Giáo trình Độc học môi trường - Chương 5: Độc học-Sinh học-KLN - Trần Thị Thúy Nhàn

L/O/G/O ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG GVGD: TS. TRẦN THỊ THÚY NHÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG www.themegallery.com ĐỘC HỌC HÓA HỌC-SINH HỌC-KLN 2 www.themegallery.com Nội dung 3 Độc chất hóa học Độc chất sinh học 1 2 Độc chất kim loại nặng3 www.themegallery.com Độc chất trong thuốc lá Trong thuốc lá chứa ankaloid bao gồm nicotine, nicotellin, nicotein,isonicotein, nicotimin, nicotysin anabasin. Thuốc lá còn ch

pdf33 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Độc học môi trường - Chương 5: Độc học-Sinh học-KLN - Trần Thị Thúy Nhàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứa các chất khác như: sáp, nhựa dầu, acid citric, acid malic, acid oxalic, pyridin và xyanur. Ngoài những chất trên còn có CO và một số chất khác Nicotine có hàm lượng cao nhất và độc nhất 4 www.themegallery.com Nội dung 5 Độc chất sinh học2 www.themegallery.com Độc chất sinh học Khái niệm  Khái niệm độc tố: là chất độc do sinh vật tạo ra, đặc biệt là các vi sinh vật gây bệnh, có tác dụng kháng viêm bằng cách tạo ra kháng thể.  Tùy theo tính chất và nguồn gốc, người ta phân loại như sau:  Bactogein: là loại độc tố dạng tinh thể do một loại vi sinh vật bacillus thuringienes trong quá trình sống sản sinh ra, có tác dụng giết sâu hại  Độc tố nấm (mycotoxin): là chất độc do nấm tạo ra, thường có trong thực phẩm 6 www.themegallery.com Độc chất sinh học Khái niệm  Tùy theo tính chất và nguồn gốc, người ta phân loại như sau (tt) :  Độc tố vi khuẩn (bacterotoxin): là chất độc dạng protein do vi khuẩn tiết ra để chống lại các chủng vi khuẩn khác trong quá trình đấu tranh sinh tồn của chúng.  Exotoxin: là độc chất do vi sinh vật tiết ra, thường xuất hiện trong động vật, gây nên một số bệnh ở người như uốn ván, bạch hầu và một số hình thức ngộ độc khác. 7 www.themegallery.com Độc chất sinh học Khái niệm  Tùy theo tính chất và nguồn gốc, người ta phân loại như sau (tt) :  Ngoại độc tố: là những độc tố (toxinelement) do sinh vật gây ra,nhìn chung chúng là các độc tố protein, kém chịu nhiệt (ngoại trừ độc tố ảnh hưởng đường ruột của vi sinh vật staphylococcus).  Nội độc tố: là những độc tố do phần vật liệu của thành tế bào vi sinh. Độc tố chủ yếu do lipid gây tổn thương bạch cầu và gây sốt cho cơ thể. Độc tố trong cơ thể sinh vật hoặc do sinh vật tiết ra trong quá trình sống thường được hình thành do nhiều nguyên nhân. 8 www.themegallery.com Độc chất động vật Độc tố do động vật tiết ra được chia làm bốn nhóm độc chính: độc tố có tính acid cao  độc tố có tính kiềm độc tố có hàm lượng vitamin cao độc tố protein độc 9 www.themegallery.com Ví dụ điển hình • Nhựa cóc • Rắn hổ mang • Bọ cạp • Nhện • Cá nóc, 10 www.themegallery.com Nhựa cóc  Chất độc tập trung nhiều ở hai bên mắt gồm có: bufogin, bufotagin, bufotoxin, bufotenin, bufotionin;  Bufotoxin là một chất dạng tinh thể, không tan trong nước, este, axeton, ít tan trong rượu, tan trong pyridin, methyl;  Thịt cóc không độc thậm chí rất bổ dưỡng nhưng da cóc và toàn bộ gan, ruột, trứng đều rất độc, gây ngộ độc cho người ăn;  Tuyến tiết nhựa độc nằm trong những vết sần sùi trên da cóc, chủ yếu là bufotoxin có tác dụng trên tim, làm tim đập chậm lại và ngưng hẳn; 11 www.themegallery.com Nhựa cóc  Nhựa cóc dính vào da gây rộp da, lở loét;nếu để nhựa cóc dính vào mắt, mắt sẽ bị sưng đau và bị tổn thương, gây mù;  Nguy hiểm hơn là đối với bàn tay bị xây xát, thương tổn, nhựa cóc dính vào khiến chất độc sẽ đi thẳng vào trong máu, nguy hiểm khó lường và rất nhanh. 