1
UBND TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI
BÀI GIẢNG
BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG
NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ Ô TÔ
NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG
LƯU HÀNH NỘI BỘ
NĂM. 2019
2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại bài giảng nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng
nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ
32 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ ô tô (Trình độ Cao đẳng, Trung cấp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU: MĐ 18
3
LỜI GIỚI THIỆU
Trong suốt quãng thời gian thăng trầm, công nghệ động cơ ô tô liên tục có những
bước cải tiến lớn. Đến nay, tiếng ồn của động cơ đã giảm, nhờ hệ thống cách âm và kiểm
soát quá trình đốt nhiên liệu tốt hơn, khói thải giảm xuống và thời gian khởi động nhanh
gần bằng động cơ xăng.
Trong thời gian đầu, các hãng chủ yếu sử dụng hệ thống điều khiển bơm cao áp
bằng cơ khí, điện trong các hệ thống EDC (Electronic Diesel Control). Hệ thống EDC
vẫn sử dụng bơm cao áp kiểu cũ nhưng có thêm một số cảm biến và cơ cấu chấp hành,
chủ yếu để chống ô nhiễm và điều tốc bằng điện tử.
Trong những năm gần đây, hệ thống điều khiển mới – hệ thống Common rail
với việc điều khiển kim phun bằng điện đã được phát triển và ứng dụng rộng rãi.
trên cVới mong muốn đó giáo trình được biên soạn, nội dung giáo trình bao gồm các
bài:
Bài 1. Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng
Bài 2. Sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng
Bài 3. Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu diesel
Bài 4. Sửa chữa hệ thống nhiên liệu diesel
Kiến thức trong giáo trình được biên soạn theo chương trình nhà trường, sắp xếp
logic từ quy trình bảo dưỡng đến quy trình sửa chữa chi tiết của hệ thống phun nhiên
liệu điều khiển điện tử đến cách phân tích các hư hỏng, phương pháp kiểm tra và quy
trình thực hành sửa chữa. Do đó người đọc có thể hiểu một cách dễ dàng.
Xin trân trọng cảm ơn Tổng cục Dạy nghề, trường CAO ĐẲNG LÀO CAI
khoa: Cơ khí - Động lực, trung tâm CÔNG NGHỆ CAO công ty ô tô cũng như sự giúp
đỡ quý báu của đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành giáo trình này.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản sau
giáo trình được hoàn thiện hơn.
Lào cai, ngày..tháng. năm 2019
4
MỤC LỤC
TT TÊN ĐỀ MỤC TRANG
1 Tuyên bố bản quyền 2
2 Lời giới thiệu. 3
3 Mục lục. 4
4 Bài 1. Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng 3-12
5 Bài 2. Sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng 13- 22
6 Bài 3. Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu diesel 23-31
7 Bài 4. Sửa chữa hệ thống nhiên liệu diesel 32-118
5
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ ô tô
Mã mô đun: MĐ18
Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ; (Lý thuyết: 13 giờ; Thực hành: 73 giờ;
Kiểm tra: 4 giờ)
I. Vị trí, tính chất của mô đun
- Vị trí: Được bố trí học sau các MH/MĐ cơ sở bắt buộc và học sau MH13, MĐ16.
- Tính chất: Là mô đun chuyên môn bắt buộc.
II. Mục tiêu mô đun
- Kiến thức:
+ Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên
liệu động cơ ô tô
- Kỹ năng:
+ Thực hiện được các công việc: Tháo, lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống
nhiên liệu động cơ ô tô đúng quy trình đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn;
+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ và thiết bị tháo, lắp, đo kiểm tra trong quá trình
bảo dưỡng và sửa chữa.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Bố trí vị trí làm việc hợp lý, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp;
+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô;
+ Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ trong luyện tập.
III. Nội dung mô đun
Bài 1: Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng
Thời gian: 8 giờ
* Mục tiêu của bài
- Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng;
- Bảo dưỡng được hệ thống nhiên liệu động cơ xăng theo đúng trình tự, đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật;
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô;
- Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ trong qúa trình luyện tập.
* Nội dung bài
1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.
* Yêu cầu.
- Lựa chọn đúng dụng cụ và sử dụng thành thạo khi làm việc.
- Sắp xếp các chi tiết theo thứ tự bảo đảm khoa học.
- Phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ đối với chi tiết, dụng cụ, bàn lắp và chỗ làm việc.
- Không được làm hỏng các chi tiết trong quá trình tháo, lắp.
- Phải đảm bảo các quy tắc an toàn lao động.
6
* Trình tự tháo.
- Tháo các đường ống nhiên liệu, ống chân không, ống không khí ra khỏi bộ chế
hoà khí. Chú ý bịt các đầu ống nối sau khi tháo, đánh dấu và ghi nhớ để khi lắp lại không
bị nhầm lẫn.
- Tháo bầu lọc gió ra khỏi bộ chế hoà khí.
- Tháo các cần nối bướm gió và cần nối bướm ga.
- Tháo các bu lông bắt giữ bộ chế hoà khí trên cụm ống nạp và lấy bộ chế hoà khí
ra khỏi động cơ.
- Làm sạch đệm cũ và keo dính còn bám trên mặt lắp ghép bộ chế hoà khí của cụm
ống nạp rồi dùng giẻ sạch bịt lỗ lắp bộ chế hoá khí trên ống nạp để tránh bụi bẩn rơi vào
động cơ.
