BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH
---------o0o---------
GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN: BẢO DƯỠNG MÁY NÂNG CHUYỂN
NGHỀ: BẢO TRÌ HỆ THỐNG THIẾT BỊ CƠ KHÍ
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số: ...... /QĐ-TCGNB
ngày.tháng.năm 2017 của Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình
Năm 2018
1
2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mụ
48 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 17/02/2024 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng máy nâng chuyển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
3
LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số
lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật
trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ
trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo Việt đã có những bước phát triển đáng kể.
Chương trình khung Nghề Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí đã được xây
dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các
môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực
hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo theo các môđun đào tạo nghề
là cấp thiết hiện nay.
Mô đun: Bảo dưỡng máy nâng chuyển là mô đun đào tạo nghề được biên
soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện,
nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu cơ khí trong và ngoài nước, kết hợp
với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất.
Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm
khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Ninh Bình, ngày tháng năm 2018
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: Đàm Văn Tới
2. Đỗ Văn Đang
4
Mục lục
5
Giới thiệu về mô đun: Bảo dưỡng máy nâng chuyển
Mục tiêu của mô đun:
Giúp cho học viên hiểu về cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc điểm lắp ghép
của hệ thống điều khiển trong các thiết bị cơ khí làm cơ sở cho việc tuân thủ các
quy trình, điều kiện kiểm tra trong tháo lắp, bảo dưỡng toàn thể hệ thống; đồng
thời rèn luyện cho họ kỹ năng trong công việc bảo dưỡng, hiệu chỉnh hệ thống
một cách đầy đủ, đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật, kinh tế và an toàn.
Mục tiêu thực hiện:
- Trình bày cấu tạo, nguyên lý và đặc điểm lắp ghép của hệ thống
điều khiển. Tháo, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ và lắp hoàn chỉnh hệ thống điều
khiển của các thiết bị cơ khí theo phiếu công nghệ. Chạy thử, kiểm tra và xử lý
được những sai sót sau khi bảo dưỡng.
- Làm việc cẩn thận, an toàn và năng suất.
Nội dung chính của mô đun: Bảo dưỡng máy nâng chuyển
- Công tác chuẩn bị trước khi bảo dưỡng hệ thống điều khiển
- Tháo hệ thống điều khiển
- Làm sạch và kiểm tra chi tiết sau khi tháo
- Bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và chuẩn bị chi tiết thay thế
- Lắp hệ thống điều khiển
- Thử hệ thống điều khiển
6
Ghi chú:
Để học Mô đun bảo dưỡng máy nâng chuyển học viên phải hoàn thành các
môn học chung; các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở và các mô đun: Kỹ thuật
an toàn và bảo hộ lao động; nhập môn bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí; Chuẩn bị
bảo dưỡng và sửa chữa máy; Nâng cao hiệu quả lao động; Tháo rời máy có cấp
chính xác thường.
Những môn học và mô đun trên là điều kiện để học viên bước vào học mô
đun: Bảo dưỡng hệ thống điều khiển đạt được kết quả học tập toàn diện theo các
tiêu chí về: Kiến thức; Kỹ năng; Thái độ và được công nhận theo cấp trình độ bán
lành nghề để tham gia vào quá trình sản xuất khi có nhu cầu hoặc tiếp tục học tập
để đạt trình độ cao hơn.
8
Các hoạt động học tập chính trong mô đun
Hoạt động 1: Học trên lớp
Lĩnh hội những kiến thức cơ bản về:
- Nội dung công tác chuẩn bị để bảo dưỡng máy nâng chuyển;
- Cấu tạo, chức năng, nguyên lý làm việc của một số cơ cấu máy nâng chuyển;
- Vận dụng kiến thức vào quá trình tháo lắp và bảo dưỡng đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật và an toàn.
Hoạt động 2: Học thực hành tại phòng học lý thuyết ban đầu ở xưởng thực hành
Luyện tập kỹ năng lập các phiếu công nghệ tháo, lắp và bảo dưỡng máy
nâng chuyển, Trên cơ sở đó vận dụng để lập được các phiếu công nghệ tháo, lắp
và bảo dưỡng hệ thống khác đạt yêu cầu kỹ thuật.
