- 1 -
BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIÓI NINH BÌNH
GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CƠ KHÍ MỚI
NGHỀ: BẢO TRÌ HỆ THỐNG THIẾT BỊ CƠ KHÍ
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngà... Tháng. năm 2018
của Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình
Ninh Bình, năm 2018
- 2 -
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đ
40 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 106 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Lắp đặt thiết bị cơ khí mới (Trình độ Cao đẳng và Trung cấp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- 3 -
LỜI GIỚI THIỆU
Dạy thực hành nghề theo phương thức tích hợp, được thể hiện trên cơ
sở những bài học lý thuyết chuyên môn cơ bản của nghề, phối hợp chặt chẽ
với các bài luyện tập thông qua việc ứng dụng những bài tập sản suất giúp
người học vừa nhanh chóng nắm vững kiến thức lý thuyết, vừa nhanh chóng
hình thành kỹ năng nghề, tạo khả năng thích ứng linh hoạt cho người học, đó
là phương pháp dạy nghề hiện nay đã được Đảng nêu ra trong văn kiện và
đã được cụ thể hoá thành chương trình khung theo mô đun mà tổng cục dạy
nghề đã biên soạn và ban hành. Chương trình khung đó đã được nhà trường
duyệt và đưa vào giảng dạy từ ngày 05 tháng 11 năm 2008
Thực hiện nhiệm vụ của Ban giám hiệu nhà trường, các phòng khoa.
Nhóm biên soạn chúng tôi
đã Biên soạn thành công cuốn“ Giáo trình BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG
TRUYỀN ĐỘNG CƠ KHÍ “ dùng cho nghề Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí hệ
Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề.
Để giúp người học nhanh chóng hình thành các thao tác cơ bản khi
luyện tập , trước khi bắt đầu vào phần luyện tập có phân tích bản và trình tự
gia công và các dạng sai hỏng thường gặpgiúp cho người học từ lý thuyết
đã học áp dụng trực tiếp vào bài luyện tập của mình một cách chính xác để
nhanh chóng hình thành kỹ năng cơ bản nhất của nghề.
Cuốn sách này lần đầu tiên được in và đưa vào sử dụng với thời gian
nghiên cứu và biên soạn còn hạn chế chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tác giả
xin chân thành cảm ơn sự đóng góp về nội dung và hình thức trình bày của
bạn đọc để cuốn sách ngày càng hoàn thiện.
.
Ninh Bình, ngày tháng năm 2018
Tham gia biên soạn
1.Chủ biên: Đỗ Văn Đang
- 4 -
MỤC LỤC
Trang
1.Lời giới thiệu 3
2. Bài 1: Lắp cụm bàn gá của máy có cấp chính xác cao 6
3. Bài 2: Lắp trục truyền phức tạp của máy 13
4. Bài 3: Lắp cụm trục chính của máy có cấp chính xác cao 16
5. Bài 4: Lắp hệ thống khí nén 22
6. Bài 5: Lắp hệ thống thủy lực 33
- 5 -
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN
Tên môn học/mô đun: Lắp đặt thiết bị cơ khí mới
Mã môn học/mô đun: MĐ34
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun :
- Vị trí : Mô đun được thực hiện sau khi học xong các môn học và mô đun cơ
sở của nghề và môn học Chuẩn đoán xxuwr lý sự cố thiết bị cơ khí
- Tính chất :Là mô đun bắt buộc
- Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun : Cung cấp các kiến thức, kỹ năng
về bảo dưỡng hệ thống truyền động cơ khí, lập được phiếu công nghệ bảo
dưỡng, sửa chữa; bảo dưỡng các bộ phận truyền động cơ khí theo đúng phiếu
công nghệ, đạt yêu cầu kỹ thuật;
Mục tiêu của mô đun:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được các bước vận chuyển thiết bị và phương pháp sử dụng thiết
bị nâng chuyển, vận chuyển máy đến nơi lắp đặt đảm bảo an toàn;
- Về kỹ năng:
+ Lắp đặt được thiết bị, cân bằng thiết bị đúng quy trình, đạt yêu cầu kỹ thuật;
+ Thực hiện được lắp đặt, kết nối và kiểm tra các hệ thống kết nối với nguồn
năng lượng cho thiết bị đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Đảm bảo kỹ thuật an toàn khi lắp đặt, vận chuyển và khi kết nối thiết b
- 6 -
Bài 1: Lắp cụm bàn gá của máy có cấp chính xác cao
MĐ34-01
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày cấu tạo, nguyên lý, đặc tính lắp ghép của cụm bàn gá có cấu
tạo phức tạp trên máy công cụ
- Lắp bàn gá vào máy đúng trình tự theo phiếu hướng dẫn công nghệ
bằng các dụng cụ tháo lắp được trang bị
