1
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
GIÁO TRÌNH
( Lưu hành nội bộ )
Ngành: CÔNG NGHỆ Ô TÔ
Mô đun: BD & SC HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ
Năm 2019
2
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, công nghiệp ôtô ở Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều xe ôtô hiện đại, được ứng dụng công nghệ cao. Trước sự
phát triển mạnh mẽ đó, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ kỹ thuật nắm vững kiến thức và kỹ năng
về bảo dưỡng, sửa chữa và đào tạo đội ngũ
64 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phun xăng điện tử (Lưu hành nội bộ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công nhân kỹ thuật lành nghề đáp ứng nhu cầu của
xã hội.
“Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phun xăng điện tử” là môn học chuyên ngành “Công
nghệ Ôtô”. Đây là môn học quan trọng được nhiều trường Đại học, Cao đẳng kỹ thuật trong n-
ước giảng dạy cho sinh viên ngành “Công nghệ ôtô”
Giáo trình nội bộ “Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phun xăng điện tử” , được biên
soạn theo chương trình môn học “Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phun dầu điện tử” của
trường Cao đẳng Lào Cai nhằm mục đích giúp sinh viên chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô
có tài liệu học tập và thực hành kỹ năng nghề. Tài liệu này cũng có thể sử dụng cho các đối
tượng khác có liên quan đến ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô.
Giáo trình nội bộ “Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phun xăng điện tử” không đi sâu
vào những nội dung lý thuyết nghiên cứu mà chỉ ra những kiến thức cơ bản cần thiết nhất để
ôn tập lại kiến thức để hỗ trợ cho việc thực hành, đồng thời hướng dẫn các kỹ năng thực hành
trong công việc sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống phun xăng điện tử của tô giúp cho sinh viên có
thể tự học và ứng dụng hiệu quả trong thực hành nghề.
Ban biên soạn đã mạnh dạn bỏ các nội dung quá cũ, lạc hậu không còn phù hợp với
thực tiễn và đưa vào những nội dung mới phù hợp với thực tế xã hội Việt Nam cũng như xu
hướng phát triển của ngành Công nghệ ôtô trên thế giới.
Ban biên soạn chúng tôi xin chân thành cám ơn các thầy trong bộ môn Cơ khí Động
lực đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp chúng tôi hoàn thành tài liệu này. Tuy nhiên, đây là
tài liệu biên soạn lần đầu, quá trình biên soạn không thể tránh được các thiếu sót nhất định,
chúng tôi chân thành đón nhận những ý kiến đóng góp của quý bạn đọc để chỉnh sửa tài liệu
ngày một hoàn thiện hơn.
Nhóm tác giả
3
BÀI 1: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ
*. Mục tiêu của bài:
- Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống phun xăng điện tử;
- Bảo dưỡng đượchệ thống phun xăng điện tử theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô;
- Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ trong qúa trình luyện tập.
*. Nội dung của bài:
1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡnghệ thống phun xăng điện tử
1.1. Bảo dưỡng khối nhiên liệu
1.1.1. Chú ý:
- Trước khi làm việc trên hệ thống nhiên liệu, hãy ngắt cáp cực âm ắc quy.
- Không được làm việc trên hệ thống nhiên liệu khi gần nguồn lửa. Không bao giờ được
hút thuốc khi làm việc.
- Trước khi tháo bất kỳ bộ phận nào của hệ thống nhiên liệu, hãy cẩn thận để xăng khỏi
trào ra, ta làm như sau:
+ Đặt 1 khay dưới chỗ ống nối
+ Nới lỏng từ từ đầu mối nối
+ Tháo đầu ống nối ra
+ Bịt đầu ống nối bằng nút cao su
* Khi tháo lắp cần chú ý:
+ Không dùng lại các vòng đệm cao su.
+ Khi thay các vòng đệm cao su chú ý không làm hỏng chúng
+ Trước khi lắp phải dùng phải dùng xăng bôi trơn vòng đệm cao su, không được dùng
dầu máy, dầu phanh, dầu chuyển động
* Sau khi làm việc sửa chữa xong phải kiểm tra chắc chắn không có sự rò rỉ xăng
1.1.2 Quy trình tháo và bảo dưỡng
- Ngắt cáp âm ắc quy
- Xả nhiên liệu ra khỏi bình chứa
- Tháo và bảo dưỡng các ống dẫn nối với thùng xăng
- Tháo và bảo dưỡng thùng xăng
- Tháo và bảo dưỡng bơm xăng
- Tháo và bảo dưỡng lọc nhiên liệu
- Tháo và bảo dưỡng dàn ống phân phối
- Tháo và bảo dưỡng vòi phun chính và còi phun khởi động lạnh
4
1.1.3. Quy trình lắp nguợc lại với quy trình tháo
1.2. Bảo dưỡng khối điện tử
1) Trước khi tháo các giắc cắm, đầu nối phải tắt khoá điện hoặc tháo cáp âm ắc quy ra khỏi ắc
quy.
Chú ý: Khi tháo cáp âm của ắc quy các tín hiệu chuẩn đoán đã được ghi dưới dạng mã hoá sẽ
bị xoá hết. Do đó cần phải đọc lại các tín hiệu chuẩn đoán trước khi tháo các âm ắc quy.
2) Khi lắp ắc quy chú ý không lắp sai các đầu dây cáp dương và cáp âm.
3) Không để các chi tiết của hệ thống phun xăng điện tử EFI bị va đập mạnh khi tháo, đặc biệt
chú ý với ECU.
