Giáo trình Kỹ thuật sơn ô tô

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN HÀ NỘI GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT SƠN Ô TÔ MÔN HỌC/MÔ ĐUN : MĐ NGÀNH/NGHỀ : CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ : CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày.tháng.năm ................... của Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội) Hà Nội, năm 2020 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham

pdf71 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Kỹ thuật sơn ô tô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2 MÃ TÀI LIỆU: MĐ 33 LỜI GIỚI THIỆU Trong nhiều năm gần đây tốc độ gia tăng số lượng và chủng loại ô tô ở nước ta khá nhanh. Đi cùng với sự phát triển về trang thiết bị máy móc tiện nghi thì nhu cầu về sửa chữa khung vỏ xe cũng đang dần được đặc biệt quan tâm và chú trọng . Để phục vụ cho học viên học nghề và thợ sửa chữa ô tô những kiến thức cơ bản cả về lý thuyết và thực hành về sửa chữa thân vỏ xe . Với mong muốn đó giáo trình được biên soạn, nội dung giáo trình bao gồm bốn bài: Bài 1: Tổng quan về kỹ thuật sơn ô tô Bài 2: Súng phun sơn Bài 3: Che, chắn bề mặt sơn Bài 4: Chuẩn bị bề mặt sơn Bài 5: Phun sơn màu và đánh bóng Kiến thức trong giáo trình được biên soạn theo chương trình Tổng cục Dạy nghề, sắp xếp logic từ nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các cụm chi tiết trong hệ thống truyền lực, đến cách phân tích các hư hỏng, phương pháp kiểm tra và quy trình thực hành sửa chữa. Do đó người đọc có thể hiểu một cách dễ dàng. Xin chân trọng cảm ơn Tổng cục Dạy nghề, khoa Động lực trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cũng như sự giúp đỡ quý báu của đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành giáo trình này. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản sau giáo trình được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày..tháng. năm 20 Tham gia biên soạn Chủ biên Nguyễn Văn Dươn 3 MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: ............................................................................. 1 LỜI GIỚI THIỆU .............................................................................................. 2 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT SƠN .................................................. 5 BÀI 2: SÚNG PHUN SƠN ............................................................................. 12 BÀI 3: CHE, CHẮN BỀ MẶT SƠN .............................................................. 16 BÀI 4: CHUẨN BỊ BỀ MẶT SƠN ................................................................ 24 BÀI 5: PHUN SƠN MÀU VÀ ĐÁNH BÓNG ............................................... 62 4 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: KỸ THUẬT SƠN Ô TÔ Mã mô đun: MĐ 33 Thời gian thực hiện mô đun: 45 giờ (Lý thuyết: 15h; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 28h, Kiểm tra: 02h) I. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí dạy trong năm học thứ hai - Tính chất: Là mô đun chuyên ngành công nghệ ô tô, trang bị cho sinh viên về kiến thức, kỹ năng sửa chữa vỏ xe và sơn xe ô tô - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được mục đích, yêu cầu, quy trình sơn trong kỹ thuật sơn ô tô. + Phân tích đúng cấu tạo, phương thức vận hành các thiết bị trong phòng sơn và đặc tính của các loại sơn ô tô + Trình bày được nhiệm vụ,yêu cầu, phân loại của súng phun sơn. + Phân tích đúng cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại súng phun sơn và kỹ thuật phun sơn. + Trình bày được mục đích, yêu cầu, các vật liệu và phương pháp che chắn bề mặt sơn. + Trình bày được mục đích, yêu cầu,vật liệu và quy trình chuẩn bị bề mặt . - Kỹ năng: + Sử dụng quy trình kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ trong kỹ thuật sơn ô tô như : Máy nén khí, đèn sấy, súng phun sơn, dao bả, các vật liệu che chắn bề mặt sơn, các loại sơn, ma-tít. + Thực hành phun sơn, che chắn bề mặt sơn, chuẩn bị bề mặt sơn, bả ma-tít theo đúng quy trình kỹ thuật. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm + Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô + Biết tổ chức, làm việc theo nhóm, tổ và chịu trách nhiệm về công việc đang thực hiện + Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học sinh, sinh viên. III. Nội dung mô đun: 5 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT SƠN Mã bài: 35 - 01 Mục tiêu: - Giải thích được mục đích, yêu cầu của kỹ thuật sơn ô tô. - Trình bày được quy trình sơn ô tô. - Xác định đúng các thiết bị, các loại sơn sơn ô tô. - Sử dụng các thiết bị phòng sơn và các loại sơn đúng quy trình kỹ thuật. - Chấp hành đúng quy trình kỹ thuật trong nghề công nghệ ô tô. - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học sinh, sinh viên. Nội dung chính: 1. Mục đích, yêu cầu. Sửa chữa các hư hỏng liên quan đến tấm thân vỏ xe , cải thiện tính thẩm mỹ của tấm thân vỏ xe . 2. Quy trình sơn ô tô. Bước 1 : Đánh giá cùng vỏ ô tô cần sơn, tiến hành mài sơn cũ và rỉ sét đi. Sử dụng máy mài lắp giấy ráp có độ sần thích hợp để loại bỏ lớp sơn cũ của những vùng cần sơn giúp sơn lót và matít có thể bám dính tốt nhất. Nếu có những vùng bị móp méo, vết lõm sâu sẽ được gò lại bằng máy hàn rút tôn tạo bề mặt phẳng tương đối theo phom xe ban đầu của nhà sản xuất. Bước 2 : Sơn chống rỉ bảo vệ vỏ thép Sơn lót sơn chống rỉ giúp tránh bám dính hơi ẩm ngăn ngừa rỉ sét quay lại phá sơn từ bên trong. Đợi khô lớp sơn chống rỉ, tiếp tục đánh bằng giấy ráp để tăng cường độ bám dính matit hoặc lớp sơn phủ ngoài. Bước 3 : Trả lại phom xe chuẩn lấp đầy vết xước vết lõm bằng lớp bả matit. Bả một lớp ma tít để lấp đầy bề mặt bị trầy xước, lồi lõm, trả lại Phom xe chuẩn chính hãng của xe. Sau đó mài nhẵn chuẩn bị bề mặt cho bước tiếp theo. Bước 4 : Sơn lót phủ kín bề mặt bả matit. Sơn lót phủ một lớp sơn lên trên phần matit, ngăn mầu matit không lộ ra ngoài. Sơn lót có tác dụng khác làm nền cho lớp sơn phủ ngoài bóng đẹp hơn. Bước 5 : Kĩ thuật pha màu sơn và phun sơn. Có 2 cách pha sơn chủ yếu: Sơn hai thành phần và sơn phủ bóng. A - Sơn hai thành phần là sơn có pha kèm dầu bóng, ngoài ra còn được gọi là loại 500, phù hợp cho sơn loại xe màu trơn trắng, đen, đỏ. 6 B - Sơn phủ bóng là sơn một lớp màu, sau đó mới sơn dầu bóng, còn được gọi là loại 600, phù hợp cho các loại xe có thành phần màu hạt nhũ. Bước 6: Che bảo vệ những vùng không sơn trước khi sơn. Những vùng Sơn còn tốt cần được bọc kỹ để sơn không vô tình gây bẩn khi tiến hành sơn. Công đoạn này không thể bỏ qua trong quy trình. Bước 7: Xe được sơn trong phòng SƠN HẤP SẤY. Sau khi sơn, cần sấy đúng thời gian với nhiệt độ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật sơn quốc tế. Quá trình sấy khô cần được giám sát kỹ càng. Bước 8 : Đánh bóng toàn bộ vỏ xe ô tô. Đánh bóng toàn bộ bề mặt thân vỏ Ô Tô bằng máy chuyên dụng. Giúp làm bóng vùng sơn cũ và làm mờ bớt độ bóng vùng Sơn mới, đồng bộ vẻ đẹp sơn toàn xe. Thợ kỹ thuật dùng các loại Xi phá, Xi đánh bóng 3M và Xi dưỡng bề mặt sơn trong từng công đoạn đánh bóng xe. Lưu ý: Để giữ được Sơn bền màu và Xe ô tô luôn đẹp như mới: 3. Phòng sơn Phòng sơn nhanh: - Dùng cho các trung tâm sửa chữa các vụ va chạm nhỏ, bảo dưỡng nhanh mà vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về chất lượng của sơn. - Dùng làm nơi trà khô ma tít trước khi cho xe vào