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật của cụm bàn gá sau khi lắp vào máy
bằng các dụng cụ, thiết bị hiện có tại phân xưởng
- Làm việc cẩn thận, an toàn và năng suất
Nội dung:
- Cấu tạo, nguyên lý, đặc tính lắp ghép của cụm bàn gá
- Đọc bản vẽ lắp cụm bàn gá
- Kỹ thuật lắp cụm bàn gá
I.Cấu tạo, nguyên lý, đặc tính lắp ghép của cụm bàn gá máy phay
1.Khái quát chung:
Máy công cụ nói chung hay máy cắt gọt kim loại là những máy được
thiết kế theo nguyên tắc tổ hợp các chuyển động tạo hình các loại bề mặt của
chi tiết. Bởi vậy; chúng thường được cấu thành bởi các khâu chấp hành có
nhiệm vụ tạo ra các chuyển động cần thiế cho quá trình tạo ình các bề mặt
Ví dụ:
- Trục chính máy tiện là khâu chấp hành mang phôi chuển động quay
- Bàn gá máy phay, máy bào, máy mài mặt phẳng là khâu chấp hành
mang phôi chuyển động tịnh tiến
- Trục chính máy khoan lại vừa mang dao quay vừa tịnh tiến
Đối với những khâu cấp hành có chuyển động quay thì kết cấu khá đơn
giản; vì chúng chỉ có một hình thức chuyển động duy nhất là quay tròn; do đó
chỉ cần bố trí các cơ cấu thực hiện chuyển động quay với các tốc độ khác
- 7 -
nhau lên khâu chấp hành đó là được. Còn đối với các khâu chấp hành mang
phôi có chuyển động tịnh tiến thì việc tạo ra chuyển động theo các phương
cần thiết lại dẫn đến sự phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cao trong lắp ghép.
Sau đây ta nghiên cứu về một dạng bàn gá của máy phay thường gặp và
cũng là dạng có kết cấu phức tạp nhất trong các loại bàn gá của máy công cụ.
2. Cấu tạo
Hình 1. sơ đồ động
- Bàn gá dọc (1): dùng để gá lắp chitiết cần phay và có chuyển động theo
phương nămg ngang từ từ phải sang trái và ngược lại
- Bàn trựot ngang (3) : Dùng đỡ và dẫn hướng cho bàn gá dọc (1), đồng
thời tạo ra chuyển động theo phương nằm ngang từ ngoài vào trong và ngược
lại
- 8 -
- Bệ đỡ công son (2): Dùng đỡ bàn trượt ngang (3) và dẫn hướng cho bàn
trượt ngang; đồng thời tạo ra chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới
lên và ngược lại.
- Phía trong của bàn gá dọc (1) có lắp cơ cấu vít me đai ốc ( XI) với tx =
6 x 1 và bộ truyền bánh răng nón
18
18
Z
Z ;
15
30
Z
Z . Trục trơn (XII). Trên trục vít
(XI) có bộ ly hợp vấu (M7).
- Phía dưới của bàn trượt ngang (3) có cơ cấu trục vít đai ốc (X) với tx =
6 x 1; bộ ly hợp vấu M5 lắp trên trục vít (X) và bộ bánh răng truyền động
33
37
Z
Z
- Phí trong của bệ đỡ công son (2) có lắp cơ cấu trục vít đai ốc (VIII); bộ
ly hợp vấu M6 lắp trên trục vít (VIII) và các bộ truyền bánh răng trụ
;33
22
Z
Z ; bộ
tryuền bánh răng nón
44
22
Z
Z ; bánh răng Z44 được lắp trên đầu trục vít đứngđể
tạo ra chuyển động lên xuống của bệ đỡ công son. Trục trung gian ( IX) có
lắp bánh răng nón Z18 và Z37 để truyền chuyển động cho bàn gá dọc và bàn
trượt ngang phía trên.
3. Nguyên lý làm việc
a. Chuyển động theo phương thẳng đứng của bệ đỡ công son (2)
Truyền động nhận từ trục ra số (VII) của hộp chạy dao, qua cặp bánh
răng
33
18
Z
Z , bánh răng Z33 lắp lồng không trên trục vít (VIII); do đó khi ta
đóng nửa ly hợp di động M6 sẽ làm cho trục vita me (VII) quay và nhờ các
cặp bánh răng
;33
22
Z
Z và
44
22
Z
Z sẽ làm quay trục vít me đứng, trục này khớp ren
với đai ốc cố định với bệ máy, nhờ vậy bệ đỡ công son có chuyển động theo
phương thẳng đứng.
b. Chuyển động ra, vào theo phương ngang của bàn trượt (3)
Từ trục (VII) qua các tỷ số truyền
33
18
Z
Z ;
37
33
Z
Z và
33
37
Z
Z ; bánh răng Z33 lắp
lông không trên trục (X); do đó khi ta đóng nửa ly hợp di động M5 sẽ làm cho
- 9 -
trục vít (X) quay, đai ốc được gắn cố định với bàn trượt ngang do đó tạo cho
bàn trượt ngang chuyển động ra, vào theo phương ngang.
c. Chuyển động dọc của bàn gá(1)
Truyền động từ trục trung gian số (IX); qua các cặp bánh răng nón
18
16
Z
Z ;
18
18
Z
Z ; bánh răng Z18 lắp lồng không trên trục vít (XI); do đó khi ta đóng
nửa ly hợp di động M7 sẽ làm cho trục vít (XI) quay, đai ốc được gắn cố định
với bàn trượt ngang (3); do đó trục vít (XI) vừa quay vừa tịnh tiến và mang
theo bang gá dọc (1) chuyển động theo phương nằm ngang từ phải qua trái
hoặc ngược lại.
