Giáo trình Bảo dưỡng, vận hành máy canh tác thông dụng (Áp dụng cho Trình độ Trung cấp)

1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG, VẬN HÀNH MÁY CANH TÁC THÔNG DỤNG NGHỀ: CƠ ĐIỆN NÔNG THÔN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Lào Cai, năm 2016 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 3 LỜI NÓI

pdf42 trang | Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 120 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng, vận hành máy canh tác thông dụng (Áp dụng cho Trình độ Trung cấp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẦU Giáo trình bảo dưỡng, vận hành máy canh tác thông dụng I được biên soạn theo chương trình đào tạo Trung cấp nghề cơ điện nông thôn do Hiệu trưởng trường Cao đẳng Lào Cai ban hành ngày ... tháng năm . Giáo trình bảo dưỡng, vận hành máy canh tác thông dụng I nhằm cung cấp cho học sinh, sinh viên trường cao đẳng Lào Cai và học sinh ngành cơ khí, những kiến thức về bảo dưỡng, vận hành máy canh tác thông dụng I. Khi biên soạn giáo trình, tác giả đã cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến môn học và nghề đào tạo, cần thiết cho học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Nội dung giáo trình gồm 4 bài: Bài 1: Bảo dưỡng, vận hành máy cày hai bánh Bài 2: Bảo dưỡng, vận hành máy kéo bánh lồng Bài 3: Bảo dưỡng, vận hành máy phay đất Trong quá trình biên soạn mặc dù đã cố gắng, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót do thời gian biên soạn còn hạn chế. Rất mong được sự góp ý của người sử dụng để giáo trình được hoàn thiện hơn. Lào Cai, tháng 8 năm 2016 Tác giả Ths. Hoàng Anh Thái 4 MỤC LỤC Trang Lời nói đầu Mục lục Bài 1: Bảo dưỡng, vận hành máy cày hai bánh 1. Nhiệm vụ phân loại máy cày 2. Cấu tạo của máy cày hai thân 3. Vận hành điều chỉnh máy cày đất 4. Vận hành, bảo dưỡng máy để cày đất 5. Bảo dưỡng liên hợp máy cày đất Bài 2: Bảo dưỡng, vận hành máy kéo bánh lồng 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và cấu tạo của bánh lồng đất 2. Vận hành, bảo dưỡng máy kéo bánh lồng 3. Bảo dưỡng máy kéo bánh lồng Bài 3: Bảo dưỡng, vận hành máy phay đất 1. Nhiệm vụ, yêu cầu của máy phay đất 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phay đất 3. Cách lắp các lưỡi phay và bộ phận truyền lực phay 4. Vận hành, điều chỉnh máy phay đất 5. Vận hành, bảo dưỡng máy để phay đất 6. Bảo dưỡng, sửa chữa liên hợp máy phay đất Tài liệu tham khảo 5 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Bảo dưỡng, vận hành máy canh tác thông dụng I Mã mô đun: MĐ 21 Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí của mô đun: Mô đun này được thực hiện ở năm học thứ 2 của khóa học, sau mô đun bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điều khiển máy keo. - Tính chất của mô đun: Là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. Mục tiêu của môn học + Về kiến thức: - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của các máy, thiết bị canh tác thông dụng - Mô tả được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các máy canh tác + Về kỹ năng: - Vận hành được liên hợp máy kéo hai bánh với các máy canh tác thông dụng - Bảo dưỡng, sửa chữa khắc phục được những sự cố bất thường trong vận hành + Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Thể hiện tính tự giác, có trách nhiệm trong học tập, có tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. - Tham gia học tập đầy đủ. