Giáo trình Chế tạo bồn bể

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHẾ TẠO BỒN BỂ NGHỀ : CHẾ TẠO THIẾT BỊ CƠ KHÍ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP +CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo quyết định số 01/QĐ – CĐN, ngày 04/01/2016 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2016 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang

docx95 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Chế tạo bồn bể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo nói chung và ngành CTTBCK ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình khung nghề Chế tạo thiết bị cơ khí đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Mô đun: Chế Tạo Bồn Bể là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình hực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu cơ khí trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 02 tháng 01 năm 2016 Biên soạn Trần Bình Minh MỤC LỤC Đề mục Trang I. Lời giới thiệu II. Mục lục III. Nội dung mô đun Bài 1 Chuẩn bị điều kiện chế tạo 3 1. Cấu tạo,phân loại,nhiệm vụ của bồn bể 3 1.1 Cấu tạo,phân loại 3 1.2 Nhiệm vụ 5 2. Nguyên cứu tài liệu 7 2.1 Đọc bản vẽ thi công 7 2.2 Vẽ tách chi tiết 9 2.3 Tìm hiểu tài liệu hướng dẫn 10 2.4 Tiêu chuẩn chế tạo 11 2.5 Vạch ra trình tự tiến hành 11 3. Kiểm tra mặt bằng thi công,sàn thao tác 11 3.1 Độ bằng phẳng 11 3.2 Mặt bằng thi công đúng thiết kế 11 3.3 Đường vận chuyển vật tư 11 3.4 Đề xuất 11 4. Lập phương án thi công 12 4.1 Nhiệm vụ thi công 12 4.2 Các công việc cụ thể 12 5. Chuẩn bị dụng cụ vật tư 12 5.1 Nguyên cứu phương án thi công 12 5.2 Chuẩn bị địa điểm tập kết 12 5.3 Lập phiếu báo thiết bị 12 5.4 Chuẩn bị trang thiết bị bảo hộ 13 Bài 2: Chế tạo thân bồn 14 1.Cấu tạo.phân loại 14 1.1 Cấu tạo 14 1.2 Phân loại 15 2. Phương pháp khai triển hình trụ 15 3. Đọc bản vẽ chi tiết 15 4. Thực hành xếp hình vạch dấu 16 5. Thực hành cắt phôi, mài sữa phôi 17 6. Thực hành uốn trên máy lốc tôn 17 7. Thực hành hàn đính 18 7.1 Hàn đính giáp mối 19 7.2 Trình tự hàn hoàn thiện 20 7.3 Nắn sữa kiểm tra 21 Bài 3: Chế tạo nắp bồn 24 1.Cấu tạo.phân loại 24 1.1 Cấu tạo 24 1.2 Phân loại 25 2. Phương pháp khai triển 25 3. Đọc bản vẽ chi tiết 26 4. Thực hành xếp hình vạch dấu 28 5. Thực hành cắt phôi, mài sữa phôi 28 6. Thực hành tạo hình 29 7. Thực hành nắn sữa 29 8. Kiểm tra chi tiết 29 Bài 4: Chế tạo vành tăng cứng 33 1.Đặc điểm, tác dụng 33 1.1 Đặc điểm 33 1.2 Tác dụng 33 2. Đọc sử lý bản vẽ 34 3. Thực hành xếp hình vạch dấu 35 4. Thực hành kiểm tra,nghiệm thu 36 Bài 5: Chế tạo cửa kiểm tra 39 1.Cấu tạo, tác dụng 39 1.1 Cấu tạo 39 1.2 Tác dụng 39 2. Đọc sử lý bản vẽ 40 3. Thực hành vạch dấu 43 4. Thực hành chế tạo bản lề 43 5. Thực hành hàn đính lắp ghép 44 Bài 6: Chế tạo ống nạp xả 47 1.Cấu tạo, tác dụng 47 1.1 Cấu tạo 47 1.2 Tác dụng 47 2. Phương pháp khai triển 48 3. Đọc và sử lý bản vẽ 49 4. Thực hành xếp hình vạch dấu 43 5. Thực hành cắt phôi 44 6. Thực hành uốn 43 Bài 7: Chế tạo giá đỡ bồn 54 1.Cấu tạo, tác dụng 54 1.1 Cấu tạo 54 1.2 Tác dụng 54 2. Đọc bản vẽ 55 3. Thực hành xếp hình vạch dấu 56 4. Thực hành cắt phôi 56 5. Thực hành khoan 56 4. Thực hành hàn đính 56 5. Kiểm tra 56 Bài 8: Chế tạo lan can 60 1.Cấu tạo, tác dụng 60 1.1 Cấu tạo 60 1.2 Tác dụng 60 2. Đọc bản vẽ 60 3. Tính phôi lan can 61 4. Thực hành cắt phôi 61 5. Thực hành mài sửa 62 4. Thực hành hàn đính 62 5. Kiểm tra 62 Bài 9: Chế tạo thang kiểm tra 65 1.Cấu tạo, tác dụng 65 1.1 Cấu tạo 65 1.2 Tác dụng 65 2. Đọc bản vẽ 65 3. Tính phôi thang 68 4. Thực hành cắt phôi 68 5. Thực hành mài sửa 68 4. Thực hành hàn đính 68 5. Kiểm tra 68 Bài 10: Lắp ghép chi tiết 71 1.Phương pháp lắp ghép chi tiết 71 1.1 