Chú ý: Chiều chuyển động của bàn gá phụ thuộc vào chiều quay của
trục (VII) và nó được đổi chiều quay thông qua bộ ly hợp ma sát đĩa M4.
4. Đặc điểm lắp ghép của hệ bàn gá
- Bàn gá dọc (1) được lắp với bàn trượt ngang (3) bởi hệ mặt trượt hình
đuôi én bằng mối gjhép lỏng; khe hở của mối ghép được điều chỉnh bằng tấm
căn đệm hình nêm
- Bàn trượt ngang (3) lắp với bệ đỡ công son (2) bởi hệ mặt trượt hình
chữ nhật; khe hở mối ghép được điều chỉnh bằng tấm căn đệm hình chữ nhật
- Bệ đỡ công son (2) lắp với thân máy bởi hệ mặt trượt hình đuôi én; khe
hở mối ghép được điều chỉnh bằng các tấm căn đệm hình nêm
- Các trục vít được địng tam bằng các gối đỡ; mối ghép giữa các cổ trcj
vít với bề mặt lỗ của gối đỡ là mối ghép lỏng
- Các bánh răng truyền động gồm: Z16; Z18; Z30;Z37 lắp cố định băng
mỗi ghép then bằng; còn lại lắp lồng không trên các trục vít của bàn gá dọc,
bàn trượt ngang và bệ đỡ công son.
5. Kỹ thuật lắp hệ bàn gá c ủa máy phay
Như phần cấu tạo đã trình bày; hệ bàn gá máy phay gồm có ba bộ phận
chính đó là: Bàn gá (1) nằm ở vị trí trên cùng; bàn trượt ngang (3) nằm ở vị trí
giữa và bệ đỡ công
Son (2) nằm ở vị trí dưới.
- 10 -
Khi lắp ta tiến hành theo trình tự từ dưới lên.
a. Lắp bệ đỡ công son
Bệ đỡ này có khối lượng khá lớn, do đó để lắp cần chuẩn bị thiết bị
nâng hạ và kê đỡ cẩn thận. Mối ghép định vị bệ đỡ công son là mối ghép liên
kết bằng bu lông để bắt bệ đỡ tỳ vào hệ mặt trượt phía trước của thân máy.
Trước khi lắp bệ đỡ lên thân máy, các chi tiết và cơ cấu nằm phía trong của bệ
đỡ phải được lắp vào trước và kiểm tra đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật; tránh
trường hợp lắp bệ đỡ xong lại phải tháo ra để xử lý sai sót của các cơ cấu bên
trongóau khi lắp bệ đỡ công son lên thân máy ta cần tiến hàng thực hiện các
công việc sau:
- Kiểm tra vị trí của bệ đỡ so với các mặt trượt của thân máy: Tức là các
mặt trượt phía trên của bệ đỡ phải vuông góc với mặt trượt đứng nằm
phía trước của thân máy
- Kiểm tra độ thăng bằng của mặt trượt phía trên của bệ đỡ: Mặt trượt
phía trên của bệ đỡ phải nằm trong mặt phẳng nằm ngang vuông góc
với mặt trượt đứng của thân máy
- Thử các chuyển động của các cơ cấu phía trong của bệ đỡ
- Điều chỉnh khe hở của bệ đỡ với mặt trượt trên thân máy theo yêu cầu
kỹ thuật
b. Lắp bàn trượt ngang
Bàn trượt ngang được lắp lên phía trên của bệ đỡ công son, nó liên kết
với bẹ đỡ công son bằn hệ mặt trượt hình chữ nhật và có một miếng căn đệm
dùng đẻ điều chỉnh khe hở giữa các mặt trượt; khi lắp bàn trượtngang lên bệ
đỡ công son, ta dùng tay đẩy theo phương ngang vuông góc với mặt trượt để
hai mặt trượt trên bệ đỡ và bàn trượt tiếp xuác với nhau, sau đó lồng tấm căn
đệm vào để điều chỉnh khe hở theo yêu cầu kỹ thuật.
Sau khi lắp bàn trượt ngang ta cũng phải thực hiện các bước kiểm tra
các thông số kỹ thuât như khi lắp bệ đỡ công son
c. Lắp bàn gá
- 11 -
Bàn gá là bộ phận lắp trên cùng và chỉ có thể lắp khi bệ đỡ và bàn trượt
đã đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Để lắp bàn gá ta dùng cần cẩu loại nhỏ để nâng
bàn gá lên và đẩy theo chiều dọc của các mặt trượt hình mộng đuôi én; khi
bàn gá đã nằm gọn trên bàn trượt ngang ta cũng dùng tay để xô cho cavs mặt
trượt phía dưới bàn gá và phí trên của bàn trượt ngang tiếp xúc với nhau rồi
mới lồng miếng căn đệm hình nêm vào và điều chỉnh khe hở của các mặt
trượt theo yêu cầu.
