệu hướng dẫn sử dụng), là công cụ đánh giá một cách tự động nhu cầu bảo quản của các bộ sưu tập sách và tài liệu dựa trên cơ sở 100 mẫu ngẫu nhiên. Hiện có tại The California State Library Foundation, P.O., Box 942837, Sacramento, CA 94237-001, hoặc tải miễn phí tại trang web Berkeley Library Digital Sunsite Ogden, Sherelyn. Preservation Planning: Guidelines for Writing a Long-Range Plan (Lên kế hoạch bảo quản: Hướng dẫn viết kế hoặch dài hạn). Washington, D.C.: American Association of Museums and Northeast Document Conservation Center (Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ và Trung tâm bảo tồn tài liệu Đông Bắc), 1997. Hỗ trợ viết các kế hoạch bảo quản sưu tập dài hạn. Cung cấp những tài liệu mở rộng về in ấn và trình bày điện tử. Đĩa tương thích với máy IBM. Pickett, A.G. và M.M. Lemcoe. Preservation and Storage of Sound Recordings (Bảo tồn và lưu trữ băng đĩa), ấn phẩm năm 1959 của Thư viện quốc hội. Silver Springs, MD: Association for Recorded Sound Collections (Hiệp hội các sưu tập băng đĩa), 1991, 75 trang. Society of American Archivists (Hội các nhà lưu trữ Hoa Kỳ), Chicago, IL. Một tài liệu cần thiết cho các nhà quản lý các bộ sưu tập âm thanh. Điều đáng ngạc nhiên là nhiều hướng dẫn vẫn còn nguyên giá trị. Có trước công nghệ kỹ thuật số. RLG Preservation Needs Assessment Package (PreNAP) (Bộ đánh giá nhu cầu bảo tồn RLG). Mountain View, CA: Research Libraries Group (Nhóm các thư viện nghiên cứu), 1991. Là công cụ tự động đánh giá các nhu cầu bảo tồn. Hiện có tại Preservation Publication Coordinator, RLG, 1200 Villa Street, Mountain View, CA 94041-1100. Reed-Scott, Jutta. Preservation Planning Program (Chương trình lên kế hoạch bảo quản). Washington, D.C.: Association of Research Libraries (Hiệp hội các thư viện nghiên cứu), 1993. Một bộ gồm 7 cuốn hướng dẫn, cung cấp một kho tài liệu toàn diện, dễ sử dụng gồm các bài viết, tài liệu và danh mục về các yếu tố bảo tồn trong thư viện. Được thiết kế sử dụng với PPP Assisted Self-Study Manual (Sổ tay tự nghiên cứu có trợ giúp). Các cuốn sách gồm: 1. Options for Replacing and Reformatting Deteriorated Materials (Jennifer Banks, đã xuất bản) (Lựa chọn thay thế và chuyển dạng các hiện vật đã xuống cấp). 2. Staff Training and User Awareness in Preservation Management (Wesley Boomgarden, đã xuất bản) (Tăng cường nhận thức của nhân viên và người sử dụng về công tác quản lý bảo quản). 3. Disaster Preparedness (Constance Brooks, đã xuất bản) (Sẵn sàng đối phó với thiên tai). 4. Collection Maintenance and Improvement (Sherry Byrne, đã xuất bản) (Bảo quản và nâng cấp sưu tập). 5. Collections Conservation (Robert DECandido, đã xuất bản) (Bảo tồn sưu tập); 6. Managing a Library Binding Program (Jan Merrill-Oldham, đã xuất bản) (Quản lý chương trình đóng sách thư viện); 7. Organizing Preservation Activities (Michole V. Cloonan, đã xuất bản) (Tổ chức các hoạt động bảo quản). Association of Research Libraries (Hiệp hội các thư viện nghiên cứu), 21 Dupont Circle, N.W., Suite 800, Washington, DC, 20036, (202) 296-2296. Email: pubs@arl.org. Ritzenthaler, Mary Lynn. Preserving Archives and Manuscripts (Bảo quản tài liệu và các bản thảo). Chicago: Society of American Archivists (Hội các nhà lưu trữ Hoa Kỳ), 1993; SAA Archival Fundamentals Series. 232 trang. Một tài liệu toàn diện và quý giá cho việc bảo tồn các tài liệu và bản thảo viết tay. Thompson, Don, và Joan Ten Hoor. A Core Collection in Preservation (Bộ sưu tập quý trong bảo tồn), xuất bản lần 2. Chicago: American Library Association (Hiệp hội thư viện Hoa Kỳ), 1993, 41 trang. Gồm các danh mục quý giá về các vấn đề bảo tồn cơ bản. Tham khảo thêm Lisa Fox, A Core Collection in Preservation. Chicago: ALA, 1988, 15 trang. Tuttle, Craig A. An Ounce of Preservation: A Guide to the Care of Papers and Photographs (Hướng dẫn Bảo quản giấy và ảnh trong công tác bảo quản). Danvers, MA: Rainbow Books, 1995, 111 trang. “Cuốn sách này cung cấp những thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến vấn đề bảo tồn các hiện vật bằng giấy và ảnh. Những người làm việc trong nhà thờ, tình nguyện viên sử học, cựu chiến binh, người cao tuổi, người lưu giữ phả hệ, nhà sử học, nhân viên thư viện, người quản lý bản thảo viết tay, nhà lưu trữ và sưu tập đều sẽ thấy đây là một cuốn sách không thể thiếu” (Lời giới thiệu). Waller, Robert. “Preventive Conservation Planning for Large and Diverse Collections” (Lên kế hoạch bảo tồn mang tính phòng ngừa cho những bộ sưu tập lớn và đa dạng). Trong Preservation of Collections: Assessment, Evaluation, and Mitigation Strategies (Bảo tồn các bộ sưu tập: Các chiến lược nhận định, đánh giá và giảm nhẹ nguy cơ). In lại ngày 10-11/6/1996, Workshop. Washington, D.C.: American Institute for Conservation of Historic and Artistic Works (Viện bảo tồn các tác phẩm lịch sử và nghệ thuật Hoa