Giáo trình Cắt phôi trên máy cắt plasma - CNC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CẮT PHÔI TRÊN MÁY CẮT PLASMA-CNC NGHỀ : CHẾ TẠO THIẾT BỊ CƠ KHÍ TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 01 /QĐ-CĐN ngày 4 tháng 1 năm 2016 ........... của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh BR - VT Bà Rịa Vũng Tàu, năm 2016 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và

docx61 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Cắt phôi trên máy cắt plasma - CNC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo nói chung, ngành Chế tạo thiết bị cơ khí và lắp ráp kết cấu thép ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình khung nghề chế tạo thiết bị cơ khí đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Mô đun cắt trên máy cắt plasma- CNC là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện, người biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu công nghệ cắt , kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất và vận hành máy cắt compaccut 2500 của Trường Cao Đẳng Nghề tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu để soạn tài liệu Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Vũng Tàu tháng 1 năm 2016 Chủ biên Lê Văn Tấn MỤC LỤC TRANG CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN CẮT PHÔI TRÊN MÁY CẮT PLASMA -CNC Mã môn học: MĐ 28 Thời gian môn học: 80 h I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Tính chất môn học: Là module đào tạo nghề II. MỤC TIÊU MÔN HỌC Học xong môn học này người học có khả năng: Trình bày được đặc điểm, ứng dụng của máy CNC trong chế tạo cơ khí Mô tả được hoạt động của máy CNC cách cài đặt và vận hành máy CNC. Cài đặt số liệu, vận hành được máy cắt CNC để cắt phôi theo biên dạng Rèn luyện tính sáng tạo,thao tác chính xác trong công việc. III. NỘI DUNG MÔN HỌC 1.Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: TT Tên Các bài trong mô đun Thời gian Hình thức giảng dạy 1 Giới thiệu về máy CNC 5 Tích hợp 2 Cài đặt 5 Tích hợp 3 Thao tác với các chức năng trên mỏ cắt 3 Tích hợp Kiểm tra bài 2 đến bài 3 2 4 Thao tác với các chức năng trên mặt điều khiển 4 Tích hợp Kiểm tra bài 2,4 1 5 Thao tác trên màn hình chính và nhập số liệu 20 Tích hợp 6 Thao tác trên màn hình thông số cài đặt 20 Tích hợp 7 Quản lý hình, trình tự thao tác 10 Tích hợp 8 Thao tác dữ liệu 10 Tích hợp Kiểm tra bài 5,6,7,8 5 Cộng 150 BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ MÁY CẮT PLASMA –CNC Mục tiêu: -Học xong môn học này người học có khả năng: Trình bày được đặc điểm, ứng dụng của máy cắt cnc trong chế tạo cơ khí Mô tả được hoạt động của máy cnc Có ý thức trong việc tuân thủ nội quy an toàn ,bảo quản và sử dụng máy CNC 1. Giới thiệu 1 số loại máy cắt CNC dùng để cắt thép tấm Máy cắt CNC giống như máy cắt dây, có thể lập trình cắt thẳng hoặc cắt nghiêng, côn đa dạng theo hình dạng sản phẩm. - Tính năng máy ổn định, đặc biệt ưu thế với các loại phôi thép có độ dày từ 30mm trở xuống - Máy có thể chọn cắt bằng hai chế độ : Hơi lửa và plasma - Nét hình rõ ràng , phần mềm dễ sử dụng , có thể lập trình trên máy tính bằng file CAD sau đó chuyển sang máy để gia công. Hoặc lập trình trực tiếp trên máy và gia công. - Trục vít me thiết kế và lắp đặt đặc biệt, khi gia công đảm bảo đáp ứng được độ tinh của sản phẩm . - Phần mềm bằng song ngữ : FASTCAM , tiếng Trung và Anh. - Có đầu đọc USB , tiện lợi để sao chép file Máy cắt tự động CNC PURIS Helper-4000 Máy cắt nhiệt tự động CNC DAMA DMF-4000 Máy cắt CNC GS-4000 Máy cắt CNC/Plasma ZLQ 12 2.