Chuẩn bị 71 1.2 Lắp ghép chi tiết 71 1.3 Lắp ghép cụm 71 2. Đọc bản vẽ 71 3. Thực hành đo kiểm tra 72 4. Thực hành căn chỉnh 72 4. Thực hành kiểm tra bồn bể 72 Bài 11: Thử độ kín 76 1.Tính chất công dụng của phấn,bột thạch cao 76 2. Kỹ thuật hòa tan 76 3, Thực hành quét dung dịch 76 4. Thực hành thổi dung dịch 76 5. thực hành bôi lớp dầu 77 6. Thực hành quan sát 77 Bài 12: Thử áp lực 79 1.Phương pháp kiểm tra bằng áp lực nước 79 2. Thực hành bịt kín thiết bị 79 3, Thực hành bơm nước cao áp 80 4. Thực hành gõ nhẹ 80 5. thực hành tháo tải 80 Bài 13: Đóng gói 83 1.Chuẩn bị 83 2. Đọc bản vẽ 83 3, Thực hành chế tạo gông 84 4. Thực hành đánh dấu số 84 5. Thực hành sắp xếp 84 6. Thực hành kiểm tra gói hàng 84 Bài 14: Bàn giao 85 1.Tập hợp hồ sơ kỹ thuật 85 2. Lập biên bản bàn giao 86 2.1 Biên bản nghiệm thu kỹ thuật 86 2.2 Biên bản nghiệm thu khối lượng 86 2.3 Bàn giao 86 Tài liệu tham khảo 87 MÔ ĐUN CHẾ TẠO BỒN BỂ Mã số mô đun: MĐ 24 Thời gian môđun: 120 h I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔĐUN: Môđun Chế tạo bồn bể, téc là môđun chuyên môn nghề trong danh mục các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nghề chế tạo thiết bị cơ khí. Môđun Chế tạo bồn bể, téc mang tính tích hợp. II. MỤC TIÊU MÔĐUN: Học xong mô đun này sinh viên có khả năng: + Trình bày được công dụng, cấu tạo, phạm vi sử dụng bồn bể, téc + Đọc, hiểu được hệ thống các bản vẽ thi công bồn bể, téc + Trình bày được phương pháp khai triển các chi tiết hình gò. + Tính được kích thước phôi theo bản vẽ thiết kế. + Sử dụng đúng kỹ thuật các dụng cụ, thiết bị chế tạo cơ khí. + Lấy dấu, cắt phôi, uốn tạo hình, khoan lỗ, đột lỗ, hàn lắp ghép chi tiết thành thạo + Kích thước sau khi lắp ghép của bồn bể, téc trong phạm vi dung sai cho phép + Đảm bảo tốt an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp + Bố trí nơi làm việc khoa học. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Hình thức giảng dạy 1 Chuẩn bị điều kiện chế tạo bồn bể, téc 8 Tích hợp 2 Chế tạo thân bồn 8 Tích hợp 3 Chế tạo nắp bồn 6 Tích hợp Kiểm tra bài 3 2 Tích hợp 4 Chế tạo vành tăng cứng 7 Tích hợp Kiểm tra bài 4 1 Tích hợp 5 Chế tạo cửa kiểm tra 9 Tích hợp Kiểm tra bài 5 1 Tích hợp 6 Chế tạo ống nạp, xả 10 Tích hợp 7 Chế tạo giá đỡ bồn 14 Tích hợp Kiểm tra bài 7 1 Tích hợp 8 Chế tạo lan can 8 Tích hợp 9 Chế tạo thang kiểm tra 8 Tích hợp 10 Lắp ghép chi tiết 8 Tích hợp 11 Thử độ kín 8 Tích hợp 12 Thử áp lực 8 Tích hợp 13 Đóng gói 8 Tích hợp 14 Bàn giao 5 Tích hợp Cộng 120 BÀI 1 CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CHẾ TẠO BỒN BỂ, TÉC Giới thiệu Là phần cung cấp kiến thức về các điều kiện để thực hiện modul Mục tiêu của bài: - Nêu được cấu tạo, nhiệm vụ của bồn bể, téc. - Trình bày được các tiêu chuẩn, ký hiệu vẽ kỹ thuật, dung sai lắp ghép và vật liệu chế tạo trên bản vẽ; - Trình bày được quy cách, trọng lượng thép cách sử dụng bảo quản dụng cụ thiết bị nghề; - Đọc được hệ thống các bản vẽ thi công và làm việc với các tài liệu liên quan; - Lựa chọn được các dụng cụ thiết bị đủ, chính xác, phù hợp với yêu cầu chế tạo; - Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị cần thiết cho thi công bồn bể, téc; - Lựa chọn vật tư đúng quy cách theo yêu cầu bản vẽ thiết kế; - Xử lý được các lỗi của vật liệu do quá trình vận chuyển; - Kế hoạch hoá được phương án thi công. Nội dung của bài 1. Cấu tạo, phân loại, nhiệm vụ của bồn bể, téc: Trong công nghệ hóa dầu hay công nghệ sản suất khác như nhà máy đường, nhà máy sữa ..v.v. đều liên quan đến bồn bể chứa. Bồn, bể chứa tiếp nhận nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất và tồn trữ sau khi sản xuất. Cấu tạo, phân loại: - Cấu tạo Bồn bể thường có cấu tạo dạng