- Tháo thùng xăng. Trước khi tháo phải xả xăng trong thùng chứa sau đó tháo các
đường xăng đến và đi từ thùng chứa tới các bầu lọc.
- Tháo bơm xăng. Trước khi tháo cần chú ý quay vấu cam dẫn động cần bơm xuống
vị trí thấp.
* Bảo dưỡng.
- Rửa sạch bên ngoài của bộ chế hoà khí, thông rửa toàn bộ các đường dẫn xăng
và đường thông khí bằng dung dịch rửa hoá học chuyên dùng hoặc rửa bằng xăng
Chú ý phải đảm bảo an toàn khi dùng xăng rửa. Không dùng dây thép để thông
rửa các gíclơ của bộ chế hoà khí để tránh gây mòn rộng. Thổi khô bằng khí nén các
đường xăng, đường không khí trong bộ chế hoà khí.
- Làm sạch, thổi khô lọc gió, lọc xăng. Thay thế lọc gió, lọc xăng bằng giấy thay
lõi theo định kỳ khi tháo ra.
- Về sinh sạch bơm xăng, kiểm tra áp lực bơm.
2. Thực hành bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.
2.1. Chuẩn bị
Chọn đúng, đủ dụng cụ, vật tư bao gồm: Tô vít hai cạnh, cơ lê, khẩu 10; 12;14;
17. Kìm nhọn, giẻ lau, xăng, chổi cọ, khay để chi tiết, bô gioăng đệm. Tổng thành
động cơ UAZ-469.
2.2. Trình tự thực hiện
2.2.1. Tháo hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.
B1: Tháo các đường ống nhiên liệu, ống chân không, ống không khí và
các đường dây điện ra khỏi bộ chế hoà khí, chú ý bịt các đầu ống nối sau khi
tháo, đánh dấu và ghi nhớ để khi lắp lại không bị nhầm lẫn;
B2: Tháo bầu lọc gió ra khỏi bộ chế hoà khí;
B3: Tháo các cần nối bướm gío và cần nối bướm ga;
B4: Tháo các bulông bắt giữ bộ chế hoà khí trên cụm ống nạp và lấy bộ
7
chế hoà khí ra khỏi động cơ;
B5: Làm sạch đệm cũ và keo dính còn bám trên mặt lắp ghép bộ chế hoà
khí của cụm ống nạp rồi dùng giẻ sạch bịt lỗ lắp bộ chế hoá khí trên ống nạp để
tránh bụi bẩn rơi vào động cơ;
B6: Tháo hệ thống vận chuyển xăng gồm thùng xăng, bơm xăng, bầu lọc
xăng và các ống dẫn xăng. Nâng xe lên để dễ thao tác từ phía gầm xe (nếu cần).
2.2.2. Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng
* Bảo dưỡng, sửa chữa bơm xăng bằng cơ khí.
- Nếu màng bơm rách phải thay màng mới.
+ Van hút và van thoát không kín thì phải rà lại hoắc thay mới .
+ Lưới lọc va đệm lót bị thủng đầu phải thay .
+ Những chỗ mòn ở đuôi trục cần bơm, được hàn đắp sau đó mai sửa lại. Lỗ
Cần bơm doa rộng sau đó đóng bạc cho vừa với trục.
+ Lỗ bắt đầu nối ống xăng bị chờn ren ta làm ren lại, dùng đầu nối lớn hơn, lỗ
bắt, đầu nối bị nứt vỡ thay nắp bơm.
+ Các mặt phẳng lắp ghép được kiểm tra độ phẳng trên bàn rà nguội bằng bột
mầu, phải mài lại bề mặt có những chỗ lõm quá 0,05mm. Sử dụng đệm mới khi lắp.
+ Kiểm tra độ đàn hồi của lòxo mằng bơm, nếu độ đàn hồi không đạt cần thay
lòxo mới.Chiều dài lòxo màng bơm động cơ Gát- 51: 50±1 mm, Jin 130: 48±1 mm
* Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa bơm xăng bằng điện.
- Khi màng bơm chùng, có thể căng lại màng bơm bằng các đột các lỗ lắp màng
bơm mới, so le với lỗ cũ. Nếu màng bơm rách phải thay màng mới.
- Van hút và thoát không kín thì phải thay .
- Tiếp điểm bị cháy rỗ nhẹ ta dùng giấy nhám mịn rà lại, nếu cháy rỗ nặng thì
thay.
- Mạch điện của bơm bị trục trặc, kiểm tra sửa chữa những vị trí bị hư hỏng.
- Cuộn dây nam châm điện bị ngắn mạch hoặc đứt mạch thay.
- Cần điều khiển tiếp điểm bị cong, nắn lại, bị gãy thay mới.
- Bề mặt lắp ghép giữa thân, nắp bơm và màng bơm bị hở phải rà lại mặt phẳng
lắp ráp và sửa chữa các vít cấy lắp ráp.
- Thân và nắp bơm bị nứt nhẹ ta dùng hàn thiếc hoặc chì để hàn lại, nứt nặng
thay mới.
- Kiểm tra độ đàn hồi của lòxo màng bơm, nếu độ đàn hồi không đạt thay lòxo
mới. Lòxo có hiện tượng cong, xoắn, gỉ hoặc gãy thay .
* Sau khi bơm xăng sửa chữa xong, cần kiểm tra các thông số làm việc của bơm
bao gồm: Lưu lượng, áp suất hút lớn nhất, áp suất đẩy lớn nhất, độ kín van hút và
van thoát trên các dụng cụ hoặc thiết bị thử.
2.2.3. Lắp hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.
- Quy trình lắp ngược với quá trình tháo;
- Không được lắp lẫn các chi tiết, nhất là các chi tiết có các bề mặt làm việc
với nhau;
8
- Đảm bảo an toàn trong quá trình lắp
2.3. Vệ sinh công nghiệp
9
Bài 2: Sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng
Thời gian: 22 giờ
* Mục tiêu của bài
- Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng;
- Sửa chữa được hệ thống nhiên liệu động cơ xăng theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật;
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô.
- Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ trong qúa trình luyện tập.
* Nội dung bài
1. Sửa chữa bơm xăng cơ khí kiểu màng
1.1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa bơm xăng cơ khí kiểu màng.
1.2. Thực hành sửa chữa bơm xăng cơ khí kiểu màng.
1.2.1. Chuẩn bị
1.2.2. Trình tự thực hiện
1.2.2.1. Tháo bơm xăng cơ khí kiểu màng.
* Tháo lắp, làm sạch, nhận dạng và kiểm tra bên ngoài bơm xăng.
* Quy trình tháo:
- Đậu ôtô trên nền xưởng bằng phẳng, kê cứng lốp xe, tắt khóa công tắc, mở nắp
capô, tháo rắc co ống dẫn xăng nối vào bơm xăng chú ý không cho xăng chảy ra ngoài.
- Tháo bơm xăng ra khỏi động cơ.
- Dung rẻ bịt kín các đầu đường ống xăng.
- Tháo bơm xăng ra khỏi động cơ
+ Rửa sạch bên ngoài.
+ Tháo nắp bơm phía trên nối đường xăng đẩy ra khỏi thân bơm.
+ Tháo nắp bơm phía dưới nối đường xăng hút ra khỏi thân bơm.
+ Tháo van hút và van thoát.
+ Tháo cụm màng bơm, cần trung gian, lòxo.
+ Tháo cần bơm.
+ Rửa sạch các chi tiết bằng dầu hỏa
* Làm sạch, nhận dạng và kiểm tra bên ngoài:
- Làm sạch bên ngoài bơm xăng, kiểm tra hoạt động của bơm xăng, nhận dạng các
hư hỏng bên ngoài nứt, móp, hỏng ren, rò rỉ xăng ở các rắcco thân bơm,
1.2.2.2. Sửa chữa bơm xăng cơ khí kiểu màng
* Kiểm tra lọc xăng:
Tháo chén lóng cặn hoặc nắp đậy, kiểm tra lọc xăng có bị nghẹt, bị rách không,
kiểm tra xem phốt còn tốt không.
* Kiểm tra bơm xăng:
Tháo nắp bơm ra khỏi thân bơm kiểm tra:
* Kiểm tra các chi tiết của bơm
10
- Dùng tay bịt kín đường ống thoát và đường ống dẫn nhiên liệu về thùng chứa
nếu có.
- Tác động cần bơm cho nó làm việc từ 1 đến 2 lần
- Nếu van hút kín, thì lúc này cần bơm chuyển động tự do (do màng yên ở vị trí
cao nhất)
* Kiểm tra van thoát
- Dùng tay bịt kín lỗ hút của bơm
- Tác động cần bơm, lúc này lực đẩy cần bơm phải lớn hơn bình thường (do khi
van thoát kín, khi màng đi xuống nó sẽ tạo một độ chân không làm cản trở chuyển động
của cần bơm), thì van thoát kín.
* Kiểm tra màng bơm phơt chặn.
- Dùng các ngón tay bịt kín lỗ hút, lỗ thoát và lỗ xăng về.
- Nếu màng tốt, khi tác động cần bơm thì cần phải cứng. Nễu vẫn tác động được
bình thường, thì màng bơm bị rách.
- Dùng tay bịt kín lỗ thông hơi ở phía dưới màng với bên ngoài.
- Khi tác động, nếu lực đẩy cánh tay đòn lớn hơn bình thường thì phốt chận còn
tốt
1.2.2.3. Lắp bơm xăng cơ khí kiểu màng
* Trình tự lắp bơm xăng
Sau khi tháo rời bơm xăng để kiểm tra, sửa chữa, việc lắp bơm vào tiến hành
ngược lại với qui trình tháo.
Nhưng khi lắp có một số điều cần chú ý sau:
- Không được lắp sai chiều van xăng vào và ra.
- Dùng tay ấn cần bơm xuống dưới cùng để cho màng bơm ở phía trên nằm đúng
dấu đã đánh
- Khi lắp cốc xăng vặn chặt đai ốc của kẹp giữ cốc xăng
Lắp bơm xăng trở lại động cơ cần phải lắp đệm cách nhiệt có chiều dầy phù.
* Lắp kiểm tra sự cung cấp của bơm nhiên liệu:
- Tháo đường ống nhiên liệu đến buồng phao của bộ CHK.
- Cho ống vào một cái lon (tránh nhiên liệu văng tung toé ra ngoài).
