Giáo trình Cơ sở công nghệ chế tạo máy - Phạm Thế Hoàng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH BÀI TẬP MÔN: KỸ NĂNG DẠY HỌC GVHD: VÕ THỊ NGỌC LAN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT SV: PHẠM THẾ HOÀNG MSSV: 10911027 LỚP: 109110B KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY Tp.Hồ Chí Minh tháng 11 năn 2012 BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH Xà HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ QUẢNG NGÃI KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY š & › SỔ GIÁO ÁN LÝ THUYẾT Môn học : Cơ sở công nghệ chế tạo máy Lớp : CĐ12345 Khóa 2015 Họ và tên giáo viên: Phạm Thế Hoàng Năm học: 201

docx22 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Cơ sở công nghệ chế tạo máy - Phạm Thế Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5-2016 Quyển số :01 Mẫu số 5. Ban hành kèm theo quyết định số 62/2008/QĐ – BLĐTHXH GIÁO ÁN SỐ: 02 Thời gian thực hiện: 2 tiết Tên chương: Cắt gọt kim loại Thực hiện ngày 5 tháng 9 năm 2015 TÊN BÀI: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CẮT GỌT KIM LOẠI MỤC TIÊU CỦA BÀI: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: Về kiến thức: Phân biệt được các bề mặt thường gặp trong chi tiết máy thường gặp. Trình bày được các nguyên lý chuyển động tạo hình chính trong cắt kim loại. Phân biệt các chuyển động trong máy phay,tiện,bào,xọc, Trình bày các phương pháp tạo hình trên bề mặt chi tiết. Giải thích được công thức tính vận tốc cắt và các đại lượng trong công thức đó. Về thái độ: Ý thức được tầm quan trọng của bề mặt cắt trong kim loại . Có tinh thần hợp tác, làm việc với giáo viên và các bạn trong lớp. ĐỒ DÙNG VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC Bảng, phấn, máy chiếu, âm thanh, ánh sang, quạt Giáo trình và giáo án môn học. Các dụng cụ bổ trợ (tranh, ảnh) I. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC Thời gian: 5 phút 1. Điểm danh ( 2 phút ) : Sinh viên ghi tên, mã số sinh viên, lớp, khoa và một tờ giấy. Cuối giờ lớp trưởng thu nộp lại cho giáo viên. 2.. Ôn lại bài cũ ( 3 phút ): a. Hình thức: đàm thoại giữa giáo viên và sinh viên b. Dự kiến số sinh viên trả lời: 2 sinh viên c. Câu hỏi kiểm tra: Sản phẩm cơ khí là gì ? Cho ví dụ về sản phẩm cơ khí ? Đ/án: Trong quá trình sản xuất kinh doanh và dịch vụ các mặt hàng cơ khí, sản phẩm cơ khí có thể là những chi tiết kim loại thuần túy hoặc một cụm máy được lắp ghép từ những chi tiết kim loại hay một máy hoàn chỉnh để đáp ứng một nhu cầu sử dụng nào đó. ( SV cho VD) Quá trình công nghệ là gì? Đ/án: quá trình công nghệ là một phần của quá trình sản xuất trực tiếp làm thay đổi hình dáng kích thước, tính chất lí hóa của bản thân chi tiết và vị trí tương quan giữa các chi tiết trong sản phẩm. II.THỰC HIỆN BÀI HỌC