BỘ NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH
---------o0o---------
GIÁO TRÌNH
Mô đun: HÀN MIG/MAG CƠ BẢN
Mã số: MĐ16
NGHỀ HÀN
Trình độ: CAO ĐẲNG NGHỀ; TRUNG CẤP
Ninh Bình, năm 2018
2
LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số
lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật
trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ
trên thế giới, lĩnh v
141 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 94 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Hàn MIG/MAG cơ bản (Trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực cơ khí chế tạo nói chung và ngành Hàn ở Việt Nam nói
riêng đã có những bước phát triển đáng kể.
Chương trình khung quốc gia nghề hàn đã được xây dựng trên cơ sở phân
tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun. Để tạo điều kiện
thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo
trình kỹ thuật nghề theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay.
Mô đun 17: Hàn MIG/MAG cơ bản là mô đun đào tạo nghề được biên soạn
theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện, nhóm
biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu công nghệ hàn trong và ngoài nước, kết
hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất.
Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết,
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham biên soạn
1.Chủ biên: Trần Tuấn Anh
2. Nguyễn Doãn Toàn
3. Nguyễn Văn Thắng
3
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
I. Lời giới thiệu 2
II. Mục lục 3
Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun 4
Mục tiêu của mô đun 4
Nội dung mô đun 4
Yêu cầu đánh giá hoàn thành mô đun 5
III. Nội dung chi tiết mô đun
Bài 1: Những kiến thức cơ bản khí hàn MIG/MAG. 6
Bài 2: Vận hành máy hàn MIG/MAG 47
Bài 3: Hàn liên kết góc thép các bon thấp vị trí hàn 1F 98
Bài 4: Hàn giáp mối thép các bon thấp vị trí hàn 1G 107
Bài 5: Hàn liên kết góc thép các bon thấp vị trí hàn 2F
117
Bài 6: Hàn liên kết góc thép các bon thấp vị trí hàn 3F 126
IV. Tài liệu tham khảo 134
4
MÔ ĐUN: HÀN MIG/MAG CƠ BẢN
Mã số mô đun: MĐ 16
I. VỊ TRÍ, Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA MÔ ĐUN:
Môđun Hàn MIG/MAG cơ bản là mô đun chuyên môn nghề, được bố trí
sau khi học xong các môn học kỹ thuật cơ sở và mô đun MĐ13 MĐ15.
Là môđun có vai trò quan trọng, người học được trang bị những kiến thức,
kỹ năng sử dụng dụng cụ, thiết bị và kỹ năng hàn kim loại bằng phương pháp
hàn MIG/MAG .
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN:
Nêu được thực chất, đặc điểm và phạm vi ứng dụng của phương pháp hàn
MIG/MAG.
Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phân loại và cách sử dụng
các dụng cụ, thiết bị hàn MIG/MAG.
Nêu được cách ký hiệu, thành phần hóa học và ứng dụng của vật liệu hàn
MIG/MAG
Giải thích và tính toán được các thông số trong chế độ hàn.
Đấu nối, vận hành thành thạo các loại thiết bị dụng cụ hàn MIG/MAG.
Chọn chế độ hàn phù hợp với chiều dày và tính chất của vật liệu.
Hàn các mối hàn cơ bản ở vị trí hàn 1G, 1F, 2F, 3F đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật.
Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành, thí
nghiệm,
thảo luận,
bài tập
Kiểm
tra*
1 Bài 1 Những kiến thức cơ bản khí hàn
MAG.
1. Nguyên lý và phạm vi ứng dụng của
phương pháp hàn MAG.
14 13 0 1
5
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành, thí
nghiệm,
thảo luận,
bài tập
Kiểm
tra*
1.1. Nguyên lý.
1.2. Phạm vi ứng dụng.
2. Vật liệu hàn MAG.
2.1. Các loại khí hàn.
2.1. Các loại dây hàn.
3. Thiết bị dụng cụ hàn MAG.
3.1. Thiết bị hàn.
3.2. Dụng cụ hàn
4. Đặc điểm công dụng của hàn MAG.
4.1. Đặc điểm.
4.2. Công dụng.
5. Các khuyết tật của mối hàn.
5.1. Khuyết tật nứt.
5.2. Khuyết tật không ngấu.
5.3. Khuyết tật rỗ khí.
5.4. Khuyết tật cháy cạnh.
5.5. Khuyết tật lệch tâm.
5.6. Khuyết tật bị cháy thủng.
6. Những ảnh hưởng tới sức khoẻ của
người công nhân khi hàn MAG.
6
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành, thí
nghiệm,
thảo luận,
bài tập
Kiểm
tra*
6.1. Hồ quang hàn.
6.2. Khói hàn.
6.3. Khí hàn.
2 Bại: 2 Vận hành máy hàn MAG
1. Cấu tạo, nguyên lý, vận hành và sử
dụng, bảo quản máy hàn của máy hàn
MAG.
1.1. Cấu tạo, nguyên lý.
1.2. Vận hành máy hàn.
2. Gây và duy trì hồ quang
2.1.Tư thế thao tác hàn.
2.2. Chọn chế độ hàn
2.3. ATLĐ, vệ sinh phân xưởng
2 1 1 0
3 Bài:3 Hàn liên kết góc thép các bon thấp
– vị trí hàn (1F)
1. Chuẩn bị phôi hàn, vật liệu hàn.
1.1. Chuẩn bị phôi hàn.
1.2. Vật liệu hàn.
2. Chuẩn bị thiết bị dụng cụ hàn.
24 3 20 1
7
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành, thí
nghiệm,
thảo luận,
bài tập
Kiểm
tra*
2.1. Thiết bị.
2.2. Dụng cụ.
3. Gá phôi hàn.
3.1. Gá phôi góc chữ T.
3.2. Gá phôi góc chữ L.
3.3. Gá phôi góc chữ I.
4. Kỹ thuật hàn góc ở vị trí 1F.
4.1. Hàn phải.
4.2. Hàn trái.
5. Kiểm tra sửa chữa các khuyết tật mối
hàn.
5.1. Kiểm tra.
5.2.Sửa chữa các khuyết tật.
6. Kiểm tra
4 Bài:4 Hàn giáp mối thép các bon thấp -
Vị trí hàn (1G)
1. Chuẩn bị phôi hàn, thiết bị dụng cụ,
vật liệu hàn.
1.1. Chuẩn bị phôi hàn.
24 3 21
8
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành, thí
nghiệm,
thảo luận,
bài tập
Kiểm
tra*
1.2. Thiết bị dụng cụ.
1.3. Vật liệu hàn.
2. Gá phôi hàn.
2.1. Gá phôi không vát mép.
2.2. Gá phôi có vát mép.
3. Kỹ thuật hàn mối hàn giáp mối vị trí
hàn 1G.
3.1. Hàn phải.
3.1.1.Hàn phải không vát mép chi tiết
250x120x4
3.1.2.Hàn phải không vát mép chi tiết
250x120x5
3.2. Hàn trái.
3.2.1.Hàn trái không vát mép chi tiết
250x120x4
3.2.2.Hàn trái không vát mép chi tiết
250x120x5
4. Kiểm tra chất lượng mối hàn.
4.1. Kiểm tra.
4.2.Sửa chữa các khuyết tật.
9
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành, thí
nghiệm,
thảo luận,
bài tập
Kiểm
tra*
5. Kiểm tra
5 Bài:5 Hàn liên kết góc thép các bon thấp
– vị trí hàn (2F)
1. Chuẩn bị phôi hàn, vật liệu hàn
1.1. Chuẩn bị phôi hàn.
1.2. Vật liệu hàn.
2. Chuẩn bị thiết bị dụng cụ hàn.
2.1. Chuẩn bị thiết bị .
2.2. Chuẩn bị dụng cụ.
3. Gá phôi hàn.
3.1. Gá phôi góc chữ T.
3.2. Gá phôi góc chữ L.
3.3. Gá phôi góc chữ I.
4. Kỹ thuật hàn góc ở vị trí 2F.
4.1. Hàn phải.
4.1.1.Hàn phải không vát cạnh hàn một
phía chi tiết 250x120x5
4.1.2.Hàn phải không vát cạnh hàn hai
phía chi tiết 250x120x5
4.2. Hàn trái.
24 3 20 1
10
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành, thí
nghiệm,
thảo luận,
bài tập
Kiểm
tra*
4.2.1.Hàn trái không vát cạnh hàn một
phía chi tiết 250x120x5
4.2.2.Hàn trái không vát cạnh hàn hai
phía chi tiết 250x120x5
5. Kiểm tra sửa chữa các khuyết tật mối
hàn.
5.1. Kiểm tra.
5.2. Sửa chửa khuyết tật mối hàn.
6. Kiểm tra
6 Bài: 6 Hàn liên kết góc thép các bon
thấp – vị trí hàn (3F)
1. Chuẩn bị phôi hàn, vật liệu hàn
1.1. Chuẩn bị phôi hàn.
1.2. Vật liệu hàn.
2. Chuẩn bị thiết bị dụng cụ hàn.
2.1. Chuẩn bị thiết bị.
2.2. Chuẩn bị dụng cụ.
3. Gá phôi hàn.
3.1. Gá phôi góc chữ T.
32 3 28 1
11
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành, thí
nghiệm,
thảo luận,
bài tập
Kiểm
tra*
3.2. Gá phôi góc chữ L.
3.3. Gá phôi góc chữ I.
4. Kỹ thuật hàn góc ở vị trí 3F.
4.1. Hàn từ trên xuống
4.2. Hàn từ dưới lên.
4.2.1. Hàn từ dưới lên không vát cạnh
hàn một phía chi tiết 250x120x5
4.2.2. Hàn từ dưới lên không vát cạnh
hàn hai phía chi tiết 250x120x5
5. Kiểm tra sửa chữa các khuyết tật mối
hàn.
5.1. Kiểm tra.
5.2. Sửa chửa khuyết tật mối hàn.
6. Kiểm tra
Cộng 120 25 91 4
IV.YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔ ĐUN
1. Kiểm tra đánh giá trước khi thực hiện mô đun:
- Kiến thức: Đánh giá qua kết quả của MĐ15, kết hợp với vấn đáp hoặc trắc
nghiệm kiến thức đã học có liên quan đến MĐ16.
- Kỹ năng: Được đánh giá qua kết quả thực hiện bài tập thực hành của
MĐ17.
2. Kiểm tra đánh giá trong khi thực hiện mô đun:
12
Giáo viên hướng dẫn quan sát trong quá trình hướng dẫn thường xuyên về
công tác chuẩn bị, thao tác cơ bản, bố trí nơi làm việc... Ghi sổ theo dõi để kết
hợp đánh giá kết quả thực hiện môđun về kiến thức, kỹ năng, thái độ.
3. Kiểm tra sau khi kết thúc mô đun:
3.1. Về kiến thức:
Căn cứ vào mục tiêu môđun để đánh giá kết quả qua bài kiểm tra viết, kiểm
tra vấn đáp, hoặc trắc nghiệm đạt các yêu cầu sau:
- Thực chất, đặc điểm và phạm vi ứng dụng của phương pháp hàn
MIG/MAG.
- Nguyên lý hoạt động, trình tự vận hành các thiết bị hàn MIG/MAG
- Cách ký hiệu, thành phần hóa học và phạm vi ứng dụng của vật liệu hàn
MIG/MAG
- Thông số trong chế độ hàn.
3.2. Về kỹ năng:
Được đánh giá bằng kiểm tra trực tiếp các thao tác trên máy, qua chất lượng
của bài tập thực hành đạt các kỹ năng sau:
- Lắp ráp, bảo dưỡng thiết bị.
- Tính toán và tra bảng chế độ hàn, chọn chế độ hàn.
- Chất lượng các mối hàn trong bài tập cơ bản vị trí hàn 1G, 1F, 2F, 3F.
- Kỹ năng kiểm tra ngoại dạng và sửa lỗi mối hàn.
3.3 Về thái độ:
Được đánh giá qua quan sát, qua sổ theo dõi đạt các yêu cầu sau:
- Chấp hành quy định bảo hộ lao động;
- Chấp hành nội quy thực tập;
- Tổ chức nơi làm việc hợp lý, khoa học;
- Ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu;
- Tinh thần hợp tác làm việc theo tổ, nhóm.
13
Bài 1: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN KHI HÀN MIG,MAG
Mã bài: 16.1
Giới thiệu:
Phương pháp hàn MIG/MAG còn có tên gọi là hàn hồ quang kim loại
trong môi trường khí bảo vệ hoặc tên thông thường là hàn dây, hàn CO2.Tên
quốc tế là GMAW (Gas Metal Arc Welding), GMAW sử dụng hồ quang được
tạo bởi vật hàn và dây điện cực nóng chảy.
Hồ quang này sẽ được bảo vệ bằng dòng khí trơ hoặc khí có tính khử. Sự
cháy của hồ quang được duy trì nhờ các hiệu chỉnh đặc tính của hồ quang. Chiều
dài hồ quang và cường độ dòng điện hàn được duy trì tự động trong khi tốc độ
hàn và góc điện cực được duy trì bởi thợ hàn.
Mục tiêu:
Nêu được thực chất, đặc điểm và phạm vi ứng dụng của phương pháp hàn
MIG/MAG.
Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phân loại thiết bị hàn
MIG/MAG.
Trình bày được cách ký hiệu, thành phần hóa học và ứng dụngcủa vật liệu
hàn.
Phân biệt được sự giống, khác nhau giữa hàn MIG và hàn MAG
Nêu được kỹ thuật hàn, chế độ hàn
Trình bày đầy đủ mọi ảnh hưởng của quá trình hàn hồ quang tới sức khoẻ
công nhân hàn.
Nhận biết các dạng khuyết tật trong mối hàn khi hàn MIG/MAG.
Thực hiện tốt công tác an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng
Nội dung:
1. Nguyên lý hoạt động và phạm vi ứng dụng của phương pháp hàn
MIG,MAG
1.1 Nguyên lý hoạt động:
- Hàn MIG/MAG là phương pháp hàn nóng chảy bằng phương pháp hàn
hồ quang trong môi trường khí bảo vệ. Nguồn nhiệt được cung cấp bởi hồ quang
tạo ra giữa điện cực nóng chảy và vật hàn. Hồ quang và kim loại nóng chảy
được bảo vệ khỏi tác dụng của không khí ở môi trường xung quanh bởi một loại
khí hoặc hỗn hợp khí trơ hoặc khí hoạt tính cacbonic.
Hình 16.1 Sơ đồ nguyên lý hàn MIG/MAG
14
Hình 16.2 Thiết bị hàn MIG/MAG
Hình 16.3 Hệ thống thiết bị hàn MIG/MAG
- Nguồn điện được cung cấp bởi bộ phận biến thế hàn, một đầu được nối
với chi tiết, đầu còn lại nối với dây hàn thông qua kẹp tiết điện ở đầu mỏ. Hồ
quang cháy giữa dây hàn và vật hàn, bể hàn được bảo vệ bằng nguồn khí đóng
chai thông qua hệ thống ống dẫn và van được phun ra ở đầu mỏ.
15
- Dây hàn được đóng thành cuộn lớn đặt trong máy hàn và chuyển ra liên
tục nhờ hệ thống đẩy dây vì vậy quá trình hàn được liên tục
Hình 16.4 Cấu tạo bộ phận cấp dây MIG/MAG
- Hàn hồ quang bằng điện cực nóng chảy trong môi trường khí hoạt tính
được gọi là phương pháp hàn MAG (Metal Active Gas) có những đặc điểm như
sau:
+ CO2 là loại khí dễ kiếm, dễ sản xuất và giá thành thấp.
+ Năng suất hàn cao gấp 2,5 lần so với hàn hồ quang tay.
+ Tính công nghệ của hàn MAG cao hơn so với hàn hồ quang dưới lớp
thuốc vì nó có thể tiến hành ở mọi vị trí trong không gian.