- Khởi động động cơ, nếu nhiên liệu phun ra thì hư hỏng là ở bộ chế hoà khí.Nếu
không có nhiên liệu thì hư hỏng do ở bơm xăng, đường ống và thùng chứa.
* Lắp các chi tiết và thử bơm xăng.
- Sau khi kiểm tra, sửa chữa bơm xăng xong, lắp lại ngược tháo. Chú ý khi lắp
màng bơm vào thân bơm phải siết đều các vít, lắp nắp bơm phải chú ý dường xăng vào
và dường xăng ra.
11
- Thử bơm. Nhúng mạch hút bơm xăng vào 1 lon xăng, cử động cần bơm tay
hoặc cần điều khiển xem xăng có vọt ra ở mạch thoát không. Nếu có dụng cụ kiểm tra
chuyên dùng thì phải kiểm tra sức hút ở mạch hút, áp suất ở mạch thoát và lưu lượng
của bơm xăng.
* Yêu cầu kỹ thuật ( kiểm tra trước khi lắp vào động cơ )
Dùng đồng hồ để kiểm tra áp lực bơm xăng xem có đạt yêu cầu không
Trên đường xăng của thiết bị kiểm tra có gắn đồng hồ áp lực, khi hoạt động áp
lực báo trên đồng hồ phải đạt 0,2 đến 0,3 KG/cm2 ( một số xe hiện đại áp suất 2 đến 3
KG/cm2)
Lắp vào động cơ để kiểm tra, dùng tay quay (naniven) hoặc khởi động quay động
cơ và quan sát tình hình phun xăng. Xăng phun ra phải đầy ống và phải bắn ra xa miệng
ống từ 60 - 70 mm là đạt
1.2.3. Vệ sinh công nghiệp
2. Sửa chữa bộ chế hòa khí
2.1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa bộ chế hòa khí;
* Trình tự tháo bộ chế hòa khí hiện đại 1 họng hút.
1 Tháo bầu lọc không khí, tháo dây ga,
dây le gió.
Dùng cờ lê dẹt 10;
12; 14, kìm mỏ
nhọn
Tháo đúng kỹ thuật không
làm hỏng đai ốc
2 Tháo đường ống dẫn xăng, ống chân
không.
Dùng tô vít cờ lê
dẹt 14; 17, kìm mỏ
nhọn.
Tránh làm móp bẹp các
đường ống.
3 Tháo 2 đai ốc bắt chặt bộ chế hoà khí
với đường ống nạp và đưa bộ chế
hoà khí ra ngoài.
Dùng cờ lê 14; Giẻ
sạch
Tháo từ từ đối xứng, tránh
làm rách đệm cách nhiệt.
Lấy giẻ đậy cửa hút lại
4 Rửa sạch bên ngoài bộ chế hoà khí.
Dùng xăng và chổi
mềm.
Rửa sạch. Không rửa xăng
vào đệm cách nhiệt.
5 Tháo nắp chế ra khỏi thân bộ chế
hoà khí, tháo cần nối ra khỏi cơ cấu
mở bướm gió.
Dùng tô vít 2 cạnh.
Nới lỏng đều các vít, tránh
làm rách hỏng gioăng đệm
6 Tháo phao và van kim 3 cạnh. Tháo
chốt phao và phao rồi lấy van kim ra.
Dùng tay và kìm
mỏ nhọn.
Không làm thay đổi chiều
cao của lưỡi gà. Không
làm biến dạng phao xăng
7 Tháo đế van kim và lấy đệm ra. Dùng Cờ lê troòng
14
Vặn từ từ tránh làm hỏng
ren
8 Tháo cơ cấu dẫn động bơm tăng tốc,
tháo rời bơm tăng tốc ra khỏi thân bộ
chế hoà khí. Sau đó tháo rời cần dẫn
động và piston bơm tăng tốc
Dùng tay, kìm mỏ
nhọn và cờ lê 8.
Tháo nhẹ nhàng; Để gọn
các chi tiết lên giá sửa
chữa.
12
9 Tháo cụm vít điều chỉnh vòi
phun chính, sau đó tháo giclơ
khí chính.
Tô vít 2 cạnh. Vặn từ từ tránh làm hỏng
ren.
10 Tháo vòi phun chính và họng
khuếch tán ra khỏi thân bộ chế hoà
khí.
Dùng tay.
Chú ý chiều lắp ghép giữa
vòi phun chính và họng
khuếch tán
11 Tháo rời thân và đế bộ chế hoà
khí.
Dùng cờ lê 12.
Nới lỏng đều các bulông
bắt chặt thân và đế bộ chế
hoà khí
12 Tháo cơ cấu hạn chế tốc độ Dùng tô vít 2, bốn
cạnh cạnh.
Tránh làm biến dạng, mất
đàn tính của lò xo.
* Quy trình tháo bộ chế hòa khí 2 họng hút 22R
TT Nội dung Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật
1 Tháo bầu lọc không khí, tháo dây
ga, dây le gió. Tháo rắc cắm các van
điện từ.
Dùng cờ lê dẹt
10; 12; 14, kìm
nhọn
Tháo đúng kỹ thuật không
làm hỏng đai ốc, hỏng rắc
cắm
2 Tháo các đường ống chân không.
Tháo ống dẫn xăng.
