Giáo trình Hàn đắp (Trình độ Cao đẳng)

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: HÀN ĐẮP NGÀNH/NGHỀ:HÀN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ –TCGNB ngày.....tháng.....năm 2017 của Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, năm 2018 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính

pdf53 trang | Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 41 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Hàn đắp (Trình độ Cao đẳng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo nói chung và ngành Hàn ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình khung quốc gia nghề hàn đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Mô đun 25: Hàn đắp là môđun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu công nghệ hàn trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Ninh Bình năm 2018 Tham gia biên soạn 1.Chủ biên: Nguyễn Văn Thắng 2. Nguyễn Doãn Toàn 3. Trần Tuấn Anh 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG I. Lời giới thiệu. 1 II. Mục lục. 2 III. Nội dung mô đun: 3 Bài 1: Hàn đắp trục bằng máy hàn hồ quang tay. 5 Bài 2: Hàn đắp mặt phẳng bằng máy hàn hồ quang tay. 14 Bài 3: Hàn đắp trục bằng máy hàn MIG, MAG. 23 Bài 4: Hàn đắp mặt phằng bằng máy hàn MAG, MIG. 33 Bài 5: Hàn đắp (TIG). 43 Kiểm tra kết thúc mô đun. 50 IV. Tài liệu tham khảo. 52 4 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN HÀN ĐẮP Mã số: MĐ25 I. VỊ TRÍ, Ý NGHĨA, VAI TRÒ MÔ ĐUN: Là mô đun chuyên môn nghề, được bố trí sau khi học xong môđun Hàn hồ quang tay, hàn MIG/MAG và hàn TIG. Hàn đắp rèn luyện cho người học kỹ năng phục hồi các chi tiết bị mài mòn hoặc bị hư hỏng như gãy, vỡ, nứt...do đã qua thời gian làm việc. Hàn đắp cũng có thể sử dụng để chế tạo chi tiết mới khi muốn tạo ra mootjlowps kim loại có những khả năng về chịu mài mòn, tăng ma sát... II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN: - Làm việc trong các cơ sở sản xuất cơ khí với đầy đủ kiến thức và kỹ năng hàn cơ bản. - Hàn phục hồi các chi tiết dạng trục, bánh răng, bạc lót bị mòn đúng kích thước bản vẽ, đủ lượng dư gia công. - Sửa chữa các sai hỏng của vật đúc bằng thép các bon, thép hợp kim, gang và hợp kim đồng. - Thực hiện hàn đắp trục, hàn đắp mặt phẳng bằng các thiết bị máy hàn hồ quang tay, máy hàn MIG, MAG đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng. - Tuân thủ quy định, quy phạm trong quy trình hàn đắp. - Rèn luyện tính tự giác, kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác, trung thực của sinh viên. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Hàn đắp trục bằng máy hàn hồ quang tay 14 6 8 2 Hàn đắp mặt phẳng bằng máy hàn hồ quang tay 8 2 6 3 Hàn đắp trục bằng máy hàn MIG, MAG 12 4 7 1 4 Hàn đắp mặt phằng bằng máy hàn MAG, MIG 10 2 8 5 Hàn đắp (TIG) 16 6 9 1 6 Kiểm tra mô đun 2 2 Cộng 60 20 38 2 5 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔ ĐUN/MÔN HỌC 1. Kiểm tra đánh giá trước khi thực hiện mô đun: - Kiến thức: Vấn đáp hoặc trắc nghiệm chế độ và kỹ thuật hàn ở các vị trí trong không gian, các kiến thức liên quan đã học ở mô đun Hàn hồ quang tay, hàn MIG/MAG và hàn TIG. - Kỹ năng: Được đánh giá kết quả thực hiện bài tập thực hành của mô đun Hàn hồ quang tay, hàn MIG/MAG và hàn TIG. 2. Kiểm tra đánh giá trong khi thực hiện mô đun: Giáo viên hướng dẫn quan sát trong quá trình hướng dẫn thường xuyên về công tác chuẩn bị, thao tác cơ bản, bố trí nơi làm việc... Ghi sổ theo dõi để kết hợp đánh giá kết quả thực hiện môđun về kiến thức, kỹ năng, thái độ. 3. Kiểm tra sau khi kết thúc mô đun: 3.1. Về kiến thức: Căn cứ vào mục tiêu môđun để đánh giá kết quả qua bài kiểm tra viết, kiểm tra vấn đáp, hoặc trắc nghiệm các nội dung sau: - Tính vật liệu hàn đầy đủ chính xác. - Tính chế độ hàn phù hợp với chiều dày vật liệu. 3.2. Về kỹ năng: Được đánh giá bằng kiểm tra trực tiếp, qua quá trình thực hiện các bài tập, qua chất lượng sản phẩm đạt các yêu cầu sau: - Chuẩn bị phôi hàn sạch, đúng kích thước. - Hàn phục hồi chi tiết đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đủ lượng dư gia công cơ. - Hàn đắp trục, hàn đắp mặt phẳng bằng các thiết bị hàn khác nhau đảm bảo độ sâu ngấu, ít biến dạng, ít khuyết tật. - Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn. - Sắp xếp chỗ làm việc gọn gàng khoa học an toàn. 3.3 Về thái độ: Được đánh giá qua quan sát, qua sổ theo dõi đạt các yêu cầu sau: - Chấp hành quy định bảo hộ lao động; - Chấp hành nội quy thực tập; - Tổ chức nơi làm việc hợp lý, khoa học; - Ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu; - Tinh thần hợp tác làm việc theo tổ, nhóm. 6 BÀI 1: HÀN ĐẮP TRỤC BẰNG MÁY HÀN HỒ QUANG TAY Mã bài 25.1 Giới thiệu: Hàn đắp trục bằng máy hàn hồ quang tay là quá trình đem phủ lên bề mặt trục một lớp kim loại nhằm thay đổi kích thước, hình dáng và tính chất của bề mặt bằng phương pháp hàn hồ quang tay. Mục tiêu: - Tính toán vật liệu hàn đắp. - Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ hàn, vật liệu hàn đầy đủ an toàn. - Chuẩn bị chi tiết đắp đảm bảo sạch, xử lý hết các vết nứt đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Chọn điện áp, cường độ dòng điện và tốc độ hàn, phương pháp chuyển động que hàn phù hợp với đường kính chi tiết đắp và tính chất của vật liệu. - Thực hiện hàn đắp các chi tiết trục, bằng phương pháp hàn theo đường sinh hoặc đường tròn đúng kích thước, đảm bảo độ sâu ngấu, đủ lượng dư gia công cơ, ít biến dạng. - Sửa chữa được các sai hỏng về kích thước, hình dáng, rỗ khí, lẫn xỉ, khuyết cạnh đạt yêu cầu kỹ thuật. - Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng. - Tuân thủ quy định, quy phạm trong quy trình hàn đắp trục bằng hàn hồ quang tay. - Rèn luyện tính tự giác, kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác. Nội dung: 1. Chuẩn bị chi tiết hàn đắp. 1.1. Đọc bản vẽ 1.2 Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ: 1.2.1. Thiết bị: 7 - Máy hàn hồ quang tay nguồn 500A AC/DC - Tủ sấy que hàn 50 kg, Max 3500C - Ống sấy que hàn xách tay 5 kg, Max 2400C 1.2.2. Dụng cụ: - Dụng cụ phụ trợ dùng trong nghề hàn: bàn chải sắt, găng tay da, búa gõ xỉ, thước lá, kìm rèn, ke vuông, búa nguội... - Thước đo kiểm mối hàn. 1.2.3. Phôi hàn: 1.2.3. Phôi hàn: - Thép tròn CT3 hoặc tương đương có kích thước: Φ30x200. 2. Kỹ thuật hàn đắp trục: Hàn đắp trục chủ yếu là để sửa chữa các chi tiết dạng trục mòn do tiếp xúc. Về bản chất nói chung, hàn đắp tương tự như các phương pháp hàn khác.Trong kỹ thuật hàn đắp có thể ứng dụng phương pháp hàn hồ quang, thực hiện bằng dòng xoay chiều và dòng một chiều. - Chọn thành phần kim loại đắp phụ thuộc vào điều kiện công tác của chi tiết. Sự hao mòn có thể gây ra do ma sát, do va đập, ở nhiệt độ bình thường, nhiệt độ cao và trong môi trường ăn mòn ( a xít, bazơ) .Thành phần que hàn dùng cho hàn đắp yêu cầu chung cũng giống như vật hàn kim loại, cũng có trường hợp đặc biệt phải dùng loại que hàn chuyên dùng như T-143, T-216,T-293, T-500, T- 535,T-268,T-540 (Nga); que hàn Thượng hàn 62A,64A (Trung Quốc)hoặc các loại que có độ bền cao E80... - Trước khi đắp, ở chỗ hàn đấp phải làm sạnh cần thiết một số tạp chất bẩn, dầu , mỡ làm cho kim loại có ánh kim như ban đầu rồi mới có