+ Chất lượng mối hàn cao, sản phẩm hàn ít bị cong vênh do tốc độ hàn
lớn. Nguồn nhiệt tập trung, hiệu suất sử dụng nhiệt lớn, vùng ảnh hưởng nhiệt
hẹp.
+ Điều kiện lao động được cải thiện tốt hơn so với hàn hồ quang tay và
trong quá trình hàn không phát sinh khí độc.
- Hàn hồ quang nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ chiếm một vị trí
rất quan trọng trong nền công nghiệp hiện đại. Nó không những có thể hàn các
loại thép kết cấu thông thường mà còn có thể hàn các loại thép không gỉ, thép
chịu nhiệt, thép bền nóng, các hợp kim đặc biệt, các hợp kim nhôm, Magiê,
Niken, Đồng và các hợp kim có áp lực hoá học mạnh với với Ôxy. Phương pháp
hàn này có thể sử dụng hàn được ở mọi vị trí trong không gian. Chiều dày vật
hàn từ 0,6 ÷ 4,8 mm thì chỉ cần hàn một lớp mà không phải vát mép. Từ 1,6 ÷
10 mm thì hàn một lớp có vát mép. Từ 3,2 ÷ 25 mm thì hàn nhiều lớp.
- Tuỳ theo loại khí hoặc hỗn hợp khí được sử dụng trong hàn hồ quang
bán tự động người ta phân thành các loại như sau:
16
+ Hàn MIG (Metal Inert Gas) khí sử dụng là khí trơ Argon hoặc Hêli.
Phương pháp này thông thường dùng để hàn thép không gỉ, hàn nhôm và hợp
kim nhôm, hàn đồng và hợp kim đồng.
+ Hàn MAG (Metal Active Gas) khí sử dụng là khí hoạt tính CO2 phương
pháp này thường dùng để hàn thép các bon và thép hợp kim thấp.
1.2 Phạm vi ứng dụng
- Hàn MAG được ứng dụng hàn thép các bon và thép hợp kim thấp, khí
CO2
có giá thành thấp, năng suất hàn cao, dễ cơ khí hóa và tự động hóa, biến
dạng chi tiết nhỏ; vì vậy được áp dụng trong hầu hết các cấu hàn trong các
ngành công nghiệp xây dựng, giao thông, đóng tầu...
- Hàn MIG được ứng dụng hàn kim loại màu thép không gỉ, hàn
nhôm và hợp kim nhôm, hàn đồng và hợp kim đồng, năng suất hàn cao, giá
thành chế tạo giảm.
2 -Vật liệu hàn MIG, MAG.
2.1- Dây hàn
Thông thường dây hàn có các đường kính 0.6, 0.8, 1.0, 1.2, 1.4, 1.6, 1.8...
đóng thành cuộn, bên trong có tang nhựa để lắp vào máy, trọng lượng 5 kg,
10kg, 15kg một số loại có thể đóng trọng lượng lớn hơn. Bên ngoài dây được
tráng một lớp phi kim loại để bảo vệ, khi vận chuyển được đóng trong bao kín
khí và vỏ giấy.
2.2- Ký hiệu dây hàn
17
Sự tương ứng của dây hàn theo tiêu chuẩn khác nhau
Bảng 16.18 Ký hiệu dây hàn
Bảng 16.19 Thành phần hóa học của dây hàn
18
2.3- Khí hàn
Gồm các loại CO2 , Ar, He có độ tinh khiết lớn hơn 98%, được điều chế
bằng cách thu trong tự nhiên nhờ thiết bị làm lạnh đến nhiệt độ hóa lỏng sau đó
thu hồi và đóng trong chai khí bằng thép, dung tích 30 60lit, vỏ ngoài chai
được sơn màu xanh và ghi rõ tên loại khí, áp suất khoảng 150 at. Khi sử dụng
phải thông qua van giảm áp để giảm áp suất từ áp suất trong chai đến áp suất
làm việc. Do quá trình thu nhiệt khi hóa hơi nên trong bộ phận van giảm áp phải
có thiết bị sấy khí để đảm bảo hóa hơi hoàn toàn và tăng nhiệt độ cho khí.
3. Thiết bị dụng cụ hàn MIG, MAG
1.2 Cấu tạo.
- Mỏ hàn : gồm có các bộ phận
Chụp khí, đầu mỏ, lỗ phóng khí, tay cầm, công tắc, ống đồng, cáp điều
khiển, bộ phận cách nhiệt, ống khí
Hình 16.5 Cấu tạo bộ phận mỏ hàn MIG/MAG
19
- Cơ cấu cấp dây hàn.
1- Cuộn dây, 2- Bép dẫn hướng, 3- Bánh xe ép
4- Bánh chủ động, 5 - Ống dẫn dây ra mỏ
Cơ cấu 1 cặp bánh xe
Cơ cấu 2 cặp bánh xe
Hình 16.6 Cấu tạo bộ phận cấp dây hàn MIG/MAG
20
- Van giảm áp và bộ phận sấy nóng khí:
+ Van giảm áp có tác dụng làm giảm áp suất khí trong bình để đưa ra máy hàn
và điều hòa áp suất theo một giá trị nhất định do người sử dụng đặt trong suốt
quá trình hàn
+ Lưu lượng kế để biết giá trị lưu lượng khí ra
+ Do khí từ chai (lỏng) đi ra ngoài bị bốc hơi nên nó thu nhiệt, vì vậy bộ phận
sấy khí làm tăng nhiệt độ cho khí trước khi nó tham gia bảo vệ mối hàn.
+ Cấp khí hoặc ngưng cấp được thực hiện bởi rơ le điện bên trong máy theo ý
định của người thợ.
Hình 16.7 Cấu tạo bộ phận cấp khí hàn MIG/MAG
- Bộ phận điều khiển và thiết lập chế độ hàn gồm các thông số sau:
+ Dòng điện hàn (Current)
+ Điện thế hàn (Voltage)
+ Tốc độ đẩy dây (wire feed speed)
+ Loại dòng điện xoay chiều, một chiều, dòng xung
+ Chế độ bắt đầu hot start : Phun khí trước khi đóng dòng và
chuyển dây, tăng dòng điện lên trong bao nhiêu giây
+ Chế độ the end: tiếp tục phun khí khi dòng điện đã ngắt
+ Lập trình chế độ hàn nhiều vị trí bằng = > đứng => ngang...
+ Lập chế độ công tắc bấm 4 thì, 2 thì ...
Với các máy hàn hiện đại có thêm chức năng lập trình, người sử dụng chỉ
cần đưa vào 3 điều kiện là kim loại hàn, chiều dày vật hàn, vị trí hàn máy sẽ tự
động lập trình tối ưu để tiết kiệm thời gian cho người sử dụng. Người sử dụng có
thể điều chỉnh nhỏ, ghi lại, cài mã số để lần sau gọi ra sử dụng
21
Hình 16.8 Bộ phận điều khiển hàn MIG/MAG
22
- Xe di chuyển: Dùng để di chuyển máy
Hình 16.9 Cấu tạo bộ phận di chuyển cuẩ máy hàn MIG/MAG
4- Chế độ hàn.
4.1 Chế độ hàn mối hàn giáp mối hàn một lớp
Trước hết chúng ta nghiên cứu cách xác định chế độ hàn đối với hàn giáp
mối một lớp không vát mép.
Khi xác định chế độ hàn để hàn mối hàn này, có thể tiến hành theo trình
tự sau đây.
4.1.1. Xác định chiều sâu chảy.
Chiều sâu chảy khi hàn phía thứ nhất được tính theo công thức:
h1= )32(
2
S
mm (17-1)
Trong đó:
h1 - chiều sâu chảy ở phía thứ nhất (mm)
S - chiều dầy của chi tiết hàn (mm)
4.1.2. Đường kính dây hàn.
Là yếu tố quyết định để xác định chế độ hàn như: Điện thế hồ quang (Uh),
dòng điện hàn (Ih), chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chất lượng hiệu
quả quá trình hàn. Nó phụ thuộc vào chiều dày vật hàn, dạng liên kết, vị trí mối
hàn trong không gian.
23
Đường kính dây hàn có thể tính theo công thức:
d = 1,13
j
I
h (17-3)
Trong đó:
d - đường kính dây hàn (mm)
Ih - cường độ dòng điện hàn (A)
j - mật độ dòng điện trong dây hàn (A/mm2)
Mật độ dòng điện cho phép khi hàn tự động và bán tự động các liên kết
không, vát mép phụ thuộc vào đường kính dây hàn có thể lập trong bảng 17.1
d (mm) 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6
j (A/mm
2
) 30- 60 20-55 20-50 15- 40 10- 30
Bảng 16.1 Mật độ dòng điện hàn
Vật liệu hàn
Đường kính
dây(mm)
Khí hàn Dòng điện hàn(A)
Thép các bon và
thép hợp kim với
một kim loại
0,8 90%Ar, 10%CO2 155-165
1,0 90%Ar, 10%CO2 175-185
1,2 90%Ar, 10%CO2 215 -225
1,4 90%Ar, 10%CO2 265-275
1,6 90%Ar, 10%CO2 280-290
1,0 98%Ar, 2%O2 130 -140
1,2 98%Ar, 2%O2 205-215
1,4 98%Ar, 2%O2 240-250
1,6 98%Ar, 2%O2 265-275
Thép các bon và
thép hợp kim với
nhiều kim loại
1,0 90%Ar, 10%CO2 140-150
1,2 90%Ar, 10%CO2 160-170
1,4 90%Ar, 10%CO2 170-180
1,6 90%Ar, 10%CO2 220-230
Thép không gỉ
Inox
0,8 98%Ar, 2%O2 120-130
1,0 98%Ar, 2%O2 140-150
1,2 98%Ar, 2%O2 185-195
1,6 98%Ar, 2%O2 250-260
0,8 98%Ar, 2%CO2 130-140
1,0 98%Ar, 2%CO2 200-210
1,2 98%Ar, 2%CO2 145-155
1,6 98%Ar, 2%CO2 255-265
Bảng 16.2 Đường kính dây hàn
24
4.1.3. Cường độ dòng điện hàn
Căn cứ vào chiều dày vật liệu để chọn sơ bộ đường kính dây hàn, rồi dựa
vào bảng 17.3 để xác định hệ số khác, sau đó tính cường độ dòng điện hàn theo
công thức sau:
Ih = 100.
k
h
h
1 (16-2)
ở đây: h1 - chiều sâu chảy, tính theo công thức (16-1)
kh là hệ số làm chảy của dòng điện (tra bảng 16.3)
Đường
kính
dây
hàn
kh (mm/100A)
Đường
kính dây
hàn
Kh (mm/100A)
Dòng
xoay
chiều
Dòng điện một chiều Dòng
xoay
chiều
Dòng điện một
chiều
cực
thuận
cực nghịch
cực
thuận
Cực
nghịch
2 1,30 1,15 1,45 5 0,95 0.85 1,05
3 1,15 0,95 1,30 6 0,95 - -
4 1,05 0,85 1,15 1,2 - - 2,10
5 0,95 0,75 1,10 1,6 - - 1,75
6 0,90 - -
Bảng 16.3 Hệ số làm chảy của dòng điện kh
4.1.4. Tốc độ hàn:
Tốc độ hàn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tay nghề của thợ hàn, nó
quyết định chiều sâu ngấu của mối hàn. Nếu tốc độ hàn thấp kích thước vũng
hàn sẽ lớn và ngấu sâu. Khi tăng tốc độ hàn, tốc độ cấp nhiệt của hồ quang sẽ
giảm dẫn đến làm giảm độ ngấu và thu hẹp đường hàn.
Để giữ cho hình dạng hình học của vùng hàn luôn luôn không thay đổi
trong quá trình hàn, tạo điều kiện cho sự kết tinh của kim loại lỏng tốt nhất, cần
phải bảo đảm hệ số hình dạng vùng hàn bằng hằng số này được xác định theo
công thức sau:
= M constV.q
h
Trong đó:
M - hằng số
q- công suất hữu ích của hồ quang
Vh - tốc độ hàn.
Vì công suất hữu ích của hồ quang q phụ thuộc chủ yếu vào cường độ
dòng điện hàn Ih, cho nên muốn giữ cho hình dạng hình học của vùng hàn luôn
25
luôn đổi thì tích Ih Vh phải luôn luôn nằm trong một giới hạn xác định, tức là
tích Ih . Vh = N = const. Do đó chúng ta có:
Vh =
Ih
N
(m/h) (16-4)
Thực nghiệm đã chứng tỏ rằng, dễ nhận được mối hàn có hình dạng yêu
cầu và có chất lượng tốt, trị số N trong công thức (17-4) có thể lấy trong bảng
17.4
Đường kính dây hàn
d(mm)
0,8 1,2 1,6
N (A.m/h) (1,5-4)10
3
(2-5)10
3
(5-8)10
3
Đường kính dây hàn
d (mm)
2 3 4 5
N (A.m/h) (8-12)10
3
(12-16)10
3
(16-20)10
3
(20-25)10
3
Bảng 16.4 Trị số N
*Tốc độ đẩy dây
Hình 16.10 Biểu đồ thông số chế độ hàn
Căn cứ vào chế độ nóng chảy và đường kính dây hàn để chọn tốc độ đẩy
dây phù hợp
Ví dụ: Ta muốn có chế độ nóng chảy(hệ số đắp) là 4kg/giờ với dây
1,2mm. Căn cứ vào biểu đồ ta được tốc độ đẩy dây là 5,7m/phút
2.1.5. Điện áp hàn
Đây là thông số rất quan trọng trong hàn MAG nó quyết định dạng truyền
(chuyển dịch) kim loại lỏng. Điện áp hàn sử dụng phụ thuộc vào chiều dây của
26
chi tiết hàn, kiểu hàn, kiểu liên kết, kích cỡ và thành phần điện cực, thành phần
khí bảo vệ, vị trí hàn Để có giá trị điện áp hàn hợp lý cần phải tính toán hay
tra bảng, sau đó tăng hoặc giảm theo quan sát đường hàn để chọn giá trị điện áp
thích hợp.
Theo đường kính dây hàn và cường độ dòng điện hàn đã xác định, có thể
tích điện áp hàn như sau:
Uh = 20 / hI
d 5,0
310.50
= 40A (16-5)
Trong đó:
Uh - điện áp hàn (V)
d - đường kính dây hàn (mm)
Ih - cường độ dòng điện hàn (A)
Hình 16.11 Khoảng cách hồ quang
4.1.6. Tính năng lượng đường, sau đó xác định các kích thước cơ bản của mối
hàn theo các công thức. Nếu chiều sâu chảy và các kích thước của mối hàn đều
thoả mãn yêu cầu, nghĩa là bảo đảm hai hệ số m và m.h nằm trong giới hạn cho
phép m = 0,8 và m.h = 7 thì việc tính toán chế độ hàn để hàn phía thứ hai cũng
tương tự như khi hàn phía thứ nhất. Trường hợp thấy cần thiết thì mới phải tiến
hành tính toán lại chế độ hàn cho phù hợp.
Đối với những mối hàn giáp mối có vát mép, được hàn một lớp ở cả hai
phía thì trình tự tính toán chế độ hàn cũng được tiến hành như trên, tức là xác
định chế độ hàn theo các công thức rồi tính toán các kích thước cơ bản của mối
hàn như trường hợp các liên kết không vát mép và không có khe hở hàn, Sau đó
xác định chiều cao mối hàn xác định được chiều sâu chảy của mối hàn.
Ví dụ 1: Xác định chế độ hàn để hàn liên kết giáp mối ở cả hai phía
các chi tiết có chiều dày S = 20 mm bằng dòng điện xoay chiều.