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Giới thiệu mô đun: Mô đun bảo dưỡng, vận hành máy canh tác thông dụng I là mô đun trang bị cho người học những hiểu biết về sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động các máy làm đất đồng thời hình thành các quy trình, kỹ năng sửa chữa các máy cày, máy phay, bánh lồng trong liên hợp máy làm đất Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng: - Trình bày được sơ đồ cấu tạo, hoạt động của các máy làm đất - Trình bày được trình tự các bước sửa chữa máy làm đất - Sửa chữa được các hư hỏng thông thường các máy làm đất 6 - Vận hành được các liên hợp máy và điều chỉnh đúng các yêu cầu kỹ thuật. - Có tinh thần trách nhiệm trong sửa chữa bảo quản máy móc. Kết thúc mô đun mỗi học viên sẽ được đánh giá kỹ năng hoàn thiện một sản phẩm sửa chữa một thiết máy cụ thể Bài 1: Bảo dưỡng, vận hành máy cày hai bánh Mục tiêu: - Trình bày được cấu tạo và phương pháp điều chỉnh máy cày - Vận hành được liên hợp máy cày đúng quy trình - Bảo dưỡng, sửa chữa được các bộ phận của liên hợp máy cày - Rèn luyện tính cẩn thận, có trách nhiệm trong công việc Nội dung chính: 1. Nhiệm vụ phân loại máy cày 1.1. Nhiệm vụ - Máy cày là loại máy dùng để cày một lấp đất ở mặt đồng ruộng có độ sâu từ 10 đến 35cm. Thỏi đất được cày có thể bị lật úp hoặc không lật. Có thể làm vỡ sơ bộ hoặc không, trong nông nghiệp nước ta phổ biến nhất đó là cày lật đất - Đối với máy cày lật đất cần đáp ứng các yêu cầu sau: Đảm bảo độ cày sâu đều và đúng yêu cầu đạt ra độ cày sâu trung bình thực tế sai lệch so với yêu cầu đặt ra không vượt quá ( + - 1cm) Cày phải lật được đất và lấp kín cỏ rác, phân bón. Đường cày thẳng máy cày bền vững với thời gian chăm sóc và sử dụng thuận tiện lực cản riêng của máy cày phải nhỏ và năng suất chất lượng phải cao. 1.2. Phân loại - Máy cày khá phong phú về chủng loại tuỳ theo bộ phận làm việc người ta chia máy cày làm hai loại + Máy cày dạng lưỡi cày: có bộ phận làm việc chính là lưỡi cày hoặc lưỡi cày cộng với diệp cày khi làm việc cày chuyển động tịnh tiến nếu chỉ có lưỡi cày thôi thì cày không lật được đất nếu có cả lượi và diệp thì cày sẽ lật úp được thỏi đất một số máy cày trên thị trường có tên gọi như sau:: + Máy CT - 3 - 25 và máy CT - 4 - 25 do Việt Nam sản xuất + Máy cày đĩa có bộ phận làm việc là đĩa thép khi làm việc đĩa chuyển động quay tròn. Ở nước ta có máy cày đĩa C2 - 30. 7 + Phân loại theo nhiệm vụ máy cày chia làm hai loại: - Máy cày làm nhiệm vụ chung thường dùng để cày các loại đất đã quen thuộc những máy thuộc loại này thường là máy CT - 3 - 25. + Phân loại theo liên kết với nguồn động lực còn có máy cày dạng móc, máy cày dạng treo. - Ngoài những loại cơ bản trên người ta còn phân loại máy cày theo độ sâu theo số bộ phận làm việc, cày tốc độ bình thường và cày tốc độ cao. Cày trụ Cày chảo Cày không lật đất 8 2. Cấu tạo của máy cày hai thân 2.1. Thân cày - Thân cày làm nhiệm vụ đỡ các chi tiết lắp ghép của máy là phần tạo thành đáy, luống, thân cày chính cấu tạo bởi 3 chi tiết - Lưỡi cày,diệp cày và thanh tựu đồng để cố định trên trục cày: 1- lưỡi cày; 2 - diệp cày; 3- gót cày; 4- Trụ cày; 5- Khung cày 2.2. Lưỡi cày - Lưỡi cày là bộ phận cắt đất đầu tiên, nhiệm vụ của nó là cắt đáy thỏi đất và nâng lên diệp cày. Mũi lưỡi cày thường có phần dài thêm ăn sâu vào đấy luống 10mm và ăn thêm vào thành luống 5 đến 10mm để cày không bị trượt phần dưới của lưỡi phẳng còn phần trên hơi cong để tăng hiệu quả chuyển thỏi đất lên diệp cày. - Lưỡi chịu lực cắt rất lớn chiếm khoảng 50% toàn bộ lực cán kéo của cày vì vậy nó phải được chế tạo bằng thép tốt và được nhiệt luyện đặc biệt dọc theo cạnh sắc trong sản xuất, thường chế tạo lưỡi tự mài sắc bằng cách đắp một lớp hợp kim cứng ở mặt sau của lưỡi. 2.3.Diệp cày - Diệp cày tiếp nhận thỏi đất từ lưỡi rồi nâng tách làm rạn vỡ và lật thỏi đất sang bên cạnh, do vậy bề mặt làm việc của diệp cày có nhiều dạng cong tạo khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai và yêu cầu kỹ thuật làm đất. - Diệp cày được cấu tạo bởi hai phần chính: ngực diệp và cánh diệp, ngực diệp nâng và chuyển thỏi đất đến cánh diệp để lật thỏi đất do vậy cánh diệp được uốn cong nhiều hơn ngực diệp. 9 2.4.Thanh tựa đồng - Đúng như tên gọi thanh tựu và thành luống phía chưa cày( lát cắt mới I ) mục đích tạo ra một phân lực cân bằng với lực cản của đất lên diệp cày đẩy cày quay về phía đồng. - Chiều dài của thanh tựu đồng phụ thuộc vào kích thước của thân cày còn chiều rộng sao cho cạnh trên không vượt quá 2/3 độ sâu trung bình của cày để tránh áp lực tác dụng vào phần trên luống vốn đất tơi và yếu thanh tựu đồng chế tạo bằng thép chống mòn như thép 45, 50. 