12 www.themegallery.com Rắn hổ chúa  Rắn hổ chúa: còn gọi là đại nhãn xà hay “king cobra”.  Tên khoa học: ophiophagus gunther, họ rắn hổ elapidae.  Đặc điểm: thân lớn, dài trên 4m, lưng có màu vàng lục hay nâu,đôi khi có màu đen chì hoặc lưng có ánh bạc. Có khả năng banh cổ ngẩng cao đầu tới 1,5m; có khả năng phun nọc. 13 www.themegallery.com Rắn hổ chúa  Phân bố: vùng nhiệt đới ẩm Việt Nam, Ấn Độ.  Nơi ở: nơi ẩm ướt quanh hồ ao, bụi rậm, trong hốc cây lớn.  Tập tính: kiếm ăn đêm; ăn gà, vịt, chuột hay các loại rắn khác.  Gây hại: đau, da bị bầm tím, ngạt thở rồi chết. Liều gây chết: 12mg nọc giết chết 1 người 50 - 60 kg. 14 www.themegallery.com ĐỘC CHẤT THỰC VẬT Độc tố thực vật chủ yếu có các chất sau:  Alkaloid: độc tố chứa N, như trong cây thuốc lá, nấm độc  Glucoside: Sản phẩm kết hợp giữa đường và gốc OH. Ví dụ như chất ginosit trong cây bạch quả (ginkgo bibola) và trong hạt hạnh nhân đắng (prunus armeniaca ansu); 15 www.themegallery.com ĐỘC CHẤT THỰC VẬT  Solanine: trong mầm xanh khoai tây, một hợp chất phức tạp, một loại glyco-alkaloid đắng và độc.  Protein độc: như rilin trong hạt thầu dầu.  Crotein trong hạt bã đậu (cron tiglium)  Các chất độc có thể chỉ phân bố trong một vài bộ phận hay cả toàn cây; ngay trong một bộ phận lại phân bố khác nhau, có thể nhiều trong lá hoặc rễ hay cành 16 www.themegallery.com 17 www.themegallery.com Độc tố của sắn Độc tính của củ sắn (khoai mì) là do sự hiện diện một chất đường có cyanide (CN) (cyanoglucoside) tên là linamarin. Qua quá trình tiêu hóa, cyanoglucoside thải ra hydrogen cyanide (HCN) gây ngộ độc. Dựa vào hàm lượng glucozid ta có: − Sắn đắng: 6-15mg/100g glucozid − Sắn thường: 2-3mg/100g glucozid 18 www.themegallery.com • Glucozid phân bố không đồng đều trong củ sắn: − Ở lớp vỏ, lõi và hai đầu củ thường có hàm lượng cao nhất (15-20mg%) −Ruột sắn phần ăn được (9mg%) • Liều ngộ độc ở người lớn là 20 mg/kg, ở trẻ em liều tử vong là 1mg/kg. Cyanogenic glucoside cũng gặp trong một số thực vật khác như măng, hạt một số quả táo, lê, mận, đào, mơ. • 19 Độc tố của sắn www.themegallery.com Độc tố do nấm  Độc chất sinh ra từ nấm là micotoxin có trong thức ăn của con người và súc vật;  Ngoài ra trong nấm còn chứa: alkaloid, tricotexin, alkatoxin;  Ăn phải chỉ một phần của cây nấm độc cũng có thể gây tử vong;  Hơn 100 trường hợp bị tử vong mỗi năm do ăn phải nấm độc 20 www.themegallery.com Độc tố do nấm Bệnh lý dẫn đến tử vong do nấm độc là thoái mỡ ở gan, thận, tim và gân. Triệu chứng ngộ độc: biểu hiện chính của nhiễm độc là nôn mửa,khó thở và gây vàng da. 21 www.themegallery.com Độc tố do nấm Nấm Amanita muscaria  Nấm bắt mồi, tán màu vàng thẫm hoặc đỏ tươi, ở đỉnh có chấm trắng hay vàng rất đẹp  Chứa chất muscarin rất độc, liều gây chết ở người là 50mg, ngộ độc thường xảy ra vài phút tới vài giờ sau khi ăn 22 www.themegallery.com Độc tố do nấm Nấm Amanita palloides  Loại nấm màu nâu đục, rất thường gặp và ngộ độc xảy ra sau một thời gian 5 - 15giờ bằng các hội chứng: viêm dạ dày, ruột rất đau đớn + mất thể dịch kèm theo các biểu hiện của các thương tổn nội tạng, gluco huyết giảm thấp. 23 www.themegallery.com Độc tố do nấm Nấm aspergillus flavus và parasiticus  Những nấm độc chứa độc tố gây ung thư như : ochratoxin hay aflatoxin B1 và M1  Dạng nấm mốc này phát triển ở nhiệt độ 7,5 – 40oC, khi phát triển 3 ngày chúng có thể phát tán nhanh độc tố bào tử ở khắp nơi trong gạo, đậu phộng, bắp, lúa mì, thức ăn gia súc, thực phẩm...  