phòng sơn ô tô. Phòng sơn ô tô tiêu chuẩn: - Là Phòng sơn thiết kế theo 1 tiêu chuẩn đã được các nhà sản xuất nghiên cứu và tính toán một các tỉ mỉ để đảm bảo được tính năng, chất lượng của sơn, tạo ra một môi trương khép kín, lượng khí sạch tuần hoàn. Sản phẩm này là sản phẩm bán chạy nhất trong các loại phòng sơn Phòng sơn xe tải và xe buýt: Đối với các đơn vị vận tải lớn việc chiếc xe ô tô bị va quệt là điều không thể tránh khỏi, ngày nay với nhiều dòng xe khách, xe tải có giá trị rất lớn, việc chăm sóc sẽ cũng trở lên khắt khe hơn, chính vì lẽ đó sản phẩm phòng sơn xe tải và xe buýt ra đời để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng doanh nghiệp này Phòng sơn ô tô phi tiêu chuẩn: Là phòng sơn được đặt hàng theo nhu cầu của người sử dụng, bất kể kick thước nào, dùng trong ngành nghề gì, VD: Phòng sơn gỗ, phòng sơn của cuốn, phòng sơn xe máy... Đến thời điểm hiện nay công ty cổ phần thiết bị Tân Phát đã trở thành nhà cung cấp phòng sơn ô tô chất lượng hàng đầu Việt Nam. Là nhà phân 7 phối độc quyền của nhiều hãng sản xuất phòng sơn lơn nhất thế giới là: Saima - Italya, Ritian - Trung quốc.... Tầm quan trọng của phòng sơn ô tô: - Sơn là công đoạn cuối cùng có tính quyết định tới hình thức của chiếc xe đang sửa chữa. Khác với quy trình sơn tĩnh điện thường được thiết lập trên dây chuyền sản xuất xe mới, trong dịch vụ sửa chữa người ta thường trang bị hệ thống sơn sấy quy mô nhỏ, có tính linh hoạt cao. Do vậy trang bị phòng sơn là một trong những lựa chọn hàng đầu của các trung tâm dịch vụ và các gara sửa chữa ôtô. Ưu điểm của các xưởng khi sử dụng phòng sơn ô tô:  Sơn được trong mọi điều kiện thời tiết dù mưa hay độ ẩm cao, nhưng bề mặt sơn vẫn đẹp không bị ngậm nước...  Sơn xong không cần đánh bóng mà vẫn đảm bảo được độ bóng cao, bền và sáng mặt sơn...  Bề mặt sơn luôn giữ được độ bóng, cứng bề mặt... trong quá trình sử dụng.  Khi sơn trong phòng sơn thì do đường gió phân luồng đi trong buồng sơn tạo ra khả năng bám và tiết kiệm sơn hơn.  Giảm ô nhiễm môi trường, an toàn hơn cho thợ sơn.  Thời gian sấy giảm, hiệu quả hơn.  Độ cứng đồng đều trên toàn bộ phạm vi bề mặt được sơn.  Cho phép ta đặt chế độ sấy tự động, không cần giám sát khi sấy. 3.1. Thiết bị phòng sơn Cấu tạo chung của phòng sơn ô tô: 8 1.Đầu đốt – 2.Tủ điện – 3.Cửa phụ – 4.Cửa chính – 5.Đế phòng sơn – 6.Ram dốc – 7,8.Sàn và lọc sàn – 10.Kính cửa chính – 11.Cổng chào – 12.Máng đèn – 13.Tường – 14.Tôn nóc – 15.Bộ cấp – 16.Ống xả khói – 17.Ống thoát khí – 18.Mô tơ cấp – 19.Đế bộ cấp hút – 21.Môtơ hút – 22.Bộ chia gió Tất cả trang bị được kể đến ở hình bên là các trang bị đầy đủ cho một phòng sơn sấy và đã bao gồm đầy đủ các lựa chọn. Bộ lọc khí thải đầu ra là trang bị tuỳ chọn (đặt thêm). Tuỳ theo nhu cầu phát triển và cải tiến sản phẩm mà nhà sản xuất có thể sửa đổi các trang bị trên. Nguyên lý hoạt động phòng sơn ô tô: Quá trình sơn: Trong suốt công đoạn sơn, hai quạt gió cấp hút sẽ hoạt động và đưa không khí sạch từ ngoài qua bộ lọc bụi, lọc trần vào trong phòng. Không khí được hút vào và cấp xuống từ phía trần của phòng sơn sấy. Không khí sau khi được lọc sạch nhờ bộ lọc trần sẽ được đẩy xuống từ phía trên và nó luôn duy trì một áp suất lớn hơn áp suất của không khí ngoài trời để tránh bụi bay từ ngoài vào trong phòng gây ảnh hưởng đến chất lượng sơn. 9 Quá trình sấy: Hệ thống sử dụng một đầu đốt tự động để gia nhiệt và gia tăng nhiệt độ cho không khí trong buồng. Hai quạt hút sẽ hút gió lạnh vào. Thông qua bộ trao đổi nhiệt, không khí được nung nóng và cấp vào trong phòng. Đồng thời, cửa hút gió sẽ đóng bớt lại để che bớt lượng gió vào phòng. Và lượng gió còn lại sẽ được hút tuần hoàn trong phòng để tránh bị tổn hao nhiệt năng. Quá trình được lặp lại liên tục như vậy và không khí trong phòng luôn duy trì nhiệt độ đặt trước. Các quạt cấp sẽ luôn duy trì một áp suất để tránh bụi lọt vào trong phòng. Nền móng và cách bố trí phòng sơn ô tô: Tuỳ theo yêu cầu và điều kiện nhà xưởng mà ta có thể có các cách bố trí khác nhau:  Đặt nổi:Toàn bộ phòng sơn nổi lên trên nền xưởng. Với cách đặt này khi xe vào phòng sơn cần có ram dốc. Và cần có không gian phía trước 10 rộng cho việc điều chỉnh thẳng xe trước khi vào phòng. Đặt nổi phù hợp với các xưởng rộng và phòng sơn không bị che chắn phía trước  Đặt chìm: Toàn bộ đế phòng sơn được đặt chìm xuống mặt nền xưởng. Cách đặt này cho phép xe có thể vào phòng sơn một cách dễ dàng hơn.  Bộ cấp hút bố trí bên: Đây là cách bố trí tiêu chuẩn của phòng sơn, với cách bố trí này sự đồng đều của dòng khí khi lưu thông trong phòng đạt được tương đối tốt  Bộ cấp hút đặt sau: Sử dụng trong trường hợp không gian hai bên không đủ rộng, với cách bố trí này độ đồng đều của không khí trong phòng khó đạt được hơn só với cách bố trí bên trên. Bộ cấp hút đặt sau 11 Bộ cấp hút đặt bên hôn 12 BÀI 2: SÚNG PHUN SƠN Mã bài: 35 - 2 Mục tiêu: - Trình bày đúng nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại của súng phun sơn. - Phân tích đúng cấu tạo, nguyên lý làm việc của súng sơn và kỹ thuật phun sơn. - Tháo, lắp, bảo dưỡng được súng phun sơn đúng quy trình kỹ thuật. - Thực hành phun sơn đúng quy trình kỹ thuật. - Chấp hành đúng quy trình kỹ thuật trong nghề công nghệ ô tô. - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học sinh, sinh viên. Nội dung chính 1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại. Súng sơn là dụng cụ dùng để kết hợp sơn và khí để phun lớp sơn đã được tán mỏng vào một bề mặt 2. Cấu tạo, nguyên lí làm việc. 2.1. Súng sơn loại tự chảy 2.1.1. Cấu tạo A: Nắp khí B: Vòi phun C: Ống dẫn sơn D: Van kim E: Cò súng 13 F: Van khí G: Vít chỉnh khí H: Vít chỉnh độ xòe I: Vít chỉnh lượng phun J: Ống dẫn khí 1.1.2. Nguyên lí làm việc Khí nén được thổi ra từ các lỗ khí của nắp khí sẽ tạo ra một khu vực có áp suất âm ở đầu vòi phun, áp suất âm này sẽ hút sơn ra và phun sơn dưới dạng sương mù 2.2. Súng sơn loại hút sơn 2.2.1. Cấu tạo Cũng tương tự súng phun sơn loại tự chảy . Chỉ có sự thay đổi về vị trí lắp đặt cốc sơn 2.2.2. Nguyên lí làm việc Khí nén được thổi ra từ các lỗ khí của nắp khí sẽ tạo ra một khu vực có áp suất âm ở đầu vòi phun, áp suất âm này sẽ hút sơn ra và phun sơn dưới dạng sương mù 2.2.3. Nhận dạng các chi tiết của sung phun sơn Nắp khí: Khí nén được thổi ra từ cac lỗ khi của nắp khi sẽ tạo ra một khu vực có áp suất âm ở đầu vòi phun, áp suất âm này sẽ hút sơn ra và phun sơn dưới dạng sương mù. 14 Khí nén được thổi ra từ cac lỗ khi của nắp khi sẽ tạo ra một khu vực có áp suất âm ở đầu vòi phun, áp suất âm này sẽ hút sơn ra và phun sơn dưới dạng sương mù. Hướng của vệt sơn có thể thay đổi được bằng cách xoay nắp khí. Vít chỉnh khí Dùng để điều chỉnh lượng khí thổi ra Vít Lượng khí thổi ra Độ tán mịn sơn Mở Tăng Tăng Đóng Giảm Giảm Vít điều chỉnh lượng phun : Để điều chỉnh lượng phun đi ra ngoài van kim 3. Kỹ thuật phun sơn 3.1. Kỹ thuật cầm súng và quy trình làm sạch súng phun sơn 1. Kỹ thuật cầm sung Có 4 yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng bề mặt sơn: 2.Khoảng cách phun 4.Góc đặt súng sơn 5.Tốc độ di chuyển 6.Độ chồng đè 15 3.1.2. Quy trình làm sạch sung phun sơn 3.1.3. Thực hành làm sạch sung phun sơn 3.2. Kỹ thuật di chuyển súng phun sơn . 