Giáo trình Chuẩn đoán xử lý sự cố thiết bị cơ khí

- 1 - BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: CHUẨN ĐOÁN XỬ LÝ SỰ CỐ THIẾT BỊ CƠ KHÍ NGÀNH/ NGHỀ: BẢO TRÌ HỆ THỐNG THIẾT BỊ CƠ KHÍ Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày.tháng năm 2018 của Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, 2018 - 2 - TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham

pdf35 trang | Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 89 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Chuẩn đoán xử lý sự cố thiết bị cơ khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. - 3 - LỜI GIỚI THIỆU Nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh nghề Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí của Trường cao đẳng nghề Cơ Giới Ninh Bình và các trường dạy nghề trong tình hình mới. Chúng tôi biên soạn cuốn giáo trình Chuẩn đoán xử lý sự cố thiết bị cơ khí với khối lượng 80 giờ (5 giờ lý thuyết, 75 giờ thực hành). Kiến thức trong giáo trình được biên soạn theo chương trình Tổng cục Dạy nghề, sắp xếp logic nhằm hướng dẫn cho người học những kỹ thuật cơ bản về chuẩn đoán xử lý sự cố trong hệ thống thiết bị cơ khí. Cũng như những chú ý quan trọng trong bảo quản sử dụng và làm việc với các thiết bị được sử dụng để gia công và sửa chữa. Do đó người đọc có thể hiểu một cách dễ dàng. Tuy nhiên, dù đã rất cố gắng nhưng không tránh được những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp phê bình của độc giả để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của hội đồng thẩm định giáo trình các môn học/ môđun đào tạo nghề trong Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Giới Ninh Bình đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành cuốn giáo trình này./ Ninh Bình, ngày tháng năm 2018 Tham gia biên soạn 1.Chủ biên: Đỗ Hữu Việt 2.Thành viên: Đàm Văn Tới Nguyễn Thị Hạnh - 4 - MỤC LỤC Trang 1.Lời giới thiệu 3 2. Bài 1: Kiểm tra toàn bộ thiết bị cơ khí sau khi lắp 6 3. Bài 2:Chạy thử thiết bị cơ khí 14 4. Bài 3: Xử lý lỗi trên thiết bị cơ khí 20 5. Bài 4: Điều chỉnh máy 31 - 5 - GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên môn học/mô đun: Chuẩn đoán xử lý sự cố thiết bị cơ khí Mã môn học/mô đun: MĐ Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun : - Vị trí : Mô đun được thực hiện sau khi học xong các môn học và mô đun cơ sở của nghề và mô đun Bảo dưỡng hệ thống phanh cữ trong thiết bị cơ khí. - Tính chất :Là mô đun bắt buộc - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun : Cung cấp các kiến thức, kỹ năng về chuẩn đoán và xử lý sự cố thiết bị cơ khí, lập được phiếu công nghệ sửa chữa; bảo dưỡng các bộ phận bôi trơn làm mát theo đúng phiếu công nghệ, đạt yêu cầu kỹ thuật; Mục tiêu của mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được nội dung kiểm tra bên ngoài, bên trong của thiết bị, phát hiện được sai hỏng trên các bộ phận; - Về kỹ năng: + Chạy thử được thiết bị cơ khí theo chế độ không tải, có tải đúng quy trình; + Xác định được vị trí của nơi gây tiếng ồn, tiếng gõ hoặc phát sinh nhiệt quá tiêu chuẩn quy định bằng các dụng cụ đo hoặc quan sát, phát hiện và phân tích các hiện tượng không bình thường trên chi tiết; + Sử dụng các dụng cụ tháo lắp thông dụng điều chỉnh khe hở các mặt trượt của các bộ phận chuyển động theo mặt dẫn hướng và cơ cấu điều chỉnh bằng ren, trục lệch tâm, các mặt cam đạt chỉ tiêu kỹ thuật; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Đánh giá được tình trạng kỹ thuật của thiết bị đang xem xét, kiểm tra, so sánh với tiêu chuẩn của thiết bị; + Giải quyết được các hiện tượng không bình thường trên thiết bị cơ khí với độ tin cậy cao; + Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận. - 6 - Bài 1: Kiểm tra toàn bộ thiết bị