Giáo trình Chế tạo lan can cầu thang

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHẾ TẠO LAN CAN CẦU THANG NGHỀ : CHẾ TẠO THIẾT BỊ CƠ KHÍ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP +CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo quyết định số 01/QĐ – CĐN, ngày 04/01/2016 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2016 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đí

docx59 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Chế tạo lan can cầu thang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo nói chung và ngành CTTBCK ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình khung nghề Chế tạo thiết bị cơ khí đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Mô đun chế tạo lan can cầu thang là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình hực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu cơ khí trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 02 tháng 01 năm 2016 Biên soạn Hồ Văn Ngữ MỤC LỤC Đề mục Trang I. Lời giới thiệu II. Mục lục III. Nội dung mô đun Bài 1 Chuẩn bị điều kiện chế tạo 3 1. Cấu tạo,nhiệm vụ 3 1.1 Cấu tạo 3 1.2 Nhiệm vụ 5 2. Nguyên cứu tài liệu 7 2.1 Đọc hiểu hệ thống bản vẽ 7 2.2 Vẽ tách chi tiết 8 2.3 Tìm hiểu tài liệu hướng dẫn 8 3 . Kiểm tra mặt bằng thi công ,sàn thao tác 15 4. Lập phương án thi công 16 Bài 2 Chế tạo khung sàn 18 1. Cấu tạo,nhiệm vụ 18 1.1 Cấu tạo 18 1.2 Nhiệm vụ 20 2. Đọc hiểu hệ thống bản vẽ 20 3. Vẽ tách chi tiết 22 4. Thực hành vạch dấu 22 5.Thực hành cắt phôi 22 6. thực hành mài sửa 22 7. Thực hành khoan đột lỗ theo dấu 22 8. thực hành đóng số 26 9. thực hành lắp ghép 22 10. thực hành kiểm tra 26 Bài 3 Chế tạo bậc thang 30 1. Cấu tạo,nhiệm vụ 30 1.1 Cấu tạo 30 1.2 Nhiệm vụ 30 2. Đọc hiểu hệ thống bản vẽ 30 3. Tính phôi 31 4. Thực hành vạch dấu 32 5. Thực hành mài sửa 32 6. Thực hành uốn tạo hình 32 7. thực hành kiểm tra 32 Bài 4 Chế tạo lan can tay vịn 36 1. Cấu tạo,nhiệm vụ 36 1.1 Cấu tạo 36 1.2 Nhiệm vụ 37 2. Đọc hiểu hệ thống bản vẽ 37 3. Tính phôi 38 4. Thực hành vạch dấu 38 5. Thực hành mài sửa 38 6. Thực hành uốn tạo hình 38 7. thực hành hàn đính lắp ghép 38 7. thực hành kiểm tra 38 Bài 5 Lắp ghép chi tiết 42 1. Đọc bản vẽ lắp 42 2. Thực hành đo kiểm 43 3. Thực hành tháo lắp 43 4. Thực hành hàn đính 43 Bài 6 Đóng gói 46 1. Chuẩn bị 46 2. Đọc bản vẽ 46 3. Thực hành chế tạo gông 46 4. Thực hành đóng số 46 5. thực hành sắp xếp 47 6. thực hành kiểm tra 47 Bài 7 Bàn giao lan can cầu thang 50 1. Tập hợp hồ sơ kỹ thuật 50 2. Lập biên bản bàn giao 50 Tài liệu tham khảo 53 MÔ ĐUN CHẾ TẠO LAN CAN CẦU THANG I.VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔĐUN: Môđun Chế tạo lan can cầu thang là môđun chuyên môn nghề trong danh mục các môn học, môđun đào tạo nghề Chế tạo thiết bị cơ khí. Môđun chế tạo lan can cầu thang mang tính tích hợp. II. MỤC TIÊU MÔĐUN: Học xong môđun này sinh viên có khả năng: + Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phạm vi sử dụng của lan can cầu thang; + Đọc, hiểu được hệ thống các bản vẽ thi công lan can cầu thang; + Trình bày được phương pháp khai triển, tính phôi thép tấm, thép hình, thép ống; + Sử dụng đúng kỹ thuật các dụng cụ, thiết bị chế tạo cơ khí; + Uốn được bậc thang, tay vịn đúng kích thước và góc độ; + Chế tạo được khung sàn, lan can đạt yêu cầu kỹ thuật; + Lắp ghép chi tiết đúng vị trí theo bản vẽ thiết kế; + Đảm bảo tốt an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp; + Bố trí nơi làm việc khoa học. Tiết kiệm nguyên vật liệu. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: TT Tên các bài trong mo dun Thời gian Hình thức giảng dạy 1 Chuẩn bị điều kiện chế tạo lan can, cầu thang 12 Tích hợp 2 Chế tạo khung sàn 25 Tích hợp Kiểm tra bài 2 5 Tích hợp 3 Chế tạo bậc thang 15 Tích hợp Kiểm tra bài 3 3 Tích hợp 4 Chế tạo lan can, tay vịn 20 Tích hợp Kiểm tra bài 4 4 Tích hợp 5 Lắp ghép chi tiết 20 Tích hợp 6 Đóng gói 8 Tích hợp 7 Bàn giao 8 Tích hợp Cộng 120 BÀI 1 CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CHẾ TẠO Giới thiệu : Là bài quan trọng trong modul , giúp học viên tìm hiểu kiểu cách , cấu tạo các loại cầu thang thường gặp trong thực tế Mục tiêu của bài - Nêu được cấu tạo, nhiệm vụ của lan can cầu thang - Trình bày được các tiêu chuẩn, ký hiệu vẽ kỹ thuật, dung sai lắp ghép và vật liệu chế tạo trên bản vẽ chế tạo lan can cầu thang - Nêu được quy cách, trọng lượng thép cách sử dụng bảo quản dụng cụ thiết bị nghề - Đọc được hệ thống các bản vẽ thi công và làm việc với các tài liệu liên quan - Lựa chọn được các dụng cụ thiết bị đủ, chính xác, phù hợp với yêu cầu chế tạo - Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị cần thiết cho thi công lan can cầu thang - Lựa chọn vật tư đúng quy cách theo yêu cầu bản vẽ thiết kế - Xử lý được các lỗi của vật liệu do quá trình vận chuyển - Kế hoạch hoá được phương án thi công chế tạo lan can cầu thang. Nội dung của bài: 1. Cấu tạo, nhiệm vụ của lan can cầu thang: 1.1. Cấu tạo: - Cầu thang: Cầu thang được cấu tạo rất đa dạng: Nhưng thông dụng nhất là cầu thang xoắn, cầu thang thẳng; cầu thang xoắn chiếm ít diện tích hơn cầu thang thẳng và cấu tạo phức tạp hơn.mặt khác do tính thẩm mỹ của từng người cho nên có nhiều cải tiến về cấu tạo. - Đối với cầu thang thường: giới hạn độc dốc từ 200 – 450, thích hợp nhất là <=350 cho nhà công cộng, <= 400 cho nhà ở, <= 450 cho thoát người, <= 600 cho kỹ thuật, 70- 900 dùng cho vệ sinh bể nước hoặc mái nhà. - Đối với cầu thang tự chuyển: dùng ở những nơi có luồng người đi lại rất nhiều như cữa hàng bách hoá , nhà ga .v.v... - Lan can: Cấu tạo của lan can dựa trên cấu tạo của cầu thang nó được thiết kế cũng rất đa dạng và phong phú: (Hình:1) (Hình: 1) Chiều cao lan can có quan hệ tới độ dốc của cầu thang, cầu thang dốc ít thì yêu cầu lan can cao và ngược lại cầu thang dốc nhiều thì lan can thấp hơn. Thông thường chiều cao lan can tính từ tâm tâm mặt bậc thang trở lên là 800mm -1000 mm, trung bình lấy 900mm đối với người lớn và 650mm đối với trẻ em. Hình1.1:Cầu thang, lan can thẳng (Dùng trong các nhà máy) Hình1.2: Cầu thang xoăn, lan can xoắn ( Dùng trong các nhà ở) Hình1.3:Cầu thang xoăn, lan can xoắn ( Dùng trong các nhà ở) Khoảng cách đi lọt người Trên đây là một số hình ảnh cấu tạo các loại cấu thang, lam can phổ biến, 1.2. Nhiệm vụ: - Cầu thang: làm nhiệm vụ giúp con người di chuyển từ chổ thấp lên chổ cao và ngược lại, hay nói cách khác là dùng di chuyển qua lại giữa các từng trong các nhà cao từng hoặc trong từng, sàn của kết cấu nhà máy....v..v. (Hình:1a; 1b; 1c) - Bên cạnh đó khoảng cách đi lọt ( khoảng thoát đầu) Độ cao thông thuỷ cầu thang cần đảm bảo cho người đi lại bình thường >1800mm. - Vị trí và số lượng cầu thang: Trong kiến trúc vị trí cầu thang không những thoả mãn yêu cầu sử dụng mà còn làm tăng thêm mỹ quan của công trình.Vị trí cầu thang căn cứ vào mặt bằng, tính chất công trình, tính toán lượng người qua lại mà quyết định. Số lượng cầu thang quyết định bởi: công dụng, số tầng, diện tích, số người và yêu cầu phòng hoả. Sự liên tục giữa các hành lang và các buồng cầu thang rất cần thiết và cần bố trí để dể nhận thấy rõ trong công trình. Công trình kiến trúc có chiều dài 10 m thì cầu thang có thể đặt ở góc nào tuỳ ý. Công trình kiến trúc dài 12m - 30m thì cầu thang nên đặt trung tâm hoặc trục giữa của nhà. Công trình kiến trúc dài 30m phải dùng 2 hay nhiều cầu thang đặt ở vị trí