Đặc điểm, ứng dụng máy CNC đối với các xí nghiệp - Ưu điểm Độ chính xác khi cắt chi tiết rất cao, sản phẩm ít bị ba via,răng cưa nhờ duy chuyển mỏ cắt với tốc độ đều. Chất lượng gia công ổn định, độ chính xác lặp lại rất cao. Tốc độ cắt cao nhờ cấu trúc điều khiển dịch chuyển chắc chắn ổn định và chính xác. Rút ngắn thời gian gia công nhất là gia công hàng loạt. Tính kinh tế cao ngay cả khi gia công loạt nhỏ nhờ các dữ liệu như chế độ cắt đã được cài đạt sẵn trên máy. Ít phải dừng máy vì kỹ thuật,tiêu phí khi dừng máy nhỏ,độ an toàn phòng tránh cháy nổ cao. Tiêu hao kiểm tra ít,giá thành đo kiểm giảm. Thời gian điều chỉnh máy lặp lại công việc nhỏ, thuận lợi gia công hàng loạt. Sản phẩm cắt ít bị cong vênh biến dạng hơn nhiều so với cắt tay. -Nhược điểm Giá thành chế tạo máy cao. Giá mua máy đắt hơn. Giá thành sửa chữa máy cao hơn so với cắt rùa hay cắt tay. Vận hành máy phức tạp hơn do đó thay đổi người đứng máy khó khăn hơn. Khi thay đổi công nhân vận hành thì công nhân mới phải được qua 1 khóa huấn luyện đào tạo mới sử dụng hiệu quả được. - Yêu cầu đặt ra đối với sử dụng máy Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các khâu vẽ thiết kế, chuẩn bị sản xuất và gia công chế tạo Cần đào tạo nâng cao cho thợ chuyên môn. 1 khóa đào tạo về kỹ thuật CNC là phải có vì máy móc chỉ hoạt động tốt nều người sử dụng nó có kiến thức thành thục. Với 1 công nhân chưa vận hành thành thục có thể sẽ để xảy ra các sai phạm có nguy cơ hỏng máy ví dụ. cho máy chạy nhanh vượt giới hạn vùng làm việc dẫn đến va chạm mạnh, không nhấc mỏ lên cao khi chạy nhanh làm mỏ va chạm với chứng ngại vật trên bàn cắt,làm mỏ cong vênh, gãy .. Đặc điểm hoạt động của máy CNC - Để đi tới đích mong muốn , các máy CNC được trang bị 1 hệ thống đo lường dịch chuyển làm việc chính xác, các động cơ điều khiển bàn máy và mỏ cắt điều khiển vô cấp tốc độ ( nhiều cấp tốc độ) các trục bánh răng và thanh răng tiếp xúc không có khe hở ( độ rơ ) và hệ thống điều hướng ma sát nhỏ. - Các máy CNC phải thực hiện tư động các quá trình chuyển động theo các lệnh điều khiển đưa ra và ở đây dịch chuyển máy phải đi theo 1 cách chính xác nhất có thể - Các dạng điều khiển: + Điều khiển điểm Điều khiển điểm dùng cho nhiệm vụ đơn giản. Đưa mỏ cắt tới điểm xuất phát quá trình gia công cắt. Sau khi mỏ cắt đến điểm đích mới xảy ra quá trình mở khí mồi lửa ( mỏ cắt oxy-gas) plasma mồi ( mỏ cắt plasma) và chế độ cắt được chọn. Tùy theo dạng điều khiển, từng trục chuyển động có thể có chuyển động kế tiếp nhau hoặc tất cả các trục đều chuyển động đồng thời nhưng giữa chúng không có quan hệ hàm số ràng buộc. Điều khiển điểm dùng để cắt đục lỗ, hàn điểm hàn. + Điều khiển đoạn, đường thẳng. Điều khiển đoạn thẳng bao gồm cả khả năng dịch chuyển của điều khiển điểm, nghĩa là nó đi tới một điểm bất kỳ nào trên mặt phẳng gia công bằng chuyển động chạy nhanh 1 trục đơn lẻ ox, oy + Điều khiển biên dạng cong ( điều khiển phi tuyến) Điều khiển biên dạng cong bao hàm cả khả năng của điều khiển điểm và điều khiển đoạn thẳng. Có thể sinh ra đoạn thẳng hay 1 biên dạng cong trên 1 mặt phẳng hay trong không gian điều này xảy ra trong chuyển động đồng thời của các trục 3. Đặc điểm xử lý thông tin Để thực hiện Những chương trình thực hiện chuyển động và chọn chế độ cắt ta phải chuyển cho máy 1 số liệu mã hóa. Các số liệu này được ghi lại trên 1 vật mang tin để phân biệt với những bộ nhớ nội tại trong hệ điều khiển chương trình gia công người ta gọi các vật mang tin này là bộ nhớ ngoại vi. vật mang tin trong kỹ thuật điều khiển số có thể dùng băng đục lỗ ( vật mang tin cơ học tốc độ đọc khoảng 120 ký tự/ giây),băng từ ( tốc độ đọc 400-3000 ký tự/1 giây)hoặc đĩa từ ( tốc độ đọc 4000-300000/ký tự/ giây) băng từ và đĩa từ là vật mang tin từ hóa. Trong đó