1
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI
---------o0o---------
GIÁO TRÌNH
Mô đun: HÀN MIG/MAG CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO
NGHỀ HÀN
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG+ TRUNG CẤP
Lào Cai, tháng /2017
1
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình mô đun “Hàn MIG, MAG cơ bản và nâng cao” được biên soạn
theo đề cương chương trình chi tiết đào tạo trung cấp và cao đẳng Hàn do hiệu
trưởng trường Trung cấp nghề Lào Cai ban hành năm 2017.
Trong chương trình đào tạo trung cấp nghề Hàn, mô đun “Hàn MIG, MAG
cơ
161 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 121 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Hàn MIG-MAG cơ bản và nâng cao (Trình độ Trung cấp, Cao đẳng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bản và nâng cao” là mô đun có vai trò quan trọng giúp cho người học các kiến
thức cơ bản và trọng tâm về kỹ thuật hàn MIG, MAG, hình thành nên kỹ năng
nghề nghiệp. Đây cũng là mô đun cơ bản để tiếp thu những kiến thức và kỹ năng
của công nghệ hàn tiên tiến và hiện đại.
Khi biên soạn giáo trình. Chúng tôi luôn bám sát theo đề cương chương
trình chi tiết; nội dung được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu. Các kiến thức trong
toàn bộ giáo trình có mối liên hệ logíc chặt chẽ. Tuy vậy giáo trình cũng chỉ là
một phần trong nội dung của chuyên ngành đào tạo, nên người dạy, người học có
thể tham khảo thêm các tài liệu có liên quan đối với ngành học để việc sử dụng
giáo trình có hiệu quả hơn.
Khi biên soạn, chúng tôi đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên
quan đến mô đun và phù hợp với đối tượng sử dụng cũng như cố gắng gắn những
nội dung lý thuyết với thực hành để giáo trình có tính thực tiễn cao.
Trong quá trình biên soạn mặc dù đã cố gắng, nhưng chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót do thời gian biên soạn còn ngắn và trình độ còn hạn chế.
Rất mong được sự góp ý của người sử dụng để giáo trình được hoàn thiện hơn.
Lào Cai, tháng năm 2017
Nhóm tác giả
Hoàng Đức Lượng
2
MỤC LỤC
Trang
1. Lời giới thiệu 1
2. Mục lục 2
3. Phần I: Hàn MIG/MAG cơ bản
Bài 1: Những kiến thức cơ bản khi hàn MIG/MAG 3- 32
Bài 2: Vận hành máy hàn MIG/MAG
Bài 2: Hàn liên kết thép các ban thấp vị trí hàn 1F
33- 54
55- 73
Bài 3: Hàn giáp mối thép các ban thấp vị trí hàn 1G 74-89
Bài 4: Hàn liên kết thép các ban thấp vị trí hàn 2F 90-106
Bài 5: Hàn liên kết thép các ban thấp vị trí hàn 3F 107-124
4. Phần II: Hàn MIG/MAG nâng cao
Bài 1: Hàn giáp mối thép các ban thấp vị trí hàn 2G 125-143
Bài 2: Hàn giáp mối thép các ban thấp vị trí hàn 3G 144- 160
3
PHẦN I: HÀN MIG/MAG CƠ BẢN
BÀI 1: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN KHI HÀN MIG, MAG
I. Mục tiêu của bài
Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng:
- Giải thích đúng nguyên lý, công dụng của phương pháp hàn MIG, MAG.
- Trình bày đầy đủ các loại khí bảo vệ, các loại dây hàn.
- Liệt kê các loại dụng cụ, thiết bị dùng trong công nghệ hàn MIG, MAG.
- Nhận biết các khuyết tật trong mối hàn khi hàn MIG, MAG.
- Trình bày đầy đủ mọi ảnh hưởng của quá trình hàn hồ quang tới sức khoẻ
công nhân hàn.
- Thực hiện tốt công tác an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng.
II/ Nội dung
1. NGUYÊN LÝ HÀN MIG, MAG
1.1. Nguyên lý hàn MIG
Hàn MIG là chữ viết tắt của “ Metal Inert Gas Arc” nghĩa là “ Hàn hồ quang
trong môi trường khí trơ với điện cực nóng chảy”. Hàn MIG là phương pháp tạo hồ
quang giữa kim loại hàn và dây hàn trong môi trường khí trơ như khí Argon (Ar) hoặc
Hêli (He). Đây là phương pháp hàn bán tự động, dây hàn được đưa vào vũng hàn liên
tục nhờ một bộ phận đẩy dây (cấp dây), dây hàn là loại dây đặc có chất lượng và thành
M
Dây hàn
Chụp khí
Ống tiếp
điện
Khí bảo
vệ Hồ quang
hàn
Bộ đẩy dây
DCEP
Kim loại cơ
bản
Sơ đồ nguyên lý hàn MIG/ MAG
4
phần tương tự như kim loại hàn và không cần thêm chất khử, khí trơ không phản ứng
với kim loại nóng chẩy và bảo vệ vùng hàn khỏi không khí rất tốt. Khi hàn các kim
loại dễ bị ôxy hoá như nhôm và hợp kim nhôm, nên sử dụng khí trơ. Khi hàn thép
không gỉ, dùng hỗn hợp khí Argon với 2% ôxy sẽ làm cho hồ quang cháy ổn định và
vẫn giữ được hoạt động làm sạch của khí trơ (nếu sử dụng Ar nguyên chất, hồ quang
cháy không ổn định). Khi hàn thép hợp kim thấp có thể sử dụng hỗn hợp khí CO2 và
Ar . Dây hàn nóng chẩy và chuyển dịch dạng tia ở dòng điện hàn cao, hình dạng mối
hàn đẹp với độ ngấu sâu dạng “ngón tay” và bắn toé kim loại ít. Tuy nhiên ở dòng
điện hàn thấp, chuyển dịch kim loại lỏng là chuyển dịch dạng cầu, mức độ bắn toé
nhiều hơn. Do đó, do đó phương pháp hàn MIG xung được phát triển, cho phép dòng
điện hàn tăng định kỳ với hệ thống chuyển dịch tia thậm chí ngay cả khi hàn với dòng
điện thấp.
1.2. Nguyên lý hàn MAG
Tương tự như hàn MIG. Hàn MAG được viết tắt từ cụn từ tiếng Anh Metal
Active Gas welding
Metal: Kim loại
Active: Tích cực
Gas: Khí
Trong phương pháp hàn này dây hàn (điện cực) liên tục được đẩy vào vũng hàn
nhờ cơ cấu cấp dây hàn, trong khi đó dòng điện hàn truyền từ nguồn điện hàn qua bép
hàn để làm nóng chảy dây hàn và kim loại cơ bản. Để tránh bị ôxy hoá và Nitơ hoá
kim loại mối hàn, dùng khí CO2 hoặc hỗn hợp khí Argon và CO2 cung cấp xung quanh
vùng hàn để bao bọc và bảo vệ ngăn không cho không khí bên ngoài xâm nhập vào
kim loại mối hàn. Phương pháp này được gọi là phương pháp hàn hồ quang trong môi
trường khí bảo vệ và là phương pháp hàn bán tự động. Tuỳ theo từng loại klhí bảo vệ
như 100 % CO2 , hỗn hợp khí Ar + CO2 > 5% được dùng (thông thường dùng 80% Ar
+ 20% CO2). Khi dùng 100% CO2 thi gọi là phương pháp hàn hồ quang CO2, nếu dùng
Ar + CO2 thì được gọi là phương pháp hàn hồ quang khí bảo vệ hỗn hợp, có tác động
tăng chất lượng mối hàn và giảm sự bắn toé kim loại lỏng. Khi tốc độ gió ≥ 2m/ sec sẽ
gây ra sự sâm nhập của không khí vào vũng hàn.
1.3 Phạm vi ứng dụng
5
Hàn MIG, MAG được sử dụng với phạm vi rất rộng để hàn các lọai vật liệu
như thép cácbon thấp, thép có độ bền cao, thép hợp kim thấp, thép không gỉ. Phương
pháp hàn trong môi trường khí bảo vệ không chỉ áp dụng trong công nghiệp sản xuất ô
tô mà còn được áp dụng trong sản xuất kết cấu thép xây dụng, chế tạo máy công
nghiệp, đóng tầu và các ngành công nghiệp khác
2. VẬT LIỆU HÀN MIG, MAG
2.1. Khí bảo vệ
Các khí bảo vệ dùng cho hàn bao gồm khí trơ, khí hoạt tính và hỗn hợp của
chúng.
2.1.1. Khí trơ
Khí trơ là khí “không tác động đối với các phản ứng hoá học và hầu như
không hoà tan trong kim loại”. Đó là khí đơn nguyên tử mà các nguyên tử của chúng
được bao bọc bởi các màng điện tử, nhờ vậy tính trơ hoá của chúng càng được đảm
bảo. Argon (Ar), Heli (He) và hỗn hợp của chúng là những khí trơ dùng cho hàn.
- Argon
Argon là khí không cháy và không gây nổ. Nhờ nặng hơn không khí Argon bảo
tốt bể hàn. Theo tiêu chuẩn của các nước SNG (GOST 10157-62) Argon tinh khiết có
3 loại: A, B và C ( bảng 1-1). Độ ẩm đối với Argon dạng khí của 3 loại không được
quá 0.03 g/m3.
Argon loại A: dùng cho hàn và nấu luyện các kim loại hoạt tính và hiếm ( Titan,
Zirconi, Noibi) và các hợp kim của chúng, và cho hàn các sản phẩm đặc biệt quan
trọng trong giai đoạn kết thúc của sự chế tạo.
Argon loại B: dùng cho hàn và nấu luyện các hợp kim cơ sở nhôm và mage, và
các hợp kim khác nhạy với các tạp chất của các khí hoà tan trong kim loại, bằng điên
cực nóng chảy và điện cực Wonfram không nóng chảy .
Argon loại C: dùng cho hàn và nấu luyện các hợp kim crom, niken chống gỉ và
bền nhiệt, các thép hợp kim và nhôm sạch .
Bảng 1-1 Thành phần khí Argon (GOS 10157) % khối lượng
Lượng khí A B C
Argon
Oxy
Nitơ
99,99
0,003
0,01
99,96
0,005
0,04
99,90
0,005
0,01
6
Argon được bảo quản và vận chuyển trong các bình liền khối. Trong bình dưới
áp suất 150 at chứa khoảng 6m3 Argon dạng khí. Bình chứa Argon được sơn đen ở
phần dưới và sơn trắng ở phần trên. Ở phần trên có in chữ “Argon sạch”.
- Heli
Cũng như Argon, Heli là khí trơ, nhưng khác Argon ở chỗ Heli nhẹ hơn nhiều và
nhẹ hơn cả không khí. Vì vậy việc bảo vệ vùng hàn bằng Heli khó khăn hơn và đỏi hỏi
lượng khí tiêu thụ lớn. So với Argon, Heli đảm báo sự đốt nóng vùng hàn mạnh hơn
nhờ građien sụt áp trong hồ quang. Theo tiêu chuẩn MPTY51 -77 - 66 Heli được bảo
quản và vận chuyển trong các bình liền khối dưới áp suất 150 at. Các bình Heli được
sơn màu nâu và in chữ trắng “Heli”. Heli có trong không khí nhưng với lượng nhỏ.
Heli có nhiều trong các khí thiên nhiên.
Heli được chia làm hai loại: Hêli độ sạch cao và Heli kỹ thuật.
Bảng 1-2 Thành phần khí heli (MPTY51 77 - 66) % khối lượng
Lượng khí Heli độ sạch cao Heli kỹ thuật
Heli (không nhỏ hơn)
Hiđro (không lớn hơn)
Nitơ (không nhỏ hơn)
Ôxi (không nhỏ hơn)
Hiđrocacbonat(không nhỏ hơn)
Neon (không nhỏ hơn)
Điểm sương (không cao hơn)
99,985
0,0025
0,005
0,002
0,003
0,002
-500C
99,8
0,06
0,12
0,005
0,005
0,005
-500C
2.1.2. Khí hoạt tính: Các khí hoạt tính là các khí có khả năng bào vệ vùng hàn khỏi sự
sâm nhập của không khí và tác dụng hoá học với kim loại hàn hoặc hoà tan lý học
trong nó.
Cacbonic (đioxit cacbon - CO2)
Là khí không mầu, độc, nặng hơn không khí. Dưới áp suất 760mm Hg và ở nhiệt
độ 00C tỷ trọng của khí cacbonic bằng 1,97686 G/l, lớn hơn tỷ trọng không khí 1,5 lần.
Khí cacbonic hoà tan tốt trong nước. Khí cacbonic có tỷ trọng thay đổi mạnh khi nhiệt
độ thay đổi. Do vậy nó được tính theo khối lượng chứ không phải theo thể tích. Khi
hoá hơi 1 kg cacbonic lỏng trong các điều bình thường (760 mmHg, 00C), tạo được
509 lít khí cacbonic.
7
Khí cacbonic được bảo quản và vận chuyển ở trạng thái lỏng trong các bình thép
hoặc thùng chứa cách nhiệt. Trong các bình thép khí cacboníc ở áp lực tới 150 at. Bình
cacbonic được sơn màu đen và in chữ “CO2” màu vàng. Mỗi bình tiêu chuẩn với
dung tích 40 lít chứa được 25 kg khí cacbonic lỏng; khi bay hơi lượng cacbonic lỏng
này tạo 12600 lít.
Rỗ bọng trong mối hàn là trở ngại đầu tiên khi sử dụng khí cacbonic làm môi
trường bảo vệ. Rỗ xuất hiện bởi sự sôi của kim loại bể hàn khi đông đặc do sự thoát
oxit cacbon (CO). Nhược điểm này được khắc phục khi sử dụng dây hàn chứa lượng
lớn Silic, nhờ vậy khí cacbonic được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất hàn.
Lưu ý:
Khí cacbonic không được chứa dầu khoáng, glixerin, hyđrrosunfua, các axit
clohyđric, sunfuaric và nitric ancol, ete, các axit hữu cơ và amoniac. Ngoài ra, trong
các bình khí cacbonic hàn không được chứa hơi nước. Hơi khí có trong khí cacbonic
có thể gây rỗ và làm giảm tính dẻo của mối hàn.
Độ ẩn của khí tăng ở các giai đoạn đầu và cuối của quá trình sử dụng khí trong
bình, có thể gây các khuyết tật của mối hàn. Để giảm độ ẩm trong khí, trên đường đi
tới vùng hàn khí cacbonic cần được sấy. Để gom khí ẩm thiết bị sấy được chứa đầy
clorua canxi, silicagen hoặc các chất hút ẩm khác.
Khi xả khí từ bình, do sự tiết lưu và hấp thụ nhiệt của khí cacbonic lỏng, khí bị
nguội và có thể đóng băng làm tắc van giảm áp
CO2 dùng để hàn phải đạt yêu cầu sau:
Lượng khí không dưới 99,5%
Trạng thái tự do không chứa hơi nước
Lượng hơi nước không vượt quá 0,18 g/1m3 khí
2.1.2. Hỗn hợp khí: Hỗn hợp khí ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn vì chúng có
những ưu điển nhất định.
- Hỗn hợp khí cacbonic và oxy có ứng dụng rông rãi trong công nghiệp khi hàn
thép xây dựng cacbon thấp và hợp kim thấp.
- Các hỗn hợp khí trơ bao gồm các khí Argon và Hêli. Nhờ có tỷ trọng lớn hơn
heli các hỗn hợp này bảo vệ bể hàn tốt hơn hêli. Đặc biệt hỗn hợp chứa 70% Ar và
30% He có các tính chất bảo vệ rất tốt. Tỉ trọng của nó gần bằng tỉ trọng không khí .
Để hàn các kim loại hoạt tính người ta sử dụng hỗn hợp chứa 60-65% He còn lại là Ar.
8
Mặc dù các hỗn hộp khí trơ đắt hơn nhiều so với khí argon nhưng vẫn được sử dụng
nhiều bởi cường độ toả nhiệt lớn của hồ quang trong vùng hàn.
Các hỗn hợp khí với thành phần yêu cầu thông thường được sản xuất bằng cách
trộn các khí từ trong các bình chứa riêng nhờ các máy trộn đặc biệt
- Các hỗn hợp khí trơ và khí hoạt tính ngày càng có ứng dụng rộng rãi trong sự
hàn với điện cực nóng chẩy các thép bởi tính ưu việt của chúng: tốc độ phản ứng hoá
học đối với kim loại bể hàn nhỏ hơn so với các khí hoạt tính; tính ổn định của hổ
quang cao hơn; sự di chuyển kim loại điện cực qua hồ quang thuận lợi hơn. So với khí
Ar sạch, các hỗn hợp khí trơ và khí hoạt tính có ưu điểm hơn khi hàn các thép xây
dựng. Khi hàn thép xây dựng trong khí Argon vị trí vết catôt trên mặt chi tiết không ổn
định , kết quả mối hàn hình thành xấu.
- Trộn vào argon một lượng không lớn ôxy hoặc khí ôxy hoá khác cải thiện rõ rệt
tính ổn định của hồ quang và chất lượng tạo hình của mối hàn. Sự có mặt của oxy
trong môi trường hồ quang tạo sự di chuyển giọt nhỏ hơn của kim loại điện cực. Điều
này có được là nhờ sự tác dụng bề mặt linh hoạt của oxy đối với sắt và hợp kim của
nó. Oxy chủ yếu chỉ hoà tan trên bề mặt và làm giảm đáng kể sức căng bề mặt của nó.
Kết quả các giọt kim loại riêng lẻ được tạo thành dễ dàng hơn và kích thước của chúng
giảm. Vì vậy khi hàn thép người ta không sử dụng argon mà sử dụng các hỗn hợp của
argon với oxy và khí cacbonic: Ar - O2, Ar - CO2, Ar - CO2 - O2 .
Hỗn hợp argon-hyđrô (tới 20 % H2) được sử dụng khi hàn microplasma. Sự có
mặt của hyđro trong hỗn hợp đảm bảo sự nén của hồ quang plasma, làm cho nó nhọn
hơn, tập trung hơn. Ngoài ra trong một số trường hợp hiđrro tạo trong vùng hàn môi
trường hoàn nguyên cần thiết.
Bảng 1-3 Một số loại khí thường dùng để hàn MIG và hàn MAG (Theo tiêu chuẩn
DIN)
Thành phần khí bảo vệ Kí hiệu (DIN 32 526) Vật liệu hàn
100% Ar
50% Ar + 50% He
I1
I3
Kim loại phi sắt thép
97% Ar + 3% CO2
97% Ar + 3% O2
M1.1
M1.2
Thép hợp kim cao, thép
không rỉ
82% Ar + 18% CO2
87% Ar + 10% CO2 + 3% O2
M2.1
M2.2
Thép không hợp kim và
hợp kim thấp
9
92% Ar + 8% O2 M2.3
100% CO2 C
Bảng 1-4 Ảnh hưởng của khí trộn đến sự ổn định của hồ quang và tạo hình mối
hàn
Ảnh hường tới Loại khí bảo vệ
Ar + 18% CO2 Ar + 8% O2 CO2
Chiều sâu ngấu
Chiều rộng độ ngấu
Độ nhấp nhô bể mặt Vẩy mịn Vẩy rất mịn Vẩy thô
Tạo xỉ Ít Trung bình Nhiều
Bắn toé Ít Rất ít Gia tăng
Tạo bọt khí Ít Trung bình Rất ít
Các loại hồ quang có
thể
Hồ quang ngắn
Hồ quang dài
Hồ quang TB
Hồ quang xung
Hồ quang ngắn
Hồ quang dài
Hồ quang TB
Hồ quang xung
Hồ quang ngắn
Hồ quang dài
2.2. Dây hàn.
Trong hàn bán tự động dây hàn là phần kim loại bổ sung vào mối hàn đồng thời
đóng vai trò điện cực để gây hồ quang và duy trì sự cháy hồ quang.
Theo tiêu chuẩn của GOST 2246- 60 (của Liên bang Nga), các dây hàn kéo nguội
dùng để hàn có đường kính (0,3-12) mm. Chúng được quấn thành cuộn có đường kính
trong (100 - 200) mm tương ứng với khối lượng (5 - 80) kg. Trong đó dây dùng để
hàn bán tự động có đường kính (0,3 - 2,0) mm với khối lượng (5 - 25) kg.
Các cuộn dây hàn được bảo quản, bao gói để chống gỉ và được tráng một lớp
đồng .
Dây hàn gồm hai nhóm: Dây hàn bột (dây hàn lõi thuốc) và dây hàn đặc.
2.2.1. Dây hàn để hàn trong khí bảo vệ
Khi hàn trong môi trường khí bảo vệ, sự hợp kim hoá kim loại mối hàn cũng như
các tính chất yêu cầu của mối hàn thực hiện chỉ thông qua dây hàn. Do vậy những
những đặc tính của quá trình công nghệ hàn phụ thuộc vào rất nhiều vào tình trạng và
10
chất lượng của dây hàn. Khi hàn trong môi trường khí bảo vệ CO2 thường sử dụng dây
hàn có đường kính 0,3 - 2,0 mm.
Sự ổn định của quá trình hàn cũng như chất lượng của liên kết hàn phụ thuộc
nhiều vào tình trạng bề mặt dây hàn. Để đảm bảo các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật cho
công việc hàn, người ta chú ý nhiều đến phương pháp làm sạch dây hàn. Một trong
những cách để giải quyết là sử dụng dây hàn có mạ đồng.
Dây hàn có mạ đồng sẽ nâng cao chất lượng bề mặt và khả năng chống gỉ, đồng
thời nâng cao tính ổn định trong quá trình hàn.
Theo GOST 2246 - 70 được phân thành các dây hàn thép cacbon thấp, hơp kim
thấp, hợp kim cao với 77 chủng loại đường kímh 0,3 - 12 mm.
Dây hàn thép cacbon thấp khác nhau chủ yếu về thành phần mangan, lưu huỳnh
và photpho.
Dây hàn hợp kim có thể chứa tới 6 nguyên tố hợp kim và tổng thành phần của
chúng có thể lên tới 6%. Dây hàn này để hàn thép cacbon và thép hợp kim. Dây hợp
kim mangan- silic (HS- 08G2S, HS- 08GS) dùng cho hàn thép xây dựng trong khí
CO2. Khi hàn thép hợp kim thấp độ bên cao dùng dây HS- 08CMN,
HS- 08CN2M, HS- 08MFA, HS- 08CGSMFA. Các loại dây khác dùng cho hàn thép
có thành phần tương đương.
Dây với lượng các nguyên tố hợp kim hoá trên 6% thuộc dây hàn hợp kim cao.
Các dây ferit và austenit hợp kim cao dùng để hàn thép không gỉ, thép bền nhiệt và các
thép đặc biệt khác
Sự hàn hồ quang trong khí bảo vệ CO2 với dây đặc HS - 08 G2S cho năng xuất
cao, rẻ, đơn giản, có thể thực hiện được ở mọi vị trí trong không gian với tính chất cơ
học tốt của mối hàn, song có nhiều nhược điểm như bắn toé, bảo vệ kém khi sử dụng
dòng hàn lớn, độ dẻo của kim loại mối hàn không cao.
2.2.2. Dây hàn bột.
a, Khái niệm chung:
Dây hàn bột (dây hàn lõi thuốc) là dây điện cực liên tục gồm vỏ bọc kim loại và
ruột thuốc. Vỏ đóng vai trò dẫn điện và bổ xung kim loại cho mối hàn, còn ruột hợp
kim hoá mối hàn và bảo vệ kim loại lỏng (trường hợp dây tự bảo vệ) khỏi tác động xấu
từ môi trường. Dây hàn bột cho phép dùng mật độ dòng điện cao do vậy năng suất
nóng chẩy cao.
11
b, Các kiểu cấu tạo của dây hàn:
Theo GOST 9467- 75 (của Liên bang Nga), dây hàn bột chia tương ứng như các
loại dây hàn E42; E42A; E46: E50A.
Căn cứ theo tính chất công việc hàn, dây hàn bột được dùng dưới hai hình thức
sau:
- Với chức năng tự bảo vệ (dùng trong hàn hồ quang hở).
- Với chức năng được bảo vệ bằng môi trường bổ sung khác (hàn trong môi
trường khí CO2)
Theo thành phần của hỗn hợp bột trong dây, dây hàn bột được chia làm 4 nhóm:
rutil- hữu cơ; rutil; cacbonat florui; rutil- fluori.
Ruột dây hàn là hỗn hợp các quặng, muối kim loại và fero hợp kim và bột kim
loại khác. Dây hàn bột có vai trò giông như que hàn vỏ bọc, tức làm ổn định hồ quang,
bảo vệ kim loại mối hàn khỏi tác dụng của không khí, khử oxy và hợp kim hoá kim
loại mối hàn, chuyển kim loại nỏng chẩy của điện cực vào vũng hàn.
Thành phần ruột theo chức năng được phân thành một số nhóm. Sự phân chia
này cũng chỉ là tương đối, bởi phần lớn vật liệu thực hiện nhiều chức năng trong quá
trình hàn.
Các vật liệu tạo khí dùng để tạo môi trường khí bảo vệ tại vùng nóng chảy.
Chúng gồm các chất hữu cơ (tinh bột, xenlulô), muối - phần lớn là đất hiếm và kim
loại hiếm (macmo, magezit...), florua với nhiệt độ khuếch tán thấp (floruasilicat natri,
floruaziconat kali). Các vật liệu gốc khoáng cũng là chất tạo xỉ.
Các chất tạo xỉ dùng để tạo xỉ hàn. Chúng vừa đóng vai trò luyện kim vừa đóng
vai trò đảm bảo tính công nghệ vì xỉ có chức năng tạo dáng mối hàn. Các chất tạo xỉ
gồm muối đơn và phức của kim loại, các oxit kim loại, florua cacbonat và hỗn hợp của
Cấu tạo một số kiểu dây hàn lõi
thuốc
12
chúng (rutin, oxit nhôm, oxit silic, fenspat, florit, macmo, magezit). Các florit (huỳnh
thạch) và oxit kim loại hiếm làm các chất chảy.
Các chất oxy hoá khử là những chất có ái lực mạnh với oxy được đưa vào ruột,
gồm các fero hợp kim và bột kim loại (FeMn, FeSi, FeTi, nhôm , magie) .
Các chất hợp kim đưa vào ruột để đảm bảo các tính chất cần thiết của kim loại
mối hàn. Vai trò hợp kim hoá có thể thực hiện nhờ các chất oxy hoá khử và các kim
loại và hợp kim khác (FeCr, FeMo, Ni, FeW).
Các chất ổn định hồ quang dùng để duy trì tính ổn định hồ quang với phạm vi
rông của chế độ hàn. Các muối của các nguyên tố với thế ion hoá thấp được dùng vào
mục đích này thường không được đưa vào dưới dạng tinh mà là những chất tạo xỉ và
khí chứa khá cao nguyên tố này (fenspat, disilicat natri, nephelin).
Bột sắt chiếm phần lớn trong đa số các dây hàn bột góp phần tạo mối hàn và tăng hiệu
suất của điện cực.
Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản để phân biệt các loại dây hàn bột là ứng dụng của chúng.
Ứng dụng của dây hàn bột được quyết định bởi loại sản phẩm cần hàn. Dây hàn bột để
hàn thép cacbon và thép hợp kim thấp ngày càng được sử dụng rộng rãi. Còn dây hàn
bột để hàn thép hợp kim, gang, kim loại mầu tới nay mới được sử dụng ít.
Phần lớn các dây hàn bột được dùng cho hàn tự động và bán tự động. Trong thực
tế tỉ lệ dây bột dùng cho hàn bán tự động vượt hàn tự động nhưng có một số loại dây
bột chỉ dùng cho hàn tự động mà thôi.
Dây hàn bột được dùng cho cả hàn hồ quang không bảo vệ và hồ quang bảo vệ
khí và bảo vệ thuốc. Dây không cần bảo vệ thêm gọi là dây tự bảo vệ. Khi sử dụng dây
tự bảo vệ thì khí và xỉ bảo vệ kim loại được thực hiện nhờ kết quả của sự khuếch tán
vật liệu dây tạo khí và làm nõng chảy các chất tạo xỉ. Dây dùng thêm khí bảo vệ gọi là
dây bảo vệ khí. Khí thường dùng là khí CO2, được cung cấp vào vùng hồ quang qua
chụp khí tương tự như hàn hồ quang khí với dây đặc. Nói chung, ruột của tất cả các
loại dây hàn bột đều chứa bột sắt.
Tỉ lệ ruột và dây là đại lượng đặc trưng cho sự điền đầy của dây
Ở đây: Kđ - hệ số điền đầy, %;Gb - khối lượng bột điền đầy; Gd - tổng khối
lượng dây; Gv - khối lượng vỏ. Giá trị Kđ thường không vượt quá 40%
Kđ =
=
Gb
Gd
Gb
Gd + Gv
13
*Ký hiệu dây hàn Thép Cacbon, thành phần và cơ tính theo tiêu chuẩn AWS
(American- Welding- Sytems)
- Theo hệ thống tiêu chuẩn AWS, ký hiệu cho thép cacbon như sau :
Giới thiệu một số loại dây hàn thông dụng theo AWS
Bảng 1-5 Cơ tính của một số dây hàn
Ký hiệu
theo
AWS
Điều kiện hàn Cơ tính
Cực tính
Khí bảo
vệ
Độ bèn kéo của
liên kết hàn
(min - psi)
Giới hạn chảy
của mối
hàn(min - psi)
Độ dãn dài %
(min)
E70S - 2
E70S - 3
E70S - 4
E70S - 5
E70S - 6
E70S - 7
DCEP
DCEP
DCEP
DCEP
DCEP
DCEP
CO2
CO2
CO2
CO2
CO2
CO2
72000
72000
72000
72000
72000
72000
60000
60000
60000
60000
60000
60000
22
22
22
22
22
22
DCEP là dây hàn nối với cực dương của nguồn điện (đấu nghịch)
Bảng 1-5 Thành phần hóa học của một số dây hàn
Ký hiệu
theo AWS
Thành phần hoá học %
C Mn Si Các nguyên tố khác
Ký hiệu điện cực hàn
hoặc que hàn phụ
ER 70 S-
X
Độ bền kéo nhỏ nhất
(ksi) S = dây hàn đặc
Thành phần hoá
học và khí bảo
vệ
14
E70S – 2
E70S – 3
E70S – 4
E70S – 5
E70S – 6
E70S – 7
0,06
0,06 0,15
0,07 0,15
0,07 0,19
0,07 0,15
0,07 0,15
0,90 1,40
1,40 1,85
1,10 2,00
0,40 0,70
0,45 0,70
0,65 0,85
0,30 0,60
0,80 1,15
0,50 0,80
Ti - 0,05 0,15; Zi - 0,02
0,12, Al - 0,05 0,15
A1 - 0,50 0,90
3.THIẾT BỊ HÀN, DỤNG CỤ HÀN MIG, MAG
3.1. Thiết bị hàn MIG, MAG
Hệ thống thiết bị cần thiết dùng cho hàn hồ quang điện cực nóng chảy trong môi
trường khí bảo vệ gồm nguồn điện hàn, cơ cấu cấp dây tự động, mỏ hàn (súng hàn) đi
cùng các đường ống dẫn khí, dây hàn và cáp điện, chai chứa khí bảo vệ kèm theo bộ
đồng hồ, lưu lượng khí và van khí.
Nguồn hàn thông thường là nguồn điện một chiều (DC). Nguồn điện xoay chiều
AC không thích hợp do hồ quang bị tắt ở từng nửa chu kỳ và sự chỉnh lưu chu kỳ phân
cực ngược làm cho hồ quang khồng ổn định.
Đặc tính ngoài của nguồn điện hàn thông thường là đặc tính cứng (điện áp không
đổi). Điều này được dùng với tốc độ cấp dây hàn không đổi, cho phép điều chỉnh tự
động chiều dài hồ quang.
Mỏ hàn (súng hàn) bao gồm bép tiếp điện dể chuyển dòng điện hàn dến dây
hàn, đường dẫn khí và chụp khí dể hướng dòng khí bảo vệ bao quanh vùng hồ quang,
bộ phận làm nguội có thể bằng khí hoặc nước tần hoàn, công tắc ngắt đồng bộ dòng
điện hàn, dây hàn và dòng khí bảo vệ.