như sau: (Hình:1.1; 1.2; 1.3) Bồn hình trụ đứng. Bồn hình trụ nằm. Bồn hình cầu, hình giọt nước. (1.1: Bồn hình trụ đứng) (1.2:Bồn hình trụ nằm) (1.3:Bồn hình cầu) - Phân loại: + Phân loại theo chiều cao xây dựng: Bồn, bể ngầm: Được đặt phía dưới mặt đất (bể xăng, dầu) dùng sử dụng trong các cữa hàng xăng dầu bán lẻ. Bồn, bể nổi: Được xây dựng trên mặt đất, được sữ dụng ở các kho lớn Bồn, bể nữa ngầm: Loại bể có ½ chiều cao nhô lên mặt đất, nhưng hiện nay còn rất ít. Bồn, bể ngoài khơi: Được thiết kế nổi trên mặt nước, có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác một cách dễ dàng. So sánh hai loại bể ngầm và bể nổi: Bồn, bể ngầm Bồn, bể nổi - An toàn cao, bảo đảm phòng cháy tốt, nếu bị rò rỉ thì dầu hay các dung dịch khác chứa trong bể không lan ra xung quanh - Ít bay hơi: do không có gió, không trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài. - Tạo mặt bằmg thoáng. - Chi phí xây dựng thấp. - Bảo dưỡng thuận tiện, dễ dàng súc rữa, sơn và sữa bể. - Dễ dàng phát hiện vị trí rò rỉ ra bên ngoài. + Phân loại theo áp suất: Bồn, bể cao áp: áp suất chịu đựng trong bể > 200mmHg. Bồn, bể áp lực trung bình: áp suất = 20 ÷ 200 mmHg. Bồn, bể áp thường: áp suất = 20mmHg; + Phân loại theo xây dựng: Bồn, bể kim loại: được làm bằng thép áp dụng cho hầu hết các bể lớn hiện nay. Bồn, bể phi kim: được làm bằng vật liệu như: gổ, composite,..v.v. nhưng chỉ áp dụng cho các bể nhỏ. + Phân loại theo hình dáng: - Bồn, bể trụ đứng: thường sữ dụng cho các kho lớn.(H:1.1) - Bồn, bể hình trụ nằm: thường chôn xuống đất trong các cữa hàng bán lẽ xăng dầu hoặc để nổi trong một số kho lớn.(H:1.2). - Bồn, bể hình cầu: có rất ít ở một số kho lớn. (H:1.3) 1.2. Nhiệm vụ: Bồn, bể chứa có vai trò rất quan trọng, nó có nhiệm vụ: tồn trữ nguyên liệu và sản phẩm, giúp ta nhận biết được số lượng tồn trữ. Tại đây các hoạt động kiểm tra chất lượng, số lượng, phân tích các chỉ tiêu trước khi xuất hàng đều được thực hiện. Ngoài ra nó còn được hổ trợ bởi các thiết bị phụ trợ: van thở, nền móng, cữa thăm, thiết bị chống tĩnh điện, mái che..vv. Hình 1.4: Dạng bồn nằm Ví dụ: Ở dạng bồn nằm (Hình:1.4) có bố trí đến 07 cữa vào, ra từ (N1 đến N7) và một cửa kiểm tra “MH”. Bồn chứa ở trong ngành dầu khí nói chung và các ngành khác nói riêng, chủ yếu dùng để chưa các sản phẩm nhiên liệu như: Khí; Xăng; Dầu v.v.. Đối với các sản phẩm dầu khí thì có khã năng sinh ra cháy nổ cao, mức độ độc hại nhiều, nên đòi hỏi công việc thiết kế cũng như tính toán cần phải hết sức cẩn thận, các hệ thống phụ trợ kèm theo phải được tính toán tỉ mỉ, nhất là hệ thống phong cháy chữa cháy, bố trí mặt bằng nhằm hạn chế tối thiểu khả năng xẫy ra cháy nổ cũng như khắc phục khi xẫy ra sự cố. Tuy nhiên trong tính toán cơ khí cho bồn cao áp là quan trọng nhất vì khi xẫy ra sự cố thì việc khắc phục chỉ mang tính chất hình thức, còn thiệt hại gây ra cho sự cố là khó lường. 2. Nghiên cứu tài liệu: 2.1. Đọc hiểu hệ thống các bản vẽ thi công: Trước hết chúng ta cần xác định các thông số công nghệ của bồn, bể bao gồm: + Các thông số: Thể tích của bồn chứa, Các kích thước cơ bản như: chiều dài phần trụ (l), đường kính phần trụ (d), chiều cao phần nắp bồn chứa (h), loại có nắp bồn chứa. Các thiết bị lắp đặt trên bồn chứa bao gồm: các van đo áp suất, các thiết bị đo áp suất, đo mức chất lỏng trong bồn, đo nhiệt độ, các cữa thăm..v.v.. Vị trí lắp đặt các thiết bị trên bồn chứa. (hình: 1.5) Các yêu cầu về việc lắp đặt các thiết bị trên bồn chứa, Hình: 1.5: Xác định vị trí lắp đặt các thiết bị. + Lựa chọn vật liệu: Nếu bản vẽ gia công đã cho sẵn các vật liệu thì chúng ta chỉ việc lựa chọn cho đúng chủng loại. nếu mà ta tính toán thết kế thì cần lưa ý các vấn đề như: Mức độ ăn mòn của các sản phẩm chưa đựng trong bồn, bể; để xét đến yếu tố ăn mòn để tính toán chiều dày vật liệu làm bồn và thời gian sữ dụng. Việc lựa chọn vật liệu còn phụ thuộc vào yếu tố kinh tế vì thép hợp kim có gia thành đắt hơn nhiều so với thép các bon thường, công nghệ chế tạo phức tạp hơn, giá thành gia công đắt hơn, đòi hỏi tay nghề của người thợ hàn cao hơn. Sau khi chọn được vật liệu ta sẽ xác định được ứng suất tương ứng của nó, đây là thông số quan trọng để tính toán chiều dày bồn. vì mỗi loại vật liệu khác nhau thì ứng suất khác nhau, tuy nhiên các giá trị này chênh lệch nhau không nhiều; + Xác định áp suất tính toán: Đây là thông số quan trọng để tính chiều dày bồn chứa: Áp suất tính toán bao gồm: áp suất hơi cộng với áp suất thủy tĩnh do cột chất lỏng gây ra. Ptt = Ph + ρ. G.H Trong đó: - Ptt : Là áp suất tính toán. - Ph: Là áp suất hơi. - ρ: Là kối lượng riêng của sản phẩm chưa trong bồn ở nhiệt độ tính toán. g: Là gia tốc trọng trường (g = 9,81m/s2) H: là chiều cao mức chất lỏng có trong bồn: Thường ta tính chiều chung cho cả bồn chứa cùng chịu một áp suất (nghĩa là áp suất chứa tính chung cho cả bồn chứa). + Xác định các tác động bên ngoài: Các tác động bên ngoài bao gồm: Tác động của gió: ảnh hưởng đến tính ổn định của bồn, làm cho bồn bị uốn cong hay tác động đến hình dáng. Tác động của động đất: đây là tác động hy hữu không có phương án chống lại, tác động này chủ yếu gây ra hiện tượng trượt bồn ra khỏi chân đở, cong bồn, gãy bồn. Nên tốt nhất ta chọn khu vực ổn định về địa chất. +Xác định chiều dày của bồn. Xác định tiêu chuẩn thiết kế. Xác định ứng suất cho phép của loại vật liệu làm bồn chứa.δcp Xác định ứng suất tính toán bồn chứa. Ptt. Xác định hệ số bổ sung chiều dày do ăn mòn: C = Cc + Ca Ngoài ra còn phải xác định các thông số công nghệ như: Đường kính bồn chứa (D), chiều dài phần hình trụ (L). + Xác định các lổ trên bồn Đi kèm với bồn là hên thống phụ trợ bao gồm có: các cữa người, các lổ dùng để lắp các thiết bị đo như nhiệt độ, áp suất, mực chất lỏng trong bồn, các lổ dùng để lắp đặt các ống nhập vật liệu cho bồn, ống xuất vật liệu, ống vét cặn trong bồn, lắp dặt các van áp suất..vv.. 2.2. Vẽ tách chi tiết cần chế tạo: Từ hình vẽ tổng thể phải vẽ tách các chi tiết cần chế tạo ra để quá trình chế tạo được dễ dàng. - Xác định đường kính thân bồn - Dựng chi tiết góc uốn chỏm cầu: - Vẽ tách chi tiết ốp giữa giá đỡ bồn và thân bồn. - Vẽ tách chi tiết giá đỡ bồn. - Vẽ tách gân tăng cứng của giá đỡ bồn. - Vẽ tách chi tiết cữa bồn (Bao gồm thân cửa bồn và mặt bích và nắp cửa) Hình 1.6 : Giá đở bồn(Đối với bồn nằm) Cửa nạp nhiên liệu Hình 1.7:Cửa người ( Cửa thăm bồn) 2.3. Tìm hiểu tài liệu hướng dẫn chế tạo: * Tài liệu hàn hồ quang, hàn tự động dưới lớp thuốc bảo vệ bao gồm các nội dung; Công thức tính cường độ dòng điện hàn đối với hàn hồ quang tay. Tốc độ ra dây đối với hàn tự động Lựa chọn que hàn phù hợp với vật liệu hàn. Các dạng ứng suất , biến dạng trong quá trình hàn và các xử lý. * Tài liệu khai triển hình gò. Công thức khai triển, trong qúa trình khai triển cần chú ý chiều dày vật liệu Tài liệu gia công nguội. Chọn mũi khoan, máy khoan, công thức tính vận tốc cắt và tính số vòng quay trục chính n. Tài liệu Vẽ kỹ thuật Chú ý đến hình cắt, hình trích và các ký hiệu, chú thích trên bản vẽ. 2.4. Tiêu chuẩn chế tạo: Theo tiêu chuẩn ISO 2002 Chế tạo thiết bị cơ khí; 2.5. Vạch ra trình tự các bước tiến hành công việc: B1: Lập kế hoạch vật tư: B2: Lập kế koạch dụng cụ, thiết bị gia công: B3: Lập kế hoạch thời gian gia công và nhu cầu nhân lực: 3. Kiểm tra mặt bằng thi công, sàn thao tác: 3.1. Độ bằng phẳng, diện tích, tải trọng tác dụng lên sàn đảm bảo cho thi