Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn - Làm mát (Trình độ Cao đẳng, Trung cấp)

1 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn- Làm mát NGHỀ: Công nghệ ô tô. ( Áp dụng cho Trình độ Cao đẳng, Trung cấp) LƯU HÀNH NỘI BỘ NĂM 2019 2 LỜI NÓI ĐẦU Đề cương bài giảng mô đun “Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn làm mát” được biên soạn theo chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp nghề công nghệ ô tô theo chương trình khung do Hiệu trưởng trường Cao đẳng Lào Cai ban hành. Nội d

pdf30 trang | Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn - Làm mát (Trình độ Cao đẳng, Trung cấp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung đề cương được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu. Các kiến thức trong toàn bộ đề cương có mối liên hệ chặt chẽ. Dề cương dùng làm tài liệu học tập nghiên cứu cho học sinh, sinh viên chuyên ngành công nghệ ô tô. TÁC GIẢ 3 MỤC LỤC TRANG 1. Lời giới thiệu 2 2. Bài 1. Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn 3 3. Bài 2. Sửa chữa hệ thống bôi trơn 10 4. Bài 3. Bảo dưỡng hệ thống làm mát 15 5. Bài 4. Sửa chữa hệ thống làm mát 21 4 Bài 1. Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn Thời gian: 8 giờ *. Mục tiêu của bài: - Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống bôi trơn; - Bảo dưỡng được hệ thống bôi trơn theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô; - Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ trong qúa trình luyện tập. *. Nội dung bài: 1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống bôi trơn; 2. Thực hành bảo dưỡng hệ thống bôi trơn. 2.1. Chuẩn bị 2.2. Trình tự thực hiện 2.2.1. Tháo hệ thống bôi trơn; 2.2.2. Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn; 2.2.3. Lắp hệ thống bôi trơn; 2.3. Vệ sinh công nghiệp 1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống bôi trơn; 1.1. Quy trình tháo lắp Với mỗi động cơ khác nhau, hệ thống bôi trơn sẽ khác nhau. Do đó quy trình tháo lắp cũng sẽ khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu quy trình tháo lắp của một số động cơ điển hình. 1.1.1. Hệ thống bôi trơn phối hợp bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp ngoài (động cơ xe Zil 130) Hệ thống bôi trơn của động cơ Zil130 là hệ thống bôi trơn phối hợp bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp ngoài, có hai cặp bánh răng. Một cặp bánh răng bơm dầu ra két làm mát, một cặp bánh răng bơm dầu lên bầu lọc rồi từ đó vào đường dầu chính đi bôi trơn. Bầu lọc kiểu ly tâm toàn phần. 1.1.1.1. Quy trình tháo: 1. Xả dầu bôi trơn. 2. Tháo đường ống dẫn dầu từ bơm lên két làm mát 3. Tháo bơm dầu. - Tháo nắp đậy tầng dưới - Tháo bánh răng chủ động và bị động tầng dưới - Tháo nắp đậy tầng trên - Tháo bánh răng chủ động và bị động tầng trên 4. Tháo đường ống lên đồng hồ báo áp lực dầu. 5 5. Tháo bầu lọc ly tâm. - Tháo nắp đậy ngoài - Tháo rôto quay - Tháo giclơ ngẫu lực 6. Tháo két làm mát dầu. 7. Tháo các van an toàn. 1.1.1.2. Quy trình lắp: Quy trình lắp ngược lại với quy trình tháo, khi lắp chú ý: - Trước khi lắp, các chi tiết phải rửa sạch sẽ, các đường dầu phải được thông rửa bằng khí nén. - Các bề mặt lắp ghép phải có gioăng đệm làm kín. Bề dầy gioăng đệm giữa nắp bơm và thân bơm phải đảm bảo. - Khi tháo lắp tránh làm xô lệch các lá tản nhiệt của két mát dầu. 1.1.2. Hệ thống bôi trơn phối hợp bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp trong (động cơ 3A và 2RZ) Hệ thống bôi trơn động cơ 3A và 2RZ là hệ thống bôi trơn phối hợp bơm dầu loại bánh răng ăn khớp trong, lắp trên vỏ hộp xích cam được dẫn động bởi rãnh then đầu trục khuỷu. Khi động cơ làm việc, bơm dầu hút dầu từ đáy các te đẩy dầu qua bầu lọc vào đường dầu chính để đi bôi trơn cho các cổ trục khuỷu, cổ trục camBầu lọc sử dụng lõi lọc, không tháo rời đựơc phải thay thế theo định kì bảo dưỡng. 