TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Chủ biên: Phạm Xuân Hồng
Đồng tác giả: Phạm Huy Hoàng, Đỗ Tiến Hùng, Dương Thành Hưng,
Nguyễn Thị Vân Anh
GIÁO TRÌNH
CHẾ TẠO PHÔI HÀN
(Lưu hành nội bộ)
Hà Nội năm 2012
0
Tuyên bố bản quyền
Tài liệu này là loại giáo trình nội bộ dùng trong nhà trường
với mục đích làm tài liệu giảng dạy cho giáo viên và học sinh, sinh
viên nên các nguồn thông tin có thể được tham khảo.
Tài liệu phải do trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội in
ấn
259 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Chế tạo phôi hàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và phát hành.
Việc sử dụng tài liệu này với mục đích thương mại hoặc khác
với mục đích trên đều bị nghiêm cấm và bị coi là vi phạm bản
quyền.
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội xin chân thành
cảm ơn các thông tin giúp cho nhà trường bảo vệ bản quyền của
mình.
Địa chỉ liên hệ:
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội.
131 – Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: (844) 38532033
Fax: (844) 38533523
Website: www.hnivc.edu.vn
1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số
lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật
trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công
nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo nói chung và ngành Hàn ở Việt Nam
nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể.
Chương trình khung quốc gia nghề hàn đã được xây dựng trên cơ sở phân
tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun. Để tạo điều kiện
thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo
trình kỹ thuật nghề theo theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay.
Mô đun 13: Chế tạo phôi hàn là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo
hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện, nhóm
biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu công nghệ hàn trong và ngoài nước,
kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất.
Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết,
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày..... tháng....năm ....
Tham gia biên soạn giáo trình
1. Phạm Xuân Hồng – Chủ biên
2. Phạm Huy Hoàng
3. Đỗ Tiến Hùng
4. Dương Thành Hưng
5. Nguyễn Thị Vân Anh
2
MỤC LỤC
Đề mục Trang
I. Lời giới thiệu 1
II. Mục lục 2
Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun 3
Mục tiêu của mô đun 3
Nội dung mô đun 3
Yêu cầu đánh giá hoàn thành mô đun 4
III. Nội dung mô đun 5
Bài 1: Chế tạo phôi hàn bằng mỏ cắt khí cầm tay 5
Bài 2: Chế tạo phôi hàn từ vật liệu thép tấm bằng máy cắt khí
con rùa
196
Bài 3: Chế tạo phôi hàn từ vật liệu thép ống bằng máy cắt khí
chuyên dùng
206
Bài 4: Chế tạo phôi hàn từ vật liệu thép tấm bằng máy cắt
CNC
216
Bài 5: Chế tạo phôi hàn từ vật liệu thép tấm bằng máy cắt
Plasma
237
Bài 6: Mài mép hàn, mép cùn bằng máy mài cầm tay 247
Tài liệu tham khảo 257
3
MÔĐUN: CHẾ TẠO PHÔI HÀN
Mã số mô đun: MĐ17
I. VỊ TRÍ, Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA MÔ ĐUN:
Môđun Chế tạo phôi hàn là mô đun chuyên môn nghề, được bố trí sau khi
học xong các môn học kỹ thuật cơ sở và trước khi học các mô đun chuyên môn
nghề.
Là môđun có vai trò rất quan trọng, người học được trang bị những kiến
thức, kỹ năng chuẩn bị, chế tạo phôi liệu trước khi hàn.
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN:
Xác định được phương pháp chế tạo phôi hàn đảm bảo tính kinh tế và
kỹ thuật với từng loại kết cấu.
Nêu được thực chất, đặc điểm và phạm vi ứng dụng của một số loại máy
cắt thông dụng.
Nêu được các phương pháp khai triển hình học đơn giản
Tính toán khai triển phôi chính xác, đúng kích thước bản vẽ.
Vận hành sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị chế tạo phôi hàn.
Cắt, vát mép, làm ạch phôi hàn đúng yêu cầu kỹ thuật
Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra
1
Chế tạo phôi hàn bằng mỏ cắt khí
cầm tay
40 24 15 1
2
Chế tạo phôi hàn từ vật liệu thép tấm
bằng máy cắt khí con rùa
24 2 21 1
3
Chế tạo phôi hàn từ vật liệu thép ống
bằng bằng máy cắt khí chuyên dùng
22 2 19 1
4
Chế tạo phôi hàn từ vật liệu thép tấm
bằng máy cắt CNC
28 6 21 1
5
Chế tạo phôi hàn từ vật liệu thép tấm
bằng máy cắt plasma
24 5 19
6
Mài mép hàn, mép cùn bằng máy mài
cầm tay
8 1 6 1
7 Kiểm tra kết thúc Mô đun 4 4
Cộng 150 40 101 9
4
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔ ĐUN.
1. Kiểm tra đánh giá trước khi thực hiện mô đun:
- Kiến thức: Đánh giá qua kết quả bằng cách vấn đáp hoặc trắc nghiệm kiến
thức đã học có liên quan của môn học vẽ kỹ thuật, an toàn lao động, dung sai.
- Kỹ năng: Được đánh giá qua kết quả thực hiện khai triển hình học trên
bảng trong nội dung môn vẽ kỹ thuật
2. Kiểm tra đánh giá trong khi thực hiện mô đun:
Giáo viên hướng dẫn quan sát trong quá trình hướng dẫn thường xuyên về
công tác chuẩn bị, thao tác cơ bản, bố trí nơi làm việc... Ghi sổ theo dõi để kết
hợp đánh giá kết quả thực hiện môđun về kiến thức, kỹ năng, thái độ.
3. Kiểm tra sau khi kết thúc mô đun:
3.1. Về kiến thức:
Căn cứ vào mục tiêu môđun để đánh giá kết quả qua bài kiểm tra viết, kiểm
tra vấn đáp, hoặc trắc nghiệm đạt các yêu cầu sau:
Thực chất, đặc điểm và phạm vi ứng dụng của từng phương pháp cắt
phôi
Nguyên lý hoạt động, cách sử dụng và quy định về an toàn của các thiết
bị cắt.
Cách dựng hình học, khai triển.
Kỹ thuật an toàn khi cắt khí.
3.2. Về kỹ năng:
Được đánh giá bằng kiểm tra trực tiếp các thao tác trên máy, qua chất lượng
của bài tập thực hành đạt các kỹ năng sau:
Vận hành, điều chỉnh chế độ các thiết bị cắt
Thao tác cắt phội.
Đo kiểm, khai triển, kiểm tra phôi
3.3 Về thái độ:
Được đánh giá qua quan sát, qua sổ theo dõi đạt các yêu cầu sau:
Chấp hành quy định bảo hộ lao động;
Chấp hành nội quy thực tập;
Tổ chức nơi làm việc hợp lý, khoa học;
Ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu;
Tinh thần hợp tác làm việc theo tổ, nhóm.
5
BÀI 1: CHẾ TẠO PHÔI HÀN BẰNG MỎ CẮT KHÍ CẦM TAY
Mã bài: 17.1
Giới thiệu:
Khi chế tạo kết cấu, vật liệu ban đầu ở dạng tấm, dạng ống, dạng định
hình theo tiêu chuẩn. Để tạo thành kết cấu người thợ phải khai triển hình dạng
và tách chúng thành các chi tiết có kích thước và hình dáng theo yêu cầu. Công
việc quan trong ở đây là quá trình cắt, hiện nay có nhiều phương pháp khác
nhau từ hiện đại tới đơn giản; cắt phôi bằng mỏ cắt khí cầm tay là phương pháp
cắt mang lại hiệu quả kinh tế cao vì thiết bị đơn giản, dễ thực hiện, nguồn khí có
nhiều trong tự nhiên và dễ điều chế. Theo nguồn thống kê của tổ chức kỹ thuật
lao động và viện bảo hộ lao động, hiện nay chế tạo phôi bằng mỏ cắt khí cầm
tay chiếm 57,8% tổng số công việc chế tạo phôi hàn.
Mục tiêu:
Liệt kê được đầy đủ các loại dụng cụ, thiết bị cắt khí bằng mỏ cắt cầm tay.
Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của mỏ cắt, van giảm áp,
chai chứa khí, máy sinh khí axêtylen, bình dập lửa tạt lại, ống dẫn khí.
Lắp ráp thiết bị, dụng cụ cắt khí đảm bảo an toàn, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Vận hành và sử dụng thành thạo mỏ cắt khí cầm tay
Khai triển, tính toán phôi đúng hình dáng và kích thước của chi tiết.
Chọn chế độ cắt(chiều cao cắt, công suất ngọn lửa, tốc độ cắt, góc nghiêng
mỏ cắt) hợp lý.
Gá kẹp phôi chắc chắn, đảm bảo thoát xỉ tốt.
Cắt được đường cắt thẳng, tròn đúng kích thước và đường cắt ít ba via.
Chỉnh sửa phôi đạt hình dáng, kích thước theo yêu cầu kỹ thuật.
Thực hiện tốt công tác an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh phân
xưởng.
Nội dung:
1. Phôi hàn, vật liệu chế tạo phôi hàn.
+ Thép chữ I
6
Hình1-1 thép chữ I
Các kích thước của thép hình chữ I
Quy cách r1 r2
Đơn vị
(Kg/m)
100x75x5x8 7.00 3.50 12.90
125x75x5.5x9.5 9.00 4.50 16.10
150x125x8.5x14 13.00 6.50 36.20
150x75x5.5x9.5 9.00 4.50 17.10
180x100x6x10 10.00 5.00 23.60
7
200x100x7x10 10.00 5.00 26.00
200x150x9x16 15.00 7.50 50.40
250x125x10x19 21.00 10.50 55.50
250x125x7.5x12.5 12.00 6.00 38.30
300x150x10x18.5 19.00 9.50 65.50
300x150x11.5x22 23.00 11.50 76.80
300x150x8x13 12.00 6.00 48.30
350x150x12x24 25.00 12.50 87.20
350x150x9x15 13.00 6.50 58.50
400x150x10x18 17.00 8.50 72.00
400x150x12.5x25 27.00 13.50 95.80
450x175x11x20 19.00 9.50 91.70
450x175x13x26 27.00 13.50 115.00
600x190x13x25 25.00 12.50 133.00
600x190x16x35 38.00 19.00 176.00
+ Thép hình chữ V
Hình 1-2 thép chữ V
Kích thước của thép góc
Thép góc cán đều cạnh. Nhóm thép ҐOCT 850972 ( LX )
Thép góc cán lệch cạnh. Nhóm thép ҐOCT 8510 72
8
Quy cách
thép đều
cạnh
R r
Đơn vị
(Kg/m)
Quy cách
thép lệch
cạnh
r
Đơn vị
(Kg/m)
20x20x3 35.0 1.2 0.89 25x16x3 3.5 1.2 0.91
20x20x4 35.0 1.2 1.15 32x20x3 3.5 1.2 1.17
25x25x3 3.5 1.2 1.12 32x20x4 3.5 1.2 1.52
25x25x4 3.5 1.2 1.46 40x25x2 4.0 1.3 1.48
28x28x3 4.0 1.3 1.27 40x25x4 4.0 1.3 1.94
32x32x 4.5 1.5 1.46 40x25x5 4.0 1.3 2.38
32x32x4 4.5 1.5 1.91 45x28x3 5.0 1.7 1.68
36x36x3 4.5 1.5 1.65 45x28x4 5.0 1.7 2.20
36x36x4 4.5 1.5 2.16 50x32x3 5.5 1.8 1.90
40x40x3 5.0 1.7 1.85 50x32x4 5.5 1.8 2.49
40x40x4 5.0 1.7 2.42 56x36x4 6.0 2.0 2.81
40x40x5 5.0 1.7 2.98 56x36x5 6.0 2.0 3.46
45x45x3 5.5 1.7 2.08 63x40x4 7.0 2.3 3.17
45x45x4 5.5 1.7 2.73 63x40x5 7.0 2.3 3.91
45x45x5 5.5 1.7 3.37 63x40x6 7.0 2.3 4.63
50x50x3 5.5 1.8 2.32 63x40x8 7.0 2.3 6.03
50x50x4 5.5 1.8 3.05 70x45x5 7.5 2.5 4.39
50x50x5 5.5 1.8 3.77 75x50x5 8.0 2.7 4.79
56x56x4 6.0 2.0 3.44 75x50x6 8.0 2.7 5.69
56x56x5 6.0 2.0 4.25 75x50x8 8.0 2.7 7.43
63x63x4 7.0 2.3 3.90 80x50x5 8.0 2.7 4.99
63x63x5 7.0 2.3 4.81 80x50x6 8.0 2.7 5.92
63x63x6 7.0 2.3 5.72 90x56x5.5 9.0 3.0 6.17
70x70x4.5 8.0 2.7 4.87 90x56x6 9.0 3.0 6.70
70x70x5 8.0 2.7 5.38 90x56x8 9.0 3.0 8.77
70x70x6 8.0 2.7 6.39 100x63x6 10.0 3.3 7.53
70x70x7 8.0 2.7 7.39 100x63x7 10.0 3.3 8.70
70x70x8 8.0 2.7 8.37 100x63x8 10.0 3.3 9.87
9
75x75x5 9.0 3.0 5.80 100x63x10 10.0 3.3 12.14
75x75x6 9.0 3.0 6.89 110x70x6.5 10.0 3.3 8.98
75x75x7 9.0 3.0 7.96 110x70x8 10.0 3.3 10.93
75x75x8 9.0 3.0 9.02 125x80x7 11.0 3.7 11.04
75x75x9 9.0 3.0 10.07 125x80x8 11.0 3.7 12.53
80x80x5.5 9.0 3.0 6.78 125x80x10 11.0 3.7 15.47
80x80x6 9.0 3.0 7.36 125x80x12 11.0 3.7 18.34
80x80x7 9.0 3.0 8.51 140x90x8 12.0 4.0 14.13
80x80x8 9.0 3.0 9.65 140x90x10 12.0 4.0 17.46
90x90x6 10.0 3.3 8.33 160x100x9 13.0 4.3 17.96
90x90x7 10.0 3.3 9.64 160x100x10 13.0 4.3 19.85
90x90x8 10.0 3.3 10.93 160x100x12 13.0 4.3 23.59
90x90x9 10.0 3.3 12.20 160x100x14 13.0 4.3 27.26
100x100x6.5 12.0 4.0 10.06 180x110x10 14.0 4.7 22.24
100x100x7 12.0 4.0 10.79 180x110x12 14.0 4.7 26.44
100x100x8 12.0 4.0 12.25 200x125x11 14.0 4.7 27.37
100x100x10 12.0 4.0 15.10 200x125x12 14.0 4.7 29.74
100x100x12 12.0 4.0 17.90 200x125x14 14.0 4.7 34.43
100x100x14 12.0 4.0 20.63 200x125x16 14.0 4.7 39.07
100x100x16 12.0 4.0 23.30 250x160x12 18.0 6.0 37.92
110x110x7 12.0 4.0 11.89 250x160x16 18.0 6.0 49.91
110x110x8 12.0 4.0 13.50 250x160x18 18.0 6.0 55.81
125x125x8 14.0 4.6 15.46 250x160x20 18.0 6.0 61.65
125x125x9 14.0 4.6 17.30
125x125x10 14.0 4.6 19.10
125x125x12 14.0 4.6 22.68
125x125x14 14.0 4.6 26.20
125x125x16 14.0 4.6 29.65
140x140x9 14.0 4.6 19.41
140x140x10 14.0 4.6 21.45
140x140x12 14.0 4.6 25.50
160x160x10 16.0 5.3 24.70
160x160x11 16.0 5.3 27.00
160x160x12 16.0 5.3 29.35
160x160x14 16.0 5.3 33.97
160x160x16 16.0 5.3 38.52
160x160x18 16.0 5.3 43.04
160x160x20 16.0 5.3 47.44
180x180x11 16.0 5.3 30.47
180x180x12 16.0 5.3 33.12
200x200x12 18.0 6.0 36.97
200x200x13 18.0 6.0 39.92
200x200x14 18.0 6.0 42.80
10
200x200x16 18.0 6.0 48.65
200x200x20 18.0 6.0 60.08
200x200x25 18.0 6.0 74.02
200x200x30 18.0 6.0 87.56
220x220x14 21.0 7.0 47.40
220x220x16 21.0 7.0 53.83
250x250x16 24.0 8.0 61.55
250x250x18 24.0 8.0 68.86
250x250x20 24.0 8.0 76.11
250x250x22 24.0 8.0 83.31
250x250x25 24.0 8.0 93.97
250x250x28 24.0 8.0 104.50
250x250x30 24.0 8.0 111.44
+ Thép hình chữ U
Kích thước của thép hình chữ U:
Hình 13. Thép chữ U
11
Quy cách
(hxbxzxt)
R r Đơn vị
(Kg/m)
50x32x4.4x7 6.0 3.5 4.84
65x36x4.4x7.2 6.0 3.5 5.90
80x40x4.5x7.4 6.5 3.5 7.05
100x46x4.5x7.6 7.0 4.0 8.59
120x52x4.8x7.8 7.5 4.5 10.40
140x58x4.9x8.1 8.0 4.5 12.30
140x62x4.9x8.7 8.0 4.5 13.30
160x64x5x8.4 8.5 5.0 14.20
160x68x5x9 8.5 5.0 15.30
180x70x5.1x8.7 9.0 5.0 16.30
180x74x5.1x9.3 9.0 5.0 17.40
200x76x5.2x5.2 9.0 5.5 18.40
200x80x5.2x9.7 9.5 5.5 19.80
220x82x5.4x9.5 10.0 6.0 21.00
220x87x5.4x10.2 10.0 6.0 22.60
240x90x5.6x10 10.5 6.0 24.00
240x95x5.6x10.7 10.5 6.0 25.80
270x95x6x10.5 11.0 6.5 27.70
300x100x6.5x11 12.0 7.0 31.80
330x105x7x11.7 13.0 7.5 36.30
360x110x7.5x12.6 14.0 8.5 41.90
400x115x8x13.5 15.0 9.0 48.30
+ Thép tấm
12
Thép tấm thường có kích thước từ 6mm 300mm (chiều dầy) x 1500mm
3000mm (rộng) x 2000mm 12000mm (chiều dài) tuỳ theo mục đích sử dụng
Loại phổ thông VN hay mua là 612mm x 1500mm x 6000mm loại cho đóng
tàu hay dùng khổ 2000mm x 9000mm/12000mm
a. Tính hàn của thép:
*. Khái niệm:
Tính hàn là khả năng hàn được các vật liệu cơ bản trong điều kiện chế tạo
đó quy định trước nhằm tạo ra kết cấu thích hợp với thiết kế cụ thể và có tính
năng tích hợp với mục đích sử dụng. Tính hàn được đo bằng 3 khả năng:
+ Nhận được mối hàn lành lặn khụng bị nứt.
