Giáo trình Hàn MIG-MAG cơ bản (Trình độ Trung cấp, Cao đẳng)

1 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH TRUNG CẤP CAO ĐẲNG MÔN HỌC/MÔ ĐUN: HÀN MIG- MAG CƠ BẢN NGÀNH/NGHỀ: HÀN Lào Cai, năm 2019 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1 2 LỜI GIỚI THIỆU Giáo tr

pdf49 trang | Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 53 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Hàn MIG-MAG cơ bản (Trình độ Trung cấp, Cao đẳng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rình mô đun “Hàn MIG- MAG cơ bản” được biên soạn theo đề cương chương trình chi tiết đào tạo nghề Hàn do hiệu trưởng trường Cao đẳng Lào Cai ban hành ngày tháng năm 2019. Trong chương trình đào tạo nghề Hàn, mô đun “Hàn MIG- MAG cơ bản ” là mô đun có vai trò quan trọng giúp cho người học các kiến thức cơ bản và trọng tâm về kỹ thuật hàn MIG-MAG, hình thành nên kỹ năng nghề nghiệp. Đây cũng là mô đun cơ bản để tiếp thu những kiến thức và kỹ năng của công nghệ hàn tiên tiến và hiện đại. Khi biên soạn giáo trình. Chúng tôi luôn bám sát theo đề cương chương trình chi tiết; nội dung được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu. Các kiến thức trong toàn bộ giáo trình có mối liên hệ logíc chặt chẽ. Tuy vậy giáo trình cũng chỉ là một phần trong nội dung của chuyên ngành đào tạo, nên người dạy, người học có thể tham khảo thêm các tài liệu có liên quan đối với ngành học để việc sử dụng giáo trình có hiệu quả hơn. Khi biên soạn, chúng tôi đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến mô đun và phù hợp với đối tượng sử dụng cũng như cố gắng gắn những nội dung lý thuyết với thực hành để giáo trình có tính thực tiễn cao. Trong quá trình biên soạn mặc dù đã cố gắng, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót do thời gian biên soạn còn ngắn và trình độ còn hạn chế. Rất mong được sự góp ý của người sử dụng để giáo trình được hoàn thiện hơn. Lào Cai, tháng năm Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Hoàng Đức Lượng 3 NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BÀI 1: VẬN HÀNH MÁY HÀN MIG, MAG 1. LẮP ĐẶT VẬN HÀNH MÁY HÀN MIG, MAG 1.1. Lắp đặt, vận hành may hàn MIG, MAG Để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành may hàn MIG/ MAG người học cần phải làm tốt công tác chuẩn bị sau: - Kiểm tra thiết bị hàn (dây dẫn điện đầu vào, cáp hàn, các đầu nối, đầu kẹp cáp...) - Kiểm tra và lắp đồng hồ giảm áp vào chai khí. - Nối ống dẫn khí bảo vệ vào đầu ra của đồng hồ giảm áp và kiểm tra độ kín. Trình tự vận hành máy: (1) Đóng cầu dao điện của máy hàn (2) Kiểm tra đèn báo công suất chính khi điện áp 380 V vào máy(nếu có). (3) Bật công tắc nguồn. (4) Mở van chai khí. Lưu ý: Khi mở van chai khí, không được đứng đối diện với cửa ra của chai khí. Khí trong chai với áp suất cao có thể thổi gây chấn thương cho người (rộp da, bỏng lạnh). (5) Đặt công tác kiểm tra khí (Gas) ở vị trí “ CHECK”. (6) Điều chỉnh lưu lượng khí ở mức mong muốn Lưu ý: Điều chỉnh lưu lượmg khí bằng cách xoay nhẹ van tiết lưu theo chiều mũi tên OPEN (ngược chiều kim đồng hồ) sao cho tâm viên bi trong lưu kế trùng với vạch chỉ số lít/phút. (7) Chuyển công tắc kiểm tra về vị trí “WELD”. (8) Chon chế độ lấp rãnh hồ quang (Crater) “OFF” hoặc “ON”. Lưu ý: Khi chon chế độ lấp rãnh hồ quang “ON”, thì phải điều chỉnh dòng điện và điện áp lấp rãnh hồ quang trên bảng ở nguồn điện hàn (trên mặt máy). (9) Chọn chế độ hàn. (10) Mồi, duy trì hồ quang – hàn thử. Lưu ý: Trước khi mồi hồ quang cần phải kiểm tra cẩn thận giá trị của dòng điện hàn và điện áp hàn ở bảng điều khiển, trên cơ cấu chuyển dây hàn với giá trị tương ứng với kích thước của đường kính dây hàn như đã tra hoặc tính toán. 1.2 Bảo quản