ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN: CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 2
NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKT
ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng Trường
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh)
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIÁO TRÌNH
67 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 84 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Chuyên đề tốt nghiệp 2 (Trình độ Cao đẳng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔ ĐUN: CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 2
NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ tên: Trần Hồng Tính
Học vị: Kỹ sư cơ khí động lực
Đơn vị: Khoa Công nghệ ô tô
Email: tranhongtinh@hotec.edu.vn
TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG
BỘ MÔN
CHỦ NHIỆM
ĐỀ TÀI
HIỆU TRƯỞNG
DUYỆT
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
MỤC LỤC
TRANG
1. Lời giới thiệu 1
2. Giáo trình mô đun 2
3. Bài 1: Hệ thống phanh ABS 3
4. Bài 2: Hệ thống điều khiển lực kéo 18
5. Bài 3: Hệ thống ổn định ô tô bằng điện tử EPS 28
6. Bài 4: Hệ thống treo có điều khiển điện tử 35
7. Bài 5: Hệ thống trợ lực lái điện 41
8. Bài 6: Hệ thống túi khí 46
9. Tài liệu tham khảo 62
LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình chuyên đề tốt nghiệp 2 được biên soạn nhằm phục vụ giảng dạy và là tài liệu
học tập cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, học phần Chuyên đề tốt nghiệp 2.
Giáo trình được biên soạn gồm 6 bài. Mỗi bài học ứng với một hệ thống an toàn và tiện
nghi được trang bị trên ô tô.
Tác giả gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể giảng viên Khoa Công nghệ ô tô vì sự hỗ
trợ nhiệt tình trong quá trình biên soạn.
., ngàythángnăm
Tác giả
1. Trần Hồng Tính
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Chuyên đề tốt nghiệp 2
Mã mô đun:
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:
- Vị trí: Mô đun được bố trí cho học viên học sau khi đã hoàn tất các mô đun chuyên
ngành và học song song với Khóa luận tốt nghiệp.
- Tính chất: Mô đun học phần tốt nghiệp tự chọn.
- Ý nghĩa và vai trò của mô đun: mô đun cung cấp kiến thức cho người học về các công
nghệ mới an toàn được trang bị trên ô tô ngày nay nhằm đáp ứng yêu cầu về an toàn và
tiện nghi ngày càng cao.
Mục tiêu của mô đun:
- Kiến thức:
+ Trình bày được các quá trình điều khiển ABS, ESP, TRC, EPS, SRS, Treo điện tử.
+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các chi tiết trong hệ thống ABS, ESP,
TRC, EPS, SRS, Treo điện tử
+ Phân tích được mối quan hệ giữa các tín hiệu đầu vào và các tín hiệu điều khiển hệ
thống ABS, ESP, TRC, EPS, SRS, Treo điện tử.
- Kỹ năng:
+ Trình bày được các chi tiết của các hệ thống ABS, ESP, TRC, EPS, SRS, Treo điện tử
trên sơ đồ và trên thực tế.
+ Mô tả được các mã lỗi xuất hiện khi có hư hỏng trong hệ thống.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện ý thức chấp hành nội quy nơi làm việc, an toàn lao động khi làm việc.
+ Hình thành kỹ năng tự học và làm việc nhóm.
Bài 1: Hệ thống phanh ABS
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 1
BÀI 1: HỆ THỐNG PHANH ABS
Hình 1.1: Hệ thống phanh ABS
Xe không có ABS sẽ bị mất lái (hình trái) trong khi xe có ABS vẫn giữ được hướng đi
theo ý muốn. Tuy nhiên, ABS không làm hộ tài xế điều này mà hoàn toàn phụ thuộc kỹ
năng của người điều khiển. ABS chỉ là công cụ trợ giúp.
Giới thiệu:
- Ô tô hiện nay ngày càng trở thành phương tiện phổ biến đối với người dân. Trang bị an
toàn cho ô tô ngày nay trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các dòng xe của các hãng.
- Nhằm ngăn cản sự trượt của bánh xe trong quá trình phanh, các nhà sản xuất ô tô đã
trang bị hệ thống phanh chống bó cứng ( phanh ABS( Anti - lock Braking System)).
- Hệ thống phanh ABS được phát minh bởi Hãng Robert Bosch GmbH và được trang bị
chính thức trên ô tô Mercedes năm 1978 với hệ thống phanh ABS điện. Và ngày nay hệ
thống phanh ABS đã trở thành trang bị mang tính bắt buộc hầu hết trên các dòng xe ô tô
thương mại.
Mục tiêu:
- Trình bày được lý thuyết về khả năng trượt của bánh xe khi phanh.
- Trình bày được các quá trình điều khiển ABS.
- Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các chi tiết trong hệ thống ABS
- Phân tích được mối quan hệ giữa các tín hiệu đầu vào và các tín hiệu điều khiển hệ
thống ABS.
- Vận dụng kiến thức vào thực hành.