+ Đạt được cơ tính thích hợp.
+ Tạo ra mối hàn có khả năng duy trì tính chất trong quá trình vận hành.
*. Phân loại tính hàn:
Căn cứ vào tính hàn của các loại vật liệu của kết cấu hàn hện nay có thể chia
thành bốn nhóm sau:
- Vật liệu có tính hàn tốt: Bao gồm các loại vật liệu cho phép hàn
được bằng nhiều phương pháp hàn khác nhau, chế độ hàn có thể điều chỉnh
được trong một phạm vi rộng, không cần sử dụng các biện pháp công nghệ
phức tạp (như nung nóng sơ bộ, nung nóng kèm theo, nhiệt luyện sau khi hàn.)
mà vẫn đảm bảo nhận được liên kết hàn có chất lượng cao, có thể hàn chúng
trong mọi điều kiện. Thép cácbon thấp và phần lớn thép hợp kim thấp đều
thuộc nhóm này.
13
- Vật liệu có tính hàn thoả mãn (hay còn gọi là vật liệu có tính hàn
trung bình): so với nhóm trên, nhóm này chỉ thích hợp với một số phương
pháp hàn nhất định, các thông số của chế độ hàn chỉ có thể dao động trong một
phạm vi hẹp, yêu cầu về vật liệu hàn chặt chẽ hơn. Một số biện pháp công nghệ
như nung nóng sơ bộ, giảm tốc độ nguội và sử lý nhiệt sau khi hàn, có thể được
sử dụng.
Nhóm này có một số thép hợp kim thấp, thép hợp kim trung bình.
- Vật liệu có tính hàn hạn chế: Gồm những loại vật liệu cho phép nhận
được các liên kết hàn với chất lượng mong muốn trong các điều kiện khắt khe
về công nghệ và vật liệu hàn. Thường phải sử dụng các biện pháp sử lý nhiệt
hoặc hàn trong những môi trường bảo vệ đặc biệt (khí trơ, chân không) chế độ
hàn nằm trong một phạm vi rất hẹp. Tuy vậy, liên kết hàn vẫn có khuynh hướng
bị nứt và dễ xuất hiện các khuyết tật khác làm giảm chất lượng sử dụng của kết
cấu hàn.Nhóm này có các loại thép cácbon cao, thép hợp kim cao, thép đặc biệt
(như thép chụi nhiệt, thép chụi mài mòn, thép chống rỉ).
- Vật liệu có tính hàn xấu: Thường phải hàn bằng các công nghệ đặc
biệt, phức tạp và tốn kém. Tổ chức kim loại mối hàn tồi, dễ bị nứt nóng và nứt
nguội. Cơ tính và khả năng làm việc của liên kết hàn thường thấp hơn so với vật
liệu cơ bản. Ví dụ phần lớn các loại gang và một số hợp kim đặc biệt.
Trước đây, người ta nghĩ rằng có một số vật liệu không có tính hàn, tức là
không thể hàn được. Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học công nghệ hàn,
ngày nay chúng ta có thể khẳng định rằng tất cả vật liệu đều có tính hàn dù chất
lượng đạt được rất khác nhau. Sự xuất hiện các loại vật liệu mới, những loại liên
kết hàn mới đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên cập nhật kiến thức, nghiên cứu
và hoàn thiện các công nghệ thích hợp để tạo ra các kết cấu hàn có chất lượng
cần thiết.
*. Đánh giá tính hàn của thép:
Sau đây ngoài các phương pháp làm thí nghiệm trực tiếp, người ta còn có thể
đánh giá bằng cách gián tiếp thông qua thành phần hóa học và kích thước của
vật liệu như sau:
- Hàm lượng cácbon tương đương: (CE)
Hàm lượng cácbon tương đương đặc trưng cho tính chất của vật liệu và biểu
hiện tính hàn của nó. Đối với thép cácbon và hợp kim nói chung thì CE được
xác định theo các công thức sau:
(%)
1556
CuNiVMoCrMn
CCE
14
(%)4
15
540246
MoCrNiSiMn
CCE
Trong đó: C, Mn, Cr, Mo, V, Ni, Cu... là thành phần hóa học của các nguyên tố
đó có trong thép tính theo %.Thông qua giá trị CE có thể đánh giá tính hàn của
thép thuộc loại nào.
Theo kinh nghiệm sản xuất người ta cũng có thể đánh giá gần đúng tính hàn
của thép theo thành phần hoá học bằng cách so sánh tổng lượng các nguyên tố
hợp kim (H.K(%) với hàm lượng của cácbon có trong thép C (%) như bảng sau:
H.K(%)
(Mn, SI, Cr,
NI ... )
Tính hàn của thép theo % C
Tốt Thoả mãn Hạn chế Xấu
< 1,0
1,0 3,0
>3,0
< 0,25
< 0,20
< 0,18
0,25 0,35
0,20 0,30
0,18 0,28
0,35 0,45
0,30 0,40
0,28 0,38
> 0,45
> 0,4
> 0,38
- Thông số đánh giá nứt nóng: Hcs
Đối với thép cácbon trung bình và hợp kim trung bình thì thông số đánh giá
nứt nóng đựơc xác định bằng công thức:
310.
3
10025
VMoCrMn
NiSi
SPC
Hcs
Trong đó: C, Mn, Cr, Mo, V, Ni .... là thành phần hóa học của các nguyên
tố đó có trong thép kể cả các nguyên tố có hại như P, S
Khi Hcs ( 4 thì thép có thiên hướng nứt nóng khi hàn. Với thép độ bền cao
và chiều dày lớn cần Hcs < 1,6 ( 2 sẽ ít thiên hướng nứt nóng.
Dễ dàng nhận thấy lưu huỳnh được coi là nguyên nhân chính gây ra nứt
nóng. Cácbon và phốt pho cùng với lưu huỳnh sẽ làm tăng mạnh khả năng nứt
nóng. Mangan, crôm, môlipđen và vanađi có tác dụng cản trở lại sự nứt nóng.
- Thông số đánh giá nứt nguội: Pl
Thông số đánh giá nứt nguội là thông số biểu thị sự ảnh hưởng của các
nguyên tố hợp kim tới sự hình thành nứt nguội.
(%)
10.4060 4
KH
PP DCMl
15
Trong đó: PCM là thông số biểu thị sự biến dòn của vùng ảnh hưởng
nhiệt. Đối với thép hợp kim thấp:
15
5
10602030
VMo
B
VNiCuCrMnSi
CPCM
K là hệ số cường độ cứng vững.
HD là hàm lượng Hyđrô có trong kim loại mối hàn (ml/100g)
Khi Pl ( 0,286 thì thép có thiên hướng tạo nứt nguội
Để hạn chế hiện tượng nứt nguội cần phải giảm hàm lượng cácbon và
hàm lượng Hyđrô trong kim loại mối hàn (ví dụ dùng thuốc hàn, que hàn không
ẩm có chứa ít H2)
- Xác định nhiệt độ nung nóng sơ bộ Tp:
Đối với thép cácbon trung bình và cao, cũng như các loại thép hợp kim
thường phải nung nóng sơ bộ trước khi hàn. Nhiệt độ nung nóng sơ bộ Tp xác
định theo công thức sau:
CCTp E 025,0350
Trong đó: CE là hàm lượng các bon tương đương của thép
b. Thép cacbon dựng trong kết cấu hàn:
Đối với kết cấu hàn, ngoài những yêu cầu về mặt tính năng sử dụng như
độ bền ở các chế độ chịu tải tĩnh và động, ở các nhiệt độ và môi trường khác
nhau, cần có những đòi hỏi nhất định về mặt công nghệ hàn. Do tính đa dạng
của điều kiện vận hành và vật liệu khi chọn các tiêu chí tính toán chế độ hàn,
cần xem xột các tiêu chuẩn hoá lý của kim loại cơ bản, khả năng xuất hiện các
khuyết tật nguy hiểm tại các vùng khác nhau của liên kết hàn hoặc các thay đổi
bất lợi về mặt cấu trúc và tính chất của chúng.
Thép kết cấu là loại được dựng làm các kết cấu, chi tiết chịu tải (lực) do đó
ngoài yêu cầu về độ bền đảm bảo cũng cần phải đủ độ bền, độ dai yêu cầu tức là
cơ tính tổng hợp. Bao gồm thép xây dựng và tấep chế tạo máy
Thép dụng cụ là loại chuyên dùng làm cụng cụ nên có yêu cầu chủ yếu về độ
cứng và chống mài mòn.
*. Mác thép :
Thộp cacbon kết cấu chất lượng thông thường – mác thép và yêu cầu kỹ thuật
Thép được coi là thép cacbon khi không có quy định nào về nồng độ tối
thiểu của các nguyên tố Cr, Co, Nb, Mo, Ni, Ti, W, Zn hoặc bất kỳ nguyên tố
nào khác cần đưa thêm vào để có được hiệu ứng hợp kim hóa cần thiết; khi
nồng độ tối thiểu quy định cho đồng Cu không vượt quá 0,4% hoặc khi nồng độ
tối đa quy định cho bất kỳ nguyên tố hợp kim nào trong các nguyên tố sau đây
không vượt quá 1,65%Mn; 0,6 Si; 0,6 Cu.
* Theo công dụng tốt được chia thành 3 nhóm
16
Nhúm A: đảm bảo tính chất cơ học
Nhúm B: đảm bảo thành phần hóa học.
Nhúm C: đảm bảo thành phần hoá học và tính chất cơ học.
* Thép được sản xuất theo các mác sau
Nhóm A:CT31, 33, 38,42,51, 61
Nhóm B: BCT31, 33, 34,38,42, 51, 61
Nhóm C: CCT34, 38, 42, 52
Thép của tất cả các nhóm với mác số 33, 34, 38, 42 được rút theo công
nghệ sôi, lặng và nửa lặng còn thép với mác số 51 và 61 theo công nghệ nửa
lặng và lặng
Chữ CT là ký hiệu thép C thông thường
Chữ số đứng đằng sau chỉ giới hạn bền tối thiểu khi kéo tính bằng
KgLực/mm2.
Thép nhóm A không cần ghi.
Chữ in thường đằng sau chữ số chỉ độ bền khi keó biểu thị mức độ khử O:
s: thép sôi, n: thép nửa lặng, không ghi: thép lặng.
VD: CT38s, BCT38n, CCT38
Để biểu thị loại thép, đứng sau cùng mác thép có thêm chữ số
Không cần ghi chỉ loại đối với thép loại 1.
Ở thép lặng có thêm gạch ngang đằng sau độ bền keó để phân biệt với số chỉ
loại thộp.
VD: BCT382, CCT423, CCT386
Đối với thép nửa lặng có nâng cao hàm lượng Mn ở sau biểu thị mức độ khử
O có thêm chữ Mn
VD: CT38nMn, BCT38nMn2, CCT52nMn3
*. Thép cácbon kết cấu chất lượng tốt:
Dựa theo thành phần hoá học, thép được chia làm 2 nhóm
Nhóm 1: với hàm lượng Mn thường, gồm các mác sau C5s, C8s, C8,..
Nhóm 2: với hàm lượng Mn nâng cao gồm các mác sau C15Mn,
C20Mn,C25Mn, C30Mn,..
Chữ C ở đầu biểu thị thép cacbon chất lượng tốt, các số tiếp theo chỉ hàm
lượng trung bình của cácbon tính theo phần vạn. Chữ Mn biểu thị thép có hàm
lượng mangan nâng cao.
Thành phần hoá học của thép khi ra lò phải phù hợp với cỏc chỉ tiêu ghi
trong bảng:
Mác thép
Hàm lượng của các nguyên tố %
Cacbo
n
Silic Mangan
Photph
o
Lưu
huỳnh
Crôm Niken
Không lớn hơn
Nhóm 1
17
Bảng quy định tính chất cơ học của thép qua thử nghiệm kéo và độ dai va đập
trên các mẫu
Mác thép
Giới hạn
chảy ch
Độ bền kéo
b
Độ dẵn dài
tương đối
Độ thắt
tương đối
Độ dai
va đập,
kG.m/cm2 kG/mm2 %
Không nhỏ hơn
Nhóm 1
C8s 18 30 35 60
C8 20 33 35 60
....... ...... ...... ...... ...... ......
