Giáo trình Gá lắp kết cấu hàn (Trình độ Cao đẳng)

1 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HẢI PHÒNG GIÁO TRÌNH Tên môn học: Gá lắp kết cấu hàn NGHỀ: HÀN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG Hải Phòng , năm 2019 2 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN GÁ LẮP KẾT CẤU HÀN MÃ SỐ MÔ ĐUN 14 BÀI 1: ĐẤU NỐI VÀ VẬN HÀNH MÁY HÀN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Kết nối thiết bị hàn hồ quang tay như: nối máy với nguồn điện, nối cáp hàn kìm hàn vào máy, nối dây tiếp đất đảm bảo chắc chắn an toàn tiếp xúc tốt. - Đóng ngắt điện nguồn, khởi động máy,

pdf26 trang | Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Gá lắp kết cấu hàn (Trình độ Cao đẳng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, điều chỉnh cường độ dòng điện hàn thành thạo. - Cặp dây mát chắc chắn tiếp xúc tốt. - Cặp que hàn vào kìm hàn, thay que hàn nhanh gọn chính xác. - Phát hiện và xử lý tốt các hỏng hóc thông thường của máy hàn trong quá trình sử dụng. - Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác trong công việc. II. NỘI DUNG 1. Đấu nối thiết bị hàn 1.1. Đấu máy hàn với nguồn điện Trước khi đấu máy hàn, phải đọc hướng dẫn để biết hiệu điện thế đầu vào của máy hàn để đấu hiệu điện thế phù hợp. Trường hợp máy sử dụng đa nguồn 220/380V phải gạt công tắc hoặc chuyển cầu đấu nối phù hợp. Hình 1.1. Đấu nguồn điện đầu vào 1.2. Đấu cáp hàn với máy Nếu máy hàn một chiều phải xác định xem cần đấu thuận hay đấu nghịch. 3 Hình 1.2. Đấu cáp hàn vào máy hàn một chiều 2. Vận hành, sử dụng thiết bị dụng cụ hàn TT Nội dung các bước công việc Hình vẽ minh họa Hướng dẫn sử dụng 1 Đấu nối thiết bị hàn - Đấu máy với nguồn điện. - Đấu cáp với kìm và bàn hàn. 2 Kiểm tra tình trạng cách điện và điện áp. - Đóng điện cho máy nhưng không bật công tắc cho máy hoạt động. - Dùng bút điện kiểm tra độ cách điện. 3 Điều chỉnh chế độ hàn Điều chỉnh chế độ hàn ở trạng thái không tải. - Điều chỉnh thô. - Điều chỉnh tinh. 4 3. Thực hành bảo dưỡng máy hàn TT Nội dung các bước công việc Hướng dẫn sử dụng 1 Bảo dưỡng các đầu nối dây trên bảng điện, hút bụi bên trong máy - Tháo các đầu cốt, dùng giấy nháp mịn đánh sạch lớp oxít trên bề mặt. 2 Bảo dưỡng cuộn dây và hệ thống cơ học - Dùng máy nén khí hoặc máy hút bụi để thổi hết bụi các cuộn dây. - Tra dầu mỡ vào hệ thống vít me để vận hành nhẹ nhàng. - Hút bụi, tra dầu cho hệ thống làm mát. 3 Kiểm tra tình trạng cách điện Dùng đồng hồ ôm kế để kiểm tra tình trạng cách điện giữa vỏ máy và các cuộn dây 4. Các hỏng hóc thông thường của máy hàn và biện pháp khắc phục Sự cố Nguyên nhân Phương pháp xử lý Quạt làm mát của máy hàn 3 pha quay ngược. Mô tơ cảm ứng ba pha đấu sai với lưới điện. Cho thay đổi 2 dây pha nào đó trong 3 dây pha. Sau khi mở máy, tốc độ mô tơ rất chậm. 1. Có 1 trong 3 cầu chì của 3 pha bị cháy. 2. Cuộn dây trong Stato 1. Thay cầu chì. 2. Cuốn lại cuộn dây trong. 