TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
GIÁO TRÌNH
( Lưu hành nội bộ )
Ngành: CÔNG NGHỆ Ô TÔ
Môn học: BD & SC HỆ THỐNG TRANG BỊ ĐIỆN Ô TÔ
Năm 2019
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, công nghiệp ôtô ở Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ. Trên thị
trường hiện nay có rất nhiều xe ôtô hiện đại, được ứng dụng công nghệ cao. Trước sự phát triển mạnh
mẽ đó, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ kỹ thuật nắm vững kiến thức và kỹ năng về bảo dưỡng, sửa chữa
và đào tạo đội ngũ công
150 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 117 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Công nghệ ô tô (Lưu hành nội bộ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân kỹ thuật lành nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội.
“BD & SC Hệ thống trang bị điện ô tô” là môn học chuyên ngành “Công nghệ Ôtô”. Đây là môn
học quan trọng được nhiều trường Đại học, Cao đẳng kỹ thuật trong nước giảng dạy cho sinh viên
ngành “Công nghệ ôtô”
Giáo trình nội bộ “BD & SC Hệ thống trang bị điện ô tô”, được biên soạn theo chương trình
môn học “Hệ thống điện ô tô” của trường Cao đẳng Lào Cai nhằm mục đích giúp sinh viên chuyên
ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô có tài liệu học tập và thực hành kỹ năng nghề. Tài liệu này cũng có thể
sử dụng cho các đối tượng khác có liên quan đến ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô.
Giáo trình nội bộ “BD & SC Hệ thống trang bị điện ô tô” không đi sâu vào những nội dung lý
thuyết nghiên cứu mà chỉ ra những kiến thức cơ bản cần thiết nhất để ôn tập lại kiến thức để hỗ trợ cho
việc thực hành, đồng thời hướng dẫn các kỹ năng thực hành trong công việc sửa chữa, bảo dưỡng hệ
thống điện động cơ của tô giúp cho sinh viên có thể tự học và ứng dụng hiệu quả trong thực hành nghề.
Ban biên soạn đã mạnh dạn bỏ các nội dung quá cũ, lạc hậu không còn phù hợp với thực tiễn
và đưa vào những nội dung mới phù hợp với thực tế xã hội Việt Nam cũng như xu hướng phát triển của
ngành Công nghệ ôtô trên thế giới.
Ban biên soạn chúng tôi xin chân thành cám ơn các thầy trong bộ môn Cơ khí Động lực đã
đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp chúng tôi hoàn thành tài liệu này. Tuy nhiên, đây là tài liệu biên
soạn lần đầu, quá trình biên soạn không thể tránh được các thiếu sót nhất định, chúng tôi chân thành
đón nhận những ý kiến đóng góp của quý bạn đọc để chỉnh sửa tài liệu ngày một hoàn thiện hơn.
Nhóm tác giả
BÀI 1: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆT THỐNG KHỞI ĐỘNG
*. Mục tiêu của bài:
- Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống khởi động
- Bảo dưỡng, sửa chữa được hệ thống khởi động đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Chấp hành đúng trình tự, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô.
- Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận, tỷ mỉ trong quá trình luyện tập.
*. Nội dung của bài:
1. Bảo dưỡng hệ thống khởi động.
1.1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống khởi động
1.1.1. Sơ đồ mạch điện
Hình 6.1 Sơ đồ đấu dây hệ thống khởi động cho động cơ xăng
1. Ắc-qui, 2. Cầu chì, 3. Khóa điện, 4. Công tắc trung gian,
5. Rơ le khởi động, 6. Máy khởi động
Hình 6.2 Sơ đồ đấu dây mạch điện khởi động cho động cơ Diesel
1. Khóa điện; 2. Rơ le sấy; 3. Bộ định thời gian sấy; 4. Bugi sấy,
5. Máy khởi động; 6. Rơ le khởi động ; 7. Ắc-qui ; 8. Cầu chì
1.1.2. Triệu trứng, nguyên nhân và phương pháp khắc phục
Hệ thống khởi động thì ít phải chăm sóc bảo dưỡng hơn hệ thống cung cấp, cần giữ ắc-qui luôn được
nạp đầy và các giắc nối điện phải sạch và tiếp xúc tốt.
Các hư hỏng của hệ thống được chia làm hai phần đó là điện và cơ khí. Nguyên nhân gây ra hư
hỏng của hệ thống có thể là điện (khóa điện...) hoặc cơ khí (động cơ bó máy do dầu không tốt hoặc
vành rănh bánh đà mòn). Các triệu chứng của hệ thống khởi động được trình bày dưới đây:
Triệu chứng Nguyên nhân có thể Phương pháp khắc phục
1. Động cơ không
quay
1.ắc-qui hết điện
2.Cầu chì khởi động bị đứt
3.Kẹp ắc-qui tiếp xúc kém
4.Khóa điện hỏng
5.Công tắc từ, rơ le, công tắc
số trung gian hoặc công tắc ly
hợp hỏng
6.Cơ khí động cơ có vấn đề
7.Có vấn đề trong hệ thống
chống trộm
1.Thay thế hoặc nạp ắc-qui
2.Thay thế cầu chì
3.Làm sạch và siết chặt
4.Kiểm tra sự hoạt động và thay
thế nếu cần
5.Kiểm tra sự hoạt động và thay
thế nếu cần
6.Kiểm tra động cơ
7.Kiểm tra theo hướng dẫn sửa
chữa
2. Tốc độ động cơ
quá thấp để khởi
động
1.Ắc-qui yếu
2.Tiếp xúc kém hoặc bị ăn
mòn tại kẹp ắc-qui
3.Động cơ điện hỏng
1.Kiểm tra ắc-qui và nạp nếu cần
2.Làm nạpvà siết chặt kẹp ắc-qui
3.Kiểm tra máy khởi động
4.Có vấn đề về cơ khí động
cơ với động cơ hoặc máy khởi
động
4.Kiểm tra động cơ và máy khởi
động, thay thế các chi tiết hỏng
3. Máy khởi động
vẫn làm việc khi
động cơ đã hoạt động
1.Bánh răng khởi động hoặc
vành răng bánh đà có hư hỏng
2.Cần đẩy trong công tắc
không hồi vị
3. Tiếp điểm trong khóa điện
hoặc mạch điện có sự cố
4.Khóa điện bị kẹt
1.Kiểm tra, thay thế bánh răng
khởi động, sửa răng, lật hoặc thay
thế vành răng
2.Kiểm tra cuộn hút và cuộn giữ
3.Kiểm tra khóa điện và mạch
điện, thay thế nếu cần
4.Kiểm tra khoá điện, thay thế
nếu cần
4. Máy khởi động
quay nhưng động cơ
không làm việc
1.Hỏng khớp một chiều
2.Hỏng bánh răng khởi động
hoặc vành răng bánh đà
1.Kiểm tra sự hoạt động riêng của
khớp một chiều
2.Kiểm tra, thay thế bánh răng
khởi động, sửa răng, lật hoặc thay
thế vành răng hoặc bánh đà
5. Máy khởi động ăn
khớp không liên tục
1.Hỏng công tắc từ
2.Hỏng bánh răng khởi động
hoặc vành răng bánh đà
1.Kiểm tra thay thế nếu cần
2.Kiểm tra, thay thế bánh răng
khởi động, sửa răng, lật hoặc thay
thế vành răng hoặc bánh đà
1.1.3. Trình tự kiểm tra và sửa chữa
3.1. Kiểm tra bằng mắt thường
Dùng mắt để kiểm tra hệ thống khởi động trước tiên vì có thể tìm ra được một số lỗi đơn giản dể gây
ra hư hỏng cho hệ thống
Hình 6.3 Các vị trí hư hỏng của hệ thống khởi động
Kiểm tra dòng khởi động của ắc-qui
Sử dụng thiết bị chuyên dùng để kiểm tra dòng của ắc-qui (bài 4)
Kiểm tra điện áp rơi
Kiểm tra điện áp rơi có thể phát hiện ra những vị trí có giá trị điện trở lớn. Phải kiểm tra điện áp rơi tại
mạch điện cấp cho động cơ điện (dòng cung cấp cho động cơ điện) và mạch cấp điện cho công tắc từ.
Nếu điện trở trong mạch cấp cho động cơ điện lớn sẽ làm giảm dòng khởi động. Đây có thể là nguyên
nhân làm tốc độ trục khuỷu thấp dẫn tới hiện tượng khó khởi động. Còn nếu điện trở trong mạch điều
khiển công tắc từ lớn sẽ dẫn đến công tắc từ làm việc kém hoặc không hoạt động
3.3.1. Mạch cấp điện cho động cơ điện (nguồn dương)
Hình 6.4 Sơ đồ kiểm tra điện áp rơi của dòng cấp cho động cơ điện
1. Khóa điện; 2. Công tắc khởi động trung gian; 3. Máy khởi động; 4. Ắc qui; 5. Cầu chì
1. Sử dụng vôn kế (loại đo được dải điện áp nhỏ)
2. Kết nối đồng hồ (dây đỏ vào dương ắc-qui, dây đen vào cực C của công tắc từ)
3. Ngắt hệ thống đánh lửa của động cơ (rút giắc bộ chia điện hoặc IC đánh lửa tùy loại)
4. Khởi động động cơ và quan sát đồng hồ
Nhỏ hơn 0,5V là sự sụt áp cho phép. Nếu lớn hơn thì giá trị điện trở tiếp xúc quá lớn. Nguyên nhân có
thể là: cáp ắc-qui hỏng, tiếp xúc kém hoặc công tắc từ hỏng
5. Nếu sự sụt áp lớn hơn 0,5V, tiếp tục xác định vị trí gây hư hỏng. Điện áp rơi cho phép là 0,3V
cho công tắc từ và 0,2V cho cáp, 0V cho mối tiếp xúc của cáp. Sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận nếu
cần
3.3.2. Mạch cấp điện cho động cơ điện (nguồn âm)
1. Kết nối đồng hồ (dây đỏ với vỏ máy khởi động, đen với âm ắc-qui)
2. Khởi động động cơ và quan sát đồng hồ. Nhỏ hơn 0,2V là sự sụt áp cho phép. Những nguyên nhân
có thể gây ra hư hỏng là: mối ghép của máy khởi động với thân máy lỏng, tiếp âm ắc-qui kém, giắc kết
nối lỏng, bẩn. Sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận nếu cần
3.3.3. Mạch điện điều khiển
Hình 6.5. Sơ đồ kiểm tra điện áp rơi của dòng cấp cho công tắc từ
1. Khóa điện, 2. Công tắc khởi động trung gian, 3. Máy khởi động, 4. Ắc-qui, 5. Cầu chì
1. Kết nối đồng hồ (dây đỏ vào dương ắc-qui, dây đen vào cực 50 của máy khởi động)
2. Đối với xe có hộp số tự động, đưa tay số về số đỗ hoặc trung gian. Xe số thường thì đạp bàn đạp
ly hợp
Chú ý: Nối tắt công tắc thì không phải thực hiện đạp bàn đạp ly hợp
3. Khởi động động cơ và quan sát đồng hồ
Sự sụt áp cho phép nhỏ hơn 0,5V. Nếu dòng ắc-qui lớn, tốc độ máy khởi động thấp, động cơ điện đã
bị hỏng. Lớn hơn 0,5V thì phân đoạn vùng hư hỏng để tìm chính xác nguyên nhân
4.Kiểm tra điện áp rơi của công tắc số trung gian hoặc công tắc ly hợp. Kiểm tra khóa điện, điều
chỉnh hoặc thay thế nếu cần
Trình tự kiểm tra hệ thống khởi động theo một số triệu chứng
3.4.1. Máy khởi động không làm việc
Kiểm tra điện áp ắc-qui: Bật khóa điện ở nấc ‘START’ điện áp ắc-qui phải lớn hơn hoặc bằng 9,6V.