4) Phải hết sức cẩn thận khi sửa chửa hệ thống EFI vì chỉ cần chạm nhẹ que đo vào các mạch
bán dẫn dày đặc cũng có thể gây ra các sự cố kỹ thuật.
5) Không được tuỳ tiện mở nắp hộp ECU
6) Khi kiểm tra hệ thống lúc trời mưa, chú ý tránh để nước mưa lọt vào trong mạch, đầu
dây.....khi rửa xe cũng chú ý không để bắn nước vào các chi tiết của hệ thống EFI, dây nối.
7) Nếu cần thay chi tiết nên thay cả cụm.
8) Phải cẩn thận khi rút giắc cắm.
- Nhả lẫy hãm, rút giắc cắm ra, phải cầm vảo giắc mà kéo.
- Khi cắm giắc vào phải cắm chặt, phải kiểm tra xem lẫy đã hăm chặt chưa.
9) Khi dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra mạch:
- Nhẹ nhàng gỡ nắp cao su che nước ra (nếu là loại có cao su che nước)
- Khi kiểm tra thông mạch, đo dòng hoặc điện áp phải đưa các đũa đo vào từ phía sau
của giắc cắm (phía đầu dây vào giắc)
- Không được dùng sức để cắm đũa đo vào giắc.
- Sau khi kiểm tra xong phải lắp lại nắp cao su che nước vào vị trí
1.3. Bảo dưỡng hệ thống cấp khí:
Quy trình tháo và bảo dưỡng.
- Xả nước làm mát động cơ.
chú ý: Để tránh nguy cơ bị bỏng, không được tháo nắp két nước trong khi động cơ và két nước
đang còn nóng. Sự giãn nở nhiệt sẽ làm cho nước làm mát và hơi nước phụt ra khỏi cụm két
nước. Nới lỏng nút xả két nước. Tháo cụm nắp kột nước. Nới lỏng nút xả trên thân máy, sau đó
xả nước làm mát.
- Tháo ống (mềm) nước đi tắt. + Ngắt ống nước đi tắt.
+ Tháo ống nước đi tắt số 2.
5
- Tháo cổ họng gió.
- Tháp giắc nối cổ họng gió có môtơ.
- Tháo đai ốc này và tháo dây điện kèm giá đỡ.
- Tháo 2 đai ốc và cụm đổ nước với ống bằng.
- Tháo bulông và 3 đai ốc và tháo cụm cổ họng gió có môtơ.
Quy trình lắp ngược lại với quy trình tháo
2. Thực hành bảo dưỡng hệ thống phun xăng điện tử
2.1. Chuẩn bị
2.2. Trình tự thực hiện
2.2.1. Tháo hệ thống phun xăng điện tử
2.2.2. Bảo dưỡng hệ thống phun xăng điện tử
2.2.3. Lắp hệ thống phun xăng điện tử
2.3. Vệ sinh công nghiệp
6
BÀI 2: SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHUN DẦU ĐIỆN TỬ
*. Mục tiêu của bài:
- Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa hệ thống phun xăng điện tử;
- Sửa chữa được hệ thống phun xăng điện tử theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô;
- Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ trong qúa trình luyện tập.
*. Nội dung của bài:
1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa hệ thống phun xăng điện tử
1.1. Bầu lọc khí :
a. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng.
Sau khi sử dụng trong một thời gian dài, các
tạp chất và hơi nước trong không khí sẽ làm cho
phằn tử lọc bị bẩn. Các tạp chất này là nguyên nhân
chính gây ra sự cản trở lưu thông của dòng khí nạp
làm cho hiệu suất nạp của động cơ thấp khiến công
suát của động cơ giảm và rất tốn nhiên liệu.
Do vậy bầu lọc khí phải được kiểm tra một
cách định kỳ theo yêu cầu của nhà sản suất. Riêng
đối với những xe hoạt động ở trong môi trường bụi
bặm thì thời gian kiểm tra định kỳ phải ngắn hơn.
b. Phương pháp kiểm tra
* Bầu lọc giấy
- Tháo phần tử lọc
+ Tháo tai hồng và nhả các kẹp ra
+ Tháo nắp lọc gió và lấy phần tử lọc ra.
- Kiểm tra phần tử lọc
+ Nếu lọc quá bẩn hay nhiều bụi thì phải thay
nó
+ Hiệu quả của phần tử lọc gần đến lúc phải
thay không được phục hổi bằng cách làm sạch nên
phải thay
+ Nếu phần tử lọc bị thấm nước hay dầu thì
phải thay thế bởi không thể dùng khí nén để thổi bụi
hay cát dính trên phần tử lọc.
7
- Làm sạch phần tử lọc
+ Dùng khí nén, thổi bụi, cát khỏi mặt dưới
+ Tiếp đó, thổi sạch mặt trên rồi lại thổi sạch mặt dưới một lần nữa
- Làm sạch vỏ bầu lọc
+ Đầu tiên dùng giẻ lau sạch mặt trong vỏ bầu lọc, sau đó thổi sạch bằng khí nén
Chú ý: Không để những phần tử dù là nhỏ nhất lọt vào trong cụm ống nạp
+ Kiểm tra rằng các gioăng làm kín ở trên vỏ hay nắp không bị bong, đứt. Nếu bị thì
thay thế
Chú ý: Làm kín không tốt sẽ làm cho khí chưa lọc đi vào động cơ.
- Lắp lọc gió
+ Lắp phần tử lọc vào vỏ rồi lắp nắp
Chú ý: Để lắp phần tử lọc, giãng các tai trên vỏ phần tử lọc, nắp thẳng hàng.