công: Kiểm tra tình trạng kỹ thuật mặt bằng (Nền có thể chống chịu lún và các điều kiện liên quan) Kiểm tra độ phẵng cơ bản bằng nivo bọt nước. Kiểm tra diện tích thi công đảm bảo độ thông thoáng. Kiểm tra sàn với tải trọng sau khi gia công hoàn chỉnh sản phẩm. 3.2. Mặt bằng thi công đúng thiết kế: Để đảm bảo mặt bằng thi công đúng thết kế, cần kiểm tra độ lún của mặt bằng, tính toán tải trọng sau khi sản phẩm hoàn chỉnh, trọng lượng toàn bộ sản phẩm và thiết bị thi công dặt trên sàn đảm bảo độ an toàn: 3.3. Đường vận chuyển vật tư, thiết bị tới sàn thao tác: Đường vận chuyển cũng là một yếu tố rất quan trọng, bởi vì sau khi gia công xong sản phẩm cồng kềnh, đường vận chuyển phải tính đến yếu tố xe cẩu vào để nâng chuyển, xe chở sản phẩm đi lắp ráp Tất cả những yếu tố này đều phải tính toán tỉ mỹ, cẩn thận và chuẩn xác. 3.4. Đề xuất phương án xử lý mặt bằng thi công sai thiết kế. Nếu khi mặt bằng thi công không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, thì cần phải có phương án đề xuất xữ lý kịp thời, trước khi đi vào gia công. 4. Lập phương án thi công: 4.1. Nhiệm vụ thi công, tiến độ hợp đồng: Các tiêu chuẩn về nền móng được xem xét phù hợp với tất cả các sản phẩm thông thường sẽ chứa trong bồn có trên thị trường và kho chứa kể cả dầu bôi trơn hay nhựa đường với nhiệt độ thay đổi. Đối với bể chứa LPG thì có những tiêu chuẩn riêng. Cần có hệ thống thoát nước để phát hiện rò rỉ để tránh sự tích tụ nước tạo nên áp lực có thể phá hủy lớp bao phủ nền móng. Xác định nhiệm vụ thi công luôn gắn với tiến độ hợp đồng, bởi vì nếu hợp đồng trong thời gian ngắn, gấp rút thì đề ra nhiệm vụ cấp bách hơn, chỉ đạo kỹ thuật phải tối ưu hóa nhất và đội ngũ gia công đòi hỏi phải chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó cần phải bổ sung những thiết bị tốt nhất mới hoàn thành được tiến độ hợp đồng. 4.2. Các công việc cụ thể: Chuẩn bị địa điểm, tập kết vật tư. Lập phiếu báo thiết bị, dụng cụ, vật liệu phụ cần chuẩn bị Chuẩn bị trang thiết bị bảo hộ lao động 5. Chuẩn bị dụng cụ vật tư: 5.1. Nghiên cứu phương án thi công và tiến độ thi công Dựa vào bản vẽ gia công để nghiên cứu phương án thi công và tiến độ thi công mọi công việc dựa vào thiết bị gia công, dụng cụ gia công và con người gia công. 5.2. Chuẩn bị địa điểm, tập kết vật tư; Địa điểm tập kết vật tư phải đảm bảo diện tích, có các giá đở, giá kê, gần nhất và thuận tiện nhất cho việc gia công. 5.3. Lập phiếu báo thiết bị, dụng cụ, vật liệu phụ cần chuẩn bị: Sau khi nghiên cứu xong các bản vẽ, nhu cầu nhân lực gia công, khối lượng công việc, cũng như tiến độ hợp đồng gia công cần phải lập phiếu báo thiết bị, dụng cụ, và các vật liệu phụ cần thiết cho công việc gia công. 5.4. Chuẩn bị trang thiết bị bảo hộ lao động: Trang thiết bị bảo hộ lao động là rất cần thiết để đảm bảo an toàn khi gia công vìa thế cần phải lên kế hoạch chuẩn bị bảo hộ lao động cho công nhân như: giày bảo hộ, quần, áo, găng tay, kín bảo vệ... Câu hỏi bài tập Câu 1: Cấu tạo, nhiệm vụ, phân loại bồn bể ,téc ? Câu 2: Nêu các điều kiện chuẩn bị chế tạo bồn bể,téc ? Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Tiêu chí đánh giá Nội dung Hệ số Kiến thức Đánh giá theo mục tiêu về kiến thức của bài đề ra 0.3 Kỹ năng Đánh giá theo mục tiêu về kỹ năng của bài đề ra 0.5 Thái độ Tác phong công nghiệp ,Thời gian thực hiện bài tập , an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng 0.2 Cộng BÀI 2 CHẾ TẠO THÂN BỒN Giới thiệu Là phần kiến thức về gia công chế tạo thân bồn , nhửng khó khăn thuận lợi khi gia công chế tạo Mục tiêu của bài: - Nêu được cấu tạo, phân loại thân bồn; - Trình bày được phương pháp khai triển ống hình trụ; - Đọc được bản vẽ chi tiết thân