thể hàn đắp đường thứ nhất, khi hàn đắp đường thứ hai cần phải làm chảy 1/3 chiều rộng của đường hàn thứ nhất, các mối han có chiều rộng đều nhau. - Khi tiến hành hàn đắp nhiều lớp, mỗi lớp đều phải cạo sạch xỉ hàn. Khi hàn đắp vì diện tích nung nóng lớn và số lần nung nóng nhiều nên sinh dễ sinh ra sự biến dạng lớn, thậm chí sinh ra sự biến dạng lớn, thậm chí còn bị nứt. - Để giảm bớt sự biến dạng, có thể nhân lúc còn nóng dùng búa tay gõ nhẹ vào lớp hàn đắp. - Khi hàn cần chú ý tránh chỗ kết thúc của mối hàn sinh ra những rãnh hồ quang quá sâu làm ảnh hưởng đến sự hình thành của mối hàn lớp sau. - Để đáp ứng yêu cầu gia công sau khi hàn đắp cần phải để chiều cao mối hàn phù hợp, bề dày của hàn đắp phải lớn hơn độ dày yêu cầu sau khi gia công của nó từ 3÷ 5mm. - Hàn đắp có thể thực hiện theo đường xoắn ốc hoặc đường sinh. 8 3. Trình tự thực hiện. T T Nội dung công việc Dụng cụ Thiết bị Hình vẽ minh họa Yêu cầu đạt được 1 Đọc bản vẽ , chuẩn bị phôi - Nắm được các kích thước cơ bản - Hiểu được yêu cầu kỹ thuật - Mặt phôi đánh sạch tới ánh kim 2 Tiến hành hàn - Hàn theo đường sinh - Hàn xoắn ốc theo chu vi - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị - Giao động và góc độ đúng kỹ thuật - Góc độ que hàn luôn thay đổi đều theo từng vị trí trên 1 lần hàn. - Hàn đúng thứ tự được chỉ dẫn 4 Kiểm tra - Phát hiện được các khuyết tật của mối hàn 9 4. Sai hỏng thường gặp T T Tên Hình vẽ minh họa Nguyên nhân Cách khắc phục 1 Rỗ khí, lẫn xỉ - Que hàn ẩm - Mặt vật hàn bẩn -Dao động que hàn không hợp lý - Chuẩn bị tốt que và vật liệu. - Thực hiện đúng kỹ thuật 2 Chi tiết bị cong - Hàn không đúng hứ tự - Thực hiện đúng thứ tự chỉ dẫn 5. An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp - Chỉ được hàn khi có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động dành cho thợ hàn. - Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn khi hàn hồ quang tay. - Dừng thực tập khi nền xưởng bị ẩm ướt hoạc bị dột do mưa. - Khi phát hiện sự cố phải ngắt điện và báo cho người có trách nhiệm sử lý. - Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy. 10 Bài tập và sản phẩm thực hành bài 25.1 Kiến thức: Câu 1: Trình bày công tác chuẩn bị khi hàn đắp trục bằng phương pháp hàn hồ quang tay. Câu 2: Hãy nêu kỹ thuật hàn đắp trục bằng phương pháp hàn hồ quang tay. Kỹ năng: Bài tập ứng dụng: Hàn đắp trục - bản vẽ kèm theo. - Phương pháp hàn: SMAW - Vật liệu: Thép tròn Φ20x200, vật liệu CT3 hoặc tương đương. * SMAW: que hàn Ф2.6, Ф3.2 mm E7016 (LB-52 KOBELCO) hoặc tương đương. - Thời gian: 01 giờ (kể cả thời gian chuẩn bị và gá đính) 11 CHỈ DẪN ĐỐI VỚI HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP ỨNG DỤNG 1. Bài tập ứng dụng phải thực hiện đúng phương pháp, đúng vị trí hàn theo qui định. 2. Phôi phải được cố định trên giá hàn trong suốt quá trình hàn. 3. Các mối hàn đính có chiều dài không quá 15 mm. 4. Phương pháp hàn: SMAW 5. Thời gian cho phép chỉnh máy và thử trước khi hàn là 10 phút. 6. Tổng điểm và kết cấu điểm của các bài như sau: Tổng số điểm tối đa cho bài: 100 điểm, kết cấu như sau: a, Điểm ngoại dạng khách quan: Tổng cộng 70 điểm b, Điểm tuân thủ các qui định: 30 điểm - Thời gian thực hiện bài tập vượt quá 25% thời gian cho phép sẽ không được đánh giá. - Thí sinh phải tuyệt đối tuân thủ các qui định an toàn lao động, các qui định của xưởng thực tập, nếu vi phạm sẽ bị đình chỉ thực tập. 12 Đánh giá kết quả học tập TT Tiêu chí đánh giá Cách thức và phương pháp đánh giá Điểm tối đa Kết quả thực hiện của người học I Kiến thức 1 Các loại dụng cụ, thiết bị dùng trong hàn điện hồ quang