3.2.1. Kỹ thuật di chuyển súng phun sơn 3.2.2. Thực hành kỹ thuật di chuyển súng phun sơn Quy trình làm sạch súng phun sơn Nếu không tiến hành vệ sinh súng sơn sau khi dùng, lớp sơn sẽ bị đông cứng trong súng, lam hỏng súng sơn, hay gây ra các lỗi khi sử dụng súng hoặc rỏ rỉ sơn. Ngâm súng sơn trong xăng rửa một thời gian dài, sẽ làm cho các gioăng làm kín bên trong súng sơn bị phồng lên và dẫn tới trục trặc. 16 BÀI 3: CHE, CHẮN BỀ MẶT SƠN Mã bài: 35 - 3 Mục tiêu: - Giải thích đúng mục đích, yêu cầu và các vật liệu che chắn bề mặt sơn. - Trình bày được phương pháp che chắn bề mặt sơn. - Thực hành che chắn bề mặt sơn đúng quy trình kỹ thuật. - Chấp hành đúng quy trình kỹ thuật trong nghề công nghệ ô tô. - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học sinh, sinh viên. Nội dung chính: 1. Mục đích, yêu cầu Mục đích việc che chắn: Che chắn là một phương pháp bảo vệ dùng băng dính hay giấy che lên bề mặt không cần sơn và nó được dùng để bảo vệ các vùng lân cận khi mài, mài bóc lớp sơn cũ và đánh bóng. • Giá để giấy che. • Giấy che • Tấm ni lông. • Băng dính. • Tấm che chuyên dụng. Hình 3.1: Vật liệu dung che chắn 17 Hình 3.2 Vật liệu dung che chắn Mặc dù phạm vi sơn quá thay đổi theo áp suất khí và cách điều khiển súng sơn, nó có thể rộng ra từ 1 đến 2 m ngoài vùng cánh cửa nếu cần phun sơn mầu cửa sau. Để ngăn phun sơn quá khỏi dính vào vùng khác, vì vậy các vùng đó phải được che chắn hợp lý 2. Vật liệu che, chắn  Giá để giấy che.  Giấy che  Tấm ni lông.  Băng dính.  Tấm che chuyên dụng. Hình 3.3: Vật liệu dung che chắn 18 Hình 3.4 Vật liệu dung che chắn Mặc dù phạm vi sơn quá thay đổi theo áp suất khí và cách điều khiển súng sơn, nó có thể rộng ra từ 1 đến 2 m ngoài vùng cánh cửa nếu cần phun sơn mầu cửa sau. Để ngăn phun sơn quá khỏi dính vào vùng khác, vì vậy các vùng đó phải được che chắn hợp lý Giấy che Giấy che có các thuận lợi hơn cả giấy in báo ví nó không có bụi và ngăn cản sơn chảy ra. Nó cũng rất thuận tiện vì có sẵn các kích thước khác nhau và được làm thành các chiều dầy khác nhau cho các ứng dụng tương ứng, như giấy dầy ngăn cản sự thấm của chất dung môi, hay giấy cách nhiệt có lót một lớp nhôm làm nền. Hình 3.5:Giấy che 19 Chỉ khi giấy che được cuốn ra khỏi thiết bị phân phối này, tại thời điểm đó băng dính mới có thể bám vào giấy che chắn. Thiết bị phân phối cũng có thể dùng để giữ các cuộn giấy che có chiều rộng và các loại khác nhau. (Một số thiết bị phân phối có thể dùng để cất giữ cuộn ni lông) Hình 3.6 Thiết bị cuộn giấy che Tấm nhựa ni lông Tấm nhựa ni lông là một loại vật liệu vinyl rất mỏng, nhin chung chúng có bề ngang rộng hơn giấy che. Vì vậy, nó đặc biệt có ích để tránh sơn quá một vùng rộng xung quanh bề mặt làm việc. Hình 3.7: tấm nhựa ni lông Tấm che đặc biệt Là một tấm che toàn bộ xe, chỉ để lộ ra phần cần sơn. Tấm này được sử dụng thường xuyên. Còn có các loại khác, như loại che lốp. 20 Hình 3.8: Tấm che lốp Băng dính che Đối với băng dính che ôtô, bạn phải dùng một loại vật liệu chịu được nhiệt, dung mội và bám chắc mà không dính lên bề mặt thân xe sau khi bóc. Trong số các loại băng dính che ôtô sẵn có trên thị trường loại mà bạn chọn phải phù hợp với việc dán bằng tay.2 Phân loại theo độ chịu nhiệt - Đối với loại sơn sấy khô trong không khí (hong khô): Sử dụng các sơn gốc Lacquer. Nếu bị nung nóng, băng dính sẽ dính vào thân xe. - Đối với loại sơn sấy khô cưỡng bức: Sử dụng các sơn gốc Urethane.Nó chịu được nhiệt lên từ 60 đến 80oC. - Đối với loại sơn sấy khô ở nhiệt độ cao. Chịu được nhiệt từ 130 đến 140 o C. Thậm chí, nếu sức bền nhiệt của băng dính che phù hợp với nhiệt độ sấy sơn, nếu lớp sơn có ít dung môi, nó có thể bị ảnh hưởng bởi dung môi chứa trong băng dính. Điều này sẽ để lại dấu vết của băng dính trên bề mặt được che. Phân loại theo vật liệu nền (lớp nền) - Loại bằng giấy Để ngăn sự phun