bồn, tính được phôi chính xác; - Lập được phương án xếp hình và triển khai kích thước; - Cắt, mài, sửa phôi đúng hình dáng, kích thước yêu cầu; - Uốn tạo hình đúng biên dạng và kích thước; - Hàn đính mối nối đúng kỹ thuật. Nội dung của bài 1. Cấu tạo, phân loại thân bồn: 1.1. Cấu tạo Thân bồn thường có cấu tạo hình trụ tròn hoặc hình cầu, sử dụng vật liệu chính là tôn tấm, độ dày của vật liệu phụ thuộc vào kết cấu, công dụng của từng dạng bồn: Hình 2.1: Thân bồn đứng Hình 2.2: Thân bồn nằm 1.2. Phân loại - Phân loại theo cấu tạo. - Phân loại theo hình dáng. 2. Phương pháp khai triển hình trụ. 2.1. Vẽ hình chiếu đứng 2.2. Tính toán kích thước khai triển Lkt = Π .Dtb Trong đó: - Lkt: Là kích thước khai triển; - Hệ số Π = 3,14; - Dtb: Đường kính trung bình của thân bồn. 2.3. Vẽ hình khai triển Tùy theo dạng thân bồn, bề rộng và chiều dài của khổ vật liệu mà kích thước khai triển cũng khác nhau, dùng các thiết bị dụng cụ phụ trợ để dựng hình như: thước đo, com pa, dưỡng kiểm để tiến hành khai triển 3. Đọc bản vẽ chi tiết thân bồn, tính kích thước: 3.1. Đọc nội dung khung tên, bảng kê, các yêu cầu kỹ thuật; Trên khung tên, bảng kê đưa ra các nội dung như: ký hiệu, vật liệu, số lượng, yêu cầu kỹ thuật vì vậy phải nghiên cứu kỹ trước khi tiến hành các công việc tiếp theo. 3.2. Phân tích các hình biểu diễn; Các hình biểu diễn cần phải được phân tích cụ thể để xác định kích thước thực tế cho công tác tính toán phôi để khai triển 3.3. Xác định kích thước phôi thân bồn; Khi xác phân tích được các hình biểu diễn sẽ xác định được kích thước phôi của thân bồn. 4. Thực hành xếp hình, vạch dấu: Vận dụng các kiến thức liên quan như hình học, lượng giác và các dụng cụ bổ trợ để tiến hành xếp hình, vạch dấu. 5. Thực hành cắt phôi, mài sửa phôi: Trước khi tiến hành cắt phôi cần phải kiểm tra lại kích thước dựng hình vạch dấu lại một lần nữa thật chắc chắn và chính xác mới tiến hành cắt để trách những sai sót làm hỏng phôi liệu. - Cắt phôi trên máy cắt tự động: cần tiến hành thực hiện đúng qui trình, kiểm tra lượng khí cung cấp, chủng loại bép cắt, điều chỉnh lượng khí cắt. - Mài sữa ba via sau khi vát mép. Đối với quá trình hàn tự động thì việc chuẩn bị mép hàn phải được tiến hành theo qui định chuẩn và nó tùy thuộc vào bề dày và kim loại của vật liệu làm bồn. 6. Thực hành uốn trên máy lốc tôn: (Hình: 6.1) 6.1. Uốn mớm: Dùng các loại vam uốn bằng tay để tạo cung tại đầu mép uốn vì trong quá trình uốn trên máy tại mép uốn không tiếp xúc được với trục uốn. 6.2. Tạo hình : cho vật liệu cần uốn lên máy lốc tôn, diều chỉnh khe hở trên các con lăn hợp lý, quá trình uốn được tiến hành từ từ và dùng dưỡng để kiểm tra thường xuyên, sau khi lăn thử đạt được cung cần thiết đảm bảo yêu cầu ta cần đánh dấu lên tay quay điều chỉnh khe hở giữa các con lăn giúp cho công tác thực hiện các tấm tiếp theo được thuận tiện, dễ dàng. (Hình: 2.3 Uốn trên máy lốc tôn) 7. Thực hành hàn đính giáp mối thân bồn, nắn sửa kiểm tra: Trước khi hàn đính các tấm lại với nhau cần kiểm tra tính đều đặn, thẳng hàng và khe hở hợp lý giữa các tấm thép, bất cứ sai lệch nào xác định được sau quá trình hàn phải nằm trong khoảng dung sai cho phép. nếu chúng ta xác định được các giá trị sai lệch vượt quá khoản giá trị cho phép thì phải tiến hành căn chỉnh lại các tấm thép trước khi tiến hành hàn đính giáp mối. 7.1. Hàn đính giáp mối Hình 2.4 Mối hàn đứng Hình 2.5 Mối hàn ngang Hình: 2.6 Sơ đồ ghép các tấm Khi gá đính các đường hàn ghép mối giữa các tấm không được trùng nhau ở dạng chử thập “┼ “ để đảm được các yêu cầu kỹ thuật về sự chịu ứng lực, ứng suất, sự phá vỡ của mối hàn khi thử áp và khi sử dụng (H.2.6) (Hình 2.7) (Hình 2.8) Trên sơ đồ (H.2.7) bề mặt