máy hàn MIG, MAG Từ đặc điểm của thiết bị hàn MIG/MAG hiện nay vẫn còn khá đắt do đó để khai thác thiết bị lâu dài trong quá trình thực tập cũng như trong sản xuất người học cũng như giáo viên cần tuân thủ nhưng quy định sau: Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất trong việc lắp đặt và vận hàn máy hàn. Nắm vững kết cấu của từng chủng loại máy trên cơ sơ đó lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng máy cho đúng. Việc bảo dưỡng máy thường tiến hàn theo các bước sau: - Kiểm tra lỗ của ống tiếp điện (bép hàn): Hồ quang sẽ không ổn định khi đường kính của lỗ ống tiếp điện và đường kính của 4 dây hàn không khớp và lỗ của ống tiếp điện bị ô van. Nếu suất hiện “burn back”, dây hàn bị nóng chảy dính vào đầu ống tiếp điện. Loại trừ sự bám dính của kim loại dây hàn nóng chảy vào đầu ống tiếp điện bằng cách dũa. Lưu ý: Khi bắt đầu gây hồ quang không để đầu dây hàn tiếp xúc với kim loại cơ bản, mà phải để đầu dây hàn cách kim loại cơ bàn một khoảng từ (1- 2) mm. - Kiểm tra tình trạng lắp ghép của ống tiếp điện Nếu ống tiếp điện bị hỏng, hồ quang sẽ không ổn định và sự chuyền điện cho dây hàn có thể không thực hiện được. Đầu ren có thể bị cháy, hỏng. Chúng ta không thể phát hiện ra sự lắp ghép không tốt của ống tiếp điện từ bên ngoài. Vì vậy chúng ta phải kiểm tra trạng thái lắp ghép của ống tiếp điện bằng cách vặn chặt ống tiếp điện. - Làm sạch các hạt kim loại dính trong miệng chụp khí Nếu các hạt kim loại bám dính trong miệng chụp khí, khí bảo vệ sẽ không không thể phun ra từ miệng chụp khí đều đặn. Bọt khí hoặc lõ rỗ có thể xuất hiện trong kim loại mối hàn. vì vậy phải thường xuyên làm sạch miệng phun bằng các dụng cụ mềm và chất làm sạch chuyên dụng. Nếu dùng dụng cụ cứng để làm sạch có thể làm xước miệng phun, như vây rất nhiều hạt kim loại bám dính vào bên trong miệng phun. - Kiểm tra ống chia khí. Nếu không sử dụng ống chia khí, các hạt kim loại và xỉ bắn toé sẽ dính vào phía cuối miệng phun. Mỏ hàn có thể bị cháy do sự cách ly giữa miệng phun và thân mỏ hàn không tốt và khí bảo vệ không thể phun đều đặn từ miệng phun. - Làm sạch bảng điều khiển trong máy bằng khí nén. 2. GÂY HỒ QUANG VÀ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA MỎ HÀN 2.1: Tư thế thao tác hàn: Trong quá trình thao tác hàn ngoài việc chuẩn bị tốt thiết bị, dụng cụ, vật tư, vật liệu và chon được chế độ hàn phù hợp thì việc ngồi đúng tư thế hàn không những giúp cho người học thực hiện các thao động tác linh hoạt, chuẩn xác, tăng năng suất hàn mà còn có tác dụng làm giảm mệt mỏi. - Ngồi đúng tư thế như hình vẽ - Cúi nghiêng thân người về phí trước - Cầm mỏ hàn (gun welding) ở tay thuận và giữ cánh tay ở vị trí ngang 5 2.2. CHẾ ĐỘ HÀN Chế độ hàn là yếu tố quan trọng. Trong quá trình hàn cần phải chọn đúng chế độ hàn, nếu không việc hàn sẽ gặp khó khăn và mối hàn nhận được sẽ không đảm bảo yêu cầu. Nó là tập hợp tất cả các thông số như đường kính điện cực, dòng điện hàn, điện áp hồ quang, tốc độ hàn, tầm với điện cực và lưu lượng khí... cho ta nhận được mối hàn đảm bảo về hình dạng và chất lượng. 2.4.1. Kích cỡ điện cực (dây hàn). Kích cỡ điện cực thường dùng (mm): 0.6, 0.8, 0.9, 1.0, 1.2, 1.6, 2.4. Mỗi kích cỡ điện cực đều có khoảng dòng điện riêng tuỳ theo thành phần dây hàn, kỹ thuật hàn hồ quang ngắn mạch hay hồ quang phun. Nói chung kích cỡ điện cực tăng khi tăng chiều dày kim loại cơ bản. Tuy nhiên sự lựa chọn kích cỡ điện cực là rất quan trọng và phải cẩn thận, tuỳ theo ứng dụng cụ thể. 2.4.2. Dòng điện hàn Dòng điện hàn được chọn phụ thuộc vào kích thước điện cực (dây hàn) dạng truyền kim loại lỏng và chiều dày của liên kết hàn. Khi dòng điện quá thấp sẽ không đảm bảo ngấu hết chiều dày liên kết, giảm độ bền của mối hàn. Khi dòng điện quá cao, sẽ làm tăng sự bắn toé kim loại, gây ra rỗ xốp, biến dạng, mối hàn không ổn định. Với loại nguồn điện có đặc tính ngoài cứng ( điện áp không đổi) dòng điện hàn tăng khi tăng tốc độ cấp dây và ngược lại. 2.4.3. Điện áp hàn. Đây là thông số rất quan trọng trong hàn GMAW, nó quyết định dạng truyền kim loại lỏng. Điện áp hàn sử dụng phụ thuộc vào chiều dầy chi tiết hàn, kiểu liên kết, kích cỡ và thành phần điện cực, thành phần khí bảo vệ, vị trí hàn v.v...