27
Trước hết chúng ta xác định chế độ hàn khi hàn phía thứ nhất. Giả sử liên
kết hàn không vát mép và không để khe hở hàn. , theo công thức (17-1), chiều
sâu chảy khi hàn phái thứ nhất là:
hI = 10
2
20
mm
Chọn sơ bộ đường kính dây hàn d = 3 mm, theo bảng 8 hệ số K h = 1,15,
theo công thức (17-2) cường độ dòng điện hàn bằng:
Với đường kính dây hàn d = 3 mm, theo bảng 9 chúng ta thấy mật độ
dòng điện cho phép J = (45- 90) A/mm2, chúng ta chọn j = 50 A/mm2
Theo công thức (17-3) đường kính dây hàn là:
lấy d = 5 mm
Với d = 5 mm, trong bảng 10, chúng ta thấy N = (20- 25) 103.
Theo công thức (17-4) tốc độ hàn là:
Vh =
7,272,22
900
102520 3
m/h
Lấy Vh = 26m/h = 0,72 cm/s
Theo công thức (17-5) chúng ta có điện áp hàn là:
Uh = V401900
5
10.50
5,0
3
Trên biểu đồ U-I với Uh = 40V, Ih = 900A, ta xác định được hệ số ngấu
n = 2,2.
Công suất hữu ích của hồ quang hàn bằng:
q = 0,24 Uh Ih . = 0,24 . 40. 900 . 0,75 = 6480 cal/s
Theo công thức (5-5) tính lại chiều sâu chảy khi hàn phía thứ nhất:
h = 0,0156 cm10cm1
2,2.72,0
6480
Chiều rộng của mối hàn là:
b = 2,2 . 10 = 22 mm
Với Ih = 900A ta xác định được (đ = 15 g/A.h
Theo công thức (5-11) diện tích tiết diện ngang của kim loại là:
28
Chiều cao của mối hàn ở phía thứ nhất là:
C = 2,4
22.73,0
67
mm
Theo công thức (5-26) chiều cao toàn bộ mối hàn là
H = 10 4,2 = 14,2 mm
Hệ số hình dạng mối hàn là:
24,5
2,4
22
h.m
Vì (m.h < 7 nằm ngoài phạm vi cho phép, nên chúng ta chọn lại cách
chuẩn bị liên hàn. Giả sử chọn liên kết vát mép cả hai phía , không có khe hở
như mối hàn được thực hiện như hình 17.12.
Hình 16.12
Theo kiểu liên kết hàn đã chọn, diện tích tiết diện ngang của phần vát mép
sẽ là:
Fv = f
2
tg 202 mm2,2830tg.7
2
Như vậy diện tích tiết diện ngang phần lồi của mối hàn là:
F1 = Fđ - Fv = 67 - 28,2 = 38,8 mm2
Theo công thức (5-28) chiều cao của mối hàn khi có vát mép bằng:
Hệ số hình dạng mối hàn:
2,9
4,2
22
h.m
Như vậy với kiểu liên kết hàn chọn lại ở trên là phù hợp.
Theo công thức (5-27) chiều sâu ở phía thứ nhất đối với mối hàn có vát
mép là:
29
h' = 14,2 = 2,4 = 11,8 mm
Bây giờ chúng ta xác định chế độ hàn để hàn phía thứ hai.
Chiều sâu chảy cần thiết khi hàn phía thứ hai được tính theo công thức
(Chúng ta chọn phần giao nhau của mối hàn K = 3 mm)
Cũng chọn dòng điện, thuốc hàn đường kính dây hàn sơ bộ như hàn phía
thứ nhất, theo công thức (17-2), cường độ dòng điện hàn là:
Ih =Ġ lấy Ih = 950 A
Theo công thức (17-3) xác định lại đường kính dây hàn
d = 1,1ij mm, lấy d = 5 mm
Tốc độ hàn theo công thức (17-4) sẽ là:
Vh =
h/m2621
950
102520
3
LấyVh = 26 m/h = 0,72 cm/s
Theo công thức (17-5), điện áp là:
Uh = 20 V401950
5
10.50
5,0
3
Công suất của hồ quang:
q = 0,24 Uh Ih . = 0,24 . 40 . 950 . 0,75 = 6840 cal/s
Với Uh = 40 V, Ih = 950A ta xác định được hệ số (h = 2,1)
Theo công thức (5-5) tính lại chiều sâu chảy:
h2 = 0,0150 mm6,10cm06,1
1,2.72,0
950
Theo công thức (5-10) chiều rộng của mối hàn là:
b = 2,1 . 10,6 22 mm
Với Ih = 950A ta có hệ số đắp (đ = 15 g/A.h
Theo công thức (5-11), diện tích tiết diện ngang của kim loại đắp khi hàn
phía thứ hai là:
Chiều cao của mối hàn ở phía thứ hai xác định theo công thức (5-25)
bằng:
30
Chiều cao toàn bộ mối hàn bằng
H = 10,6 4,2 = 14,8 mm
Chiều cao của mối hàn khi và mép là:
Hệ số hình dạng mối hàŮ nằm trong giới hạn cho phép.
Chiều sâu chảy của mối hàn khi có vát mép ở phía thứ hai là:
h' = 14,8 - 2,5 = 12,3 mm.
Kết quả tính toán chế độ hàn, các kích thước cơ bản của liên kết và mối
hàn biểu thị trong bảng 16.5
Hàn
Chế độ hàn Kích thước vát mép
d(mm)
Th
(A)
Uh
(m/h)
Vh
(m/h)
(mm) P (mm)
Phía thứ nhất 5 900 40 26 60 7 6
Phía thứ hai 5 950 40 26 60 7 6
Hàn
Kích thước của mối hàn
h (mm) c(mm) b(mm)
Fđ
(mm
2
)
n m.h
Phía thứ nhất 11,8 2,4 22 67 2,2 9,2
Phía thứ hai 12,3 2,5 22 68 2,1 8.8
Bảng 16.5 Kích thước cơ bản của mối hàn
4.1.7. Khí bảo vệ
*Loại khí
Hình 16.13 Sự phụ thuộc của chiều sâu nóng chảy vào dạng chuyển dịch
31
Khi sử dụng khí Ar hoặc Ar trộn thêm thành phần Oxi sẽ làm tăng nhiệt
độ của hồ quang làm cho chiều sâu nóng chảy lớn hơn. Khí CO2 làm tản nhiệt
nhanh hơn vì vậy nó làm cho bể hàn có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, chiều sâu
nóng chảy giảm.
* Lưu lượng khí bảo vệ:
Có ảnh hưởng tới kim loại chuyển dịch từ dây vào vùng hàn và chất lượng
độ thấu, hình dáng của mối hàn.
Bảng 16.6 Chế độ hàn thép các bonvà thép HK thấp
4.1.8. Dòng điện hàn:
Dòng điện hàn được chọn phụ thuộc vào đường kính điện cực (Dây hàn).
Dạng truyền kim loại lỏng của liên kết hàn. Khi dòng điện hàn của mối hàn quá
thấp sẽ không đảm bảo ngấu hết chiều dày liên kết dẫn đến giảm độ bền của mối
hàn. Khi dòng điện quá cao sẽ làm tăng sự bắn toé kim loại, gây ra rỗ khí, biến
dạng, mối hàn không ổn định
Hình 16.14: Biểu đồ lựa chọn tốc độ đẩy dây khi hàn thép không gỉ
32
Hình 16.15 Biểu đồ lựa chọn tốc độ đẩy dây khi hàn thép carbon
4.1.9. Phần nhô của điện cực hàn:
Hình 16.16 Phần nhô của điện cực Electrode Extension
33
Đó là khoảng cách giữa đầu điện cực và mép bép tiếp điện. Khi tăng chiều
dày phần nhô, nhiệt nung nóng đoạn dây hàn sẽ tăng lên dẫn đến làm giảm
cường độ dòng điện hàn cần thiết để nóng chảy điện cực theo tốc độ cấp dây
nhất định. Khoảng cách này rất quan trọng khi hàn thép không gỉ sự biến thiên
nhỏ cũng có thể làm tăng sự biến thiên dòng điện một cách rõ rệt. Chiều dài
phần nhô quá lớn sẽ làm dư kim loại nóng chảy ở mối hàn, làm giảm độ ngấu và
lãng phí kim loại hàn, tính ổn định của hồ quang cũng bị ảnh hưởng. Ngược lại
nếu giảm chiều dài phần nhô quá nhỏ sẽ gây ra sự bắn tóe kim loại lỏng dính
vào mỏ hàn, chụp khí, làm cản trở dòng khí bảo vệ gây ra rỗ khí cho mối hàn
4.2. Chế độ hàn giáp mối nhiều lớp
Khi xác định chế độ hàn để hàn mối hàn nhiều lớp, có thể chia làm 2
bước: bước thứ nhất xác định chế độ hàn lớp thứ nhất và bước thứ hai xác định
chế độ hàn các lớp tiếp theo.
Việc xác định chế độ hàn để hàn lớp thứ nhất có thể tiến hành như sau:
Theo đường kinh dây hàn này đã cho hay chọn, xác định mật độ dòng
điện cho phép, rồi tính toán cường độ dòng điện hàn. Sau đó theo công thức (17-
5) xác định điện áp hàn và dựa vào đồ thị, tính được hệ số ngấu (n.. Tiếp đó xác
định tốc độ hàn, tính được chiều cao toàn bộ của mối hàn một lớp không vát
mép với cùng một chế độ hàn thì chúng ta có thể xác định được chiều sâu của
phần không vát mép (hình 17.17) theo công thức sau:
Hình 16.17
Tiết diện ngang của mối hàn giáp mối hàn lớp sau khi hàn lớp thứu nhất ở
mỗi phía: Bảng 17. 7
Đường kính dây hàn d(mm) 0,8 1,0 1,2 1,4
Mật độ dòng điện cho phép(A/mm2) 80 65 35 20
Bảng 17.7 Quan hệ giữa mật độ dòng điện hàn và đường kính dây hàn
h'0 = H - C' (16-6)
Trong đó:
34
h'0 - chiều sâu chảy của phần không vát mép ở phía thứ nhất
H - chiều cao toàn bộ mối hàn sau khi hàn lớp thứ nhất (hình 16.17)
C' - chiều cao của kim loại đắp sau khi hàn lớp thứ nhất (hình 16.31...i được nối với
dây mát ( vàng-xanh) của bộ cấp nguồn chính.
Bảng 2 đưa các cầu chì phù hợp với dòng điện tối
đa cấp vào máy hàn và điện áp danh nghĩa.
Bảng 2
Model SMARTMIG T21
I2 max danh định (25%)* A 250
Công suất kVA 6
Cầu chì loại "gl"
U1=220V - 230V - 240V
A 10/16
Cáp nối nguồn
Chiều dài
Tiết diện
m
mm
2
3,5
4x2,5
Kết nối khí.
Hình 16.3 van giảm áp và lưu lượng kế
63
Hệ thống khí này được cung cấp với một đồng hồ đo áp và bộ giảm áp để phục
vụ cho quá trình điều chỉnh áp suất khi hàn. Chai khí (chiều cao lớn nhất là
1200mm) phải được đặt trên giá đỡ chai khí ở phía sau máy hàn. Hệ thống khí
phải được lắp đặt đúng vị trí để đảm bảo không làm cản trở độ ổn định vận hành
của máy hàn. Quá trình kết nối giữa chai khí, bộ giảm áp và ống dẫn khí với tấm
sau của máy nguồn hàn được thực hiện như hình C.
Mở van khí và điều chỉnh lưu lượng khí ra khoảng từ 8 tới 12l/phút.
Nguyên tắc sử dụng
Các công cụ điều khiển (hình A)
Vị trí 1 Kết nối mỏ theo tiêu chuẩn Châu Âu.
Vị trí 2 Chiết áp điều chỉnh thời gian hàn điểm
Vị trí 3 Công tắc ON/OFF
Vị trí 4 Đèn báo bảo vệ quá nhiệt. Khi đèn được bật sáng thì thiết bị bảo vệ quá
nhiệt đang làm việc. Khi máy làm việc vượt quá chu kỳ làm việc thì rơle
nhiệt sẽ làm việc(xem phần giới hạn sử dụng) chờ một vài phút trước khi
vận hành lại.
Vị trí 5 Công tắc điều chỉnh điện áp hàn
Vị trí 6 Chiết áp điều chỉnh tốc độ cấp dây
Lắp dây hàn.
Hình 16.4 mặt trước của máy và bảng điều khiển
64
Nâng các chốt trên tấm phía bên trái
và lắp tang dây hàn (sử dụng loại
tang dây Max 300mm và 20kg) phù
hợp với vật liệu được hàn. Lắp tang
dây hàn lên giá đỡ dây sao cho dây
hàn theo chiều kim đồng hồ và đóng
chốt vào lỗ của tang dây.
Luồn dây qua ống dẫn dây (vị trí 7
hình E) như mô tả trên hình vẽ.
Hình 16.5 Cơ cấu đẩy dây
Nâng con lăn tĩnh (vị trí 1 hình E) để giảm áp lực giữa các con lăn (vị trí 6
hình E). Kiểm tra con lăn dẫn động (vị trí 4 hình E) có thích hợp đường kính dây
hàn được sử dụng không.
Luồn dây hàn vào đúng tâm của ống dẫn dây và dãn đến tâm của ống dẫn
đầu bên kia (vị trí 3 hình E) và thừa đầu ra khoảng vài centimét. Hạ thấp con lăn
bị động để luồn dây vào rãnh của con lăn dẫn động. Nếu cần thiết thì điều chỉnh
áp lực giữa các con lăn bằng vít điều chỉnh áp lực (vị trí 5 hình E). Điều chỉnh
vượt quá áp lực cho phép sẽ gây ra biến dạng dây hàn, còn áp lực không đủ có
thể gây ra quá trình hàn không đều.
Cụm con lăn dẫn động
Các chỉ dẫn dưới đây sẽ hướng dẫn lắp các con lăn.
- Tháo vít (vị trí số 5 hình E).
- Nâng cần điều khiển con lăn bị động (vị trí số 2 hình E).
- Mỗi con lăn sẽ mô tả loại dây và đường kính dây hànở hai cạnh ngoài
của con lăn.
- Lắp con lăn thích hợp (vị trí 4 hình E) đảm bảo rãnh của con lăn thích
hợp với đường kính dây đang sử dụng.
- Xiết chặt vít (vị trí 5 hình E).
Vận hành.
Quan trọng: Trước khi hàn nên kiểm tra các thông số trên nhãn máy có
phù hợp với điện áp nguồn và tần số không.
65
- Bật nguồn hàn và xoay chiết áp điều chỉnh điện áp hàn (vị trí 3 hình D)
tới vị trí thích hợp cho quá trình hàn.
- Mở van khí và ống dẫn dây, quá trình này cho phép dây được cấp tự do
trong suốt quá trình hàn. Nhớ rằng bép hàn được sử dụng phải phù hợp với
đường kính dây.
- Điều chỉnh chiết áp điều chỉnh tốc độ cấp dây tới vị trí 3
- Nhấn công tắc mỏ hoặc nhấn công tắc kiểm tra động cơ cho tới khi đầu
dây thò ra từ mỏ hàn.
- Vặn chặt bép hàn trên mỏ hàn.
- Lắp đúng chụp dẫn khí hàn.
- Bảo vệ chụp dẫn khí và ống dẫn dây của mỏ khỏi các tia bắn toé.
- Nối kẹp mát với phôi để hàn (hình G).
- Máy hàn đã sẵn sàng để hàn.
- Để bắt đầu quá trình hàn thì đưa mỏ hàn lại gần điểm cần hàn và nhấn
công tắc mỏ.
- Khi kết thúc quá trình hàn thì tháo vật liệu còn thừa trong mỏ, tắt nguồn
hàn và đóng chai khí.
Quá trình hàn liên tục.