Kỳ), 1996. Wolf, Sara J. “Conservation Assessments And Long- Range Planning” (Đánh giá công tác bảo tồn và hoạch định dài hạn). Trong Current Issues, Initiatives, and Future Directions for the Preservation and Conservation of Natural History Collections (Các vấn đề hiện tại, sáng kiến và định hướng tương lai cho việc bảo tồn và gìn giữ các bộ sưu tập lịch sử tự nhiên). Madrid: Consejeria de Education y Cultura, Comunidad de Madrid. Direccion General de Bellas Artes y Archivos, Ministerio de Cultura, 1993. Các ấn phẩm định kỳ và nhiều kỳ Abbey Newsletter. Ellen McCrady, đã xuất bản. 7105 Geneva Drive, Austin, TX 78723. Cung cấp các thông tin cập nhật về chủ đề bảo vệ và bảo tồn, bao gồm việc đóng sách, đóng sách thuê ngoài, chương trình giáo dục, các nguồn cung cấp, và tin tức. Đặc biệt hữu ích là mục điểm sách và danh sách tỉ mỉ các ấn phẩm có liên quan từ nhiều nguồn cung cấp đa dạng. Những ai liên quan đến công tác bảo quản và bảo tồn đều cần đọc. American Association of State and Local History Technical Leaflets (Tài liệu kỹ thuật của Hiệp hội Sử học bang và địa phương Hoa Kỳ). Điạ chỉ Suite 102, 172 Second Avenue North, Nashville, TN 37201. info@archivists.org Một bộ các tài liệu cung cấp thông tin kỹ thuật cập nhật, rất hữu ích cho các tổ chức sử học và bảo tàng. Đề cập đến nhiều chủ đề đa dạng từ các vấn đề chung về quản lý đến quản lý các tài liệu của chính quyền địa phương, cảnh quan, bảo quản vải sợi và lịch sử truyền miệng. Basic Manual Series and Archival Fundamentals Series (Tuyển tập sổ tay cơ bản và Tuyển tập những vấn đề thiết yếu trong lưu trữ). Society of American Archivists (Hiệp hội các nhà lưu trữ Hoa kỳ), 600 South Federal Street, Suite 504, Chicago, IL 60605, info@archivists.org, Nguồn cung cấp quý giá các tài liệu về lưu trữ. Cuốn thứ nhất xuất bản trong những năm 1980, mô tả và minh hoạ các chức năng lưu trữ cơ bản như bổ sung mới, đánh giá, sắp xếp và mô tả, tham khảo và truy cập, công tác an ninh và bảo tồn. Cuốn thứ hai được xuất bản từ năm 1990, được bổ sung và mở rộng trong những tài liệu tiếp sau. CCI Notes (Tin tức CCI). Canadian Conservation Institute (Viện bảo tồn Canada), National Museum of Canada (Bảo tàng tự nhiên Canada), địa chỉ 1030 Innes Road, Ottawa, Ontario K1A OM5, Canada. Gồm nhiều cuốn sách nhỏ cung cấp lời khuyên hữu ích về các vấn đề liên quan đến chăm sóc, vận chuyển và lưu trữ các vật thể văn hoá. CLIR Issues (Các vấn đề CLIR). Council on Library and Information Resources (Hội đồng thư viện và các nguồn thông tin), Commission on Preservation and Access (Ban Bảo tồn và Truy cập), địa chỉ 1755 Massachusetts Avenue, NW, Suite 500, Washington, D.C. 20036-2188, điện thoại (202) 939-4750, infor@clir.org, http:www.clir.org. Có phần viết về bảo quản và đánh giá, tập trung vào các sáng kiến về kỹ thuật số. Các bài viết này hiện có trên mạng. Conserv-O-Gram Series. National Park Service (Dịch vụ công viên quốc gia), Curatorial Services Division (Ban dịch vụ quản trị), Harpers Ferry, WV 25425. Gồm nhiều tài liệu dài 1 đến 2 trang được thiết kế dành cho các nhân viên của các công viên và bảo tàng quốc gia. Có các hướng dẫn tổng quát và chi tiết. Đề cập đến các vấn đề môi trường, bảo vệ toà nhà, lưu trữ và vận chuyển, sức khoẻ, an ninh và nhiều vấn đề khác nữa. Đề cập đến nhiều chủ đề đa dạng, các mẫu sinh học và giấy. Được thiết kế dưới dạng tập sách, gáy sách 3 vòng, dễ tra cứu và cập nhật theo định kỳ. Tải miễn phí trực tiếp từ trang web Library Resources and Technical Services (Các dịch vụ kỹ thuật và nguồn cung cấp cho thư viện). Association of Library Collections and Technical Services (Hiệp hội các dịch vụ kỹ thuật và các bộ sưu tập thư viện), American Library Association (Hiệp hội thư viện Hoa Kỳ), 50 East Huron Street, Chicago, IL 60611. Điện thoại (800) 545- 2433, Cung cấp nhiều bài viết về các thành tựu kỹ thuật mới nhất, về bảo tồn và các dịch vụ kỹ thuật khác. National Center for Preservation Technology and Training (NCPTT) Notes (Tin tức của Trung tâm quốc gia về Đào tạo và Công nghệ Bảo quản). NSU Box 5682, Natchitoches, LA 71497. www.ncptt.nps.gov Cung cấp những thông tin trong lĩnh vực bảo quản và bảo tồn về mặt công nghệ, giáo dục và đào tạo. Regional Alliance for Preservation (RAP) (Liên minh khu vực về công tác bảo quản). Hội đồng AMIGOS xuất bản, địa chỉ 14400 Midway Road, Dallas, TX 75244. Đây là dự án hợp tác cùng chia xẻ các nguồn đào tạo về công tác bảo quản. Trang web của RAP là Spec Kits. Systems and Procedures Exchange Center (Trung tâm trao đổi quy trình và hệ thống), Association of Research Libraries (Hiệp hội các thư viện nghiên cứu), Office of Management Studies (Văn phòng Quản lý nghiên cứu), 1527 New Hampshire Avenue, NW, Washington, D.C. 20036. Những tập tài liệu này đề cập đến những vấn đề của quản lý thư viện, trong số đó có nhiều vấn