Dùng tô vít cờ lê
dẹt 14; 17, kìm
nhọn.
Tránh làm móp bẹp các
đường ống.
3 Tháo 4 đai ốc bắt chân bộ chế, nhấc
bộ chế hoà khí cùng gioăng đệm ra.
Dùng cờ lê
12x14; Giẻ sạch
Tháo từ từ đối xứng, tránh
làm rách đệm cách nhiệt.
Lấy giẻ đậy cửa hút lại
4 Rửa sạch bên ngoài bộ chế hoà khí.
Dùng xăng và
chổi mềm.
Rửa sạch. Không rửa xăng
vào đệm cách nhiệt.
5 Tháo các đầu dây điện khỏi rắc cắm.
Dùng tô vít đè vào lẫy hãm kéo đầu
dây ra ra khỏi kẹp
Dùng tô vít 2
cạnh, 4 cạnh.
Đề đủ lực vào lẫy hãm
không làm gẫy lẫy và vỡ
đầu
6 Tháo nắp bộ chế hoà khí, tháo cần
nối khỏi cơ cấu mở bướm gió.
+ Tháo cần nối khỏi cam vòng quay
không tải nhanh, tháo lò xo.
+ Tháo 5 vít bắt thân và nắp bộ chế
hoà khí.
+ Tháo tấm thanh hãm; tháo giá đỡ;
tháo thanh giữ nhấc cụm nắp bộ chế
hoà khí cùng đệm ra
Dùng tô vít 2
cạnh, 4 cạnh.
Kìm mỏ nhọn.
Tháo đối xứng và nới đều
các vít.
Để các chi tiết theo đúng
thứ tự. Không làm hỏng
đệm
13
7 Tháo phao và van kim 3 cạnh.+
Tháo chốt phao và phao rồi lấy van
kim ra.
+ Tháo đế van kim và đệm ra
Kìm mỏ nhọn, cờ
lê 10x12
Không làm thay đổi chiều
cao của lưỡi gà. Không
làm biến dạng phao xăng
8 Tháo piston làm đậm. Nới lỏng vít
hãm, lấy ngón tay giữ piston tay kia
xoay đệm hãm. Lấy piston và lò xo
ra.
Dùng tô vít 4
cạnh; Dùng tay,
kìm nhọn
Tháo nhẹ nhàng; Để gọn
các chi tiết.
9 Tháo van thông hơi, van xăng và
tháo cơ cấu mở bướm gió
Dùng tô vít 4
cạnh; kìm nhọn
Tháo nhẹ không làm hỏng
đệm
10 Tháo cuộn sưởi điều khiển bướm
gió tự động. Tháo 2 vít và giá bắt.
Tháo 3 vít, vòng kẹp.
Dùng tô vít 4
cạnh. Kìm nhọn
Vặn từ từ tránh làm hỏng
ren, kẹp và đệm
11 Tháo cơ cấu chống sặc xăng loại
màng kép.
+ Tháo vít, nắp màng chân không
ngoài, lò xo và thân giữa.
+ Tháo vòng hãm chữ E, chốt chặn
đế lò xo và nâng chân không.
Dùng tô vít 4
cạnh. Kìm nhọn
Tháo đều các vít không
làm hỏng ren, Màng chân
không
12 Tháo các gíclơ và van làm đậm.
Tháo họng khuếch tán nhỏ thứ cấp.
Dùng tô vít 2
canh, 4 cạnh.
Nới đều các vít cạnh họng
thứ cấp, không làm đệm
2.2. Thực hành sửa chữa bộ chế hòa khí.
2.2.1. Chuẩn bị
2.2.2. Trình tự thực hiện
2.2.2.1. Tháo bộ chế hòa khí
* Tháo lắp, làm sạch, nhận dang và kiểm tra bên ngoài chế hòa khí.
* Quy trình tháo:
- Đậu ôtô trên nền xưởng bằng phẳng, kê cứng lốp xe , tắt khóa công tắc, mở nắp
capô.
- Tháo lọc gió dùng vặn vít, clê vòng, lấy lọc không khí ra khỏi BCHK
- Tháo kết nối BCHK với chân ga, tháo kết nối BCHK với đường chân không.
- Tháo racco đường ống xăng tháo các ống nối với BCHK.
- Tháo BCHK ra khỏi động cơ.
- Rửa sạch sẽ bên ngoài BCHK bằng xăng.
* Làm sạch, nhận dạng, kiểm tra bên ngoài:
- Làm sạch BCHK, kiểm tra mức xăng của buồng phao, sự đóng mở của cán bướm
gió, cán bướm ga, độ kín lắp ráp giữa BCHK với cổ hút.
* Tháo rời các chi tiết bộ chế hòa khí.
- Tháo các cần dẫn động bơm tăng tốc, van phụ trội,
- Tháo đường ống chân không, đường chuyền động bộ CB.
- Tháo cơ cấu truyền động cam cầm chừng nhanh.
14
- Tháo lò xo. Tháo các vít lắp ghép phần trên BCHK với thân của nó.
- Lấy phần trên BCHK ra lấy đệm làm kín.
- Tháo van xăng và van ra khỏi nắp BCHK. Tháo đế van và đệm làm kín. Chú ý
Lựa chon tô vít phù hợp.
- Tháo pít tông mạch làm đậm. Nới vít giữ, tháo bộ chận pít tông, tháo pít tông
và lò xo làm đậm.