cơ khí sau khi lắp MĐ06-01 Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này học viên có khả năng: - Trình bày nội dung các bước chuẩn bị để kiểm tra máy sau khi sửa chữa và lắp ráp tại vị trí làm việc. - Kiểm tra phát hiện những sai sót hoặc không bình thường bên ngoài của máy như bảng che chắn, nắp đậy và các thiết bị ngoại vi khác. - Thử vị trí của các tay gạt, khóa hãm và các cơ cấu an toàn ở trạng thái máy chết - Kiểm tra và ghi chép đầy đủ các thông số kỹ thuật: Độ đảo, độ hở, độ sông song, độ vuông góc, độ lệch tâm giữa các bộ phận máy. Nội dung: - Chuẩn bị để kiểm tra máy - Nội dung và yêu cầu trong kiểm tra máy - Kiểm tra bên ngoài - Kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy - Biện pháp giải quyết những sai sót trong quá trình kiểm tra máy I. Nội dung và công tác chuẩn bị kiểm tra máy 1. Nội dung và yêu cầu khi kiểm tra máy 1.1. Nội dung Máy sau khi sửa chữa, bảo dưỡng; mặc dù đã qua kiểm tra từng chi tiết, cơ cấu hay bộ phận trong quá trình thực hiện các bước công việc. Nhưng sau khi lắp tổng thành ta phải tiến hành kiểm tra lại và khắc phục những sai sót lần cuối để bàn giao máy cho sản xuất. Nội dung của công tác kiểm tra bao gồm: - Kiểm tra về hình thức: Bước này quy định máy sau khi đã được sửa chữa, bảo dưỡng phải được giữ nguyên hiện trạng như ban đầu hoặc có hình thức đẹp hơn nhờ sự trang trí hay sơn lại. Vệ sinh cho máy sạch sẽ và mọi cơ - 7 - cấu, bộ phận của máy liên kết với nhau trong điều kiện an toàn với độ tin cậy cao, các đường dây điện, ống dẫn phải gọn gàng, không gây khó khăn cho người sử dụng máy. - Kiểm tra về độ cứng vững và cân bằng của máy: Sau khi lắp đặt máy lên nền móng máy ta phải tiến hành cân bằng máy theo yêu cầu kỹ thuật, nhằm đảm bảo cho máy trong quá trình làm việc được ổn định. Các mối ghép liên kết máy với nền móng máy phải đủ chặt để đảm bảo cho máy đủ cứng vững, khi làm việc không bị rung. - Kiểm tra hệ thống an toàn của máy: Bao gồm hệ thống các bảng che chắn phoi, nắp đậy của các thùng, ngăn chứa chất lỏng, chất khí và bao che các bộ phận chuyển động như bộ truyền đai, bộ truyền xích .v.v.. các bộ phận che bảo vệ các thiết bị điện trên máy. - Kiểm tra hệ thống bôi trơn, làm mát của máy: Không để rò chất liệu bôi trơn và làm mát ra nơi làm việc. - Kiểm tra bên ngoài của máy: Về trạng thái của các loại tay gạt; cơ cấu an toàn, hệ thống phanh, cữ và cơ cấu khóa lẫn. - Kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy: Theo hai phương pháp là xác định các thông số kỹ thuật bằng dụng cụ đo và cắt thử. 2. Yêu cầu - Trước khi kiểm tra máy, người kiểm tra phải nắm được các thông số kỹ thuật cần kiểm tra cho máy đó. - Phải lập phiếu công nghệ kiểm tra phù hợp với điều kiện của cơ sở sản xuất. - Trước khi tiến hành kiểm tra máy phải chuẩn bị đủ các dụng cụ đúng tiêu chuẩnvà đáp ứng được nội dung cần kiểm tra. - Phải lập được bảng ghi nhớ số liệu trong quá trình kiểm tra. - Trong quá trình kiểm tra phải tiến hành điều chỉnh hoặc khắc phục được những sai sót của máy nhằm đảm bảo tối thiểu những yêu cầu kỹ thuật cho máy. - 8 - 2. Kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy 2.1. Kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy Để xác định các thông số kỹ thuật của máy sau khi sửa chữa; bảo dưỡng; ta sử dụng các loại dụng cụ đo kiểm thông dụng như: - - Đồng hồ so để xác định mức độ sai lệc vị trí của các cơ cấu, bộ phận sau khi lắp ghép với nhau: Độ đảo, độ không đồng trục, độ không song song, độ lệch tâm của khớp nối, trục chính, bàn gá theo các phương chuyển động đã xác định. - Thước cặp có đôn chính xác 1/20 và pan me để kiểm tra kích thước của các vị trí đã xác định như: Chiều cao từ tâm trục chính đến mtj trượt thân máy; khoảng cách từ cơ cấu này đến cơ cấu