1.1.2.1. Quy trình tháo: 1. Xả dầu bôi trơn. 2. Tháo bánh đai bơm nước và khớp dẫn động quạt gió cùng với cánh quạt. 3. Tháo bánh đai đầu trục khuỷu. 4. Tháo cảm biến đo mức dầu. 5. Tháo cạtte dầu. 6. Tháo bầu hút dầu 7. Tháo bầu lọc dầu. 8. Tháo giá đỡ bầu lọc dầu. 9. Tháo nắp bơm dầu. 10. Tháo rô to chủ động, rô to bị động của bơm dầu 11. Tháo van điều chỉnh áp suất dầu: - Tháo phanh hãm - Tháo đế lò xo và thân van 1.1.2.2. Quy trình lắp: Quy trình lắp ngược lại với quy trình tháo, khi lắp chú ý: 6 - Các chi tiết phải được rửa sạch sẽ, thông rửa các đường dầu bằng khí nén - Rô to chủ động và bị động phải đúng chiều, đúng dấu - Các bề mặt lắp ghép phải có gioăng đệm làm kín - Khi lắp puli trục khuỷu, hai mặt vát đầu puli ăn khớp với hai mặt vát trong của rô to chủ động của bơm dầu. 1.2. Quy trình và nội dung bảo dưỡng 1.2.1. Nội dung bảo dưỡng thường xuyên : Được thực hiện sau mỗi đợt công tác của xe, cụ thể: 1- Kiểm tra mức dầu bằng thước đo dầu, nếu cần đổ thêm. 2- Vệ sinh lau chùi, kiểm tra, quan sát bên ngoài các bộ phận hệ thống xem dầu có bị rò rỉ ở các mặt lắp ghép hay các mối nối hay không, nếu có thì khắc phục. 3- Kiểm tra chất lượng dầu bôi trơn, xem dầu có bị biến chất đổi màu, loãng hoặc lẫn nước hay không, nếu dầu kém chất lượng thì thay mới. 4- Lắng nghe sự làm việc của bầu lọc rôto xem có hoạt động tốt không. 1.2.2. Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ. a. Nội dung công việc bảo dưỡng kỹ thuật cấp I. Được thực hiện căn cứ vào số km xe chạy, hoặc theo điều kiện sử dụng của xe do nhà chế tạo quy định. Bao gồm các công việc của bảo dưỡng thường xuyên và cộng thêm các công việc sau: 1- Thay mới dầu bôi trơn. 2- Siết chặt các bulông, đai ốc bắt các bộ phận của hệ thống lên thân máy đồng thời bắt chặt các đầu ống nối dầu. 3- Kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế bầu lọc. 4- Kiểm tra, thay thế các thiết bị chỉ áp lực dầu. 5- Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn. b. Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật cấp II. Khi xe đi vào bảo dưỡng kỹ thuật cấp II, các công việc bảo dưỡng bao gồm các công việc của bảo dưỡng cấp I và cộng thêm các công việc sau: 1- Thông rửa đường dầu hệ thống bôi trơn. 2- Thông rửa két làm mát dầu. 3- Kiểm tra, thay thế van an toàn áp lực dầu. 4- Kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế bơm dầu. 1.2.3. Quy trình thay dầu động cơ. 1.2.3.1. Công việc chuẩn bị : - Dầu mới để thay. - Các dụng cụ nâng hạ, tháo lắp, thùng chứa dầu xả. 7 - Bầu lọc thấm mới (nếu phải thay bầu lọc). 1.2.3.2. Các bước tiến hành. 1- Nâng xe lên độ cao cần thiết và đưa thùng dầu vào vị trí xả dầu (Hình 2.1). Chú ý với các loại xe gầm cao không nhất thiết phải nâng xe lên mà có thể xả trực tiếp. 2- Tháo nắp đổ dầu và rút que thăm dầu ra . 3- Dùng clê tháo nút xả dầu và hứng dầu vào thùng chứa . 4- Khi dầu chảy hết ta lắp lại nút xả dầu. Chú ý gioăng đệm và xiết lại ốc theo đúng mô men quy định. 5- Hạ động cơ xuống và lắp que thăm dầu vào. 6- Thay bầu lọc thấm nếu phải thay. 7- Đổ dầu vào động cơ tuỳ theo từng loại động cơ mà sử dụng dầu cho phù hợp đúng * Chú ý: Chỉ nên thay dầu khi động cơ còn nóng thì mới thải hết dầu cũ và các cặn bẩn. Trước khi thay phải vệ sinh sạch sẽ không đổ dầu thải ra ngoài môi trường và phải chọn dầu bôi trơn có thể phụ thuộc theo mùa. - Khi đổ dầu vào động cơ kiểm tra xem có bị rò rỉ không, kiểm tra lại mức dầu bằng cách rút que thăm dầu xem. - Mức dầu nằm trong phạm vi từ L (Low) đến F (Full) nÕu thiÕu ph¶i bæ sung (Hình 2.2) 1.2.4. Quy trình thay bầu lọc