4 Cặp que và thay que hàn - Cặp que ở các góc độ khác nhau. - Thay que. - Kiểm tra tình trạng tiếp xúc giữa kìm và cáp hàn. 5 của mô tơ điện bị đứt. Máy hàn điện một chiều quá nóng. 1. Quá tải. 2. Cuộn dây Rô to của máy phát điện chập mạch. 3. Cổ góp bị chập mạch. 4. Cổ góp điện không sạch. 1. Ngừng máy và giảm dòng điện hàn. 2. Cho sửa chữa lại. 3. Lấy vải lau sạch bề mặt cổ góp. Chỗ nối dây hoặc đầu cốt phát tia lửa hoặc cháy đỏ. Chỗ nối bị lỏng. 1. Nối lại. 2. Vặn chặt chỗ nối. BÀI 2: GÂY HỒ QUANG VÀ DUY TRÌ HỒ QUANG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Chuẩn bị phôi liệu và các loại dụng cụ, thiết bị hàn đầy đủ. - Gây hồ quang thành thạo, chính xác và duy trì ổn định hồ quang. - Hàn được đường thẳng trên tôn phẳng - Khắc phục được các nhược điểm khi gây hồ quang. 6 - Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác trong công việc. II. NỘI DUNG 1. Những kiến thức cơ bản về hồ quang hàn Hàn hồ quang là quá trình hàn nóng chảy, nhiệt lượng do hồ quang điện sinh ra làm nóng chảy mép hàn và kim loại phụ tạo thành bể hàn ở trạng thái lỏng, sau khi kết tinh tạo thành bể hàn. 1.1. Khái niệm Hồ quang hàn là hiện tượng phóng điện mạnh và liên tục giữa hai điện cực trái dấu trong môi trường không khí đã bị ion hóa. Hồ quang hàn sinh ra nhiệt làm nóng chảy vật hàn, kim loại phụ đồng thời sinh ra ánh sáng có cường độ cao. Đấu vào que hàn và vật hàn một nguồn điện, cho que hàn tiếp xúc với vật hàn sinh ra hiện tượng chập mạch, tại chỗ tiếp xúc do có điện trở cao nên điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng chảy đàu que hàn, Khi nâng đầu que hàn lên giọt kim loại lỏng bị co thắt và đứt ra khỏi đầu que hàn. Tại vùng không khí giữa đầu que hàn và vật hàn do có nhiệt độ cao các phân tử ở vùng này bị bứt ion ra khỏi phân tử. Khi nâng que hàn lên giữa que hàn và vật liệu hàn có điện thế. Vì vậy, các ion bị hút về các cực trái dấu tạo thành dòng điện. Như vậy, hồ quang điện là dòng chuyển dời có hướng của các ion giữa hai điện cực. Do có sự va đập mạnh của các ion nên nó giải phóng năng lượng ở dạng nhiệt năng và quang năng tạo ra ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao. Hình 2.1. Sự chuyển dời có hướng của các electoron 7 1.2. Cấu tạo Hình 2.2. Cấu tạo cột hồ quang Trong cột hồ quang do dòng điện một chiều tạo ra: - Khu vực cực âm có nhiệt độ 32000C, nhiệt lượng tỏa ra là 38% của tổng lượng nhiệt hồ quang. - Khu vực cực dương có nhiệt độ 34000C, lượng nhiệt tỏa ra là 42% của tổng lượng nhiệt hồ quang. - Cột hồ quang có nhiệt độ lên đến 60000C, nhưng lượng nhiệt tỏa ra là 20% của tổng lượng nhiệt hồ quang. - Với dòng điện xoay chiều, nhiệt độ, nhiệt lượng phân bố trên que hàn và vật hàn đều nhau. - Điều kiện để hình thành hồ quang điện: + Giữa hai điện cực phải có một hiệu điện thế đủ lớn để tạo thành điện trường hút các ion và electron. + Khoảng không khí giữa hai điện cực phải được ion hóa. Trong cấu trúc của phân tử, bao giờ cũng có điện tử