khác..v.v. - Căn lá dùng để kiểm tra khe hở của các mặt trượt sau khi lắp ghép với nhau - Nivô: Dùng để kiểm tra độ thăng bằng của các bộ phận như bàn gá và đôn thăng bằng của máy trên nền móng máy a. Kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy tiện Hình 1 Máy tiên ren vít Hình 2 Máy tiện tự động nhiều dao Hình 3 Máy tiên tự động nhiều trục Hình 4 Máy tiên revonve - 9 - Hình 5 Máy tiên đứng Hình 6 Máy tiên revonve tự động b. Kiểm tra các thônh số kỹ thuật của máy phay Hình 7 Máy phay đứng Hình 8 Máy phay đứngkhông công son Hình 9 Máy phay ngang tổ hợp Hình 10 Máy phay chép hình nửa tự động - 10 - c. Kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy bào Hình 11 Máy bào nằm ngang Hình 12 Máy bào giường d. Kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy khoan Hình 13 Máy khoan đứng Hình 14 Máy khoan cần - 11 - e. Kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy mài Hình 15 Máy mài trong Hình 16 Máy mài phẳng 2. Các biện pháp giải quyết sai sót trong quả trình kiểm tra Trong khi kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy; thường gặp các si sót làm cho trị số kiểm tra đọc được trên dụng cụ đo không nằm trong giá trị cho phép. Khi đó ta có thể giải quyết bằng các cách sau: - Khe hở các mặt trượt lớn hơn trị số cho phép: Dùng dụng cụ tháo lắp để điều chỉnh lại khe hở mặt trượt kết hợp với thử bằng căn lá. - Độ đảo của trục chính hay các trục truyền khác; bánh đai, bánh răng hay các chi tiết có chuyển động quay khác: Ta điều chỉnh tại các mối ghép của các cơ cấu hay chi tiết đó. - Độ sông song dịch chuyển của các bộ phận máy có độ sai lệch vượt quá trị số cho phép: Ta tiến hành điều chỉnh vị trí của các cơ cấu có chuyển động thẳng so với chuẩn là tâm trục chính hay mặt băng máy. - Độ vuông góc không đạt yêu cầu: Ta điều chỉnh vị trí của các bộ phận với nhau thông qua các mối ghép liên kết giữa các bộ phận. - 12 - II. Kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy Yêu cầu: Vận dụng những kiến thức đã học vào việc chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dụng cụ cho các công việc kiểm tra xác định các thông số kỹ thuật của máy thông dụng; trên cơ sở đó có khả năng kiểm tra đánh giá kỹ thuật cho các máy khác sau khi sửa chữa đảm bảo chính xác và có độ tin cậy cao. Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị - Tài liệu phát tay về chỉ tiêu kỹ thuật của các máy cần kiểm tra - Tài liệu phát tay về tính năng và hướng dẫn sử dụng các loại dụng cụ kiểm tra - Dụng cụ kiểm tra và các loại đồ gá phụ trợ - Dẻ lau - Giấy bút Nguồn lực liên quan - Máy cần kiểm tra - Giáo viên hướng dẫn 1. Công tác chuẩn bị a.Lập phiếu công nghệ kiểm tra b. Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra và nơi làm việc 2. Trình tự thực hiện a. Lau chùi sạch các bộ phận của máy để tiến hành kiểm tra b. Kiểm tra máy tiện c. Kiểm tra máy khoan d. Kiểm tra máy bào e. Kiểm tra máy phay 3. Kết thúc công việc kiểm tra a. Trao đổi nhóm nhỏ về các số liệu đã ghi chép được sau khi kiểm tra b. Kiểm tra lại lần cuối vị trí làm việc và các phơng tiện, dụng cụ - 13 - Câu hỏi và bài tập bổ trợ 1. Trình bày chức năng của các cơ câú hiển thị dùng trong máy công cụ. 2. Viết nhận xét về các chỉ tiêu kỹ thuật của máy đã kiểm tra - 14 - Bài 2:Chạy thử thiết bị cơ khí MĐ06-02. Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này học viên có khả năng: - Trình bày nội dung các bước chạy thử máy sau khi sửa chữa. - Chon được chế độ cắt, do, vật liệu để thử máy có tải theo quy định trong lý lịch máy. - Phân tích nguyên nhân của các hiện tượng gây tiếng gõ, phát nhiệt, có vết gằn trên vật gia công, độ côn, độ ô van, độ yên ngựa, độ tang trống, độ bóng, độ phẳng không đạt yêu cầu khi chạy thử. - Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh cônh nghiệp khi chạy thử máy. Nội dung của bài - Nguyên tắc vận hành máy không tải - Nguyên tắc vận hành máy có tải - Chế độ thử máy có tải - Bản chất của các hiện tượng không bình thường - Công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi thử máy I.Quy định khi chạy thử máy Sau khi đã tiến hành kiểm tra và điều chỉnh các thông số kỹ thuật của máy bằng các loại dụng cụ, ta còn phải tiến hành kiểm tra máy theo chế độ thử máy khi gia công, phương pháp này nhằm xác định khả năng của máy khi gia công chi tiết có đảm bảo độ chính xác hay không, nếu trên chi tiết xuất hiện các thiếu sót ta có thể hiệu chỉnh lại, tức là mọi sai lệch của máy sau khi lắp tổng thành sẽ in lại trên chi tiết gia công. Để tiến hành chạy thử máy theo chế độ không tải và có tải ta phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau: 1. Nguyên tắc chạy thử máy không tải - Trước khi cho máy chạy không tải phải kiểm tra tất cả các cơ cấu, mối ghép của các bộ phận; nếu thấy có hiện tượng chưa đảm bảo tin cậy thì khắc phục lại. - 15 - - Kiểm tra vị trí các tay gạt điều khiển; các cơ cấu phanh, cữ và khóa lẫn làm việc có bình thường hay không. - Kiểm tra các nút ấn điều khiển bằng điện khi mở và tắt máy về độ an toàn . - Kiểm tra các thùng chứa cất liệu bôi trơn và cho chất liệu bôi trơn vào các vị trí đã chỉ dẫn trên máy. - Kiểm tra tất cả các thiết bị che cắn đảm bảo an toàn khi cho máy chạy. - Khi cho máy chạy phải thực hiện từ tốc độ thấp đến cao, trong khi cho máy chạy với các tốc độ, nếu phát hiện có tiếng gõ hay va đập phải dừng máy để kiểm tra và khắc phục mới cho chạy tiếp. - Khi máy chạy không tải say 40 phút nếu thấy có hiện tượng phát nhiệt ở các ổ trục quá lớn phải dừng máy và xem xét nguyên nhân để khắc phục. 2. Chạy thử máy có tải Hiện nay theo quy định của nhà máy công cụ số 1 Hà Nội; chế độ thử máy cho một số máy thông dụng như sau: a. Máy tiện T620 - Thử có tải + Chi tiết  115 x 2000 mm bằng thép 45, HB = 207. Dùng dao tiện thường P18. + Chế độ cắt: n = 40 vg/ph, s = 1,4 mm/vg, t = 6mm, thì được Pmax và Pz quá tải 25% trong thời gian ngắn - Thử với Mx và Pz bằng 2/3 trị số cực đại + Chi tiết  115 x 250 mm bằng thép 45, HB = 207, dao P18. + N = 63 vg/ph, t = 5 mm; s = 0,75 ữ 1,56mm/vg. + Chạy với mọi bánh răng norton, tiện mỗi lần dài l< 40mm. + Kiểm tra ly hợp ma sát không bị trượt. + Thử công suất N. + Chi tiết  70 x 350mm bằng thép 45, có tỳ mũi nhọn, dao tiện T15K6. + N = 400vg/ph, s = 0,39 mm/vg, t = 5mm. - 16 - - Thử độ bóng + Chi tiết  80 x 300 mm bằng thép 45, HB = 207. Dùng dao tiện thường P18. + V = 30m/ph, s = 0,12 mm/vg, t = 2mm, láng, không có vết nham nhở. + Khỏa mặt:  80 x 150 mm, dao P15. + V = 30m/ph, s = 0,1mm/vg, t = 5mm. - Thử chạy không Thử với mọi vận tốc, thời gian 40ph với nmax > 20 vg/ph và với mọi lượng chạy dao. Nhiệt độ ở ổ trục chính < 850C, ở các ổ khác <500C. b. Máy tiện T630 - Thử lực chạy dao Q <104 N. - Chi tiết  130 x 100mm bằng thép 45, HB = 220,  b = 650 N/mm 2 . - Dao tiện T15K6, thô dài 45mm. - N = 60vg/ph. s = 1,33mm/vg, t = 8,23mm, N = 7,24KW c. Máy T616. - Thử nhiệt độ: chạy với nmax trong 30 phút; t 0 < 70 0 C. - Thử có tải: - Thử ly hợp ma sát, ly hợp an toàn, các tay gạt với chi tiết  80 x 500mm, thép 45, HB = 165. - Dao P15. - n = 66 v/f, s = 1,12mm/v, t = 6,5mm cho sau thêm 1,5mm trong 1ữ 2. - Kiểm tra không trượt, không di chuyển (lực tăng nhiều nhất 25%). d. Máy khoan k125 - Thử độ ổn định làm việc + khoan tốt đều với các chế độ như sau. + Khoan lỗ 25mm, mũi khoan thép gió, phôi liệu gang cấp II; n = 140 v/f với mọi s. - 17 - + Khoan lỗ 15mm, mũi khoan hợp kim cứng, phôi liệu gang cấp II; s = 0,17 mm/v với mọi n. - Thử tải trọng: + chạy dao. + Pxmax=9000N, mũi khoan thép gió, lỗ khoan 25mm