C85 100 115 6 30
Nhóm 2
C15Mn 25 42 26 55
C20Mn 28 46 24 50
C25Mn 30 50 22 50 9
...... ...... ...... ...... ...... ......
C70Mn 46 80 8 30
Hình dạng và kích thước của sản phẩm phải phù hợp với các yêu cầu của tiêu
chuẩn thép cán hình.
*. Thép dụng cụ cacbon CD
Được quy định trong TCVN 182276
Mác thép: CD với số tiếp theo chỉ lượng cacbon trung bình tính theo phần vạn
VD: CD80 và CD80A là hai mác cũng có khoảng 0,8%C song với chất lượng
tốt và cao
C5s ≤0,06 ≤0,03 ≤0,4 0.035 0.040 0.1 0. 0.25
C8s 0.05
0.11
≤0,03 0.25
0.5
0.04 0.04 0.1 0.25
C8 0.05
0.12
0,.17
0.37
0.35
0.65
0.035 0.04 0.1 0.25
..
.......
.........
.........
..
.......
.........
.........
........
........
C85 0.82
0.9
0.17
0.37
0.50.8 0.04 0.04 0.25 0.25
Nhóm 2
C15Mn 0.12
0.19
0.17
0.37
0.7
1.00
0.04 0.04 0.25 0.25
C70Mn 0.67
0.75
0.17
0.37
0.91.2 0.04 0.04 0.25 0.25
18
Sản phẩm các loại thép trên được cung cấp dưới dạng thép thanh, băng định
hình, với cỡ, thông số kích thước được quy định trong TCVN như 16541975
thép chữ C, 16551975 thộp chữ I.
*. Ưu nhược điểm của thép cacbon
* Ưu điểm:
Rẻ, dễ kiếm không phải dùng các nguyên tố đắt tiền.
Có cơ tính tổng hợp nhất định phù hợp với các điều kiện thông dụng.
Có tính công nghệ tốt: dễ đúc, cấn, rèn
* Nhược điểm:
Độ thấm tôi thấp nên hiệu quả hoá bền bằng nhiệt luyện tôi + ram không cao,
do đó ảnh hưởng xấu đến độ bền, đặc biệt đối với tiết diện lớn
Tính chịu nhiệt độ cao kém: khi nung nóng độ bền cao của trạng thái tôi giảm
đi nhanh chóng do mactenxit bị phân hóa ở trên 200oC, ở trên 570oC, bị ôxy hoá
mạnh.
Không có các tính chất vật lý hóa học đặc biệt như: cứng nóng, chống ăn mòn.
c. Thép hợp kim dùng trong kết cấu hàn:
*. Thành phần hoá học:
Khác với thép cacbon, thép hợp kim là loại thép mà người ta đưa thêm vào
các nguyên tố có lợi với lượng đủ lớn để làm thay đổi tổ chức và cải thiện tính
chất cơ lý hóa. Các nguyên tố có lợi được đưa vào với lượng đủ lớn gọi là các
nguyên tố hợp kim. Chúng bao gồm các nguyên tố với hàm lượng lớn hơn các
giới hạn cho từng nguyên tố như sau
Mn≥0,8÷ 1%
Ni ≥ 0,5÷ 0,8%
Ti ≥ 0,1%
Si:0,5÷ 0,8
W: 0,1÷ 0,5
Cu ≥ 0,3
Cr ≥ 0,5÷ 0,8
Mo 0,05 ÷ 0,2
B ≥ 0,002%
Nhỏ hơn thì được gọi là tạp chất
Thép hợp kim chất lượng tốt có chứa ít và rất ít các tạp chất có hại.
*. Đặc tính thép hợp kim:
* Cơ tính:
Do một số yếu tố mà chủ yếu là tính thấm tôi cao hơn nên thép hợp kim có
độ bền cao hơn hẳn so với thép cacbon. Điều này thể hiện đặc biệt ở thép sau
khi tôi + ram
Ở trạng thái không tôi+ram (ví dụ ở trạng thái ủ) độ bền của thép hợp kim
không cao hơn thép cacbon bao nhiêu. Cho nên đã dùng thép hợp kim thì phải
qua nhiệt luyện tôi + ram. Nếu dùng thép hợp kim ở trạng thái cung cấp hay ủ là
sự lãng phí lớn về độ bền.
Do tính thấm tôi tốt, dùng môi trường tôi chậm (dầu nên khi tôi ít bị biến dạng
và nứt hơn so với thép cacbon luôn phải tôi nước. Do vậy các chi tiết có hình
19
dạng phức tạp phải qua tôi (do đòi hỏi về độ bền) đều phải làm bằng thép hợp
kim.
Khi tăng mức độ hợp kim hoá làm tăng được độ thấm tôi làm tăng độ
cứng, độ bền song thường làm giảm độ dẻo, độ dai nên lượng hợp kim cần thiết
chỉ cần đảm bảo tôi thấu tiết diện đã cho là đủ, khôngnên dùng thừa. Do vậy có
nguyên tắc là chọn mác thép hợp kim cao hay thấp là phụ thuộc tiết diện vàkích
thước.
Tuy có độ bền cao hơn nhưng thường có độ dẻo, độ dai thấp hơn. Do vậy
phải chú ý đến mối quan hệ này để có xử lý thích hợp (= ram)
Tuy có ưu điểm về độ bền nhưng nói chung thép hợp kim có tính công
nghệ kém hơn so với thép cacbon (trừ tính thấm tôi).
* Tính chịu nhiệt:
Các nguyên tố hợp kim cản trở sự khuyếch tán của cacbon do đó làm
mactẽnit khó phân hoá và cacbit khó kết tụ ở nhiệt độ cao hơn 200oC, do vậy tại
các nhiệt độ này thép hợp kim bền hơn. Một số thép hợp kim với lớp vảy oxyt
tạo thành ở nhiẹt độ cao khá xít chặt, có tính bảo vệ tốt.
*. Tính chất vật lý, hoá học đặc biệt:
Bằng cách đưa vào thép các nguyên tố khác nhau với lượng lớn quy định có
thể tạo ra cho thép các tính chất đặc biệt: như không gỉ, chống ăn mòn trong
axit, muối, có từ tính hoặc không có từ tính, giãn nở nhiệt đặc biệt
*. Phân loại thép hợp kim:
* Theo tổ chức cân bằng:
Theo tổ chức cân bằng với lượng cacbon tăng dần có thể lần lượt được các
thép với tổ chức sau:
Thép trước cùng tích: peclit + ferit tự do
Thép cùng tích peclit
Thép sau cùng tích peclit + cacbit tự do
Thép lêđêburit (cacbit) có lêđêburit
Riêng với thép hợp kim cao chủ yếu bằng 1 trong 2 nguyên tố Cr, Mn hay
CrNi sẽ có:
Thép ferit loại có Cr rất cao (>17%) và thường rất ít cacbon
Thép austenit có Mn rất cao (>13%) và thường có C cao loại có Cr
(>18%) và Ni (>8%)
*Theo tổ chức thường hoá:
Thép họ peclit: loại hợp kim thấp
- Thép họ mactenxit: loại hợp kim trung bình ( >46 )% và cao
Thép họ austenit: loại có chứa Ni >8% hoặc Mn >13% cao
* Theo tổng lượng nguyên tố hợp kim:
Theo tổng lượng các nguyên tố hợp kim có trong thép từ thấp đến cao
Thép hợp kim thấp: loại có tổng lượng <2,5% (thường là thép peclit)
20
Thép hợp kim trung bình: loại có tổng lượng từ 2,5 10%( thường là
thép họ từ peclit đến mactenxit )
Thép hợp kim cao: loại có tổng >10% ( thường là họ mactenxit và
austenit )
* Theo công dụng:
Thép hợp kim kết cấu
Thép hợp kim dụng cụ
Thép hợp kim đặc biệt
Trong đó hai nhóm đầu cũng có trong loại thép cacbon, còn nhóm thứ 3
không có. Đây là nhóm với tính chất vật lý hoá học đặc biệt, thường chứa tổng
lượng hợp kim cao và rất cao > 20%.
Cách phân loại trên thường có quan hệ với nhau và hco biết một số đặc
trưng của thép. Thép austenit, ferit bao giờ cũng có loại thép đặc biệt, hợp kim
cao hoặc rất cao, đắt và khó gia công. Thép mactenxit là loại thép rất dễ tôi song
rất khó gia công cắt phôi ở trạng thái cung cấp. Thép ledeburit boa giờ cũng
thuộc nhóm hợp kim cao cacbon cao,, rất cứng để làm dụng cụ. Thép Cr Ni
bao giờ cũng là thép kết cấu quý vì có độ thấm tôi cao và độ dai tốt.
*. Tiêu chuẩn thép hợp kim:
TCVN 175975 quy định nguyên tắc ký hiệu thép hợp kim theo trật tự sau:
số chỉ hàm lượng cacbon trung bình theo phần vạn, nếu ≥1% thì có thể
không cần biểu thị.
các nguyên tố hợp kim theo ký hiệu hoá học và ngay sau đó là hàm lượng
theo phần trăm trung bình (thường được quy tròn thành số nguyên) xếp theo trật
tự từ cao đến thấp.
Khi lượng chứa của nguyên tố khoảng 1% thì không cần biểu thị bằng số:
VD: 40Cr: thép có 0,36÷ 0,44%C, 0,8÷ 1%Cr
90CrSi thép có 0,850,95%C, 1,2÷ 1,6%Si, 0,95÷ 1,25%Cr
Tuy nhiên TCVN chưa phủ hết các thép hợp kim thường dùng.
Các ứng dụng của thép
Vật liệu
AISI hay
SAE
Ứng dụng
Carbon
Thấp
Trung bình
Cao
1 1
Trục, đường ray, bánh xe,
mùa xuân, các công cụ, máy
cắt
Nickel 2 2 Đúc, tấm lò hơi, kết cấu thép
21
Nickel Chromium 3 3
Thép không gỉ, dụng cụ nhà
bếp, bánh răng, trục.
Molypden 4 4
Máy móc, phụ tùng ô tô, bu
lông và bi lăn, lò xo
Chromium 5 5 , bi, trục, bánh răng
ChromeVanadi 6 6
Tools, spring and gears
Công cụ, mùa xuân và bánh
răng
Chromium & Molypden 8 8 Máy công cụ
niken, crom và Molypden 9 9 Các bộ phận khuôn mẫu
d. Tính toán hiệu suất sử dụng vật liệu.
*/ Khai triển phôi.
Khai triển phôi là “trải qua” chi tiết từ dạng hình không gian ra hình
phẳng, sau đó tính toán, xác định các yếu tố công nghệ như: lượng dư gia công
cơ, dung sai, độ biến dạng của kim loại v.v ... rồi cắt ra các kích thước và hình
dạng cần thiết để từ đó đem tạo hình t...hẳng song song và cách đều một đoạn R với
2 đường thẳng đã cho trước.
Muốn dựng một cung nối tiếp với 2 đường thẳng, với bán kính cho trước,
trước hết ta dựng hai đường thẳng song song và cách đều 2 đường thẳng cho
trước một đoạn R. Hai đường này gặp nhau ở O. Từ O hạ các đường vuông góc
OK và OK1 xuống 2 đường thẳng đã cho.
Lấy O làm tâm, và lấy OK làm bán kính quay cung KK1 thì cung này sẽ
nối tiếp với 2 đường thẳng đã cho.
49
Hình1-31
4.4.3. Dựng đường tiếp tuyến với hai đường tròn (Hình 1-32)
Lấy O làm tâm quay một đường tròn bán kính R – R1. Lấy trung điểm O2
của đường Ô1 làm tâm quay một đường tròn với bán kính O1O2 . Hai đường tròn
này gặp nhau ở điểm K. Nối OK kéo dài cắt đường tròn tâm O ở K2. Từ O1
dựng đường song song với OK2, đường này cắt đường tròn ở K1. K1 và K2 là 2
tiếp điểm. Nối K1K2 thì đường này sẽ tiếp tuyến với 2 đường tròn
Hình 1-32
4.5. Dựng hình xoan:
4.5.1. Dựng hình xoan xác đinh bởi trục dài (Hình 1-33)
* Cách 1: (Hình 133a)
Chia trục dài AB thành 3 phần bằng nhau bằng 2 điểm C và D. Lấy C và
D làm tâm, dựng hai đường tròn bán kính bằng 1/3 AB. Hai đường tròn này cắt
nhau ở E và F. Nối liền FD, FC, ED, EC rồi kéo dài ra. Những điểm M, N, P, Q
50
là các tiếp điểm của 2 cung tròn MN và PQ lần lượt có tâm là E và F có bán
kính là FP hay EM
Hình 1-33a
* Cách 2 (Hình 133b)
Chia trục dài AB thành 4 phần bằng nhau bằng 3 điểm C, D, E. Lấy C, D,
E lam tâm dựng 3 đường tròn bán kính bằng 1/4 AB. Ba đường này gặp nhau ở
1, 2, 3, 4. Nối C4 và E1, cùng kéo dài ra thì hai đường này cắt nhau ở J. Nối liền
C3 và E2 cùng kéo dài ra thì chúng cắt nhau ở K. Những điểm G, H, I, F là các
tiếp điểm của 2 cung GF và HI lần lượt có tâm là K và J và có bán kính là KG
hoặc JH
51
Hình 1-33b
4.5.2 Dựng hình trái xoan xác định bởi trục ngắn (Hình 1-34)
Lấy O làm tâm, dựng một đường tròn với đường kính bằng chiều ngang
hình trái xoan. Dựng CD vuông góc với AB ta có những giao điểm A, O1, B,
O2,. Nối AO1, BO1, AO2, BO2 và kéo dài ra. Lấy A rồi B làm tâm, mở khẩu độ
compa bằng ngang của AB quay 2 cung, cắt các đường BO2, BO1, AO2, AO1
kéo dài, lần lượt ở các điểm 1, 2, 3, 4 là những tiếp điểm. Lấy O1 rồi O2 làm tâm
quay 2 cung lớn ở 4 điểm 4, 2, 3, 1 thì ta được hình trái xoan cần dựng.
Hình 1- 34
4.5.3 Dựng hình trái xoan xác định bởi hai trục (Hình 1-35)
52
Hình 1-35
Dựng đường AB vuông góc với đường CD, giao của2 đường thẳng tại
điểm giữa của mỗi đường là O. Dựng đường tròn tâm O đường kính AB. Nối
lền AC, CB, BD, AD. Lấy C làm tâm quay một đường tròn bán kính CI, nó cắt
các đường AC và BC lần lượt ở 2 điểm M và N. Dựng hai đường vuông góc ở
giữa các đường AM và NB. Hai đường này cắt trục dài AB ở E và F, cắt trục
ngắn CD ở G. Cung RCS sẽ có tâm là G và có bán kính là CG. Hai cung RAR’
và SBS’ sẽ có tâm lần lượt là E và F cùng có bán kính là RE hoặc SF
4.5.4 Dựng hình elíp (Hinh 1-36)
* Cách 1 (H136a)
Elíp được xác định bởi AB và CD. Qua giao điểm O dựng hai đường tròn
có bán kính bằng 1/4 AB và 1/2 CD. Chia đồng tròn lớn thành nhiều phần
bằng nhau, trong trường hợp này ta chia làm 12 phần bằng nhau, Nối các điểm
chia với tâm O ta được các điểm chia tương ứng trên đường tròn nhỏ. Từ các
điểm chia trên đường tròn lớn kẻ các đường song song với trục ngắn, từ các
điểm chia trên đường trục nhỏ kẻ các đường song song với đường trục dài. Giao
điểm của các cặp đường này là các điểm nằm trên hình elíp. Nối các điểm bằng
thước cong thì ta được hình elíp.