Nội dung chính:
1.1. Sự bó cứng bánh xe và khả năng ổn định hướng của ô tô
- Trong quá trình di chuyển của ô tô, hệ thống phanh được người điều khiển sử dụng liên
tục nhằm giảm tốc độ của xe theo mong muốn. Tuy nhiên trong quá trình phanh, đôi lúc
trong quá trình phanh do người tài xế ấn mạnh bàn đạp phanh có thể gây ra hiện tượng
trượt lết bánh xe khi phanh( phanh bị hãm cứng).
Bài 1: Hệ thống phanh ABS
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 2
- Khi bánh xe bị bó cứng dẫn đến việc dẫn hướng của bánh xe dẫn hướng không có điều
đó làm mất tính ổn định của phương tiện khi phương tiện di chuyển. Sự mất ổn định này
gây ra nguy hiểm cho người lái.
- Để đảm bảo tính ổn định của phương tiện trong quá trình phanh, bánh xe dẫn hướng vẫn
phải được điều khiển dẫn hướng và đảm bảo tính dẫn hướng của xe.
1.2. Cơ sở lý thuyết về chống hãm cứng bánh xe khi phanh
- Độ bám giữa bánh xe với mặt đường được đặc trưng bởi hệ số bám. Tùy theo chiều của
phản lực mặt đường tác dụng lên bánh xe mà hệ số bám có tên gọi khác nhau. Nếu xét
khả năng bám theo chiều dọc ( khi dưới bánh xe chỉ có phản lực dọc: lực kéo hoặc lực
phanh) thì hệ số bám được gọi là hệ số bám dọc φx =
Gb
Fkmax
Với:
Fkmax: Lực kéo tiếp tuyến cực đạo giữa bánh xe và mặt đường
Gb: Tải trọng thẳng đứng tác dụng lên bánh xe( được gọi là trọng lượng bám)
Nếu xét khả năng bám theo chiều ngang ( khi dưới bánh xe chỉ có phản lực ngang Yb), thì
hệ số bám được gọi là hệ số bám ngang φy và được định nghĩa như sau:
φx =
Gb
Ybmax
Ở đây : Ybmax : Phản lực ngang cực đại của mặt đường tác dụng lên bánh xe
Trường hợp tổng quát: dưới bánh xe chịu tác dụng của lực tổng hợp của lực dọc Xb và
phản lực ngang Yb, thì xét khả năng bám theo chiều của véc tơ lực XbQ 2 + Yb 2 là
hợp lực của Xb và Yb. Lúc này hệ số bám gọi là hệ số bám tổng quát φtq và được định
nghĩa:
φtq =
Gb
Q max
Với Qmax là giá trị cực đại của lực Q
Thông thường, chúng ta thuồng xuyên sử dụng hệ số bám φx nên nó còn có thể được ký
hiệu đơn giản là φ
- Hệ số bám φ giữa bánh xe chủ động với mặt đường trước hết phụ thuộc vào vật liệu làm
đường, nguyên liệu chế tạo lốp, tình trạng mặt đường, kết cấu của hoa lốp, tải trọng tác
dụng lên bánh xe, áp suất lốp
- Lực bám: từ định nghĩa chúng ta có thể xác định được lực kéo tiếp tuyến cực đại phát
sinh theo điều kiện bám giữa bánh xe chủ động và mặt đường như sau:
Fkmax = φx.Gb
Nếu gọi Zb là phản lực thẳng đứng từ mặt đường tác dụng lên bánh xe thì:
Zb = Gb
Từ đó lực bám dọc Fφx được các định như sau:
Fφx = φx.Zb
Để tránh cho bánh xe chủ động bị trượt quay thỉ lực kéo tiếp tuyến cực đại ở bánh xe phải
nhỏ hơn hoặc bằng lực bám dọc giữa bánh xe với mặt đường:
Fkmax ≤ Fφx
Nếu bánh xe đang phanh, để bánh xe không bị trượt lết thì lực phanh cực đại ở bánh xe
đó phải nhỏ hơn hoặc bằng lực bám dọc:
Fpmax ≤ Fφx
Với Fpmax là lực phanh cực đại.
Bài 1: Hệ thống phanh ABS
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 3
Khi dưới bánh xe có phản lực ngang tác dụng thì khả năng bám theo chiều ngang được
thể hiện qua lực bám ngang Fφy:
Fφy = φy.Zb với φy là hệ số bám ngang
Ybmax = Fφy
Trong trường hợp tổng quát, khi dưới bánh xe có tác dụng đồng thời cả phản lực dọc Xb
và phản lực ngang Yb thì khả năng bám theo chiều dọc của vec tơ hợp lực Q được thể
hiện qua lực bám tổng quát Fφt:
Fφt = φtq .Zb
- Như vậy để tránh cho bánh xe có hiện tượng trượt lết trên đường, đảm bảm tính ổn định
của bánh xe dẫn hướng trong quá trình phanh đòi hỏi Fpmax ≤ Fφx
1.3. Hệ thống chống bó cứng bánh xe khi phanh ABS
1.3.1. Mục tiêu và hiệu quả của hệ thống phanh ABS
1.3.1.1. Mục tiêu của hệ thống phanh ABS
- Từ yêu cầu đảm bảo tính ổn định của bánh xe dẫn hướng trong quá trình phanh, hệ
thống phanh ABS đã được nghiên cứu, phát triển và sử dụng trên ô tô.