dầu. 1- Dùng tuýp chuyên dụng tháo bầu lọc dầu. 2- Kiểm tra và lau sạch dầu trên bề mặt lắp ghép với bầu lọc. 3- Bôi dầu lên mặt đệm của bầu lọc mới (Hình 2.3) 4- Dùng tay nhẹ nhàng vặn bầu lọc vào cho tới khi cảm thấy nặng. 5- Sau đó dùng tuýp chuyên dụng xiết bầu lọc vào thêm 3/4 vòng nữa. 1.2.5. Quy trình thông rửa hệ thống bôi trơn: Hình 2.1. Xả dầu động cơ Hình 2.2. Kiểm tra mức dầu Hình 2.3. Làm sạch và bôi dầu lên bề mặt đệm 8 Trong quá trình vận hành, không cần tháo hệ thống bôi trơn vẫn có thể làm sạch chúng bằng phương pháp cho động cơ làm việc với dầu rửa như sau: 1- Nổ nóng máy khoảng 10 phút, tháo xả hết dầu bôi trơn cũ khỏi đáy cácte, nối thiết bị rửa vào đường dầu chính của động cơ. 2- Cho thiết bị làm việc để bơm dầu rửa tuần hoàn trong hệ thống bôi trơn khoảng 30 phút, thỉnh thoảng quay trục khuỷu vài vòng. 3- Tháo thiết bị rửa khỏi động cơ, dùng không khí nén thổi vào đường dầu cho ra hết dầu rửa, các bầu lọc dầu được tháo xả hết dầu rửa trong vỏ. 4- Đổ vào cácte động cơ dầu bôi trơn mới. - Dầu rửa có thể dùng 20% hỗn hợp dầu nhờn + 80% dầu diesel hoặc hỗn hợp dung dịch rửa gồm: Dầu bôi trơn, dầu hoả, các chất tan dạng phenol. - Nếu dùng hỗn hợp chỉ có dầu diesel và dầu nhờn, có thể thực hiện việc rửa đơn giản hơn: Thay hỗn hợp này làm dầu bôi trơn động cơ, nổ máy cho chạy khoảng 20 phút ở tốc độ bằng nửa số vòng quay định mức, trong quá trình chạy thỉnh thoảng tăng tốc độ động cơ đột ngột để tạo ra khả năng va đập làm bong tách các muội than đọng bám trên rãnh pistong và xécmăng, sau khi chạy xong tháo ngay dầu rửa ra khỏi cácte và bầu lọc, đợi khoảng vài tiếng cho ra hết dầu rửa trong hệ thống bôi trơn, rồi đổ dầu bôi trơn mới vào động cơ. 1.2.6. Kiểm tra áp suất dầu 1. Đối với động cơ có đồng hồ báo áp suất trên bảng (cabin) kiểm tra bằng cách khởi động động cơ, đợi một lúc cho động cơ đạt được đến nhiệt độ tiêu chuẩn, quan sát kim chỉ áp suất dầu trên đồng hồ và so sánh với mức quy định. - Ở số vòng quay không tải áp suất dầu phải > 0,3 kg/cm2 - Ở số vòng quay 3000 vòng/ phút áp suất dầu trên đồng hồ đạt từ 2,5-5 kg/cm2 2. Đối với động cơ không có đồng hồ đo áp suất thì ta thực hiện như sau: - Tháo vú báo áp suất dầu: Dùng tuýp chuyên dụng tháo vú báo áp suất dầu.(Hình 2.4) - Nối đồng hồ đo áp suất dầu. (Hình 2.5) - Khởi động động cơ: Nổ máy hâm nóng động cơ tới nhiệt độ làm việc bình thường. - Đo áp suất dầu: + Ở số vòng quay không tải: >0,3 kg/cm2 + Ở số vòng quay 3000vòng/phút: 2,5-5 kg/cm2. - Lắp vú báo áp suất dầu: + Làm sạch ren vú báo áp suất dầu. Hình 2.4. Tháo vú báo áp suất dầu 9 + Bôi keo làm kín vào 2 hoặc 3 bước ren ngoài cùng. ( Keo No.08833-00080, keo dính 1344, THREE 242 hoặc loại tương đương). Loại keo này không đông cứng được ở ngoài không khí. Nó chỉ khô cứng được khi ren được vặn vào làm kín không khí. + Dùng tuýp chuyên dụng lắp vú báo áp suất dầu. Mô men xiết: 150 kgcm * Chú ý: Sau khi lắp vú báo áp suất dầu phải kiểm tra rò rỉ. 2. Thực hành bảo dưỡng hệ thống bôi trơn. 2.1. Chuẩn bị 2.2. Trình tự thực hiện 2.2.1. Tháo hệ thống bôi trơn; 2.2.2. Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn; 2.2.3. Lắp hệ thống bôi trơn; 2.3. Vệ sinh công nghiệp 10 Bài 2. Sửa chữa hệ thống bôi trơn Thời gian: 22 giờ *. Mục tiêu của bài: - Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa hệ thống bôi trơn; - Sửa chữa được hệ thống bôi trơn theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô; - Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ trong qúa trình luyện tập. *. Nội dung bài: 1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa hệ thống bôi trơn; 2. Thực hành sửa chữa hệ thống bôi trơn. 2.1. Chuẩn bị 2.2. Trình tự thực hiện 2.2.1. Sửa chữa bơm dầu; 