HB=180, s =0,62ữ0,81 mm/v, n=140v/f ngắt li hợp. - Thử công suất: + Khoan lỗ 25mm, mũi khoan thép gió, phôi liệu: gang có HB = 180. + n = 272 v/f, s = 0,48 mm/v. + Khoan lỗ 15mm, mũi khoan hợp kim cứng; phôi liệu gang có HB=180 n =1360 v/f, s = 0,36 mm/v. e. Máy phay P 623 - Thử cắt mạnh: + Dao P18 có D = 90mm, z = 8. + Phôi liệu: Gang có HB = 180 + Chế độ gia công: n = 47,5 v/f, B = 100mm, t = 12mm. + V = 13,5m/f, s = 118mm/f, N = 6,3 KW. - Cắt nhanh + Dao T15K6 có D = 100mm; Z = 4 + Phôi liệu: Thép 45 có HB = 195 + Chế độ gia công: n = 750m/f, s = 750v/f, B = 50mm, v = 235m/f; t=3mm, N=8,5 KW + Dùng dầu dao phay - Thử ly hợp an toàn + Dao có D = 100mm; Z = 8 bằng thép gió + Phôi liệu: Thép 45 + Chế độ gia công: B = 100mm, t = 10mm, n = 47,5 v/f, s = 118mm/v, Mx=200Nm + Chạy nhanh với n = 870 v/f, kiểm tra sự trượt n = 20 v/f. - 18 - f. Máy bào B665 - Thử chạy không + n hành rình kép, sai số n = 5%. + S lượng chạy dao, sai số s = 5%. + Thử có tải. - Cho làm việc bình thường với mọi s và n theo chế độ gia công: + Phôi liệu Gang 12  24 có HB = 160, t = 4mm, n = 19,7htk/f, L= 450mm. + Thử quá tải 25%: Phôi gang 12  24; có HB = 180; dao thép gió + Chế độ cắt: t = s, n = 17,9 htk/f, v= 16,3m/f, L = 550mm. + S = 1,33mm/htk thời gian 5 phút, s = 1,67mm/htk thời gian 1 phút. II.Chạy thử máy theo các chế độ Địa điểm: Xưởng thực hành Yêu cầu: Vận dụng những kiến thức đã học vào vào việc chạy thử máy sau khi sửa chữa theo các chế độ không tải và có tảI, thông qua việc chạy thử máy có khả năng phát hiện chính xác những tồn tại, thiếu sót và khắc phục, đảm bảo máy trước khi bàn giao cho sản xuất có các chỉ tiêu kỹ thuật như mong muốn. Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị: - Tài liệu phát tay về chỉ tiêu kỹ thuật của các máy cần kiểm tra. - Tài liệu phát tay về tính năng và hướng dẫn sử dụng các loại máy công cụ. - Dao cắt các loại. - Dẻ lau. - Vật tư theo chế độ chạy có tải cho máy cần thử. Nguồn lực liên quan - Máy cần kiểm tra. - Giáo viên hướng dẫn. 1. Công tác chuẩn bị a.Nhận vật tư và dao cắt để chạy thử máy . - 19 - b. Bố trí nơi làm việc khi chạy thử máy. 2. Trình tự thực hiện a. Chạy thử máy tiện. b. Chạy thử máy Phay. c. Chạy thử máy khoan. d. Chạy thử máy bào. 3. Kết thúc công việc chạy thử máy a. Trao đổi nhóm nhỏ về các số liệu đã ghi chép được sau khi chạy thử máy. b. Viết bản nhận xét và thu hoạch về những gì đã xử lý được trong quá trình chạy thử các máy. Câu hỏi và bài tập bổ trợ 1. Tại sao trước khi chạy thử máy có tải ta phải cho máy chạy thử không tải? 2. Khi chạy thử máy có tải ta cần lưu ý đến những yếu tố nào để phát hiện những sai sót của máy để khắc phục. - 20 - Bài 3: Xử lý lỗi trên thiết bị cơ khí MĐ06-03 Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này học viên có khả năng: - Trình bày nguyên nhân của các hiện tượng không bình thường phát sinh trong quá trình thử máy: Tiếng ồn; phát nhiệt; rung động. Mất truyền động và các sai sót trên chi tiết gia công khi chạy máy không tải và có tải. - Xử lý nhanh các sai hỏng sinh ra khi chạy máy không tải và có tải bằng các dụng cụ, phương tiện được trang bị. - Thực hiện công tác an tờn và vệ sinh công nghiệp khi xử lý pan trên máy Nội dung của bài: - Hiện tượng và nguyên nhân gây ra sai hỏng khi máy làm việc - Phương pháp phân tích tìm nguyên nhân của các hiện tượng hư hỏng dạng pan khi máy làm việc - Dụng cụ và phương pháp xử lý pan trên máy - Công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi xử lý pan trên máy I.Hiện tượng hư hỏng và phương pháp phân tích tìm nguyên nhân hư hỏng Máy công cụ hay các thiết bị cơ khí khác; khi đưa vào sử dụng do các yếu tố sau đây gây ra những hư hỏng bất thường: - Lực tác dụng kên chi tiết, cơ cấu và bộ phận của máy. - - Chất liệu