Giáo trình Cơ sở thiết kế nhà máy

1CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ MÁY Phần I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN I. Nhiệm vụ và phân loại thiết kế: -Công tác thiết kế có tác dụng quyết định đến chất lượng công trình, đến quá trình thi công xây dựng, quá trình phục vụ công trình, tuổi thọ và hiệu quả -Nắm vững các yêu cầu cơ bản và tổng hợp về công tác thiết kế, kiến thức công nghệ, kỹ thuật xây dựng, thi công, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp -Nắm vững và bám sát nhiệm vụ thiết kế 1. Nhiệm vụ thiết kế: Xuất phát từ những đòi hỏi của sự ph

pdf30 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Cơ sở thiết kế nhà máy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át triển nền kinh tế và từnhững cải tiến công nghệ, bao gồm các nôi dung sau: -Lý do hoặc cơ sở thiết kế -Địa phương và địa điểm xây dựng -Năng suất và mặt hàng sản xuất -Nguồn cung cấp nguyên liệu, điện, nước, NL -Nội dung cụ thể -Thời gian và các giai đoạn thiết kế 2Phần I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2. Phân loại: 3 loại thiết kế sau: -Thiết kế mở rộng và sữa chữa: mở rộng năng suất, cải tạo, tăng hoặc thay đổi cơ cấu, tỷ lệ sản phẩm: Thu thập số liệu tại chỗ, tôn trọng, tận dụng những công trình sẵn có của thiết kế và cơ sở cũ -Thiết kế mới: Dựa trên dự kiến và yêu cầu cụ thể của địa phương hoặc khu vực: yêu cầu phải đáp ứng tối đa những điều kiện của địa phương: khí hậu, đất đai, giao thông vận tải, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, điện nước, nhân lực -Thiết kế mẫu (thiết kế định hình): Dựa trên các điều kiện, giả thiết chung nhất: có thể xây dựng ở bất kỳ địa điểm nào: Bản thiết kế được sử dụng nhiều lần: bảo toàn phần cơ bản, chỉ thay đổi những phần cần thiết cho phù hợp với địa điểm xây dựng: điện, nước, nguyên, nhiên liệu, nền móng II. Các giai đoạn thiết kế: 1. Khảo sát kỹ thuật: a. Khảo sát cơ sở kinh tế b. Khảo sát cơ sở kỹ thuật: Bản vẽ bình đồ chung toàn khu vực, hệ thống giao thông, bố trị mạng đường ống cấp thoát nước, cung cấp điện, các số liệu về khoan dò địa chất, các số liệu về nguồn nước, không khí, tình hình nguyên, vật liệu, nhân lực 3Phần I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN II. Các giai đoạn thiết kế: 1. Khảo sát kỹ thuật: a. Khảo sát cơ sở kinh tế b. Khảo sát cơ sở kỹ thuật: Bản vẽ bình đồ chung toàn khu vực, hệ thống giao thông, bố trị mạng đường ống cấp thoát nước, cung cấp điện, các số liệu về khoan dò địa chất, các số liệu về nguồn nước, không khí, tình hình nguyên, vật liệu, nhân lực 2. Thiết kế kỹ thuật: a. Thiết kế sơ bộ: Nhằm trình các cơ quan quản lý, xin giấy phép b. Thiết kế kỹ thuật (chính thức): Tổng quát và các bản vẽ chi tiết -Phần kỹ thuật: Chọn sơ đồ công nghệ, tính và chọn thiết bị, bố trí mặt bằng phân xưởng, tổng mặt bằng nhà máy, tính năng lượng, điện, nước, nhiên liệu, xây dựng và vệ sinh xí nghiệp, hạch toán kinh tế -Lập bản vẽ: xây dựng, chi tiết kết cấu, bản vẽ lắp ráp 4Phần I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN III. Yêu cầu của một hồ sơ thiết kế: 1. Hình thức: -Rõ ràng, chính xác nhằm thuận lợi cho việc sửdụng về sau. -Các đơn vị, ký hiệu phải tuân theo các quy chuẩn hay các quy ước và nhất quán -Thuyết minh ngắn gọn, rõ ràng, cho phép minh họa bằng các đồ thị, biểu đồ, -Khổ giấy đúng quy định: A0, A1. Trong trường hợp cần các bản vẽ lớn: tăng một chiều của giấy lên gấp 2-2.5 lần và giữ nguyên chiều còn lại. -Tỷ lệ hình vẽ: Tăng: 2/1; 5/1; 10/1 Giảm: ½; ½.5; 1/5; 1/10; 1/20; 1/25; 1/50; 1/100; 1/200; 1/500; 1/1000 Có thể dùng các tỷ lệ: ¼; 1/15; 1/40; 1/75 - Ký hiệu vật liệu: 5Phần I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN III. Yêu cầu của một hồ sơ thiết kế: 2. Bố cục bản thuyết minh: - Nhiệm vụ thiết kế - Mục lục - Mở đầu - Lập luận chứng kinh tế kỹ thuật - Kiến trúc và xây dựng - Tự động hóa - Tính kinh tế - An toàn lao đồng và phòng chống cháy nổ - Vệ sinh xí nghiệp, kiểm tra sản xuất, xử lý và kiểm soát ô nhiễm - Phụ lục - Kết luận - Tài liệu tham khảo 6Phần II. LẬP LUẬN CHỨNG KINH TẾ KỸ THUẬT Mang tính thuyết phục và quyết định sự sống còn của nhà máy: Số liệu chính xác I. Đặc điểm thiên nhiên: - Gần nguồn cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm - Đặc điểm mặt bằng, cấu tạo địa chất -Hướng gió: quyết định đến tổng mặt bằng nhà máy, hướng nhà, che gió, - Các số liệu về khí tượng, thủy văn: T, độ ẩm, mực nước ngầm, độ bức xạ mặt trời (kết quả thống kê của khoảng 30 năm) II. Vùng nguyên liệu: - Vùng nguyên liệu ổn định, khả năng cung cấp nguyên liệu của địa phương III. Khả năng liên kết, hợp tác hóa: - Giảm thời gian xây dựng, giảm vốn đầu tư và hạ giá thành sản phẩm IV. Nguồn cung cấp điện: - Xác định nguồn cung cấp điện - Đặt trạm biến thế và máy phát điện dự phòng 7Phần II. LẬP LUẬN CHỨNG KINH TẾ KỸ THUẬT V. Nguồn cung cấp hơi nước, khí nén VI. Nhiên liệu VII. Nguồn cung cấp nước và xử lý nước thải -Một số chỉ tiêu xác định chất lượng nước: chỉ số coli, độ cứng, T, BOD, COD, DO -Nguồn cung cấp nước chính và phụ: phương pháp khai thác nước: tính toán đường ống, áp lực nước, chiều sâu giếng khoan, năng suất bơm, chiều cao và vị trí đặt bơm - Xử lý nước: Lắng, lọc, khử trùng, làm mềm nước bằng phương pháp hóa học hoặc trao đổi ion VIII. Thoát nước: - Tránh để ứ đọng nước và nước thải trong nhà máy - Xác định độ bẩn của nước thải - Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 8Phần II. LẬP LUẬN CHỨNG KINH TẾ KỸ THUẬT IX. Giao thông vận tải: - Xây dựng nhà máy và vận hành nhà máy - Tận dụng các khả năng giao thông thủy bộ bên ngoài nhà máy: cầu nối để cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm - Đường thủy, đường sắt, đường bộ X. Năng suất nhà máy: - Xác định năng suất hợp lý cho nhà máy dựa vào khả năng cung cấp nguyên vật liệu, yêu cầu tiêu thụ - Năng suất nhà máy là số sản phẩm nhiều nhất mà cácphân xưởng của một nhà máy có thể sản xuất ra trong một đơn vị thời gian (ca, ngày hay năm) XI. Cung cấp nhân công: - Xác định được số lượng công nhân, trình độ chuyên môn và cường độ lao động - Nguồn tuyển dụng 9Phần III. THIẾT KẾ KỸ THUẬT Phải có đầy đủ số liệu ban đầu và lập luận vững chắc và rõ ràng trong phần lập luận chứng kinh tế kỹ thuật I. Chọn sơ đồ sản xuất (quy trình công nghệ): 1. Các bước tiến hành: -Nghiên cứu tài liệu chuyên ngành về quy trình sản xuất của loại sản phẩm của nhà máy: ý nghĩa và mục đích từng công đoạn trên dây chuyền sản xuất, cần liên hệ với các sản phẩm khác có quy trình tuaoang tự -Nghiên cứu, phân tích các ưu khuyết điểm các quy trình công nghệ và lựa chọn sơ đồ công nghệ thích hợp nhất 2. Các yêu cầu: -Sử dụng nguyên liệu ở mức tối đa, hợp lý, tiết kiệm, rẻ tiền -Chất lượng sản phẩm thỏa mản các tiêu chuẩn yêu cầu -Phế liệu được sử dung hoặc tái sử dụng hợp lý nhất -Khả năng cơ giới hóa và tự động hóa cao 10 Phần III. THIẾT KẾ KỸ THUẬT 3. Chú ý: -Thuyết minh ngắn gọn, rõ ràng, dùng “mệnh lệnh cách” không giải thích chi tiết dài dòng -Sơ đồ công nghệ được viết thành dạng liên tục II. Tính cân bằng vật vật liệu: -Mục đích: Chọn và tính thiết bị phù hợp, tính toán hiệu suất làm việc cũng như giá thành sản phẩm, lập kế hoạch sản xuất chính xác -Các bước tiến hành: - Sơ đồ nhập nguyên liệu - Biểu đồ sản xuất: Nêu rõ số ca làm việc trong một ngày, số tháng sản xuất trong năm, thời gian nghỉ, sữa chữa, đại tu thiết bị, phân xưởng - Chương trình sản xuất: đề ra số lượng sản phẩm mà dây chuyền phải sản xuất ra trong từng tháng và trong cả năm cho từng loại dựa trên nhiệm vụ thiết kế và kết hợp với biểu đồ sản xuất - Lập bảng nhu cầu nguyên vật liệu: để có được những dự trù về nguyên liệu cho sản xuất, yêu cầu về số lượng, kho bãi, phương tiện vận chuyển - Lập bảng số lượng bán thành phẩm - Tính tiêu chuẩn chi phí nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm 11 Phần III. THIẾT KẾ KỸ THUẬT III. Biểu đồ quá trình kỹ thuật: Biểu đồ quá trình kỹ thuật nêu lên thời gian bắt đầu và kết thúc làm việc trên mỗi công đoạn trong phạm vi 1 ca hay một chu kỳ: Xác định giờ bắt đầu hay kết thúc làm việc của công nhân và thiết bị trên mỗi quy trình, các tiêu hao về điện, nước, hơi, lạnh Thời gian giữa hai giai đoạn liên tục phụ thuộc vào tính chất của từng công đoạn IV. Xác định các chỉ tiêu và những yêu cầu khác: Đây cũng là một trong những cơ sở để tính toán và lựa chọn thiết bị 1. Năng suất lao động: Năng suất lao động của công nhân trên từng công đoạn + năng suất của dây chuyền sản xuất: số lượng công