Để có được giá trị điện áp hàn hợp lý, có thể phải hàn thử vài lần, bắt đầu bằng giá trị điện áp hồ quang theo tính toán hay tra bảng, sau đó tăng hoặc giảm theo quan sát đường hàn để chọn giá trị điện áp thích hợp. 50 100 150 200 250 300 400350 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 100 200 300 400 500 600 700 800in./min m/min 0. 8 M M (0 .0 30 IN ) 0. 9 M M (0 .0 35 IN ) 1. 1 M M (0 .0 45 IN ) 1.6 M M (0 .06 2 I N) T ố c đ ộ n ạ p d ây Dòng điện hàn A 6 Truyền giọt lỏng Đường kình điện cực 1.6 mm Truyền ngắn mạch Đường kính điện cực 0.9 mm 25%Ar Ar- O2 Ar- O2 75%Ar Kim loại Ar He 75% He (1-5% 02) CO2 Ar (1-5% 02) (25% CO2) CO2 Al 25 30 29 - - 19 - - - Mg 26 - 28 - - 16 - - - C - - - 28 30 17 18 19 20 Thép hợp kim thấp - - - 28 30 17 18 19 20 Thép không rỉ 24 - - 26 - 18 19 21 - Ni 26 30 28 - - 22 - - - Hợp kim Ni-Cu 26 30 28 - - 22 - - - Hợp kim Ni- Cr-Fe 26 30 28 - - 22 - - - Cu 30 36 33 - - 24 22 - - Hợp kim Cu-Ni 28 32 30 - - 23 - - - Bronze Si 28 32 30 28 - 23 - - - Bronze Al 28 32 30 - - 23 - - - Bronze P 28 32 30 23 - 23 - - - 2.4.4 Tầm với điện cực: Đó là khoảng cách giữa đầu điện cực và mép bép tiếp điện (hình...). Khi tăng chiều dài tầm với điện cực, nhiệt nung nóng đoạn dây hàn này sẽ tăng, dẫn tới làm giảm cường độ dòng điện hàn cần thiết để nóng chảy điện cực theo tốc độ cấp dây nhất định. Khoảng cách này rất quan trọng khi hàn thép không gỉ, sự biến thiên nhỏ cũng có thể làm tăng sự biến thiên dòng điện một cách rõ rệt. Chiều dài tầm với điện cực quá lớn sẽ làm dư kim loại nóng chảy ở mối hàn, làm giảm độ ngấu và lãng phí kim loại hàn. Tính ổn định của hồ quang cũng bị ảnh hưởng. Nếu chiều dài phần nhô quá nhỏ, sẽ gây ra sự bắn toé, kim loại lỏng dính vào mỏ hàn, chụp khí, làm cản trở dòng khí bảo vệ, gây ra rỗ xốp trong mối hàn. 7 2.3. GÓC NGHIÊNG MỎ HÀN, TẦM VỚI DÂY HÀN: 2.3.1. Ảnh hưởng của góc nghiêng mỏ hàn khi Uh; Ih; và tốc độ hàn không đổi Trong quá trình hàn nếu nghiêng mỏ hàn theo cùng chiều hay ngược chiều hướng hàn cũng đều gây ảnh hưởng tới sự ổn định của hồ quang và sự tạo hình mối hàn Góc nghiêng mỏ hàn so với hướng hàn Nghiêng về phía sau Thẳng đứng Nghiêng về phía trước Độ ngấu Ít Trung bình Lớn Điền đầy khe hở Tốt Trung bình Kém Hồ quang Ổn định kém Trung bình Ổn định kém Mức độ bắn toé Cao Trung bình Thấp Mối hàn Rộng Trung bình Hẹp [Ghi chú]: Khi hàn từ phải sang trái (hàn trái; hàn đẩy). + Nếu tốc độ hàn quá chậm kim loai hàn sẽ chảy tràn về phía trước có thể xẩy ra lỗi kết dính. + Giữ mỏ hàn hoạt động ở góc 10  200 theo phương thẳng đứng và đẩy mỏ hàn về phía trước. + Luôn phải luôn giữ hồ quang ở nửa đầu của bể hàn. + Trong hàn MIG nên sử dụng phương pháp hàn trái (hàn đẩy), không nên sử dụng phương pháp hàn phải (hàn kéo). Chụp khí Bép hàn Khoảng cách từ chụp khí đến KLCB Tầm với điện cực Khoảng cách từ bép hàn đến KLCB 8 2.3.2. Ảnh hưởng của tầm với dây hàn khi Uh; Ih; và tốc độ hàn không đổi. Nều ta đưa gần mỏ hàn hay ra xa so với vật hàn, tức là thay đổi tầm với dây hàn. Dù đưa ra xa hay lại gần đều dẫn tới ảnh hưởng tới quá trình hàn: Chiều dài tầm với điện cực Nhỏ Trung bình Lớn Độ ngấu Lớn Trung bình Ít Công suất hồ quang Lớn Trung bình Nhỏ Độ bắn toé Thấp Trung bình Cao Độ nung điện cực hàn Ít Trung bình Nhiều 2.4: PHƯƠNG PHÁP GÂY DUY TRÌ VÀ KẾT THÚC HỒ QUANG: Trước khi mồi hồ quang, cần phải làm sạch những hạt kim loại ở xung quanh miệng phun, người thao tác cầm mỏ hàn nghiêng một góc 100  250 so với phương thẳng đứng. ấn công tắc mỏ hàn, khí bảo vệ được phun ra trước bảo vệ vùng hàn, sau đó hồ quang hàn hình thành. Khi hồ quang hình thành do dây điện cực được đưa vào vũng hàn tự động nên cần di chuyển mỏ hàn dọc theo trục đường hàn tránh trường hợp kim loại lỏng (do kim loại điền đầy tạo thành) cao dần dính vào bép hàn và chụp khí. - Khi kết thúc hồ quang ấn công tắc mỏ hàn lúc này hồ quang sẽ ngắt, khi hồ quang ngắt chúng ta phải giữ nguyên mỏ hàn một lúc để cho khí bảo vệ bảo vệ vũng hàn. 9 3 Phần thực hành PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CÔNG VIỆC: VẬN HÀNH THIẾT BỊ HÀN MIG- MAG 1/B1/MĐ17 TT Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang thiết bị Ghi chú 1 Lắp đặt thiết bị - Các mối nối phải chắc chắn, sử dụng Bu lông, đai ốc bằng đồng, kiểm tra dòng điện hàn đúng quy định - Nối ống dẫn khí bảo vệ vào đầu ra của đồng hồ giảm áp đảm bảo độ kín - Ca bin hàn, bàn hàn, máy hàn MIG- MAG, bộ cáp hàn, moe hàn hàn, kìm kẹp mát, van giảm áp, chai khí CO2, Ống dẫn khí, Mỏ lết, tuốc nơvit.... 2 Vận hành thiết bị - Đúng trình tự. - Đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị - Ca bin hàn, bàn hàn, máy hàn MIG- MAG đã lắp đặt, phôi hàn. 3 Mồi hồ quang - Ngồi đúng tư thế hàn. - Chọn đúng chế độ hàn - Giứu đúng góc độ que hàn và tầm với điện cực trong suốt quá trình hàn. - Mồi được hồ quang cháy êm. - Ca bin hàn, bàn hàn, máy hàn MIG- MAG đã lắp đặt, phôi hàn. 4 Ghi tên, nộp bài ghi rõ họ tên, ca, nhóm thực tập Phấn 10 BÀI 2: Hàn giáp mối không vát mép ở vị trí bằng (1G) 1. Đặc điểm hàn giáp mối không vát mép ở vị trí bằng bằng máy hàn MAG Là các mối hàn được phân bố trên các mặt phẳng nằm trong góc từ 0 ÷ 600. Mối hàn giáp mối là mối hàn nối hai đầu tấm kim loại lại với nhau khi chúng cùng nằm trong một mặt phẳng, có đặc điểm như sau: - Đây là mối ghép đơn giản, tiết kiệm kim loại, dễ chế tạo dùng phổ biến trong thiết kế chi tiết mới. - Hàn sấp giáp mối là phương pháp hàn được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất vì có nhiều ưu điểm: + Dễ thao tác, dễ quan sát tình hình nóng chảy của kim loại mối hàn. + Khi kim loại que hàn nóng chảy, những giọt kim loại dựa vào trọng lượng bản thân rơi vào vùng nóng chảy vũng hàn dễ dàng mà không bị chảy ra ngoài. + Cường độ lao động của người thợ hàn bỏ ra ít. + Cho phép chọn đường kính dây hàn lớn, cường độ dòng điện lớn (I = 60d) nên năng suất cao, chất lượng tốt. Nếu điều kiện cho phép nên chuyển tất cả các vị trí về hàn sấp. + Có thể vát hoặc không vát mép. + Nếu s < 6mm thì không vát. Nếu s > 6 vát mép V, X, U, 2U... Bảng 5-1. Kích thước mối hàn giáp mối không vát mép S b S a h S B A H 1 4 0+0,5 1+1-0,5 2 5 1±0,5 3 6 1±0,5 4 8 2±1 5 8 2±1 6 10 2±1 a h b s 11 2. Trình tự thực hiện 2.1. Đọc bản vẽ Yêu cầu kỹ thuật: - Mối hàn đúng kích thước, - Mối hàn không bị khuyết tật 2.2. Chuẩn bị 2.2.1 Chọn chế độ hàn: Căn cứ vào bảng tra thông số hàn ta có Dòng điện hàn Ih 165  175 (A) Điện áp hàn Uh 20 22 (V) Lưu lượng khí bảo vệ VCO2 8  10 lit/phút 2.2.2 Chuẩn bị thiết bị hàn. - Máy hàn: MAG MILER - Máy cắt, máy mài đứng 2 đá, máy mài cầm tay. 2.2.3 Dụng cụ: - Đe, búa nguội, thước lá, mũi vạch, đục nguội, kìm bấm dây, Clê hoặc mỏ lết. 2.2.4 Vật tư 135 12 - Dây hàn GM70- S Ф1,0 mm số lượng 0,2Kg/HS/Ca - Thép tấm CT3 hoặc tương đương có kích thước: + (200x100x6) mm x 2 tấm - Nắn phẳng và làm sạch phôi: chú ý làm sạch phôi sang hai bên từ 15- 20mm 2.3. Gá phôi