đề của bảo quản. Mỗi bộ gồm có các bióu đồ và tài liệu được thu thập từ nhiều tổ chức khác nhau đề cập đến chủ đề của bộ tài liệu đó. Gồm có các chủ đề về: phân tích sưu tập, tổ chức bảo tồn, bố trí nhân viên và triển lãm. WAAC Newsletter. Western Association for Art Conservation (Hiệp hội miền Tây về bảo tồn nghệ thuật), Chris Stavroudis, 1272 North Flores Street, Los Angeles, C...hợp trong trường hợp khẩn cấp. Liên hệ với MBK Consulting, Miriam B. Kahn, 60 N. Harding Rd., Columbus, OH 43209-1524, (614) 239-8977, email: mbkcons@netexp.net. 99. Keller, Steve. “Securing Historic Houses and Buildings” (An ninh cho các toà nhà lịch sử). Steven R. Keller và Liên danh, 1994. usa.com/architect/histhous.txt (8/1998). Gồm những lời khuyên hữu ích cho công ty tư vấn an ninh chuyên về lĩnh vực bảo tàng, các tổ chức văn hoá và lịch sử. Tham khảo 2 mục kế tiếp. 100. Keller, Steve. “The Most Common Security Mistakes That Most Museums Make” (Những sai lầm phổ biến của các bảo tàng). Steven R. Keller và Liên danh, 1994. usa.com/horizon/common.txt (8/1998). 101. Keller, Steve. “The Most Common Security Mistakes That Most Museum Architects Make” (Những sai lầm phổ biến của các kiến trúc sư bảo tàng). Steven R. Keller và Liên danh, 1994. usa.com/horizon/archmst.txt (8/1998). 102. Liston, David. “Museum Security and Protection” (An toàn và an ninh bảo tàng). ICOM and the International Committee on Museum Security (ICOM và Uỷ ban quốc gia về an ninh bảo tàng) . New York: Công ty Routledge, 1993. Một công cụ chi tiết và thiết yếu về bảo vệ các toà nhà chống lại sự đe doạ của trộm cắp, phá hoại, Gồm có nhiều danh sách và hướng dẫn cụ thể. 103. Motylewski, Karen. “Protecting Collections During Renovation” (Bảo vệ các bộ sưu tập trong quá trình sửa chữa toà nhà). Trong Preservation of Library and Archival Materials (Bảo quản các tài liệu thư viện và tài liệu lưu trữ). Xuất bản lần 3, có sửa chữa và bổ sung. Sherelyn Odgen. Andover, MA: Northeast Document Conservation Center (Trung tâm bảo quản tài liệu Đông Bắc), 1999. Hiện có trên trang web điện tử của NEDCC: 104. National Fire Protection Association (Hiệp hội phòng chống hoả hoạn quốc gia). NFPA 909: Protection of Cultural Resources (Bảo vệ các tài sản văn hoá) (PY-909-97); NFPA 913: Protection of Historic Structures and Sites (Bảo vệ các khu vực và kiến trúc lịch sử) (PY-913-92); NFPA 914: Fire Protection in Historic Structures (Phòng chống hoả hoạn trong các khu vực lịch sử) (PY-914-94). Quincy, MA: National Fire Protection Association. Liên hệ theo địa chỉ: 1 Batterymarch March, Quincy, MA 02269-9101, (617) 770-3000 hoặc trên trang web Các tài liệu chuẩn này đề cập đến nguyên nhân, cách phòng ngừa, phát hiện và dập tắt đám cháy trong các thư viện, bảo tàng, cơ quan lưu trữ và các toà nhà có ý nghĩa lịch sử. Gồm các miêu tả và tiêu chuẩn về thiết bị phát hiện/dập tắt hoả hoạn, tóm tắt vai trò của nhân viên tổ chức trong phòng ngừa hoả hoạn, và danh mục các nguồn hỗ trợ. Mỗi phần đều có bảng danh sách tự đánh giá. 105. National Fire Protection Association (Hiệp hội phòng chống hoả hoạn quốc gia). “Guide for Fire Protection for Archives and Records Centers” (Hướng dẫn phòng chống hoả hoạn cho các trung tâm lưu trữ). NFPA 232A. Quincy, MA: National Fire Protection Association, 1995. Tài liệu NFPA 232A cung cấp những hướng dẫn về phòng ngừa hoả hoạn cho các phòng có thể tích khối trên 50.000 feet, cũng như các trung tâm lưu trữ tài liệu. Liên hệ với số 1 Batterymarch March, Quincy, MA 02269-9101, (617) 770- 3000 hoặc trên trang web 106. Trinkaus-Randall, Gregor. “Protecting Your Collections: A Manual of Archival Security” (Bảo vệ các bộ sưu tập của bạn: Tài liệu hướng dẫn bảo vệ an ninh đối với tài liệu lưu trữ). Chicago: The Society of American Archivists (Hội chuyên viên lưu trữ Hoa Kỳ), 1995. Các nghiên cứu thực tiễn về bảo vệ bộ sưu tập chống thảm hoạ và trộm cắp. Có phần thông tin về an ninh vật chất. 107. Wilson, J. Andrew. “Fire Protection” Chống cháy Những ý kiến toàn diện về mọi vấn đề phòng chống hoả hoạn trong các tổ chức văn hoá, bao gồm cả việc hoạch định đối phó với thảm hoạ, ngăn ngừa và đối phó với hoả hoạn và các vấn đề về thiết kế toà nhà. Vấn đề Lưu giữ và vận chuyển 108. ANSI/NISO Z39.73-1994. Single-Tier Bracket Shelving Cung cấp những thông tin thiết yếu về chỉ số kỹ thuật và lắp đặt hệ thống giá của thư viện. Đặt hàng thông qua trang web của Viện tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ: www.ansi.org. 109. Bright, Franklyn. "Planning for a Movable Compact Shelving System" (Lập kế hoạch cho hệ thống giá compact chuyển động). Chicago: American Library Association (Hiệp hội thư viện Hoa Kỳ), 1991. Có những lời khuyên và thông tin kỹ thuật hữu ích về việc lắp đặt hệ thống giá chuyển động. 110. Brown, Carol R. "Planning Library Interiors: The Selection