tự do. Nếu ta tăng động năng cho nó đủ lớn thì chúng sẽ bứt ra khỏi sức hút của hạt nhân và sẽ tách ra ngoài, nếu như ở bên kia điện cực có hiệu điện thế đủ lớn thì điện cực bứt ra sẽ chuyển về phía trái dấu. Năng lượng dùng để bứt điện tử ra khỏi sức hút của hạt nhân gọi là công ion hóa, công ion hóa trong hồ quang hàn chính là nhiệt năng. Trong quá trình điện tử chuyển về phía dương cực nó sẽ bắn phá các phần tử khi ở giữa hai điện cực và tạo ra các ion dương mới, hay nói cách khác là sẽ xảy ra hiện tượng ion hóa. Năng lượng dùng để ion hóa khoảng không khí này gọi là điện thế ion hóa và đến một mức nào đó sẽ xuất hiện cột hồ quang. 8 2. Các phương pháp gây hồ quang, sự cháy của hồ quang 2.1. Các phương pháp gây hồ quang hàn - Phương pháp mổ thẳng + Cho que hàn tiếp xúc thẳng, chạm nhẹ vào vật hàn khi xuất hiện hồ quang, nhanh chóng nâng đầu que hàn cách vật hàn từ 2 - 4mm. + Phương pháp này mồi hồ quang chính xác vị trí, mặt hàn không bị bẩn nhưng dễ bị dính que. Trường hợp que hàn bị dính vào vật hàn, chỉ cần lắc nhẹ que hàn sang hai bên và có xu hướng kéo que hàn rời khỏi vật hàn. Nếu que hàn không rời ra ta phải bấm kìm hàn để nhả que hàn ra, sau đó tiến hành làm lại từ đầu. Hình 2.3. Mồi hồ quang mổ thẳng - Phương pháp mồi hồ quang ma sát + Cho que hàn tiếp xúc ma sát với vật hàn nên xảy ra hiện tượng chập mạch và xuất hiện hồ quang khi đó lập tức nâng đầu que hàn và giữ khoảng cách từ đầu que hàn đến vật hàn từ 2÷4mm. Ưu điểm của thao tác này là dễ thao tác, phù hợp cho người mới học nhưng nó có nhược điểm là làm bẩn mặt vật hàn. Hình 2.4. Mồi hồ quang ma sát 2.2. Sự cháy của hồ quang Hồ quang hàn do nguồn điện tạo nên, những nguồn này là các máy biến thế, máy phát hàn hoặc các máy chỉnh lưu hàn. Chế độ cháy của hồ 9 quang được đặc trưng bởi cường độ dòng điện hàn (Ih), điện áp hồ quang (Uh) và chiều dài hồ quang (lhq). Hình 2.5. Các đường đặc tính ngoài máy 1. Đặc tính dốc 2. Đặc tính thoải 3. Đặc tính cứng (bằng) 4. Đặc tính tăng Sự ổn định của hồ quang và chế độ hàn phụ thuộc vào điều kiện phóng điện của hồ quang, tính chất và các thông số của nguồn điện hàn và lưới điện. Sự phụ thuộc của điện áp trên hai đầu ra của nguồn điện hàn vào cường độ dòng điện được gọi là đặc tính ngoài của nguồn điện hàn. Người ta phân biệt một số đặc tính ngoài sau đây: đường đặc tính dốc, thoải, cứng và tăng (hình 2.5). Tùy theo các phương pháp hàn mà ta chọn các nguồn có đặc tính ngoài khác nhau. Khi hàn tay, chiều dài hồ quang thường thay đổi nhiều, vì vậy khi hàn hồ quang tay người ta sử dụng các nguồn có đặc tính dốc. Điều này cho phép người thợ hàn thay đổi chiều dài hồ quang tắt hoặc tăng quá mức dòng điện hàn. Khi hàn tự động và bán tự động, dây hàn đi xuống vũng hàn với tốc độ bằng tốc độ nóng chảy của dây. Khi đột ngột giảm chiều dài hồ quang, dòng điện hàn sẽ tăng và dây hàn sẽ nóng chảy nhanh hơn. Kết quả là chiều dài hồ quang sẽ tăng và trở về với chiều