tay Vấn đáp, đối chiếu với nội dung bài học 1 1.1 Liệt kê đầy đủ các loại dụng cụ dùng trong hàn điện hồ quang tay 0,5 1.2 Liệt kê đầy đủ các loại thiết bị dùng trong hàn điện hồ quang tay 0,5 2 Trình bày các loại vật liệu hàn đúng Làm bài tự luận, đối chiếu với nội dung bài học 1 3 Chọn chế độ hàn của mối hàn đắp trục Làm bài tự luận và trắc nghiệm, đối chiếu với nội dung bài học 2.5 3.1 Trình bày cách chọn đường kính que hàn chính xác 1 3.2 Trình bày cách chọn cường độ dòng điện hàn chính xác 1 3.3 Trình bày cách chọn điện thế hàn chính xác 0,5 4 Trình bày kỹ thuật hàn đắp trục đúng Làm bài tự luận, đối chiếu với nội dung bài học 2 5 Trình tự thực hiện mối hàn đắp trục bằng SMAW Làm bài tự luận, đối chiếu với nội dung bài học 1,5 5.1 Nêu đầy đủ công tác chuẩn bị: Đọc bản vẽ; Kiểm tra phôi, chuẩn bị mép hàn; Gá đính. 0,5 5.2 Trình bày đúng góc độ que hàn, cách giao động, hướng 0,5 13 hàn. 5.3 Nêu chính xác cách kiểm tra mối hàn 0,5 6 Trình bày cách khắc phục các khuyết tật của mối hàn phù hợp Làm bài tự luận, đối chiếu với nội dung bài học 1 7 Trình bày đúng phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn (kiểm tra ngoại dạng mối hàn ) Làm bài tự luận, đối chiếu với nội dung bài học 1 Cộng 10 đ II Kỹ năng 1 Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị đúng theo yêu cầu của bài thực tập Kiểm tra công tác chuẩn bị, đối chiếu với kế hoạch đã lập 1 2 Vận hành thành thạo thiết bị hàn điện hồ quang tay Quan sát các thao tác, đối chiếu với quy trình vận hành 1,5 3 Chuẩn bị đầy đủ vật liệu đúng theo yêu cầu của bài thực tập Kiểm tra công tác chuẩn bị, đối chiếu với kế hoạch đã lập 1,5 4 Chọn đúng chế độ hàn khi hàn đắp trục Kiểm tra các yêu cầu, đối chiếu với tiêu chuẩn. 1 5 Sự thành thạo và chuẩn xác các thao tác khi hàn đắp trục Quan sát các thao tác đối chiếu với quy trình thao tác. 2 6 Kiểm tra chất lượng mối hàn Theo dõi việc thực hiện, đối chiếu với quy trình kiểm tra 3 6.1 Mối hàn đảm bảo độ sâu ngấu 0,5 6.2 Mối hàn đúng kích thước 1 6.3 Mối hàn không bị khuyết tật (lẫn xỉ, cháy cạnh, mối hàn bị lồi cao ) 1 14 6.4 kết cấu hàn biến dạng trong phạm vi cho phép 0,5 Cộng 10 đ III Thái độ 1 Tác phong công nghiệp 5 1.1 Đi học đầy đủ, đúng giờ Theo dõi việc thực hiện, đối chiếu với nội quy của trường. 1 1.2 Không vi phạm nội quy lớp học 1 1.3 Bố trí hợp lý vị trí làm việc Theo dõi quá trình làm việc, đối chiếu với tính chất, yêu cầu của công việc. 1 1.4 Tính cẩn thận, chính xác Quan sát việc thực hiện bài tập 1 1.5 Ý thức hợp tác làm việc theo tổ, nhóm Quan sát quá trình thực hiện bài tập theo tổ, nhóm 1 2 Đảm bảo thời gian thực hiện bài tập Theo dõi thời gian thực hiện bài tập, đối chiếu với thời gian quy định. 2 3 Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp Theo dõi việc thực hiện, đối chiếu với quy định về an toàn và vệ sinh công nghiệp 3 3.1 Tuân thủ quy định về an toàn 1 3.2 Đầy đủ bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, giày, mũ, yếm da, găng tay da,) 1 3.3 Vệ sinh xưởng thực tập đúng quy định 1 Cộng 10 đ KẾT QUẢ HỌC TẬP Tiêu chí đánh giá Kết quả thực hiện Hệ số Kết qủa học tập Kiến thức 0,3 Kỹ năng 0,5 Thái độ 0,2 Cộng 15 BÀI 2: HÀN ĐẮP MẶT PHẲNG BẰNG MÁY HÀN HỒ QUANG TAY Mã bài 25.2 Giới thiệu: Hàn đắp mặt phẳng bằng máy hàn hồ quang tay là quá trình đem phủ lên bề mặt trục một lớp kim loại nhằm thay đổi kích thước, hình dáng và tính chất của bề mặt bằng phương pháp hàn hồ quang tay. Mục tiêu: - Tính toán vật liệu hàn đắp. - Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ hàn, vật liệu hàn đầy đủ an toàn. - Chuẩn bị chi tiết đắp đảm bảo