bôi trơn thiếu hoặc không đúng yêu cầu. - Sai sót trong khi lắp ghép: Thiếu chi tiết hoặc thực hiện chế độ lắp ghép cho các mối ghép không đúng yêu cầu kỹ thuật. - Chế độ sử dụng máy không được tuân thủ nghiêm ngặt. - Thao tác máy vụng về, cẩu thả. - Khôn kịp thời xử lý những sai sót từ trước. Khi máy bị hư hỏng đột xuất trong sản xuất nếu không khắc phục kịp thời sẽ gây lãng phí và ảnh hưởng rất lớn đến năng xuất của cơ sở sản xuất. - 21 - Sau đây ta nghiên cứu một số hiện tượng và nguyên nhân gây hư hỏng bất thường của máy: 1. Hiện tượng gây tiếng gõ; tiếng ồn trong các bộ phận máy Yêu cầu chung cho các máy là khi làm việc phải êm; chỉ số phát tiến ồn tùy theo từng máy mà người ta quy định cụ thể khi nghiệm thu máy sau khi đã được chế tạo ra, nhưng nhìn chung bằng cảm nhận ta có thể biết tiếng gõ, tiếng ồn phát sinh không gây căng thẳng, khó chịu và ảnh hưởng đến sự tập trung chú ý của người thợ đứng máy. Căn cứ vào kết cấu cụ thể của các bộ phận của máy để nhận biết tiếng ồn hay tiếng gõ phát sinh ra từ đâu. - Tiếng gõ là dấu hiệu của sự va đập giữa các chi tiết có chuyển động, nếu là chuyển động quay thì nhịp phát tiếng gõ nhanh và tần số thấp, còn chi tiết có chuyển động tịnh tiến thường tiễng gõ phát sinh sưa và tần số cao hơn. - Nguyên nhân gây ra tiếng gõ là do mối ghép của chi tiết bị nới lỏng hoặc vị trí lắp ghép của chi tiết bị xê dịch làm cho chi tiết khi chuyển động va chạm vào chi tiết khác. Trong một số trường hợp tiếng gõ lại do các bề mặt tiếp xúc của các chi tiết tạo ra khe hở lớn do lâu ngày bị mòn, khi đổi chiều chuyển động gây va đạp giữa các bề mặt của các chi tiết (ví dụ: như con trượt vuông làm việc trong rãnh thanh biên của máy bào ngang) - Tiếng ồn: Là hiện tượng tuy nhẹ hơn tiếng gõ, nhưng khi máy chạy gây ra sự khó chịu và thiếu an toàn cao. Sự xuất hiện tiếng ồn trong các bộ phận máy thường nguyên nhân chính là thiếu dầu bôi trơn trong các bộ phận của hộp tốc độ. Đối với các cơ cấu có chuyển động tịnh tiến khi thiếu dầu bôi trơn thường chuyển động khó khăn và có tiếng rít, gằn nặng. Ngoài ra tiếng ông cũng thường xuất hiện trong các bộ phận hộp tốc độ dùng các khối bánh răng di trượt, lâu ngày do thao tác sử dụng máy không đúng làm cho các đầu răng của bánh răng bị biến dạng và gây khả năng tiếp - 22 - xúc mặt răng kém. Do đó khi làm việc phát ra tiếng ồn lớn thì phải ngừng máy và kiểm tra sau đó mới đưa vào sử dụng tiếp. 2. Hiện tượng phát nhiệt Nhiệt là hiện tượng phát sinh không thể thiếu khi máy làm việc, nguyên nhân phát nhiệt là do dưới tác dụng của tải trọng, lực ma sát tiếp xúc tăng, các bề mặt của chi tiết này lăn hay trượt lên nhau với vận tốc trung bình hoặc lớn và làm cho phát sinh nhiệt trên các bề mặt tiếp xúc của các chi tiết sau đó truyền theo chi tiết ra các chi tiết khác để ra ngoài. Đối với máy công cụ, tại các ổ trục nhiệt phát sinh không cho lớn hơn 60o C Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phát nhiệt vượt quá mức cho phép là do: - Thiếu hoặc chất liệu bôi trơn cho chi tiết máy không đúng - Khe hở các mối ghép không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật ( thường là quả nhỏ, gây áp lực ma sát lớn) - Phương án tản nhiệt của bộ phận máy kém ( các thành, vách và bề mặt không tạo điều kiện thoát nhiệt) 3. Chi tiết hay cơ cấu, bộ phận của máy mất truyền động a. Mất truyền động ở các cơ cấu, chi tiết cơ khí - Mất truyền động tại các khớp nối cứng: Nguyên nhân do chốt bị dứt hay lò xo đẩy chốt bị gãy. - Mất truyền động của các bánh răng, bánh đai, bánh ma sát là do then bị cắt. - Mất truyền động tại các cụm ly hợp: Là do lực truyền động điều chỉnh yếu (đối với các loại ly hợp kiểu vấu), hoặc do các bề mặt tiếp xúc có khe hở lớn (đối với các cụm ly hợp kiểu đĩa ma sát). - Mất