3.1. Dụng cụ dùng trong hàn MIG, MAG
15
Trong hàn MIG/MAG thường dùng một số dụng cụ sau: Kìm bấm dây hàn, bàn
trải sắt, Clê, mỏ lết, kính hàn, kính bảo hộ, tạp dề da, ủng da, găng tay da, đe, búa
nguội, dũa
4. ĐẶC ĐIỂM CÔNG DỤNG CỦA HÀN MIG/ MAG
4.1. Đặc điểm
Các đặc điểm của hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ là mức độ tập trung
cao của nguồn nhiệt hàn đảm bảo vùng ảnh hưởng nhiệt của mối hàn nhỏ, biến dạng
thấp, năng suất hàn cao, đặc biệt khi sử dụng khí trơ, không cần sử dụng thuốc hoặc vỏ
bọc như que hàn, khả năng cơ khí hóa và tự động hóa cao.
* Ưu điểm:
- Hàn mọi kim loại thông dụng
- Năng suất hàn cao (dây hàn liên tục, mật độ dòng hàn cao, tốc độ hàn cao).
16
- Cho phép hàn ngấu sâu; độ bền mối hàn tốt với các mối hàn góc cỡ nhỏ.
- Khả năng cơ giới hóa và tự động hóa cao, làm sạch tối thiểu sau khí hàn.
*Nhược điểm
- Thiết bị đắt tiền, phức tạp (so với hàn hồ quang tay)
- Khó tiếp cận mối hàn góc trong hơn so với hàn hồ quang tay (do kích thước
chụp khí của mỏ hàn).
- Phải bảo vệ vùng hàn chống gió lùa.
- Bức xạ nhiệt cao, ảnh hưởng tới sức khỏe người thợ hàn.
- Với hàn MIG giá thành khí khá cao.
4.2. Ứng dụng
Nó được sử dụng với phạm vi rất rộng hàn các lọai vật liệu như thép cácbon
thấp, thép có độ bền cao, thép hợp kim thấp, thép không gỉ. Phương pháp hàn trong
môi trường khí bảo vệ không chỉ áp dụng trong công nghiệp sản xuất ô tô mà còn được
áp dụng trong sản xuất kết cấu thép xây dụng, chế tạo máy công nghiệp, đóng tầu và
các ngành công nghiệp khác
5. CÁC KHUYẾT TẬT CỦA MỐI HÀN
Những sai lệch về hình dáng, kích thước và tổ chức kim loại của kết cấu hàn so
với tiêu chuẩn thiết kế và yêu cầu kỹ thuật, làm giảm độ bền và khả năng làm việc của
nó, được gọi là khuyết tật.
5.1.Không ngấu
Hàn không ngấu là loại khuyết tật nghiêm trọng nhất trong liên kết hàn. Ngoài
ảnh
hưởng không tốt như rố khí và lẫn xỉ gây ra, nó còn nguy hiểm hơn nữa là dẫn đến nứt,
làm hỏng liên kết. Phần lớn liên kết bị phá huỷ đều do hàn không ngấu.
* Nguyên nhân:
17
5.2. Chảy tràn
Chảy tràn là hiện tượng kim loại lỏng chảy loang trên bề mặt liên kết hàn (bể
kim loại cơ bản - vùng hàn không nóng chảy).
Chảy tràn tạo ra sự tập trung ứng suất, làm sai lệch hình dạng và kích thước của
liên kết hàn.
18
5.3. Rỗ khí
Rỗ khí sinh ra do hiện tượng khí trong kim loại lỏng của mối hàn không kịp thoát
ra ngoài khi kim loại vùng hàn đông đặc hoặc xâm nhập từ bên ngoài vào.
Rỗ khí có thể sinh ra ở bên trong hoặc ở bề mặt mối hàn. Rố khí có thể nằm ở
phần danh giới giữa kim loại cơ bản và kim loại đắp.
Rỗ khí có thể phân bố tập trung hoặc nằm rời rạc trong mối hàn.
Sự tồn tại của rỗ khí trong liên hàn sẽ làm giảm tiết diện làm việc, làm giảm
cường độ chịu lực và độ kín của liên kết.
* Nguyên nhân
19
5.1. Nứt
Nứt là sự phá hủy cục bộ liên kết hàn dưới dạng đường, được xem là một trong
những khuyết tật nghiêm trong nhất của liên kết hàn. Chúng xuất hiện trong kim loại
mối hàn và kim loại cơ bản do sự phát triển của ứng suất riêng.
Vết nứt có thể xuất hiện ở các nhiệt độ khác nhau
Theo nhiệt độ xuất hiện nứt khi hàn thép có thể chia ra:
- Nứt nóng được tạo nên trong quá trình đông đặc kim loại ở nhiệt độ khá cao
1100 0C -1300 0C, vì tính dẻo của kim loại giảm mạnh và phát triển biến dạng kéo.
- Nứt nguội được tạo nên do chuyển biến pha, dẫn đến giảm độ bền của kim loại,
mặt khác do ảnh hưởng của ứng suất hàn. Nứt nguội xuất hiện cả trong giai đoạn nguội
hoàn toàn cũng như trong thời gian ủ nhiệt sau hàn.
20
Tùy thuộc vào sự phân bố tương đối theo tâm đường hàn có nứt dọc, nứt ngang,
nứt sao; theo phân bố ở liên kết hàn có nứt tại kim loại mối hàn, nứt tại kim loại cơ
bản, nứt dưới đường hàn hoặc nứt tại vùng ảnh hưởng nhiệt. Tùy thuộc vào đặc trưng
của ứng suất (kéo hay nén) xuất hiện trong các phần tử của kết cấu hàn, nứt có thể là
kín- khó quan sát (trong các phần tử chịu nén) hoặc là hở- dễ thấy (trong các phần tử
chịu kéo).
Vết nứt có các kích thước khác nhau, có thể là nứt tế vi hay nứt thô đại. Các vết
nứt thô đại có thể gây phá huỷ kết cấu ngay khi làm việc. Các vết nứt tế vi, trong quá
trình làm việc của kết cấu sẽ phá huỷ rộng dần ra tạo thành các vết nứt thô đại.
Có thể phát hiện bằng mắt thường hoặc với kính lúp đối với vết nứt thô đại và
nằm ở bề mặt liên kết hàn. Đôi với vết nứt tế vi nằm bên trong mối hàn có thể dùng
phương pháp kiểm tra như siêu âm, từ tính, chụp X quang, vv... để xác định chúng.
Nguyên nhân:
- Nhiệt độ phân bố không đều khi nung nóng và làm nguội vật hàn.
- Co ngót và sự biến đổi tổ chức hay thay đổi thể tích khi kim loại chuyển từ
trạng thái lỏng sang trạng thái đặc.
- Hàn chi tiết từ thép hợp kim kết cấu có biên dạng phức tạp.
- Tốc độ nguội nhanh khi hàn các lọai thép được tôi ngoài không khí.
- Tiến hành hàn ở nhiệt độ thấp, giảm tính dẻo của kim loại.
- Kim loại cơ bản và kim loại bổ sung chứa nhiều phôtpho, lưu huỳnh.
- Trong liên kết hàn có mặt các khuyết tật khác gây tập trung ứng suất.
Phòng ngừa:
- Sử dụng que hàn các bon thấp.
- Nung nóng trước khi hàn.
- Làm nguội chậm mối hàn.
- Lập quy trình hàn phù lợp cho từng
dạng liên kết cụ thể.
- Sử lý nhiệt sau khi hànv.v...
5.5. Lẹm chân
21
Lẹm chân là phần bị lẹm (lõm, khuyết) thành rãnh dọc theo danh giới giữa kim
loại cơ bản và kim loại đắp.
Lẹm chân làm giảm tiết diện làm việc của liên kết hàn, tạo sự tập trung ứng suất
cao và có thể dẫn tới sự phá huỷ của kết cấu trong quá trình sử dụng.
Nguyên nhân
- Dòng điện hàn và điện áp hàn quá lớn
- Sử dụng chưa đúng kích thước điện cực.
Bịên pháp phòng tránh:
- Chỉnh dòng điện, điện áp hàng phủ hợp và phải kiểm tra trước khi hàn.
- Lựa chon đúng kích thước điện cực
5.6. Khuyết tật về hình dạng liên kết hàn
Loại khuyết tật này bao gồm những sai lệch về hình dáng mặt ngoài của liên kết
hàn, làm nó không thoả mãn với các yêu cầu kỹ thuật và thiết kế như:
- Chiều cao phần nhô hoặc chiều rộng của mối hàn không đều.
- Đường hàn vặn vẹo không thẳng.
- Bề mặt mối hàn nhấp nhô.
Nguyên nhân
- Gá lắp và chuần bị mép hàn chưa hợp lý
- Chế độ hàn không ổn định
- Trình độ tay nghề của công nhân quá thấp, v.v...
Ngoài các sai hỏng đã gặp ở trên. Trong liên kết hàn còn có các loại khuyết tật
khác như quá nhiệt và bắn toé...
Quá nhiệt:
Khuyết tật này suất hiện do việc chọn chế độ hàn không hợp lý(năng lượng nhiệt
quá lớn, vận tốc hàn quá nhỏ) làm cho kim loại đắp và vùng ảnh hưởng nhiệt có cấu
tạo hạt rất thô, cơ tính của liên kết hàn bị giảm.
Bắn toé:
Khuyết tật này là hiện tượng bắn toé kim loại lên vật hàn, do vật liệu hàn không
đảm bảo chất lượng, thiếu khí bảo vệ hoặc sử dụng không đúng loại khí. Gây mất thẩm
mỹ liên kết hàn, mất công sức làm sạch, v.v...
Nói chung, các khuyết tật của liên kết hàn sau... trì hồ quang hàn, kết thúc hồ quang:
Trước khi mồi hồ quang, cần phải làm sạch những hạt kim loại ở xung quanh
miệng phun, người thao tác cầm mỏ hàn nghiêng một góc 100 250 so với phương
thẳng đứng. ấn công tắc mỏ hàn, khí bảo vệ được phun ra trước bảo vệ vùng hàn, sau
50
đó hồ quang hàn hình thành. Khi hồ quang hình thành do dây điện cực được đưa vào
vũng hàn tự động nên cần di chuyển mỏ hàn dọc theo trục đường hàn tránh trường hợp
kim loại lỏng (do kim loại điền đầy tạo thành) cao dần dính vào bép hàn và chụp khí.
- Khi kết thúc hồ quang ấn công tắc mỏ hàn lúc này hồ quang sẽ ngắt, khi hồ
quang ngắt chúng ta phải giữ nguyên mỏ hàn một lúc để cho khí bảo vệ bảo vệ vũng
hàn.
51
7 Phần thực hành
7.1 Phiếu số 1. Vận hành thiết bị hàn MIG/MAG
Khóa học Trung cấp nghề: Hàn
Công việc Vận hành thiết bị hàn MIG/MAG
TT Các bước Có Không
1 Chuẩn bị máy hàn: Máy hàn MILER; mỏ hàn MIG/MAG
2
Chuẩn bị dụng cụ: Kìm điện, kìm cắt dây, mỏ lết, tuốc lơ
vít,..
Chuẩn bị: Dây hàn MIG/MAG 0,8; Chai khí Ar/CO2
3 Kiểm tra dây dẫn vào máy, hệ thống dây hàn, kìm kẹp mát
4 Kết nối mỏ hàn với máy hàn
5 Kiểm tra mỏ hàn
6 Kiểm tra, làm sạch miệng chai khí: mở nhẹ (1/2 vòng)
7 Lắp đồng hồ vào chai khí Ar/CO2: dùng mỏ lết
8
Nới lỏng van điều chỉnh áp suất
Vặn chặt van điều chỉnh lưu lượng khí bảo vệ
Mở van chai khí bảo vệ
9 Lắp cuộn dây vào máy hàn
10 Điều chỉnh sức căng puli ép dây của cơ cấu đẩy dây
11 Đóng áp tô mát nguồn, bật công tắc máy
12
13
Chỉnh chiều dài phần nhô ra của đầu dây hàn: 5+5d mm
Vặn núm điều chỉnh tốc độ ra dây hoặc núm điều chỉnh
dòng hàn (theo chiều dương)
Bấm công tắc mỏ hàn
14 Chuyển sang chế độ 2T/4T
15
Vặn van điều chỉnh áp suất theo chiều kim đồng hồ
Mở van điều chỉnh lưu lượng khí bảo vệ
Kiểm tra sự lưu thông của khí bảo vệ: bấm công tắc mỏ hàn
16
Đóng van chai khí bảo vệ
Bấm công tắc mỏ hàn: xả hết khí còn dư trong mỏ hàn
Nới lỏng van điều chỉnh áp suất
Vặn chặt van điều chỉnh lưu lượng khí bảo vệ
17 Tắt công tắc nguồn của máy, áp tô mát tổng
18 Kết thúc ca làm việc
52
7.2 Phiếu số 2: Điều chỉnh chế độ hàn
Khóa học Trung cấp nghề: Hàn
Công việc Điều chỉnh chế độ hàn
TT Các bước Có Không
1 Chuẩn bị máy hàn: Máy hàn MILER; mỏ hàn MIG/MAG
2
Chuẩn bị dụng cụ: Kìm điện, kìm cắt dây, mỏ lết, tuốc lơ
vít,..
3 Chuẩn bị: Dây hàn MIG/MAG 1,0; Chai khí Ar/CO2
4 Chuẩn bị phôi hàn KT: 200x40x4
5 Kiểm tra dây dẫn vào máy, hệ thống dây hàn, kìm kẹp mát
6 Chế độ hàn: Theo bảng thông số hàn
7 Kết nối mỏ hàn với máy hàn
8 Kiểm tra mỏ hàn
9 Kiểm tra, làm sạch miệng chai khí: mở nhẹ (1/2 vòng)
10 Lắp đồng hồ vào chai khí Ar/CO2: dùng mỏ lết
11
12
13
Nới lỏng van điều chỉnh áp suất
Vặn chặt van điều chỉnh lưu lượng khí bảo vệ
Mở van chai khí bảo vệ
14 Lắp cuộn dây vào máy hàn
15 Điều chỉnh sức căng puli ép dây của cơ cấu đẩy dây
16 Đóng áp tô mát nguồn, bật công tắc máy
17
18
Chỉnh chiều dài phần nhô ra của đầu dây hàn: 5+5d mm
Vặn núm điều chỉnh tốc độ ra dây hoặc núm điều chỉnh
dòng hàn (theo chiều dương) tham khảo mục 1.3.2
Bấm công tắc mỏ hàn
19
20
Vặn van điều chỉnh áp suất theo chiều kim đồng hồ
Mở van điều chỉnh lưu lượng khí bảo vệ
21 Kiểm tra sự lưu thông của khí bảo vệ: bấm công tắc mỏ hàn
22
Điều chỉnh chế độ hàn: vặn núm điều chỉnh tốc độ ra dây hoặc
núm điều chỉnh dòng hàn trên panel điều khiển
23 Điều chỉnh chế độ 2T/4T
24
Góc nghiêng của mỏ hàn:
= 10250 (So với phương thẳng đứng)
=900
25 Mồi hồ quang: Bấm công tắc mỏ hàn
26 Thực hiện chuyển động mỏ hàn dọc theo trục đường hàn
27
Kết thúc quá trình hàn: Nhả hoặc bấm công tắc mỏ hàn (tùy
theo chọn chế độ 2T hay 4T)
53
28 Đóng van chai khí bảo vệ
29
Bấm công tắc mỏ hàn: xả hết khí còn dư trong mỏ hàn
Nới lỏng van điều chỉnh áp suất ngược chiều kim đồng hồ
Vặn chặt van điều chỉnh lưu lượng khí bảo vệ
Tắt áp tô mát
30 Kết thúc ca làm việc
54
Phiếu số 3: Giao bài tập nhóm
Kỹ năng: Vận hành thiết bị hàn MAG và điều chỉnh chế độ hàn
1. Kiểu hoạt động nhóm:
Thực hành kỹ năng
2. Mục tiêu hoạt động:
- HS thực hành kỹ năng
- Thực hành độc lập kỹ năng theo hai nhóm có sự hướng dẫn của GV
- HS thành thạo kỹ năng: Vận hành thiết bị hàn MAG và điều chỉnh chế độ hàn.
- Trình tự thực hiện kỹ năng Vận hành thiết bị hàn MAG và điều chỉnh chế độ hàn.