1.3.1.2. Hiệu quả của hệ thống ABS
- Hệ thống phanh ABS có nhiệm vụ điều khiển quá trình phanh tránh cho bánh xe không
bị hãm cứng( trượt lết) trên đường nhờ đó đảm bảo sự ổn định hướng của xe khi phanh.
- Hệ thống điều khiển của phanh ABS có nhiệm vụ duy trì độ trượt của bánh xe trong quá
trình phanh nằm trong giới hạn là 0.17 đến 0.3. Đó là vùng làm việc tốt nhất của xe trong
quá trình phanh.
- Hệ thống phanh ABS giúp giảm quãng đường phanh, nâng cao hiệu quả phanh;
- Nâng cao tính an toàn chuyển động của xe khi phanh, tăng tính kinh kế của xe( giảm
thiểu va chạm).
1.3.2. Quá trình điều khiển của ABS
1.3.2.1. Nguyên lý điều khiển của ABS
- Hệ thống phanh ABS ngày nay kết hợp với hệ thống EBD, BAS làm tăng tính an toàn
cho xe khi phanh, đồng thời trở thành trang bị an toàn trên hầu hết các xe ô tô ngày nay.
Hệ thống phanh ABS gồm 3 cụm chi tiết
- Cụm tín hiệu đầu vào: cung cấp tín hiệu đầu vào đến bộ chấp hành, ví dụ cảm biến tốc
độ số vòng quay của bánh xe để xác nhận tốc độ góc của bánh xe. Nếu tóc độ gốc của
bánh xe giảm thì cảm biến sẽ báo tốc số vòng quay giảm về hộp.
- ECU ABS nhận tín hiệu từ cảm biến tốc độ quay của bánh xe, xử lý tín hiệu điều khiển
bộ chấp hành phanh ABS.
- Bộ chấp hành phanh ABS: nhận tín hiệu từ ECU ABS, thực hiện lệnh theo yêu cầu của
ECU ABS.
1.3.2.2. Tín hiệu điều khiển ABS
Cụm tín hiệu đầu
vào:
Các tín hiệu cảm
biến như cảm biến
tốc độ quay của
bánh xe
Bộ điều khiển:
ECU ABS
Cụm chấp hành:
Bộ chấp hành
phanh ABS
Bài 1: Hệ thống phanh ABS
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 4
Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống phanh ABS
Với:
Speed sensors: các cảm biến tốc độ tại bánh xe( cảm tốc độ quay của bánh xe);
DLC3: giắc chẩn đoán;
Brake fluid level warning switch: Cảm biến mức dầu phanh
Stop light switch: công tắc đèn báo phanh
Brake actuator: Bộ chấp hành phanh
Skid control ECU: Bộ điều khiển chông trượt
Combination meter: Cụm đồng hồ taplo
Speed meter: đồng hồ tốc độ
ABS warning light: Đèn cảnh báo ABS
Brake system warning light: đèn báo phanh
Vị trí của các cụm chi tiết trên xe
Hình 1.3: Sơ đồ bố trí các hệ thống ABS trên xe
Cấu trúc của cảm biến tốc độ
Bài 1: Hệ thống phanh ABS
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 5
Hình 1.4: Vị trí cảm biến tốc độ
- Cảm biến tốc độ dùng trên bánh của hệ thống phanh ABS có 2 loại: loại điện từ và loại
diode
1.3.2.3. Quá trình điều khiển ABS
1.3.2.3.1 Hệ thống ABS chưa hoạt động
- Sơ đồ nguyên lý
Hình 1.5: Sơ đồ hoạt động hệ thống phanh ABS khi chưa hoạt động
- Hoạt động:
+ Khi người điều khiển xe ấn bàn đạp phanh lúc này áp lực dầu từ xi lanh phanh chính
được đưa đến các xi lanh phanh bánh xe. Quá trình phanh diễn ra.
+ Hai van giữ và giảm áp( holding valve and reduction valve) ở trạng thái OFF.
1.3.2.3.2 Trạng thái bình thường, phanh ABS hoạt động ở chế độ giữ
- Sơ đồ nguyên lý:
Bài 1: Hệ thống phanh ABS
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 6
Hình 1.6: Sơ đồ hoạt động hệ thống phanh ABS khi ở chế độ giữ
- Hoạt động: Khi áp lực dầu phanh do xi lanh phanh chính tăng lên, tốc độ bánh xe giảm.
ECU ABS lúc này điều khiển hoạt động của bộ chấp hành bằng cách điều khiển van giữ
áp đóng.
1.3.2.3.3 Trạng thái bình thường, phanh ABS hoạt động ở chế độ giảm
- Sơ đồ nguyên lý
Hình 1.7: Sơ đồ hoạt động hệ thống phanh ABS khi chưa hoạt động
- Hoạt động: Khi cảm biến tốc độ bánh xe báo tốc độ tại bánh xe bằng 0, bắt đầu có hiện
tượng trượt lết. ECU ABS điều khiển van từ giảm áp hoạt động để xả áp từ xi lanh phanh
bánh xe về thùng chứa( reservoir).