Điều chỉnh lực căng dây và tốc độ cấp dây phù hợp nhất, sử dụng nút điều khiển
tương ứng. Nhấn công tắc mỏ hàn để khởi động dòng hàn, cấp dây và thực hiện
quá trình hàn. Sau khi hoàn thành quá trình hàn thì nhả công tắc mỏ để dừng cấp
dây và ngừng khẩn cấp động cơ. Nguồn hàn vẫn được cấp nguồn trong vài giây,
đủ để gây cháy phần đầu dây hàn còn lại thò ra ở mỏ hàn. Van khí vẫn được mỏ
để cung cấp lượng khí duy trì áp suất xung quanh vũng hàn. Chức năng này
được gọi là cháy ngược "burn-back" và có thể được điều chỉnh. Mạch điều khiển
được cấp nguồn sẵn sàng cho chu kỳ hàn tiếp theo.
Hình 16.7
66
Hàn điểm
Kiểu hàn này được khuyên dùng trong các xưởng sửa chữa thân ô tô.
- Thay chụp dẫn khí loại đặc biệt thích hợp
cho quá trình hàn điểm (hình H).
- Đặt thời gian hàn điểm bằng chiết áo (vị
trí 2 hình D).
- Lựa chọn lực căng dây và tốc độ cấp dây thích hợp nhất, sử dụng các nút
điều khiển tương ứng. để điều chỉnh quá trình hàn.
- Đặt chụp dẫn khí vuông góc với chi tiết được hàn.
- Nhấn công tắc mỏ để khởi động dòng hàn và cấp dây.
ở cuối thời gian hàn điểm thì dây sẽ tự động ngừng cấp dây.
- Nhấn lại công tắc mỏ để bắt đầu một chu hàn mới .
- Nhả công tắc mỏ.
Điều chỉnh bảng mạch điện.
Rơle RT1: Chống cháy ngược.
Rơ le RT2: Giảm tốc độ quay của động cơ.
Chú ý: Các rơ le này có thể được điều chỉnh
đơn giản từ bên ngoàinbằng cách tháo vỏ chi
tiết khi máy hàn không vận hành.
Hình 16.8 Cơ cấu điều khiển tốc độ dây
Bảo dưỡng
Quan trọng: Quá trinh bảo dưỡng phải được thực hiện bởi các chuyên gia,
hoặc những người có kinh ngiệm đối với máy. Chúng tôi sẽ không đảm bảo an
toàn nếu người sử dụng cố gắng tự sửa chữa những hỏng hóc.
Cảnh báo: Trước khi tiến hành kiểm tra bên trong máy, phải ngắt nguồn
khỏi hệ thống.
Nguồn hàn
Quá trình bảo dưỡng nguồn hàn thực hiện làm sạch bên trong máy và kiểm tra
định kỳ độ mòn của cáp và những chỗ nối bị lỏng. Ngắt nguồn hàn ra khỏi lưới
điện, tháo vỏ máy và sử dụng khí nén khô để làm sạch những bụi bẩn tích tụ
trong máy. Trong suốt quá trình làm sạch không được hướng vòi phun khí nén
vào các chi tiết điện tử. Kiểm tra đường dẫn khí để đảm bảo khí không bị rò rỉ ,
tuần hoàn tốt, các chỗ nối không bị lỏng. Kiểm tra cẩn thận các van điện tử.
Kiểm tra định kỳ các con lăn của bộ cấp dây và thay nếu các con lăn bị mòn, khi
các con lăn quá mòn thì sẽ ảnh hưởng tới tốc độ cấp dây (do dây bị trượt).
67
Mỏ hàn
Mỏ hàn được thiết kế thích hợp làm việc ở nhiệt độ cao và chịu được ứng suất
kéo/ xoắn lớn. Chúng tôi khuyên rằng không nên vặn xoắn dây cáp và không
nên sử dụng mỏ hàn để kéo máy hàn. Bởi vậy mỏ cần được bảo dưỡng như sau.
- Làm sạch các đường dẫn khí để đảm bảo khí tuần hoàn tốt.
- Thay điểm tiếp xúc khi ổ cắm bị biến dạng.
- Làm sạch ống dẫn dây bằng chất tricloêtylen hoặc dung dịch đặc biệt
khác.
- Kiểm tra lớp cách điện của cáp nguồn, các chỗ nối phải có điều kiện cơ
khí và điện tử tốt.
Thay thế card điện tử.
Cảnh báo: Sự tích điện có thể gây nguy hiểm cho bảng mạch điều khiển.
Nên mặc quần áo bảo hộ chống tĩnh điện khi làm việc với bảng mạch hoặc
các chi tiết của chúng.
Sử dụng túi hoặc hộp chống tĩnh điện để đóng gói và vận chuyển bảng
mạch.
Thực hiện như dưới đây.
Tháo nắp máy hàn.
Tháo các giắc cắm cung cấp điện từ cho bảng mạch.
Thay card bằng cách xoay kẹp mềm 1/4 vòng ngược chiều
kim đồng hồ.
Tháo card bị hỏng.
Thao tác ngược lại để lắp card mới.
Các khó khăn có thể xảy ra và biện pháp khắc phục
Dây nguồn được cho là nguyên nhân chính của phần lớn những khó khăn chung.
Trong trường hợp bị đứt, tuân theo trình tự sau:
1) Kiểm tra giá trị điện áp nguồn
2) Kiểm tra xem cáp nguồn có được nối hoàn toàn với ổ cắm và công tắc nguồn
hay không.
3) Kiểm tra cầu chì nguồn có bị cháy hoặc lỏng không.
4) Kiểm tra xem những ảnh hưởng sau:
Công tắc được cung cấp với máy
ổ cắm và cáp nguồn.
Công tắc máy hàn.
68
Bảng xử lý sự cố.
Sự cố Nguyên nhân Giải pháp
Cầu chì nguồn
cháy và bị đứt
mạch.
Đấu nối sai. Kiểm tra và đấu nối lại
theo hướng dẫn sử dụng.
Ngắn mạch động cơ quạt. Sửa chữa hoặc thay
động cơ.
Ngắn mạch biến thế
Kiểm tra và thay biến
thế nếu cần thiết.
Cầu chì nguồn
cháy khi nhấn công
tắc mỏ.
Đấu nối ổ cắm chuyển đổi
điện áp bị sai.
Kiểm tra và thực hiện
đấu nối lại theo hướng dẫn
sử dụng.
Ngắn mạch Biến thế Thay biến thế mới.
Cầu chì nguồn
cháy sau một thời
gian làm việc.
Mạch bị hỏng. Thay bang mạch
Cầu chì không đủ công suất. Sử dụng cầu chì đúng
công suất (xem bảng)
Máy hàn không
có dòng.
Đấu nối sai. Kiểm tra và đấu nối lại
theo hướng dẫn.
cầu chì nguồn bị cháy. Tìm nguyên nhân và
thay thế.
Cáp hàn chưa nối nguồn. Kiểm tra cáp hàn.
Dòng hàn không
ổn định.
Điện áp nguồn không ổn định. Kiểm tra điện áp nguồn
bằng Vôn kế
Tiết diện cáp quá nhỏ. Thay cáp có tiết diện
thích hợp.
Các chõ nối bị lỏng. Kiểm tra các chỗ nối
của cáp nguồn và mạch
điện, vặn chặt các chỗ nối
nếu cần thiết.
Dòng hàn không
đủ.
Nguồn cấp bị mất pha. Kiểm tra nguồn.
Dây hàn không
được cấp.
Cầu chì bị ngừng làm việc
tam thời.
Mạch điều khiển điện bị
hỏng.
Bánh răng động cơ bị vỡ. Các con lăn dẫn động bị
mòn.
ống dẫn dây bị hỏng Điểm điều chỉnh dây bị
mòn.
Thay thế Thay thế
Kiểm tra và thay thế. Thay thế
Kiểm tra và thay thế nếu cần
thiết
Thay thế.
69
Các khuyết tật hàn
Sự cố Nguyên nhân Giải pháp
Bề mặt mối hàn bị rỗ
(trong hoặc ngoài)
Dây hàn bị hỏng. Thay dây hàn
Lượng khí cấp không
đủ.
Điều chỉnh lưu lượng
khí.
đồng hồ đo lưu lượng
khí bị hỏng.
Kiểm tra đồng hồ đo.
Bộ giảm áp bị đóng
băng
Kiểm tra bộ sây.
Van từ bị hỏng. Kiểm tra.
ống dẫn dây tắc. Làm sạch ống dẫn dây.
ống dẫn khí bị tắc Làm sạch các đường
ống dẫn khí.
Bụi bẩn không khí. Làm sạch bề mặt phôi.
Xuất hiện vết nứt.
Dây hàn hoặc phôi có
bám bụi bẩn.
Thay dây và làm sach
phôi.
Vết hàn quá nhỏ. Tăng dòng hàn.
Vết hàn quá sâu. Giảm điện áp hàn
Vết hàn quá sâu Giảm điện áp và dòng
hàn.
Có vết nút phía bên của
mối hàn.
Tốc độ quá cao Giảm tốc độ xuống.
Dòng hàn quá thấp và
điện áp quá cao.
Tăng tốc độ cấp dây
và giảm điện áp hàn.
Bắn toé nhiều
Điện áp quá cao Điều chỉnh điện áp.
ống dẫn dây bị tắc làm sạch ống dẫn dây.
Độ nghiêng của mỏ quá
lớn
Điều chỉnh đúng độ
nghiêng của mỏ hàn.
70
Sơ đồ điện
Hình 16.9 Sơ đồ điện
71
Kí hiệu trên mạch điện
BLC : Cuộn dây của công tắc tơ
BOB A-B-C : Cuộn biến thế
CL : áp tô mát của mạch
CR : áp tô mát điện áp lưới
CT : Rơ le
D : Đi ốt
EVG : Van khí
FCS C1 : Công tắc tơ điều chỉnh điện áp vào (đỏ).
FCS C2 : Công tắc tơ điều chỉnh điện áp vào (xanh)
Ib : Cuộn khởi động
IL : áp tô mát
L : Đèn hiệu
LS : Đèn báo quá nhiệt
MCSC : Công tắc tơ điều chỉnh điện áp vào (trắng)
MT : Động cơ
MV : Động cơ quạt làm mát
P1 : Chiết áp điều chỉnh tốc độ cấp dây
P2 : Chiết áp điều chỉnh thời gian hàn điểm
PM : Cực mát
PT : Công tắc mỏ hàn
R : Điện trở
RS : Bộ chỉnh lưu
SE : Bảng mạch điện tử
TA : Biến thế phụ
TM : Mỏ hàn MIG/MAG
TP : Biến thế chính
TR : Chỉnh lưu nhiệt
TT : Thiết bị bảo vệ nhiệt biến thế
V : Biến trở của chỉnh lưu thứ cấp
72
Cực dấu nối dây màu
AN Vàng đen
AR Xanh đỏ
Ar Da cam
Az Xanh da trời
BR Trắng đỏ
Bc Trắng
Bl Xanh
GV Vàng xanh
Gg Xám
Gl Vàng
Mr Nâu
NA Đen xanh
Nr Đen
RN Đỏ đen
Ro Hồng
Rs Đỏ
Vd Xanh
VI Tím
ý nghĩa của các kí hiệu trên máy
Hình 16.10 Ký hiệu trên máy
1. Đồng hồ đo nhiệt
2.Điều chỉnh tốc độ cấp dây
3.Điều chỉnh thời gian hàn điểm
4.Máy hàn có thể làm việc trong các
môi trường điện từ
5.Nối mát
6.Nguy hiểm: với các chi tiết chuyển
động
7.Nguy hiểm về điện
8.Điều chỉnh công suất động cơ
9.Điều chỉnh thời gian cháy ngược
10. Cấm sử dụng găng tay bảo hộ
11.Công tắc điều chỉnh điện áp hàn
12.Cảnh báo
13.Trước khi vận hành máy bạn cần
phải đọc kỹ bản hướng dẫn sư dụng
này
14.Sản phẩm đạt tiêu chuẩn Châu Âu.
15.Phá huỷ.
73
ý nghĩa của các kí hiệu trên mác máy
Hình 16.11 Ký hiệu trên máy
1. Tên và địa chỉ nhà sản xuất
2.Tên hệ thống
3.Bộ chỉnh lưu biến thế
4.Các điều kiện dòng hàn
5.Hàn MIG/MAG
6.Máy hàn có thể làm việc trong môi
giàu trường điện từ
7.Điện áp không tải thứ cấp
8.Nguồn cấp và số pha
9.Tần số danh định
10. Điện áp danh định
11.Làm mát bằng khí bắt buộc
12. Lớp cách điện
13.Cấp bảo vệ
14.Sản phẩm đạt tiêu chuẩn Châu Âu
15.Giá trị lớn nhất của dải dòng
16.Giá trị dòng tiêu thụ lớn nhất
17.Điện áp tải danh định
18.Dòng hàn danh định
19.Chu kì làm việc
20.Dòng hàn và điện áp hàn Max/ Min
21.Tiêu chuẩn tham khảo
22.Số series.
74
Danh mục các chi tiết
Hình 16.12 Danh mục chi tiết
STT Mã số Tên gọi
1 020490 Mỏ hàn
2 459683 Bánh xe trước
3 414326 Chốt mở
4 404971 Đế máy
5 459845 Bánh xe phía sau
6 402544 Trục xe
7 420792 Vỏ máy có thể tháo được
8 420793 Vỏ máy cố định
9 439306 Panel điều khiển
10 352420 Panel trước
11 403611 Giắc nối nhanh
12 239618 Cáp
75
Danh mục các chi tiết
Hình 16.13 Danh mục chi tiết điều khiển
STT Mã số Tên gọi
1 453004 Chiết áp điều chỉnh điện trở 100k(
2 438845 Núm vặn (22
3 422154 Vỏ công tắc
4 435364 Công tắc
5 436363 Đèn báo mầu vàng
6 438710 Công tắc điều chỉnh
7 453000 Chiết áp 1k(
8 438889 Núm vặn (29
9 457651 ổ cắm cáp mỏ
10 434244 ống dẫn dây 115 mm
11 236634 ổ cắm
76
Danh mục các chi tiết
Hình 16.14
STT Mã số Tên gọi
1 240076 Bộ cảm biến
2 444573 Động cơ làm mát
3 486565 Quạt làm mát
4 417722 Công tắc
5 413646 Cuộn dây phụ
6 414231 Cáp nguồn
7 377023 Điều khiển PCB
8 481529 Máy biến áp phụ
9 485040 ống khí
10 419918 Công tắc tơ
11 425937 Van solenoit khí
12 430755 Vòng hãm kẹp cáp
13 427875 Kẹp cáp
14 478782 Bộ ổn nhiệt của chỉnh lưu
15 455965 Bộ chỉnh lưu
16 211483 Cuộn biến thế + thiết bị bảo vệ nhiệt
17 478865 Role nhiệt bảo vệ máy biến áp
18 211481 Cuộn dây máy biến áp
19 291161 Máy biến áp có công tắc
77
Danh mục các chi tiết
Hình 16.15
STT Mã số Tên gọi
20 412921 Xích khoá chai khí
21 447226 Giá đỡ chai khí
22 241847 Trục đỡ tang dây
23 240617 Cơ cấu dẫn dây có động cơ bánh răng
24 352430 Vỏ panel trước.
Cơ cấu đẩy dây
Hình 16.16
78
STT Mã số Tên gọi
1 434275 ống dẫn dây vào
2 676510 Cơ cấu chốt áp lực
3 437075 Bulông điều chỉnh áp lực
4 356965 Cần điều chỉnh áp lực
5 487803 Vít cố định
6 Tab.A Con lăn cấp dây (37 mm
7 458902 Con lăn bị động (áp lực)
8 487858 Trục điều chỉnh áp lực
Các chi tiết yêu cầu.