Trong váng sợi nấm hoặc ở phía ngoài các sản phẩm trao đổi chất khác nhau của sợi nấm, chứa các chất: acid oxilic, acid xitric. Các chất độc hại đối với các vi sinh vật khác, các chất kháng sinh... 24 www.themegallery.com Nấm aspergillus flavus và parasiticus 25 www.themegallery.com Zoanthids • Zoanthids là tên gọi chỉ những vi sinh vật sống ở các rạn san hô tổ ong và đá dưới đáy biển. • Chúng mang trong mình chất độc tự nhiên thuộc loại mạnh nhất thế giới - Palytoxin. 26 Qua nghiên cứu, một gram chất độc này có thể giết chết tới hơn 100 triệu con chuột. www.themegallery.com • Các Zoanthids có khả năng xâm nhiễm vào các loài thủy hải sản. Điều đó có nghĩa nếu ăn phải thịt của loài cá ăn nhiều Zoanthids hoặc vô tình để Zoanthids xâm nhiễm vào bể cá cảnh, nguy cơ bạn bị nhiễm phải chất độc Palytoxin là rất lớn. • Khi vào cơ thể, chất này phát tác rất nhanh, phá vỡ cơ xương, làm suy thận, trụy tim, cháy da, ngộ độc... Nếu không được chữa trị kịp thời, hậu quả tất yếu bạn nhận được là cái chết. 27 Zoanthids www.themegallery.com Ứng dụng độc tố Cây Bã Đậu  Độc tố chứa trong cây bã đậu (crontontiglium linn), được trồng làm cây bóng mát trước sân nhà; quả bằng đầu ngón tay út, tháng 8-9 quả chín, thu lấy hạt.  Hạt có vị cay, rất độc, đem giã, bọc giấy bản ép rồi rang vàng hạ thổ gọi là bã đậu sương - là một loại thuốc độc nhưng với một lượng nhỏ nhất định cũng có tác dụng trừ hàn tích, phá kết, trừ đàm. 28 www.themegallery.com 29 www.themegallery.com Ứng dụng độc tố Cây trúc đào  Lá và nhựa cây có chứa glucosite: oleandrin, nerian, neriantin, advenerin;  Liều thấp dùng làm điều trị chứng tụ nước trong ngũ tạng làm bụng to, gây lợi tiểu và có tác dụng chính là trợ tim. 30 www.themegallery.com Ứng dụng độc tố Cây xương rồng Nhựa cây xương rồng rất độc, gây bỏng rát da, được dùng chữa đau bụng, đau răng và làm thuốc sát trùng. 31 www.themegallery.com Ứng dụng độc tố Nấm cựa gà Nấm cựa gà, Nấm cựa tím, Nấm khoả mạch - Claviceps purpurea (Fr.) Tul., thuộc họ Nấm cựa gà - Clavicepitaceae. Có độc tố alkaloid thuộc nhóm ergotamine và ergotosine, ergocornine.  Dùng liều nhỏ kích thích giao cảm, co mạch, làm co bóp tử cung. • Công dụng: Do tác dụng mạnh, nên ở nước ngoài, nấm cựa gà chỉ được chỉ định dùng theo ý kiến của thầy thuốc, thường được dùng trong khoa sản. 32 www.themegallery.com Nấm cựa gà • Mô tả: Nấm gây bệnh lúa mạch đen; sợi đâm sâu vào bông lúa mạch non, phá huỷ tế bào của mô cây chủ và phủ ngoài cụm hoa bằng một lớp sợi nấm mềm, màu trắng như bông. Từ đây tạo nên thể gối, trên đó hình thành cuống cônidi (bào tử bụi) và hình thành cônidi. Nấm còn tiết ra chất mật để hấp dẫn côn trùng đến và thông qua sự thăm viếng này, mà bào tử được phát tán đi xa. Tiếp sau đó, khối sợi nấm tiếp tục phát triển và hình thành nên hạch nấm cứng nom giống cựa gà dài 1-4cm, hơi hình trụ, màu tím đen, (ít khi xám úa nâu). Chúng có khả năng chống chịu qua mùa đông ở trong đất. Đầu năm sau, hạch nấm nảy mầm và hình thành nhiều nang quả đậm màu tím tối, dài 9cm, ngang 3,5cm với cuống dai và đầu hình cầu. • Bộ phận dùng: Hạch nấm – Claviceps, có tên là Mạch giác khuẩn. • Nơi sống và thu hái: Nấm cựa gà có thể gặp trên các vùng cao có trồng lúa mạch của nước ta. Người ta thu hái khi nấm bắt đầu chín. Phơi khô ở 30-45o. • Thành phần hoá học: Trong hạch rắn có ergotasine, ergotamine, ergocornine là những hoạt chất rất mạnh mà với liều lượng thường dùng làm co mạch các cơ trơn và cơ tử cung. Với liều cao, Nấm cựa gà rất độc, có thể gây nên hoại thư ở đầu ngón tay chân, cơ cứng mạch, mê sảng. 33

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_doc_hoc_moi_truong_chuong_5_doc_hoc_sinh_hoc_kln.pdf
Tài liệu liên quan