sạch, xử lý hết các vết nứt đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Chọn điện áp hàn, cường độ dòng điện và tốc độ hàn, phương pháp chuyển động que hàn phù hợp với kích thước của chi tiết đắp và tính chất của vật liệu. - Thực hiện hàn đắp mặt phẳng, bằng phương pháp hàn hồ quang tay đảm bảo đúng kích thước, đủ lượng dư gia công cơ, ít biến dạng. - Sửa chữa được các sai hỏng về kích thước, hình dáng, rỗ, khuyết cạnh đạt yêu cầu kỹ thuật. - Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng. - Tuân thủ quy định, quy phạm trong quy trình hàn đắp mặt phẳng bằng hàn hồ quang tay. - Rèn luyện tính tự giác, kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác. Nội dung: 1. Chuẩn bị chi tiết hàn đắp. 1.1. Đọc bản vẽ 16 1.2 Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ: 1.2.1. Thiết bị: - Máy hàn hồ quang tay nguồn 500A AC/DC - Tủ sấy que hàn 50 kg, Max 3500C - Ống sấy que hàn xách tay 5 kg, Max 2400C 1.2.2. Dụng cụ: - Dụng cụ phụ trợ dùng trong nghề hàn: bàn chải sắt, găng tay da, búa gõ xỉ, thước lá, kìm rèn, ke vuông, búa nguội... - Thước đo kiểm mối hàn. 1.2.3. Phôi hàn: 1.2.3. Phôi hàn: - Thép tấm CT3 hoặc tương đương có kích thước: (200x100x10) mm 2. Kỹ thuật hàn đắp mặt phẳng Hàn đắp mặt phẳng chủ yếu là để sửa chữa các chi tiết mòn do tiếp xúc. Về bản chất nói chung, hàn đắp tương tự như các phương pháp hàn khác.Trong kỹ thuật hàn đắp có thể ứng dụng phương pháp hàn hồ quang, thực hiện bằng dòng xoay chiều và dòng một chiều. Khó khăn lớn là sau khi đắp phải tạo ra bề mặt tương đối phẳng và gia công được bằng phương khác - Chọn thành phần kim loại đắp phụ thuộc vào điều kiện công tác của chi tiết. Sự hao mòn có thể gây ra do ma sát, do va đập, ở nhiệt độ bình thường, nhiệt độ cao và trong môi trường ăn mòn ( a xít, bazơ) .Thành phần que hàn dùng cho hàn đắp yêu cầu chung cũng giống như vật hàn kim loại, cũng có trường hợp đặc biệt phải dùng loại que hàn chuyên dùng như T-143, T-216,T-293, T-500, T- 535,T-268,T-540 (Nga); que hàn Thượng hàn 62A,64A (Trung Quốc)hoặc các loại que có độ bền cao E80... 17 - Trước khi đắp, ở chỗ hàn đấp phải làm sạnh cần thiết một số tạp chất bẩn, dầu , mỡ làm cho kim loại có ánh kim như ban đầu rồi mới có thể hàn đắp đường thứ nhất, khi hàn đắp đường thứ hai cần phải làm chảy 1/3 chiều rộng của đường hàn thứ nhất, các mối han có chiều rộng đều nhau. - Sau khi chuẩn bị tiết hành hàn bao xung quanh để tránh kim loại bị sệ và thiết hụt - Khi tiến hành hàn đắp nhiều lớp, mỗi lớp đều phải cạo sạch xỉ hàn. Khi hàn đắp vì diện tích nung nóng lớn và số lần nung nóng nhiều nên sinh dễ sinh ra sự biến dạng lớn, thậm chí sinh ra sự biến dạng lớn, thậm chí còn bị nứt. Cho nên chiều của lớp thứ hai phải thẳng góc với lớp thứ nhất. - Để giảm bớt sự biến dạng, có thể nhân lúc còn nóng dùng búa tay gõ nhẹ vào lớp hàn đắp. - Khi hàn cần chú ý tránh chỗ kết thúc của mối hàn sinh ra những rãnh hồ quang quá sâu làm ảnh hưởng đến sự hình thành của mối hàn lớp sau. - Để đáp ứng yêu cầu gia công sau khi hàn đắp cần phải để chiều cao mối hàn phù hợp, bề dày của hàn đắp phải lớn hơn độ dày yêu cầu sau khi gia công của nó từ 3÷ 5mm. 3. Trình tự thực hiện. T T Nội dung công việc Dụng cụ Thiết bị Hình vẽ minh họa Yêu cầu đạt được 1 Đọc bản vẽ , chuẩn bị phôi - Nắm được các kích thước cơ bản - Hiểu được yêu cầu kỹ thuật - Mặt phôi đánh sạch tới ánh kim 2 Tiến hành hàn - Hàn đường bao xung quanh trên cạnh chi tiết - Các đường hàn ngược chiều nhau - Hàn đúng thứ tự được chỉ dẫn 18 4 Kiểm tra - Phát hiện được các khuyết tật của mối hàn 4. Sai hỏng thường gặp T T Tên Hình