Sau khi lắp bàn gá xong, ta tiến hành kiểm tra lại vị trí tương đói giữa
mặt trên của bàn gá với mặt trượt phía trước của thân máy và với tâm trục
chính mang dao phay.
d. Lắp các chi tiết che chắn, tay quay
Thông thường các chi tiết che chắn thường là những chi tiết: Dùng
chắn bụi cho các mặt trượt; che chắn phoi ..v..v được lắp sau cùng
g. Bôi trơn cho ban gá
Sau khi lắp và kiểm tra điều chỉnh xong ta tiến hành bôi trơn cho tất cả
các mặt trượt và các chi tiết phía trong của các bộ phận
II. Lắp bàn gá máy phay
Yêu cầu:
Vận dụng những kiến thức đã học vào việc chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất,
trang thiết bị và dụng cụ và lắp hoàn chỉnh hệ bàn gá máy phay; trên cơ sở đó lắp được các
loại bàn gá khác cho các máy có độ chính xác cao hơn đạt yêu cầu kỹ thuật.
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị
- Tài liệu phát tay về chỉ tiêu kỹ thuật bàn gã máy phay
- Dụng cụ tháo lắp
- Dẻ lau; dầu bôi tơn
- Thiết bị nâng hạ
- Gỗ kê đỡ
Nguồn lực liên quan
- Máy phay có hệ bàn gá cần lắp
- Bản vẽ khai triển và sơ đồ nguyên lý của hệ bàn gá
1. Công tác chuẩn bị
a.Lập phiếu công nghệ lắp
- 12 -
b. Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc
2. Trình tự thực hiện
a. Kiểm tra và tập hợp chi tiết theo từng bộ phận
b. Lắp bệ đỡ công son
c. Lắp bàn trượt ngang
d. lắp bàn gá
e. Kiểm tra và điều chỉnh các thông số kỹ thuật
g. Lắp các tấm che
h. Bôi trơncho bàn gá
3. Kết thúc công việc lắp hệ bàn gá máy phay
a. Trao đổi nhóm nhỏ về quá trình lắp và xử lý các sai sót
b. Lau chùi và thực hiện công việc bảo quản dụng cụ, thiết bị
Câu hỏi và bài tập bổ trợ
1. Trình bày yêu cầu kỹ thwtj khi lắp hệ bàn gá máy bào ngang; hệ bàn dao máy tiện.
2. Đối với các loại bàn gá phôi mặt trên của bàn gá có cấp chính xác bao nhiêu và khi lắp
cần lưu ý gì?
- 13 -
Bài 2: Lắp trục truyền phức tạp của máy
MĐ34-02
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày cấu tạo, nguyen lý, đặc tính lắp ghép và kỹ thuật lắp trục
truyền phức tạp
- Lắp trục truyền phức tạp vào máy đúng trình tự công nghệ theo phiếu
hướng dẫn bằng các loại dụng cụ tháo lắp được trang bị
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật của trục truyền sau khi lắp đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật
- Làm việc cẩn thận, an toàn và năng suất
Nội dung của bài:
- Đặc tính lắp ghép của các loại trục truyền
- Đọc bản vẽ lắp cụm trục truyền phức tạp
- Kỹ thuật lắp trục truyền phức tạp
- Lập quy trình lắp
- Chuẩn bị thiết bị dụng cụ và vật tư dùng trong quá trình lắp trục
truyền phức tạp
- Kiểm tra trục truyền trước khi lắp
- Thao tác sử dụng dụng cụ thiết bị dùng trong quá trình lắp và kiểm tra
- Lắp các trục truyền lên máy
- Kiểm tra chế độ lắp ghép của trục truyền
- Công tác an toan và vệ sinh công nghiệp khi lắp trục truyền
I. Cấu tạo và dặc tính lắp ghép của trục truyềnphức tạp
1. Cấu tạo
Trục truyền là những chi tiết cơ bản trong các hộp truyền động của máy công cụ;
tùy thuộc vào mô men truỳen và phương án truyền động mà người ta thiết kế các loại trục
có kích thước, hình dáng hình học cũng như cấu tạo các phần tử của trục khác nhau. Đối
với những trục phức tạp là trục có các yếu tố sau đây:
- 14 -
- Chiều dài của trục khá lớn : Do chiều dài lớn nên khi định tâm cho trục ở hai gối
đỡ các xa nhau hay qua nhiều gối đỡ trục sẽ khó khăn
- Có nhiều phần tử( chi tiết) được lắp ghép trên trục: Khi lắp sẽ gặp nhiều trở ngại
về trình tự lắp; việc định vị, định tâm cho các chi tiết trên trục đồi hỏi chính xác
cao
- các bề mặt lắp ghép trên trục cónhiều, như: Mặt then, then hoa; mặt ren, mặt chốt;
mặt trụ trơn hay các vai, gờ trên trục.