Các chi tiết yêu cầu bao gồm:
1) Mã số của tấm
2) Loại thiết bị
3) Điện áp và tần số đọc trên mác máy
4) Số serial
Ví dụ
Mã tấm thứ hai n.435364 đối với loại máy hàn SMARTMIG T25
5.Hướng dẫn sử dụng KEMPOMAT
2500 - 3200 – 4200
Hình 16.17
79
5.1 Khuyến nghị của nhà sản xuất
Các sản phẩm của Kemppi được lắp đặt đúng và thường xuyên được bảo
dưỡng thì sẽ tăng năng suất của máy. Tài liệu hướng dẫn sử dụng này được bố
trí giúp bạn hiểu khái quát về thiết bị và vận hành nó an toàn, ngoài ra còn cung
cấp các thông tin về bảo dưỡng và các thông số kỹ thuật. Hãy đọc kỹ tài liệu
hướng dẫn sử dụng này trước khi lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng thiết bị. Để
biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm của Kemppi, hãy liên hệ với nhà
phân phối của Kemppi gần nhất.
Các thông số và thiết kế được trình bày trong tài liệu này đều có thể được thay
đổi mà không cần báo trước.
Trong tài liệu này, để thể hiện nguy hiểm chết người hay chấn thương thì ký
hiệu sau được dùng:
5.2 Giới thiệu sản phẩm
Các nguồn hàn Kempomat 3200 và 4200 là các máy hàn MIG được thiết kế cho
các ứng dụng công nghiệp nặng. Kempomat 2500 là máy hàn MIG được thiết kế
cho các xưởng sửa chữa và sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp nặng và
nhẹ.
Nguồn hàn
Điện áp nguồn của nguồn hàn Kempomat 2500 là 3 pha, 230V/400V. Điện áp
nguồn của nguồn hàn Kempomat 3200 là 3 pha, 230V/400V. Điều chỉnh điện áp
hàn ở 10 cấp. Điều chỉnh điện áp của nguồn hàn ở 40 cấp.
Trong dòng sản phẩm Kempomat 4200 có các đơn vị khác nhau đối với điện áp
nguồn 3 pha, 230 và 400V. Điều chỉnh điện áp hàn đối với nguồn hàn 230V
được thực hiện ở 32 cấp, nguồn 400V ở 56 cấp. Vôn kế/ampe kế hiển thị điện áp
hoặc dòng hàn.
Bộ cấp dây
Bộ cấp dây là thiết bị cố định trong thiết bị đối với súng hàn được làm mát bằng
khí. Kempomat 2500 được trang bị cơ cấu cấp dây 2 con lăn, Kempomat 3200
và 4200 được trang bị cơ cấu cấp dây 4 con lăn. Bộ phụ tùng KMW sync cần
thiết để kết nối và sử dụng súng hàn kiểu đẩy-kéo.
5.3 An toàn lao động
Hãy nghiên cứu kỳ các chỉ dẫn về an toàn và thực hiện khi lắp đặt, vận
hành và bảo dưỡng máy.
80
Hồ quang hàn và bắn toé
Hồ quang hàn làm bỏng mắt nếu không đeo kính bảo hộ, bởi vậy hãy cẩn
thận với các tia hồ quang. Hồ quang hàn và bắn toé có thể làm bỏng da, nên phải
thường xuyên trang bị bảo hộ lao động đầy đủ.
Nguy hiểm do cháy, nổ
Chú ý các tiêu chuẩn an toàn về cháy, nổ. Loại bỏ các vật liệu dễ cháy, nổ
ra khỏi khu vực hàn. Luôn trang bị đầy đủ các thiết bị chữa cháy ở khu
vực hàn. Chuẩn bị ứng phó kịp thời đối với các sự cố trong các công việc
hàn đặc biệt, ví dụ như nguy hiểm từ cáy, nổ khi hàn trong các khu vực
kiểu thùng kín. Chú ý! lửa có thể bùng lên từ các bắn toé vài giờ sau khi
công việc hàn đã kết thúc.
Điện áp nguồn
Không được đặt máy hàn trong khu vực hàn (ví dụ như thùng kín,.. ).
Không đặt máy hàn ở những nơi ẩm ướt. Thường xuyên kiểm tra cáp trước khi
vận hành máy. Thay ngay cáp đã bị hỏng vì cáp hỏng có thể gây ra chấn thương
hoặc gây cháy. Không được để vật nặng đè lên cáp, hay đặt cáp trên các mép sắc
hoặc vật hàn nóng.
Mạch nguồn hàn
Cách điện bản thân bằng cách trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, không mặc
quần áo ướt. Không làm việc trên các khu vực ẩm ướt hoặc dùng cáp đã bị hỏng.
Không đặt mỏ hàn MIG hoặc cáp hàn trên máy hàn hoặc trên các thiết bị điện
khác. Không được nhấn công tắc mỏ hàn khi mỏ hàn chưa hướng vào vật hàn.
Khói hàn
Nơi làm việc phải thông thoáng, hoặc phải được trang bị các thiết bị thông
gió. Đặc biệt chú ý khi hàn các vật hàn có chứa chì, cát mi, kẽm, thuỷ ngân hoặc
berili.
5.4. Lắp đặt
5.4.1 Vị trí lắp đặt máy
Đặt máy trên nền khô và bằng phẳng, khu vực đặt máy không có bụi bẩn và
các mảnh kim loại xâm nhập vào đường khí làm mát máy.
- Vị trí đặt máy phải cao hơn mức sàn.
- Khoảng cách trước và sau máy tối thiểu 20cm để đảm bảo tuần hoàn khí làm
mát toàn bộ máy.
- Không đặt máy dưới trời mưa hoặc dưới ánh nắng trực tiếp.
81
Cấp bảo vệ của máy là IP23C, cho phép vỏ máy chịu các tia nước ở góc độ
tối đa là 600.
Hình 16.16
5.4.2 Đấu nối nguồn
Đấu nối cáp nguồn chỉ do người thợ điện có kinh nghiệm đảm nhiệm.
Tháo tấm vỏ máy ở bên phải máy để thực hiện đấu cáp nguồn.
Các nguồn hàn Kempomat được trang bị cáp nguồn 5m không có phích
cắm. Cáp nguồn phù hợp với mujc H07RN-F của tiêu chuẩn CENELEC
HD22. Cáp nguồn phải thay đổi nếu nó không đáp ứng được các tiêu
chuẩn địa phương.
5.4.3 Đấu nối cáp hàn
ở cáp kiểu S có dây mát bảo vệ có màu vàng-xanh. Cáp được đưa vào
máy qua lỗ vào trên vách sau của máy và được kẹp chặt bằng 1 kẹp cáp (05).
Các dây pha của cáp được ghép với các đầu nối L1, L2 và L3. Dây mát có
màu vàng-xanh được đấu nối với cực mát có ký hiệu .
Nếu bạn dùng cáp có 5 dây, thì bạn phải cắt dây 0 tới vỏ bảo vệ của cáp.
Kempomat 2500
Điện áp định mức 230V 400V
Cầu chì, trễ 16A 10A
Cáp đấu nối 4 x 2,5 S mm2 4 x 2,5 S mm2
Kempomat 3200
Điện áp định mức 230V 400V
Cầu chì, trễ 20A 16A
Cáp đấu nối 4 x 2,5 S mm2 4 x 2,5 S mm2
Kempomat 4200
Điện áp định mức 230V 400V
Cầu chì, trễ 25A 16A
Cáp đấu nối 4 x 6,0 S mm2 4 x 2,5 S mm2
82
Hình 16.19 Thay đổi điện áp nguồn/Kempomat 2500, 3200
Kết nối và thay đổi cáp nguồn và chỉ do thợ điện thực hiện kết nối.
Hình 17.66 Kết nối 3 pha 230V hoặc 3 pha 400V của điện áp nguồn
Khi giao máy, Kempomat 3200 và 2500 đã được đấu nối vớiđiện áp nguồn 3
pha 400V. Để thay đổi điện áp nguồn trong máy Kempomat 2500/3200, tháo
tấm bên của máy. Thay đổi kết nối theo sơ đồ điện. Bạn tìm sơ đồ điện tương
ứng trên bảng chỉ dẫn, ở dưới cụm đầu nối.
Chú ý! Máy Kempomat 4200 có đấu nối cho một điện áp nguồn duy nhất!
5.4.4 Cáp hàn và dòng hồi tiếp
Bảng dưới đây thể hiện các thông số tải của cáp đồng được cách điện
bằng cao su, khi nhiệt độ môi trường là 250C và nhiệt độ dây dẫn là 850C.
Kempomat 2500
Tiết diện ngang của
cáp
Chu kỳ làm việc Tiêu hao điện
áp/10m
Cu 100% 60% 30% cho 100A
25 mm
2
180A 230A 330A 0.7V
35 mm
2
225A 290A 410A 0.5V
Kempomat 3200, 4200
Cu 100% 60% 40% cho 100A
50 mm
2
285A 370A 450A 0.35V
70 mm
2
355A 460A 560A 0.25V
83
Không để cáp hàn vượt quá các giá trị cho phép do điện áp rơi và quá
nhiệt. Vặn chặt kẹp mát trên phôi hàn. Vùng bề mặt tiếp xúc phải càng rộng
càng tốt. Làm sạch bề mặt tiếp xúc khỏi sơn và rỉ sắt.
5.5. sử dụng bộ cấp dây
5.5.1 Các bộ phận của cơ cấu cấp dây
Kempomat 2500
Hình 16.20
84
Kempomat 3200, 4200
Cơ cấu cấp dây có 4 con lăn cấp dây
Hình 16.21
85
5.5.2 Lắp hệ thống cấp dây
Bộ cấp dây:
1. Gắn cáp hồi dòng vào đầu nối trên bảng điều khiển trước của Kempomat.
2. Súng hàn MIG được đấu nối với đầu nối EURO của bộ cấp dây. Dùng các
ống dẫn dây và bép hàn theo các chỉ dẫn của nhà sản xuất. Nếu sử dụng các phụ
tùng không phù hợp với loại dây hàn thì sẽ làm cản trở quá trình cấp dây.
3. (Kempomat 3200 và 4200)
Tốc độ cấp dây max
Khi máy được giao thì tốc độ cấp dây max. là 18m/ph, là đủ đối với hầu hết các
công việc hàn. Nếu bạn cần tốc độ cao hơn thì bạn có thể tăng tốc độ cấp dây
max. tới 25 m/ph bằng cách thay bánh răng chủ động trên trục động cơ bằng
bánh răng khác lớn hơn. Bánh răng lớn D40 được giao cùng bộ cấp dây.
Khi cần thay đổi tốc độ cấp dây, thực hiện như sau:
Hình 16.22
- Mở chốt (20). Tháo các con lăn cấp dây dưới (21). Tháo vít (23) và long đen
của nó. Tháo bánh răng D28 (24) ra khỏi trục động cơ.
- Tháo các vít (25) (3 chiếc). Lắp bánh răng D40 trên trục động cơ. Vặn chặt vít
(23) cùng với long đen của nó.
- Đặt các con lăn cấp dây (21) vào trục của chúng, tuy nhiên vẫn chưa vặn chặt
các vít của con lăn cấp dây (22).
- Nâng động cơ sao cho khe hở răng giữa bánh răng và cả hai con lăn cấp dây
dưới khoảng 0,2mm.
- Vặn chặt các vít (25). Kiểm tra các khe hở răng, khi cần đặt động cơ ở vị trí tốt
hơn. Vặn chặt các vít của các con lăn cấp dây (22).
Nếu khe hở giữa bánh răng và các con lăn cấp dây quá nhỏ thì sẽ
gây quá tải cho động cơ. Nếu khe hở quá lớn thì làm mòn nhanh
các răng của các con lăn cấp dây và bánh răng.
4. Ống cấp khi bảo vệ được lắp với giắc nối nhanh ở vách sau của thiết bị. Lắp
chai khí và đồng hồ khí, xem phần "Khí bảo vệ".
86
5.5.3 Lắp dây
Các phụ tùng phù hợp với đường kính dây hàn.
Các con lăn cấp dây được cung cấp có rãnh thẳng, rãnh có khía nhám và rãnh
chữ U cho các mục đích khác nhau.
Kempomat 2500
Màu dây dây hàn (mm inch
Trắng 0.6 và 0.8 0.030
Đỏ 0.9/1.0 và 1.2 0.035, 0.045 và 0.052
Ống dẫn dây
Vàng cam 0.17-1.6 0.024-1/16
Kempomat 3200, 4200
Màu dây dây hàn (mm inch
Trắng 0.6 và 0.8 0.030
Đỏ 0.9/1.0 và 1.2 0.035, 0.045 và 0.052
Trắng 1.4, 1.6 và 2.0 1/16 và 5/64
Ống dẫn dây
Vvàng cam 0.17-1.6 0.024-1/16
Các con lăn cấp dây có rãnh thẳng: con lăn cấp dây đa năng để hàn mọi
loại dây hàn.
Con lăn cấp dây có khía nhám: con lăn cấp dây đặc biệt dùng cho các dây
lõi thuốc và dây thép.
Con lăn cấp dây có rãnh chữ U: con lăn cấp dây đặc biệt dùng cho dây
nhôm.
Con lăn cấp dây có rãnh hình thang: dùng để hàn công suất lớn.
Các con lăn cấp dây có hai rãnh dùng cho đường kính dây khác nhau.
Rãnh của con lăn cấp dây phù hợp được chọn bằng cách dịch chuyển đệm (28)
từ một bên sang bên kia của con lăn cấp dây.
87
Các con lăn cấp dây và ống dẫn hướng dây của bộ cấp dây có mã màu để
dễ phân biệt.
Khi giao máy, Kempomat được cung cấp cùng với các con lăn cấp dây đỏ
có rãnh thẳng với các ống dẫn dây màu vàng cam cho dây hàn 0.9-1.2mm
(0.035", 0.045" và 0.052").
5.6 Lắp mỏ hàn MIG
Để đảm bảo hàn không có sự cố, phải đọc kỹ các chỉ dẫn đối với mỏ hàn được
dùng, trong đó ống dẫn dây và bép hàn theo khuyến nghị của nhà sản xuất phù
hợp với đường kính và kiểu dây hàn được dùng. Vặn chặt ống dẫn dây làm cho
áp lực của bộ cấp dây lớn hơn thông thường cũng như cản trở quá trình cấp dây.
Vặn chặt đầu nối của mỏ hàn sẽ không làm tiêu hao điện áp trên bề mặt đấu nối.
Đấu nối lỏng sẽ làm nóng mỏ hàn và bộ cấp dây.
5.6.1 Lắp và khoá tang dây
- Tháo chốt khoá của trục tang dây bằng cách vặn núm khoá 1/ 4 vòng.
- Lắp tang dây ở đúng vị trí của nó. Chú ý chiều quay của tang dây.
- Khoá tang dây bằng núm khoá, chốt khoá của trục tang dây vẫn ở vị trí
ngoài và sẽ khoá tang dây.
Kiểm tra xem trong tang dây có phần nào nhô ra không vì sợ nó
va chạm với gầm của bộ cấp dây. Các bộ phận kéo dài có thể
làm lộ gầm của bộ cấp dây.
5.6.2 Cấp dây tự động tới mỏ hàn
Cấp dây tự động làm cho quá trình thay tang dây nhanh hơn. Khi thay tang dây,
không cần giải phóng áp lực của các con lăn cấp dây và dây hàn tự động được
cấp đúng.
- Đảm bảo rãnh của con lăn cấp dây phù hợp với đường kính của dây hàn được
dùng. Rãnh của con lăn cấp dây được chọn bằng cách dịch chuyển đệm chọn
rãnh (28). Chú ý! cũng có thể dùng tấm chọn để thay đổi, rãnh của con lăn cấp
dây phải được dịch chuyển tương ứng.
88
- Rút đầu dây từ tang dây và cắt đoạn bị uốn cong. Cẩn thận để dây không bị xổ
ra khỏi tang dây.
- Nắn khoảng 20cm dây và xem đầu dây có sắc không (giũa nếu cần). Mép sắc
có thể làm hỏng ống dẫn dây và bép hàn của mỏ hàn.