nhân toàn nhà máy 2. Phương pháp lao động: Tổ chức lao động của nhà máy: năng suất lao động của nhà máy tính theo tổ hay từng cá nhân hoặc công nhật. 3. Thông số kỹ thuật: thời gian, T, P, độ chân không, độ ẩm,: tính và chọn thiết bị 4. Xây dựng: Bố trí dây chuyền sản xuất và yêu cầu kỹ thuật - Nhà một tầng hay nhiều tầng - Cấu trúc và trang thiết bị - Cấu trúc nền, móng, tường, trần 12 Phần III. THIẾT KẾ KỸ THUẬT V. Chọn và tính toán thiết bị: 1. Chọn thiết bị: Xuất phát từ những yêu cầu kỹ thuật. Nguyên tắc: - Bảo đảm chất lượng sản phẩm, tiêu hao nguyên liệu thấp nhất - Thiết bị phổ biến trong nước cũng như ngoài nước - Thiết bị làm việc liên tục, cấu tạo đơn giản, dễ vận hành, sữa chữa, bảo trì dễ dàng, kích thước gọn, năng suất cao và tiêu hao năng luợng nhỏ. - Khi chọn thiết bị phải ghi đầy đủ các đặc tính kỹ thuật sau: Năng suất thiết bị Kích thước thiết bị: ấn địch chiều cao và diện tích phân xưởng Trọng lượng thiết bị: di chuyển và thiết kế nền móng Nơi sản xuất và nhãn hiệu máy 2. Tính toán thiết bị: - Số lượng thiết bị làm việc liên tục: M Nn = V TNn × ×= 60 -Số lượng thiết bị làm việc gián đoạn: - Nếu n tính ra số lẻ, ta làm tròn số và cộng thêm 1 – 2 thiết bị để dự trữ 13 Phần III. THIẾT KẾ KỸ THUẬT VI. Tính năng lượng: A. Tính lượng hơi nước bão hòa: - Truyền nhiệt (hệ số truyền nhiệt cao, vận chuyển và ngưng tụ dễ dàng) 1. Xây dựng biểu đồ tiêu thụ hơi (thường được thiết lập cho ½ hoặc 1 ca sản xuất) - Chia làm hai dạng tiêu thụ hơi nước: tiêu thụ cố định, tiêu thụ gián đoạn - Xác định lượng hơi tiêu thụ tổng cho từng thời điểm + 10% tiêu thụ riêng cho nồi hơi và 0.5kg/1 công nhân (dùng sinh hoạt) - Chọn trục tọa độ vuông góc với trục hoành là thời gian và trục tung là cường độ tiêu thụ hơi (kg/h) - Xác định đường hơi tiêu thụ trung bình nhưng không nhỏ hơn 25% lương hơi tiêu thụ cực đại - Sắp xếp thời gian làm việc sao cho đường biễu diễn tiêu thụ hơi thực tế ít lên xuống đột ngột nhất 2. Chọn nồi hơi: - Dựa vào kết quả vừa tìm thấy trên biểu đồ - Chọn nồi hơi có thể năng suất bằng nhau hoặc khác nhau bảo đảm yêu cầu hơi thay đổi và có thể ngừng làm việc từng nồi 14 Phần III. THIẾT KẾ KỸ THUẬT VI. Tính năng lượng: A. Tính lượng hơi nước bão hòa: 3. Tính nhiên liệu: - Nhiên liệu có thể sử dụng: than đá, dầu đốt, khí thiên nhiên - Lượng nhiên liệu yêu cầu cho nồi hơi được tính: Với n (60-90%) hệ số tác dụng hữu ích của nồi hơi [%] ( ) ( )hkg nQ iiDG p nh /100×× −×= Một vài số liệu kinh nghiệm: Qp = 7000 Kcal/kg 1 tấn FO thu được 9 – 13 tấn hơi 1 tấn than đá: 5 – 9 tấn hơi 1 m3 khí C2-: 9 – 10 kg hơi 15 Phần III. THIẾT KẾ KỸ THUẬT VI. Tính năng lượng: B. Tính điện năng: Điện động lực và thắp sáng và sinh hoạt: Điện năng tiêu thụ hằng năm, tính và chọn máy biến áp, nâng cao hệ số công suất Cos(ϕ) 1. Tính công suất điện động lực (Pđl) - Phụ tải điện động lực chiếm khoảng 90-95% lượng điện tiêu thụ của nhà máy - Lập bảng tiêu thụ điện động lực: Tổng công suất [kW] Số lượng động cơ Công suất định mức [kW] Điện áp định mức [V] Kiểu động cơ Loại phụ tảiNo 16 Phần III. THIẾT KẾ KỸ THUẬT VI. Tính năng lượng: B. Tính điện năng: 2. Tính công suất điện thắp sáng (Pts) - Yêu cầu về chiếu sáng: Chất lượng độ rọi và hiệu quả chiếu sáng, chất lượng quang thông, màu sắc áng sáng và phương pháp phối quang, độ sáng tối thiểu (Emin) và phân bố đồng đều. - Tính Pcs bằng phương pháp tính theo hệ số sử dụng quang thông hay phương pháp chiếu sáng riêng (1m2 nhà cần công suất chiếu sáng riêng là p (W/m2): số bóng đèn và công suất chiếu sáng thực tế) 3. Tính điện năng tiêu thụ hằng năm: a. Điện năng cho thắp sáng (Acs): Acs= Pcs×T Với T = k1×k2×k3 k1: thời gian thắp sáng trong ngày, k2: số ngày làm việc trong tháng, k3: số tháng làm việc trong năm b. Điện năng cho động lực (Adl): Adl=Kc×Pdl×T Với Kc: hệ số cần dùng:0.6-0.7 c. Điện năng tiêu thụ hàng năm (A): A=Adl+Acs 17 Phần III. THIẾT KẾ KỸ THUẬT VI. Tính năng lượng: B. Tính điện năng: 4. Xác định phụ tải tính toán Ý nghĩa: Một nhà máy có nhiều máy công tác và công suất của động cơ là công suất đặt và các máy móc thường không hoạt động ở chế dộ định mức và các động cơ it làm việc đồng thời, do đó phụ tải động lực được tính: Ptt1 = Kdl1×Pdl [kW], trong đó Kdl1: hệ số cần dùng (0.5 – 0.6) Phụ tải chiếu sáng: Ptt2 = Kdl2×Pcs [kW], trong đó Kdl2: hệ số không đồng bộ các đèn (0.9) Công suất tác dụng tính toán mà nhà máy nhận từ thứ cấp của trạm biến áp sẽ là: Ptt = Ptt1 + Ptt2 [kW] 18 Phần III. THIẾT KẾ KỸ THUẬT VI. Tính năng lượng: B. Tính điện năng: 5. Chọn máy biến áp: -Tính công suất phản kháng: Qtt Chỉ tính cho phần động lực (bỏ qua phần chiếu sáng): Qtt = Ptt1×tgϕ1 Trong đó ϕ1: góc của hệ số công suất cosϕ1 -Tính dung lượng bù: Qb Nâng cao cosϕ: gọi cosϕ2 là hệ số công suất đã nâng lên. Lúc đó dung lượng bù được tính: Qb = Ptt1×(tgϕ1 - tgϕ2) [kVA] -Xác định số tụ điện: n n = Qb/q với q: công suất của tụ điện Hệ số công suất : -Chọn máy biến áp: Công suất của máy biến áp [ ]kVAPP tt tt chon ϕcos=( )221 1cos qnQP P tttt tt tt ×−+ =ϕ 19 Phần III. THIẾT KẾ KỸ THUẬT VI. Tính năng lượng: C. Tính toán hệ thống làm lạnh: Chi phí lạnh bao gồm: Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 [Kcal/h] Q1: Chi phí lạnh do tổn thất qua tường, vách, nền, trần Q2: Chi phí lạnh trong quá trình công nghệ Q3: Chi phí lạnh do thông gió Q4: Chi phí lạnh mất mát do thao tác Q1 = Q1a + Q1b (tổn thất nhiết qua tường và do bức xạ) Q1a = K*F*∆t Nhiệt độ ngoài trời: tn = ttb + 0.25*tmax Q1b = K*Fbx* ∆tbx 1 75.0 α aItbx ××=∆ 0.75 hệ số hấp thụ bức xạ, I: cường độ bức xạ mùa hè, a: hệ số hấp thụ bức xạ trên bề mặt vật liệu, α1: hệ số cấp nhiệt bên ngoài. 