2.5. Trụ cày - Toàn bộ bộ phận làm việc của trụ cày được lắp trên trục cày ngoài ra trụ cày lắp với khung cày còn có tác dụng cân chỉnh cày cho đúng yêu cầu nông học trước khi làm việc. - Trụ cày được chế tạo bằng thép định hình hoặc bằng gang đúc có tiết diện hình chữ nhật hoặc hình tam giác rỗng hoặc đặc 2.6. Yêu cầu gá lắp thân cày chính - Khi lắp ghép cần đảm bảo yêu cầu sau: Diệp acỳ và lưỡi cày phải tạo thành một bề mặt liên tục cho phép khe hở dưới 1mm lưỡi phải bằng hoặc cao hơn diệp không quá 1mm. --- Cạnh đồng diệp và lưỡi phải nằm trong cùng một mặt phẳng nghiêng so với đúng, goc nghiêng không được ngả về phía đồng và có độ lớn 10 - Các đầu bulông phải chìm nhưng không quá1mm. - Với lưỡi cày dang mũi đục đầu cuối của thanh tựu đồng và lưỡi cày không được cao quá mặt tượng 10mm. - Đầu cảu thanh tựu đồng và mũi lưỡi hình than phải nằm trong mặt phẳng cạnh đồng thân cày. 3. Vận hành điều chỉnh máy cày đất 3.1. Nguyên tắc chung của công việc cày đất - Trước tiên phải chuẩn bị máy cày phù hợp với từng loại đất và độ sâu của thỏi đất. - Chuẩn bị mặt bằng đất để cày như thu dọn cỏ, rác, đất đá cành cây. - Thao tác vận hành máy cày đúng kỹ thuật đúng quy trình thực hiện đảm bảo yêu cầu và cho năng suất hiệu quả công việc cao nhất. 3.2. Chuẩn bị ruộng để cày - Ruộng cày phải được chuẩn bị đầy đủ các công việc trước khi tiến hành đưa máy vào cày như: phát cỏ thu dọn đất đá cành cây đối với ruộng trên cạn (bãi) cần chú ý đến tính chất của đất là đất đã qua canh tác nhiều năm hay đất mới khai phá. - Độ dốc độ nghiêng của từng bãi từng mảnh vườn có phù hợp với việc sử dụng máy cày hay không. - Đối với ruộng nước thì phải được ngâm nước trước khi đưa máy vào cày từ 3 đến 4 ngày trước đó. Mức nước ngâm cao trên bề mặt từ 8 - 10cm trong quá trình ngâm nước có thể bổ sung một số loại phân xanh hoặc các laọi thuốc nhằm phân huỷ cỏ rác một cách nhanh nhất làm cho đất thêm phần màu mỡ. - Đối với những thửa ruộng có diện tích nhỏ và dốc như ở khu vực miền núi thì cần phải chuẩn bị đường di chuyển cho máy để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Những vị trí góc nhỏ mà máy không thể cày tơi được thì phải dùng biện pháp khác như cuốc đất bằng sức người. 11 3.3. Cày thử và điều chỉnh máy cày - Sau khi tiến hành công việc chuẩn bị xong thì tiến hành đưa máy vào cày thử. Cho máy hoạt động di chuyển vào vị trí cày điều chỉnh cho lưỡi cày ăn sâu xuống đất 1 khoảng nhất định rồi tiến hành cày thử và kiểm tra độ sâu của thỏi đất nếu đạt yêu cầu thì cày tiếp. Nếu không đạt yêu cầu phải sau quả hoặc lâu nông quá thì cần điều chỉnh lại độ ăn sâu của lưỡi cho phù hợp và thực hiện cày chế độ hoạt động của máy cũng luôn ở chế độ cho phép, cày nhanh nhất,hiệu quả nhất, năng suất nhất. 4.Vận hành, bảo dưỡng máy để cày đất 4.1.Vận hành, bảo dưỡng máy cày đất 2 bánh a. Phương pháp vận hành máy - Người vận hành máy cày phải có đủ sức khỏe để đáp ứng công việc và được chuẩn bị đầy đủ kiến thức cơ bản về nguyên lý hoạt động, phương pháp vận hành máy đúng yêu cầu kỹ thuật, phải thành thạo biết cách xử lý tốt các tình huống trong quá trình vận hành máy. b. Các bước vận hành máy Bước 1: Tiến hành kiểm tra tổng thể toàn bộ máy cày và đưa ra nhận xét máy còn hoạt động tốt hay không có khả năng cày được đất hay