nhìn thấy dể dàng từ hành lang ở các tầng lầu và từ bên ngoài. Khoảng cách giữa các buồng cầu thang từ 40- 50m tuỳ thuộc vào bề dày của công trình kiến trúc và khoảng cách đi đến cầu thang gần nhất từ bất cứ chỗ nào trong toà nhà không quá 25m. Công trình kiến trúc có hợp khối bởi nhiều nhánh thì vị trí buồng cầu thang nên đặt tại các góc trong hay góc ngoài và tại giao điểm của các hành lang. - Lan can: làm nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho người di chuyển lên xuống trên các bậc cầu thang ngoài ra còn có công tác bảo vệ hành lang an toàn trên các ban công ở các từng cao...vv..(Hình 1a; 1b; 1c) Cầu thang, lan can sử dụng trong nhà máy Cầu thang, lan can sử dụng trong nhà máy Hình:1.4 cầu thang sử dụng cho công trình dân dụng Hình:1.5 Cầu thang nhà máy Cầu thang, lan can sử dụng di chuyển Hình:1.6 Cầu thang sử dụng duy chuyển Để đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn khi sữ dụng yêu cầu của cầu thang, lan can phải đảm bảo độ cao an toàn và sự chắc chắn. 2. Nghiên cứu tài liệu: 2.1. Đọc hiểu hệ thống các bản vẽ thi công lan can cầu thang: 2.2. Vẽ tách các chi tiết cần chế tạo 2.3. Tìm hiểu tài liệu hướng dẫn chế tạo: - Phương pháp nắn kim loại: Nắn thanh kim loại dẹt và vuông: Hình: 1.2a Các thanh kim loại có tiết diện dẹt và vuông thường được cán thành những cây dài. Quá trình vận chuyển chúng đến nơi sử dụng thường để cong. Khi nắn những thanh có thiết diện dẹt hoặc vuông người ta thường dùng đe phẳng để nắn. Đặt cây thép lên đe dùng búa đánh vào chổ bị cong không tiếp xúc với mặt đe, di chuyển đều cho hết chiều dài thanh cần nắn. Nếu thanh kim loại ở phôi thô thì ta đánh búa trực tiếp lên bề mặt còn nếu bề mặt đã gia công thì phải dùng tấm đệm bằng tôn hoặc bằng đồng. Khi cần nắn những thanh kim loại lớn hoặc đã gia công chính xác ta dùng máy nắn đơn giản như hình bên. Đặt vật kim loại đạt được độ thẳng theo yêu cầu (Hình 1.7) Hình: 1.7 Nắn kim loại * Với những thanh thép dẹt và dày: dùng đe thẳng để kê, tay phải cầm búa, tay trái giữ vật. Đập búa trực tiếp vào chỗ bị cong nhiều trước, khi độ công giảm thì đánh nhẹ dần và lật mặt, đánh búa tiếp vào chỗ bị cong. (Hình:1.7) *Với những thanh thép dẹt và mỏng: Cách nắn những thanh bị cong theo chiều cạnh như sau: Đặt thanh bị cong lên đe sau đó dùng đầu nhỏ của búa đánh ở mép có độ cong lõm. Hình: 1.8 Nắn nhửng thanh dẹt và mỏng Nếu thanh bị vênh, người ta kẹp một đầu lên êtô để bàn, đầu kia dùng êtô tay kẹp chặt hoặc một thanh ngàm sau đó quay theo chiều ngược lại đến khi thẳng. Sau khi nắn xong cần kiểm tra độ thẳng, bằng cách kiểm tra bằng mắt hoặc đặt thanh đó lên đe thẳng và xác định khe sáng giữa đe và thanh ( nếu khe hở đều trên suốt chiều dài tức là thanh kim loại đã được nắn thẳng). Khi nắn kim loại dạng ống thì ta phải dùng một đồ giá chuyên dùng để nắn, nhằm mục đích tránh cho tiết diện ống khỏi bị biến dạng. (Hình: 1.8) Hình: 1.9 Nắn kim loại bằng đồ gá chuyên dùng - Tính toán kích thước phôi uốn: Ta xét ở bốn trường hợp sau: • Góc uốn α là 90o không có bán kính cong. Giả sử cần uốn một ke bằng thép tấm có chiều S. Chiều dài hai cạnh là L1 và L2. Chiều dài phôi liệu trước khi uốn được tính theo công thức sau: L = L1 + L2 +0,6 S • Góc uốn α là 90o có bán kính cong. Chiều dài phôi liêu trước khi uốn được tính theo công thức sau: L = L1 + L2 + p/2 rh Rh là bán kính thớ kim loại ở lớp thớ trung hoà không bị biến dạng khi uốn, rh được tính theo công thức sau: rh = R + kS Ở đây: R là bán kính mặt cong K hệ số phụ thuộc vào tỉ số R/s ( theo bảng 1) S là chiều dày vật liệu Tỷ số R/s 0,5 0,8 1 2 3 4 5 6 7 8 10 12 k 0,25 0,30 0,35 0,37 0,40 0,41 0,43 0,44 0,45 0,46 0,47 0,5 • Uốn góc bất kỳ Chiều dài phôi