of Furnishings for the 21st Century" (Hoạch định nội thất thư viện: Lựa chọn nội thất cho thế kỷ 21). Phoeniz, AZ, Oryz Press xuất bản năm 1995. Oryx: Tài liệu đã được cập nhật và sửa chữa này chỉ ra cách thực hiện sao cho tuân thủ những quy định mới nhất của chính phủ khi làm mới và trang bị cho những khu vực sử dụng. Tác giả thảo luận cách thức lập kế hoạch cho các thiết bị điện và tạo ra tuyên bố về mục tiêu của kế hoạch hoạch định thư viện. Các chủ đề khác gồm có tạo lập những khu vực hấp dẫn và phù hợp với trẻ em, lựa chọn đồ đạc và thiết bị điện phù hợp cho khu vực làm việc, kết nối máy tính với nguồn và dữ liệu. 111. Burkhardt, Joanna M. "Do's and Don'ts for Moving a Small Academic Library" (Những điều nên làm và không nên làm khi di chuyển một thư viện khoa học quy mô nhỏ). College & Research Libraries News (Tin tức thư viện nghiên cứu và thư viện trường) số 59.7 (7-8/1998): 499-503. Cung cấp những gợi ý thực tiễn cho việc hoạch định các giai đoạn và quá trình di chuyển một bộ sưu tập. 112. Hatchfield, Pamela. "Wood and Wood Products" (Gỗ và sản phẩm từ gỗ). Trong cuốn Storage of Natural History Collections: A Preventive Conservation Approach (Lưu trữ các bộ sưu tập lịch sử tự nhiên: Một bước tiếp cận sưu tập mang tính phòng ngừa). Quyển I, đã xuất bản. Carolyn L. Rose, Catharine A. Hawks và Hugh H. Genoways. Thành phố Iowa, Iowa: Society for the Preservation of Natural History Collections (Hội bảo quản các bộ sưu tập lịch sử tự nhiên), 1995, trang 283-89. Thảo luận các nguy cơ từ gỗ, cùng với các cách sử dụng. Những ai đang xem xét việc lắp đặt các thùng gỗ hay giá trưng bày/lưu trữ nên tham khảo. 113. Moore, Barbara P. và Stephen L. Williams. "Storage Equipment" (Thiết bị lưu trữ). Trong cuốn Storage of Natural History Collections: A Preventive Conservation Approach (Lưu trữ các bộ sưu tập lịch sử tự nhiên: Một bước tiếp cận sưu tập mang tính phòng ngừa). Quyển I, đã xuất bản. Carolyn L. Rose, Catharine A. Hawks và Hugh H. Genoways. Thành phố Iowa, Iowa: Society for the Preservation of Natural History Collections (Hội bảo quản các bộ sưu tập lịch sử tự nhiên), 1995, trang 255-67. Đánh giá cụ thể và sâu sắc các hệ thống lưu trữ dựa trên quan điểm bảo quản. Có thư mục bao quát và hữu ích. 114. movlibs-L: Danh sách thảo luận điện tử LAMA cung cấp một diễn đàn cho những người phụ trách việc di chuyển thư viện, bao gồm việc di dời các bộ sưu tập, đồ đạc, thiết bị và nhân lực. Do Nhóm thảo luận di dời thư viện LAMA thiết lập tại Hội nghị ALA giữa mùa đông năm 1998. Hãy gửi mail đến listproc@ala.org (dòng tiêu đề để trống), bắt đầu bằng "subscribe movlibs-L [tên, họ]. 115. Sam, Sherrie và Jean A. Major "Compact Shelving of Circulating Collections" (Sắp xếp chặt chẽ các bộ sưu tập đang phục vụ bạn đọc). College & Research Libraries News (Tin tức thư viện nghiên cứu và thư viện trường) số 54.1 (1/1993): 11-12. Bài nghiên cứu ngắn gọn về hiệu quả của việc sắp xếp chặt chẽ đến việc sử dụng bộ sưu tập. 116. Stolow, Nathan. "Conservation Standards for Works of Art in Transit and on Exhibition" (Các tiêu chuẩn bảo quản các tác phẩm nghệ thuật trong quá trình vận chuyển và trưng bày). Paris: UNESCO, 1979. Một tác phẩm tham khảo chuẩn mực để di chuyển an toàn các bộ sưu tập. Nguồn thông tin quan trọng để làm hộp trưng bày. 117. Thorpe, Valerie và Colleen Wilson. "Moving the Collections at the Royal British Columbia Museum" (Di dời các bộ sưu tập ở Bảo tàng Hoàng gia Anh Columbia). Trong Preventive Conservation: Practice, Theory, Research (Bảo quản an toàn: Thực hành, Lý thuyết và Nghiên cứu). ấn bản của Ottawa Congress, 9/1994. London: International Institute for Conservation (Viện bảo tồn quốc tế), 1994, trang 48-52. Miêu tả cách Bảo tàng Hoàng gia BC tìm ra giải pháp di chuyển các bộ sưu tập và nâng cấp vĩnh cửu các phương tiện trưng bày. Với các mẫu vật và hiện vật miêu tả, tài liệu này đã đưa ra triết lý bổ ích cho người đọc. 118. von Endt, David W., W. David Erhardt, và Walter R. Hopwood. "Evaluating Materials Used for Constructing Storage Cases" (Đánh giá các vật liệu sử dụng để làm các thùng lưu trữ). Trong cuốn Storage of Natural History Collections: A Preventive Conservation Approach (Lưu trữ các bộ sưu tập lịch sử tự nhiên: Một bước tiếp cận sưu tập mang tính phòng ngừa). Quyển I, đã xuất bản. Carolyn L. Rose, Catharine A. Hawks và Hugh H. Genoways. Thành phố Iowa, Iowa: Society for the Preservation of Natural History Collections (Hội bảo quản các bộ sưu tập lịch sử tự nhiên), 1995, trang 269-82. Quan tâm đến việc lựa chọn hoàn thiện thùng và giá trưng bày. 119. Wells, Marianna S., và Rosemary Young. "Moving and Reorganizing a Library" (Di chuyển và sắp xếp lại một thư viện). Brookfield,VT: Ashgate Publishing Company xuất bản, 1997. AN: Qua cuốn sách này, tác giả đã thành công trong việc đảm bảo chất