không sau đó tiến hành đổ dầu diezen và nước làm mát. Thực hiện thay thế lắp đặt các loại bánh phù hợp với từng loại đất định cày, điều chỉnh lại các thông số của máy như tay ga, tay côn cần số, tay lắp li hợp, nếu máy hoạt động tốt thì đưa vào làm việc, còn máy không đảm bảo thì tiến hành bảo dưỡng sửa chữa. Bước 2: Tiến hành chạy máy cày thử và điều chỉnh các chế độ làm việc phù hợp nhất. Bước 3: Tiến hành cày - Khi cày với loại đất quen thuộc thì có thể tận dụng hết khả năng tốc độ của máy còn với những thửa đất mới canh tác thì cày cần phải tập trung cao độ với tốc độ trung bình nếu thấy bánh bị trượt cần phải dừng máy để kiểm tra, kiểm tra lưỡi cày xem có bị móc vào đá vào gốc cây hay không rồi tiến hành gỡ bỏ rồi cày tiếp 12 Trình tự công việc: Trình tự công việc Hình ảnh Yêu cầu kỹ thuật 1. Chuẩn bị a- Chuẩn bị máy kéo + Kiểm tra toàn máy + Kiểm tra nhiên liệu + Kiểm tra dầu bôi trơn Máy đầy đủ các bộ phận -Nhiên liệu đủ trong ca làm việc - Dầu bôi trơn nằm giữa vạch tối đa và tối thiểu 13 +Kiểm tra bổ xung nước làm mát + Kiểm tra cơ cấu treo Nước làm mát đủ nếu thiếu bổ xung - Các khớp nối liên kết chắc chắn b- Chuẩn bị cày Kiểm tra cày - Đủ các bộ phân. 14 c- Chuẩn bị bãi - Bãi phải bằng phẳng kích thước 10 x 15 m 2. Liên kết máy kéo với máy cày a- Lùi máy kéo vào lắp với cày b- Lắp liên kết cày với máy kéo bằng cơ cấu 3 điểm 3. Điều chỉnh sơ bộ - Kết hợp vặn thanh kéo dọc và thanh thăng bằng ngang điều chỉnh - Lùi chính xác 3 điểm cơ cấu treo trùng với 3 điểm cày - Đảm bảo chắc chắn - Các lưỡi cày song song với mặ phẳng nằm ngang 15 4. Cày thử và điều chỉnh - Điều chỉnh thanh kéo dọc để các lưỡi cày ăn đều đất - Điều chỉnh thanh thăng bằng ngang để đảm bảo độ sâu cày - Đất lật đều - Độ sâu cày từ 20- 28 cm 5.Thu dọn đồ - Đồ nghề đầy đủ nghề và vệ sinh - Máy sạch sẽ và công nghiệp Tình trạng kỹ thuật tốt c.Bảo dưỡng máy cày - Để máy cày làm việc tốt và ổn định bền vững và đảm bảo chất lượng làm đất, công việc bảo dưỡng kỹ thuật cho máy cần phải tiến hành thường xuyên trước trong và sau thời gian sử dụng. - Thường xuyên kiểm tra và xiết chặt các vị trí ốc hãm, các bộ phận lắp ghép của máy. - Khi cày lưỡi cày và bánh bị móc cỏ rác cần gỡ sạch và làm sạch tiến hành dùng dầu mỡ bôi tra đặc biệt là bôi trơn cho các vị trí gối đỡ, hoặc các ổ bi hoặc bạc lót. - Kiểm tra điều chỉnh đai ốc hãm trục của lưỡi cày đảm bảo hoạt động tốt không có độ rơ,hỏng,dọc trục hoặc lắp ngang khi làm việc sẽ gây nên va đập phá vỡ các ổ bi làm cong hoặc gẫy trục. - Làm sạch các bề mặt của lưỡi cày và bánh sau - Lưỡi cày phải luôn có độ sắc nhất định. Nếu bị cùn thì sẽ dẫn tới tiêu tốn nhiều nhiên liệu gây quá tải cho máy và giảm chất lượng cày đất. - Khi có chi tiết nào bị hư hỏng biến dạng cần phải sửa chữa hoặc thay thế ngay. 16 - Sau mỗi vụ cày cần tiến hành vệ sinh máy móc sạch sẽ bôi trơn các vị trí cần thiết bảo quản cất giữ đúng nơi quy định. 4.2.Những chú ý khi cày đất - Trước khi cày đất phải kiểm tra để biết rõ các thông tin về khu vực đất định cày như tính chất của đất cứng hay mềm, đất bãi hay đất ruộng, đất đã qua canh tác hay đất mới khai phá, nếu là đất mới khai phá chưa cày cuốc lần nào cần làm vệ sinh đất kỹ trước khi tiến hành cày,với đất ruộng phải được ngâm nước đúng quy định. - Khi di chuyển từ ruộng này sang ruộng khác cần chọn vị trí phù hợp có địa thế bằng nhất để tiến hành di chuyển hoặc cần thêm người để hỗ trợ di chuyển nhằm đảm bảo tốt nhất cho máy và người - Khi máy đang cày mà phát hiện có những tiếng kêu lạ khác thường cần phải dừng máy để kiểm tra để có biện pháp sửa chữa kịp thời. - Quá trình cày phải được tối đa các vị trí máy có thể hoạt động căn cứ vào từng loại đất để có tốc độ chạy máy phù hợp đảm bảo cho năng suất cao. - Quá trình thay dầu mỡ cần sử dụng