TT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1 Dẫn nhập - Ngày nay,có rất nhiều phương pháp để gia công kim loại như đúc, rèn, dập, hàn Tuy nhiên với các phương pháp này thường cơ bản là tạo phôi hoặc các bán thành phẩm thường có độ chính xác và độ bóng không cao,để nâng cao độ bóng và đô chính xác của các chi tiết theo yêu cầu kỹ thuật thì phải tiến hành gia công bằng cắt gọt kim loại. - Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những hình dung,khái niệm ban đầu vể gia công cắt kim loại. - Giáo viên nói, trình bày nội dung. -Học viên lắng nghe 5 phút 2 Giảng bài mới 1.Các bề mặt thường gặp trong chi tiết máy : 1.1 Dạng bề mặt tròn xoay,mặt trụ,côn, 1.2 Dạng mặt phẳng hoặc profin tạo nên bời các mặt phẳng. 1.3 Dạng mặt đặc biệt. 2. Khái niệm các chuyển động tạo hình : - Định nghĩa chuyển động tạo hình (Bao gồm mọi chuyển động tương đối giữa dao và phôi trực tiếp tạo ra bề mặt gia công). 2.1 Chuyển động cắt chính và vận tốc cắt : - Định nghĩa chuyển động cắt chính (Là chuyển động cơ bản tạo ra phoi cắt,chuyển động tiêu hao năng lượng nhiều nhất). - Định nghĩa số vòng quay n (máy tiện,phay,..) và hành trình kép (bào,xọc,). - Định nghĩa vận tốc cắt v (Là lượng dịch chuyển tương đối giữa lưỡi cắt và chi tiết gia công ) - Trình bày công thức tính vận tốc cắt : v=π.D.n1000(m/ph) 2.2 Chuyển động chạy dao và lượng chạy dao : 2.2.1 Định nghĩa - Chuyển động chạy dao là chuyển động cần thiết để tiếp tục tạo ra phôi cắt. - Lượng chạy dao là đại lượng đặc trưng cho chuyển động chạy dao. 2.2.2 Các đặc trưng của chuyển động chạy dao : - Lượng chạy dao vòng (mm/vòng) (khi trên máy tiện). - Lượng chạy dao phút (mm/ph) (khi trên máy phay). - Lượng chạy dao răng(mm/răng) (khi gia công bánh răng). - Lượng chạy dao khi bào,xọc (mm/htk). 2.3 Chuyển động phụ và chiều sâu cắt : - Định nghĩa chuyển động phụ(bao gồm các chuyển động khác như :đưa dao vào,lùi dao ra,chạy dao về cắt lần thứ hai..) - Định nghĩa chiều sâu cắt t(mm) - Trình bày công thức tính chiều sâu cắt t khi tiện : T=(D-d)/2(mm) D :Đường kính chi tiết trước khi gia công(mm). d :Đường kính chi tiết sau khi gia công(mm). 2.4 Các phương pháp tạo hình bề mặt chi tiết : Có 4 phương pháp : - Định nghĩa phương pháp định hình(hình dáng lưỡi cắt phải giống hình dáng chi tiết gia công) . - Định nghĩa phương pháp chép hình(Cần phải tạo ‘các đường’ phải có dạng đồng dạng với hình dáng chi tiết cần gia công). - Định nghĩa phương pháp gia công theo vết(Bề mặt tạp hình là vết chuyển động tương đối của lưỡi cắt với bề mặt chi tiết gia công). - Định nghĩa phương pháp bao hình(Hình dáng bề mặt tạo thành sẽ là bề mặt bị bao của họ profin dụng cu khi chúng chuyển động bao hình với nhau). -Liệt kê các dạng bề mặt,viết lên bảng. -Vẽ hình minh họa (mỗi dạng bề mặt vẽ 2 hình minh họa). -Yêu