1.3.3. Các phương pháp điều khiển của ABS
1.3.3.1. Điều khiển theo ngưỡng trượt
- Điều khiển theo ngưỡng trượt thấp (slow mode): Ví dụ: khi các bánh xe trái và phải
chạy trên các phần đường có hệ số bám khác nhau. ECU chọn thời điểm bắt đầu bị hãm
cứng của bánh xe có khả năng bám thấp, để điều khiển áp suất phanh chung cho cả cầu
xe. Lúc này, lực phanh ở các bánh xe là bằng nhau, bằng chính giá trị lực phanh cực đại
của bánh xe có hệ số bám thấp. Bánh xe bên phần đường có hệ số bám cao vẫn còn nằm
trong vùng ổn định của đường đặc tính trượt và lực phanh chưa đạt cực đại. Vì vậy, cách
này cho tính ổn định cao, nhưng hiệu quả phanh thấp vì lực phanh nhỏ.
- Điều khiển theo ngưỡng trượt cao (high mode): ECU chọn thời điểm bánh xe có khả
Bài 1: Hệ thống phanh ABS
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 7
năng bám cao bị hãm cứng để điều khiển chung cho cả cầu xe. Trước đó, bánh xe ở phần
đường có hệ số bám thấp đã bị hãm cứng khi phanh. Cách này cho hiệu quả phanh cao vì
tận dụng hết khả năng bám của các bánh xe, nhưng tính ổn định kém.
1.3.3.2. Điều khiển độc lập hay phụ thuộc
- Trong loại điều khiển độc lập, bánh xe nào đạt tới ngưỡng trượt, tức bắt đầu có xu
hướng bị bó cứng thì điều khiển riêng bánh đó.
- Trong loại điều khiển phụ thuộc, ABS điều khiển áp suất phanh chung cho hai bánh xe
trên một cầu hay cả xe theo một tín hiệu chung, có thể theo ngưỡng trượt thấp hay
ngưỡng trượt cao.
1.3.3.3. Điều khiển theo kênh
- Loại 1 kênh: Hai bánh sau được điều khiển chung (có ở ABS thế hệ đầu, chỉ trang bị
ABS cho hai bánh sau vì dễ bị hãm cứng hơn hai bánh trước khi phanh).
- Loại 2 kênh: Một kênh điều khiển chung cho hai bánh xe trước, một kênh điều khiển
chung cho hai bánh xe sau. Hoặc một kênh điều khiển cho hai bánh chéo nhau.
- Loại 3 kênh: Hai kênh điều khiển độc lập cho hai bánh trước, kênh còn lại điều khiển
chung cho hai bánh sau.
- Loại 4 kênh: Bốn kênh điều khiển riêng rẽ cho 4 bánh.
Hiện nay loại ABS điều khiển theo 3 và 4 kênh được sử dụng rộng rãi. Ưu và nhược điểm
của từng loại được thể hiện qua các phương án bố trí sau.
1.3.4. Cấu tạo và nguyên lý làm việc.
1.3.4.1. Các cảm biến tín hiệu đầu vào
Hình 1.8: Sơ đồ mạch điện hệ thống phanh ABS
Với:
- Brake master cylinder: xi lanh phanh chính
- Pressure sensor: Cảm biến áp suất
- Brake assist switching valve: Công tắc phanh khẩn cấp
- Holding valve: van giữ
- Pump: bơm dầu phanh của bộ phanh ABS
- Reservoir: Bình chứa
- Recduction valve: van giảm áp
- Speed sensor: cảm biến tốc độ tại bánh xe
- Deceleration sensor: Cảm biến giảm tốc
Bài 1: Hệ thống phanh ABS
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 8
- Skid Control ECU: ECU điều khiển chống trượt
- Front left: phía trước bên trái, rear right: phía sau bên phải, rear left: phía sau bên trái,
Front right: phía trước bên phải
1.3.4.2. Hộp điều khiển điện tử (ECU)
Chức năng của hộp điều khiển ABS (ABS Control Module):
Nhận biết thông tin về tốc độ góc các bánh xe, từ đó tính toán ra tốc độ bánh xe
và sự tăng giảm tốc của nó, xác định tốc độ xe, tốc độ chuẩn của bánh xe và
ngưỡng trượt để nhận biết nguy cơ bị hãm cứng của bánh xe.
Cung cấp tín hiệu điều khiển đến bộ chấp hành thủy lực
Thực hiện chế độ kiểm tra, chẩn đoán, lưu giữ mã code hư hỏng và chế độ an toàn.
