Giáo trình Cấu tạo gầm ô tô (Trình độ Trung cấp, Cao đẳng)

1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CẤU TẠO GẦM Ô TÔ NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP + CAO ĐẲNG Lào Cai, năm 2019 2 CÔNG BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mực đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 3 LỜI GIỚI THIỆU Hi

pdf182 trang | Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 55 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Cấu tạo gầm ô tô (Trình độ Trung cấp, Cao đẳng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực sửa chữa công nghệ ô tô ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc biên soạn giáo trình nghề Công nghệ Ôtô nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy của đội ngũ giáo viên cũng như học tập của học sinh học nghề Công nghệ Ôtô tạo sự thống nhất trong quá trình đào tạo nghề Công nghệ Ôtô, đáp ứng nhu cầu thực tế sản xuất của các doanh nghiệp, của mọi thành phần kinh tế và là vấn đề cấp thiết cần thực hiện. Giáo trình Cấu tạo Gầm Ô tô được biên soạn theo chương trình đào tạo Trung cấp và Cao đẳng nghề Công nghệ Ô tô ban hành theo quyết định số ...../QĐ-CĐLC Ngày ... tháng .... năm ...... của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lào Cai. Nội dung biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu. Các kiến thức trong toàn bộ giáo trình có mối liên hệ chặt chẽ nhằm đảm bảo tốt nhất mục tiêu đề ra của môn học. Xuất phát từ những nhu cầu đào tạo và thực tế học tập, giáo trình Cấu tạo Gầm ô tô được biên soạn với những kiến thức, kỹ năng được bố trí kết hợp khoa học nhằm đảm bảo tốt nhất mục tiêu đề ra của từng chương. Nội dung giáo trình được biên soạn với dung lượng 45 giờ gồm bốn chương: Chương 1: Hệ thống truyền lực Chương 2: Hệ thống di chuyển Chương 3: Hệ thống lái Chương 4:Hệ thống phanh ô tô Trong quá trình biên soạn nhóm tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu liên quan cũng như tiếp xúc trao đổi với nhiều chuyên gia đào tạo nghề Công nghệ Ôtô, các công nhân bậc cao tại các cơ sở sản xuất, cố gắng đưa những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất, phù hợp với thực tế sản xuất, đặc biệt dễ nhớ, dễ hiểu không ngoài mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất hiện nay. Trong quá trình biên soạn giáo trình không thể tránh khỏi những thiết sót, hạn chế. Bên cạnh đó để giáo trình ngày càng hoàn thiện, phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy và học tập, nhóm tác giả mong nhận được những góp ý của bạn đọc. Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Vũ Văn Trọng 2. Thành viên: Tạ Thị Hoàng Thân 4 MỤC LỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. 3 CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC ............................................................................ 8 NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA GIÁO TRÌNH MÔN HỌC .................................... 9 CHƯƠNG 1 ........................................................................................................... 9 HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC ................................................................................ 9 1. LY HỢP ......................................................................................................... 9 1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại. ............................................................ 9 1.2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc .................................................... 10 1.3. Các chi tiết chính. ................................................................................. 11 1.4. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng (bộ ly hợp ma sát) ........................ 13 1.5. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa. ......................................................... 14 2. HỘP SỐ CƠ KHÍ ........................................................................................ 19 2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại. .......................................................... 19 2.2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc. ............................................................... 20 2.3. Các chi tiết chính. ................................................................................. 22 2.4. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng. ...................................................... 24 2.5. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa. ......................................................... 25 3. HỘP SỐ TỰ ĐỘNG .................................................................................... 27 3.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại. .......................................................... 27 3.2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc. ............................................................... 28 3.3. Các chi tiết chính. ................................................................................. 32 3.4. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng. ...................................................... 34 3.5. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa. ......................................................... 35 4. CÁC ĐĂNG ............................................................................................ 38 4.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại. .......................................................... 38 4.2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc. ............................................................... 38 4.3. Các chi tiết chính .................................................................................. 40 4.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng. ...................................................... 41 4.4. Phương pháp kiểm tra sửa chữa các đăng. ........................................... 41 5. CẦU XE ...................................................................................................... 43 5.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại. .......................................................... 43 5.2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc. ............................................................... 43 5 5.3. Các chi tiết chính .................................................................................. 45 5.4. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng. ...................................................... 48 5.5. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa. ......................................................... 49 6. BÁN TRỤC – MOAY Ơ BÁNH XE. ......................................................... 50 6.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại. .......................................................... 50 6.2. Cấu tạo bán trục – moay ơ bánh xe. ..................................................... 51 6.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng. ...................................................... 53 6.4. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa. ......................................................... 54 CHƯƠNG 2 ......................................................................................................... 57 HỆ THỐNG DI CHUYỂN .................................................................................. 57 1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI HỆ THỐNG TREO ............... 57 1.1. Nhiệm vụ của hệ thống treo ................................................................. 57 1.2. Yêu cầu của hệ thống treo ...................................................................... 57 1.3. Phân loại ............................................................................................... 58 2. HỆ THỐNG TREO PHỤ THUỘC ............................................................. 60 2.1. Cấu tạo .................................................................................................. 60 2.2. Nguyên lý hoạt động ............................................................................ 62 2.3. Hiện tượng sai hỏng và nguyên nhân trong hệ thống treo loại phụ thuộc ..................................................................................................................... 63 2.4. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa. ......................................................... 63 3. HỆ THỐNG TREO ĐỘC LẬP ................................................................... 66 3.1. Cấu tạo .................................................................................................. 68 3.2. Nguyên lý hoạt động ............................................................................ 71 3.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng ....................................................... 71 3.4. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa .......................................................... 72 4. KHUNG, VỎ XE Ô TÔ .............................................................................. 74 4.1. Khung xe .............................................................................................. 74 4.2. Vỏ xe .................................................................................................... 76 4.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng ....................................................... 82 4.4. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa .......................................................... 83 CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 87 HỆ THỐNG LÁI ................................................................................................. 87 1.NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI HỆ THỐNG LÁI .................... 87 1.1. Nhiệm vụ .............................................................................................. 87 6 1.2 Yêu cầu ................................................................................................. 87 1.3. Phân loại ............................................................................................... 88 2. HỆ THỐNG LÁI CƠ KHÍ .......................................................................... 88 2.1. Sơ đồ và nguyên lý làm việc. ............................................................... 88 2.2. Các chi tiết chính .................................................................................. 89 2.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng ....................................................... 94 3. HỆ THỐNG LÁI TRỢ LỰC THỦY LỰC ................................................. 95 3.1. Sơ đồ và nguyên lý làm việc. ............................................................... 95 3.2. Các chi tiết chính. ................................................................................. 96 3.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng. .................................................... 107 3.4. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa ........................................................ 