dài ban đầu. Quá trình tương tự sẽ xảy ra khi tăng chiều dài hồ quang. Hiện tượng trên đây gọi là hiện tượng tự điều chỉnh của hồ quang. Đối với hệ tự điều chỉnh, người ta sử dụng nguồn hàn có đặc tính cứng hoặc hơi dốc. 10 Sự làm việc của các máy hàn tự động, bán tự động và các đầu hàn có tốc độ dây không đổi dựa trên nguyên lý tự điều chỉnh. Các nguồn điện hàn hồ quang phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Điện áp không tải (điện áp trên hai đầu ra của nguồn khi mạch hàn hở) phải đủ lớn để gây hồ quang, nhưng không vượt quá giá trị an toàn đối với người thợ hàn (không quá 80V). - Công suất của nguồn điện hàn cần phải đủ để cung cấp một dòng điện hàn đủ duy trì hồ quang. - Nguồn điện hàn phải có cơ cấu điều chỉnh dòng hàn một cách vô cấp trong giới hạn cần thiết. - Nguồn hàn cần gọn nhẹ, giá rẻ và dễ sử dụng. 2.3. Các loại hồ quang hàn - Hồ quang ngắn: lhq < 1,1.d - Hồ quang trung bình: lhq =1,1.d. - Hồ quang dài: lhq >1,1.d. 3. Trình tự thực hiện Bước 1: Đọc bản vẽ - Đọc được các kích thước cơ bản. - Hiểu được yêu cầu kỹ thuật. Bước 2: Kiểm tra phôi, làm sạch bề mặt. 11 - Số lượng 01 tấm - Phôi phẳng, thẳng không bị bavia. - Phôi đúng kích thước. Bước 3: Chọn chế độ gây hồ quang Đánh sạch mặt phôi bằng bàn chải sắt hoặc máy mài tay. - Máy hàn một chiều. - Dòng điện 100A. - Điện áp 22V - Dao động đi thẳng. - Bước 4: Tiến hành gây hồ quang - Lắp que hàn vào kìm - Đưa que hàn đến gần vị trí gây hồ quang. - Đưa mặt nạ hàn che mặt. - Gây hồ quang tại điểm đầu đường vạch dấu. - Khi hồ quang hình thành, nâng đầu que hàn lên khoảng 10mm và kiểm tra lại điểm bắt đầu. - Sử dụng một trong hai phương pháp gây hồ quang là mổ thẳng, hoặc quẹt diêm. 12 4. Các dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục TT Tên Nguyên nhân Cách khắc phục 1 Hồ quang thổi lệch - Dòng điện hàn nhỏ. - Que hàn bị ẩm, vỡ thuốc - Đấu các cực không đúng vị trí - Tăng Ih. - Kiểm tra que trước khi hàn. - Đấu mát vào đúng tâm của vật hàn 2 Mối hàn lệch trục đường hàn - Góc độ chưa đúng. - Chưa quan sát được mối hàn. - Điều chỉnh đúng góc độ. - Chú ý quan sát sự hình thành bể hàn. 3 Dính que hàn - Dòng điện hàn nhỏ. - Đầu que hàn bị vỡ thuốc bọc. - Que hàn ẩm. Tăng cường độ dòng điện. - Sử dụng que hàn có lớp thuốc bọc. - Sấy que hàn. - Lắc que hàn 13 Bài 3: GÁ LẮP VÀ HÀN ĐÍNH ĐỊNH VỊ CÁC CHI TIẾT HÀN TẤM Ở VỊ TRÍ 1F, 2F, 3F, 4F I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Chuẩn bị phôi hàn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. - Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ dùng để định vị, kẹp chặt, và dụng cụ kiểm tra đầy đủ. - Gá phôi và hàn đính định vị chắc chắn, đúng kích thước, đảm bảo độ vuông góc giữa các chi tiết. - Kiểm tra được kết cấu hàn bằng các dụng cụ đo kiểm. - Chỉnh sửa kết cấu hàn đảm bảo chắc chắn, đúng kích thước. - Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc. II. NỘI DUNG 14 1. Vị trí mối hàn trong không