Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng - Bộ chế hòa khí và hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

1 UBND TỈNH LÂM ĐỒNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ LẠT GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG- BỘ CHẾ HÒA KHÍ & HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL NGÀNH/NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐNĐL ngày thángnăm của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt) Lâm Đồng, năm 2017 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản h

pdf161 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng - Bộ chế hòa khí và hệ thống nhiên liệu động cơ diesel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Nội dung của giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng- Bộ chế hòa khí và Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung được giảng dạy ở các trường dạy nghề, kết hợp với những nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo trình được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, bổ sung nhiều kiến thức mới, đề cập những nội dung cơ bản, cốt yếu để tùy theo tính chất của các ngành nghề đào tạo mà nhà trường tự điều chỉnh cho thích hợp và không trái với quy định của chương trình khung đào tạo nghề. Với mong muốn đó giáo trình được biên soạn, nội dung giáo trình bao gồm: Bài 1: Tháo lắp, nhận dạng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng bộ chế hòa khí) Bài 2: Bảo dưỡng và sửa chữa bộ chế hòa khí Bài 3: Hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm cao áp tập trung PE Bài 4: Hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm phân phối VE Bài 5: Sửa chữa và bảo dưỡng bơm cao áp tập trung PE Bài 6: Sửa chữa và bảo dưỡng bơm cao áp phân phối VE Bài 7: Sửa chữa và bảo dưỡng bơm cao áp và vòi phun kết hợp Bài 8: Sửa chữa và bảo dưỡng bơm thấp áp Bài 9: Sửa chữa và bảo dưỡng vòi phun cao áp Bài 10: Sửa chữa và bảo dưỡng bộ điều tốc Bài 11: Sửa chữa và bảo dưỡng bộ phun sớm Bài 12: Sửa chữa và bảo dưỡng thùng nhiên liệu và các bầu lọc 3 Bài 13: Sửa chữa và bảo dưỡng đường ống dẫn, ống nạp và ống xả Xin trân trọng cảm ơn Khoa Cơ khí Động lực, Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt cũng như sự giúp đỡ quý báu của đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành giáo trình này. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản sau giáo trình được hoàn thiện hơn. Đà Lạt, ngày 20 tháng 05 năm 2017 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Lê Thanh Quang 4 MỤC LỤC Bài 1: Tháo lắp, nhận dạng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng bộ chế hòa khí) 9 1. Nhiêṃ vu,̣ yêu cầu của hê ̣thống nhiên liêụ xăng động cơ ô tô 9 2. Sơ đồ cấu taọ và nguyên lý làm việc của hê ̣thống nhiên liêụ động cơ xăng 9 3. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng chế hòa khí) 10 4. Tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng chế hòa khí) 11 5. Nhận dạng các bộ phận và chi tiết 11 Bài 2: Bảo dưỡng và sửa chữa bộ chế hòa khí 12 1. Nhiêṃ vu,̣ yêu cầu của bô ̣chế hòa khí. 12 2. Cấu taọ và hoaṭ đôṇg của bô ̣chế hòa khí. 13 3. Hiêṇ tươṇg, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa bô ̣chế hòa khí 38 4. Bảo dưỡng và sửa chữa bô ̣chế hòa khí 43 Bài 3: Hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm cao áp tập trung PE 53 1. Nhiêṃ vu,̣ yêu cầu, phân loaị hê ̣thống nhiên liêụ đôṇg cơ diesel dùng bơm tâp̣ trung PE. 53 2. Sơ đồ cấu taọ và hoaṭ đôṇg của hê ̣thống nhiên liêụ đôṇg cơ diesel dùng bơm tâp̣ trung PE. 54 3. Bảo dưỡng bên ngoài các bô ̣phâṇ của hê ̣thống nhiên liêụ đôṇg cơ diesel dùng bơm tâp̣ trung. 55 Bài 4: Hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm phân phối VE 60 1. Nhiêṃ vu,̣ phân loaị hê ̣thống nhiên liêụ đôṇg cơ diesel dùng bơm phân phối VE. 60 2. Sơ đồ cấu taọ và hoaṭ đôṇg của hê ̣thống nhiên liêụ đôṇg cơ diesel dùng bơm phân phối VE. 60 3. Bảo dưỡng bên ngoài các bô ̣phâṇ của hê ̣thống nhiên liêụ đôṇg cơ diesel dùng bơm phân phối VE 61 Bài 5: Sửa chữa và bảo dưỡng bơm cao áp tập trung PE 67 1. Nhiêṃ vu,̣ yêu cầu và phân loaị bơm cao áp tâp̣ trung PE. 67 2. Cấu taọ và hoaṭ đôṇg của bơm cao áp tâp̣ trung PE (điều khiển bằng cơ khí và chân không). 67 3. Hiêṇ tươṇg, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, 5 sửa chữa bơm cao áp tâp̣ trung PE. 73 4. Bảo dưỡng và sửa chữa bơm cao áp tâp̣ trung PE. 81 Bài 6: Sửa chữa và bảo dưỡng bơm cao áp phân phối VE 84 1.Nhiêṃ vu,̣ yêu cầu và phân loaị bơm cao áp phân phối VE (điều khiển bằng cơ khí và chân không). 84 2.Cấu taọ và hoaṭ đôṇg của bơm cao áp phân phối VE. 85 3.Hiêṇ tươṇg, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa bơm cao áp phân phối VE. 87 4.Bảo dưỡng và sửa chữa bơm cao áp phân phối VE 93 Bài 7: Sửa chữa và bảo dưỡng bơm cao áp và vòi phun kết hợp 96 1.Nhiệm vu,̣ yêu cầu của bơm cao áp và vòi phun kết hơp̣ 96 2.Cấu taọ và hoaṭ đôṇg của bơm cao áp và vòi phun kết hơp̣ 96 3. Hiện tươṇg, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa bơm cao áp và vòi phun kết hơp̣ 99 4. Bảo dưỡng và sửa chữa bơm cao áp và vòi phun kết hơp̣. 103 Bài 8: Sửa chữa và bảo dưỡng bơm thấp áp (bơm chuyển nhiên liệu) 106 1. Nhiêṃ vu,̣ yêu cầu của bơm chuyển nhiên liêụ. 106 2. Cấu taọ và hoaṭ đôṇg của bơm chuyển nhiên liêụ. 106 3. Hiêṇ tươṇg, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa bơm chuyển nhiên liêụ. 108 4. Bảo dưỡng và sửa chữa bơm chuyển nhiên liêụ. 111 Bài 9: Sửa chữa và bảo dưỡng vòi phun cao áp 113 1. Nhiêṃ vu,̣ yêu cầu của vòi phun cao áp. 113 2. Cấu taọ và hoaṭ đôṇg của vòi phun cao áp. 113 3. Hiêṇ tươṇg, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa vòi phun cao áp. 115 4. Bảo dưỡng và sửa chữa vòi phun cao áp. 119 Bài 10: Sửa chữa và bảo dưỡng bộ điều tốc 122 1. Nhiêṃ vu,̣ yêu cầu và phân loaị bô ̣điều tốc 122 2 Cấu taọ và hoaṭ đôṇg của bô ̣điều tốc 122 3. Hiêṇ tươṇg, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa bô ̣điều tốc 126 4. Bảo dưỡng và sửa chữa bô ̣điều tốc 128 6 Bài 11: Sửa chữa và bảo dưỡng bộ phun sớm 131 1. Nhiêṃ vu,̣ yêu cầu và phân loaị bô ̣phun sớm. 131 2. Cấu taọ và hoaṭ đôṇg của bô ̣phun sớm. 131 3. Hiêṇ tươṇg, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa bô ̣phun sớm. 132 4. Bảo dưỡng và sửa chữa bô ̣phun sớm. 134 Bài 12: Sửa chữa và bảo dưỡng thùng nhiên liệu, các bầu lọc 137 1. Nhiêṃ vu,̣ yêu cầu của thùng nhiên liêụ và bầu loc̣. 137 2. Cấu taọ và hoaṭ đôṇg của thùng bầu loc̣. 137 3. Hiêṇ tươṇg, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa thùng nhiên liêụ và bầu loc̣. 139 4. Bảo dưỡng và sửa chữa thùng nhiên liêụ và bầu loc̣. 140 Bài 13: Sửa chữa và bảo dưỡng đường ống dẫn, ống nạp và ống xả 144 1. Nhiêṃ vu,̣ yêu cầu của đường ống dẫn nhiên liêụ và ống nap̣, xả. 144 2. Cấu taọ đường ống dẫn nhiên liêụ và ống nap̣, xả. 144 3. Hiêṇ tươṇg, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa đường ống dẫn nhiên liêụ và ống nap̣, xả. 145 4. Bảo dưỡng và sửa chữa ống dẫn nhiên liêụ và ống nap̣, xả. 147 Ngân hàng đề kiểm tra kết thúc phần BD&SC HTNL động cơ xăng-BCHK 149 Đáp án ngân hàng đề kiểm tra kết thúc phần BD&SC HTNL động cơ xăng-BCHK152 Ngân hàng đề kiểm tra kết thúc phần BD&SC HTNL động cơ Diesel 156 Đáp án ngân hàng đề kiểm tra kết thúc phần BD&SC HTNL động cơ Diesel 157 Tài liệu tham khảo 161 7 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên mô đun: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG- BỘ CHẾ HÒA KHÍ VÀ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL Mã mô đun: MĐ 19 Thời gian thực hiện mô đun: 105 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 71 giờ; Kiểm tra: 04 giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun: 1. Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MĐ 16, MĐ 17, MĐ 18. 2. Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. II. Mục tiêu mô đun: 1. Về kiến thức:  Trình bày đươc̣ nhiêṃ vu,̣ yêu cầu, phân loaị, cấu taọ, nguyên lý làm việc của hê ̣thống nhiên liệu đôṇg cơ (dùng bộ chế hòa khí).  Phát biểu đúng yêu cầu, nhiêṃ vu ̣của bô ̣chế hòa khí.  Giải thích đươc̣ cấu taọ và nguyên lý làm việc của bô ̣chế hòa khí.  Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiêṃ vu ̣chung của hê ̣thống nhiên liêụ đôṇg cơ diesel.  Giải thích đươc̣ sơ đồ cấu taọ và nguyên lý làm việc chung của hê ̣thống nhiên liêụ đôṇg cơ diesel.  Phân tích đúng những hiêṇ tươṇg, nguyên nhân sai hỏng trong hê ̣thống nhiên liêụ đôṇg cơ diesel.  Trình bày đươc̣ phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa những sai hỏng của các bô ̣phâṇ hê ̣thống nhiên liêụ đôṇg cơ diesel. 2. Về kỹ năng:  Tháo lắp đươc̣ hê ̣thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng bộ chế hòa khí) đúng quy trình, quy phaṃ, đúng yêu cầu kỹ thuâṭ.  Tháo lắp, nhâṇ daṇg, kiểm tra và sửa chữa đươc̣ bô ̣chế hòa khí đúng yêu cầu kỹ thuâṭ. 8  Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết, bô ̣phâṇ của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel đúng quy trình, quy phaṃ và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuâṭ trong sửa chữa.  Sử duṇg đúng, hơp̣ lý các duṇg cu ̣kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel đảm bảo chính xác và an toàn. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô.  Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.  Có khả năng tư ̣nghiên cứu, tư ̣hoc̣, tham khảo tài liêụ liên quan đến môn hoc̣ để vâṇ duṇg vào hoaṭ đôṇg hoc tâp̣.  Vâṇ duṇg đươc̣ các kiến thức tư ̣nghiên cứu, hoc̣ tâp̣ và kiến thức, kỹ năng đã đươc̣ hoc̣ để hoàn thiêṇ các kỹ năng liên quan đến môn hoc̣ môṭ cách khoa hoc̣, đúng quy điṇh. 9 Bài 1. Tháo lắp, nhận dạng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng bộ chế hòa khí) Mục tiêu: - Trình bày đươc̣ nhiêṃ vu,̣ yêu cầu, phân loaị, cấu taọ, nguyên lý làm việc của hê ̣ thống nhiên liệu đôṇg cơ (dùng bộ chế hòa khí). - Tháo lắp đươc̣ hê ̣thống nhiên liệu động cơ xăng đúng quy trình, quy phaṃ, đúng yêu cầu kỹ thuâṭ. - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô. - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nôị dung: 1. Nhiêṃ vu,̣ yêu cầu của hê ̣thống nhiên liêụ xăng động cơ ô tô. 1.1. Nhiêṃ vu.