108 CHƯƠNG 4 ....................................................................................................... 113 HỆ THỐNG PHANH ........................................................................................ 113 1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI CỦA HỆ THỐNG PHANH 113 1.1. Nhiệm vụ ............................................................................................ 113 1.2. Yêu cầu ............................................................................................... 113 1.3. Phân loại ............................................................................................. 113 2. HỆ THỐNG PHANH DẦU ...................................................................... 113 2.1. Sơ đồ và nguyên lý làm việc .............................................................. 114 2.2. Các chi tiết chính ................................................................................ 115 2.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng ..................................................... 120 2.4. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa ........................................................ 122 3. HỆ THỐNG PHANH ABS ....................................................................... 125 3.1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc .................................................. 125 3.2. Các chi tiết chính ................................................................................ 127 + Phần logic điều khiển ..................................................................................... 135 3.3 Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng. ..................................................... 144 3.4. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa ........................................................ 145 4. HỆ THỐNG PHANH KHÍ ........................................................................ 160 4.1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc .................................................. 160 4.2. Các chi tiết chính ................................................................................ 161 4.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng ..................................................... 166 4.4. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa ........................................................ 168 5. HỆ THỐNG PHANH TAY ...................................................................... 172 7 5.1. Sơ đồ và nguyên lý làm việc .............................................................. 172 5.2. Các chi tiết chính ................................................................................ 174 5.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng ..................................................... 175 5.4. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa ........................................................ 175 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 178 8 CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Cấu tạo gầm ô tô Mã môn học: MH16 Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ; (Lý thuyết: 35 giờ; Thảo luận, bài tập: 8 giờ; Kiểm tra: 2 giờ) Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học được bố trí học sau các môn học lý thuyết cơ sở bắt buộc - Tính chất: Là môn học lý thuyết chuyên môn bắt buộc. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: cung cấp các kiến thức lý thuyết chuyên nghành về cấu tạo phần gầm ô tô để giúp học sinh tiếp thu được tốt hơn kiến thức các mô đun thực hành nghề bắt buộc. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại các hệ thống của gầm ô tô. + Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các hệ thống thuộc gầm ô tô và cấu tạo các chi tiết chính của các hệ thống thuộc gầm ô tô. + Trình bày được những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa các hệ thống thuộc gầm ô tô. - Về kỹ năng: + Nhận biết được các chi tiết trong các hệ thống thuộc gầm ô tô. + Nhận biết được các hiện tượng nguyên nhân hử hỏng và đưa ra phương pháp kiểm tra sửa chữa. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Chủ động, sáng tạo trong học tập. + Tham gia thảo luận, phát biểu sôi nổi. + Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô. + Thể hiên tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận. 9 NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA GIÁO TRÌNH MÔN HỌC CHƯƠNG 1 HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Giới thiệu: Hệ thống truyền lực là một bộ phận của cụm gầm ôtô gồm có: bộ ly hợp, hộp số, hộp phân phối và truyền động các đăng. Dùng để truyền lực (truyền mômen) và công suất từ động cơ đến cầu chủ động ôtô. Mục tiêu: - Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại các bộ phận của hê thống truyền lưc; Cấu tạo, nguyên lý làm việc các bộ phận của hê thống truyền lưc; Những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận của hê thống truyền lưc. - Nhận dạng được các bộ phận của hê thống truyền lưc. - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô. 1. LY HỢP 1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại. 1.1.1. Nhiệm vụ - Đóng và mở mạch truyền lực từ động cơ đến trục sơ cấp hộp số khi sang số mà động cơ vẫn hoạt động. - Duy trì mạch truyền lực trong suốt thời gian xe chạy bình thường. - Đảm bảo an toàn cho động cơ và hệ thống truyền lực khi bị quá tải. 1.1.2. Yêu cầu - Truyền được mô men xoắn lớn nhất của động cơ mà không bị trượt. - Khi đóng phải êm dịu không gây ra sự va đập trong hệ thống truyền lực. - Khi mở phải dứt khoát để dễ sang số. - Đảm bảo an toàn cho động cơ và hệ thống truyền lực khi bị quá tải. - Kết cấu đơn giản, thoát nhiệt tốt và có độ bền cao. - Điều khiển nhẹ nhàng và thuận lợi. 1.1.3. Phân loại 1.1.3.1. Theo dạng truyền lực - Ly hợp ma sát (có ma sát khô và ma sát ướt) - Ly hợp điện từ - Ly hợp thuỷ lực (biến mômen thuỷ lực) 1.1.3.2. Theo cơ cấu điều khiển - Điều khiển bằng cơ khí. - Điều khiển bằng thuỷ lực - Điều khiển bằng khí nén 10 Trong các loại ly hợp trên, ly hợp ma sát khô được sử dụng nhiều trong ô tô vì có nhiều ưu điểm: Truyền mô men xoắn lớn, cấu tạo đơn giản, thoát nhiệt tốt, có độ bền cao và dễ bảo dưỡng 1.2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc 1.2.1. Sơ đồ cấu tạo 1.2.2. Nguyên lý làm việc 1.2.2.1. Ly hợp ở trạng thái đóng (hình 1-2a) Khi người lái chưa tác dụng lực vào bàn đạp, dưới tác dụng lực đẩy của các lò xo ép, thông qua đĩa ép đẩy đĩa ma sát ép chặt lên bề mặt bánh đà. Nhờ ma sát trên mặt đĩa ma sát nên cả lò xo ép, đĩa ép, đĩa ly hợp và bánh đà tạo thành một khối cứng để truyền mômen từ trục khuỷu động cơ đến trục bị động. Hình 1-1. Cấu tạo bộ ly hợp ma sát Vá ly hîp hîp Thanh kÐo §ßn bÈy §ßn më æ bi t× Lß xo Ðp §i· Ðp Vá bao Trôc s¬ cÊp B¸nh ®µ §ßn l¾p thanh kÐo Bµn ®¹p ly hîp Bµn ®¹p phanh a) b) Hình 1-2 Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của ly hợp a) Trạng thái đóng b) Trạng thái mở Đĩa ma sát Đĩa ép Bánh đà Trục khuỷu Đòn mở Trục sơ cấp ổ bi tỳ Vỏ ly hợp Đòn bẩy Lò xo ép 11 1.2.2.2. Ly hợp ở trạng thái mở (hình 1-2b) Khi người lái tác dụng lực lên bàn đạp (khi cần thay đổi số) thông qua thanh kéo, các chốt và đòn bẩy, đẩy khớp trượt và ổ bi tỳ dịch chuyển dọc trục sơ cấp, ép lên đầu các đòn mở, kéo đĩa ép nén các lò xo ép, làm cho đĩa ma sát rời khỏi bề mặt bánh đà và ở trạng thái tự do, mômen của trục khuỷu động cơ không truyền qua được trục sơ cấp để cho việc sang số được dễ dàng. Sau khi sang số xong người lái thôi tác dụng lực vào bàn đạp từ từ để cho ly hợp trở về vị trí đóng như ban đầu. Hình 1-3 Cấu tạo bộ ly hợp loại lò xo màng 1.3. Các chi tiết chính. 1.3.1.Phần chủ động: (gồm bánh đà, vỏ ly hợp, đĩa ép, các đòn mở, lò xo ép) 1.3.1.1. Bánh đà: Là chi tiết của động cơ vừa là chi tiết của bộ phận chủ động được làm bằng gang có tính dẫn nhiệt cao. Bánh đà được bắt chặt với trục khuỷu, trên bề mặt phẳng được gia công nhẵn làm bề mặt tiếp xúc của ly hợp, mép ngoài có các lỗ ren để lắp vỏ ly hợp và có các chốt định tâm đảm bảo độ đồng tâm giữa bánh đà với vỏ ly hợp. Hình 1-4 Bánh đà 1.3.1.2 .Vỏ ly hợp: Làm bằng thép dập có các lỗ để lắp và định tâm với bánh đà. Trên vỏ có các gờ lồi hoặc lỗ để liên kết với đĩa ép và bên trong có các gờ định vị lò xo ép. 1.3.1.3. Đĩa ép: Làm bằng gang có khả năng dẫn nhiệt tôt. Mặt tiếp giáp với đĩa bị động được gia công nhẵn, mặt đối diện có các gờ lồi định vị lò xo ép và một số gờ có lỗ để lắp cần bẩy liên kết với vỏ ly hợp. Vỏ ly hợp và đĩa ép Đĩa ma sát Đòn bẩy Đòn mở và lò xo màng ổ bi tì Bánh đà 12 Hình 1-5 Mặt trước và mặt sau vỏ ly hợp và đĩa ép 1.3.1.4. Các đòn mở: Làm bằng thép, một đầu có lỗ lắp với gờ có lỗ của đĩa ép bằng chốt, ở giữa có lỗ lắp với bu lông định vị trên vỏ ly hợp bằng đai ốc điều chỉnh và đầu còn lại có mặt phẳng hoặc bắt bu lông chống mòn tiếp xúc với ổ bi tỳ khi mở ly hợp 1.3.5.5. Lò xo ép: Làm bằng thép loại lò xo hình trụ có 6-9 cái, dùng để ép chặt đĩa ép và đĩa ly hợp vào bánh đà (Loại một lò xo ép dạng màng dùng trên ôtô con là loại kết hợp lò xo ép và đòn mở). 1.3.2. Phần bị động (gồm đĩa ly hợp, trục bị động) 1.3.2.1. Đĩa ly hợp (đĩa ma sát). Moay ơ làm bằng thép có dạng then hoa bên trong để lắp với phần then hoa đầu trục sơ cấp hộp số, xương đĩa tán chặt 2 vành thép lá, các lò xo giảm chấn, đinh tán và các tấm ma sát làm bằng bột amiăng ép với dây đồng có hệ số ma sát lớn, độ bền cao và có tính dẫn nhiệt tốt. Hình 1-7 Đĩa ly hợp a) b) Hình 1-6 Cấu tạo đòn mở a- Loại đòn mở rời b- Loại đòn mở kết hợp lò xo màng Đai ốc giữ đòn mở Bulông chống mòn Con lăn Quả tạ Đòn mở Chốt xoay Đòn mở Lò xo màng 13 1.3.2.2. Trục bị động (trục sơ cấp hộp số) Có phần then hoa lắp với đĩa bị động, có đầu trục định tâm lắp với ổ bi ở đuôi trục khuỷu có bánh răng xiên ăn khớp với bánh răng trên trục trung gian hộp số Hình 1-8 Trục sơ cấp hộ số 1.3.3. Cơ cấu điều khiển + Bàn đạp, thanh kéo (hoặc dây kéo) dùng để truyền lực đến đòn ép. + Đòn bẩy (càng cua) dùng để điều khiển khớp trượt và ổ bi tỳ mở (cắt) ly hợp. Hình 1-9 Cấu tạo cơ cấu điều khiển ly hợp a- Điều khiển bằng cơ khí b) Điều khiển bằng thuỷ lực 1.4. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng (bộ ly hợp ma sát) 1.4.1. Ly hợp bị trượt + Hiện tượng Khi người lái thôi tác dụng lực vào bàn đạp và tăng ga nhưng xe tăng tốc chậm, kéo tải yếu, hoặc xe không chuyển động (mô men của động cơ không truyền được ra phía sau). + Nguyên nhân - Đĩa ly hợp và đĩa ép mòn nhiều hoặc dính dầu mỡ. - Đĩa ma sát mòn nhô phần đinh tán gây cào sước các đĩa ép và bánh đà Thanh kéo Đòn bẩy Xi lanh chính Pittông và xi lanh dẫn động Bàn đạp ly hợp Bàn đạp phanh Bàn đạp ly hợp 14 - Điều chỉnh sai (hoặc không có) khe hở các đầu đòn mở với ổ bi tỳ . - Các lò xo ép mòn, giảm độ đàn hồi hoặc gãy. 1.4.2. Ly hợp mở (cắt) không dứt khoát. + Hiện tượng Khi người lái tác dụng lực vào bàn đạp và giảm ga nhưng sang số khó có tiếng khua và rung giật ở cụm ly hợp hoặc không sang số được. + Nguyên nhân - Đĩa ly hợp và đĩa ép bị vênh, lỏng đinh tán, - Điều chỉnh sai hành trình tự do của bàn đạp, chiều cao các đầu đòn mở không đều (khe hở ổ bi tỳ quá lớn). 