- Kéo một đoạn ngắn dây ra khỏi tang dây. Cấp dây qua ống lót tới các con lăn
cấp dây. Không giảm áp lực của các con lăn.
- Nhấn công tắc mỏ cho đến khi dây qua các con lăn cấp dây tới mỏ hàn. Xem
dây có ở đúng rãnh của cả đôi con lăn cấp dây không.
- Nhấn công tắc mỏ cho đến khi dây ra khỏi bép hàn.
Đôi khi việc cấp dây tự động không thực hiện được đối với dây mỏng (Fe, Fc,
Ss: 0,6...0,8mm, Al: 0,8...1,0 mm). Trong trường hợp này bạn có thể mở các con
lăn cấp dây và dây được cấp bình thường tới các con lăn cấp dây.
Điều chỉnh áp lực của con lăn cấp dây
Điều chỉnh áp lực của các con lăn cấp dây bằng các vít điều chỉnh (20) sao cho
dây được cấp ống dẫn dây đều đặn và cho phép hãm nhẹ khi ra khỏi bép hàn mà
không bị trượt tại các con lăn cấp dây.
áp lực con lăn cấp dây quá lớn làm phẳng dây hàn và hỏng lớp mạ,
cũng có thể làm mòn các con lăn cấp dây do ma sát.
5.7 Điều chỉnh lực căng của cái chặn tang dây
Lực hãm được điều chỉnh qua lỗ trong thiết bị hãm của trục tang dây bằng cách
vặn vít điều chỉnh (41) bằng chìa vặn vít.
Điều chỉnh lực hãm quá lớn nhưng dây không được quá chùng trên tang dây để
nó không bị tuột ra khỏi tang dây khi tang dây ngừng quay. Nếu cần tăng lực
hãm thì phải tăng tốc độ cấp dây.Do cái hãm chịu tải của động cơ nên không cần
thiết phải vặn chặt.
89
5.8 Khí bảo vệ
Vận chuyển chai khí cẩn thận. Có thể gây chấn thương nếu chai
khí hoặc van khí bị hỏng!
Để hàn thép không gỉ, thường dùng khí trộn. Kiểm tra xem van khí có phù hợp
với khí được dùng không. Lưu lượng khí được điều chỉnh theo nguồn hàn được
dùng trong công việc. Lưu lượng khí phù hợp thông thường là 8-10 lít/phút. Nếu
lưu lượng khí không phù hợp thì chất lượng mối hàn kém. Liên hệ với văn
phòng đại diện của Kemppi để chọn khí và thiết bị.
Luôn lắp chai khí ở tư thế đứng trong một kẹp đặc biệt trên vách
hoặc trên xe mang. Nhớ đóng van chai khí sau khi kết thúc quá
trình hàn.
Các chi tiết của bộ điều chỉnh lưu lượng khí
A Van khí
B Vít điều chỉnh áp suất
C Đai ốc nối
D Trục ống
E Đai ốc
F áp kế của chai khí
G áp kế của dây hơi
Các chỉ dẫn lắp đặt sau là phù hợp cho hầu hết các loại bộ điều chỉnh khí:
1. Mở van chai khí (A) một lát để thổi sạch bụi bẩn ra khỏi van.
2. Xoay vít điều chỉnh áp lực (B) của bộ điều chỉnh lưu lượng khí cho đến khi
không còn cảm thấy lực lò xo.
3. Đóng van kim nếu chỉ có 1 van trên bộ điều chỉnh khí.
4. Lắp bộ điều chỉnh khí trên van chai khí và vặn chặt đai ốc (C) bằng cờ lê.
5. Lắp trục ống (D) và đai ốc (E) vào dây hơi rồi vặn chặt kẹp dây hơi.
6. Nối dây hơi với bộ điều chỉnh khí, còn đầu kia với bộ cấp dây. Vặn chặt đai
ốc (E).
7. Mở dần van chai khí, áp kế của chai khí (F) hiển thị áp suất của chai khí. Chú
ý! không dùng toàn bộ áp suất của chai khí. Chai khí nên được đổ đầy khi áp
suất của chai khí là 2 bar.
8. Mở van kim nếu có 1 van trên bộ điều chỉnh khí.
90
9. Vặn vít điều chỉnh (B) cho đến khi áp kế của dây hơi (G) hiển thị lưu lượng
yêu cầu (hoặc áp suất). Khi điều chỉnh lưu lượng thì nguồn hàn và công tắc mỏ
hàn nên được nhấn đồng thời.
Đóng van chai khí sau khi kết thúc quá trình hàn. Nếu máy không sử dụng trong
một thời gian dài thì tháp vít điều chỉnh áp lực.
5.9. vận hành và sử dụng nguồn hàn
5.9.1 Các bảng điều khiển của Kempomat
5.9.2 Các bảng điều khiển của tang dây
Kempomat 2500
91
Kempomat 3200, 4200
5.9.3 Bộ cấp dây
5.9.4 Các công tắc nguồn và các đèn mồi
Công tắc nguồn (Kempomat 2500 và 3200)
Tại vị trí 0 thì tất cả các mạch dòng hàn và mạch điều khiển của thiết bị đều
không làm việc (không có điện áp). Tại vị trí I thì các mạch điều khiển của máy
mới hoạt động (có điện áp). Các mạch sơ cấp và mạch hàn đều không làm việc,
nếu chức năng hàn không được khởi phát từ cò súng hàn.
Công tắc nguồn (Kempomat 4200)
Tại vị trí 0 thì tất cả các mạch điều khiển và dòng hàn của thiết bị đều không làm
việc (không có điện áp). Tại vị..., kết cấu như sau:
a, Điểm ngoại dạng khách quan: Tổng cộng 70 điểm
b, Điểm tuân thủ các qui định: 30 điểm
- Thời gian thực hiện bài tập vượt quá 25% thời gian cho phép sẽ không
được đánh giá.
- Thí sinh phải tuyệt đối tuân thủ các qui định an toàn lao động, các qui
định của xưởng thực tập, nếu vi phạm sẽ bị đình chỉ thực tập.
111
Đánh giá kết quả học tập
TT Tiêu chí đánh giá
Cách thức và
phương pháp
đánh giá
Điểm
tối
đa
Kết quả
thực
hiện của
người
học
I Kiến thức
1
Các loại dụng cụ, thiết bị dùng
trong hàn MIG, MAG Vấn đáp, đối chiếu
với nội dung bài
học
2
1.1
Liệt kê đầy đủ các loại dụng cụ
dùng trong hàn MIG, MAG
1
1.2
Liệt kê đầy đủ các loại thiết bị
dùng trong hàn MIG, MAG
1
2
Trình bày công tác chuẩn bị và
gá đính phôi hàn đúng
Làm bài tự luận,
đối chiếu với nội
dung bài học
1,5
3
Chọn chế độ hàn của mối hàn
góc 1F
Làm bài tự luận và
trắc nghiệm, đối
chiếu với nội dung
bài học
1.5
3.1
Trình bày cách chọn đường kính
dây hàn phù hợp
0,5
3.2
Trình bày cách chọn cường độ
dòng điện, điện thế hàn đúng
0,5
3.3
Trình bày cách chọn lưu lượng
khí phù hợp
0,5
4
Trình bày kỹ thuật hàn mối hàn
góc 1F của phương pháp hàn
MAG, MIG đúng
Làm bài tự luận,
đối chiếu với nội
dung bài học
2
5
Trình tự thực hiện mối hàn góc
1F của phương pháp hàn MAG,
MIG
Làm bài tự luận,
đối chiếu với nội
dung bài học
1,5
5.1
Nêu đầy đủ công tác chuẩn bị:
Đọc bản vẽ; Chuẩn bị phôi hàn
0,5
5.2
Trình bày đúng góc độ mỏ hàn,
cách giao động mỏ hàn, hướng
hàn.
0,5
5.3
Nêu chính xác cách kiểm tra
mối hàn
0,5
6
Trình bày đầy đủ công tác an
toàn và vệ sinh công nghiệp
Làm bài tự luận,
đối chiếu với nội
dung bài học
1,5
Cộng:
10 đ
112
II Kỹ năng
1
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị
đúng theo yêu cầu của bài thực
tập
Kiểm tra công tác
chuẩn bị, đối
chiếu với kế
hoạch đã lập
1
2
Vận hành và sử dụng thành thạo
thiết bị, dụng cụ hàn MIG, MAG
Quan sát các thao
tác, đối chiếu với
quy trình vận
hành
1,5
3
Chuẩn bị đầy đủ vật liệu đúng
theo yêu cầu của bài thực tập
Kiểm tra công tác
chuẩn bị, đối
chiếu với kế
hoạch đã lập
1
4
Chọn đúng chế độ hàn khi hàn
góc ở vị trí 1F của phương pháp
hàn MAG, MIG
Kiểm tra các yêu
cầu, đối chiếu với
tiêu chuẩn.
1,5
5
Sự thành thạo và chuẩn xác các
thao tác khi hàn góc ở vị trí 1F
của phương pháp hàn MAG, MIG
Quan sát các thao
tác đối chiếu với
quy trình thao tác.
2,5
6 Kiểm tra chất lượng mối hàn
Theo dõi việc
thực hiện, đối
chiếu với quy
trình kiểm tra
2,5
6.1 Mối hàn đảm bảo độ sâu ngấu 0,5
6.2
Mối hàn đúng kích thước (cạnh K
của mối hàn ).
0,5
6.3
Mối hàn không bị khuyết tật (lẫn
xỉ, cháy cạnh, mối hàn bị lồi cao )
1
6.4
kết cấu hàn biến dạng trong
phạm vi cho phép
0,5
Cộng:
10 đ
III Thái độ
1 Tác phong công nghiệp 5
1.1 Đi học đầy đủ, đúng giờ Theo dõi việc
thực hiện, đối
chiếu với nội quy
của trường.
1
1.2 Không vi phạm nội quy lớp học 1
1.3
Bố trí hợp lý vị trí làm việc
Theo dõi quá
trình làm việc,
đối chiếu với tính
chất, yêu cầu của
công việc.
1
1.4 Tính cẩn thận, chính xác
Quan sát việc
thực hiện bài tập
1
1.5 Ý thức hợp tác làm việc theo tổ, Quan sát quá 1
113
nhóm trình thực hiện
bài tập theo tổ,
nhóm
2
Đảm bảo thời gian thực hiện bài
tập
Theo dõi thời
gian thực hiện bài
tập, đối chiếu với
thời gian quy
định.
2
3
Đảm bảo an toàn lao động và vệ
sinh công nghiệp Theo dõi việc
thực hiện, đối
chiếu với quy
định về an toàn
và vệ sinh công
nghiệp
3
3.1 Tuân thủ quy định về an toàn 1
3.2
Đầy đủ bảo hộ lao động( quần áo
bảo hộ, thẻ học sinh, giày, mũ,
yếm da, găng tay da,)
1
3.3
Vệ sinh xưởng thực tập đúng quy
định
1
Cộng: 10 đ
KẾT QUẢ HỌC TẬP
Tiêu chí đánh giá
Kết quả
thực hiện
Hệ số
Kết qủa
học tập
Kiến thức 0,3
Kỹ năng 0,5
Thái độ 0,2
Cộng:
114
Bài 4 : HÀN GIÁP MỐI THÉP CÁC BON THẤP VỊ TRÍ 1G
Mã bài: 16.4
Giới thiệu:
Mối hàn giáp mối thép các bon thấp được sử dụng nhiều trong chế tạo kết
cấu, đặc biệt là trong chế tạo vỏ tàu. Để tăng năng suất, chất lượng mối hàn và
hạn chế biến dạng nhiệt kết cấu người ta thường sử dụng phương pháp MAG.
Mục tiêu:
- Trình bày được kỹ thuật hàn góc thép các bon ở vị trí 1G bằng phương
pháp hàn MAG
- Trình bày các thông số cơ bản của mối hàn như: Chiều cao, bề rộng của
mối hàn, góc vát, khe hở, chiều dày mép vát của phôi hàn.
- Chuẩn bị phôi hàn sạch, thẳng, phẳng và các loại dụng cụ, thiết bị hàn đầy
đủ.
- Chọn chế độ hàn phù hợp với chiều dày vật liệu, kiểu liên kết hàn, vị trí
hàn.
- Gá phôi hàn, hàn đính chắc chắn đúng kích thước.
- Trình bày kỹ thuật hàn mối hàn giáp mối không vát mép và có vát mép
bằng phương pháp hàn MIG/MAG.
- Hàn mối hàn giáp mối đảm bảo độ sâu ngấu, ít rỗ khí, cháy cạnh và ít biến
dạng
- Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn.
- Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng.
II . Nội dung:
1. Công tác chuẩn bị mối hàn giáp mối vị trí 1G
115
2.Gá phôi và hàn đính
Sau khi gá đính phôi ta bắt đầu làm sạch về hai phía của mép vật hàn từ
20 ÷ 30mm đến ánh kim bằng phương pháp cơ học hoặc hóa học.
3.Kỹ thuật hàn
Thao tác hàn
- Góc nghiêng của mỏ hàn so với trục đường hàn ngược với hướng hàn:
70
0
800
- Góc nghiêng của mỏ hàn so với mặt phẳng cảu vật hàn ngiêng một góc
là 900
4. Trình tự thực hiện
TT
Nội
dung
công
việc
Dụng cụ
Thiết bị
Hình vẽ minh họa
Yêu cầu đạt
được
1
Đọc bản
vẽ
- Nắm được
các kích
thước cơ bản
- Hiểu được
yêu cầu kỹ
thuật
116
2
Kiểm
tra phôi
chuẩn bị
mối hàn
chọn
thông số
hàn gá
đính
Thước lá,
búa tay,
dũa, bàn
trải thép,
máy hàn
MAG
- Phôi thẳng
phẳng không
có pa via
- Phôi đúng
kích thước
- Chọn chế
độ hàn đính
hợp lý
- Mối đính
nhỏ gọn chắc
chắn
3
Tiến
hành
hàn
Thiết bị hàn
MAG.
- Đảm bảo an
toàn cho
người và
thiết bị
- Ngồi đúng
tư thế, que
hàn đúng
góc độ
- Bắt đầu và
kết thúc
đường hàn
đúng kỹ
thuật
4
Kiểm
tra
Phát hiện
được khuyết
tật của mối
hàn
117
5. Khuyết tật thường gặp và biện pháp phòng ngừa.
TT
Tên
khuyết
tật
Hình vẽ minh họa Nguyên nhân Cách khắc phục
1
Mối
hàn
cháy
cạnh
- Do vận tốc hàn
nhanh, dòng điện
hàn lớn
- Do dao động mỏ
hàn không có điểm
dừng tại các biên
độ dao động
- Điều chỉnh dòng
điện, tốc độ hàn
hợp lý
- Dừng hồ quang ở
hai mép hàn
2
Mối
hàn bị
rỗ khí
- Thiếu khí bảo
vệ.
- Do hàn trong
môi trường có gió
thổi với vận tốc
gió > 5m/giây
- Tăng lưu lượng
khí bảo vệ
- Che chắn gió tại
khu vực hàn
3
Mối
hàn
không
ngấu
Do vận tốc hàn
chậm, lượng kim
loại nóng chảy
lớn dẫn đến tình
trang chảy tràn
kim loại lỏng lên
phía trước vũng
hàn cản trở sự
nỏng chảy của
kim loại cơ bản
- Thay đổi lại chế
độ hàn
- Tăng tốc độ hàn
6. Phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn:
Kiểm tra ngoại dạng bằng mắt thường (hoặc kính lúp) và kiểm tra mối
hàn bằng thước để xác định:
- Bề mặt và hình dạng vảy mối hàn.
- Cạnh của mối hàn.
- Điểm bắt đầu, kết thúc của mối hàn.
- Khuyết tật của mối hàn: Cháy cạnh, rỗ khí trên bề mặt mối hàn...
118
7. An toàn lao động và vệ sinh phân xưởng.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động.
- Khu vực hàn phải được thông gió tốt để đảm bảo đủ lượng ô xy cho người
thợ.
- Cảnh báo an toàn
119
Bài tập và sản phẩm thực hành bài 16.4
Kiến thức:
Câu 1: Trình bày công tác chuẩn bị, tính toán chế độ hàn cho mối hàn
giáp mối vị trí bằng 1G với chiều dày phôi là 8 mm
Kỹ năng:
Bài tập ứng dụng: Hàn góc 1G - bản vẽ kèm theo.
- Vị trí hàn: 1G
- Phương pháp hàn: GMAW
- Vật liệu: Thép tấm dày 6 mm, vật liệu CT3 hoặc tương đương.
- Vật liệu hàn: Dây hàn ER70S-3 1.8mm
- Thời gian: 01 giờ (kể cả thời gian chuẩn bị và gá đính)
Yêu cầu kỹ thuật:
- Mối hàn đúng kích thước
- Mối hàn không bị khuyết tật
120
CHỈ DẪN ĐỐI VỚI HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP ỨNG DỤNG
1. Bài tập ứng dụng phải thực hiện đúng phương pháp, đúng vị trí hàn theo
qui định.
2. Phôi phải được cố định trên giá hàn trong suốt quá trình hàn.
3. Các mối hàn đính có chiều dài không quá 15 mm.
4. Phương pháp hàn: GMAW
5. Thời gian cho phép chỉnh máy và thử trước khi hàn là 10 phút.
6. Tổng điểm và kết cấu điểm của các bài như sau:
Tổng số điểm tối đa cho bài: 100 điểm, kết cấu như sau:
a, Điểm ngoại dạng khách quan: Tổng cộng 70 điểm
b, Điểm tuân thủ các qui định: 30 điểm
- Thời gian thực hiện bài tập vượt quá 25% thời gian cho phép sẽ không
được đánh giá.
- Thí sinh phải tuyệt đối tuân thủ các qui định an toàn lao động, các qui
định của xưởng thực tập, nếu vi phạm sẽ bị đình chỉ thực tập.
121
Đánh giá kết quả học tập
TT Tiêu chí đánh giá
Cách thức và
phương pháp
đánh giá
Điểm
tối
đa
Kết quả
thực
hiện của
người
học
I Kiến thức
1
Chọn chế độ hàn của mối hàn
giáp mối 1G của phương pháp
hàn MAG, MIG Làm bài tự luận và
trắc nghiệm, đối
chiếu với nội dung
bài học
2
1.1 Trình bày cách chọn đường
kính dây hàn phù hợp
0,5
1.2 Trình bày cách chọn cường độ
dòng điện, điện thế hàn đúng
1
1.3 Trình bày cách chọn lưu lượng
khí chính xác
0,5
2
Trình bày kỹ thuật hàn mối hàn
giáp mối 1G của phương pháp
hàn MAG, MIG đúng
Làm bài tự luận,
đối chiếu với nội
dung bài học
3,5
2.1 Nêu đúng kỹ thuật bắt đầu, nối
liền, kết thúc
1,5
2.2 Nêu đúng góc độ mỏ hàn 1
2.3 Nêu đúng cách dao động mỏ
hàn
1
3
Trình tự thực hiện mối hàn
giáp mối 1G của phương pháp
hàn MAG, MIG
Làm bài tự luận,
đối chiếu với nội
dung bài học
3
3.1 Nêu đầy đủ công tác chuẩn bị:
Đọc bản vẽ; Chuẩn bị phôi hàn
1
3.2
Trình bày đúng góc độ mỏ hàn,
cách giao động mỏ hàn, hướng
hàn.
1
3.3 Nêu chính xác cách kiểm tra
mối hàn
1
4
Trình bày cách khắc phục các
khuyết tật thường gặp của mối
hàn phù hợp
Làm bài tự luận,
đối chiếu với nội
dung bài học
1,5
Cộng: 10 đ
122
II Kỹ năng
1
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết
bị đúng theo yêu cầu của bài
thực tập
Kiểm tra công tác
chuẩn bị, đối
chiếu với kế
hoạch đã lập
1
2
Vận hành và sử dụng thành thạo
thiết bị, dụng cụ hàn MIG,
MAG
Quan sát các thao
tác, đối chiếu với
quy trình vận
hành
1,5
3 Chuẩn bị đầy đủ vật liệu đúng
theo yêu cầu của bài thực tập
Kiểm tra công tác
chuẩn bị, đối
chiếu với kế
hoạch đã lập
1
4
Chọn đúng chế độ hàn khi hàn
giáp mối ở vị trí 1G của phương
pháp hàn MAG, MIG
Kiểm tra các yêu
cầu, đối chiếu với
tiêu chuẩn.
1,5
5
Sự thành thạo và chuẩn xác các
thao tác khi hàn giáp mối ở vị trí
1G của phương pháp hàn MAG,
MIG
Quan sát các thao
tác đối chiếu với
quy tr×nh thao t¸c.
2
6 Kiểm tra chất lượng mối hàn
Theo dõi việc
thực hiện, đối
chiếu với quy
trình kiểm tra
3
6.1 Mối hàn đúng kích thước (bề
rộng, chiều cao của mối hàn ).
1
6.2 Mối hàn kh«ng bị khuyết tật
(cháy cạnh, rỗ khí, không ngấu )
1
6.3 kết cấu hàn biến dạng trong
phạm vi cho phép
1
Cộng: 10 đ
III Thái độ
1 Tác phong công nghiệp 5
1.1 Đi học đầy đủ, đúng giờ
Theo dõi việc
thực hiện, đối
chiếu với nội quy
của trường.
1
1.2 Không vi phạm nội quy lớp học 1
1.3 Bố trí hợp lý vị trí làm việc
Theo dõi quá
trình làm việc,
đối chiếu với tính
1
123
chất, yêu cầu của
công việc.
1.4 Tính cẩn thận, chính xác
Quan sát việc
thực hiện bài tập
1
1.5 Ý thức hợp tác làm việc theo tổ,
nhóm
Quan sát quá
trình thực hiện
bài tập theo tổ,
nhóm
1
2
Đảm bảo thời gian thực hiện bài
tập
Theo dõi thời
gian thực hiện bài
tập, đối chiếu với
thời gian quy
định.
2
3 Đảm bảo an toàn lao động và vệ
sinh công nghiệp
Theo dõi việc
thực hiện, đối
chiếu với quy
định về an toàn
và vệ sinh công
nghiệp
3
3.1 Tuân thủ quy định về an toàn 1
3.2
Đầy đủ bảo hộ lao động( quần
áo bảo hộ, thẻ học sinh, giày,
mũ, yếm da, găng tay da,)
1
3.3 Vệ sinh xưởng thực tập đúng
quy định
1
Cộng: 10 đ
KẾT QUẢ HỌC TẬP
Tiêu chí đánh giá
Kết quả
thực hiện Hệ số
Kết qủa
học tập
Kiến thức 0,3
Kỹ năng 0,5
Thái độ 0,2
Cộng:
124
Bài 5 : HÀN LIÊN KẾT GÓC
THÉP CÁC BON THẤP - VỊ TRÍ HÀN 2F
Mã bài: 16.5
Giới thiệu:
Mối hàn góc thép các bon thấp được sử dụng nhiều trong chế tạo kết cấu,
đặc biệt là trong chế tạo dầm, xà nhà công nghiệp, hàn khung tàu. Để tăng năng
suất, chất lượng mối hàn và hạn chế biến dạng nhiệt kết cấu người ta thường sử
dụng phương pháp MAG.
Mục tiêu:
- Trình bày các thông số cơ bản của mối hàn góc, và ứng dụng của chúng.
- Chuẩn bị phôi hàn đúng kích thước bản vẽ.
- Chọn chế độ hàn, lưu lượng khí bảo vệ phù hợp với chiều dày vật liệu và
kiểu liên kết hàn góc.
- Chọn cách dao động mỏ hàn thích hợp cho mối hàn góc.
- Hàn mối hàn góc 2F đảm bảo độ sâu ngấu, ít rỗ khí, không khuyết cạnh, ít
biến dạng, đúng kích thước bản vẽ.
- Làm sạch, kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn.
- Sửa chữa các khuyết tật mối hàn không xẩy ra phế phẩm vật hàn.
- Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng.
Nội dung
1- Công tác chuẩn bị.
2 -3 4 -6 7 -9 10 -12 14 -18 18 -22 23 -30
K( nhỏ nhất ) 2 3 4 5 6 8 10
2- Gá đính phôi
Sau khi chuẩn bị phôi ta tiến hành chọn thông số hàn đính. Tiến hành hàn
đính khoảng cách từ mép vật hàn đến mối hàn đính là 10mm, chiều dài của mối
đính là 15mm, khoảng cách giữa các mối đính không lớn hơn 300mm
125
3- Kỹ thuật hàn
- Điều chỉnh đúng góc độ que hàn
+ Góc nghiêng của mỏ hàn so với trục đường hàn ngược với hướng hàn:
70
0
800
+ Góc nghiêng của mỏ hàn so với tấm thành và tấm cánh là 450
- Chế độ hàn được tra theo bản sau
Chiều dày
vật liệu
Ih (A) Uh (V)
Tốc độ cấp dây
( m/phút)
Phần nhô điện
cực (mm)
Lưu lượng khí
(lít/phút)
δ = 6mm 100 20 3 12 8 ÷ 10
4.Trình tự thực hiện
TT
Nội
dung
công
việc
Dụng cụ
thiết bị
Hình vẽ minh họa Yêu cầu đạt được
1
Đọc
bản
vẽ
YCKT: Mối hàn đúng kích
thước, không khuyết tật
- Nắm được các
kích thước cơ bản
- Hiểu được yêu
cầu kỹ thuật
126
2
Kiểm
tra
phôi,
chuẩn
bị
mép
hàn
-
Chọn
chế
độ
hàn,
gá
đính
Thước lá,
búa tay,
dũa, bàn
trải thép,
máy hàn
MAG.
- Phôi phẳng, thẳng
không bị pavia,
đúng kích thước
- Đánh sạch mặt
phôi bằng bàn chải
sắt hoặc máy mài
tay
+ Dây hàn d= 1.6
- Máy hàn kempi
- Chọn dòng DC-
- Dòng điện hàn Ih
= 100A
- Điện áp 20V
- Khí BV 15 l/p
- Dao động răng
cưa
3
Tiến
hành
hàn
Thiết bị
hàn MAG.
- Đúng góc độ mỏ
- Dao động răng
cưa
- Kết thúc đúng kỹ
thuật, sau 5s kể từ
khi hồ quang tắt
mới rút mỏ ra khỏi
mối hàn
4
Kiểm
tra
- Phát hiện được
các khuyết tật của
mối hàn
- Kiểm tra bằng
mắt và thước đo
5. Phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn:
Kiểm tra ngoại dạng bằng mắt thường (hoặc kính lúp) và kiểm tra mối
hàn bằng thước để xác định:
- Bề mặt và hình dạng vảy mối hàn.
- Cạnh của mối hàn.
- Điểm bắt đầu, kết thúc của mối hàn.
- Khuyết tật của mối hàn: Cháy cạnh, rỗ khí...
127
6. Khuyết tật của mối hàn, nguyên nhân và cách phòng ngừa
TT Tên Hình vẽ minh họa Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Cháy cạnh
- Dòng điện hàn
lớn
- Hồ quang dài
- Dao động mỏ
không hợp lý
- Giảm cường độ
dòng điện
- Sử dụng hồ
quang ngắn.
- Dao động que
hàn phù hợp
2 Rỗ khí
- Do cường độ
dòng điện hàn
thấp
- Vệ sinh mép
hàn không đạt
yêu cầu
- Lưu lượng khí
bảo vệ thấp
- Tăng cường độ
dòng điện hàn và
hàn với hồ quang
ngắn
- Vệ sinh sạch sẽ
mép hàn
- Tăng lưu lượng
khí bảo vệ
3
Mối hàn bị
lồi cao ,
dây hàn
dính trên
mặt mối
hàn
- Do tốc độ hàn
chậm
- Tốc độ đẩy dây
nhanh
- Tăng tốc độ hàn
- Giamt tốc độ
đẩy dây
7. An toàn và vệ sinh công nghiệp
- Trong công tác bảo quản bình chúa khí và van điều áp
- Khói hàn
- Đề phòng điện giật, ánh sáng hồ quang
- An toàn khi sử dụng thiết bị.
128
Bài tập và sản phẩm thực hành bài 16.5
Kiến thức:
Câu 1: Cho biết kỹ thuật hàn góc vị trí 2F bằng phương pháp hàn MAG
Kỹ năng:
Bài tập ứng dụng: Hàn góc 2F - bản vẽ kèm theo.
- Vị trí hàn: 2F
- Phương pháp hàn: GMAW
- Vật liệu: Thép tấm dày 6 mm, vật liệu CT3 hoặc tương đương.
- Vật liệu hàn:Dây hàn ER70S-3 1.8mm
- Thời gian: 01 giờ (kể cả thời gian chuẩn bị và gá đính)
Yêu cầu kỹ thuật:
- Kim loại mối hàn bám đều hai cạnh
- Mối hàn đúng kích thước, không bị khuyết tật
129
CHỈ DẪN ĐỐI VỚI HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP ỨNG DỤNG
1. Bài tập ứng dụng phải thực hiện đúng phương pháp, đúng vị trí hàn theo
qui định.
2. Phôi phải được cố định trên giá hàn trong suốt quá trình hàn.
3. Các mối hàn đính có chiều dài không quá 15 mm.
4. Phương pháp hàn: GMAW
5. Thời gian cho phép chỉnh máy và thử trước khi hàn là 10 phút.
6. Tổng điểm và kết cấu điểm của các bài như sau:
Tổng số điểm tối đa cho bài: 100 điểm, kết cấu như sau:
a, Điểm ngoại dạng khách quan: Tổng cộng 70 điểm
b, Điểm tuân thủ các qui định: 30 điểm
- Thời gian thực hiện bài tập vượt quá 25% thời gian cho phép sẽ không
được đánh giá.
- Thí sinh phải tuyệt đối tuân thủ các qui định an toàn lao động, các qui
định của xưởng thực tập, nếu vi phạm sẽ bị đình chỉ thực tập.
130
Đánh giá kết quả học tập
TT Tiêu chí đánh giá
Cách thức và
phương pháp đánh
giá
Điểm
tối
đa
Kết quả
thực
hiện của
người
học
I Kiến thức
1
Trình bày đầy đủ công tác
chuẩn bị , gá đính phôi
Làm bài tự luận, đối
chiếu với nội dung
bài học
2,5
2
Chọn chế độ hàn của mối hàn
góc thép các bon thấp 2F của
phương pháp hàn MAG, MIG
Làm bài tự luận và
trắc nghiệm, đối
chiếu với nội dung
bài học
3,5
2.1
Trình bày cách chọn đường
kính dây hàn phù hợp
1
2.2
Trình bày cách chọn cường
độ dòng điện, điện thế hàn
đúng
1,5
2.3
Trình bày cách chọn lưu
lượng khí chính xác
1
3
Trình bày kỹ thuật hàn mối
hàn góc thép các bon thấp 2F
của phương pháp hàn MAG,
MIG đúng
Làm bài tự luận, đối
chiếu với nội dung
bài học
4
3.1
Nêu đầy đủ kỹ thuật bắt đầu,
nối liền, kết thúc
1,5
3.2 Nêu đúng góc độ mỏ hàn 1,5
3.3
Nêu cách dao động mỏ hàn
phù hợp
1
Cộng: 10 đ
II Kỹ năng
1
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết
bị đúng theo yêu cầu của bài
thực tập
Kiểm tra công tác
chuẩn bị, đối chiếu
với kế hoạch đã lập
1
2
Vận hành và sử dụng thành
thạo thiết bị, dụng cụ hàn
MIG, MAG
Quan sát các thao
tác, đối chiếu với
quy trình vận hành
1,5
3 Chuẩn bị đầy đủ vật liệu đúng Kiểm tra công tác 1
131
theo yêu cầu của bài thực tập chuẩn bị, đối chiếu
với kế hoạch đã lập
4
Chọn đúng chế độ hàn khi hàn
góc thép các bon thấp 2F của
phương pháp hàn MAG, MIG
Kiểm tra các yêu
cầu, đối chiếu với
tiêu chuẩn.