̣ Taọ hỗn hơp̣ đốt cho động cơ, đảm bảo lươṇg và đúng tỷ lê ̣khí hỗn hơp̣ phù hơp̣ với các chế độ làm viêc̣ của động cơ. 1.2. Yêu cầu. - Xăng phải đươc̣ loc̣ sac̣h nước và các tap̣ chất; - Lươṇg nhiên liêụ phải thường xuyên, liên tuc̣; - Tỷ lê ̣hỗn hơp̣ phải phù hơp̣ với chế độ làm viêc̣ của động cơ; - Lươṇg hỗn hơp̣ cung cấp cho các xi lanh phải đồng đều. 2. Sơ đồ cấu taọ và nguyên lý hoaṭ động của hê ̣thống nhiên liêụ động cơ xăng. 2.1. Sơ đồ cấu taọ. 2.2. Nguyên lý làm viêc̣. Khi động cơ làm viêc̣, bơm xăng hút xăng từ thùng chứa, xăng qua bầu loc̣ đưa tới buồng phao của bộ chế hoà khí, ở kỳ hút piston từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới taọ sự giảm áp trong xi lanh, hút không khí qua bầu loc̣ gió vào hoṇg khuếch tán, taị đây vận tốc dòng không khí tăng cao và áp suất giảm, taọ sự chênh lêc̣h áp suất giữa buồng phao và hoṇg khuếch tán. Do sự chênh áp, xăng đươc̣ hút lên qua vòi phun chính và đươc̣ phun vào hoṇg khuếch tán, xăng gặp dòng không khí có vận tốc lớn, bị xé tơi thành các haṭ nhỏ, hoà trộn với không khí taọ thành hỗn hơp̣ khí, qua xupáp hút đi vào buồng đốt của động cơ . Khi bướm ga mở lớn hỗn hơp̣ vào nhiều, động cơ quay nhanh và ngươc̣ laị. Cuṃ phao và van kim có nhiêṃ vu ̣duy trì mực xăng cố định trong buồng phao, 10 đảm bảo tỷ lê ̣hỗn hơp̣ nhiên liêụ cung cấp cho động cơ. Hình Sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hoà khí 1. Thùng xăng 2. Bộ lọc sơ cấp 3. Bơm xăng 4. Bộ lọc thứ cấp 5. Phao xăng 6. Van kim 7. Vòi phun 8 Bầu lọc gió 9. Họng khuếch tán 10. Xi lanh 11. Ống giảm thanh 3. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hê ̣thống nhiên liêụ động cơ xăng (dùng chế hòa khí). 3.1. Quy trình tháo các bộ phận ra khỏi động cơ. TT Công viêc̣ Duṇg cu ̣ Yêu cầu kỹ thuật 1 Xả xăng ở thùng chứa Clê Tránh làm trờn ren, chú ý phòng chống cháy nổ 2 Tháo thùng chứa xăng Khẩu, tay nối Tránh làm trờn ren 11 3 Tháo các đường ống dẫn xăng Clê Một clê ham̃ một clê vặn 4 Tháo bầu loc̣ xăng Khẩu, tay nối Tránh làm trờn ren 5 Tháo bơm xăng Khẩu, tay nối Tránh làm trờn ren, rách gioăng 6 Tháo bầu loc̣ không khí Clê Tránh làm trờn ren, rách gioăng 7 Tháo dẫn động ga, dây kéo bướm gió, ống haṇ chế tốc độ vòng quay Clê, kim điêṇ Tránh làm trờn ren, gaỹ cơ cấu dẫn động 8 Tháo bộ chế hòa khí Clê Nới đều đối xứng, tránh làm rách gioăng 9 Vê ̣sinh các chi tiết Xăng, giẻ lau Đảm bảo sac̣h se ̃ 3.2. Quy trình lắp các bộ phận lên động cơ. Sau khi tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa thì ta lắp các chi tiết. Quá trình lắp ngươc̣ laị với quá trình tháo. 4. Tháo lắp hê ̣thống nhiên liêụ động cơ xăng (dùng chế hòa khí). - Thực tập tháo lắp hê ̣ thống nhiên liêụ động cơ xăng theo quy trình, đảm bảo an toàn lao động và vê ̣sinh công nghiêp̣. 5. Nhận daṇg các bộ phận và chi tiết. - Sau khi tháo các bộ phận của hê ̣ thống nhiên liêụ liêụ ta dùng giẻ lau và máy nén khí để làm sac̣h các chi tiết, các bộ phận. - Quan sát tổng quát các bộ phận của hê ̣thống nhiên liêụ liêụ. - Nhận biết các bộ phận, vị trí lắp ghép và mối liên hê ̣giữa các bộ phận trên hê ̣thống nhiên liêụ dùng bộ chế hòa khí. - Nhận biết phần nắp, thân, đế bộ chế hòa khí. - Tiến hành kiểm tra bên ngoài các bộ phận của hê ̣ thống nhiên liêụ dùng bộ chế hòa khí) bằng mắt hoặc thiết bị kiểm tra. 12 Bài 2. Bảo dưỡng và sửa chữa bộ chế hòa khí Mục tiêu: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiêṃ vu ̣của bô ̣chế hòa khí. - Giải thích đươc̣ cấu taọ và nguyên tắc hoaṭ đôṇg của bô ̣chế hòa khí. - Tháo lắp, nhâṇ daṇg và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa đươc̣ bô ̣ chế hòa khí đúng yêu cầu ky ̃thuâṭ. - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô. - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nôị dung: 1. Nhiêṃ vu,̣ yêu cầu của bộ chế hòa khí. 1.1. Nhiêṃ vu.̣ - Taọ khí hỗn hơp̣ cho động cơ xăng. - Duy trì lươṇg và tỷ lê ̣hỗn hơp̣ khí phù hơp̣ với moị chế độ làm viêc̣ khác nhau của động cơ. 1.2. Yêu cầu. - Phải taọ đươc̣ khí hỗn hơp̣ cho động cơ xăng. - Phải duy trì đươc̣ lươṇg và tỷ lê ̣hỗn hơp̣ khí phù hơp̣ với moị chế độ làm viêc̣ khác nhau của động cơ. 1.3. Phân loaị. - Phân loaị theo kiểu hoṇg khuếch tán. + Loaị hoṇg khuếch tán cố định (đươc̣ sử dung rộng raĩ hiêṇ nay). + Loaị hoṇg khuếch tán có kích thước thay đổi. + Loaị hoṇg khuếch tán sử duṇg bướm gió. 13 - Phân loaị theo hướng hút. + Bộ CHK hút xuống: Là bộ CHK có hướng dòng khí đi từ trên xuống dưới. + Bộ CHK hút xuống: Là bộ CHK có hướng dòng khí hút ngang (Thường đươc̣ sử duṇg ở các động cơ có công suất lớn). - Phân loaị theo số hoṇg hút. + Loaị 1 hoṇg khuếch tán (Thường sử duṇg trên động cơ có dung tích nhỏ). + Loaị 2 hoṇg khuếch tán (Thường sử dung trên động cơ có dung tích trung bình hoặc lớn). 2. Cấu taọ và nguyên lý làm viêc̣ của bộ chế hòa khí. 2.1. Bộ chế hòa khí đơn giản. 14 2.1.1. Cấu tạo chung. Cấu taọ: gồm hai phần chính buồng phao và buồng chế hỗn hơp̣. - Buồng phao: gồm phao xăng, van kim, buồng xăng có tác duṇg duy trì mực xăng cố định (thấp hơn miêṇg vòi phun từ 2 ÷ 5 mm). - Buồng chế hỗn hơp̣: gồm ống khuếch tán, bên trong có vòi phun chính và trong vòi phun có gíclơ xăng chính ( là ống có lỗ hep̣ để haṇ chế lươṇg xăng phun ). Phía dưới có bướm ga để tăng, giảm lươṇg khí hỗn hơp̣ vào xi lanh động cơ làm thay đổi vận tốc xe. Hình Sơ đồ cấu tạo bộ chế hoà khí đơn giản 1. Buồng phao; 2. Gích lơ xăng chính 3. Vòi phun 4. Họng kuếch tán 5. Hỗn hợp khí 6. Bướm ga 7. Ống góp hút 8. Phao xăng 9. Van kim. 15 2.1.2. Nguyên lý làm viêc̣. Khi động cơ làm viêc̣, ở kỳ hút xupáp mở piston dịch chuyển từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, taọ độ chân không trong xi lanh, nhờ đó không khí đươc̣ hút qua bầu loc̣ gió đi vào hoṇg khuếch tán. Taị hoṇg khuyếch tán có tiết diêṇ hep̣, làm tốc độ dòng khí tăng và áp suất dòng khí giảm xuống taọ ra sự chênh áp suất giữa buồng phao và hoṇg khuyếch tán, do đó xăng đươc̣ hút từ buồng phao qua gích lơ xăng và phun vào hoṇg khuyếch tán. Taị đây xăng gặp dòng không khí có vận tốc lớn nên bị xé tơi thành các haṭ nhỏ, hoà trộn với không khí thành hỗn hơp̣ khí qua xupáp nap̣ vào buồng đốt động cơ.(vận tốc xăng phun khoảng 6m/s, vận tốc dòng không khí khoảng 100 ÷ 120 mm/s). Lươṇg khí hỗn hơp̣ vào xi lanh phu ̣thuộc vào độ mở buớm ga. Bướm ga mở lớn khí hỗn hơp̣ vào xi lanh nhiều làm tốc độ động cơ tăng và ngươc̣ laị. Buồng phao có tác duṇg chứa và duy trì mức xăng cố định để đảm bảo tỷ lê ̣ hỗn hơp̣ khí hoà trộn và tránh trào xăng ra vòi phun. Khi mức xăng thấp phao xăng ha ̣xuống làm van kim xuống theo, van mở cho xăng bổ xung vào buồng phao, khi tới định mức phao xăng nổi lên đóng kín van kim, ngừng cấp xăng vào buồng phao. a) Van kim đóng b) Van kim mở Hình Hoạt động của phao xăng để đóng van kim. 2.1.3. Những nhươc̣ điểm của bộ chế hoà khí đơn giản. + Khó khởi động động cơ: khi khởi động hỗn hơp̣ cần giàu xăng nhưng động cơ có vận tốc thấp dòng khí qua hoṇg khuyếch tán nhỏ → độ chênh lêc̣h áp suất nhỏ (Δp nhỏ) xăng phun ra ít làm hỗn hơp̣ loañg → khó khởi động. 16 + Không chaỵ không tải đươc̣: khi chaỵ không tải hỗn hơp̣ khí cần đậm đặc nhưng do bướm ga mở nhỏ, tốc độ động cơ thấp làm độ chân không ở hoṇg khuyếch tán giảm (Δ giảm), xăng hút ra yếu → hỗn hơp̣ loañg, động cơ không làm viêc̣ đươc̣. + Ở chế độ tải trung bình: yêu cầu hỗn hơp̣ trung bình ( 1/15 ) để đảm bảo tính kinh tế, như vậy tốc độ động cơ cao, độ chân không hút lớn ( Δp lớn ) làm xăng hút ra nhiều - hỗn hơp̣ đậm đặc (khuynh hướng thừa xăng). + Khi chaỵ toàn tải: có khuynh hướng thiếu xăng vì khi chaỵ toàn tải cần hỗn hơp̣ đậm đặc để động cơ phát hết công suất. thực tế do tốc độ động cơ cao không khí đươc̣ hút vào nhiều hơn, do troṇg lươṇg riêng của không khí nhỏ hơn troṇg lươṇg riêng của xăng, xăng phun ra không kịp làm hỗn hơp̣ bị loañg. + Khi chaỵ tăng tốc: động cơ không ổn định hoặc chết máy do bướm ga mở đột ngột, không khí nhe ̣hơn xăng đươc̣ hút vào nhiều hơn trong khi xăng phun ra không kịp làm hỗn hơp̣ loañg. trong khi đó động cơ cần hỗn hơp̣ đậm đặc để tăng tốc. Để khắc phu ̣nhươc̣ điểm của bộ chế hoà khí đơn giản trên các bộ chế hoà khí hiêṇ đaị bố trí các hê ̣thống xăng để hoàn thiêṇ sự cung cấp nhiên liêụ cho các chế độ làm viêc̣ khác nhau của động cơ. Có các mac̣h xăng chính: mac̣h xăng không tải và tốc độ thấp; mac̣h xăng chính; mac̣h xăng toàn tải; mac̣h xăng tăng tốc; mac̣h xăng khởi động và bộ haṇ chế tốc độ tối đa. 2.2. Cấu taọ một số hê ̣thống chính trong chế hòa khí. 2.2.1. Hệ thống phun chính. 2.2.1.1 Nhiệm vu.̣ Cung cấp hỗn hơp̣ nhiên liêụ cho chế độ xe chaỵ nhanh, tải troṇg trung bình (chế độ làm viêc̣ thường xuyên của xe). Khi xe chaỵ tốc độ cao nhiên liêụ vào nhiều làm hỗn hơp̣ giàu xăng, cần ham̃ bới xăng vào để tránh hỗn hơp̣ đậm đặc đảm bảo tính kinh tế của động cơ. 2.2.1.2 Yêu cầu. - Cung cấp hỗn hơp̣ nhiên liêụ cho chế độ xe chaỵ nhanh, tải troṇg trung bình (chế độ làm viêc̣ thường xuyên của xe). - Khi xe chaỵ tốc độ cao nhiên liêụ vào nhiều làm hỗn hơp̣ giàu xăng, cần ham̃ bới xăng vào để tránh hỗn hơp̣ đậm đặc đảm bảo tính kinh tế của động cơ. 2.2.1.3. Cấu taọ. 17 Trong mac̣h có thêm lỗ không khí thông từ phía trên hoṇg khuếch tán tới phía sau giclơ xăng chính. 2.2.1.4. Nguyên lý làm viêc̣. Khi động cơ hoaṭ động có tải (bướm ga mở một phần), lưu lươṇg không khí qua hoṇg tăng và độ chân không taị hoṇg khuyếch tán tăng cao. Độ chân không lớn hút nhiên liêụ qua gíclơ xănh chính, đồng thời cũng hút không khí qua đường không khí vào phía sau gíclơ chính xăng chính, làm giảm chênh áp giữa phía trước và phía sau giclơ chính lên haṇ chế lươṇg xăng phun ra qua gíclơ chính làm cho khí hỗn hơp̣ lõang đi. Ngoài ra lươṇg không khí vào sau giclơ xăng chính hoà trộn với xăng trong vòi phun thành hỗn hơp̣ thể boṭ xăng (nhũ tương) khi đươc̣ phun ra khỏi vòi phun chính se ̃hoà trộn tốt với không khí taọ khí hỗn hơp̣ phù hơp̣ với chế độ tải sử duṇg. Chú ý: Để taọ nhiều boṭ xăng, làm hỗn hơp̣ hoà trộn tốt người ta làm ống không khí và ống xăng phía sau gíclơ xăng chính, ống không khí đươc̣ nối thông với khoang không khí phía trên hoṇg khuếch tán, ống không khí và ống xăng đươc̣ nối thông với rañh boṭ xăng bằng những lỗ khoan nhỏ. Hình Hệ thống phun chính. 18 Hình Ống không khí phía sau gich lơ xăng chính 2.2.2. Hệ thống không tải. 2.2.2.1. Nhiệm vu.̣ Mac̣h xăng chaỵ không tải đảm bảo cho động cơ làm viêc̣ với số vòng quay truc̣ khuỷu khoảng 300 ÷ 500 vòng / phút. 2.2.2.2. Yêu cầu. - Phải đảm bảo cho động cơ làm viêc̣ với số vòng quay truc̣ khuỷu khoảng (300 ÷ 500) vòng / phút. - Đảm bảo cho động cơ nổ ổn định khi xe đứng yên. 2.2.2.3. Cấu tạo. 2.2.2.4. Nguyên lý làm viêc̣. - Khi chaỵ không tải bướm ga đóng gần kín. Độ chênh lêc̣h áp suất ở hoṇg khuyếch tán với buồng phao thấp (ΔP thấp), không đủ hút xăng qua vòi phun chính. Lúc này độ chân không dưới bướm ga lớn hút không khí qua gíclơ không khí vào đường khí không tải đồng thời hút xăng qua gíclơ chính, gíclơ không tải. Xăng gặp không khí và hoà trộn với không khí taọ thành boṭ xăng (nhũ tương) trên đường không tải. Boṭ xăng theo mac̣h phun vào lỗ phun không tải dưới bướm ga (O1). Lúc này lỗ trên bướm ga (O2) có tác duṇg bổ 19 sung không khí làm cho hỗn hơp̣ không quá đậm. - Lỗ chậm (O2) nằm phía trên lỗ phun không tải (O1) là lỗ quá độ (chuyển tải), khi bướm ga mở lớn dần, chuyển sang chế độ chaỵ chậm cả hai lỗ phun đều nằm dưới bướm ga nên hỗn hơp̣ đươc̣ phun ra cả hai lỗ phun làm tăng hỗn hơp̣ cung cấp giúp cho động cơ chuyển từ chế độ không tải sang chế độ chaỵ chậm ổn định. - Vít điều chỉnh dùng để điều chỉnh tiết diêṇ của lỗ phun không tải, qua đó điều chỉnh lươṇg hỗn hơp̣ xăng ở chế độ không tải chuẩn.