53
Hình1-36a
* Cách 2 (Hình 136b)
1. (H1) Vẽ đường xiên A1B1 là mặt chiếu đứng của hình tròn có đường
kính d và vẽ 1/2 mặt cắt A1B1. Chia d/4 thành 3 phần bằng nhau và đánh số
10, 20, 30, 40. Qua các điểm 20, 30, 40 dựng các đường chiếu cắt A1B1 lần lượt ở
các điểm 2, 3, 4.
2. Vẽ hình chiếu bằng (H2), Nó là một hình elíp. Ta vẽ 1/2 hình elíp, nửa
còn lại sẽ lấy đối xứng qua đường tâm 4242.
Trên (H1) từ các điểm 10, 2, 3, 4 dựng các đường chiếu kéo dài xuống
(H2), ta được các đoạn A2O2 là chiều rộng của 1/2 hình elíp. Trên các đường
chiếu 2, 3, 4 này ta lấy các đoạn 2222, 3232, 4242, đối xứng qua đường tâm A2O2
và lần lượt bằng 2 x c, 2 x b, 2 x a đo ở (H1). Nối các điểm 42, 32, 22, 12, 22, 32,
42 bằng một đường cong thì ta được 1/2 hình elíp
3. Vẽ hình chiếu cạnh (H3) nó cũng là một hình elíp. Ta vẽ 1/2 hình elíp,
nửa còn lại ta sẽ lấy đối xứng qua đường tâm 4343.
Trên (H1) từ các điểm 10, 2, 3, 4 dựng các đường chiếu kéo dài lên (H3),
Ta được đoạn A3O3 là chiều rộng của 1/2 hình elíp. Trên các đường chiếu 2, 3,
4 này, ta lấy các đoạn 2323, 3333, 4343 đối xứng qua đường tâm A3O3 và lần lượt
54
bằng 2 x c, 2 x b, 2 x a đo ở (H1). Nối các điểm 43, 33, 23, 13, 23, 33, 43 bằng một
đường cong thì ta được 1/2 hình elíp
Hình 1-36b
* Cách 3: (Hình 136c)
Dựng hình elíp bằng phương pháp quỹ tích.
Quỹ tích những điểm xung quanh hai điểm cố định với một khoảng cách
không đổibằng độ lớn trục dài sẽ vạch cho ta một biên dạng là hình elíp.
Qua điểm O dựng đường AB vuông góc với đường CD. Tại điểm giữa
của mỗi đường mở khẩu độ com pa bằng 1/2 AB. Lấy C làm tâm quay một cung
cắt AB tại O1 và O2. điểm O1 và O2 là hai điểm cố định với CO1 = CO2 =
1/2AB; O1C + CO2 = AB (khoảng cách cố định). Ta dùng con chạy tạo biên
dạng elíp.
O1, O2 là hai điểm cố định CO1 = CO2 = 1/2AB.
55
O1C + CO2 = AB (Khoảng cách cố định)
Dùng con chạy tạo biên dạng hình elíp.
Hình 1-36c
4.6. Phương pháp khai triển hình gò
4.6.1. Khái niệm:
* Vẽ khai triển hình gò là phương pháp mở diện tích xung quanh hoặc
diện tích toàn phần của một chi tiết trải ra trên một mặt phẳng. Trên cơ sở đó
vạch dấu, cắt phôi tạo hình, để có được chi tiết có hình dạng kích thước theo
yêu cầu của người thiết kế.
* Trong thực tế chi tiết gia công rất đa dạng về hình dạng, kích thước.
Khi vẽ khai triển các chi tiết bằng thép tấm ta thường sử dụng một số phương
pháp sau:
1 Khai triển bằng phương pháp hình chiếu kết hợp với tính toán.
2 Khai triển bằng phương pháp tam giác hoá.
3 Khai triển bằng phương pháp hình chiếu xuyên qua phương pháp tam
giác.
VD: Các ống có đường kính lớn, thùng chứa, Silicon, mái lò cao, tàu
biển, ôtô ..
* Ngoài việc khai triển các chi tiết bằng thép tấm, người ta còn khai triển
các chi tiết bằng thép hình uốn lại (thép L, U, I ) bằng cách sau khi tính toán,
vẽ khai triển trên phôi liệu và cắt bỏ đi một phần kim loại của vật liệu, uốn tạo
hình, hàn phần tiếp giáp ta được chi tiết thép hình theo yêu cầu.
VD: Các khung bệ máy, sàn, hành lang, lan can, bậc lên xuống trong các
tổ máy, vì kèo, giàn dầm, giá đỡ, xà treo..(chi tiết nhóm 6).
56
4.6.2 Các bước chung về vẽ khai triển:
Khi vẽ khai triển cần tuân thủ theo 3 bước sau:
a. Phân tích:
Đọc kỹ bản vẽ (Bản vẽ chi tiết hoặc bản vẽ lắp).
Hình dung ra chi tiết cần vẽ khai triển.
Hiêủ được công dụng của chi tiết.
Xác định được phương pháp vẽ khai triển phù hợp với hình dạng, kích
thước của chi tiết.
b. Vẽ khai triển:
Vẽ được hình chiếu của chi tiết theo tỷ lệ (Hình chiếu đứng + hình chiếu
bằng hoặc hình chiếu cạnh).
Chia mặt xung quanh hình chiếu bằng thành những phần bằng nhau hoặc
các tam giác tuỳ theo hình dáng và phương pháp khai triển chi tiết đã xác định.
Xác định chiều cao của các phần (Nếu chi tiết có nhiều chiều cao).
Tìm độ lớn thật các phần của chi tiết tương ứng với từng chiều cao.
Vạch thứ tự những độ dài thật sang hình khai triển. (Nếu là thép tấm).
Nếu là thép hình (L, U, I) sau khi tính toán cạnh góc cắt, góc vát và tổng
chiều dài phôi, vạch dấu trực tiếp trên phôi để cắt.
Với những chi tiết có kích thước lớn ta có thể vẽ khai triển từng phần của
chi tiết
c. Kết thúc:
Sau khi đã vẽ được hình khai triển phải kiểm tra lại toàn bộ kích thước từ
23 lần.
Đối với sản xuất hàng loạt, phải triển khai mẫu sẵn và xếp hình pha cắt tận
dụng tối đa diện tích của vật liệu.
Khi lấy dấu vào vật liệu phải chọn phương pháp sao cho ít tốn thời gian và
tiết kiệm nguyên vật liệu nhất. Có như vậy mới đảm bảo yêu cầu và hạ giá thành
sản phẩm.
4.6.3 Phương pháp chiếu hình kết hợp với tính toán:
Phương pháp chiếu hình kết hợp với tính toán bằng công thức là phương
pháp dùng kỹ năng tính toán, kích thước trải trên mặt phẳng của chi tiết và phép
chiếu dóng các đường chiếu trung gian từ hình chiếu của chi tiết để vẽ hình khai
triển.
* Ví dụ 1:
+ Khai triển ống chữ T cùng đường kính (Hình 21)
Vẽ hình chiếu đứng và giao tuyến của chi tiết (H1)
57
Chia 1/2 chu vi ống thành 6 phần bằng nhau, từ các điểm a,b,c,d,e,b,a dóng
song song với trục ống đứng ta được các điểm tương ứng a’,b’,c’,d’e’,b’,a’ (H1)
a
b
c d c
b
a
a'
b'
c'
d'
d c b a dcb
d'
c'
b'
a'
b'
c'
d'
D
D : Ðuong kính trung bình
L = D
Hình 2-1
Tính toán kích thước khai triển:
+ Vẽ hình khai triển (H2).
Từ đoạn aa mặt đầu của ống, dóng song song với trục của ống nằm, trên
đường dóng này ta lấy kích thước L = D.Chia đoạn L = D thành 12 phần
bằng nhau, đánh số theo thứ tự mở tại dd’.
Để có được các điểm d’c’b’a’b’c’d’ trên hình khai triển ta phải dóng các
đường dóng trung gian từ (H1) sang thông qua các điểm tương ứng.
Để vẽ được toàn bộ hình khai triển ta lấy đối xứng qua đường tâm dd’.
* Ví dụ 2:
Khai triển hình côn (Hình 22):
H1 là hình chiếu đứng.
H2 là hình khai triển.
Ở H2 muốn có hình bao hìnhkhai triển là cung BB ta phải vẽ một đường
tròn xuất phát từ điểm B và vẽ góc .
được tính theo công thức:
R
d*180
hoặc tính chiều dài cung tròn BB bằng công thức L = d.
58
Hình 2-2
Chú ý: Phương pháp khai triển này thường sử dụng để khai triển các chi
tiết ống , hình nón, côn cụt
4.6.4 Phương pháp tam giác hoá:
Là phương pháp chia mặt xung quanh ở hình chiếu bằng của chi tiết cần khai
triển thành những tam giác. Từ đó tìm độ lớn thật của các cạnh tam giác và
dựng liên tiếp các tam giác với độ lớn thật ta được hình khai triển của chi tiết
mong muốn
59
Hình2-3
* Ví dụ: Khai triển chóp lò cân có đáy hình chữ nhật (Hình 23).
H1 là hình chiếu đứng có chiều cao h.
H2 là hình chiếu bằng, chia mặt xung quanh ở H2 thành các tam giác
bằng cách dựng 4 đường chéo, vậy H2 có 8 tam giác: cdD,cCD,cCb..Aad,
AdD
H3 là cách tìm chiều dài thật của các cạnh Dd = Cc = Bb = Aa. để tìm
được độ dài thật ta phải xác định chiều cao của các cạch chính bằng chiều cao
của chi tiết (đường vuông góc), ta lại có hình chiếu của các cạnh ở trên hình
chiếu bằng, đã xác định như vậy ta dễ dàng dựng được đường xiên (độ dài thật
của các cạnh).
H4 là cách tìm độ lớn thật của các đường chéo dài Dc=Ba. Cách xác
định: Ta tìm chiều cao của đường chéo (đường vuông góc) chính bằng chiều cao
h của chi tiết, hình chiếu của các đường chéo trên hình chiếu bằng cũng đã xác
định. Từ đó dựng đường xiên chính là độ dài thật của các đường chéo dài Dc và
Ba.
H5 là cách tìm độ lớn thật của các đường chéo ngắn Ad = Cb. (Tương tự
như cách tìm độ lớn thật của các đường chéo dài).
60
H6 là hình triển khai chóp lò cân hai đáy hình chữ nhật:
Trước hết ta dựng cạnh Dd = DO đo ở H3, Lấy D làm tâm và lấy Dc
= 1DO đo ở H4 làm bán kính quay một cung. Sau lấy d làm tâm và lấy dc = dc
đo ở H2 làm bán kính quay một cung. Hai cung này cắt nhau ở C ta được tam
giác cdD. Lấy C làm tâm và lấy cC = OD đo ở H3 làm bán kính quay một cung.
Sau lấy D làm tâm và lấy DC = DC đo ở H2 làm bán kính quay một cung. Hai
cung này cắt nhau tại C và ta được tam giác cCD. Tiếp tục lấy C làm tâm và lấy
bC = 2CO đo ở H5 làm bán kính quay một cung, sau đó lấy c làm tâm và lấy cb
= cb đo ở H2 làm bán kính quay một cung. Hai cung này cắt nhau tại b và ta
được tam giác cCb. Tiếp tục dựng 5 tam giác nữa đó là bBC, aBbAdD thì ta
được hình khai triển của chóp lò cân có hai đáy là hình chữ nhật
Ta có nhận xét vì chóp là cân nên ta có các mặt bên bằng nhau từng đôi
một nên ta có thể dựng liên tiếp 4 tam giác ở 2 mặt, sau đó lấy đối xứng ta được
hình khai triển của chóp lò.
4.6.5 Phương pháp chiếu hình xuyên qua phương pháp tam giác:
Là phương pháp kết hợp nhuần nhuyễn hai phương pháp trên để khai
triển những chi tiết mà áp dụng một trong hai phương pháp trên khó có thể thực
hiện được.
* Ví dụ: Khai triển côn lệch tâm (Hình 24)
Bước 1 : Vẽ hình chiếu đứng (H1).
Bước 2 : Vẽ hình chiếu bằng (H2). Ở H2 chia nửa đường tròn lớn ( R)
và chia nhỏ đường tròn nhỏ ( r) thành số phần bằng nhau. Số phần chia càng
lớn thì hình khai triển càng chính xác. Trong trường hợp này ta chia làm 6 phần,
ta được các điểm A, B, C, D, E, F, G và a, b, c, d, e, f, g nối các điểm này lại ta
được các đường sinh Aa, Bb, Cc, Dd, Ee, Ff, Gg ta có 12 mặt gần giống hình
tam giác, là các mặt AAB, aBb, bCc, BbC, CcD, cDd, dDE, dEe, aEF, fFG,
fGg.
Ta nhận thấy hình khai triển của côn lệch tâm (H4) gồm 24 mặt gần
giống tam giác hợp lại.
Ví dụ: Tam giác AaB có 3 cạnh là: đường sinh Aa, đường chéo aB đáy
cung lớn AB.
Để có chiều dài thực của các đường sinh và các đường chéo, ta dựng
một góc vuông (H3) ta có cạnh IO bằng chiều cao của hình côn, còn cạnh kia có
các đoạn Aa, aB,.lần lượt đo ở (H2).
Ở H3 ta có chiều dài thật của đường sinh Aa là đường 3 và của các
đường chéo aB là đường 4 . Tam giác có 3 cạnh ta sẽ dựng được tam giác đó.
61
Dựng liên tiếp 24 hình tam giác ở H4 ta được hình khai triển của côn
lệch tâm.
Trước hết ta dựng chiều dài thật của đường sinh Aa, lấy A làm tâm lấy
dây cung AB đo ở H2 làm bán kính quay một cung, sau lấy a làm tâm mở khẩu
độ compa bằng độ lớn thật của đường chéo aB làm bán kính quay một cung. Hai
cung này cắt nhau tại B. Ta được tam giác AaB. Tương tự ta dựng tiếp tam giác
aBb và các tam giác tiếp theo ta được nửa hình khai triển của côn lệch tâm. Sau
cùng lấy đường Aa làm trục đối xứng dựng đối xứng ta được toàn bộ hình khai
triển gồm 24 mặt tam giác.
Hình 2-4
62
* Trong thực tế đường gãy khúc: a, b, c, d, e, f, g và A, B, C, D, E, F, G được
thay bằng một đường cong đi qua các điểm đó gọi là nối suôn.