liêu trước khi uốn được tính theo công thức sau: L = L1 + L2 + αp/180 (R + s/2 ) • Góc uốn α là 360o, kích thước khai triển theo công thức: L = pD • Góc uốn α là 180o, kích thước khai triển theo công thức : L = pD/2 • Góc uốn α là 90o, kích thước khai triển theo công thức : L = pD/4 Ví dụ : ta tiến hành khai triển một hình như hình vẽ sau: Chiều dài khai triển của phôi liệu được tính như sau: Lkhai triển = L1 ( thẳng ) + L2 (thẳng ) + Luốn - Các phương pháp uốn kim loại: * Dùng các dụng cụ, thiết bị hổ trợ: (Hình: 1.4; 1.5; 1.6) • Tay quay dùng để uốn các chi tiết có tiết diện vuông hoặc tròn. • Dụng cụ uốn bằng tay dùng để uốn hoặc giữ chặt. Hình: 1.10 Dụng cụ uốn bằng tay • Đồ gá uốn dùng để uốn những chi tiết có bán kính uốn lớn hoặc đòi hỏi lực uốn lớn. • Đồ gá dùng để uốn ống hoặc những thanh tròn có đường kính nhỏ. Hình: 1.11 Đồ gá uốn * Uốn các thanh dẹt Dụng cụ để uốn là búa nguội (với vật liệu cứng) hoặc bằng búa gỗ, nhựa (với những vật liệu mềm và mỏng ) dùng êtô để kẹp chặt vật, đôi khi phải dùng khuôn uốn hoặc đồ kẹp phụ. Chú ý: + Trước khi uốn cần phải sửa phẳng tôn đồng thời phải lấy ba vi sạch sẽ. + Kẹp chi tiết vào êtô hoặc đồ gá uốn chắc chắn. + Đảm bảo an toàn khi uốn. * Uốn các thanh dẹt băng máy uốn trục vít Khi uốn bằng máy uốn trục vít, lực uốn có thể bằng tay hoặc bằng máy. Khi uốn bằng tay thì năng suất sẽ thấp hơn uốn bằng may. Để tiến hành uốn máy ta có hai phần chính là phần khuôn trên và khuôn dưới ( xem hình bên). Khi ta quay trục vít bằng tay hoặc bằng máy đi xuống thì trục vít cũng mang theo bộ khuôn trên đi xuống phía bộ khuôn dưới và chi tiết uốn sẽ được uốn một cách dễ dàng giữa hai khuôn, hình dáng của chi tiết giống như hình dáng của khuôn. Khi ta uốn do tính chất đàn hồi của kim loại. Do đó để có một góc đúng theo yêu cầu của bản vẽ thì góc của khuôn ốn phải nhỏ hơn ( tra sổ tay cơ khí). Mặt khác khoảng đàn hồi phụ thuộc vào từng loại vật liệu, chiều dày vật liệu, góc uốn của chi tiết. * Uốn bằng đồ gá: A: Uốn bằng máy uốn ba trục. Dùng cho tôn tấm và thép mỏng dang phẳng B: Uốn bằng máy uốn cong ( máy gập). Hình dạng của hàm kẹp trên chỉ làm việc với máy sau khi đã hiểu biết đầy đủ về máy. C: Uốn các chi tiết dạng định hình, mỗi loại thép định hình sẽ có một loại bộ khuôn. Bộ khuôn này lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào kích thước của chi tiết uốn, bán kính uốn và góc uốn. D: Đối với xá chi tiết dạng dẹp và dày để tiết diện chỗ uốn không biến đổi nhiều, ta cần phải uốn trong đồ gá uốn. nhưng trước khi uốn cần phải nung nóng để giảm lực uốn. E: Những chi tiết đòi hỏi độ chính xác cao chúng ta nên uốn trong khuôn uốn * Uốn ống Uống ống nhất là những loại ống mỏng, không dễ dàng như khi uốn thanh kim loại đặc. Vì ống rỗng nên trục trung hoà không nằm ở trục kim loại, tại vùng kim loại bị biến dạng, các thớ chuyển từ trạng thái biến dạng nén lớn nhất thành ống phía này sang trạng thái biến dạng kéo lớn nhất ở thành ống phía bên kia: Cho nên tiết diện của ống tại chỗ uốn bị thay đổi dễ bị co thắt lại hoặc bị hình vằnh khăn, không giữ được hình dáng tiết diện ban đầu của ống. Chất lượng uốn phụ thuộc vào việc lựa chọn bán kính cong của góc lượn và phương pháp uốn. Người ta thường căn cứ vào đường kính ngoài và vật liệu ống để chọn bán uốn cong. Đối với ống làm bằng thép và đia ra đường kính ngoài đến 20mm, bán kính uốn cong lấy bắng hai lần đường kính ngoài (R = 2D). Đối với ống có đường kính lớn hơn 20mm thì chọn bán kính lớn hơn ba lần đường kính ngoài (R = 3D ). Người ta có thể uốn ống ở hai trạng thái: Nóng và Nguội. Đối với các ống có đường kính ngoài nhỏ hơn 20mm thì ta có thể uốn nguội với điều kiện là bán kính uốn không quá nhỏ và ống được ủ sơ bộ trước khi uốn. Dù uốn nóng hay uốn nguội, muốn đảm bảo độ chính xác khi uốn, tức là tiết diện của ống tại chỗ uốn ít bị biến dạng nhất, người ta phải dúng cát độn vào phía trong của ống. Trước hết dung gỗ nút chặt vào một đầu ống, đổ cắt vào đầu kia của ống, dung nêm và búa nén thật chặt và tiếp tục làm cho đến khi đầy ống, cuối cùng dùng gỗ nút chặt đầu còn lại. Đối với ống uốn nóng, ta phải tính toán chiều dài khu vực cần đốt, chiều dài khu vực đốt nóng. L = αD/15mm: trong đó: L chiều dài khu vực đốt, α góc uốn, D đường kính ngoài * Những hư hỏng thường xẩy ra khi uốn ống Do bán kính uốn hoặc góc uốn quá nhỏ. Khi uốn không độn cát vào ống hoặc độn cát quá lỏng, tốc độ uốn quá nhanh. Góc uốn quá nhỏ Khi uốn ống chú ý quay mối hàn lên phía trên 2.4. Vạch ra trình tự các bước tiến hành công việc: Các bước thực hiện Tiêu chuẩn thực hiện Dụng cụ, trang bị, vật liệu Kiến thức cần có Kỹ năng cần có Thái độ cần có B.1.1. Nghiên cứu tài liệu - Hiểu và nắm hệ thống các bản vẽ - Nắm được biện pháp thi công và tiến độ thực hiện - Hệ thống các bản vẽ - Biện pháp thi công sổ tay, bút - Nắm vững cấu tạo, nhiệm vụ của lan can cầu thang - Đọc được bản vẽ thi công - Các tiêu chuẩn, ký hiệu vẽ kỹ thuật - Dung sai lắp ghép và vật liệu chế tạo trên bản vẽ. Đọc bản vẽ và làm việc với tài liệu Tỉ mỉ, chính xác B.1.2. Kiểm tra sàn thao tác, xưởng sản xuất, mặt bằng sơn - Sàn không bị lún, nghiêng lệch - Diện tích , độ phẳng của mặt bằng đảm bảo tiêu chuẩn - Bản vẽ thiết kế - Ni vô, thước dài - Hiểu được vật liệu kết cấu sàn - Tải trọng tác dụng cho phép lên sàn -Sử dụng bản vẽ -Sử dụng ni vô, thước dài -Đo kiểm tra mặt phẳng Tỉ mỉ, nghiêm túc B.1.3. Lập phương án thi công - Hiểu rõ nhiệm vụ thi công - Phù hợp với năng lực của đơn vị -Đảm bảo tiến độ thực hiện công việc - Hệ thống bản vẽ thi công - Sổ ghi chép, bút. - Phương án thi công khả thi Kiến thức về chế tạo cơ khí Kế hoạch hoá phương án thi công Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác B.1.4. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị vật tư, trang bảo hộ lao động - Lựa chọn đúng phương tiện, dụng cụ - Vật tư đủ đúng quy cách - Đảm bảo sát với thực tế - Máy hàn, máy mài, máy khoan, máy cắt, máy uốn đa năng..... - Thiết bị đo kiểm - Bộ mỏ hàn cắt hơi - Các loại đe - Dụng cụ vạch dấu, đo kiểm tra - Dụng cụ gá lắp. - Trang bị bảo hộ lao động - Thiết bị sơn - Sơn, dung môi - Thép L, thép I, thép U, thép ống, - Các loại dụng cụ gia công tay - Sơ đồ nguyên lý làm việc của các máy - Kỹ thuật nắn kim loại - Quy cách, trọng lượng thép - Bảo quản thiết bị, dụng cụ nghề - Lựa chọn các dụng cụ thiết bị chính xác phù hợp - Sử dụng dụng cụ - Nắn kim loại Thận trọng, có trách nhiệm 3. Kiểm tra mặt bằng thi công, sàn thao tác: Độ bằng phẳng của sàn, diện tích mặt sàn, tải trọng tác dụng lên sàn đảm bảo cho quá trình thi công: Dùng nivô kiểm tra độ phẳng của sàn, dùng thước dây kiểm tra diện tích mặt sàn có đáp ứng đúng so với bản vẽ mà chúng ta đã nghiên cứu, Kiểm tra tải trọng sau khi gia công xong hoàn chỉnh có đáp ứng được với yêu cầu đề ra. Mặt bằng thi công đúng thiết kế: Mặt bằng thi công quyết định đến chất lượng của sản phẩm vì thế chúng ta cần kiểm tra quá trình thi công có đúng với thiết kế hay không? Kiểm tra khung sàn, các trụ sàn, giằng sàn, độ dày mặt sàn... Đường vận chuyển vật tư, thiết bị tới sàn thao tác: Kiểm tra lại đường vận chuyển vật tư tới sàn thao tác có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật hay không?.