1.4.3. Ly hợp hoạt động không êm, có tiếng ồn + Hiện tượng Nghe tiếng khua nhiều ở cụm ly hợp, xe vận hành bị rung giật + Nguyên nhân - Các chi tiét mòn nhiều, thiếu dầu mỡ bôi trơn (các chốt, ổ bi..) - Đĩa ly hợp mòn then hoa, nứt vỡ và chai cứng bề mặt ma sát, gãy yếu các lò xo giảm chấn. - Điều chỉnh các đầu đòn mở không đều - Các lò xo ép mòn, gãy. - Động cơ và hộp số lắp không đồng tâm. 1.4.4. Bàn đạp ly hợp nặng và bị rung giật. + Hiện tượng Khi người lái tác dụng lực vào bàn đạp cảm thấy nặng và rung giật. + Nguyên nhân - Bàn đạp bị cong hoặc kẹt khô dầu mỡ - Các chốt, khớp trượt khô thiếu mỡ bôi trơn. - Điều chỉnh các đầu đòn mở không đều - Đĩa ly hợp và đĩa ép bị vênh 1.5. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa. 1.5.1. Phương pháp kiểm tra chung bộ ly hợp ôtô. 1.5.1.1. Kiểm tra bên ngòai cụm ly hợp - Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt, chảy rỉ bên ngoài cụm ly hợp. - Kiểm tra tác dụng và hành trình của bàn đạp ly hợp (hình 1-10) nếu không có tác dụng cần tiến hành sửa chữa kịp thời. 15 Hình 1-10. Kiểm tra hành trình bàn đạp ly hợp (hành trình tự do và hành trình công tác) 1.5.1.2. Kiểm tra khi vận hành - Khi vận hành ôtô thử đạp ly hợp và nghe tiếng kêu ồn khác thường ở cụm ly hợp, nếu có tiếng ồn khác thường và ly hợp không còn tác dụng làm việc theo yêu cầu cần phaỉ kiểm tra điều chỉnh và sửa chữa kịp thời. 1.5.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa các chi tiết của bộ ly hợp. 1.5.2.1. Đĩa ly hợp + Hư hỏng của đĩa ly hợp : nứt, mòn các tấm ma sát và lỏng các đinh tán, đĩa cong vênh, lò xo gãy yếu, moayơ mòn cháy then hoa. + Kiểm tra : Dùng thước cặp và đồng hồ so để đo độ mòn và vênh của đĩa ly hợp (hình 1-11) và so với tiêu chuẩn kỹ thuật (chiều cao tấm ma sát so với đinh tán không nhỏ hơn 0,3 mm, độ vênh của đĩa ly hợp không lớn hơn 0,8 mm trên toàn bộ chu vi). Quan sát các vết nứt, vỡ của ly hợp và các đinh tán bị lỏng. a) b) Hình 1-11. Sơ đồ kiểm tra đĩa ly hợp a- Kiểm tra mòn tấm ma sát b- Kiểm tra cong, vênh đĩa ly hợp Bàn đạp 8- 15 mm 16 + Sửa chữa Đĩa ly hợp -Tấm ma sát nứt, mòn quá giới hạn cho phép phải thay mới. Thay tấm ma sát và tán các đinh tán. - Đĩa ly hợp bị cong, vênh quá giới hạn cho phép có thể nắn hết vênh bằng dụng cụ chuyên dùng (h. 1- 12). - Đĩa ly hợp bị nứt, mòn phần then hoa quá giới hạn cho phép phải thay mới cả bộ ly hợp. 1.5.2.2. Đĩa ép và bề mặt phẳng của bánh đà + Hư hỏng của đĩa ép và bề mặt bánh đà: Mòn vênh bề mặt, nứt chờn hỏng lỗ ren và các gờ lắp đòn mở. + Kiểm tra: Dùng đồng hồ so đo độ mòn vênh (hình.1-13) của bề mặt đĩa ép và bánh đà (độ vênh không lớn hơn 0,2 mm) và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt. + Sửa chữa Đĩa ép và bề mặt phẳng bánh đà. - Bề mặt phẳng của bánh đà bị vênh quá giới hạn cho phép tiến hành tiện hoặc mài phẳng hết vênh, các lỗ ren nưt chờn hỏng có thể hàn đắp và tarô ren mới. - Đĩa ép mòn vênh bề mặt quá giới hạn cho phép tiến hành tiện hoặc mài phẳng hết vênh, đĩa ép mòn và nứt nhiều cần phải thay thế. 1.5.2.3. Đòn mở + Hư hỏng: Nứt, mòn mặt đầu tiếp xúc với ổ bi tỳ ( loại ly hợp nhiều lò xo : mòn lỗ, chốt và các viên bi kim, chờn hỏng ren bu lông và đai ốc điều chỉnh) + Kiểm tra: Dùng thước cặp đô độ mòn đầu các đòn mở (hình.1-14, độ mòn không lớn hơn 0,6 mm), dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt. Hình 1-13 Kiểm tra bề mặt bánh đà và đĩa ép Hình 1-12. Sửa chữa đĩa ly hợp bị vênh Hình 1-8. Sửa chữa đĩa ly hợp bị vênh Bánh đà Đồng hồ so Đồng hồ so Cần nắn 17 Hình 1-14. Kiểm tra độ mòn của đòn mở + Sửa chữa Đòn mở - Đòn mở bị nứt, mòn lỗ quá giới hạn cho phép cần được thay mới. - Đòn mở bị mòn ổ bi kim và chốt có thể thay ổ bi và chốt mới, chờn hỏng ren bulông và đai ốc điều chỉnh và bị mòn đầu tiếp xúc với ổ bi tỳ quá giới hạn cho phép tiến hành hàn đắp, sửa nguội phẳng và ta rô lại ren. 1.5.2.4. Vỏ ly hợp và các lò xo ép + Hư hỏng : -Vỏ ly hợp bị nứt, vênh móp - Các lò xo ép bị gãy, yếu và mòn - Đệm cách nhiệt mòn, vỡ. + Kiểm tra : Dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt của vỏ, lò xo và dùng thước cặp đo độ dài của lò xo so với tiêu chuẩn kỹ thuật ( không lớn hơn 3 mm). + Sửa chữa Vỏ ly hợp và lò xo ép - Vỏ bị nứt có thể hàn đắp và sửa nguội. - Các lò xo ép và đệm cánh nhiệt mòn, yếu quá giới hạn cho phép đều được thay thế. 1.5.2.5.Cơ cấu điều khiển ly hợp + Hư hỏng: Bàn đạp,thanh kéo và đòn bấy bị nứt, cong vênh, chờn hỏng ren đai ốc điều chỉnh, mòn các lỗ và chốt xoay; ổ bi tỳ mòn,vỡ. + Kiểm tra: Dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt, dùng đồng hồ so để kiểm tra độ cong, vênh và dùng thước cặp kiểm tra mòn các lỗ , chốt. Sau đó so với tiêu chuẩn kỹ thuật để sửa chữa. + Sửa chữa Cơ cấu điều khiển. - Bàn đạp, thanh kéo và đòn bẩy bị cong vênh có thể nắn hết vênh, các lỗ xoay mòn quá giới hạn cho phép có thể hàn đắp và doa, sửa nguội. - Ổ bi tỳ mòn, vỡ thay thế đúng loại. 1.5.3. Điều chỉnh ly hợp 0,6 Bộ ly hợp Thước cặp 18 1.5.3.1. Kiểm tra, điều chỉnh các đòn mở + Kiểm tra: Dùng thước đo chiều sâu để đo khoảng cách từ bề mặt phẳng tiếp xúc với đĩa ép đối với ly hợp đã tháo ra ngoài (hoặc bề mặt đĩa ma sát lắp trên ôtô) đến đầu đòn mở tiếp xúc với ổ bi tỳ. Sau đó so với tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại ôtô để điều chỉnh. + Điều chỉnh: Dùng cờ lê hoặc tuýp xoay đai ốc (hình 1-15) trên vỏ ly hợp để cho khoảng cách đến các đầu đòn mở như nhau và đúng tiêu chuẩn quy định. 1.5.3.2. Kiểm tra và điều chỉnh hành trình của bàn đạp ly hợp Hành trình tự do và hành trình cắt ly hợp (hình 1-16 và 1-17) của bàn đạp tương ứng với khe hở đầu các đòn mở và ổ bi tỳ, để đảm bảo đóng, mở ly hợp an toàn và dứt khoát. a) Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp (hình. 1-16) - Kiểm tra: Dùng thước dài đo khoảng cách từ vị trí bàn đạp chưa tác dụng lực cho đến vị trí ấn bàn đạp có lực cản lại (hơi nặng), sau đó ghi kết quả và so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật của loại ôtô để điều chỉnh. a) b) Hình 1-16. Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp a. Kiểm tra; b. Điều chỉnh - Điều chỉnh: Dùng cờ lê xoay đai ốc điều chỉnh đầu thanh kéo ( hoặc đầu con đội loại thuỷ lực) để thay đổi chiều dài thanh kéo (hình 1-16) đạt hành trình đúng tiêu chuẩn. b) Kiểm tra và điều chỉnh hành trình công tác (hình 1-17) Hình 1-15. Điều chỉnh các đòn mở Hình 1-9. Tháo ly hợp Chốt & bi Vỏ ly hợp Đòn mở Đai ốc điều chỉnh Đĩa ép Lò xo Bàn đạp Thước đo Vị trí bàn đạp có lực cản Đai ốc đ. chỉnh Thanh kéo 19 - Kiểm tra: Dùng thước kiểm tra đo khoảng cách từ vị trí bàn đạp có lực cản (hết hành trình tự do) đến vị trí bàn đạp có lực cản lớn (ly hợp mở hoàn toàn) sau đó ghi kết quả và so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật của loại ôtô để điều chỉnh. - Điều chỉnh: Tiến hành điều chỉnh độ cao đầu các đòn mở và kết hợp điều chỉnh đai ốc đầu thanh kéo để thay đổi chiều dài thanh kéo (hình 1-17) đạt yêu cầu ly hợp mở hoàn toàn. c) Kiểm tra sau khi điều chỉnh Tiến hành nổ máy, tác dụng lực lên bàn đạp mở ly hợp và sang số, sau đó kéo phanh tay, tăng ga nhẹ và đóng ly hợp từ từ. Nếu động cơ động cơ chết máy là đạt yêu cầu, động cơ hoạt động bình thường là chưa đạt do ly hợp đóng chưa dứt khoát phải điều chỉnh lại. 2. HỘP SỐ CƠ KHÍ 2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại. 1.2.1. Nhiệm vụ - Thay đổi mômen và số vòng quay (tỉ số truyền) của động cơ phù hợp với sự thay đổi lực cản chuyển động trên đường. - Tạo nên chuyển động lùi cho ôtô. - Tách mối liên hệ truyền lực giữa động cơ và bánh xe chủ động trong thời gian dài. 1.2.2. Yêu cầu - Có nhiều tỉ số truyền phù hợp để nâng cao tính năng hoạt động và tính năng kinh tế của ôtô. - Sang số nhẹ nhàng, làm việc êm và có hiệu suất truyền lực cao. - Kết cấu đơn giản và có độ bến cao. - Điều khiển nhẹ nhàng, thuận lợi dễ kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa. 1.2.3. Phân loại Hộp số chính được dùng trên ôtô ngày nay có 2 loại sau : - Hộp số cơ khí ( có 3, 4, 5 số tiến và 1 số lùi) dùng nhiều cho ôtô thông dụng - Hộp số thuỷ lực (hộp số hành tinh) dùng cho ôtô con hiện đại. Hộp số cơ khí được dùng nhiều do có cấu tạo đơn giản, dễ bảo dưỡng và sửa chữa. Hình. 1-17. Kiểm tra hành trình công tác của bàn đạp Vị trí bàn đạp mở ly hợp Bàn đạp ly hợp 20 2.2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc. 2.2.1. Sơ đồ cấu tạo Hình 2-1: Cấu tạo hộp số cơ khí 2.2.2. Nguyên lý làm việc - Khi động cơ hoạt động các bánh răng trên trục trung gian, tr...ể lắp với hai đầu chốt chữ thập thông qua hai ổ bi kim. - Trục trung gian: Trục trung gian gồm hai phần được lắp nối với nhau bằng then hoa, hai đầu có nạng chữ U và có lỗ lắp với hai đầu còn lại của chốt chữ thập bằng hai ổ bi kim. - Trục bị động: Trục bị động có ống then hoa để lắp với then hoa đầu trục chủ động truyền lực chính của cầu chủ động và một đầu có mặt bích và nạng bị động lắp với trục trung gian bằng một khớp chữ thập. Các trục và khớp các đăng đều được cân bằng chính xác và có dấu lắp ghép ở hai đầu nạng (khớp nối). Trên ôtô luôn dùng liên hợp hai khớp các đăng khác tốc (các đăng kép), bố trí theo sơ đồ dạng chữ Z hay chữ V (hình 4-3). Bao gồm ba trục : trục chủ động, trục trung gian (gồm hai nửa) và trục bị động. 4.2.3. Truyền động các đăng đồng tốc kiểu bi Truyền động các đăng đồng tốc khiểu bi được lắp trên cầu trươc dẫn hướng và chủ động bao gồm: - Trục chủ động: Làm bằng thép có then hoa để lắp với hộp vi sai, một đầu có nạng khớp cầu chữ C, hai bên nạng có các rãnh tròn chứa các viên bi truyền lực. 41 -Trục bị đông: Có cấu tạo tương tự trục chủ động, lắp đối diện tạo thành một khớp chứa 5 viên bi, một viên nằm ở tâm khớp có lỗ và chốt định vị và 4 viên bi nằm xung quanh để truyền lực. Hình 4-5. Sơ đồ cấu tạo truyền động các đăng đồng tốc 4.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng. 4.3.1. Trục các đăng làm việc có tiếng ồn + Hiện tượng: Khi ôtô hoạt động có tiếng kêu khác thường ở cụm các đăng. + Nguyên nhân - Các trục cong, vênh, nứt gãy và mòn then hoa. - Nạng bị nứt, mòn lỗ lắp bi và chờn hỏng lỗ ren. - Các ổ bi kim mòn, vỡ (các viên bi và rãnh của nạng các đăng loại bi bị mòn) - Trục chữ thập nứt, mòn. - Thiếu mỡ bôi trơn 4.3.2. Trục các đăng bị gãy + Hiện tượng: Khi ôtô không vận hành được. + Nguyên nhân - Trục và khớp các đăng bị gãy đứt. - Gãy, đứt các bu lông - Vỡ các viên bi của truyền động các đăng kiểu bi 4.4. Phương pháp kiểm tra sửa chữa các đăng. 4.4.1. Phương pháp kiểm tra chung các đăng. 4.4.1.1. Kiểm tra bên ngoài - Kiểm tra: Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài trục và các khớp nối của truyền động các đăng. 4.4.1.2. Kiểm tra khi xe vận hành - Kiểm tra: Khi vận hành ôtô chú ý lắng nghe tiếng kêu ở cụm truyền động các đăng nếu có tiếng kêu khác thường cần phaỉ kiểm tra và sửa chữa kịp thời. Khớp bi Viên bi định vị Viên bi truyền lực Trục bị động Trục chủ động Chốt định vị 42 4.4.