nhiên liệu sạch và có lưới lọc khi rót vào bình. - Với thời gian quy định theo yêu cầu cần phải thay dầu bôi trơn. 5. Bảo dưỡng liên hợp máy cày đất 5.1. Bảo dưỡng thường xuyên - Mỗi một loại máy khi bán ra thị trường đều có quyển hướng dẫn sử dụng và chế độ chăm sóc bảo quản, bảo dưỡng riêng được quy định bởi nhà sản xuất, đối với các loại máy mới các tài liệu này sẽ được bán kèm theo máy, còn đối với các máy đã qua sử dụng thì tài liệu này không còn nguyên vẹn, việc tìm kiếm sẽ rất khó khăn nên việc bảo dưỡng thường xuyên là các công việc chăm sóc điều chỉnh sửa chữa thường xuyên. Có thể thay thế bổ xung vật tư hoặc chỉ đơn thuần là các công việc kiểm tra xiết chặt các vị trí lắp ghép. - Bảo dưỡng thường xuyên được diễn ra hàng ngày thường vào lúc đầu giờ và cuối giờ làm việc. Vd: Như việc kiểm tra mức dầu trong động cơ, mức nước trong két nước kiểm tra các chỗ dò dỉ ở hộp số, bơm mỡ bôi trơn vào các vị trí như bạc, bi. 5.2. Bảo dưỡng định kỳ. - Bảo dưỡng định kỳ là các công việc chăm sóc bảo dưỡng sửa chữa máy móc theo một chu kỳ nhất định, tùy thuộc vào từng loại máy, các bộ phận của máy và thời gian làm việc của máy để có thể chia ra nhiều chu kỳ bảo dưỡng khác nhau. 17 Vd: Thông thường đối với phần lớn các máy công trình máy lâm nghiệp thì cứ sau 50h máy làm việc cần kiểm tra độ căng của dây culoa máy phát, quạt gió. Sau giờ làm việc phải kiểm tra mức dầu của phanh, mức nước axit trong bình ácquy. Sau 250h làm việc phải thay thế dầu động cơ lọc dầu động cơ. Sau 500h cần thay thế lọc nhiên liệu và sau 2000h làm việc cần thay thế dầu thủy lực. - Có thể rút ngắn chu kỳ bảo dưỡng xuống thấp hơn bình thường nếu máy làm việc ở môi trường làm việc bình thường chu kỳ thay dầu động cơ là 250h còn nếu máy làm việc ở môi trường nhiều bụi thì có thể căn cứa vào màu sắc của dầu để giảm chu kỳ thay dầu xuống 200h thậm chí có thể thấp hơn. 5.3. Sửa chữa bộ phận công tác của máy cày - Bộ phận công tác gồm có bánh bám, bánh lồng, bánh lốp, li hợp, động cơ, lưỡi cày, lưỡi phay đất. - Tất cả các vị trí hoạt động tham gia vào quá trình làm việc của máy nếu có hư hỏng cần phải tiến hành sửa chữa, căn cứ theo mức độ hư hỏng có thê phân ra các dạng sửa chữa như sau: + Sửa chữa nhỏ, + Sửa chữa vừa + Sửa chữa lớn. Vd: như lưỡi cày bị mòn, bị cùn, sứt mẻ. Cần kiểm tra khả năng làm việc của lưỡi cày nếu có thể sửa chữa thì mới sửa chữa lại, không thì thay mới. 5.4. Bảo quản máy. - Sau mỗi một mùa vụ, sau mỗi lần làm việc cần được làm vệ sinh sạch sẽ đúng yêu cầu kỹ thuật cất giữ đúng nơi quy định đảm bảo an toàn cho máy móc thiết bị không bị han gỉ ô xi hóa co ngót giãn nở vì nhiệt. - Đối với máy cày hạng nặng khi cất giữ lâu ngày trong khô nên kê kích cho bánh lốp nằm trên không. 6. Năng xuất và biện pháp nâng cao năng xuất LHM . 6.1. Năng xuất: Năng suất là số lượng (tổng khối lượng) công việc làm ra được trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng, vụ, năm v.v) Năng suất làm việc của LHM canh tác trên đồng ruộng trong một kíp: 18 Wkíp = 0,1B.v.t (ha/kíp) B- Bề rộng làm việc của máy nông nghiệp (m) v- Vận tốc làm việc (Km/h) t- Thời gian làm việc trong một ca (giờ) t = Tlv + Tv +Td + Tkt - TLv: Thời gian làm việc trực tiếp làm ra sản phẩm. - TV: Thời gian quay vòng chạy không đầu bờ. - Tdc: Thời gian di chuyển trong kíp, giữa thửa và giữa lô. - TKT: Thời gian phục vụ kỹ thuật. đổ thêm giống, phân, lấy sản phẩm thu hoạch, đ/c máy và làm các việc đảm bảo yêu cầu nông học. 6.2.Những biện pháp nhằm nâng cao năng suất. - Tổ chức tính toán và thành lập 1 liên hợp đúng nhất, đảm bảo các thông số kĩ thuật và kinh tế. - Tận dụng hết thời gian làm việc của LHM - Chọn phương pháp chuyển động hợp lý giảm thời gian quay vòng - Cải tạo tích cực địa bàn cơ giới, tạo những địa bàn phù hợp tránh thời