(chỉnh garăngti). Hình Cấu tạo hệ thống không tải 20 Hình Mạch nhiên liệu chạy tốc độ thấp 2.2.3. Cơ cấu haṇ chế tốc độ. 2.2.3.1. Nhiệm vu.̣ - Haṇ chế số vòng quay lớn nhất của động cơ, đảm bảo an toàn, tránh động cơ vươṭ tốc quá mức quy định. - Tự động đóng bớt bớm ga laị khi tốc độ truc̣ khuỷu vươṭ quá tốc độ giới haṇ. 2.2.3.2. Yêu cầu. - Phải haṇ chế đươc̣ số vòng quay lớn nhất của động cơ, đảm bảo an toàn, tránh động cơ vươṭ tốc quá mức quy định. - Tự động đóng bớt bớm ga laị khi tốc độ truc̣ khuỷu vươṭ quá tốc độ giới haṇ. 2.2.3.3. Phân loaị. - Bộ haṇ chế tốc độ kiểu ly tâm. - Bộ haṇ chế tốc độ kiểu van chặn. * Bộ haṇ chế tốc độ kiểu ly tâm. + Cấu taọ. 21 - Bộ truyền dẫn li tâm: do truc̣ cam truyền động kéo rôto quay, trên rôto bố trí van đóng mở đường không khí, bình thường van luôn mở do lực lò xo. - Bộ phận màng ngăn: Phía trên màng nối thông với ống không khí của bộ chế hoà khí thông qua van ở rôto. Phía dưới ăn thông với buồng hỗn hơp̣ thông qua các giclơ không khí. Hìmh Sơ đồ bộ hạn chế tốc độ li tâm + Nguyên lý làm viêc̣. - Khi tốc độ truc̣ khuỷu thấp hơn tốc độ quay tối đa, van của bộ truyền dẫn mở. Khoảng trống của buồng chân không trên màng ngăn ăn thông với ống không khí của bộ chế hoà khí qua van đang mở. Còn khoảng trống phía dưới màng ngăn ăn thông với buồng hỗn hơp̣ qua các gíclơ. Dưới màng ngăn sinh ra độ chân không lớn và truc̣ bướm ga quay tự do về phía mở, dưới tác duṇg của lò xo. - Khi tốc độ động cơ tăng tới một giá trị định mức, do lực li tâm van của bộ truyền dẫn đóng. Khoang trên màng ngăn không nối thông với ống không khí, trong khi đó độ chân không từ buồng hỗn hơp̣ qua các giclơ truyền toàn bộ vào khoảng trống trên màng ngăn và taọ ra lực thắng sức căng lò xo, kéo màng ngăn lên phía trên, thông qua cần đẩy, cầu nối đóng bớt bướm ga laị, làm giảm tốc độ động cơ. * Bộ haṇ chế tốc độ kiểu van chặn. 22 + Cấu taọ. Bao gồm van chặn, cam gắn với truc̣ của van chặn, lò xo và thanh tỳ. Lò xo luôn kéo van chặn mở, thông qua cam, còn thanh tỳ có tác duṇg ham̃, giữ van ở vị trí nào đó. Hình Bộ hạn chế tốc độ kiểu van chặn 1.Dòng khí hỗn hợp 3, 4. Ốc hiệu chỉnh và lò xo 2. Cam căng lò xo 5. Thanh tỳ. + Nguyên lý làm viêc̣. Khi tốc độ động cơ nhỏ hơn tốc độ tối đa, sức căng lò xo kéo mở van. Khi tốc độ động tối đa, sức hút của dòng hỗn hơp̣ maṇh taọ mô men thắng sức căng lò xo, đóng bớt van làm tốc động cơ giảm xuống. 2.2.4. Cơ cấu làm đậm. 2.2.4.1. Nhiệm vu.̣ - Dùng để làm đậm hỗn hơp̣ khí khi động cơ chaỵ toàn tải, bướm ga mở gần hoàn toàn. - Cung cấp thêm xăng khi động cơ chaỵ ở chế độ toàn tải đảm bảo cho động cơ phát huy công suất. 2.2.4.2. Yêu cầu. 23 - Phải cung cấp thêm xăng khi động cơ chaỵ ở chế độ toàn tải đảm bảo cho động cơ phát huy công suất. - Dùng để làm đậm hỗn hơp̣ khí khi động cơ chaỵ toàn tải, bướm ga mở gần hoàn toàn. 2.2.4.3. Phân loaị. - Phương pháp dẫn động bằng cơ khí. - Phương pháp dẫn động bằng chân không. * Cơ cấu làm đậm (Phương pháp dẫn động bằng cơ khí). + Cấu taọ. Gồm có gíclơ làm đậm ( giclơ tiết kiêṃ ) và van làm đậm đươc̣ dẫn động từ truc̣ bướm ga qua hê ̣thống thanh kéo. Hình Hệ thống làm đậm dẫn động cơ khí + Nguyên lý làm viêc̣. Ở chế độ tải trung bình van làm đậm đóng, xăng chỉ đươc̣ cấp vào vòi phun qua giclơ xăng chính. Khi bướm ga mở lớn từ 3/4 trở lên, qua dẫn động cần nối, cần kéo, cần đẩy làm van làm đậm mở, nhiên liêụ qua van, qua giclơ làm đậm bổ xung cho vòi phun chính, làm hỗn hơp̣ đậm đặc hơn để động cơ có công suất tối đa. 2.2.5. Cơ cấu tăng tốc. 2.2.5.1. Nhiệm vu.̣ 24 - Cung cấp một lươṇg xăng cần thiết để làm đậm hỗn hơp̣ khí khi mở bướm ga đột ngột để tăng tốc xe. - Taọ ra hỗn hơp̣ đậm đặc để cho động cơ tăng tốc không bị chết máy. 2.2.5.2. Yêu cầu. - Phải cung cấp một lươṇg xăng cần thiết để làm đậm hỗn hơp̣ khí khi mở bướm ga đột ngột để tăng tốc xe. - Phải taọ ra đươc̣ hỗn hơp̣ đậm đặc để cho động cơ tăng tốc không bị chết máy. 2.2.5.3. Phân loaị. - Bơm tăng tốc kiểu piston. - Bơm tăng tốc kiểu màng. * Cơ cấu tăng tốc (Hê ̣thống dùng bơm piston). + Cấu taọ. Bơm thường đươc̣ dẫn động bằng cơ khí từ truc̣ bướm ga thông qua cần nối, cần kéo và tấm nối. Bơm gồm có piston, xi lanh, lò xo bơm và các van xăng vào, xăng ra. Hình Hệ thống tăng tốc dùng piston 25 + Nguyên lý làm viêc̣. Khi bướm ga mở đột ngột, tấm nối tỳ vào lò xo, ép piston đi xuống, áp lực xăng phía dưới piston tăng lên đẩy cho van xăng vào đóng laị, van xăng ra mở, xăng đươc̣ phun vào hoṇg khuếch tán, qua vòi phun tăng tốc.Van xăng vào thường mở và van xăng ra thường đóng do tự troṇg của các van này. 2.2.6. Cơ cấu đóng mở bướm gió. 2.2.6.1. Nhiệm vu.̣ - Khi khởi động động cơ, bướm gió ở vị trí đóng. Sau khi động cơ đa ̃nổ, nếu không mở bướm gió kịp thời thì hao tổn nhiên liêụ và gây ô nhiễm môi trường vì trong khí thải chứa rất nhiều hơi độc HC và CO do nhiên liêụ cháy không triêṭ để. - Các bộ chế hoà khí thường sử duṇg cơ cấu đóng mở bướm gió tự động hoaṭ động dựa trên nhiêṭ độ khí thải và độ chân không ở ống góp hút 2.2.6.2. Yêu cầu. - Đóng mở đúng thời điểm. - Đóng mở đúng quy định cho phép. 2.2.6.3. Phân loaị. - Cơ cấu đóng mở bướm gió dùng chân không và nhiêṭ độ khí thải. - Cơ cấu điều khiển đóng mở bướm gió bằng điêṇ kết hơp̣ với nhiêṭ độ khí thải động cơ. 2.2.6.4. Cấu tạo và hoaṭ động của cơ cấu đóng mở bướm gió. * Cấu taọ. Cơ cấu gồm có lò xo lưỡng kim (lò xo nhiêṭ) xoắn ốc và một piston chân không. Một đầu lò xo liên lac̣ với truc̣ bướm gió đầu kia gắn với vỏ, lò xo đươc̣ đốt nóng do nhiêṭ độ khí thải trong ống góp khí xả. Đầu trên của piston liên lac̣ với truc̣ bướm gió thông qua cần điều khiển, phía dưới là khoang chân không nối thông với ống gió hút. * Nguyên lý làm viêc̣. Bướm gió đóng hoàn toàn khi nhiêṭ độ động cơ khoảng 20 ÷ 30ºC, có thể điều chỉnh ngưỡng nhiêṭ độ này bằng cách nới lỏng vít trên vỏ và xoay vỏ ngoài ứng với các vac̣h chia độ. Trong lúc khởi động, máy khởi động kéo truc̣ khuỷu quay và tuỳ theo ví trí của cánh bướm ga, piston chân không se ̃hé mở bướm gió đảm bảo đúng tỷ lê ̣hỗn hơp̣ khí cho động cơ 26 khởi động. Sau khi nổ máy tốc độ động cơ tăng voṭ độ chân không ở hoṇg hút cũng tăng nhanh tác động vào piston làm bướm gió mở ra. Đồng thời sau khi động cơ đa ̃nổ máy, nhiêṭ độ khí thải nung nóng lò xo lưỡng kim, làm nó giañ nở bung ra, hỗ trơ ̣mở bướm gio...hoặc 860 → 800 vòng/phút). tốc độ không tải xe có xuất xứ từ Đức : 900 vòng/phút. các loaị khác: 800 vòng/phút. *Chú ý: Luôn luôn sử duṇg đồng hồ đo nồng độ CO trong khí xả khi điều chỉnh hỗn hơp̣ không tải. Phần lớn các xe không cần thiết điều chỉnh vít điều chỉnh hỗn hơp̣ không tải nếu động cơ làm viêc̣ trong điều kiêṇ tốt. Dùng phương pháp khác chỉ khi nếu không có đồng hồ đo nồng độ khí CO và thật sự cần thiết điều chỉnh vít điều chỉnh hỗn hơp̣ không tải. Để phù hơp̣ với các quy định của Mỹ và Canađa vít điều chỉnh hỗn hơp̣ không tải đươc̣ điều chỉnh và nút laị bằng nút thép bởi nhà sản xuất. bình thường nút 48 này không đươc̣ tháo ra. khi khắc phuc̣ viêc̣ chaỵ không tải kém, cần kiểm tra moị nguyên nhân có thể trước khi điều chỉnh hỗn hơp̣ không tải. * Điều chỉnh tốc độ không tải nhanh: Phương pháp thực hiêṇ như sau: - Nút các ống as , asv, và các ống hic (Mỹ, Canađa): nút ống as để chống laị viêc̣ rò rỉ khí xả và ống asv, ống hic để ngăn ngừa viêc̣ chaỵ không tải kém. - Tháo ống chân không khỏi tvs v lỗ m và nút lỗ m, điều này se ̃tắt bộ phận mở bướm gió và các hê ̣thống egr (Mỹ, Canađa, Đức). - Đặt cam không tải nhanh: khi giữ gướm ga hé mở, kéo cam không tải nhanh lên và giữ nó đóng như khi nhấn và nhả bướm ga. * Chú ý: kiểm tra cam không tải nhanh đươc̣ chỉnh như trong hình ve.̃ khởi động động cơ nhưng không nhấn chân ga. - Điều chỉnh tốc độ không tải nhanh: điều chỉnh bằng cách vặn vít điều chỉnh không tải nhanh, tốc độ không tải nhanh: 3000vòng/phút. * Điều chỉnh bộ giảm chấn ga: + Tháo đường ống chân không. + Khởi động động cơ. 49 + Nới đai ốc ham̃ vít, vặn vít điều chỉnh tốc độ đặt 1400 v/p (châu Âu và các nước khác) và sau đó siết đai ốc ham̃ vít chỉnh laị. + Nối laị ống chân không với bộ giảm chấn ga. 4.1.3. Bộ loc̣ không khí. 1. Nhiêṃ vu:̣ dùng để loc̣ sac̣h các buị bẩn trước khi đưa không khí vào đường ống nap̣, ngoài ra còn có thể tiêu âm. bình loc̣ đươc̣ lắp ở miêṇg vào của đường ống nap̣. trên xe thường dùng bình loc̣ ướt hoặc loc̣ giấy. 2. Cấu taọ và nguyên lý làm viêc̣. a.Bộ loc̣ ướt: - Cấu taọ: Gồm thân 1, lõi loc̣ 2 đươc̣ lắp chặt trong nắp 3. lõi loc̣ đươc̣ làm bằng sơị thép, sơị nilon rối( đường kính sơị khoảng 0,2 ÷ 0,3 mm), đáy bộ loc̣ có chậu chứa dầu nhờn. Hình Cấu tạo bầu lọc ướt 50 1. Thân, 2. Lõi lọc, 3. Nắp - Nguyên lý làm viêc̣: Khi động cơ làm viêc̣ không khí đi xuống theo khe hở hình vành khăn giữa thân 1 và lõi loc̣ 2, tới đáy, dòng khí đổi chiều 180° lướt qua bề mặt dầu nhờn để vòng lên. do quán tính các haṭ buị lớn dính vào mặt dầu, rồi lắng xuống đáy, còn không khí sac̣h tiếp tuc̣ đi lên qua lõi loc̣. những haṭ buị nhỏ, nhe ̣đươc̣ loc̣ sac̣h ở lõi loc̣, khi không khí sac̣h đi vào đường ống nap̣. c. Bộ loc̣ giấy. - Cấu taọ: có daṇg tấm hay daṇg gấp nếp hình vành khăn. - Nguyên lý làm viêc̣: buị trong không khí bị gaṭ laị khi đi qua lõi loc̣. thông thường các bình loc̣ giấy còn kết hơp̣ với chức năng tiêu âm đối với dòng khí nap̣ nhờ có ống lavan hoặc ống cộng hưởng ở cửa vào lõi loc̣ ( hình 735 b). ngoài ra lõi loc̣ giấy còn có tác duṇg chặn lửa, tránh không để lửa của hiêṇ tươṇg tia lửa phun ngươc̣ từ bộ chế hoà khí lên nắp động cơ gây ra hoả hoaṇ. Hình Bộ lọc không khí có lõi lọc bằng giấy 4.2. Bảo dưỡng và sửa chữa. a. Hư hỏng: đối với bầu loc̣ không khí hư hỏng chủ yếu là bị tắc, bẩn lõi loc̣ do không khí có nhiều buị bẩn và sử duṇg lâu ngày. đối với bầu loc̣ ướt ngoài viêc̣ lõi loc̣ bẩn, thì dầu của bầu loc̣ cũng bị nhiễm bẩn do buị lắng trong dầu khi bầu loc̣ làm viêc̣. b. Kiểm tra, bảo dưỡng: 51 Bầu loc̣ không khí đươc̣ kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ sau khi ôtô – xe máy chaỵ đươc̣ số km nhất định, do nhà chế taọ quy định. nội dung trong bảo dưỡng bầu loc̣ là rửa bầu loc̣ không khí và thay dầu ở bầu loc̣ đối với bầu loc̣ ướt. Đối với bầu loc̣ giấy thì phải đươc̣ thay thế định kỳ. trong điều kiêṇ hoaṭ động bình thường thì phần tử loc̣ đươc̣ thay thế sau mỗi 80.000 km xe chaỵ, nếu môi trường xe di chuyển có nhiều buị bặm, nếu cần thiết thì thay thế lõi loc̣ sau 24.000 km xe chaỵ. 4.2.1. Bảo dưỡng. - Tháo và kiểm tra chi tiết: Thân, đế, nắp và các cơ cấu, các cần dẫn động. - Làm sac̣h các chi tiết, các đường ống và thay đêṃ. - Lắp bộ chế hòa khí và điều chỉnh không tải. 4.2.2. Sửa chữa. - Tháo và kiểm tra chi tiết: Thân, đế, nắp và các cơ cấu, các cần dẫn động. - Sửa chữa: Thân, đế, nắp bị nứt nhe ̣và các cần dẫn động. - Thay thế các đêṃ khi đêṃ bị hỏng. - Lắp bộ chế hòa khí và điều chỉnh không tải. - Tháo và kiểm tra chi tiết: Vòi phun, các gíc lơ và các ống nhũ tương, xếp bậc. - Sửa chữa: Các gíc lơ và các ống nhũ tương, xếp bậc. - Lắp và điều chỉnh: Vòi phun chính. - Tháo và kiểm tra chi tiết: Gíc lơ, ống nhủ tương. - Sửa chữa: Các thanh dẫn động, gíc lơ và ống nhủ tương. - Lắp và điều chỉnh: Hê ̣thống không tải. - Tháo và kiểm tra chi tiết: Cơ cấu dẫn động và bộ ly tâm. - Sửa chữa: Các thanh dẫn động, các đường ống và thay màng cao su. - Lắp và điều chỉnh: Bộ haṇ chế tốc độ. - Tháo và kiểm tra chi tiết: Pít tông, xi lanh và các cần dẫn động. - Sửa chữa: Các cần dẫn động, thay pít tông. - Lắp và điều chỉnh: Cơ cấu làm đậm. - Tháo và kiểm tra chi tiết: Pít tông, xi lanh và các cần dẫn động. - Sửa chữa: Các cần dẫn động, thay pít tông. - Lắp và điều chỉnh: Cơ cấu tăng tốc. - Tháo và kiểm tra chi tiết: Cơ cấu điều khiển và các cần dẫn động. 52 - Sửa chữa: Các cần dẫn động và thay thế cơ cấu điều khiển. - Lắp và điều chỉnh: Cơ cấu đóng mở bướm gió. - Tháo và kiểm tra chi tiết: Cơ cấu điều khiển và các cần dẫn động. - Sửa chữa: Các cần dẫn động và thay thế cơ cấu điều khiển. - Lắp và điều chỉnh: Cơ cấu đóng mở bướm ga. 5. Thực hành kiểm tra, sửa chữa bộ chế hòa khí. - Thực tập tháo lắp hê ̣bộ chế hòa khí theo quy trình, đảm bảo an toàn lao động và vê ̣sinh công nghiêp̣. 