Hoạt động 3: Học thực hành tại xưởng
Luyện tập kỹ năng chuẩn bị các loại dụng cụ tháo, lắp và bảo dưỡng các
cơ cấu điều khiển đẩm bảo khi thực hiện các công việc tháo, lắp, bảo dưỡng
được an toàn và có chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật.
Hoạt động 4: Học trên lớp
Lĩnh hội kiến thức về:
Chức năng, cấu tạo, nguyên lý làm việc và đặc điểm lắp ghép của các chi tiết
trong hệ thống điều khiển của máy khoan K125.
Hoạt động 5: Học thực hành tại xưởng
Luyện tập kỹ năng tháo hệ thống điều khiển của máy khoan kiểu K125;
vận dụng được kỹ năng vào quá trình tháo các cơ cấu điều khiển trên các máy
công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật
Hoạt động 6: Học trên lớp
Lĩnh hội kiến thức về:
Cấu tạo, nguyên lý của các thiết bị làm sạch; chất liệu làm sạch thường
dùng; vận dụng được kiến thức vào quá trình làm sạch chi tiết sau khi tháo để
bảo dưỡng, sửa chữa.
Hoạt động 7: Học thực hành tại xưởng
10
Luyện tập kỹ năng làm sạch các chi tiết của hệ thống điều khiển của máy
khoan kiểu K125; vận dụng được kỹ năng vào quá trình tháo các cơ cấu điều
khiển trên các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật
Hoạt động 8: Học thực hành tại xưởng
Luyện tập kỹ năng bảo dưỡng; sửa chữa nhỏ các chi tiết của hệ thống điều
khiển của máy khoan kiểu K125; vận dụng được kỹ năng vào quá trình bảo
dưỡng, sửa chữa nhỏ các cơ cấu điều khiển trên các máy công cụ khác đạt yêu
cầu kỹ thuật.
Hoạt động 9: Học thực hành tại xưởng
Luyện tập kỹ năng lắp các chi tiết của hệ thống điều khiển của máy khoan
kiểu K125; vận dụng được kỹ năng vào quá trình lắp các cơ cấu điều khiển trên
các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật.
Hoạt động 10: Học thực hành tại xưởng
Luyện tập kỹ năng thử và kiểm tra hệ thống điều khiển máy khoan K125
sau khi bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và lắp hoàn chỉnh vào máy; vận dụng được kỹ
năng vào quá trình tháo các cơ cấu điều khiển trên các máy công cụ khác đạt yêu
cầu kỹ thuật.
Hoạt động 11: Tự nghiên cứu và trao đổi nhóm nhỏ về: Đặc điểm công nghệ
của các phương pháp gia công cơ bằng doa; mài; xọc và mài nghiền và phạm vi
áp dụng khi sửa chữa chi tiết máy.
Hoạt động 12: Thi kết thúc mô đun
Thực hiện các nội dung của bài thi về thực hành và lý thuyết đạt điều kiện
công nhận hoàn thành mô đun: Bảo dưỡng hệ thống điều khiển
Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun
a)Về kiến thức:
Trả lời được 75% câu hỏi trắc nghiệm khách quan về:
- Cấu tạo, nguyên lý và công dụng của hệ thống điều khiển
- Nội dung công tác bảo dưỡng điều khiển của máy công cụ
b) Về kỹ năng:
- Tháo, làm sạch, kiểm tra được tất cả các chi tiết trong hệ thống điều khiển
11
- Phát hiện, bảo dưỡng và xử lý được những thiếu sót, hư hỏng nhỏ của chi
tiết cho hệ thống điều khiển.
- Vận hành và kiểm tra được các chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống điều khiển.
Được đánh giá bằng "Quan sát sự thực hiện có bảng kiểm". Học viên đạt
yêu cầu khi đạt 75% các tiêu chí của bảng kiểm.