lượng thông tin nhưng vẫn giữ được tính cô đọng và chính xác. 120. White, Kris A., và Glenn S. Cook. "Round 'Em Up, Move 'Em Out: How to Move & Preserve Archival Materials" (Cuốn chúng lên và đưa đi: Cách di chuyển và bảo vệ các tài liệu lưu trữ). Conservation Administration News 57 (4/1994): 16-17. Một báo cáo ngắn gọn về việc di chuyển các bộ sưu tập, miêu tả các giải pháp ngắn gọn để vận chuyển chúng. Tài liệu tham khảo Conrad, Ernest A. Landmark Facilities Group, Inc., East Norwalk, CT. Những chú thích của Conrad được cung cấp qua sự liên hệ bằng thư tín với Trung tâm bảo quản tài liệu Đông Bắc, tháng 11 năm 1998. Fitzgerald, John D., Jr., “Reviews,” Abbey Newsletter 22.1 (1998): 10 ( “Mục điểm sách”, Bản tin Abbey 22.1 (1998) :10) Harriman, Lew. Mason-Grant Consulting, Portsmouth, NH. Những chú thích của Harriman được cung cấp qua sự liên hệ bằng thư tín với Trung tâm bảo quản tư liệu Đông Bắc, tháng 11 năm 1998. Kerschner, Richard L., and Jennifer Baker, “ Practical Climate Control: A Selected, Annotated Bibliography. “ (Những biện pháp kiểm soát khí hậu hữu ích: Thư mục có chú thích chọn lọc). Truy cập: (Tháng 12 năm 1998). Tất cả những chú thích của Kerschner và Baker trong phần hướng dẫn đều đựơc trích từ sưu tập tài liệu này. Larsen, Anne, Associate Library Building Consultant, Massachussetts Board of Library Commissioners, Boston, MA. ( Chuyên viên tư vấn thư viện, Uỷ viên Hội đồng thư viện bang Massachussetts). Những chú thích của Larsen được cung cấp qua sự liên hệ bằng thư tín với Trung tâm bảo quản tư liệu Đông Bắc, tháng 11 năm 1998. Lull, William P., và Paul N. Banks, Conservation Guidelines for Libraries and Archives. (Những hướng dẫn về môi trường bảo quản của thư viện và lưu trữ). Ottawa, ON: uỷ ban lưu trữ Canada, 1995: 96. Chú giải này chỉ hỗ trợ công việc của Leighton. Tất cả những chú thích khác được cung cấp qua sự liên hệ thư tín với Trung tâm Bảo quản tư liệu Đông Bắc, tháng 11 năm 1998. McCrady, Ellen, “Reviews,” Abbey Newsletter 18.8 (“ Mục điểm sách,”, Bản tin Abbey 18.8 ) (tháng 12 năm 1994):117. Thư viện quốc gia Canada (NLC). Chương 5, “ Kiểm soát môi trường.” Sửa bản in 1996-12-11. Truy cập: bnc.ca/resource/presv/ebibl5.htm (Tháng 8 năm 1998). Tất cả những chú thích của thư viện quốc gia Canada tờ hướng dẫn này được trích từ thư mục này. Swartzburg, Susan G. Conservation Administration News 56 ( Bản tin về tình hình quản lý công tác bảo quản 56) (Tháng 1.1994):28. Trinkaus-Randall, Gregor. Quản lý sưu tầm/ Chuyên gia bảo quản, Uỷ viên hội đồng thư viện Massachusset, Boston, MA. Tất cả những chú thích của Trinkaus-Randall đều được cung cấp qua sự liên hệ bằng thư tín với Trung tâm bảo quản tư liệu Đông Bắc, Tháng 11 năm 1998. Lời cảm ơn Tác giả xin chân thành cảm ơn bà Anne Larsen và ông Gregor Trinkaus – Randall, uỷ viên hội đồng thư viện bang Massachusetts; ông Lew Harriman, nhân viên tư vấn Mason- Grant; ông Earnest Conrad, Tập đoàn cung cấp trang thiết bị Landmark; ông William Lull, Liên hợp Garrison/Lull; và ông John D. Hilberry, nhân viên tư vấn bảo tàng John Hilberry vì những đóng góp chuyên môn cho bản thư mục này. Trung tâm bảo quản tư liệu Đông Bắc cũng xin ghi nhận những đóng góp của bà Karen Motylewski trong qúa trình chuẩn bị thư mục này. Chương này cung cấp nguồn thông tin về các chủ đề sau: Các tổ chức và Cơ quan chuyên môn quan tâm đến công tác bảo quản/tu bổ: quy mô quốc gia Các tổ chức và Cơ quan chuyên môn quan tâm đến công tác bảo quản/tu bổ: quy mô quốc tế Các nguồn tài trợ cho các hoạt động bảo quản/tu bổ Công tác đào tạo về bảo quản và tu bổ Tài nguyên thông tin đối với công tác bảo quản/tu bổ và các vấn đề có liên quan Danh sách này cũng chưa phải là toàn diện. Bạn có thể liên hệ với các tổ chức và cơ quan văn hoá trong khu vực để biết thêm về nguồn thông tin ở địa phương Organizations and Professional Associations with Preservation/Conservation Interests: National Abbey Publications, Inc. 7105 Geneva Dr. Austin, TX 78723 Telephone: (512) 929-3992 Fax: (512) 929-3995 E-mail: abbeypub@flash.net American Institute for Conservation of Historic and Artistic Works (AIC) 1717 K Street NW, Suite 301 Washington, DC 20006 Telephone: (202) 452-9545 Fax: (202) 452-9328 E-mail: InfoAic@aol.com American Association of Museums (AAM) 1575 Eye Street, NW, Suite 400 Washington, DC 20005 Telephone: (202) 289-1818 Fax: (202) 289-6578 American Association of State and Local History (AASLH) 530 Church Street, Suite 600 Nashville, TN 37219-2325 Telephone: (615) 255-2971 Fax: (615) 255-2979 E-mail: aaslh@aaslh.org American Library Association (ALA) 50 East Huron Street Chicago, IL 60611 Toll Free: (800) 545-2433 Fax: (312) 440-9374 E-mail: ala@ala.org The Association for Library Collections & Technical Services (ALA/ALCTS) Preservation and Reformatting Committee 50 East Huron