+ Khoá các kẹp và xiết tai hồng bằng tay
* Bầu lọc có dầu (Land Cruiser 70)
- Tháo bộ lọc gió
+ Tháo các đường ống ra khỏi bộ lọc gió
+Tháo các bulông giữ bầu lọc, sau đó tháo bầu lọc
Chú ý: Giữ bầu lọc cân bằng khi tháo để dầu bên trong không trào ra.
- Tháo rời bầu lọc
+ Tháo kẹp và nới lỏng tai hồng sau dó tháo náp ra khỏi vỏ lọc gió.
+ Tháo phần tử lọc ra khỏi vỏ lọc gió.
Chú ý: Tháo phần tử lọc sao cho 2 đệm ở trên và ở dưới phần tử lọc không bị mất
- Làm sạch phần tử lọc và vỏ bầu lọc
+ Rửa sạch phần tử lọc và vỏ bầu lọc bằng kensôren, lắc và trà sát chúng
+ Lau sạch phần tử lọc và vỏ bằng giẻ sạch
- Lắp lọc gió
+ Đặt vỏ bầu lọc lên một mặt phẳng và đổ dầu động cơ sạch đến khi nó đến mức OIL
LEVER
Chú ý: Nếu mức dầu quá thấp, tính năng lọc của bầu sẽ kém. Nếu mức dầu quá cao dầu sẽ bị
hút vào trong động cơ và ảnh hưởng xấu đến hoạt động của động cơ
+ Đặt phần tử lọc lên khay và ngâm nó trong dầu động cơ sạch
+ Lắp phần tử lọc vào vỏ bầu lọc và lắp nắp bầu lọc
8
Chú ý: Không được quên lắp hai đệm của phần tử
+ Lắp kẹp và siết tai hồng bằng tay.
- Lắp bầu lọc gió và nối các đường ống dẫn khí
Chú ý: Giữ bầu lọc cân bằng trong khi dịch chuyển
để dầu không truyền ra ngoài
1.2. Bầu lọc xăng
a. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng
Làm việc lâu ngày, do phản ứng hoá học, xăng
có hiện tượng hoá keo, cùng với cặn bẩn trong
xăng..sẽ làm cho bầu lọc xăng bị tắc. Nó sẽ làm
cho nhiên liệu được cung cấp ít hoặc không được
cung cấp để hình thành hoà khí sẽ làm động cơ chạy
giựt cục, không ổn định và có thể là chết máy.
Ngày nay lọc xăng là chi tiết thay thế theo
định kỳ theo quy định của nhà sản xuất
b. Phương pháp thay thế lọc xăng (động cơ EFI)
- Mở nắp bình xăng
- Đặt khay hứng phía dưới lọc xăng
- Tháo lọc xăng
+ Tháo ống phân phối ra khỏi lọc xăng bằng
choòng trong khi giữ phần trên của bầu lọc bằng cờ
lê.Tháo 2 đệm
Chú ý: Do có một lượng nhỏ xăng áp suất cao
trong đường ống nên nó có thể phun ra khi tháo
đường ống phân phối, phủ đầu đường ống bằng giẻ khi tháo nó.
+ Trong khi giữ đáy của lọc bằng cờ lê, dùng một cờ lê khác để tháo ống chính ra khỏi
bầu lọc
Chú ý: Cẩn thận không được bẻ cong đường ống xăng chính
+ Tháo lọc và đổ xăng còn lại vào bên trong khay
+ Lau sạch bụi hay chất bẩn dính vào ống phân phối và ống xăng chính
- Lắp lọc xăng mới
+ Đặt các đệm mới lên bulông nối và lên cót nối ống phân phối, sau đó vặn bulông ống
nối vào bầu lọc bằng tay. Vặn cót nối của ống xăng chính vào bầu lọc bằng tay
9
+ Xiết cót bulông ống nối phân phối và cót nối ống xăng chính trong khi giữ bầu lọc
bằng cờ lê.
- Lau sạch xăng dây ra ngoài
- Nổ máy và kiểm tra sự rò rỉ
1.3. Bơm xăng.
a. Kiểm tra sự hoạt động của bơm
nhiên liệu.
Dùng tay kiểm tra sự chuyển
động của dòng nhiên liệu ở đường ra
của lọc nhiên liệu, bằng cách cho bơm
hoạt động nhưng không được khởi
động.
Để cho bơm xăng hoạt động
chúng ta có thể thực hiện như sau:
Hãng Toyota: Nối cực +B với Fp ở đầu kiểm tra và xoay công tắc máy On
- Nếu không xác định được vị trí của đầu kiểm tra, dùng dây dẫn nối tắt hai cực tiếp
điểm của rơ le bơm.
- Nếu chúng ta không cảm thấy áp suất của nhiên liệu khi cho bơm hoạt động. Xoay
công tắc máy Off và kiểm tra mạch điện điều khiển bơm xăng.
- Kiểm tra cầu chì EFI 15A và cầu chì IGN 7,5A.
- Kiểm tra rơ le chính EFI.
- Kiểm tra rơ le mở mạch ( Rơ le bơm).
- Kiểm tra bơm xăng.
- Kiểm tra các đầu nối điện.
- Kiểm tra các cảm biến và ECU.
b. Kiểm tra áp suất bơm nhiên liệu.
* Kiểm tra áp lực sơ bộ.
- Đây là bước kiểm tra rất quan trọng để xác định nguyên nhân hư hỏng của động cơ.