2.2.2. Sửa chữa bầu lọc dầu; 2.2.3. Sửa chữa két làm mát dầu 2.3. Vệ sinh công nghiệp 1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa hệ thống bôi trơn; 1.1. Sửa chữa bơm dầu 1.1.1. Quy trình tháo bơm dầu. TT Các bước thực hiện Dụng cụ, thiết bị Yêu cầu kỹ thuật 1 Tháo bơm ra khỏi động cơ, đặt trên bàn sửa chữa Clê, khẩu Không làm rách gioăng, đệm 2 Tháo van giảm áp ra khỏi nắp bơm Clê 22 Các chi tiết để gọn gàng 3 Tháo nắp bơm và lấy đệm lót ra Clê, kìm mỏ nhọn Tháo theo thứ tự bắt chéo, nới đều rồi tháo hẳn, không làm hỏng gioăng, đệm 4 Tháo bánh răng bị động Tay Để gọn gàng 5 Tháo bánh răng dẫn động bơm dầu, tháo chốt bánh răng chủ động lấy trục và bánh răng ra ngoài Búa, kìm, tông, vam tháo bánh răng Không được làm cong trục, để các chi tiết gọn gàng 1.1.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa bơm dầu bánh răng. Khi động cơ được tháo ra sửa chữa thì đương nhiên phải tháo bơm dầu để kiểm tra, hoặc trong quá trình động cơ làm việc nếu phát hiện thấy các hiện tượng liên quan đến hư hỏng của bơm dầu, ta cũng phải tháo cụm bơm dầu ra để kiểm tra. Nếu bơm dầu 11 được lắp trên khối các te hoặc thân máy từ phía ngoài thì nên kiểm tra và điều chỉnh van hạn chế áp suất (van an toàn của bơm dầu) trước, nếu không có hiệu quả mới tháo rời bơm ra để kiểm tra chi tiết của bơm. Quan sát bằng mắt xem nắp và lòng thân bơm có bị nứt vỡ. Nếu không thấy nứt vỡ thì kiểm tra tiếp sự mài mòn của các chi tiết. - Nếu trên mặt lỗ của thân bơm, mặt nắp bơm, mặt răng của các bánh răng có hiện tượng rỗ nhỏ thì có thể dùng đá dầu mài bóng lại, nếu bị rỗ lớn hoặc sứt mẻ thì phải thay các chi tiết. - Dùng thước lá và căn đo theo nguyên lý kiểm tra mặt phẳng để đo độ mài mòn của mặt nắp bơm đối diện mặt đầu của các bánh răng (Hình 3.3). Chều sâu vết lõm do mài mòn không được vượt quá 0,1mm, nếu vượt quá giá trị này phải mài rà phẳng lại mặt nắp trên mặt rà bằng bột rà. - Kiểm tra khe hở ăn khớp giữa hai bánh răng được dùng căn lá đo (Hình 3.4), thực hiện ít nhất 3 chỗ cách đều nhau theo vòng đỉnh bánh răng. Khe hở tối đa giữa hai răng ăn khớp không vượt quá 0,35 mm, nếu vượt quá thì phải thay bánh răng mới (dùng phương pháp kẹp chì). - Kiểm tra khe hở giữa đỉnh răng và thành vỏ (Hình 3.5) được kiểm tra ở tất cả các răng. Dùng căn lá đo khe hở giữa đỉnh răng và thành vỏ, khe hở không vượt quá 0,1mm. Nếu vượt quá giới hạn này cần phục hồi lại lỗ vỏ bơm bằng phương pháp mạ thép hoặc mạ crôm rồi gia công lại hoặc thay vỏ mới. Nếu đỉnh răng mòn thành vệt thì thay bánh răng. - Độ mòn mặt đầu bánh răng được kiểm tra bằng cách dùng thanh kiểm thẳng chuẩn đặt ngang qua mặt lắp ghép của bơm và dùng thước lá đo khe hở giữa mặt thanh kiểm và mặt đầu bánh răng (Hình 3.6). Khe hở tối đa không vượt quá 0,1 mm, nếu vượt quá phải mài bớt mặt phẳng lắp ghép thân bơm. Đối với các bơm sử dụng nhiều đệm kim loại mỏng giữa nắp và thân bơm, khi Hình 3.4. Kiểm tra khe hở giữa hai răng ăn khớp Hình 3.5. Kiểm tra khe hở giữa đỉnh răng và thành vỏ Hình 3.3. Kiểm tra chiều sâu vết lõm nắp bơm 12 mặt đầu bánh răng mòn, có thể giảm bớt số đệm này để đảm bảo khe hở giữa mặt đầu bánh răng với nắp hoặc thân bơm theo yêu cầu. - Độ rơ của trục chủ động và bạc, độ rơ của bánh răng bị động và trục không được vượt quá 0,1 mm. Nếu vượt quá phải thay bạc lót hoặc thay trục mới. - Đối với bánh răng ăn khớp trong, khe hở kiểm tra không vượt quá 0,3mm - Sau khi kiểm tra sửa chữa hoặc thay thế mới các chi tiết hỏng, bơm dầu được lắp ráp và đưa lên băng thử để đo lưu lượng và áp suất ở tốc độ vòng quay nhất định với việc tạo sức cản trên đường dầu bằng một van tiết lưu. Kết quả kiểm tra so sánh với kết quả thử nghiệm của một bơm chuẩn cùng loại - Ta có thể dùng đồng hồ đo áp suất của bơm dầu để kiểm tra áp suất dầu (Hình 3.7) bằng cách. + Tháo van báo áp suất dầu. + Lắp đầu nối đồng hồ đo áp suất dầu vào. Nổ máy hâm nóng động cơ tới nhiệt độ bình thường thì lúc đó ta có thể thấy áp suất của bơm sau khi lắp có thể đạt được đúng tiêu chuẩn không. VD: Động cơ 1RZ ở vòng quay 3000V/p (thì áp suất P từ 2,5 ÷ 5kG/cm2; ở vòng quay không tải thì P > 0,3 KG/cm2). - Kiểm tra độ đàn tính của lò xo van an toàn bằng cách dùng đồng hồ đo áp suất lắp ngay sau bơm dầu để đo áp lực của dầu. 1.1.3. Lắp bơm dầu TT Các bước thực hiện Thiết bị, dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật 1 Lắp trục bơm và bánh răng chủ động vào lòng thân bơm Búa, kìm, tông, vam tháo bánh răng Bôi dầy vào trục và bánh răng 2 Lắp bánh răng dẫn động bơm dầu, lắp chốt vào trục bơm Clê Không làm cong trục 3 Lắp bánh răng bị động Tay 4 Lắp nắp bơm và đệm lót Clê Xiết đều bu lông và đủ lực Hình 3.6. Kiểm tra khe hở mặt đầu bánh răng Hình 3.7 . Kiểm tra áp suất bơm dầu 13 5 Lắp van giảm áp Clê 22 Xiết bulông đủ lực 6 Kiểm tra áp suất bơm Băng thử P từ 2,5 ÷ 5kG/cm2 ở vòng 3000v/phút 7 Lắp bơm và thân động cơ Clê Xiết đủ lực 1.2. Sửa chữa bầu lọc dầu. 1.2.1. Tháo lắp, kiểm tra. a. Tháo, lắp bầu lọc. - Quy trình tháo: + Tháo nắp đậy ngoài + Tháo rô-to quay + Tháo gic-lơ ngẫu lực - Quy trình lắp: Ngược lại với quy trình tháo, chú ý phải thay mới đệm làm kín. - Đối với bầu lọc thấm toàn phần đến kì bảo dưỡng ta thay thế bầu lọc mới. Khi tháo dùng dụng cụ chuyên dụng để tháo bầu lọc và khi thay mới bầu lọc ta chú ý thay mới đệm làm kín. b. Kiểm tra: - Kiểm tra bầu lọc trên động cơ bằng mắt quan sát ta có thể phát hiện các hư hỏng sau: + Tại các vị trí lắp ghép có bị rò rỉ dầu hay không. + Các nút xả có bị chảy dầu hay không. - Kiểm tra trong quá trình tháo, lắp: + Kiểm tra bằng mắt quan sát xem các gioăng đệm có bị rách không. + Kiểm tra van an toàn có đóng kín không + Kiểm tra các lỗ phun dầu có bị tắc không, các ổ bi có bị tróc rỗ không, trục có bị rơ không. - Kiểm tra sau khi lắp giáp hoàn chỉnh : + Ta đặt bầu lọc lên thiết bị khảo nghiệm để xác định khả năng lọc sạch của bầu lọc, năng xuất lọc và điều chỉnh lại các van . + Có thể kiểm tra bằng kinh nghiệm: khi động cơ làm việc đến nhiệt độ bình thường sau khi tắt máy rô-to còn quay theo quán tính trong thời gian 60 giây nữa là được. 1.2.2. Sửa chữa bầu lọc ly tâm. - Đối với bầu lọc ly tâm các lỗ phun dầu bị tắc thì phải thông rửa, vòng bi bị rỉ, tróc rỗ, bạc bị mòn thì ta phải thay mới. 14 - Van an toàn bị mòn, đóng không kín thì ta mài rà lại. - Lò xo van an toàn yếu thì tăng căn đệm, gãy thì thay mới. - Các gioăng đệm thay mới. - Các ren bị hỏng thì tarô lại. - Trục rôto của bầu lọc bị mòn hỏng thì ta mạ thép sau đó ra công lại. Mòn hỏng ngõng trục dưới bạc, mòn ren thì ta hồi phục bằng cách mạ crôm. 1.2.3. Sửa chữa két làm mát dầu 1.2.3.1. Phương pháp kiểm tra: - Quan sát xem các lá tản nhiệt có bị xô lệch không, các bình chứa, các đường ống có bị thủng hay không. Tại các chỗ thủng để lại hiện tượng đó là các vết thấm dầu có kèm theo nhiều bụi bẩn bám vào. - Để kiểm tra áp suất mở của van một chiều, ta tháo bịt đường dầu về két của van và lắp thiết bị kiểm tra áp suất chuyên dụng vào đường dầu vào van. Ta tiến hành kiểm tra, nếu áp suất mở của van một chiều là 1.45-2 kg/cm2 là đạt. 1.2.3.2. Sửa chữa: - Cánh tản nhiệt bị xô dạt thì nắn lại để cánh thẳng lại như ban đầu. - Bình chứa, ống dẫn thẳng thủng thì hàn lại. Trước khi hàn phải làm sạch mối hàn. - Nếu một đường ống thủng trên 10% thì đánh bẹp đường ống đó lại. - Van 1 chiều hỏng, lò xo hỏng thì thay mới. - Nếu két dầu bị bẩn tắc thì tiến hành xúc rửa. 2. Thực hành sửa chữa hệ thống bôi trơn. 2.1. Chuẩn