1,5
5
Sự thành thạo và chuẩn xác
các thao tác khi hàn góc thép
các bon thấp 2F của phương
pháp hàn MAG, MIG
Quan sát các thao
tác đối chiếu với
quy tr×nh thao t¸c.
2
6 Kiểm tra chất lượng mối hàn
Theo dõi việc thực
hiện, đối chiếu với
quy trình kiểm tra
3
6.1
Mối hàn đúng kích thước
(cạnh K của mối hàn ).
1
6.2
Mối hàn kh«ng bị khuyết tật
(cháy cạnh, rỗ khí, chảy xệ )
1
6.3
kết cấu hàn biến dạng trong
phạm vi cho phép
1
Cộng: 10 đ
III Thái độ
1 Tác phong công nghiệp 5
1.1 Đi học đầy đủ, đúng giờ Theo dõi việc thực
hiện, đối chiếu với
nội quy của trường.
1
1.2
Không vi phạm nội quy lớp
học
1
1.3
Bố trí hợp lý vị trí làm việc
Theo dõi quá trình
làm việc, đối chiếu
với tính chất, yêu
cầu của công việc.
1
1.4 Tính cẩn thận, chính xác
Quan sát việc thực
hiện bài tập
1
1.5
Ý thức hợp tác làm việc theo
tổ, nhóm
Quan sát quá trình
thực hiện bài tập
theo tổ, nhóm
1
2
Đảm bảo thời gian thực hiện
bài tập
Theo dõi thời gian
thực hiện bài tập,
đối chiếu với thời
gian quy định.
2
3
Đảm bảo an toàn lao động và
vệ sinh công nghiệp
Theo dõi việc thực
hiện, đối chiếu với
quy định về an toàn
3
3.1 Tuân thủ quy định về an toàn 1
132
3.2
Đầy đủ bảo hộ lao động( quần
áo bảo hộ, thẻ học sinh, giày,
mũ, yếm da, găng tay da,)
và vệ sinh công
nghiệp 1
3.3
Vệ sinh xưởng thực tập đúng
quy định
1
Cộng: 10 đ
KẾT QUẢ HỌC TẬP
Tiêu chí đánh giá
Kết quả
thực hiện
Hệ số
Kết qủa
học tập
Kiến thức 0,3
Kỹ năng 0,5
Thái độ 0,2
Cộng:
133
Bài 6: HÀN LIÊN KẾT GÓC THÉP CÁC BON THẤP
VỊ TRÍ HÀN 3F
Mã bài: 16.6
Giới thiệu
Mối hàn góc thép các bon thấp được sử dụng nhiều trong chế tạo kết cấu,
đặc biệt là trong chế tạo dầm, xà nhà công nghiệp, hàn khung tàu. Để tăng năng
suất, chất lượng mối hàn và hạn chế biến dạng nhiệt kết cấu người ta thường sử
dụng phương pháp MAG. Do phương pháp hàn MAG có hệ số đắp cao nên kim
nên việc khống chế kim loại lỏng ở vị trí đứng gặp hó khăn nên hạn chế sử
dụng, nếu các kết cấu có thể xoay được người ta thường xoay về vị trí khác
Mục tiêu:
- Trình bày các thông số cơ bản của mối hàn góc, và ứng dụng của chúng.
- Nêu được kỹ thuật hàn góc ở vị trí đứng bằng phương pháp hàn MAG
- Chuẩn bị phôi hàn đúng kích thước bản vẽ.
- Chọn chế độ hàn, lưu lượng khí bảo vệ phù hợp với chiều dày vật liệu và
kiểu liên kết hàn góc.
- Chọn cách dao động mỏ hàn thích hợp cho mối hàn góc.
- Hàn mối hàn góc 3F đảm bảo độ sâu ngấu, ít rỗ khí, không khuyết cạnh, ít
biến dạng, đúng kích thước bản vẽ.
- Làm sạch, kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn.
- Sửa chữa các khuyết tật mối hàn không xẩy ra phế phẩm vật hàn.
- Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng.
Nội dung:
1. Công tác chuẩn bị
Chuẩn bị đúng kích thước chi tiết hàn theo đúng bản vẽ
Cạnh K của mối hàn phụ thuộc vào chiều dầy của vật liệu và được tra theo bảng
sau:
2 -3 4 -6 7 -9 10 -12 14 -18 18 -22 23 -30
K( nhỏ nhất ) 2 3 4 5 6 8 10
134
2. Kỹ thuật hàn
Chiều dầy
vật liệu
Ih (A) Uh (V)
Tốc độ cấp dây
( m/phút)
Phần nhô điện
cực (mm)
Lưu lượng khí
(lít/phút)
δ = 6mm 100 20 3 12 8 ÷ 10
3. Trình tự thực hiện
TT
Nội
dung
công
việc
Dụng cụ
thiết bị
Hình vẽ minh họa Yêu cầu đạt được
1
Đọc
bản
vẽ
YCKT: Mối hàn đúng
kích thước không khuyết
tật
- Nắm được kích thước
cơ bản
- Hiểu được yêu cầu kỹ
thuật
2
-
Kiểm
tra
phôi,
chuẩn
bị
mép
hàn
-
Chọn
chế
độ
hàn
gá
đính
Thước
lá, búa
tay, dũa,
bàn chải
thép,
máy hàn
MAG.
- Phôi thẳng phẳng
không pavia
- Đánh sạch vật hàn bằng
bàn chải sắt hoặc máy
mài cầm tay
- Mối hàn đính chắc
chắn
135
3
Tiến
hành
hàn
Thiết bị
hàn
MAG.
- Đúng góc độ mỏ hàn
- Kết thúc đúng kỹ thuật,
sau 5s kể từ khi hồ
quang tắt mới rút mỏ ra
khỏi bể hàn
4
Kiểm
tra
- Phát hiện các khuyết tật
của mối hàn
- Kiểm tra bằng mắt và
thước đo
4. Phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn:
Kiểm tra ngoại dạng bằng mắt thường (hoặc kính lúp) và kiểm tra mối
hàn bằng thước để xác định:
- Bề mặt và hình dạng vảy mối hàn.
- Cạnh của mối hàn.
- Điểm bắt đầu, kết thúc của mối hàn.
- Khuyết tật của mối hàn: Cháy cạnh, rỗ khí
5. Khuyết tật của mối hàn, nguyên nhân và cách phòng ngừa
TT Tên Hình vẽ minh họa Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Cháy cạnh
- Dòng điện hàn
lớn
- Hồ quang dài
- Dao động mỏ
không hợp lý
- Giảm cường độ
dòng điện
- Sử dụng hồ
quang ngắn.
- Dao động que
hàn phù hợp
2 Rỗ khí
- Do cường độ
dòng điện hàn
thấp
- Vệ sinh mép
hàn không đạt
yêu cầu
- Lưu lượng khí
bảo vệ thấp
- Tăng cường độ
dòng điện hàn và
hàn với hồ quang
ngắn
- Vệ sinh sạch sẽ
mép hàn
- Tăng lưu lượng
khí bảo vệ
136
3
Mối hàn bị
lồi cao,
dây hàn
dính trên
mặt mối
hàn
- Do tốc độ hàn
chậm
- Tốc độ đẩy dây
nhanh
- Tăng tốc độ hàn
- Giảm tốc độ đẩy
dây
6. An toàn và vệ sinh công nghiệp
- Trong công tác bảo quản bình chúa khí và van điều áp
- Khói hàn
- Đề phòng điện giật, ánh sáng hồ quang
- An toàn khi sử dụng thiết bị.
137
Bài tập và sản phẩm thực hành bài 16.5
Kiến thức:
Câu 1: Cho biết kỹ thuật hàn góc vị trí 3F bằng phương pháp hàn MAG
Kỹ năng:
Bài tập ứng dụng: Hàn góc 3F - bản vẽ kèm theo.
- Vị trí hàn: 3F
- Phương pháp hàn: GMAW
- Vật liệu: Thép tấm dày 6 mm, vật liệu CT3 hoặc tương đương.
- Vật liệu hàn:Dây hàn ER70S-3 1.8mm
- Thời gian: 01 giờ (kể cả thời gian chuẩn bị và gá đính)
Yêu cầu kỹ thuật:
- Kim loại mối hàn bám đều hai cạnh
- Mối hàn đúng kích thước, không bị khuyết tật
138
CHỈ DẪN ĐỐI VỚI HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP ỨNG DỤNG
1. Bài tập ứng dụng phải thực hiện đúng phương pháp, đúng vị trí hàn theo
qui định.
2. Phôi phải được cố định trên giá hàn trong suốt quá trình hàn.
3. Các mối hàn đính có chiều dài không quá 15 mm.
4. Phương pháp hàn: GMAW
5. Thời gian cho phép chỉnh máy và thử trước khi hàn là 10 phút.
6. Tổng điểm và kết cấu điểm của các bài như sau:
Tổng số điểm tối đa cho bài: 100 điểm, kết cấu như sau:
a, Điểm ngoại dạng khách quan: Tổng cộng 70 điểm
b, Điểm tuân thủ các qui định: 30 điểm
- Thời gian thực hiện bài tập vượt quá 25% thời gian cho phép sẽ không
được đánh giá.
- Thí sinh phải tuyệt đối tuân thủ các qui định an toàn lao động, các qui
định của xưởng thực tập, nếu vi phạm sẽ bị đình chỉ thực tập.
139
Đánh giá kết quả học tập
TT Tiêu chí đánh giá
Cách thức và
phương pháp
đánh giá
Điểm
tối
đa
Kết quả
thực
hiện của
người
học
I Kiến thức
1 Chọn chế độ hàn của mối hàn góc
thép các bon thấp 3F của phương
pháp hàn MAG, MIG
Làm bài tự luận và
trắc nghiệm, đối
chiếu với nội dung
bài học
3,5
1.1 Trình bày cách chọn đường kính
dây hàn phù hợp
1
1.2 Trình bày cách chọn cường độ
dòng điện, điện thế hàn đúng
1,5
1.3 Trình bày cách chọn lưu lượng
khí chính xác
1
2 Trình bày kỹ thuật hàn mối hàn
góc thép các bon thấp 3F của
phương pháp hàn MAG, MIG
đúng Làm bài tự luận, đối
chiếu với nội dung
bài học
4
2.1 Nêu đầy đủ kỹ thuật bắt đầu, nối
liền, kết thúc
1,5
2.2 Nêu đúng góc độ mỏ hàn 1,5
2.3 Nêu cách dao động mỏ hàn phù
hợp
1
3 Trình bày cách khắc phục các
khuyết tật thường gặp của mối
hàn phù hợp
Làm bài tự luận, đối
chiếu với nội dung
bài học
2,5
Cộng: 10 đ
II Kỹ năng
1 Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị
đúng theo yêu cầu của bài thực tập
Kiểm tra công tác
chuẩn bị, đối chiếu
với kế hoạch đã lập
1
2 Vận hành và sử dụng thành thạo
thiết bị, dụng cụ hàn MIG, MAG
Quan sát các thao
tác, đối chiếu với
quy trình vận hành
1,5
3 Chuẩn bị đầy đủ vật liệu đúng theo
yêu cầu của bài thực tập
Kiểm tra công tác
chuẩn bị, đối chiếu
với kế hoạch đã lập
1
4 Chọn đúng chế độ hàn khi hàn góc
thép các bon thấp 3F của phương
pháp hàn MAG, MIG
Kiểm tra các yêu
cầu, đối chiếu với
tiêu chuẩn.
1,5
5 Sự thành thạo và chuẩn xác các
thao tác khi hàn góc thép các bon
thấp 3F của phương pháp hàn
MAG, MIG
Quan sát các thao
tác đối chiếu với
quy tr×nh thao t¸c.
2
140
6 Kiểm tra chất lượng mối hàn
Theo dõi việc thực
hiện, đối chiếu với
quy trình kiểm tra
3
6.1 Mối hàn đúng kích thước (cạnh K
của mối hàn ).
1
6.2 Mối hàn không bị khuyết tật (cháy
cạnh, rỗ khí, chảy xệ)
1
6.3 kết cấu hàn biến dạng trong phạm
vi cho phép
1
Cộng: 10 đ
III Thái độ
1 Tác phong công nghiệp 5
1.1 Đi học đầy đủ, đúng giờ Theo dõi việc thực
hiện, đối chiếu với
nội quy của
trường.
1
1.2 Không vi phạm nội quy lớp học
1
1.3 Bố trí hợp lý vị trí làm việc
Theo dõi quá trình
làm việc, đối chiếu
với tính chất, yêu
cầu của công việc.
1
1.4 Tính cẩn thận, chính xác Quan sát việc thực
hiện bài tập
1
1.5 Ý thức hợp tác làm việc theo tổ,
nhóm
Quan sát quá trình
thực hiện bài tập
theo tổ, nhóm
1
2 Đảm bảo thời gian thực hiện bài
tập
Theo dõi thời gian
thực hiện bài tập,
đối chiếu với thời
gian quy định.
2
3 Đảm bảo an toàn lao động và vệ
sinh công nghiệp
Theo dõi việc thực
hiện, đối chiếu với
quy định về an
toàn và vệ sinh
công nghiệp
3
3.1 Tuân thủ quy định về an toàn 1
3.2 Đầy đủ bảo hộ lao động( quần áo
bảo hộ, thẻ học sinh, dày, mũ, yếm
da, găng tay da,)
1
3.3 Vệ sinh xưởng thực tập đúng quy
định
1
Cộng: 10 đ
KẾT QUẢ HỌC TẬP
Tiêu chí đánh giá
Kết quả
thực hiện
Hệ số
Kết qủa
học tập
Kiến thức 0,3
Kỹ năng 0,5
Thái độ 0,2
Cộng:
141
Tài liệu tham khảo
[1]. TS. Nguyễn Đức Thắng, “Đảm bảo chất lượng hàn”, Nhà xuất bản Khoa
học và kỹ thuật, 2009.
[2]. Trương Công Đạt- Kỹ thuật hàn-NXBKHKT-1977.
[3]. Nguyễn Văn Thông- Công nghệ hàn thép và hợp kim khó hàn –KHKT-
2005.
[4]. Ngô Lê Thông- Công nghệ hàn điện nóng chảy (Tập 1 cơ sở lý thuyết) -
NXBGD-2004.
[5]. Trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ Việt – Đức, “Chương trình
đào tạo Chuyên gia hàn quốc tế”, 2006.
[6]. Metal and How to weld them - the James F.Lincoln Arc Welding
Foundation (USA) – 1990.
[7]. The Procedure Handbook of Arc Welding – the Lincoln Electric Company
(USA) by Richart S.Sabo – 1995.
[8]. Welding science & Technology – Volume 1 – American Welding Society
(AWS) by 2006.
[9]. ASME Section IX, “Welding and Brazing Qualifications”, American
Societyt mechanical Engineer”, 2007.
[10]. AWS D1.1, “Welding Structure Steel”, American Welding Society, 2008.
[11] Tìm kiếm tài liệu, hình ảnh internet với từ khóa DT, NDT, AWS D1.1 [12]
Tìm kiếm video tren youtube.com từ khóa DT, NDT, Chappy, haness
testing, VT, UT, MT, X-ray, ET, MIG, MAG, GMAW
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_han_migmag_co_ban_trinh_do_cao_dang_nghe_trung_ca.pdf