Nếu thấp hơn thì phải tiến hành nạp lại hoặc phải thay mới ắc-qui, cũng cần phải kiểm tra sự biến màu
của dung dịch và sự ăn mòn các cực ắc-qui
Đo điện áp cực 50 của máy khởi động khi khóa điện bật ở vị trí ‘START’, điện áp phải lớn hơn 8V.
Nếu nhỏ hơn thì phải kiểm tra các chi tiết trong mạch điện giữa ắc-qui và cực 50 như: khóa điện, rơ le
khởi động
3.4.2. Máy khởi động quay chậm hoặc không kéo nổi động cơ
Kiểm tra lực cản quay của động cơ: Dùng dụng cụ để quay động cơ xem có lực cản khác thường nào
không
Kiểm tra điện áp ắc-qui: Bật khóa điện ở vị trí ‘START’, điện áp ắc-qui phải lớn hơn 9,6V. Nếu điện
áp nhỏ hơn 9,6V thì phải nạp lại ắc-qui và đồng thời kiểm tra sự đổi màu hay ăn mòn của các cực ắc-
qui.
Đo điện áp cực 30: Khi bật khóa điện ở vị trí ‘START’ điện áp đo được phải lớn hơn hoặc bằng 8V.
Nếu điện áp nhỏ hơn thì phải kiểm tra cáp máy khởi động nối giữa cực 30 và ắc-qui .........
Kiểm tra bộ phận truyền động: Kiểm tra khớp một chiều, bánh răng...xem có bị hỏng không
Bánh răng máy khởi động lao ra rồi lại tụt vào, lặp đi lặp lại liên tục khi khởi động động cơ
Kiểm tra điện áp ắc-qui: Khi bật khóa điện ở vị trí ‘START’ điện áp ắc-qui phải lớn hơn 9,6V nếu nhỏ
hơn thì phải nạp lại ắc-qui hoặc thay mới
Kiểm tra điện áp cực 50: Khi bật khóa điện ở vị trí ‘START’ điện áp đo được phải lớn hơn 8V. Nếu
nhỏ hơn thì phải kiểm tra: khóa điện, dây điện...
Kiểm tra vông tắc từ: Kiểm tra cuộn giữ (Cuộn giữ bị hỏng hoặc âm của cuộn giữ không tốt)
Máy khởi động vẫn hoạt động mặc dù khóa điện đã về vị trí IG
Kiểm tra khóa điện bằng cách sử dụng đồng hồ vạn năng
Kiểm tra rơ le khởi động bằng cách: Nghe tiếng lách cách của rơ le khi xoay khóa điện từ nấc ST về
nấc IG
Kiểm tra máy khởi động: Kiểm tra xem lò xo hồi vị có bị yếu, gãy hoặc kẹt trục công tắc từ
1.2. Thực hành bảo dưỡng hệ thống khởi động
2. 2. Sửa chữa máy khởi động
2.1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa máy khởi động
(máy khởi động dùng trên xe Toyota Camry 1992)
Tháo máy khởi động
1.Đối với loại ST191
Tháo nút chống bụi
2.Tháo động cơ điện (Sta-to và Rô-to)
a)Tháo đai ốc, lấy đầu dây ra khỏi công tắc từ
b)Tháo hai bulông xuyên
c) Kéo động cơ điện ra khỏi cụm công tắc từ - khớp
một chiều
d) đối với loại ST191
Tháo gioăng chữ O
3.Tháo vỏ máy khởi động, khớp một chiều và bánh
răng
a)Tháo 2 vít
b)Tháo các phần từ vỏ máy khởi động theo các phần
sau:
(1) Vỏ máy khởi động và khớp một chiều
(2) Lò xo hồi vị
(3) Bánh răng trung gian
(4)Vòng bi
4. Tháo bi thép
Sử dụng đũa nam châm, tháo bi thép từ lỗ trên trục
của cụm bánh răng khởi động
5. Tháo giá đỡ chổi than
a) Đối với loại ST 202
Tháo 2 vít và giá đỡ bộ chỉnh lưu ra khỏi vỏ Sta-to
b) Đối với loại ST 191
Tháo 2 vít cùng 2 đệm chữ O từ nắp đậy ra khỏi
vỏ Sta-to
c) Dùng tô vít bẩy hoặc móc lò xo không cho lò xo tì
vào chổi than. Tháo cả bốn chổi than để lấy giá đỡ
chổi than ra
6. Tháo Rô-to ra khỏi vỏ Stato
Kiểm tra máy khởi động và sửa chữa
4.2.1. Rô -to
1.Kiểm tra sự đứt mạch của cuộn dây rô-to
- Sử dụng ôm kế, chắc chắn rằng có sự thông mạch
giữa các các phiến đồng trên vành tiếp điện
- Nếu không có sự thông mạch của bất kỳ các phiến
đồng thì phải thay thế rô-to
2. Kiểm tra sự chạm mát của cuộn dây rô-to
- Sử dụng ôm kế, chắc chắn rằng không có sự thông
mạch giữa vành tiếp điện và lõi rô-to
- Nếu có sự thông mạch, thay thế rô-to
Vành tiếp điện
1. Kiểm tra vành tiếp điện xem có bị bẩn, cháy không
Nếu bề mặt bị bẩn hoặc cháy, phải sửa lại bề mặt
bằng giấp giáp (số 400) hoặc trên máy tiện
2. Kiểm tra độ ô van của vành tiếp điện
a) Đặt Rô-to lên khối chữ V
b) Sử dụng đồng hồ so để kiểm tra độ ô van
Độ ô van lớn nhất cho phép: 0,05mm
Nếu độ ô van lớn hơn giới hạn cho phép thì phải sửa
lại bằng máy tiện
3. Kiểm tra đường kính vành tiếp điện
Sử dụng thước cặp đo đường kính vành tiếp điện
Đường kính tiêu chuẩn: 30 mm
Giới hạn nhỏ nhất: 29 mm
Nếu đường kính nhỏ hơn tiêu chuẩn, thay thế rô-to
4. Kiểm tra độ sâu của rãnh vành tiếp điện
Trước khi kiểm tra làm sạch các rãnh
Độ sâu tiêu chuẩn: 0,6 mm
Độ sâu tối thiểu: 0,2 mm
Nếu độ sâu nhỏ hơn giới hạn nhỏ nhất, sửa chữa bằng
lưỡi cưa
Sta-to
1. Kiểm tra sự hở mạch của Sta-to
Dùng ôm kế, chắc chắn rằng có sự thông mạch giữa
các cuộn dây trong Sta-to
Nếu không phải thay thế Sta-to
2.Kiểm tra sự chạm mát của Sta-to
Dùng ôm kế, chắc chắn rằng không có sự thông mạch
giữa cuộn dây Sta-to và vỏ
Nếu có sự thông mạch, phải thay thế Sta-to
Lò xo chổi than
Sử dụng lực kế kiểm tra lực nén của lò xo
Đo lực nén khi lò xo bắt đầu không tỳ vào chổi than
Lực kéo tiêu chuẩn:
ST 202:11,8 -20,6N
ST 191 (1,2 kW): 9,8-16,7N
Nếu lực không nằm trong tiêu chuẩn, thay thế lò xo
Chổi than
Sử dụng thước cặp đo chiều dài chổi than
Chiều dài tiêu chuẩn:
ST202: 13 mm
ST191: 15 mm
Chiều dài tối thiểu:
ST202: 8 mm
ST191: 8.5 mm
Nếu độ dài nhỏ hơn giới hạn tối thiểu, thay thế cả vỏ
Sta-to và giá đỡ chổi than
Giá đỡ chổi than
Dùng ôm kế kiểm tra sự cách điện của giá đỡ chổi
than
Chắc chắn rằng không có sự thông mạch giữa các giá
đỡ chổi than dương (+) hoặc âm (-)
Nếu có sự thông mạch phải sửa chữa hoặc thay thế
Khớp một chiều và bánh răng
1. Kiểm tra răng của bánh răng
- Kiểm tra răng của của bánh răng khởi động, bánh
răng trung gian, khớp một chiều xem có bị mòn hoặc
sứt mẻ gì không
- Nếu có sứt mẻ phải thế bánh răng đồng thời kiểm tra
răng của bánh đà.