Động cơ không hoạt động được có thể do nhiên liệu không cung cấp, áp suất nén của động cơ
quá thấp, hệ thống đánh lửa hoạt động không hiệu quả
- Điện áp của ắc quy phải trên 12 vôn.
- Mở công tắc máy On và cho bơm xăng hoạt động nhưng không được khởi động máy.
10
- Dùng kìm bóp đường ống nhiên liệu hồi, kiểm tra sự gia tăng áp lực bằng cảm giác
hoặc quan sát sự nâng nhẹ của con vit trên bộ dập dao động.
* Kiểm tra áp lực bằng thiết bị chuyên dùng:
- Nối đồng hồ kiểm tra áp suất vào đường xăng lên của của bơm xăng
- Cho bơm xăng hoạt động và qua sát kim trên đồng hồ để kiểm tra áp suất bơm xăng.
- Áp suất tiêu chuẩn: 2,7-3,1 kG/cm2
c. Phương pháp tìm pan:
2. Sửa chữa:
- Làm sạch bên ngoài
- Thay bơm mới khi bị hư hỏng.
- Lắp bơm, kiểm tra tổng quát
1. Nếu áp suất nhiên liệu cao ống hồi tắc hoặc điều áp hỏng
2. Nếu áp suất nhiên liệu thấp
Bóp đường ống nhiên liệu hồi áp suất tăng
Thay bộ điều áp áp suất nhiên liệu không tăng
Kiểm tra lọc, bơm & đường ống
3. Nếu áp suất nhiên liệu bình
thường
Dừng động cơ
Sau hơn 5 phút
Nếu thấp hơn 1,5kg/cm2
áp suất hệ thống > 1,5 kg/cm2
1. Sự rò rỉ của đường ống.
2. Kiểm tra van một chiều.
3. Kiểm tra van điều áp.
4. Sự rò rỉ của các kim phun.
5. Sự rò rỉ kim phun khởi động.
11
a. Kiểm tra hoạt động của bơm xăng
- Dùng dây nối chuyên dùng nối các cực FP và +B của giắc kiểm tra.
- Bật khoá điện về vị trí ON Không được khởi động động cơ
- Kiểm tra xem có áp suát trên đường ống hút không (bằng cách nắn ống). Khi nắn ống
có thể nghe thấy tiếng động trên đường ống bởi áp suất xăng.
- Tháo dây nối tắt ra khỏi giắc kiểm tra
- Tắt khoá điện.
Nếu bơm xăng không hoạt động ta phải kiểm tra những phần sau:
- Cầu chì
- Rơ le EFI
- Rơ le mở mạch
- Bơm xăng
- Dây dẫn điện, ECU và cac cảm biến.
b. Kiểm tra áp suất xăng
- Kiểm tra xem điện áp ắc quy.
- Tháo đầu cáp âm của bình điện ra.
- Đặt một bình chứa thể thích hợp hoặc một miếng giẻ để hứng ở dưới ống cấp xăng cho
vòi phun khởi động lạnh.
- Nới lỏng dần bu lông rắc co của vòi phun khởi động lạnh và lấy bulông rắc co cùng
với hai vòng đệm ra khỏi ống cấp xăng
- Xả xăng ra khỏi ống cấp xăng
- Lắp đồng hồ áp suất xăng vào ống cấp xăng với hai vòng đệm
- Lau sạch xăng bị rơi rớt
- Lắp lại đầu cáp âm của bình điện
- Dùng dây nối chuyên dùng STT nối các cực FB và +B của giắc kiểm tra
- Bật khoá điện về vị trí ON
- Đo áp suất xăng: áp suất xăng: 2,7-3,1 kG/cm2
Nếu áp suất cao hơn quy định trên, phải thay van điều chỉnh áp suất xăng.
Nếu áp suất xăng thấp hơn quy định trên, phải kiểm tra các phần sau:
* Ống dẫn xăng và đầu nối.
* Bơm xăng
* Bầu lọc xăng
* Van điều chỉnh áp suất xăng
12
a) Tháo dây nối chuyên dùng khỏi giắc kiểm tra
b) Khởi động động cơ
c) Tháo ống chân không khỏi van điều chỉnh áp suất xăng và bít nút ống lại
d) Đo áp suất xăng ở vòng quay không tải
áp suất xăng: 2,7-3,1 kG/cm2
e) Nối lại ống dẫn xăng vào van điều chỉnh áp suất
f) Đo áp suất xăng ở vòng quay không tải
áp suất xăng: 2,3-2,6 kG/cm2
Nếu như áp suất đo được không nằm trong mức quy định, phải kiểm tra lại ống chân
không và van điều chỉnh áp suất xăng
g) Tắt máy. Kiểm tra xem áp suất xăng còn lại có đủ trên 1,5 kG/cm2 sau khi đã tắt máy
được 5 phút không
Nếu như áp suất đo được không nằm trong mức quy định, phải kiểm tra bơm xăng, van điều
chỉnh áp suất và (hoặc) và vòi phun
h) Sau khi kiểm tra áp suất xăng , tháo đầu cáp cực âm ra và thận trọng tháo đồng hồ đo áp
suất sao cho xăng không bắn toé ra ngoài
i) Dùng các vòng đệm mới láp lại vòi phun khởi động lạnh vào đường ống cấp xăng.
j) Lắp dây điện vào vòi phun khởi động lạnh
k) Khởi động động cơ và kiểm tra xem có bị rò rỉ xăng
không.
1.4. Bộ điều áp
* Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng
Bộ điều áp mà bị hư hỏng sẽ làm cho áp suất phun của
nhiên liệu không ổn định sẽ làm cho động cơ có các hiện tượng
như sau:
- Động cơ không nổ được hoặc khó nổ cho dù động cơ
khởi động được.