20 Phần III. THIẾT KẾ KỸ THUẬT VI. Tính năng lượng: C. Các tính toán khác: Tính toán hệ thống lạnh, khí nén VII. Tính toán nước cấp: A. Nước cấp cho các thiết bị: -Nước làm mát thiết bị (tra trong catalogue hay tài lièu hướng dẫn sử dụng) -Nước dùng cho thiết bị ngưng tụ: ( ) 100012 ×−×= nn nt n ttC QG B. Nước cấp cho sinh hoạt: -Nước dùng cho nhà ăn tập thể: 30l/người/ngày -Nước tắm, vệ sinh 40l/người/ngày -Nước tưới đường, cây xanh 1,5 - 4l/m2/ngày -Nước rửa xe 300-500l/xe/ngày -Nước chữa cháy: nhà có V25000m3 2cột chữa cháy Định mức: 2,5l/s với thời gian chữa cháy 3h 21 Phần IV. PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT I. Sắp xếp các thiết bị trong phân xưởng: 1. Yêu cầu: sau khi tính toán và lựa chọn thiết bị, ta tiến hành bố trí các thiết bị đó vào phân xưởng sản xuất bảo đảm các yêu cầu sau: - Phù hợp với yêu cầu và hợp lý các giai đoạn trong sản xuất của nhà máy - Đảm bảo việc đi lại, thao tác dễ dàng - Vận chuyển thuận tiện 2. Các bước tiến hành a. Lập bảng tổng kết về thiết bị Kính thướcTrọng lượngĐặc tínhSố lượngThiết bịNo b. Lập sơ đồ bố trí chung toàn bộ nhà máy, không cần kích thước, trên sơ đồ có dự kiến vị trí các phân xưởng và công trình: Bố trí đường giao thông và cửa ra vào c. Sắp xếp các thiết bị trong phân xưởng: cắt giấy các thiết bị theo tỷ lệ 1/100 hoặc 1/50 rồi sắp xếp trên giấy kẻ ly 22 Phần IV. PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT I. Sắp xếp các thiết bị trong phân xưởng: 2. Các bước tiến hành d. Sau khi bố trí hợp lý các thiết bị: quyết định kích thước và hình thức của nhà xưởng: tường, cửa, chọn module nhà: khẩu độ (bội số của 3 m hoặc 6m) và bước cột tiêu chuẩn (6, 12m), chiều cao nhà (bội số của 0,6m, 3m tối thiểu) Liên nhệ giữa các thiết bị: băng tải, máng hứng, cầu thang Việc chọn kích thước (module) và kiểu nhà một tầng hay nhiều tầng phải chú ý đến mối liên hệ với dây chuyền sản xuất và yêu cầu công nghệ đòi hỏi II. Những nguyên tắc bố trí thiết bị Bố trí thiết bị là một trong những giai đoạn quan trọng của quá trình thiết kế: Kinh nghiệm thực tế, kiến thức lý thuyết, sáng tạo và các nguyên tắc sau: •Các thiết bị phải đặt theo thứ tự và liên tục thành một dây chuyền: rút ngắn quảng đường và thời gian vận chuyển •Các thiết bị có thể sắp xếp ngang hàng hoặc có thể xếp chồng lên nhau để tiết kiệm diện tích, tiết kiệm bơm, vừa phải bảo đảm chất lượng sản phẩm cao •Dây chuyền sản xuất phải đi theo chiều liên tục •Sử dụng triệt để diện tích ngôi nhà 23 Phần IV. PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT Các hướng đi đúng của dây chuyền biểu diễn: b. Đối với dây chuyền sản xuất quá dàia. Đối với dây chuyền sản xuất thông thường c. Đối với dây chuyền sản xuất sử dụng nhiều bán sản phẩm khác nhau c. Năng suất máy sau nhỏ Các hướng đi sai của dây chuyền cần tránh: b. Sản phẩm sau khi gia công