gian: Hình 2.6 . Sơ đồ vị trí mối hàn trong không gian I. Vị trí hàn sấp; II.Vị trí hàn đứng ; III. Vị trí hàn ngửa - Hàn sấp là hàn những mối hàn phân bố trên các mặt phẳng nằm trong góc từ 0 ÷ 600 - Hàn đứng là hàn những mối hàn phân bố trên các mặt phẳng nằm trong góc từ 600 ÷ 1200 theo phương bất kỳ. Trừ phương song song với mặt phẳng nằm ngang. - Hàn ngang là những mối hàn phân bố trên các mặt phẳng nằm trong góc từ 600 ÷ 1200, phương của mối hàn song song với mặt phẳng nằm ngang. - Hàn trần là hàn những mối hàn phân bố trên các mặt phẳng nằm trong góc từ 1200÷ 1800. Thông thường khi hàn trần người thợ hàn phải ngửa mặt về phía hồ quang nên gọi là hàn ngửa. 15 Hình 2.6. Vị trí mối hàn theo tiêu chuẩn ISO 2. Gá lắp trước khi hàn Đồ gá lắp ghép hàn phải đảm bảo các yêu cầu sau : - Tính dễ tiếp cận các bề mặt cần cố định, cũng như những chổ cần tiến hành đo lường và kiểm tra. - Đủ độ bền, đủ độ cứng vững cần thiết, cố định chính xác những chi tiết hàn và ngăn không cho chúng biến dạng trong quá trình hàn, - Dễ tháo lắp và an toàn trong sử dụng. Các loại đồ gá hàn. - Đồ gá lắp ghép: Chỉ lắp ghép và được tháo ra sau khi đính phôi. - Đồ gá lắp ghép – hàn: Chỉ được tháo ra sau khi hàn. 16 Hình 2.7. Đồ gá hàn Các yêu cầu khi gá lắp và định vị. Việc chuẩn bị các liên kết trước khi hàn (gá lắp) ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng mối hàn. Việc vát mép, bảo đảm hàn ngấu suốt chiều dày tấm kim loại cơ bản khi hàn nhiều lớp mà không cần tăng cường của dòng điện như khi hàn một lượt. Điều này giảm được ứng suất và biến dạng khi hàn. Khe đáy (độ hở chân) phải đảm bảo hàn ngấu lớp hàn lót, mép phải đảm bảo tránh cháy thủng khi hàn lót. Ngoài việc chuẩn bị cạnh hàn chính xác về mặt hình học theo quy định của bản vẽ, việc lắp ghép trong dung sai cần thiết góp phần nâng cao chất lượng mối hàn, làm giảm khả năng phát sinh mối hàn, giảm khả năng tăng ứng suất dư sau khi hàn. Các kích thước lắp ghép và định vị phải được kiểm tra bằng các dụng cụ đo như thước kiểm tra, dưỡng kiểm tra rãnh, dưỡng kiểm tra khe hở, dưỡng kiểm tra góc, dưỡng kiểm tra độ lệch tâm, dưỡng kiểm tra liên kết chữ T, dưỡng kiểm tra khe đáy 3. Kỹ thuật hàn đính Các mối hàn đính được thực hiện để lắp ráp các chi tiết cần hàn, nhằm đảm bảo vị trí tương đối của chúng trong liên kết hàn. Việc hàn đính trong lúc lắp ghép có ảnh hưởng lớn đến chất lượng mối hàn. Nếu hàn đính quá dài hoặc quá cao sẽ làm cho hàn không ngấu và mối hàn lồi lõm không đều. Nếu hàn đính quá nhỏ hoặc khoản cách quá dài, trong quá 17 trình hàn bị nứt vì ứng suất gây nên, dẫn đến công việc hàn không tiến hành bình thường được. Do đó khi hàn đính có mấy yêu cầu sau: - Khoảng cách mối hàn đính bằng 40 ÷ 50 lần bề dày của vật hàn nhưng lớn nhất không được quá 300mm. - Chiều dài của mỗi vết hàn đính bằng 3 ÷ 4 lần bề dày vật hàn nhưng lớn nhất không quá 30mm. - Bề dày của mỗi vết hàn đính bằng khoảng 0,5 ÷ 0,7 lần bề dày