băng đục lỗ ngày càng it dùng hơn, các băng từ chỉ còn dùng trong phòng thí ngiệm cần ghi lại lượng thông tin lớn. So sánh cắt hơi và cắt plasma +Về kim loại vật cắt: - Cắt hơi chỉ có thể làm việc với các kim loại có nhiệt độ nóng chảy của ôxít kim loại phải thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại đó nên chủ yếu dùng trong việc cắt sắt thép. - Cắt plasma có thể cắt hầu hết các kim loại +Về độ dày vật cắt - Cắt hơi thường không giới hạn về đọ dày tầm cắt, nó có thể cắt các tấm có đọ dày đến 200mm - Cắt plasma với công nghệ cắt hiện này thường chỉ giới hạn đọ dày cắt khoảng 80-100mm trở lại +Về vật liệu tiêu hao - Cắt hơi tốn khí gas, oxy, bép cắt - Cắt plasma tốn năng lượng điện để chạy bình khí nén, năng lượng chạy máy, bép cắt Chất lượng đường cắt plasma thường tốt hơn cắt hơi, trong một số trường hợp cắt plasma có sử dụng bàn cắt nước và khí bảo vệ thì chất lượng đường cắt là hơn hẳn cắt hơi. Với thép tấm càng mỏng tốc độ cắt plasma càng nhanh hơn nhiều so với cắt hơi do đó theo tính toán thì cắt với các tấm dưới 20mm thì hiệu quả kinh tế của cắt plasma là cao hơn hẳn so với cắt hơi. Độ an toàn cắt plasma không sử dụng khí gây cháy do đó sử dụng an toàn hơn so với cắt hơi, tuy nhiên nó yêu cầu tay nghề người thợ là cao hơn so với cắt hơi. Các máy cắt hơi, plasma không sử dụng đĩa cắt. Các thiết bị GS 4000, GS 7000 là các hệ thống cắt tự động điểu khiển bằng lập trình máy tính, trên các hệ thống đó anh có thể gắn các mỏ cắt hơi hoặc mỏ cắt plasma, tùy theo yêu cầu công việc Ngày nay các máy cắt plasma sử dụng công nghệ inverter do đó ngày càng nhỏ nhẹ, giá thành hợp lý và chiếm được lòng tin của người sử dụng.  4. An toàn lao động Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của con người khi làm việc với máy cắt plasma bao gồm cơ bản như sau: - Lửa gây ra bởi xỉ nóng chảy kim loại, có thể gây hỏa hoạn, bỏng cơ thể do đó cần phải trang bị bộ quần áo không bắt lửa khi làm việc như quần áo da, áo bò... - Nguy hiểm gây ra do tiếp xúc với dòng điện. Máy cắt plasma khác với cắt oxy/Gas là do việc sử dụng điện để sinh ra hồ quang cắt, do đó cần phải kiểm tra thiết bị trước khi cắm điện, đảm bảo các thiết bị được nối đất, các dây dẫn, dây nối đều kín và cách điện. - Nguy hiểm gây ra do tia cực tím. Hồ quang plasma có nhiệt độ rất cao nên nó sinh ra nhiều tia cực tím. Tia cực tím gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến da, gây cháy, bỏng da và ung thư da nếu tiếp xúc nhiều, do đó cần phải luôn mặc quần áo bảo hộ, găng tay, mũ che mặt, cổ khi làm việc. Mắt cũng bị ảnh hưởng nếu tiếp xúc với tia cực tím, do đó mũ che mặt cần phải trang bị loại kính bảo vệ phù hợp theo dòng cắt plasma. - Khói cắt plasma: Khói sinh ra do cắt, nóng chảy kim loại, do đó cần tránh hít phải các khí này, xưởng làm việc cần phải có hệ thống hút khí, khi làm việc cần tránh để mặt tiếp xúc trực tiếp với phần khí sinh ra nếu được thì có thể trang bị hệ thống thở riêng. - Hệ thống cung cấp khí. Cắt plasma yêu cầu khí nén với áp xuất cao do đó có thể gây ra các tổn thương, do rò khí hoặc nổ bình áp xuất cao khi bảo quản sai cách do đó cần phải tuân thủ các yêu cầu an toàn khi sử dụng các bình khí, van, dây cấp khí...Cắt plasma sử dụng khí nén, khí nito, hoặc các loại khí hiếm đều không gây nguy hiểm đến sức khỏe. tuy nhiên nhà xưởng phải được lưu thông không khí, tránh đọng khí sẽ gây ra hiện tượng khó thở nặng hơn là ngất vì thiếu oxy. Hầu hết các yêu tố kia bất cứ thợ hàn nào cũng gặp phải, không riêng gì cắt plasma. Nghề hàn là một nghề phổ biến trên thế giới và Việt Nam nếu nó gây ra hiện tượng vô sinh thì nghề đó đã không thể phổ biến đến vậy. Do đó bạn