vẽ minh họa Nguyên nhân Cách khắc phục 1 Rỗ khí, lẫn xỉ - Que hàn ẩm - Mặt vật hàn bẩn - Dao động que hàn không hợp lý - Chuẩn bị tốt que và vật liệu. - Thực hiện đúng kỹ thuật 2 Chi tiết bị cong vênh - Biến dạng nhiệt - Thực hiện đún thứ tự chỉ dẫn - Gõ nhẹ sau khi hàn 5. An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp - Chỉ được hàn khi có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động dành cho thợ hàn. - Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn khi hàn hồ quang tay. - Dừng thực tập khi nền xưởng bị ẩm ướt hoạc bị dột do mưa. 19 - Khi phát hiện sự cố phải ngắt điện và báo cho người có trách nhiệm sử lý. - Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy. Bài tập và sản phẩm thực hành bài 25.2 Kiến thức: Câu 1: Trình bày công tác chuẩn bị khi hàn đắp mặt phẳng bằng phương pháp hàn hồ quang tay. Câu 2: Hãy nêu kỹ thuật hàn đắp mặt phẳng bằng phương pháp hàn hồ quang tay. Kỹ năng: Bài tập ứng dụng: Hàn đắp mặt phẳng - bản vẽ kèm theo. - Phương pháp hàn: SMAW - Vật liệu: Thép tấm (200x100x8) mm, vật liệu CT3 hoặc tương đương. * SMAW: que hàn Ф2.6, Ф3.2 mm E7016 (LB-52 KOBELCO) hoặc tương đương. - Thời gian: 01 giờ (kể cả thời gian chuẩn bị và gá đính) 20 CHỈ DẪN ĐỐI VỚI HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP ỨNG DỤNG 1. Bài tập ứng dụng phải thực hiện đúng phương pháp, đúng vị trí hàn theo qui định. 2. Phôi phải được cố định trên giá hàn trong suốt quá trình hàn. 3. Các mối hàn đính có chiều dài không quá 15 mm. 4. Phương pháp hàn: SMAW 5. Thời gian cho phép chỉnh máy và thử trước khi hàn là 10 phút. 6. Tổng điểm và kết cấu điểm của các bài như sau: Tổng số điểm tối đa cho bài: 100 điểm, kết cấu như sau: a, Điểm ngoại dạng khách quan: Tổng cộng 70 điểm b, Điểm tuân thủ các qui định: 30 điểm - Thời gian thực hiện bài tập vượt quá 25% thời gian cho phép sẽ không được đánh giá. - Thí sinh phải tuyệt đối tuân thủ các qui định an toàn lao động, các qui định của xưởng thực tập, nếu vi phạm sẽ bị đình chỉ thực tập. Đánh giá kết quả học tập TT Tiêu chí đánh giá Cách thức và phương pháp đánh giá Điểm tối đa Kết quả thực hiện của người học I Kiến thức 1 Các loại dụng cụ, thiết bị dùng trong hàn điện hồ quang tay Vấn đáp, đối chiếu với nội dung bài học 1 1.1 Liệt kê đầy đủ các loại dụng cụ dùng trong hàn điện hồ quang tay 0,5 1.2 Liệt kê đầy đủ các loại thiết bị dùng trong hàn điện hồ quang tay 0,5 2 Trình bày các loại vật liệu hàn đúng Làm bài tự luận, đối chiếu với nội dung bài học 1 3 Chọn chế độ hàn của mối hàn đắp mặt phẳng Làm bài tự luận và trắc nghiệm, đối chiếu với nội dung bài học 2.5 3.1 Trình bày cách chọn đường kính que hàn chính xác 1 3.2 Trình bày cách chọn cường độ dòng điện hàn chính xác 1 21 3.3 Trình bày cách chọn điện thế mặt phẳng chính xác 0,5 4 Trình bày kỹ thuật hàn đắp mặt phẳng đúng Làm bài tự luận, đối chiếu với nội dung bài học 2 5 Trình tự thực hiện mối hàn đắp trục bằng SMAW Làm bài tự luận, đối chiếu với nội dung bài học 1,5 5.1 Nêu đầy đủ công tác chuẩn bị: Đọc bản vẽ; Kiểm tra phôi, chuẩn bị mép hàn; Gá đính. 0,5 5.2 Trình bày đúng góc độ que hàn, cách giao động, hướng hàn. 0,5 5.3 Nêu chính xác cách kiểm tra mối hàn 0,5 6 Trình bày cách khắc phục các khuyết tật của mối hàn phù hợp Làm bài tự luận, đối chiếu với nội dung bài học 1 7 Trình bày đúng phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn (kiểm tra ngoại dạng mối hàn ) Làm bài tự luận, đối chiếu với nội dung bài học 1 Cộng 10 đ II Kỹ năng 1 Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị đúng theo yêu cầu của bài thực tập Kiểm tra công tác chuẩn bị, đối chiếu với kế hoạch đã lập 1 2 Vận hành thành thạo thiết bị hàn điện hồ quang tay Quan sát các thao tác, đối chiếu với quy trình vận hành 1,5 3 Chuẩn bị đầy đủ vật liệu đúng theo yêu cầu của bài thực tập Kiểm tra công tác chuẩn bị, đối chiếu với kế hoạch đã lập 1,5 22 4 Chọn đúng chế độ hàn khi hàn đắp mặt phẳng Kiểm tra các yêu cầu, đối chiếu với tiêu chuẩn. 