vật hàn. a. Cách bố trí mối hàn đính Không nên hàn đính tại những chỗ sau đây của liên kết hàn: các chỗ chuyển tiếp đột ngột của tiết diện, chỗ có góc nhọn, trên vòng tròn nhỏ có bán kính nhỏ tập trung ứng suất. Cũng không nên hàn đính gần lỗ, mép chi tiết ( Khoảng cách tối thiểu la 10mm). Khi hàn đính từ hai phía của tấm thì nên bố trí so le các mối hàn đính . Với các chi tiết dày 8mm thì cũng không nên hàn đính khi hàn hồ quang tay vì khi nối sẽ hình thành các chuyển vị của chi tiết, các mối hàn đính sẽ ngăn cản chuyển động có thể gây nứt. b. Trình tự đặt các mối hàn đính Nguyên tắc là phải làm cho độ biến dạng của chi tiết là nhỏ nhất. Với các liên kết giáp mối có chiều dài lớn, các mối hàn đính thứ nhất được đặt ở hai đầu , sau đó ở giữa, mối hàn đính còn lại được đặt giữa chúng. Các liên kết chữ T dài được hàn đính trước hết tại chính giữa. Mối hàn đính tiếp theo được đặt giữa mối hàn đính thứ nhất và một đầu của liên kết. Mối hàn đính thứ 3 được đặt đối xứng với mối hàn đính thứ 2 c. Kỹ thuật hàn đính Cường độ dòng hàn đính nên chọn 20 – 30% lớn hơn so với dòng hàn bình thường cho đường kính que hàn đó. Que hàn dùng cho hàn đính nên chọn loại có thuốc bọc dày, có đường kính nhỏ hơn khi hàn nối. Hồ quang được giữ ngắn (tối đa bằng đường kính que hàn) và liên tục, xỉ phải được làm sạch khỏi mối hàn đính. Nếu hai tấm cần hàn có chiều dày khác nhau thì khi hàn đính phải hướng hồ quang về phía tấm dày hơn. Nếu mối hàn đính bị nứt thì đặt thêm một mối khác bên cạnh và mài bỏ mối nứt đi. 18 - Mối hàn góc chữ T Dùng khá phổ biến trong khi thiết kế. Mối hàn loại này có độ bền cao, đặc biệt là lúc chịu tải trọng tĩnh nên phần lớn dùng trong kết cấu làm vịêc chịu uốn. Có thể hànmột hoặc hai bên tùy tình trạng chịu lực của mối hàn. + Sự chuẩn bị và kích thước của mối hàn chữ T không vát cạnh như hình 2.7 và bảng 1.1 Hình 2.8. Kết cấu chữ T không vát cạnh Bảng 1.1 Các thông số kỹ thuật + Sự chuẩn bị và kích thước của mối hàn chữ T không vát cạnh như hình 2.8 và bảng 1.2 Hình 2.9. Kết cấu chữ T vát cạnh Bảng 1.2 Các thông số kỹ thuật 19 • Thực hành: Bài 4: GÁ LẮP VÀ HÀN ĐÍNH ĐỊNH VỊ CÁC CHI TIẾT HÀN TẤM Ở VỊ TRÍ 1G, 2G, 3G, 4G I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Chuẩn bị phôi hàn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. - Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ dùng để định vị, kẹp chặt, và dụng cụ kiểm tra đầy đủ. - Gá phôi và hàn đính định vị chắc chắn, đúng kích thước, đảm bảo độ phẳng giữa các chi tiết. - Kiểm tra được kết cấu hàn bằng các dụng cụ đo kiểm. - Chỉnh sửa kết cấu hàn đảm bảo chắc chắn, đúng kích thước. - Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác trong công việc. 20 II. NỘI DUNG 1. Các liên kết giáp mối - Sự chuẩn bị và kích thước mối hàn giáp mối không vát cạnh như hình 2.9 và bảng 1.3 Hình 2.10. Hàn giáp mối không vát cạnh Bảng 1.4 Các thông số kỹ thuật - Sự chuẩn bị và kích thước mối hàn giáp mối có vát cạnh như hình 2.10 và bảng 1.5 Hình 2.11. Hàn giáp mối không vát cạnh Bảng 1.5 Các thông số kỹ thuật 21 2. Trình tự thực hiện a, Mối đính không vát mép - Trình tự thực hiện gá đính mối hàn giáp mối Bước 1.