truyền động tại các hộp tốc độ: là do các bánh răng không ăn khớp với nhau, các cơ cấu điều khiển các khối bánh răng di trượt bị hỏng không dịch chuyển được bánh răng đến vị trí ăn khớp. - 23 - Hình 17. các dạng bánh răng Hình 18. Loại trục vít - bánh vít - 24 - Hình 19. các lọai khớp nối thông dụng b. Mất truyền động trong các cơ cấu truyền động bằng thủy lực – khí nén Hiện nay trong các máy công cụ hiện đại; hình thức truyền động bằng thủy lực và khí nén được áp dụng khá rộng rãi. Hiện tượng mất truyền động trong các bộ phận này thường gặp là: - 25 - - Mất truyền động của hệ thống bơm: Nguyên nhân là do động cơ điện kéo bơm không làm việc hoặc bơm bị kẹt phát tiếng kêu lớn. - Mất truyền động của hệ thống xy lanh truyền lực: Nguyên nhân là do van trượt mở sai cửa cung cấp chất lỏng hay chất khí vào buồng xy lanh. Mặt khác nếu xy lanh bị kẹt nặng thì ngay lập tức phát ra tiếng kêu và rung mạnh - Bơm làm việc mà dầu không cung cấp cho hệ thống: Nguyên nhân là do chiều quay của bơm không đúng; trong trường hợp thiếu dầu trong ngăn, thùng chứa thì bơm phát tiếng kêu và nóng - Hệ thống thủy lực làm việc bị rung mạnh: Nguyên nhân do chất lỏng cung cấp vào hệ thống có áp suất không ổn định, các van mở của không đcúng hoặ đường dẫn chất lỏng có hiện tượng giảm hay tăng tiết diện đột ngột. - Áp suấ trong hệ thống bị giảm: Nguyên nhân do dầu bị rò tại đường dẫn hoặc bơm bị tụt áp Hình20. Bơm bánh răng Hình 21. Bơm bánh răng ăn khớp trong - 26 - Hình 22. Bơm trục vít Hình 23. Bơm cánh gạt đơn dẫn dầu từ ngoài (a) (b) Hình 24. Xi lanh truyền lực đơn giản - 27 - Hình 25. Xi lanh truyền lực vi sai 4. Chi tiết khi gia công trên máy tiện có các hiện tượng a. Vết gằn theo chu kỳ Nguyên nhân là do ổ bi đầu trục chính có vết tróc lõm trên đường lăn, khi các viên bi đi qua bị vấp đột ngột gây rung động trực tiếp lên trục chính mang chi tiết gia công và có hiện tượng vấp dao trên bề mặt của chi tiết tạo ra vết gằn b. Vết gằn không theo chu kỳ Nguyên nhân là do ổ bi đầu trục chính có vết tróc lõm trên các viên bi, khi các viên bi lăn và đảo quanh đến vết lõm tiếp xúc với đường lăn và bị vấp đột ngột gây rung động trực tiếp lên trục chính mang chi tiết gia công và có hiện tượng vấp dao trên bề mặt của chi tiết tạo ra vết gằn. c. Đường sinh của chi tiết bị côn so với đường tâm Nguyên nhân là do một trong hai khâu chấp hành mang phôI (trục chính) và mang dao (bàn dao) gây ra. Tức là phương chuyển động của bàn dao dọc không song song với tâm trục chính, Hoặc tâm của trục chính không song song với mặt băng máy theo phương nằm ngang và theo phương thẳng đứng. d. Bề mặt của chi tiết bị hình loa kèn Nguyên nhân có thể do một trong hai trường hợp sau: - Đường chuyển dịch của bàn dao mang dao tiện có lúc bị thấp hơn tâm; do mặt dẫn hướng trên thân máy bị mòn nhiều - 28 - - Chi tiết gia công dài; thiếu cững vững ( không có luy nét); khi dao vào vùng cắt gọt giữa chi tiết bị đẩy gây độ võng cho chi tiết; hoặc do dao quá dài làm bị uốn khi cắt e. Chi tiết gia công bị ô van Nguyên nhân là do trục chính bị đảo hoặc khi gá phôi lên trục chính bị đảo. 5. Vật gia công trên máy bào có các hiện tượng a. Vật gia công bị vạt tròn sườn Nguyên nhân khi dao bắt đầu chạm vào chi tiết, phản lực cắt tác dụng lên dao và phản lực đẩy dao lắc sang phải, tại thời điểm đó dao vẫn tịnh tiến về phí trước, như vậy cùng lúc do thực hiện hai chuyển động. Bằng phương pháp tổng hợp chuyển động của dao ta sẽ nhận thấy vật gia công bị vạt tròn sườn là do dao có khả năng dịch chuyển ngang sang phải, điều này cho biết khe hở mặt lắp ghép của bàn trượt dao trên đầu dao quá lớn. b. Vật gia công bị vạt tròn thành đứng Nguyên nhân khi dao bắt đầu chạm vào chi tiết, phản lực cắt tác dụng lên dao và phản lực đẩy dao