2. Kiểm tra khớp một chiều
- Xoay bánh răng khởi động theo chiều quay của đồng
hồ xem có bị hãm cứng không và chắc chắn rằng
quay trơn khi quay ngược lại
- Nếu cần phải thay thế cụm khớp một chiều
3.Thay thế bánh răng khởi động
A.Tháo bánh răng khởi động
a) Kẹp thanh đồng lên ê-tô để đặt vỏ bộ truyền giảm
tốc lên thanh đồng
b) Ấn bánh răng khởi động xuống
c) Sử dụng búa nhựa, gõ vào bạc chặn bánh răng khởi
động để đẩy bạc chặn đi xuống
d) Sử dụng tô vít bẩy vòng hãm ra
e) Tháo lần lượt theo thứ tự sau
(1) Bạc chặn
(2) Bánh răng khởi động
(3) Lò xo
f) Ấn vỏ bộ truyền giảm tốc xuống và tháo đế đệm đỡ
lò xo
g) ST 202
Tháo theo các phần sau:
(1) Vỏ bộ truyền giảm tốc
(2) Bạc chặn
(3) Khớp một chiều
(4) Lò xo
(5)Trục khớp một chiều
g) ST 191
Tháo theo các chi tiết sau:
(1)Vỏ bộ truyền giảm tốc
(2) Khớp một chiều
(3) Lò xo
(4) Trục khớp một chiều
B. Lắp bánh răng khởi động
a) ST 202
Lắp theo các chi tiết sau
(1) Vỏ bộ truyền giảm tốc
(2) Bạc chặn
(3) Khớp một chiều
(4) Lò xo
(5) Trục khớp một chiều
b) ST 191
Lắp theo các chi tiết sau
(1) Vỏ bộ truyền giảm tốc
(2) Khớp một chiều
(3) Lò xo
(4) Trục khớp một chiều
c) Kẹp thanh đồng lên ê-tô để đặt vỏ bộ truyền giảm
tốc và trục khớp một chiều lên thanh đồng
d) Đặt vỏ bộ truyền giảm tốc lên thanh đồng và lắp
theo thứ tự sau:
(1) Đệm đỡ lò xo
(2) Lò xo
(3) Bánh răng khởi động
(4) Vành chặn
e) Ấn bánh răng khởi động
f) Sử dụng kìm phanh, lắp phanh hãm mới
g) Dùng kìm, bóp chặt phanh hãm mới
h) Chắc chắn rằng phanh hãm đã lắp đúng rãnh (quay
được trong rãnh)
i) Nhậc vỏ bộ truyền giảm tốc và ra khỏi trục đồng
j) Sử dụng búa nhựa đập vào đầu trục để phanh hãm
lọt vào trong bạc chặn
Vòng bi
1. Kiểm tra vòng bi trước
Quay vòng bi bằng tay trong khi tác dụng một lực dọc
trục
Nếu cảm thấy có sức cản hoặc vòng bi bị kẹt, thay thế
vòng bi
2.Nếu cần, thay thế vòng bi
a) Sử dụng vam chuyên dùng tháo vòng bi
b)Sử dụng dụng cụ chuyên dùng và máy ép, lắp vòng
bi mới
3.Kiểm tra vòng bi sau
Quay vòng bi bằng tay trong khi tác dụng một lực dọc
trục
Nếu cảm thấy có sức cản hoặc vòng bi bị kẹt, thay thế
vòng bi
2.Nếu cần, thay thế vòng bi
a) Sử dụng vam chuyên dùng tháo vòng bi
b) ST202
Sử dụng dụng cụ chuyên dùng và máy ép, lắp vòng bi
mới
Chú ý: Chú ý chiều lắp vòng bi
b) ST191
Sử dụng dụng cụ chuyên dùng và máy ép, lắp vòng bi
mới
Công tắc từ
1.Kiểm tra sự hở mạch của cuộn hút
Sử dụng ôm kế, chắc chắn rằng có sự thông mạch
giữa cực 50 và C
Nếu không có sự thông mạch, thay thế công tắc từ
2.Kiểm tra sự hở mạch của cuộn giữ
Sử dụng ôm kế kiểm tra sự thông mạch, chắc chắn
rằng có sự thông mạch giữa cực 50 và vỏ công tắc từ
Nếu không có sự thông mạch, thay thế công tắc từ
Lắp máy khởi động Lưu ý: Sử dụng mỡ chịu nhiệt để bôi trơn vòng bi và
bánh răng khi lắp ráp
1. Lắp Rô-to vào trong vỏ Sta-to
Tra mỡ vào vòng bi trên Rô-to và lắp Rô-to vào trong
vỏ Sta-to
2. Lắp giá đỡ chổi than
a) Đặt giá đỡ chổi than vào vỏ Sta-to
b) Sử dụng tô vít để lắp chổi than vào giá đỡ. Lắp cả
bốn chổi than
Ghi chú: Kiểm tra chắc chắn rằng các đầu đầu dương
(+) không bị chạm âm (-)
c) Loại ST191
Đặt gioăng chữ O mới vào vỏ Sta-to
d) ST191
Thay gioăng chữ O mới vào 2 vít
e) Lắp nắp đậy vào giá đỡ chổi than bằng 2 vít
Mô-men tiêu chuẩn: 1,5 N.m
3. Lắp bi vào trục của khớp một chiều
a) Bôi mỡ vào bi
b) Lắp bi vào trục của khớp một chiều
4. Lắp bánh răng trung gian và công tắc từ vào vỏ của
bộ truyền giảm tốc
a) Bôi mỡ vào lò xo hồi vị
b) Lắp lò xo hồi vị vào công tắc từ
c) Đặt các chi tiết vào vỏ bộ truyền giảm tốc lần lượt
theo thứ tự sau:
(1) Bánh răng trung gian
(2) Bi và dậu bi
d) Lắp công tắc từ vào vỏ bộ truyền giảm tốc bằng hai
vít
Mô-men tiêu chuẩn
ST 202: 9,4 N.m
ST191: 5,9 N.m
5. Lắp động cơ điện vào vỏ bộ truyền giảm tốc
a)ST191
Đặt gioăng chữ O mới và mặt cạnh Sta-to
b) Đặt động cơ điện vào bộ truyền giảm tốc
Chú ý: Lắp đúng dấu định vị
c) Lắp 2 bu lông để giữ động cơ điện với vỏ bộ truyền
giảm tốc
Mô-men tiêu chuẩn
ST202: 9,3 N.m
ST191: 5,9 N.m
d) Lắp dây điện của động cơ điện với cực C và làm
kín ví trí lắp bằng cao su cách điện
Mô-men tiêu chuẩn: 7,9 N.m
6. ST191
Lắp nắp chống bụi
Kiểm tra sự làm việc của máy khởi động
Lưu ý: Để tránh cháy cuộn dây chỉ được kiểm tra máy
khởi động trong vòng từ 3-5s
1.Kiểm tra sự làm việc của cuộn hút
a) Tháo đầu dây của động cơ điện ra khỏi cực C
b) Kết nối ắc-qui với công tắc từ như hình vẽ
Chắc chắn rằng bánh răng khởi động lao ra
Nếu bánh răng khởi động không lao ra, phải thay thế
cuộn hút
2. Kiểm tra sự làm việc của cuộn giữ
Để nguyên các dây nối như trên, trong khi bánh răng
khởi động đã lao ra, tháo đầu dây âm(-) ra khỏi cực C.
Chắc chắn rằng bánh răng khởi động vẫn giữ nguyên
vị trí đã lao ra. Nếu bánh răng khởi động bị thụt vào
trong phải thay thế công tắc từ
3. Kiểm tra sự hồi vị của bánh răng khởi động.
Tháo đầu dây âm (-) ra khỏi thân máy khởi động
Chắc chắn rằng bánh răng khởi động đã thụt vào
Nếu bánh răng khởi động không hồi vị, thay thế cụm
rơ le khởi động
4. Kiểm tra không tải
a) Kết nối ắc-qui và Ampe kế như hình vẽ
b) Chắc chắn rằng máy khởi động quay trơn nhẹ
nhàng và bánh răng khởi động lao ra dứt khoát
Kiểm tra dòng khởi động bằng Ampe kế
Dòng tiêu chuẩn: 90A hoặc nhỏ hơn tại 11,5 V
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
1 Điện áp và công suất
ST202 12V 1,0kW
ST191
12V 1,3kW
12V 1,4kW
2 Đặc tính không tải
A 90A hoặc nhỏ hơn tại 11,5V
rpm 3,000 v/p hoặc hơn
3 Chiều dài chổi than
ST202 Tiêu chuẩn 13,0 mm
Tối thiểu 8,0 mm
ST202 Tiêu chuẩn 15,0 mm
Tối thiểu 8,5 mm
4
Lực nén lò xo chổi
than
ST202 11,5 - 20,6N
ST191(1,2 kW) 9,8 - 16,7N
ST191(1,4 kW) 11,5 - 20,6N
5
Vành tiếp điện
Đường kính
Tiêu chuẩn 30 mm
Tối thiểu 29 mm
Độ sâu của rãnh
Tiêu chuẩn 0,6 mm
Tối thiểu 0,2 mm
Độ mòn méo Tối thiểu 0,05mm
Khảo nghiệm máy khởi động bằng thiết bị Banchetto
1. Kết nối cáp ắc-qui vào ắc-qui (có 3 cáp : cáp âm, cáp dương 12 V,cáp dương 24V)
2. Chọn cầu nối điện áp (tùy theo điện áp máy khởi động)
3. Đấu nối như hình vẽ
4. Bật công tắc nguồn điện ắc-qui số 21
5. Đóng mở công tắc 18 để cho máy khởi động làm việc
6. Quan sát sự sụt áp hoặc dòng qua máy khởi động thông qua đồng hồ 19
Hình 4.8 Sơ đồ đấu nối hệ thống khởi động trên thiết bị Banchetto
2.2. Thực hành sửa chữa máy khởi động
Bài 2: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống cung cấp điện
*. Mục tiêu của bài:
- Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cung cấp điện
- Bảo dưỡng, sửa chữa được hệ thống cung cấp điện đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Chấp hành đúng trình tự, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô.
- Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận, tỷ mỉ trong quá trình luyện tập.
*. Nội dung của bài:
1. Bảo dưỡng hệ thống cung cấp điện
1.1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống cung cấp điện
1.1.1. Loại bộ điều chỉnh điện có tiếp điểm
Hình 1.1. Sơ đồ đấu dây hệ thống cung cấp sử dụng bộ điều chỉnh điện có tiếp điểm
1. Ắc-qui; 2. Đồng hồ; 3. Tiết chế; 4. Bóng đèn; 5. Hộp cầu chì; 6. Khóa điện.
Hình 1.2 Sơ đồ nguyên lý hệ thống cung cấp sử dụng bộ điều chỉnh điện tiếp điểm
1.1.2. Loại bộ điều chỉnh điện bán dẫn
Hình 1.3 Sơ đồ đấu dây hệ thống cung cấp sử dụng bộ điều chỉnh điện bán dẫn
1. Ắc-qui; 2. Máy phát; 3. Hộp rơle; 4. Đèn báo nạp; 5. Hộp cầu chì; 6. Khóa điện
Hình1.4. Sơ đồ nguyên lý hệ thống cung cấp sử dụng bộ điều chỉnh điện bán dẫn
1.1.3. Loại có bộ sưởi điện PTC
Hình 3.5 Sơ đồ nguyên lý hệ thống cung cấp loại có bộ sưởi điện PTC
1.1.4. Loại nhận biết điện áp ắc-quy
Hình 3.6 Sơ đồ đấu dây hệ thống cung cấp của Toyota loại nhận biết điện áp ắc-qui
1.1.5. Loại nhận biết điện áp máy phát
Hình 3.7 Sơ đồ nguyên lý hệ thống cung cấp loại nhận biết điện áp máy phát
1.2. Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Hệ thống cung cấp điện yêu cầu phải được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Một số triệu chứng thường
gặp, nguyên nhân có thể và biện pháp khắc phục được trình bày ở bảng dưới đây
Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1. Đèn báo nạp không sáng
khi khóa điện IG và động
cơ không làm việc
1.Cầu chì cháy
2.Đèn cháy
3.Mạch điện tiếp xúc
không tốt
4.Rơ le hỏng
5.Bộ điều chỉnh điện hỏng
1.Kiểm tra cầu chì nạp, cầu
chì đánh lửa và cầu chì động
cơ, thay thế nếu cần
2.Thay thế bóng đén
3.Kiểm tra điện áp rơi trong
mạch, làm nạp và làm chặt
mối tíếp xúc
4.Kiểm tra rơ le sự thông
mạch và hoạt động riêng
5.Kiểm tra điện áp máy phát
đầu ra
2. Đèn báo nạp không sáng
khi động cơ làm việc, ắc-
qui nạp quá no hoặc không
1.Đai dẫn động trùng hoặc
hỏng
1.Kiểm tra dây đai, điều chỉnh
hoặc thay thế nếu cần sau khi
xác định đúng nguyên nhân
no 2.ắc-qui hỏng hoặc tiếp
xúc tại đầu kẹp ắc-qui kém
3.Cầu chì hoặc hộp cầu chì
hỏng
4.Rơ le, bộ điều chỉnh điện
hoặc máy phát hỏng
5.Mạch điện hỏng
2.Kiểm tra ắc-qui và kẹp ắc-
qui
3.Kiểm tra và thay thế nếu cần
4.Kiểm tra điện áp ra của hệ
thống và sự hoạt động của các
bộ phận thay thế nếu cần
5.Kiểm tra mạch điện
3. Có tiếng ốn khi làm việc 1.Đai dẫn động bị lỏng
hoặc hỏng
2.Bị máy phát bị hỏng
3. Đi-ốt trong bộ chỉnh lưu
bị hỏng
1.Kiểm tra dây đai, điều chỉnh
hoặc thay thế nếu cần
2.Thay thế bị máy phát
3.Thay thế chỉnh lưu
1.3. Chẩn đoán và sửa chữa hệ thống cung cấp điện
1.3.1.Chẩn đoán bằng mắt thường và kiểm tra điện áp rơi
Công việc kiểm tra đầu tiên cho hệ thống là kiểm tra toàn bộ hệ thống cung cấp bằng mắt thường.