hàn 2.3.1. Gá phôi. - Kích thước và phương pháp gá đính như hình vẽ + Đặt phôi liệu song song với cạnh bàn hàn, chỉnh cho khe hở giữa hai tấm phôi a = 2mm, gá hai tấm phôi hàn phải đảm bảo thẳng, phẳng không bị so le. + Tạo góc bù biến dạng trước khi hàn góc α = 20 - Trong quá trình chế tạo kết cấu kim loại hàn, gá phôi hàn là một tổ hợp quan trọng và tốn công nhất. Quá trình gá phôi có thể: + Căn cứ đường vạch dấu, vị trí tương hỗ giữa vật hàn do đường vẽ quyết định. + Căn cứ khuôn mẫu (lấy kết cấu thứ nhất làm khuôn mẫu nhưng kiểm tra chính xác kích thước ban đầu sau đó một thời gian lại kiểm tra lại tránh bị sai lệch hình dạng). Dùng khuôn hoặc dụng cụ kẹp chuyên dùng phương pháp này hoàn thiện hơn. 2.3.2. Hàn đính. Công việc chủ yếu của tổ hợp kết cấu là hàn đính (định vị chi tiết trong kết cấu). Hàn đính có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mối hàn. Nếu mối đính quá dài hoặc quá cao sẽ làm cho mối hàn chính thức lồi lõm không đều. Ngược lại, mối đính quá ngắn sẽ làm cho nó dễ bị nứt do ứng suất khi hàn gây nên. Do vậy khi hàn đính phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Cường độ dòng điện khi hàn đính phải cao hơn khi hàn chính thức 10%. - Khoảng cách giữa các mối hàn đính (40 ÷ 50)S, nhưng lớn nhất cũng không vượt quá 300 mm. - Chiều dài của vết đính bằng (3 ÷ 4)S, nhưng không vượt quá 30mm, thông thường là (10 ÷ 15) mm. - Bề dày của vết đính thường bằng (0,5 ÷ 0,7)S. Nhưng không được lớn hơn bề dày của mối hàn chính. - Vết đính phải cách mặt ngoài của đầu nối một khoảng (10 ÷ 15) mm. 13 - Sau khi hàn đính xong vật hàn có thể bị cong vênh, nên trước khi hàn chính thức phải nắn sửa lại vật hàn cẩn thận. 2.4.Tiến hành hàn 2.4.1 Góc độ mỏ hàn. - Góc nghiêng mỏ hàn:  = 700 – 800;  = 900 - Chuyển động mỏ hàn: răng cưa, bán nguyệt 2.4.2 Kỹ thuật hàn. Đối với bài luyện tập này ta sử dụng hai phương pháp hàn: - Phương pháp hàn đẩy (Góc nghiêng của mỏ hàn ngược hướng hàn hoặc hàn trái- hàn từ phải qua trái) Chuyển động mỏ hàn: chuyển động mỏ hàn theo đường thẳng, đi lại, răng cưa, bán nguyệt, vòng tròn lệch. - Phương pháp hàn kéo (Góc nghiêng của mỏ hàn cùng chiều hướng hàn, hàn phải). Dao động mỏ hàn: chuyển động mỏ hàn theo đường thẳng, đi lại, răng cưa, bán nguyệt.   900 10~200 Hướng hàn 10~200 Hướng hàn 900 14 Lưu ý: - Các góc nghiêng của mỏ hàn, tầm với của điện cực cần phải giữ ổn định trong suốt quá trình hàn. - Luôn quan sát bể hàn, hồ quang luôn hướng vào phần đầu của bể hàn. - Dao động đúng biên độ (độ rộng dao động) và bước hàn. - Dừng ở lại hai bên. - Kết thúc đường hàn sử dụng chế độ lấp rãnh hồ quang hoặc gây và ngắt hồ quang liên tục để điền đầy kim loại vào bể hàn. 2.5. Kiểm tra chất lượng mối hàn 2.5.1. Làm sạch và quan sát bề mặt mối hàn. - Gõ sạch xỉ, dùng bàn chải sắt đánh sạch mối hàn - Quan sát bề mặt kiểm tra và phát hiện các khuyết tật bên ngoài mối hàn: sai lệch về hình dáng kích thước, mức độ biến dạng của liên kết hàn, kiểm tra mối hàn có rỗ xỉ, rỗ khí, cháy cạnh, chảy tràn, độ đồng đều của vảy hàn 2.52. Các loại khuyết tật thường gặp nguyên nhân và biện pháp phòng tránh 2.5.2.1. Mối hàn không ngấu. - Nguyên nhân: do cường độ dòng điện hàn yếu, tốc độ hàn lớn. - Biện pháp phòng ngừa: Quan sát tình hình nóng chảy của vũng hàn để điều chỉnh lại dòng điện và tốc độ hàn, trước khi hàn phải hàn thử để kiểm tra chế độ hàn. 2.5.2.2 Mối hàn khuyết cạnh. * Nguyên nhân: - Dòng điện hàn quá lớn - tầm với điện cực quá lớn - Góc độ mỏ hàn và dao động mỏ hàn chưa hợp lý - Sử dụng chưa đúng kích thước điện cực hàn *Cách khắc phục. - Khi dao động que hàn sang hai bên mối hàn có thời gian dừng để cho kim loại phụ điền đầy vào hai bên. - Đảm bảo đúng góc độ chuyển động của mỏ hàn. - Điều chỉnh lại chế độ dòng điện, điện áp. - Điều chỉnh lại tầm với điện cực. 15 - Điều chỉnh lại vận tốc hàn, và góc độ mỏ hàn cho phù hợp. 2.5.2.3. Mối hàn bị rỗ khí. 1. Lỗ khí tập trung; 2. Lỗ khí trên bề mặt; 3. Lỗ khí đơn * Nguyên nhân. - Do hàm lượng Cácbon trong kim loại vật hàn và que hàn quá cao. - Góc độ mỏ hàn và tầm với điện cực không phù hợp, vật hàn ướt, vật hàn có gỉ sắt , dầu mỡ bẩn. - Không che chắn gió tốt, lưu lượng khí bảo vệ không đủ. *. Cách khắc phục. - Dùng dây hàn có hàm lượng Các bon tương đối thấp, khả năng khử oxy tốt. - Giữ đúng góc độ và tàm với điện cực phù hợp. Che chắn gió và điều chỉnh lưu lượng khí phù hợp trước khí hàn - Kéodài thời gian giữ nhiệt vật hàn. 2.6. An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp 2.6.1. An toàn lao động. - Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động: Mặt nạ hàn, kính bảo hộ, tạp dề da, dày da, ống che chân, che tay. - Có trang bị bình chống cháy và bình chống cháy phải thường xuyên được kiểm tra hạn sử dụng. - Nghiêm chỉnh chấp hành nội qui xưởng thực hành. 2.6.2. Vệ sinh phân xưởng. Sau khi kết thúc ca thực tập, phải vệ sinh khu vực hàn và toàn bộ xưởng. - Khoa chai khí và xả khí còn lại trong van giảm áp - Cắt công tắc “OFF” của máy hàn. - Cắt cầu dao điện nguồn vào máy hàn. - Cuốn dây hàn treo vào vị trí quy định. - Thu dọn các dụng cụ: Kính hàn, búa nguội, búa gõ xỉ, dưỡng kiểm vào vị trí quy định - Vệ sinh bàn hàn: Các đầu mẩu que hàn ; phôi hàn; xỉ hàn để riêng các thùng khác nhau. - Vệ sinh toàn bộ phân xưởng. 16 Trình tự thực hiện mối hàn giáp mối ở vị trí bằng : TT Nội dung công việc Dụng cụ, Thiết bị Hình vẽ minh họa Yêu cầu đạt được 1. Đọc bản vẽ Yêu cầu kỹ thuật: - Mối hàn đúng kích thước, - Mối hàn không bị khuyết tật - Nắm được các kích thước cơ bản Hiểu được yêu cầu kỹ thuật 2 Chuẩn bị - Thiết bị, dụng cụ - Vật tư - Máy hàn, máy mài, máy cắt con rùa, búa, thước lá.. - Phôi hàn . - Dây hàn - Kiểm tra đảm bảo an toàn, đặt đúng chế độ hàn - Phôi phẳng, thẳng không bị pavia, đúng kính thước. - Dây GM- 70S Ф0,8. 135 17 3 - Gá đính Thiết bị hàn hồ quang tay, đồ gá, búa nguội - Mối đính nhỏ gọn, đủ bền, đúng vị trí - Phôi sau khi gá đính đảm bảo 900 4 Tiến hành hàn Thiết bị hàn MIG/MAG - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị - Dao động và góc độ que từng lớp phải hợp lý 5 Kiểm tra Thước kiểm tra mối hàn - Phát hiện được các khuyết tật của mối hàn PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH   18 CÔNG VIỆC: HÀN GIÁP MỐI KHÔNG VÁT CẠNH VỊ TRÍ HÀN BẰNG 1/B2/MĐ17 TT Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang thiết bị Ghi chú 1 Đọc bản vẽ - Nắm được các kích thước cơ bản Hiểu được yêu cầu kỹ thuật - Bản vẽ hàn 2 Chuẩn bị Thiết bị, dụng cụ hàn. - Tính toán và đặt đúng chế độ hàn. - Chuẩn bị thiết bị đầy đủ theo quy định, đúng chủng loại, yêu cầu của bài thực hành. - Phôi có KT: + 200x100x6 / 2 phôi/1hs + Nắn thẳng, nắn phẳng phôi, làm sạch bề mặt phôi - Dây hàn Ф 0,8 mm 0,2 kg/HS/ca - Ca bin hàn, bàn hàn, máy hàn MIG- MAG, máy cắt, bộ cáp hàn, mỏ hàn, kìm kẹp mát, găng tay da, mặt nạ hàn, bàn chải sắt, búa gõ xỉ, kìm kẹp phôi. - Bản vẽ phôi; Kéo cần hoặc máy cắt, máy mài, đe, búa nguội, thước lá, mũi vạch 3 Gá đính - Mối đính nhỏ gọn, đủ bền, đúng vị trí - Phôi sau khi gá đính đảm bảo phẳng không cong vênh Can bin hàn, bàn hàn, máy hàn MIG- MAG, bộ cáp hàn, mỏ hàn, kìm kẹp mát, mặt nạ hàn, găng tay da mỏ lết , ampe kìm, đồ gá. 4 Tiến hành hàn Góc nghiêng que hàn: α = 70o ~ 80o; β = 90o - Dao động mỏ hàn: Răng cư, bán nguyệt - Tầm với điện cực= 10- 15mm - Lưu lượng khí bảo vệ = 8- 10( l/ph) Can bin hàn, bàn hàn, máy hàn MIG- MAG, bộ cáp hàn, kìm hàn, kìm kẹp mát, mặt nạ hàn, găng tay da, búa nguội, bàn chải sắt. - Bản vẽ góc độ và các chuyển động cơ bản của mỏ hàn 5 Kiểm ta chất lượng mối hàn - Phát hiện được các khuyết tật của mối hàn - Thước kiểm tra khuyết tật mối hàn và các thiết bị về kiểm tra chất lượng mối hàn 6 Ghi tên, nộp bài Ghi rõ họ tên, ca, nhóm thực tập Phấn 19 BÀI 3: Hàn góc không vát mép ở vị trí ngang (2F). 