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa các chi tiết của các đăng. 4.4.2.1. Các trục và nạng của truyền động các đăng a) Hư hỏng và kiểm tra (hình. 4-6a) - Hư hỏng các trục và nạng: nứt, cong, mòn lỗ lắp ổ bi và phần then hoa - Kiểm tra: Dùng thước cặp, pan me, đồng hồ so để đo độ mòn, cong của trục (Độ mòn, cong không lớn hơn 0,2 mm) và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt. b) Sửa chữa - Trục và nạng bị nứt, mòn phần then hoa quá giới hạn cho phép cần được thay mới. - Trục bị cong có thể nắn trên thiết bị, nếu bị vênh phải thay thế. - Các lỗ lắp bi (hoặc rãnh bi) bị mòn quá giới hạn cho phép có thể phục hồi bằng mạ thép hoặc hàn đắp sau đó gia công lại kích thước danh định, lỗ ren chờn hỏng tiến hành hàn đắp sau đó tarô ren. 4.4.2.2. Các chốt chữ thập và ổ bi kim (hoặc các viên bi) a) Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng chốt và ổ bi : Chốt chữ thập bị nứt, mòn phần lắp ổ bi và các ổ bi kim mòn. - Kiểm tra : Dùng thước cặp, pan me, đồng hồ so để đo độ mòn, cong của trục (hình.4-6b) và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt. b) Sửa chữa - Trục chữ thập bị nứt, mòn phần lắp ổ bi quá giới hạn cho phép có thể phục hồi bằng mạ thép hoặc hàn đắp sau đó gia công lại kích thước danh định. - Các ổ bi kim (hoặc các viên bi) mòn, gãy phải thay thế. - Các phanh hãm và đệm ,phớt chắn mỡ hỏng đều được thay mới. a- Kiểm tra trục cong b- Kiểm tra mòn chốt chữ thập và ổ bi Hình 4-6. Kiểm tra truyền động các đăng 43 5. CẦU XE 5.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại. 5.1.1 Nhiệm vụ Cầu xe là bộ phận đặt ngang nối hai bánh xe ở dưới gầm xe, chịu toàn bộ tải trọng của xe tác động lên thông qua hệ thống treo và phân bố tải trọng này lên các bánh xe có nhiệm vụ: - Cầu dẫn hướng dùng để đỡ toàn bộ trọng lượng phần được treo của ôtô: động cơ, ly hợp, hộp số, khung xe, vỏ xe, buồng lái, thùng hàng - Chịu các lực tác dụng giữa mặt đường và khung hoặc vỏ ôtô (lực thẳng đứng, lực dọc và lực ngang) cũng như moment phản lực. 5.1.2 Yêu cầu Ngoài những yêu cầu chung, cầu dẫn hướng còn phải thoả mãn yêu cầu riêng và phải đảm bảo những yêu cầu sau: - Truyền lực tốt giữa khung hoặc vỏ của ôtô với bánh xe dẫn hướng (cùng với bộ phận treo). - Các bánh xe dẫn hướng có động học đúng khi dịch chuyển theo mặt phẳng đứng. - Góc đặt trục đứng và bánh xe phải đúng. - Trọng lượng của phần không được treo phải nhỏ, nhưng phải có độ cứng cao và đủ độ bền. 5.1.3 Phân loại Cầu dẫn hướng thường đặt ở đầu trước của xe nên gọi là cầu trước dẫn hướng và được chia ra: - Loại cầu trước dẫn hướng là trục liền: Thường dùng trên ôtô với hệ thống treo phụ thuộc. - Loại cầu trước dẫn hướng cắt (không phải là liền trục): Thường dùng trên ôtô với hệ thống treo độc lập. - Loại cầu trước dẫn hướng chủ động: Ngoài nhiệm vụ dẫn hướng còn làm nhiệm vụ truyền moment quay từ truyền lực chính đến các bánh xe và truyền lực kéo lên khung. 5.2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc. 5.2.1 Cầu dẫn hướng không chủ động 5.2.1.1 Cấu tạo 44 Hình 5.1: Cầu dẫn hướng không chủ động 1- Nhíp; 2 –Dầm; 3,5- Cam quay; 4 – Trục đứng; 6 – Bánh xe 5.2.1.2 Nguyên lý hoạt động Dầm cầu dẫn hướng không chủ động nối với khung bởi hệ thống treo phụ thuộc gồm: nhíp (1), dầm (2) được nối với khung qua nhíp (1). - Ở hai đầu dầm có hai lỗ trụ là hai trục đứng (4), cam quay (3) nối với cần (2) bởi trục đứng (4), trên cam quay (5) có bánh xe (6) quay tự do. Ở cam quay (5) có đòn quay (3) với đầu hình cầu để nối với hệ thống lái. Việc quay của cam được điều khiển bởi người lái qua hệ thống lái. - Đối với ôtô có hệ thống treo trước độc lập thì không làm dầm cầu liền mà làm dầm cầu cắt. Dùng dầm cầu cắt với hệ thống treo khác nhau được nghiên cứu ở chương hệ thống treo. 5.2.2 Cầu dẫn hướng chủ động 5.2.2.1 Cấu tạo Hình 5.2. Cầu dẫn hướng chủ động 1- Truyền lực chính; 2- Bánh răng côn bị động; 3 – Vi sai; 4- Bán trục; 5 – Đòn quay; 6- Cam quay; 7- Trục; 8 – Các đăng đồng tốc; 9 – Dầm cầu 45 5.2.2.2 Nguyên lý hoạt động - Truyền động từ hộp số đến bánh răng côn chủ động truyền lực chính (1) rồi đến bánh răng côn bị động (2) qua vi sai (3) đến bán trục (4) rồi qua khớp cac đăng đồng tốc đến trục (7) để dẫn động bánh xe. - Khi điều khiển bánh xe quay qua phải hoặc qua trái người lái tác dụng vào hệ thống lái qua đòn (5) của cam quay (6) làm cam quay có thể quay quanh dầm cầu (9). Khi cam quay (6) quay quanh dầm cầu (9) thì trục (7) cũng phải quay theo, do đó bánh xe được lái đi một góc. Các đăng đồng tốc (8) có tác dụng đảm bảo cho trục quay với tốc độ góc điều khi bánh xe quay đi một góc độ nào bất kỳ trong phạm vi kết cấu cho phép. 5.3. Các chi tiết chính 5.3.1. Truyền lực chính 5.2.1.1. Truyền lực chính loại đơn. 1. Đầu trục có ren; 2. Rãnh then hoa; 3.5. Ổ bi; 4. Bánh răng chủ động; 6. Bánh răng bi động Hình 5-3. Truyền lực chính đơn * Cấu tạo truyền lực chính đơn gồm: một cặp bánh răng côn. Bánh răng chủ động (quả dứa) nhỏ hơn bánh bị động (vành chậu). Bánh răng côn chủ động chế tạo liền trục. Trục quay trên hai ổ bi côn, giữa thân cầu sau và bánh răng côn chủ động có đệm điều chỉnh. Đầu trước trục bánh răng côn chủ động có lắp mặt bích để để liên kết với trục các đăng nối từ trục thức cấp hộp số. Bánh răng côn bị động lắp trên vỏ của hộp vi sai, vỏ vi sai quay trên hai ổ bi côn. Giữa cốc của các ổ bi và thân cầu có đệm điều chỉnh. * Nguyên tắc hoạt động: Mô men từ trục thứ cấp hộp số qua các đăng được truyền tới bánh răng côn chủ động và bị động, nhờ có hộp vi sai mà tốc độ quay của hai bán trục là khác nhau tùy thuộc sức cản của mặt đường. 5.2.1.2. Truyền lực chính loại kép 46 Hình 5.2. Truyền lực chính kép * Cấu tạo truyền lực chính kép gồm: hai cặp bánh răng côn và trụ. Bánh răng chủ động nhỏ hơn bánh răng bị động. Bánh răng côn chủ động chế tạo liền trục. Trục quay trên hai ổ bi, giữa thân cầu sau và bánh răng côn chủ động có đệm điều chỉnh. Đầu trước trục bánh răng côn chủ động có lắp bích để liên kết với trục các các đăng nối từ trục thức cấp hộp số. Bánh răng côn bị động và bánh rặng trụ chủ động cùng lắp trên một trục, trục quay trên hai ổ bi. Giữa cối của các ổbi và thân cầu có các đệm điều chỉnh. Bánh răng trụ bị động lắp trên thân của hộp vi sai. Vỏ truyền lực chính làm bằng thép được chế tạo liền với vỏ cầu chủ động (hoặc rời hai nữa), dùng để chứa các chi tiết và bộ phận của cầu chủ động. Phần ở giữa nhô lớn để lắp truyền lực chính và chứa dầu bôi trơn cầu chủ động, phần hai bên dùng để lắp hai bán trục và moayơ 1 2 3 4 5 5 1.Bánh răng quả dứa; 2. Bánh răng vành chậu; 3, 4. Cặp bánh răng trụ trung gian; 5. Trục trung gian. Hình 5-3: Sơ đồ cấu tạo chung truyền lực chính Bánh răng chủ động Bánh răng bị động Bánh răng trung gian Bán trục Bộ vi sai Bánh răng chủ động Ô bi côn Bánh răng bị động Đai ốc điều chỉnh Vỏ truyền lực chính Ô bi côn 47 * Nguyên tắc hoạt động: Mô men từ trục thứ cấp hộp số qua các đăng được truyền tới bánh răng côn chủ động của cặp truyền lực chính rồi đến cặp bánh răng trụ, nhờ có hộp vi sai mà tốc độ quay của hai bán trục là khác nhau tùy thuộc sức cản của mặt đường. 5.3.2. Bộ vi sai Bộ vi sai làm cho các bánh xe chủ động quay với tốc độ khác nhau khi ô tô quay vòng, đảm bảo cho ô tô chuyển động an toàn. Thân vi sai gồm hai nửa liên kết với nhau bằng bu lông và quay trên hai ổ bi côn, ổ bi côn nằm trong lòng cốc đỡ. Giữa vành cốc đỡ và thanh bên của cầu có các đệm điều chỉnh. Thân vi sai có một gờ để lắp vành răng côn bị động, trong thân vi sai đặt hai bánh răng côn bánh trục và bốn bánh răng côn hành tinh luôn ăn khớp với nhau. Đầu trục của bánh răng hành tinh được ép chặt vào hai nửa của thân vi sai. Bánh răng con bán trục được lắp với bánh răng chủ động của cặp truyền lực cuối cùng bằng then hoa. 1. Bích nối. 2. Vòng đệm điều chỉnh 3. Bánh răng quả dứa. 4. Đai ốc điều chỉnh. 5. Bán trục sau. 6. Bánh răng vi sai. 7. Hộp bán trục cầu sau. 8. Vòng bi bán trục. 9. Vỏ hộp vi sai. 10. Bánh răng bán trục. 11. Bánh răng vành chậu. 12. Ổ lăn côn. 13. Trục bánh răng vi sai. Hình 5.4. Bộ vi sai bánh răng Hoạt động: -Khi xe chạy trên đường thẳng, lực cản lăn của mặt đường và hai bánh xe là như nhau. Bánh răng chủ động của truyền lực chính đẩy cho ở vi sai quay, cả khối vi sai (vỏ, trục chữ thập, các bánh răng vệ tinh) quay theo. Các bánh răng vệ tinh ăn khớp với các bánh răng hành tinh ( bánh răng bán trục) bên phải và bên trái đẩy các bánh 6 9 11 5 1 2 3 4 6 7 8 9 10 11 12 48 răng hành tinh này quay với tốc độ giống nhau. Lúc này các bánh răng vệ tinh không quay trên trục của nó, do đó hai bánh xe quay như nhau. - Khi xe chạy trên đường vòng, bánh xe phía trong chịu lực cản lớn hơn nên quya chậm lại, bánh răng vệ tinh bắt đầu quay trên trục của nó do chịu tác động của lực cản bánh xe phía trong truyền đến cho bánh răng hành tinh, do đó làm tăng thêm tốc độ cho bánh xe phía ngoài và nó quay nhanh hơn. Ở một số xe ô tô có tính cơ động cao, hoạt động trên các đường lầy lội có bố trí cơ cấu khóa hãm vi sai bằng cưỡng bức hoặc tự động để không cho phép một bên bánh xe bị trượt quay trơn. a. Khi xe chạy thẳng. b. Khi xe quay vòng. c. Khi bị sa lầy. n1: tốc độ quay của bán trục bên trái. n2: tốc độ quay của bán trục bên trái. Hình 5.5. Hoạt động của bộ vi sai 5.4. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng. 5.4.1. Truyền lực chính. 5.4.1.1. Truyền lực chính hoạt động có tiếng ồn lớn (hú) + Hiện tượng: Khi ôtô hoạt động nghe tiếng hú ở cụm truyền lực chính, tốc độ càng lớn tiếng hú càng tăng. + Nguyên nhân - Bánh răng chủ động, bị động và các ổ bi : mòn, rỗ nhiều, thiếu dầu bôi trơn. - Điều chỉnh sai ( quá lớn) khe hở ăn khớp và vết tiếp xúc của hai bánh răng. 5.4.1.2. Vỏ truyền lực chính chảy rỉ dầu + Hiện tượng: Bên ngoài vỏ cầu luôn có vết bẩn, chảy rỉ dầu bôi trơn. + Nguyên nhân 49 - Vỏ bị nứt - Vênh bề mặt lắp ghép (loại vỏ rời) 5.4.2. Bộ vi sai. 5.4.2.1. Bộ vi sai hoạt động có tiếng ồn khác thường khi vào đường vòng + Hiện tượng: Khi ôtô hoạt động đi vào đường vòng nghe tiếng ồn ở cụm truyền lực chính, đường vòng càng nhỏ tiếng ồn càng tăng. + Nguyên nhân - Bánh răng vi sai và bán trục : mòn, rỗ, gãy vỡ, thiếu dầu bôi trơn - Điều chỉnh sai khe hở của bánh răng vi sai. 5.4.2.2. Cơ cấu gài vi sai không có tác dụng + Hiện tượng: Khi gài vi sai nhưng các bánh xe chủ động không có tác dụng. + Nguyên nhân - Khớp gài ví sai : mòn, gãy, hỏng - Cơ cấu điều khiển gãy, hỏng 5.5. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa. 5.5.1. Truyền lực chính. 5.5.1.1. Phương pháp kiểm tra chung truyền lực chính. a. Kiểm tra khi vận hành - Khi vận hành ôtô chú ý nghe tiếng hú, ồn khác thường ở cụm truyền lực chính, nếu có tiếng hú và ồn cần phaỉ kiểm tra và sửa chữa kịp thời. b. Kiểm tra bên ngoài truyền lực chính - Dùng kính phóng đại hoặc mắt để quan sát các vết nứt bên ngoài vỏ truyền lực chính. 5.5.1.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa các chi tiết của truyền lực chính. a.Vỏ cầu chủ động (vỏ truyền lực chính) + Hư hỏng chính của vỏ truyền lực chính: nứt, mòn các lỗ và phần trục lắp ổ bi, chờn hỏng các ren và đai ốc hãm ổ bi côn. + Kiểm tra: Dùng thước cặp và pan me để đo độ mòn của các lỗ, trục so với tiêu chuẩn kỹ thuật ( không lớn hơn 0,02mm). Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài vỏ truyền lực chính. + Sửa chữa - Các lỗ lắp bi mòn quá giới hạn cho phép tiến hành mạ thép hoặc lắp ống lót sau đó doa lại lỗ theo kích thước danh định, các vết nứt nhỏ và các lỗ ren bị chờn hỏng có thể hàn đắp , sửa nguội và gia công lại ren. Các vết nứt có tổng chiều dài vượt quá 100 mm thì phải thay vỏ mới.. 50 - Mòn phần lắp ổ bi và chờn hỏng ren có thể hàn đắp gia công lại đường kính và ren. - Bề mặt của vỏ (loại rời) bị mòn, vênh tiến hành mài hoặc dũa hết vênh. b.Trục và bánh răng chủ động (quả dứa) + Hư hỏng: nứt, mòn bề mặt lắp ổ bi côn và các răng côn xoắn, mòn phần then hoa của trục và mặt bích. + Kiểm tra: Dùng dây chì, pan me, để đo độ mòn của bánh răng và phần then hoa của trục (độ mòn của trục không lớn hơn 0,02 mm và khe hở giữa hai bánh răng chủ động, bị động không lớn hơn 0,4 mm) và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt. + Sửa chữa - Trục và bánh răng chủ động : bị nứt, mòn bề mặt răng và phần then hoa quá giới hạn cho phép cần được thay mới. - Các cổ trục lắp bi , bề mặt răng bị rỗ nhẹ có thể phục hồi bằng mạ thép hoặc hàn đắp sau đó gia công lại kích thước danh định. c. Bánh răng bị động (vành chậu) + Hư hỏng bánh răng bị động : nứt, gãy răng, mòn rỗ bề mặt răng, vênh vành răng. + Kiểm tra : Dùng dây chì, đồng hồ so để đo độ mòn và vênh của vành bánh răng và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt. - Bánh răng bị nứt, mòn suốt chiều dài răng, mặt đầu bị sứt mẻ phải được thay mới. - Bánh răng bị nứt, mòn rỗ nhẹ về phía chân răng có thể phục hồi bằng hàn đắp sau đó sửa nguội bằng đá mài đạt hình dạng ban đầu. - Vành răng bị vênh có thể gia công hết vênh. d.Các ổ bi côn + Hư hỏng : ổ bi côn bị mòn, rỗ các viên bi và ca bi. + Kiểm tra : Dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết rỗ, độ mòn. Sau đó so với tiêu chuẩn kỹ thuật để thay thế. + Sửa chữa : ổ bi côn bị mòn, rỗ các viên bi và ca bi đều được thay thế. 6. BÁN TRỤC – MOAY Ơ BÁNH XE. 6.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại. 6.1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại của bán trục + Nhiệm vụ :Bán trục truyền chuyển động quay của động cơ đã qua hộp số và vi sai cầu chủ động đến các bánh chủ động. + Yêu cầu - Truyền được hết mô men quay đến các bánh xe chủ động, khi hệ thống treo 51 làm việc ở bất kỳ vị trí nào. - Khi truyền mô men quay đến các bánh xe chủ động phải đảm bảo tốc độ góc của các bánh xe luôn ổn định. + Phân loại - Theo trạng thái tải trọng tác dụng lên bán trục mà tùy theo cách bố trí ổ bi ta có bán trục chịu tải khác nhau. - Theo điều kiện làm việc người ta chia bán trục thành hai loại loại bán trục giảm tải 1/2 và loại bán trục giảm tải hoàn toàn. 6.1.2. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại của Moay ơ + Nhiệm vụ: Moay ơ truyền mô men xoắn từ bán trục đến bánh xe chủ động. + Yêu cầu: Cấu tạo đơn giản và có độ bền cao. + Phân loại - Moayơ lắp chặt với trục bánh xe (ôtô con) - Moayơ lắp lỏng với trục bánh xe (ôtô tải) 6.2. Cấu tạo bán trục – moay ơ bánh xe. 6.2.1. Cấu tạo của bán trục. 6.2.1.1. Loại giảm tải hoàn toàn Bán trục làm bằng thép hợp kim, một đầu có then hoa lắp với bánh răng côn 1 trong bộ vi sai, đầu kia có mặt bich để lắp với moayơ của bánh xe chủ động quay trên hai ổ bi côn. Bán trục giảm tải hoàn toàn (thường dùng trên các ôtô tải ) chịu các lực sau: - Mô men xoắn vặn bán trục. - Các lực và mô men khác đều truyền qua hai ổ bi côn đến vỏ cầu chủ động. Hình 6-1: Sơ đồ cấu tạo chung về cụm bán trục giảm tải hoàn toàn Bán trục Bán trục Moayơ Tang trống ổ bi côn Vỏ cầu Bánh xe chủ động 52 6.2.1.2 Loại giảm tải một nữa Bán trục làm bằng thép hợp kim, một đầu có then hoa lắp với bánh răng côn trong bộ vi sai và một đầu có phần côn để lắp chặt với moayơ của bánh xe chủ động và được lắp quay trên một ổ bi cầu đặt trong vỏ cầu. Bán trục giảm tải một nửa (thường dùng trên các ôtô con) chịu các lưc sau: - Mô men uốn và men xoắn vặn bán trục. - Lực chiều trục T lúc bánh xe bị trượt ngang Nguyên tắc hoạt động - Khi xe ôtô hoạt động mô men xoắc được truyền từ bộ vi sai thông qua bánh răng bán trục truyền đến phần then hoa của bán trục và mặt bích (hoặc moayơ) làm cho bánh xe chủ động quay. Hình 6-3: Hoạt động của bán trục 6.2.2. Cấu tạo của moay ơ. 6.2.2.1. Moayơ lắp chặt với trục bánh xe (hình 6 – 4b) - Là moayơ lắp chặt với trục bánh xe với bán và trục bánh xe được chế tạo liền với bán trục, trên moayơ có các bu lông để lắp tang trống phanh và vành bánh xe. 6.2.2.2. Moayơ lắp lỏng với trục bánh xe (hình. 6 – 4a) - Là moayơ lắp lỏng với trục bánh xe, bên trong có hai lỗ gia công chính xác để lắp hai ca bi và ổ bi côn, bên ngoài có vành đĩa khoan các lỗ lắp tang trống phanh và có bề mặt đầu phẳng có các lỗ ren để lắp mặt bích của bán trục. Nguyên tắc hoạt động - Khi xe ôtô hoạt động mô men xoắn được truyền từ bán trục thông qua các bu lông trên moayơ làm cho moayơ của các bánh xe chủ động quay trên hai ổ bi côn truyền chuyển động đến bánh xe. Hình 6 -2 : Cấu tạo bán trục giảm tải 1/2 Phần then hoa ổ bi cầu Moayơ Trục thép Bộ vi sai Moay ơ Bán trục 53 - Đối với bánh xe trước dẫn hướng, lực cản từ mặt đường làm bánh xe quay truyền qua các bu lông đến moayơ làm cho moayơ quay trên trục của bánh xe. 6.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng. 6.3.1. Bán trục. 6.3.1.1. Bán trục hoạt động có tiếng hú + Hiện tượng: Khi ôtô hoạt động nghe tiếng hú ở cụm bán trục về hai phía, tốc độ càng lớn tiếng hú càng tăng. + Nguyên nhân - Phần then hoa của bán trục và bánh răng: mòn, nứt, rỗ nhiều, thiếu dầu bôi trơn 6.3.1.2. Bán trục hoạt động rung giật, có tiếng ồn lớn + Hiện tượng: Khi ôtô hoạt động nghe tiếng ồn lớn ở cụm bán trục, tốc độ càng lớn tiếng ồn càng tăng + Nguyên nhân - Bán trục và các ổ bi : cong và vỡ ổ bi - Thiếu dầu bôi trơn 6.3.2. Moay ơ. 6.3.2.1. Moayơ hoạt động rung giật có tiếng ồn lớn + Hiện tượng: Khi ôtô hoạt động nghe tiếng ồn lớn ở cụm moayơ, tốc độ càng lớn tiếng ồn càng tăng + Nguyên nhân - Điều chỉnh sai độ rơ tự do (quá lớn) - Moayơ, trục bánh xe và các ổ bi : nứt, mòn nhiều, gảy lỏng các bu lông và vỡ ổ bi a) b) Hình 6-4: Các loại moayơ a) Mayơ lắp lỏng b) Moayơ lắp chặt Moayơ lắp chặt với bán trục Tang trống Bulông Đai ốc hãm Moayơ lắp lỏng ổ bi côn Trục bánh xe Bán trục 54 - Thiếu mỡ bôi trơn 6.3.2.2. Moayơ hoạt động quá nóng + Hiện tượng: Moayơ quá nóng + Nguyên nhân - Điều chỉnh sai độ rơ tự do (không có) - Phanh bó cứng 6.3.2.3. Moayơ chảy rỉ mỡ + Hiện tượng: Bên ngoài moayơ luôn có vết bẩn, chảy rỉ mỡ bôi trơn. + Nguyên nhân - Moayơ bị nứt, hỏng phớt chắn mỡ. - Thiếu mỡ bôi trơn 6.4. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa. 6.4.1.Bán trục. 6.4.1.1. Kiểm tra chung bán trục a. Kiểm tra khi vận hành - Khi vận hành ôtô chú ý nghe tiếng hú, ồn khác thường ở cụm bán trục, nếu có tiếng hú và ồn cần phaỉ kiểm tra và sửa chữa kịp thời. b. Kiểm tra bên ngoài bán trục - Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài mặt bích. 6.4.1.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa các chi tiết của bán trục. a. Mặt bích + Hư hỏng chính của mặt bích : nứt, mòn các lỗ côn. + Kiểm tra : Dùng đồng hồ so để kiểm tra độ vênh của mặt bích (độ vênh không lớn hơn 0,2 mm) dùng cữ đo độ mòn của các lỗ so với tiêu chuẩn kỹ thuật. Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài. + Sửa chữa - Các lỗ côn mòn quá giới hạn hoặc nứt cho phép tiến hành hàn đắp sau đó doa lại lỗ theo kích thước ban đầu. - Bề mặt bị vênh quá giới hạn cho phép tiến hành gia công hết vênh. b. Thân trục và phần then hoa + Hư hỏng thân trục và phần then hoa: cong, nứt, mòn bề mặt lắp ổ bi côn và mòn phần then hoa + Kiểm tra : Dùng đồng hồ so để kiểm tra độ cong (độ cong không lớn hơn 1mm), dùng dây chì để đo độ mòn của phần then hoa và bánh răng bán trục và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt. + Sửa chữa 55 - Thân bán trục: bị cong quá giới hạn cho phép cần được nắn hết cong, thân bị nứt phải thay mới. - Phần then hoa ; Mòn bề mặt răng, bị rỗ nhẹ có thể phục hồi bằng hàn đắp sau đó gia công lại kích thước danh định hoặc thay phần then hoa mới. 6.4.2. Moay ơ. 6.4.2.1. Kiểm tra chung moay ơ a. Kiểm tra khi vận hành - Khi vận hành ôtô chú ý nghe tiếng ồn khác thường ở cụm moayơ nếu có tiếng ồn khác thường cần phaỉ kiểm tra, điều chỉnh và sửa chữa kịp thời. - Sau khi xe hoạt động vừa dừng hẳn, sờ tay vào moayơ cảm thấy nóng. b. Kiểm tra bên ngoài moayơ - Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt, vết chảy rỉ bên ngoài moayơ 6.4.2.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa các chi tiết của moay ơ. a. Cụm moayơ + Hư hỏng chính của cụm moayơ: nứt, mòn các lỗ lắp ca bi, cháy các phần ren và đai ốc hãm ổ bi côn. + Kiểm tra: Dùng thước cặp và pan me để đo độ mòn của các lỗ so với tiêu chuẩn kỹ thuật ( không lớn hơn 0,02mm). Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài. + Sửa chữa - Các lỗ lắp ca bi mòn quá giới hạn cho phép tiến hành hàn đắp hoặc lắp ống lót sau đó doa lại lỗ theo kích thước danh định. - Các vết nứt nhỏ và các lỗ ren bị chờn hỏng có thể hàn đắp, sửa nguội và ta rô lại ren. Các vết nứt dài thì phải thay moayơ mới. b. Trục bánh xe và các ổ bi côn + Hư hỏng: Trục bánh xe bị nứt, mòn phần lắp ổ bi và các ổ bi côn bị mòn, rỗ các viên bi và ca bi. + Kiểm tra: Dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt, rỗ, dùng pan me đo độ mòn. Sau đó so với tiêu chuẩn kỹ thuật để thay thế hoặc sửa chữa. + Sửa chữa - Trục bánh xe bị mòn phần lắp ổ bi, cháy ren các lỗ mặt bích có thể hàn đắp và gia công, bị nứt phải được thay mới. - Các ca bi, ổ bi côn mòn rỗ, vỡ phải được thay thế. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tại sao trên ô tô người ta sử dụng bộ ly hợp ma sát thường đóng? Nêu nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại bộ ly hợp. 56 2. Bộ ly hợp ma sát gồm những chi tiết nào? Vẽ sơ đồ cấu tạo và giải thích nguyên lý làm việc của bộ ly hợp ở trạng thái đóng và trạng thái mở. 3. Nêu hiện tượng, nguyên nhân hử hỏng và trình bày phương pháp kiểm tra và sửa chữa các chi tiết của bộ ly hợp ma sát. 4. Nêu nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại và các chi tiết chính của hộp số cơ khí. 5. Trình bày nguyên lý hoạt động của hộp số 4 số tiến, 1 số lùi theo sơ đồ đã cho trên hình vẽ. 6. Nêu hiện tượng, nguyên nhân hử hỏng và trình bày phương pháp kiểm tra và sửa chữa các chi tiết của hộp số cơ khí. 7. Nêu nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại và các chi tiết chính của hộp số tự động. 8. Nêu hiện tượng, nguyên nhân hử hỏng và trình bày phương pháp kiểm tra và sửa chữa các chi tiết của hộp số tự động. 9. Trình bầy cấu tạo và nguyên lý làm việc của các đăng đồng tốc 10. Nêu hiện tượng nguyên nhân hư hỏng của các đăng và phương pháp kiểm tra sửa chữa các chi tiết. 11. Nêu hiện tượng nguyên nhân hư hỏng truyền lực chính, vi sai và phương pháp kiểm tra sửa chữa các chi tiết. 12. Nêu hiện tượng nguyên nhân hư hỏng của bán trục và phương pháp kiểm tra sửa chữa bán trục. 57 CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG DI CHUYỂN Giới thiệu: Thân xe được đỡ bởi các lò xo. Khối lượng của thân xe được đỡ bởi các lò xo gọi là khối lượng được treo. Mặt khác, các bánh xe, các cầu và những chi tiết khác của ôto cũng được đỡ bởi các lò xo gọi là khối lượng không được treo. Hệ thống di chuyển dùng để thực hiện mối nối đàn hồi giữa khung hoặc vỏ với cầu xe nhằm giảm bớt các tải trọng động và dập tắt các dao động được bánh xe tiếp nhận khi lăn bánh. Mục tiêu: - Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống treo; Cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống treo; Những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống treo. - Nhận dạng được các bộ phận của hệ thống treo. - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô. 1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI HỆ THỐNG TREO 1.1. Nhiệm vụ của hệ thống treo Đỡ thân xe lên trên cầu xe, cho phép bánh xe chuyển động tương đối theo phương thẳng đứng đối với khung xe hoặc vỏ xe, hạn chế những chuyển động không muốn có khác của bánh xe. Bộ phận của hệ thống treo thực hiện nhiệm vụ hấp thụ và dập tắt các dao động, rung động, va đập mặt đường truyền lên. Đảm nhận khả năng truyền lực và mômen giữa bánh xe và khung xe. Nhiệm vụ của hệ thống treo được thể hiện qua các phần tử của hệ thống treo. Phần tử đàn hồi: làm giảm nhẹ tải trọng động tác dụng từ bánh xe lên khung và đảm bảo độ êm dịu cần thiết khi chuyển động. Phần tử dẫn hướng: xác định tính chất dịch chuyển của các bánh xe và đảm nhận khả năng truyền lực đầy đủ từ mặt đường tác dụng lên thân xe. Phần tử giảm xóc: dập tắt dao động của ô tô khi phát sinh dao động. Phần tử ổn định ngang: với chức năng là phần tử đàn hồi phụ làm tăng khả năng chống lật thân xe khi có sự thay đổi tải trọng trong mặt phẳng ngang. Các phần tử phụ khác: vấu cao su, thanh chịu lực phụ có tác dụng tăng cứng, hạn chế hành trình và chịu thêm tải trọng. 