3. Hình thức nhóm
- Số nhóm: 02
- Số HS/ 1 nhóm: 7
4. Thời gian
Chuẩn bị
nhóm
Làm việc thực sự của
nhóm
Báo cáo Rút kinh nghiệm Tổng cộng
10’ 15’ 7hv = 105’ 20’ 135’
5. Nội dung:
Công việc Nhóm 1: (Làm ở máy số 1) Thực hành kỹ năng Vận hành thiết
bị hàn MAG và điều chỉnh chế độ hàn. Mỗi HS thực hiện toàn
bộ quy trình theo phiếu hướng dẫn thực hiện. Các HS còn lại
trong nhóm ngồi quan sát và đưa ra nhận xét cá nhân. GV sẽ
tham gia hướng dẫn.
Nhóm 2: (Làm ở máy số 2) Thực hành kỹ năng Vận hành thiết
bị hàn MAG và điều chỉnh chế độ hàn. Mỗi HS thực hiện toàn
bộ quy trình theo phiếu hướng dẫn thực hiện. Các HS còn lại
trong nhóm ngồi quan sát và đưa ra nhận xét cá nhân. GV sẽ
tham gia hướng dẫn.
Thời gian
Trình bày
55
BÀI 3: HÀN LIÊN KẾT THÉP CÁC BON THẤP VỊ TRÍ HÀN(1F)
BTUD1: HÀN LÊN KẾT KHÔNG VÁT MÉP VỊ TRÍ(1F)
I. Mục tiêu của bài. Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng:
- Trình bày các thông số cơ bản của mối hàn góc, hàn chồng và ứng dụng của
chúng.
- Chuẩn bị phôi hàn sạch, đúng kích thước bản vẽ.
- Chọn chế độ hàn, lưu lượng khí bảo vệ phù hợp với chiều dày, tính chất vật
liệu và kiểu liên kết hàn góc, hàn chồng.
- Chọn cách dao động mỏ hàn thích hợp cho mối hàn góc.
- Hàn mối hàn góc đảm bảo độ sâu ngấu, ít rỗ khí, không khuyết cạnh, ít biến
dạng, đúng kích thước bản vẽ.
- Làm sạch, kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn.
- Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng.
II/ Nội dung
1: Chuẩn bị phôi hàn và vật liệu hàn
1.1 . Chuẩn bị phôi: Chuẩn bị phôi theo đúng yêu cầu bản vẽ
* Yêu cầu: Phôi cắt đúng kích thước theo bản vẽ
- Cắt phôi hàn có kích thước sau: 150x100x5 mm
- Nắn phẳng và làm sạch phôi: chú ý làm sạch phôi sang hai bên từ 15- 20mm
2. Chuẩn bị thiết bị dụng cụ hàn
Vùng làm
sạch
100
15
0
5
5
150 ±1
5
100 ±1
135
56
2.1 Thiết bị
- Máy hàn: MAG MILER
- Máy cắt, máy mài đứng 2 đá, máy mài cầm tay.
2.2 Dụng cụ:
- Đe, búa nguội, thước lá, mũi vạch, đục nguội, kìm bấm dây, Clê hoặc mỏ lết.
3. Chọn chế độ hàn và chọn phương pháp chuyển động mỏ hàn
2.1 Chọn chế độ hàn
- Căn cứ vào bảng tra thông số hàn
Chiều dày vật liệu (mm) 3-4 5 6
Kích thước dây hàn (mm) 0.8 0.9 1.2 1.2 1.2
Tốc độ cấp dây (m/min) 7.6 6.4 3.2 3.8 5.0
Dòng điện (A) 100-130 125- 145 145- 160 165- 175 165- 185
Tốc độ hàn (mm/phút) 430 500 450 380 330
Điện áp* DCEP - (V) 22 22 18-20 19-21 20-22
Lưu lượng khí (L/phút) 10-15
Độ nhô điện cực(mm) 8-12
( Bảng tra thông số hàn)
Chú ý: Giảm 2 volt khi hàn với hỗn hợp khí Ar/CO2
- Căn cứ vào bảng tra thông số hàn ta có
Dòng điện hàn Ih 165 175 (A)
Điện áp hàn Uh 20 22 (V)
Lưu lượng khí bảo vệ VCO2 8 10 lit/phút
2.2 Chon phương pháp chuyển động mỏ hàn:
Răng cưa:
Bán nguyệt
4. Gá phôi hàn
4.1. Gá phôi.
8
3
-5
3 -
5
8
57
- Kích thước và phương pháp gá đính như hình 5-3
+ Đặt phôi liệu song song với cạnh bàn hàn, chỉnh cho khe hở giữa hai tấm phôi
a = 2mm, gá hai tấm phôi hàn phải đảm bảo thẳng, phẳng không bị so le.
+ Tạo góc bù biến dạng trước khi hàn góc α = 20
- Trong quá trình chế tạo kết cấu kim loại hàn, gá phôi hàn là một tổ hợp quan
trọng và tốn công nhất. Quá trình gá phôi có thể:
+ Căn cứ đường vạch dấu, vị trí tương hỗ giữa vật hàn do đường vẽ quyết định.
+ Căn cứ khuôn mẫu (lấy kết cấu thứ nhất làm khuôn mẫu nhưng kiểm tra chính
xác kích thước ban đầu sau đó một thời gian lại kiểm tra lại tránh bị sai lệch hình
dạng).
+ Dùng khuôn hoặc dụng cụ kẹp chuyên dùng phương pháp này hoàn thiện hơn.
10 ÷15
Mối đính
4.2. Hàn đính.
Công việc chủ yếu của tổ hợp kết cấu là hàn đính (định vị chi tiết trong kết cấu).
Hàn đính có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mối hàn. Nếu mối đính quá dài hoặc
quá cao sẽ làm cho mối hàn chính thức lồi lõm không đều. Ngược lại, mối đính quá
ngắn sẽ làm cho nó dễ bị nứt do ứng suất khi hàn gây nên. Do vậy khi hàn đính phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cường độ dòng điện khi hàn đính phải cao hơn khi hàn chính thức 10%.
- Khoảng cách giữa các mối hàn đính (40 ÷ 50)S, nhưng lớn nhất cũng không
vượt quá 300 mm.
- Chiều dài của vết đính bằng (3 ÷ 4)S, nhưng không vượt quá 30mm, thông
thường là (10 ÷ 15) mm.
- Bề dày của vết đính thường bằng (0,5 ÷ 0,7)S. Nhưng không được lớn hơn bề
dày của mối hàn chính.
- Vết đính phải cách mặt ngoài của đầu nối một khoảng (10 ÷ 15) mm.
- Sau khi hàn đính xong vật hàn có thể bị cong vênh, nên trước khi hàn chính
thức phải nắn sửa lại vật hàn cẩn thận.
5: Kỹ thuật hàn liên kết góc thép các bon thấp ở vị trí hàn 1F.
58
- Góc nghiêng mỏ hàn: = 750 – 800; = 45
- Sử dụng phương pháp hàn trái hoặc hàn phải
- Dao động ngang mỏ hàn: răng cưa, bán nguyệt hoặc vòng tròn lệch.
- Sử dụng chức năng “cracter” để lấp rãnh hồ quang
*Yêu cầu:
Các góc nghiêng của mỏ hàn và tầm với điện cực cần phải giữ ổn định trong suốt
quá trình hàn.
Luôn quan sát bể hàn, hướng vào phần đầu của bể hàn.
Trong quá trình dao động cần phải dừng ở lại hai bên, biên độ (độ rộng dao
động) và bước hàn đều.
6: Kiểm tra chất lượng mối hàn
- Sự đồng đều về chiều cao, chiều rộng và cạnh mối hàn
- Kiểm tra độ ngấu
- Sử lý điểm đầu, điểm cuối mối hàn
- Khuyết cạnh,
- Chẩy tràn,
- Rỗ khí,
- Nứt cuối đường hàn
7. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH PHÂN XƯỞNG.
7.1. An toàn lao động.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động: Mặt nạ hàn, kính bảo hộ, tạp dề da, dày da,
ống che chân, che tay.
59
- Có trang bị bình chống cháy và bình chống cháy phải thường xuyên được kiểm
tra hạn sử dụng.
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội qui xưởng thực hành.
7.2. Vệ sinh phân xưởng.
Sau khi kết thúc ca thực tập, phải vệ sinh khu vực hàn và toàn bộ xưởng.
- Khoa chai khí và xả khí còn lại trong van giảm áp
- Cắt công tắc “OFF” của máy hàn.
- Cắt cầu dao điện nguồn vào máy hàn.
- Cuốn dây hàn treo vào vị trí quy định.
- Thu dọn các dụng cụ: Kính hàn, búa nguội, búa gõ xỉ, dưỡng kiểm vào vị trí
quy định
- Vệ sinh bàn hàn: Các đầu mẩu que hàn ; phôi hàn; xỉ hàn để riêng các thùng khác
nhau.
- Vệ sinh toàn bộ phân xưởng.
60
8 Phần thực hành
8.1 Phiếu số 1: Hướng dẫn thực hiện
Khóa học Trung cấp nghề: Hàn
Công việc
Hàn liên kết góc thép các bon thấp vị trí hàn 1F
TT Các bước Có Không
1 Chuẩn bị máy hàn
2
Chuẩn bị dụng cụ: Kéo cần, máy mài, bàn chải sắt, giũa,
đe, búa, thước lá, mỏ lết
3 Chuẩn bị: Dây hàn MIG/MAG Ф 0,8; Chai khí Ar/CO2
4 Chỉnh chiều dài phần nhô ra của đầu dây hàn: 1012 mm
5 Lắp đồng hồ vào chai khí Ar/CO2: dùng mỏ lết
6
Cắt phôi hàn: Thép CT31, kích thước 200x40x5 (hình vẽ) -
dùng kéo cần.
7 Nắn thẳng, nắn phẳng phôi: Dùng búa, đe
8
Làm sạch mép hàn: mài hoặc giũa mép hàn và bề mặt 2
tấm phôi
9 Chỉnh dòng điện hàn đính: Theo bảng thông số hàn
10 Chỉnh lưu lượng khí bảo vệ 10 12 l/phút.
11
Kiểm tra sự lưu thông của khí bảo vệ: Bấm công tắc mỏ
hàn.
12 Gá đính phôi ở vị trí 1F
13 Điều chỉnh dòng điện hàn: Theo bảng thông số hàn.
14
Hàn đường hàn thứ nhất: Dùng phương pháp hàn trái.
- Góc nghiêng mỏ hàn: =100 ~ 200; = 450
- Phương pháp dao động: răng cưa, tam giác xếp
15 Đánh sạch mặt sau của đường hàn thứ nhất: Dùng bàn chải
61
sắt đánh đến khi có màu sáng trắng.
16
Kiểm tra lại sự lưu thông của khí bảo vệ, chụp khí, ống
tiếp điện.
17 Hàn đường hàn thứ hai: Tiến hành như bước 14.
18 Làm sạch phôi hàn: Như bước 15.
19
Kiểm tra mối hàn bằng quan sát mắt thường nhằm đánh giá
sơ bộ chất lượng mối hàn.
20 Ghi tên, nộp bài.
8.2 Phiếu số 2: Góc độ mỏ hàn
Bản vẽ phôi, gá đính, góc độ mỏ hàn Thời gian dự kiến: Số:
- Tài liệu phát tay:
phiếu hướng dẫn
thực hiện
Góc nghiêng mỏ hàn: =75o ~ 80o; = 45o
Dao động mỏ hàn: Răng cưa
200 4
4
0
62
63
8.3 Phiếu số 3: Các dạng hỏng
Các dạng hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục Thời gian dự kiến: Số:
- Bản vẽ: Các dạng
hỏng, nguyên nhân
cách khắc phục.
Mối hàn cháy cạnh, chảy xệ: Nguyên nhân: Ih lớn, vận tốc
hàn nhỏ, dao động không có điểm dừng ở hai biên độ
Mối hàn lõm : Nguyên nhân: vận tốc hàn lớn
Mối hàn không ngấu: Nguyên nhân: Ih nhỏ, vận tốc hàn lớn
Kim loaïi cô baûnMoái haøn
Khoâng ngaáu
Moái haøn chaûy xeä
Chaùy caïnh
Moái haøn bò loõm
64
8.4 Phiếu số 4: Giao bài tập nhóm
Kỹ năng:
Hàn liên kết góc thép các bon thấp vị trí 1F.
1. Kiểu hoạt động nhóm:
- Thực hành kỹ năng
2. Mục tiêu hoạt động:
- HS thực hành kỹ năng
- Thực hành độc lập kỹ năng Hàn liên kết góc thép các bon thấp vị trí 1F theo nhóm có
sự hướng dẫn của GV
- HS thành thạo kỹ năng: - Trình tự thực hiện kỹ năng Hàn liên kết góc thép các bon
thấp vị trí 1F.
3. Hình thức nhóm
- Số nhóm: ....
- Số HS/ 1 nhóm: 7
4 Thời gian
Chuẩn bị
nhóm
Làm việc thực sự của
nhóm
Báo cáo Rút kinh nghiệm Tổng cộng
10’ 15’ 7hv = 105’ 20’ 135’
5 Nội dung:
Công việc Nhóm 1: (Làm ở máy số 1) Thực hành kỹ năng Hàn góc không
vát mép 2 tấm thép bằng phương pháp Hàn MIG/MAG. Mỗi HS
thực hiện toàn bộ quy trình theo phiếu hướng dẫn thực hiện. Các
HS còn lại trong nhóm ngồi quan sát và đưa ra nhận xét cá nhân.
GV sẽ tham gia hướng dẫn.
Nhóm 2: (Làm ở máy số 2) Thực hành kỹ năng Hàn góc không
vát mép 2 tấm thép bằng phương pháp Hàn MIG/MAG. Mỗi HS
thực hiện toàn bộ quy trình theo phiếu hướng dẫn thực hiện. Các
HS còn lại trong nhóm ngồi quan sát và đưa ra nhận xét cá nhân.
GV sẽ tham gia hướng dẫn.
Thời gian
Trình bày
65
BÀI 3: HÀN LIÊN KẾT THÉP CÁC BON THẤP VỊ TRÍ HÀN(1F)
BTUD2: HÀN LÊN KẾT CÓ VÁT MÉP VỊ TRÍ HÀN(1F)
I. Mục tiêu của bài. Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng:
- Trình bày các thông số cơ bản của mối hàn góc có vát mép như: Chiều cao,
cạnh mối hàn, góc vát, khe hở, chiều dày mép vát.
- Chuẩn bị phôi hàn sạch đúng kích thước bản vẽ.
- Chọn chế độ hàn, phương pháp chuyển động, mỏ hàn phù hợp với chiều dày,
tính chất vật liệu và kiểu liên kết hàn góc.
- Hàn mối hàn góc đảm bảo độ sâu ngấu, ít rỗ khí, không khuyết cạnh, ít biến
dạng, đúng kích thước bản vẽ.
- Làm sạch, kiểm tra đách giá đúng chất lượng mối hàn.
- Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng.
II/ Nội dung
1: Chuẩn bị phôi hàn và vật liệu hàn
1.1 . Chuẩn bị phôi: Chuẩn bị phôi theo đúng yêu cầu bản vẽ
* Yêu cầu: Phôi cắt đúng kích thước theo bản vẽ
S 3 4 5 6 7 8 9 10 12 14 16 18 20 22 24 26
b 10 12 14 16 18 20 22 26 28 30 32 34
b1 8±2 10±2 12±2
a 1±0,5 2±1
c 1±0,5 1,5±1 2±1
p 1,5±1 2±1
Bảng 6-2. Kích thước mối hàn giáp mối có vát mép 2 phía
S 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 32 34 36
b 12 14 16 20 22 24
c 1,5±1 2±1
S 28 40 42 44 46 48 50 52 54 56 58 60 62
b 26 28 30 32 34 36 38
c 2±1
* Yêu cầu:
Phôi cắt đúng kích thước theo bản vẽ
66
- Cắt phôi hàn có kích thước sau: 150x100x5 mm
- Nắn phẳng và làm sạch phôi: chú ý làm sạch phôi sang hai bên từ 15- 20mm
2. Chuẩn bị thiết bị dụng cụ hàn
2.1 Thiết bị
- Máy hàn: MAG MILER
- Máy cắt, máy mài đứng 2 đá, máy mài cầm tay.