cứ yên tâm trang bị đồ bảo hộ đầy đủ, kiểm tra thiết bị an toàn, sử dụng bình khí đúng cách thì sẽ bảo vệ tốt được sức khỏe của mình. BÀI 2 CÀI ĐẶT Mục tiêu: -Trình bày được phương pháp cài đặt hệ thống. -Cài đặt được phần mềm hệ thống D500 Có ý thức trong việc bảo quản sử dụng phần mềm. 1.Cài đặt phần mềm điều khiểnD500. Trong trường hợp hệ thống ngôn ngữ đã cài đặt bị thay đổi, bị lỗi trong khi sử dụng hoặc khi máy mới mua sử dụng lần đầu, máy chưa cài phần mềm hoặc phần mềm đã bị gỡ bỏ thì cần phải cài phần mềm cho máy. phần mềm điều khiển của máy cắt plasma- CNC là phần mềm hệ thống D500 gọi tắt là phần mềm D500. Ngoài ra để hỗ trợ chuyển dữ liệu từ dạng hình học sang dạng mã hoá bằng ký tự ( còn gọi là các câu lệnh ) thì máy tính của bạn cần cài thêm chương trình hỗ trợ chuyển đổi đó là phần mềm TURBONEST 1.1. Phương pháp cài đặt phần mềm từ đĩa hệ thống D500 Chuẩn bị: Đĩa phần mềm hệ thống HYBRID-D500 B1. Khởi động file Setup.exe trong đĩa #1 từ Explore, trong windows. B2. Khi màn hình dưới chế độ cài đặt được hiển thị, chọn toàn bộ là “Next” rồi sau đó kết thúc quá trình cài đặt đĩa #1. B3. Khi lệnh thay thế đĩa #2 hiển thị, đưa đĩa #2 vào ổ đĩa rồi bấm”Ok” B4. Sau khi kết thúc quá trình cài đặt đĩa #2 chọn “Finish”. B5. Quá trình cài đặt đã hoàn tất 1-2. Phương pháp tải phần mềm hệ thống qua Email(Thư điện tử,.) TH-1. Trường hợp đĩa #1 được chuyển qua Email B1. Chọn ổ đĩa A bằng cách click chuột, chọn “Property”, “whole”, nhập “DISK1: vào nhãn đĩa rồi bấm “Ok” B2. Sau toàn bộ dữ liệu của file đính kèm với đĩa mềm mới. Ghi “ NX Install DISK 1” vào nhãn của đĩa này. TH-2. Trường hợp đĩa #2 được chuyển qua Email B1. Chọn ổ đĩa A bằng cách click chuột, chọn “Property”,”whole”, nhập “DISK 2” vào nhãn đĩa rồi bấm “Ok” B2. Sao toàn bộ dữ liệu của file đính kèm với đĩa mềm mới. Ghi “NX Install DISK #2” vào nhãn của đĩa này B3. Sau khi gỡ bõ đĩa thì quá trình cài đặt theo trình tự như trên. 1-3. Cài đặt trình điều khiển và thông số bảng điều khiển kiểu chạm Trong trường hợp cài đặt hệ thống và ổ đĩa cứng rỗng cần kích hoạt như sau: Cài đặt trình điều khiển, bảng điều khiển chạm DMC-9000 B 1. Mở thu mục Touch?DMC9000 trong ổ đĩa mềm của trình điều khiển, bảng điều khiển chạm đi kèm B 2. Click đôi vào biểu tượng “Setup” rồi thực hiện trình tự cài đặt B 3. Kích “Next” để thực hiện các bước tiếp theo B 4. Chọn “ I accept the terms in the license agreement” và nhấn nút “Next” B 5. Chọn “Install” để tiếp tục quá trình cài đặt B 6. Chờ và theo dõi quá trình cài đặt B 7. Trong quá trình cài đặt theo bước 6 ở trên, khi cửa sổ dưới đây hiển thị. Khi thông báo xác nhận yêu cầu có bản quyền của Microsoft được hiển thị, Nhấn “Cancel” B 8. Chọn “Finish” quá trình cài đặt đã hoàn tất tắt máy khởi động lại. Sau khi khởi động lại hệ thống, thực hiện bước 9 B 9. Kiểm tra xem có biểu tượng “PM” ở góc dưới bên phải màn hình không. B 10. Kích vào biểu tượng “PM” và chọn con trỏ “Control Panel”. 2. Cài đặt phần mềm TURBONEST 2.1. Cài đặt từ đĩa B1. Đưa đĩa vào ngăn đọc DVD của máy tính B2. Chờ cho máy khởi động xong chọn mục Run hypertherm –turbonest.exe Chọn ngôn ngữ tiếng Anh hoặc tiếng Trung kích vào chọn tiếng anh ENGLISH xuất hiện bảng dưới chọn TURBONEST INSTALLATION sau đó bấm biểu tượng insttall now ( chấm tròn đỏ có mũi tên quay xuống hình dưới ) để cài đặt B3 Các bước sau đó chọn NEXT cho tới khi kết thúc chọn finish. Tắt và khỏi động lại máy tính. Lưu ý đĩa bản quyền phải có chìa khoá bán kèm máy plasma-CNC mới dùng được BÀI 3 : THAO TÁC VỚI CÁC CHỨC NĂNG TRÊN MỎ CẮT Mục tiêu: - Học xong môn học này người học có khả năng: Trình bày được tác dụng của các núm trên mỏ Sử