Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
UBND TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI
BÀI GIẢNG
Mô đun: Bảo dưỡng và sửa chữa HTĐHKK TRÊN Ô TÔ
NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG
LƯU HÀNH NỘI BỘ
NĂM: 2017
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình được biên soạn dựa vào các loại sách tham khảo,và
tài liệu của một số hãng xe như huy
122 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 130 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa HTĐHKK trên ô tô (Trình độ Cao đẳng, Trung cấp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ndai,Toyota.
nên trong quá trình biên soạn có sai sót mong có sự góp ý của mọi người.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 31
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nhiều năm gần đây tốc độ gia tăng số lượng và chủng loại ô tô ở nước ta khá nhanh.
Nhiều kết cấu hiện đại đã trang bị cho ô tô nhằm thỏa mãn càng nhiều nhu cầu của người sử
dụng. Trong đó có hệ thống điều hòa ô tô giúp cho người sử dụng cảm giác thoải mái, dễ
chịu khi ở trong xe. Và trong quá trình sử dụng qua thời gian sẽ khó tránh khỏi những trục
trặc.
Để phục vụ cho học viên học nghề và thợ sửa chữa ô tô những kiến thức cơ bản cả về lý
thuyết và thực hành bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điều hòa. Với mong muốn đó giáo trình
được biên soạn, nội dung giáo trình bao gồm bốn bài:
Bài 1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
Bài 2. Kỹ thuật tháo – lắp hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
Bài 3. Kỹ thuật kiểm tra và chẩn đoán hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
Bài 4. Kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
Kiến thức trong giáo trình được biên soạn theo chương trình Tổng cục Dạy nghề, sắp xếp
logic từ nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa đến cách phân tích
các hư hỏng, phương pháp kiểm tra và quy trình thực hành sửa chữa. Do đó người đọc có thể
hiểu một cách dễ dàng.
Xin trân trọng cảm ơn Tổng cục Dạy nghề, khoa Động lực trường Cao đẳng nghề Lào
cai cũng như sự giúp đỡ quý báu của đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành giáo trình này.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản sau giáo trình được hoàn thiện
hơn.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN
A/C - Air Conditioning: hệ thống điều hòa nhiệt độ trên xe
BTU - British Thermal Unit: công suất làm lạnh
PTC - Positive temperature coefficient: hệ số nhiệt dương
EPR - Evaporator Pressure regulator: phương pháp điều áp giàn lạnh
ECU - Engine Control Unit: hộp điều khiển
CFC - Clorofluorocacbon: môi chất lạnh dùng trong hệ thống điều hòa
VSV - Vacuum Switching Valve: van chân không
EFI - Electronic fuel injection: hệ thống phun xăng điện tử
ECU - Engine Control Unit: hộp điều khiển
TAO - Temperature air outlet: nhiệt độ không khí cửa ra
DTC - Diagnostic Trouble Code: mã chẩn đoán hư hỏng
DLC - Data link connector: giắc nối liên kết giữ liệu.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG
ĐIỀU HÒA TRÊN Ô TÔ
Mã mô đun: MĐ 41
Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun:
- Vị trí: mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 08,
MH 09, MH 10, MH 11, MH 12, MH 13, MH 14, MH 15, MH 16, MH 17, MĐ 18,
MĐ 19, MĐ 20, MĐ 21, MĐ 22, MĐ 23, MĐ 24, MĐ 25, MĐ 26, MĐ 27,
MĐ 28, MĐ 29, MĐ 30, MĐ 31, MĐ 32, MĐ 34, MDD35, MĐ 36, MĐ 37, MĐ 38,
MĐ 39, MDD40.
- Là mô đun chuyên môn nghề trang bị cho người học kiến thức về hệ thống điều hòa
trên ô tô.
- Tài liệu được dùng cho học viên nghề công nghệ ô tô trình độ cao đẳng và
trung cấp.
Mục tiêu của mô đun:
- Trình bày được yêu cầu, nhiệm vụ của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
- Trình bày được sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống điều hòa
không khí trên ô tô.
- Nêu được các hiện tượng và giải thích được nguyên nhân các sai hỏng thông
thường.
- Trình bày được phương pháp kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa
sai hỏng của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.
- Lựa chọn được các thiết bị, dụng cụ và thực hiện được công việc sửa chữa,
bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô.
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
Nội dung chính của mô đun
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
BÀI 1: SƠ ĐỒ CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU
HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ
Giới thiệu chung:
Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô là một thiết bị được sử dụng để
tạo không gian khí hậu thoải mái cho người lái xe và khách ngồi trên ô tô. Hệ thống điều hòa
không khí là thuật ngữ chung dùng để chỉ những thiết bị đảm bảo không khí trong phòng ở
nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Khi nhiệt độ trong phòng cao, nhiệt được lấy đi để giảm nhiệt
độ (gọi là “sự làm lạnh”) và ngược lại khi nhiệt độ trong phòng thấp, nhiệt được cung cấp để
tăng nhiệt độ (gọi là “sưởi”). Mặt khác, hơi nước được thêm vào hay lấy đi khỏi không khí
để đảm bảo độ ẩm trong phòng ở mức độ phù hợp.
Mục tiêu:
- Phát biểu đúng nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.
- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô.
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
Nội dung chính:
1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ:
1.1. Nhiệm vụ:
Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô là một thiết bị được sử dụng để tạo không gian
và khí hậu thoải mái cho người lái xe và khách ngồi trên ô tô.
Hệ thống điều hòa không khí là thuật ngữ chung dùng để chỉ những thiết bị đảm bảo
không khí trong phòng ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Khi nhiệt độ trong phòng cao, nhiệt
được lấy đi để giảm nhiệt độ (gọi là “sự làm lạnh”) và ngược lại khi nhiệt độ trong phòng
thấp, nhiệt được cung cấp để tăng nhiệt độ (gọi là “sưởi”).
Mặt khác, hơi nước được thêm vào hay lấy đi khỏi không khí để đảm bảo độ ẩm trong
phòng ở mức độ phù hợp. Vì lý do này, thiết bị thực hiện việc điều hòa không khí sẽ gồm tối
thiểu một bộ làm lạnh, một bộ sưởi, một bộ điều khiển độ ẩm và một bộ thông gió. Hệ thống
điều hòa không khí trên ô tô nói chung bao gồm một bộ lạnh (hệ thống làm lạnh), một bộ
sưởi, một bộ điều khiển độ ẩm và một bộ thông gió.
Nhiệm vụ chính của hệ thống điều hòa không khí:
- Điều khiển nhiệt độ và thay đổi độ ẩm trong xe.
- Điều khiển dòng không khí trong xe.
- Lọc và làm sạch không khí.
Chức năng các bộ phập trong hệ thống ĐHKK
Bộ sưởi ấm
Người ta dùng một két sưởi như một bộ trao đổi nhiệt để làm nóng không khí. Két
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
sưởi lấy nước làm mát động cơ đã được hâm nóng bởi động cơ và dùng nhiệt này để làm
nóng không khí nhờ một quạt thổi vào xe, vì vậy nhiệt độ của két sưởi là thấp cho đến khi
nước làm mát nóng lên.
Vì lý do này, ngay sau khi động cơ khởi động két sưởi không làm việc như là một bộ sưởi
ấm.
Hình 1.1. Bộ sưởi ấm.
HÖ thèng lµm m¸t kh«ng khÝ
Giµn l¹nh lµm viÖc nh- lµ mét bé trao ®æi nhiÖt ®Ó lµm m¸t
kh«ng khÝ tr-íc khi ®-a vµo trong xe. Khi bËt c«ng t¾c ®iÒu
hoµ kh«ng khÝ, m¸y nÐn b¾t ®Çu lµm viÖc vµ ®Èy chÊt lµm l¹nh
(ga ®iÒu hoµ) tíi giµn l¹nh. Giµn l¹nh ®-îc lµm m¸t nhê chÊt
lµm l¹nh vµ sau ®ã nã lµm m¸t kh«ng khÝ ®-îc thæi vµo trong xe
tõ qu¹t giã. ViÖc lµm nãng kh«ng khÝ phô thuéc vµo nhiÖt ®é
n-íc lµm m¸t ®éng c¬ nh-ng viÖc lµm m¸t kh«ng khÝ lµ hoµn toµn
®éc lËp víi nhiÖt ®é n-íc lµm m¸t ®éng c¬.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
Hình 1.2. Hệ thống làm mát không khí.
Máy hút ẩm
Lượng hơi nước trong không khí tăng lên khi nhiệt độ không khí cao hơn và giảm
xuống khi nhiệt độ không khí giảm xuống. Không khí được làm mát khi đi qua giàn lạnh.
Nước trong không khí ngưng tụ và bám vào các cánh tản nhiệt của giàn lạnh. Kết quả là độ
ẩm trong xe bị giảm xuống. Nước dính vào các cánh tản nhiệt đọng lại thành sương và được
chứa trong khay xả nước. Cuối cùng, nước này được tháo ra khỏi khay của xe bằng một vòi.
Hình 1.3. Chức năng hút ẩm.
Điều khiển nhiệt độ
Điều hoà không khí trong ô tô điều khiển nhiệt độ bằng cách sử dụng cả két sưởi và
giàn lạnh, và bằng cách điều chỉnh vị trí cánh hoà trộn không khí cũng như van nước. Cánh
hoà trộn không khí và van nước phối hợp để chọn ra nhiệt độ thích hợp từ các núm chọn
nhiệt độ trên bảng điều khiển.
Gần đây, số xe không dùng van nước đang ngay càng tăng lên.
Hình 1.4. Điều khiển nhiệt độ.
§iÒu khiÓn tuÇn hoµn kh«ng khÝ
(1) Th«ng giã tù nhiªn.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
Việc lấy không khí bên ngoài đưa vào trong xe nhờ chênh áp được tạo ra do chuyển động
của xe được gọi là sự thông gió tự nhiên. Sự phân bổ áp suất không khí trên bề mặt của xe
khi nó chuyển động được chỉ ra trên hình vẽ, một số nơi có áp suất dương, còn một số nơi
khác có áp suất âm. Như vậy cửa hút được bố trí ở những nơi có áp suất dương (+) và cửa xả
khí được bố trí ở những nơi có áp suất âm (-).
(2) Thông gió cưỡng bức.
Trong các hệ thống thông gió cưỡng bức, người ta sử dụng quạt điện hút không khí đưa
vào trong xe.
Các cửa hút và cửa xả không khí được đặt ở cùng vị trí như trong hệ thống thông gió tự
nhiên. Thông thườg, hệ thống thông gió này được dùng chung với các hệ thống không khí
khác(Hệ thống điều hòa không khí, bộ sưởi ấm)
Hình 1.5. Thông gió trên ô tô.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
1.2. Điều hòa không khí trên ô tô.
1.2.1. Mục đích về điều hoà không khí
- Lọc sạch, tinh khiết khối không khí trước khi đưa vào cabin ôtô.
- Rút sạch chất ẩm ướt trong
khối không khí này.
- Làm mát khối không khí và
duy trì độ mát ở nhiệt độ thích hợp.
- Giúp cho khách hàng và
người lái xe cảm thấy thoải mái,
mát dịu, khi xe chạy trên đường
trường trong khi thời tiết nóng bức.
Nguyên lý hoạt động của hệ
thống điện lạnh ôtô được mô tả
theo sơ đồ khối (hình 1.1).
1.2.2. Lý thuyết về điều hoà không khí trong ôtô
Hệ thống điện lạnh được thiết kế dựa trên các đặc tính cơ bản của sự truyền dẫn nhiệt
sau đây: Dòng nhiệt, sự hấp thụ nhiệt và áp suất đối với điểm sôi.
1.2.2.1. Dòng nhiệt
Hệ thống điện lạnh được thiết kế để xua đẩy nhiệt từ vùng này sang vùng khác. Nhiệt
có tính truyền dẫn từ vật nóng sang vật nguội. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai vật càng lớn
thì dòng điện lưu thông càng mạnh.
Nhiệt truyền dẫn từ vật này sang vật
khác theo ba cách:
- Dẫn nhiệt.
- Sự đối lưu.
- Sự bức xạ.
a. Dẫn nhiệt
Sự dẫn nhiệt xảy ra giữa hai vật thể khi
chúng được tiếp xúc trực tiếp nhau. Nếu đầu
của một đoạn dây đồng tiếp xúc với ngọn lửa
(hình 1.2.1a), nhiệt độ của ngọn lửa sẽ truyền
đi nhanh chóng xuyên qua đoạn dây đồng.
Mỏ hàn
Hình 1.2.1a. Truyền nhiệt nhờ sự dẫn nhiệt.
Nhiệt độ của mỏ hàn được truyền đi trong
thanh đồng.
Hình 1.2.1. Sơ đồ khối giới thiệu quá trình
lọc sạch, hút ẩm và làm lạnh khối không
khí đưa vào cabin ôtô.
Làm lạnh
hút ẩm
Làm sạch
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
Trong dây đồng, nhiệt lưu thông từ phân tử này sang phân tử kia. Một vài vật chất có đặc
tính dẫn nhiệt nhanh hơn các vật chất khác.
b. Sự đối lưu
Nhiệt có thể truyền dẫn từ vật thể này
sang vật thể kia, nhờ trung gian của khối
không khí bao quanh chúng. đặc tính này
là hình thức của sự đối lưu. Lúc khối
không khí được đun nóng bên trên một
nguồn nhiệt, không khí nóng sẽ bốc lên
phía trên tiếp xúc với vật thể nguội hơn ở
phía trên và làm nóng vật thể này (hình
1.2.1b). Trong một phòng, không khí nóng
bay lên trên, không khí nguội đi chuyển
xuống dưới tạo thành vòng tròn luân
chuyển khép kín, nhờ vậy các vật thể trong
phòng được nung nóng đều, đó là hiện
tượng của sự đối lưu.
c. Sự bức xạ
Sự bức xạ là sự truyền nhiệt do
tia hồng ngoại truyền qua không gian
xuống Trái Đất, nung nóng Trái Đất
(Hình 1.2.1c).
Hình 2.2.1c. Truyền dẫn nhiệt do bức xạ. Mặt trời
truyền nhiệt nung nóng Trái Đất nhờ tia hồng
ngoại.
Trái Đất
Sóng tia hồng ngoại
Mặt trời
Hình 1.3. Nhiệt được truyền dẫn do sự đối
lưu. Không khí trên bề mặt nung nóng, bay
nên nung chín gà.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
1.2.2.2. Sự hấp thu nhiệt
Vật có thể được tồn tại ở một trong ba trạng thái : Thể rắn, thể lỏng và thể khí. Muốn
thay đổi trạng thái của vật thể, cần phải truyền cho nó một lượng nhiệt. Ví dụ khi ta hạ nhiệt
độ của nước xuống đến 320F (00C) nước sẽ đông thành đá, nếu đun nóng lên đến 2120F
(1000 C) nước sôi sẽ bốc hơi. Nếu ta đun nước đá ở 00C thì nó sẽ tan ra, nhưng nước đá đang
tan vẫn giữ nguyên nhiệt độ. Đun nước nóng đến 1000C ta tiếp tục truyền nhiệt nhiều hơn
nữa cho nước bốc hơi chỉ thấy nhiệt độ của nước giữ nguyên 1000C. Hiện tượng này gọi là
ẩn nhiệt hay tiềm nhiệt.