lại quay về chổ cũ a. Sản phẩm quanh quẩn, ở cùng 1 khu vực có nhiều quá trình 24 Phần IV. PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT II. Những nguyên tắc bố trí thiết bị 5. Các thiết bị lớn nên đặt bên trong phân xưởng, không che chắn cửa sổ và cửa ra vào 6. Bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động: -Tường che chắn các phòng có thiết bị nhiệt, áp suất hơi nước lớn phải cao trên 1.8m - Khoảng cách giữa máy và tường - Khoảng cách trống giữa hai dãy máy phai > 1.8m - Giàn thao tác có mặt sàn rộng 1.5–2m, chiều rộng thang > 0.7m, chiều cao sàn >2m - Các thiết bị ngầm phải có nắp đậy kín hoặc có thành cao hơn nền nhà 0.8m - Các đường ray tời điện phải cao trên 4m 7. Các điều kiện bảo hiểm: - Phân xưởng dài phải làm cửa phụ để thoát hiểm - Các thiết bị áp lực hoặc chân không phải cách nhau > 0.8m - Các đường ống dẫn phải sơn đúng màu quy định - Các thiết bị áp lực và chân không phải có áp kế và van an toàn 25 Phần IV. PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT III. Sơ đồ bố trí phân xưởng: Sau khi có sơ đồ bố trí thiết bị trong phân xưởng, tiến hành các bản vẽ: - Bố trí mặt bằng các tầng nhà - Các mặt cắt dọc theo từng dây chuyền sản xuất - Mặt cắt ngang tại các vị trí quan trọng Tỷ lệ các bản vẽ thường dùng M 1:50, M 1:100, có thể M 1:200. Những chi tiết kết cấu (mái nhà, nền, móng tường, móng cột, cửa, đường ray) sử dụng M 1:50. Số lượng mặt cắt bảo đảm sao cho mỗi thiết bị được biểu diễn 1 lần Chú ý: -Không được bỏ sót bất kỳ một thiết bị nào -Các thiết bị có tính chất di động (xe đẩy, xe máy) không biễu diễn trên mặt bằng -Vẽ theo tỷ lệ thu nhỏ lớn cho phép vẽ các thiết bị theo sơ đồ ký hiệu -Các mặt cắt phải đủ để giới thiệu hết các dây chuyền và kết cấu nhưng tránh nhắc lại nhiều lần, các kết cấu giống nhau chỉ cần biểu diễn một lần -Ghi chú trong bản vẽ: Kích thước phân xưởng, bước cột, chiều cao và chiều rộng mỗi tầng nhà, kích thước và kết cấu các lớp nền nhà, mái, móng tường, chân cộtvà kích thước xếp đặt thiết bị, không cần thiết phải ghi kích thước thiết bị 26 Phần V. TỔNG MẶT BẰNG NHÀ MÁY I. GiớI thiệu chung: TMBNM là một trong những phần quan trọng của bản thiết kế: giải quyết tất cả các vấn đề về bố trí mặt bằng xí nghiệp: mỹ quan, hiệu quả kinh tế và chất lưởng sản phẩm 1. Các bước tiến hành - Sau khi bố trí xong phân xưởng chính, tiếp tục tính toán các kích thước các công trình phụ khác - Lập bảng tổng kết về xây dựng: Ghi chúDiện tích (m2)Kích thướcHạng mụcNo - Sau khi xác định tổng diện tích xây dựng Fxd, tính diện tích khu đất Fkd: Fkd= Fxd/Kxd Với Kxd = 30 – 40% -Ngoài ra để đánh giá TMBNM người ta còn sử dụng hệ số sử dụng Ksd = Fsd/Fkd Với Fsd = Fxd + Fhè rãnh + Fgiao thông + Fhành lang + Fkho bãi lộ thiên + 27 Phần V. TỔNG MẶT BẰNG NHÀ MÁY I. Giới thiệu chung: 1. Chú ý: -Cố gắng giảm