- Động cơ hay chết máy hoặc thỉnh thoảng chết máy
- Động cơ chạy không tải kém hoặc hay bỏ máy
- Động cơ chạy không tải với số vòng quay cao
- Động cơ có hiện tuợng nổ sót trong ống xả
- Động cơ dễ chết máy hoặc tăng tốc kém
13
* Phương pháp kiểm tra.
Bộ điều áp là chi tiết thay thế vì vậy trong quá trình kiểm tra xác định tình trạng kỹ
thuật của bộ điều áp chính là kiểm tra áp suất xăng trên đường ống phân phối.
Phương pháp kiểm tra áp suất nhiên liệu trên đuờng ống phân phối xem Module
12.0...Sửa chữa, bảo dưỡng bơm xăng điện từ
* Quy trình thay bộ điều áp (động cơ 1RZ, 2RZ, 2RZ-E)
1) Tháo bộ điều áp
a) Tháo ống mềm chân không
b) Tháo ống mềm hồi xăng
Đặt bình chứa thích hợp hoặc miếng giẻ xuống dưới van điều áp xăng
Tháo ống mềm hồi xăng
c) Tháo bộ điều áp
Nới lỏng đai ốc hãm và tháo van điều áp ra
2) Lắp bộ điều áp
a) Lắp bộ điều áp
Nới lỏng hoàn toàn đai ốc hãm của bộ điều áp
Bôi lớp xăng mỏng lên vòng đệm mới và lắp vào van điều áp
Dùng tay đẩy van điều áp vào ống cấp xăng
Xoay van điều áp ngược chiều kim đồng hồ đến khi đầu ống xăng ra quay về hướng
ban đầu
Xiết chặt đai ốc hãm
b) Nối đường ống hồi xăng vào
c) Nối ống chân không vào.
1.5. Vòi phun xăng.
* Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng
a. Hiện tượng động cơ khởi động hỗn hợp nhiên liệu không cháy.
Nguyên nhân: Do các vòi phun không phun hay phun liên tục.
b. Động cơ khởi động nhưng không nổ được.
Nguyên nhân: Các vòi phun rò rỉ không phun hay phun liên tục.
c. Động cơ khó khởi động khi động cơ nóng.
Nguyên nhân: Các vòi phun rò rỉ.
d. Động cơ hoạt động ở tốc độ không tải không ổn định.
Nguyên nhân: Các vòi phun không phun hay rò rỉ.
e. Động cơ bị nghẹt trong quá trình tăng tốc.
14
Nguyên nhân: Do lượng của các vòi phun giảm.
f. Động cơ hoạt động có hiện tượng cháy trong đường ống nạp, xả.
Nguyên nhân: Các vòi phun rò rỉ hay lượng phun bị giảm.
Khi động cơ hoạt động không ổn định (động cơ nổ không tròn) hoặc chết máy có thể là
do động cơ không được cung cấp nhiên liệu cụ thể là: một hoặc vài vòi phun có kim phun bị
kẹt nên không phun được nhiên liệu hoặc là tín hiện phun nhiên liệu (#10,#20) không được gửi
xuống cho vòi phun, nhiên liệu quá bẩn khiến vòi phun bị tắc.....
* Phương pháp kiểm tra bảo dưỡng
a, Kiểm tra kim phun chính
* Kiểm tra điện trở của kim phun
Điện trở tiêu chuẩn
Vòi phun điện trở cao 11 - 13,8
Vòi phun điện trở thấp 1,3 – 1,7
* Kiểm tra lưu lượng phun.
- Tháo cực âm của ắc quy.
- Tháo các kim phun ra khỏi ống phân phối.
- Dùng các dụng cụ chuyên dùng gá kim phun
theo hướng dẫn.
- Cho kim phun vào trong một ống nghiệm.
- Cho bơm xăng hoạt động nhưng không được đề máy.
- Kiểm tra lưu lượng nhiên liệu trong khoảng 15 giây. Cần lưu ý an toàn trong lao động.
- Xoay công tắc máy Off.
- Tương tự, kiểm tra lưu lượng phun của các kim phun còn lại. Sự chênh lệch lưu lượng
phun giữa các kim phun phải bé hơn 5 cc.
* Kiểm tra sự rò rỉ.
Khi kim phun bị rò rỉ, áp suất dư trong hệ thống nhiên liệu thấp làm động cơ khó khởi
động trở lại và có nhiều khói đen khi hoạt động.
Kiểm tra sự rò rỉ nhiên liệu ở đầu kim phun, một phút không quá một giọt.
15
* Kiểm tra chùm tia phun.
Nếu chùm tia phun bị lệch, phun không sương, góc độ phun không đúng thì thay mới
kim phun.
* Kiểm tra mạch điện dẫn động kim phun.
Động cơ không nổ hoặc nổ rung có rất nhiều nguyên nhân, một trong các nguyên nhân
này là một hoặc tất cả các kim phun không nhấc được.
- Mạch điện dẫn động kim phun bị lỗi.
- Van kim bị kẹt
- Mất tín hiệu IGF từ Igniter gởi về ECU (Hãng Toyota)
Điện nguồn cung cấp đến mỗi cực kim phun được lấy từ rơ le hoặc cực IG công tắc
máy, cực còn lại của mỗi kim phun được nối về ECU động cơ ở cực 10, 20
Tháo giắc điện ra khỏi các kim phun.
Xoay công tắc máy On.