- Do đặc điểm làm việc của trục khi truyền mô men xoắn, trên trục có các cơ cấu
truyền động xuất hiện lực chiều trục; do đó ngoài kết cấu riêng của trục lại phải
thêm kết cấu của cơ cấu điều chỉnh cho các loại ổ chặn để khử độ dịch chuyển
chiều trục
Sau đay ta nghiên cứu cụ thể về cấu tạo của một loại trục có kết cấu phức tạp
Hình 2. trực chính của máy 1K62 và các nối đỡ
Trục có cấu tạo là chi tiết hình trụ dài có nhiều bậc; kích thước của trục được thiết kế
lớn dần từ trái sang phải theo sơ đồ phân bố lực truyền động khi tính toán thiết kế và phù
hợp với công nghệ lắp trục vào hộp
Các bề mặt lắp ghép chính của trục là:
- Bề mặt lắp ghép ổ bi đũa (12); ổ bi cầu (14)
- Bề mặt lắp ghép mâm phẳng (9)
- Bề mặt ren lắp đai ốc điều chỉnh (6)
- Bề mặt then hoa lắp khối bánh răng (15)
- Bề mặt trụ lắp bánh răng (16) bằng mối ghép then bán nguyệt
- Bề mặt ren lắp đai ốc điều chỉnh (2)
2. đặc điểm lắp ghép
Với cấu tạo trên của trục ta có các đặc tính lắp ghép của các mối ghép cơ bản trên
trục là:
- 15 -
- Mối ghép chặt : áp dụng cho tất cả các vòng trong cỏa ổ lăn ( đũa và cầu) khi lắp
lên trục với độ dôi lắp ghép trung bình
- Mối ghép thẹ hoa định tâm theo đường kính ngoài cho khối bánh răng (15)
- Mối ghép trung gian giữa trục và bánh răng (16); mối ghép của then bán nguyệt
với trịc và rãnh trên mai ơ của bánh răng (16) là mối ghép lỏng
- Các bề mặt lắp ghép ren trên trục với các đai ốc(13); (2) là loại ren tam giác bước
nhỏ
Bài tập bổ trợ:
Phân tích kết cấu của trục (II) trong hộp chạy dao sau và cho biết công dụng của
các phàn tử kích thước trên trục
Hình 3. bản vẽ khai triển hộp chạy dao máy 1A616
II. Lắp trục truyền phức tạp
Yêu cầu:
Vận dụng những kiến thức đã học vào việc chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất,
trang thiết bị và dụng cụ và lắp hoàn chỉnh trục truyền phức tạp vào hộp máy; trên cơ sở đó
lắp được các loại trục truyền phức tạp trong các máy khác đạt yêu cầu kỹ thuật.
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị
- Tài liệu phát tay về chỉ tiêu kỹ thuật của trục sau khi lắp
- Dụng cụ tháo lắp
- 16 -
- Dẻ lau; dầu bôi tơn
- Thiết bị nâng hạ
Nguồn lực liên quan
- Bộ phận máy có loại trục phức tạp
- Bản vẽ khai triển kết cấu của cụm chi tiết trên trục
1. Công tác chuẩn bị
a.Lập phiếu công nghệ lắp
b. Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc
2. Trình tự thực hiện
a. Kiểm tra và tập hợp chi tiết được lắp lên trục
b. Lắp các chi tiết lên trục
c. Lắp trục vào hộp máy
e. Kiểm tra và điều chỉnh các thông số kỹ thuật
g. Lắp các mặt bích và nắp đậy
h. Bôi trơn cho trục và các chi tiết
3. Kết thúc công việc lắp hệ bàn gá máy phay
a. Trao đổi nhóm nhỏ về quá trình lắp và xử lý các sai sót
b. Lau chùi và thực hiện công việc bảo quản dụng cụ, thiết bị
- 17 -
Bài 3: Lắp cụm trục chính của máy có cấp chính xác cao
MĐ34-03
Mục tiêu:của bài
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày cấu tạo, nguyên lý, đặc tính lắp ghép và kỹ thuật lắp cụm
trục chính
- Lắp cụm trục chính vào máy đúng trình tự theo phiếu hướng dẫn công
nghệ bằng các dụng cụ tháo lắp được trang bị
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật của cụm trục chính sau khi lắp vào
máy bằng các dụng cụ, thiết bị hiện có tại phân xưởng
- Làm việc cẩn thận, an toàn và năng suất
Nội dung của bài
- Đặc tính lắp ghép của các loại trục chính
- Đọc bản vẽ lắp cảu các loại trục chính
- Kỹ thuật lắp trục chính
- Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị và vật tư sử dụng trong quá trình lắp trục
chính
- Kiểm tra trục chính trước khi lắp
- Thao tác sử dụng dụng cụ thiết bị dùng trong quá trình lắp trục chính
- Lắp trục chính lên máy
- Kiểm tra chế độ lắp ghép của trục chính
- Công tác an tàon và vệ sinh công nghiệp trong quá trình lắp trục chính
lên máy
I. Cấu tạo của các loại trục chính và đặc điểm lắp ghép
1. Cấu tạo
Trục chính là chi tiết cơ bản của khâu chấp hành mang phôi hoặc dao
quay dùng trong các loại máy công cụ. Do nó là khâu chấp hành mang dao;
phôi quay khi gia công nên trục chính trong thiết kế bao giờ cũng phải đảm
- 18 -
bảo cho được yêu cầu về độ cứng vững của trục chính cũng như các chỉ tiêu
kỹ thuật khác.