2.2 Dụng cụ:
- Đe, búa nguội, thước lá, mũi vạch, đục nguội, kìm bấm dây, Clê hoặc mỏ lết.
3. Chọn chế độ hàn và chọn phương pháp chuyển động mỏ hàn
3.1 Chọn chế độ hàn
Dòng điện hàn: Ih1
Ih2
90 110 (A)
100 120 (A)
Công tắc lấp rãnh hồ
quang
ON / OFF
Điện áp hàn Uh1 19 20 (V)
19 20 (V)
Dòng điện lấp rãnh hồ
quang
70 90 (A)
Lưu lượng khí bảo vệ
VCO2
10 15 lit/phút Điện áp lấp rãnh hồ
quang
17 19 (V)
Chú ý: Giảm 2 volt khi hàn với hỗn hợp khí Ar/CO2
- Căn cứ vào bảng tra thông số hàn ta có
Dòng điện hàn Ih 165 175 (A)
Điện áp hàn Uh 20 22 (V)
Lưu lượng khí bảo vệ VCO2 8 10 lit/phút
100
15
0
8100
15
0
8
2
,5
0
,5
55
°
67
3.2 Chon phương pháp chuyển động mỏ hàn:
Răng cưa:
Bán nguyệt
4. Gá phôi hàn
4.1. Gá phôi.
- Kích thước và phương pháp gá đính như hình 5-3
+ Đặt phôi liệu song song với cạnh bàn hàn, chỉnh cho khe hở giữa hai tấm phôi
a = 2mm, gá hai tấm phôi hàn phải đảm bảo thẳng, phẳng không bị so le.
+ Tạo góc bù biến dạng trước khi hàn góc α = 20
- Trong quá trình chế tạo kết cấu kim loại hàn, gá phôi hàn là một tổ hợp quan
trọng và tốn công nhất. Quá trình gá phôi có thể:
+ Căn cứ đường vạch dấu, vị trí tương hỗ giữa vật hàn do đường vẽ quyết định.
+ Căn cứ khuôn mẫu (lấy kết cấu thứ nhất làm khuôn mẫu nhưng kiểm tra chính
xác kích thước ban đầu sau đó một thời gian lại kiểm tra lại tránh bị sai lệch hình
dạng).
+ Dùng khuôn hoặc dụng cụ kẹp chuyên dùng phương pháp này hoàn thiện hơn.
10 ÷15
Mối đính
4.2. Hàn đính.
Công việc chủ yếu của tổ hợp kết cấu là hàn đính (định vị chi tiết trong kết cấu).
Hàn đính có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mối hàn. Nếu mối đính quá dài hoặc
quá cao sẽ làm cho mối hàn chính thức lồi lõm không đều. Ngược lại, mối đính quá
ngắn sẽ làm cho nó dễ bị nứt do ứng suất khi hàn gây nên. Do vậy khi hàn đính phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cường độ dòng điện khi hàn đính phải cao hơn khi hàn chính thức 10%.
- Khoảng cách giữa các mối hàn đính (40 ÷ 50)S, nhưng lớn nhất cũng không
vượt quá 300 mm.
8
3
-5
3 -
5
8
68
- Chiều dài của vết đính bằng (3 ÷ 4)S, nhưng không vượt quá 30mm, thông
thường là (10 ÷ 15) mm.
- Bề dày của vết đính thường bằng (0,5 ÷ 0,7)S. Nhưng không được lớn hơn bề
dày của mối hàn chính.
- Vết đính phải cách mặt ngoài của đầu nối một khoảng (10 ÷ 15) mm.
- Sau khi hàn đính xong vật hàn có thể bị cong vênh, nên trước khi hàn chính thức phải
nắn sửa lại vật hàn cẩn thận.
5: Kỹ thuật hàn góc có vát mép ở vị trí hàn bằng.
- Góc nghiêng mỏ hàn: = 750 – 800; = 45
- Sử dụng phương pháp hàn đẩy hàn lớp lót, hàn kéo hàn lớp phủ
- Chuyển động mỏ hàn: đi thẳng, răng cưa, bán nguyệt ở lớp lót, bán nguyệt,
vòng tròn lệch ở lớp phủ.
- Sử dụng chức năng “cracter” để lấp rãnh hồ quang
*Yêu cầu:
Các góc nghiêng của mỏ hàn và tầm với điện cực cần phải giữ ổn định trong suốt
quá trình hàn.
Luôn quan sát bể hàn, hướng vào phần đầu của bể hàn.
Trong quá trình dao động cần phải dừng ở lại hai bên, biên độ (độ rộng dao
động) và bước hàn đều.
Phải làm sạch bề mặt lớp lót trước khí tiến hành hàn lớp phủ.
6: Kiểm tra chất lượng mối hàn
- Sự đồng đều về chiều cao, chiều rộng mối hàn, góc liên kết
- Kiểm tra độ ngấu
- Sử lý điểm đầu, điểm cuối mối hàn
75-
80
45
69
- Khuyết cạnh,
- Chẩy tràn,
- Rỗ khí,
- Nứt cuối đường hàn
7. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH PHÂN XƯỞNG.
7.1. An toàn lao động.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động: Mặt nạ hàn, kính bảo hộ, tạp dề da, dày da,
ống che chân, che tay.
- Có trang bị bình chống cháy và bình chống cháy phải thường xuyên được kiểm
tra hạn sử dụng.
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội qui xưởng thực hành.
7.2. Vệ sinh phân xưởng.
Sau khi kết thúc ca thực tập, phải vệ sinh khu vực hàn và toàn bộ xưởng.
- Khoa chai khí và xả khí còn lại trong van giảm áp
- Cắt công tắc “OFF” của máy hàn.
- Cắt cầu dao điện nguồn vào máy hàn.
- Cuốn dây hàn treo vào vị trí quy định.
- Thu dọn các dụng cụ: Kính hàn, búa nguội, búa gõ xỉ, dưỡng kiểm vào vị trí
quy định
- Vệ sinh bàn hàn: Các đầu mẩu que hàn ; phôi hàn; xỉ hàn để riêng các thùng khác
nhau.
- Vệ sinh toàn bộ phân xưởng.
70
8 Phần thực hành
8.1 Phiếu số 1: Hướng dẫn thực hiện
Khóa học Trung cấp nghề: Hàn
Công việc
Hàn liên kết góc thép các bon thấp vị trí hàn 1F
TT Các bước Có Không
1 Chuẩn bị máy hàn
2
Chuẩn bị dụng cụ: Kéo cần, máy mài, bàn chải sắt, giũa,
đe, búa, thước lá, mỏ lết
3 Chuẩn bị: Dây hàn MIG/MAG Ф 0,8; Chai khí Ar/CO2
4 Chỉnh chiều dài phần nhô ra của đầu dây hàn: 1012 mm
5 Lắp đồng hồ vào chai khí Ar/CO2: dùng mỏ lết
6
Cắt phôi hàn: Thép CT31, kích thước 150x100x8 (hình vẽ)
- dùng kéo cần.
7 Nắn thẳng, nắn phẳng phôi: Dùng búa, đe
8
Làm sạch mép hàn: mài hoặc giũa mép hàn và bề mặt 2
tấm phôi
9 Chỉnh dòng điện hàn đính: Theo bảng thông số hàn
10 Chỉnh lưu lượng khí bảo vệ 10 12 l/phút.
11
Kiểm tra sự lưu thông của khí bảo vệ: Bấm công tắc mỏ
hàn.
12 Gá đính phôi ở vị trí 1F
13 Điều chỉnh dòng điện hàn: Theo bảng thông số hàn.
14
Hàn lớp lót: Dùng phương pháp hàn trái.
- Góc nghiêng mỏ hàn: =750 ~ 800; = 450
- Phương pháp dao động: răng cưa, tam giác xếp
15
Đánh sạch mặt sau của đường hàn thứ nhất: Dùng bàn chải
sắt đánh đến khi có màu sáng trắng.
16
Kiểm tra lại sự lưu thông của khí bảo vệ, chụp khí, ống
tiếp điện.
17 Hàn lớp hàn thứ hai: Tiến hành như bước 14.
71
18 Làm sạch phôi hàn: Như bước 15.
19
Kiểm tra mối hàn bằng quan sát mắt thường nhằm đánh giá
sơ bộ chất lượng mối hàn.
20 Ghi tên, nộp bài.
8.2 Phiếu số 2: Góc độ mỏ hàn
Bản vẽ phôi, gá đính, góc độ mỏ hàn Thời gian dự kiến: Số:
- Tài liệu phát tay:
phiếu hướng dẫn
thực hiện
Góc nghiêng mỏ hàn: =10o ~ 20o; = 45o
Dao động mỏ hàn: Răng cưa
200 4
4
0
75-
80
45
72
8.3 Phiếu số 3: Các dạng hỏng
Các dạng hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục Thời gian dự kiến: Số:
- Bản vẽ: Các dạng
hỏng, nguyên nhân
cách khắc phục.
Mối hàn cháy cạnh, chảy xệ: Nguyên nhân: Ih lớn, vận tốc
hàn nhỏ, dao động không có điểm dừng ở hai biên độ
Mối hàn lõm : Nguyên nhân: vận tốc hàn lớn
Mối hàn không ngấu: Nguyên nhân: Ih nhỏ, vận tốc hàn lớn
Kim loaïi cô baûnMoái haøn
Khoâng ngaáu
Moái haøn chaûy xeä
Chaùy caïnh
Moái haøn bò loõm
73
8.4 Phiếu số 4: Giao bài tập nhóm
Kỹ năng:
Hàn liên kết góc thép các bon thấp vị trí 1F.
1. Kiểu hoạt động nhóm:
- Thực hành kỹ năng
2. Mục tiêu hoạt động:
- HS thực hành kỹ năng
- Thực hành độc lập kỹ năng Hàn liên kết góc thép các bon thấp vị trí 1F theo nhóm có
sự hướng dẫn của GV
- HS thành thạo kỹ năng: - Trình tự thực hiện kỹ năng Hàn liên kết góc thép các bon
thấp vị trí 1F.
3. Hình thức nhóm
- Số nhóm: ....
- Số HS/ 1 nhóm: 7
4 Thời gian
Chuẩn bị
nhóm
Làm việc thực sự của
nhóm
Báo cáo Rút kinh nghiệm Tổng cộng
10’ 15’ 7hv = 105’ 20’ 135’
5 Nội dung:
Công việc Nhóm 1: (Làm ở máy số 1) Thực hành kỹ năng Hàn góc không
vát mép 2 tấm thép bằng phương pháp Hàn MIG/MAG. Mỗi HS
thực hiện toàn bộ quy trình theo phiếu hướng dẫn thực hiện. Các
HS còn lại trong nhóm ngồi quan sát và đưa ra nhận xét cá nhân.
GV sẽ tham gia hướng dẫn.
Nhóm 2: (Làm ở máy số 2) Thực hành kỹ năng Hàn góc không
vát mép 2 tấm thép bằng phương pháp Hàn MIG/MAG. Mỗi HS
thực hiện toàn bộ quy trình theo phiếu hướng dẫn thực hiện. Các
HS còn lại trong nhóm ngồi quan sát và đưa ra nhận xét cá nhân.
GV sẽ tham gia hướng dẫn.
Thời gian
Trình bày
74
BÀI 4: HÀN GIÁP MỐI THÉP CÁC BON THẤP VỊ TRÍ HÀN(1G)
BTƯD1: HÀN GIÁP MỐI KHÔNG VÁT MÉP
I. Mục tiêu của bài
Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng:
- Trình bày các thông số cơ bản của mối hàn giáp mối.
- Chuẩn bị phôi hàn đúng kích thước bản vẽ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Chuẩn bị vật liệu hàn, thiết bị, dụng cụ hàn đầy đủ an toàn.
- Chọn chế độ hàn (ddh, Ih,Uh,Vh) và lưu lượng khí bảo vệ phù hợp với chiều
dày, tính chất vật liệu vật liệu.
- Phân tích tác dụng của các phương pháp chuyển động mỏ hàn, theo đường
thẳng, hình bán nguyệt, hình răng cưa, vòng tròn lệch.
- Gá lắp các chi tiết hàn đảm bảo chắc chắn, đúng khe hở, đảm bảo các vị trí
tương quan của chi tiết.
- Thực hiện các thao tác hàn thành thạo.
- Hàn mối hàn giáp mối không vát mép đảm bảo độ sâu ngấu, không rỗ khí,
không cháy cạnh, đúng kích thước bản vẽ.
- Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn.
- Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng.
II/ Nội dung
1: Chuẩn bị phôi hàn và vật liệu hàn
1.1 . Chuẩn bị phôi: Chuẩn bị phôi theo đúng yêu cầu bản vẽ
LIÊN KẾT
HÀN GIÁP
MỐI
4
150
75
* Yêu cầu: Phôi cắt đúng kích thước theo bản vẽ
* Yêu cầu:
Phôi cắt đúng kích thước theo bản vẽ
- Cắt phôi hàn có kích thước sau: 150x100x5 mm
- Nắn phẳng và làm sạch phôi: chú ý làm sạch phôi sang hai bên từ 15- 20mm
2. Chuẩn bị thiết bị dụng cụ hàn
2.1 Thiết bị
- Máy hàn: MAG MILER
- Máy cắt, máy mài đứng 2 đá, máy mài cầm tay.
2.2 Dụng cụ:
- Đe, búa nguội, thước lá, mũi vạch, đục nguội, kìm bấm dây, Clê hoặc mỏ lết.
3. Chọn chế độ hàn và chọn phương pháp chuyển động mỏ hàn
3.1 Chọn chế độ hàn: Căn cứ vào bảng tra thông số hàn ta có
Dòng điện hàn Ih 165 175 (A)
Điện áp hàn Uh 20 22 (V)
Lưu lượng khí bảo vệ VCO2 8 10 lit/phút
3.2 Chon phương pháp chuyển động mỏ hàn:
Răng cưa:
Bán nguyệt
4. Gá phôi hàn
4.1. Gá phôi.
8
3
-5
3 -
5
8
Vùng làm
sạch
100
15
0
5
76
- Kích thước và phương pháp gá đính như hình 5-3
+ Đặt phôi liệu song song với cạnh bàn hàn, chỉnh cho khe hở giữa hai tấm phôi
a = 2mm, gá hai tấm phôi hàn phải đảm bảo thẳng, phẳng không bị so le.
+ Tạo góc bù biến dạng trước khi hàn góc α = 20
- Trong quá trình chế tạo kết cấu kim loại hàn, gá phôi hàn là một tổ hợp quan
trọng và tốn công nhất. Quá trình gá phôi có thể:
+ Căn cứ đường vạch dấu, vị trí tương hỗ giữa vật hàn do đường vẽ quyết định.
+ Căn cứ khuôn mẫu (lấy kết cấu thứ nhất làm khuôn mẫu nhưng kiểm tra chính
xác kích thước ban đầu sau đó một thời gian lại kiểm tra lại tránh bị sai lệch hình
dạng).
Dùng khuôn hoặc dụng cụ kẹp chuyên dùng phương pháp này hoàn thiện hơn.
4.2. Hàn đính.
Công việc chủ yếu của tổ hợp kết cấu là hàn đính (định vị chi tiết trong kết cấu).
Hàn đính có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mối hàn. Nếu mối đính quá dài hoặc
quá cao sẽ làm cho mối hàn chính thức lồi lõm không đều. Ngược lại, mối đính quá
ngắn sẽ làm cho nó dễ bị nứt do ứng suất khi hàn gây nên. Do vậy khi hàn đính phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cường độ dòng điện khi hàn đính phải cao hơn khi hàn chính thức 10%.
- Khoảng cách giữa các mối hàn đính (40 ÷ 50)S, nhưng lớn nhất cũng không
vượt quá 300 mm.
- Chiều dài của vết đính bằng (3 ÷ 4)S, nhưng không vượt quá 30mm, thông
thường là (10 ÷ 15) mm.
- Bề dày của vết đính thường bằng (0,5 ÷ 0,7)S. Nhưng không được lớn hơn bề
dày của mối hàn chính.
- Vết đính phải cách mặt ngoài của đầu nối một khoảng (10 ÷ 15) mm.
- Sau khi hàn đính xong vật hàn có thể bị cong vênh, nên trước khi hàn chính thức phải
nắn sửa lại vật hàn cẩn thận.