Hình 1.9: Sơ đồ hộp ECU hệ thống phanh ABS
- Cơ chế hoạt động của hộp ECU ABS điều khiển quá trình phanh chống bó cứng
Hình 1.10: Sơ đồ nguyên lý hoạt động phanh ABS
Bài 1: Hệ thống phanh ABS
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 9
Hình 1.11: Hoạt động phanh ABS
Bảng tín hiệu điều khiển đến các van tư của bộ chấp hành ABS
Hình 1.12: Bảng trạng thái hoạt động của bộ chấp hành ABS
Với:
- Motor relay: rờ le điều khiển motor
- Solenoid relay: rờ le điều khiển van từ
- RF main solenoid:Van từ chính điều khiển đường dầu đến bánh xe trước bên phải
- LF main solenoid:Van từ chính điều khiển đường dầu đến bánh xe trước bên trái
- RR main solenoid:Van từ chính điều khiển đường dầu đến bánh xe sau bên phải
- LR main solenoid:Van từ chính điều khiển đường dầu đến bánh xe sau bên trái
- RF sub - solenoid:Van từ thứ cấp điều khiển đường dầu đến bánh xe trước bên phải
- LF sub - solenoid:Van từ thứ cấp điều khiển đường dầu đến bánh xe trước bên trái
Nguyên lý điều khiển quá trình hoạt động phanh ABS
Giai đoạn A
- ECU đặt van điện 3 ở chế độ giảm áp theo mức độ giảm tốc của các bánh xe,vì vậy
giảm áp suất dầu trong xi lanh của mỗI xi lanh phanh bánh xe.
Bài 1: Hệ thống phanh ABS
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 10
- Sau khi áp suất giảm,ECU chuyển van điện 3 vị trí sang chế độ “giữ” để theo dõi sự
thay đổI về tốc độ của bánh xe.nếu ECU thấy áp suất dầu cần giảm hơn nữa nó sẽ lạI
giảm áp suất.
Giai đoạn B
- Khi áp suất dầu bên trong xi lanh bánh xe giảm (giai đoạn A) áp suất dầu cấp cho bánh
xe cũng giảm.
- Nó cho phép bánh xe gần bị bó cứng lạI tăng tốc độ.Tuy nhiên,nếu áp suất dầu giảm,
lực phanh tác dụng lên bánh xe trở nên quá nhỏ.Để tránh hiện tượng này ECU liên tục đặt
van điện 3 vị trí lần lượt ở các chế độ”tăng áp”và chế độ “giữ” khi bánh xe gần bị bó
cứng phục hồi tốc độ.
Giai đoạn C
- Khi áp suất dầu bên trong xi lanh bánh xe tăng từ từ bởI ECU(giai đoạn B)bánh xe có
xu hướng lại bị bó cứng.
- Vì vậy, ECU lại chuyển van điện 3 vị trí đến chế độ “giảm áp” để giảm áp suất dầu bên
trong xi lanh bánh xe.
Giai đoạn D
- Do áp suất dầu bên trong xi lanh bánh xe lạI giảm(giai đoạn C),ECU bắt đầu lạI tăng áp
như giai đoạn B
1.3.4.3. Bộ chấp hành thủy lực
Các cụm chi tiết cuả bộ chấp hành ABS
Hình 1.13: Bộ chấp hành phanh ABS
Sơ đồ mạch dầu thủy lực tổng quát của hệ thống phanh ABS
Bài 1: Hệ thống phanh ABS
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 11
Hình 1.14: Sơ đồ mạch dầu thủy lực phanh ABS
Bộ chấp hành phanh ABS được điều khiển bởi ECU ABS và hoạt động theo các trang
thái của van điện 3 vị trí như sau:
Khi phanh bình thường (ABS không hoạt động)
- ABS không hoạt động trong quá trình phanh bình thường và ECU không gửi dòng điện
đến cuộn dây của van. Do đó, van 3 vị trí ấn xuống bởi lò xo hồi vị và cửa “A” vẫn mở
trong khi cửa “B” vẫn đóng.
- Khi đạp phanh, áp suất dầu trong xi lanhh phanh chính tăng, dầu phanh chảy từ cửa “A”
đến cửa “C” trong van điện 3 vị trí rồi tới xi lanh bánh xe. Dầu phanh không vào được
bơm bởi van một chiều gắn trong mạch bơm.
- Khi nhả chân phanh, dầu phanh hồi về từ xi lanh bánh xe về xi lanh chính qua cửa “C”
đến cửa “A” và van một chiều số 3 trong van điện 3 vị trí.
Bài 1: Hệ thống phanh ABS
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 12
Hình 1.15: Hoạt động nguyên lý hệ thống phanh ABS khi không hoạt động
Khi phanh gấp (ABS hoạt động)
- Nếu có bất kỳ bánh xe nào bị bó cứng khi phanh gấp, bộ chấp hành ABS điều khiển áp
suất dầu phanh tác dụng lên xy lanh bánh xe đó theo tín hiệu từ ECU.Vì vậy bánh xe
không bị bó cứng.
a) Chế độ giảm áp
- Khi một bánh xe gần bị bó cứng, ECU gửi dòng điện 5A đến cuộn dây của van điện,
làm sinh ra một lực từ mạnh. Van 3 vị trí chuyển động lên phía trên, cửa “A” đóng trong
khi cửa “B” mở .
- Kết quả là, dầu phanh từ xi lanh bánh xe qua cửa “C” tới cửa “B” trong van điện 3 vị trí
này và chảy về bình dầu.
- Cùng lúc đó, mô tơ bơm hoạt động nhờ tín hiệu từ ECU, dầu phanh được hồi trả về xi
lanh phanh chính từ bình chứa. Mặt khác cửa “A” đóng ngăn không cho dầu phanh từ xi
lanh chính vào van điện 3 vị trí và van một chiều số 1 và 3. Kết quả là, áp suất dầu bên
trong xi lanh bánh xe giảm, ngăn không cho bánh xe bó cứng. Mức độ giảm áp suất dầu
được điều chỉnh bằng cách lặp lại chế độ “ giữ áp” và “giữ”.