12
BÀI 1: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA
VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ CỦA CÁC CẨU TRỤC, PA LĂNG.
Mã bài: MĐ 33.01
Giới thiệu:
Nội dung bài học có tính quyết định đến chất lượng, năng suất cũng như
công tác an toàn cho người và thiết bị trước khi thực hiện các công việc bảo
dưỡng hệ thống điều khiển của máy công cụ.
Mục tiêu thực hiện:
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của cầu trục;
- Lập được phiếu công nghệ tháo lắp, bảo dưỡng máy cầu trục;
- Chuẩn bị đủ dụng cụ, phương tiện, chất liệu làm sạch khi bảo dưỡng, sửa
chữa;
- Kiểm tra, xem xét và ghi được những hỏng hóc hoặc tình trạng không
bình thường của bộ phận cần bảo dưỡng, sửa chữa;
- An toàn lao động;
- Có tinh thần nghiêm túc, tự giác, cẩn thận, tỉ mỉ trong học tập.
Nội dung chính:
1. Những quy định chung khi bảo dưỡng cầu trục, Pa lăng
2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của cầu trục
3. Lập phiếu công nghệ tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống an toàn
4. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư cho tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa cẩu
trục
5. Xem xét, kiểm tra thực trạng bên ngoài và bên trong của hệ thống an toàn
trước khi bảo dưỡng, sửa chữa
Hoạt động 1: Học lý thuyết.
1. Những quy định chung khi bảo dưỡng cầu trục, Pa lăng
Môṭ trong các nguyên nhân chính gây ra hiêṇ tương̣ hư hỏng của palăng
chính là do ngườ i sử dung̣ “quên” hoăc̣ không bảo trì, bảo dưỡng đinḥ kỳ pa
lăng. Để Palang luôn hoạt động tốt, việc bảo trì bảo dưỡng palăng trong quá
trình sử dụng là vô cùng quan trọng. Viêc̣ này, nhằm đảm bảo an toàn cho ngườ i
vâṇ hành pa lăng và đảm bảo hiêụ quả công viêc.̣
a) Yêu cầu trướ c khi tiến hành bảo dưỡng đinḥ kỳ palăng
Ngườ i tiến hành bảo dưỡng phải ngừng vận hành tất cả các máy móc và động
cơ, đảm bảo ngăn ngừa việc tái khởi động trong thời gian bảo dưỡng. Đóng bàn
13
kẹp trên bộ phận quay trước khi bắt đầu sửa chữa, tất cả các bộ phận đang quay
phải được ngừng lại.
Ngườ i bảo dưỡng phải tắ t nguồn cấp điện trước khi bắt đầu công việc, để máy
pa lăng tránh xa các nguyên liệu dễ cháy, đồ ng thời rà soát để không có lỗ rò,
khe hở ở những điểm chắp nối. Đóng lại tất cả các thiết bị bảo vệ và đóng tất cả
nắp sau khi hoàn thành công việc.
b) Những quy đinḥ chung khi bảo dưỡng pa lăng
Quy đinḥ chung khi sử dung̣ pa lăng nâng ha:̣ Pa lăng phải đươc̣ đảm bảo kiểm
tra đinḥ kỳ ít nhấ t 1 lầ n/ 1 tháng. Khi phát hiêṇ hoăc̣ xảy ra các sư ̣ cố vớ i pa lăng
cầ n đươc̣ nhanh chóng xác định vị trí và tính chất hư hỏng, biện pháp khắc phục
và xác định khả năng có thể xử lý. Bảo dưỡng các thiết bị điện đó là tuân thủ
theo quy định của nhà sản xuấ t, thưc̣ hiêṇ bảo dưỡng định kỳ phối hợp với lịch
bảo dưỡng định kỳ thiết bị pa lăng.
Quy đinḥ đố i với ngườ i quản lý, vâṇ hành và sử a chữa pa lăng: Phải hiểu rõ về
các tính năng ky ̃ thuât, quy trình vâṇ hành và bảo dưỡng thiết bi ̣pa lăng. Người
vâṇ hành cũng cầ n đảm bảo nguồ n điêṇ và các thiết bi đị êṇ đươc̣ ổn đinḥ và các
nguyên tắ c về an toàn khi sử dung̣ điên.̣
Những quy đinḥ chung khi bảo dưỡng pa lăng.