dụng được núm trên mỏ để vận hành cắt. Có ý thức thao tác cẩn thận và bảo vệ thiết bị 1. Cấu tạo máy cắt COMPACTCUT 2500 -Hệ thống điều khiển bằng vi tính -Hệ thống dịch chuyển -Mỏ cắt oxy-gas và mỏ cắt plasma -Bàn ghá phôi - Núm điều chỉnh áp suất khí vào - Bệ máy Máy có cấu tạo gồm: - Hệ thống vi tính - Cơ cấu chuyển động - Nguồn cắt plasma - Bàn ghá phôi. 1.1. Hệ thống vi tính. Có chức năng để nhận dữ liệu,thông tin. xử lý dữ liệu thông tin và phát lệnh điều khiển ( phát tín hiệu) đến các động cơ. 1.2. Cơ cấu chuyển động. Các động cơ chuyển động dịch chuyển mỏ cắt theo phương ngang và dọc trên bệ máy nhờ cơ cấu truyền động bánh răng ăn khớp thanh răng Ngoài động cơ chuyển động dịch chuyển theo 2 phương chính (ngang,dọc) theo trục ox,oy thì máy còn có động cơ ( nâng hạ mỏ cắt ) dịch chuyển mỏ theo trục oz 1.3. Bàn ghá phôi. Bàn ghá phôi cần phải đảm bảo độ phẳng, chắc chắn, các bàn ghá phôi thường được trang bị thêm bể nước để giảm bụi bẩn trong khi cắt. khi cắt plasma phôi có thể ngập 1 phần trong nước. việc đặt phôi ngập trong nước còn giúp giảm biến dạng và ảnh hưởng nhiệt cho chất lượng sản phẩm tốt hơn. 1.4. Nguồn plasma nguồn plasma có tác dụng tạo hồ quang palsma đốt cháy kim loại. tùy vào công suất của nguồn mà chiều dày phôi cắt sẽ khác nhau. Nguồn plasma phải đi kèm máy nén khí mới có tác dụng cắt phôi. Trong trường hợp máy cắt bằng mỏ oxy-gas thì phải có chai oxy và chai gas. Chúng được kết nối với máy thông qua ống dẫn khí. * máy cắt compactcut 2500 có các thông số làm việc chính như sau: - vùng cắt : rộng cutting width : 2000mm: dài cutting length 3300mm - Nguồn plasma hypertherm power max 45 A ( chiều dày cut thông thường dưới 10mm) - Mỏ cắt oxy- gas cho phép cút phôi dày rất lớn hàng chục mm 2. Thao tác với các chức năng mỏ cắt của máy cắt compact cut 2500. Sau khi kết nối hoàn chỉnh hệ thống điện, máy cắt cnc,máy nén khí, nguồn oxy-gas tiến hành vận hành như sau: 2.1 Núm liên kết mỏ. Khởi động máy bằng phần mềm D500 cho ta màn hình giao diện chính Thực hiện chức năng của mỏ cắt phải bật núm liên kết mỏ bằng cách kích vào vị trí mỏ số 1 núm chuyển màu đỏ ( máy có thế có nhiều mỏ , có thế gồm cả mỏ cắt và mỏ vạch dấu ) phổ biến là loại máy có 2 mỏ gồm 1 mỏ cắt khí và 1 mỏ cắt plasma Lúc này máy hiểu mỏ cắt đã được bật và chọn ta có thế thao tác cho mỏ chạy lên, xuống bằng núm mũi tên trên bàn phím cứng ( xem phần chức năng các nút trên bàn phím cứng) 2.2 vận hành mỏ, núm lên xuống mỏ Dịch chuyển mỏ cắt lên xuống bằng các phím mỏ trên bàn phím. Củng có thể sử dụng cách chạm vào nút chọn mỏ trên màn hình chính khi chọn mỏ cắt. Nâng mỏ thứ 1 đến mỏ thứ 6 được bố trí từ trái sang phải ( máy có 6 mỏ ) Nâng mỏ lên bằng phím mũi tên trên ( hướng lên cao) , hạ mỏ bằng phím mũi tên dưới ( hướng xuống thấp ) . 3. Nút điều chỉnh khí High Khí nung cao, bật oxy nung (đỏ) hoặc tắt oxy nung (xanh) Low Preh Khi nung thấp, bật oxy nung (đỏ) hoặc tắt oxy nung (xanh) WATER Bật bình phun (đỏ) hoặc tắt (xanh) ( dùng cho mỏ vạch dấu ) Khóa bằng oxy cắt trong trường hợp tự động ( nhạt xanh ) JOX Nút JOX (phun tia oxy) bật (đỏ) hoặc tắt (xanh) IGN Nút đánh lửa bật (đỏ) hoặc tắt (xanh) Thời gian đánh lửa được đặt theo “ Ignition Time”ở “Time Set” trong “SETTING”. Cap Sensor Trong trường hợp máy có lắp bộ cảm ứng tụ, bật (đỏ) hoặc tắt (xanh) 4. Nút Plasma PLASMA Bật hồ quang mỏ mồi (đỏ) hoặc tắt (xanh). HIS Thiết bị điều chỉnh chiều cao ban đầu của mỏ (HIS) bật (đỏ) tắt (xanh) HOLD Trong trường hợp cảm biến chiều cao mỏ không làm việc. HOLD ON (đỏ) hoặc trường hợp làm việc HOLD OFF (xanh). Đặt chức năng Plasma HIS Disabled/Enabled ( có hiệu lực/ không có hiệu lực) Khi “Disabled” (không có hiệu lực) được chọn , không thể dùng nút “HIS” HOLD có hiệu lực/không có hiệu lực. Khi “Disable” không có hiệu lực được chọn không thể dùng nút “ HOLD” Phương pháp cắt có hiệu lực/không có hiệu lực Không thể dùng nút “Plasma” và lệnh PLASMA ON ở thao tác tự động luôn có hiệu lực. Chon Enabled/Disabled (có hiệu lực/không có hiệu lực) từng chức năng rồi bấm nút “Over” Trong trường hợp nút “Cancel” thì mọi thay đổi sẽ bị hủy bỏ. Chức năng vạch dấu Hiển thị các nút điều khiển của quá trình vạch dấu bằng cách chọ “MARKING PANEL” (đỏ) MARK Bật chức năng vạch dấu bằng bột (đỏ) hoặc tắt (xanh) MARK-PH Bật chức năng nung vạch dấu(đỏ) hoặc tắt (xanh) BÀI 4: THAO TÁC VỚI CÁC CHỨC NĂNG TRÊN MẶT ĐIỀU KHIỂN Mục tiêu: -Học xong môn học này người học có khả năng: Trình bày được tác dụng của các núm trên mặt điều khiển Sử dụng được núm trên mặt điều khiển để vận hành máy và cắt. Có ý thức thao tác cẩn thận và bảo vệ thiết bị. 1.Giới thiệu mặt điều khiển Gồm có 1 bộ bàn phím tương tự chức năng của 1 bàn phím trên các máy tính thông thường gồm chữ, các con số để nhập số liệu, các phím tắt và phím chức năng F1,F2 F9, F10. Ngoài ra còn có các nút nguồn mở PC của máy, nút mở quạt làm mát. Máy còn có Các núm RESET ( lập lại chương trình) START ( bắt đầu làm việc), STOP ( tạm dừng ), emergency ( Núm dừng khẩn cấp ), OverRide ( núm thay đổi tốc độ tạm thời lúc đang cắt ) khe cắm USB, ổ đĩa CD 2. Chức năng các núm RESET, START, STOP, OverRide -RESET:Khi cảnh báo bị hủy bỏ hoặc sau khi sử dụng thì đưa về điểm ban đầu. Khi dữ liệu được khởi động lại từ đầu. -START: Trong trường hợp bắt đầu quá trình cắt, hoặc sau khi dừng cắt bằng phím “STOP” (Thay vì nhấn “RESET”) -EMERGENCY STOP: Khi ngừng hoặc ngắt giữa chừng Trong trường hợp cắt không liên tục trong mã M, thì mã M bị hủy. Điều khiển khí bằng thao tác thủ công. Nút này cũng dùng để dừng máy trong cắc trường hợp lỗi va chạm, lỗi cắt không đứt. -OverRide Điều chỉnh khi cắt và JOG (chạy không tải nhanh ), có thể điều chỉnh từ 0 đến 200% . ở mỗi bước điều chỉnh được 10% tốc độ cắt so với tốc độ cài đặt. Ví dụ khi cắt thép ss400 loại dày 20mm tốc độ cắt 100% là 380mm/ phút Trong quá trình bàn đầu khi phôi còn nguội ta cắt tốc độ 80% nhưng sau 1 số sản phẩm khi tấm thép đã nóng ta có thể cắt tốc độ 120% Tuỳ vào từng mục hiển thị mà mỗi phím có những chức năng có thể khác nhau Ví dụ Nút delete. Trên bàn phím máy không có nút delete như trên máy tính thông thường . khi cần xoá 1 mục nào đó ta bấm nút duy chuyển mỏ về góc trên bên phải. BÀI 5 . THAO TÁC TRÊN MÀN HÌNH CHÍNH VÀ NHẬP SỐ LIỆU Mục tiêu: -Học xong môn học này người học có khả năng: Trình bày được tác dụng của các phím trên màn hình chính và cách nhập số liệu Nhập được số liệu cắt thông qua các phím trên màn hình chính. Có ý thức thao tác cẩn thận và bảo vệ thiết bị. 1. Màn hình chính. Chọn hình vẽ cần cắt bằng phím PATTERN (hình vẽ mẫu ) trong PATTERN có các mẫu hình chọn next page ( trang kế tiếp ) previous page (quay lại trang trước) để được mẫu vẽ trương tự hình cần cắt. 2. Màn hình nhập số liệu Sau khi chọn hình ta được cửa sổ giao diện. Tiến hành nhập thông số cho hình vẽ. Lead in là khoảng từ điểm đánh thủng ( điểm mồi lửa và xuất phát cắt) vào đường cắt Lead out là khoảng từ đường cắt ra điểm kết thúc ( điểm tắt lửa) DIM là kích thước các khoảng 1, 2, 3.. trương ứng với ghi chú trên hình. DRAWING: xem hình vẽ REPEAT : nhân số lượng cần cắt. width số cột , length số hàng Angle góc xoay Scrap,dist ance là khoảng cách giữa 2 sản phẩm kế tiếp nhau trong cùng 1 cột hoặc cùng 1 hàng tương ứng. Bài tập 1. Hãy nhập số liệu để cắt được hình có biên dạng như hình dưới