* Phương pháp này rất thông dụng trong việc khai triển các chi tiết phức tạp
sau này như: Các loại chóp hút gió, thông gió, mái lò cao
* Chú ý: Trong khai triển người ta tính toán kích thước khai triển dựa dựa
vào kích thước trung bình của chi tiết nên ở các chương sau sẽ không đề cập đến
chiều dày của vật liệu.
4.7. Khái triển các dạng ống
4.7.1 Khai triển ống tròn (Hình 3-1)
a. (H.1) là hình chiếu đứng cắt.
b. Khai triển ống tuy đơn giản (H.2) nhưng cần chú ý tìm đường kính trung
bình của ống dtb:
ttb dd
ndd
Chiều dài khai triển tính theo công thức : tbdL
Hình 3-1
Hình khai triển ống là một hình chữ nhật có một cạnh bằng tbd , một
cạnh bằng chiều dài h. Cần chú ý tất cả các chi tiết cần khai triển đều phải tính
theo đường kính trung bình.
td Đường kính trong. tbd Đường kính trung bình.
nd Đường kính ngoài. Chiều dày vật liệu.
63
4.7.2 Khai triển ống tròn có vát một phần ở miệng. (Hình 3-2)
a. Vẽ hình chiếu đứng (H.1) có đường kính 1d và chiều cao h.
b. Vẽ hình chiếu bằng (H2) chia 1d làm 12 phần bằng nhau và đánh số 1, 2,
3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, chiếu các điểm này lên (H1) và đánh số 1, 2, 3, 4,
5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12.
c. Khai triển (H4) chiều dài khai triển bằng 1d . Chia chiều dài này làm 12
phần bằng nhau và đánh số 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 1, 2, 3, 4, 5, vẽ nửa hình
khai triển trước, nửa còn lại vẽ đối xứng qua đường tâm 11. Qua các điểm 5, 6,
7, 8, 9, 10, 11, 12, 1, 2, 3, 4, 5, dựng các đường song song, chiếu các điểm 5, 6,
7, 8, 9 ở (H1) sang (H4)ta có các đường cùng số cắt nhau tại các điểm 5, 6, 7, 8,
9. Nối các điểm này lại bằng một đường cong, và nối các điểm 9, 10, 11 bằng
một đường thẳng ta sẽ được một nửa hình khai triển ống tròn có vát một ít ở
miệng trên.
Hình 3-2
4.7.3 Khai triển khuỷu 90o (Hình 3-3)
64
a. Vẽ hình chiếu đứng và nửa mặt cắt của miệng ống có đường kính d (H1)
chia 2d làm 6 phần bằng nhau có đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Qua các điểm 2, 3,
4, 5, 6 dựng các đường chiếu thì các đường này cắt giao tuyến 1’ 7’ lần lượt tại
các điểm 2’, 3’, 4’, 5’, 6’
b. Khai triển ống A (H2).
Ta vẽ 1/2 hình khai triển, nửa còn lại lấy đối xứng qua tâm 77’. Chiều dài
khai triển là d . Chia chiều dài này làm 12 phần bằng nhau và đánh số 1, 2, 3,
4, 5, 6, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1. Qua các điểm này dựng các đường song song 1, 2, 3, 4,
5, 6, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1. Trên (H1) từ các điểm 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’, 7’ dựng các
đường chiếu kéo dài sang (H2) thì các đường này cắt các đường 1, 2, 3, 4, 5, 6,
7 lần lượt ở các điểm 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’, 7’. Nối các giao điểm này bằng một
đường cong thì ta được một nửa hình khai triển ống A.
Hình 3-3
4.7.4 Khai triển ống gãy khúc. (Hình 3-4)
a. Vẽ hình chiếu đứng của ống gãy khúc và vẽ mặt cắt của ống có đường kính d
(H1). Chia 2d làm 6 phần bằng nhau có đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Qua các
điểm này dựng các đường chéo là các đường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 thì các đường này
cắt đường giao tuyến EF của khúc ống A với khúc ống B lần lượt ở các điểm 1’,
2’, 3’, 4’, 5’, 6’, 7’. Qua các giao điểm này dựng các đường chiếu vào khúc C
thì các đường này cắt giao tuyến GH của khúc B với khúc C lần lượt ở các điểm
1o, 2o, 3o, 4o, 5o, 6o, 7o. Qua các giao điểm mới này dựng các đường chiếu kéo
dài hết khúc ống C.
65
b. Khai triển khúc ống A (H2) ta vẽ 1/2 hình khai triển, nửa còn lại lấy đối
xứng qua đường tâm F’F’, chiều dài nửa hình khai triển bằng 2d , chia chiều
dài làm 6 phần bằng nhau và đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, qua các điểm này dựng
các đường song song. Trên (H1) từ các điểm 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’, 7’ dựng các
đường chiếu kéo dài sang (H2) thì các đường này cắt các đường song song 1, 2,
3, 4, 5, 6, 7, lần lượt ở các điểm 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’, 7’. Nối các giao điểm này
bằng một đường cong ta được một nửa hình khai triển khúc ống A.
c. Khai triển khúc ống B (H3). Ta vẽ nửa hình khai triển, nửa còn lại ta lấy
đối xứng qua đường tâm FoHo. Chiều dài nửa hình khai triển bằng 2d , chia
chiều dài làm 6 phần bằng nhau và đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, qua các điểm này
dựng các đường song song. Trên (H1) từ các điểm 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’, 7’, dựng
các đường chiếu kéo dài sang (H3) thì các đường này cắt các đường song song
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, lần lượt ở các điểm 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’, 7’. Nối các giao điểm
này bằng một đường cong. Cũng trên (H1) từ các điểm 1o, 2o, 3o, 4o, 5o, 6o, 7o.
Dựng các đường kéo dài sang (H3) thì các đường này cắt các đường song song
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, lần lượt ở các điểm 1o, 2o, 3o, 4o, 5o, 6o, 7o. Nối các giao điểm
này bằng một đường cong ta được 1/2 hình khai triển của khúc ống B.
1 2 3 4 5 6 7 1234561 2 3 4 5 6 7
d
d
d
d
C
C
A
B
A
B
6'
5'
7
4'
3'
2'
1'
6'
'
5'
'
7"
4'
'
3'
'
2'
'
1'
'
6'
'
5'
'
7"
4'
'
3'
'
2'
'
1''
2''
3''
4''
5''
6''
7''
Hình 3- 4
66
d. Khai triển khúc ống C (H4). Ta vẽ nửa hình khai triển, nửa còn lại ta lấy
đối xứng qua đường tâm FoHo. Chiều dài nửa hình khai triển bằng 2d , chia
chiều dài làm 6 phần bằng nhau và đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, qua các điểm này
dựng các đường song song. Trên (H1) từ các điểm 1o, 2o, 3o, 4o, 5o, 6o, 7o. Dựng
các đường kéo dài sang (H4) thì các đường này cắt các đường song song 1, 2, 3,
4, 5, 6, 7, lần lượt ở các điểm 1o, 2o, 3o, 4o, 5o, 6o, 7o. Nối các giao điểm này
bằng một đường cong ta được 1/2 hình khai triển của khúc ống C.
4.7.5 Khai triển khúc cong (Hình 3-5)
a. Vẽ hình chiếu đứng của khuỷu cong có đường kính d và vẽ mặt cắt của ống
d (H1). Chia 2d làm 6 phần bằng nhau và đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, từ các
điểm này dựng các đường chiếu kéo dài lên khúc A thì các đường này cắt giao
tuyến AB của khúc A với khúc B lần lượt tại các điểm 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’, 7’.
Qua các giao điểm này dựng các đường chiếu vào khúc ống C thì các đường này
cắt đường giao tuyến CD của khúc B với khúc C lần lượt ở các điểm 1’’, 2’’,
3’’, 4’’, 5’’, 6’’, 7’’.
b. Khai triển khúc ống A (H2). Ta vẽ 1/2 hình khai triển, nửa còn lại sẽ lấy
đối xứng qua đường tâm EF. Chiều dài nửa hình khai triển bằng 2d . Chia
chiều dài này làm 6 phần bằng nhau và đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Qua các điểm
này dựng các đường song song. Trên (H1) từ các giao điểm 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’,
7’ dựng các đường chiếu kéo dài xuống (H2) thì các đường nàu cắt các đường 1,
2, 3, 4, 5, 6, 7 lần lượt ở các điểm 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’, 7’. Nối các giao điểm này
bằng một đường cong thì ta được một nửa hình khai triển của khúc ống A.
67
Hình3-5
c. Khai triển khúc ống B (H3). Ta vẽ 1/2 hình khai triển, nửa còn lại sẽ
lấy đối xứng qua đường tâm GH. Chiều dài nửa hình khai triển bằng 2d . Chia
chiều dài này làm 6 phần bằng nhau và đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Qua các điểm
này dựng các đường song song. Trên (H1) từ các giao điểm 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’,
7’ dựng các đường chiếu kéo dài xuống (H3) thì các đường này cắt đường song
song lần lượt ở các điểm 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’, 7’. Nối các điểm này bằng một
đường cong. Cũng trên (H1) từ các điểm 1’’, 2’’, 3’’, 4’’, 5’’, 6’’, 7’’ dựng các
đường chiếu kéo dài xuống (H3) thì các đường này cắt đường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
lần lượt ở các điểm 1’’, 2’’, 3’’, 4’’, 5’’, 6’’, 7’’. Nối các giao điểm này bằng
một đường cong thì ta được một nửa hình khai triển của khúc ống B.
68
4.7.6 Khai triển ống gắn vào khuỷu cong có đường kính d (Hình 3-6)
a. Vẽ hình ABCDEFF’E’D’C’B’A’ có gắn ống 0660, là hình chiếu đứng
(H1). Chia d làm 12 phần bằng nhau và đánh số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 5, 4, 3, 2, 1.
Qua các điểm này dựng các đường chiếu vuông góc với FF’.
b. Vẽ hình chiếu bằng của mặt AA’ có đường kính d (H2). Ở H2 chia d
làm 12 phần bằng nhau và đánh số 3, 2, 1, 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 5, 4. Từ các giao
điểm này dựng các đường chiếu kéo dài lên cắt cạnh AA’ của (H1). Từ các giao
điểm mới này, ta dựng các đường chiếu song song với AB, BC. CD, DE của
khuỷu cong. Ở (H1) giao điểm của các đường chiếu song song này với các
đường chiếu của đường tròn d cùng số, sẽ mang tên số này; VD; giao điểm của
đường chiếu song song só 3 với đường chiếu của đường tròn d số 3, sẽ mang tên
số 3. Chú ý ở (H1) đường chiếu song song số 3 cắt đường DD’ tại 1X . Vậy ta có
các giao điểm 0, 1, 2, 1X , 3, 4, 5, 6. Nối các giao điểm lại băng một đường cong
thì ta được giao tuyến của ống với đường 33, trên đường tròn d.
69
Hình 3-6
70
c. Khai triển (H3). Ta vẽ một nửa hình khai triển, nửa còn lại ta lấy đối xứng
qua đường tâm 66.
Chiều dài của một nửa hình khai triển bằng 2d . Chia chiều dài này làm 6
phần bằng nhau và đánh số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 ở (H1) điểm 2X nằm ở giữa số 2 và
số 3 của đường tròn d. Mở compa rộng bằng cung 23X đem sang (H3). Tại các
điểm 0, 1, 2, 1X , 3, 4, 5, 6 dựng các đường chiếu kéo dài lên (H3) thì các đường
chiếu kéo dài này cắt các đưốngng song 6, 5, 4, 3, 1X , 2, 1, 0 lần lượt ở các
điểm 6, 5, 4, 3, 1X , 2, 1, 0. Nối các giao điểm này lại bằng một đường cong, ta
được một nửa hình khai triển của ống gắn vào khuỷu cong.
4.7.7 Khai triển ống chữ T có cùng đường kính (Hình 3-7)
a.Vẽ hình chiếu đứng của ống chữ T có cùng đường kính d (H1). Chia 2d
của ống A làm 6 phần bằng nhau và đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Qua các giao
điểm này dựng các đường chiếu vào ống B là các đường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Chia
4d của ống B làm 3 phần bằng nhau và đánh số 1o, 2o, 3o, 4o. Qua các giao
điểm này dựng các đường chiếu vào ống A, thì các đường này cắt đường 1 và 7,
2 và 6, 3 và 5, 4 lần lượt ở các điểm 1’ và 7’, 2’ và 6’, 3’ và 5’, 4’. Nối các điểm
1’, 2’, 3’, 4’ và các giao điểm 4’, 5’, 6’, 7’ này lại ta được hai đường giao tuyến
của hai ống.
71
Hình 3-7
b. Khai triển ống A (H2). Ta vẽ 1/2 hình khai triển nửa còn lại sẽ lấy đối xứng
qua đường tâm AA. Chiều dài của 1/2 hình khai triển bằng 2d . Chia chiều dài
này làm 6 phần bằng nhau và đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Qua các điểm này dựng
các đường song song. Trên (H1) từ các giao điểm 7’, 6’, 5’, 4’ dựng các đường
kéo dài xuống (H2) thì các đường này cắt đường song song 1 và 7, 2 và 6, 3 và
5, 4 lần lượt ở các điểm 1’ và 7’, 2’ và 6’, 3’ và 5’, 4’. Nối các điểm 1’, 2’, 3’,
4’ bằng một đường cong, và các điểm 4’, 5’, 6’, 7’ cũng bằng một đường cong,
ta được một nửa hình khai triển của ống A.
c. Cắt lỗ trước khi uốn ống A (H3). Ta vẽ nửa hình khai triển của lỗ, nửa
còn lại sẽ lấy đối xứng qua đường tâm C’C’. Chiều rộng của lỗ C’C’=CC đo ở
(H1). Nửa chiều dài của lỗ bằng 4d . Chia nửa chiều dài này làm 3 phần bằng
nhau có đánh số 1, 2, 3, 4. Ở (H3) 1ua các điểm này dựng các đường song song
11, 22, 33, 44, trên (H1) từ các điểm 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’, 7’ dựng các đường
chiếu kéo dài sang (H3) thì các đường này cắt các đường 11, 22, 33, 44, 33, 22,
72
11, lần lượt ở các điểm 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’, 7’. Nối các giao điểm này bằng một
đường cong ta được một nửa hình khai triển của lỗ.
4.7.8 Khai triển ống chữ T (ống nhỏ gắn vào ống lớn) (Hình 3-8)
a. Vẽ hình chiếu đứng và vẽ nửa mặt cắt của ống nhỏ (H1), Chia 2d của
ống nhỏ làm 6 phần bằng nhau và đánh số 0, 1, 2, 3, 2, 1, 0. Qua các ường này
dựng các đường chiếu vào ống lớn là các đường 0, 1, 2, 3, 2, 1, 0
b. Vẽ hình chiếu bằng và vẽ nửa mặt cắt của ống nhỏ (H2). Chia 2d của
ống nhỏ làm 6 phần bằng nhau và đánh số 3, 2, 1, 0, 1, 2, 3. Qua các điểm này
dựng các đường chiếu 3, 2, 1, 0, 1, 2, 3 thì các đường này cắt đưòng tròn D của
ống lớn lần lượt ở các điểm 3’, 2’, 1’, 0’, 1’, 2’, 3’, từ các giao điểm 3’ và 3’,
2’ và 2’, 1’ và 1’, 0’ dựng các đường chiếu kéo dài lên (H1) thì các đường này
cắt các đường 3, 2 và 2, 1 và 1, 0 và o, 1 lần lượt ở các điểm 0’, 1’, 2’, 3’, 2’, 1’,
0’ trên (H1) bằng một đường cong thì ta được giao tuyến của ống nhỏ với ống
lớn.