Street Chicago, IL 60611 Toll Free: (800) 545-2433 Telephone: (312) 944-6780 Fax: (312) 280-3257 Association of Moving Image Archivists 8949 Wilshire Boulevard Beverly Hills, CA 90211 Telephone: (310) 550-1300 Fax: (310) 550-1363 E-mail: amia@ix.netcom.com Association of Records Managers and Administrators (ARMA) 4200 Somerset Dr., Suite 215 Prairie Village, KS 66208 Telephone: (913) 341-3808 US and Canada WATS (800) 422-2762 Fax: (913) 341-3742 E-mail: hq@arma.org Association of Research Libraries (ARL) 21 DuPont Circle NW, Suite 800 Washington, DC 20036 Telephone: (202) 296-2296 Fax: (202) 872-0884 E-mail: arlhq@arl.org College Art Association 275 7th Avenue New York, NY 10001 Telephone: (212) 691-1051 Fax: (212) 627-2381 E-mail: nyoffice@collegeart.org Council on Library and Information Resources (CLIR) 1755 Massachusetts Avenue, NW, Suite 500 Washington, DC 20036-2188 Telephone: (202) 939-4750 Fax: (202) 939-4765 E-mail: info@clir.org Friends of Dard Hunter c/o Marion E. Cluff 121 Church Street #17 Lake Oswego, OR 97034 Telephone: (503) 699-8653 Fax: (503) 699-8653 E-mail: [Information on papermaking and handmade papers] Guild of Book Workers 521 Fifth Avenue New York, NY 10175 Telephone: (212) 292-4444 E-mail: Karen Crisalli, President at KarenC5071@aol.com, or E-mail: Bernadette Callery, Membership Secretary at bcallery@flounder.com Heritage Preservation 1730 K Street, NW Suite 566 Washington, DC 20006 Telephone: (202) 634-1422 Fax: (202) 634-1435 National Trust for Historic Preservation 1785 Mass. Avenue, NW Washington, DC 20036 Toll Free: (800) 944-6847 Telephone: (202) 588-6000 Fax: (202) 588-6038 Research Libraries Group, Inc. (RLG) 1200 Villa Street Mountain View, CA 94041-1100 Toll Free: (800) 537-7546 Telephone: (650) 962-9951 Fax: (650) 964-0943 E-mail: bl.ric@rlg.org Society of American Archivists (SAA) 527 S. Wells, 5th Floor Chicago, IL 60607 Telephone: (312) 922-0140 Fax: (312) 347-1452 New York State Archives Rm. 11D40 Cultural Education Center Empire State Plaza Albany, NY 12230 Telephone: (518) 474-8955 Fax: (518) 473-9985 Organizations and Professional Associations with Preservation/Conservation Interests: International Association for Information and Image Management (AIIM) 1100 Wayne Avenue, Suite 100 Silver Spring, MD 20910 Telephone: (301) 587-8202 Fax: (301) 587-2711 E-mail: aiim@aiim.org Association for Preservation Technology International (APT) PO Box 3511 Williamsburg, VA 23187 Telephone: (540) 373-1621 Australian Institute for Conservation of Cultural Material, Inc.(AICCM) GPO Box 1638 Canberra, ACT 2601 Australia Telephone: 06-2434-531 Fax: 06-2417-998 E-mail: gina.drummond@awm.gov.au Canadian Association for Conservation of Cultural Property (CAC) (formerly International Institute for Conservation - Canadian Group) 280 Metcalfe, Suite 400 Ottawa, Ontario Canada K2P 1R7 Telephone: (613) 567-0099 Fax: (613) 233-5438 E-mail: info@museums.ca Canadian Association of Professional Conservators (CAPC) PO Box /CP 9195 Terminal Ottawa, Ontario K1G 3T9 Canada Telephone/Fax: (819) 684-7460 Canadian Conservation Institute (CCI) 1030 Innes Road Ottawa, Ontario K1A 0M5 Canada Telephone: (613) 998-3721 Fax: (613) 998-4721 The Institute For Paper Conservation (IPC) Leigh Lodge Leigh, Worcester WR6 5LB England Telephone: +44 1886 832323 Fax: +44 1886 833688 E-mail: clare@ipc.org.uk International Centre for the Study of the Preservation and the Restoration of Cultural Property (ICCROM) Via di San Michele 13 00153 Rome, Italy Telephone: +39-6 585-531 Fax: +39-6 585-3349 E-mail: International Council of Museums (ICOM) Committee for Conservation Canadian Conservation Institute 1030 Innes Road Ottawa KIA OM5 Canada Telephone: 613-988-3721 Fax: 613-998-4721 International Council on Archives (ICA) 60 rue des Francs-Bourgeois 75003 Paris, France Telephone: 33-1-40-27-63-06 Fax: 33-1-42-72-20-65 E-mail: 100640.54@compuserve.com International Federation of Library Associations (IFLA) P.O.B. 95312 2509 CH The Hague The Hague, Netherlands Telephone: +31-70-314-0884 Fax: +31-70-383-4827 E-mail: ifla.hq@ifla.nl International Institute for Conservation of Historic & Artistic Works (IIC) 6 Buckingham Street London WC2N 6BA, England Telephone: +44 (0)171-839-5975 Fax: +44 (0)171-976-1564 E-mail: iicon@compuserve.com Scottish Society for Conservation and Restoration (SSCR) The Glasite Meeting House 33 Barony Street Edinburgh EH3 6NX, Scotland Telephone: 0131-556-8417 Fax: 0131-557-5977 E-mail: admin@sscr.demon.co.uk UNESCO-ICOM Information Centre Maison de l'UNESCO, 1 rue Miollis F-75732 Paris cedex 15, France Tel: +33 (0) 47 34 05 00 Fax: (33 1) 43 06 78 62 E-mail: jani@icom.org United Kingdom Institute for Conservation (UKIC) 6 Whitehorse Mews Westminster Bridge Road London SE1 7QD, England Telephone: 