Độ lún của đường, chiều rộng cần thiết của đường và chiều cao của đường vận chuyển để sau khi gia công xong vận chuyển đi lắp ráp không bị vướng các yêu cầu đã nêu. Đề xuất phương án xử lý mặt bằng thi công sai thiết kế: Nếu mặt bằng thi công sai thiết kế cần phải đề xuất phương án xử lý, công tác xử lý làm sao giảm tối thiểu nhất về mặt thời gian và kinh tế khắc phục 4. Lập phương án thi công: Nhiệm vụ thi công, tiến độ hợp đồng: Phân tích yêu cầu chung của nội dung cần chế tạo, từ đó phân công nhiệm vụ thi công có sự giám sát kỹ thuật. xem tiến độ hợp đồng để có kế hoạch gia công đúng với tiến độ hợp đồng (tăng cường số lượng công nhân thi công để đảm bảo hợp đồng). Các công việc cụ thể: - Nghiên cứu bản vẽ: - Chuẩn bị dụng cụ lấy dấu, cắt phôi .... - Lấy dấu các chi tiết cần gia công. - Cắt phôi, vệ sinh làm sạch ba via. - Kiểm tra lại kích thước và gia công các yêu cầu kèm theo bản vẽ. - Gá đính chi tiết. - Hàn và lắp ghép hoàn thiện. Sắp xếp thứ tự công việc: Phân công làm việc theo nhóm: - Nhóm lấy dấu, cắt phôi. - Nhóm làm sạch phôi, kiểm tra kích thước sau khi cắt. - Nhóm gia công các yêu cầu trên từng bản vẽ kèm theo. - Nhóm gá lắp hoàn chỉnh sản phẩm. - Nhóm vệ sinh, sơn bề mặt sản phẩm và đóng gói. - Nhóm đóng số, ký tự lên chi tiết. Câu hỏi bài tập Câu 1: Các điều kiện để chế tạo lan can cầu thang ? Câu 2: Lập phương án thi công lan can cầu thang ? Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Tiêu chí đánh giá Nội dung Hệ số Kiến thức Đánh giá theo mục tiêu về kiến thức của bài đề ra 0.3 Kỹ năng Đánh giá theo mục tiêu về kỹ năng của bài đề ra 0.5 Thái độ Tác phong công nghiệp ,Thời gian thực hiện bài tập , an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng 0.2 Cộng BÀI 2 CHẾ TẠO KHUNG SÀN Giới thiệu Là bài học gới thiệu một cách cơ bản nhất về cách chế tạo khung sườn của một cầu thang phổ biến Mục tiêu của bài: - Nêu được cấu tạo, công dụng của khung sàn lan can cầu thang - Đọc được bản vẽ chi tiết khung sàn lan can cầu thang - Trình bày được phương pháp khai triển thép hình uốn lại - Nêu được các bước tiến hành khi vạch dấu, phương pháp cắt thép hình, thép tấm bằng máy và thiết bị cắt khí - Trình bày được phương pháp khoan, đột, mài sửa thép tấm, thép hình - Nêu được trình tự các bước khi đánh dấu, số - Trình bày được phương pháp định vị, lắp ghép chi tiết - Nêu được các biện pháp an toàn trong thi công lan can cầu thang Nội dung của bài: 1. Cấu tạo, công dụng của khung sàn: 1.1. Cấu tạo: Khung sàn thường được cấu tạo nên bởi các vật liệu thép hình như: thép góc L, thép hình chử U, thép hình chử I; Hình dáng kết cấu từng loại khung sàn tuỳ theo yêu cầu thiết kế, kết cấu ở các vị trí lắp ghép khác nhau. Khung sàn Khung sàn Hình 2.1 bản vẽ khung sàn 1.2. Công dụng: Dùng để đở các bậc thang lên xuống. Dùng để gá lắp các cột lan can, tay vịn. Dùng để đở lưới sàn...vv - Khung sàn thường có kết cấu nghiêng, trên khung được khoan các lổ lắp đặt các bậc thang. Số bậc cầu thang không đựơc liên tục quá 18 bậc cũng không được dưới 3 bậc trên một thân thang. Khi vượt quá 18 bậc cần thiết kế sàn nghỉ. Chiều rộng của khung sàn tuỳ thuộc vào lưu lượng người sử dụng: - Tay vịn hai bên : 600mm/1 người - Tay vịn một bên, một bên tường : 700mm/1 người -Tường ở hai bên : 800mm/1 người Hình 2.2 Tổng thể khung sàn 2. Đọc và xử lý bản vẽ: 2.1. Đọc nội dung khung tên, bảng kê, các yêu cầu kỹ thuật Nhận dạng các ký hiệu vật liệu: Phân tích các chủng loại vật liệu gia công trên sàn. Các yêu cầu kỹ thuật trên bản vẽ cần thực hiện. 2.2. Phân tích các hình biểu diễn; Phân tích hính chiếu đứng (triển khai độ dốc, độ phẳng của sàn). Phân tích hình chiếu bằng (triển khai bề rộng của sàn). Phân tích hình cắt, hình trích,..vv. thực hiện các yêu cầu kỹ thuật liên quan. 2.3. Phân tích hình dạng kích thước các bộ phận chi tiết: Phân tích độ dốc khi cắt nối sàn chính. Phân tích các góc