1. Đặc điểm Hàn góc không vát mép ở vị trí ngang (2F) bằng máy hàn MAG - Hàn bằng lấp góc chúng ta thường gặp dạng mối hàn bằng lấp góc chữ “T”, mối hàn góc dạng L. - Mối hàn góc dễ có khuyết tật là không ngấu ở trong góc của mối ghép và dễ cháy cạnh ở hai bên. - Hàn góc ở vị trí ngang 2F được ứng dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất nhất là trong các kết cấu bồn, bể. - Mối hàn chữ “T” Dùng khá phổ biến trong thiết kế, chế tạo kết cấu mới vì có độ bền cao, khả năng chịu tải trọng tĩnh tốt dùng kết cấu chịu tải trọng uốn. - Việc có được kỹ năng hàn góc vị trí ngang 2F sẽ giúp người học tự tin thực hiện các công việc trong thực tế. Kiểu mối ghép S A K a K S S 2,0 ÷ 2,5 0+2 3+2 3,0 ÷ 4,3 0+2 3+2 5,0 ÷ 6,0 0+2 4+2-1 7,0 ÷ 9,0 0+2 5+2-1 10,0 ÷15,0 0+2 6±2 16,0 ÷ 21,0 0+3 7±2 22,0 ÷ 30,0 0+3 8±2 2. Trình tự thực hiện 2.1. Đọc bản vẽ Yêu cầu kỹ thuật: - Kim loại mối hàn bám đều hai cạnh 135 20 - Mối hàn đúng kích thước, không bị khuyết tật 2.2. Chuẩn bị 2.2.1 Chọn chế độ hàn: - Căn cứ vào bảng tra thông số hàn Dòng điện hàn Ih 200 (A) Công tắc lấp rãnh hồ quang ON / OFF Điện áp hàn Uh 20 22 (V) Dòng điện lấp rãnh hồ quang 70  90 (A) Lưu lượng khí bảo vệ VCO2 12  15 lit/phút Điện áp lấp rãnh hồ quang 18  19 (V) 2.2.2 Chuẩn bị thiết bị hàn. - Máy hàn: MAG MILER - Máy cắt, máy mài đứng 2 đá, máy mài cầm tay. 2.2.3 Dụng cụ: - Đe, búa nguội, thước lá, mũi vạch, đục nguội, kìm bấm dây, Clê hoặc mỏ lết. 2.2.4 Vật tư - Dây hàn GM70 S Ф1,0 mm số lượng 0,2Kg/HS/Ca - Thép tấm CT3 hoặc tương đương có kích thước: + (200x100x6) mm x 1 tấm + (200x50x6) mm x 1 tấm - Nắn phẳng và làm sạch phôi: chú ý làm sạch phôi sang hai bên từ 15- 20mm 2.3. Gá phôi hàn 2.3.1. Gá phôi. - Kích thước và phương pháp gá đính như hình vẽ + Đặt phôi liệu song song với cạnh bàn hàn, chỉnh cho khe hở giữa hai tấm phôi a = 2mm, gá hai tấm phôi hàn phải đảm bảo thẳng, phẳng không bị so le. + Tạo góc bù biến dạng trước khi hàn góc α = 20 - Trong quá trình chế tạo kết cấu kim loại hàn, gá phôi hàn là một tổ hợp quan trọng và tốn công nhất. Quá trình gá phôi có thể: + Căn cứ đường vạch dấu, vị trí tương hỗ giữa vật hàn do đường vẽ quyết định. + Căn cứ khuôn mẫu (lấy kết cấu thứ nhất làm khuôn mẫu nhưng kiểm tra chính xác kích thước ban đầu sau đó một thời gian lại kiểm tra lại tránh bị sai lệch hình dạng). Dùng khuôn hoặc dụng cụ kẹp chuyên dùng phương pháp này hoàn thiện hơn. 21 10 ÷15 Mối đính 2.3.2. Hàn đính. Công việc chủ yếu của tổ hợp kết cấu là hàn đính (định vị chi tiết trong kết cấu). Hàn đính có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mối hàn. Nếu mối đính quá dài hoặc quá cao sẽ làm cho mối hàn chính thức lồi lõm không đều. Ngược lại, mối đính quá ngắn sẽ làm cho nó dễ bị nứt do ứng suất khi hàn gây nên. Do vậy khi hàn đính phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Cường độ dòng điện khi hàn đính phải cao hơn khi hàn chính thức 10%. - Khoảng cách giữa các mối hàn đính (40 ÷ 50)S, nhưng lớn nhất cũng không vượt quá 300 mm. - Chiều dài của vết đính bằng (3 ÷ 4)S, nhưng không vượt quá 30mm, thông thường là (10 ÷ 15) mm. - Bề dày của vết đính thường bằng (0,5 ÷ 0,7)S. Nhưng không được lớn hơn bề dày của mối hàn chính. - Vết đính phải cách mặt ngoài của đầu nối một khoảng (10 ÷ 15) mm. - Sau khi hàn đính xong vật hàn có thể