Kiểm tra điện áp cung cấp đến mỗi cực của kim phun. Điện áp ắc quy. Nếu không có
điện áp kiểm tra cầu chì, đường dây, rơ le, công tắc.
Xoay công tắc máy Off.
Nối giắc điện đến các kim phun.
Xoay công tắc máy On. Kiểm tra điện áp tại các cực 10 , 20 của ECU. Điện áp ắc
quy. Nếu không có điện áp, kiểm tra đường dây từ kim phun nối về ECU.
Dùng dây điện nối cực 10, 20.. tại ECU và kích ra mát. Kiểm tra sự hoạt động của từng
kim phun bằng cách dùng cảm giác hoặc thính giác. Nếu kim phun không nhấc, kiểm tra điện
trở cuộn dây kim phun, sự tiếp xúc không tốt của giắc điện hoặc kim phun bị kẹt.
Khởi động động cơ và kiểm tra tín hiệu phun cuả kim phun bằng cách.
- Dùng cảm giác kiểm tra sự rung động của các kim phun.
- Dùng máy đo xung, kiểm tra xung phun tại cực kim phun nối về ECU.
16
- Dùng led đấu theo sơ đồ sau. Khởi động động cơ, nếu có dòng điện đi qua kim phun thì led
sẽ chớp tắt.
* Nếu kim phun không họat động. Kiểm tra mạch tạo tín hiệu IGF ( Toyota).
- Xoay công tắc máy On, kiểm tra điện áp tín hiệu IGF tại Igniter. Khoảng 5 vôn hoặc
khoảng 1 vôn tuỳ theo đời xe.
- Dùng máy đo xung, kiểm tra xung tín hiệu điện áp tại Igniter khi khởi động máy.
* Hệ thống đánh lửa hoạt động mà không có xung tín hiệu IGF. Thay mới Igniter.
b. Kiểm tra kim phun khởi động lạnh.
Kiểm tra điện trở.
Điện trở của kim phun khởi động lạnh từ 2 - 4. Nếu không đúng thay mới kim phun
khởi động lạnh.
Kiểm tra chùm tia phun.
- Tháo đường ống dẫn nhiên liệu đến kim phun khởi động lạnh.
- Tháo kim phun khởi động lạnh ra khỏi buồng nạp.
- Dùng SST nối đường nhiên liệu từ ống phân phối đến kim phun khởi động lạnh.
- Cho kim phun khởi động vào một ly thuỷ tinh.
- Cho bơm xăng hoạt động nhưng không được đề máy và kiểm tra sự rò rỉ nhiên liệu.
- Cung cấp điện đến kim phun khởi động lạnh và kiểm tra chùm tia nhiên liệu phun.
17
Kiểm tra sự nhỏ giọt.
- Sau bước kiểm tra chùm tia phun, tháo nguồn điện cung cấp đến kim phun.
- Kiểm tra sự nhỏ giọt của kim phun.
- Không quá một giọt trong thời gian là một phút.
c. Kiểm tra công tắc nhiệt thời gian.
Các cực Điện trở ()
STA – STJ dưới 15°C 25 – 45
STA – STJ trên 30°C 65 – 85
STA – Mát 25 – 85
* Bảo dưỡng và sửa chữa:
- Làm sạch các đầu nối
- Thay các dây dẫn điện bị đứt
- Thông các lỗ phun xăng
- Thay kim phun khi bị hỏng
A. Tháo vòi phun
1. Tháo đầu cáp âm ắc quy
2. Xả nuớc làm mát
3. Tháo hộp bướm ga
4. Tháo vòi phun
4.a. Tháo các ống chân không và ống xăng ra khỏi van điều áp
4.b. Tháo hai bulông giắc co, ống xăng của vòi phun khởi động lạnh và bốn vòng đệm ra
4.c. Tháo bulông giắc co và hai vòng đệm , tách ống dẫn xăng ra khỏi ống cấp xăng
4.d. Tháo hai bulôn, ống cấp xăng cùng với bốn vòi phun ra
4.e. Tháo bốn giắc cắm ra khỏi các vòi phun
18
4.f. Tháo vòi phun ra
B. Lắp vòi phun (ngược lại với lắp)
Cần chú ý:
- Khi lắp không dùng lại các vòng đệm chữ O phải thay mới vòng đệm.
- Trước khi lắp bôi trơn vòng đệm chữ O bằng dầu chuyên dung hay xăng tuyệt đối không
dung các loại dầu khác như dầu bôi trơn, dầu bánh răng, dầu phanh để bôi.
- Sau khi lắp xong xoay thử vòi phun về cả hai phía êm và nhẹ. Nếu không thể xoay êm vòi
phun do lắp roăng chữ O chưa chính xác.
19
* 1.6. Bộ điều khiển trung tâm ECU
Điều khiển thời điểm phun
- Việc phun nhiên liệu được sắp xếp để diễn ra cùng với việc đánh lửa.
- Tín hiệu đánh lửa sơ cấp (IG) cũng được sử dụng để xác định thời điểm phun. ECU sẽ
nhận biết tín hiệu đánh lửa sơ cấp (IG) & biến đổi nó thành một xung
- Việc phun nhiên liệu vào từng xylanh diễn ra 2 lần trong mỗi một chu kỳ của động cơ.
Do đó, mỗi vòng quay của trục khuỷu có một lần phun.
- Việc phun nhiên liệu được xắp xếp để diễn ra cùng với việc đánh lửa. Ở động cơ 4
xylanh, có 1 lần phun diễn ra trong mỗi 2 lần đánh lửa & một lần phun cho mỗi 3 lần đánh lửa
ở động cơ 6 xylanh.