44-171-620-3371 Fax: 44-171-620-3761 Regional Conservation Centers/Organizations Balboa Art Conservation Center P.O. Box 3755 San Diego, CA 92163 Telephone: (619) 236-9702 Fax: (619) 236-0141 Bay Area Art Conservation Group 1124 Clelia Court Petaluma, CA 94954-8694 Telephone: (707) 763-8694 Chicago Area Conservation Group Deller Conservation Group, Ltd. 2600 Keslinger Road Geneva, IL 60134 Telephone: (708) 232-1708 Conservation Center for Art and Historic Artifacts 264 South 23rd Street Philadelphia, PA 19103 Telephone: (215) 545-0613 Fax: (215) 735-9313 Gerald R. Ford Conservation Center 1326 South 32nd Street Omaha, NE 68105 Telephone: (402) 595-1180 Fax: (402) 595-1178 E-mail: grfcc@radiks.net Intermuseum Conservation Association Allen Art Building 83 North Main Street Oberlin, OH 44074-1192 Telephone: (440) 775-7331 Fax: (440) 774-3431 Midwest Regional Conservation Guild Indiana University Art Museum Conservation Department Bloomington, IN 47405 Telephone: (812) 855-1024 Fax: (812) 855-1023 New England Conservation Association Kathryn Myatt Carey 24 Emery Street Medford, MA 02155 Telephone: (781) 396-9495 Northeast Document Conservation Center (NEDCC) 100 Brickstone Square Andover, MA 01810-1494 Telephone: (978) 470-1010 Fax: : (978) 475-6021 E-mail: nedcc@nedcc.org Society for Preservation of New England Antiquities Conservation Center 185 Lyman Street Waltham, MA 02154 Telephone: (617) 891-1985 Straus Center for Conservation Harvard University Art Museum 32 Quincy Street Cambridge, MA 02138 Telephone: (617) 495-2392 Fax: (617) 495-0322 Textile Conservation Center American Textile History Museum 491 Dutton Street Lowell, MA 01854-4221 Telephone: (978) 441-1198 Fax: (978) 441-1412 Upper Midwest Conservation Association (UMCA) Minneapolis Institute of Arts 2400 3rd Ave. South Minneapolis, MN 55404 Telephone: (612) 870-3120 Fax: (612) 870-3118 E-mail: umca@mtn.org Virginia Conservation Association PO Box 4314 Richmond, VA 23220 Telephone: (804) 358-7545 Washington Conservation Guild PO Box 23364 Washington, DC 20026 Telephone: (301) 238-3700 ext. 178 Western Association for Art Conservation 1272 N. Flores Street Los Angeles, CA 90069 Telephone: (213) 654-8748 Fax: (213) 656-3220 Western New York Conservation Guild 51 Park Lane Rochester, NY 14624 Telephone: (716) 248-5307 Williamstown Art Conservation Center 225 South Street Williamstown, MA 01267 Telephone: (413) 458-5741 Fax: (413) 458-2314 E-mail: wacc@clark.williams.edu Funding Agencies for Preservation/Conservation Bay Foundation 17 West 94th Street, 1st Floor New York, NY 10025 Telephone: (212) 663-1115 Fax: (212) 932-0316 The Getty Grant Program 1200 Getty Center Drive Suite 800 Los Angeles, California 90049-1685 Telephone: (310) 440-7320 Fax: (310) 440-7703 Institute of Museum & Library Services 1100 Pennsylvania Ave., NW, Room 609 Washington, DC 20506 Telephone: (202) 606-8539 Fax: (202) 606-8591 E-mail: imlsinfo@imls.fed.us Samuel H. Kress Foundation 174 East 80th Street New York, NY 10021 Telephone: (212) 861-4993 Fax: (212) 628-3146 Andrew W. Mellon Foundation Arts and Cultural Programs 140 East 62nd Street New York, NY 10021 Telephone: (212) 838-8400 Fax: (212) 223-2778 Carnegie Mellon Research Institute Warner Hall Technology Drive Pittsburgh, PA 15213 Telephone: (412) 268-3100 National Endowment for the Arts, Museum Program Creation & Preservation 1100 Pennsylvania Avenue, NW Washington, DC 20506 Telephone: (202) 682-5452 National Endowment for the Humanities Division of Preservation and Access 1100 Pennsylvania Avenue NW, Rm. 441 Washington, DC 20506 Telephone: (202) 606-8570 Fax: (202) 606-8639 National Historic Publications and Records Commission (NHPRC) National Archives & Records Administration NHPRC Room 106 700 Pennsylvania Avenue, NW Washington, DC 20408-0001 Telephone: (202) 501-5610 Fax: (202) 501-5601 E-mail: nhprc@arch1.nara.gov Pew Charitable Trusts 1 Commerce Square 2005 Market Street, Suite 1700 Philadelphia, PA 19103-7017 Telephone: (215) 575-9050 Fax: (215) 575-4939 Preservation/Conservation Training Buffalo State College Art Conservation Department Rockwell Hall 230 1300 Elmwood Avenue Buffalo, NY 14222-1095 Telephone: (716) 878-5025 Fax: (716) 878-5039 Campbell Center for Historic Preservation Studies 203 East Seminary PO Box 66 Mount Carroll, IL 61053 Telephone: (815) 244-1173 Fax: (815) 244-1619 The Conservation Center of the Institute of Fine Arts New York University 14 East 78th Street New York, NY 10021 Telephone: (212) 772-5848 Fax: (212) 772-5851 E-mail: conservation.program@nyu.edu George Eastman House, Inc. 900 East Avenue Rochester, NY 14607 Telephone: (716) 271-3361 National Center for Preservation Technology and Training (NCPTT) NSU Box 5682 Natchitoches, LA 71497 Telephone: (318) 357-6464 Fax: (318) 357-6421 E-mail: ncptt@ncptt.nps.gov www.ncptt.nps.gov North Bennet Street School 39 North Bennet Street Boston, MA 02113-1998 Telephone: (617) 227-0155 Fax: (617) 227-9292 Queen's University Art Conservation Programme Kingston, Ontario K7L 3N6 Canada Telephone: (613) 545-2156 Fax: (613) 545-6889 Smithsonian Center for Materials Research and Education Museum Support Center Smithsonian Institution Washington, DC 20560 Telephone: (301) 238-3700 Fax: (301) 238-3709 E-mail: ABN@SCMRE.si.edu Straus Center for Conservation Harvard University Art Museum 32 Quincy Street Cambridge, MA 02138 Telephone: (617) 495-2392 Fax: (617) 495-0322 University of Texas at Austin Preservation & Conservation Studies Program Graduate School of Library and Information Science SZB #564 Austin, TX 78712-1276 Telephone: (512) 471-8290 Fax: (512) 471-8285 E-mail: glabs@utxdp.dp.utexas.edu Winterthur/University of Delaware Program in the Conservation of Historic and Artistic Works 303 Old College University of Delaware Newark, DE 19716 Telephone: (302) 831-2479 Fax: (302) 831-4330 Information Resources for Preservation/ Conservation and Related Concerns American Chemical Society 1155 16th Street, NW Washington, DC 20036 Telephone: (202) 872-4600 Fax: (202) 872-4615 American National Standards Institute (ANSI) 11 West 42nd Street New York, NY 10036 Telephone: (212) 642-4900 Fax: (212) 398-0023 American Society of Appraisers P.O. Box 17265 Washington, DC 20041 Toll Free: (800) 272-8258 Telephone: (703) 478-2228 Fax: (703) 742-8471 AMIGOS Bibliographic Council 12200 Park Central Drive Suite 500 Dallas, TX 75251 Telephone: (972) 851-8000 Toll Free: (800) 843-8482 Fax: (972) 991-6061 Arts, Crafts and Theatre Safety 181 Thompson Street, #23 New York, NY 10012-2586 Telephone: (212) 777-0062 Association for Information and Image Management 1100 Wayne Ave., Suite 1100 Silver Springs, MD 20910-5603 Telephone: (301) 587-8202; (888) 839-3165 Fax: (301) 587-2711 Getty Conservation Institute 1200 Getty Center Drive, Suite 700 Los Angeles, CA 90049-1684 Telephone: (310) 440-7325 Fax: (310) 440-7702 Image Permanence Institute Rochester Institute of Technology Frank E. Gannett Building 70 Lomb Memorial Drive Rochester, NY 14623-5604 Telephone: (716) 475-5199 Fax: (716) 475-7230 Institute of Paper Science & Technology 500 10th Street, NW Atlanta, GA 30318-5794 Telephone: (404) 894-5700 Toll Free: (800) 558-6611 Fax: (404) 894-4778 Leather Conservation Centre 34 Guildhall Road Northampton NN1 1EW, England Telephone: 01604-232723 Fax: 01604-602070 Library Binding Institute 7401 Metro Boulevard, Suite 325 Edina, MN 55439 Telephone: (612) 835-4707 Fax: (612) 835-4780 Library of Congress Office of the Director for Preservation Rm. LM-G21 101 Independence Avenue, SE Washington, DC 20540 Telephone: (202) 707-1840 Fax: (202) 707-3434 National Archives & Records Administration Document Conservation Branch NWTD 9th Street and Pennsylvania Avenue, NW Washington, DC 20408 Telephone: (202) 501-5360 Fax: (202) 219-9324 National Center for Film & Video Preservation American Film Institute 2021 North Western Avenue Los Angeles, CA 90027 Telephone: (213) 856-7637; (213) 467-4578 National Information Standards Organization (NISO) 4733 Bethesda Avenue, Suite 300 Bethesda, MD 20814 Telephone: (301) 654-2512 Fax: (301) 654-1721 E-mail: nisohq@niso.org National Media Laboratory P.O. Box 33015 Saint Paul, MN 55133-3015 Telephone: (612) 733-1110 National Park Service Curatorial Services Division 800 North Capitol Street, NW P.O. Box 37127 Washington, DC 20002 Telephone: (202) 208-7394 Fax: (202) 343-1767 National Park Service Division of Conservation Harpers Ferry NHP P.O. Box 65 Harpers Ferry, WV 25425 Telephone: (304) 535-6298 Fax: (304) 535-6055 New York State Conservation Consultancy c/o Textile Conservation Workshop 3 Main Street South Salem, NY 10590 Telephone: (914) 763-5805 Fax: (914) 763-5549 New York State Office of Parks, Recreation and Historic Preservation Bureau of Historic Sites Collections Care Center Peebles Island, P.O. Box 219 Waterford, NY 12188 Telephone: (518) 237-8643 Fax: (518) 235-4248 Professional Picture Framers Association 4305 Sarellen Road Richmond, VA 23231 Telephone: (804) 226-0430 Fax: (804) 222-2175 SOLINET Preservation Program 1438 W. Peachtree Street, NW, Suite 200 Atlanta, GA 30309-2955 Toll Free: (800) 999-8558 Telephone: (404) 892-0943 Fax: (404) 892-7879 TAPPI 15 Technology Parkway South Norcross, GA 30092 Mailing Address P.O. Box 105113 Atlanta, GA 30348 Telephone: (770) 446-1400 Fax: (770) 446-6947 Transaction Publishers Dept. NISO Standards Rutgers University The State University 35 Berrue Circle Piscataway, NJ 08854-8042 Telephone: (732) 445-2280 Fax: (732) 445-3138

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_lap_ke_hoach_bao_quan_tai_lieu.pdf