- Tháo vít tấm đậy. Tháo bộ điều khiển bướm gió toàn phần, bộ điều khiển tự
động.
- Tháo các gic lơ và van làm đậm. Tháo gic lơ cầm chừng, làm đậm.
- Tháo ống khuếch tán
- Tháo bộ điều khiển bướm ga.
- Tháo bơm tăng tốc.
- Tháo đế BCHK tách đế ra khỏi thân.
2.2.2.2. Sửa chữa bộ bộ chế hòa khí
*Kiểm tra bảo dưỡng bộ chế hòa khí
Bộ chế hòa khí sau khi đã tháo rã xong, dùng xăng chùi rửa sạch sẽ, thổi gió cho
khô và kiểm tra các chi tiết sau:
- Van kim: Kiểm tra sự đóng kín bằng cách dùng miệng thổi, nếu đóng không
kín thì sửa chữa bằng cách mài rà van kim với bệ van bằng bột rà mịn (giống như mài
rà xú páp).
- Phao xăng: Dìm phao vào 1 chén nước hơi nóng, nếu phao bị thủng thì sẽ có
bọt khí nổi lên từ lỗ thủng, đánh dấu rồi khoan 1 lỗ nhỏ ở chỗ đó cho hơi xăng bốc ra
hết rồi hàn lại
15
- Điều chỉnh mức xăng trong buồng phao: Khi có hiện tượng dư hay thiếu xăng
ta phải điều chỉnh mức xăng trong buồng phao bằng cách uốn “lưỡi gà” điều khiển van
kim hoặc thêm, bớt đệm lót ở bệ van để đóng sớm hay trễ hơn.
- Pít tông làm đậm. Kiểm tra sư di chuyển của pít tông mòn thay thế.
- Kiểm tra sự đóng mở của van làn đậm. Để van ở trạng thái bình thường thổi van
đóng, dùng ngón tay đẩy van mở, khi thổi dòng khí đi qua van dễ dàng.
- Kiểm tra trở nhiệt của bướm gió . R=1,7-1,9 ở nhiệt độ 200c
- Kiểm tra mức xăng rong buồng phao.
Dùng một thùng chứa nhiên liệu treo lên cao để cung cấp xăng đến bộ CHK, nếu
van không kín thì xăng sẽ trào ra khỏi bộ CHK. Nếu đã rã bộ CHK thì chúng ta kiểm tra
như sau : dùng ngón tay nâng nhẹ phao xăng sao cho van kín vừa đóng lại trên bệ của
nó, dùng miệng thổi nếu bị xì hơi thívan không kín. Khi van không kín chúng ta rà lại,
nếu mòn khuyết nhiều thì thay mới.
+ Nếu khi kiểm tra, mực xăng không đúng, chúng ta điều chỉnh lại như sau:
Nếu bên hông buồng phao có tấm kính phải nằm ở giữa thay tấm dầy. Ở các trường
hợp khác mực xăng được điều chỉnh như sau :
Lật ngược bộ CHK, dùng cở hoặc thước để đo sao cho đúng sự ấn định của nhà
chế tạo. Chúng ta thay đổi mực xăng bằng cách uốn lưỡi gà hoặc thay đổi chiều cao của
hệ van.
- Khi gic lơ chính bị mòn thì thay mới.
- Nếu màng của hệ thống làm đậm bị rách, thì van làm đậm luôn ở trạng thái mở,
làm cho mạch chính cung cấp quá nhiều xăng. Thay mới nếu màng bị hỏng.
*Chú ý:
-Trường hợp bơm tăng tốc bị hỏng hoặc tác động chậm,khi tăng ga đột ngột cũng
có hiện tượng nổ ngược lại bộ CHK (do thiếu xăng lúc tăng tốc).
-Động cơ dư hoặc thiếu xăng còn có rất nhiều nguyên nhân. Nhưng ở đây chúng ta
chỉ xét riêng cho bộ CHK.
Hiện nay vấn đề thay thế bộ CHK ở nước ta rất phổ biến,như dùng bộ CHK để thay
thế hệ thống phun xăng (do thiếu phụ tùng)hoặc dùng bộ CHK của xe này để thay cho
bộ CHK của xe khác.Như vậy lựa chọn bộ CHK cần thay thế như thế nào là phù hợp?Nó
phải đảm bảo 2 yêu cầu sau:
-Tỉ lệ giữa không khí và nhiên liệu phải phù hợp với mọi tốc độ của động cơ.
16
-Lượng nhiên liệu do hoà khí cung cấp phải phù hợp với động cơ đó.Chúng ta biết
rằng lượng nhiên liệu đi ra khỏi một bộ CHK bất kì phụ thuộc vào 4 yếu tố sau: Độ chân
không tại họng bộ CHK,mực xăng trong buồng phao, đường kính gic lơ chính và đường
kính của gic lơ gió.
Nếu không xét đến mực xăng trong buồng phao (thông số không thể điều chỉnh),thì
lượng nhiên liệu đi ra khỏi bộ CHK tỉ lệ thuận với độ chân không tại họng và đường
kính gic lơ chính và tỉ lệ nghịch với đường kính của gic lơ không khí.