cầu và hướng dẫn sinh viên vẽ vào tập. -Đặt câu hỏi cho học sinh: Vd:Các em hãy lấy ví dụ ngoải thực tế những vật có bề mặt như vậy ? -Ghi nhận câu trả lời,dánh giá câu trả lời. -Trình bày định nghĩa, ghi ý chính lên bảng. -Trình bày định nghĩa,cho ví dụ cụ thể trong máy phay. -Gọi 1 học sinh hỏi :Em hãy xác định chuyển động cắt chính trong máy tiện ? -Trình bày các định nghĩa số vòng quay n và vận tốc căt v. -Ghi công thức lên bảng,giải thích các kí hiệu có trong công thức và thứ nguyên của công thức. -Trình bày định nghĩa,cho ví dụ cụ thể trong máy phay. -Gọi 1 học sinh hỏi :Em hãy xác định chuyển động chạy dao trong máy tiện ? -Định nghĩa các đặc trưng của chuyển động chạy dao -Chú ý về các thứ nguyên của từng đặc trưng để tránh nhầm lẩn với nhau. -Trình bày định nghĩa chuyển động phụ. -Trình bày định nghĩa chiều sâu cắt và công thức -Chú thích rõ các thứ nguyên trong công thức -Trình bày rõ về các phương pháp. -Giải thích sự khác nhau giũa các phương pháp. -Lấy hình minh họa cho học sinh nắm rõ -Nêu một số ví dụ cụ thể về việc sử dụng những phương pháp này khi gia công. -Hỏi 1 em học sinh: Em hãy cho biết gia công bánh răng có thể dùng phương pháp nào? (phương pháp theo vết và phương pháp bao hình -Lắng nghe lời giảng. -Vẽ hình minh họa vào tập. -Nhớ lại những vật có bề mặt như vậy ngoài thực tế từ đó đưa ra câu trả lời. -Lắng nghe lời giảng -Chép định nghĩa vào tập. -Lắng nghe, chép định nghĩa vào tập. -Tập trung suy nghĩ câu hỏi -Trả lời đáp án -Lắng nghe, chép các định nghĩa vào tập. -Tập trung tư duy để nắm rõ và vững công thức -Ghi lại công thức và các kí hiệu -Tập trung lắng nghe, chép định nghĩa vào. -Tập trung tư duy suy nghĩ câu hỏi -Trả lời -Tập trung nghe giảng. -Ghi lại những ý chính. -Lắng nghe. -Tập trung tư duy để nắm rõ công thức. -Ghi lại ý chính. -Lắng nghe -Quan sát hình vẽ, tư duy để thấy sự khác nhau giữa các phương pháp -Tập trung suy nghĩ liên hệ thực tế -Đưa ra câu trả lời 10 phút 1 phút 8phút 8 phút 5 phút 8 phút 3 Củng cố lại kiến thức và kết thúc bài. 1. Kiểm tra kiến thúc học sinh tiếp thu: Câu hỏi : Chuyển động cắt chính là gì? Xác định các chuyển động tao hình trong máy phay ? 2.Hệ thống lại tất cả kiến thức đã học: -Các bề mặt thường gặp trong chi tiết máy -Chuyển động cắt chính và vận tốc cắt,chú ý công thức tính vận tốc v -Chuyển động chạy dao và các đặc trưng của chuyển động chạy dao -Chuyển động phụ và chiều sâu cắt t,chú ý công thức tính chiều sâu cắt t -Các phương pháp tạo hình bề mặt -Ứng dụng kiến thức đã học trong thực tế:máy phay, tiện, bào, khoan -Giải đáp những thắc mắc học sinh đặt ra -Giáo viên gọi 1 em sinh viên trả lời ? -Giáo viên nhận xét -Giáo viên giảng và viết tóm tắt lên bảng bằng sơ đồ hình cây -Cả lớp im lặng lắng nghe một bạn trả lời -Lắng nghe và gi vào