bị 2.2. Trình tự thực hiện 2.2.1. Sửa chữa bơm dầu; 2.2.2. Sửa chữa bầu lọc dầu; 2.2.3. Sửa chữa két làm mát dầu 2.3. Vệ sinh công nghiệp 15 Bài 3. Bảo dưỡng hệ thống làm mát Thời gian: 8 giờ *. Mục tiêu của bài: - Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống làm mát; - Bảo dưỡng được hệ thống làm mát theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô; - Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ trong qúa trình luyện tập. *. Nội dung bài: 1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng cơ hệ thống làm mát; 2. Thực hành bảo dưỡng hệ thống làm mát. 2.1. Chuẩn bị 2.2. Trình tự thực hiện 2.2.1. Tháo hệ thống làm mát; 2.2.2. Bảo dưỡng hệ thống làm mát; 2.2.3. Lắp hệ thống làm mát; 2.3. Vệ sinh công nghiệp 1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng cơ hệ thống làm mát; 1.1. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống làm mát. Về cơ bản, hệ thống làm mát cưỡng bức có cấu tạo giống nhau. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu quy trình tháo lắp hệ thống làm mát của động cơ điển hình là động cơ Zin- 130. 1.1.1. Quy trình tháo. - Xả nước làm mát. - Tháo các ống nước. - Tháo 2 đường ống dẫn dầu ở phía két nước. - Tháo bảo hiểm cánh quạt. - Tháo két nước. - Tháo bơm nước ra khỏi động cơ + Tháo cánh quạt gió + Tháo puli + Tháo êcu hãm đầu trục + Tháo mặt bích đầu trục + Tháo vỏ bơm ra khỏi thân bơm + Tháo cánh bơm + Tháo vòng bi và trục + Tháo gioăng đệm làm kín (cao su, gỗ phíp) - Tháo van hằng nhiệt 16 1.1.2. Quy trình lắp. Quy trình lắp ngược lại với quy trình tháo, khi lắp chú ý: + Trước khi lắp, các chi tiết phải được vệ sinh sạch sẽ. + Các phớt làm kín (cao su, gỗ phíp) không được dính xăng, dầu mỡ. + Khi lắp phải tra mỡ vào các ổ bi, khoang chứa. + Các doăng đệm làm kín phải bảo đảm không có hiện tượng rò rỉ chảy nước 1.2. Nội dung bảo dưỡng và quy trình bảo dưỡng. 1.2.1. Nội dung bảo dưỡng 1.2.1.1. Nội dung bảo dưỡng thường xuyên. Được thực hiện sau mỗi đợt công tác của xe: - Kiểm tra mức nước làm mát, nếu cần đổ thêm. - Vệ sinh lau chùi, kiểm tra, quan sát bên ngoài các bộ phận hệ thống xem có hiện tượng rò rỉ nước làm mát ở các mặt lắp ghép hay các mối nối hay không, nếu có thì khắc phục. - Kiểm tra cánh quạt, sự làm của quạt gió và các dây đai dẫn động xem có nứt vỡ không. - Kiểm tra chất lượng nước làm mát, xem nước làm mát có bị biến chất, đổi màu hay không, nếu có thì phải thay nước làm mát và khắc phục hư hỏng. - Kiểm tra sự lưu thông dòng chảy từ động cơ qua két làm mát để chắc chắn sự duy trì ổn định nhiệt độ nước làm mát. 1.2.1.2. Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ. a. Nội dung công việc bảo dưỡng kỹ thuật cấp I. Được thực hiện căn cứ vào số km xe chạy, hoặc theo điều kiện sử dụng của xe do nhà chế tạo quy định. Bao gồm các công việc của bảo dưỡng thường xuyên và cộng thêm các công việc sau: - Thay mới nước làm mát. - Siết chặt các bulông, đai ốc bắt các bộ phận của hệ thống lên thân máy đồng thời bắt chặt các đầu ống nối. - Kiểm tra tình trạng dây đai đồng thời điều chỉnh sức căng dây đai. - Tra mỡ vào các vú mỡ bơm nước. - Kiểm tra, thay thế các thiết bị chỉ báo nhiệt độ nước làm mát. - Kiểm tra, thay thế van hằng nhiệt. b. Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật cấp II. Khi xe đi vào bảo dưỡng kỹ thuật cấp II, các công việc bảo dưỡng bao gồm các công việc của bảo dưỡng cấp I và cộng thêm các công việc sau: - Thông rửa áo nước làm mát. 17 - Thông rửa két nước làm mát. - Kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế bơm nước. 1.2.2. Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng 1.2.2.1. Kiểm tra mức nước và chất lượng nước a. Kiểm tra mức nước (hình 6.1) - Mở nắp xe để kiểm tra mức nước làm mát. Mức nước làm mát trong bình nước phụ phải nằm giữa hai vạch Full và Low. - Nếu mức nước thấp hãy kiểm tra khắc phục dò rỉ và bổ xung nước vừa đến vạch Full. b. Kiểm tra chất lượng nước (Hình 6.2) - Mở nắp két nước (động cơ nguội) dùng ngón tay nhúng vào rồi đưa lên kiểm tra mầu nước nếu nước có mầu nâu rỉ chứng tỏ nước làm mát đã bẩn. - Nước không được có nhiều rỉ sắt hoặc cáu bẩn đóng ở xung quanh nắp hoặc miệng đổ nước. - Nếu nước đục phải thay nước mới. 1.2.2.2. Kiểm tra sự rò rỉ của hệ thống a. Kiểm tra áp suất (Hình 6.3) - Làm đầy két nước đến mức dưới miệng rót khoảng 15 mm. Lau sạch bề mặt làm kín miệng rót lắp bộ kiểm tra áp suất. - Vận hành động cơ để cung cấp áp lực cho hệ thống làm mát. Quan sát kiểm tra áp kế nếu áp suất giảm thì có sự dò rỉ. b. Kiểm tra sự dò rỉ ở khối xilanh (hình 6.4) - Khi động cơ chạy nóng với tốc độ 3000 v/p kim đồng hồ của áp kế dao động cho biết sự dò rỉ khí xả có thể ở đầu xilanh hoặc đệm kín đầu xilanh. Nếu kim đồng hồ ổn định ta tăng tốc độ động cơ vài lần. Kiểm tra sự thoát bất thường của chất lỏng hoặc Hình 6.1. Kiểm tra mức nước Hình 6.2. Kiểm tra chất lượng nước Hình 6.3. Kiểm tra áp suất Hình 6.4 Kiểm tra sự dò rỉ nước ở 18 khói trắng ở ống xả. Đây là dấu hiệu đầu hoặc khối xilanh bị nứt hoặc đệm không kín. - Nếu đầu xilanh bị nứt thì hàn rồi mài và doa lại (nếu là lót xilanh thì thay mới). - Nếu đệm nắp máy bị rách hở thì thay mới. c. Kiểm tra đường ống dẫn (Hình 6.5) - Dùng tay bóp ống xem xét tình trạng ống nối nếu ống nứt, phồng, móp, rách phải thay mới. - Kiểm tra các đầu nối ống, mặt bích bơm bằng quan sát thông thường nếu thấy tình trạng xấu thì phải thay mới. 1.2.2.3. Kiểm tra két nước - Quan sát két nước nếu có vết tràn rỉ sắt màu nâu là có hiện tượng dò rỉ. - Các đường dẫn và bầu chứa nước bị thủng thì thay mới. - Các lá tản nhiệt bị sô lệch về một phía thì nắn thẳng như ban đầu. Nếu bị dò rỉ nước thì hàn thiếc rồi mài phẳng. - Két nước bị tắc bẩn ta tiến hành súc rửa. 1.2.2.4. Kiểm tra nhiệt độ động cơ Cho động cơ chạy và tăng ga chờ nước nóng quan sát đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát. ổn định ở 850C ÷ 900C là tốt nếu nhiệt độ cao quá quy định ta tiến hành kiểm tra van hằng nhiệt (Hình 6.6) Tháo van hằng nhiệt, nhúng van hằng nhiệt vào bình đựng dung dịch nước làm mát đun nóng lên tới 800C thấy van dài ra là được, nhúng van vào nước lạnh lại đóng là tốt nếu không đạt yêu cầu thì thay mới. 1.2.2.5. Kiểm tra dây đai (Hình 6.7) - Dùng tay ấn dây đai hoặc dụng cụ chuyên dùng để kiểm tra độ găng của dây đai, ấn dây đai phải thật nặng mà không chùng là được nếu chùng thì phải điều chỉnh cho găng đúng quy định - Dùng mắt quan sát các tình trạng của dây đai: Mài láng, dạn nứt, xước, rách, mòn nếu dây đai dẫn động gồm cả bộ thì phải thay cả bộ đai mới để tránh dồn tải lên đai mới (nếu thay một đai mới). Hình 6.5. Kiểm tra đường ống dẫn Hình 6.6. Kiểm tra van hằng nhiệt 19 1.2.2.6. Kiểm tra sự dò rỉ khí xả (Hình 6.9) - Dùng bộ phân tích khí xả để kiểm tra sự dò rỉ khí xả vào hệ thống làm mát: Mở nắp két nước và khi động cơ đang chạy đưa đầu rò lên miệng rót của bộ tản nhiệt (không chạm nước). Nếu có sự dò rỉ thì kim đồng hồ của bộ phân tích sẽ lệch một góc. 2.2.7. Kiểm tra khi bơm làm việc có tiếng kêu (bằng kinh nghiệm) - Dùng hai tay cầm hai cánh quạt và lắc để kiểm tra độ dơ của trục bơm. (Hình 6.10) - Dùng tay quay mạnh để kiểm tra trục bơm và dùng mắt quan sát kiểm tra các vú mỡ. 1.2.2.7. Quy trình bảo dưỡng hệ thống làm mát a. Quy trình thông rửa hệ thống làm mát.. - Xả hết nước của hệ thống làm mát. - Tháo van hằng nhiệt ra. - Đổ một lượng nhất định chất hoá học vào két sao cho đảm bảo tỷ lệ cần thiết với nước (theo hương