trong của bôn, còn (H 2.8) là hình trụ có dung tích lớn các tấm ghép nối đã hoàn chỉnh chúng đều được ghép giống như sơ đồ hình (2.6). trong quá trình gá đính cần chú ý đến sự đều đặn giữa các tấm ghép ở vị trí mối hàn. Hình 2.9 Bồn trụ đứng dung tích lớn Đối với bồn trụ đứng có dung tích lớn qui trình hàn đính các mối ghép như sau: Quy trình được tiến hành từng tầng một, các tấm được uốn cong đặt đúng vị trí kẹp chặt với tầng bên dưới bằng các gông sau đó tiến hành quá trình hàn các tấm thép lại với nhau cho đến khi hoàn chỉnh hoàn toàn các mối ghép ở tầng đang gia công, công việc cứ tiếp tục đến khi các tấm thép được ghép với nhau tới đỉnh (lưu ý các mối hàn đứng không được trùng nhau) Lưy ý: Trước khi hàn cần phải có hệ giằng chống gió và chống móp méo bồn bằng các giằng phía trong và ngoài thân bồn. Hình 2.10 Hệ thống giằng chống bố trí trong bồn 7.2 Trình tự hàn hoàn thiện: Trước khi hàn cần phải kiểm tra tính tòn đều đặn, kiểm tra khe hở giữa các tấm ghép, kiểm tra sự lệch của các mép hàn giữa các tấm ghép. Bất cứ sai lệch nào xác định được sau quá trình hàn phải nằm trong dung sai cho phép. Nếu ta xác định được các gia strị sai lệch sau khi hàn vượt quá sai lệch cho phép cần phải tiến hành căn chỉnh lại các tấm ghép trước khi quá trình hàn được bắt đầu. Phải thật sự thận trọng, phối hợp hiêu quả các qui trình hàn để đảm bảo hình dạng tròn đều của đường kính và giảm thiểu sự biến dạng trong suốt chiều dài bồn từ đáy đến đỉnh bồn. Sau khi hàn xong từng một dựng lên và hàn xong độ sai lệch của bán kính trong được xác định từ tâm bồn đến bất kỳ điểm nào ở thành trong của bồn so với bán kính danh nghĩa không được lớn hơn các giá trị Δ so với đường kính bồn: D ≤ 12,5m Δ = 13mm 12.5 < D ≤ 45m Δ = 19mm D > 45m Δ = 25mm Hàn tạm thời được ứng dụng khi hàn dọc các mối nối giữa các tấm ghép và tiến hành hàn những mối hàn ngang sau. Khi thi công bồn bể phương pháp hàn tự động được áp dụng với nhiều ưu điểm; Năng suất hàn đạt hiệu quả cao Mối hàn đồng đều và ít gặp lổi do thao tác tay của con người gây ra (lẩn xỉ, rổ khí..vv). Tiết kiệm được vật liệu hàn. Tạo được sự kết lắng đồng đều giữa kim loại nền và kim loại hàn, do đó mối hàn đảm bảo được tính cơ, lý, hóa. Giảm được chi phí nhân lực và những thiết bị phụ đi kèm Đối với thi công bồn bể thì chủ yếu có hai mối hàn chính là mối hàn dọc và mối hàn ngang. Trong những mối hàn gồm có nhiều lớp (tùy theo chiều dày vật liệu làm bồn) sau mỗi lớp hàn của kim loại hàn đều phải được làm sạch xỉ và những chất kết lắng khác trước khi hàn lớp tiếp theo. Mối hàn được xem như hoàn tất khi mối hàn đã được làm sạch, phải vệ sinh các lớp xỉ, các chất bẩn bám bên ngoài trước khi kiểm tra và quét sơn chống rỉ. Trong suốt quá trình hàn phải có sự tương đối giữa tốc độ hàn và chất lượng của mối hàn. Mỗi mối hàn cần có đủ thời gian để kim loại hàn và kim loại nền chảy ra lắng kết hiệu quả nhất (Giảm tối thiểu những ứng suất nội bên trong mối hàn) để đảm bảo các chất kim loại đông tụ là tương đương với vật liệu nền ban đầu. Phương pháp hàn hoàn thiện: Hàn các mối ghép dọc trước và hàn các mối ghép ngang sau. Các lớp hàn được tiến hành phụ thuộc vào độ dày của vật liệu. 7.3. Nắn sửa kiểm tra: Khi bồn đã được hàn hoàn thành không được phép nắn chỉnh bằng phương pháp gọt tỉa để đạt được sự đều đặn trong mọi trường hợp. * Yêu cầu kỹ thuật để thực hiện các bước trên. Các bước thực hiện Tiêu chuẩn thực hiện Dụng cụ, trang bị, vật liệu Kiến thức cần có Kỹ năng cần có Thái độ cần có B1. Tính toán khai triển phôi - Nhanh chính xác - Phôi đúng kích thước khai triển - Hệ thống các bản vẽ - Máy tính - Đọc được bản vẽ chi tiết - Cấu tạo thân bồn - Trình bày được phương pháp khai