1.2. Yêu cầu của hệ thống treo - Phải chịu được tải trọng của xe. - Giảm được lực va đập tác động từ mặt đường lên ô tô. 58 - Đảm bảo độ ổn định cho hệ thống lái. - Kết cấu đơn giản, dễ chăm sóc, bảo dưỡng sửa chữa, có độ bền cao với giá thành hợp lý 1.3. Phân loại 1.3.1.Theo loại bộ phận đàn hồi - Hệ thống treo kiểu nhíp (hay lò xo lá). - Hệ thống treo kiểu lò xo. - Hệ thống treo kiểu thanh xoắn. - Hệ thống treo kiểu khí. 1.3.2.Theo sơ đồ bộ phận dẫn hướng - Loại phụ thuộc (dùng nhíp hoặc lò xo). - Loại độc lập, loại này còn chia ra: loại một đòn treo, loại hai đòn treo, loại Mc. Pheson,...). 1.3.3.Theo phương pháp dập tắt dao động. - Loại giảm chấn thuỷ lực (loại tác dụng một chiều, tác dụng 2 chiều). - Loại ma sát cơ (ma sát trong bộ phận đàn hồi, trong bộ phận dẫn hướng). - Loại giảm chấn khí nén. 1.3.4. Theo khả năng điều chỉnh - Hệ thống treo bị động (không được điều chỉnh). - Hệ thống treo chủ động (Hệ thống treo có thể điều chỉnh) Hình 1-1: a. Hệ thống treo phụ thuộc b. Hệ thống treo độc lập 59 Hình 1.2. Hệ thống treo đa liên kết trên phiên bản Mercedes-Benz E-Klasse 2010 Hình 1.3. Hệ thống treo trên xe Panamera Hình 1.4. Hệ thống treo trước trên ô tô Hình 1.5. Hệ thống treo sau trên xe ô tô 60 2. HỆ THỐNG TREO PHỤ THUỘC Hệ thống treo phụ thuộc là hệ thống treo có dầm cầu liên kết cứng hai bánh xe ở hai bên, sự dịch chuyển của bánh xe bên này có ảnh hưởng nhất định đến sự dịch chuyển của bánh xe phía bên kia của cầu xe Hình 2.1. Hệ thống treo phụ thuộc kiểu nhíp song song Hình 2.2 Hệ thống treo phụ thuộc kiểu lò xo với 4 thanh liên kết 2.1. Cấu tạo - Bộ nhíp chính được lắp từ nhiều lá nhíp (5 –12 lò xo lá) có chiều dài khác nhau nhờ các ốp nhíp và bulông định tâm, trong đó có từ một đến hai lá nhíp chính được uốn tai nhíp để lắp với khung xe thông qua chốt và bạc chốt nhíp. - Bộ nhíp phụ: dùng để lắp phía trên bộ nhíp chính trên các ôtô tải lớn. Khi tải nhỏ chỉ có bộ nhíp chính làm việc, khi tải lớn cả nhíp chính và nhíp phụ cùng làm việc. 61 Hình 2.3 Kết cấu của nhíp 2.1.1. Lá nhíp chính (lá nhíp cái) Lá nhíp chính làm bằng thép lò xo, mặt cắt hình thang và có chiều dài, độ cong tuỳ theo từng loại xe, hai đầu (hoặc một đầu) được uốn cong tạo thành tai nhíp để lắp bạc, chốt nhíp trên khớp nhíp ở khung xe. 2.1.2. Lá nhíp phụ - Lá nhíp phụ có cấu tạo như lá nhíp chính, có chiều dài ngắn hơn lá nhíp chính và các lá nhíp phụ ngắn dần và có độ cong lớn hơn lá phía trên để tạo sự cọ xát ma sát dập tắt nhanh sự dao động và giảm độ cứng của bộ nhíp. - Giữa bề mặt các lá nhíp được bôi một lớp phấn chì để giảm ma sát hoặc lót các lớp giảm ma sát. 2.1.3. Ốp nhíp Ốp nhíp được tán chặt vào hai đầu của một số lá nhíp, dùng để ốp chặt một số lá nhíp phụ với lá nhíp chính, số ốp nhíp có từ 4-6 cái trong một bộ nhíp. 2.1.4. Chốt nhíp, bạc chốt nhíp, giá lắp nhíp và các vấu cao su - Chốt và bạc chốt nhíp làm bằng thép tốt, dùng để lắp bộ nhíp vào khớp nhíp ở khung xe...m tra sửa chữa khe hở, độ dơ trong các khớp nối. + Nắm vào các khớp cần kiểm tra rồi lắc mạnh. + Kiểm tra ở các vị trí ăn khớp khác nhau của khớp. -Kiểm tra khớp cầu (rô tuyn): +Tháo rời cụm khớp cầu khỏi cơ cấu. + Dùng tay nắm chặt hai trục đẩy đi đẩy lại để kiểm tra độ dơ của khớp cầu Hình 3.80 Kích xe cho hai bánh trước không chạm đất và khớp cầu không chịu tải (vì khi có tải nó sẽ triệt tiêu khe hở nên ta không kiểm tra được). Hình 3.81 Sau đó gắn đồng hồ so vào tay đòn dưới, mũi đồng hồ tựa vào mặt dưới của chân ngõng xoay. Dùng xà beng kéo chân ngõng xoay lên, xuống để kiểm tra độ dơ đứng của 160 khớp cầu, thông thường độ dơ đứng không được vượt quá 1,2 mm. Kéo bánh xe và đẩy vào ra để kiểm tra độ dơ ngang của khớp cầu. Kiểm tra, đòn ngang, đòn dọc, đòn bên Dùng đồng hồ so kiểm tra độ cong của đòn ngang, đòn dọc và đòn bên bằng cách gá trên gá chữ V sau đó dùng đồng hồ so tì vào các vị trí khác nhau kết hợp với xoay đòn. Nếu cong thì nắn lại. 4. HỆ THỐNG PHANH KHÍ 4.1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc 4.1.1 Sơ đồ cấu tạo (hình 4-1) Máy nén khí (1) chính là máy bơm được dẫn động bởi động cơ sẽ bơm khí đến bình hơi (4, 5), dung tích hơi đảm bảo dự trữ hơi để đạp phanh một số lần. Bộ điều chỉnh áp suất (2) giới hạn áp suất khí nén trong bình ở mức qui ước. Áp suất của khí nén trong bình được xác định nhờ áp kế (3) đặt trong buồng lái. Hình 4-1. Sơ đồ hệ thống phanh khí nén 1. Máy nén khí; 2. Bộ điều chỉnh áp suất; 3. Đồng hồ áp; 4,5. Bình khí nén; 6. Bầu phanh; 7. Cam phanh; 8. Van điều khiển; 9. Bàn đạp phanh; 10. Ống mềm dẫn khí; 11. Guốc phanh 4.1.2. Nguyên lý hoạt động Khi đạp chân phanh (9), thông qua ty đẩy tác động vào van điều khiển (8) mở cho khí nén từ bình chứa phân phối đến các bầu phanh bánh xe, đẩy cần đẩy và xoay cam tác động đẩy hai guốc phanh ép chặt má phanh vào tang trống tạo nên lực ma sát, làm cho tang trống và moayơ bánh xe giảm dần tốc độ quay hoặc dừng lại theo yêu cầu của người lái. Nếu nhả chân khỏi bàn đạp phanh (9) van điều khiển 8 sẽ đóng kín đường dẫn khí nén từ bình chứa và xả khí nén của bầu phanh bánh xe ra ngoài không khí. Áp suất khí trong bầu phanh giảm xuống và các guốc phanh trượt về vị trí ban đầu dưới tác dụng của lò xo, nhờ đó bánh xe làm việc bình thường 161 * Ưu nhược điểm hệ thống phanh khi nén - Ưu điểm: Lực tác dụng lên bàn đạp bé, vì vậy mà phanh khí nén thường được trang bị cho ôtô có tải trọng lớn, có khả năng điều chỉnh hệ thống phanh rơmoóc. Hệ thống phanh khí nén có thể cơ khí hóa quá trình điều khiển ôtô và có thể sử dụng không khí nén cho các bộ phận làm việc như hệ thống treo loại khí. - Nhược điểm: Số lượng các cụm chi tiết khá nhiều, kích thước chung lớn và giá thành cao. 4.2. Các chi tiết chính 4.2.1. Dẫn động phanh - Máy nén khí lắp phía trên động cơ, dùng để nén không khí đạt áp suất quy định (0,70 – 0,9 Mpa) sau đó nạp vào bình chứa khí nén. - Bình chứa khí nén dùng để chứa khí nén (đủ cho 10 lần đạp phanh, khi máy nén khí hỏng) - Van điều chỉnh áp suất lắp trên đường ống khí nén từ máy nén đến bình chứa khí nén, dùng để ổn định áp suất ( = 0,70 – 0,9 Mpa) của hệ thống phanh. - Bàn đạp phanh, đồng hồ báo áp suất và đường ống dẫn khí nén. - Tổng van điều khiển lắp phía dưới bàn đạp phanh, dùng để phân phối khí nén đến các bầu phanh bánh xe và xả không khí nén ra ngoài khi thôi phanh. - Bầu phanh bánh xe lắp ở gần bánh xe có tác dụng dẫn động trục cam phanh thực hiện quá trình phanh ôtô 4.2.2. Bộ phận cung cấp khí nén 4.2.2.1. Máy nén khí a. Cấu tạo (hình 4-2) Máy nén khí dùng trên ôtô gồm có: Pu ly, hai xi lanh, pittông và nắp xi lanh, trục khuỷu, thanh truyền, van nén, van nạp và van điều chỉnh áp suất Hình 4-2. Cấu tạo máy nén khí H×nh 7-1. S¬ ®å cÊu t¹ o m¸ y Ð Ý Van n¹ p N¾p m¸ y Van gi¶m t¶i Pitt«ng Xi lanh C¸ c te Puly Trôc khuûu T truyÒn Van nÐn 162 b. Nguyên tắc hoạt động Khi động cơ hoạt động, pu ly quay nhờ làm cho trục khuỷu và pittông của máy nén khí chuyển động. Khi pittông đi xuống tạo chân không trong xi lanh hút mở van nạp, cho không khí ngoài trời được hút qua bầu lọc và nạp vào xi lanh. Khi pittông đi lên, van nạp đóng kín, không khí trong xi lanh bị nén đẩy mở van nén, đưa không khí nén qua nắp xi lanh đến bình chứa khí nén. Khi áp suất trong bình chứa khí nén đạt 0,75MPa thì van điều chỉnh áp suất bắt đầu hoạt động. Lúc này không khí nén tăng áp suất mở van áp suất đi theo đường ống, đẩy mở mở thông van nạp giữa hai xi lanh, cắt đường dẫn khí nén đến bình chứa và không khí nén được thông từ xi lanh này qua xi lanh khác. Khi áp giảm xuống, van điều chỉnh áp suất sẽ đóng kín, mở thông đường dẫn khí nén đến bình chứa khí nén như ban đầu 4.2.2.2. Van an toàn a. Cấu tạo (hình 4-3) Van an toàn lắp trên nắp xi lanh của máy nén khí gồm có: Thân van, một đầu lắp với ống nối khí nén (đế van), một đầu lắp vít điều chỉnh. Bên trong thân van lắp van bi, lò xo và có lỗ thông với khí trời Hình 4-3. Cấu tạo van an toàn b. Nguyên tắc hoạt động Khi áp suất khí nén trong hệ thống vượt quá 0,9 MPa tạo ra áp lực thắng sức căng lò xo, đẩy mở van bi để xả khí nén ra ngoài không khí qua lỗ thông trên thân van. Vít điều chỉnh để điều chỉnh sức căng lò xo thay đổi áp suất mở van bi. Khi cần kiểm tra, ấn chốt bi sẽ mở thông khí nén ra ngoài không khí. 4.2.2.3. Van điều chỉnh áp suất a. Cấu tạo (hình 4-4) Van điều chỉnh áp suất lắp giữa máy nén khí và bình chứa khí nén gồm có: Thân van lắp hai van bi và bộ lọc, đế van có ty đẩy và lắp với nắp điều chỉnh có hai viên bi định vị và lò xo, đế van có rãnh thông với khí trời. H×nh 7-2. S¬ ®å cÊu t¹ o van an toµn Th©n van Lß xo VÝt ®iÒu chØnh Chèt bi Van bi § Õ van 163 Hình 4-4. Van điều chỉnh áp suất b. Nguyên tắc hoạt động - Khi áp suất khí nén trong bình nén khí nhỏ hơn 0,6 MPa thì hai van bi đóng kín lỗ thông đến bình khí nén và mở thông khí nén ra ngoài không khí qua rãnh trên đế van. - Khi áp suất khí nén trong bình đạt 0,7 – 0,9 MPa thì hai van bi bị đẩy cùng với ty đẩy, đóng đường thông lỗ bên với không khí và mở thông khí nén từ bình chứa đến cơ cấu van giảm tải mở van nạp, thông hai xi lanh và ngừng cấp khí nén của máy nén khí. Do đó, sụt áp suất (nhỏ hơn 0,6 MPa) trong hệ thống phanh và van điều chỉnh sẽ xảy ra và quá trình đóng hai van bi lặp lại như ban đầu để luôn ổn định áp suất của khí nén (0,75 – 0,9) Mpa. Điều chỉnh áp suất mở van bi bằng cách vặn nắp điều chỉnh để thay đổi sức căng lò xo. 4.2.3. Bình chứa và đường ống dẫn khí nén (hình 4-5) Hình 4-5. Sơ đồ cấu tạo bình chứa và ống dẫn khí nén - Bình chứa khí nén được làm bằng thép, lắp giữa máy nén khí và tổng van điều H×nh 7-3. S¬ ®å cÊu t¹ o van ®iÒu chØnh ¸ p suÊt N¾p ®iÒu chØnh Bi ®Þnh vÞ lß xo Lß xo Ty ®Èy N¾p van Van bi Th©n van Bé loc M¸ y nÐn khÝ Tõ b×nh chøa khÝ nÐn § Õ van 164 khiển, dùng chứa khí nén đủ cho 10 lần phanh. Trong bình chứa có lắp đồng hồ báo áp suất và van xả hơi nước. - Các ống dẫn khí nén làm bằng thép, có hai đầu loe và các đai ốc ren để lắp nối với các bộ phận của hệ thống phanh đảm bảo kín và chịu được áp lực khí nén. 4.2.4. Van điều khiển (hình 4-6) Van điều khiển lắp trên đường ống dẫn khí nén từ bình chứa đến các bánh xe trước và bánh xe sau. Thân van làm bằng nhôm, có đường ống dẫn đến bình chứa khí nén và các đường ống dần khí nén riêng biệt từ van điều khiển đến các bầu phanh bánh xe trước, các bánh xe sau và đến các thùng moóc. Bên trong lắp van pittông điều khiển và van khí nén, van khí nén có lỗ thông với không khí. Để điều khiển van pittông có bàn đạp và ty đẩy. Hình 4-6. Van điều khiển khí nén a) Van điều khiển một cấp; b) van điều khiển 2 cấp 4.2.5. Bầu phanh bánh xe (hình 4-7) - Vỏ bầu phanh làm bằng thép được lắp chặt trên cầu xe, gồm hai nửa lắp với màng cao su bằng các bu lông. - Màng cao su lắp chặt với cần đẩy, ngăn cách bầu phanh thành hai buồng riêng biệt. - Cần đẩy lắp với chạc xoay dùng để điều khiển xoay trục cam tác động guốc phanh, bên trong chạc có bu lông điều chỉnh trục cam tác động. a) b) H×nh 4-1. Van ®iÒu khiÓn khÝ nÐn a) Van ®iÒu khiÓn mét cÊp; b) Van ®iÒu khiÓn hai cÊp Bµn ®¹ p phanh Van khÝ nÐn Lß xo Pitt«ng ®iÒu khiÓn Ty ®Èy Lß xo KhÝ nÐn KhÝx¶ Van khÝ nÐn Lß xo Van khÝ nÐn èng ®Èy Lß xo KhÝ nÐn KhÝ x¶ 165 Hình 4-7. Cấu tạo bầu phanh bánh xe 4.2.6. Cơ cấu phanh bánh xe (hình 4-8) Hình 4-8. Cấu tạo cơ cấu phanh khí nén - Mâm phanh được lắp chặt với trục bánh xe, trên mâm phanh có lắp xi lanh bánh xe. - Trục cam tác đông lắp trên mâm phanh và tiếp xúc với hai đầu guốc phanh, dùng để dẫn động đẩy hai guốc phanh và má phanh thực hiện qua trình phanh. - Guốc phanh và má phanh được lắp trên mâm phanh nhờ hai chốt lệch tâm, lò xo hồi vị luôn kéo hai guốc phanh rời khỏi tang trống. Ngoài ra còn có các cam lệch tâm hoặc chốt điều chỉnh. 