77
5. Kỹ thuật hàn liên kết thép các bon thấp ở vị trí hàn 1G.
- Sử dụng phương pháp hàn phải
- Góc nghiêng mỏ hàn: = 750 – 800; = 900
- Chuyển động mỏ hàn: răng cưa, bán nguyệt
- Kết thúc đường hàn sử dụng chức năng “cracter” để lấp rãnh hồ quang hoặc
dùng phương pháp hàn “chấm ngắt” để lấp đầy rãnh hồ quang
*Yêu cầu:
- Các góc nghiêng của mỏ hàn và tầm với điện cực cần phải giữ ổn định trong
suốt quá trình hàn.
- Luôn quan sát bể hàn, hồ quang hướng vào phần đầu của bể hàn.
- Trong quá trình dao động cần phải dừng ở lại hai bên, biên độ (độ rộng dao
động) và bước hàn đều.
6. Kiểm tra chất lượng mối hàn
- Sự đồng đều về chiều cao, chiều rộng mối hàn
- Kiểm tra độ sâu ngấu
- Sử lý điểm đầu, điểm cuối mối hàn
- Khuyết cạnh, chẩy tràn, rỗ khí, nứt cuối đường hàn.
7. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH PHÂN XƯỞNG.
7.1. An toàn lao động.
78
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động: Mặt nạ hàn, kính bảo hộ, tạp dề da, dày da,
ống che chân, che tay.
- Có trang bị bình chống cháy và bình chống cháy phải thường xuyên được kiểm
tra hạn sử dụng.
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội qui xưởng thực hành.
7.2. Vệ sinh phân xưởng.
Sau khi kết thúc ca thực tập, phải vệ sinh khu vực hàn và toàn bộ xưởng.
- Khoa chai khí và xả khí còn lại trong van giảm áp
- Cắt công tắc “OFF” của máy hàn.
- Cắt cầu dao điện nguồn vào máy hàn.
- Cuốn dây hàn treo vào vị trí quy định.
- Thu dọn các dụng cụ: Kính hàn, búa nguội, búa gõ xỉ, dưỡng kiểm vào vị trí
quy định
- Vệ sinh bàn hàn: Các đầu mẩu que hàn ; phôi hàn; xỉ hàn để riêng các thùng khác
nhau.
- Vệ sinh toàn bộ phân xưởng.
79
8. Phiếu luyện tập
8.1 Phiếu số 1: Hướng dẫn thực hiện
Khóa học Trung cấp nghề hàn
Công việc
Hàn bằng giáp mối không vát mép 2 tấm thép
bằng phương pháp hàn MIG/MAG
TT Các bước Có Không
1
Chuẩn bị máy hàn: Máy hàn MAG MILER; mỏ hàn
MIG/MAG
2
Chuẩn bị dụng cụ: Kéo cần, máy mài, bàn chải sắt, giũa,
đe, búa, thước lá, mỏ lết
3 Chuẩn bị: Dây hàn MIG/MAG Ф 0,8; Chai khí Ar/CO2
4 Chỉnh chiều dài phần nhô ra của đầu dây hàn: 1215 mm
5 Lắp đồng hồ vào chai khí Ar/CO2: dùng mỏ lết
6
Cắt phôi hàn: Thép CT31, kích thước 150x100x5 (hình
vẽ) - dùng kéo cần.
7 Nắn thẳng, nắn phẳng phôi: Dùng búa, đe
8
Làm sạch mép hàn: mài hoặc giũa mép hàn và bề mặt 2 tấm
phôi
9 Chỉnh dòng điện hàn đính: Theo bảng thông số hàn
10 Chỉnh lưu lượng khí bảo vệ 8 12 l/phút.
11
Kiểm tra sự lưu thông của khí bảo vệ: Bấm công tắc mỏ
hàn.
12 Gá đính phôi ở vị trí 1G
13 Điều chỉnh dòng điện hàn: Theo bảng thông số hàn.
14
Hàn đường hàn thứ nhất: Dùng phương pháp hàn trái.
- Góc nghiêng mỏ hàn: =75o ~ 80o; = 90o
- Phương pháp dao động: răng cưa
15
Đánh sạch mặt sau của đường hàn thứ nhất: Dùng bàn
chải sắt đánh đến khi có màu sáng trắng.
16
Kiểm tra lại sự lưu thông của khí bảo vệ, chụp khí, ống
tiếp điện.
17 Hàn đường hàn thứ hai: Tiến hành như bước 14.
18 Làm sạch phôi hàn: Như bước 15.
19
Kiểm tra mối hàn bằng quan sát mắt thường nhằm đánh
giá sơ bộ chất lượng mối hàn.
20 Ghi tên, nộp bài.
80
8.2. Phiếu số 2: Giao bài tập nhóm
Kỹ năng:
Hàn giáp mối không vát mép 2 tấm thép bằng phương pháp Hàn MIG/MAG.
1 Kiểu hoạt động nhóm:
- Thực hành kỹ năng
2 Mục tiêu hoạt động:
...o nó dễ bị nứt do ứng suất khi hàn gây nên. Do vậy khi hàn đính phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cường độ dòng điện khi hàn đính phải cao hơn khi hàn chính thức 10%.
- Khoảng cách giữa các mối hàn đính (40 ÷ 50)S, nhưng lớn nhất cũng không
vượt quá 300 mm.
- Chiều dài của vết đính bằng (3 ÷ 4)S, nhưng không vượt quá 30mm, thông
thường là (10 ÷ 15) mm.
- Bề dày của vết đính thường bằng (0,5 ÷ 0,7)S. Nhưng không được lớn hơn bề
dày của mối hàn chính.
- Vết đính phải cách mặt ngoài của đầu nối một khoảng (10 ÷ 15) mm.
- Sau khi hàn đính xong vật hàn có thể bị cong vênh, nên trước khi hàn chính thức phải
nắn sửa lại vật hàn cẩn thận.
128
5. Kỹ thuật hàn ngang giáp mối
Góc nghiêng của mỏ hàn so với trục của đường hàn: = 750 - 800
Góc nghiêng của mỏ hàn so với bề mặt của 2 chi tiết: = 750 - 800
Tầm với điện cực: Lv = 10 - 15 (mm)
Dao động ngang mỏ hàn: Sử dụng dao động ngang kiểu răng cưa hoặc bán
nguyệt.
Lưu ý:
Các góc nghiêng của mỏ hàn và tầm với điện cực cần phải giữ ổn định
trong suốt quá trình hàn.
Trong quá trình dao động cần chú ý đến biên độ (độ rộng dao động) và
bước hàn.
Dừng ở lại hai bên để đề phòng khuyết cạnh.
Hồ quang luôn luôn hướng vào phần đầu của bể hàn.
6. Kiểm tra chất lượng mối hàn
- Kiểm tra sự bám dính của hạt kim loại trên bề mặt mối hàn
- Kiểm tra độ ngấu
- Sự đồng đều về chiều cao
- Sự đồng đều về hình dạng mối hàn
- Sử lý điểm đầu, điểm cuối mối hàn
- Khuyết cạnh
10
3
-
5
-
5
3 -
5
8
75°- 800
75°- 800
129
- Chẩy tràn
- Rỗ khí
- Nứt
7. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH PHÂN XƯỞNG.
7.1. An toàn lao động.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động: Mặt nạ hàn, kính bảo hộ, tạp dề da, dày da,
ống che chân, che tay.
- Có trang bị bình chống cháy và bình chống cháy phải thường xuyên được kiểm
tra hạn sử dụng.
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội qui xưởng thực hành.
7.2. Vệ sinh phân xưởng.
Sau khi kết thúc ca thực tập, phải vệ sinh khu vực hàn và toàn bộ xưởng.
- Khoa chai khí và xả khí còn lại trong van giảm áp
- Cắt công tắc “OFF” của máy hàn.
- Cắt cầu dao điện nguồn vào máy hàn.
- Cuốn dây hàn treo vào vị trí quy định.
- Thu dọn các dụng cụ: Kính hàn, búa nguội, búa gõ xỉ, dưỡng kiểm vào vị trí
quy định
- Vệ sinh bàn hàn: Các đầu mẩu que hàn ; phôi hàn; xỉ hàn để riêng các thùng khác
nhau.
- Vệ sinh toàn bộ phân xưởng.
130
131
8 Phần thực hành
8.1 Phiếu số 1: Hướng dẫn thực hiện
Khóa học Trung cấp nghề: Hàn
Công việc
Hàn thép các bon thấp vị trí 2G
TT Các bước Có Không
1 Chuẩn bị máy hàn
2
Chuẩn bị dụng cụ: Kéo cần, máy mài, bàn chải sắt, giũa,
đe, búa, thước lá, mỏ lết
3 Chuẩn bị: Dây hàn MIG/MAG Ф 0,8; Chai khí Ar/CO2
4 Chỉnh chiều dài phần nhô ra của đầu dây hàn: 1012 mm
5 Lắp đồng hồ vào chai khí Ar/CO2: dùng mỏ lết
6
Cắt phôi hàn: Thép CT31, kích thước 150x100x8 (hình vẽ)
- dùng kéo cần.
7 Nắn thẳng, nắn phẳng phôi: Dùng búa, đe
8
Làm sạch mép hàn: mài hoặc giũa mép hàn và bề mặt 2
tấm phôi
9 Chỉnh dòng điện hàn đính: Theo bảng thông số hàn
10 Chỉnh lưu lượng khí bảo vệ 10 12 l/phút.
11
Kiểm tra sự lưu thông của khí bảo vệ: Bấm công tắc mỏ
hàn.
12 Gá đính phôi ở vị trí 2G
13 Điều chỉnh dòng điện hàn: Theo bảng thông số hàn.
14
Hàn đường hàn thứ nhất: Dùng phương pháp hàn trái.
- Góc nghiêng mỏ hàn: =750 ~ 800; = 900
- Phương pháp dao động: răng cưa, tam giác xếp
15
Đánh sạch mặt sau của đường hàn thứ nhất: Dùng bàn chải
sắt đánh đến khi có màu sáng trắng.
16
Kiểm tra lại sự lưu thông của khí bảo vệ, chụp khí, ống
tiếp điện.
17 Hàn đường hàn thứ hai: Tiến hành như bước 14.
132
18 Làm sạch phôi hàn: Như bước 15.
19
Kiểm tra mối hàn bằng quan sát mắt thường nhằm đánh giá
sơ bộ chất lượng mối hàn.
20 Ghi tên, nộp bài.
8.2 Phiếu số 2: Góc độ mỏ hàn
Bản vẽ phôi, gá đính, góc độ mỏ hàn Thời gian dự kiến: Số:
- Tài liệu phát tay:
phiếu hướng dẫn
thực hiện
Góc nghiêng mỏ hàn: =75o ~ 80o; = 75o ~ 80o
Dao động mỏ hàn: Răng cưa
200 4
4
0
15
0
75°- 800
75°- 800
133
8.2. Phiếu số 2: Giao bài tập nhóm
Kỹ năng: Hàn thép các bon thấp vị trí 2G
1 Kiểu hoạt động nhóm:
- Thực hành kỹ năng
2 Mục tiêu hoạt động:
- HS thực hành kỹ năng Hàn thép các bon thấp vị trí 2G
- Thực hành độc lập kỹ năng theo hai nhóm có sự hướng dẫn của GV
- HS thành thạo kỹ năng: Hàn thép các bon thấp vị trí 2G
- Trình tự thực hiện kỹ năng Hàn thép các bon thấp vị trí 2G
3 Hình thức nhóm
- Số nhóm: 02
- Số HS/ 1 nhóm: 7
4 Thời gian
Chuẩn bị
nhóm
Làm việc thực sự của
nhóm
Báo cáo Rút kinh nghiệm Tổng cộng
10’ 15’ 7hv = 105’ 20’ 135’
5. Nội dung
Công việc Nhóm 1: (Làm ở máy số 1) Thực hành kỹ năng Hàn giáp mối
không vát mép 2 tấm thép bằng phương pháp Hàn MIG/MAG.
Mỗi HS thực hiện toàn bộ quy trình theo phiếu hướng dẫn thực
hiện. Các HS còn lại trong nhóm ngồi quan sát và đưa ra nhận
xét cá nhân. GV sẽ tham gia hướng dẫn.
Nhóm 2: (Làm ở máy số 2) Thực hành kỹ năng Hàn giáp mối
không vát mép 2 tấm thép bằng phương pháp Hàn MIG/MAG.
Mỗi HS thực hiện toàn bộ quy trình theo phiếu hướng dẫn thực
hiện. Các HS còn lại trong nhóm ngồi quan sát và đưa ra nhận
xét cá nhân. GV sẽ tham gia hướng dẫn.
Thời gian
Trình bày
134
BÀI 1: HÀN THÉP CÁC BON THẤP VỊ TRÍ HÀN 2G
BTƯD 2: HÀN CÓ VÁT MÉP
I. Mục tiêu của bài. Sau khi xong bài này người học sẽ có khả năng:
- Chuẩn bị phôi hàn đúng kích thước bản vẽ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ hàn, dây hàn khí bảo vệ đầy đủ an toàn.
- Chọn chế độ hàn (dh, Ih, Uh, Vh) lưu lượng khí bảo vệ và phương pháp
chuyển động mỏ hàn phù hợp với chiều dày vật liệu, kiểu liên kết hàn và vị
trí hàn ngang.
- Gá phôi hàn chắc chắn, đúng vị trí hàn ngang, đúng kích thước.
- Hàn mối hàn giáp mối có vát mép ở vị trí hàn ngang đảm bảo độ sâu
ngấu, không rỗ khí, không cháy cạnh, ít biến dạng, đúng kích thước bản vẽ.
- Làm sạch, kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn.
- Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng.
II. Nội dung của bài:
1: Mối hàn giáp mối có vát mép.
Liên kết hàn giáp mối được ứng dụng nhiều trong sản suất, đặc biệt là trong
ngành đóng tầu. Đối với những chi tiết có chiều dày trung bình và lớn, để hàn hết
chiều dày chi tiết ta không thể tăng cường độ dòng điện lên cao quá mức được mà ta
cần phải tiến hành vát mép chi tiết. Thông số đặc trưng cho mối hàn vát mép gồm góc
mở (); lượng dư gia công (p) và khe hở liên kết (a).
- Vát mép nửa chữ V
S = 4 26
a = 2 ± 2
h = 2 ± 1
= 500 ± 50
a
S
p
S
135
- Vát chữ V
S = 4 26
a = 2 ± 2
h = 2 ± 1
= 500 ± 50
- Vát mép chữ U
S = 20 60
a = 2 ± 2
h = 2 ± 1
R = 5 1; = 100 ± 30
- Vát mép nửa chữ U
S = 20 - 50
a = 2 ± 2
h = 2 ± 1
R = 5± 1; = 100 ± 30
- Vát mép chữ K
S = 20 - 50
a = 2 ± 2
h = 2 ± 1
= 500 ± 50
- Vát chữ X
S = 20 50
a = 2 ± 2
b = 2 ± 1
= 600 ± 50
2. Chuẩn bị các loại dụng cụ, thiết bị, vật liệu hàn và chuẩn bị phôi hàn
2.1. Thiết bị - Máy hàn: MAG Miler
- Máy cắt con rùa, máy mài đứng 2 đá, máy mài cầm tay.
2.2. Dụng cụ:
- Đe, búa nguội, thước lá, mũi vạch, kìm bấm dây, Clê hoặc mỏ lết,
dưỡng đo...
S
S
a
p
R
S
a
p
S
R
S
S
p
a
a
S
p
S
136
2.3. Vật liệu hàn:
- Thép tấm dày 8 mm, khí CO2, dây hàn E70S 1,0...
2.4. Chuẩn bị phôi:
150
135
10
0
10
0
20,5
8
Chuẩn bị phôi hàn: Theo đúng yêu cầu của bản vẽ
*Yêu cầu:
Phôi đúng kích thước, đúng góc vát và lượng dư gia công, phẳng, sạch, mép hàn
thẳng.
Lưu ý:
Vùng làm sạch cách mép hàn 20 - 30 mm suốt chiều dài mép của phôi.
Phôi làm sạch đến khi có ánh kim.