Nếu giữ nguyên đường kính các gic lơ:khi độ chân không tại họng tăng thì lượng
cung cấp nhiên liệu tăng. Đây là trường hợp đường kính ống khuyếch tán của bộ CHK
mới bé hơn so với bộ CHK cũ.
Nếu giữ nguyên độ chân không:thì lượng nhiên liệu ra khỏi bộ CHK phụ thuộc vào
đường kính các gic lơ.(Hai bộ CHK cũ và mới có đường kính ống khuyếch tán bằng
nhau).
* Phương pháp xác định mạch xăng chính.
- Xác định vị trí của gic lơ chính: Gíc lơ chính thường được đặt ở bên trong buồng
phao, ngập trong xăng, nó có tiết diện lớn nhất. Nếu đặt bên ngoài như bộ CHK Solex,
thì dưới buồng phao có lỗ để dẫn nhiên liệu đến gic lơ chính.
-Xác định vòi phun chính: Tại tiết diện bé nhất của ống khuếch tán, người ta bố
trí một ống phun nhiên liệu, nó chính và vòi phun chính.
-Từ vòi phun chính, chúng ta dò đường nhiên liệu đến gic lơ chính
-Tìm mạch không khí: nếu từ trên nhìn xuống, chúng ta sẽ thấy 2 lỗ nhỏ nằm bên
hông của ống khuếch tán, một trong 2 lỗ trên gic lơ không khí của mạch chính (lỗ phân
lượng không khí). Nếu lỗ nào được nối thẳng với mạch chính, thì nó là gic lơ không khí
của mạch chính.
* Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa hệ thống không tải.
+ Hiệu chỉnh lại tốc độ cầ m chừng đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Thông rửa đường gió, đường xăng của mạch xăng cầm chừng.
+ Thay thế các gic lơ bi mòn hỏng.
+ Thay thế các đệm lót bị hỏng.
+ Sửa chữa trục bướm ga bị lỏng, đóng bạc lót cho vừa trục, vô mỡ trục.
+ Điều chỉnh lại mức xăng trong cốc chế.
* Phương pháp xác định hệ thống không tải.
-Căn cứ vào vít chỉnh cầm chừng, ta tìm được lỗ chạy cầm chừng
-Khi cánh bướm ga hé mở, có 1 hoặc vài lỗ nằm sau cánh bướm ga, các lỗ này
được ăn thông với lỗ chạy cầm chừng, nó là các lỗ chuyển tiếp.
- Căn cứ vào lỗ chạy cầm chừng và đường ống dọc theo thân bộ CHK (đường ống
số 11).Từ đường ống số 11, chúng ta dò đường ống ăn thông vào buồng phao, đó chính
là đường lấy nhiên liệu của mạch cầm chừng (đường số 10). Trên đường ống số 10, nếu
ta thấy một con vít có lỗ định lượng hoặc một ống bằng đồng có đường kính bé, đó chính
là gic lơ nhiên liệu của mạch cầm chừng.
- Đường ống 10 và 11 được ăn thông ra ngoài họng bộ CHK bằng một lỗ rất bé,
nó chính là gic lơ không khí của mạch cầm chừng.
17
* Các bước điều chỉnh cơ cấu đóng mở bướm ga, bướm gió và điều chỉnh vòng quay
không tải chế hoà khí động cơ Toyota 22R.
Điều chỉnh việc mở bướm ga
Kiểm tra, điều chỉnh góc mở hết của bướm ga sơ cấp bằng cách uốn cữ hãm của
bướm ga sơ cấp: Góc tiêu chuẩn cho phép là 90 độ so với mặt phẳng nằm ngang.
Điều chỉnh khe hở mở bướm ga thứ cấp
Khi bướm ga sơ cấp mở hết, dùng căn lá đo khe hở giữa bướm ga thứ cấp và phần
đế của chế hòa khí. Khe hở tiêu chuẩn là: 0.35 ÷ 0.55 mm. Nếu không đúng ta điều chỉnh
bằng cách uốn cữ điều chỉnh độ mở của bướm ga thứ cấp.
Điều chỉnh góc chạm mở của bướm ga thứ cấp).
Kiểm tra góc mở của bướm ga sơ cấp mà cữ của bướm ga sơ cấp chạm vào bướm
ga thứ cấp. Góc tiêu chuẩn là: 67 đến 71 độ so với mặt phẳng nằm ngang.
Điều chỉnh bằng cách uốn lại cữ của bướm ga sơ cấp.
Điều chỉnh cơ cấu liên động mở bướm gió chống sặc xăng
Điều chỉnh bằng cách uốn lại cữ đẩy cam vòng quay không tải nhanh trên cần
bướm ga. Góc tiêu chuẩn so với mặt phẳng nằm ngang là 38-42 độ.
Điều chỉnh cơ cấu bướm gió: Điều chỉnh bằng cách uốn lại cữ mở bướm gió.
Điều chỉnh cơ cấu chân không chống sặc xăng. Điều chỉnh bằng cách xoay vít điều
chỉnh của cơ cấu. Góc tiêu chuẩn từ 58-62 độ so với mặt phẳng ngang.
Điều chỉnh cơ cấu giảm chấn bướm ga.