Những hư hỏng đã xác định được bằng mắt thường phải sửa chữa trước khi tiến hành kiểm tra mạch
điện. Kiểm tra mạch điện bao gồm các nội dung sau:
- Kiểm tra điện áp ra của máy phát.
- Kiểm tra điện áp rơi của mạch nạp
- Kiểm tra điện áp của bộ điều chỉnh điện (không bán dẫn)
- Kiểm tra các rơ le của mạch nạp (đèn, đánh lửa, động cơ)
- Kiểm tra bằng thiết bị khảo nghiệm
Các vấn đề trên được trình bày trong bài 1 mục 4. Ở đây, nhóm tác giả chỉ trình bày thêm phương pháp
kiểm tra điện áp rơi trong hệ thống cung cấp.
Hình 3.9 Các nội dung kiểm tra bằng mắt thường trong hệ thống cung cấp
Chú ý:
- Chắc chắn rằng cáp ắc-qui được kết nối đúng cực.
- Luôn luôn tháo cáp ắc-qui (cáp âm) khi ắc-qui được nạp bằng máy nạp ắc quy.
- Không bao giờ cho máy phát làm việc khi bị hở mạch (cáp ắc-qui không được kết nối).
- Khi cho cực F tiếp mát để kiểm tra sự làm việc của máy phát khi động cơ đang hoạt động, nếu tốc độ
động cơ không nằm trong tiêu chuẩn thì tốc độ cao có thể tạo ra điện áp lớn làm cháy các bộ phận trong
hệ thống.
- Không bao giờ tiếp mát cho cực B, tại cực B luôn có điện áp ắc-qui kể cả khi động cơ không làm
việc.
- Không được lắp đảo cực F và IG bất cứ lý do nào, nếu ngược chúng có thể làm cháy dây dẫn điện.
- Vỏ của bộ điều chỉnh điện có cực tiếp âm nên phải siết chặt các mối ghép với vỏ để tiếp âm (-) tốt,
nếu không có thể gây ra hiện tượng quá nạp, các bóng đèn chập chờn.....
- Kiểm tra điện áp rơi có thể phát hiện những nơi có điện trở lớn trong hệ thống cung cấp. Phải kiểm tra
điện áp rơi trên cả nguồn âm và nguồn dương của máy phát.
- Điện áp rơi lớn gây ra bởi điện trở cao trong mạch sẽ làm giảm dòng nạp. Khi đó nếu tải điện lớn thì
ắc-qui sẽ không được nạp
1.3.1.1. Kiểm tra nguồn dương
1. Kết nối cực dương (+) của đồng hồ tới cực B của máy phát và cực âm (-) của đồng hồ vào cực (+)
của ắc-qui
2. Khởi động động cơ và cho động cơ chạy với tốc độ 2000 v/p
3. Đọc giá trì điện áp trên đồng hồ, điện áp rơi nên nhỏ hơn 0,2V. Nếu lớn hơn phải xác định và sửa
chữa nguyên nhân làm điện trở cao
Hình 3.10. Phương pháp kiểm tra điện áp rơi trong hệ thống cung cấp
1.3.1.2. Kiểm tra nguồn âm
1. Kết nối cực âm (-) của đồng hồ vào vỏ máy phát và cực dương (+) đồng hồ vào cực âm (-) của ắc-
qui
2. Khởi động động cơ và cho động cơ chạy với tốc độ 2000 v/p
3. Đọc giá trị điện áp trên đồng hồ, điện áp rơi nên nhỏ hơn 0,2V. Nếu lớn hơn phải xác định và sửa
chữa nguyên nhân làm điện trở cao. Điện trở cao hầu hết là do lỏng hoặc bị ăn mòn tại các vị trí tiếp
xúc.
1.3.2. Chẩn đoán theo triệu chứng
1.3.2.1. Đèn báo nạp không sáng khi bật khoá điện
- Kiểm tra cầu chì đèn báo nạp: Kiểm tra xem cầu chì có bị cháy hay tiếp xúc kém
- Kiểm tra các giắc cắm của bộ điều chỉnh điện có bị lỏng hay tiếp xúc kém không
- Kiểm tra máy phát: Kiểm tra xem có sự chập mạch trong các đi-ốt dương của máy phát. Nếu chỉ một
đi-ốt dương bị chập mạch thì dòng điện sẽ chạy từ cực B của ắc-qui qua cực N của đi-ốt hỏng. Dòng
điện này sẽ làm cho rơ le bộ điều chỉnh điện hoạt động hút đóng tiếp điểm do đó đèn báo nạp không
sáng.(loại điều chỉnh điện có tiếp điểm). Kiểm tra đèn báo nạp: Kiểm tra xem đèn báo nạp có bị cháy
không. Nối âm (-) chân L của giắc. Nếu đèn báo nạp sáng tức là bộ điều chỉnh điện hỏng, nếu đèn báo
nạp không sáng thì hoặc bóng đèn cháy hoặc dây điện hỏng.
1.3.2.2. Đèn báo nạp không tắt sau khi động cơ làm việc
Hiện tượng này chỉ có thể xảy ra khi máy phát không phát ra điện hoặc điện áp đầu ra của máy phát
quá cao.
- Kiểm tra xem đai dẫn động có bị trùng không
- Kiểm tra cầu chì IG xem có bị cháy hay tiếp xúc kém không
- Đo điện áp tại cực B của máy phát: Điện áp quy định 13,8-14,8V
- Đo điện áp tại cực F: Nếu có điện áp tức là cuộn Rô-to bị đứt hoặc chổi than tiếp xúc kém, cần phải
kiểm tra máy phát
1.3.2.3. Đèn báo nạp thỉnh thoảng sáng khi động cơ làm việc
Hiện tượng này xảy ra khi điện áp phát ra của máy phát không ổn định
Kiểm tra xem giắc nối có bị lỏng hay tiếp xúc kém không bằng cách: Đập nhẹ lên giắc cắm nếu thấy
đèn báo nạp nhấp nháy thì chứng tỏ sự tiếp xúc của giắc là kém dẫn đến máy phát sẽ không phát ra
được điện áp tiêu chuẩn và đèn báo nạp sáng
Kiểm tra bộ điều chỉnh điện: Kiểm tra điện áp tại cực B của máy phát, nếu điện áp đo được quá lớn thì
phải thay bộ điều chỉnh điện, còn nếu điện áp đo được quá nhỏ thì phải tiến hành kiểm tra máy phát.
1.3.2.4. Ắc-qui yếu (hết điện)
Hiện tượng này xảy ra khi điện áp của máy phát phát ra không đủ để nạp cho ắc-qui. Nhưng trước khi
tiến hành thực hiện kiểm tra thì việc đầu tiên mà người thợ phải xác định đó là tình hình làm việc thực
tế của xe.