3: Chọn chế độ hàn và chọn phương pháp chuyển động mỏ hàn
3.1 Chọn chế độ hàn: Căn cứ vào bảng tra thông số hàn ta có
Dòng điện hàn:Ih1
Ih2
90 100 (A) Công tắc lấp rãnh
hồ quang
ON / OFF
30°
100
15
0
8
2
,5
0
,5
vï ng lµm s¹ch
137
100 120 (A)
Điện áp hàn: Uh1
Uh2
19 20 (V)
20 22 (V)
Dòng điện lấp
rãnh hồ quang
70 90 (A)
Lưu lượng khí bảo vệ
VCO2
10 12 lit/phút Điện áp lấp rãnh
hồ quang
17 19 (V)
3.2 Chon phương pháp chuyển động mỏ hàn:
Lớp I:
Lớp II:
4. Gá phôi hàn
4.1. Gá phôi.
- Kích thước và phương pháp gá đính như hình 5-3
+ Đặt phôi liệu song song với cạnh bàn hàn, chỉnh cho khe hở giữa hai tấm phôi
a = 2mm, gá hai tấm phôi hàn phải đảm bảo thẳng, phẳng không bị so le.
+ Tạo góc bù biến dạng trước khi hàn góc α = 20
- Trong quá trình chế tạo kết cấu kim loại hàn, gá phôi hàn là một tổ hợp quan
trọng và tốn công nhất. Quá trình gá phôi có thể:
+ Căn cứ đường vạch dấu, vị trí tương hỗ giữa vật hàn do đường vẽ quyết định.
+ Căn cứ khuôn mẫu (lấy kết cấu thứ nhất làm khuôn mẫu nhưng kiểm tra chính
xác kích thước ban đầu sau đó một thời gian lại kiểm tra lại tránh bị sai lệch hình
dạng).
+ Dùng khuôn hoặc dụng cụ kẹp chuyên dùng phương pháp này hoàn thiện hơn.
4
3
-5
3
-
5
4
1
0
3
-5
3 -
5
1
0
138
4.2. Hàn đính.
Công việc chủ yếu của tổ hợp kết cấu là hàn đính (định vị chi tiết trong kết cấu).
Hàn đính có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mối hàn. Nếu mối đính quá dài hoặc
quá cao sẽ làm cho mối hàn chính thức lồi lõm không đều. Ngược lại, mối đính quá
ngắn sẽ làm cho nó dễ bị nứt do ứng suất khi hàn gây nên. Do vậy khi hàn đính phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cường độ dòng điện khi hàn đính phải cao hơn khi hàn chính thức 10%.
- Khoảng cách giữa các mối hàn đính (40 ÷ 50)S, nhưng lớn nhất cũng không
vượt quá 300 mm.
- Chiều dài của vết đính bằng (3 ÷ 4)S, nhưng không vượt quá 30mm, thông
thường là (10 ÷ 15) mm.
- Bề dày của vết đính thường bằng (0,5 ÷ 0,7)S. Nhưng không được lớn hơn bề
dày của mối hàn chính.
- Vết đính phải cách mặt ngoài của đầu nối một khoảng (10 ÷ 15) mm.
- Sau khi hàn đính xong vật hàn có thể bị cong vênh, nên trước khi hàn chính thức phải
nắn sửa lại vật hàn cẩn thận.
5. Kỹ thuật hàn mối hàn giáp mối có vát mép ở vị trí hàn ngang
750-
800
139
- Hàn lớp I: Góc nghiêng mỏ hàn: = 70 - 800; = 750
Dao động ngang mỏ hàn: răng cưa
Sử dụng phương pháp hàn đẩy (hàn trái).
- Hàn lớp II: Góc nghiêng mỏ hàn: = 70 - 800; = 750
Dao động ngang mỏ hàn kiểu vòng tròn lệch
Sử dụng phương pháp hàn kéo
Chú ý
Trong trường hợp hàn chi tiết có chiều dày lớn ta phải tiến hành hàn nhiều
đường, nhiều lớp. Một lớp có thể là một đường, có khi phải nhiều đường.
6. Kiểm tra chất lượng mối hàn
- Sự đồng đều về chiều cao, chiều rộng mối hàn
- Kiểm tra độ ngấu
- Sử lý điểm đầu, điểm cuối mối hàn, điểm nối mối hàn
- Khuyết cạnh, phủ thiếu
- Chẩy tràn,
- Rỗ khí,
- Nứt cuối đường hàn
7. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH PHÂN XƯỞNG.
7.1. An toàn lao động.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động: Mặt nạ hàn, kính bảo hộ, tạp dề da, dày da,
ống che chân, che tay.
140
- Có trang bị bình chống cháy và bình chống cháy phải thường xuyên được kiểm
tra hạn sử dụng.
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội qui xưởng thực hành.
7.2. Vệ sinh phân xưởng.
Sau khi kết thúc ca thực tập, phải vệ sinh khu vực hàn và toàn bộ xưởng.
- Khoa chai khí và xả khí còn lại trong van giảm áp
- Cắt công tắc “OFF” của máy hàn.
- Cắt cầu dao điện nguồn vào máy hàn.
- Cuốn dây hàn treo vào vị trí quy định.
- Thu dọn các dụng cụ: Kính hàn, búa nguội, búa gõ xỉ, dưỡng kiểm vào vị trí
quy định
- Vệ sinh bàn hàn: Các đầu mẩu que hàn ; phôi hàn; xỉ hàn để riêng các thùng khác
nhau.
- Vệ sinh toàn bộ phân xưởng.
141
8 Phần thực hành
8.1 Phiếu số 1: Hướng dẫn thực hiện
Khóa học Trung cấp nghề: Hàn
Công việc
Hàn thép các bon thấp vị trí 2G
TT Các bước Có Không
1 Chuẩn bị máy hàn
2
Chuẩn bị dụng cụ: Kéo cần, máy mài, bàn chải sắt, giũa,
đe, búa, thước lá, mỏ lết
3 Chuẩn bị: Dây hàn MIG/MAG Ф 0,8; Chai khí Ar/CO2
4 Chỉnh chiều dài phần nhô ra của đầu dây hàn: 1012 mm
5 Lắp đồng hồ vào chai khí Ar/CO2: dùng mỏ lết
6
Cắt phôi hàn: Thép CT31, kích thước 150x100x8 (hình vẽ)
- dùng kéo cần.
7 Nắn thẳng, nắn phẳng phôi: Dùng búa, đe
8
Làm sạch mép hàn: mài hoặc giũa mép hàn và bề mặt 2
tấm phôi
9 Chỉnh dòng điện hàn đính: Theo bảng thông số hàn
10 Chỉnh lưu lượng khí bảo vệ 10 12 l/phút.
11
Kiểm tra sự lưu thông của khí bảo vệ: Bấm công tắc mỏ
hàn.
12 Gá đính phôi ở vị trí 2G
13 Điều chỉnh dòng điện hàn: Theo bảng thông số hàn.
14
Hàn đường hàn thứ nhất: Dùng phương pháp hàn trái.
- Góc nghiêng mỏ hàn: =750 ~ 800; = 900
- Phương pháp dao động: răng cưa, tam giác xếp
15
Đánh sạch mặt sau của đường hàn thứ nhất: Dùng bàn chải
sắt đánh đến khi có màu sáng trắng.
16
Kiểm tra lại sự lưu thông của khí bảo vệ, chụp khí, ống
tiếp điện.
17 Hàn đường hàn thứ hai: Tiến hành như bước 14.
142
18 Làm sạch phôi hàn: Như bước 15.
19
Kiểm tra mối hàn bằng quan sát mắt thường nhằm đánh giá
sơ bộ chất lượng mối hàn.
20 Ghi tên, nộp bài.
8.2 Phiếu số 2: Góc độ mỏ hàn
Bản vẽ phôi, gá đính, góc độ mỏ hàn Thời gian dự kiến: Số:
- Tài liệu phát tay:
phiếu hướng dẫn
thực hiện
Góc nghiêng mỏ hàn: =75o ~ 80o; = 75o ~ 80o
Dao động mỏ hàn: Răng cưa
200 4
4
0
15
0
750-
800
143
8.2. Phiếu số 2: Giao bài tập nhóm
Kỹ năng: Hàn thép các bon thấp vị trí 2G
1 Kiểu hoạt động nhóm:
- Thực hành kỹ năng
2 Mục tiêu hoạt động:
- HS thực hành kỹ năng Hàn thép các bon thấp vị trí 2G
- Thực hành độc lập kỹ năng theo hai nhóm có sự hướng dẫn của GV
- HS thành thạo kỹ năng: Hàn thép các bon thấp vị trí 2G
- Trình tự thực hiện kỹ năng Hàn thép các bon thấp vị trí 2G
3 Hình thức nhóm
- Số nhóm: 02
- Số HS/ 1 nhóm: 7
4 Thời gian
Chuẩn bị
nhóm
Làm việc thực sự của
nhóm
Báo cáo Rút kinh nghiệm Tổng cộng
10’ 15’ 7hv = 105’ 20’ 135’
5. Nội dung
Công việc Nhóm 1: (Làm ở máy số 1) Thực hành kỹ năng Hàn giáp mối
không vát mép 2 tấm thép bằng phương pháp Hàn MIG/MAG.
Mỗi HS thực hiện toàn bộ quy trình theo phiếu hướng dẫn thực
hiện. Các HS còn lại trong nhóm ngồi quan sát và đưa ra nhận
xét cá nhân. GV sẽ tham gia hướng dẫn.
Nhóm 2: (Làm ở máy số 2) Thực hành kỹ năng Hàn giáp mối
không vát mép 2 tấm thép bằng phương pháp Hàn MIG/MAG.
Mỗi HS thực hiện toàn bộ quy trình theo phiếu hướng dẫn thực
hiện. Các HS còn lại trong nhóm ngồi quan sát và đưa ra nhận
xét cá nhân. GV sẽ tham gia hướng dẫn.
Thời gian
Trình bày
144
BÀI 2: HÀN THÉP CÁC BON THẤP VỊ TRÍ 3G
BTƯD1: HÀN KHÔNG VÁT MÉP
I. Mục tiêu của bài. Sau khi xong bài này người học sẽ có khả năng:
- Trình bày đúng vị trí khi thực hiện hàn mối hàn đứng trong không gian,
khó khăn khi hàn đứng.
- Chuẩn bị phôi đảm bảo sạch, thẳng, phẳng, đúng kích thước bản vẽ.
- Chuẩn bị máy hàn, dụng cụ hàn dây hàn, khí bảo vệ đầy đủ đảm bảo an
toàn.
- Chọn chế độ hàn như: Đường kính dây hàn, cường độ dòng điện hàn, điện
thế hồ quang, lưu lượng khí bảo vệ phù hợp với chiều dày và tính chất của
vật liệu và vị trí hàn.
- Giải thích tác dụng của phương pháp chuyển động mỏ hàn, hướng hàn,
mồi hồ quang và kêt thúc hồ quang.
- Gá lắp phôi hàn chắc chắn, đúng vị trí hàn đứng, hàn đính đúng kích
thước.
- Thực hiện các thao tác hàn đứng thành thạo.
- Hàn mối hàn giáp mối không vát mép ở vị trí hàn đứng đảm bảo độ sâu
ngấu, không bị nứt,không rỗ khí, không cháy cạnh, đúng kích thước bản vẽ.
- Làm sạch, kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn.
- Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng.
II. Nội dung của bài
1: Chuẩn bị phôi hàn và vật liệu hàn
1.1 . Chuẩn bị phôi: Chuẩn bị phôi theo đúng yêu cầu bản vẽ
5
135
101
2
0
,5
1
5
0
100 100
145
* Yêu cầu:
Phôi cắt đúng kích thước theo bản vẽ
- Cắt phôi hàn có kích thước sau: 150x100x5 mm
- Nắn phẳng và làm sạch phôi: chú ý làm sạch phôi sang hai bên từ 25- 30mm
2. Chuẩn bị thiết bị dụng cụ hàn
2.1 Thiết bị
- Máy hàn: MAG MILER
- Máy cắt, máy mài đứng 2 đá, máy mài cầm tay.
2.2 Dụng cụ:
- Đe, búa nguội, thước lá, mũi vạch, đục nguội, kìm bấm dây, Clê hoặc mỏ lết.
3. Chọn chế độ hàn và chọn phương pháp chuyển động mỏ hàn
3.1 Chọn chế độ hàn: Căn cứ vào bảng tra thông số hàn ta có
Dòng điện hàn Ih 165 175 (A)
Điện áp hàn Uh 20 22 (V)
Lưu lượng khí bảo vệ VCO2 8 10 lit/phút
3.2 Chon phương pháp chuyển động mỏ hàn:
Răng cưa:
Bán nguyệt
4. Gá phôi hàn
4.1. Gá phôi.
8
3
-5
3 -
5
8
Vùng làm
sạch 100
15
0
5
146
- Kích thước và phương pháp gá đính như hình 5-3
+ Đặt phôi liệu song song với cạnh bàn hàn, chỉnh cho khe hở giữa hai tấm phôi
a = 2mm, gá hai tấm phôi hàn phải đảm bảo thẳng, phẳng không bị so le.
+ Tạo góc bù biến dạng trước khi hàn góc α = 20
- Trong quá trình chế tạo kết cấu kim loại hàn, gá phôi hàn là một tổ hợp quan
trọng và tốn công nhất. Quá trình gá phôi có thể:
+ Căn cứ đường vạch dấu, vị trí tương hỗ giữa vật hàn do đường vẽ quyết định.
+ Căn cứ khuôn mẫu (lấy kết cấu thứ nhất làm khuôn mẫu nhưng kiểm tra chính
xác kích thước ban đầu sau đó một thời gian lại kiểm tra lại tránh bị sai lệch hình
dạng).
Dùng khuôn hoặc dụng cụ kẹp chuyên dùng phương pháp này hoàn thiện hơn.
4.2. Hàn đính.
Công việc chủ yếu của tổ hợp kết cấu là hàn đính (định vị chi tiết trong kết cấu).
Hàn đính có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mối hàn. Nếu mối đính quá dài hoặc
quá cao sẽ làm cho mối hàn chính thức lồi lõm không đều. Ngược lại, mối đính quá
ngắn sẽ làm cho nó dễ bị nứt do ứng suất khi hàn gây nên. Do vậy khi hàn đính phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cường độ dòng điện khi hàn đính phải cao hơn khi hàn chính thức 10%.
- Khoảng cách giữa các mối hàn đính (40 ÷ 50)S, nhưng lớn nhất cũng không
vượt quá 300 mm.
- Chiều dài của vết đính bằng (3 ÷ 4)S, nhưng không vượt quá 30mm, thông
thường là (10 ÷ 15) mm.
- Bề dày của vết đính thường bằng (0,5 ÷ 0,7)S. Nhưng không được lớn hơn bề
dày của mối hàn chính.
- Vết đính phải cách mặt ngoài của đầu nối một khoảng (10 ÷ 15) mm.
- Sau khi hàn đính xong vật hàn có thể bị cong vênh, nên trước khi hàn chính thức phải
nắn sửa lại vật hàn cẩn thận.
147
5. Kỹ thuật hàn giáp mối ở vị trí đứng
Vì ở vị trí hàn đứng nên mối hàn khó hình thành hơn ở vị trí hàn bằng, bởi
dưới tác dụng của trọng lực các dọt kim loại nóng chảy chuyển từ điện cự vào
vũng hàn khó khăn, bể hàn có xu hướng chẩy xệ xuống dưới. Do đó khí hàn cần
phải thực hiện tốt các yếu tố sau.
Chọn đúng chế độ hàn.
Góc nghiêng của mỏ hàn so với trục của đường hàn: = 75 – 80.
Góc nghiêng của mỏ hàn so với bề mặt của 2 chi tiết: = 90.
Tầm với điện cực: Lv = 10 - 15 (mm).
Sử dụng dao động ngang kiểu răng cưa hoặc bán nguyệt úp ngược.
Các góc nghiêng của mỏ hàn và tầm với điện cực cần phải giữ ổn định
trong suốt quá trình hàn.
Trong quá trình dao động cần chú ý đến biên độ (độ rộng dao động) và
bước hàn. Phải dừng ở lại hai bên để đề phòng khuyết cạnh.
Hồ quang luôn luôn hướng vào phần đầu của bể hàn.