Góc tiêu chuẩn thường là từ 19-22 độ. Nếu góc chạm mở này không đạt thì tháo đai
ốc hãm, điều chỉnh lại góc chạm mở của cơ cấu bằng cách xoay hộp màng chân không
của cơ cấu giảm chấn
Điều chỉnh vòng quay không tải nhanh
Khi bướm gió đóng hết, kiểm tra góc mở của bướm ga sơ cấp. Góc tiêu chuẩn so
với mặt phẳng nằm ngang là từ 20-23 độ tuỳ thuộc vào loại động cơ. Điều chỉnh bằng
cách vặn vít chỉnh vòng quay không tải nhanh.
* Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa cơ cấu hạn chế tốc độ
+ Kiểm tra cơ cấu hạn chế tốc độ, nếu động cơ không hạn chế tốc độ được, tháo rời
cơ cấu kiểm tra các chi tiết:
- Cơ cấu hạn chế tốc độ kiểu khí động: Kiểm tra cam, lò xo, ốc điệu chỉnh, van đĩa.
- Cơ cấu hạn chế tốc độ kiểu ly tâm: Kiểm tra bộ truyền dẫn ly tâm rotor, lò xo,
van, ống nối, cơ cấu màng ngăn.
- Rửa sạch các chi tiết của cơ cấu hạn chế tốc độ; thông sạch các ống nối.
- Sửa chữa bộ truyền dẫn ly tâm nếu không hoạt động: không quay - kiểm tra, sửa chữa
cơ cấu truyền động; lò xo bị gãy- yếu- xoắn thay, van và lỗ van đóng không kín sửa
chữa rà lại.
- Màng ngăn bị thủng- chùng thay mới
* B ảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu hạn chế tốc độ.
18
- Làm sạch : Ngâm các chi tiết của cơ cấu hạn chế tốc độ trong xa ng, rửa sạch,
thổi khô. thông sạch các ống nối chân không của cơ cấu hạn chế tốc độ.
- Kiểm tra chi tiết: Cơ cấu dẫn động và bộ ly tâm
- Lắp các chi tiết và vô mỡ bôi trơn các chốt, lỗ..
- Điều chỉnh cơ câu han chế tốc độ
* Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa.
- Kiểm tra cơ cấu làm đậm, nếu động cơ không hoạt động được ở chế độ toàn tải
thì cơ cấu làm đậm bị hư hỏng thì tháo kiểm tra các chi tiết cần dẫn động, van- lò xo,
jiclo làm đậm, đường xăng lam đậm.
- Cơ cấu làm đậm kiểu chân không: kiểm tra các cân dẫn động, van- lò xo,
jiclo
làm đậm, đường xăng lam đậm, piston- x lan làm đậm, ống chân không.
* Bảo dưỡng, sửa chữa:
- Rửa sạch các chi tiết của cơ cấu làm đậm; thông sạch các mạch xăng- không khí.
- Nắn lại các cần dẫn động nếu bị cong; thay thế nếu bị gãy .
- Piston- xi lanh bơm bị mòn ta sửa chữa thay piston lớn hơn ; thông sạch ống
chân không.
- Van xăng bị kẹt thì súc rửa- làm sạch .
- Lò xo gãy , yếu, xoắn thay mới.
* Bảo dưỡng và sửa chữa bơm làm đậm.
Tháo bộ chế hòa khí ra khỏi động cơ và tháo phóa trên bộ chế hòa khí mạch xăng
lằm đậm.
-Tín hiệu điều khiển piston hoặc màng lá áp thấp, được lấy ở sau cánh bướm ga.
Căn cứ vào lỗ chân không ở trên piston hoặc màng, chúng ta sẽ tìm được lỗ và đường
ống chân không.
-Đường nhiên liệu từ van làm đậm 5, ăn thông với gic lơ chính 3.
* 2.2.2.3. Các bước điều chỉnh cơ cấu đóng mở bướm ga, bướm gió và điều
chỉnh vòng quay không tải chế hoà khí động cơ Toyota 22R.
Điều chỉnh việc mở bướm ga
Kiểm tra, điều chỉnh góc mở hết của bướm ga sơ cấp bằng cách uốn cữ hãm của
bướm ga sơ cấp: Góc tiêu chuẩn cho phép là 90 độ so với mặt phẳng nằm ngang.
Điều chỉnh khe hở mở bướm ga thứ cấp
Khi bướm ga sơ cấp mở hết, dùng căn lá đo khe hở giữa bướm ga thứ cấp và phần
đế của chế hòa khí. Khe hở tiêu chuẩn là: 0.35 ÷ 0.55 mm. Nếu không đúng ta điều chỉnh
bằng cách uốn cữ điều chỉnh độ mở của bướm ga thứ cấp.
Điều chỉnh góc chạm mở của bướm ga thứ cấp).
Kiểm tra góc mở của bướm ga sơ cấp mà cữ của bướm ga sơ cấp chạm vào bướm
ga thứ cấp. Góc tiêu chuẩn là: 67 đến 71 độ so với mặt phẳng nằm ngang.
Điều chỉnh bằng cách uốn lại cữ của bướm ga sơ cấp.
Điều chỉnh cơ cấu liên động mở bướm gió chống sặc xăng
Điều chỉnh bằng cách uốn lại cữ đẩy cam vòng quay không tải nhanh trên cần
bướm ga. Góc tiêu chuẩn so với mặt phẳng nằm ngan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_bao_duong_va_sua_chua_he_thong_nhien_lieu_dong_co.pdf