Bài 1: Hệ thống phanh ABS
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 13
Hình 1.16: Hoạt động nguyên lý hệ thống phanh ABS khi hoạt động chế độ giảm áp
b) Chế độ “Giữ”
Khi áp suất bên trong xi lanh bánh xe giảm hay tăng, cảm biến tốc độ gửi tín hiệu
báo rằng tốc độ bánh xe đạt đến giá trị mong muốn, ECU cấp dòng điện 2A đến
cuộn dây của van điện để giữ áp suất trong xi lanh bánh xe không đổi.
Khi dòng điện cấp cho cuộn dây của van bị giảm từ 5A (ở chế độ giảm áp) xuống
còn 2A (ở chế độ giữ), lực từ sinh ra trong cuộn dây cũng giảm. Van điện 3 vị trí
chuyển xuống vị trí giữa nhờ lực của lò xo hồi vị làm đóng cửa”B”.
Hình 1.17: Hoạt động nguyên lý hệ thống phanh ABS khi hoạt động chế độ giữ áp
c) Chế độ “Tăng áp”
Khi tăng áp suất trong xi lanh bánh xe để tạo lực phanh lớn, ECU ngắt dòng điện
cấp cho cuộn dây van điện. Vì vậy, cửa “A” của van điện 3 vị trí mở, và cửa “B”
đóng. Nó cho phép dầu trong xi lanh phanh chính chảy qua cửa “C” trong van điện
3 vị trí đến xi llanh bánh xe. Mức độ tăng áp suất dầu được điều khiển nhờ lặp lại
các chế độ “Tăng áp” và “Giữ”.
Bài 1: Hệ thống phanh ABS
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 14
Hình 1.18: Hoạt động nguyên lý hệ thống phanh ABS khi hoạt động chế độ tăng áp
Những lưu ý về hệ thống ABS
Nhiều người lầm tưởng tác động chủ yếu của ABS là giảm quãng đường phanh.
Thực tế không phải như vậy. Giảm quãng đường phanh không giúp xe an toàn hơn
và trên thực tế, có vô số phương pháp thực hiện điều này mà không cần ABS.
Lợi ích hàng đầu của ABS là cho phép tài xế tiếp tục kiểm soát được hướng lái và
chống hiện tượng trượt khi phanh gấp.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ tai nạn giữa xe có và không có
ABS gần như không khác biệt. Điều này được giải thích là nhiều người sử dụng,
hoặc ít nhất là quan niệm về ABS không đúng. Ngoài ra, tâm lý ỉ lại vào ABS
khiến một số người phóng nhanh vượt ẩu trong khi nếu đi xe không có thiết bị
này, họ lại rất cẩn thận.
1.4. Bài thực hành số 1: Bảo dưỡng hệ thống ABS.
Stt Nội dung công việc Thực hiện Yêu cầu
1 Mức dầu phanh Kiểm tra mức dầu phanh - Lượng dầu phanh
nằm trong mức yêu
cầu
2 Rò rỉ Kiểm tra sự rò rỉ của dầu phanh tại
xi lanh chính, đường ống, xi lanh
phanh bánh xe, bộ chấp hành.
- Không có sự rò rỉ
dầu phanh
3 Hành trình tự do của
bàn đạp phanh
Điều chỉnh hành trình tự do của bàn
đạp phanh
- Hành trình tự do
nằm trong khoảng
yêu cầu của nhà chế
tạo.
4 Tình trạng của hệ
thống phanh khi đạp
Đạp bàn đạp phanh và kiểm tra - Không có hiện
tượng hẫng bàn đạp
phanh.
- Không có hiện
tượng bị dội bàn đạp
phanh.
- Không có hiện
Bài 1: Hệ thống phanh ABS
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 15
tượng bàn đạp
phanh quá sâu hoặc
quá cạn.
5 Đèn báo hoạt động
của hệ thống phanh
ABS
- Kiểm tra hoạt động của đèn báo
phanh ABS. Nếu đèn báo sáng liên
tục tiến hành kiểm tra và sửa chữa.
- Đèn báo chỉ sáng
để kiểm tra chức
năng hoạt động của
hệ thống. Tắt sau
khi kiểm tra xong.
6 Xóa lỗi của hệ thống
phanh ABS
- Xác nhận mã lỗi, tiến hành sửa
chữa, xóa mã lỗi bằng máy chẩn
đoán.
- Không có mã lỗi
BÀI 3: HỆ THỐNG ỔN ĐỊNH Ô TÔ BẰNG ĐIỆN TỬ ESP
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 16
BÀI 2: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN LỰC KÉO TRC
Giới thiệu:
- TRC là viết tắt tiếng anh của Traction Control System (hệ thống kiểm soát lực kéo) sử
dụng các cảm biến điện tử nhận biết tình trạng bám đường của lốp xe từ đó điều chỉnh
lực kéo giữa các bánh xe sao cho giữ cho xe luôn cân bằng.