Song, một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho trục chính cảu máy cắt
kim loại làm việc không tốt là do việc lắp ráp chúng trong quá trình sửa chữa
không đúng quy trình kỹ thuật.
Để khắc phục thiếu sót đó, khi sửa chữa cum trục chính cần nghiêm
chỉnh tuân theo các quy tắc lắp ráp các cụm, bộ phận máy và toàn máy.
Trên máy cắt kim loại có cấp chính xác cao, người ta dùng trục chính
có cấp chính xác cao lắp trên các ổ bi đỡ chặn cấp chính xác 8 với sức căng
ban đầu. Nhờ có sức căng này mà khử được lượng dịch chuyển theo phương
hướng kính và chiều trục của trục chính, nâng cao được độ cứng vững và độ
chính xác về chuyển động quay của trục chính.
Trị số sức căng ban đầu trong quá trình sử dụng máy sau khi đã sửa
chữa phải vừa đủ và ổn định. Nếu nhiệt độ làm việc của ổ bi không quá 700C
thì vẫn làm việc bình thường.
Như vậy vấn đề dặt ra khi lắp các ổ lên trục chính phải tính toán và
kiểm tra kích thước của các bề mặt trụ khi lắp với vòng trong của ổ trục và
vòng ngoài của ổ với mặt lỗ của vỏ hộp sao cho đạt trị số độ dôi lắp ghép.
Đối với các chi tiết khác lắp trên trục chính cũng phải tính đến việc
hình thành các mối ghép theo yêu cầu và định vị chúng đảm bảo độ ổn định
trong quá trình làm việc.
Sau đây ta nghiên cứu về cấu tạo của một loại trục chính điển hình của
máy công cụ,
Hình 4. cụm trục chính dùng ổ bị chặn
- 19 -
Hình 5. cụm trục chính dùng ổ lăn đũa côn kiểu Game
Hình 6. cụm trục chính máy phay dùng ổ bi chặn
Hình 7. cụm trục chính máy phay dùng ổ bi chặn đỡ
Hình 8. cụm trục chính máy phay dùng ổ đũa côn
- 20 -
Hình 9. cụm trục chính máy phay hạng nhẹ
Hình 10. cụm trục chính máy phay dụng cụ dùng ổ kim hãng Nađela
- Trục là chi tiết hinh trụ, rỗng phía trong
Hình 11. cụm trục chính máy mài lô
Hình 12. cụm trục chính máy mài phẳng dùng ổ bi chặn đỡ
- 21 -
Hình 13. ổ trước trụ chính
- 22 -
Bài 4: Lắp hệ thống khí nén
MĐ34-04
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày cấu tạo, nguyên lý, kỹ thuật lắp hệ thống khí nén của máy
công cụ
- Lắp hệ thống khí nén vào máy đúng trình tự theo phiếu hướng dẫn
công nghệ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật của hệ thống khí nén sau khi lắp vào
máy bằng dụng cụ và thiết bị được trang bị
- Làm việc cẩn thận, an toàn và năng suất
Nội dung của bài:
- Sơ đồ hệ thống khí nén của máy công cụ
- Lập quy trình lắp
- Kỹ thuật lắp hệ thống khí nén
- Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị và vật tư sử dụng trong quá trình lắp hệ
thống khí nén
- Kiểm tra hệ thống khí nén trước khi lắp
- Thao tác sử dụng dụng cụ thiết bị dùng trong quá trình lắp hệ thống
khí nén
- Lắp hệ thống khí nén của máy
- Kiểm tra, điều chỉnh hệ thống khí nén sau khi lắp
- Công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp trong quá trình lắp hệ thống
khí nén
I. Đặc điểm và phạm vi áp dụng của hệ thống khí nén trong máy công cụ
1. Đặc điểm cấu tạo
Truyền động bằng khí nén là loại truyền động hiện nay được dùng khá
phổ biến trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp nói chung và trong sản xuất cơ
khí nói riêng. Trong các máy công cụ. Hệ thống khí nén được trang bị để thực
hiện các công việc như: Gá lắp dụng cụ; gá lắp phôi liệu; điều khiển các cơ
- 23 -
cấu kẹp chặt của khó hãm hoặc chuyển phôi. trong nhiều thiết bị khí nén còn
được dùng truyền động như: Máy búa khí nén; máy dập khí nén và các thiết bị
khác.