53 Bài 3. Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm cao áp tập trung PE Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiêṃ vu ̣ và phân loaị hê ̣ thống nhiên liêụ đôṇg cơ Diesel dùng bơm tâp̣ trung PE. - Giải thích đươc̣ cấu taọ và nguyên tắc hoaṭ đôṇg của hê ̣thống nhiên liêụ đôṇg cơ Diesel dùng bơm tâp̣ trung PE. - Tháo lắp, nhâṇ daṇg và kiểm tra, bảo dưỡng bên ngoài các bô ̣ phâṇ của hê ̣ thống nhiên liêụ đôṇg cơ Diesel dùng bơm tâp̣ trung PE đúng yêu cầu ky ̃thuâṭ. Nôị dung: 1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm tập trung PE. 1.1. Nhiệm vụ. Hệ thống nhiên liệu của động cơ Diesel có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ không khí và nhiên liệu sạch cho động cơ hoạt động và lượng nhiên liệu phù hợp với yêu cầu phụ tải của động cơ. 1.2. Yêu cầu. - Cung cấp lượng nhiên liệu phun vào các xy lanh trên một động cơ phải đồng đều như nhau để động cơ chạy đều và công suất các xy lanh được thống nhất. - Nhiên liệu phun vào xy lanh phải đúng thời điểm cần thiết để nhiên liệu được đốt cháy hoàn toàn, công suất động cơ đạt tối đa. - Thời gian phun nhiên liệu phù hợp không quá ngắn và cũng không kéo dài và số lượng nhiên liệu phun vào xy lanh động cơ phải đủ. Nếu thời gian phun ngắn nhiệt độ không khí nén trong xy lanh chưa đủ nóng nhiên liệu sẽ được đốt cháy không hoàn toàn. Nếu thời gian phun quá dài lượng nhiên liệu quá nhiều, quá trình cháy sẽ kéo dài qua quá trình xả động cơ nóng và xả nhiều khói đen, động cơ mất công suất và tiêu hao nhiều nhiên liệu. - Nhiên liệu phun vào xy lanh dưới dạng sương mù, tơi để bốc cháy nhanh và trọn vẹn. - Nhiên liệu phải được phân tán đều khắp nơi trong buồng đốt để trộn hòa đều với không khí nén có áp suất và nhiệt độ cao, có như vậy nhiên liệu mới bốc cháy nhanh và kịp thời, công suất động cơ đạt tối đa. 54 1.3. Phân loại: Dựa vào số phần tử lắp trên bơm cao áp để phân loại bơm cao áp tập trung (bơm PE). - Bơm cao áp có 4 phần tử bơm. - Bơm cao áp có 6, 8,... phần tử bơm. Dựa vào bộ điều tốc dùng trên bơm cao áp tập trung (bơm PE). - Bơm cao áp dùng bộ điều tốc ly tâm. - Bơm cao áp dùng bộ điều tốc chân không. 2. Sơ đồ cấu taọ và hoaṭ đôṇg của hê ̣thống nhiên liêụ đôṇg cơ diesel dùng bơm tâp̣ trung PE. 2.1. Sơ đồ cấu tạo. Hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm cao áp tập trung PE được giới thiệu trên hình 3.1 gồm có các bộ phận sau: - Thùng chứa nhiên liệu. - Bơm thấp áp lắp bên hông bơm cao áp, được dẫn động do cam lệch tâm lắp trên trục cam bơm, dùng để hút nhên liệu từ thùng chứa qua bầu lọc thô đưa lên bầu lọc tinh. - Bầu lọc thô có nhiệm vụ lắng nước và lọc cặn bẩn có kích thước tương đối lớn. - Bầu lọc tinh lọc sạch các cặn bẩn rất bé trước khi nạp nhiên liệu vào bơm cao áp. - Bơm cao áp và vòi phun. - Các ống dẫn nhiên liệu thấp áp dẫn dầu lưu thông trong hệ thống. - Các ống dẫn cao áp dẫn dầu từ bơm cao áp đến vòi phun. 2.2 Nguyên tắc hoạt động. Khi động cơ làm việc, nhiên liệu được hút từ thùng nhiên liệu, theo ống dẫn qua bầu lọc thô, tới bơm thấp áp và được đẩy lên bầu lọc tinh, sau khi được lọc sạch đến ngăn chứa của bơm cao áp, ở đây nhiên liệu được nén đến áp suất cao đi qua ống dẫn cao áp đến vòi phun và phun vào buồng cháy của động cơ theo đúng thứ tự làm việc. Nhiên liệu phun vào buồng cháy hòa trộn với không khí ở cuối quá trình nén có áp suất và nhiệt độ cao, nhiên liệu tự bốc cháy, giãn nở và sinh công. Sau đó khí cháy theo ống xả và bình tiêu âm thải ra ngoài khí 55 trời. Dầu thừa ở bơm cao áp, bầu lọc tinh và vòi phun theo ống dẫn dầu hồi trở về thùng chứa nhiên liệu. 3. Bảo dưỡng bên ngoài các bô ̣phâṇ của hê ̣thống nhiên liêụ đôṇg cơ diesel dùng bơm tâp̣ trung. 3.1. Quy trình tháo các bộ phận ra khỏi động cơ. - Làm sạch bên ngoài các bộ phận trong hệ thống nhiên liệu: thùng dầu, bầu lọc, bơm cao áp, bơm thấp áp, vòi phun và ống nạp, ống xả. . Dùng bơm nước có áp suất cao rửa sạch bên ngoài các bộ phận, dùng khí nén xịt sạch cặn bẩn và nước. a) Tháo thùng dầu. - Tháo các đường ống dẫn dầu. - Tháo thùng dầu. Chú ý đỡ cẩn thận không để rơi thùng dầu gây tai nạn. b) Tháo bầu lọc dầu. - Tháo các đường ống dẫn dầu nối đến bầu lọc thô và bầu lọc tinh. - Tháo các bu lông bắt giữ bầu lọc thô và bầu lọc tinh. - Tháo bầu lọc thô và bầu lọc tinh ra khỏi động cơ. Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm cao áp tập trung PE Thùng nhiên liệu Bơm cao áp Bơm thấp áp bầu lọc tinh ống dẫn nhiên liệu cao áp Vòi phun ống dẫn dầu hồi bầu lọc thô 56 c) Tháo bơm thấp áp. - Tháo đường ống dẫn dầu nối đến bơm thấp áp. - Tháo bu lông bắt giữ bơm thấp áp với vỏ bơm cao áp (quay cam lệch tâm về vị trí thấp để tháo), chú ý nới đều các bu lông. - Tháo bơm thấp áp ra khỏi vỏ bơm cao áp tập trung. d) Tháo bơm cao áp. - Tháo các ống dẫn dầu và ống dẫn cao áp từ bơm cao áp đến vòi phun. Chú ý: Chọn đúng cờ lê dẹt để tháo. - Kiểm tra dấu phun sớm ở pu ly đầu trục khuỷu và dấu ở khớp truyền động. - Tháo bu lông nối khớp truyền động từ động cơ đến bơm cao áp. - Tháo các bu lông bắt chặt bơm cao áp với động cơ. Chú ý nới đều các bu lông, giữ chặt bơm cao áp tránh làm rơi bơm gây hư hỏng và tai nạn. - Tháo bơm cao áp ra khỏi động cơ. e) Tháo các vòi phun cao áp. - Tháo đường ống dẫn dầu cao áp và đường ống dẫn dầu hồi nối đến các vòi phun. - Tháo các đai ốc bắt chặt vòi phun với nắp máy. - Tháo các vòi phun ra khỏi nắp máy. Chú ý không làm hỏng đệm làm kín. - Dùng giẻ sạch nút các lỗ lắp các vòi phun lại. g) Tháo ống nạp, ống xả. - Tháo bầu lọc không khí ra. - Tháo các bu lông bắt giữ ống nạp. Chú ý nới đều các bu lông. - Tháo ống nạp và đệm kín ra khỏi nắp máy. - Tháo bu lông bắt chặt ống giảm thanh với ống xả. - Tháo các bu lông bắt chặt ống góp khí xả với nắp máy. - Tháo ống góp khí xả và đệm kín ra. 3.2. Làm sạch, nhận dạng và kiểm tra bên ngoài các bộ phận. a) Làm sạch, nhận dạng và kiểm tra bên ngoài thùng dầu. - Rửa sạch bên ngoài thùng dầu bằng dầu hỏa hoặc dầu Diesel - Xả hết dầu bẩn trong thùng ra, làm sạch bên trong thùng dầu. - Kiểm tra bên ngoài thùng dầu bị nứt, thủng rò rỉ dầu, móp méo. - Rửa sạch thông nắp đậy thùng dầu, dùng dầu hỏa để rửa, dùng khí nén thổi khô. 57 b) Làm sạch, kiểm tra bên ngoài bình lọc thô và bình lọc tinh. - Kiểm tra đệm làm kín tốt không bị hở, ren đầu nối ống dẫn không bị chờn hở làm rỉ dầu. - Kiểm tra độ kín giữa đệm kín và thân bầu lọc, nếu hở phải thay đệm mới. - Kiểm tra bên ngoài bầu lọc bị nứt, hở phải khắc phục hư hỏng. c) Làm sạch, nhận dạng và kiểm tra bên ngoài bơm thấp áp. - Dùng dầu Diesel rửa sạch bên ngoài bơm thấp áp, dùng giẻ lau khô. - Kiểm tra bên ngoài bơm thấp áp: kiểm tra đệm kín giữa thân bơm với cốc lọc, nếu bị hở phải thay đệm mới. - Kiểm tra chờn, hỏng ren các đầu nối ống dẫn dầu. - Kiểm tra bơm tay, kéo thử bơm không bị kẹt. d) Làm sạch, nhận dạng và kiểm tra bên ngoài bơm cao áp. - Dùng dầu Diesel rửa sạch bên ngoài bơm cao áp PE. - Kiểm tra đệm kín giữa nắp bơm và thân bơm. - Kiểm tra chờn, hỏng ren các đầu nối ống dẫn dầu thấp áp và cao áp. - Kiểm tra xiết chặt các vít bắt chặt bộ điều tốc và bộ phun dầu sớm tự động, kiểm tra cần ga phải dịch chuyển nhẹ nhàng. - Kiểm tra xiết chặt các vít xả khí và các vít hãm bên ngoài bơm cao áp. e) Làm sạch, nhận dạng và kiểm tra bên ngoài các vòi phun. - Rửa sạch bên ngoài các vòi phun và làm sạch muội than bám ở đầu đế kim phun. Chú ý cẩn thận không làm biến dạng đầu kim phun và lỗ phun. - Kiểm tra các đệm kín, nếu hỏng phải thay đệm mới. - Kiểm tra chờn hỏng ren của đầu nối ống cao áp và các ống dẫn cao áp. g) Làm sạch, nhận dạng và kiểm tra bên ngoàì ống xả, ống nạp. - Rửa sạch, kiểm tra bên ngoài bầu lọc không khí. Chú ý: Dùng dầu Diesel hoặc dầu hỏa rửa sạch bên ngoài bầu lọc không khí. - Kiểm tra bên ngoài bầu lọc: kiểm tra bầu lọc bị nứt, hở, móp méo phải khắc phục. - Kiểm tra đai kẹp đầu ống nối với ống nạp tránh bị hở. - Làm sạch bên ngoài và bên trong ống nạp. - Kiểm tra đệm kín của ống nạp, nếu hỏng phải thay đệm mới đúng loại. - Làm sạch muội than, bụi bẩn bám trong ống xả và bình tiêu âm. 58 - Kiểm tra bên ngoài bình tiêu âm bị nứt, thủng, mục hỏng phải thay mới. - Kiểm tra đệm làm kín của ống xả nếu hỏng thay đệm mới đúng loại chịu được nhiệt độ cao. 3.3. Lắp các bộ phận lên động cơ. Các bộ phận của hệ thống nhiên liệu sau khi đã làm sạch, kiểm tra bên ngoài, tiến hành lắp lên động cơ. a) Lắp thùng dầu lên động cơ. - Xiết chặt các bu lông bắt chặt thùng dầu. - Bắt các đường ống dẫn nhiên liệu vào thùng chứa. Chú ý cẩn thận không làm chờn hỏng ren các đầu nối ống. b) Lắp bình lọc thô và bầu lọc tinh. - Lắp bình lọc lên động cơ đúng vị trí, xiết chặt các bu lông giữ bầu lọc. - Lắp đường ống dẫn dầu từ thùng nhiên liệu đến bầu lọc thô. . Dùng tay vặn vào cho khớp ren, sau đó mới dùng cờ lê dẹt để xiết. c) Lắp bơm thấp áp. - Lắp bơm thấp áp vào vỏ bơm cao áp (quay cam lệch tâm về vị trí thấp để khi lắp bơm vào không bị đội). - Xiết chặt các đai ốc bắt chặt bơm thấp áp (chú ý xiết đều các đai ốc). d) Lắp bơm cao áp PE lên động cơ. - Lắp bơm lên động cơ, bắt các bu lông và xiết chặt. . Chú ý khi lắp bơm: kiểm tra, quay trục khuỷu và trục cam bơm để cho các dấu phun sớm ở pu ly đầu trục khuỷu và dấu ở khớp truyền động bơm trùng khớp lại như khi tháo. - Bắt chặt bu lông nối khớp truyền động với trục cam bơm cao áp. - Lắp các đường ống dẫn dầu từ bầu lọc thô đến bơm thấp áp và lần lượt đến các bộ phận trong hệ thống, xiết chặt các đường ống dẫn. . Chú ý dùng tay vặn các vào khớp ren sau đó dùng dụng cụ xiết chặt để tránh bị chờn hỏng ren ở các đầu nối ống. e) Lắp vòi phun lên động cơ. - Tháo các nút giẻ ở các lỗ lắp vòi phun. - Lắp đệm và các vòi phun thứ tự lên động cơ, xiết chặt các đai ốc bắt chặt vòi phun với nắp máy. Chú ý xiết đều, đối xứng đủ lực quy định. - Lắp các đường ống dẫn cao áp từ bơm cao áp đến vòi phun. 59 . Chú ý: Dùng tay vặn vào cho khớp ren ở hai đầu ống nối cao áp sau đó mới sử dụng dụng cụ xiết chặt đủ lực quy định tất cả các ống dẫn cao áp. g) Lắp ống nạp, ống xả. - Lắp đệm và ống nạp vào nắp máy. Xiết chặt các đai ốc đều, đối xứng. - Lắp bình lọc không khí vào ống nạp. - Lắp đệm và ống góp khí xả vào nắp máy, xiết chặt các đai ốc. - Lắp bình tiêu âm vào ống xả. - Kiểm tra, xiết chặt lại các các bộ phận trong hệ thống. - Đổ dầu vào thùng nhiên liệu, dùng tay bơm dầu lên bình lọc và bơm cao áp, kiểm tra xiết chặt lại các đường ống dẫn dầu trong hệ thống, tránh để rò rỉ dầu. - Nới vít xả khí, xả sạch không khí trong bầu lọc và bơm cao áp. 60 Bài 4. Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm phân phối VE Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiêṃ vu ̣ và phân loaị hê ̣ thống nhiên liêụ đôṇg cơ Diesel dùng bơm phân phối VE. - Giải thích đươc̣ cấu taọ và nguyên tắc hoaṭ đôṇg của hê ̣thống nhiên liêụ đôṇg cơ Diesel dùng bơm phân phối VE. - Tháo lắp, nhâṇ daṇg và kiểm tra, bảo dưỡng bên ngoài các bô ̣ phâṇ của hê ̣ thống nhiên liêụ đôṇg cơ Diesel dùng bơm phân phối VE đúng yêu cầu ky ̃thuâṭ. Nôị dung: 1. Nhiệm vụ, phân loại hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm phân phối VE. 1.1. Nhiệm vụ. Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm phân phối VE có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ không khí và nhiên liệu sạch cho động cơ hoạt động, tạo ra áp lực nhiên liệu cao, phun vào buồng cháy của động cơ dưới dạng sương mù, đúng thời điểm và lượng nhiên liệu phải phù hợp với yêu cầu phụ tải của động cơ. 1.2. Phân loại. - Dựa vào số lượng để phân loại bơm cao áp phân phối: Bơm VE 4, 6 xy lanh. - Dựa vào phương pháp điều khiển có 2 loại: Bơm VE điều khiển bằng cơ khí và bơm VE điều khiển bằng điện tử. 2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm phân phối VE. 2.1. Cấu tạo. Hình 4.1 sơ đồ cấu tạo của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm cao áp phân phối VE gồm có thùng nhiên liệu, bầu lọc nhiên liệu, bơm cao áp phân phối , vòi phun, ống dẫn dầu hồi về thùng. 2.2. Nguyên tắc hoạt động. Khi động cơ hoạt động bơm tiếp vận lắp trong bơm cao áp VE hút nhiên liệu từ thùng theo ống dẫn đến bầu lọc đi vào bơm tiếp vận, bơm tiếp vận đẩy nhiên liệu vào phòng chứa nhiên liệu của bơm cao áp. Nhiên liệu qua cửa nạp vào xy lanh bơm. Bơm cao áp nén nhiên liệu đến áp suất cao và phân phối 61 nhiên liệu đến các vòi phun, vòi phun phun nhiên liệu vào buồng cháy của động cơ theo đúng thứ tự làm việc. Nhiên liệu phun vào buồng cháy hòa trộn với không khí ở cuối quá trình nén có áp suất và nhiệt độ cao, nhiên liệu tự bốc cháy, giãn nở và sinh công. Sau đó khí cháy theo ống xả và bình tiêu âm thải ra ngoài khí trời. Dầu thừa ở bơm cao áp và vòi phun theo ống dẫn dầu hồi trở về thùng chứa. Hình 4.1: Sơ đồ cấu tạo của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm cao áp phân phối VE 3. Bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm phân phối VE. - Làm sạch bên ngoài các bộ phận của hệ thống nhiên liệu. - Tháo các bộ phận ra khỏi động cơ. - Làm sạch, kiểm tra bên ngoài các bộ phận của hệ thống nhiên liệu Diesel dùng bơm cao áp phân phối. - Lắp lại các bộ phận của hệ thống nhiên liệu lên động cơ. 3.1. quy trình tháo các bộ phận ra khỏi động cơ. 62 - Làm sạch bên ngoài các bộ phận trong hệ thống nhiên liệu Diesel: thùng dầu, bầu lọc, bơm cao áp, vòi phun và ống nạp, ống xả. . Dùng bơm nước có áp suất cao rửa sạch bên ngoài các bộ phận, dùng khí nén thổi sạch cặn bẩn và nước. a) Tháo thùng dầu. - Xả hết dầu trong thùng. - Tháo các đường ống dẫn dầu đi và ống dẫn dầu hồi về thùng chứa. - Tháo thùng dầu. Chú ý đỡ cẩn thận không để rơi thùng dầu. b) Tháo bình lọc dầu. - Tháo các đường ống dẫn dầu nối từ thùng nhiên liệu đến bầu lọc, từ bầu lọc đến bơm cao áp. - Tháo các bu lông bắt giữ bầu lọc với động cơ. - Tháo bầu lọc ra khỏi động cơ. c) Tháo bơm cao áp phân phối. - Tháo dây dẫn điện đến van tắt máy điện từ. - Tháo các ống dẫn dầu từ bầu lọc đến bơm cao áp và ống dẫn dầu thừa từ bơm cao áp trở về thùng chứa. - Tháo các ống dẫn dầu cao áp từ bơm cao áp đến vòi phun. . Chọn đúng cỡ cờ lê dẹt để tháo. - Thắo nắp đậy dây đai truyền (nếu có). - Quay trục khuỷu để cho các dấu trên bánh đai dẫn động trục khuỷu, bánh đai dẫn động trục cam cơ cấu phân phối khí và bánh đai dẫn động trục cam bơm cao áp trùng với các dấu cố định. (Chú ý các dấu này để khi lắp lại bơm lên động cơ cho đúng). - Tháo dây đai. Chú ý khi tháo dây đai phải giảm bớt độ căng của dây đai, sau đó mới tháo dây đai ra. - Tháo đai ốc hãm đầu trục cam và bánh đai truyền động ra khỏi trục cam bơm cao áp. . Chọn đúng cảo chuyên dùng để tháo bánh đai. - Tháo các bu lông bắt chặt bơm cao áp với động cơ. Chú ý nới đều các bu lông, giữ chặt bơm cao áp tránh làm rơi bơm gây hư hỏng và tai nạn. - Tháo bơm cao áp ra khỏi động cơ. d) Tháo các vòi phun cao áp. 63 - Tháo các đường ống dẫn dầu cao áp. - Tháo đường ống dẫn dầu hồi nối với các vòi phun. - Tháo các vòi phun ra khỏi nắp máy. . Chú ý: Các vòi phun bắt chặt vào nắp máy bằng ren ở phần thân vòi phun khi tháo chọn dụng cụ đúng và hợp lý để tháo. - Dùng giẻ sạch nút các lỗ lắp các vòi phun lại. e) Tháo ống nạp, ống xả. - Tháo bầu lọc không khí ra khỏi ống nạp. - Tháo các bu lông bắt giữ ống nạp. Chú ý nới đều các bu lông. - Tháo ống nạp và đệm kín ra khỏi nắp máy. - Tháo bu lông bắt giữ ống giảm thanh với ống xả. - Tháo các bu lông bắt chặt ống góp khí xả với nắp máy. - Tháo ống góp khí xả và đệm kín ra. 3.2. Làm sạch, nhận dạng và kiểm tra bên ngoài các bộ phận. a) Làm sạch, nhận dạng và kiểm tra bên ngoài thùng dầu. - Rửa sạch bên ngoài thùng dầu bằng nước hoặc dầu Diesel . - Xả hết dầu bẩn trong thùng ra, làm sạch bên trong thùng dầu. - Kiểm tra bên ngoài thùng dầu bị nứt, thủng, chảy, rỉ, móp méo. - Rửa sạch thông nắp đậy thùng dầu, dùng dầu hỏa để rửa, dùng khí nén thổi thông. b) Làm sạch, kiểm tra bên ngoài bình lọc. - Kiểm tra đệm làm kín tốt không bị hở, ren đầu nối ống dẫn không bị chờn. - Kiểm tra độ kín giữa đệm kín và thân bầu lọc, nếu hở phải thay đệm mới. - Kiểm tra bên ngoài bầu lọc bị nứt, hở phải khắc phục hư hỏng. c) Làm sạch, nhận dạng và kiểm tra bên ngoài bơm cao áp phân phối. - Dùng dầu diesel rửa sạch bên ngoài bơm cao áp phân phối. - Kiểm tra đệm kín giữa trục ga và nắp bơm, đệm kín của nắp bộ điều tốc với vỏ bơm. - Kiểm tra chờn, hỏng ren các đầu nối ống dẫn dầu thấp áp và cao áp ở thân bơm và nắp bơm. - Kiểm tra xiết chặt các vít bắt chặt nắp bộ điều tốc, kiểm tra cần ga phải xoay chuyển nhẹ nhàng. - Kiểm tra xiết chặt các vít hãm nắp bộ phun dầu sớm. 64 d) Làm sạch, nhận dạng và kiểm tra bên ngoài các vòi phun. - Rửa sạch bên ngoài các vòi phun và làm sạch muội than bám ở đầu đế kim phun. . Chú ý cẩn thận tránh va chạm làm biến dạng đầu đế kim phun và lỗ phun. - Kiểm tra chờn hỏng ren đầu nối ống cao áp, ống dẫn dầu hồi. e) Làm sạch, nhận dạng và kiểm tra bên ngoàì ống xả, ống nạp. - Rửa sạch, kiểm tra bên ngoài bầu lọc không khí. . Dùng dầu diesel hoặc dầu hỏa rửa sạch bên ngoài bầu lọc không khí. - Kiểm tra bên ngoài bầu lọc: kiểm tra bầu lọc bị nứt, hở phải khắc phục. - Kiểm tra đai kẹp đầu ống nối bầu lọc với ống nạp tránh bị hở. - Làm sạch bên ngoài và bên trong ống nạp. - Làm sạch muội than, bụi bẩn bám trong ống xả và bình tiêu âm. - Kiểm tra bên ngoài bình tiêu âm bị nứt thủng móp méo phải thay thế, sửa chữa. - Kiểm tra đệm làm kín của ống xả nếu hỏng thay đệm mới đúng loại chịu được nhiệt độ cao. 3.3. Lắp các bộ phận lên động cơ. Các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm cao áp phân phối sau khi đã làm sạch, kiểm tra bên ngoài, tiến hành lắp lên động cơ. a) Lắp thùng dầu lên động cơ. - Xiết chặt các bu lông bắt chặt thùng dầu. - Bắt các đường ống dẫn nhiên liệu vào thùng và xiết chặt. Chú ý cẩn thận không làm chờn hỏng ren các đầu nối ống (dùng tay vặn vào khớp ren rồi mới dùng dụng cụ xiết chặt). b) Lắp bầu lọc lên động cơ. - Lắp bầu lọc lên động cơ, xiết chặt các bu lông. - Nối đường các ống dẫn dầu đến bầu lọc và xiết chặt các đường ống dẫn. c) Lắp bơm cao áp VE lên động cơ. - Lắp bơm cao áp lên động cơ, xiết chặt các bu lông bắt chặt bơm cao áp với động cơ. - Lắp then và bánh đai vào đầu trục cam bơm cao áp. - Quay trục khuỷu, trục cam cơ cấu phân phối khí và trục cam bơm cao áp để cho các dấu trên bánh đai trùng với dấu cố định như khi tháo. 65 - Lắp dây đai vào nối truyền động giữa trục khuỷu, trục cam và trục bơm cao áp. - Lắp đường ống dẫn dầu vào bơm và đường ống dẫn dầu hồi. - Lắp các đường ống dẫn dầu cao áp từ bơm cao áp đến vòi phun xiết chặt các đường ống dẫn cao áp đủ lực. . Chú ý dùng tay vặn vào cho khớp ren sau đó mới dùng dụng cụ xiết chặt để tránh bị chờn hỏng ren đầu ống nối. - Nối đầu dây dẫn điện vào van tắt máy điện từ. d) Lắp vòi phun lên động cơ. - Tháo các nút giẻ ở các lỗ lắp vòi phun. - Lắp các vòi phun lên nắp máy. . Chú ý dùng tay vặn các vòi phun vào lỗ lắp vòi phun cho khớp ren, sau đó mới dùng dụng cụ xiết chặt các vòi phun vào nắp máy đủ lực quy định để tránh chờn hỏng ren. . Lưu ý khi nối các đường ống dẫn cao áp từ bơm cao áp đến vòi phun theo đúng ký hiệu ghi ở trên đầu bơm. Ví dụ: động cơ có thứ tự làm việc 1 - 3 - 4 - 2. Hình 4.2 đầu A nối đến vòi phun máy 1, B nối đến vòi phun máy 3, C nối đến vòi phun máy 4 và D nối đến vòi phun máy 2. Căn cứ vào thứ tự làm việc của động cơ và chiều quay của trục cam bơm cao áp để nối ống dẫn cao áp đến các vòi phun. Hình 4.2: Nối ống cao áp từ bơm VE đến các vòi phun . Dùng tay vặn các đầu ống nối cao áp vào khớp ren sau đó mới sử dụng cờ lê dẹt xiết chặt đủ lực quy định. e) Lắp ống nạp, ống xả. - Lắp đệm và ống nạp vào nắp máy. Xiết chặt các đai ốc đều, đối xứng. Đ ộ n g c ơ 1 2 3 4 Bơm cao áp 66 - Lắp bình lọc không khí vào ống nạp. - Lắp đệm và ống góp khí xả vào nắp máy, xiết chặt các đai ốc. - Lắp bình tiêu âm vào ống xả. - Đổ dầu vào thùng nhiên liệu. - Dùng tay bơm nhiên liệu lên bình lọc và bơm cao áp. - Kiểm tra xiết chặt lại các đường ống dẫn dầu trong hệ thống, tránh để rò rỉ dầu. 67 Bài 5. Sửa chữa và bảo dưỡng bơm cao áp tập trung PE Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiêṃ vu ̣và phân loaị bơm cao áp tâp̣ trung PE. - Giải thích đươc̣ cấu taọ và nguyên tắc hoaṭ đôṇg của bơm cao áp tâp̣ trung PE. - Tháo lắp, nhâṇ daṇg và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa đươc̣ bơm cao áp tâp̣ trung PE đúng yêu cầu ky ̃thuâṭ. Nôị dung: 1. Nhiêṃ vu,̣ yêu cầu và phân loaị bơm cao áp tâp̣ trung PE. 1.1. Nhiệm vụ. - Bơm cao áp tập trung PE có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu cho vòi phun với áp suất cao đảm bảo cho nhiên liệu phun vào buồng cháy dưới dạng sương mù. - Cung cấp nhiên liệu đúng thời điểm quy định cho các xy lanh của động cơ. - Điều chỉnh được lượng nhiên liệu cung cấp cho các xy lanh phù hợp với các chế độ làm việc và lượng nhiên liệu cung cấp phải đồng đều giữa các xy lanh. - Đảm bảo thời điểm bắt đầu phun và kết thúc phun phải chính xác, tránh hiện tượng phun nhỏ giọt. 1.2. Yêu cầu. - Áp suất nhiên liệu do bơm tạo ra phải lớn hơn áp suất phun của vòi phun. - Cung cấp nhiên liệu đúng thời điểm quy định cho các xy lanh của động cơ. - Điều chỉnh được lượng nhiên liệu cho các xy lanh phù hợp với các chế độ làm việc và lượng nhiên liệu cung cấp phải đồng đều giữa các xy lanh. - Đảm bảo thời điểm bắt đầu phun và kết thúc phun phải chính xác, tránh hiện tượng phun nhỏ giọt. 1.3. Phân loại. - Dựa vào số lượng phần tử bơm phân ra: Bơm cao áp tập trung (bơm PE) 4, 6, hoặc 8 phần tử bơm. - Dựa vào bộ điều tốc lắp trên bơm phân ra: Bơm cao áp PE sử dụng bộ điều tốc chân không, bơm cao áp PE sử dụng bộ điều tốc cơ năng. - Dựa vào phương pháp điều khiển phân ra: Bơm cao áp PE điều khiển bằng cơ khí, điều khiển bằng điện tử. 2. Cấu taọ và hoaṭ đôṇg của bơm cao áp tâp̣ trung PE. 2.1. Đặc điểm cấu tạo của bơm tập trung. 