Ví dụ: Nếu xe chạy trên đoạn đường ngắn mà lại phải khởi động nhiều lần hoặc trên xe có lắp thêm các
thiết bị tiêu thụ điện trong trường hợp này thì phải thay máy phát có công suất lớn hơn.Sơ đồ chẩn đoán
sự cố được trình bày ở hình dưới
Kiểm tra ắc-qui:
- Kiểm tra các cực của ắc-qui có bẩn hay bị ăn mòn không
- Kiểm tra mức dung dịch của ắc-qui nếu cạn thì đổ thêm nước cất
- Kiểm tra đai dẫn động:
Kiểm tra xem đai dẫn động có bị trùng không nếu đai bị trùng thì gây ra trượt đai làm giảm tốc độ của
máy phát và như vậy điện áp phát ra của máy phát không đủ để nạp cho ắc-qui
Kiểm tra bộ điều chỉnh điện: Đo điện áp tại cực B của máy phát nếu điện áp quá nhỏ thì ắc-qui không
thể được nạp đủ và phải tiến hành kiểm tra máy phát
Tham khảo:
Có thể dùng thiết bị phân tích điện Scope để kiểm tra tình trạng làm việc của chỉnh lưu hoặc cuộn dây 3
pha trong Sta-to
Hình 1.5. Một số hư hỏng của máy phát khi kiểm tra bằng máy phân tích điện Scope
1.2. Thực hành bảo dưỡng hệ thống cung cấp điện
2. 2. Sửa chữa ắc quy, máy phát điện
2.1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa ắc quy, máy phát điện
(áp dụng cho xe Toyota Camry 1992 sử dụng hộp số cơ khí)
4.1. Kiểm tra trên xe
1.Kiểm tra tỉ trọng và mức dung dịch trong ắc-qui
a) Kiểm tra mức dung dịch của mỗi ngăn
Nếu thiếu thì bổ sung thêm nước cất
b) Kiểm tra tỉ trọng của dung dịch a-xit trong mỗi
ngăn của ắc-qui
Giá trị tỉ trọng của ắc-qui phụ thuộc vào loại ắc-qui và
nhiệt độ môi trường
Tỉ trọng tiêu chuẩn ở 20oC là 1,25-1,27
Nếu tỉ trọng thấp hơn tiêu chuẩn thì phải nạp lại ắc-
qui
2.Kiểm tra ắc-qui và cầu chì
a)Kiểm tra xem cực ắc-qui có bị lỏng và ôxy hóa
không
Nếu bị ôxy hóa thì làm sạch lại cực ắc-qui
b)Kiểm tra sự thông mạch của cầu chì
3.Kiểm tra đai dẫn động
a)Quan sát xem dây đai có bị quá mòn, đứt sợi không
Nếu phát hiện, thay thế dây đai
Chú ý: N...hoặc bàn chải thép để
làm sạch bugi
4. Kiểm tra bu-gi bằng mắt
Kiểm tra bugi xem có bị mòn cực, hỏng ren và nứt
sứ cách điện không
Nếu có, thay thế bugi
W16EXR-Ucho ND
BPR5EY cho NGK
5. Điều chỉnh khe hở điện cực
Cẩn thận gõ vào điện cực ngoài của bugi để đạt
được khe hở tiêu chuẩn
Khe hở tiêu chuẩn:0,8 mm
6. Lắp lại bu-gi
Mô-men xiết: 1,8 N.m
Chú ý: Khi lắp khẩu tuýp phải thẳng đứng, vặn nhẹ
nhàng bằng tay đến khi hết ren
7. Lắp lại dây cao áp vào bu-gi
4.3.Kiểm tra bộ đánh lửa tích hợp IIA
Chú ý: Khái niệm và ‘Nguội’ và ‘Nóng’ được sử
dụng ở đây là nhiệt độ của cuộn dây khi kiểm tra
‘Lạnh’ từ -100C tới 500C
‘Nóng’ từ 500C tới 1000C
1.Tháo giắc bộ chia điện
2.Tháo nắp bộ chia điện
3.Tháo Rô-to
4.Tháo nắp chống bụi
Biến áp đánh lửa (Bô bin)
5.Kiểm tra điện trở cuộn sơ cấp
Sử dụng ôm kế, đo giá trị điện trở giữa cực (+) và
cực (-) của bô bin
Điện trở cuộn sơ cấp (Nguội):1.2 – 1.6 Ω
Nếu điện trở không nằm trong tiêu chuẩn, thay biến
áp đánh lửa
6. Kiểm tra điện trở cuộn thứ cấp
Sử dụng ôm kế, đo giá trị điện trở giữa cực (+) và
cực cao áp của bô bin
Điện trở cuộn thứ cấp (Nguội):10,2 – 13,8kΩ
Nếu điện trở không nằm trong tiêu chuẩn, thay biến
áp đánh lửa
7.Kiểm tra khe hở từ
Sử dụng căn lá, đo khe hở từ giữa Rô-to và cuộn
phát tín hiệu
Khe hở từ: 0,2-0,4mm
Nếu khe hở từ không nằm trong tiêu chuẩn thì thay
cuộn phát tín hiệu cùng với mâm chia điện
8. Kỉểm tra điện trở cuộn phát tín hiệu
Sử dụng ôm kế, đo điện trở của cuộn phát tín hiệu
Điện trở tiêu chuẩn : 140-180Ω
Nếu điện trở không nằm trong tiêu chuẩn, thay thế
bộ chia điện
9.Kiểm tra cơ cấu đánh lửa sớm chân không
a. Tháo ống chân không ra
b.Cắm ống có chân không vào hộp chân không, khi
đó cơ cấu dịch chuyển góc đánh lửa sớm phải dịch
chuyển
Nếu cơ cấu điều chỉnh góc đánh lửa sớm không
dịch chuyển, phải sửa chữa hoặc thay thế
10.Kiểm tra cơ cấu đánh lửa sớm ly tâm
a. Xoay con quay theo chiều kim đồng hồ và nhả
tay ra, khi đó con quay phải nhanh chóng quay trở
về vị trí cũ
b.Kiểm tra không để con quay quá rơ lỏng
9.Lắp nắp chống bụi
10. Lắp con quay chia điện
11. Lắp nắp bộ chia điện
12.Cắm giắc bộ chia điện
IC đánh lửa
(Xem phần bugi đánh lửa)
4.4.Tháo lắp bộ chia điện
4.4.1.Tháo bộ chia điện ra khỏi động cơ
1.Tháo cáp âm ắc-quy
2.Tháo các ống chân không
3.Tháo dây cao áp của bộ chia điện
4.Tháo nắp bộ chia điện
5.Đặt máy 1 về thời kỳ cuối nén đầu nổ
a. Xoay bánh đai trục khuỷu về vị trí sao cho vạch
dấu thời điểm đánh lửa trùng với vạch ‘0’ trên vỏ
hộp xích cam
b.Kiểm tra chắc chắn răng con quay chia điện nằm
đúng như hình vẽ ( con quay chia điện chỉ về máy
số 1 trên nắp bộ chia điện)
Nếu con quay nằm không đúng vị trí, phải quay
trục khuỷu đi một vòng
6.Tháo bộ chia điện
a.Tháo hai bulông giữ bộ chia điện
b.Lấy bộ chia điện ra khỏi nắp máy
4.4.2.Tháo rời bộ chia điện
1.Tháo đệm làm kín
2.Tháo nắp bộ chia điện và con quay chia điện
3.Tháo nắp chống bụi
a. Tháo nắp chống bụi
b. Tháo đệm chống nước
Cấu tạo bộ chia điện
4.4.2.Tháo rời bộ chia điện
1.Tháo đệm làm kín
2.Tháo nắp bộ chia điện và con quay chia điện
3.Tháo nắp chống bụi
(a) Tháo nắp chống bụi
(b) Tháo đệm chống nước
4.Tháo biến áp đánh lửa
(a) Tháo 2 đai ốc và tháo 4 sợi dây từ các cực của
biến áp đánh lửa
(b)Tháo 4 vít và biến áp đánh lửa
5.Tháo IC đánh lửa
(a) Tháo 3 vít và tháo 3 dây từ các cực của IC đánh
lửa
(b) Tháo 2 vít và IC đánh lửa
6. Tháo cơ cấu điều chỉnh đánh lửa sớm chân
không
a. Tháo cần hộp chân không ra khỏi chốt nối trên
mâm chia điện
b.Tháo vít và cơ cấu đánh lửa sớm chân không
7. Tháo dây dẫn của bộ chia điện
8. Tháo Rô-to tín hiệu
a. Dùng tô vít nhỏ nậy lò xo giữ Rô-to ra
b. Lấy Rô-to tín hiệu ra
9.Tháo mâm chia điện và cuộn phát tín hiệu
a. Tháo hai vít và hai đệm hãm
b.Lấy mâm chia điện và cuộn phát tín hiệu ra
10.Tháo lò xo quả văng
Dùng kìm đầu nhọn tháo hai lò xo ra
11. Tháo trục Rô-to
a. Nậy lấy đệm chắn mỡ ra
b. Tháo vít trên đầu trục bộ chia điện
c. Lấy trục Rô-to ra ngoài
12. Tháo các quả văng
Dùng tô vít tháo vòng hãm chữ E, lấy quả văng ra.
Tháo cả hai quả văng
Kiểm tra bộ chia điện
1.Kiểm tra mâm chia điện
Xoay mâm chia, nếu có lực cản nhẹ là tốt
Nếu mâm chia bị kẹt hoặc lực cản lớn phải thay
mâm chia điện cùng với cuộn phát tín hiệu
2. Kiểm tra trục chia điện
-Xoay trục chia điện kiểm tra xem có vết xước hoặc
mòn không
-Nếu bề mặt trục chia điện có vết xước hoặc mòn
phải thay cả cụm thân chia điện
- Kiểm tra vòng bi, độ cong trục
3. Kiểm tra trục Rô-to tín hiệu
Lắp tạm thời Rô-to tín hiệu vào trục chia điện, kiểm
tra xem có vừa khít không
Nếu không vừa khít phải thay trục Rô-to tín hiệu
hoặc thân bộ chia điện
4.4.3.Lắp bộ chia điện
1. Lắp các quả văng
Dùng kìm đầu nhọn lắp vòng hãm chữ E giữ quả
văng. Lắp cả hai quả văng
2.Bôi mỡ chịu nhiệt mỏng lên trục bộ chia điện
3. Lắp vấu từ
(a) Lắp vấu từ vào trục chia điện
(b) Lắp vít
(c) Bôi mỡ chịu nhiệt vào trục
(d) Ấn đệm chắn mỡ vào vị trí
4.Lắp lò xo quả văng
Dùng kìm đầu nhọn lắp hai lò xo vào
5.Lắp mâm chia điện và cuộn phát tín hiệu
(a) Lựa chiều đặt mâm chia điện cùng với cuộn
phát tín hiệu vào các rãnh trên thân bộ chia điện
(b) Bắt chặt mâm chia điện bằng 2 vít
6.Lắp Rô-to cùng lò xo mới
Chú ý: Chốt định vị, tránh làm vỡ cánh quét xung
trên Rô-to
7.Kiểm tra khe hở giữa Rô-to và cuộn phát tín hiệu
Dùng căn lá kiểm tra khe hở giữa Rô-to tín hiệu và
cuộn phát tín hiệu
8. Nếu cần phải thay cuộn phát tín hiệu đồng bộ
với mâm chia điện
(a)Tháo vấu từ