Đọc bản vẽ Yêu cầu kỹ thuật: - Kim loại mối hàn đính bám đều hai cạnh. - Mối hàn đính đúng kích thước. - Phôi sau khi đính phải thẳng, phẳng và đảm bảo đúng kích thước. Bước 2. Kiểm tra phôi, chuẩn bị mép hàn - Phôi phẳng, thẳng, đúng kích thước không có pa via, mép hàn sạch. Bước 3. Chọn thông số hàn, gá đính 22 - Chọn thông số hàn phù hợp; - Mối đính đạt yêu cầu kỹ thuật; - An toàn khi gá lắp phôi. b, Mối đính có vát mép Khi thực hiện mối đính có vát mép, ta thực hiện như sau - Đặt phôi xuống mặt phẳng (quay chiều vát xuống dưới), chỉnh khe hở giữa hai tấm phôi là a = 2,5 ÷ 3 mm - Điều chỉnh dòng điện hàn đính 110A - Dùng que hàn có đường kính d = 3,2 mm để hàn đính hai điểm ở hai đầu (phíakhông vát), mối đính đảm bảo chắc chắn - Gõ sạch xỉ mối đính, nắn, sửa hiệu chỉnh phôi Hình 2.12. Đính phôi hàn giáp mối có vát cạnh - Sau khi đính xong, ta gá phôi hàn vào các vị trí 1G, 2G, 3G, 4G tương tự như phôi hàn không vát *Thực hành: Bài 5: GÁ LẮP VÀ HÀN ĐÍNH ĐỊNH VỊ CÁC CHI TIẾT HÀN ỐNG Ở VỊ TRÍ 1G, 2G, 5G, 6G I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Chuẩn bị phôi hàn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. - Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ dùng để định vị, kẹp chặt, và dụng cụ kiểm tra đầy đủ. - Gá phôi và hàn đính định vị chắc chắn, đúng kích thước, đảm bảo độ đồng tâm giữa các chi tiết. - Kiểm tra được kết cấu hàn bằng các dụng cụ đo kiểm. 23 - Chỉnh sửa kết cấu hàn đảm bảo chắc chắn, đúng kích thước. - Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc. II. Nội dung 1. Khái niệm và phân loại Ống được lắp đặt trong các công trình để dẫn chất lỏng, chất khí, chất rắn có tiết diện tròn và được nối với nhau ở vị trí hàn bằng hoặc hàn đứng căn cứ vào đường kính của ống chia thành 3 loại: - Loại nhỏ có đường kính nhỏ hơn 200mm. - Loại trung bình có đường kính từ 200 đến 500mm . - Loại lớn có đường kính lớn hơn 500mm. Khi gá đính phôi ống, ta đặt phôi lên khối V hoặc U để định vị ống, có thể đính 3 hoặc 4 mối đính, tùy theo đường kính ống. Phôi sau khi đính phải đảm bảo thẳng và đồng tâm. 2. Trình tự thực hiện a, Gá đính ống không vát Khi gá đính ống không vát có đường kính nhỏ ta sử dụng thép hình để định vị và gá đính thép hình có thể là khối U hoặc V Trong các trường hợp có thể ta nên đưa về vị trí bằng để đính sau đó gá phôi theo từng vị trí hàn - Đính phôi Chi tiết ống sau khi làm sạch, đặt ống lên khối V hoặc U, điều chỉnh độ thẳng, độ đồng tâm. Dùng que hàn có đường kính nhỏ (d=2.5) để gá đính. Chọn dòng điện đính Iđ = 80A. Đính xong làm sạch xỉ, phôi sau khi đính đản bảo chắc chắn, thẳng và đồng tâm 24 Hình 2.13. Gá đính ống - Gá phôi Sau khi đính phôi xong ta tiến hành gá phôi lên các vị