68 Hình 5.1: Cấu tạo của 1 bơm cao áp PE có 6 phần tử bơm Bơm cao áp tập trung còn gọi là bơm PE. Bơm PE có nhiều phần tử bơm lắp chung trong một vỏ bằng nhôm, được điều khiển bằng một trục cam nằm trong vỏ bơm. Một thanh răng chung điều khiển các pít tông bơm. Động cơ Diesel có bao nhiêu xy lanh thì bơm PE của nó có bấy nhiêu phần tử bơm. Một phần tử bơm bao gồm: Pít tông xy lanh bơm, vòng răng điều khiển pít tông thay đổi lưu lượng nhiên liệu và bộ van thoát nhiên liệu cao áp. Phần trên vỏ bơm là khoang chứa nhiên liệu thông với tất cả các xy lanh bơm. Hai đầu bơm PE có lắp cơ cấu phun dầu sớm tự động, bộ điều tốc. Hình 5.1 cho thấy cấu tạo của một bơm cao áp PE có 6 phần tử bơm. Hình 5.2 giới thiệu các chi tiết của một phần tử bơm cao áp PE. Hai chi tiết chủ yếu của phần tử bơm lắp trong vỏ bơm là pít tông và xy lanh bơm. Pít tông bơm được kéo đi xuống nhờ lò xo và được đẩy đi lên nhờ vấu ... - Xả hết nhiên liệu trong thùng ra. - Tháo các đường ống dẫn dầu. . Chọn đúng cỡ cờ lê dẹt để tháo các đường ống dẫn. - Tháo các đai kẹp bắt giữ thùng nhiên liệu. . Chọn đúng dụng cụ tháo. - Tháo thùng nhiên liệu ra khỏi xe. . Chú ý giữ chắc chắn không để rơi gây tai nạn. - Tháo các bu lông bắt giữ bầu lọc thô và bầu lọc tinh. - Tháo bầu loc thô và bầu lọc tinh xuống. . Chú ý giữ chắc chắn không để rơi bầu lọc. - Tháo rời bầu lọc. - Rửa sạch bên ngoài bầu lọc - Tháo rời các chi tiết của bầu lọc (theo đúng quy trình). . Dùng dụng cụ tháo lắp, khay đựng chi tiết và xăng hoặc dầu diesel sạch để rửa các chi tiết. - Kiểm tra hư hỏng và sửa chữa các chi tiết của bầu lọc - quy trình lắp. - Lắp các chi tiết của của bầu lọc theo thứ tự (ngược với quy trình tháo). - Lắp thùng nhiên liệu và bầu lọc lên động cơ theo thứ tự (ngược với quy trình tháo). . Khi lắp các ống dẫn nhiên liệu vào thùng chứa và bầu lọc phải chọn đúng dụng cụ, dùng hai cờ lê một hãm, một vặn. . Xiết từ từ đủ lực đảm bảo kín không bị rò rỉ nhiên liệu. 4. Bảo dưỡng và sửa chữa thùng nhiên liêụ và bầu loc̣. 4.1. Bảo dưỡng thùng nhiên liệu và bầu lọc. a. Tháo và làm sạch các chi tiết của thùng nhiên liệu và bầu lọc. b. Kiểm tra các chi tiết lõi lọc, đệm kín, vít xả không khí bị chờn hỏng ren c. Quan sát xác định chính xác hư hỏng các chi tiết của lõi lọc. . Đệm kín không bị mòn hỏng, nếu hỏng thay đệm mới. . Kiểm tra các đầu nối ống dẫn dầu không bị chờn hỏng ren. . Lõi lọc không bị rách, thủng. . Xác định mức độ hư hỏng của các chi tiết cần thay mới hay có thể khắc phục. 141 . Chọn các chi tiết thay mới phải đúng chủng loại, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. d. Lắp các chi tiết của bầu lọc theo thứ tự ngược lại với khi tháo. e. Sau khi lắp hoàn chỉnh bầu lọc, ráp các ống dẫn nhiên liệu, nới lỏng vít xả gió, mở van thùng nhiên liệu, bơm nhiên liệu để tiến hành xả sạch gió. + Bảo dưỡng bầu lọc thô. Bầu lọc sơ cấp phải được súc rửa sau 5.000 km xe chạy. Nếu không súc rửa đúng định kỳ cặn bẩn sẽ bám dày làm tắc lõi lọc, áp suất nhiên liệu giảm dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu cho động cơ hoạt động. + Bảo dưỡng bầu lọc tinh. Khi tiến hành bảo dưỡng bầu lọc tinh, nên tháo nút xả bên dưới bầu lọc để xả nước và cặn bẩn sau 8.000 km xe chạy. Nên nới vít xả gió bên trên bầu lọc cho cặn bẳn chảy ra hết. Loại bầu lọc có lõi lọc bằng giấy xốp cần thay mới lõi lọc sau 35.000 km xe chạy. Tiến hành thay lõi lọc mới theo quy trình sau: - Tháo đai ốc lục giác. - Tháo vỏ bầu lọc xuống phía dưới (hình 12.3). - Tháo loại bỏ lõi lọc cũ. - Dùng dầu diesel rửa sạch bên trong bầu lọc. - Kiểm tra các chi tiết của bầu lọc đúng yêu cầu: Đệm cao su còn tốt, ốc xả cặn không bị chờn hỏng ren. - Thay lõi lọc mới, lắp lại bầu lọc lại đúng yêu cầu, không bị hở lõi lọc để cặn bẩn lọt vào bên trong lõi lọc. Đối với loại bầu lọc tinh có lõi lọc bằng vải bên ngoài có lưới lọc. Loại bầu lọc này thường được bố trí gần bơm cao áp để giảm bớt nguy cơ rỉ rét, cặn bẩn đóng trong đoạn ống nối từ bầu lọc đến bơm cao áp. Muốn xả sạch cặn bẩn và nước tháo ốc xả cặn nơi đáy bầu lọc. Cách súc rửa loại bầu lọc này như sau: - Trước hết tắt máy khoá van thùng nhiên liệu. - Tháo ốc lục giác và lấy vỏ bầu lọc ra. - Tháo nắp bầu lọc, lưới kim loại, lõi lọc, vỏ bầu lọc ra. - Dùng bàn chải mềm chải sạch cặn bẩn ở các chi tiết lưới lọc, lõi lọc và rửa trong xăng 142 - Rửa sạch bên trong vỏ bầu lọc, để các chi tiết khô ráo và lắp lại bầu lọc đạt yêu cầu. - Lắp các ống dẫn nhiên liệu, nới lỏng vít xả không khí, mở van thùng nhiên liệu, bơm tay nhiên liệu lên bầu lọc và tiến hành xả sạch không khí trong bầu lọc. Hình 12.3: Tháo rời, thay lõi lọc của bầu lọc tinh Nắp Trục Lỗ dầu vào Lõi lọc Vỏ Nút xả Lõi lọc Võ bình lọc 143 4.2. Sửa chữa thùng nhiên liệu và bầu lọc. 4.2.1. Sửa chữa thùng nhiên liệu. a) Hư hỏng và kiểm tra. - Hư hỏng các vết nứt thủng. - Kiểm tra quan sát bằng mắt hoặc dùng kính lúp quan sát vết nứt. b) Sửa chữa. - Các vết nứt thủng nhẹ, tiến hành súc rửa thùng nhiên liệu bằng nước nóng (hết mùi dầu) sau đó hàn hơi kín và sửa nguội. - Thùng bị nứt vỡ móp méo nhiều thì thay thùng mới. 4.2.2. Sửa chữa bầu lọc. a) Hư hỏng và kiểm tra. - Hư hỏng bầu lọc bị nứt, vỡ, móp méo. - Kiểm tra quan sát bằng mắt thường các vết nứt, móp méo của bầu lọc. - Lõi lọc bẩn, tắc, rách, thủng. Đệm kín cao su bị đứt hỏng. - Kiểm tra bằng mắt thường. b) Sửa chữa. - Vỏ bầu lọc nứt, thủng tiến hành hàn, sửa nguội, nếu bị móp méo gò nắn lại. - Lõi lọc bị tắc bẩn dùng bàn chải mềm và xăng rửa sạch, lõi lọc rách thủng thay lõi lọc mới đúng loại. - Đệm cao su hỏng thay đệm mới. 144 Bài 13. Sửa chữa và bảo dưỡng đường ống dẫn, ống nạp và ống xả Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiêṃ vu ̣của đường ống dâñ nhiên liêụ và ống nap̣, xả. - Giải thích đươc̣ cấu taọ của đường ống dâñ nhiên liêụ và ống nap̣, xả. - Tháo lắp, nhâṇ daṇg và kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đươc̣ đường ống dâñ nhiên liêụ và ống nap̣, xả đúng yêu cầu ky ̃thuâṭ. Nôị dung: 1. Nhiêṃ vu,̣ yêu cầu của đường ống dẫn nhiên liêụ và ống nap̣, xả. 1.1. Nhiệm vụ. Ống dẫn nhiên liệu dùng để dẫn nhiên liệu từ thùng chứa đến các bộ phận trong hệ thống nhiên liệu. 1.2. Yêu cầu. Cấu tạo đơn giản, vật liệu có độ bền cao, ít hư hỏng, sức cản nhiên liệu nhỏ. 1.3. Cấu tạo của ống dẫn nhiên liệu. Hệ thống nhiên liệu động cơ diesel sử dụng ống dẫn nhiên liệu thấp áp và ống dẫn nhiên liệu cao áp. - Ống dẫn nhiên liệu thấp áp thường làm bằng kim loại hoặc cao su chịu dầu. - Ống dẫn nhiên liệu cao áp thường làm bằng thép tốt ống dẫn có chiều dày lớn, chịu được áp suất dầu cao, đường kính trong của ống dẫn cao áp nhỏ. Hai đầu ống dẫn chế tạo côn có tác dụng làm kín, có đai ốc để bắt chặt ống cao áp với đầu nối ống dẫn nhiên liệu ở trên bơm cao áp và vòi phun. Động cơ nhiều xy lanh, các ống dẫn cao áp có chiều dài đều như nhau để đường đi của nhiên liệu từ bơm cao áp đến các vòi phun bằng nhau. 2. Cấu taọ đường ống dẫn nhiên liêụ và ống nap̣, xả. 2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu. a) Nhiệm vụ. * Ống nạp có nhiệm vụ dẫn không khí vào xy lanh động cơ. b)Yêu cầu. Yêu cầu đối với ống nạp phân phối không khí đến các xy lanh đồng đều, không gây sức cản đối với dòng không khí. 145 * Ống xả có nhiệm vụ dẫn khí xả từ xy lanh động cơ ra ngoài. *Yêu cầu của ống xả là giảm sức cản đối với dòng khí xả để thải sạch khí cháy trong xy lanh ra ngoài. * Binh tiêu âm có nhiệm vụ giảm áp suất khí xả để giảm bớt tiếng ồn của khí xả trước khi xả ra ngoài không khí. *Yêu cầu kỹ thuật của bình tiêu âm là không tạo ra áp suất ngược trong hệ thống xả khí làm giảm công suất và nóng máy, khí thải dễ thoát và giảm âm êm nhẹ. 2.2. Cấu tạo của ống nạp. Ống nạp được làm bằng gang hay bằng nhôm đúc, ống nạp được đúc rời với ống xả. Nhánh ống chính của ống nạp được nối với bầu lọc không khí. Ống nạp nối thông riêng biệt với đường hút của nắp xy lanh. Giữa ống nạp và nắp xy lanh có lắp đệm kín, chịu được nhiệt độ cao. 2.3. Cấu tạo của ống xả và bình tiêu âm. Một đầu ống xả nối với đường xả trên nắp xy lanh, đầu kia nối với bình tiêu âm rồi cho khí xả thoát ra ngoài trời. Giữa ống xả và nắp xy lanh có lắp đệm kín bằng amiăng, chịu được nhiệt độ cao. Bình tiêu âm được đặt ở đầu ngoài của ống xả để giảm bớt áp suất của khí xả. Kết cấu bên trong của bình tiêu âm. Bình tiêu âm có thể là một ống trụ hoặc một ống dẹt có ngăn vài vách ngang bên trong và một ống có nhiều lỗ ngang nối với đầu ống xả. Khí thải đi vào bình tiêu âm sẽ giãn nở ở trong bình, sau đó đi qua các lỗ nhỏ và đi qua nhiều ngăn trước khi thoát ra ngoài làm cho tốc độ của dòng khí thải giảm dần vì vậy giảm bớt được âm thanh của dòng khí thải. 3. Hiêṇ tươṇg, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa đường ống dẫn nhiên liêụ và ống nap̣, xả. 3.1. Hiêṇ tươṇg và nguyên nhân hư hỏng. 3.1.1. ống dẫn nhiên liệu. a) Hư hỏng. - Ống dẫn nhiên liệu thường bị cong, bẹp, làm tắc ống dẫn. - Bị nứt, gãy làm hở chảy dầu. - Chờn ren các đầu nối và hỏng mặt côn làm kín đầu ống dẫn cao áp gây ra hiện tượng rò rỉ nhiên liệu. - Ống dẫn bị tắc bẩn, cung cấp dầu không đủ cho động cơ hoạt động. 146 b) Nguyên nhân. - Do bị va chạm mạnh. - Tháo lắp nhiều lần, vặn quá chặt. - Sử dụng nhiên liệu bẩn, bầu lọc rách, không bảo dưỡng đúng định kỳ. 3.1.2. ống nạp và ống xả. a) Hư hỏng. - Ống nạp, ống xả thường bị nứt, gãy, thủng, vênh bề mặt lắp ghép, các đệm kín bị cháy, đứt hỏng. Các bu lông chờn hỏng ren. b) Nguyên nhân. - Do chịu nhiệt độ cao, bị va chạm mạnh và chịu lực xiết lớn. - Bình tiêu âm thường bị tắc, bẩn, mục hỏng, do chịu nhiệt độ và áp suất cao của khí cháy. 3.2. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa. 3.2.1. Quy trình tháo lắp ống dẫn nhiên liệu, ống nạp, ống xả. 3.2.1.1. Quy trình tháo ống dẫn nhiên liệu. - Tháo các đường ống dẫn nhiên liệu thấp áp từ thùng nhiên liệu đến bầu lọc, bơm thấp áp và bơm cao áp. . Chọn đúng cờ lê dẹt để tháo các đường ống dẫn. - Tháo các đường ống dẫn cao áp từ bơm cao áp đến vòi phun. . Dùng hai cờ lê dẹt, một hãm, một vặn. Chú ý chọn đúng cỡ cờ lê dẹt để tháo. 3.2.1.2. Quy trình tháo ống nạp. - Làm sạch bên ngoài ống nạp. - Tháo các bộ phận liên quan (bầu lọc không khí) đúng quy trình. - Tháo các đai ốc bắt ống nạp, chú ý nới đều các đai ốc. . Dùng tuýp hoặc cờ lê tròng, chọn đúng cỡ cờ lê tránh làm biến dạng đầu đai ốc. - Tháo ống nạp và đệm làm kín chú ý không làm rách đệm. - Làm sạch, kiểm tra ống nạp và đệm làm kín. 3.2.1.3. Quy trình tháo ống xả và bình tiêu âm. - Làm sạch bên ngoài ống xả và bình tiêu âm. - Tháo bình tiêu âm. - Tháo đường ống xả nối với ống góp khí xả. 147 - Tháo các đai ốc bắt ống góp khí xả, chú ý nới đều các đai ốc. - Tháo ống góp khí xả và đệm kín. - Làm sạch ống góp khí xả, ống xả và bình tiêu âm, kiểm tra hư hỏng. 3.2.1.4. Quy trình lắp (Ngược với quy trình tháo). Sau khi đã thay thế các chi tiết hư hỏng tiến hành lắp ống dẫn nhiên liệu, ống nạp, ống xả và bình tiêu âm theo thứ tự ngược lại. . Chú ý khi lắp ống dẫn cao áp vào đầu nối ống cao áp ở trên bơm cao áp và vòi phun phải dùng tay vặn vào cho khớp ren, để tránh làm hỏng ren, sau đó mới dùng dụng cụ xiết đủ lực quy định. 3.2.2. 4. Bảo dưỡng và sửa chữa ống dẫn nhiên liêụ và ống nap̣, xả. 4.1. Bảo dưỡng ống dẫn nhiên liệu, ống nạp, ống xả. 4.1.1. Bảo dưỡng ống dẫn nhiên liệu. - Tháo và làm sạch các ống dẫn nhiên liệu. - Thổi thông các đường ống dẫn bằng khí nén. - Kiểm tra nứt, gãy, hở của các đường ống dẫn nhiên liệu thấp áp, ống dẫn cao áp và các đầu nối ống cao áp bị chờn ren. Nếu ống dẫn bị hở, đầu nối chờn ren phải thay mới. - Lắp các đường ống dẫn vào hệ thống nhiên liệu. - Bơm tay để nhiên liệu lên đầy bầu lọc và bơm cao áp. - Xả sạch không khí ở trên bầu lọc và bơm cao áp. - Kiểm tra rò rỉ xăng ở các đường ống dẫn và sửa chữa. 4.1.2. Bảo dưỡng ống nạp. - Tháo và làm sạch ống nạp. - kiểm tra ống nạp và đệm kín, nếu đệm kín hỏng phải thay đệm mới. - Lắp ống nạp lên động cơ, chú ý xiết đều các đai ốc đảm bảo độ kín. - Lắp bầu lọc không khí lên ống nạp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. 4.1.3. Bảo dưỡng ống xả và bình tiêu âm. - Làm sạch bên ngoài ống xả và bình tiêu âm. - Tháo ống xả và bình tiêu âm, ống góp khí xả đúng quy trình. - Làm sạch bên trong ống xả và bình tiêu âm (xoay vỗ nhẹ nhàng xung quanh ống xả và dốc ngược ống xả và bình tiêu âm để cặn bẩn rơi hết ra ngoài). - Làm sạch muội than bám bên trong ống góp khí xả. 148 - Kiểm tra hư hỏng ống xả và bình tiêu âm, ống góp khí xả và đệm làm kín các chi tiết hư hỏng phải sửa chữa. - Lắp đệm và ống góp khí xả, ống xả và bình tiêu âm đúng quy trình. 4.2. Sửa chữa ống dẫn nhiên liệu, ống nạp, ống xả. 4.2.1. ống dẫn nhiên liệu. a) Kiểm tra. - Quan sát kiểm tra các vết nứt, gãy chờn hỏng ren, hỏng đầu nối của đường ống dẫn. - Ống dẫn cao áp bị mòn mặt côn làm kín, cạnh lục giác bị hỏng, hỏng ren đầu nối. b) Sửa chữa. - Ống dẫn bị nứt, bẹp, gãy thì hàn hơi kín, ống bị cong, bẹp, nứt nhiều đoạn phải thay. - Các đầu nối chờn hỏng ren phải thay. - Các đầu ống mòn, hỏng. - Ống dẫn cao áp bị nứt, gãy thay mới. - Ren đầu ống bị hỏng, mặt côn làm kín bị mòn, biến dạng thay ống dẫn mới. 4.2.2. ống nạp, ống xả và bình tiêu âm. a) Kiểm tra. Quan sát các vết nứt, gãy, thủng, hở của ống nạp và ống xả, rách, hỏng của đệm kín và chờn ren các bu lông. b) Sửa chữa. - Ống nạp, ống xả bị nứt vỡ nhẹ hàn đắp, sửa nguội phẳng. - Ống xả và ống giảm thanh tắc, bẩn thông rửa dùng khí nén để thổi, ống giảm thanh mục hỏng thay. - Đệm làm kín ống nạp, ống xả rách, hỏng thay đúng loại, chịu được nhiệt độ cao. 149 NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA KẾT THÚC MÔ ĐUN PHẦN BẢO DƯỠNG & SỬA CHỮA HTNL ĐỘNG CƠ XĂNG BCHK MÃ ĐỀ TH01 Câu 1 (1đ): Vẽ hình minh họa và điền chú thích chi tiết của mạch xăng chính trên bộ chế hòa khí Toyota. Câu 2 (1,5đ): Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch xăng chính cụ thể trên bộ chế hòa khí Toyota. Câu 3 (1,5đ): Nêu hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và hướng khắc phục sửa chữa hư hỏng của mạch xăng chính trên bộ chế hòa khí Toyota . Câu 4 (6đ): Tháo lắp bộ chế hòa khí Toyota. MÃ ĐỀ TH02 Câu 1 (1đ): Vẽ hình minh họa và điền chú thích chi tiết của mạch xăng cầm chừng trên bộ chế hòa khí Toyota. Câu 2 (1,5đ): Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch xăng cầm chừng cụ thể trên bộ chế hòa khí Toyota. Câu 3 (1,5đ): Nêu hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và hướng khắc phục sửa chữa hư hỏng của mạch xăng cầm chừng trên bộ chế hòa khí Toyota . Câu 4 (6đ): Tháo lắp bộ chế hòa khí Toyota. MÃ ĐỀ TH03 Câu 1 (1đ): Vẽ hình minh họa và điền chú thích chi tiết của mạch xăng tăng tốc trên bộ chế hòa khí Toyota. Câu 2 (1,5đ): Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch xăng tăng tốc cụ thể trên bộ chế hòa khí Toyota. Câu 3 (1,5đ): Nêu hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và hướng khắc phục sửa chữa hư hỏng của mạch xăng tăng tốc trên bộ chế hòa khí Toyota . Câu 4 (6đ): Tháo lắp bộ chế hòa khí Toyota. MÃ ĐỀ TH04 Câu 1 (1đ): Vẽ hình minh họa và điền chú thích chi tiết của mạch xăng làm đậm trên bộ chế hòa khí Toyota. 150 Câu 2 (1,5đ): Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch xăng làm đậm cụ thể trên bộ chế hòa khí Toyota. Câu 3 (1,5đ): Nêu hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và hướng khắc phục sửa chữa hư hỏng của mạch xăng làm đậm trên bộ chế hòa khí Toyota . Câu 4 (6đ): Tháo lắp bộ chế hòa khí Toyota. MÃ ĐỀ TH05 Câu 1 (1đ): Vẽ hình minh họa và điền chú thích chi tiết của mạch xăng chính trên bộ chế hòa khí Lada. Câu 2 (1,5đ): Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch xăng chính cụ thể trên bộ chế hòa khí Lada. Câu 3 (1,5đ): Nêu hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và hướng khắc phục sửa chữa hư hỏng của mạch xăng chính trên bộ chế hòa khí Lada . Câu 4 (6đ): Tháo lắp bộ chế hòa khí Lada. MÃ ĐỀ TH06 Câu 1 (1đ): Vẽ hình minh họa và điền chú thích chi tiết của mạch xăng cầm chừng trên bộ chế hòa khí Lada. Câu 2 (1,5đ): Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch xăng cầm chừng cụ thể trên bộ chế hòa khí Lada. Câu 3 (1,5đ): Nêu hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và hướng khắc phục sửa chữa hư hỏng của mạch xăng cầm chừng trên bộ chế hòa khí Lada . Câu 4 (6đ): Tháo lắp bộ chế hòa khí Lada. MÃ ĐỀ TH07 Câu 1 (1đ): Vẽ hình minh họa và điền chú thích chi tiết của mạch xăng tăng tốc trên bộ chế hòa khí Lada. Câu 2 (1,5đ): Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch xăng tăng tốc cụ thể trên bộ chế hòa khí Lada. Câu 3 (1,5đ): Nêu hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và hướng khắc phục sửa chữa hư hỏng của mạch xăng tăng tốc trên bộ chế hòa khí Lada . Câu 4 (6đ): Tháo lắp bộ chế hòa khí Lada. 151 MÃ ĐỀ TH08 Câu 1 (1đ): Vẽ hình minh họa và điền chú thích chi tiết của mạch xăng chính trên bộ chế hòa khí Uoat. Câu 2 (1,5đ): Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch xăng chính cụ thể trên bộ chế hòa khí Uoat. Câu 3 (1,5đ): Nêu hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và hướng khắc phục sửa chữa hư hỏng của mạch xăng chính trên bộ chế hòa khí Uoat . Câu 4 (6đ): Tháo lắp bộ chế hòa khí Uoat. MÃ ĐỀ TH09 Câu 1 (1đ): Vẽ hình minh họa và điền chú thích chi tiết của mạch xăng cầm chừng trên bộ chế hòa khí Uoat. Câu 2 (1,5đ): Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch xăng cầm chừng cụ thể trên bộ chế hòa khí Uoat. Câu 3 (1,5đ): Nêu hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và hướng khắc phục sửa chữa hư hỏng của mạch xăng cầm chừng trên bộ chế hòa khí Uoat. Câu 4 (6đ): Tháo lắp bộ chế hòa khí Uoat. MÃ ĐỀ TH10 Câu 1 (1đ): Vẽ hình minh họa và điền chú thích chi tiết của mạch xăng tăng tốc trên bộ chế hòa khí Uoat. Câu 2 (1,5đ): Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch xăng tăng tốc cụ thể trên bộ chế hòa khí Uoat. Câu 3 (1,5đ): Nêu hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và hướng khắc phục sửa chữa hư hỏng của mạch xăng tăng tốc trên bộ chế hòa khí Uoat . Câu 4 (6đ): Tháo lắp bộ chế hòa khí Uoat. 152 ĐÁP ÁN NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA KẾT THÚC MÔ ĐUN PHẦN BẢO DƯỠNG & SỬA CHỮA HTNL ĐỘNG CƠ XĂNG BCHK ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ TH01 - Vẽ hình minh họa và điền chú thích chi tiết của mạch xăng chính trên bộ chế hòa khí Toyota: đúng. 1.0 đ - Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch xăng chính cụ thể trên bộ chế hòa khí Toyota: đúng. 1.5 đ - Nêu: hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và hướng khắc phục sửa chữa hư hỏng của mạch xăng chính trên bộ chế hòa khí Toyota: đúng .1.5 đ - Tháo lắp bộ chế hòa khí Toyota. + Chuẩn bị và sử dụng dụng cụ hợp lý. 1.0 đ + Tháo đúng quy trình. 1.5 đ + Lắp đúng quy trình. 1.5 đ + Lắp chặt và đầy đủ chi tiết. 1.0 đ + Vệ sinh sạch sẽ và an toàn. 1.0 đ Tổng cộng: 10.0 đ ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ TH02 - Vẽ hình minh họa và điền chú thích chi tiết của mạch xăng cầm chừng trên bộ chế hòa khí Toyota: đúng. 1.0 đ - Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch xăng cầm chừng cụ thể trên bộ chế hòa khí Toyota: đúng. 1.5 đ - Nêu: hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và hướng khắc phục sửa chữa hư hỏng của mạch xăng cầm chừng trên bộ chế hòa khí Toyota: đúng .1.5 đ - Tháo lắp bộ chế hòa khí Toyota. + Chuẩn bị và sử dụng dụng cụ hợp lý. 1.0 đ + Tháo đúng quy trình. 1.5 đ + Lắp đúng quy trình. 1.5 đ + Lắp chặt và đầy đủ chi tiết. 1.0 đ + Vệ sinh sạch sẽ và an toàn. 1.0 đ Tổng cộng: 10.0 đ ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ TH03 - Vẽ hình minh họa và điền chú thích chi tiết của mạch xăng tăng tốc trên bộ chế hòa khí Toyota: đúng. 1.0 đ - Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch xăng tăng tốc cụ thể trên bộ chế hòa khí Toyota: đúng. 1.5 đ - Nêu: hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và hướng khắc phục sửa chữa hư hỏng của mạch xăng tăng tốc trên bộ chế hòa khí Toyota: đúng .1.5 đ - Tháo lắp bộ chế hòa khí Toyota. + Chuẩn bị và sử dụng dụng cụ hợp lý. 1.0 đ + Tháo đúng quy trình. 1.5 đ 153 + Lắp đúng quy trình. 1.5 đ + Lắp chặt và đầy đủ chi tiết. 1.0 đ + Vệ sinh sạch sẽ và an toàn. 1.0 đ Tổng cộng: 10.0 đ ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ TH04 - Vẽ hình minh họa và điền chú thích chi tiết của mạch xăng làm đậm trên bộ chế hòa khí Toyota: đúng. 1.0 đ - Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch xăng làm đậm cụ thể trên bộ chế hòa khí Toyota: đúng. 1.5 đ - Nêu: hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và hướng khắc phục sửa chữa hư hỏng của mạch xăng làm đậm trên bộ chế hòa khí Toyota: đúng .1.5 đ - Tháo lắp bộ chế hòa khí Toyota. + Chuẩn bị và sử dụng dụng cụ hợp lý. 1.0 đ + Tháo đúng quy trình. 1.5 đ + Lắp đúng quy trình. 