8
3 -
5
3 -
5
8
90° 750 –
800
148
6. Kiểm tra chất lượng mối hàn
- Kiểm tra sự bám dính của hạt kim loại
- Sự đồng đều về chiều cao, chiều rộng mối hàn
- Sử lý điểm đầu, điểm cuối mối hàn
- Khuyết cạnh, Chẩy tràn, Rỗ khí, Nứt
7. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH PHÂN XƯỞNG.
7.1. An toàn lao động.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động: Mặt nạ hàn, kính bảo hộ, tạp dề da, dày da,
ống che chân, che tay.
- Có trang bị bình chống cháy và bình chống cháy phải thường xuyên được kiểm
tra hạn sử dụng.
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội qui xưởng thực hành.
7.2. Vệ sinh phân xưởng.
Sau khi kết thúc ca thực tập, phải vệ sinh khu vực hàn và toàn bộ xưởng.
- Khoa chai khí và xả khí còn lại trong van giảm áp
- Cắt công tắc “OFF” của máy hàn.
- Cắt cầu dao điện nguồn vào máy hàn.
- Cuốn dây hàn treo vào vị trí quy định.
- Thu dọn các dụng cụ: Kính hàn, búa nguội, búa gõ xỉ, dưỡng kiểm vào vị trí
quy định
- Vệ sinh bàn hàn: Các đầu mẩu que hàn ; phôi hàn; xỉ hàn để riêng các thùng khác
nhau.
- Vệ sinh toàn bộ phân xưởng.
149
8 Phần thực hành
8.1 Phiếu số 1: Hướng dẫn thực hiện
Khóa học Trung cấp nghề: Hàn
Công việc
Hàn thép các bon thấp vị trí 3G
TT Các bước Có Không
1 Chuẩn bị máy hàn
2
Chuẩn bị dụng cụ: Kéo cần, máy mài, bàn chải sắt, giũa,
đe, búa, thước lá, mỏ lết
3 Chuẩn bị: Dây hàn MIG/MAG Ф 0,8; Chai khí Ar/CO2
4 Chỉnh chiều dài phần nhô ra của đầu dây hàn: 1012 mm
5 Lắp đồng hồ vào chai khí Ar/CO2: dùng mỏ lết
6
Cắt phôi hàn: Thép CT31, kích thước 150x100x8 (hình vẽ)
- dùng kéo cần.
7 Nắn thẳng, nắn phẳng phôi: Dùng búa, đe
8
Làm sạch mép hàn: mài hoặc giũa mép hàn và bề mặt 2
tấm phôi
9 Chỉnh dòng điện hàn đính: Theo bảng thông số hàn
10 Chỉnh lưu lượng khí bảo vệ 10 12 l/phút.
11
Kiểm tra sự lưu thông của khí bảo vệ: Bấm công tắc mỏ
hàn.
12 Gá đính phôi ở vị trí 3G
13 Điều chỉnh dòng điện hàn: Theo bảng thông số hàn.
14
Hàn đường hàn thứ nhất: Dùng phương pháp hàn trái.
- Góc nghiêng mỏ hàn: =750 ~ 800; = 900
- Phương pháp dao động: răng cưa, tam giác xếp
15
Đánh sạch mặt sau của đường hàn thứ nhất: Dùng bàn chải
sắt đánh đến khi có màu sáng trắng.
16
Kiểm tra lại sự lưu thông của khí bảo vệ, chụp khí, ống
tiếp điện.
17 Hàn đường hàn thứ hai: Tiến hành như bước 14.
150
18 Làm sạch phôi hàn: Như bước 15.
19
Kiểm tra mối hàn bằng quan sát mắt thường nhằm đánh giá
sơ bộ chất lượng mối hàn.
20 Ghi tên, nộp bài.
8.2 Phiếu số 2: Góc độ mỏ hàn
Bản vẽ phôi, gá đính, góc độ mỏ hàn Thời gian dự kiến: Số:
- Tài liệu phát tay:
phiếu hướng dẫn
thực hiện
Góc nghiêng mỏ hàn: =75o ~ 80o; = 90o
Dao động mỏ hàn: Răng cưa
200 4
4
0
15
0
90°
750 –
800
151
8.2. Phiếu số 2: Giao bài tập nhóm
Kỹ năng: Hàn thép các bon thấp vị trí 3G
1 Kiểu hoạt động nhóm:
- Thực hành kỹ năng
2 Mục tiêu hoạt động:
- HS thực hành kỹ năng Hàn thép các bon thấp vị trí 3G
- Thực hành độc lập kỹ năng theo hai nhóm có sự hướng dẫn của GV
- HS thành thạo kỹ năng: Hàn thép các bon thấp vị trí 3G
- Trình tự thực hiện kỹ năng Hàn thép các bon thấp vị trí 3G
3 Hình thức nhóm
- Số nhóm: 02
- Số HS/ 1 nhóm: 7
4 Thời gian
Chuẩn bị
nhóm
Làm việc thực sự của
nhóm
Báo cáo Rút kinh nghiệm Tổng cộng
10’ 15’ 7hv = 105’ 20’ 135’
5. Nội dung
Công việc Nhóm 1: (Làm ở máy số 1) Thực hành kỹ năng Hàn giáp mối
không vát mép 2 tấm thép bằng phương pháp Hàn MIG/MAG.
Mỗi HS thực hiện toàn bộ quy trình theo phiếu hướng dẫn thực
hiện. Các HS còn lại trong nhóm ngồi quan sát và đưa ra nhận
xét cá nhân. GV sẽ tham gia hướng dẫn.
Nhóm 2: (Làm ở máy số 2) Thực hành kỹ năng Hàn giáp mối
không vát mép 2 tấm thép bằng phương pháp Hàn MIG/MAG.
Mỗi HS thực hiện toàn bộ quy trình theo phiếu hướng dẫn thực
hiện. Các HS còn lại trong nhóm ngồi quan sát và đưa ra nhận
xét cá nhân. GV sẽ tham gia hướng dẫn.
Thời gian
Trình bày
152
BÀI 2: HÀN THÉP CÁC BON THẤP VỊ TRÍ 3G
BTƯD2: HÀN CÓ VÁT MÉP
I. Mục tiêu của bài. Sau khi xong bài này người học sẽ có khả năng:
- Chuẩn bị phôi đảm bảo sạch, thẳng, phẳng, đúng kích thước bản vẽ.
- Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ hàn, dây hàn khí bảo vệ đầy đủ an toàn.
- Chọn chế độ hàn như: (dh, Ih, Uh, Vh) lưu lượng khí bảo vệ, hướng hàn,
phương pháp chuyển động mỏ hàn phù hợp với chiều dày vật liệu và vị trí
hàn.
- Gá lắp phôi hàn chắc chắn, đúng kích thước, đúng vị trí.
- Thực hiện các thao tác hàn ở vị trí hàn đứng thành thạo.
- Hàn mối hàn đứng giáp mối có vát mép đảm bảo độ sâu ngấu, không rỗ
khí, không nứt, không vón cục, ít biến dạng, đúng kích thước bản vẽ.
- Làm sạch, kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn.
- Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng.
II. Nội dung của bài:
1: Chuẩn bị phôi hàn và vật liệu hàn
1.1 . Chuẩn bị phôi: Chuẩn bị phôi theo đúng yêu cầu bản vẽ
* Yêu cầu:
1
5
0
135
100 100
2
0
,5
8
Phôi cắt đúng kích thước theo bản vẽ
153
- Cắt phôi hàn có kích thước sau: 150x100x8 mm
- Vát mép đảm bảo yêu cầu
- Nắn phẳng và làm sạch phôi: chú ý làm sạch phôi sang hai bên từ 25- 30mm
2. Chuẩn bị thiết bị dụng cụ hàn
2.1 Thiết bị
- Máy hàn: MAG MILER
- Máy cắt, máy mài đứng 2 đá, máy mài cầm tay.
2.2 Dụng cụ:
- Đe, búa nguội, thước lá, mũi vạch, đục nguội, kìm bấm dây, Clê hoặc mỏ lết.
3. Chọn chế độ hàn và chọn phương pháp chuyển động mỏ hàn
3.1. Chon chế độ hàn
Lớp I:
Ih = 90 - 100 (A) Lưu lượng khí bảo vệ = 8 - 10 lit/phút
Uh = 18 - 19 (V) Tầm với điện cực = 10 - 12 mm
Lớp II:
Ih = 110 - 120 (A) Lưu lượng khí bảo vệ = 8 - 10 lit/phút
Uh = 19 - 20 (V) Tầm với điện cực = 10 - 12 mm
Lưu ý:
Khi hàn ở vị trí hàn đứng thì giá trị của điên áp nên lấy ở gí trị 20 (V).
4. Gá phôi hàn
Đính hai điểm hai đầu, cách đầu đường hàn khoảng 10 - 15 mm và dài
khoảng 10 - 15 mm.
100
15
0
8
2
,5
0
,5
30°
154
Lưu ý:
Mối hàn đính thực hiên ở lớp thứ nhất (lớp hàn lót), nhỏ, thấu và không
có khuyết tật.
Khe hở hàn đều: a = 2 ± 0,5 mm.
Khi hàn đính song nên tạo một góc biến dạng ngược khoảng 30
5. Kỹ thuật hàn mối hàn giáp mối có vát mép ở vị trí hàn đứng
Góc nghiêng của mỏ hàn so với trục của đường hàn: = 75 - 80
Góc nghiêng của mỏ hàn so với bề mặt của 2 chi tiết: = 90
Tầm với điện cực: Lv = 10 - 15 (mm)
Dao động ngang mỏ hàn:
Lớp I:
Sử dụng dao động ngang kiểu răng cưa hoặc bán nguyệt.
Lớp II:
Sử dụng dao động ngang kiểu răng cưa hoặc bán nguyệt úp ngược.
Lưu ý:
Các góc nghiêng của mỏ hàn và tầm với điện cực cần phải giữ ổn định
trong suốt quá trình hàn.
Trong quá trình dao động cần chú ý đến biên độ (độ rộng dao động) và
bước hàn.
Phải dừng ở lại hai bên để đề phòng khuyết cạnh.
a
3
°
155
Khi hàn lớp I luôn tạo và phải khống chế được bể hàn và độ thấu sang mặt
sau thông qua biên độ dao động.
Hồ quang luôn luôn hướng vào phần đầu của bể hàn.
Khi tiến hàn hàn lớp thứ II cần phải làm sạch lớp hàn I
6. Kiểm tra chất lượng mối hàn
- Kiểm tra sự bám dính của hạt kim loại
- Kiểm tra độ ngấu mặt sau
- Sự đồng đều về chiều cao
- Sự đồng đều về hình dạng mối hàn
- Sử lý điểm đầu, điểm cuối mối hàn
- Khuyết cạnh
- Chẩy tràn
- Rỗ khí
- Nứt
7. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH PHÂN XƯỞNG.
7.1. An toàn lao động.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động: Mặt nạ hàn, kính bảo hộ, tạp dề da, dày da,
ống che chân, che tay.
- Có trang bị bình chống cháy và bình chống cháy phải thường xuyên được kiểm
tra hạn sử dụng.
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội qui xưởng thực hành.
7.2. Vệ sinh phân xưởng.
750 -
800
Bể
hàn
156
Sau khi kết thúc ca thực tập, phải vệ sinh khu vực hàn và toàn bộ xưởng.
- Khoa chai khí và xả khí còn lại trong van giảm áp
- Cắt công tắc “OFF” của máy hàn.
- Cắt cầu dao điện nguồn vào máy hàn.
- Cuốn dây hàn treo vào vị trí quy định.
- Thu dọn các dụng cụ: Kính hàn, búa nguội, búa gõ xỉ, dưỡng kiểm vào vị trí
quy định
- Vệ sinh bàn hàn: Các đầu mẩu que hàn ; phôi hàn; xỉ hàn để riêng các thùng khác
nhau.
- Vệ sinh toàn bộ phân xưởng.
157
8 Phần thực hành
8.1 Phiếu số 1: Hướng dẫn thực hiện
Khóa học Trung cấp nghề: Hàn
Công việc
Hàn thép các bon thấp vị trí 3G
TT Các bước Có Không
1 Chuẩn bị máy hàn
2
Chuẩn bị dụng cụ: Kéo cần, máy mài, bàn chải sắt, giũa,
đe, búa, thước lá, mỏ lết
3 Chuẩn bị: Dây hàn MIG/MAG Ф 0,8; Chai khí Ar/CO2
4 Chỉnh chiều dài phần nhô ra của đầu dây hàn: 1012 mm
5 Lắp đồng hồ vào chai khí Ar/CO2: dùng mỏ lết
6
Cắt phôi hàn: Thép CT31, kích thước 150x100x8 (hình vẽ)
- dùng kéo cần.
7 Nắn thẳng, nắn phẳng phôi: Dùng búa, đe
8
Làm sạch mép hàn: mài hoặc giũa mép hàn và bề mặt 2
tấm phôi
9 Chỉnh dòng điện hàn đính: Theo bảng thông số hàn
10 Chỉnh lưu lượng khí bảo vệ 10 12 l/phút.
11
Kiểm tra sự lưu thông của khí bảo vệ: Bấm công tắc mỏ
hàn.
12 Gá đính phôi ở vị trí 3G
13 Điều chỉnh dòng điện hàn: Theo bảng thông số hàn.
14
Hàn đường hàn thứ nhất: Dùng phương pháp hàn trái.
- Góc nghiêng mỏ hàn: =750 ~ 800; = 900
- Phương pháp dao động: răng cưa, tam giác xếp
158
15
Đánh sạch mặt sau của đường hàn thứ nhất: Dùng bàn chải
sắt đánh đến khi có màu sáng trắng.
16
Kiểm tra lại sự lưu thông của khí bảo vệ, chụp khí, ống
tiếp điện.
17 Hàn đường hàn thứ hai: Tiến hành như bước 14.
18 Làm sạch phôi hàn: Như bước 15.
19
Kiểm tra mối hàn bằng quan sát mắt thường nhằm đánh giá
sơ bộ chất lượng mối hàn.
20 Ghi tên, nộp bài.
8.2 Phiếu số 2: Góc độ mỏ hàn
Bản vẽ phôi, gá đính, góc độ mỏ hàn Thời gian dự kiến: Số:
- Tài liệu phát tay:
phiếu hướng dẫn
thực hiện
Góc nghiêng mỏ hàn: =75o ~ 80o; = 90o
Dao động mỏ hàn: Răng cưa
200 4
4
0
15
0
750 -
800
Bể
hàn
159
160
8.2. Phiếu số 2: Giao bài tập nhóm
Kỹ năng: Hàn thép các bon thấp vị trí 3G
1 Kiểu hoạt động nhóm:
- Thực hành kỹ năng
2 Mục tiêu hoạt động:
- HS thực hành kỹ năng Hàn thép các bon thấp vị trí 3G
- Thực hành độc lập kỹ năng theo hai nhóm có sự hướng dẫn của GV
- HS thành thạo kỹ năng: Hàn thép các bon thấp vị trí 3G
- Trình tự thực hiện kỹ năng Hàn thép các bon thấp vị trí 3G
3 Hình thức nhóm
- Số nhóm: 02
- Số HS/ 1 nhóm: 7
4 Thời gian
Chuẩn bị
nhóm
Làm việc thực sự của
nhóm
Báo cáo Rút kinh nghiệm Tổng cộng
10’ 15’ 7hv = 105’ 20’ 135’
5. Nội dung
Công việc Nhóm 1: (Làm ở máy số 1) Thực hành kỹ năng Hàn giáp mối
không vát mép 2 tấm thép bằng phương pháp Hàn MIG/MAG.
Mỗi HS thực hiện toàn bộ quy trình theo phiếu hướng dẫn thực
hiện. Các HS còn lại trong nhóm ngồi quan sát và đưa ra nhận
xét cá nhân. GV sẽ tham gia hướng dẫn.
Nhóm 2: (Làm ở máy số 2) Thực hành kỹ năng Hàn giáp mối
không vát mép 2 tấm thép bằng phương pháp Hàn MIG/MAG.
Mỗi HS thực hiện toàn bộ quy trình theo phiếu hướng dẫn thực
hiện. Các HS còn lại trong nhóm ngồi quan sát và đưa ra nhận
xét cá nhân. GV sẽ tham gia hướng dẫn.
Thời gian
Trình bày
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_han_mig_mag_co_ban_va_nang_cao_trinh_do_trung_cap.pdf