vỡ 5phút 10 phút 4 Hường dẫn tự học - Các em nên đọc thêm tài liệu về chuyển động máy tiện,máy phay,gia công bánh răng. -Yêu cầu các em về nhà xem lại bài,nắm rõ và vững công thức ;xem lại các hình vẽ trong giáo trình, đọc bài kế tiếp . - Giáo viên ghi các tài liệu có liên quan và dặn dò học sinh. -Học sinh lắng nghe và nghi chép tên các tài liệu về tìm đọc 4phút Nguồn tài liệu tham khảo 1 2 3 Ngày . tháng. năm TRƯỞNG KHOA/TRƯỞNG BỘ MÔN GIÁO VIÊN Phạm Thế Hoàng BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH Xà HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ QUẢNG NGÃI KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY š & › SỔ GIÁO ÁN THỰC HÀNH Môn học: Thực hành hàn hơi Lớp: CĐ12345 Khóa: 2015 Họ và tên giáo viên: Phạm Thế Hoàng Năm học: 2015 - 2016 Quyển số :2 Mẫu số 6. Ban hành kèm theo quyết định số 62/2008/QĐ – BLĐTHXH GIÁO ÁN SỐ: 03 Thời gian thực hiện: 5 tiết Bài học trước:Hàn gấp mép KL mỏng. Thực hiện từ ngàyđến ngày. TÊN BÀI: HÀN GIÁP MÍ KIM LOẠI MỎNG MỤC TIÊU CỦA BÀI: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: Về kiến thức: Giải thích được khái niệm về hàn giáp mí kim loại mỏng. Trình bày được nguyên tắc hàn giáp mí kim loại mỏng. Nêu được các lỗi thường gặp. Tìm được các nguyên nhân và cách khắc phục. Về kỹ năng: Tự thực hiện được việc chuẩn bị hàn: chuẩn bị thiết bị, nắn và làm sạch phôi, điều chỉnh ngọn lửa hàn. Thực hiện được mối hàn giáp mí đạt yêu cầu chất lượng. Sử dụng hợp lý các thiết bị hỗ trợ. Về thái độ: Ý thức được hàn giáp mí kim loại mỏng là kỹ thuật hàn đơn giản và được sử dụng phổ biến. Có ý thức trong học tập và bảo quản dụng thực hành. Có tinh thần hợp tác, làm việc với giáo viên và các bạn trong lớp. ĐỒ DÙNG VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC Bảng, phấn, giáo án Các dụng cụ, nguyên vật liệu thí nghiệm: 4 trạm hàn hơi. Que hàn Ø1.5 mỗi sinh viên 5 đoạn. Thép CT3 kích thước 12×24×0.15cm, mỗi sinh viên 4 miếng. Kềm bấm (kềm chết): 4 cái Kềm có võ bọc cách nhiệt ( để lấy chi tiết có nhiệt độ cao): 4 cái Mũi hàn : 4 cái Khay kim loại đựng sản phẩm : 1 cái. Bễ chữa nước để làm nguội sản phẩm :1 bể Kính hàn 4 cái. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC: -Hướng dẫn ban đầu: Giáo viên hướng dẫn mở đầu chung cho cả lớp. -Hướng dẫn thường xuyên: các nhóm đã chia ở buổi học trước thực hành dưới sự hướng dân thường xuyên của giáo viên. -Hướng dẫn kết thúc: Giáo viên hướng dẫn kết thúc. I.ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian:4 phút Điểm danh: đọc tên từng nhóm để điểm danh. Lưu ý các nhóm: +Lưu ý khi sử dụng dụng cụ thực hành. +Quan sát khi giáo viên tiến hành làm mẫu. II. THỰC HIỆN BÀI HỌC: TT NỘI DUNG HOẠT DỘNG DẠY HỌC THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1 Dẫn nhập - Chào các bạn, tuần trước chúng ta đã được học về kỹ thuật hàn gấp mép kim loại mỏng. Tuy nhiên, ở phương pháp hàn này có nhượt điểm là phải tiến hành gấp mép phôi trước khi hàn làm kích thước phôi hàn ngắn lại mất thời gian cho việc gia công đoạn gấp mép. Ở bài học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một kỹ thuật hàn khác có thể khắc phục được nhượt điểm trên, đó là hàn giáp mí kim loại mỏng. -Giáo viên (GV) nói, diễn đạt nội dung. -Giáo viên ghi đề bài lên bảng. -Sinh viên(SV) lắng nghe. -SV ghi đề bài vào vở. 5phút 2 Hướng dẫn ban đầu Hàn đính: Đặt hai tấm phôi tiếp xúc nhau theo chiều dài 24cm, 2 cạnh 12cm liền nhau tạo thành một đoạn thẳng, chỉnh cho hai tấm kim loại đều và phẳng, không có khe hở. Dùng kềm bấm cố định ở vị trí tiếp giáp giữa 2 góc vuông của 2 tấm phôi, đặt 2 tấm phôi đã cố định bằng kềm lên bàn hàn. Tiến hành mồi lửa hàn và điều chỉnh ngọn lửa hàn ở mức bình thường. Hàn chấm một điểm ở đầu phôi không cố định. Tháo kềm bấm, kiểm tra và điều chỉnh cho 2 tấm phôi tiếp xúc nhau. Hàn chấm điểm ở vị trí đầu phôi còn lại. Kiểm tra lại sự tiếp xúc của 2 tấm phôi, nếu chưa tiếp xúc (vẫn còn khe hở giữa 2 miếng kim loại) có thể dùng búa nhỏ để điều chỉnh. Tiếp tục hàn chấm các điểm cách nhau 8-10 cm dọc theo đường tiếp xúc. Kiểm tra lại sự cong vênh và tiếp xúc của hai tấm phôi,có thể dùng búa điều chỉnh phôi nếu phôi còn hở hay cong vênh. Tiến hành hàn: Đặt phôi lên bàn hàn sao cho đường hàn nằm trong khoảng trống giữa các thanh sắt làm mặt bàn và thuận tiện cho thao tác rê mỏ hàn (từ phải sang trái ). Cầm mỏ hàn bằng tay phải, giữ mỏ hàn nghiêng một góc 45º-50º so với hướng ngược với hướng hàn và que hàn nghiêng khoảng 40º so với hướng hàn. Bắt đầu từ đầu mút bên phải của đường ghép hàn, tạo vũng chảy, chấm que hàn vào vũng chảy và kéo đường hàn liên tục cho đến đầu mút bên trái. Khi mỏ hàn đến mối hàn chấm thì làm nóng chảy nó cho hòa vào vũng chảy sao cho không còn thấy mối hàn chấm sau khi đã hoàn tất đường hàn, từ từ kéo mỏ hàn ra xa đường hàn. Tiếp tục ghép tấm phôi thứ ba vào và thực hiện lại thao tác đối với phôi thứ ba như khi hàn hai phôi đầu. * LƯU Ý: Nếu sinh viên thuận tay trái thì cầm mỏ hàn bằng tay trái (sử dụng mỏ hàn được lắp quay về phía phải) và thao tác theo hướng ngược lại. -Làm mẫu trên phôi kết hợp thuyết trình. -Làm mẫu trên phôi kết hợp thuyết trình. -Vẽ ngọn lửa hàn và vẽ phôi lên bảng, các bước này GV trình bày kết hợp thuyết trình dựa vào các hình vẽ trên bảng. -GV dùng phôi và làm mẫu kết hợp thuyết trình tại một trạm hàn. -GV làm mẫu rê mỏ hàn không ngọn lửa kết hợp hướng dẫn cho SV. -GV điều chỉnh ngọn lửa hàn,và làm mẫu cho SV xem, hướng dẫn chi tiết cho SV. -Thực hiện thao tác hàn cho SV xem. -Lắng nghe, quan sát và ghi chép. - Tập trung quan sát theo động tác và lời hướng dẫn