trí 1G, 2G, 5G, 6G Hình 2.14. Gá phôi ống ở vị trí 1G, 5G Hình 2.15. Gá phôi ống ở vị trí 2G, 6G b, Gá đính ống có vát - Trình tự thực hiện gá đính mối hàn nối ống TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC HÌNH VẼ MINH HỌA YÊU CẦU ĐẠT ĐƯỢC 1 Đọc bản vẽ 60±5° 3±0.52±0.5 I I TL 4:1 Yêu cầu kỹ thuật: - Kim loại mối hàn đính bám đều hai cạnh. - Phôi sau khi đính phải thẳng, phẳng, đồng tâm và đảm bảo đúng kích thước. Đọc được bản vẽ. - Hiểu được yêu cầu kỹ thuật. 2 Kiểm tra - Miệng ống phải 25 phôi, chuẩn bị mép hàn. tròn, phôi đúng kích thước, mép vát đúng góc độ không bavia. 3 Chọn thông số hàn, gá đính - Chọn thông số hàn phù hợp. - Mối đính đạt yêu cầu kỹ thuật. - An toàn khi gá lắp phôi. MỤC LỤC GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN GÁ LẮP KẾT CẤU HÀN ........................... 2 MÃ SỐ MÔ ĐUN 14 ............................................................................. 2 BÀI 1: ĐẤU NỐI VÀ VẬN HÀNH MÁY HÀN .................................. 2 1. Đấu nối thiết bị hàn ........................................................................ 2 2. Vận hành, sử dụng thiết bị dụng cụ hàn ......................................... 3 3. Thực hành bảo dưỡng máy hàn ...................................................... 4 4. Các hỏng hóc thông thường của máy hàn và biện pháp khắc phục 4 BÀI 2: GÂY HỒ QUANG VÀ DUY TRÌ HỒ QUANG ....................... 5 1. Những kiến thức cơ bản về hồ quang hàn ...................................... 6 1. Trình tự thực hiện ......................................................................... 10 3. Sai hỏng thường gặp..................................................................... 12 Bài 3: GÁ LẮP VÀ HÀN ĐÍNH ĐỊNH VỊ CÁC CHI TIẾT HÀN TẤM Ở VỊ TRÍ 1F, 2F, 3F, 4F ........................................................................... 13 1. Vị trí mối hàn trong không gian: .................................................. 14 26 2. Gá lắp trước khi hàn ..................................................................... 15 3. Kỹ thuật hàn đính ......................................................................... 16 Bài 4: GÁ LẮP VÀ HÀN ĐÍNH ĐỊNH VỊ CÁC CHI TIẾT HÀN TẤM Ở VỊ TRÍ 1G, 2G, 3G, 4G ........................................................................ 19 1. Các liên kết giáp mối .................................................................... 20 2. Trình tự thực hiện ......................................................................... 21 Bài 5: GÁ LẮP VÀ HÀN ĐÍNH ĐỊNH VỊ CÁC CHI TIẾT HÀN ỐNG Ở VỊ TRÍ 1G, 2G, 5G, 6G .................................................................... 22 1. Khái niệm và phân loại ................................................................ 23 2. Trình tự thực hiện ......................................................................... 23

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_ga_lap_ket_cau_han_trinh_do_cao_dang.pdf