1.5 đ + Lắp chặt và đầy đủ chi tiết. 1.0 đ + Vệ sinh sạch sẽ và an toàn. 1.0 đ ổng cộng: 10.0 đ ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ TH05 - _Vẽ hình minh họa và điền chú thích chi tiết của mạch xăng chính trên bộ chế hòa khí Lada: đúng. 1.0 đ - Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch xăng chính cụ thể trên bộ chế hòa khí Lada: đúng. 1.5 đ - Nêu: hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và hướng khắc phục sửa chữa hư hỏng của mạch xăng chính trên bộ chế hòa khí Lada: đúng . 1.5 đ - Tháo lắp bộ chế hòa khí Lada. + Chuẩn bị và sử dụng dụng cụ hợp lý. 1.0 đ + Tháo đúng quy trình. 1.5 đ + Lắp đúng quy trình. 1.5 đ + Lắp chặt và đầy đủ chi tiết. 1.0 đ + Vệ sinh sạch sẽ và an toàn. 1.0 đ Tổng cộng: 10.0 đ ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ TH06 - Vẽ hình minh họa và điền chú thích chi tiết của mạch xăng cầm chừng trên bộ chế hòa khí Lada: đúng. 1.0 đ - Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch xăng cầm chừng cụ thể trên bộ chế hòa khí Lada: đúng. 1.5 đ - Nêu: hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và hướng khắc phục sửa chữa hư hỏng của mạch xăng cầm chừng trên bộ chế hòa khí Lada: đúng .1.5 đ - Tháo lắp bộ chế hòa khí Lada. 154 + Chuẩn bị và sử dụng dụng cụ hợp lý. 1.0 đ + Tháo đúng quy trình. 1.5 đ + Lắp đúng quy trình. 1.5 đ + Lắp chặt và đầy đủ chi tiết. 1.0 đ + Vệ sinh sạch sẽ và an toàn. 1.0 đ Tổng cộng: 10.0 đ ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ TH07 - Vẽ hình minh họa và điền chú thích chi tiết của mạch xăng tăng tốc trên bộ chế hòa khí Lada: đúng. 1.0 đ - Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch xăng tăng tốc cụ thể trên bộ chế hòa khí Lada: đúng. 1.5 đ - Nêu: hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và hướng khắc phục sửa chữa hư hỏng của mạch xăng tăng tốc trên bộ chế hòa khí Lada: đúng .1.5 đ - Tháo lắp bộ chế hòa khí Lada. + Chuẩn bị và sử dụng dụng cụ hợp lý. 1.0 đ + Tháo đúng quy trình. 1.5 đ + Lắp đúng quy trình. 1.5 đ + Lắp chặt và đầy đủ chi tiết. 1.0 đ + Vệ sinh sạch sẽ và an toàn. 1.0 đ Tổng cộng: 10.0 đ ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ TH08 - Vẽ hình minh họa và điền chú thích chi tiết của mạch xăng chính trên bộ chế hòa khí Uoat: đúng. 1.0 đ - Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch xăng chính cụ thể trên bộ chế hòa khí Uoat: đúng. 1.5 đ - Nêu: hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và hướng khắc phục sửa chữa hư hỏng của mạch xăng chính trên bộ chế hòa khí Uoat: đúng . 1.5 đ - Tháo lắp bộ chế hòa khí Uoat. + Chuẩn bị và sử dụng dụng cụ hợp lý. 1.0 đ + Tháo đúng quy trình. 1.5 đ + Lắp đúng quy trình. 1.5 đ + Lắp chặt và đầy đủ chi tiết. 1.0 đ + Vệ sinh sạch sẽ và an toàn. 1.0 đ Tổng cộng: 10.0 đ ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ TH09 - Vẽ hình minh họa và điền chú thích chi tiết của mạch xăng cầm chừng trên bộ chế hòa khí Uoat: đúng. 1.0 đ - Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch xăng cầm chừng cụ thể trên bộ chế hòa khí Uoat: đúng. 1.5 đ - Nêu: hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và hướng khắc phục sửa 155 chữa hư hỏng của mạch xăng cầm chừng trên bộ chế hòa khí Uoat: đúng .1.5 đ - Tháo lắp bộ chế hòa khí Uoat. + Chuẩn bị và sử dụng dụng cụ hợp lý. 1.0 đ + Tháo đúng quy trình. 1.5 đ + Lắp đúng quy trình. 1.5 đ + Lắp chặt và đầy đủ chi tiết. 1.0 đ + Vệ sinh sạch sẽ và an toàn. 1.0 đ Tổng cộng: 10.0 đ ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ TH10 - Vẽ hình minh họa và điền chú thích chi tiết của mạch xăng tăng tốc trên bộ chế hòa khí Uoat: đúng. 1.0 đ - Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch xăng tăng tốc cụ thể trên bộ chế hòa khí Uoat: đúng. 1.5 đ - Nêu: hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và hướng khắc phục sửa chữa hư hỏng của mạch xăng tăng tốc trên bộ chế hòa khí Uoat: đúng .1.5 đ - Tháo lắp bộ chế hòa khí Uoat. + Chuẩn bị và sử dụng dụng cụ hợp lý. 1.0 đ + Tháo đúng quy trình. 1.5 đ + Lắp đúng quy trình. 1.5 đ + Lắp chặt và đầy đủ chi tiết. 1.0 đ + Vệ sinh sạch sẽ và an toàn. 1.0 đ Tổng cộng: 10.0 đ 156 NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA KẾT THÚC MÔ ĐUN PHẦN BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HTNL ĐỘNG CƠ DIESEL Mã đề: TH01 Đề bài: (10 điểm)Tháo lắp, kiểm tra sửa chữa hệ thống nhiên liệu diesel bơm PE. Mã đề: TH02 Đề bài: (10 điểm)Tháo lắp, kiểm tra sửa chữa hệ thống nhiên liệu diesel bơm VE. Mã đề: TH03 Đề bài: (10 điểm)Tháo lắp, kiểm tra sửa chữa hệ thống nhiên liệu diesel bơm PF. Mã đề: TH04 Đề bài: (10 điểm)Tháo lắp, kiểm tra sửa chữa hệ thống nhiên liệu diesel động cơ D 12. Mã đề: TH05 Đề bài: (10 điểm)Tháo lắp, kiểm tra sửa chữa hệ thống nhiên liệu diesel động cơ D15. Mã đề: TH06 Đề bài: (10 điểm)Tháo lắp, kiểm tra sửa chữa hệ thống nhiên liệu diesel động cơ D 8. Mã đề: TH07 Đề bài: (10 điểm)Tháo, lắp và cân chỉnh kim phun động cơ KIA 1,25 tấn. Mã đề: TH08 Đề bài: (10 điểm)Tháo, lắp và cân chỉnh kim phun động cơ Huyndai 2,5 tấn. Mã đề: TH09 Đề bài: (10 điểm)Tháo, lắp và cân chỉnh kim phun động cơ Mitsubishi. Mã đề: TH 10 Đề bài: (10 điểm)Tháo, lắp và cân chỉnh kim phun động cơ D15. 157 ĐÁP ÁN NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA KẾT THÚC MÔ ĐUN PHẦN BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HTNL ĐỘNG CƠ DIESEL ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ: TH01 Đề bài: (10 điểm)Tháo lắp, kiểm tra sửa chữa hệ thống nhiên liệu diesel bơm PE. - Sử dụng dụng cụ hợp lý: 1,0đ - Đúng quy trình: 1,0đ - Đảm bảo vệ sinh _ an toàn 0,5đ - Đảm bảo thời gian: 0,5đ - Chất lượng tốt: + Tháo đúng và đủ các chi tiết 1,0đ + Kiểm tra đúng và đủ các chi tiết 1,0đ + Lắp đúng và đủ các chi tiết 1,0đ + Đề xuất phương án sửa chữa đúng, hợp lý 1,0đ - Trả lời đúng câu hỏi của giáo viên 3,0đ Tổng: 10đ ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ: TH02 Đề bài: (10 điểm)Tháo lắp, kiểm tra sửa chữa hệ thống nhiên liệu diesel bơm VE - Sử dụng dụng cụ hợp lý: 1,0đ - Đúng quy trình: 1,0đ - Đảm bảo vệ sinh _ an toàn 0,5đ - Đảm bảo thời gian: 0,5đ - Chất lượng tốt: + Tháo đúng và đủ các chi tiết 1,0đ + Kiểm tra đúng và đủ các chi tiết 1,0đ + Lắp đúng và đủ các chi tiết 1,0đ + Đề xuất phương án sửa chữa đúng, hợp lý 1,0đ - Trả lời đúng câu hỏi của giáo viên 3,0đ Tổng: 10đ ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ: TH03 Đề bài: (10 điểm)Tháo lắp, kiểm tra sửa chữa hệ thống nhiên liệu diesel bơm PF. - Sử dụng dụng cụ hợp lý: 1,0đ - Đúng quy trình: 1,0đ - Đảm bảo vệ sinh _ an toàn 0,5đ - Đảm bảo thời gian: 0,5đ - Chất lượng tốt: + Tháo đúng và đủ các chi tiết 1,0đ + Kiểm tra đúng và đủ các chi tiết 1,0đ + Lắp đúng và đủ các chi tiết 1,0đ 158 + Đề xuất phương án sửa chữa đúng, hợp lý 1,0đ - Trả lời đúng câu hỏi của giáo viên 3,0đ Tổng: 10đ ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ: TH04 Đề bài: (10 điểm)Tháo lắp, kiểm tra sửa chữa hệ thống nhiên liệu diesel động cơ D 12. - Sử dụng dụng cụ hợp lý: 1,0đ - Đúng quy trình: 1,0đ - Đảm bảo vệ sinh _ an toàn 0,5đ - Đảm bảo thời gian: 0,5đ - Chất lượng tốt: + Tháo đúng và đủ các chi tiết 1,0đ + Kiểm tra đúng và đủ các chi tiết 1,0đ + Lắp đúng và đủ các chi tiết 1,0đ + Đề xuất phương án sửa chữa đúng, hợp lý 1,0đ - Trả lời đúng câu hỏi của giáo viên 3,0đ Tổng: 10đ ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ: TH05 Đề bài: (10 điểm)Tháo lắp, kiểm tra sửa chữa hệ thống nhiên liệu diesel động cơ D15. - Sử dụng dụng cụ hợp lý: 1,0đ - Đúng quy trình: 1,0đ - Đảm bảo vệ sinh _ an toàn 0,5đ - Đảm bảo thời gian: 0,5đ - Chất lượng tốt: + Tháo đúng và đủ các chi tiết 1,0đ + Kiểm tra đúng và đủ các chi tiết 1,0đ + Lắp đúng và đủ các chi tiết 1,0đ + Đề xuất phương án sửa chữa đúng, hợp lý 1,0đ - Trả lời đúng câu hỏi của giáo viên 3,0đ Tổng: 10đ ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ: TH06 Đề bài: (10 điểm)Tháo lắp, kiểm tra sửa chữa hệ thống nhiên liệu diesel động cơ D 8. - Sử dụng dụng cụ hợp lý: 1,0đ - Đúng quy trình: 1,0đ - Đảm bảo vệ sinh _ an toàn 0,5đ - Đảm bảo thời gian: 0,5đ - Chất lượng tốt: + Tháo đúng và đủ các chi tiết 1,0đ 159 + Kiểm tra đúng và đủ các chi tiết 1,0đ + Lắp đúng và đủ các chi tiết 1,0đ + Đề xuất phương án sửa chữa đúng, hợp lý 1,0đ - Trả lời đúng câu hỏi của giáo viên 3,0đ Tổng: 10đ ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ: TH07 Đề bài: (10 điểm)Tháo, lắp và cân chỉnh kim phun động cơ KIA 1,25 tấn. - Sử dụng dụng cụ hợp lý: 1,0đ - Đúng quy trình: 1,0đ - Đảm bảo vệ sinh _ an toàn 0,5đ - Đảm bảo thời gian: 0,5đ - Chất lượng tốt: + Tháo đúng và đủ các chi tiết 1,0đ + Kiểm tra đúng và đủ các chi tiết 1,0đ + Lắp đúng và đủ các chi tiết 1,0đ + Đề xuất phương án sửa chữa đúng, hợp lý 1,0đ - Trả lời đúng câu hỏi của giáo viên 3,0đ Tổng: 10đ ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ: TH08 Đề bài: (10 điểm)Tháo, lắp và cân chỉnh kim phun động cơ Huyndai 2,5 tấn. - Sử dụng dụng cụ hợp lý: 1,0đ - Đúng quy trình: 1,0đ - Đảm bảo vệ sinh _ an toàn 0,5đ - Đảm bảo thời gian: 0,5đ - Chất lượng tốt: + Tháo đúng và đủ các chi tiết 1,0đ + Kiểm tra đúng và đủ các chi tiết 1,0đ + Lắp đúng và đủ các chi tiết 1,0đ + Đề xuất phương án sửa chữa đúng, hợp lý 1,0đ - Trả lời đúng câu hỏi của giáo viên 3,0đ Tổng: 10đ ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ: TH09 Đề bài: (10 điểm)Tháo, lắp và cân chỉnh kim phun động cơ Mitsubishi. - Sử dụng dụng cụ hợp lý: 1,0đ - Đúng quy trình: 1,0đ - Đảm bảo vệ sinh _ an toàn 0,5đ - Đảm bảo thời gian: 0,5đ - Chất lượng tốt: + Tháo đúng và đủ các chi tiết 1,0đ + Kiểm tra đúng và đủ các chi tiết 1,0đ 160 + Lắp đúng và đủ các chi tiết 1,0đ + Đề xuất phương án sửa chữa đúng, hợp lý 1,0đ - Trả lời đúng câu hỏi của giáo viên 3,0đ Tổng: 10đ ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ: TH10 Đề bài: (10 điểm)Tháo, lắp và cân chỉnh kim phun động cơ D15. - Sử dụng dụng cụ hợp lý: 1,0đ - Đúng quy trình: 1,0đ - Đảm bảo vệ sinh _ an toàn 0,5đ - Đảm bảo thời gian: 0,5đ - Chất lượng tốt: + Tháo đúng và đủ các chi tiết 1,0đ + Kiểm tra đúng và đủ các chi tiết 1,0đ + Lắp đúng và đủ các chi tiết 1,0đ + Đề xuất phương án sửa chữa đúng, hợp lý 1,0đ - Trả lời đúng câu hỏi của giáo viên 3,0đ Tổng: 10đ 161 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- V.X.KALIXKI – A.I.MANDÔN – G.E.NAGULA- ôtô -Nhà xuất bản công nhân kỹ thuật Hà Nội- Nhà xuất bản MIR- MAXCƠVA - 1979 2-Trần Duy Đức ( dịch)-Bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ôtô-NXB Công nhân kỹ thuật Hà nội -1987. 3- Nguyễn tất Tiến -Nguyên lý động cơ đốt trong-Nhà xuất bản giáo dục - 2000 4-Nguyễn Oanh-Kỹ thuật sửa chữa ôtô và động cơ nổ hiện đại-Động cơ Diesel- NXB giáo dục.TP.Hồ Chí Minh -1992. 5- Nguyễn Tất Tiến-Đỗ Xuân Kính- Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ôtô, máy nổ- NXB giáo dục - 2002.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_bao_duong_va_sua_chua_he_thong_nhien_lieu_dong_co.pdf
Tài liệu liên quan