1.2.2.3. Áp suất và điểm sôi
Sự ảnh hưởng của áp suất đối với điểm sôi có một tác động quan trọng đối với hoạt
động biến thể của môi chất lạnh trong máy điều hoà không khí. Thay đổi áp suất trên măt
thoáng của chất lỏng sẽ làm thay đổi điểm sôi của chất lỏng này. Áp suất càng lớn thì điểm
sôi càng cao, có nghĩa là nhiệt độ lúc chất lỏng sôi sẽ cao hơn so với áp suất bình thường.
Ngược lại, nếu giảm áp suất trên mặt thoáng chất lỏng thì điểm sôi của nó sẽ giảm. Hệ thống
điều hoà không khí cũng như hệ thống điện lạnh ôtô ứng dụng ảnh hưởng này của áp suất
đối với sự bốc hơi và sự ngưng tụ của một loại chất lỏng đặc biệt để sinh hàn gọi là môi chất
lạnh.
1.2.2.4. Lý thuyết về điều hoà không khí
Lý thuyết về điều hoà không khí được tóm lược theo ba nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc thứ nhất: Làm lạnh một vật thể là rút bớt nhiệt của vật thể đó.
+ Nguyên tắc thứ hai: Mục tiêu làm lạnh chỉ thực hiện tốt khi khoảng cách không gian
cần làm lạnh được bao kín chung quanh. Vì vậy cabin ôtô cần phải được bao kín và cách
nhiệt tốt.
+ Nguyên tắc thứ ba: Khi cho bốc hơi chất lỏng, quá trình bốc hơi sẽ sinh hàn và hấp
thu một lượng nhiệt đáng kể. Ví dụ cho một ít rượu cồn vào lòng bàn tay, cồn hấp thu nhiệt
từ lòng bàn tay để bốc hơi. Hiện tượng này làm ta cảm thấy mát lạnh tại điểm giọt cồn đang
bốc hơi.
1.2.3. Đơn vị đo nhiệt lượng – Môi chất lạnh – Dầu nhờn bôi trơn
1.2.3.1. Đơn vị đo nhiệt lượng
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
Để đo nhiệt lượng truyền từ vật thể này sang vật thể khác, thông thường người ta dùng
đơn vị Calorie và BTU.
- Calorie là số nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg nước để tăng nhiệt độ lên 1C .
- BTU viết tắt của chữ British Thermal Unit. Nếu cần nung 1 pound nước ( 0,454kg)
đến 10F (0,550C) phải truyền cho nước 1 BTU nhiệt.
1.2.3.2. Môi chất lạnh
* Khái niệm: môi chất lạnh là chất được nạp vào hệ thống máy lạnh, tuần hoàn trong hệ
thống và thực hiện việc trao đổi nhiệt. Môi chất lạnh nhận nhiệt khi bay hơi và giải phóng
nhiệt khi ngưng tụ (hoá lỏng).
* Yêu cầu: môi chất lạnh cần phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- Có nhiệt độ bay hơi thấp hơn nhiệt độ cần có trong phòng lạnh nhưng áp suất bay hơi
không quá thấp hoặc quá cao.
- Phải trộn lẫn được với dầu bôi trơn.
- Có hoá tính trơ, nghĩa là không làm hỏng các ống cao su, nhựa dẻo, không gây sét gỉ cho
kim loại.
- Không gây cháy nổ và độc hại.
- Áp suất ngưng tụ không quá cao.
- Có nhiệt ẩn hoá hơi lớn để có năng suất làm lạnh riêng khối lượng lớn.
- An toàn, không làm hỏng vật liệu máy lạnh và không độc hại cho con người và môi sinh.
- Chất lượng ổn định, dễ sản xuất và giá thành rẻ.
Môi chất lạnh CFC-12 (thường gọi là R-12) là ga lạnh được dùng trong các hệ thống điều
hòa không khí thông thường, thỏa mãn các yêu cầu trên.
Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy, do Clo xả ra từ CFC-12 phá hủy tầng ô zôn
của khí quyển. Tầng ô zôn này có tác dụng như một tấm lọc hấp thụ các tia cực tím (UV) từ
mặt trời, bảo vệ cuộc sống của động vật và thực vật khỏi ảnh hưởng của các tia có hại này.
Vì vậy, cần phải thay đổi R-12 bằng một loại ga lạnh khác không phá hủy tầng ô zôn. HFC-
134a (R-134a) là một loại ga lạnh có đặc tính gần giống như R-12 được sử dụng để thay thế
R-12. Mặc dù HFC không phá hủy tầng ô zôn.
Hệ thông điện lạnh ôtô sử dụng hai loại môi chất lạnh phổ biến là R-12 và R-134a.
a. Môi chất lạnh R-12
Môi chất lạnh R-12 là một hợp chất gồm clo, flo và cacbon. Điểm sôi của R-12 là
-220F (-300C), nhờ vậy:
- Ưu điểm: Nó bốc hơi nhanh chóng trong giàn lạnh và hấp thu nhiều nhiệt. R-12 hoà
tan được trong dầu nhờn bôi trơn chuyên dùng cho máy lạnh (loại dầu khoáng chất), không
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
phản ứng làm hỏng kim loại, các ống mềm và gioăng đệm. Nó có khả năng lưu thông xuyên
suốt qua hệ thống lạnh nhưng không bị giảm hiệu suất lạnh.
- Nhược điểm: Chất này thải vào không khí, nguyên tử clo tham gia phản ứng làm
thủng tầng ôzôn bao bọc bảo vệ Trái Đất. Trên tầng cao từ 16 - 48 km, tầng ôzôn bảo vệ Trái
Đất bằng cách ngăn chặn tia cực tím của mặt trời phóng vào Trái Đất. Do đó, ngày nay hệ
thống điện lạnh ôtô dùng loại môi chất mới R-134a thay thế cho R-12.
b. Môi chất lạnh R-134a
Môi chất lạnh R-134a là hợp chất gồm flo và cacbon. Điểm sôi của môi chất R-134a là
-150F (-260C).
- Ưu điểm:
Hợp chất này không tham gia phá hỏng tầng ôzôn. Vì trong phân tử này không chứa
clo.
- Nhược điểm:
R-134a không hoà tan được với dầu nhờn bôi trơn khoáng chất.
- Một số khác biệt quan trọng của môi chất lạnh R-134a so với R-12 là:
+ Dầu nhờn bôi trơn chuyên dùng cùng với môi chất lạnh R-134a là các chất bôi trơn
tổng hợp polyalkalineglycol (PAG) hay polyolester (POE). Hai chất bôi trơn này không thể
hoà lẫn với môi chất lạnh R-12.
+ Chất khử ẩm dùng cho R-134a khác với chất khử ẩm dùng cho R-12.
+ Hệ thống điện lạnh ôtô dùng môi chất lạnh R-134a cần áp suất bơm của máy nén và
lưu lượng không khí giải nhiệt giàn nóng (bộ ngưng tụ) phải tăng cao hơn so với hệ thống
điện lạnh dùng R-12.
Chú ý: Trong quá trình bảo trì sửa chữa cần tuân thủ các yếu tố kỹ thuật sau đây:
+ Không được nạp lẫn môi chất lạnh R-12 vào trong hệ thống đang dùng môi chất lạnh
R-134a và ngược lại. Nếu không tuân thủ điều này sẽ gây ra sai hỏng cho hệ thống điện lạnh.
+ Không được dùng dầu bôi trơn máy nén của hệ thống R-12 cho máy nén của hệ
thống R-134a. Nên dùng đúng loại.
+ Phải sử dụng chất khử ẩm đúng loại dành riêng cho R-12 và R-134a.
c. Đề phòng tai nạn đối với môi chất lạnh
Tính chất vật lý của môi chất lạnh là không mầu sắc, không mùi vị, không cháy nổ.
Nếu tiếp xúc trực tiếp với môi chất lạnh có thể bị mù mắt hay hỏng da. Môi chất lạnh bắn
vào mắt sẽ gây đông lạnh phá hỏng mắt. Nếu không may bị môi chất lạnh bắn vào mắt phải
nhanh chóng tự cấp cứu như sau:
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
Hình 2.3. Bình chứa 2ounces (59 ml)
dầu nhờn bôi trơn dùng để cho thêm
vào hệ thống điện lạnh ôtô.
- Không được dụi mắt.
- Tạt nhiều nước lã sạch vào mắt để làm tăng nhiệt độ cho mắt.
- Băng che mắt tránh bụi bẩn.
- Đến ngay bệnh viện mắt để chữa trị kịp thời.
- Nếu bị chất lạnh phun vào da thịt, nên tiến hành chữa trị như trên.
Không nên xả bỏ môi chất lạnh vào trong một phòng kín, vì môi lạnh làm phân tán
khí ôxi gây ra chứng buồn ngủ, bất tỉnh và tử vong. Nếu để môi chất lạnh tiếp xúc với ngọn
lửa hay kim loại nóng sẽ sinh ra khí độc. Nên tuân thủ một số nguyên tắc an toàn sau đây
mỗi khi thao tác với môi chất lạnh:
- Lưu trữ các bình chứa môi chất lạnh vào chỗ thoáng mát. Tuyệt đối không được hâm
nóng môi chất lạnh lên quá 510C .
- Không được va chạm hay gõ mạnh vào bình chứa môi chất lạnh.
- Không được trộn lẫn R – 12 với R – 134a.
1.2.3.3. Dầu nhờn bôi trơn hệ thống điện lạnh
Tuỳ theo quy định của nhà chế tạo, lượng
dầu bôi trơn khoảng 150 ml đến 200ml đựơc
nạp vào máy nén nhằm đảm bảo các chức năng:
Bôi trơn các chi tiết của máy nén tránh mòn và
kẹt cứng, một phần dầu nhờn sẽ hoà lẫn với
môi chất lạnh và lưu thông khắp nơi trong hệ
thống giúp van giãn nở hoạt động chính xác,
bôi trơn cổ trục máy nén .v.v
Dầu nhờn bôi trơn máy nén phải tinh
khiết, không sủi bọt, không lẫn lưu huỳnh. Dầu
nhờn bôi trơn máy nén không có mùi, trong
suốt màu vàng nhạt. Khi bị lẫn tạp chất dầu
nhờn đổi sang màu nâu đen. Vì vậy nếu phát
hiện thấy dầu nhờn trong hệ thống điện lạnh đổi
sang màu nâu đen đồng thời có mùi hăng nồng,
thì dầu đã bị nhiễm bẩn. Cần phải xả sạch dầu
cũ và thay dầu mới đúng chủng loại và đúng
dung lượng quy định.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
Chủng loại và độ nhớt của dầu bôi trơn máy nén tuỳ thuộc vào quy định của nhà chế
tạo máy nén và tuỳ thuộc vào loại môi chất lạnh đang sử dụng. Để có thể cho thêm dầu nhờn
vào máy nén bù đắp cho lượng dầu bị thất thoát do xì ga, người ta sản xuất những bình dầu
nhờn áp suất ( Pressurizedoil) như giới thiệu trên (hình 1.3) . Loại bình này chứa 59 ml dầu
nhờn và một lượng thích ứng môi chất lạnh. Lượng môi chất lạnh cùng chứa trong bình có
công dụng tạo áp suất đẩy dầu nhờn nạp vào hệ thống.
Cho thờm dầu nhờn vào hệ thống điện lạnh ụtụ.
Trong công tác bảo trì sửa chữa điện lạnh ôtô, cụ thể như xả môi chất lạnh, thay mới
các bộ phận, cần phải cho thêm dầu nhờn bôi trơn đúng chủng loại và đúng lượng. Dầu nhờn
phải được cho thêm sau khi tiến hành tháo xả môi chất lạnh, sau khi thay mới một bộ phận
và trước khi rút chân không. Dầu nhờn hoà tan với môi chất lạnh và lưu thông khắp xuyên
suốt hệ thống, do vậy bên trong mỗi bộ phận đều có tích tụ một số dầu bôi trơn khi tháo rời
bộ phận này ra khỏi hệ thống.
Lượng dầu nhờn bôi trơn phải cho thêm sau khi thay mới bộ phận được quy định do
nhà chế tạo và được chế trực tiếp vào bộ phận đó. Sau đây là quy định của hãng ôtô Ford:
. Giàn lạnh (bộ bốc hơi) .... 90 cc.
. Giàn nóng (bộ ngưng tụ) . 30 cc.
. Bầu lọc hút/ẩm . 30 cc.
Tổng thể tích dầu bôi trơn trong hệ thống điện lạnh ôtô khoảng 240 cc.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điện lạnh ôtô
2.1. Hệ thống điện lạnh và các thành phần chính
2.1.1. Cấu tạo chung của hệ thống điện lạnh ôtô
Hệ thống điện lạnh ôtô là một hệ thống hoạt động áp xuất khép kín, gồm các bộ phận
chính được mô tả theo sơ đồ hình 2.1.
Hình 2.1.. Sơ đồ cấu tạo hệ thống điện lạnh trên ôtô.
A. Máy nén còn gọi là blốc lạnh . I. Bộ tiêu âm.
B. Bộ ngưng tụ, hay giàn nóng. H . Van xả phía thấp áp.
C. Bình lọc/hút ảm hay fin lọc. 1. Sự nén.
D. Van giãn nở hay van tiết lưu . 2. Sự ngưng tụ.
E. Van xả phía cao áp. 3. Sự giãn nở.
F. Van giãn nở. 4. Sự bốc hơi.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
G. Bộ bốc hơi, hay giàn lạnh.
2.1.2. Nguyên lý hoạt động chung của hệ thống điện lạnh ôtô
Hoạt động của hệ thống điện lạnh (hình 2.1) được tiến hành theo các bước cơ bản sau
đây nhằm truất nhiệt, làm lạnh khối không khí và phân phối luồng khí mát bên trong cabin
ôtô:
a. Môi chất lạnh thể hơi được bơm đi từ máy nén (A) dưới áp suất cao và nhiệt độ cao
đến bộ ngưng tụ( B) .
b.Tại bộ ngưng tụ (giàn nóng) (B) nhiệt độ của môi chất lạnh rất cao, quạt gió thổi mát
giàn nóng, môi chất lạnh thể hơi được giải nhiệt, giảm áp nên ngưng tụ thành thể lỏng dưới
áp suất cao nhiệt độ thấp .
c. Môi chất lạnh thể lỏng tiếp tục lưu thông đến bình lọc/hút ẩm (C), tại đây môi chất
lạnh được tiếp tục làm tinh khiết nhờ được hút hết hơi ẩm và lọc tạp chất.
d. Van giãn nở hay van tiết lưu (F) điều tiết lưu lượng của môi chất lạnh thể lỏng để
phun vào bộ bốc hơi (giàn lạnh) (G), làm lạnh thấp áp của môi chất lạnh. Do được giảm áp
nên môi chất lạnh thể lỏng sôi, bốc hơi biến thành thể hơi bên trong bộ bốc hơi.
e. Trong quá trình bốc hơi, môi chất lạnh hấp thu nhiệt trong cabin ôtô, và làm cho bộ
bốc hơi trở lên lạnh. Quạt lồng sóc hay quạt giàn lạnh thổi một khối lượng lớn không khí
xuyên qua giàn lạnh đưa khí mát vào cabin ôtô.
f. Sau đó môi chất lạnh ở thể hơi, áp suất thấp được hút trở về lại máy nén.