4.2.7. Hoạt động của hệ thống phanh dẫn động khí nén (hình 4-9) 4.2.7.1. Trạng thái phanh xe - Khi người lái đạp bàn đạp phanh, thông qua ty đẩy làm cho pít tông điều khiển chuyển động nén lò xo và đẩy van khí nén mở cho khí nén từ bình chứa phân phối đến các bầu phanh bánh xe, nén lò xo đẩy cần đẩy và xoay cam tác động đẩy hai guốc phanh ép chặt má phanh vào tang trống tạo nên lực ma sát, làm cho tang trống và H×nh 4-2. CÊu t¹ o bÇu phanh b¸ nh xe è ng khÝ nÐn CÇn ®Èy Ch¹ c xoay Vá Trôc cam t¸ c ®éng Bul«ng ®iÒu chØnh Lß xo Mµng cao su H×nh 5-3. CÊu t¹ o c¬ cÊu phanh khÝ nÐn Cam lÖch t©m Tang trèng Guèc phanh M¸ phanh Cam t¸ c ®éng Chèt lÖch t©m CÇn ®Èy Lß xo 166 moayơ bánh xe giảm dần tốc độ quay hoặc dừng lại theo yêu cầu của người lái. Hình 4-9. Hoạt động của hệ thống phanh khí nén a) Tổng van điều khiển và bàn đạp; b) Bầu phanh bánh xe; c) Cơ cấu phanh 4.2.7.2. Trạng thái thôi phanh - Khi người lái rời chân khỏi bàn đạp phanh, lò xo của pittông điều khiển và van khí nén sẽ hồi vị các van và pittông điều khiển về vị trí ban đầu làm cho van khí nén đóng kín đường dẫn khí nén từ bình chứa và xả khí nén của bầu phanh bánh xe ra ngoài không khí. Lò xo của bầu phanh hồi vị, đẩy cần đẩy và trục cam tác động về vị trí không phanh và lò xo guốc phanh kéo hai guốc phanh rời khỏi tang trống. - Khi cần điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống, tiến hành điều chỉnh xoay hai chốt lệch tâm ( hoặc chốt điều chỉnh) của hai guốc phanh và hai cam lệch tâm trên mâm phanh. 4.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng 4.3.1. Các bộ phận cung cấp khí nén làm việc có tiếng kêu ồn khác thường. + Hiện tượng: Khi ôtô hoạt động có nhiều tiếng ồn khác thường ở cụm máy nén khí và bình chứa. + Nguyên nhân - Máy nén khí mòn, hư hỏng các chi tiết hoặc thiếu dầu bôi trơn. - Dây đai lỏng. 4.3.2. Áp suất khí nén không đủ quy định. + Hiện tượng: Khi động cơ hoạt động nhưng đồng hồ báo áp suất nhỏ hơn áp suất quy định. + Nguyên nhân - Máy nén khí mòn, hư hỏng các chi tiết: pittông, xi lanh, xéc măng và các van... a) b) c) H×nh 5-4. Ho¹ t ®éng cña hÖ thèng phanh khÝ nÐn a) Tæng van ®iÒu khiÓn vµ bµn ®¹ p b) BÇu phanh b¸ nh xe c) C¬ cÊu phanh CÇn ®Èy èng khÝ nÐn Mµng cao su Bµn ®¹ p phanh Van khÝ nÐn Lß xo Van ®iÒu khiÓn Tang trèng F F Trôc cam t¸ c ®éng Lß xo Cam t¸ c ®éng Guèc phanh Ty ®Èy 167 - Đường ống dẫn khí nén nứt hở rò khí nén ra ngoài. - Van điều chỉnh áp suất hỏng. 4.3.3. Khi phanh xe có tiếng kêu ồn khách thường + Hiện tượng: Khi phanh xe có tiếng ồn khách thường ở cụm dẫn động phanh, cụm cơ cấu phanh, đạp phanh càng mạnh tiếng ồn càng tăng. + Nguyên nhân - Bàn đạp phanh và ty đẩy cong, mòn lỏng các chốt xoay. - Má phanh mòn nhiều đến đinh tán, bề mặt má phanh chai cứng hoặc bị dính nước, đinh tán lỏng. - Chốt lắp guốc phanh mòn và thiếu dầu bôi trơn. - Ổ bi moayơ mòn vỡ. - Cụm cam tác động mòn, lỏng hoặc thiếu dầu mỡ bôi trơn. 4.3.4. Phanh kém hiệu lực, bàn đạp phanh chạm sàn xe (phanh ko ăn) + Hiện tượng: Khi phanh xe không dừng theo yêu cầu của người lái và bàn đạp phanh chạm sàn, phanh không có hiệu lực. + Nguyên nhân - Điều chỉnh sai hành trình tự do bàn đạp phanh (quá lớn). - Ty đẩy của bàn đạp gãy hoặc tuột gãy chốt. - Áp suất khí nén thấp (mòn xi lanh, pít tông, xéc măng và các van của máy nén khí, điều chỉnh sai áp suất của các van). - Đường ống dẫn khí nén nứt, hở. - Màng cao su bầu phanh lọt, rò khí nén ra ngoài. - Cam tác động, má phanh và tang trống mòn nhiều, dính dầu mỡ hoặc điều chỉnh sai khe hở giữa má phanh và tang trống (quá lớn) 4.3.5. Phanh bó cứng. + Hiện tượng: Sau khi thôi phanh, không tác dụng lực vào bàn đạp phanh và cần phanh tay nhưng xe vận hành cảm thấy có sự cản lớn (sờ tang trống bị nóng lên). + Nguyên nhân - Tổng van điều khiển bị kẹt các van, không mở xả khí nén ra ngoài. - Lò xo hồi vị guốc phanh gãy hỏng, làm cho má phanh luôn tiếp xúc với tang trống hoặc điều chỉnh sai khe hở má phanh (khe hở quá nhỏ). - Cam tác động kẹt, hỏng không hồi vị được về vị trí thôi phanh. 4.3.6. Khi phanh xe, đuôi xe bị kéo lệch về một bên. + Hiện tượng: Khi phanh xe bị kéo lệch về một bên hay bị lệch đuôi + Nguyên nhân - Áp suất lốp và độ mòn của hai bánh xe phải và trái không giống nhau. 168 - Má phanh dính dầu, mỡ, hoặc khe hở má phanh và tang trống của hai bánh xe trái và phải khác nhau. - Guốc phanh bị kẹt về một bên của xe. 4.4. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa 4.4.1. Kiểm tra, sửa chữa cụm máy nén khí 4.4.1.1. Kiểm tra bên ngoài các bộ phận của cụm máy nén khí - Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt, chảy rỉ bên ngoài máy nén khí, bình chứa và các ống dẫn khí nén. - Kiểm tra độ căng của dây đai máy nén khí và áp suất báo trên đồng hồ, nếu không đủ quy định cần tiến hành sửa chữa kịp thời. 4.4.1.2 Kiểm tra khi vận hành Khi vận hành ôtô kiểm tra áp suất của khí nén và nghe tiếng kêu ồn khác thường ở cụm máy nén khí, nếu có tiếng ồn khác thường và áp suất không đủ quy định theo yêu cầu cần phải kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời. 4.4.1.3. Sửa chữa cụm máy nén khí và bình chứa khí nén a. Máy nén khí + Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng máy nén khí: nứt, mòn rỗ trục khuỷu, vòng bi, xi lanh, pittông, xéc măng, puly và các van. - Kiểm tra: Dùng thước cặp, pan me và đồng hồ so để đo độ mòn của trục khuỷu, vòng bi, xi lanh, pittông, xéc măng, puly và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt, rỗ và so với tiêu chuẩn kỹ thuật. + Sửa chữa Sửa chữa các hư hỏng và bảo dưỡng các chi tiết của máy nén khí giống như sửa chữa các chi tiết trục khuỷu, vòng bi, xi lanh, pittông, xéc măng, puly của động cơ. b. Van an toàn và điều chỉnh áp suất + Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng của van an toàn và van điều chỉnh áp suất: nứt, mòn, cháy rỗ bề mặt tiếp xúc, vòng kín và gãy lò xo. - Kiểm tra: Dùng thước cặp, pan me, đồng hồ so để đo độ mòn của các van và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt, rỗ và so với tiêu chuẩn kỹ thuật. + Sửa chữa Các van an toàn và điều chỉnh áp suất bị nứt, mòn, cháy rỗ bề mặt tiếp xúc, vòng kín và gãy lò xo đều được thay thế mới đúng loại. c. Bình chứa khí nén và các ống dẫn khí nén + Hư hỏng và kiểm tra 169 - Hư hỏng của bình chứa khí nén và các ống dẫn khí nén: nứt, rỉ thủng và cong, cháy hỏng ren làm hở khí nén ra ngoài. - Kiểm tra: Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt, thủng bên ngoài các chi tiết. + Sửa chữa Bình chứa khí nén và các ống dẫn khí nén bị nứt, rỉ thủng và cong, chờn hỏng ren cần được tiến hành hàn đắp sửa nguội và gò nắn hết cong. 4.4.2. Kiểm tra, sửa chữa dẫn động phanh bằng khí nén 4.4.2.1. Kiểm tra bên ngoài và các bộ phận dẫn động phanh - Dùng kính phóng đại để quan sát vết nứt, chảy rỉ bên ngoài tổng van điều khiển, các đường ống dẫn khí nén, các bầu phanh bánh. - Kiểm tra tác dụng của bàn đạp phanh và áp suất khí nén, nếu bàn đạp không có tác dụng và áp suất không đủ quy định cần tiến hành sửa chữa kịp thời 4.4.2.2. Kiểm tra khi vận hành Khi vận hành ô tô thử đạp phanh, kiểm tra áp suất của khí nén và nghe tiếng kêu ồn khác thường ở cụm dẫn động phanh, nếu có tiếng ồn khác thường và phanh không còn tác dụng, áp suất không đủ quy định theo yêu cầu cần phải kiểm tra và sửa chữa kịp thời. 4.4.2.3. Sửa chữa dẫn động phanh bằng khí nén a. Bàn đạp phanh và ty đẩy + Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng của bàn đạp phanh và ty đẩy: cong, nứt và mòn lỗ, chốt của ty đẩy. - Kiểm tra: Dùng thước cặp đo độ mòn của lỗ, chốt so với tiêu chuẩn kỹ thuật. Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài bàn đạp phanh và ty đẩy. + Sửa chữa - Bàn đạp phanh bị mòn lỗ, chốt xoay có thể hàn đắp gia công lại lỗ, bị cong, vênh tiến hành nắn lại hết cong, lò xo gãy phải thay thế. - Ty đẩy mòn mòn lỗ, chốt xoay có thể hàn đắp gia công lại lỗ, bị cong, tiến hành nắn hết cong. b. Van điều khiển + Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng của các van điều khiển: nứt, mòn, cháy rỗ bề mặt tiếp xúc, vòng kín và gãy lò xo. - Kiểm tra: Dùng thước cặp, pan me, đồng hồ so để đo độ mòn của các van và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt, rỗ và so với tiêu chuẩn kỹ thuật. + Sửa chữa Các van điều khiển bị nứt, mòn, cháy rỗ bề mặt tiếp xúc, vòng kín và gãy lò xo 170 đều được thay thế đúng loại. c. Bầu phanh bánh xe + Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏn của bầu phanh bánh xe: nứt, thủng màng bơm và vỏ, gãy lò xo, cong cần đẩy. - Kiểm tra: Dùng thước cặp, pan me để đo độ mòn, cong của cam tác động và các chi tiết của cơ cấu điều chỉnh và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt, thủng và so với tiêu chuẩn kỹ thuật. + Sửa chữa Bầu phanh bánh xe bị nứt tiến hành hàn đắp, màng thủng và lò xo gãy yếu cần thay thế, cần đẩy cong phải nắn lại. 4.4.3. Kiểm tra, sửa chữa cơ cấu phanh 4.4.3.1. Kiểm tra bên ngoài cơ cấu phanh - Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt, chảy rỉ bên ngoài cơ cấu phanh bánh xe. - Kiểm tra tác dụng của bàn đạp phanh và cần kéo phanh tay, nếu không có tác dụng phanh cần tiến hành sửa chữa kịp thời cơ cấu phanh. 4.4.3.2. Kiểm tra khi vận hành Khi vận hành ôtô thử đạp phanh và kéo phanh và nghe tiếng kêu ồn khác thường của hệ thống và cơ cấu phanh, nếu có tiếng ồn khác thường và phanh không còn tác dụng theo yêu cầu cần phải kiểm tra và sửa chữa kịp thời. 4.4.3.3 Sửa chữa cơ cấu phanh a. Guốc phanh + Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng chính của guốc phanh: vênh, nứt và mòn lắp chốt lệch tâm. - Kiểm tra: Dùng thước cặp đo độ mòn của lỗ so với tiêu chuẩn kỹ thuật. Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài guốc phanh. + Sửa chữa - Guốc phanh bị mòn lỗ lắp chốt lệch tâm và nứt có thể hàn đắp gia công lại. - Chốt và cam lệch tâm mòn có thể hàn đắp sau đó gia công lại kích thước ban đầu. - Lò xo gãy, yếu phải thay đúng loại. b. Má phanh + Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng của má phanh: nứt, mòn bề mặt tiếp tang trống phanh. - Kiểm tra: Dùng thước cặp đo độ mòn, của má phanh (độ mòn không nhỏ hơn chiều cao đinh tán 2 mm), dùng bột màu bôi lên tang trống và rà bề mặt tiếp xúc má 171 phanh với tang trống phanh, dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt. Hình 4-10. Kiểm tra cơ cấu phanh a) Kiểm tra má phanh mòn; b) Kiểm tra diện tích tiếp xúc của má phanh + Sửa chữa - Má phanh mòn, vênh tiến hành tiện láng hết vênh. - Má phanh bị nứt và mòn nhiều phải thay mới. - Các đinh tán đứt, lỏng phải thay thế. c. Chốt lệch tâm, cam lệch tâm và lò xo + Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng của chốt lệch tâm và cam lệch tâm: mòn chốt và cam lệch tâm, chờn hỏng các ren, gãy, yếu lò xo. - Kiểm tra: Dùng thước cặp để đo độ mòn của các chốt, cam và lò xo so với tiêu chuẩn kỹ thuật. + Sửa chữa - Chốt lệch tâm và cam lệch tâm mòn có thể hàn đắp và gia công lại đúng kích thước, hình dạng ban đầu. - Lò xo guốc phanh mòn phải thay thế đúng loại. d. Mâm phanh và tang trống + Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng của mâm phanh và tang trống: mòn, nứt tang trống và nứt và vênh mâm phanh. - Kiểm tra: Dùng thước cặp và đồng hồ so để đo độ mòn, vênh của mâm phanh và tang trống so với tiêu chuẩn kỹ thuật. 172 Hình 4-11 Kiểm tra tang trống phanh + Sửa chữa - Tang trống mòn, vênh tiến hành tiện láng hết vênh, mòn nhiều và nứt phải thay thế. - Mâm phanh nứt có thể hàn đắp sau đó sửa nguội, bị vênh tiến hành nắn hết vênh. e. Cụm cam tác động + Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng của cụm cam tác động: mòn trục răng và cam tác động, mòn vành răng của chạc xoay và trục điều chỉnh. - Kiểm tra: Dùng thước cặp để đo độ mòn của cam tác động và dùng dưỡng chuyên dùng đo độ mòn của trục răng, vành răng của chạc xoay và so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật. + Sửa chữa - Cam tác động và trục mòn có thể hàn đắp và gia công đúng kích thước, hình dạng ban đầu. - Chạc xoay và trục điều chỉnh mòn có thể hàn đắp gia công lại hoặc thay thế cả cụm chi tiết. 5. HỆ THỐNG PHANH TAY 5.1. Sơ đồ và nguyên lý làm việc 5.1.1. Sơ đồ cấu tạo (hình 5-1) Đĩa tĩnh (3) của phanh được bắt chặt vào cacte hộp số. Trên đĩa tĩnh lắp hai guốc phanh (8) đối xứng nhau sao cho má phanh gần sát mặt tang trống phanh (6), lắp trên trục thứ cấp của hộp số. Đầu dưới của má phanh tỳ lên đầu hình côn của chốt điều chỉnh (7), đầu trên tỳ vào mặt một cụm đẩy guốc phanh gồm một chốt (4) và hai viên bi cầu. Chốt đẩy guốc phanh thông qua hệ thống tay đòn được nối với tay điều khiển (2). 173 Hình 5-1. Phanh tay lắp trên trục thức cấp hộp số 1.Nút ấn; 2. Tay điều khiển; 3. Đĩa tĩnh; 4. Chốt; 5. Lò xo; 6. Tang trống; 7. Vít điều khiển; 8. Guốc phanh Hình 5-2. Cơ cấu phanh tay (lắp sau hộp số) 5.1.2. Nguyên lý hoạt động Muốn hãm xe chỉ cần kéo tay điều khiển (2) về phía sau qua hệ thống tay đòn kéo chốt (4) ra phía sau đẩy đầu trên của guốc phanh hãm cứng trục truyền động. Vị trí hãm của tay điều khiển được khóa chặt nhờ cơ cấu con cóc chèn vào vành răng của bộ khóa. Muốn nhả phanh tay chỉ cần ấn ngón tay vào nút (1) để nhả cơ cấu con cóc rồi đẩy tay điều khiển (2) về phía trước. Lò xo (5) sẽ kéo guốc phanh trở lại vị trí ban đầu. H×nh 9-2. S¬ ®å cÊu t¹ o c¬ cÊu phanh tay (l¾p sau hép sè) Cam t¸ c ®éng Hép sè chÝnh CÇn phanh tay Tang trèng Chèt lÖch t©m Guèc phanh vµ m¸ phanh § ßn dÉn ®éng Vµnh r¨ ng h· m 174 Vít điều chỉnh (7) dùng để điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống. Hình 5-3. Sơ đồ cấu tạo cơ cấu phanh tay (lắp ở bánh xe sau) Nguyên lý hoạt động: - Khi người lái cần kéo phanh tay, ấn nút đầu cần điều khiển (hoặc bóp tay kéo) và kéo cần điều khiển về phía sau cảm thấy nặng và thôi ấn nút (hoặc thả tay kéo), thông qua các đòn dẫn động và cam tác động (hoặc dây kéo và thanh đẩy), đẩy hai guốc phanh và má phanh áp sát vào tang trống tạo nên lực ma sát, làm cho tang trống và truyền động các đăng (hoặc tang trống và moayơ bánh xe) ngừng quay. - Khi thôi phanh tay người lái ấn nút đầu cần điều khiển (hoặc bóp tay kéo) và kéo cần điều khiển về vị trí ban đầu (phía trước) cơ cấu phanh tray trở về vị trí thôi phanh, lò xo hồi vị, kéo hai guốc phanh và má phanh rời khỏi tang trống. 5.2. Các chi tiết chính 5.2.1. Mâm phanh và cam tác động - Mâm phanh được lắp chặt với vỏ hộp số, trên mâm phanh có cam tác động và guốc phanh. - Cam tác động lắp trên mâm phanh và tiếp xúc với hai đầu guốc phanh dùng để dẫn động đẩy hai guốc phanh và má phanh thực hiện quá trình phanh. 5.2.2. Guốc phanh và má phanh - Guốc phanh và má phanh được lắp trên mâm phanh nhờ hai chốt lệch tâm, lò xo hồi vị luôn kéo hai guốc phanh rời khỏi tang trống - Guốc phanh được làm bằng thép có mặt cắt chữ T và có bề mặt cung tròn theo cung tròn của tang trống, có khoan nhiều lỗ để lắp má phanh, trên một đầu có lỗ lắp với chốt lệch tâm, còn đầu kia tiếp xúc với côn đội và cam tác động. - Má phanh làm bằng vật liệu ma sát cao (amiăng), có cung tròn theo guốc phanh và có nhiều lỗ để lắp với guốc phanh bằng các đinh tán. - Đinh tán làm bằng nhôm hoặc đồng. - Lò xo hồi vị để luôn giữ cho hai guốc phanh và má phanh tách khỏi tang trống H×nh 9-3. S¬ ®å cÊu t¹ o c¬ cÊu phanh tay (l¾p ë b¸ nh xe sau) CÇn kÐo phanh Thanh ®Èy Thanh ®Èy Xi lanh b¸ nh xe Guèc phanh D©y kÐo phanh D©y kÐo phanh CÇn dÉn ®éng § ai èc ®iÒu chØnh 175 và ép gần lại nhau. 5.2.3. Chốt lệch tâm - Chốt lệch tâm dùng lắp guốc phanh, có phần lệch tâm dùng để điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống phanh. - Cam lệch tâm lắp trên mâm phanh, dùng để điều chỉnh khe hở phía trên giữa má phanh và tang trống. 5.2.4. Tang trống Tang trống làm bằng gang được lắp và quay theo trục thứ cấp của hộp số, có mặt bích để lắp với truyền động các đăng. 5.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng 5.3.1. Khi kéo phanh tay có tiếng kêu ồn khác thường ở cơ cấu phanh + Hiện tượng: Khi kéo phanh tay có tiếng ồn khác thường ở cụm cơ cấu phanh. + Nguyên nhân: Các đòn dẫn động (hoặc thanh đẩy) rơ lỏng, má phanh mòn nhiều đến đinh tán, bề mặt má phanh chai cứng hoặc bị dính nước, đinh tán lỏng, chốt lắp guốc phanh mòn và thiếu dầu bôi trơn. 5.3.2. Phanh tay kém hiệu lực, kéo phanh tay nhưng phanh không ăn + Hiện tượng: Khi kéo mạnh phanh tay nhưng xe không dừng theo yêu cầu của người lái, phanh không có hiệu lực. + Nguyên nhân: Má phanh và tang trống mòn nhiều, dính dầu mỡ hoặc điều chỉnh sai khe hở (quá lớn). 5.2.3. Phanh bó cứng + Hiện tượng: Khi thôi phanh tay, nhưng xe vẫn bị bó phanh tay (sờ tang trống bị nóng lên). + Nguyên nhân - Lò xo hồi vị guốc phanh gãy hỏng, làm cho má phanh luôn tiếp xúc với tang trống hoặc điều chỉnh sai khe hở má phanh (khe hở quá nhỏ). - Các đòn dẫn động và cam tác động (hoặc thanh đẩy) bị bó kẹt. 5.4. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa 5.4.1. Kiểm tra bên ngoài cơ cấu phanh tay - Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt, chảy rỉ bên ngoài cơ cấu phanh tay. - Kiểm tra tác dụng của cần điều khiển phanh tay, nếu không có tác dụng phanh cần tiến hành sửa chữa kịp thời cơ cấu phanh. 5.4.2. Kiểm tra khi vận hành Khi vận hành ôtô thử kéo phanh tay và nghe tiếng kêu ồn khác thường của cơ cấu phanh tay, nếu có tiếng ồn khác thường và phanh không còn tác dụng theo yêu cầu cần phaỉ tiến hành kiểm tra và sửa chữa kịp thời. 176 5.4.3. Sửa chữa cơ cấu phanh 5.4.3.1. Guốc phanh a. Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng chính của guốc phanh là: vênh, nứt và mòn lắp chốt lệch tâm - Kiểm tra: Dùng thước cặp đo độ mòn của lỗ so với tiêu chuẩn kỹ thuật. Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài guốc phanh. b. Sửa chữa - Guốc phanh bị mòn lỗ lắp chốt lệch tâm và nứt có thể hàn đắp gia công lại. - Chốt và cam lệch tâm mòn có thể hàn đắp sau đó gia công lại kich thước ban đầu. - Lò xo gãy, yếu phải thay đúng loại 5.4.3.2. Má phanh a. Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng má phanh : nứt, mòn bề mặt tiếp trống phanh. - Kiểm tra: Dùng thước cặp đo độ mòn, của má phanh (độ mòn không nhỏ hơn chiều cao đinh tán 2 mm), dùng bột màu bôi lên tang trống và rà bề mặt tiếp xúc má phanh với tang trống phanh, dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt. b. Sửa chữa - Má phanh mòn, vênh tiến hành tiện láng hết vênh, má phanh bị nứt và mòn nhiều phải thay mới - Các đinh tán đứt, lỏng phải thay thế. 5.4.3.3. Chốt lệch tâm và lò xo a. Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng của chốt lệch tâm và cam lệch tâm: mòn chốt và cam lệch tâm, chờn hỏng các ren, gãy yếu lò xo - Kiểm tra: Dùng thước cặp để đo độ mòn của các chốt, cam so và lò xo so với tiêu chuẩn kỹ thuật. b. Sửa chữa - Chốt lệch tâm mòn, có thể hàn đắp và gia công đúng kích thước, hình dạng ban đầu. - Lò xo guốc phanh mòn, gãy phải thay thế đúng loại 5.4.3.4. Mâm phanh và tang trống a. Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng của mâm phanh và tang trống : mòn, nứt tang trống và nứt và vênh mâm phanh. 177 - Kiểm tra : Dùng thước cặp và đồng hồ so để đo độ mòn, vênh của mâm phanh và tang trống so với tiêu chuẩn kỹ thuật. b. Sửa chữa - Tang trống mòn, vênh tiến hành tiện láng hết vênh, mòn nhiều và nứt phải thay thế - Mâm phanh nứt có thể hàn đắp sau đó sửa nguội, bị vênh tiến hành nắn hết vênh. 5.4.3.5. Cam tác động và các đòn dẫn động a. Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng các đòn dẫn động và cam tác động : cong các đòn dẫn động, mòn cam tác động và các chốt xoay. - Kiểm tra : Dùng thước cặp để đo độ cong, mòn của các đòn dẫn động và dùng dưỡng chuyên dùng đo độ mòn của cam tác động, so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật. b. Sửa chữa - Cam tác động mòn, có thể hàn đắp và gia công đúng kích thước, hình dạng ban đầu. - Các đòn dẫn động mòn có thể hàn đắp gia công lại, bị cong có thể nắn hết cong. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nêu nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống phanh? 2. Hệ thống phanh dầu cấu tạo gồm những chi tiết chính nào? Trình bày hoạt động của hệ thống phanh dầu. 3. Nêu hiện tượng, nguyên nhân hử hỏng và trình bày phương pháp kiểm tra và sửa chữa các chi tiết hệ thống phanh dầu 4. Nêu đặc điểm các chi tiết chính trong hệ thống phanh ABS. 5. Nêu hiện tượng, nguyên nhân hử hỏng và trình bày phương pháp kiểm tra và sửa chữa các chi tiết hệ thống phanh ABS. 6. Giới thiệu sơ đồ cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của toàn hệ thống và từng cụm chi tiết chính của phanh khí. 7. Nêu hiện tượng, nguyên nhân hử hỏng và trình bày phương pháp kiểm tra và sửa chữa các chi tiết hệ thống phanh khí. 8. Hệ thống phanh tay cấu tạo gồm những chi tiết chính nào? Trình bày hoạt động của hệ thống phanh tay. 9. Nêu hiện tượng, nguyên nhân hử hỏng và trình bày phương pháp kiểm tra và sửa chữa các chi tiết hệ thống phanh tay. 178 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Khắc Trai - Cấu tạo Ô tô - Nhà xuất bản giáo dục, 2008 2. Hoàng Đình Long - Kỹ thuật sửa chữa ô tô – Bộ Giáo dụ và đào tạo, 2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_cau_tao_gam_o_to_trinh_do_trung_cap_cao_dang.pdf