đây biết kích thước dài 30cm, rộng 20cm, bán kính cung tròn 30mm cạnh vát 50mm: 2. Trong hình ở bài tập 1 hãy lập trình để cắt được 2 sản phẩm có góc xoay 450 như hình dưới trong 1 lần thực hiện : BÀI 6 : THAO TÁC TRÊN MÀN HÌNH THÔNG SỐ CÀI ĐẶT Mục tiêu: -Học xong môn học này người học có khả năng: Trình bày được tác dụng của các mục trên màn hình thông số cài đặt Cài đặt được chế độ cắt. Có ý thức chọn chế độ cắt hiệu quả hợp lý và tiết kiệm 1. Cài đặt chế độ cắt nhanh Cài đặt cơ bản chọn ( setting) để vào cài đặt Khi nhấn nút “SETTING” ở màn hình chính, màn hình để đặt từng loại chế độ được hiển thị chế độ hoạt động Ở màn hình này chỉ những chức năng đang nổi màu đen mới cài đặt khai báo được giá trị. Đây cũng là những khai báo cơ bản để cắt nhanh 1 sản phẩm Thickness Nhập giá trị chiều dày vật liệu tại màn hình nhập số liệu Tool Type Chọn kiểu cắt Plate Condition Material Chọn vật liệu Surface Chọn phương pháp sử lí bề mặt vật liệu tại Factor Chọn từ hệ số các kiểu cắt 2. Cài đặt thông số chế độ cắt Ở màn hình setting muốn khai báo thông số chế độ cắt cho máy cho các chương trình cắt cụ thể ta phải nhập mật khẩu Password vào mục Ent nhập các mật khẩu gồm 6 kí tự tại màn hình nhập số liệu là các số 123456 sau đó các chức năng cụ về chế độ cắt sẽ cho phép hiển thị để thay đổi thông số cài đặt Lúc này ta vào các mục cụ thể để khai báo Cutting speed:Nhập và thay đổi tốc độ cắt Offset: Thay đổi các bản Offset ( bù độ rộng vết cắt ) Mass Flow Không được dùng Cut table Thay đổi tốc độ và tên bảng dữ liệu của thông số Plasma Tham khảo 6 bảng thông số cắt của phụ lục D để biết thêm chi tiết Machine Setup 1 Nhập từng chế độ của máy tại màn hình của mục Machine Setup 2 Thiết lập chế độ của máy mà dữ liệu được chuyển đổi. Tham khảo đặt mã tọa độ của máy cắt ở phụ lục F để biết thêm chi tiết Convert Thiết lập chế độ chuyển đổi dữ liệu NC của hình cắt Thiết lập chế độ mặc định khi chuyển đổi dữ liệu HYBRID Tham khảo chế độ dữ liệu NC ở phụ lục F. Timer Set Nhập thời gian để điều khiển mỏ trong quá trình cắt tại màn hình mục Display Set Value hiển thị giá trị ở màn hình Đặt chế độ vật liệu Chọn kiểu bề mặt vật liệu: Thiết lập bảng xử lí bề mặt Chọn loại nguồn cắt Đặt tốc độ cắt : thiết lập tốc độ, độ rộng vết cắt đối với mọi chiều dày của vật liệu Dwell Sử dụng ở thời gian chờ từ sau khi oxy cắt có hiệu lực (on) để bắt đầu dịch chuyển ở quá trình đánh thủng. Khi chiều dày cắt đặt biệt lớn thì cần phải đặt giá trị. Đơn vị: mm/giây và lúc đó, giá trị thứ 9 ở bộ định thời 2.3.10 là mới, bởi vậy không nhập số trực tiếp vào giá trị thứ 9 này mà phải nhập giá trị vào mục này. Đặt hệ số chọn từng hệ số đối với kiểu cắt Đặt lượng bù vết cắt Nhập giá trị bù vết cắt tương ứng với số của từng loại mỏ cắt Up and Down Dịch chuyển vạch sáng (xanh) tới phần thay đổi bằng các phím mũi tên Trong trường hợp thay đổi giá trị, khi nhấn nút “Offset” thì màn hình nhập số hiển thị. Sau đó, thay đổi giá trị và nhấn nút “Update”. Kết thúc bằng nút “Confirm”. Thông số chiều dày tấm, nhập chiều dày tấm Màn hình giá trị thông số: Giá trị thông số được hiển thị Bộ định thời Dịch chuyển vệt sáng xanh tới vị trí thay đổi bằng các phím mũi tên Nhấn nút “Value”, sau khi cửa sổ nhập giá trị số hiển thị, thay đổi giá trị.Tham khảo mục lục “ Gas Sequence “ đối với giá trị bộ định thời. Thiết lập từng thời gian trong bộ định thời ở mm/giây. Bởi vậy, ví dụ nhập 1000 trong trường hợp nhập 1 giây Preheat Timer Nhập thời gian nung tức thời theo chiều dày tấm được chọn lúc này. Gas Torch Up Nhập thời gian nâng mỏ khi dùng mã M03, M017 Gas Torch Down Nhập thời gian hạ mỏ khi dùng mã M04,M17 Ignition Time Nhập