(b)Tháo mâm chia điện cùng với cuộn phát tín hiệu
(c)Làm sạch các vít và lỗ bắt vít của cuộn phát tín
hiệu
(d) Bôi lớp keo làm kín bên phần ren dài từ 3-5mm
của đầu vít
(e) Dùng tuốc nơ vít đầu chữ thập lắp các vít và
điều chỉnh khe hở giữa Rô-to và cuộn phát tín hiệu
Chú ý: Sau khi lắp chỉ được nổ máy sớm nhất là
sau 30 phút, nếu nổ máy ở vòng quay cao phải sau
ít nhất 120 phút
9.Lắp dây điện vào bộ chia điện
10.Lắp bộ tự động điều chỉnh góc đánh lửa sớm
chân không
Nối cần hộp chân không vào chốt trên mâm chia
điện và lắp chặt bằng vít
11.Lắp IC đánh lửa
a. Lắp IC đánh lửa vào thân bộ chia điện bằng 2 vít
b. Dùng ba vít bắt chặt ba đầu dây dẫn vào bộ chia
điện
c. Kẹp các dây điện của cuộn phát tín hiệu vào các
móc kẹp như hình bên sao cho các đầu dây không
bị kéo quá căng (có độ trùng nhất định)
Chú ý: Kiểm tra chắc chắn rằng các dây điện
không chạm vào vấu từ và thân bộ chia điện
12.Lắp biến áp đánh lửa
a. Bôi lớp keo làm kín lên mặt để lắp bô bin
b. Dùng bốn vít bắt chặt bô bin
c. Nối bốn đầu dây dẫn vào các đầu cực của bô bin
và dùng hai đầu ốc bắt chặt lại như hình bên
Chú ý:
-Khi nối dây dẫn vào bô bin, phải lắp lọt vào các
rãnh dẫn hướng ở mặt bên bô bin
-Kiểm tra chắc chắn rằng các dây dẫn không chạm
vào cuộn phát tín hiệu hoặc thân bộ chia điện
13.Lắp nắp che bụi và đệm
14.Lắp con quay chia điện
15.Lắp phớt làm kín tại đầu trục trục
a. Lắp vòng làm kín mới vào thân bộ chia điện
b. Bôi lớp mỏng dầu động cơ vào vòng làm kín
4.4.Lắp chia điện vào động cơ
1. Đưa máy một về góc 50 trước điểm chết trên cuối
nén đầu nổ
2.Lắp bộ chia điện
a) Làm trùng vấu trên bánh răng với dấu trên thân
bộ chia điện
b) Lắp bộ chia điện vào động cơ sao cho bu lông
giữ bộ chia điện lắp được vào lỗ ren trên nắp máy
c) Bắt tạm hai bu lông giữ bộ chia điện
3.Lắp nắp bộ chia điện và đệm
4.Nối giắc cắm bộ chia điện
5.Cắm các dây cao áp vào nắp bộ chia điện
6.Nối các ống chân không
4.5.Điều chỉnh thời điểm đánh lửa
1.Hâm nóng động cơ
Hâm nóng động cơ tới nhiệt độ làm việc bình
thường
2.Nối đồng hồ vòng quay và đèn báo góc đánh lửa
sớm vào động cơ
(a) Tháo các đầu ống mềm ra khỏi hộp chân không
và nút kín các đường ống mềm lại
(b) Tháo nắp che lỗ kiểm tra trên khung quạt gió
(c) Dùng đèn báo góc đánh lửa sớm kiểm tra thời
điểm đánh lửa ở vòng quay không tải tiêu chuẩn
(50 trước điểm chết trên tại vòng quay 950 vòng/
phút cho tất cả các xe không xuất khẩu sang Trung
Quốc (Xe xuất sang Trung Quốc là 00))
Nếu cần phải nới lỏng bulông giữ bộ chia điện,
xoay bộ chia điện sao cho đúng vạch quy định. Xiết
chặt lại các bulông và kiểm tra thời điểm đánh lửa
Mô-men siết: 1,9N.m
3.Kiểm tra thời điểm đánh lửa sớm ở chế độ tự
động điều chỉnh đánh lửa sớm
(a) Nối lại các đầu ống mềm vào bộ chia điện
(b)Kiểm tra thời điểm đánh lửa
150 trước điểm chết trên tại vòng quay 950 vòng
phút cho tất cả các xe không xuất khẩu sang Trung
Quốc (Xe xuất sang Trung Quốc là 100
(c) Lắp nắp lỗ kiểm tra vào vị trí cũ
6.Tháo đồng hồ vòng quay và đèn báo góc đánh lửa
sớm ra khỏi động cơ
Thông số kỹ thuật
Thứ tự nổ 1-3-4-2
Dây cao áp Điện trở 25kΩ mỗi dây
Bu-gi (không có bộ xử
lý khí thải ba thành
phần)
Nên dùng ND
K16R-U11 BKR5EYA11
K20R-U BKR6EYA
Nên dùng NGK BKR5EYA11
Khe hở điện cực 1,1,mm
Bu-gi có bộ xử lý khí
thải ba thành phần)
Nên dùng ND K20R-U
Nên dùng NGK BKR6EYA
Khe hở điện cực 0,8mm
Bô bin
Điện trở cuộn sơ cấp (Lạnh)
1,11-1,75Ω
Điện trở cuộn sơ cấp (Nóng) 1,41-2,05 Ω
Điện trở cuộn thứ cấp (Lạnh) 9,0k Ω-15,7k Ω
Điện trở cuộn thứ cấp (Nóng)
11,8k Ω-14,4k Ω
Cuộn dây phát xung Khe hở từ 0,2-0,4mm
3.2 Thực hành bảo dưỡng, sửa chữa
4. Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống đánh lửa tích hợp
4.1 Trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa
An toàn trong sửa chữa và bảo dưỡng HTĐL
1. Không bật khóa điện ở nấc IG quá 10 phút nếu
động cơ không làm việc
2. Để kiểm tra tốc độ động cơ thì kết nối đầu đo của
đồng hồ đo với cực IG(-)trên giắc chẩn đoán
3. Vì có một số loại đồng hồ không phù hợp với hệ
thống đánh lửa trên xe này nên cần kiểm tra sự phù
hợp của đồng hồ đo số vòng quay trước khi sử dụng
4. Không để các đầu cực của đồng hồ đo số vòng
quay tiếp ‘âm’ vì sẽ gây hỏng IC đánh lửa và bô bin
5. Không được tháo các cực của ắc-qui khi động cơ
đang làm việc
6. Chắc chắn rằng IC đánh lửa được tiếp âm tốt
4.2.Kiểm tra trên xe
4.2.1. Kiểm tra sự đánh lửa
Kiểm tra tia lửa điện
a. Tháo dây cao áp ra khỏi bugi
b. Tháo bugi
c. Lắp bugi vào dây cao áp
d. Tiếp âm cho bugi
e. Kiểm tra xem có xuất hiện bugi đánh lửa khi trục
khuỷu quay hay không
Nếu tia lửa điện không xuất hiện phải tiến hành quay
trình kiểm tra như sau:
Kiểm tra dây cao áp
1. Tháo dây cao áp ra khỏi bu-gi
Tháo dây cao áp ra bằng cách cầm vào chụp cao
su
Chú ý: Kéo và bẻ gập dây có thể làm hỏng dây
dẫn bên trong
2. Tháo dây cao áp ra khỏi bộ chia điện
a. Sử dụng tô vít để bẩy lẫy khóa và tháo đầu dây
tại nắp chia điện
b. Tháo dây cao áp
Không kéo dây
Chú ý: Kéo và bẻ gập dây có thể làm hỏng dây
dẫn bên trong
3. Kiểm tra điện trở dây cao áp
Dùng ôm kế để đo điện trở của dây cao áp.
Điện trở lớn nhất: 25kΩ mỗi dây
Nếu điện trở lớn hơn giá trị lớn nhất phải kiểm tra
các đầu cắm. Nếu cần, thay thế dây cao áp
4.Lắp dây cao áp vào nắp bộ chia điện
a. Lắp dây cao áp như hình vẽ bên
Chú ý: Chắc chắn rằng các đầu dây cao áp được
lắp đặt đúng và nắp bộ chia điện được thể hiện
như hình bên
(b. Chắc chắn rằng các khóa trên đầu cắm đã được
cài khớp bằng cách kéo nhẹ
5. Lắp dây cao áp vào bu-gi
Cố định dây cao áp với các kẹp như hình bên
4.2.2.Kiểm tra bu-gi
1. Tháo dây cao áp ra khỏi bu-gi
2. Tháo bu-gi
3. Làm sạch bu-gi
Sử dụng thiết bị làm sạch bugi hoặc bàn chải thép
để làm sạch bugi
4. Kiểm tra bu-gi bằng mắt
Kiểm tra bugi xem có bị mòn cực, hỏng ren và nứt
sứ cách điện không
Nếu có, thay thế bugi
Loại không trang bị TWC
K16R-U11 cho ND
BKR5EYA11 cho NGK
Loại có trang bị TWC
K20R-U cho ND
BKR6EYA cho NGK
5. Điều chỉnh khe hở điện cực bugi
Cẩn thận gõ vào điện cực ngoài của bugi để đạt
được khe hở tiêu chuẩn
Loại không trang bị bộ xử lý xúc tác ba thành
phần TWC :1,1 mm
Loại có trang bị bộ xử lý xúc tác ba thành phần
TWC:0,8 mm
6. Lắp bu-gi vào động cơ
Mô-men siết: 1,8 N.m
7. Lắp dây cao áp vào bu-gi
4.3.Kiểm tra bộ đánh lửa tích hợp IIA
Chú ý: Khái niệm và ‘Nguội’ và ‘Nóng’ được sử
dụng ở đây là nhiệt độ của cuộn dây khi kiểm tra
‘Lạnh’ từ -100C tới 500C
‘Nóng’ từ 500C tới 1000C
1.Tháo giắc bộ chia điện
2.Tháo nắp bộ chia điện
3.Tháo Rô-to
4.Tháo nắp chống bụi biến áp đánh lửa (bô-bin.
Biến áp đánh lửa
5.Kiểm tra điện trở cuộn sơ cấp
Sử dụng ôm kế, đo giá trị điện trở giữa cực (+) và
cực (-)
Điện trở cuộn sơ cấp (Nguội):1.11 – 1.75 Ω
Điện trở cuộn sơ cấp (Nóng):1.41 – 2.05Ω
Nếu điện trở không nằm trong tiêu chuẩn, thay
biến áp đánh lửa
6. Kiểm tra điện trở cuộn thứ cấp
Sử dụng ôm kế, đo giá trị điện trở giữa cực (+) và
cực cao áp
Điện trở cuộn thứ cấp (Nguội):9.0 – 15.7kΩ
Điện trở cuộn thứ cấp (Nóng):11.4 – 18.4kΩ
Nếu điện trở không nằm trong tiêu chuẩn, thay
biến áp đánh lửa
7.Kiểm tra khe hở từ
Sử dụng căn lá, đo khe hở từ giữa Rô-to và cuộn
phát tín hiệu
Khe hở từ: 0,2-0,4mm
Nếu khe hở từ không nằm trong tiêu chuẩn thì
thay bộ chia điện
8. Kiểm tra điện trở cuộn phát tín hiệu
Sử dụng ôm kế, đo điện trở giữa các cực
Điện trở cuộn phát tín hiệu (Nguội.