quá khỏi dính đè lên thân xe và băng dính gắn cứng trên thân xe. * Dùng trong khu vực bình thường - Làm bằng nhựa Để phun sơn hai tông mầu và các ranh giới vòng tròn. 21 Bảng 1.2 Chức năng theo vật liệu nền băng dính che Tên Chức năng A Chất không dính Ngăn cho băng dính không dính vào nhau khi cuộn B Lớp nền Vật liệu cơ bản của bằng dính (giấy .v.v.) C Lớp lót Cải thiện độ dính với nền, vì vậy tránh dính lại trên bề mặt làm việc. D Lớp dính Dính với các bề mặt. * Ranh giới là vùng phân cách giữa các phần được sơn và các phần không nên sơn. Băng dính khe hở (Băng dính URETHANE) Băng dính che khe hở là một loại vật liệu che để ngăn thấm sơn qua các khe hở tại nắp capô và các cửa. Làm bằng bọt có thể bám dính được. Băng dính che làm đơn giản hóa quá trình che những vùng có khe hở. Dạng hình trụ của nó ngăn khỏi tạo ra bậc sơn và vì vậy bề mặt được sơn có thể được đánh bóng dễ dàng. Hình 3.9: Băng dính khe hở Vật liệu che tấm ấp cửa Khó có thể phân cách đúng khi che các cửa sổ vì các tấm ốp cửa vẫn tiếp xúc với thân xe. Vì vậy sơn sẽ dính lên tấm ốp cửa. Trong trường hợp này, một dụng cụ đặc biệt có thể chèn vào tấm ốp cửa để tạo ra khe hở giữa thân xe và ốp cửa. Ví dụ của loại sản phẩm này được chỉ ra dưới đây. 22 Hình 3.10: Vật liệu chèn vào tấm ốp cửa 3. Phương pháp che, chắn 3.1.Che, chắn các khe hở Băng dính khe hở để đơn giản hóa công việc và rút ngắn thời gian cần thiết cho sơn lại. Tuy nhiên, nó có thể tạo ra vấn đề lớn hơn nếu không dùng đúng nó. Hình: Băng dính khe hở Hình 3.11: Băng dính khe hở 23 3.2. Phương pháp che lật ngược. Vì sơn lót dùng áp suất khí thấp hơn so với áp suất khí cho sơn lớp sơn mầu (giảm thiểu sự phun quá), quy trình che của bề mặt làm việc có thể được dơn giản hóa. Phương pháp che lật ngược lại thường được sử dụng để trách tạo ra bậc phun. Che lật ngược là một phương pháp mà giấy che được gắn ở phia trong của nó, sao cho lớp sơn sương mù mỏng dính theo ranh giới. Phương pháp này được dùng để giảm thiểu việc tạo ra các bậc và làm cho ranh giới khó nhận thấy hơn. Khi làm việc trên diện tích nhỏ như sơn sửa một vùng trên tấm thì ranh giới có thể được định rõ trên vỏ xe. Hình 3.12: Che để sơn lót 24 BÀI 4: CHUẨN BỊ BỀ MẶT SƠN Mã bài: 35 - 4 Mục tiêu: - Giải thích đúng mục đích, yêu cầu của quy trình chuẩn bị bề mặt sơn. - Xác định đúng các vật liệu sử dụng trong chuẩn bị bề mặt sơn. - Phân tích đúng quy trình chuẩn bị bề mặt sơn. - Giải thích được mục đích, yêu cầu và quy trình thực hiện của việc xử lý ban đầu bề mặt sơn, bả ma-tít, phun sơn lót bề mặt. - Thực hành xử lý bề mặt ban đầu, bả ma-tít và phun sơn lót bề mặt đúng quy trình kỹ thuật. - Chấp hành đúng quy trình kỹ thuật trong nghề công nghệ ô tô. - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học sinh, sinh viên. Nội dung chính: 1. Mục đích, yêu cầu. Chuẩn bị bề mặt là một thuật ngữ chung được dùng để mô tả các hoạt động bao gồm phục hồi hư hỏng hoặc sửa chữa các tấm vỏ xe để tạo ra một mặt nền cơ bản phù hợp cho lớp sơn trên (sơn màu). Mục đích chính của sự chuẩn bị bề mặt như sau: - Bảo vệ kim loại nền: Chống gỉ và rỗ bề mặt kim loại. - Cải thiện tính bám dính: Tăng tính bám dính giữa các lớp - Phục hồi hình dạng: Phục hồi hình dạng ban đầu bằng cách làm phẳng các vết lõm và vết xước. - Làm kín các bề mặt: Tránh hấp thụ vạt liệu sơn được dùng khi phun lớp sơn màu. 2. Quy trình chuẩn bị bề mặt 2.1 Các phương pháp chuẩn bị bề mặt Phương pháp chuẩn bị bề mặt có các qui trình dưới đây: 25 Hình 4.1 Sơ đồ quy trình chuẩn bị bề mặt cho tấm vỏ thân xe bị hư hỏng 26 Hình 4.2. Sơ đồ quy trình chuẩn bị bề mặt cho tấm vỏ xe được thay thế 2.2. Các vật liệu chuẩn bị bề mặt Các vật liệu chuẩn bị bề mặt