Hệ thống điện lạnh ôtô được thiết kế theo 2 kiểu: Hệ thống dùng van giãn nở TXV
(Thermostatic Expansion Valve) và hệ thốngs tiết lưu cố định FOT (Fexed Orfice Tube) để
tiết lưu môi chất lạnh thể lỏng phun vào bộ bốc hơi.
3. Cấu tạo của các bộ phận trong hệ thống điều hòa
3.1. Máy nén
3.1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại.
* Nhiệm vụ
Máy nén trong hệ thống điện lạnh ôtô thực hiện một lúc hai vai trò quan trọng sau đây:
Vai trò thứ nhất: Máy nén tạo sức hút hay tạo ra điều kiện giảm áp tại cửa hút của nó
nhằm thu hồi ẩm nhiệt của hơi môi chất lạnh từ bộ bốc hơi. Điều kiện giảm áp này giúp cho
van giãn nở hay ống tiết lưu điều tiết được lượng môi chất lạnh thể lỏng cần phun vào bộ
bốc hơi.
Vai trò thứ hai: Trong quá trình bơm, máy nén làm tăng áp suất, biến môi chất lạnh thể
hơi thấp áp thành môi chất lạnh thể hơi cao áp. Áp suất nén càng cao thì nhiệt độ của hơi
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
1 2
8 7 3 4 5 6
5 9
1. Mặt bích.
2. Vỏ máy nén.
3. Van hút/van áp suất.
4. Piston.
5. Đĩa cam.
6. Mặt bích chặn.
7. Đầu trục truyền động.
8. Đĩa bị động.
9. Buly.
10. Bulông xả môi chất.
Hình 2.2.1. Mặt cắt của máy nén kiểu piston đặt nằm có thể tích bơm thay đổi.
10
môi chất lạnh càng tăng lên. Yếu tố này làm tăng cao áp suất và nhiệt độ của hơi môi chất
lạnh lên gấp nhiếu lần so với nhiệt độ môi trường giúp thực hiện tốt quá trình trao đổi nhiệt
tại giàn nóng.
Máy nén còn có công dụng bơm môi chất lạnh chảy xuyên suốt trong hệ thống.
* Yêu cầu.
Máy nén phải có độ tin cậy cao, làm việc hiệu quả trong điều kiện tốc độ động cơ luôn
thay đổi trong quá trình làm việc.
Đặc biệt các chi tiết như cụm bịt kín cổ trục, các vòng bi phải làm việc với độ tin cậy
cao.
Dễ chăm sóc bảo dưỡng sửa chữa.
* Phân Loại.
Máy nén được phân ra làm những loại sau:
- Máy nén kiểu piston : . Máy nén kiểu piston loại đặt đứng.
. Máy nén kiểu piston loại đặt nằm.
- Máy nén loại cánh van quay.
- Máy nén thay đổi thể tích bơm.
3.1.2. Cấu tạo
Máy nén được cấu tạo gồm các chi tiết như giới thiệu hình 2.2.1.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
3.1.3. Nguyên lý hoạt động của máy nén.
- Xét nguyên lý hoạt động của một loại máy nén như giới thiệu ở (hình 2.2.2). Đó là
một loại máy nén kiểu piston đặt nằm có thể tích buồng bơm thay đổi.
- Máy nén kiểu piston loại đặt nằm, còn gọi là máy nén piston đặt dọc trục có kích thước
nhỏ gọn được trang bị phổ biến cho ôtô thế hệ mới .
- Hình (2.2.1.) giới thiệu kiểu máy nén này. Năm piston của máy nén được dẫn động
nhờ tấm dao động có khả năng thay đổi góc nghiêng. Mỗi khi góc nghiêng của tấm dao động
thay đổi thì khoảng cách chạy hữu ích của piston sẽ thay đổi theo, nhờ vậy thể tích môi
chất lạnh bơm đi cũng thay đổi.
Khoảng cách của các piston thay đổi tuỳ thuộc vào môi chất lạnh cần bơm đi. Như đã
giới thiệu ở trên, chiều dài khoảng chạy piston được điều khiển do tấm dao động. Tấm dao
động có thể thay đổi góc nghiêng của nó trong lúc đang bơm. Góc nghiêng này càng lớn thì
Hình2.2.2. Cấu tạo của máy nén piston đặt nằm có thể tích bơm thay đổi.
1. Trục truyền. 7. Phía trên.
2. Trục phát động. 8. Lỗ khoan tiết lưu.
3. Lò xo. 9. Van điều chỉnh.
4. Buồng áp suất. 10. Đĩa cam.
5. Phía dưới. 11. Thanh răng trượt.
6. Piston. 12. Bu ly.
7
8
9
10
11
6 5 4 3 2
1
12
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
khoảng chạy của piston càng dài ( hình 2.2.2) và bơm đi càng nhiều môi chất lạnh góc
nghiêng của tấm dao động càng bé thì khoảng chạy của các piston càng ngắn và bơm đi càng
ít môi chất lạnh. Đặc tính hoạt động này giúp cho máy nén có thể bơm liên tục vì nó chỉ cần
bơm đi một số lượng môi chất lạnh lúc ít lúc nhiều tuỳ nhu cầu làm lạnh.
Góc nghiêng của đĩa dao động được điều khiển nhờ một van kiểm soát kiểu lồng xếp
bố trí phía sau bơm. Van này tự động thu ngắt hay duỗi dài mỗi khi áp suất trong phía thấp
áp tăng hay giảm. Động tác co, duỗi của van lồng xếp điếu khiển một viên bi đóng hay mở
để kiểm soát bên trong cácte máy nén. Sự chênh lệch áp suất giữa phía thấp và áp suất bên
trong cácte máy nén sẽ quyết định vị trí hay góc nghiêng của tấm dao động.
Khi áp suất phía thấp áp bằng áp suất bên trong cácte máy nén thì góc nghiêng của đĩa
dao động sẽ tối đa và bơm đi một lượng tối đa môi chất lạnh. Ngược lại khi nhu cầu làm
lạnh thấp, áp suất tại cửa hút bằng áp suất chuẩn, van kiểm soát sẽ mở cho hơi môi chất lạnh
từ phía cao áp nạp vào cácte máy nén tạo ra chênh lệnh áp suất giữa cácte với cửa hút, lúc
này góc nghiêng của tấm dao động sẽ tối thiểu, môi chất lạnh bơm đi tối thiểu. Chỉ cần tăng
nhẹ áp suất bên trong cácte máy nén là có thể thay đổi góc nghiêng của tấm dao động.
. Duy chì được mức độ lạnh theo yêu cầu bằng cách thay đổi thể tích bơm của máy
nén.
. Không cần cắt nối liên tục của bộ ly hợp điện từ theo chu kỳ như đối với kiểu máy
nén thường.
. Hệ thống hoạt động êm dịu, duy chì độ lạnh của bộ bốc hơi ở mức 320F .
. Đạt hiệu quả làm lạnh cao.
Cơ cấu điều khiển thay đổi thể tích bơm được lắp đặt phía sau máy nén bao gồm piston
điều khiển van điện từ cuộn dây điện từ, van một chiều và van xả.
* Bộ phận điều chỉnh của máy nén.
Hình 2.2.3 (a,b) giới thiệu kết cấu và hoạt động của bộ phận này.
* Nguyên lý hoạt động của van điều chỉnh (van lồng xếp).
- Khi công suất lưu lượng lớn thì áp suất môi chất ở đường cao áp và ở đường thấp áp
đều lớn (hình 2.2.3a).
Khi đó màng xếp (2) bị nén lại, áp suất lớn và màng xếp (1) bị ép lại do áp suất lớn của
đường thấp áp.
Van điều chỉnh mở phần áp suất thấp của buồng thấp áp bị giảm đi vì qua đường đầu
van điều chỉnh ra phía ngoài. Khi đó, áp suất ở phần trên piston và lực của lò xo (1) lớn hơn
áp suất ở phần dưới piston và lò xo (2).
Nó làm cho vị t...nh có công dụng tiết lưu một lượng hơi môi chất
lạnh nóng từ cửa ra của máy nén đưa trở lại cửa ra của giàn lạnh, lượng ga nóng này được
thoát ra từ giàn lạnh để cùng trở về máy nén. Tình trạng đóng băng đá của giàn lạnh sẽ được
ngăn chặn nhờ lượng ga môi chất nóng này.
4.1.3. Dùng van kiểm soát STV (Thermostatic Expansion Valve)
Một phương pháp khác được dùng để chống đóng băng giàn lạnh trên các xe ôtô đời cũ
là tiết lưu dòng hơi môi chất lạnh từ bộ bốc hơi trở về máy nén nhờ van STV. Van STVđược
bố trí trên đường ống về giàn lạnh và cửa hút máy nén như giới thiệu (hình 4.1.2).
Tín hiệu thay đổi áp suất bên trong giàn lạnh sẽ điều khiển van STV hoạt động. Khi áp
suất bên trong giàn lạnh hạ xuống, có nghĩa là lạnh nhiều, van tiết lưu STV sẽ giảm bớt lưu
lượng hơi môi chất lạnh trở về máy nén. Đến lúc áp suất bên trong giàn lạnh tăng lên, nghĩa
là cần làm lạnh nhiều, van tiết lưu sẽ mở lớn cho nhiều hơi môi chất lạnh thể hơi hồi về máy
nén.
Vì vậy mà van tiết lưu STV giúp kiểm soát được áp suất bên trong giàn lạnh, có nghĩa
là kiểm soát nhiệt độ giàn lạnh nhằm ngăn ngừa hiện tượng đóng băng. Một chức năng khác
của van là tự động điều chỉnh nhiệt độ lạnh của hệ thống điện ôtô tuỳ theo vận tốc của ôtô.
Hình 3.1.2. giới thiệu kết cấu của van STV. Áp suất của môi chất lạnh thể hơi từ cửa
ra của giàn lạnh đi vào cửa (4) của van STV tác động lên piston (1) và màng chắn (2). Đối
kháng với lực lên này là lò xo (3) cũng như áp suất khí trời tác động lên màng (6) của cơ cấu
tác động chân không (7) bố trí trên đầu van.
Trong trường hợp áp suất bên trong bộ bốc hơi (giàn lạnh) tăng lên đến trị số quy định,
thông thường khoảng 30 - 33 Psi (2,1 - 2,3 kg/cm2). Piston (1) sẽ nhấc lên mở mạch cho môi
chất lạnh trở về máy nén.
Khi áp suất trong giàn lạnh hạ xuống, piston (1) sẽ đóng vừa đủ nhằm tiết lưu dòng
môi chất hồi về máy nén cho đến khi áp suất giàn lạnh tăng lên đến trị số quy định.
Van STV duy trì áp suất cân bằng của giàn lạnh rất chính xác, nhờ vậy kiểm soát được
chặt chẽ nhiệt độ của giàn lạnh ở mọi vận tốc khác nhau của ôtô.
Trong hình 3.1.2. cần lưu ý cơ cấu chân không (7) bên trên van. Bằng cách tác động
lực hút của động cơ vào cơ cấu này, lưc ấn xuống của lò xo (3) và mức mở lớn bé của piston
(1) sẽ thay đổi giúp đạt được độ lạnh tối ưu.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
Ở chế độ cao tốc của ôtô, máy nén bơm mạnh độ lạnh tăng cao, đồng thời sức hút trong
hộp chân không (7) giảm, lò xo (3) ấn piston (1) xuống đóng bớt đường về của hơi môi chất
lạnh nhờ vậy độ lạnh không tăng cao hơn được.
Trong chế độ chạy chậm của ôtô, máy nén bơm vừa, độ lạnh giảm, đồng thới sức hút
trong hộp chân không (7) tăng mạnh, piston (1) mở lớn hơn, cho ga môi chất lạnh hồi về
máy nén nhiều hơn làm tăng độ lạnh.
Hình 4.1.2. Kết cấu của một
loại van STV. Van này để cân
bằng áp suất bộ bốc hơi ở mức
30 psi hay 33,5 psi nhằm kiểm
soát độ lạnh.
1. Piston,
2, Màng tăng tốc,
3. Lò xo van,
4. Môi chất từ giàn lạnh đi vào,
5. Cửa ra trở về máy nén,
6. Màng tác động của cơ cấu
chân không,
7. Cơ cấu chân không,
8. Lưới lọc,
9. Van tách dầu bôi trơn.
6
4
9
2
5
8
3
1
7
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
4.2. Thiết bị an toàn bảo vệ hệ thống điện lạnh
4.2.1. Công tắc nhiệt độ môi trường.
Công tắc này cảm biến nhiệt độ bên ngoài xe, được trang bị nhằm ngắt điện bộ ly hợp
từ nối khớp với bu ly máy nén, không cho hệ thống A/C hoạt động trong trường hợp nhiệt độ
môi trường thấp hơn 4,40 C.
Công tắc nhiệt độ môi trường được lắp đặt trong đường ống hút không khí từ bên ngoài
đưa vào cabin ôtô. Trên một vài ôtô nó được lắp phía trước két nước làm mát động cơ.
4.2.2. Công tắc ngắt mạch khi áp suất thấp
Công tắc ngắt mạch khi áp suất môi chất lạnh trong hệ thống tụt thấp, được lắp đặt trên
bầu lọc/hút ẩm. Khi áp suất trong hệ thống tụt xuống quá thấp (dưới 2,1 kg/cm2), công tắc
này sẽ ngắt mạch điện của bộ ly hợp điện từ cho máy nén ngừng bơm. Khi xảy ra tình trạng
áp suất thấp do môi chất lạnh bị thất thoát hay thiếu dầu bôi trơn, nếu tiếp tục cho máy nén
hoạt động sẽ phá hỏng máy nén vì lúc này dầu nhờn bên trong máy nén không thể lưu thông
để bôi trơn chi tiết máy nén được.