triển hình trụ - Đọc và sử lý bản vẽ - Sử dụng máy tính Chủ động, nghiêm túc B.2. Vạch dấu - Dấu rõ ràng, chính xác - Khai triển, xếp hình, phóng dạng, tiết kiệm vật liệu - Bộ dụng cụ vạch dấu, chấm dấu - Thép tấm d6 mm - Nêu được các bước tiến hành khi vạch dấu thép tấm - Trình bày được phương án xếp hình tối ưu - Vạch dấu, phóng dạng - Sử dụng dụng cụ vạch dấu, chấm dấu - Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác B.3. Cắt phôi - Cắt đúng đường vạch dấu. - Đường cắt phẳng - An toàn - Bộ mỏ hàn cắt hơi. - Thép tấm d6 - Trình bày được phương pháp cắt thép tấm, bằng bộ mỏ hàn cắt hơi - Nêu được các biện pháp an toàn khi hàn cắt khí. Sử dụng thiết bị hàn cắt hơi Tỷ mỉ, thận trọng B.4 Sửa phôi - Đường cắt sạch pa via, đủ kích thước theo yêu cầu chế tạo - Thao tác thành thạo - Máy mài cắt cầm tay - Búa tay , đục bằng - Kính bảo hộ lao động Trình bày được phương pháp sử dụng máy mài cắt cầm tay Sử dụng máy mài cắt cầm tay Không nôn nóng vội vàng B.5. Uốn tạo hình - Đúng kích thước, biên dạng theo bản vẽ thiết kế - An toàn - Máy uốn tôn ( máy lốc tôn) - Thiết bị nâng hạ - Giá đỡ bán sản phẩm - Thép tấm d6 - Mô tả được quá trình biến dạng khi uốn thép tấm - Trình bày được phương pháp sử dụng máy uốn tôn (Máy lốc tôn) Uốn trên máy lốc tôn Thận trọng, chính xác B.6. Lắp ghép tạo thân - Mối hàn chịu áp lực đảm bảo TCCP - Mảnh ghép ít bị biến dạng khi hàn - An toàn - Máy hàn, que hàn - Thiết bị nâng hạ - Dụng cụ tổ hợp - Các dụng cụ phụ trợ - Trình bày được kỹ thuật hàn giáp mối đứng, hàn giáp mối ngang - Nêu đựơc các biện pháp chống biến dạng khi hàn - Tổ hợp chi tiết - Hàn bằng - Nhận biết ký hiệu mảnh ghép Cẩn thận, tỉ mỉ Câu hỏi bài tập Câu 1: lập bảng trình tự chế tạo thân bồn ? Câu 2:Các yêu cầu kỹ thuật khi chế tạo thân bồn ? Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Tiêu chí đánh giá Nội dung Hệ số Kiến thức Đánh giá theo mục tiêu về kiến thức của bài đề ra 0.3 Kỹ năng Đánh giá theo mục tiêu về kỹ năng của bài đề ra 0.5 Thái độ Tác phong công nghiệp ,Thời gian thực hiện bài tập , an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng 0.2 Cộng BÀI 3 CHẾ TẠO NẮP BỒN Giới thiệu Là phần giới thiệu về kỹ thuật chế tạo nắp bồn , một phần không thể thiếu trong chế tạo bồn bể Mục tiêu của bài: - Trinh bày được cấu tạo, phân loại nắp bồn; - Trình bày được phương pháp khai triển nắp đầu chỏm cầu; - Đọc được bản vẽ chi tiết đáy bồn, tính được đường kính phôi chính xác; - Lập được phương án xếp hình và triển khai kích thước trên tôn; - Cắt, mài, sửa phôi đúng hình dáng, kích thước yêu cầu; - Vê chỏm cầu đúng biên dạng và kích thước hoặc tạo hình từng mảnh ghép lại; - Kiểm tra nắp bồn theo thiết kế. Nội dung của bài: 1. Cấu tạo phân loại nắp bồn: 1.1. Cấu tạo; Tùy theo kết cấu của bồn mà cấu tạo các nắp bồn cũng khác nhau, đối với bồn đứng nắp chủ yếu có cấu tạo hình nón (hình chóp). Có kết cấu bằng khung thép chịu lực như théo U, L để tăng độ cứng vững và được hàn hoàn chỉnh trước khi đưa các tấm tôn lên tạo nắp bồn che. Hình 3.1 Nắp bồn 1.2. Phân loại - Phân loại theo hình dáng. - Phân loại theo cấu tạo. 2. Phương pháp khai triển nắp đầu chỏm cầu: Tính toán chiều cao tổng thể của chỏm. Tính toán góc vê chỏm cầu. Tính toán cung lượn của chỏm cầu. 2.1. Vẽ hình chiếu đứng. Dựa vào kích thước chiếu chính trên bản vẽ để vẽ hình chiếu đứng. dùng các dụng cụ, thiết bị liên quan để hổ trợ cho công tác vẽ. 2.2. Vẽ hình chiếu bằng. Công việc được tiến hành dựa trên hình chiếu đứng. nhưng cần phải nghiên cứu xem xét thật kỹ trong qúa trình thực hiện công việc. tránh xẫy ra những sai sót không đáng có. 2.3. Tín

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgiao_trinh_che_tao_bon_be.docx