thời gian đánh lửa ở chế độ đánh lửa tự động Nhập 0 trong trường hợp ngọn lửa nung không tắt ở cuối quá trình cắt khi dữ liệu NC được tạo bởi M17 và M18. Cần phải thực hiện thao tác đánh lửa thủ công ở lần đánh lửa đầu tiên. Pierce Torch Up Thời gian nâng mỏ trong quá trình đánh thủng Pierce Torch Down Thời gian nâng mỏ trong quá trình đánh thủng Waiting Time After Cut On Thời gian chờ từ khi bật oxy cắt tới khi bắt đầu dịch chuyển. Sau đó giá trị này được phục hồi bởi giá trị trong mục 2.3.5 bởi vậy không nhập số trực tiếp vào mục này Waiting Time After Cut Off Thời gian chờ để giải phóng áp suất ở cuối quá trình cắt On delay timer foe preheat Khoảng thời gian giửa oxy và khí trong quá trình nung Oxygen Thông thường Axêtilen: 1000(1 giây) Prôpan : 100(0,1 giây) hoặc 0 On delay timer for preheat Thời gian khi oxy nung và khí sau khi khí mồi thoát ra Flame in Ignition Thông thường 2000 ( 2 giây ) Waiting timer for Pierce Thời gian trể hạ mỏ trong quá trình đánh thủng Torch Down Blowing Timer for Marking Thời gian thổi bột khi vạch dấu Torch Up Timer for Marking Thời gian mỏ vạch dấu đi lên Torch Down Timer for Marking Thời gian mỏ vạch dấu đi xuống Ignition Timer for Marking Thời gian đánh lửa của quá trình đánh lửa vạch dấu Plasma Torch Up Timer Thời gian nâng mỏ lên sau khi Plasma tắt(T20) Plasma Torch Down Timer Không dùng ở thời điểm này (T21) Plasma Torch Add Down Timer Thời gian hạ mỏ sau chuyển biến hồ quang (T22) HOLD Timer After Add Down for Plasma Torch Thời gian khi cảm biến chiều cao Plasma không được tạo sau khi Plasma tắt (T23) Waiting Timer After Main Arc Thời gian dừng sau khi chuyển biến hồ quang (T24) Timer of make to” Main Arc Time Out Error” Thời gian khi cảnh báo xuất hiện khi hồ quang không được chuyền (T25) Các mục khác không được dùng ở thời điểm này. Base Sp. For Plasma Cutting Nhập tốc độ thấp nhất khi dẫn tiễn cẳt Plasma Tốc độ dẫn tuyến cắt được thay đổi theo dữ liệu, bởi vậy chỉ cung cấp tốc độ thấp nhất. Top Speed for Traverse Nhập tốc độ dịch chuyển trang Base Speed for Traverse Nhập tốc độ dịch chuyển thấp nhất khi dịch chuyển ngang Marking Speed Nhập tốc độ vạch dấu Base speed for marking Nhập tốc độ vạch dấu thấp nhất Speed for Return to ORG Nhập tốc độ hồi về vị trí gốc trong trường hợp về 0 của kiểu DOG. Base Sp. For Return to ORG Nhập tốc độ dịch chuyển trên DOG ở quá trình hồi về điểm gốc Position of ORG “LeFt Top”,”Left Bottom”,”Right Bottom”, “Right Top” Nhập vị trí đặt ở điểm 0 thay vì định vị máy trên tủ điều khiển. JOG high speed Nhập tốc độ chạy không tải nhanh (mm/ph) JOG Low speed Nhập tốc độ chạy không tải thấp(mm/ph) Machine Max.Speed Nhập tốc độ max của máy(mm/ph) Cutting Max. Speed Nhập tốc độ max của dải tốc độ cắt (mm/ph) Dryrun Speed Nhập tốc độ chạy khô (Dryrun) (mm/ph) Dry. Base Speed Nhập tốc độ chạy khô thấp nhất (mm/ph) Z-pulse Count to ORG Không được dùng Mode of Return to ORG Nhập chế độ dịch chuyển, thường là 0 Marking Setup 1 ( Cài đặt các thông số máy 1) Đặt tốc độ Thiết lập tốc độ mặc định của “Traverse”, “Marking”,”JOG” và” DRYRUN” ngoại trừ tốc độ gốc. Base speed for Gas Cutting Nhập tốc độ thấp nhất khi dẫn tiến cắt khí. Min. Sp. In Arc/hole cutting Nhập tốc độ thấp nhất khi cắt ở góc Clamp Arc Speed Enablel: Có bù Disable: Không bù Tham khảo sai số hướng kính trong trường hợp cắt ở góc để biết thêm chi tiết. Dịch chuyển đường cong S Điều chỉnh động cơ Servo Motor Nhập giá trị của tốc độ quay của động cơ được lắp trên máy tính Thường nhập 3000 trong trường hợp định mức 3000 vòng/ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgiao_trinh_cat_phoi_tren_may_cat_plasma_cnc.docx
Tài liệu liên quan