4.2.3. Van xả khí áp suất cao
Khi áp suất bên trong hệ thống quá cao, van này sẽ mở cho môi chất lạnh thoát ra ngoài
không khí để đảm bảo an toàn cho hệ thống. Áp suất bên trong hệ thống điện lạnh tăng cao
quá mức là do: Nạp môi chất vào trong hệ thống quá nhiều, giàn nóng bị dơ nghẽn mặt ngoài
làm cản trở việc giải nhiệt hay quạt giải nhiệt giàn nóng bị hỏng.
4.2.4. Công tắc ngắt mạch áp suất cao
Công tắc này được bố trí trên đường ống bơm đi của máy nén. Khi áp suất bơm đi quá
cao, công tắc sẽ ngắt mạch điện ly hợp từ không cho máy nén hoạt động. Thông thường khi
áp suất bơm tăng lên đến khoảng 30,1 kg/cm2 công tắc này sẽ ngắt mạch điện ngừng máy
nén.
4.2.5. Công tắc quá nhiệt và cầu chì
Công tắc quá nhiệt (hình 4.2.1) được lắp đặt phía sau máy nén. Công tắc quá nhiệt
hoạt động nhờ cảm biến áp suất/nhiệt độ. Khi chưa hoạt động công tắc này ở chế độ thường
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
mở. Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất trong hệ thống điện lạnh cao hoặc thấp, công tắc quá
nhiệt sẽ duy trì chế độ mở không nối điện.
Khi xảy ra trở ngại kỹ thuật trong hệ thống như xì ga, thất thoát hết môi chất lạnh, áp
suất trong hệ thống sẽ thấp và nhiệt độ cao. Lúc này công tắc quá nhiệt sẽ đóng nối mạch
điện làm cho cầu chì nhiệt sẽ bị nóng chảy làm ngắt mạch điện của bộ ly hợp điện từ, máy
nén ngừng bơm.
Cầu chì nhiệt (hình 4.2.2) gồm một cầu chì cảm biến nhiệt độ liên kết với một điện trở
nung nóng đấu song song. Khi công tắc quá nhiệt bên trong máy nén đóng nối mạch điện về
mát, một phần của dòng điện cung cấp cho bộ ly hợp điện từ của buly máy nén sẽ chạy qua
điện trở nung nóng. Cầu chì sẽ bị nung chảy cắt dòng điện cung cấp cho bộ ly hợp, máy nén
3
4 7
1
6
2
2
3
4
1
7
6
5
Hình 3.2.1. Kết cấu của hai kiểu công tắc quá nhiệt: A. Là kiểu cũ, B. Là kiểu mới.
1. Tiếp điểm, 5. Ống cảm biến,
2. Đầu nối dây điện, 6. Lỗ thông ở đế công tắc,
3. Vỏ, 4. Hộp màng cảm biến, 7. Đế lắp bộ cảm biến.
A) B)
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
2
5
1
3
4
7
6
Hình 4.2.2. Mạch dây của cầu chì nhiệt trong hệ thống điều khiển bộ ly hợp điện từ
máy nén.
1. Nối với hệ thống điều khiển máy lạnh, 5. Cầu chì nhiệt,
2. Công tắc nhiệt độ môi trường, 6. Công tắc quá nhiệt,
3. Cầu chì dễ nóng chảy, 7. Cuộn dây bộ ly hợp từ trường,
4. Dây nung nóng, bên trong máy nén.
ngừng hoạt động.
4.3. Phân phối không khí đã được điều hòa
Không khí sau khi được điều hoà sẽ do một hệ thống gồm hộp và ống phân phối đều
khắp trong cabin ôtô. Hệ thống này có hai công dụng:
- Dùng làm nơi lắp ráp giàn lạnh và két sưởi ấm. Két này được làm nóng nhờ lấy nước
giải nhiệt trong động cơ.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
- Đường dẫn các luồng khí đã được điều hòa xuyên qua các thiết bị được chọn vào
trong cabin ôtô nhờ các cổng chức năng.
Không khí cung cấp cho cabin ôtô có thể được lấy từ bên ngoài xe gọi là không khí
tươi, hay lấy từ bên trong cabin gọi là không khí tái luân lưu tuỳ theo vị trí của cổng chức
năng. Luồng không khí sau khi đã được điều hoà sẽ thổi đến cửa ra của sàn xe, cửa ra ở dưới
đồng hồ đến làm tan sương các cửa kính.
Hệ thống hộp và ống dẫn phân phối không khí điều hoà lắp trên ôtô du lịch có hai kiểu
khác nhau:
- Quạt lồng sóc lắp trước giàn lạnh và két nước sưởi ấm.
- Quạt lồng sóc lắp sau giàn lạnh và két nước sưởi ấm.
Động tác điều khiển các cổng chức năng đóng mở để phân phối luồng không khí được
thực hiện bằng tay hay tự động.
4.3.1. Điều khiển hệ thống điện lạnh bằng tay
Một số hệ thống điện lạnh ôtô được điều khiển bằng tay nhờ các núm điều chỉnh chọn
chế độ lạnh như giới thiệu trên (hình 4.2.3). Các vị trí khác nhau của núm này sẽ đóng hay
mở cổng chức năng dẫn luồng khí lưu thông, đồng thời chọn chế độ sưởi ấm hay lạnh. Hàng
số ký hiệu từ 1 đến 7 trên (hình 4.2.4) cho thấy những vị trí để chọn chế độ lạnh (8). Tác
dụng của từng vị trí như sau:
Khi lái xe dịch chuyển núm nhiệt độ (9) trên bảng điều khiển, sẽ điều chỉnh được nhiệt
độ luồng không khí thổi vào cabin ôtô theo ý muốn . Núm điều khiển quạt giàn lạnh (10)
dùng để thay đổi tốc độ quạt lồng sóc.
Các vị trí khác nhau của núm chỉnh (8) trên bảng điều khiển hệ thống điện lạnh ôtô ở
(hình 4.2.4) có ý nghĩa như sau:
1. OFF – Tắt máy lạnh, quạt lồng sóc không quay.
2. MAX – Máy lạnh sẽ hoạt động ở chế độ lạnh tối đa. Máy nén bơm, cửa chức năng
đóng chặn không cho khí từ bên ngoài vào. Không khí tái luân từ bên trong xe được thổi
xuyên qua giàn lạnh và thoát ra ở cửa chớp bảng đồng hồ.
Ở chế độ MAX heating, nghĩa là sưởi ấm tối đa, máy nén ngưng bơm, van két sưởi ấm
mở để nhận nước nóng từ động cơ vào két, quạt lồng sóc lấy không khí từ bên trong xe
thổi xuyên qua giàn lạnh và két sưởi ấm và thổi hướng xuống sàn xe.
3. Vị trí NORM – Nếu chọn chế độ này, hệ thống điện lạnh sẽ hoạt động ở mức lạnh
bình thường, máy nén bơm môi chất lạnh, không khí được lấy bên ngoài xe thổi xuyên qua
giàn lạnh thoát ra cửa chớp bảng đồng hồ.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
4. Vị trí BI – LEVEL - Ở chế độ này, luồng không khí được điều hoà thổi ra từ cửa
chớp bảng đồng hồ và xuống sàn xe.
5. Vị trí VENT - Ở chế độ này, không khí không được điều hoà. Luồng không khí được
lấy từ bên ngoài xe và không được ướp lạnh cũng không được sưởi ấm. Máy nén ngừng
bơm, van két nước ấm khoá không khí cho nước nóng vào két. Không khí từ ngoài xe được
thổi qua giàn lạnh hay két sưởi ấm để thoát ra đến sàn xe hay đến cửa chớp bảng đồng hồ.
6. Vị trí HEATER – Ở chế độ này, máy nén không bơm, không khí lấy từ bên ngoài xe
đưa vào trong xe và phân phối 80% xuống sàn xe và 20% đến các cửa kính.
Vị trí DEFROST – Không khí từ bên ngoài xe được thổi xuyên qua két sưởi ấm và
thoát ra cửa tan sương. Có 80% luồng khí thổi đến kính chắn gió và cửa sổ xe, 20% còn lại
thổi xuống sàn xe.
Kỹ thuật điều khiển đóng mở các cổng chức năng bằng dây cáp tay tương đối đơn giản,
tuy nhiên nó có một số nhược điểm là: Dây cáp dễ bị bó kẹt trong vỏ của nó, phải tác động
một lực khá lớn để dẫn động, phải điều chỉnh độ căng thường xuyên để đóng mở chính xác
các cổng.
Ôtô thế hệ mới được thiết kế hệ thống điều khiển tự động bằng chân không hay bằng
điện tử.
Hình 4.2.4. Bảng điều khiển hệ thống điện lạnh ôtô bằng tay:
1,2,3,4,5,6,7. Các vị trí chỉnh chế độ lạnh khác nhau, 8. Núm gạt chọn chế độ lạnh,
9. Núm điều chỉnh nhiệt độ nóng (HOT)/lạnh (COLD), 10. Núm chỉnh vận tốc quạt
lồng sóc, 11. Vận tốc quay chậm, 12. Vận tốc quạt nhanh.
10 9
2 4 5
HOT 4
6 7
8
3 1
OFF MAX NORM BI-LEVEL VENT
HEATR DEF
COLD
5
AIR COND ECONOMY
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
4.3.2. Điều khiển bằng chân không
So với kỹ thuật điều bằng dây cáp thì điều khiển bằng chân không được thuận lợi hơn.
Các ống dẫn chân không mềm dẻo có thể luồn qua các ngóc ngách chật hẹp trong ôtô một
cách dễ dàng, lực tác động điều khiển nhẹ nhàng hơn. Hệ thống điều khiển bằng chân không
gồm các cơ cấu chính sau đây:
- Bình tích luỹ chân không được cung cấp chân không do sức hút của động cơ.
- Các bầu tác động chân không .
- Cụm van điều khiển.
- Các ống dẫn chân không bằng nhựa dẻo, đường kính trong của ống khoảng 3,1mm
nối dẫn chân không đến các bầu tác động chân không.
- Sơ đồ 3.2.5. giới thiệu mạch điều khiển bằng chân không. Trong mạch này ta thấy
ống dẫn màu trắng đưa chân không đến bầu tác động cổng chức năng (1) lấy không khí từ
Hình 4.2.5. Mạch chân không điều khiển hệ thống điện lạnh ôtô:
1. Cổng chức năng lấy không khí trong ngoài xe, 5. Bình tích lũy chân không,
2. Cửa chức năng thổi tan sương/đến bảng đồng hồ, 6. Van kiểm soát,
3. Cổng nhiệt độ, 7. Hộp điều khiển.
4. Cổng đưa luồng khí đến sàn xe,
2
Nguồ
n
chân
khôn
g
3
4
7
6
5
1
Trắng
Xanh
dương
Vàng Đỏ
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
ngoài hay từ trong xe. Ống màu vàng dẫn đến bầu tác động cổng chức năng (2) dẫn luồng
không khí đã điều hoà đến cửa ra bảng đồng hồ hay đến cửa kính làm tan sương. Ống màu
đỏ dẫn đến bầu tác động cổng nhiệt độ (3) hướng dòng khí lạnh thổi xuyên qua hay không
xuyên qua két sưởi ấm. Ống màu xanh dương dẫn đến bầu tác động cổng chức năng(4). Thổi
khí xuống sàn xe.
4.3.3. Điều khiển tự động bằng điện tử.
Hình 3.3. Hệ thống điện khiển bằng điện tử
1. Công tắc điều hòa, 6. Công tắc nhiệt độ,
2. Van xả áp suất cao của máy nén, 7. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh,
3. Quạt tản nhiệt giàn nóng, 8. Ống thổi gió sạch (quạt nồng sóc),
4. Công tắc ngắt áp suất của điều hòa, 9. Bộ điều khiển,
5. Cảm biến nhiệt độ, 10. Bu ly máy nén,
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
Trong hệ thống điều khiển tự động EATC (Electronic Automatic Temperature Control)
có trang bị bộ vi xử lý để giúp hệ thống duy trì được nhiệt độ mát lạnh định sẵn một cách ổn
định. Đồng thời có thể điều khiển được nhiệt độ ở phía ghế tài xế và khu vực ghế hành
khách một cách độc lập. Hệ thống tự động này có khả năng phân phối luồng khí mát đến các
hàng ghế phía sau nhưng không ảnh hưởng tới luồng khí mát thổi đến các ghế ngồi phía
trước. Hệ thống được điều khiển nhiệt độ tự động EATC tiếp nhận thông tin nạp vào từ
sáu nguồn khác nhau, xử lý thông tin và sau cùng ra lệnh bằng tín hiệu để điều khiển các bộ
tác động cổng chức năng. Sáu nguồn thông tin khác bao gồm:
1. Bộ cảm biến năng lượng mặt trời, cảm biến này là một pin quang điện được cài đặt
trên bảng đồng hồ, có chức năng đo lường ghi nhận nhiệt từ mặt trời.
2. Bộ cảm biến nhiệt độ bên trong xe, nó được cài đặt phía sau bảng đồng hồ và có
chức năng theo dõi, đo kiểm nhiệt độ của không khí bên trong khoang cabin ôtô.
3. Bộ cảm biến môi trường, ghi nhận nhiệt độ của phía ngoài xe.
4. Bộ cảm biến nhiệt độ bước làm mát động cơ .
5. Công tắc áp suất điều khiển bộ ly hợp điện từ buly máy nén theo chu kỳ.
6. Tín hiệu cài đặt từ bảng điều khiển về nhiệt độ mong muốn và về vận tốc quạt gió.
Sau khi nhận được các thông tin tín hiệu đầu vào, cụm điều khiển điện tử EATC sẽ
phân tích, xử lý thông tin và phát tín hiệu điều khiển đến sáu đầu ra, đó là bốn cổng chức
năng, quạt gió và máy nén.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
Hình 4.4. Sơ đồ khối tín hiệu đầu vào và tín hiệu đầu ra của cụm điều khiển tự động bằng
điện tử EATC.
Cụm
điều
khiển
điện
tử
(EAT
C)
Bộ điều khiển tốc độ
quạt gió.
Cơ cấu điện dẫn
động cổng hỗn
hợp.
Cơ cấu dẫn động
chân không cổng
chức năng sàn -
thiết bị.
Cơ cấu dẫn động
chân không cổng
làm tan sương.
Cơ cấu dẫn động
chân không cổng
chức năng không khí
trong và ngoài xe.
Ly hợp máy nén.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
BÀI 2: KỸ THUẬT THÁO – LẮP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG
KHÍ TRÊN Ô TÔ
Giới thiệu chung
Trong quá trình hoạt động của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô sẽ không tránh khỏi
được những hư hỏng có thể xảy ra, để kiểm tra khắc phục được các hư hỏng đó thì người thợ
phải tiến hành tháo, lắp hệ thống. Ở phần này của giáo trình sẽ trang bị cho học viên quy
trình tháo, lắp hệ thống hệ thống điều hòa không khí trên ô tô và những chú ý trong quá trình
tháo, lắp.