bị cong vênh, nên trước khi hàn chính thức phải nắn sửa lại vật hàn cẩn thận. 2.4.Tiến hành hàn 2.4.1 Góc độ mỏ hàn. - Góc nghiêng mỏ hàn:  = 700 – 800;  = 450 - Chuyển động mỏ hàn: răng cưa, bán nguyệt 2.4.2 Kỹ thuật hàn. Đối với bài luyện tập này ta sử dụng hai phương pháp hàn: - Phương pháp hàn đẩy (Góc nghiêng của mỏ hàn ngược hướng hàn hoặc hàn 45° 750-800 22 trái- hàn từ phải qua trái) Chuyển động mỏ hàn: chuyển động mỏ hàn theo đường thẳng, đi lại, răng cưa, bán nguyệt, vòng tròn lệch. - Phương pháp hàn kéo (Góc nghiêng của mỏ hàn cùng chiều hướng hàn, hàn phải). Dao động mỏ hàn: chuyển động mỏ hàn theo đường thẳng, đi lại, răng cưa, bán nguyệt. Lưu ý: - Các góc nghiêng của mỏ hàn, tầm với của điện cực cần phải giữ ổn định trong suốt quá trình hàn. - Luôn quan sát bể hàn, hồ quang luôn hướng vào phần đầu của bể hàn. - Dao động đúng biên độ (độ rộng dao động) và bước hàn. - Dừng ở lại hai bên. - Kết thúc đường hàn sử dụng chế độ lấp rãnh hồ quang hoặc gây và ngắt hồ quang liên tục để điền đầy kim loại vào bể hàn. 2.5. Kiểm tra chất lượng mối hàn 2.5.1. Làm sạch và quan sát bề mặt mối hàn. - Gõ sạch xỉ, dùng bàn chải sắt đánh sạch mối hàn - Quan sát bề mặt kiểm tra và phát hiện các khuyết tật bên ngoài mối hàn: sai lệch về hình dáng kích thước, mức độ biến dạng của liên kết hàn, kiểm tra mối hàn có rỗ xỉ, rỗ khí, cháy cạnh, chảy tràn, độ đồng đều của vảy hàn 2.5.2. Các loại khuyết tật thường gặp nguyên nhân và biện pháp phòng tránh 2.5.2.1. Mối hàn không ngấu. - Nguyên nhân: do cường độ dòng điện hàn yếu, tốc độ hàn lớn. - Biện pháp phòng ngừa: Quan sát tình hình nóng chảy của vũng hàn để điều chỉnh lại dòng điện và tốc độ hàn, trước khi hàn phải hàn thử để kiểm tra chế độ hàn. 2.5.2.2 Mối hàn khuyết cạnh. * Nguyên nhân: - Dòng điện hàn quá lớn - tầm với điện cực quá lớn - Góc độ mỏ hàn và dao động mỏ hàn chưa hợp lý - Sử dụng chưa đúng kích thước điện cực hàn 23 Cháy cạnh Mối hàn tốt *Cách khắc phục. - Khi dao động que hàn sang hai bên mối hàn có thời gian dừng để cho kim loại phụ điền đầy vào hai bên. - Đảm bảo đúng góc độ chuyển động của mỏ hàn. - Điều chỉnh lại chế độ dòng điện, điện áp. - Điều chỉnh lại tầm với điện cực. - Điều chỉnh lại vận tốc hàn, và góc độ mỏ hàn cho phù hợp. 2.5.2.3. Mối hàn bị rỗ khí. Mối hàn tốt Rỗ xỉ 1. Lỗ khí tập trung; 2. Lỗ khí trên bề mặt; 3. Lỗ khí đơn * Nguyên nhân. - Do hàm lượng Cácbon trong kim loại vật hàn và que hàn quá cao. - Góc độ mỏ hàn và tầm với điện cực không phù hợp, vật hàn ướt, vật hàn có gỉ sắt , dầu mỡ bẩn. - Không che chắn gió tốt, lưu lượng khí bảo vệ không đủ. *. Cách khắc phục. - Dùng dây hàn có hàm lượng Các bon tương đối thấp, khả năng khử oxy tốt. - Giữ đúng góc độ và tàm với điện cực phù hợp. Che chắn gió và điều chỉnh lưu lượng khí phù hợp trước khí hàn - Kéodài thời gian giữ nhiệt vật hàn. 2.6. An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp 2.6.1. An toàn lao động. - Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động: Mặt nạ hàn, kính bảo hộ, tạp dề da, dày da, ống che chân, che tay. - Có trang bị bình chống cháy và bình chống cháy phải thường xuyên được kiểm tra hạn sử dụng. Rỗ khí 24 - Nghiêm chỉnh chấp hành nội qui xưởng thực hành. 2.6.2. Vệ sinh phân xưởng. Sau khi kết thúc ca thực tập, phải vệ sinh khu vực hàn và toàn bộ xưởng. - Khoa chai khí và xả khí còn lại trong van giảm áp - Cắt công tắc “OFF” của máy hàn. - Cắt cầu dao điện nguồn vào máy hàn. - Cuốn dây hàn treo vào vị trí quy định. - Thu dọn các dụng cụ: Kính hàn, búa nguội, búa gõ xỉ, dưỡng kiểm vào vị trí quy định - Vệ sinh bàn hàn: Các đầu mẩu que h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_han_mig_mag_co_ban_trinh_do_trung_cap_cao_dang.pdf