Hình 3-8
c. Khai triển ống nhỏ (H3). Ta vẽ 1/2 hình khai triển nửa còn lại sẽ lấy
đối xứng qua đường tâm AA. Chiều dài 1/2 hình khai triển bằng 2d . Chia
chiều dài này làm 6 phần bằng nhau và đánh số 0, 1, 2, 3, 2, 1, 0. Qua các điểm
73
này dựng các đường song song, trên (H2) từ các điểm 0’, 1’, 2’, 3’, 2’, 1’, 0’
dựng các đường chiếu kéo dài sang (H3) thì các đường này cắt các đường song
song 0, 1, 2, 3, 2, 1, 0 lần lượt tại các điểm 0’, 1’, 2’, 3’, 2’, 1’, 0’. Nối các giao
điểm này bằng một đường cong thì ta được một nửa hình khai triển của ống
nhỏ.
d. Cắt lỗ trước khi uốn ống A (H4). Ta vẽ nửa hình khai triển của lỗ, nửa
còn lại sẽ lấy đối xứng qua tâm CC. Chiều dài của lỗ bằng a + b + c + c + b + a
đo ở (H2); 1/2 chiều rộng của lỗ: B’B’/2=BB/2 đo ở (H1), ở (H4) dựng các
đường song song 33, 22, 11, 0’0’, 11, 22, 33. Trên (H1) từ các điểm 0’, 1’, 2’,
3’ dựng các đường kéo dài sang (H4) thì các đường này cắt các đường 0’0’, 11,
và 22 và 33 và 33 lần lượt ở các điểm 0’, 1’ và 1’, 2’ và 2’, 3’ và 3’. Nối các
điểm 3’, 2’, 1’, 0’, 1’, 2’, 3’ bằng một đường cong thì ta được một nửa hình khai
khai triển của lỗ.
4.7.9 Khai triển ống chữ T (ống nhỏ gắn lệch tâm vào ống lớn (Hình 3-9)
Hình3-9
74
a.Vẽ hình chiếu đứng và vẽ nửa mặt cắt của ống nhỏ (H1). Chia 2d của
ống nhỏ làm 6 phần bằng nhau và đánh số 3, 2, 1, 0, 1, 2, 3. Qua các điểm này
dựng đường chiếu vào ống lớn là các đường 3, 2, 1, 0, 1, 2, 3.
b. Vẽ hình chiếu bằng và vẽ nửa mặt cắt của ống nhỏ (H2). Chia 2d của
ống nhỏ làm 6 phần bằng nhau và đánh số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6. Qua các điểm này
dựng các đường chiếu 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 thì các dường này cắt đường tròn D của
ống lớn lần lượt ở các điểm 0’, 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’. Từ các giao điểm dựng
đường chiếu lên (H1) thì các đường 0’, 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’ này cắt các đường 0,
1 và1, 2 và 2, 3 và 3, 2 và 2, 1 và 1, 0 lần lượt ở các điển 0’, 1’ và 1’, 2’ và 2’,
3’ và 3’, 4’ và 4’, 5’ và 5’,6’. Nối các điểm 0’, 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’, 5’, 4’, 3’, 2’,
1’ trên (H1) bằng một đường cong thì được giao tuyến của ống lớn với ống nhỏ.
c. Khai triển ống nhỏ (H3). Ta vẽ nửa hình khai triển, nửa còn lại ta lấy đối
xứng qua đường tâm AA. Chiều dài 1/2 hình khai triển bằng 2d . Chia chiều
dài này làm 6 phần bằng nhau và đánh số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6. Qua các điểm này
dựng các đường song song, trên (H2) từ các điểm 0’, 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’ dựng
các đường chiếu kéo dài sang (H3) thì các đường này cắt các đường song song
0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 lần lượt ở các điểm 0’, 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’. Nối các giao điểm
này bằng một đường cong thì ta được một nửa hình khai triển của ống nhỏ.
d. Cắt lỗ trước khi uốn ống A (H4). Ta vẽ nửa hình khai triển của lỗ, nửa
còn lại sẽ lấy đối xứng qua đường tâm A’A’. Chiều dài của lỗ bằng a +b + c + d
+ e + g đo ở (H2) hay bằng 4d ; chiều rộng của lỗ: B’B’/2=BB/2 đo ở (H1).
Ở (H4) dựng các đường song song 00, 11, 22, 3’3’, 44, 55, 66. Trên (H1)
từ các điểm 0’, 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’ dựng các đường chiếu kéo dài lên (H4) thì
các đường này cắt các đường 00, 11, 22, 3’3’, 44, 55, 66 lần lượt ở các điểm 0’,
1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’. Nối các điểm này bằng một đường cong thì ta được một nửa
hình khai triển của lỗ.
4.7.10 Khai triển ống ba chạc (Hình 3-10)
75
Hình3-10
a. Vẽ hình chiếu đứng của ống ba chạc có cùng đường kính d (H1). Vẽ nửa
mặt cắt của khúc ống A. Chia 2d làm 8 phần bằng nhau và đánh số 1, 2, 3, 4,
5, 6, 7, 8, 9. Qua các điểm này, dựng các đường chiếu vào hết khúc ống A thì
các đường chiếu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 cắt các đường giao tuyến PR và RE lần
lượt ở các điểm 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’, 7’, 8’, 9’ vẽ nửa mặt cắt của khúc ống B.
Chia 2d làm 8 phần bằng nhau và đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Qua các
điểm này, dựng các đường chiếu vào hết khúc ống B thì các đường c...ao động và vệ sinh công nghiệp.
Nội dung:
1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy cắt cnc
Phần cứng của máy bao gồm 2 phần chính
+ Cụm điều khiển máy (Machine Control Unit )
Đây được coi là trái tim của máy CNC. Nó có nhiệm vụ liên kết tất cả các chức
năng để điều khiển máy. Các chức năng của nó bao gồm.
Nhận số liệu vào (date intput)
Xử lý dữ liệu (date processing)
Đưa số liệu ra (date output)
Ghép nối vào ra (machine I/O interface)
+ Cụm dẫn động máy (driving Unit)
Cụm dẫn động máy bao gồm các động cơ, phần tử điều khiển, khuếch đại côn
suất, các cảm biến và các mạch phản hồi vị trí, tốc độ. Ngoài ra còn có các bộ
truyền động ( bộ truyền đai, bộ truyền bánh răng.) các hệ truyền động cơ khí
(vít me, đai ốc, cơ cấu kẹp chặt)
Phần mềm CNC của máy bao gồm
+ Phần mềm điều khiểnPhần mềm điều khiển là chương trình chính
dùng để thực hiện các chức năng NC. Chức năng chính của phần mềm điều
khiển là chấp nhận chương trình ứng dụng như là số liệu đầu vào và sinh ra tín
hiệu điều khiển, điều khiển dẫn động động cơ các trục. phần mềm này bao gồm
bốn chương trình: chương trình kiểm tra, chương trình logic, chương trình đọc
và chương trình đặc trưng.
217
Chương trình kiểm tra. Đây là chương trình chính. Nó sắp xếp thực hiện tất
cả các phần mềm và cho phép CPU thực hiện gép nối với tất cả các thiết bị vào
– ra
Chương trình logic. Đây là chương trình điều khiển, nó làm nhiệm vụ giải
mã và nội suy cấu trúc NC để tạo ra tín hiệu điều khiển cho các mỏ cắt
Chương trình đọc. đây được coi là chương trình phục vụ vì nó làm nhiệm vụ
vào ra chương trình, lưu chữ, xóa chương trình và hiển thị chương trình trong
quá trình gia công, hiện thị vị trí dụng cụ hiện hành trên màn hình và các chức
năng khác.
Chương trình đặc trưng. Chương trình này làm nhiệm vụ kiểm tra lỗi của hệ
thống điều khiển, lỗi chương trình và các loại lỗi khác, sau đó đưa ra màn hình
các thông báo lỗi, người điều khiển tra các thông báo lỗi này trong các sách
hướng dẫn kèm theo máy để biết lỗi gì và khắc phục.
Người thợ dùng các phần mềm đồ họa CAD để vẽ chi tiết cắt theo tỷ lệ
1:1 sau đó chuyển sang CAM để nội suy và tự động lập trình theo ngôn ngữ của
CNC và chuyển dữ liệu dạng file DXF cho CNC thi hành.
Cấu trúc của file DXF : DXF dạng ASCII có định dạng ở file text. Cấu
trúc của DXF file gồm các phần sau:
+ Header: bao gồm các thông tin chung về bản vẽ. Các thông số đều đặt
tên riêng và có 1 giá trị thực.Ví dụ hình tròn gồm 3 thông số: toạ độ tâm
(x,y);bán kính r.
+ Classes: lưu trữ thông tin về các lớp sẽ sử dụng đã được định nghĩa.
Chúng sẽ xuất hiện trong các phần sau: BLOCKS, ENTITIES, and OBJECTS.
Thông thường nó sẽ không cung cấp hết thông tin một cách chính xác nhất mà
phải có giải thuật để tính toán nó như là nội suy cung tròn hay chia nhỏ làm
nhiều phần.
+ TABLES: phần này chứa tên các phần đã được định nghĩa
+ Block: phần này chứa các thông tin dạng Block đã định nghĩa bao gồm
cả Block ở dạng drawing.
+ Entities: phần này chứa các thông tin về đặc tính drawing bao gồm các
đặc tính tham chiếu của block (Block reference).
+ Object: chứa các dữ liệu của đối tượng phi graphic sử dụng bởi
Autolisp và objectAR
+ Thumbnailimage : chứa các dữ liệu của các file DXF truớc đó
+ End of file : kết thúc file
Các máy cắt CNC thường hoạt động theo hệ toạ độ 2 trục X và Y còn
trục thường băng hằng số trong quá trình cắt.
218
Máy cắt plasma CNC ALPHATOME 25 của hãng SAF
Bộ phận điều khiển
Bộ phận cắt
Nguồn
Bộ phận cấp khí
Máy cắt Koact
219
Hình 4-1:Máy cắt CNC
Các bộ phận chính của máy
Hệ thống điều khiển
Hình 4-2:Bảng điều khiển
Hệ thống dẫn động mỏ cắt
Hình 4-3:Hệ thống dẫn động
Mỏ cắt được điều khiển chuyển động bằng bảng điều khiển, tự động đánh
lửa và tự động chuyển động lên xuống, dẫn động bằng motor. Sưởi nóng mỏ cắt
220
nhanh và bộ điều khiển độ cao mỏ cắt tự động. Hệ thống làm mát tự động: bằng
tia nước phun xung quanh mỏ cắt, ngăn chặn hiện tượng biến dạng do nhiệt phát
sinh trong quá trình cắt và bụi bám vào vết cắt. Số lượng mỏ cắt tối đa là 30 mỏ.
Kết nối mỏ cắt bằng đai thép.
Kết cấu tryền động (cơ cấu bánh răng – thanh răng)
Hình 4-4: Kết cấu chuyển động
Thông số của máy
221
2. Lập trình cắt.
2.1. Chọn chế độ cắt
Với máy cắt plasma CNC nói chung và máy ALPHATOME 25 nói riêng
người vận hành chỉ cần khai báo các thông số cần thiết như loại vật liệu, chiều
dày vật liệu và chất lượng cắt các thông số còn lại máy sẽ tự nội suy và vận
hành một cách tối ưu hóa. Tuy vậy một số trường hợp thành phần kim loại cắt
không đúng tiêu chuẩn hoặc người cắt không biết chính xác dẫn đến việc khai
báo sai làm ảnh hưởng tới quá trình cắt. Trong trường hợp này người vận hành
có thể điều chỉnh một khoảng nhỏ thông số này để phù hợp với thực tế.
Để chuẩn bị cho quá trình cắt người thợ có thể tham khảo bảng chế độ dưới đây
để tính toán phôi liệu và chuẩn bị dụng cụ thiết bị phù hợp.
Chế độ cắt thép carbon, khí tạo plasma là oxy
222
223
224
225
Chế độ cắt thép không gỉ , khí tạo plasma là Nitrogen
226
227
Chế độ cắt
nhôm.
228
2.2. Trình tự cắt.
TT Công
việc
Hình vẽ minh họa Hướng dẫn
1
Khởi
động,
kiểm tra
tình
trạng
thiết bị
Mở bình khí tạo plasma, kiểm
tra áp suất, điều chỉnh áp suất
8,5bar
Mở khí nén 6bar
Kiểm tra mức nước làm mát
FRIOSAF hoac FRIOJET
Kiểm tra trạng thái nút khẩn cấp
Bật nút khởi động máy
Màn hình khởi động xuất hiện
như hình vẽ
2
Mở mật
mã
máy,
điều
chỉnh
ngôn
ngữ
máy
Bấm vào nút có biểu tượng chìa
khóa, nhập mật mã sau đó ấn
(OK)
Bấm vào nút seting để chọn
ngôn ngữ là English
Sau khi cài đặt ấn núm để
nhập thông số cắt
3
Khai
báo vật
liệu cắt
ấn vào nút có tên vật liệu cần cắt
(acier = thép carbon, inox = thép
không gỉ, aluminium = nhôm) vật
liệu nào được khai báo sẽ đổi màu
xanh, sau đó ấn
4
Khai
báo
chiều
dầy vật
liệu
Nhấn và phím số để khai báo
chiều dầu vật liệu (chú ý hệ inch
hay metric) sau đó nhấn
5
Chọn
chất
lượng
cắt
Nhấn và phím để khai báo
chất lượng cắt sau đó nhấn
229
6
Căn cứ
vào
thông
báo của
máy để
lắp mỏ
cắt phù
hợp.
Lắp mỏ cắt theo số hiệu được
máy chỉ dẫn trên màn hình
Lắp khí bảo vệ và tạo plasma
đúng chỉ dẫn
Bật Help để được hướng
dẫn sử dụng nếu cần
7
Gọi
chương
trình cắt
Nhấn nút gọi chương trình
có sẵn trên máy
Nhấn nút gọi chương trình
từ USB
Nhấn nút vẽ trực tiếp
Nhấn nút cắt chữ
8
Xác
nhận
chương
trình cắt
Hình dạng cắt được hiển thị ở
khu vực màn hình bên cạnh
Nếu chọn đúng ấn nút , nếu
chọn sai ấn để huỷ bỏ
9
Khai
báo
kích
thước à
đặt vật
liệu cắt
Ấn nút ở trang TOLE
Hình ảnh thực của vật liệu và
đường cắt sẽ được hiển thị trên
màn hình
Nếu đường cắt vượt ra ngoài vật
liệu, phải dịch chuyển vật liệu vào
vùng cắt
Dùng nút di chuyển vật liệu
về phía dưới và ấn
10
kiểm tra
lại các
kích
thước
đã khai
báo
kích
thước,
vị trí
Các nút sau phải ở trạng thái
sáng
Nhấn nút ®Ó ch¹y thö vµ
quan s¸t trªn mµn h×nh
Nhấn nút khi cắt xong
230
vật cắt
lần cuối
chạy
thử
3. Vận hành máy cắt
TT Công
việc
Hình vẽ minh hoạ Hướng dẫn
1
vẽ chi
tiết trên
máy
tính
Đặt nét cơ bản mầu đỏ
Tỷ lệ 1:1. Đơn vị mm
Dùng lệnh line để vẽ 3 đoạn
thẳng dài, từ 2 đầu dùng line để
vẽ 2 đoạn ngắn
Xác định tâm dùng lệnh arc để
vẽ cung tròn
Ghi lại với tên BAI1.DWG
2
Chuẩn
bị,
kiểm
tra thiết
bị
Kiểm tra nước làm mát
Kiểm tra hệ thống khí nén và khí
tạo plasma
Kiểm tra hệ thống điện
Kiểm tra hệ thống sử lý khói bụi
của máy
Mở khóa máy
Chuyển ngôn ngữ thành English
3
Khai
báo các
thông
số
Matiere: Acier (Thép cacbon)
Chiều dày: 6mm
Chất lượng mép cắt : 40A
4
Căn cứ
vào
thông
báo của
máy để
lắp mỏ
cắt phù
hợp.