gồm có: - Sơn lót: Chống gỉ, tạo bám dính - Ma tít: Điền đầy các chỗ lõm sâu, tạo bám dính - Sơn lót bề mặt: Tạo bề mặt bằng phẳng, tránh hấp thụ sơn, tạo bám dính 2.2.1. Sơn lót Sơn lót có các tính chất sau: - Chống gỉ. - Tăng tính bám dính giữa kim loại nền (tấm thép) với các lớp tiếp theo. - Thông thường, sơn lót được phun một lớp rất mỏng và không cần mài. Sau đây là các loại sơn lót sẵn có: 27 Hình 1.3. Các loại sơn lót sẵn có 1. Sơn rửa - Sơn rửa còn gọi là sơn axit, có thành phần chính là nhựa vinyl butyric và chất màu crôm kẽm chống gỉ, được bổ sung thêm chất đóng rắn làm bằng axit phôtphoric. - Sơn lót được sơn trực tiếp lên kim loại nền nhằm cải thiện tính chống gỉ của bề mặt kim loại và tính bám dính của lớp tiếp theo. - Có hai loại: một thành phần và hai thành phần. Tuy nhiên loại hai thành phần có đặc tính chống gỉ và bám dính tốt hơn. 2. Sơn lót Lacquer - Được làm từ nhựa nitrô cenlulô và ankin. - Sơn lót lacquer khô nhanh và dễ sử dụng, mặc dù dặc tính chống gỉ và bám dính không tốt bằng loại hai thành phần. 3 . Sơn lót Urêthan - Được làm từ nhựa ankin. - Sơn lót Urêthan là loại sơn hai thành phần và dùng chất pôlisôxilát làm chất đóng rắn. - Nó có đặc tính chống gỉ và bám dính cao. 28 4. Sơn lót Epoxy - Làm bằng nhựa Epoxy. - Đây là loại sơn hai thành phần và dùng amin làm chất đóng rắn. - Nó có đặc tính chống gỉ và bám dính cao. Bảng 1.1 Bảng so sánh tính chất của các loại sơn lót Loại sơn lót Tính chất Sơn rửa Sơn lót Lacquer Sơn lót Urethan Sơn lót Epoxy Chống gỉ ▲ ▲ © © Bám dính © ▲ □ © Biến cứng © © □ ▲ ©: rất tốt □: tốt ▲: không tốt lắm 2.2.2. Ma tít Ma tít là một dạng bột nhão. Nó là vật liệu trát vào lớp dưới cùng để điền đầy các vết lỏm sâu và tạo ra bề mặt bằng phẳng. Có các loại matit khác nhau được sử dụng tuỳ thuộc vào chiều sâu của vết lõm và vật liệu được áp dụng. Thông thường, dao bả matít được dùng để trát lớp dày và điền đầy vết lõm, sau đó làm phẳng bằng cách mài. 1. Vật liệu làm ma tít - Tương tự như sơn, ma tít được làm từ 3 thành phần chính, chất độn, chất dẻo và dung môi. Nó khác so với sơn thông thường do tỷ lệ chất độn cao để lấp đầy tốt hơn và dễ bả. - Một loại chất dẻo polyeste chưa bão hòa được dùng làm ma tít và nó phản ứng hóa học với peoxit organic (một chất biến cứng) và lưu hóa bơmg liên kết hóa học chéo. - Ban đầu là một dạng bột góp phần tạo nên màu và đặc tính bền chắc cao mà không phải hòa tan vào nước hay dung dịch. - Là một chất lỏng trong suốt để liên kết chất độn với nhau và tạo ra độ bóng, độ cứng và tính bám dính với lớp sơn. - Là một chất lỏng dễ hòa tan chất dẻo và giúp chất trộn lẫn tất cả các thành phần với nhau. 2. Các loại ma tít a. Ma tít Poliexte (lớp điền đầy) - Làm bằng nhựa poliexte không bảo hoà. 29 - Là loại ma tít hai thành phần mà dùng chất peroxit hữu cơ làm chất đóng rắn, tuỳ theo việc áp dụng. - Có các chất độn, matít này có thể được sử dụng để tạo ra các lớp dày và dễ mài nhưng có nhượt điểm tạo ra bề mặt xù xì. Bảng 1.2. Tính chất của ma tít Poliexte Kích thước chất độn Phạm vi áp dụng Dùng cho Loại dày Lớn Vết lõm sâu (lớn hơn 3 mm) Bề mặt ráp Loại mỏng Nhỏ Vết lõm nhỏ (nhỏ hơn 3 mm) Bề mặt phẳng b. Ma tít Epoxy - Làm bằng nhựa epoxy. - Là loại matít hai thành phần mà dùng amin làm chất đóng rắn. - Có tính chống gỉ vượt trội và tính bám dính tuyệt vời của nó đối với các vật liệu nền khác nhau. - Thường được sử dụng để sửa chữa các chi tiết nhựa. c. Ma tít Lacquer - Là một loại matít một thành phần làm bằng nitrocenlulo và một nhựa ankin hay nhựa acrylic. - Chủ yếu được dùng để sửa vết xước, rỗ hay vết lõm nhẹ còn lại sau khi phun sơn lót bề mặt. 3.Các ứng dụng tiêu chuẩn Sự lựa chọn đúng đắn loại ma tít