dẫn sử dụng hóa chất rửa ghi trên bao bì), rót đầy nước vào hệ thống và ngâm trong một thời gian nhất định. a) b) Hình 6.7. Kiểm tra dây đai a) Kiểm tra độ căng dây đai; b)Các dạng hỏng dây đai Hình 6.9. Kiểm tra sự do rỉ khí xả Hình 6.10. Kiểm tra độ rơ trục bơm 20 - Khởi động động cơ làm việc ở tốc độ nhanh trong khoảng 20 phút, chú ý theo dõi nhiệt độ không để nước sôi. - Dừng và chờ động cơ nguội rồi xả hết nước ra khỏi hệ thống làm mát. - Rửa lại hệ thống bằng nước sạch theo phương pháp tuần hoàn nói trên rồi rửa lại bằng dung dịch K2Cr2O7 nồng độ 0,5 ÷ 1% ở nhiệt độ 70 ÷ 800C để trung hòa hết các chất ăn mòn, sau đó rửa lại lần cuối bằng nước sạch. - Lắp van hằng nhiệt trở lại rồi điền đầy nước làm mát theo yêu cầu vào hệ thống. - Phương pháp tẩy rửa hiệu quả hơn là ngâm hệ thống làm mát với dung dịch hóa chất, sau đó xả đi rồi dùng thiết bị rửa bơm nước với một áp suất nhất định chảy với tốc độ nhanh và ngược chiều lưu thông bình thường của nước làm mát trong két và trong áo nước động cơ. Tháo ống nối giữa bình dưới của két với động cơ, bơm nước vào ống nối ở phía dưới của két, chảy ngược lên vào nắp máy xuống thân máy rồi chảy ra ngoài. Rửa đến khi nước thoát ra sạch thì thôi. Có thể tháo hai ống nối giữa két và động cơ rồi rửa riêng cho từng cụm két và động cơ (Hình 2.3). b. Pha dung dịch nước làm mát. Dung dịch nước làm mát gồm: - Chất chống đông (êtylen glycol) 50%. - 50% nước sau đó pha thành dung dịch làm mát. Dung dịch nước làm mát này có tác dụng: - Hạ thấp nhiệt độ đông đặc – 370 C - Tăng nhiệt độ sôi lên cao 1080 C. - Chống lắng cặn, ăn mòn kim loại trong hệ thống làm mát (Do trong chất chống đông có các chất phụ gia, chất ức chế ăn mòn, chất chống tạo bọt). c. Phương pháp làm đầy và thông khí hệ thống làm mát. - Kiểm tra dung tích hệ thống làm mát sau đó rót đầy hệ thống. - Sau khi thêm một lượng ít chất làm mát mà đã đầy, điều này cho thấy không khí bị kẹt bên trong hệ thống làm mát (áo nước ở thân động cơ). Do nhiệt độ thấp của dung dịch làm mát làm đóng van hằng nhiệt. - Khởi động động cơ chạy đến nhiệt độ làm việc bình thường (Van hằng nhiệt mở) rồi dừng máy, kiểm tra lại mức nước trong hệ thống, nếu chưa đủ thì điền đầy theo yêu cầu. Hình 2.3. Súc rửa két nước 21 - Nhiều van hằng nhiệt có một lỗ nhỏ ở phía trong van cho phép xả không khí ra ngoài nhanh chóng khi van hằng nhiệt đóng. Bài 4. Sửa chữa hệ thống làm mát Thời gian: 22 giờ *. Mục tiêu của bài: - Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa hệ thống làm mát; - Sửa chữa được hệ thống làm mát theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô; - Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ trong qúa trình luyện tập. *. Nội dung bài: 1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa hệ thống làm mát; 2. Thực hành sửa chữa hệ thống làm mát. 2.1. Chuẩn bị 2.2. Trình tự thực hiện 2.2.1. Sửa chữa bơm nước; 2.2.2. Sửa chữa van hằng nhiệt; 2.2.3. Sửa chữa két làm mát 2.3. Vệ sinh công nghiệp 1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa hệ thống làm mát; 1.1. Sửa chữa bơm nước 1.1.1. Quy trình tháo, lắp bơm nước a. Quy trình tháo. - Tháo bơm khỏi động cơ + Quan sát cấu tạo bên ngoài của bơm nước. + Làm sạch khu vực cần tháo. + Gỡ dây đai dẫn động bơm bằng cách nới lỏng bu lông chống xoay tiếp theo nới lỏng bu lông điều chỉnh hay bu lông máy phát điện để điều chỉnh dây đai dẫn động trùng xuống( Hình 6.3a). + Xả nước ở thân máy và két làm mát ra. a) b) Hình 6.3. Tháo bơm nước ra khỏi động cơ 22 + Dùng kìm vạn năng, tuốc lơ vít hay clê tháo các đường ống dẫn nước. + Dùng clê hoặc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_bao_duong_va_sua_chua_he_thong_boi_tron_lam_mat_t.pdf
Tài liệu liên quan