của giáo viên. -Lắng nghe, quan sát vẽ hình,ghi chép vào tập. -Ở bước này và các bước dưới đây SV tập trung lắng nghe và quan sát kỹ các thao tác GV thực hiện. Thắc mắc khi chưa hiểu rõ, thấy rõ. 60phút 3 Hướng dẫn thường xuyên - Theo dõi hướng dẫn, uốn nắn các thao tác cho người học. - Phát hiện sai sót, hướng dẫn khắc phục. - Nhắc nhở an toàn lao động thường xuyên. * Các sai hỏng thường gặp và cách khắc phục: 1. Chiều cao và chiều rộng mối hàn không đều: do rê tay không đều, không giữ ổn định tốc độ và khoảng cách tới đường hàn → Rê đều tay. 2. Que hàn dính vào KL nền: do vũng chảy không đủ nóng. → Đưa mỏ hàn đến gần hơn để cấp thêm nhiệt cho vũng chảy. 3. Mối hàn rạn nứt sau khi hàn: do kéo mỏ hàn ra xa quá nhanh khiến mối hàn nguội quá nhanh và tạo ĐK để Oxy và Hidro trong không khí xâm nhập vào mối hàn → Sau khi hoàn tất đường hàn, kéo mỏ hàn ra một cách chậm rãi, đợi đến khi mối hàn nguội đến màu đỏ sậm mới kéo ra hẳn. 4. Hàn không ngấu: do điều chỉnh ngọn lửa không đúng (quá mềm), và tốc độ hàn quá nhanh. → Điều chỉnh lại ngọn lửa trung bình và giảm tốc độ hàn. 5. Kim loại chảy lọt xuống dưới đường hàn: do ngọn lửa quá cứng hay tốc độ hàn quá thấp. → điểu chỉnh ngọn lửa trung bình và tăng tốc độ hàn. - Di chuyển quanh xưởng, quan sát thao tác của SV, hướng dẫn thêm cho các SV còn yếu, sửa các thao tác sai, đảm bảo cho mỗi SV đều được thực hành, nhắc nhở các SV giữ trật tự và an toàn lao động. -Tập trung theo nhóm đã phân chia tại vị trí trạm hàn của nhóm mình, tuần tự thực hành, các SV khác theo dõi, rút kinh nghiệm, lắng nghe lời nhắc nhở, hướng dẫn thêm của giáo viên. 110phút 4 Hướng dấn kết thúc: Nhận xét chung buổi thực tập: Các thao tác thực hành của sinh viên. Thái độ làm việc của sinh viên. Phân tích và giải đáp thắc mắc của sinh viên. Đánh giá chung về sản phẩm thực hành của sinh viên. Lưu ý một số sai sót gặp phải. Những công việc sinh viên cần chuẩn bị cho buổi thực hành sau. - Kiểm tra lại phôi học viên nộp. - Kiểm tra lại số dụng cụ, thiết bị, khóa van các bình khí. - Nhận xét buổi thực tập, rút kinh nghiệm những sai sót SV đã mắc phải khi thực tập, tác phong của SV. - Phân công nhóm trực làm vệ sinh xưởng. -Đánh số thứ tự và nộp phôi vào khay sản phẩm. - Nộp lại thiết bị, dụng cụ và khóa các bình khí theo sự hướng dẫn của GV. - Ghi nhận ý kiến của GV, rút kinh nghiệm cho bản thân. -Nhóm trực làm vệ sinh xưởng theo sự phân công của GV. 40phút 5 Hướng dẫn rèn luyện - Sinh viên về đọc thêm tài liệu về kỹ thuật hàn giáp mí KL mỏng. - Tập lại động tác rê tay không có mỏ hàn. - Nhắc nhở, hướng dẫn. -Lắng nghe và ghi nhớ. 10 phút IV.RÚT RA KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN: .............. TRƯỞNG KHOA/ TRƯỞNG BỘ Ngày..tháng .năm.. MÔN GIÁO VIÊN Phạm Thế Hoàng PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH ›š&š› MÔN : HÀN HƠI TÊN BÀI: HÀN GIÁP MÍ KIM LOẠI MỎNG STT CÁC BƯỚC THỰC HIỆN NỘI DUNG THỰC HIỆN 1 Cắt phôi • Dùng máy cắt phôi để cắt phôi Thép CT3.5 kích thước 12 × 24 × 0.15 cm 2 Nắn phôi • Lấy miếng phôi để lên đe dùng búa gõ bốn ngóc cho phẳng . -Lưu ý: không được gõ mạnh tay quá sẽ làm cho miếng phôi biến dạng là lệch kích thước . • Vệ sinh phôi 3 Hiệu chỉnh ngọn lửa hàn Hình 1: Ngọn lửa hàn • Mở van hạ áp bình khí 02, C2H2 • Cầm mũi hàn vặn van khí 02 nhẹ nhàng từ từ cho khí 02 ra đều rồi vặn van khí C2H2 nhẹ nhàng từ từ cho khí C2H2 , bật lửa mồi lửa cho mũi hàn. • Hiểu chỉnh hai van khí 02, C2H2 cho ngọn lửa trở thành ngọn lửa bình thường (ngọn lửa hàn). - Lưu ý: phải mang kiếng tối và gang tay bảo hộ 4 Ghép phôi và hàn đính • Đặt hai miếng phôi lên mặt phẳng kệ hạn sát nhau không khe hở vị trí sấp. • Dùng kềm giữ và hàn đính hai đầu rồi hàn đính giữa. •Kiểm tra mũi hàn đính đã dính chặt hai chi tiết lại chưa. 5 Hàn đường Hình 3: Hàn đường từ trái sang phải • Tiến hành hàn đường từ phải sang trái -Cầm mỏ hàn bằng tay phải, giữ mỏ hàn nghiêng một góc 45º-50º so với hướng ngược với hướng hàn và que hàn nghiêng khoảng 40º so với hướng hàn. - Bắt đầu từ đầu mút bên phải của đường ghép hàn, tạo vũng chảy, chấm que hàn vào vũng chảy và kéo đường hàn liên tục cho đến đầu mút bên trái. Khi đến mối hàn chấm thì làm nóng chảy nó cho hòa vào vũng chảy sao cho không còn thấy mối hàn chấm sao khi hoàn tất đường hàn, từ từ kéo mỏ hàn ra xa đường hàn. -Tiếp tục ghép tấm phôi thứ ba vào và thực hiện lại thao tác như khi hàn 2 phôi đầu Lưu ý: nếu học viên thuận tay trái thì cầm mỏ hàn bằng tay trái . 6 Ngõ xỉ và kiểm tra môi hàn • Nhúng nước làm nguội vật hàn. Tiến hành ngõ xỉ làm sạch chi tiết • Kểm tra đường hàn cho chất lượng hay không - Có thủng vật hàn không - Đường hàn có đảm bảo về bề rộng kích thước hàn không. - Đường hàn có cong không Giáo viên hướng dẫn Phạm Thế Hoàng (Đề kiểm tra viết) TRƯỜNG CĐ NGHỀ QUẢNG NGÃI ĐỀ THI CUỐI KÌ MÔN: CSCNCTM KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY Mã môn học: 1235180 BỘ MÔN CÔNG NGHỆ CTM ĐỀ SỐ: 01 Đề một trang : 1 Trạng Thơi gian làm bài 45 phút . Không được sự dụng tài liệu Hình 1 Dùng hình 1 để trả lời câu hỏi 1 và 2. Câu 1: (3 điểm) Hình 1 trình bày dao tiện mặt đầu có góc nghiêng chính 45độ. ( lưỡi cắt chính song song với đường tâm chi tiết) hãy: Vẽ mặt phẳng cắt và mặt phẳng đáy tại điểm A bất kì trên lưỡi cắt chính ở trạng thái tĩnh.