- TRC giúp xe được vận hành ổn định và giữ đúng hướng lái xe kể cả trong các điều
kiện mặt đường có độ bám kém, trơn trượt.
- Khi đi trên một con đường mưa ướt nhiều bùn đất, trường hợp trên xe không trang bị
TRC, bạn bắt đầu nhấn bàn đạp ga để tăng tốc thì ngay lập tức cảm thấy chiếc xe bắt đầu
có hiện tượng “trượt quay“, thậm chí xảy ra “mất hướng lái“ theo phương ngang đưa bạn
rơi vào tình trạng nguy hiểm, tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
- Trường hợp xe được trang bị TRC, các cảm biến điện tử lắp trên xe luôn thu nhận thông
tin về tình trạng tiếp xúc giữa mặt đường và lốp xe trong khoảng hàng trăm xung nhịp/1
giây và từ đó liên tục điều tiết lực kéo giữa 2 cặp bánh trước – sau giúp cho xe triệt tiêu
nhanh chóng hiện tượng trượt, mất kiểm soát tay lái.
Hình 2.1: Công dụng hệ thống TRC
Mục tiêu:
- Trình bày được các quá trình điều khiển TRC.
- Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các chi tiết trong hệ thống TRC
- Phân tích được mối quan hệ giữa các tín hiệu đầu vào và các tín hiệu điều khiển hệ
thống TRC.
Nội dung chính:
2.1 Sự trượt của bánh xe chủ động
- Khi các bánh xe lăn, dưới tác dụng của mô ment xoắc chủ động, các banh xe có mấu
bám lên mặt đất theo phương nằm ngang và co1 chiều ngược với chiều chuyển động của
xe. Đất sẽ bị nén lại một đoạn b làm cho trục bánh xe lùi về sau một đoạn so với trường
hợp không biến dạng. Vì thế làm cho xe giảm vận tốc tịnh tiến và đó cũng chính là
nguyên nhân gây ra hiện tượng trượt quay.
BÀI 2: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN LỰC KÉO TRC
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 17
- Bên cạnh đó, sự biến dạng theo hướng tiếp tuyến của các thớ lốp dưới tác dụng của mô
ment xoắn Mk cũng làm giảm vận tốc tịnh tiến của xe, gây nên hiện tượng trượt. Điều đó
được giải thích như sau: khi các phần tử của lốp đi vào vùng tiếp xúc sẽ bị nén lại làm
cho bán kính thực tế của bánh xe nhỏ lại, do đó quãng đường xe đi được sau một vòng
quay sẽ giảm đi. Do đó moment xoắn chính là nguyên nhân gây ra sự trượt ở bánh xe chủ
động.
- Khi bánh xe đang phanh, dưới tác dụng của mô ment phanh, đất sẽ bị nén lại cùng chiều
với chiều chuyển động của xe. Do đó trục của bánh xe tiến về phía trước một đoạn so với
trường hợp không biến dạng. Vì thế vận tốc thực tế của xe được tăng lên, đó là bản chất
của hiện tượng trượt lết. Mặt khác sự biến dạng theo hướng tiếp tuyến của các thớ lốp
dưới tác dụng của mô ment phanh cũng làm tăng vận tốc của xe, tạo nên sự trượt lết của
các bánh xe đang phanh.
- Ngoài ra, tải trọng, chất liệu chế tạo của lốp xe, áp suất bánh xe, điều kiện của mặt
đường cũng là nguyên nhân gây ra sự trượt của bánh xe.
Hình 2.2: Sự trượt của mặt đường
2.2 Lực bám và hệ số bám của bánh xe chủ động với mặt đường
- Lực bám: từ định nghĩa chúng ta có thể xác định được lực kéo tiếp tuyến cực đại phát
sinh theo điều kiện bám giữa bánh xe chủ động và mặt đường như sau:
Fkmax = φx.Gb
Nếu gọi Zb là phản lực thẳng đứng từ mặt đường tác dụng lên bánh xe thì:
Zb = Gb
Từ đó lực bám dọc Fφx được các định như sau:
Fφx = φx.Zb
Để tránh cho bánh xe chủ động bị trượt quay thỉ lực kéo tiếp tuyến cực đại ở bánh xe phải
nhỏ hơn hoặc bằng lực bám dọc giữa bánh xe với mặt đường:
Fkmax ≤ Fφx
Nếu bánh xe đang phanh, để bánh xe không bị trượt lết thì lực phanh cực đại ở bánh xe
đó phải nhỏ hơn hoặc bằng lực bám dọc:
Fpmax ≤ Fφx
Với Fpmax là lực phanh cực đại.