Nhìn chun một hệ thống truyền động bằng khí nén được dùng nguồn khí nén
là không khí trong bầu khí quyển. Do đó, bao giờ cũng có các bộ phận chính
sau đây:
- Máy nén khí các kiểu:
Hình 14. Hình giáng cấu tạo của máy nén trục vít loại 2 trục, vít chỉnh và vít
phụ
1. Vít điều chỉnh với 4 răng lồi; 2. Vít phụ với 6 răng lồi
3. Xi lanh hoặc thân máy; 4. com trượt điều chỉnh năng suất
- 24 -
Hình 15. Hình chiếu của máy nén trục vít loại 2 vít tràn dầu
1. Cữa hút; 2. pít tông điều chỉnh; 3. lỗ phun dầu ; 4. con trượt điều chỉnh
5. buồng đẩy; 6. ổ đỡ chính; 7. thân máy; 8. vít phụ; 9. ổ đỡ; 10. đệm kí ổ
trục; 11. ổ đỡ chính; 12. vít chỉnh; 13 pít tống cân bằng.
Hình 4. máy nén trục vít loại 1 vít
1. buồng hút; 2. bánh răng; 3. trục vít
- 25 -
Nguyên lý làm việc của bơm rô to được trình bày trên hình 5
Hình 16. Nguyên lý cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy nén rô to
a. Bắt đầu quá trình nén, cữa hút và cũa xả đóng
b. Tiếp tục quá trình nén, bắt đầu quá trình hút
c. Tiếp tục quá trình hút
d. Chuẩn bị kết thúc quá trình đẩy và sắp kết thúc quá trình hút
- 26 -
Hình 17. Máy nén rô to kiểu kín
1. xi lanh; 2. rô to; 3. bánh lệch tâm; 4. tấm ngăn; 5,6. thân trên; 7 Van đẩy;
8. vỏ; 9. ống tiêu dường hút đồng thời là ống tách lỏng; 10. hộp tiếp điện; 11.
bơm dầu
- 27 -
Hình 17
Máy nén rô to cánh trượt (Kiểu 2 tấm trượt) nguyên tắc cấu tạo và làm việc
- Bình tích chứa khí nén
- Hệ thống ống dẫn
- Các loại van
Hình 18. Nguyên lý làm việc của van đảo chiều
Hình 19. Nguyên lý làm việc của van đảo chiều
Hình 20. Van tiết lưu có tiết diện thay đổi (hãng Herion)
- 28 -
Hình 21. Van tiết lưu
a. Không có mối nối ren (Hãng Bosch)
b. Có mối nối ren (Hãng Bosch)
Hình 22. Van tiết lưu một chiều (hãng Bosch)
- Các động cơ và xy lanh truyền lực bằng khí nén
Sau đây ta nghiên cứu một vài thiết bị cụ thể dùng trên máy công cụ làm việc
bằng khí nén
- 29 -
a. Đồ gá dẫn khoan khí nén
Hình 23. giá dẫn khoan khí nén
Trên thân gá (1) lắp xy lanh (2), trong đó pít tông cùng cần (3) dịch
chuyển, cần (3) là một trong ba trụ trượt. Trên trụ trượt đặt tấm (4) có lắp trực
tiếp bạc dẫn hoặc đóng chặt vào nó tấm thay thế có lắp bạc dẫn. Tấm đỡ thay
thế để gá chi tiết gia công được lắp dựa trên mặt thân và hai chốt định vị (6).
Tấm dẫn thay thế được lắp vào mặt phẳng dưới của tấm (4) và hai chốt định
vị (5). Khí nén đi vào xy lang qua ống nối (7).
- 30 -
b. Máy búa khí nén
Hình 24. Máy búa dẫn bằng khí nén
Bánh đà (19) truyền chuyển động cho hộp giảm tốc, trong hộp giảm tốc
gồm bánh răng dẫn (18), bánh răng bị dẫn (23). Trục khuỷu (24) nối với thanh
truyền (17) và pitông (23), pitông nhận chuyển động tịnh tiến và nén không
khí vào các khoang trên và dưới của xy lanh nén 24.
2. Đặc điểm lắp ghép của các cơ cấu trong hệ thống khí nén
- Đối với các chi tiết trong các cơ cấu của hệ thống truyền động bàng khí
nén như: Động cơ khí nén; máy nén khí hay các cơ cấu cơ khí khác khi lắp
được thực hiện như các mối ghép đối với các bội phận khác của máy công cụ;
tức là căn cứ vào đặc điểm làm việc mà ta chọn chế độ cho các mối ghép một
cách hợp lý là lắp lỏng; lắp chặt hay lắp trung gian
- Đối với các ống dẫn; khi lắp thường phải dùng các loại đầu nối và mối
ghép đặc trưng là mối ghép ren ống ( đỉnh ren tròn) để tăng độ kín khít cho
mặt tiếp xúc của ren.