nghiêng để khoan lổ trên sàn chính lắp bậc tam cấp. Phân tích các góc uốn trên lan can. Phân tích góc vát trên các chân trụ của lan can. Thay đổi độ dốc tại vị trí sàn nghỉ Khung sàn chính lắp ghép trên nền chân trụ. 3. Vẽ tách chi tiết, tính toán kích thước phôi: * Tính kích thước phôi khung: Trong quá trình tính toán cần lưu ý đến sự thiếu hụt sau mỗi mạch cắt trên phôi. * Tính kích thước phôi sàn * Tính kích thước phôi giá đỡ 4. Thực hành vạch dấu - phóng dạng: Lấy dấu kích thước định vị khung sàn Lấy dấu kích thước chiều dài phôi khung Lấy dấu kích thước chiều dài phôi thanh đỡ Lấy dấu phôi sàn Lấy dấu lỗ khoan Kiểm tra lại trước khi tiến hành cắt 5. Thực hành cắt phôi: Trong qúa trình thực hiện cắt phôi có thể cắt bằng máy cắt hoặc cắt bằng mỏ cắt khí nếu cắt bằng mỏ cắt khí thì cần tính toán sự thiếu hụt kích thước sau mỗi mạch cắt và lựa chọn cở mỏ cắt phù hợp với chiều dày vật cắt. Cắt phôi các thanh chế tạo khung Cắt phôi thanh đỡ Cắt phôi sàn Kiểm tra lại kích thước sau khi cắt 6. Thực hành mài, sửa phôi: - Mài sửa pa via cắt khí : các ba via sau khí cắt khí rất sắc nhọn nên mài sữa ba via phải sử dụng máy mài cầm tay không được sử dụng các vật dụng khác. - Mài sửa pa via khoan, đột lỗ - Kiểm tra kích thước sau khi mài sữa. 7. Thực hành khoan, đột lỗ theo dấu: * Tìm hiểu tài liệu hướng dẫn khoan: 7.1. Thao tác khoan. a Công tác chuẩn bị: *. Đột lổ mồi - Vạch dấu xác định tâm lổ mồi. - Công việc đột lổ mồi quyết định độ chính xác vị trí lổ khoan. *. Lắp lưỡi khoan. - Nới lõng chấu kẹp đầu lưỡi khoan và lắp lưỡi khoan vào đầu kẹp. xiết chặt đầu kẹp bằng vặn tay hoặc bằng tay xiết. Đối với lưỡi khoan có chuôi côn đúng với lổ côn trục chính thì lắp trực tiếp vào trục. nếu không đúng thì lắp áo côn có côn trong đúng với chuôi lưỡi khoan và côn ngoài đúng với lỗ trục chính và lắp cả hai vào trục. - Khi tháo lắp lưỡi khoan, tay trái giữ lưỡi khoan tay phải vặn nới lỏng chấu kẹp đầu khoan và lấy lưỡi khoan ra. - Đối với lưỡi khoan côn thì dùng cây lói tháo ra. * Gá kẹp vật. - Kẹp chi tiết vào êtô đảm bảo chắc chắn và không bị nghiêng. - Bề mặt của chi tiết phải được làm sạch. - Bàn máy gá êtô phải sạch. - Đặt chi tiết lên hai tấm đở song song sau đó kẹp chặt lại. - Lắp êtô lên bàn máy bằng các bu lông gá kẹp. *. Nâng hạ bàn máy - Nới lỏng tay hãm bàn máy - quay tay quay điều khiển bàn máy lên hoặc xuống, sao cho đúng vị trí và đảm bảo khoảng chạy xuống của lưỡi khoan đối với chiều sâu lưỡi khoan cần khoan. - Xiết chặt tay hãm lại. *. Chế độ cắt Số vòng quay phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Đường kính mũi khoan. - vật liệu làm mũi khoan. - Vật liệu làm chi tiết. a. Vận tốc cắt (v). Vận tốc cắt được tính bằng m/p và bằng công thức : d . p .n V = m / phút 1000 v - Vận tốc cắt chọn: (20 – 25 m / p) d - Đường kính mũi khoan (mm) n - Số vòng quay m / phút Số vòng quay trục chính n sẽ được tính theo công thức: v. 1000 n = d. p Ta có thể điều chỉnh nhanh số vòng quay bằng biểu đồ số vòng quay. b. Các chuyển động chính của mũi khoan. Mũi khoan có hai chuyển động chính: chuyển động quay (tạo ra tốc độ cắt). Chuyển động tịnh tiến (tạo ra bước tiến). c. Khoan tâm (khoan chớm mồi). - Để cho mũi khoan không bị trượt ra ngoài chi tiết khi khoan, trước khi khoan chi tiết phải dược đột dấu. Điểm đột dấu phải lớn hơn lưỡi cắt ngang của mũi khoan. - Khi khoan, tâm của .mũi khoan phải trùng với tâm của lổ đột dấu. d. Khoan mồi. Đối với mũi koan có đường kính lớn ( từ 10mm trở lên) trước khi khoan ta phải khoan mồi. Đường kính lổ khoan mồi phải lớn hơn lưỡi cắt ngang của mũi khoan Lổ khoan thông suốt, lổ khoan lững Lổ khoan lửng chỉ khoan vào chi tiết với một chiều sâu nhất định. Chiều sâu của mũi khoan ( L) được tính theo công thức: L = l + La Trong đó: L - Là chiều sâu của mũi khoan. l - Là chiều sâu của lổ khoan. la- Là chiều sâu của lưỡi cắt. Chiều sâu của lưỡi khoan (la) khoảng 0,3 x D ( đường kính của mũi khoan). Ví dụ: L = 14 mm D = Ø 5 mm L = l + la = 14 + 0,3 . 