Khi dưới bánh xe có phản lực ngang tác dụng thì khả năng bám theo chiều ngang được
thể hiện qua lực bám ngang Fφy:
Fφy = φy.Zb với φy là hệ số bám ngang
Ybmax = Fφy
Trong trường hợp tổng quát, khi dưới bánh xe có tác dụng đồng thời cả phản lực dọc Xb
và phản lực ngang Yb thì khả năng bám theo chiều dọc của vec tơ hợp lực Q được thể
hiện qua lực bám tổng quát Fφt:
Fφt = φtq .Zb
- Như vậy để tránh cho bánh xe có hiện tượng trượt lết trên đường, đảm bảm tính ổn định
của bánh xe dẫn hướng trong quá trình phanh đòi hỏi Fpmax ≤ Fφx
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số bám
BÀI 2: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN LỰC KÉO TRC
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 18
- Hệ số bám φ giữa bánh xe chủ động và mặt đường trước hết phụ thuộc vào vật liệu làm
đường, vật liệu chế tạo lốp, tình trạng bề mặt đường, kiểu gai lốp, áp suất bánh xe, tải
trọng tác dụng lên xe.
2.4 Hệ thống điều khiển lực kéo
2.4.1. Khái quát chung
- Traction Control System là hệ thống kiểm soát lực kéo được trang bị ngày càng phổ
biến để ngăn hiện tượng trượt bánh khi tăng tốc đột ngột trên xe. Hệ thống này đặc biệt
hữu ích không chỉ với những mẫu xe hiệu suất cao mà còn rất cần thiết khi xe vận hành
trong điều kiện đường có độ bám thấp như đường ướt, cát đất, băng tuyết.
2.4.2. Hệ thống điều khiển lực kéo TRC
2.4.2.1. Hiệu quả về lực kéo khi khởi hành
- Traction control hoạt động để đảm bảo xe không bị mất ma sát (giữa lốp xe và mặt
đường) trong quá trình gia tốc. Theo một cách khác, bạn có thể hình dung khi xe bạn tăng
tốc từ một tốc độ ổn định nào đó, traction control hoạt động để đảm bảo sự tiếp xúc lớn
nhất giữa lốp xe với mặt đường, thậm chí ngay cả trong tình trạng đường xấu. Ví dụ, một
mặt đường bị ướt hoặc đóng băng sẽ làm giảm đáng kể ma sát giữa lốp xe với mặt đường.
Vì lốp xe là bộ phận duy nhất của xe thực sự tiếp xúc với mặt đất, nên khi xảy ra hiện
tượng mất ma sát đều dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
- Ngược lại với ABS hoạt động khi xe giảm tốc độ, traction control lại hoạt động khi xe
tăng tốc. Tuy vậy bạn vẫn có thể hình dung hệ thống traction control hoạt động như thế
nào thông qua hệ thống ABS vì có nhiều điểm chung đối với hai hệ thống này. ABS hoạt
động nhờ một cảm biến trượt, có khả năng phát hiện hiện tượng trượt của lốp xe khi
phanh, và hệ thống sẽ tiếp tục điều chỉnh lực phanh để đảm bảo độ tiếp xúc lớn nhất giữa
lốp xe và mặt đường. Bạn có thể nghe thấy tiếng kêu phát ra khi hệ thống hoạt động (âm
thanh ken két) và thực sự cảm thấy trên sự rung động từ bàn đạp phanh.
2.4.2.2. Hiệu quả về tính ổn định khởi hành
- Hệ thống điều khiển lực kéo TRC có mục đích là ngăn cản sự trượt của bánh xe chủ
động khi khởi hành. Moment lớn nhất có thể được truyền đến bánh xe được xác định
bằng hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường. Nếu moment đủ lớn đến giá trị quy định,
bánh xe bị trượt quay. Hệ thống TRC hoạt động trong các điều kiện: đường sỏi đá, đường
trơn trượt, tăng tốc khi vào cua hoặc khi tăng tốc.
- Khi hệ thống TRC hoạt động sẽ giảm moment xoắn của động cơ và tốc độ của bánh xe
điều khiển nhằm cải thiện tính ổn định của xe khi khởi động, khi tăng tắc hoặc trên
đường trơn trượt.
2.4.3 Cấu tạo và nguyên lý làm việc
2.4.3.1. Sơ đồ bố trí chung hệ thống TRC
BÀI 2: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN LỰC KÉO TRC
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 19
Hình 2.3: Sơ đồ bố trí của hệ thống phanh ABS & TRC
2.4.3.2. Sơ đồ khối hệ thống TRC
Hình 2.4: Sơ đồ khối hệ thống TRC
BÀI 2: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN LỰC KÉO TRC
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 20
- ECU ABS & TRC nhận tín hiệu từ tín hiệu đầu vào( cảm biến tốc độ xe, cảm biến vị trí
bướm ga.) để xác định tình trạng hoạt động của xe sau đó ECU ABS & TRC xử lý để
điều khiển hoạt động của bộ chấp hành nhằm kiểm soát lực kéo tại bánh xe chủ động.
2.4.3.3. Cụm tín hiệu đầu vào
- Cụm tín hiệu đầu vào gồm có:
+ Tín hiệu cảm biến tốc độ bánh xe truyền tín hiệu tốc độ thực tế tại bánh xe về ECU
ABS & TRC.
+ Bình ắc quy: báo tín hiệu điện áp ắc quy về hộp ECU ABS & TRC.
+ Công tắc TRC off: báo tín hiệu chế độ kiểm soát lực kéo off.
+ Cô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_chuyen_de_tot_nghiep_2_trinh_do_cao_dang.pdf