tịnh tiến lên phía trên theo phương thẳng đứng, tại thời điểm đó dao vẫn tịnh tiến về phí trước, như vậy cùng lúc do thực hiện hai chuyển động. Bằng phương pháp tổng hợp chuyển động của dao ta sẽ nhận thấy vật gia công bị vạt tròn sườn là do dao có khả năng dịc chuyển ngang sang phải và điều này cho biết khe hở mặt lắp ghép gối đỡ với trục vít hoặc khe hở mặt ren giữa đai ốc và trục vít quá lớn. c. Bề mặt gia công không song song Nguyên nhân là do phương chuyển dịch của dao bào không song song với mặt trên của bàn gá. Hiện tượng này thường do: Bàn gá không vuông góc với mặt trượt phía trước của thân máy hoặc đầu trượt mang dao có khe hở quá lớn, khi dao cắt vào chi tiết bị phản lực cắt tác dụng và nâng đầu trượt lên. Các hiện tượng và nguyên nhân trên có thể dùng để phân tích cho các máy khác khi làm việc. Tuy nhiên trong thực tiễn sản xuất các dạng hỏng đột xuất có thể đặc trưng bằng những hiện tượng khác nhau; nhưng về bản chất - 29 - nó thuộc vào các vấn đề như hư hỏng của chi tiết khi gia công hay truyền động có những vấn đề không bình thường. Lúc đó người thợ cần căn cứ vào đặc điểm kết cấu của bộ phận mà phân tích theo hướng loại trừ dần để có kết luận chính xác và tiến hành khắc phục. III.Khảo sát và xử lý pan trên máy Địa điểm: Xưởng thực hành Yêu cầu: Vận dụng những kiến thức đã học, tiến hành khảo sát các hiện tượng phát sinh trên máy, phân tích nguyên nhân và trực tiếp khắc phục các dạng hư hỏng để máy làm việc đạt yêu cầu kỹ thuật. Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị: - Tập bản vẽ sơ đồ đọng và bản vé khai triển của máy. - Các loại dao. - Phôi liệu gia công trên máy. Nguồn lực liên quan: - Máy có những hư hỏng đặc trung ở dạng pan. - Giáo viên hướng dẫn. 1. Công tác chuẩn bị a.Nhận vật tư và dao cắt để chạy thử máy . b. Bố trí nơi làm việc để phán đoán và kiểm tra khắc phục hư hỏng của máy. 2. Trình tự thực hiện a. Xử lý pan trên máy tiện. b. Xử lý pan trên máy tiện. c. Xử lý pan trên máy bào. d. Xử lý pan trên máy khoan. 3. Kết thúc công việc xử lý pan trên máy a. Trao đổi nhóm nhỏ và rút kinh nghiệm về phân tích tìm nguyên nhân và xử lý các pan trên máy. b. Viết bản thu hoạch cá nhân về kết quả xử lý pan trên máy. - 30 - Câu hỏi và bài tập bổ trợ 1. Muốn phan tíc chính xác và xử lý các pan trên máy nhanh, người thợ sửa chữa cần có những khả năng nào? 2. Khi xử lý các pan trên máy chúng ta có cần tháo toàn bộ các bộ phận của máy hay không? Tại sao. - 31 - Bài 4: Điều chỉnh máy Mục tiêu thực hiện Học xong bài này học viên có khả năng: - Trình bày nội dung các bước điều chỉnh máy và các thông số điều chỉnh máy công cụ. - Lựa chọn thiết bị, dụng cụ điều chỉnh hợp lý các cơ cấu của máy. - Điều chỉnh các cơ cấu nhanh và đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật trong phạm vi cho phép - Thực hiện công tác an toàn khi điều chỉnh máy Nội dung bài học: - Chỉ tiêu kỹ thuật; dụng cụ và phương pháp điều chỉnh khe hở mặt trượt - Chỉ tiêu kỹ thuật, dụng cụ và phương pháp điều chỉnh các khóa hãm - Chỉ tiêu kỹ thuật, dụng cụ và phương pháp điều chỉnh cơ cấu trục vít đai ốc. Hình 26. đai ốc liền - Chỉ tiêu kỹ thuật, dụng cụ và phương pháp điều chỉnh bộ truyền đai - Chỉ tiêu kỹ thuật, dụng cụ và phương pháp điều chỉnh độ rơ trục vít - Chỉ tiêu kỹ thuật, dụng cụ và phương pháp điều chỉnh độ rơ trục chính Hình 27. ổ trực chính máy phay ngang dùng ổ đũa 2 dãy - Chỉ tiêu kỹ thuật, dụng cụ và phương pháp điều chỉnh ly hợp an toàn - Chỉ tiêu kỹ thuật, dụng cụ và phương pháp điều chỉnh van thủy lực - 32 - - Chỉ tiêu kỹ thuật, dụng cụ và phương pháp điều chỉnh van khí nén - Công tác an toàn và vệ sinh công ngiệp khi điều chỉnh máy I

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_chuan_doan_xu_ly_su_co_thiet_bi_co_khi.pdf