thích hợp là một yếu tố quan trọng nhất trong cả quy trình sản xuất. - Cho loại sâu - Cho loại nông Ma tít phải được bả ma títả cẩn thận sao cho không tạo thành các lỗ khí. Ngoài ra, giấy ráp thích hợp phải được chọn sao cho các vết xước do giấy ráp để lại trên bề mặt ma tít là nhỏ nhất. 2.2.3. Sơn lót bề mặt Lớp sơn lót bề mặt là lớp thứ hai được phun trên lớp sơn lót, matít vá các tính chất khác và nó có tính chất sau: - Điền đầy các vết lõm nhẹ hay vết xước giấy. - Trách hấp thụ sơn màu. - Tránh bám dính giữa lớp dưới và lớp sơn màu. 30 Khi sử dụng kết hợp với sơn lót đã nói ở trang trước, sau đây là các hướng dẫn từ các nhà sản xuất sơn tương ứng của nó. .1. Sơn lót bề mặt Lacquer Là một thành phần làm bằng nhựa nitro cenlulô, nhựa ankin hay nhựa acrylic được sử dụng rộng rãi vì nó dễ dùng và do tính khô nhanh. Tuy nhiên, đặc tính bao phủ của vật liệu này thấp hơn các sơn lót bề mặt khác. .2. Sơn lót bề mặt Urêthan Làm bằng nhựa polyexte, acrylic và ankin, nó là loại hai thành phần và dùng polyizôcinát làm chất đóng rắn. Mặt dù đặc tính bao phủ tốt hơn, nó khô chậm và cần phải làm khô cưỡng bức với nhiệt độ sấp xỉ 60o C. Nhìn chung chúng ta hiểu rằng sơn lót bề mặt có đặc tính khô nhanh hơn thì đặc tính bao phủ của nó kém hơn. .3. Sơn lót bề mặt Amin ankin Đây là loại sơn lót bề mặt một thành phần làm từ nhựa melamin và ankin, nó được sử dụng làm sơn lót trước khi sơn lại những thành phần đã sấy khô hoàn toàn. Cần nung ở nhiệt độ 900 – 1200C, nhưng có đặc tính bao phủ giống như sơn xe mới. 31 2. Sử dụng, bảo dưỡng, bảo quản các loại máy mài, dụng cụ cầm tay và dụng cụ bảo hộ lao động 2.1. Dụng cụ an toàn 2.1.1. Các loại dụng cụ an toàn Stt Tên dụng cụ và thiết bị Hình ảnh Mục đích sử dụng Đặc tính 1 Nút bịt tai - Bảo vệ tai khỏi tiếng búa đập Có hai loại chính: - Loại nút cắm vào tai - Loại chụp, chụp lên vành tai 2 Kính bảo hộ 2.1 Kính trắng bảo hộ - Bảo vệ mắt khỏi các hạt ma tít hay sơn khi mài - Được làm bằng nhựa dẻo 2.2 Kính bảo hộ che mặt - Bảo vệ mắt khỏi tia lửa hàn khi hàn vòng đệm, mài - Được làm bằng nhựa dẻo, có khớp lật lên xuống 3 Mặt nạ - Có hai loại chính: Đơn giản nhất là loại dùng một lần và loại có thể thay thế được lọc. - Cả hai loại đều có giới hạn về thời gian 32 Stt Tên dụng cụ và thiết bị Hình ảnh Mục đích sử dụng Đặc tính 3.1 Mặt nạ chống hạt độc (loại dùng 1 lần) - Bảo vệ cơ quan hô hấp khỏi các hạt ma tít hay sơn khi mài Chú ý: - Cho dù là bạn dùng loại nào, phải chú ý đến giới hạn thời gian định trước. - Chọn loại nào hấp thụ hơi của dung môi hữu khi dùng cùng dung môi hữu cơ. - Được trang bị một lớp lọc than hoạt tính để hấp thụ khí hữu cơ 3.2 Mặt nạ chống hạt độc (Loại có lọc) - Được trang bị một bầu lọc than hoạt tính để hấp thụ khí hữu cơ 3.3 Mặt nạ chống hơi độc (Loại có đường ống dẫn khí) - Cung cấp khí sạch trong lành vào mặt nạ qua ống dẫn khí 3.4 Mặt nạ chống hơi độc (Loại có lọc) - Được trang bị một bầu lọc than hoạt tính để hấp thụ khí hữu cơ 3.5 Khẩu trang chống độc - Làm bắng vải mỏng và có các bon đã hoạt hoá, nhưng không được dùng thay cho mặt nạ chống hơi độc 4 Găng tay 33 Stt Tên dụng cụ và thiết bị Hình ảnh Mục đích sử dụng Đặc tính 4.1 Găng tay cốt tông - Bảo vệ tay khỏi các góc nhọn hay mạt sát của vỏ xe trong quá trình sửa chữa - Làm bằng sợi côt tông 4.2 Găng tay chống dung môi hóa chất - Bảo vệ tay khỏi ma tít hay dung môi hữu cơ khi dùng dung môi này (khử dầu mỡ, bả ma tít, sơn, bôi keo và lau dụng cụ) - Chúng có thể ngăn chặn việc hấp thành phần dung môi hữu cơ qua da do chúng được làm bằng ni lông hay cao su chống dung môi. 5 Giầy bảo hộ - Bảo vệ ngón

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_ky_thuat_son_o_to.pdf