gian di chuyển - Chăm sóc phục vụ kĩ thuật cho máy tốt, tránh những hư hỏng bất thường trong quá trình làm việc giảm thời gian phục vụ - Thường xuyên cải tiến kết cấu, cấu tạo và phương pháp sử dụng thực tế. - Chấp hành tốt các biện pháp về an toàn kĩ thuật, an toàn lao động, các quy trình, quy phạm sử dụng, chỉnh sửa chăm sóc máy. - Bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của công nhân. - Sử dụng thực tế phải nhạy bén, linh hoạt với tình hình cụ thể từng việc, từng nơi, từng lúc. 6.3.An toàn khi sử dụng LHM cày. - Chỉ cho phép công nhân có bằng, chứng chỉ vận hành máy sử dụng máy 19 - Khi liên kết cày lùi máy phải nhỏ ga, phối hợp nhịp nhàng giữa lái chính và lái phụ, sử dụng tay thuỷ lực phải thành thạo. - Khi khởi động kiểm tra tay số, tay thủy lực ở vị trí trung gian - Trước khi LHM khởi hành quan sát kĩ trước, sau và báo hiệu để đảm bảo an toàn tuyệt đối - Quá trình làm việc nếu cần điều chỉnh, bảo dưỡng phải dừng máy - Khi cho LHM đi qua mô đống hoặc rãnh phải sử dụng ga thích hợp, không được quanh máy quá gấp, nhất là với cày treo khi quay vòng phải chú ý phía sau - Khi làm việc ở ruộng nước thấy máy cất đầu phải cắt côn giảm ga ngay. + Sử dụng dụng cụ sạch sẽ không dính dầu mỡ + Kê kích máy đúng trọng tâm + Theo dõi hoạt động các đồng hồ + Di chuyển địa bàn phải nâng cày khóa thủy lục, đi số thấp + Khi cày máy quá tải điều khiển thủy lực nâng cày, máy có hiện tượng cất đầu giảm ga, cắt ly hợp. + Khi sửa chữa phải dừng máy ra số o, kéo phanh tay, hạ cày xuống lền đất + Không cho người nhảy lên xuống, đu bám khi máy làm việc BÀI 2: BẢO DƯỠNG VẬN HÀNH MÁY KÉO BÁNH LỒNG Mục tiêu: - Trình bày được cấu tạo của bánh lồng đất - Lắp được bánh lồng vào máy kéo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật - Vận hành được máy kéo bánh lồng để làm nhỏ đất đúng quy trình - Bảo dưỡng được bánh lồng làm nhỏ đất - Rèn luyện tính cẩn thận, có trách nhiệm trong công việc Nội dung chính: 1. Nhiệm vụ yêu cầu và cấu tạo của bánh lồng đất 20 - Bánh lồng là loại bánh xe dạng lồng thường lắp bánh hơi máy kéo dưới ruộng nước. Bánh lồng là hệ di động có lực kéo bán rất tốt và làm công cụ làm đất ruộng nước. Đối với ruộng nước liền bùn bánh lồng có thể thay thế cho cả cày và bừa. - Cấu tạo có dạng hình lồng từ 3 đến 5 vành tròn chế tạo bằng thépdẹp hoặc thép góc đường sinh của lồng là thép góc đặt thẳng đứng hoặc xiên xuất hiện đầu tiên ở nước pháp. Từ lâu ở việt nam đã nghiên cứu thiết kế chế tạo bộ bánh lồng đầu tiên lắp trên máy kéo MTZ -52 đến nay đã được dùng rộng rãi trên cả nước vẫn phát huy tác dụng * Công dụng của bánh lồng + Bánh lồng có 2 tác dụng vừa là bánh xe di động vừa làm công cụ làm nhuyễn đất để cấy lúa. Bánh có cấu trúc đơn giản dễ chế tạo - Đặc điểm kỹ thuật và nguyên tắc làm việc của bánh lồng + Đặc điểm kỹ thuật - Đường kính của bánh xe vào khoảng 965mm ( theo kích thước của bánh cao su). Số lượng thanh mấu trên mỗi bánh xe từ 20 đến 24 thanh,bề rộng làm việc của bánh từ 900 đến 1100mm - Khối lượng mỗi bánh 200 đến 220 kg. - Số nan hoa mỗi bánh từ 14 đến 20 nan hoa. - Năng suất được tính bằng ( ha/ lượt/h) từ 1,0 đến 1,1. - Hiện nay bánh lồng lắp cho máy kéo cỡ lớn từ 50 đến 80 mã lực có bán kính quay vòng lớn, chiều rộng hẹp rễ xảy ra tình trạng gẫy bản trục,hư hỏng các chi tiết truyền lực hại má phanh vì vậy chiều dài ruộng nên cố gắng đảm bảo từ 100 đến 150 m trở lên. - Mức nước có tác dụng rất lớn đến khả năng làm việc của bánh lồng,ít nước bánh lồng bị bùn đất két dính, đất trong bánh lồng khó thoát, lực cản tăng không đảm bảo chất lượng làm đất. Còn nếu mức nước nhiều sẽ gặp khó khăn cho người lái máy vì không xá định được chỗ nào bánh lồng đã đi vào chỗ nào chưa đi đến. Mức nước tốt nhất là từ 7 đến 25 cm. 21 * Ưu nhược điểm của bánh lồng + Ưu