5 = 15,5 mm e. Tiến hành khoan. - Khởi động máy bằng cách nhấn nút điều khiển trên máy. - Tay trái giữ chặt êtô. Tay phải quay tay quay điều khiển mũi khoan chạy xuống - Khoan mớm mồi và quan sát ssao cho lưỡi khoan đúng với vị trí đột dấu - Khoan ngập lưỡi khoan vào chi tiết. Nếu khoan sâu thì thỉnh thoảng nâng lưỡi khoan lên để phoi kịp thoát ra ngoài - Khi khoan gần kết thúc phải giảm lực tiến Chú ý: * Phải thường xuyên tưới nguội. * Sử dụng lưỡi khoan được mài đúng để tránh lỗi do mài. f. các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. +Lổ bị lệch - Lấy dấy và đột dấu không chính xác . - Điều chỉnh tâm lổ khoan không đúng tâm lổ khoan lổ bị nghiêng. - Gá kẹp chi tiết không phẳng bị nghiêng +Lổ bi nghiêng, bị rộng. - Góc mũi khoan mài bị lệch so với tâm lưỡi khoan và hai lưỡi cắt chính dài không đều +Lổ bị ô van. - Hai lưỡi cắt chính mài không cân và chiều dài kông bằng nhau. Khoan có tiếng kêu. - Mài góc sau β nhỏ, lưỡi cắt ngang dài. *. Chú ý an toàn lao động trong khi khoan. - Không được ấn vào bộ phận quay của máy khoan. - Không được ấn lực quá lớn đối với mũi khoan có đường kính nhỏ. 7.2 Các bước thực hiện: Chấm dấu lỗ khoan hoặc đột Định vị, kẹp chặt trước khi khoan Khoan cắt tạo lỗ (chú ý dung dịch trơn nguội) Tháo lắp, mài sửa mũi khoan nếu có Kiểm tra yêu cầu kỹ thuật lổ sau khi khoan Sửa lỗi khi khoan, đột 8. Thực hành đóng số, ký tự của chi tiết: * Nhận dạng ký hiệu chi tiết trên bản vẽ * Đóng số, ký tự Trong quá trình đóng số, ký tự cần phân biệt được các chủng loại chi tiết, phân nhóm chi tiết cụ thể để quá trình lắp ghép thuận lợi hơn. Ví dụ: Ta thực hiện đóng số , ký tự cho một bộ lan can cầu thang theo trình tự. Sàn chính Giằng Cột lan can Lưới sàn Bậc thang SC 1A G 1A C 1A LS 1A B 1A SC 1B G 1B C 1A LS 1B B 1A .................. ................ ................... .............. ............... SC ... G......... C........... LS........ ................. 9. Thực hành lắp ghép khung: Lắp ghép cột với giá đỡ Chẩn bị các dụng cụ thiết bị liên quan cần như: mỏ lết, calê, ni vô, thước... Lắp ghép khung sàn với giá đỡ : Chẩn bị các dụng cụ thiết bị liên quan cần như: mỏ lết, calê, ni vô, thước... Lắp ghép sàn với khung. Kiểm tra sau quá trình lắp ghép. 10. Thực hành kiểm tra khung sau lắp ghép: Kiểm tra kích thước, vị trí tương quan của khung sàn Kiểm tra vị trí, kích thước các lỗ khoan Kiểm tra vị trí lắp ghép giữa khung với giá đỡ và sàn Kiểm tra mối hàn, mối ghép bu lông * Yêu cầu kỹ thuật các bước thực hiện Các bước thực iện Tiêu chuẩn thực hiện Dụng cụ, trang bị, vật liệu Kiến thức cần có Kỹ năng cần có Thái độ cần có B.2.1. Xác định kích thước chiều dài phôi - Nhanh chính xác - Đúng kích thước phôi - Hệ thống các bản vẽ - Máy tính - Nắm vững cấu tạo khung sàn - Đọc được bản vẽ thi công - Đọc và sử lý bản vẽ - Sử dụng máy tính Chủ động, nghiêm túc B.2.2. Vạch dấu - Dấu rõ ràng, chính xác - Đảm bảo dung sai khi cắt hơi - Thước lá , thước cuộn, com pa, ke góc, mũi vạch, búa tay, chấm dấu, dưỡng - Thép L70x70x8. - Nêu được các bước tiến hành khi vạch dấu thép hình - Triển khai kích thước trên thép hình - Sử dụng cụ vạch dấu, chấm dấu - Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác - Không nôn nóng vội vàng B.2.3. Cắt phôi - Đường cắt ít pa via - Cắt đúng đường vạch dấu - Đủ số lượng yêu c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgiao_trinh_che_tao_lan_can_cau_thang.docx