- Tín hiệu đánh lửa sơ cấp (IG) cũng được sử dụng để xác định thời điểm phun. ECU sẽ
nhận biết tín hiệu đánh lửa sơ cấp (IG) & biến nó thành một xung. Ở động cơ 4 xylanh, có một
tín hiệu phun cho mỗi 2 lần tín hiệu đánh lửa.
- Ở động cơ 6 xylanh, có một tín hiệu phun cho mỗi 3 lần tín hiệu đánh lửa.
Tín hiệu
Đánh lửa
Sơ cấp(IG)
Chuyển
thành xung
Tín hiệu
Phun
(6 xylanh)
Tín hiệu
Phun
(4 xylanh)
ON
OFF
ON
OFF
Hình 2.1: Tín hiệu đánh lửa.
Điều khiển lượng phun
ECU nhận tín hiệu tốc độ động cơ NE. Tuỳ theo tín hiệu này và các tín hiệu (VC, KS &
VG) từ cảm biến lưu lượng khí nạp . ECU sẽ tạo ra một tín hiệu phun cơ bản. Sau đó, bằng các
mạch hiệu chỉnh phun khác nhau, nó hiệu chỉnh lượng nhiên liệu phun cơ bản phụ thuộc vào
các tín hiệu từ từng cảm biến để xác định lượng phun thực tế. Sau đó ECU phát ra tín hiệu điều
khiển vòi phun rồi đưa qua bộ khuyếch đại để kích hoạt các vòi phun.
20
Điều khiển lượng phun.
CẢM BIẾN VỊ TRÍ
BƯỚM GA(IDL)
CẢM BIẾN NHIỆT
ĐỘ NƯỚC LÀM MÁT
CỰC ST
CẢM BIẾN VỊ TRÍ
BƯỚM GA(PSW)
CẮT NHIÊN LIỆU
TÍN HIỆU TỐC
ĐỘ ĐỘNG CƠ
LÀM ĐẬM ĐỂ
TĂNG TỐC KHI
HÂM NÓNG
LÀM ĐẬM KHI
KHỞI ĐỘNG
LÀM ĐẬM SAU KHI
KHỞI ĐỘNG
LÀM ĐẬM KHI HÂM
NÓNG ĐỘNG CƠ
LÀM ĐẬM KHI
TRỢ TẢI
LƯ
Ợ
N
G
P
H
U
N
C
Ơ
B
Ả
N
H
IỆ
U
C
H
ỈN
H
LƯ
Ợ
N
G
P
H
U
N
CÁC VÒI PHUN
H
IỆ
U
C
H
ỈN
H
TH
E
O
N
H
IỆ
T Đ
Ộ
K
H
Í N
Ạ
P
H
IỆ
U
C
H
ỈN
H
TH
E
O
Đ
IỆ
N
Á
P
Ắc quy
CẢM BIẾN NHIỆT
ĐỘ KHÍ NẠP
ECU
CB áp suất
đường ống
nạp (PIM)
CUỘN ĐÁNH LỬA
(IG)
Hình 3.2. Sơ đồ điều khiển lượng phun.
ECU tạo ra một tín hiệu tốc độ động cơ (vòng/phút) bằng tín hiệu sơ cấp (IG) từ cực sơ
cấp của cuộn dây đánh lửa. ECU sẽ tạo ra một tín hiệu phun cơ bản. Sau đó, bằng các mạch
hiệu chỉnh phun khác nhau, nó hiệu chỉnh tín hiệu phun cơ bản phụ thuộc vào các tín hiệu từ
từng cảm biến, do đó, xác định lượng phun thực tế. Tín hiệu phun này sau đó được khuếch đại
để kích hoạt các vòi phun.
Lượng phun cơ bản (loại D – EFI).
CẢM BIẾN VỊ TRÍ
BƯỚM GA(IDL)
CẢM BIẾN NHIỆT
ĐỘ NƯỚC LÀM MÁT
CỰC ST
CẢM BIẾN VỊ TRÍ
BƯỚM GA(PSW)
CẮT NHIÊN LIỆU
TÍN HIỆU TỐC
ĐỘ ĐỘNG CƠ
LÀM ĐẬM ĐỂ
TĂNG TỐC KHI
HÂM NÓNG
LÀM ĐẬM KHI
KHỞI ĐỘNG
LÀM ĐẬM SAU KHI
KHỞI ĐỘNG
LÀM ĐẬM KHI HÂM
NÓNG ĐỘNG CƠ
LÀM ĐẬM KHI
TRỢ TẢI
LƯ
Ợ
N
G
PH
U
N
C
Ơ
B
Ả
N
H
IỆU
C
H
ỈN
H
LƯ
Ợ
N
G
PH
U
N
CÁC VÒI PHUN
H
IỆU
C
H
ỈN
H
TH
EO
N
H
IỆT Đ
Ộ
K
H
Í N
Ạ
P
H
IỆU
C
H
ỈN
H
TH
EO
Đ
IỆN
Á
P
Ắc quy
CẢM BIẾN NHIỆT
ĐỘ KHÍ NẠP
ECU
CB áp suất
đường ống nạp
(PIM)
TÍN HIỆU ĐÁNH
LỬA (IG)
Hình 3.3. Tín hiệu phun cơ bản.
Lượng phun cơ bản được xác định bằng cả lượng khí nạp & tốc độ động cơ. Nếu tốc độ
động cơ không đổi, lượng phun cơ bản sẽ tăng cùng với sự gia tăng của lượng khí nạp. Mặt
khác, nếu lượng khí nạp là hằng số thì lượng phun cơ bản sẽ gia tăng cùng với sự gia tăng của
tốc độ động cơ.