điểm: Dùng cho việc làm dầm và đổ ải, không dùng được với đất, mặt dễ tháo lắp,dễ sử dụng làm được trên các chân ruộng sâu tới 35cm giá thành làm đất thấp. + Nhược điểm: Lực cản lăn còn lớn dễ quá tải khi quay vòng đầu bị bán kính quay vòng lớn, dễ lật gây nguy hiểm cho người sử dụng,dễ gây gẫy bản trục và không điều chỉnh được độ sâu là đất theo yêu cầu nông học, đánh luống sau khi làm đất chưa bằng phẳng còn hình gợn sóng do các mấu bám của bánh răng lồng tạo nên, di chuyển khó khăn trên đất nền cứng, khi máy kéo bị sa lầy khó cứu. + Nhược điểm cần lưu ý khi sử dụng bánh lồng - Dùng bánh lồng phải đúng đối tượng đất, cần theo đúng phạm vi đã sử dụng. - Để tránh lật máy nhất là khi quay đầu lồng cần dùng một số công cụ đơn giản hoặc lắp bừa trục bằng ruộng nước vừa có tác dụng san phẳng vừa có tác dụng chống lật. 2. Vận hành bảo dưỡng máy kéo bánh lồng 2.1. Nguyên tắc chung của công việc làm đất. 2.1.1. Chuẩn bị máy - Chuẩn bị máy kéo bánh lồng phù hợp với từng loại đất canh tác từng địa hình của các thửa ruộng. - Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như xăng,dầu, nước làm mát để máy có thể hoạt động tốt, kiểm tra xiết chặt các vị trí bu lông đai ốc nếu bị rơ hỏng. 22 2.1.2. Những chú ý khi sử dụng máy kéo bánh lồng - Dùng máy kéo bánh lồng phải đúng đối tượng đất cần theo đúng phạm vi sử dụng. - Áp dụng các biện pháp an toàn để tránh lật đô máy khi làm việc và khi chuyển từ ruộng này sang ruộng khác. - Phương pháp chuyển động ở ruộng rộng nên chuyển động từ ngoài vào trong là thích hợp, ở ruộng hẹp nên theo phương pháp như bừa đuổi hạn chế lên máy và quay vòng gấp. - Phòng và chống xa lầy: trường hợp máy bị xa lầy cần moi đất dưới gầm máy trong bánh lồng đào thành vét thải dưới bánh lồng dùng ren trụ hoặc ra bênh thành bó lát dưới bánh xe về phía trước rồi cho máy lên. Không nên dùng gối chèn và gài vi sai trong trường hợp này vì như vậy sẽ gây ra tình trạng xoắn gẫy bán trục hoặc hư hỏng các phần truyền lực của máy kéo. 3. Vận hành bảo dưỡng máy kéo bánh lồng 3.1. Vận hành máy 3.2. Bảo dưỡng thường xuyên 3.3. Bảo dưỡng định kỳ 3.4. Sửa chữa bộ phận công tác 23 3.4.1. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật bánh lồng Công việc Hình ảnh Yêu cầu kỹ thuật 1- Kiểm tra các mấu bám 2- Kiểm tra các lan hoa 3- Kiểm tra các vành tròn 4- Kiểm tra các mặt bích - Không cong vênh rạn nứt, biến dạng. - Không cong vênh rạn nứt - Không rạn nứt - Không cong vênh rạn nứt 3.4.2.Sửa chữa bánh lồng Công việc Hình ảnh Yêu cầu kỹ thuật 1. Sửa chữa mấu bám - Mấu bám cong vênh Dùng dụng cụ chuyên dùng (kẹp) nắn lan hoa - Mấu bám rạn nứt Dùng máy hàn điện hàn khắc phục - Mấu bám vuông góc - Mối hàn chắc chắn 2. Sửa chữa lan hoa, vành tròn - Lan hoa, vành tròn bị rạn nứt Dùng máy hàn điện hàn khắc phục - Lan hoa, vành tròn, mặt bích, mấu bám bị bong mối hàn Dùng máy hàn điện hàn khắc phục - Mối hàn chắc chắn 3. Thu dọn đồ nghề và vệ sinh - Đồ nghề đầy đủ 24 công nghiệp - Máy sạch sẽ và tình trạng kỹ thuật tốt 3.5. Bảo quản máy BÀI 3: BẢO DƯỠNG VẬN HÀNH MÁY PHAY ĐẤT Mục tiêu: - Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phương pháp điều chỉnh máy phay đất - Vận hành được máy phay đất đúng quy trình, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong canh tác - Bảo dưỡng, sửa chữa được các bộ phận, chi tiết của máy phay đất - Rèn luyện tính cẩn thận, có trách nhiệm trong công việc Nội dung chính: 1.Nhiệm vụ yêu cầu máy phay đất 1.1.Nhiệm vụ. - Máy phay đất là công cụ làm nhỏ đất chủ động có khả năng thay thế cho cày và bừa trong khâu làm đất, phay nhận chuyển động trực tiếp của máy kéo đê cắt, phá vỡ đất và làm nhỏ đất. 25 1.2.Yêu cầu - Máy có thiết kế nhỏ gọn công suất và hiệu quả phay đất cao, dễ sử dụng, dễ bảo dưỡng và sửa chữa, dễ tháo lắp thay thế và bảo