G(+) và G(-): 185-275 Ω
NE(+) và NE(-):370-550 Ω
Điện trở cuộn phát tín hiệu (Nóng)
G(+) và G(-):240-325 Ω
NE(+) và NE(-):475 - 650 Ω
Nếu điện trở không nằm trong tiêu chuẩn, thay thế
bộ chia điện
Kiểm tra trục bộ chia điện
Quay trục và chắc chắn rằng quay trơn không có
hư hỏng
Nếu có hư hỏng, thay thế bộ chia điện
9.Lắp nắp chống bụi của biến áp đánh lửa
10. Lắp con quay chia điện
11. Lắp nắp bộ chia điện
12.Cắm giắc bộ chia điện
IC đánh lửa
(Xem phần bugi đánh lửa)
4.4. Tháo, lắp bộ chia điện
4.4.1. Tháo bộ chia điện ra khỏi động cơ
1. Tháo cáp âm ắc-quy
2. Tháo dây cao áp tại bộ chia điện
a. Sử dụng tô vít để bẩy lẫy khóa và tháo đầu dây
tại nắp chia điện
b. Tháo dây cao áp
Không kéo dây
Chú ý: Kéo và bẻ gập dây có thể làm hỏng dây
dẫn bên trong
3.Tháo giắc bộ chia điện
4.Tháo bộ chia điện
a. Tháo hai bulông lắp chia điện với động cơ, rút
bộ chia điện ra
b.Tháo phớt chắn dầu của bộ chia điện
Cấu tạo bộ chia điện
4.4.2. Tháo rời bộ chia điện
1.Tháo nắp bộ chia điện
Tháo 3 bulông và nắp bộ chia điện
2.Tháo con quay chia điện
3.Tháo nắp chắn bụi
a. Tháo nắp chắn bụi
b. Tháo đệm chống nước
4.Tháo biến áp đánh lửa
a. Tháo 2 đai ốc và tháo 4 sợi dây từ các cực của
biến áp đánh lửa
b.Tháo 4 vít và biến áp đánh lửa
5.Tháo IC đánh lửa
a. Tháo 3 vít và tháo 3 dây từ các cực của IC đánh
lửa
b. Tháo 2 vít và IC đánh lửa
6. Tháo kẹp dây và dây bộ chia điện
a. Tháo 2 giắc điện
b.Tháo vít và kẹp dây
c. Tháo đệm cao su trên vỏ bộ chia điện
7.Tháo tụ điện
Tháo vít và tụ điện
4.4.3.Lắp bộ chia điện
1. Lắp tụ điện
Lắp tụ điện bằng vít
2.Lắp dây điện và kẹp dây
a. Lắp đệm bảo vệ dây vào vỏ bộ chia điện
b. Lắp kẹp dây bằng vít
c. Lắp 2 giắc và định vị trên vỏ bộ chia điện
3.Lắp IC đánh lửa
a. Lắp IC đánh lửa bằng 2 vít
b. Lắp 3 dây điện vào các cực của IC đánh lửa
bằng 3 vít
4.Lắp biến áp đánh lửa
a. Làm sạch keo làm kín cũ
b.Bôi keo làm kín mới lên bề mặt của chi điện như
hình bên
c. Lắp biến áp đánh lửa bằng bốn vít
d. Lắp 4 dây điện của biến áp đánh lửa với 2 đai
ốc như hình bên
Chú ý:
-Khi lắp dây điện vào biến áp đánh lửa, ấn các dây
điện vào các khe trên mặt của biến áp đánh lửa
-Chắc chắn rằng dây điện không va quệt vào Rô-
to phát xung hoặc thân bộ chia điện
5. Lắp nắp chắn bụi
a. Đặt đệm mới vào vỏ bộ chia điện
b. Lắp nắp chống bụi
6. Lắp con quay chia điện
7.Lắp nắp bộ chia điện
Lắp nắp bộ chia điện với 3 vít
4.4.4. Lắp bộ chia điện vào động cơ
1. Đưa máy một về điểm chết trên cuối kỳ nén đầu
kỳ nổ
Quay trục khuỷu thuận chiều kim đồng hồ sao cho
khe hở trên trục cam nạp như hình bên
2.Lắp bộ chia điện
a. Lắp phớt dầu vào thân bộ chia điện
b.Bôi một ít dầu bôi trơn vào phớt
c. Quay trục bộ chia điện sao cho ngạnh trên trục
trùng với rãnh của trục cam nạp
d. Lắp bộ chia điện sao cho tâm rãnh bầu dục
trùng với tâm của lỗ cố định bộ chia điện nắp máy
e. Siết chặt bộ chia điện vào nắp máy bằng 2 bu
lông
3.Lắp dây cao áp vào bộ chia điện
(a. Lắp dây cao áp như hình bên
Chú ý: Chắc chắn rằng dây cao áp được cắm đúng
như hình bên
b. Chắc chắn răng vấu khóa đã được ăn khớp chặt
trên nắp bộ chia điện
4. Lắp giắc bộ chia điện
5. Lắp cáp âm ắc-qui vào ắc-quy
6. Cho động cơ chạy ấm máy
7. Kết nối đồng hồ đo tốc độ động cơ và đèn xác
định góc đánh lửa sớm vào động cơ
Kết nối đầu kiểm tra của đồng hồ tốc độ dộng cơ
vào cực IG(-) trên giắc chẩn đoán
Chú ý:
-Không để các đầu cực của đồng hồ đo số vòng
quay tiếp ‘âm’ vì sẽ gây hỏng IC đánh lửa và bô
bin
-Vì có một số loại đồng hồ không phù hợp với hệ
thống đánh lửa trên xe này nên cần kiểm tra sự
phù hợp của đồng hồ đo số vòng quay trước khi
sử dụng
8. Điều chỉnh tốc độ động cơ
a. Sử dụng dây điện kết nối TE1 và E1 trên giắc
chẩn đoán
b. Sử dụng đèn xác định góc đánh lửa sớm, kiểm
tra góc đánh lửa
Góc đánh lửa sớm:
100 trước điểm chết trên ở chế độ không tải (tay số
ở 0)
c. Nới lỏng hai bulông cố định bộ chia điện và
quay bộ chia điện
d.Siết chặt 2 bulông và kiểm tra lại thời điểm đánh
lửa
Mô-men tiêu chuẩn: 20N.m
e. Tháo dây kết nối ra khỏi giắc chẩn đoán
9. Tiếp tục kiểm tra thời điểm đánh lửa
Thời điểm đánh lửa:
50 -150 trước điểm chết trên ở tốc độ không tải
(Tay số ở số 0)
10. Tháo đồng hồ đo tốc độ động cơ và đèn xác
định góc đánh lửa sớm ra khỏi động cơ
Thông số kỹ thuật
Thời điểm đánh lửa Nối TE1 và E1
10o trước điểm chết trên ở chế
độ không tải
Thứ tự nổ 1-3-4-2
Dây cao áp Điện trở 25kΩ mỗi dây
Bu-gi (không có bộ xử
lý khí thải ba thành
phần.
Nên dùng ND
K16R-U11 BKR5EYA11
K20R-U BKR6EYA
Nên dùng NGK BKR5EYA11
Khe hở điện cực 1,1,mm
Bu-gi có bộ xử lý khí
thải ba thành phần.
Nên dùng ND K20R-U
Nên dùng NGK BKR6EYA
Khe hở điện cực 0,8mm
Bô bin
Điện trở cuộn sơ cấp (Lạnh)
1,11-1,75Ω
Điện trở cuộn sơ cấp (Nóng) 1,41-2,05 Ω
Điện trở cuộn thứ cấp (Lạnh) 9,0k Ω-15,7k Ω
Điện trở cuộn thứ cấp (Nóng)
11,8k Ω-14,4k Ω
Cuộn dây phát xung
Khe hở từ 0,2-0,4mm
Giá trị điện trở (Lạnh)
G(+)-G(-)
Ne(+)-Ne(-)
185-275 Ω
370-550 Ω
Giá trị điện trở (Nóng)
G(+)-G(-)
Ne(+)-Ne(-)
240-325 Ω
475-650 Ω
4.2 Thực hành bảo dưỡng, sửa chữa
Bài 4: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện thân xe
*. Mục tiêu của bài:
- Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa các mạch điện thân xe cơ bản
- Bảo dưỡng, sửa chữa được các mạch điện thân xe đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Chấp hành đúng trình tự, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô.
- Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận, tỷ mỉ trong quá trình luyện tập.
*. Nội dung của bài:
1. Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống chiếu sáng - tín hiệu
1.1. Hệ thống chiếu sáng trên ô tô
1.1.1. Bóng đèn
a. Bóng đèn đốt bằng dây tóc
Dây tóc vonfram được đốt nóng do điện áp và dòng điện để phát sáng trong môi trường chân
không, nhiệt độ vào khoảng 23000C
Vonfram: W
Là một nguyên tố kim loại nặng
Số nguyên tử: 74
Khối lượng nguyên tử: 2.85.
Màu xám trắng.
Nhiệt độ nóng chảy 34100C
Nếu nhiệt độ cao quá, rất dễ bay hơi và đứt dây tóc vì thế nên người ta
Bơm vào một khí trơ có áp suất thấp, Argon. Hoạt động với nhiệt độ cao hơn mà không bị
hỏng,hoặc đứt tóc.
Sau một khoảng thời gian, khoảng 10% kim loại dây tóc bóng đèn bay hơi và bám vào thành
bóng đèn làm cho bóng đèn mờ đi và tối
b. Bóng đèn halogen
Vì tuổi thọ ngắn như thế nên người ta nghiên cứu 1 loại công nghệ mới đó là
Bóng đèn vonfram halogen có tuổi thọ cao hơn và không bị đen sau một khoảng thời gian giống
như bóng đèn dây tóc loại cũ
Khí thông thường là Iod, trong 4 nguyên tố thuộc nhóm VIIA
“ Hal- và –gen có nghĩa là sự sinh ra muối. Chúng có hoạt tính cao và không thể tìm thấy chúng
ở trạng thái tự do trong tự nhiên.
Vỏ bóng đèn được làm từ thạch anh.
Vonfram kết hợp với halogen tạo nên halogen Halide. Dòng đối lưu sẽ làm cho Halide quay trở
về dây tóc bóng đèn.
Vỏ bóng đèn cũng có thể làm nhỏ hơn vì vậy cho phép tập trung ánh sáng tốt hơn.
c. Đèn Xenon
Bây giờ, đèn xenon được lắp đặt trên hệ thống chiếu sáng của xe như là tiêu chuẩn.
Hãng Hella đã cho ra đời các sản phẩm đèn xenon từ năm 1992, ở cả châu Âu và châu Mỹ, theo
công nghệ HID (High Intensity Discharge - sự phóng điện cường độ cao).
Hai bản cực điện được đặt trong khí trơ xenon, được bao bọc bằng bình thuỷ tinh thạch anh
Quá trình phóng điện diễn ra do có hiệu điện thế cao vượt ngưỡng đánh thủng (vào khoảng
25.000 V).
Tia lửa điện sinh ra kích thích các phân tử khí trơ xenon lên mức năng lượng cao, sau khi bị kích
thích các phân tử khí xenon sẽ giải phóng năng lượng để trở về trạng thái bình thường, bức xạ ra
ánh sáng theo định luật bức xạ điện từ.
Tuổi thọ của bóng đèn xenon gấp 10 lần so với đèn halogen, đèn halogen có thời gian sử dụng
trung bình 300-1.000 giờ, còn xenon là 3.000 giờ. Tiêu thụ bằng 1/3 năng lượng so với đèn
halogen (35W/55W). Cường độ sáng cao hơn gấp 2-3 lần
Công nghệ HID tăng tính an toàn khi lái xe trong ban đêm vì nó phát ra ánh sáng trắng - xanh rất
gần phổ với ánh sáng mặt trời, giúp người lái xe dễ dàng quan sát với hình ảnh rõ nét, sâu và
thật hơn.
Người lái xe cần phát hiện, xử lý trong khoảng 70m, với vận tốc 100 km/h, chỉ có khoảng 2,5
giây. Do đó, đèn pha xe ô tô có chùm sáng dài, tầm quan sát rộng.
Từ năm 1999, hệ thống đèn Bi-xenon được sử dụng, nó có thể sinh ra tia sáng cốt và pha từ
cùng một nguồn sáng.
Thuận lợi là tiêu thụ năng lượng ít hơn rõ rệt, tạo ra những khả năng mới cho các nhà thiết kế,
phát ra ánh sáng giống nhau cho cả pha và cốt.
Một cách đơn giản để có thể chuyển đổi thành đèn Bi-xenon là dùng một cơ cấu điều khiển điện
từ. Cơ cấu này di chuyển nguồn sáng từ bóng đèn xenon để tạo ra tia sáng pha và cốt mà không
có thời gian trễ trong chuyển đổi,cái này thường các bác hay gọi nó với cái tên thân yêu
là THỤT THÒ
Ngoài ra còn một số nhà sản xuất còn cho ra đời loại Bi-xenon với 2 tim đèn cho pha và cốt nằm
cạnh nhau để thay đổi độ xa gần của đèn pha và cốt
Loại này có nhược điểm là thời gian sáng khi thay đổi bị trễ đi 1 khoảng và phải dùng đến nhiều
gấp đôi bộ khuyếch đại điện áp nên giá thành luôn luôn cao
1.1.2. Gương phản chiếu (Choá đèn)
Chức năng của gương phản chiếu là định hướng lại các tia sáng, tạo ra sự phản xạ, đưa tia sáng
đi rất xa từ phía đầu xe.