Mục tiêu:
- Phát biểu được quy trình tháo lắp và yêu cầu kỹ thuật khi tháo - lắp.
- Lựa chọn và sử dụng đúng dụng cụ và thiết bị tháo - lắp.
- Thực hiện tháo lắp hệ thống điều hòa không khí trên ô tô đúng quy trình
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô.
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
2.1 QUY TRÌNH THÁO HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ
Mục tiêu:
- Phát biểu được quy trình tháo và yêu cầu kỹ thuật khi tháo.
- Lựa chọn và sử dụng đúng dụng cụ và thiết bị tháo.
- Thực hiện tháo hệ thống điều hòa không khí trên ô tô đúng quy trình.
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô.
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
Chuẩn bị dụng cụ, bố trí vị trí làm việc
Hình 2.1. Chuẩn bị dụng cụ, bố trí vị trí làm việc.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
TT Nội Dung Yêu Cầu
1 Trang phục - Luôn mặc đồng phục sạch sẽ.
- Phải đội mũ và đi giày bảo hộ.
2 Bảo vệ xe Sử dụng tấm phủ lưới che két nước, tấm
phủ sườn, tấm phủ ghế và tấm phủ sàn xe
trước khi bắt đầu công việc.
3 Vận hành an toàn - Trong trường hợp làm việc với nhiều
hơn 2 người, hãy kiểm tra an toàn lẫn
nhau.
- Khi làm việc với động cơ đang nổ máy,
chú ý đến yếu tố thông gió trong xưởng.
- Nếu làm việc với những vị trí có nhiệt
độ cao, áp suất cao và các bộ phận quay,
chuyển động và rung động, thì phải mang
thiết bị an toàn tương ứng và phải cẩn
thận kẻo gây chấn thương cho bạn và cho
người khác.
- Trong trường hợp kích xe lên, luôn đỡ ở
những vị trí thích hợp bằng gía đỡ cứng.
- Trong trường hợp nâng xe lên, sử dụng
các thiết bị an toàn tương ứng.
4
Chuẩn bị dụng cụ và đồng
hồ đo
Trước khi bắt đầu làm việc, chuẩn bị giá
để dụng cụ, SST, đồng hồ đo, dầu và phụ
tùng dùng để thay thế.
5
Các thao tác tháo và lắp.
Tháo rời và lắp ráp
- Chẩn đoán khi đã hiểu kỹ triệu chứng
của hư hỏng và vấn đề được báo cáo.
- Trước khi tháo các chi tiết, kiểm tra tình
trạng lắp ráp chung, tình trạng biến dạng
và hư hỏng.
- Khi các bộ phận có cấu tạo phức tạp,
hãy ghi chép nó. Ví dụ, hãy ghi tổng số
dây nối điện, bu lông hoặc số ống được
tháo ra. Hãy đánh dấu ghi nhớ để đảm bảo
lắp lại các bộ phận giống như vị trí ban
đầu. Đánh dấu tạm thời các ống mềm và
vị trí lắp của chúng nếu cần thiết.
- Làm sạch và rửa các chi tiết được tháo
ra nếu cần thiết và lắp ráp sau khi kiểm
tra.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
6
Các chi tiết tháo ra
- Hãy để các bộ phận mới tháo ra trong một hộp
riêng để tránh lẫn với các chi tiết
mới khác hoặc làm bẩn chi tiết mới.
- Đối với các chi tiết không dùng lại như gioăng,
gioăng chữ O, và đai ốc tự hãm,
thay chúng bằng chi tiết mới theo hướng
dẫn.
- Giữ lại các chi tiết cũ đã tháo ra để khách
hàng kiểm tra,
Hình 2.2. Chuẩn bị trước khi sửa chữa.
1. Thảm trải sàn; 2. Bọc ghế; 3.Tấm phủ sườn; 4. Tấm phủ đầu xe;
- Cẩn thận khi kích và đỡ xe. Đừng quên kích và đỡ xe ở vị trí thích hợp.
- Tuân thủ chặt chẽ tất cả các thông số về mômen xiết bulông. Luôn dùng cân lực.
Làm việc và an toàn với xe ô tô
- Hãy luôn sử dụng bọc ghế, tấm phủ sườn, tấm phủ đầu xe, bọc vôlăng và thảm trải sàn.
- Lái xe của khách hàng cẩn thận.
- Không bao giờ hút thuốc trong xe khách hàng.
- Không bao giờ sử dụng thiết bị âm thanh hay điện thoại trong xe khách hàng.
- Lấy hết khay và hộp phụ tùng ra khỏi xe.
An toàn lao động
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
- Sử dụng đúng dụng cụ và các trang thiết bị khác (cầu nâng, kích, máy mài v.v.).
- Cẩn thận với lửa: không hút thuốc khi làm việc.
- Không cầm những vật quá nặng so với sức mình.
Ngăn nắp và sạch sẽ
- Hãy giữ cho xưởng dịch vụ (sàn xe, tủ đựng dụng cụ, bàn nguội, dụng cụ đo, dụng cụ thử
v.v.) ngăn nắp, sạch sẽ và trật tự bằng cách:
- Vứt bỏ những vật không cần thiết.
- Hãy sắp xếp và giữ phụ tùng và vật tư có trật tự.
- Quét, rửa và lau sạch.
- Làm việc với xe đỗ ngay ngắn trong khoang sửa chữa.
Dụng cụ phục vụ công việc tháo lắp điều hòa không khí.
THIẾT BỊ
- Chìa lục giác 4 mm
- Ôm kế
- Băng dính
- Cờ lê cân lực
- Dây điện sửa chữa
LƯU Ý
1. Nếu thoả mãn một trong các điều kiện sau, hãy để động cơ chạy không tải với điều hoà
bật (tốc độ động cơ thấp hơn 2000 vòng/phút) trong thời gian ít nhất một phút:
- Ga đã được nạp lại hoặc các bộ phận của điều hoà đã bị thay thế
- Đã qua một thời gian dài động cơ không nổ máy.
Chú ý:
Nếu tốc độ động cơ vượt quá 2000 vòng/phút, thì máy nén sẽ bị hư hỏng.
2. Không được sử dụng ga điều hoà đến khu vực gần ngọn lửa
3. Luôn đeo kính bảo vệ
4. Cẩn thận không để ga lỏng dây vào mắt hay da bạn
Nếu ga lỏng điều hoà bắn vào mắt hoặc da bạn.
(a) Rửa sạch vùng đó bằng nước nguội.
Lưu ý:
Không được dụi mắt hoặc xoa da.
(b) Bôi mỡ sạch lên da.
(c) Hãy đến gặp bác sỹ hoặc bệnh viên ngay để chữa trị.
5. Không bao giờ được nung nóng bình chứa hoặc để nó gần ngọn lửa
6. Cẩn thận không làm rơi bình chứa hay va đập vào nó
7. Không được để máy nén hoạt động nếu không đủ ga trong hệ thống
Nếu không có đủ ga trong hệ thống, dầu máy nén sẽ không đủ và máy nén sẽ bị cháy. Cần
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
phải quan tâm điều này để tránh hỏng hóc.
8. Không được mở van phía cao áp trong khi máy nén đang hoạt động chỉ mở hoặc đóng van
áp suất thấp.
Việc mở hoặc đóng van áp suất cao sẽ làm xy lanh nạp bị gián đoạn.
9. Cẩn thận không được nạp quá nhiều ga cho hệ thống
Nếu nạp quá đầy ga điều hoà, nó sẽ gây trục trặc như không đủ mát, tiêu hao nhiên liệu
nhiều và động cơ quá nóng.
10. Không được nổ máy và cho máy nén hoạt động khi không có ga điều hòa
Lưu ý:
Điều này sẽ làm hỏng bên trong máy nén.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
2.1.1 Tháo cụm điều hòa không khí
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
Lưu ý: một vài thao tác bảo dưỡng có ảnh hưởng đến hệ thống túi khí SRS. hãy đọc kỹ các
chú ý liên quan đến hệ thống túi khí trước khi sửa chữa
STT CÁC BƯỚC THỰC HIỆN DỤNG CỤ CHÚ Ý
1 Ngắt cáp âm ra khỏi ắc quy Cờ lê 12, 14 - Hãy đợi khoảng 90
giây sau khi ngắt cáp ắc
quy để tránh cho túi khí
kích hoạt.
2 Xả ga điều hoà ra khỏi hệ thống - Đồng hồ đo - Xả từ từ tránh xả dầu
máy nén.
3 Xả nước làm mát - Tô vít 2 cạnh - Tháo đúng yêu cầu kỹ
thuật.
4 Tháo ống hút ga điều hoà
+ Tháo bulông.
+ Quay cút nối kiểu móc cùng chiều kim
đồng hồ và tháo ống hút.
+ Tháo gioăng chữ O ra khỏi ống hút.
- Clê 19, 22 - Tháo đúng yêu cầu kỹ
thuật.
- Che kín các khoảng hở
cho các chi tiết vừa tháo
ra bằng băng dính để
ngăn không cho hơi
nước và vật lạ lọt vào.
5 Tháo ống ga lỏng A
+ Ngắt ống dẫn ga lỏng
- Làm kín khoảng hở
của các chi tiết mới tháo
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
+ Tháo gioăng chữ O ra khỏi ống ga lỏng. ra bằng băng dính để
tránh cho hơi ẩm và vật
thể lạ lọt vào.
6 Tháo ống nước ra khỏi bộ sưởi ấm
+ Tháo ống nước vào A của bộ sưởi ấm.
- Kìm nguội,
Tô vít.
- Ống cao su.
7 Tháo tấm ốp trang trí bảng táp lô phía
dưới
8 Tháo đầu bên trái tấm ốp ngoài bảng táplô
9 Tháo đầu bên phải tấm ốp ngoài bảng
táplô
10 Tháo tấm ốp trang trí bảng táp lô
11 Tháo cụm đồng hồ táp lô
12 Tháo tấm ốp trang trí bảng táp lô (w/o bộ thu sóng radio)
13 Tháo nắp che khoảng chờ lắp rađiô (w/o bộ thu sóng radio)
14 Tháo bộ thu sóng rađiô (w/ bộ thu sóng radio)
15 Tháo bảng điều khiển điều hoà
16 Tháo cáp điều khiển cánh trộn khí
17 Tháo cáp điều khiển cánh sấy kính
18 Tháo cáp điều khiển cánh dẫn khí vào
19 Tách gioăng mép cửa trước phải, trái.
20 Tháo trang trí trụ xe trước phải, trái.
21 Tháo cụm cửa khoang đựng đồ/găng tay
22 Tháo cụm bảng táp lô phía trên (w/o túi
khí bên ghế trước)
23 Tháo cụm bảng táp lô phía trên (w/ túi khí
bên ghế trước)
24 Tháo tấm ốp bậu cửa trước bên phải
25 Tháo tấm ốp bậu cửa trước trái
26 Tháo nắp che phía dưới bảng táp lô trái
27 Tháo nắp che phía dưới bảng táp lô
28 Tháo ốp trang trí vách ngắn bên phải
29 Tháo ốp trang trí vách ngắn bên trái
30 Tháo núm cần chuyển số (cho hộp số
thường)
31 Tháo cụm tấm phía trên hộp dầm
32 Tháo cụm tấm phía trên hộp dầm phía sau
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
33 Tháo thảm hộp dầm công xôn
34 Tháo hộp dầm công xôn
35 Tháo đệm bảng táplô dưới bên trái
36 Tháo đệm bảng táplô dưới bên phải
37 Tháo khay dưới bảng táplô
38 Tháo ngắn để đồ bảng táp lô
39 Tháo dây ăng ten
40 Tách cần điều khiển khoá nắp capô
41 Tháo tấm ốp bảng táp lô phía dưới
42 Các bánh trước huớng về phía trước
43 Tháo mặt vôlăng (w/o công tắc mặt vô
lăng)
44 Tháo cụm núm còi (w/o túi khí)
45 Tháo cụm vô lăng
46 Tháo nắp che trục lái
47 Tháo cụm công tắc tổ hợp
48 Tháo ECU trợ lực lái
49 Tháo tấm cách âm nắp lỗ trục lái
50 Tách khớp các đăng lái
(a) Gióng thẳng các dấu ghi nhớ trên
khớp các đăng trục lái trung gian và
cụm thanh nối dẫn động lái.
(b) Nới lỏng bu lông A, tháo bu lông
B và khớp các đăng lái.
51 Tách chạc chữ U cần đẩy xy lanh phanh
chính
52 Tháo cum giá đỡ bàn đạp phanh
53 Tháo cụm trục lái
54 Tháo ống dẫn khí từ bộ sưởi ấm đến cửa
ra
55 Nhả 3 vấu hãm và tháo ống dẫn khí từ bộ
sưởi đến cửa khí ra.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
56 Tháo cụm ống dẫn khí của bộ sưởi
Ngắt giắc nối và tháo 3 kẹp.
Nhả khớp 5 vấu và tháo vòi làm tan
sương.
57 Tháo thanh giằng bảng táp lô
(a) Nhả khớp 3 kẹp.
(b) Tháo bu lông, vít, đai ốc và tháo thanh
giằng bảng táp lô.
58 Tháo ECU chính thân xe
(a) Ngắt 5 giắc nối và tháo 3 kẹp.
(b) Tháo 2 bu lông và tháo ECU thân xe
chính
59 Tách giá đỡ giắc số 2
(a) Tháo bulông.
(b) Ngắt các giắc nối và tháo giá đỡ kẹp.
60 Tháo cụm tăng cứng bảng táp lô
(a) Ngắt ống xả.
(b) Tháo bu lông và ngắt đây điện nối mát.
(c) Tháo các giắc nối.
(d) Nhả khớp các kẹp.
(f) Tháo 3 bu lông và đai ốc.
(g) Tháo 9 bu lông và tháo tăng cứng bảng
táp lô cùng với bộ điều hoà không khí.
(h) Tháo 3 vít và bộ điều hoà không khí.
61 Tháo bộ khuyếch đại điều hoà không khí
(a) Tháo vít và bộ khuyếch đại điều hoà.
62 Tháo cụm điều hoà không khí
(a) Tháo 3 vít và bộ điều hoà không khí.