( vẽ hình 3D ). Vẽ các góc độ của dao nói trên trong mặt phẳng đáy. Ghi rõ kí hiệu, tên gọi các góc độ đó mà không cần định nghĩa ( vẽ hình chiếu) Câu 2: ( 4 điểm) Một người thợ mới học việc mài con con dao nói trên với các góc độ như sau: Góc sau chính 10 độ, góc cắt chính -80 độ. Hãy: Tính góc trước chính và góc sắc chính. Nếu ta mài góc sau chính 2 độ, với lượng chạy dao 1,2 mm/vòng thì quá trình cắt diễn ra như thế nào? Giải thích tạo sao? Cho đường kính phôi ban đầu là 25 mm. Câu 3: (3 điểm) Phay một mặt phẳng bằng dao phay trụ răng xoắn với D=80 mm,số răng dao Z=16. Các thông số công nghệ là: lượng chạy dao vòng là 1,6 mm/vòng, chiều sâu cắt t=6mm. Chiều quay của dao ngược với hương tiện của bàn máy. Hãy tính: Chiều dày cắt nhỏ nhất. Chiều dày cắt lớn nhất. Chiều dày cắt trung bình. ( tính gần đúng). Bộ môn Công nghệ CTM Phạm Thế Hoàng ( Đề kiểm tra trắc nghiệm) Môn: Cơ sở công nghệ chế tạo máy Trắc nghiệm đúng sai Sinh viên trả lời bằng cách ghi dấu hay tô chì vào phiếu trả lời ở câu thích hợp. Câu 1: “ Tiếp thị” là một khâu của mô hình hình thành sản phẩm cơ khí. Câu 2: Quá trình sản xuất là một phần của quá trình công nghệ. Câu 3: Gá là một phần của nguyên công được hoàn thành trong nhiều lần gá đặt chi tiết. Câu 4: Có 3 dạng sản xuất là sản xuất đơn chiếc, sản xuất hang loạt và sản xuất hang khối. Trắc nghiệm ghép hợp Ghép tên thành phần của hệ thống công nghệ( Cột A) với nhiệm vụ của thành phần đó ( Cột B) A ( thành phần) B (nhiệm vụ) Máy Đồ gá Dao Trực tiếp cắt bỏ lớp kim loại thừa ra khỏi chi tiết. Là một phần của quá trình công nghệ. Đối tượng cắt gọt. Mọi kết quả của quá trình cắt gọt cắt đều được phản ánh lên. Xác định và giữ vị trí tương quan chính xác giữa các thành phần còn lại trong suốt quá trình gia công chi tiết. Bộ phận rất quan trọng, đầu mối giao tế giữa cung và cầu. Cung cấp năng lượng cần thiết cho quá trình gia công cắt gọt. Trắc nghiệm lựa chọn Chọn câu trả lời đúng nhất và tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm Câu 1: Thành phần của hệ thống công nghệ là: Máy và dao Đồ gá Chi tiết Cả 3 đáp án trên Câu 2: Các dạng bề mặt tròn xoay thường gặp là: Mặt trụ, mặt côn, mặt phẳng, mặt định hình. Mặt trụ, profil, mặt ren, mặt định hình. Mặt trụ, mặt định hình, mặt côn, mặt ren. Mặt côn, cam đĩa, mặt định hình, mặt ren. Câu 3: Chuyển động cắt chính là: Chuyển động cần thiết để tiếp tục tạo ra phôi cắt. Chuyển động cơ bản để tạo ra phôi cắt, chuyển động tiêu hao năng lượng cắt lớn nhất. Bao gồm các chuyển động như đua dao vào, lùi dao ra, chạy dao về cắt lần 2v..v.. Cả 3 đáp án trên đều sai. D. Trắc nghiệm điền khuyết SV điền các từ hay cụm từ vào chỗ trống cho phù hợp Câu 1: Để tạo ra bề mặt gia công, máy phải truyền cho các cơ cấu chấp hành của máy các chuyển động (1). Câu 2: Vân tốc cắt V (tại một điểm) hay còn gọi là tốc độ cắt là lượng dịch chuyển tương đối giữa (2) và (3) trong một đơn vị thời gian. Câu 3: Lưỡi cắt chính là giao tuyến của mặt trước và (4).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgiao_trinh_co_so_cong_nghe_che_tao_may_pham_the_hoang.docx