1 5 Sự thành thạo và chuẩn xác các thao tác khi hàn đắp mặt phẳng Quan sát các thao tác đối chiếu với quy trình thao tác. 2 6 Kiểm tra chất lượng mối hàn Theo dõi việc thực hiện, đối chiếu với quy trình kiểm tra 3 6.1 Mối hàn đảm bảo độ sâu ngấu 0,5 6.2 Mối hàn đúng kích thước 1 6.3 Mối hàn không bị khuyết tật (lẫn xỉ, cháy cạnh, mối hàn bị lồi cao ) 1 6.4 kết cấu hàn biến dạng trong phạm vi cho phép 0,5 Cộng 10 đ III Thái độ 1 Tác phong công nghiệp 5 1.1 Đi học đầy đủ, đúng giờ Theo dõi việc thực hiện, đối chiếu với nội quy của trường. 1 1.2 Không vi phạm nội quy lớp học 1 1.3 Bố trí hợp lý vị trí làm việc Theo dõi quá trình làm việc, đối chiếu với tính chất, yêu cầu của công việc. 1 1.4 Tính cẩn thận, chính xác Quan sát việc thực hiện bài tập 1 1.5 Ý thức hợp tác làm việc theo tổ, nhóm Quan sát quá trình thực hiện bài tập theo tổ, nhóm 1 2 Đảm bảo thời gian thực hiện bài tập Theo dõi thời gian thực hiện bài tập, đối chiếu với thời gian quy định. 2 3 Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp Theo dõi việc thực hiện, đối chiếu với quy định về an toàn 3 3.1 Tuân thủ quy định về an toàn 1 23 3.2 Đầy đủ bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, giày, mũ, yếm da, găng tay da,) và vệ sinh công nghiệp 1 3.3 Vệ sinh xưởng thực tập đúng quy định 1 Cộng 10 đ KẾT QUẢ HỌC TẬP Tiêu chí đánh giá Kết quả thực hiện Hệ số Kết qủa học tập Kiến thức 0,3 Kỹ năng 0,5 Thái độ 0,2 Cộng BÀI 3: HÀN ĐẮP TRỤC BẰNG MÁY HÀN MIG, MAG Mã bài 25.3 Giới thiệu: Hàn đắp trục bằng máy hàn MIG/MAG là quá trình đem phủ lên bề mặt trục một lớp kim loại nhằm thay đổi kích thước, hình dáng và tính chất của bề mặt bằng phương pháp hàn hồ quang tay. Mục tiêu: - Tính toán vật liệu hàn đắp. - Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ hàn, vật liệu hàn đầy đủ an toàn. - Chuẩn bị chi tiết đắp đảm bảo sạch, xử lý hết các vết nứt đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Chọn điện áp hàn, cường độ dòng điện và tốc độ hàn, lưu lượng khí bảo vệ, phương pháp chuyển động mỏ hàn phù hợp với đường kính chi tiết đắp và tính chất của vật liệu. - Thực hiện hàn đắp các chi tiết trục, bằng phương pháp hàn theo đường sinh hoặc đường tròn đúng kích thước, đảm bảo độ sâu ngấu, đủ lượng dư gia công cơ, ít biến dạng. - Sửa chữa được các sai hỏng về kích thước, hình dáng, rỗ khí, lẫn xỉ, khuyết cạnh đạt yêu cầu kỹ thuật. - Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng. - Tuân thủ quy định, quy phạm trong quy trình hàn đắp trục bằng hàn MIG/MAG. - Rèn luyện tính tự giác, kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác. 24 Nội dung: 1. Chuẩn bị chi tiết hàn đắp. 1.1. Đọc bản vẽ 1.2 Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ: 1.2.1. Thiết bị: - Máy hàn bán tự động MIG/MAG. 1.2.2. Dụng cụ: - Dụng cụ phụ trợ dùng trong nghề hàn: bàn chải sắt, găng tay da, búa gõ xỉ, thước lá, kìm rèn, ke vuông, búa nguội... - Thước đo kiểm mối hàn. 1.2.3. Phôi hàn: - Thép tròn CT3 hoặc tương đương có kích thước: Φ30x200. 