2.1.2. THÁO RỜI CHI TIẾT
2.1.2.1. THÁO RỜI CỤM GIÀN LẠNH ĐIỀU HÒA
STT CÁC BƯỚC THỰC HIỆN DỤNG CỤ CHÚ Ý
1 Tháo cáp điều khiển của bộ sấy kính
(a) Dùng một tô vít được bọc băng dính ở
đầu, nhả khớp vấu ra và tháo cáp điều
khiển cánh hướng gió làm tan sương
2 Tháo cáp điều khiển cánh dẫn khí vào
(a) Dùng một tô vít được bọc băng dính ở
đầu, nhả khớp vấu ra và tháo cáp điều
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
khiển cánh trộn khí.
3 Tháo ống dẫn khí số 1
Nhả khớp 3 vấu và tháo ống dẫn khí
4 Tháo ống dẫn khí số 2
Nhả khớp 3 vấu và tháo ống dẫn khí.
5 Ngắt ống xả của bộ làm mát
Ngắt ống xả bộ làm mát.
6 Tháo cụm két sưởi
Nhả khớp 3 vấu và tháo kẹp.
Tháo bộ kẹt nước bộ sưởi ấm ra
khỏi hộp phía trên bộ sưởi ấm.
7 Tháo van giãn nở (van tiết lưu)
(a) Dùng chìa vặn lục giác 4 mm, tháo 2
bu lông đầu lục giác và tháo van giãn nở
bộ sưởi ấm.
(b) Tháo 2 gioăng chữ O ra khỏi giàn lạnh
điều hoà.
8 Tháo cụm giàn lạnh điều hoà No.1
(a) Nhả khớp kẹp giắc nhiệt điện trở điều
hoà.
(b) Tháo 3 vít.
(c) Nhả khớp 4 vấu và tháo đế phía dưới
bộ sưởi ấm.
(d) Tháo giàn lạnh điều hoà không khí.
2.1.2.2. THÁO RỜI BỘ QUẠT GIÓ.
Lưu ý: một vài thao tác bảo dưỡng có ảnh hưởng đến hệ thống túi khí SRS.
Hãy đọc kỹ các chú ý liên quan đến hệ thống túi khí trước khi sửa chữa.
STT CÁC BƯỚC THỰC HIỆN DỤNG CỤ CHÚ Ý
1 Tháo ống dẫn khí số 1
Nhả khớp 2 vấu và tháo ống dẫn khí
2 Tháo cáp điều khiển cánh dẫn khí vào
Nhả khớp 3 vấu hãm và tháo cáp điều khiển
cánh dẫn khí vào.
3 Tháo môtơ quạt gió
Tháo 3 vít và môtơ quạt.
4 Tháo điện trở quạt gió
Tháo 2 vít và điện trở quạt
5 Tháo hộp lọc gió
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
Kẹp phần A để nhả khớp vấu và tháo hộp bộ
lọc gió.
2.1.2.3. THÁO RỜI MÁY NÉN.
STT CÁC BƯỚC THỰC HIỆN DỤNG CỤ CHÚ Ý
1 Xả ga điều hoà ra khỏi hệ thống
2 Tháo tấm chắn phía dưới động cơ bên
phải
3 Tháo đai chữ v cho quạt và máy phát
4 Tháo ống dẫn ga vào của bộ làm mát.
(a) Tháo bu lông và ngắt ống hút.
(b) Tháo gioăng chữ O ra khỏi ống hút
Che kín các khoảng hở
cho các chi tiết vừa
tháo ra bằng băng dính
để ngăn không cho hơi
nước và vật lạ lọt vào.
5 Ngắt ống xả ga điều hoà
(a) Tháo bu lông và ngắt ống xả.
(b) Tháo gioăng chữ O ra khỏi ống nạp.
Che kín các khoảng hở
cho các chi tiết vừa
tháo ra bằng băng dính
để ngăn không cho hơi
nước và vật lạ lọt vào.
6 Tháo cụm máy nén điều hoà
(a) Ngắt giắc nối và tháo kẹp.
(b) Tháo 4 bu lông và máy nén.
7 Tháo giá bắt bộ làm mát
(a) Nhả kẹp cút nối.
(b) Tháo vít và giá bắt bộ làm mát.
Tháo cụm ly hợp từ
(a) Kẹp máy nén điều hoà lên êtô.
(b) Dùng SST, giữ moay ơ ly hợp từ.
SST 07112-76050
(c) Tháo bu lông, moay ơ ly hợp từ
vàcác vòng đệm ly hợp từ.
(d) Dùng kìm tháo phanh, tháo phanh
hãm và rotor ly hợp từ.
(e) Tháo vít và tháo dây nối mát.
(f) Dùng kìm tháo phanh, tháo phanh
hãm và stator của ly hợp từ.
Không có số lượng
vòng đệm ly hợp từ
nhất định và chúng
được dùng để điều
chỉnh.
Không được làm hỏng
nắp làm kín của vòng
bi khi tháo phanh hãm.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
KIEÅM TRA
1. Kiểm tra cụm rơle ly hợp từ
(a) Kieåm tra raèng moay ô ly hôïp töø vaø rotor ly hôïp töø khoaù laïi khi noái daây
döông aéc quy vôùi cöïc 1 (MG+) treân ly hôïp töø vaø daây aâm noái vôùi maùt.
Neáu söï hoaït ñoäng khoâng nhö tieâu chuaån, haõy thay theá cuïm ly hôïp töø...hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian.
Câu hỏi ôn tập
1) Nêu những đặc điểm sai hỏng và nguyên nhân của hệ thống điều hòa không khí?
2) Trình bày những dụng cụ và thiết bị kiểm tra hệ thống điều hòa?
3) Trình bày những nội dung kiểm tra hệ thống điều hòa?
4) Thực hành kiểm tra hệ thống điều hòa theo trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật?
5) Trình bày cách chẩn đoán máy nén, van tiết lưu, bình ngưng giàn nóng?
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
BÀI 4: KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG
KHÍ TRÊN Ô TÔ
Giới thiệu chung
Hệ thống điều hòa trên ô tô được cấu tạo bởi một số các chi tiết, chúng có thể bị mòn, yếu
hay ăn mòn làm giảm tính năng, tùy theo điều kiện hay khoảng thời gian sử dụng. Bằng cách
tiến hành bảo dưỡng định kỳ, có thể ngăn chặn được những vấn đề lớn có thể xảy ra sau này.
Kéo dài tuổi thọ của hệ thống. Tiết kiệm được chi phí khi sửa chữa.
Mục tiêu:
- Nắm được trình tự và yêu cầu kỹ thuật quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa
không khí trên ô tô.
- Thực hành sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô.
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
4.1 BẢO DƯỠNG
Mục tiêu:
- Nắm được trình tự và yêu cầu kỹ thuật quy trình bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí
trên ô tô.
- Thự hành sử chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô.
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
Hệ thống điều hoà nhiệt độ của xe là một hệ thống kín. Bất kỳ việc bảo dưỡng chính
nào, như nạp lại gas điều hoà, phải do kỹ thuật viên có chuyên môn thực hiện. Bạn có thể
thực hiện một vài thao tác cơ bản để đảm bảo hệ thống điều hoà nhiệt độ làm việc hiệu quả.
Kiểm tra định kỳ bộ tản nhiệt của động cơ và giàn nóng của điều hoà nhiệt độ để xem
có lá, côn trùng và bụi bẩn bị tắc vào bề mặt phía trước không. Những vật này làm cản dòng
khí và giảm hiệu suất làm mát. Sử dụng vòi phun hơi nhẹ hoặc bàn chải mềm để loại bỏ
chúng.
Chú ý:
Lưới tản nhiệt của giàn nóng và bộ tản nhiệt rất dễ bị cong dập. Chỉ sử dụng vòi phun
hơi áp suất thấp hoặc bàn chải mềm sợi tổng hợp để làm sạch các bộ
phận này. Chạy điều hoà nhiệt độ ít nhất mỗi tuần một lần trong những tháng thời tiết lạnh.
Chạy ít nhất 10 phút trong khi bạn lái xe với tốc độ ổn định và động cơ ở nhiệt độ vận
hành bình thường. Việc này giúp lưu thông dầu bôi trơn được chứa trong lốc làm lạnh.
Nếu điều hoà nhiệt độ không làm lạnh được như trước, hãy nhờ đại lý của bạn kiểm
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
tra hệ thống. Nạp lại gas điều hoà loại HFC-134a (R--134a) cho hệ thống.
Chú ý:
Mỗi khi bạn bảo dưỡng hệ thống điều hoà nhiệt độ, đảm bảo rằng trung tâm bảo
dưỡng sử dụng thiết bị tái chế chất làm lạnh. Thiết bị này thu chất làm lạnh để tái sử dụng.
Xả chất làm lạnh vào không khí có thể làm ô nhiễm môi trường.
Lọc này loại bỏ bụi và phấn hoa bị lọt vào qua hệ thống điều hoà nhiệt độ. Lọc này
phải được thay thế khi bảo dưỡng theo lịch trình. Hãy xem lịch bảo dưỡng trong sách hướng
dẫn sử dụng này. Lọc bụi và phấn hoa phải được thay thế thường xuyên nếu bạn lái xe chủ
yếu trong khu vực đô thị có nồng độ bụi khói cao. Thay thế lọc thường xuyên hơn nếu nhận
thấy luồng khí từ hệ thống điều hoà nhiệt độ yếu hơn bình thường.
Lọc bụi và phấn hoa nằm sau hộp đựng găng tay bên dưới để thay thế:
1. Để tháo lọc, hãy mở cửa hành khách phía trước.
2. Mở hộp đựng găng tay bên dưới.
3. Đẩy miếng chặn ở phía hành khách của hộp đựng găng tay để tháo nó ra khỏi hộp đựng
găng tay.
4. Tháo hai mấu bằng cách ấn vào các bên của chúng.
5. Xoay hộp đựng găng tay xuống dưới.
6. Ấn vào các mấu cài trên các góc của vỏ lọc bụi và phấn hoa. Kéo vỏ ra.
7. Tháo lọc ra khỏi hộp.
8. Lắp lọc mới vào vỏ. Đảm bảo lắp đúng theo mũi tên chỉ "AIR FLOW" trên lọc được lắp
đúng chiều trên vỏ hộp.
9. Lắp vỏ. Đảm bảo rằng cả hai mấu cài vào đúng vị trí.
10. Xoay hộp đựng găng tay vào đúng vị trí. Lắp lại mấu vào đúng vị trí. Lắp miếng chặn
hộp đựng găng tay.
11. Đóng hộp đựng găng tay.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
Hình 4.1. Quy trình bảo dưỡng hệ thống điều hòa.
1. Kiểm tra lượng ga điều hoà; 2. Thu hồi ga điều hoà; 3. Hút chân không ;
4. Nạp ga điều hoà; 5. Máy nén điều hoà
Nếu tính năng làm mát của A/C không đủ, trước tiên hãy kiểm tra xem lượng ga điều
hoà có đúng tiêu chuẩn hay không. Nếu không đủ, hãy kiểm tra xem ga có rò rỉ không và sửa
chữa chi tiết hư hỏng trước khi nạp ga điều hoà.
1. Kiểm tra lượng ga điều hoà. Kiểm tra lượng ga điều hoà đã nạp và rò rỉ ga.
2. Thu hồi ga điều hoà.
Gợi ý: Thu hồi ga điều hoà bằng máy thu hồi ga.
3. Tháo và lắp máy nén điều hoà
Tháo đai dẫn động, tháo và lắp máy nén điều hoà.
4. Nạp ga điều hoà
4. Bảo dưỡng thường xuyên
Những chú ý khi bảo dưỡng hệ thống điều hoà không khí
Khi sử dụng môi chất (ga điều hoà) cần tuân theo các chú ý sau:
- Không được xử lý môi chất trong phòng kín hoặc gần lửa.
- Luôn luôn đeo kính bảo vệ mắt.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
- Cẩn thận không để môi chất dính vào mắt hoặc da.
(1) Nếu môi chất dính vào mắt hoặc da thì:
- Không được chà sát.
- Rửa khu vực bị thương bằng nước lạnh.
- Bôi mỡ vazơlin sạch lên da, đến ngay bác sĩ, bệnh viện để có được sự chăm sóc chữa trị
cần thiết.
- Không được tự cố gắng chữa trị.
(2) Khi thay thế các chi tiết trên đường dẫn môi chất.
- Thu hồi ga điều hoà vào thiết bị thu hồi ga để dùng lại.
- Nút ngay các chi tiết vừa tháo để ngăn không cho bụi, hơi ẩm chui vào.
- Không được để giàn nóng mới hoặc bình chứa/Bộ sấy khô.v.v. nằm xung quanh mà không
được nút kín.
- Xả khí Nitrogen ra khỏi van nạp trước khi tháo nút ra khỏi máy nén mới.
- Nếu không xả khí Nitrogen trước thì dầu máy nén sẽ phun ra cùng với khí Nitrogen khi
tháo nút.
- Không dùng mỏ hàn để uốn cong hoặc kéo dài các đường ống.
(3) Khi xiết các bộ phận nối
(4) Khi dùng thùng chứa môi chất
- Không bao giờ được nung nóng thùng chứa môi chất (ga điều hòa).
- Phải giữ thùng chứa môi chất dưới 400C (1040F).
- Khi hâm nóng thùng chứa môi chất bằng nước ấm phải cẩn thận không được để van trên
đỉnh của thùng nhúng chìm trong nước, vì nó có thể lọt vào mạch dẫn môi chất.
- Không bao giờ dùng lại thùng chứa môi chất.
(5) Khi bật điều hòa và môi chất đang được nạp thêm
- Nếu không đủ môi chất trong mạch làm lạnh, thì sẽ không có đủ dầu để bôi trơn và máy
nén có thể bị cháy. Vì vậy cần phải cẩn thận để tránh xảy ra điều này.
- Nếu van ở phía áp suất cao mở, môi chất chảy ngược lại gây ra sự phun môi chất do đó chỉ
mở và đóng van ở phía áp suất thấp.
- Nếu thùng chứa môi chất được lật ngược và môi chất được nạp ở dạng lỏng thì chất lỏng sẽ
bị ép và máy nén sẽ bị hỏng. Do vậy phải nạp môi chất ở dạng khí.
- Không được nạp môi chất quá nhiều vì có thể gây ra sự cố như việc làm lạnh không phù
hợp, tính kinh tế nhiên liệu thấp và gây nóng động cơ.
(6) Khi sử dụng thiết bị phát hiện rò ga điều hoà bằng đèn Halogen Vì phải bật lửa, vì vậy
rất nguy hiểm nếu xảy ra nổ khí.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
Trước hết phải kiểm tra các khu vực xung quanh xem có chất cháy nổ không trước khi sử
dụng thiết bị này.
Mặc dù môi chất R-12 là chất không độc nhưng nó sẽ ngay lập tức trở thành chất độc khi
tiếp xúc với lửa. Vì lý do này nếu mầu ngọn lửa của thiết bị thay đổi thì phải cẩn thận không
được hít khí phát ra từ thiết bị này.
QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
1. Kiểm tra xem đai dẫn động có bị lỏng không?
Nếu đai dẫn động quá lỏng nó sẽ trượt và gây ra mòn.
2. Lượng khí thổi không đủ
Kiểm tra bụi bẩn tắc nghẽn trong bộ lọc không khí.
3. Nghe thấy tiếng ồn gần máy nén khí
Kiểm tra bu lông bắt nén khí và các bu lông bắt giá đỡ.
4. Nghe tiếng ồn bên trong máy nén
Tiếng ồn có thể do các chi tiết bên trong bị hỏng.
5. Cánh tản nhiệt của giàn nóng bị bụi bẩn Nếu các cánh tản nhiệt của giàn nóng bị bụi bẩn,
thì áp suất của giàn nóng sẽ giảm mạnh. Cần phải làm sạch tất cả các bụi bẩn ở giàn nóng.
6. Các vết dầu ở chỗ nối của hệ thống làm lạnh hoặc các điểm nối Vết dầu ở chỗ nối hoặc
điểm nối cho thấy môi chất đang rò rỉ từ vị trí đó. Nếu tìm thấy vết dầu như vậy thì phải xiết
lại hoặc phải thay thế nếu cần thiết để ngăn chặn sự rò rỉ môi chất.
7. Nghe thấy tiếng ồn gần quạt gió
Quay mô tơ quạt gió tới các vị trí LO, MED và HI. Nếu có tiếng ồn không bình thường hoặc
sự quay của mô tơ không bình thường, thì phải thay thế mô tơ quạt gió. Các vật thể lạ kẹp
trong quạt gió cũng có thể tạo ra tiếng ồn và việc lắp ráp mô tơ cũng có thể làm cho mô tơ
quay không đúng do đó tất cả các nguyên nhân này cần phải kiểm tra đầy đủ trước khi thay
thế mô tơ quạt gió.
8. Kiểm tra lượng môi chất qua kính quan sát
Nếu nhìn thấy lượng lớn bọt khí qua kính quan sát, thì có nghĩa là lượng môi chất không đủ
do đó phải bổ sung môi chất cho đủ mức cần thiết.
Trong trường hợp này cũng cần phải kiểm tra vết dầu như được trình bày ở trên để đảm bảo
rằng không có sự rò rỉ môi chất. Nếu không nhìn thấy các bọt khí qua lỗ quan sát ngay cả khi
giàn nóng được làm mát bằng cách dội nước lên nó, thì có nghĩa là giàn nóng có quá nhiều
môi chất do đó cần phải tháo bớt môi chất chỉ còn một lượng cần thiết.
Gợi ý:
Khi hệ thống sử dụng giàn nóng loại làm mát phụ, môi chất có thể không đủ ngay cả khi
không nhìn thấy bọt khí.
4.1.3 Bảo dưỡng định kỳ
(1) Hệ thống làm việc bình thường
Nếu hệ thống làm việc bình thường, thì giá trị áp suất đồng hồ được chỉ ra như sau:
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
- Phía áp suất thấp: từ 0,15 đến 0,25MPa
- Phía áp suất cao: 1,37 đến 1,57 MPa
(2) Lượng môi chất không đủ
Như được chỉ ra trên hình vẽ, nếu lượng môi chất không đủ, thì áp suất đồng hồ ở cả hai
phía áp suất thấp và áp suất cao đều thấp hơn mức bình thường.
- Kiểm tra rò rỉ khí và sửa chữa.
- Bổ sung môi chất.
(3) Thừa môi chất hoặc việc làm mát giàn nóng không đủ
Nếu thừa môi chất hoặc việc làm mát giàn nóng không đủ, thì áp suất đồng hồ ở cả 2 phía áp
suất thấp và áp suất cao đều cao hơn mức bình thường.
- Điều chỉnh cho đúng lượng môi chất.
- Làm sạch giàn nóng.
- Kiểm tra hệ thống làm mát của xe (quạt điện)
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
(4) Hơi ẩm trong hệ thống làm lạnh
Khi hơi ẩm lọt vào hệ thống làm lạnh, áp suất đồng hồ ở mức bình thường khi điều hoà làm
việc, sau một thời gian phía áp suất thấp của đồng hồ chỉ độ chân không tăng dần, sau vài
giây tới vài phút áp suất đồng hồ trở về giá trị bình thường. Chu kỳ này được lặp lại. Hiện
tượng này xảy ra khi hơi ẩm lọt vào gây ra sự lặp đi lặp lại chu kỳ đóng băng và tan băng
gần van giãn nở.
- Thay thế bình chứa.
- Hút chân không toàn bộ hệ thống trước khi nạp môi chất, giúp loại bỏ hơi nước ra khỏi hệ
thống.
(5) Sụt áp trong máy nén
Khi xảy ra sụt áp trong máy nén, thì áp suất đồng hồ ở phía áp suất thấp cao hơn giá trị bình
thường. Áp suất đồng hồ ở phía áp suất cao sẽ thấp hơn giá trị bình thường.
- Kiểm tra và sửa chữa máy nén.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
(6) Tắc nghẽn trong chu trình làm lạnh
Khi môi chất không thể tuần hoàn (do tắc nghẽn trong chu trình làm lạnh), thì áp suất đồng
hồ ở phía áp suất thấp chỉ áp suất chân không. Áp suất đồng hồ ở phía áp suất cao chỉ giá trị
thấp hơn giá trị bình thường.
- Phân loại nguyên nhân gây tắc.
Thay thế các bộ phận chi tiết gây ra tắc nghẽn.
- Tiến hành hút khí toàn bộ hệ thống tuần hoàn môi chất.
(7) Không khí ở trong hệ thống làm lạnh
Khi không khí lọt vào hệ thống làm lạnh, thì áp suất đồng hồ ở cả hai phía áp suất thấp và áp
suất cao đều cao hơn mức bình thường.
- Thay thế môi chất.
- Hút khí toàn bộ hệ thống tuần hoàn môi chất.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
(8) Độ mở của van giãn nở quá lớn
Khi van giãn nở mở quá rộng, thì áp suất đồng hồ ở phía áp suất thấp cao hơn mức bình
thường. Điều này làm giảm hiệu quả làm lạnh.
- Kiểm tra và sửa chữa tình trạng lắp đặt của ống cảm nhận nhiệt.
4.2 SỬA CHỮA
Mục tiêu:
- Biết được trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.
- Thực hành sửa chữa hệ thống điề
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
4.2.1 Quy trình sửa chữa
Muốn chấn đoán sửa chữa chính xác các hỏng hóc thông thường đối với hệ thống điện lạnh
ô tô ta phải đo kiểm và ghi nhận áp suất bên phía thấp áp và bên phía cao áp của hệ thống
điện lạnh ô tô. Số liệu đo được sẽ làm cơ sở cho công tác chẩn đoán sửa chữa. Như đã trình
bày ở phần trên, cách đo kiểm áp suất của hệ thống điện lạnh ô tô được thực hiện như sau :
1- Khóa kín hai van đồng hồ thấp áp và cao áp. Lắp bộ áp kế vào hệ thống đúng kỹ thuật
đúng vị trí, xả sạch không khí trong các ống nối của bộ đồng hồ.
2- Cho động cơ nổ ở vận tốc trục khuỷu 2000 vòng/phút.
3- Đặt núm chỉnh nhiệt độ ở vị trí lạnh tối đa MAX COULD.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
4- Công tắc quạt gió đặt ở vị trí vận tốc cao nhất.
5- Mở rộng hai cánh cửa trước của xe.
6- Đọc, ghi nhận số đo trên áp kế.
7- Phân tích kết quả đo xác định hư hỏng và sửa chữa
4.2.1.1 Áp suất cả hai phía bình thường
a. Hiện tượng
- Xả khí: hơi mát
- Công tắc tĩnh nhiệt (Nhiệt kế): chỉ số phía dưới không dao động khi công tắc “BẬT”
và “TẮT”.
b. Nguyên nhân: có lẫn khí và độ ẩm trong hệ thống.
c. Sửa chữa
1- Kiểm tra rò rỉ
2- Xả chất làm lạnh ra khỏi hệ thống
3- Sửa chữa chỗ rò nếu có bất kỳchỗ rò nào.
4- Thay bình sấy. Bình sấy có lẽ bị bão hòa bởi chất ẩm.
5- Xả hệ thống trong ít nhất 30 phút.
6- Nạp chất làm lạnh hệ thống.
7- Vận hành hệ thống và kiểm tra tình trạng hoạt động.
4.2.1.2 Áp suất cả hai phía bình thường
a. Hiện tượng
- Xả khí: trở nên ấm vì chân không đang ở phía dưới.
- Xả khí: trở nên ấm kéo dài lúc nóng.
b. Nguyên nhân: độ ẩm quá lớn trong hệ thống
c. Sửa chữa
1- Xả chất làm lạnh
2- Thay bình sấy
3- Xả hệ thống bằng một hệ thống phục hồi/thu hồi.
4- Tái nạp hệ thống với lượng vừa đúng.
5- Vận hành hệ thống và kiểm tra tình trạng hoạt động.
4.2.1.3 Áp suất cả hai phía bình thường
a. Hiện tượng
- Máy nén: chu trình lặp giữa tắt và mở quá nhanh.
- Chỉ số phía thấp: dải đo không đủ chỉ số đo phía thấp.
b. Nguyên nhân: công tắc nhiệt tĩnh bị hỏng.
c. Sửa chữa
1- Dừng động cơ và “TẮT” máy điều hòa nhiệt độ.
2- Thay công tắc tĩnh nhiệt. Khi thay công tắc tĩnh nhiệtmới, phải đảm bảo rằng tĩnh nhiệt kế
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
được lắp vào cùng vị trí trên lõi bộ bay hơi như vị trí cũ.
4.2.1.4 Áp suất cả hai phía đều thấp
a. Hiện tượng
- Xả khí: hơi mát.
b. Nguyên nhân
- Hệ thống hơi thấp khi có chất làm lạnh.
c. Sửa chữa
1- Kiểm tra rò rỉ
2- Xả chất làm lạnh
3- Sửa chỗ rò
4- Kiểm tra mức dầu máy nén
5- Xả hệ thống bằng hệ thống phục hồi/thu hồi.
6- Nạp chất làm lạnh vào hệ thống.
7- Vận hành hệ thống và kiểm tra tình trạng hoạt động.
4.2.1.5 Áp suất cả hai phía đều thấp
a. Hiện tượng
- Xả khí: ấm
b. Nguyên nhân
- Heä thoáng raát thaáp khi coù chaát laøm laïnh.
- Coù theå heä thoáng bò roø.
c. Sửa chữa
1- Kiểm tra rò rỉ
2- Kiểm tra rò ở khu vực phốt máy nén rất cẩn thận.
3- Xả chất làm lạnh.
4- Kiểm tra mức dầu máy nén.
5- Cho bốc hơi hệ thống bằng thiết bị thu hồi/phục hồi.
6- Nạp chất làm lạnh vào hệ thống.
7- Vận hành hệ thống và kiểm tra tình trạng hoạt động.
4.2.1.6 Áp suất cả hai phía đều thấp
a. Hiện tượng
- Xả khí: hơi mát
- Van giãn nở: bị két nước hoặc đóng sương, đổ mồ hôi.
b. Nguyên nhân
- Van giãn nở bị kẹt đóng làm tắc nghẽn sự lưu thông của môi chất lạnh.
- Màng của van giãn nở bị dính, bầu cảm biến nhiệt hoạt động không đúng.
c. Sửa chữa
1- Xả ga.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
2- Tháo tách van giãn nở ra khỏi hệ thống.
3- Thay mới van giãn nở
4- Rút chân không.
5- Nạp ga
6- Cho hệ thống vận hành để kiểm tra lại.
4.2.1.7 Áp suất cả hai phía đều thấp
a. Hiện tượng
- Không khí thổi ra cho chút ít lạnh, sờ ống dẫn bên phía cao áp cảm thấy lạnh, đồng thời
quanh ống dẫn cao áp có đổ mồ hôi và đóng sương.
b. Nguyên nhân
- Đường ống phía bên cao áp của hệ thống bị nghẽn.
c. Sửa chữa
1- Xả ga.
2- Thay mới bình lọc/hút ẩm, các ống dẫn môi chất cũng như thay mới các chi tiết bị tắc
nghẽn.
3- Rút chân không
4- Nạp ga lại.
5- Chạy thử và kiểm tra.
4.2.1.8 Phía thấp áp có áp suất cao, bên phía cao áp, áp suất lại thấp
a. Hiện tượng
- Máy nén có tiếng ồn.
b. Nguyên nhân
- Máy nén bị hỏng.
c. Sửa chữa
1- Tháo máy nén ra khỏi xe
2- Tháo nắp đầu máy nén để tiện quan sát bên trong.
3- Kiểm tra mức dầu bôi trơn máy nén.
4- Thay mới bình lọc/hút ẩm. Sửa chữa hay thay mới máy nén.
5- Rút chân không, nạp ga môi chất lạnh.
6- Vận hạnh hệ thống điện lạnh để kiểm tra.
4.2.1.9 Áp suất của cả hai phía đều cao
a. Hiện tượng
- Gió thổi ra nóng, thấy đầy bọt qua cửa kính (mắt ga) quan sát, thấy ống dẫn bên phía cao
áp rất nóng.
b. Nguyên nhân
- Bị quá tải, giải nhiệt kém.
c. Sửa chữa
1- Kiểm tra dây curoa quạt giải nhiệt giàn nóng bị chùng, đứt.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
2- Kiểm tra xem bên ngoài giàn nóng có bị bám bụi bẩn làm nghẽn gió giải nhiệt lưu thông.
3- Xem giàn nóng có được lắp đặt đủ xa đối với két nước làm mát động cơ
4- Kiểm tra lượng môi chất lạnh có bị nạp quá nhiều không.
5- Vận hành và kiểm tra hệ thống điện lạnh.
4.2.1.10 Áp suất cả hai phía đều cao
a. Hiện tượng
- Quả cửa sổ quan sát, thỉnh thoảng thấy có bọt, gió thổi ra lạnh ít.
b. Nguyên nhân
- Có quá nhiều không khí và ẩm ướt lẫn trong hệ thống lạnh.
c. Sửa chữa
1- Xả chất làm lạnh ra khỏi hệ thống.
2- Thay bình sấy bị cho là bão hòa với độ ẩm.
3- Xả hệ thống bằng bơm chân không.
4- Xả chất làm lạnh của hệ thống.
5- Vận hành hệ thống và kiểm tra tình trạng hoạt động.
4.2.2 Chọn lắp và thay thế các bộ phận và chi tiết
4.2.1.1 Thay cụm máy nén
(1) Thu hồi ga điều hoà
(2) Tháo máy nén điều hòa
(a) Tháo đai dẫn động
- Nới lỏng bulông (A) và (B) của máy phát mà được dùng để điều chỉnh độ căng của đai dẫn
động.