Fxd -Lãnh thổ nhà máy nên xây dựng có giới hạn, không tràn lan -Đảm bảo đường đi thuận tiện và ngắn nhất -Vấn đề cây xanh nhằm cải tạo vi khí hậu trong khu vực nhà máy -Biết được hoa gió, hướng gió chủ đạo để bố trí hợp lý các công trình, tránh hơi độc, bụi Tấn xuất hướng gió (tính theo %) biểu diễn theo hướng mũi tên: 1mm = 2% 28 Phần V. TỔNG MẶT BẰNG NHÀ MÁY II. Cơ cấu của nhà máy: Tùy theo năng suất của nhà máy mà xác định thành phần của nó: - Nhà máy trung bình và lớn: nên có đầy đủ các phân xưởng phụ - Nhà máy nhỏ thì không cần tồn tại các phân xưởng phụ trong nhà máy Các thành phần chính của một nhà máy: - Phân xưởng sản xuất chính - Phân xưởng sản xuất phụ - Phân xưởng hổ trợ - Hệ thống nhà kho, nhà phục vụ sinh hoạt và các công trình khác III. Những yêu cầu khi bố trí tổng mặt bằng nhà máy: 1. Bảm đảm đường đi của dây chuyền công nghệ là ngắn nhất 2. Đảm bảo được sự hợp tác trong việc sử dụng nguyên liệu, phế liệu giữa các phân xưởng và giữa các nhà máy trong trong khu công nghiệp 3. Giải quyết tốt vấn đề giao thông nội bộ trong nhà máy 4. Đảo bảo phù hợp địa hình, địa chất ở khu vực nhà máy: - Các công trình bố trí song song với đường đồng mức - Các công trình cần độ cao thì bố trí ở khu đất cao và ngược lại - Tận dụng đến mức tối đa các công trình sẵn có của khu đất 29 Phần V. TỔNG MẶT BẰNG NHÀ MÁY III. Những yêu cầu khi bố trí tổng mặt bằng nhà máy: 5. Bảm đảm khoảng cách tối thiểu giữa các công trình để đáp ứng nhu cầu thông gió, chiếu sáng, phòng hỏa và vệ sinh công nghiệp. 2 21 HHK +≥ K H1 H2 Khoảng cách giữa hai phân xưởng trong quá trình sản xuất it sinh ra khói bụi là >= 15m Ngoài ra: >=25m 6. Đảm bảo tiết kiệm diện tích xây dựng 7. Bảo đảm khả năng mở rộng nhà máy: Để hẳn một khu đất trống hay khu đất mở rộng gắn liền với phân xưởng có nhiều khả năng mở rộng. 30 Phần V. TỔNG MẶT BẰNG NHÀ MÁY IV. Nguyên tắc bố trí tổng mặt bằng nhà máy: 1. Nguyên tăc hợp khối: Các công trình có cùng đặc tính sản xuất, có nhiều mối quan hệ với nhau và có kết cấu xây dựng giống nhau: bố trí trong một nhà lớn⇒ Rút ngắn dây chuyền công nghệ, tiết kiệm diện tích xây dựng, dễ cơ giới hóa và tự động hóa, dễ tạo khối nhằm tăng thẫm mỹ kiến trúc công trình 2. Nguyên tắc phân vùng: Thường quy hoạch theo 4 vùng sau: - Vùng sản xuất - Vùng năng lượng - Vùng kho tàng và thiết bị vận chuyển - Vùng phục vụ sinh hoạt Kho tàng và phương tiện vận chuyển N ă n g l ư ợ n g Sản xuất Phục vụ sinh hoạt Đất mở rộng Ưu điểm: -Dễ bố trí các khu vực công trình theo yêu cầu công nghệ -Dễ điều khiển và quản lý các khu vực theo yeu cầu kỹ thuật -Dễ đáp ứng yêu cầu vệ sinh công nghiệp -Dễ bố trí hệ thống giao thông vận chuyển -Dễ bố trí khu đất mở rộng sản xuất với điều kiện khí hậu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_co_so_thiet_ke_nha_may.pdf
Tài liệu liên quan