quản. 1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy phay đất 1.1. Sơ đồ cấu tạo - Cấu tạo gồm có: (1) – thanh treo; (2) – hộp số giữa; (3) – hộp số bên; (4) – vế phay; (5) – nắp sau phay; (6) – trống phay; ( 7) – trục các đăng; (8) – Bánh xe đề. - Về cấu tạo máy phay có hai loại là phay đất trục đứng và phay đất trục nằm ngang. Trong phay trục nằm ngang có phay thuận và phay ngược chiều tiến của liên hợp máy. Phân loại máy phay đất có hai loại: Máy phay truyền lực giữa và máy phay truyền lực bên 1.2. Nguyên lý hoạt động  Chú thích Trong đó: Vn – vận tốc tiến của liên hợp máy Vo – tốc độ quay tròn của trống dao phay R là bán kính của trống phay, s là bề cắt của dao phay. - Bộ phận làm việc chính của máy phay đất là dao phay, dao phay được bắt lên đĩa, đĩa được hàn vào trục, tập hợp nhiều đĩa bắt dao phay trên trục tạo ra trống phay. 26 a.Ưu nhược điểm của máy phay đất. a1. Ưu điểm - Máy phay đất là thiết bị làm đất chủ động rất thích hợp với làm đất ruộng nước với cùng một điều kiện ruộng như nhau thì làm đất bằng phay có chất lượng cao hơn so với máy làm đất khác hơn nữa số lần máy di chuyển trên ruộng ít máy kéo ít bị trượt và không phải sinh ra lực bán lớn nên không bị hỏng nền ruộng. a2. Nhược điểm - So với các loại máy đất khác thì máy phay có kết cấu phức tạp hơn yêu cầu kỹ thuật, chế tạo và sử dụng cao hơn. - Chi phí nhiên liệu cho một đơn vị làm đất cao hơn so với làm đất bằng cày và bừa. + Cấu tạo của trục và dao phay + Cấu tạo của dao phay cong - Có dạng cong 1 phía ( cong trái hoặc phải) và cong hai phía nhưng phổ biến là loại dao cong 1 phía loại này dùng để cắt đất đánh tơi làm việc ở đất phù xa đất thịt nhẹ trung bình, đất có xơ nhưng không có rễ có gốc cây được dùng phổ biến trên máy kéo cỡ nhỏ 2 bánh + Cách lắp các lưỡi phay và bộ phận truyền lực phay - Trước khi lắp lưỡi phay vào trục trống ta cần phải kiểm tra dao phay xem có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật hay không có đúng chủng loại hay không sau đó lắp trục trống phay lên hai gối đỡ để 27 trục có thể chuyển động quay tròn và tiến hành lắp lưỡi dao phay lên các vị trí đầu mấu được thiết kế từ trước, chú ý lắp đúng hướng, chiều của các dao phay cuối cùng xiết chặt những vị trí bu lông ốc hãm. + Cách lắp truyền lực bộ phận phay Hiện nay trong sản xuất hệ thống truyền động cho phay gồm 2 loại - Loại truyền động xích: Xích dùng cho máy phay là xích con lăn, hai dây xích kép bước xích 19,05 với chuyển động xích phay có thể làm việc ở các tốc độ khác nhau. Vd: Đĩa xích chủ động có số răng từ 12 đến 14 thì sẽ có tốc độ quay của trục là 192 vòng/ phút. - Ưu điểm của loại truyền động xích là kết cấu đơn giản rễ tháo lắp và thay thế chi phí chế tạo thấp. - Nhược điểm làm việc không ổn định và độ bền thấp hơn so với chuyển động bánh răng. + Hệ truyền động cho phay dùng bánh răng VD: Tốc độ làm việc của phay khi chuyển động bánh răng như sau: bánh răng Z1 ăn khớp với bánh răng Z2 sẽ có tốc độ trục quay là 272 vòng/ phút và Z3 ăn khớp với Z4 sẽ có tốc độ trục quay là 345 vòng/ phút. - Truyền động bằng hộp bánh răng có độ bền cao,ổn định khi làm việc với tốc độ lớn tuy nhiên giá thành chế tạo khá đắt. 4. Vận hành điều chỉnh máy phay đất 4.1. Chuẩn bị máy phay đất a. Chuẩn bị máy động lực - Chăm sóc máy kéo nội dung 8 – 10 giờ - Kiểm tra hoạt động hệ thống động cơ - Bổ xung nhiên liệu, dầu mỡ nước làm mát b. Chuẩn bị máy phay * Chuẩn bị đất: - Chuẩn bị đất phay yêu cầu cao 28 lưỡi phay xoắn : ỉnh LHM phay - Dọn sạch đá, gốc, rễ cây rễ làm cho lưỡi phay bị mẻ, cong vênh biến dạng, nứt gãy sẽ không đảm bảo kỹ thuật canh tác - Đánh dấu nơi có đá ngầm, gốc cây chưa đào, vị trí lầy thụt - Pha

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_bao_duong_van_hanh_may_canh_tac_thong_dung_ap_dun.pdf