Gương phản chiếu có hình dạng parabol, bề mặt được được đánh bóng và sơn lên một lớp vật
liệu phản xạ như bạc (hay nhôm).
Cách bố trí tim đèn được chia làm 3 loại: loại tim đèn đặt trước tiêu cự, loại tim đèn đặt ngay
tiêu cự và tim đèn đặt sau tiêu cự.
Đèn hệ tiêu chuẩn châu Âu
Dây tóc ánh sáng gần bố trí phía trước tiêu cự, hơi cao hơn trục quang học và song song trục
quang học.
Bên dưới có miếng phản chiếu nhỏ ngăn không cho các chùm ánh sáng phản chiếu.
Đèn hệ tiêu chuẩn Mỹ
Hai dây tóc có hình dạng giống nhau và bố trí ngay tại tiêu cự của chóa
Dây tóc ánh sáng xa được đặt tại tiêu điểm của chóa, dây tóc ánh sáng gần nằm lệch phía trên
mặt phẳng trục quang học.
Hệ thống điều chỉnh choá đèn
Nguyên tắc hoạt động của hệ thống điều khiển choá đèn rất đơn giản, vị trí của tia sáng phải
được thay đổi phụ thuộc vào tải trọng của xe.
Một hệ thống điều khiển tự động có thể hoạt động nhờ các cảm biến vị trí đặt trên hệ thống treo
1.1.3. Công tác đèn tổ hợp
Điều khiển đèn pha cốt : Việc bật hoặc tắt đèn pha, cốt đựợc thực hiện bằng
cách xoay núm điều khiển ở đầu công tắc. Núm điều khiển có ba nấc:
+ Nấc “1” OFF: Tất cả các loại đèn đều tắt;
+ Nấc “2” Lo: Bật sáng đèn cốt (đèn chiếu gần), các đèn khác (đèn kích thước,đèn hậu, đèn
chiếu sáng bảng đồng hồ, v.v. . . );
+ Nấc “3” Hi: Bật sáng đèn pha (đèn chiếu xa) và những đèn phụ nêu trên.
+ Nấc “4” Auto: Bật chế độ đèn tự động (đèn tự động sáng nếu cảm biến cường độ ánh sáng
cảm nhận được đến ngưỡng phải bật đèn).
1.1.4. mạch đèn hậu
1.1.4. mạch đèn pha, cốt có rơ le
Khi bật công tác điều khiển đèn về vị trí FLASH thì rơ le đèn pha bật đèn pha chiếu xa sang
* Mạch đèn pha, cốt có re le pha và rơ le đèn cốt
*Sơ đồ mạch điện hệ thống chiếu sang ban đêm
- Khi bật công tắc tổng ở vị trí TAIL:
Dòng điện đi qua cuộn dây rơ le đèn hậu:(+)ắc quy → cầu chì AM1 → cuộn dây rơ le đèn hậu→
(chân A2 qua tiếp điểm → A11) của công tắc tổng → mát → (-)ắc quy.
Làm cho tiếp điểm của rơ le đóng dẫn đến có dòng điện đến các đèn như sau:
(+)ắc quy → qua tiếp điểm của rơ le đèn kích thước → cầu chì (Fuse Tail)→ đến các đèn kích
thước (trước, sau), soi sáng bảng tap-lô, đèn soi biển số → mát → (-)ắc quy.
- Khi công tắc tổng ở vị trí HEAD:
Lúc này chân A2 vẫn nối với A11, đồng thời chân A13 nối với chân A11. Do đó các đèn thuộc rơ
le đèn kích thước vẫn sáng và có dòng điện đi qua cuộn dây của rơ le đèn pha cốt làm tiếp điểm của rơ
le đèn pha cốt đóng. Dòng điện đó đi như sau:
(+)ắc quy → cầu chì AM1 → cuộn dây rơ le đèn pha cốt → A13 → A11 → mát→ (-) ắc quy.
+ Nếu công tắc pha cốt ở vị trí chiếu gần (LOW): thì chân A3 được nối với chân A9 (mát), hai
đèn cốt sẽ sáng. Dòng điện qua bóng cốt đi như sau:
(+)ắc quy → tiếp điểm rơ le đèn pha cốt → cầu chì 15A HEAD (LH) và cầu chì 15A HEAD (RH)
→ 2 sợi tóc bóng đèn cốt bên trái và bên phải → (chân A3 và A9) của công tắc đèn pha cốt → mát →
(-)ắcquy.
+ Nếu công tắc pha cốt ở vị trí chiếu xa (HIGH):Thì chân A12 được nối với chân A9 (mát), hai
đèn pha sẽ sáng. Dòng điện qua bóng pha đi nhưsau:
(+)ắc quy → tiếp điểm rơ le đèn pha cốt → cầu chì 15A HEAD (LH) và cầuchì 15A HEAD (RH)
→ 2 sợi tóc bóng đèn pha bên trái và bên phải → (chân A12 và A9) của công tắc đèn pha cốt → mát
→ (-)ắc quy.
Đồng thời có dòng điện chạy qua đèn báo pha. Dòng điện đó đi như sau:
(+)ắc quy → tiếp điểm rơ le đèn pha cốt → cầu chì 15A HEAD (LH) và cầu chì 15A HEAD (RH)
→ 2 sợi tóc bóng đèn pha bên trái và bên phải → đèn báo pha → mát → (-) ắcquy.
- Khi công tắc pha cốt ở vị trí Flash (xin nhường đường):
Lúc này chân A14 được nối với chân A9 dẫn đến có dòng điện đi qua cuộn dây rơ le đèn pha cốt,
làm tiếp điểm rơ le đèn pha cốt đóng lại. Dòng điện đó đi nhưsau:
(+)ắc quy → cuộn dây rơ le đèn pha cốt → (chân A14 → chân A9) công tắc đèn pha cốt → mát →
(-)ắc quy.
Khi tiếp điểm của rơ le đóng thì hai bóng đèn pha sẽ sáng, báo hiệu cho các phương tiện giao thông
khác biết tín hiệu xin nhường đường của mình
1.5. Mạch điện hệ đèn sương mù
1.2. Hệ thống tín hiêu
1.2.1. Mạch còi
1.2.2. Mạch đèn lùi, nhạc chuông
1.2.3. Mạch đèn báo rẽ báo nguy hiểm
* Các bộ phận chính
* Sơ đồ mạch điện và nguyên lý
Khi bật công tắc máy dòng điện từ ắc quy đến tiếp điểm và đến tụ điện qua cuộn L2 nạp cho tụ, tụ được
nạp đầy.
Khi công tắc báo rẽ bật sang phải hoặc sang tráidòng điện từ ắc quy đến tiếp điểm, qua cuộn L1 đến
công tắc báo rẽ sau đó đến các đèn báo rẽ. Khi dòng điện dòng điện chạy qua cuộn L1, ngay thời điểm đó
trên cuộn L1 sinh ra một từ trường làm tiếp điểm mở
Khi tiếp điểm mởtụ điện bắt đầu phóng điện vào cuộn L2 vào L1, đến khi tụ phóng hết điện, từ trường
sinh ra trên hai cuộn giữ tiếp điểm mở. Dòng điện phóng ra từ tụ điện và dòng điện từ accu (chạy qua điện
trở) đến các bóng đèn báo rẽ, nhưng do dòng điện quá nhỏ đèn không sáng
Khi tụ phóng hết điệntiếp điểm lại đóng cho phép dòng điện tiếp tục chạy từ accu qua tiếp điểm
đến cuộn L1 rồi đến các đèn báo rẽ làm chúng sáng. Cùng lúc đó dòng điện chạy qua cuộn L2 để nạp
cho tụ. Do hướng dòng điện qua L1 và L2 ngược nhau, nên từ trường sinh ra trên hai cuộn khử lẫn
nhau và giữ cho tiếp điểm đóng đến khi tụ nạp đầy. Vì vậy, đèn vẫn sáng.
Khi tụ được nạp đầy, dòng điện ngưng chạy trong cuộn L2 và từ trường sinh ra trong L1 lại làm
tiếp điểm tiếp tục mở, đèn tắt. Chu trình trên lạp lại liên tục làm các đèn báo rẽ nháy ở một tần số nhất
định
* Mạch đèn báo rẽ, báo nguy hiểm dùng bọ tạo nháy điện tử
* Mạch đèn báo rẽ, báo nguy hiểm xe Toyota
3.3.Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra
2. Hệ thống thông tin.
2.1. Cấu tạo của một số bộ phận trong hệ thống.
Hệ thống thông tin trên xe bao gồm các bảng đồng hồ (tableau), màn hình và các đèn báo giúp tài xế
và người sửa chữa biết được thông tin về tình trạng hoạt động của các hệ thống chính trong xe.
Thông tin có thể truyền đến tài xế qua 2 dạng: tương tự (tableau kim) và số (tableau hiện số).
Trên một số loại xe người ta cũng dùng tiếng nói để truyền thông tin đến tài xế.
Đồng hồ nhiên liệu
Hầu hết các tài xế khi bước lên xe đều cần quan sát đồng hồ nhiên liệu, đồng hồ này sẽ báo cho
bạn biết xe còn bao nhiêu nhiên liệu giúp bạn tính toán chính xác có cần phải bổ sung thêm nhiên liệu
cho quá trình di chuyển hay không.
Trên đồng hồ nhiên liệu còn có một biểu tượng gọi là biểu tượng cảnh báo nhiên liệu.Biểu tượng
này sẽ báo khi nhiên liệu sắp hết hoặc khi cảm biến nhiên liệu gặp vấn đề.
Đồng hồ đo tốc độ
Đồng hồ này sẽ báo tốc độ bạn đang di chuyển là bao nhiêu, giúp bạn kiểm soát tốc độ của xe.
Đồng hồ đo quãng đường
Trên đồng hồ này sẽ báo tổng số quãng đường bạn đã di chuyển từ khi xe hoạt động. Căn cứ vào
số km bạn đã di chuyển để có thể đưa ra lịch bảo dưỡng cho xe.
Đèn báo rẽ
Trong quá trình bạn đang rẽ, bật đèn xi nhan thì đèn báo sẽ sáng về bên bạn đang bật đèn xi
nhan
Đồng hồ đo vòng tua máy
Đồng hồ này sẽ báo tốc độ vòng tua máy tại thời điểm di chuyển.
Đồng hồ đo nhiệt độ
Nhiệt độ của nước làm mát động cơ sẽ được hiển trị trên đồng hồ này.Nếu nhiệt độ vượt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_cong_nghe_o_to_luu_hanh_noi_bo.pdf