2. Kỹ thuật hàn đắp trục: Các yếu tố quan trọng của kỹ thuật hàn đắp bằng phương pháp hàn MIG/MAG là loại dòng điện và cực tính, mật độ dòng điện, điện áp hồ quang, đường kính dây hàn, tầm với điện cực, tốc độ hàn đắp và tốc độ đẩy dây. Trong hàn đắp không thể nhận được chiều sâu ngấu lớn. Bởi vậy yếu tố cơ bản là tính ổng định của hồ quang, năng suất hàn đắp và chất lượng công tác hàn đắp. Để đảm bảo hồ quang ổn định nên chọn cường độ dòng điện hàn theo các số liệu sau: Đường kính dây hàn (mm) 0,8 1,0 1,2 1,6 2,0 2,4 Cường độ dòng hàn đắp 60-150 80-180 90-270 120-350 200-500 250-600 25 (A) Trường hợp không muốn chiều sâu ngấu lớn nên sử dụng cường độ dòng điện hàn nhỏ với tốc độ đẩy dây nhỏ. Thay đổi cường độ dòng điện hàn và tốc độ đẩy dây ảnh hưởng tới điện áp hàn hồ quang. Điện áp hồ quang là yếu tố quan trọng của chế độ hàn đắp. Tăng điện áp hàn hồ quang làm tăng chiều rộng mạch hàn, tăng lượng kim loại mất mát do bắn tóe, bay hơi và ôxy hóa, làm giảm chất lượng hàn đắp, mối hàn bị rỗ khí. Hàn đắp bằng phương pháp hàn MIG/MAG có nhiều ưu điểm, đặc biệt so với hàn đắp dưới lớp thuốc khi phục hồi những chi tiết nhỏ. Nó cho phép hàn đắp những chi tiết có đường kính nhỏ từ 10-20 mm, trong khi hàn dưới lớp thuốc chỉ phục hồi những chi tiết có đường kính từ 40-50mm. Khi cần tăng độ cứng và độ chịu mài mòn của lớp hàn đắp thường dùng daay hàn bột. Tầm với của điện cực ảnh hưởng đến tính ổng định của quá trình đắp. Tầm với điện cực lớn làm đầu dây hàn quá nóng và cháy mạnh. Tầm với điện cực nhỏ, quá trình hàn khó thực hiện. Có thể chọn tầm với điện cực theo các số liệu sau: Đường kính dây hàn (mm) 0,8 1,0 1,2 1,6 2,0 2,4 Tầm với điện cực (mm) 6-12 7-13 8-15 13-20 15-25 15-30 Khoảng cách từ miệng phun khí tới bề mặt chi tiết ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ kim loại lỏng khỏi tác dụng của không khí. Miệng phun khí quá gần thì dễ bị cháy và kim loại bắn tóe lấp khín lỗ phun khí, để quá xa thì quá trình bảo vệ không tốt. Theo kết quả thực nghiệm: với đường kính dây từ 1,6-2,4 mm cần giữ trong khoảng 15-20 mm, lượng khí tiêu hao là 0,75-1,5 m3/h và khi hàn đắp với dây 0,5-1,2 mm các giá trị tương ứng là 7-12 mm và 0,4-0,6 m3/h. Khi hàn đắp chọn bước hàn sao cho đường hàn sau ôm lấy đường hàn trước 1/3 chiều rộng mối hàn. Các chi tiết từ thép các bon và thép hợp kim cần nung nóng trước khi hàn, đồng thời khí bảo vệ cũng được nung nóng tới nhiệt độ cao hơn. Khi hàn đắp nhiều lớp, đặc biệt các chi tiết nhỏ, chi tiết hàn có thể quá nhiệt (trên 500-6000C) hồ quang mất ổn định và kim loại bắn tóe lớn. Trong trường hợp này cần giảm đường kính dây hàn và cường độ dòng điện hàn, đồng thời tăng lượng khí bảo vệ. 26 Để giảm bớt sự biến dạng, có thể nhân lúc còn nóng dùng búa tay gõ nhẹ vào lớp hàn đắp. Khi hàn cần chú ý tránh chỗ kết thúc của mối hàn sinh ra những rãnh hồ quang quá sâu làm ảnh hưởng đến sự hình thành của mối hàn lớp sau. Để đáp ứng yêu cầu gia công sau khi hàn đắp cần phải để chiều cao mối hàn phù hợp, bề dày của hàn đắp phải lớn hơn độ dày yêu cầu sau khi gia công của nó từ 3÷ 5mm. Hàn đắp có thể thực hiện theo đường xoắn ốc hoặc đường sinh. 3. Trình tự thực hiện. T T Nội dung công việc Dụng cụ Thiết bị Hình vẽ minh họa Yêu cầu đạt được 1 Đọc bản vẽ , chuẩn bị phôi, Chọn chế độ hàn - Mặt phôi đánh sạch tới ánh kim - Chế độ hàn + Dây hàn ( 1.6 - Chọn dòng DC 110A - Điện áp 20V - Khí BV 16l/p - Hot start 4s/20% - Kiêu bấm 2T 2 Tiến hành hàn - Hàn theo đường sinh - Hàn xoắn ốc theo chu vi - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị - Dao động và góc độ mỏ đúng kỹ thuật - Góc độ mỏ hàn luôn thay đổi đều theo từng vị trí trên 1 lần hàn. - Hàn đúng thứ tự được chỉ dẫn 27 4 Kiểm tra - Phát hiện được cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_han_dap_trinh_do_cao_dang.pdf