21
Đây là khoảng thời gian phun cơ bản nhất và nó được xác định bởi áp suất đường ống
nạp (PIM) và tốc độ động cơ (NE).
Bộ nhớ trong của ECU động cơ có chứa các số liệu về khoảng thời gian phun cơ bản
khác nhau tương ứng với các áp suất và tốc độ động cơ.
Điện áp (tín hiệu) đến ECU.
Từ cảm biến áp suất chân không đường ống nạp - nhận biết lượng khí nạp (PIM).
Từ cuộn đánh lửa - nhận biết tốc độ động cơ (NE).
Do hiệu quả nạp thay đổi tuỳ theo khe hở xupap, lượng khí nạp cũng có thể thay đổi
thậm chí khi áp suất đường ống nạp không đổi.
Do vậy, trong loại D – EFI, khi khe hở xupap thay đổi, tỷ lệ của hỗn hợp không khí –
nhiên liệu sẽ thay đổi một chút.
* Do động cơ được trang bị cảm biến oxy sẽ hiệu chỉnh khoảng thời gian phun tuỳ theo
hiệu chỉnh phản hồi tỷ lệ khí – nhiên liệu, tỷ lệ này sẽ luôn được duy trì ở giá trị tối ưu.
* Trong các động cơ không trang bị cảm biến này, tỷ lệ khí – nhiên liệu được điều
chỉnh bằng biến trở.
Khi điện áp tại cực âm của cuộn đánh lửa tăng lên 150V hay cao hơn, ECU sẽ nhận biết tín
hiệu đánh lửa sơ cấp & chuyển nó thành một tín hiệu tốc độ động cơ. Tín hiệu này không chỉ
thông báo cho ECU biết tốc độ của động cơ mà còn xác định cả thời điểm đánh lửa.
Thời gian phun tối thiểu được thiết lập cho tín hiệu phun cơ bản để đảm bảo cho nó không
thấp hơn thời gian đã định. Cũng như có một thời gian phun tối đa để tránh không điều khiển
được việc phun nhiên liệu trong trường hợp bị trục trặc.
Thời gian phun cơ bản còn là thời gian phun thực tế khi ECU nhận được các tín hiệu báo lỗi
của động cơ từ các cảm biến khác bị hở mạch hay hỏng.
Cảm biến liên quan gồm có cảm biến tốc độ động cơ tín hiệu (NE), cảm biến áp suất
chân không đường ống nạp - nhận biết lượng khí nạp (PIM).
Các hiệu chỉnh phun
- Điều khiển khoảng thời gian phun nhiên liệu bao gồm việc phun đồng bộ được thực
hiện tại một góc quay trục khuỷu nhất định, việc phun đồng bộ bao gồm điều khiển phun khi
khởi động được thực hiện khi quay khởi động và phun tăng tốc.
a.Làm đậm trong & sau khi khởi động.
- Quá trình làm đậm này sẽ tăng lượng phun phụ thuộc vào nhiệt độ nước làm mát
( lượng phun sẽ lớn khi nhiệt độ nước làm mát thấp ) để nâng cao khả năng khởi động & cải
thiện tính ổn định hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định sau khi động cơ đã khởi
22
động. Lượng phun sẽ giảm dần đến lượng phun cơ bản khi động cơ đã đạt đến nhiệt độ làm
việc.
CẢM BIẾN VỊ TRÍ
BƯỚM GA(IDL)
CẢM BIẾN VỊ TRÍ
BƯỚM GA(PSW)
CẮT NHIÊN LIỆU
TÍN HIỆU TỐC
ĐỘ ĐỘNG CƠ
LÀM ĐẬM ĐỂ
TĂNG TỐC KHI
HÂM NÓNG
LÀM ĐẬM KHI
KHỞI ĐỘNG
LÀM ĐẬM SAU KHI
KHỞI ĐỘNG
LÀM ĐẬM KHI HÂM
NÓNG ĐỘNG CƠ
LÀM ĐẬM KHI
TRỢ TẢI
L
Ư
Ợ
N
G
P
H
U
N
C
Ơ
B
Ả
N
H
IỆ
U
C
H
ỈN
H
L
Ư
Ợ
N
G
P
H
U
N
CÁC VÒI PHUN
H
IỆ
U
C
H
ỈN
H
T
H
E
O
N
H
IỆ
T
Đ
Ộ
K
H
Í N
Ạ
P
H
IỆ
U
C
H
ỈN
H
T
H
E
O
Đ
IỆ
N
Á
P
Ắc quy
CẢM BIẾN NHIỆT
ĐỘ KHÍ NẠP
ECU
CẢM BIẾN LƯU
LƯỢNG KHÍ (PIM)
CUỘN ĐÁNH LỬA
(IG)
CẢM BIẾN NHIỆT
ĐỘ NƯỚC LÀM MÁT
CỰC ST
Hình 2.4: Hiệu chỉnh làm đậm trong & sau khởi động.
Điện áp ( các tín hiệu ) đến ECU:
- Từ cực ST của khoá điện - nhận biết động cơ đang quay.
- Từ cảm biến nhiệt độ nước làm mát - nhận biết nhiệt độ nước làm mát.
- Ngay lập tức sau khi khởi động ( tốc độ động cơ lớn hơn giá trị mức xác định ), ECU
động cơ cung cấp thêm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_bao_duong_va_sua_chua_he_thong_phun_xang_dien_tu.pdf