- Dùng tay, ấn máy phát về phía động cơ và sau đó tháo đai dẫn động.
Chú ý:
Kéo đai dẫn động để tháo máy phát sẽ làm hỏng đai
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
1- Đai dẫn động
- Loại không có puly căng đai (không có bulông điều chỉnh)
- Đối với loại không có puly căng đai (không có bulông điều chỉnh), lực căng của đai dẫn
động được điều chỉnh bằng cách dịch chuyển những bộ phận phụ trợ bằng một cần.
- Đối với động cơ 1NZ-FE
- Tháo đai dẫn động
- Nới lỏng bulông bắt và bulông 2 và 3 của máy phát mà dùng để điều chỉnh độ căng đai.
- Đẩy máy phát về phía động cơ bằng tay và sau đó tháo dây đai ra.
Chú ý:
Kéo dây đai để tháo máy phát sẽ làm hỏng dây đai.
(b) Tháo ống ra khỏi máy nén A/C
- Tách đường ống sẽ làm dầu A/C bị rò rỉ .
- Nên sau khi tách đường ống, hãy che đường ống bằng túi nhựa để tránh dầu A/C rò rỉ hay
hơi nước lọt vào trong máy nén A/C.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
(c) Tháo máy nén A/C
- Nới lỏng tất cả bulông bắt máy nén điều hoà, và sau đó tháo bulông trong khi đỡ máy nén
điều hoà.
- Che máy nén điều hoà bằng túi nhựa, để tránh dầu máy nén khỏi bị rò rỉ hay hơi nước
không lọt vào máy nén điều hoà.
Chú ý:
Khi tháo máy nén điều hoà, cẩn thận để không làm hỏng nó do đập vào lọc dầu, két nước
v.v.
(3) Lắp máy nén
(a) Kiểm tra dầu máy nén điều hoà
- Trong quá trình hoạt động của máy nén A/C, dầu máy nén tuần hoàn trong hệ thống điều
hoà. Sau khi máy nén dừng lại, một số dầu còn đọng lại trong hệ thống điều hoà.
- Vì lý do đó, khi đổ dầu hãy tính đến lượng dầu máy nén còn đọng lại trong hệ thống điều
hoà sau khi tháo/thay thế máy nén.
- Máy nén điều hoà mới được đổ sẵn dầu máy nén cần sử dụng trong hệ thống điều hoà. Do
vậy, lượng dầu máy nén đọng lại cần được xả ra.
- Khi tháo cụm máy nén điều hoà
+ Đo lượng dầu máy nén điều hoà (A)
+ Bổ sung dầu máy nén điều hoà:
Lượng dầu cần đổ = A + 20 mm³
Gợi ý:
- Dầu còn lại trong máy nén điều hoà khi đo lượng dầu (A), nhưng máy nén điều hoà được
làm sạch khi tháo rời, nên dầu máy nén sẽ không còn lại một chút nào.
- Để bù lại lượng dầu mất mát đó, hãy đổ khoảng 290mm3 hay hơn
- Khi thay cụm máy nén điều hoà
+ Đo lượng dầu máy nén điều hoà (A).
+ Kiểm tra lượng dầu máy nén điều hoà mới theo hướng dẫn sửa chữa.
- Xả dầu
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
Lượng dầu xả ra = Lượng dầu trong máy nén mới - A
Gợi ý: Cân bằng lượng dầu trong máy nén điều hoà bằng với lượng dầu (A) trong máy nén
tháo ra.
(b) Lắp máy nén A/C
- Lắp máy nén A/C
- Trong khi đỡ máy nén A/C, đầu tiên hãy xiết chặt bằng tay bulông bắt và sau đó xiết đều
tất cả bulông.
- Lắp ống của máy nén A/C
Gợi ý:
Bôi trơn gioăng chữ O mới bằng dầu máy nén A/C và lắp chúng lên đường ống.
Chú ý:
Khi lắp máy nén A/C, cẩn thận để không làm hỏng nó do đập vào lọc dầu, két nước v.v.
- Lắp đai dẫn động
+ Với bulông bắt máy nén A và B nới lỏng, lắp dây đai lên tất cả các puly .
+ Dùng một thanh cứng (cán búa hay dụng cụ tháo lắp đai ốc lốp v.v.), di chuyển máy phát
để điều chỉnh độ căng đai và sau đó xiết bulông B.
+ Kiểm tra độ căng của đai dẫn động và xiết bulông (A).
(4) Hút chân không
1- Xả không khí
2- Bơm chân không
3- Mở
(5) Nạp ga điều hòa
1- Bình ga
(6) Kiểm tra rò rỉ ga
Kiểm tra rò rỉ bằng máy dò ga.
- Những vị trí quan trọng được kiểm tra bằng máy dò ga như sau đây.
1- Điện trở quạt điều hoà
2- Máy nén điều hoà
3- Giàn ngưng
4- Giàn lạnh
5- Bình chứa
6- Ống thoát nước
7- Những vị trí nối ống
8- EPR (Với bộ điều áp giàn lạnh)
(7) Kiểm tra vận hành
Kiểm tra xem ga đã được nạp đủ chưa và hệ thống điều hoà hoạt động có tốt không.
- Kiểm tra lượng ga bằng kính quan sát
- Kiểm tra rò rỉ ga.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
- Trạng thái làm mát của điều hoà.
4.2.1.2 Thay dây đai dẫn động
Dây đai dẫn động sẽ dẫn động các hệ thống phụ trợ.
Quy trình làm việc để thay dây đai dẫn động khác nhau tùy theo phương pháp điều chỉnh độ
căng đai.
Một lực căng được tác dụng vào dây đai. Khi tháo dây đai ra, cần phải xả lực căng này, và
khi lắp dây đai, cũng cần phải điều chỉnh lực căng. Dây đai phải được kiểm tra và điều chỉnh
theo định kỳ.
Nếu không giữ lực căng thích hợp, đai có thể bị trượt hay gây nên tiếng kêu không bình
thường.
Quy trình thay dây đai dẫn động khác nhau tùy theo phương pháp điều chỉnh độ căng đai.
* Loại không có puly căng đai (không có bulông điều chỉnh)
- Đối với loại không có puly căng đai không có bulông điều chỉnh), lực căng của đai dẫn
động được điều chỉnh bằng cách dịch chuyển những bộ phận phụ trợ bằng một cần.
- Đối với động cơ 1NZ-FE
1. Tháo đai dẫn động
(1) Nới lỏng bulông bắt và bulông 2 và 3 của máy phát mà dùng để điều chỉnh độ căng đai.
(2) Đẩy máy phát về phía động cơ.
Chú ý:
Kéo dây để tháo máy phát bằng tay rồi sau đó tháo dây đai ra.
2. Lắp đai dẫn động
(1) Lắp dây đau lên tất cả các lupy khi bulông mắt máy phát được nới lỏng.
(2) Dùng một thanh cứng (cán búa hay chòng tháo đai ốc lốp v.v.) đẩy máy phát để điều
chỉnh độ căng, và sau đó xiết chặt bulông 3
Chú ý:
- Hãy đặt đầu của thanh cứng vào vị trí mà nó sẽ không bị biến dạng (nơi có đủ độ cứng),
như nắp quylát hay thân máy.
- Cũng như đừng quên đặt thanh cứng lên máy phát ở nơi mà sẽ không bị biến dạng, đó là
những nơi gần với giá đỡ điều chỉnh hơn là phần giữa của máy phát.
(3) Kiểm tra độ căng đai dẫn động và xiết bulông 2.
* Loại không có puly căng đai (có bulông điều chỉnh)
- Đối với loại không có puly căng đai (có bulông điều chỉnh), độ căng của dây đai được tạo
ra bằng cách dịch chuyển các bộ phận phụ trợ khi xoay bulông điều chỉnh.
- Đối với động cơ 1MZ-FE
1. Tháo đai dẫn động
(1) Nới lỏng bulông bắt 2 và bulông xiết 3 của máy phát mà dùng để điều chỉnh độ căng đai.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
(2) Nới lỏng bulông điều chỉnh 4, đẩy máy phát về phía nới lỏng dây đai và sau đó tháo dây
đai ra.
Chú ý: nếu bulông điều chỉnh 4 được nới lỏng trước khí nới lỏng bulông xiết 3, bulông điều
chỉnh 4 có thể bị biến dạng.
2. Lắp đai dẫn động
(1) Với bulông bắt 2, bulông xiết 3, và bulông điều chỉnh 4 đã nới lỏng, lắp dây đai vào tất
cả các puly.
(2) Đẩy máy phát theo hướng sẽ làm căng dây đai và giữ lấy nó.
(3) Dùng tay xiết bulông điều 4 chỉnh tối đa
(4) Xiết bulông điều chỉnh 4 bằng dụng cụ, kiểm tra độ căng dây đai, và sau đó xiết bullông
xiết 3 trước rồi bulông bắt 2 sau.
- Xiết bulông điều chỉnh 4: tăng lực căng.
- Nới lỏng bulông điều chỉnh 4: giảm lực căng.
* Loại một đai uốn khúc
- Đối với loại một đai uốn khúc, không cần phải điều chỉnh độ căng đai. Bộ căng đai tự động
sẽ tác dụng lực căng vào dây đai.
- Đối với động cơ 1JZ-GE
1. Tháo đai dẫn động
(1) Cố định puly bộ căng đai bằng chòng hay SST, xoay puly bộ căng đai theo chiều kim
đồng hồ và nhả dây đai.
(2) Tháo dây đai.
2. Lắp đai dẫn động
(1) Lắp dây đai lên tất cả các puly trừ puly bơm trợ lực lái.
Gợi ý: puly cuối cùng mà dây đai lắp lên sẽ khác nhau tùy theo loại động cơ.
(2) Cố định puly bộ căng đai bằng chòng hay SST, quay puly bộ căng đai theo chiều kim
đồng hồ, và lắp dây đai lên puly bơm trợ lực lái.
(3) Để kiểm tra độ căng, hãy chắn chắn rằng vị trí của dấu kim chỉ độ căng đai.
* Loại có puly căng đai
Đối với loại có puly căng đai, một puly căng đai được sử dụng để tác dụng lực căng vào dây
đai.
- Đối với động cơ 2L
1. Tháo đai dẫn động
(1) Nới lỏng đai ốc hãm.
(2) Nới lỏng bulông điều chỉnh và tháo đai dẫn động ra khỏi puly căng đai.
2. Lắp đai dẫn động
(1) Lắp đai dẫn động lên tất cả các puly.
(2) Xiết bulông điều chỉnh để điều chỉnh độ căng đai.
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
- Xiết bulông điều chỉnh: Tăng lực căng.
- Nới lỏng bulông điều chỉnh: Giảm lực căng.
Chú ý:
Xiết chặt đai ốc hãm đến mômen xiết tiêu chuẩn sẽ làm tăng độ căng của dây đai. Hãy điều
chỉnh độ căng nhỏ hơn một chút so với giá trị tiêu chuẩn.
(3) Xiết đai ốc hãm đến mômen tiêu chuẩn.
(4) Kiểm tra độ căng của dây đai.
* Kiểm tra độ căng dây đai
1. Kiểm tra độ chùng bằng cách dùng tay ấn vào dây đai
(1) Đặt một thước thẳng lên dây đai giữa máy phát và puly trục khuỷu.
(2) Ấn vào lưng giữa dây đai với lực 10 kgf.
(3) Hãy dùng thước để đo độ dịch chuyển.
Ví dụ: giá trị tiêu chuẩn của độ dịch chuyển: (Cho xe Corolla với động cơ 1NZ-FE 8/2000)
Khi lắp đai mới: 7 đến 8.5 mm
Khi lắp đai cũ: 11 đến 13 mm
Gợi ý:
- Vị trí đo sẽ khác nhau tùy theo loại động cơ, nên hãy tham khảo Cẩm nang sửa chữa.
- Giá trị điều chỉnh sẽ khác nhau tùy vào loại động cơ, nên hãy tham khảo Cẩm nang sửa
chữa
2. Kiểm tra độ chùng bằng đồng hồ
(1) Gạt cần đặt kim đồng hồ
(2) Bóp tay cầm và tay kéo rồi móc vào dây đai.
Ví dụ: giá trị tiêu chuẩn của độ dịch chuyển: (Cho xe Corolla với động cơ 1NZ-FE 8/2000)
Khi lắp đai mới: 54 đến 64 kgf
Khi lắp đai cũ: 25 đến 40 kgf
Gợi ý:
- Phải chắc chắn rằng dây đai được gắn chắc vào móc.
- Phải chắc chắn rằng đồng hồ được đặt vuông góc với dây đai.
(3) Khi tay cầm được nhả ra, móc sẽ kéo dây đai bằng lực kéo của lò xo, kim trên đồng hồ sẽ
báo độ căng.
Gợi ý:
- Phép đo có thể thực hiện giữa bất kỳ puly nào.
- Giá trị đo sẽ khác nhau tùy theo loại động cơ, nên hãy tham khảo Cẩm nang sửa chữa.
- Thái độ:
Qua sự đánh giá trực tiếp trong quá trình học tập của học viên, đạt các yêu cầu:
+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
chữa.
+ Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian.
Câu hỏi ôn tập
1) Trình bày quy trình bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí trên ô tô?
2) Trình bày quy trình sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô?
3) Thực hành thay thế máy nén, dây đai dẫn động của hệ thống điều hoà?
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ôtô thế hệ mới (Điện lạnh Ôtô).
NHÀ XUẤT BẢN GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Biên soạn: Nguyễn Oanh.
2. Kỹ thuật sửa chữa hệ thống điện trên xe ôtô.
NHÀ XUẤT BẢN TRẺ.
Biên soạn: Châu Ngọc Thạch
Nguyễn Thành Chí.
3. Selbststudienprogramm 208
Klimaanlagenim Kraftfzeug.
4. Thực hành kỹ thuật cơ điện lạnh
NHÀ XUẤT BẢN ĐÀ NẴNG.
Biên soạn: Trần Thế San – Nguyễn Đức Phấn.
5. Sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí.
NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC KỸ THUẬT
Biên soạn: Nguyễn Đức Lợi.
- Tài liệu huấn luyện kỹ thuật viên Toyota Trang web
-
-
-
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai
Giáo viên: Vũ Văn trọng.
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
Lời nói đầu 2
Thuật ngữ chuyên môn 3
Bài 1. Hệ thống phanh ABS 5
Bài 2. Tháo - lắp hệ thống phanh ABS 57
Bài 3. Kiểm tra, chẩn đoán sai hỏng hệ thống phanh ABS 88
Bài 4. Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh ABS 101
Tài liệu tham khảo 121
Mục lục 122
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_bao_duong_va_sua_chua_htdhkk_tren_o_to_trinh_do_c.pdf