2. Kỹ thuật lắp các thiết bị khí nén
Khi lắp hệ thống khí nén, ta cần thực hiện các bước sau:
- Kiểm tra toàn bộ các chi tiết trong các cơ cấu của hệ thống khí nén
phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật cho phép
- 31 -
- Làm sạch các chi tiết hết bụi bẩn và màng ô xy hóa trên bề mặt của
chi tiết
- Phân loại và sắp xếp các chi tiết theo các cơ cấu
- Lắp chi tiết theo từng cơ cấu và cụm
- Trước khi lắp các cơ cấu, cụm chi tiết vào hệ thống phải kiểm tra các
cơ cấu và cụm theo yêu cầu kỹ thuật, nếu có sai sót phải điều chỉnh
đạt yêu cầu mới được lắp vào hệ thống
- Sau khi lắp xong phải kiểm tra toang bộ hệ thống và thực hiện bôi
trơn; lắp ghép các thiết bị an toàn mới chạy thử.
II. Lắp hệ thống khí nén
Yêu cầu :
Vận dụng những kiến thức đã học vào việc chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật
chất, trang thiết bị và dụng cụ và lắp hoàn chỉnh một số hệ thống khí nén điển
hình dùng trong máy công cụ; trên cơ sở đó lắp được các bộ phận khí nén của
các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật.
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị
- Tài liệu phát tay về chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống khí nén cần lắp
- Dụng cụ tháo lắp
- Dẻ lau; dầu bôi trơn
- Thiết bị nâng hạ
Nguồn lực liên quan
- Hệ thống khí nén điển hình dùng trên máy công cụ
- Bản vẽ sơ đồ truyền dẫn của khí nén trong máy
1. Công tác chuẩn bị
a.Lập phiếu công nghệ lắp
b. Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc
2. Trình tự thực hiện
a. Kiểm tra và tập hợp chi tiết và sắp xếp chi tiết theo cơ cấu và cụm
b. Lắp các chi tiết vào máy nén khí
c. Lắp máy nén khí vào vị trí quy định trên máy ( nếu có)
- 32 -
d. Lắp các cụm xy lanh hoặc động cơ khí nén vào hệ thống
e. Lắp các ống dẫn
g. Lắp các loại van và đồng hồ đo áp suất
h. Lắp hệ thống bôi trơn cho hệ thống truyền động bằng khí nén
j. Kiểm tra toàn bộ hệ thống khí nén
k. Chạy thử và điều chỉnh các thông số kỹ thuật của hệ thống khí nén
3. Kết thúc công việc lắp cụm trục chính của máy
a. Trao đổi nhóm nhỏ về quá trình lắp và xử lý các sai sót
b. Lau chùi và thực hiện công việc bảo quản dụng cụ, thiết bị
- 33 -
Bài 5: Lắp hệ thống thủy lực
MĐ34-05
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày cấu tạo, nguyên lý, kỹ thuật lắp hệ thống thủy lực của máy
công cụ
- Lắp hệ thống thủy lực vào máy đúng trình tự theo phiếu hướng dẫn
công nghệ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật của hệ thống thủy lực sau khi lắp vào
máy bằng dụng cụ và thiết bị được trang bị
- Làm việc cẩn thận, an toàn và năng suất
Nội dung của bài:
- Sơ đồ hệ thống thủy lực của máy công cụ
- Lập quy trình lắp
- Kỹ thuật lắp hệ thống thủy lực
- Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị và vật tư sử dụng trong quá trình lắp hệ
thống thủy lực
- Kiểm tra hệ thống thủy lực trước khi lắp
- Thao tác sử dụng dụng cụ thiết bị dùng trong quá trình lắp hệ thống
thủy lực
- Lắp hệ thống thủy lực của máy
- Kiểm tra, điều chỉnh hệ thống thủy lực sau khi lắp
- Công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp trong quá trình lắp hệ thống
thủy lực
- 34 -
I. Đặc điểm cấu tạo và lắp hệ thống thủy lực trong máy công cụ
1. Đặc điểm cấu tạo
Hệ thủy lực trong máy công cụ có rất nhiều cụm chi tiết với những
chức năng khác nhau. Ta nghiên cứu về cấo tạo của một số cụm chính thường
dùng trong hệ thủy lực của máy công cụ như sau:
Hình 25. Cấu tạo rơle áp lực có con trượt
Hình 90a là loại rơle áp lực có con trượt. Dầu có áp suất p, tác dụng vào
mặt dưới của con trượt (1), có mặt trên tiếp xúc với chốt (2). Nếu lực do áp
suất p tạo nên lớn hơn lực lò xo (3), thì con trượt (1) sẽ đẩy chốt (2) tiếp xúc
với công tắc (4). Tùy thuộc vào cách lắp các đầu dây điện trong hộp chuyển
mạch (5), công tắc (4) sẽ đống hoặc mở các mạch điện. áp suất p có thể điều
chỉnh được nhờ vít (6). Màn chắn (7) dùng để chắn dầu không cho dò sang
các phần bên trên, và đầu dò động lại ở phần dưới được dẫn ra qua lỗ (8).
Hình 90b là rơle áp lực có cần xoay. Cách làm việc cũng giống như loại
trên. chỉ khác là áp suất dầu tác dụng vào màn cao su (1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_lap_dat_thiet_bi_co_khi_moi_trinh_do_cao_dang_va.pdf