Lắp mỏ cắt theo số hiệu được
máy chỉ dẫn trên màn hình
Lắp khí bảo vệ và tạo plasma
đúng chỉ dẫn
Bật Help để được hướng dẫn
cụ thể. (nếu cần)
231
5
Gọi
chương
trình
cắt
BAI1
tư USB
Nhấn nút gọi chương trình
từ USB
Hình dạng cắt được hiể thị ở khu
vực màn hình bên cạnh
Nếu chọn ấn , nếu chọn sai
ấn để hủy bỏ
6
Căn cứ
vào
bảng
chế độ
để vi
chỉnh
một số
thông
số
Tăng I, U
Tăng tốc độ cắt
7
Đặt
phôi
vào
máy,
căn
chỉnh
về góc
để tiết
kiệm
vật liệu,
soi chi
tiết trên
màn
hình
Thực tế có thể cắt nhiều hình
cùng lúc, nhưng ở bài này mỗi
học sinh cắt môtj hình.
8
Kiểm
tra lại
các
thông
số đã
khai
báo,
kích
thước,
vị trí
vật cắt
Các nút sau phải ở trạng thái
sáng
232
lần
cuối,
chạy
thử
9 cắt phôi
Nhấn nút để cắt và quan sát
trên màn hình
Nhấn nút khi cắt xong
Nhấn nút Emergency khi có
sự cố hoặc đường cắt chệch ra
ngoài
10
kiểm
tra
Kiểm tra chất lượng mép cắt
Kiểm tra kích thước
4. Khắc phục một số sai hỏng.
TT sự cố Nguyên nhân Khắc phục
1 Máy báo lỗi
Do khai báo sai
hoặc kích thước sai
Xem thông báo hoặc bật chức
năng Help để được hướng
dẫn cụ thể
2
Chi tiết bị hỏng
do vết bắt đầu
cắt nằm trong
chi tiết
Khai báo
Khai báo lại để điểm bắt đầu
nằm ngoài chi tiết
3
Các nút
không sáng
Lắp mỏ chưa đúng
số hiệu
Khai báo thiếu
thông số
Khí chưa mở
Xem thông báo hoặc bật chức
năng Help để được hướng
dẫn cụ thể
4
Chi tiÕt
sai kÝch
thíc
Do qu¸
tr×nh CAD
Đặt lại tỷ lệ vẽ theo tỷ lệ 1:1
5 Mép cắt bị vát
Khai báo chất
lượng chưa phù
Chọn chất lượng cắt cao.
233
hợp
5. An toàn và vệ sinh công nghiệp
Đeo kính trắng, mũ, mặc quần áo bảo hộ, găng tay da khi làm việc.
Không được thử mồi hồ quang trên tay hoặc các bộ phận khác của cơ
thể con người.
Không tự ý mở hộp nguồn hoặc chỉnh sửa ở các bộ mạch bên trong.
Máy cắt CNC sau khi sử dụng phải vệ sinh sạch
Bài tập và sản phẩm thực hành
Câu1. Nêu cấu tạo và nguyên lý hoạt động cảu máy cắt CNC đã học ?
Câu 2. Lập trình, cắt và chọn chế độ cắt chi tiết bằng thép trắng có chiều dầy
12mm?
234
Đánh giá kết quả học tập
TT Tiêu chí đánh giá
Cách thức và phương
pháp đánh giá
Điểm
tối đa
Kết quả
thực
hiện của
người
học
I Kiến thức
1 Cấu tạo, nguyên lý làm
việc của máy cắt CNC
Làm bài tự luận, đối
chiếu với nội dung bài
học
2,5
1.1 Nêu đầy đủ cấu tạo của
máy cắt CNC 1
1.2 Trình bày đúng nguyên lý
làm việc của máy cắt
CNC
1,5
2 Nêu đầy đủ các bước đấu
nối máy cắt CNC
Làm bài tự luận, đối
chiếu với nội dung bài
học
2
3 Trình bày chính xác các
bước lập trình cắt
Vấn đáp, đối chiếu với
nội dung bài học
3
4 Trình bày đầy đủ quy
trình vận hành máy cắt
CNC
Làm bài tự luận, đối
chiếu với nội dung bài
học
2,5
Cộng: 10 đ
II Kỹ năng
1 Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ,
thiết bị đúng theo yêu cầu
của bài thực tập
Kiểm tra công tác chuẩn
bị, đối chiếu với kế
hoạch đã lập
1,5
2 Vận hành thành thạo máy
cắt CNC
Quan sát các thao tác,
đối chiếu với quy trình
vận hành
2
3 Chuẩn bị đầy đủ nguyên
nhiên vật liệu đúng theo
yêu cầu của bài thực tập
Kiểm tra công tác chuẩn
bị, đối chiếu với kế
hoạch đã lập
1
4 Lắp ráp và đấu nối thiết
bị thành thạo
Kiểm tra các yêu cầu,
đối chiếu với tiêu
1,5
235
chuẩn.
5 Sự thành thạo và chuẩn
xác các thao tác khi cắt
trên máy cắt CNC
Quan sát các thao tác
đối chiếu với quy trình
thao tác.
3
6 Kiểm tra chất lượng mối
cắt
Theo dõi việc thực
hiện, đối chiếu với quy
trình kiểm tra
1
Cộng: 10 đ
III Thái độ
1 Tác phong công nghiệp 5
1.1 Đi học đầy đủ, đúng giờ Theo dõi việc thực
hiện, đối chiếu với nội
quy của trường.
1
1.2 Không vi phạm nội quy
lớp học
1
1.3 Bố trí hợp lý vị trí làm
việc
Theo dõi quá trình làm
việc, đối chiếu với tính
chất, yêu cầu của công
việc.
1
1.4 Tính cẩn thận, chính xác Quan sát việc thực hiện
bài tập 1
1.5 Ý thức hợp tác làm việc
theo tổ, nhóm
Quan sát quá trình thực
hiện bài tập theo tổ,
nhóm
1
2 Đảm bảo thời gian thực
hiện bài tập
Theo dõi thời gian thực
hiện bài tập, đối chiếu
với thời gian quy định.
2
3 Đảm bảo an toàn lao động
và vệ sinh công nghiệp
Theo dõi việc thực
hiện, đối chiếu với quy
định về an toàn và vệ
sinh công nghiệp
3
3.1 Tuân thủ quy định về an
toàn
1
3.2 Đầy đủ bảo hộ lao động(
quần áo bảo hộ, giày, mũ,
yếm da, găng tay da,)
1
3.3 Vệ sinh xưởng thực tập
đúng quy định
1
Cộng: 10 đ
236
KẾT QUẢ HỌC TẬP
Tiêu chí đánh giá
Kết quả
thực hiện
Hệ số
Kết qủa
học tập
Kiến thức 0,3
Kỹ năng 0,5
Thái độ 0,2
Cộng:
237
BÀI 5: CHẾ TẠO PHÔI HÀN TỪ VẬT LIỆU THÉP TẤM BẰNG MÁY
CẮT PLASMA
Mã bài 17.5
Giới thiệu:
PLASMA là trạng thái thứ tư của vật chất trong đó các chất bị ion
hóa mạnh. Đại bộ phận phân tử hay nguyên tử chỉ còn lại hạt nhân;
các electron chuyển động tương đối tự do giữa các hạt nhân. Plasma không phổ
biến trên Trái Đất tuy nhiên trên 99% vật chất trong vũ trụ tồn tại dưới dạng
plasma, vì thế trong bốn trạng thái vật chất, plasma được xem như trạng thái đầu
tiên. Sự va chạm các điện tử sinh ra nhiệt độ rất cao và tập trung, ứng dụng hiện
tượng này để làm nóng chảy kim loại tức thời và thổi ra ngoài tạo thành rãnh cắt
Mục tiêu:
Giải thích đúng thực chất của phương pháp cắt kim loại bằng tia Plasma.
Mô tả đầy đủ các bộ phận của máy cắt Plasma.
Sử dụng máy cắt plasma bằng tay thành thạo.
Khai triển, tính toán phôi đúng hình dáng và kích thước của chi tiết.
Chọn chế độ cắt phù hợp với chiều dày và tính chất của vật liệu.
Cắt phôi theo đường thẳng, đường cong, đường tròn đúng kích thước bản
vẽ, mặt cắt phẳng, ít bavia.
Chỉnh sửa phôi đạt hình dáng, kích thước theo yêu cầu kỹ thuật.
Thực hiện tốt công tác an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng.
Nội dung:
1 - Đặc điểm công dụng của phương pháp cắt kim loại bằng Plasma.
Plasma là một dạng vật chất thứ tư tồn tại sau thể rắn thể lỏng và thể
khí. Plasma có cấu tạo bên trong gần giống như hồ quang điện, tức là một môi
trường ion, plasma gồm các ion được gia tốc lớn lên nó có động năng mạnh.
Khi được phun ra khỏi miệng phun nó có năng lượng nhiệt lớn, có thể làm nóng
chảy tức thời kim loại trên đường đi của nó.
238
Trong cắt kim loại người ta dùng không khí nén hoặc argon làm môi
trường tạo ra plasma.
Ở các nước công nghiệp phát triển người ta đã ứng dụng rất rộng rãi các
máy hàn cắt bằng plasma. Phương pháp hàn cắt bằng kỹ thuật plasma có năng
suất cao hơn 1,5 đến 2 lần so với kỹ thuật khí, chất lượng mối hàn, đường cắt
cao hơn hẳn, sạch sẽ không gây ô nhiễm môi trường, không có nguy cơ gây nổ,
đa năng linh hoạt dễ di chuyển, giảm chi phí vận hành 1,5 đến 3 lần, mau hoàn
vốn.
Các loại máy hàn, cắt dùng plasma có rất nhiều kiểu loại.
Nhiệt độ của plasma rất cao cho phép cắt với chiều dày kim loại lớn, có thể cắt
mọi kim loại và hợp kim.
2 - Cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị cắt Plasma.
2.1. Cấu tạo :
Thiết bị cắt plasma:
239
Cấu tạo của mỏ cắt plasma.
240
2.2 Nguyên lý làm việc
Khi nhấn công tắc khởi động hiệu điện thế giữa cực âm và cực dương được bộ
khởi động trong máy tăng lên khoảng 40.000V trong 1% giây để gây hồ quang.
Khi hồ quang đã hình thành hiệu điện thế giảm xuống 70V để duy trì hồ quang.
Khí nén từ máy được rơle điện mở khi hồ quang đã hình thành đẩy vào vùng hồ
quang để tạo thành plasma phun qua vòi phun ra ngoài.
Do plasma có nhiệt độ khoảng 10.000oC và tập trung thành ống hình trụ nhỏ
nên nó làm nóng chảy tức thời kim loại kết hợp với áp lực khí nén thổi kim loại
ra ngoài tạo thành rãnh cắt.
Khác với máy hàn plasma, máy cắt plasma không làm nguội bằng nước mà
làm nguội trực tiếp bằng dòng khí nén.
Có 3 loại plasma phụ thuộc vào kết cấu nối dây để hình thành hồ quang. Với
hồ quang trực tiếp và hồ quang hỗn hợp phải nối thêm cực dương của nguồn với
vật cắt
3 - Chế độ cắt Plasma
241
4 – Thực hành sử dụng máy cắt plasma
T
T
Nội dung công
việc
Hình vẽ minh họa Hướng dẫn sử dụng
1
Vận hành thiết bị
cắt plasma bằng
tay
Đấu nguồn điện vào máy.
Vận hành máy nén khí.
Đấu nối dây điện, dây dẫn
khí.
Kiểm tra tình trạng thông
khí.
2
Khai triển vạch
dấu phôi
Dùng mũi vạch để vạch
dấu trên phôi, vạch phải nhỏ
và rõ nét, đúng hình dạng,
kích thước, tiết kiệm phôi.
242
3
Chọn chế độ cắt
plasma
Căn cứ vào chiều dày vật
liệu và hướng dẫn của nhà
sản xuất máy để chọn chế độ
cắt.
Chế độ cắt gồm 2 thông số
là cường độ dòng điện và áp
lực khí nén.
4
Chọn mỏ và lắp
đặt mỏ cắt
5
Kỹ thuật cắt
plasma
Do plasma có công suất
lớn, vận tốc cắt nhanh nên
phải có compa hoặc thước
để làm chỗ dựa.
Có thể cắt ngay từ giữa
tấm mà không cần khoan lỗ
như cắt khí.
5. An toàn lao động:
Đeo kính trắng, mũ hàn, mặc quần áo bảo hộ, găng tay da khi làm việc.
Do khí nén tạo thành plasma bị ion hóa rất mạnh nên nó là chất khí
chứa bụi rất nguy hiểm cho sức khỏe con người. Khoa học đã thử nghiệm,
chứng minh và khuyến cáo nếu nhiễm bụi plasma thì có nhiều nguy cơ gây ung
thư. Bụi plasma có khả năng tự xuyên qua da và biểu bì để vào trong cơ thể con
người, mặt khác người thợ rất dễ hít phải bụi này. Vì vậy khi cắt plasma nhất
thiết phải đeo khẩu trang dầy, tại chỗ cắt luôn có máy hút bụi để hút khói bụi
plasma để sử lý riêng. Sau khi làm việc hoặc giải lao người cắt phải rửa tay
bằng xà phòng mới được cầm nắm vào thức ăn.
Không được thử mồi hồ quang trên tay hoặc các bộ phận khác của cơ
thể con người.
Không tự ý mở hộp nguồn hoặc chỉnh sửa ở các bo mạch bên trong.
243
Bài tập và sản phẩm thực hành
Câu 1: Cho biết thực chất, đặc điểm và phạm vi ứng dụng của phương
pháp cắt kim loại bằng plasma?
Câu 2: Cho biết chế độ cắt plasma thép tấm dày 12mm?
Câu 3: Cắt chi tiết có kích thước như bản vẽ sau bằng plasma?
244
Đánh giá kết quả học tập
TT Tiêu chí đánh giá
Cách thức và phương
pháp đánh giá
Điểm
tối đa
Kết quả
thực
hiện của
người
học
I Kiến thức
1 Đặc điểm, công dụng của
phương pháp cắt Plasma
Làm bài tự luận, đối
chiếu với nội dung bài
học
2
1.1 Nêu đúng đặc điểm của
phương pháp cắt Plasma
1
1.2 Nêu đầy đủ công dụng
của phương pháp cắt
Plasma
1
2 Cấu tạo, nguyên lý làm
việc của máy cắt khí
chuyên dùng
Làm bài tự luận, đối
chiếu với nội dung bài
học
2
2.1 Nêu đầy đủ cấu tạo của
máy cắt khí chuyên dùng 1
2.2 Trình bày đúng nguyên lý
làm việc của máy cắt khí
chuyên dùng
1
3 Trình bày đầy đủ quy
trình vận hành thiết bị cắt
plasma bằng tay
Làm bài tự luận, đối
chiếu với nội dung bài
học
2
4 Nêu đúng cách chọn chế
độ cắt plasma
Vấn đáp, đối chiếu với
nội dung bài học
1,5
5 Trình bày đúng kỹ thuật
cắt plasma
Làm bài tự luận, đối
chiếu với nội dung bài
học
2,5
Cộng: 10 đ
II Kỹ năng
1 Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ,
thiết bị đúng theo yêu cầu
của bài thực tập
Kiểm tra công tác chuẩn
bị, đối chiếu với kế
hoạch đã lập
1,5
245
2 Vận hành thành thạo thiết
bị cắt plasma bằng tay
Quan sát các thao tác,
đối chiếu với quy trình
vận hành
1,5
3 Chuẩn bị đầy đủ nguyên
vật liệu đúng theo yêu cầu
của bài thực tập
Kiểm tra công tác chuẩn
bị, đối chiếu với kế
hoạch đã lập
1
4 Lắp ráp và đấu nối thiết bị
thành thạo
Kiểm tra các yêu cầu,
đối chiếu với tiêu
chuẩn.
1,5
5 Khai triển, vạch dấu phôi
chính xác
Quan sát các thao tác
đối chiếu với quy trình
thao tác.
1,5
6 Sự thành thạo và chuẩn
xác các thao tác cắt kim
loại bằng máy cắt plasma
Quan sát các thao tác
đối chiếu với quy trình
thao tác.
2
7 Kiểm tra chất lượng mối
cắt
Theo dõi việc thực
hiện, đối chiếu với quy
trình kiểm tra
1
7.1 Mối cắt đúng kích thước 0,5
7.2 Mối hàn không bị khuyết
tật
0,5
Cộng: 10 đ
III Thái độ
1 Tác phong công nghiệp 5
1.1 Đi học đầy đủ, đúng giờ Theo dõi việc thực
hiện, đối chiếu với nội
quy của trường.
1
1.2 Không vi phạm nội quy
lớp học
1
1.3 Bố trí hợp lý vị trí làm
việc
Theo dõi quá trình làm
việc, đối chiếu với tính
chất, yêu cầu của công
việc.
1
1.4 Tính cẩn thận, chính xác Quan sát việc thực hiện
bài tập 1
1.5 Ý thức hợp tác làm việc
theo tổ, nhóm
Quan sát quá trình thực
hiện bài tập theo tổ,
nhóm
1
246
2 Đảm bảo thời gian thực
hiện bài tập
Theo dõi thời gian thực
hiện bài tập, đối chiếu
với thời gian quy định.
2
3 Đảm bảo an toàn lao động
và vệ sinh công nghiệp
Theo dõi việc thực
hiện, đối chiếu với quy
định về an toàn và vệ
sinh công nghiệp
3
3.1 Tuân thủ quy định về an
toàn
1
3.2 Đầy đủ bảo hộ lao động(
quần áo bảo hộ, giày, mũ,
yếm da, găng tay da,)
1
3.3 Vệ sinh xưởng thực tập
đúng quy định
1
Cộng: 10 đ
KẾT QUẢ HỌC TẬP
Tiêu chí đánh giá
Kết quả
thực hiện
Hệ số
Kết qủa
học tập
Kiến thức 0,3
Kỹ năng 0,5
Thái độ 0,2
Cộng:
247
BÀI 6 : MÀI MÉP HÀN, MÉP CÙN BẰNG MÁY MÀI CẦM TAY
Mã bài: 17.6
Giới thiệu:
Mài là công việc được thực hiện trong mọi quá trình hàn nhằm làm sạch
đi lớp kim loại thừa bám trên chi tiết.
Mục tiêu:
Giải thích cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy mài cầm tay.
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, bảo hộ lao động như: kính bảo vệ, kính bảo hộ,
thùng nước làm mát, khóa mở đá, cờlê, mỏ lết đầy đủ.
Mô tả đúng các bước kiểm tra an toàn trước khi mài.
Vận hành sử dụng các loại máy mài cầm tay thành thạo.
Mài được phôi hàn có hình dáng, kích thước đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo
bản vẽ.
Thực hiện tốt công tác an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng.
Nội dung:
1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy mài cầm tay, máy mài 2 đá:
Hình dạng chung
Sơ đồ nguyên lý cấu tạo:
1) Động cơ điện; 2) Bộ bánh răng côn; 3) Đá mài; 4) Đai ốc h•m.
Ngoài các chi tiết chính như trên máy còn các chi tiết khác như: Thân máy, tay
cầm, chắn phoi, cơ cấu hãm để thay đá mài hoặc cắt, công tắc điều khiển, chổi
than.
248
Nguyên lý làm việc:
Động cơ (1) làm việc, bộ bánh răng côn (2) hoạt động truyền chuyển
động quay vuông góc trong không gian làm lưỡi cắt (3) quay theo. Để mài, cắt
được kim loại ta đưa máy vào vị trí mài cắt sao cho mặt phẳng của đá nghiêng
một góc từ 150 300 so với bề mặt kim loại cần mài cắt.
ưu, nhược điểm:
+ Động cơ của máy có kết cấu gọn, nhẹ, cơ động, mô men khởi động lớn, dễ sử
dụng.
+Nhanh hỏng chổi than, tiếng ồn lớn.
Thông số kỹ thuật:
TT Tên số hiệu máy
Đường kính
đá
(mm)
Số vòng
quay v/p
Trọng
lượng
(kg)
Ghi
chú
1 Makita; 9523NB 100 mm 11,000 1,4
2 Makita; 9524NB 115 mm 11,000 1.4
3 Makita; 9525NB 125 mm 10,000 2,2
4 Makita; 9526NB 180 mm 9,500 3
5 Makita; 9527NB 230 mm 9,000 3,5
6 BOSCH 180 mm 9,500 3
7 BOSCH 230 mm 9,000 3,5
2- Dụng cụ mài:
Dụng cụ bảo hộ lao động: Khi mài do phôi bắn ra theo phương tiếp
tuyến rất mạnh nên phải có kính bảo hộ, gang tay
Dụng cụ tháo lắp, sửa chữa: Chổi than, vam tháo đá chuyên dùng, mỏ
lết và vam để tháo vòng bi.
3. Thực hành sử dụng:
TT
Nội dung
công việc
Hình vẽ minh họa Hướng dẫn sử dụng
1
Kiểm tra
máy trước
khi sử dụng
Kiểm tra tình trạng chung
của máy: Độ chặt của tay
nắm, độ rơ của gối đỡ và bộ
truyền bánh răng côn, chổi
than, dây, công tắc điện.
Cho máy chạy không tải:
nghe tiếng máy chạy chuẩn
đoán hư hỏng và sử lý nếu có.
249
2
Tháo lắp
chắn phoi
Đưa chắn phoi (1) vào vị trí,
vặn vít (3) rồi xoay theo hai
chiều mà không bị xê dịch là
được, cuối cùng vặn chặt đai
ốc hãm.
3
Lắp tay
cầm
Lắp tay cầm: Tùy theo
người sử dụng thuận tay nào
mà lắp tay cầm đúng vị trí
phù hợp.
4
Lắp đá, kẹp
chặt đá
mài, cắt
Đưa định tâm (6) vào trục
(7), lắp đá (5) qua trục (7) vào
định tâm (6) và vặn đai ốc (4)
vào.
Xiết chặt đai ốc (4) bằng
cách tay trái hãm chốt (9) tay
phải vặn dụng cụ chuyên
dùng
(8) vừa đủ lực tránh làm vỡ
đá, sau khi máy chạy đá sẽ
được tự hãm.
5
Mở tắt máy
Giữ máy bằng tay trái, tác
dụng lực F vào công tắc (10)
thông qua ngón tay cái của
bàn tay phải theo hướng (I)
máy hoạt động.
Nếu muốn tắt máy ta đưa
công tắc (10) về vị trí (0).
Với máy có công tắc điều
khiển ở phía sau. Để mở máy
giữ chắc máy, ngón tay trỏ
bàn tay phải bóp cò điều
250
4. An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp:
Quần áo bảo hộ lao động giày mũ gọn gàng đúng quy định.
Khi thao tác mài, cắt nhất thiết phải có kính bảo hộ lao động.
Nguồn điện cung cấp cho máy đúng, đủ điện áp.
Cầm vật mài bằng hai tay, hai người không được mài một bên đá.
Khi mài đứng nghiêng về một bên đá tránh sự cố vỡ đá.
Vận hành máy trong phạm vi công suất, lực tác dụng cho phép
Hướng phần phoi về phía không có người, cấm mài khi đá quay ngược.
khiển (14) máy sẽ hoạt động,
nếu muốn tắt máy thả cò (14).
Muốn máy chạy liên tục
không bị mỏi ngón tay trỏ thì
sau khi bóp cò điều khiển
(14) ta ấn chốt (15) vào.
6
Mài cắt
kim loại
Cầm máy mài sao cho đá
mài nghiêng so với mặt phẳng
kim loại một góc từ 150 300.
Tác dụng một lực F ấn
xuống đồng thời di chuyển
theo hướng AB và ngược lại.
7
Thay chổi
than
Sau một thời gian làm việc
chổi than bị mòn, cần thiết
phải thay thế ngay trước khi
phần còn lại của chổi than
cuốn vào trong làm hỏng cổ
góp.
251
Bài tập và sản phẩm thực hành
Câu 1: Cho cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy mài cầm tay
Câu 2: Dùng máy mài cầm tay mài vát mép tấm thép kích thước như hình
vẽ thành phôi hàn vát mép chữ X, góc vát 300+1?
Chi tiết trước khi mài
252
Đánh giá kết quả học tập
TT Tiêu chí đánh giá
Cách thức và phương
pháp đánh giá
Điểm
tối đa
Kết quả
thực
hiện của
người
học
I Kiến thức
1 Cấu tạo, nguyên lý làm
việc của máy mài cầm tay
Làm bài tự luận, đối
chiếu với nội dung bài
học
2
1.1 Nêu đầy đủ cấu tạo của
máy mài cầm tay
1
1.2 Trình bày đúng nguyên lý
làm việc của máy mài
cầm tay
1
2 Liệt kê đầy đủ các dụng
cụ mài
Vấn đáp, đối chiếu với
nội dung bài học
1,5
3 Nêu đầy đủ các bước
kiểm tra an toàn trước khi
mài
1,5
4 Trình bày đầy đủ quy
trình vận hành, sử dụng
máy mài cầm tay
Làm bài tự luận, đối
chiếu với nội dung bài
học
2
5 Trình bày đúng kỹ thuật
mài
Làm bài tự luận, đối
chiếu với nội dung bài
học
3
Cộng: 10 đ
II Kỹ năng
1 Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ,
thiết bị đúng theo yêu cầu
của bài thực tập
Kiểm tra công tác chuẩn
bị, đối chiếu với kế
hoạch đã lập
2
2 Vận hành thành thạo máy
mài cầm tay
Quan sát các thao tác,
đối chiếu với quy trình
vận hành
2
3 Chuẩn bị đầy đủ nguyên
vật liệu đúng theo yêu cầu
Kiểm tra công tác chuẩn
bị, đối chiếu với kế
1,5
253
của bài thực tập hoạch đã lập
4 Sự thành thạo và chuẩn
xác các thao tác khi mài
Quan sát các thao tác
đối chiếu với quy trình
thao tác.
3
5 Chất lượng mép cùn sau
khi mài đạt yêu cầu kỹ
thuật
Theo dõi việc thực
hiện, đối chiếu với quy
trình kiểm tra
1,5
Cộng: 10 đ
III Thái độ
1 Tác phong công nghiệp 5
1.1 Đi học đầy đủ, đúng giờ Theo dõi việc thực
hiện, đối chiếu với nội
quy của trường.
1
1.2 Không vi phạm nội quy
lớp học
1
1.3 Bố trí hợp lý vị trí làm
việc
Theo dõi quá trình làm
việc, đối chiếu với tính
chất, yêu cầu của công
việc.
1
1.4 Tính cẩn thận, chính xác Quan sát việc thực hiện
bài tập 1
1.5 Ý thức hợp tác làm việc
theo tổ, nhóm
Quan sát quá trình thực
hiện bài tập theo tổ,
nhóm
1
2 Đảm bảo thời gian thực
hiện bài tập
Theo dõi thời gian thực
hiện bài tập, đối chiếu
với thời gian quy định.
2
3 Đảm bảo an toàn lao động
và vệ sinh công nghiệp
Theo dõi việc thực
hiện, đối chiếu với quy
định về an toàn và vệ
sinh công nghiệp
3
3.1 Tuân thủ quy định về an
toàn
1
3.2 Đầy đủ bảo hộ lao động(
quần áo bảo hộ, giày, mũ,
yếm da, găng tay da, kính
bảo hộ)
1
3.3 Vệ sinh xưởng thực tập
đúng quy định
1
254
Cộng: 10 đ
KẾT QUẢ HỌC TẬP
Tiêu chí đánh giá
Kết quả
thực hiện
Hệ số
Kết qủa
học tập
Kiến thức 0,3
Kỹ năng 0,5
Thái độ 0,2
Cộng:
255
Kiểm tra kết thúc mô đun
đề số 01
Câu 1: Trình bầy cấu tạo và nguyên lý hoạt động của mỏ cắt khí bằng
tay?
Câu 2: Cắt và tạo mép hàn bằng máy cắt khí con rùa có chiều dầy 12mm?
285
11
4
12
2
55 60°
256
Đề số 2
Câu 1: Trình bầy cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy cắt Plasma?
Câu 2: Cho biết chế độ cắt plasma thép tấm dày 12mm?
Câu 3: Cắt chi tiết có kích thước như bản vẽ sau bằng plasma?
257
IV.Tài liệu cần tham khảo
[1]. Nguyễn Tiến Đào Công nghệ chế tạo phôiNXBKHKT 2006.
[2]. Trần Văn Giản Khai triển hình gòNXBKHKT 1978.
[3]. I.IxôCôLốp Hàn cắt kim loại – NXBCNKT 1984.
[4]. V.A.Xcacun Hướng dẫn dạy nghề nguội NXBKHKT 1977.
[5]. Hoàng Tùng Sổ tay hànNXBKHKT2006.
[6]. Trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ Việt – Đức, “Chương
trình đào tạo Chuyên gia hàn quốc tế”, 2006.
[7]. Metal and How to weld them the James F.Lincoln Arc Welding
Foundation (USA) – 1990.
[8]. Welding science & Technology – Volume 1 – American Welding
Society (AWS) by 2006.
[9]. ASME Section IX, “Welding and Brazing Qualifications”, American
Societyt mechanical Engineer”, 2007.
[10]. AWS D1.1, “Welding Structure Steel”, American Welding Society,
2008.
[11]. The Welding Institute (TWI), “Welding Inspection”, Training and
Examination Services.
[12]. Các trang web: www.aws.org
www.asme.org
www.lincolnelectric.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_che_tao_phoi_han.pdf