Ngườ i bảo dưỡng đinḥ kỳ pa lăng cầ n phải đeo dây an toàn khi bảo dưỡng và
phải làm theo đúng hướng dẫn bảo dưỡng của nhà sản xuất.
14
III. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư cho tháo lắp và bảo dưỡng
1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị
Căn cứ vào các phiếu công nghệ để đưa ra được:
- Dụng cụ, thiết bị cần cho tháo và lắp các cơ cấu điều khiển trong máy;
- Dụng cụ, thiết bị cần cho việc kiểm tra thực trạng các chi tiết sau khi tháo;
- Dụng cụ, thiết bị cần cho các công việc bảo dưỡng.
Tất cả dụng cụ, thiết bị đưa ra phải đảm bảo chất lượng, quy cách và hợp
với tính chất của từng việc; những dụng cụ, thiết bị hư hỏng nếu không khắc
phục được phải loại bỏ và đổi lại cái mới.
2. Chuẩn bị vật tư, nguyên liệu cho bảo dưỡng
Căn cứ vào các phiếu công nghệ để đưa ra đủ và đúng các loại vật tư cần
thiết như: Giấy nhám, bột đánh bóng, chất liệu tẩy rửa, làm sạch .v.v.(kể cả các
chi tiết cần thay thế như: ổ bi, ổ trượt, doăng, phớt .v.v.).
Tất cả những thứ trên phải được bao gói cẩn thận và sắp xếp đúng nơi quy
định.
IV. Công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp
1) An toàn về dụng cụ:
Dụng cụ tháo, lắp các mối ghép của các cơ cấu điều khiển với các bộ phận
máy và các mối ghép giữa các chi tiết trong cơ cấu điều khiển với nhau phải
đúng loại, đúng quy cách. Không được phép dùng những dụng cụ tháo, lắp có
khả năng làm hỏng bề mặt làm việc của chi tiết hoặc gây tai nạn cho người khi
thực hiện các bước tháo và lắp.
2) An toàn về thiết bị:
- Khi tháo cơ cấu điều khiển của máy nào phải cắt cầu dao
điện của máy đó và treo biển báo “máy đang bảo dưỡng”;
- Trong tháo, lắp các cơ cấu điều khiển của máy có vị trí
trên cao phải dùng bàn nâng hạ (h10) và kê đỡ chắc chắn,
không được khập khiễng;
- Nếu cần dùng phương tiện nâng hạ như cần cẩu, pa lăng
để đưa bộ phận hoặc chi tiết trên cao khi tháo, lắp phải Hình 9: Thiết bị nâng hạ.
kiểm tra vị trí móc hay buộc dây đảm bảo không bị tuột;
15
- Khay, bàn để cơ cấu, chi tiết phải đặt đúng vị trí thuận lợi để di chuyển chi tiết
sau khi tháo hoặc trước khi lắp.
3) Nơi tháo, lắp, bảo dưỡng:
Phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đủ ánh sáng
- Thoáng mát và không có vật cản đến hoạt động khi tháo, lắp cũng như sử dụng
trang thiết bị.
- Diện tích đủ và khô ráo; xung quanh không có các chất liệu: dễ cháy, nổ và
gây lửa.
4) Trang bị bảo hộ
- Quần,áo, dày, mũ phải mặc đúng loại đã được cấp phát và
cài cúc cẩn thận (H 10)
- Khi giữ các chi tiết có dầu, mỡ trơn dễ tuột phải dùng găng
tay đúng quy định.
- Ở những vị trí trên cao mà tầm với của tay nằm ngoài phạm
vi cho phép, trong trạng thái dễ ngã phải có dây bảo hiểm cột
vào vị trí an toàn.
- Tại những nơi mà ánh sáng thiếu phải dùng đèn chiếu gắn
trên mũ.
Hình 10: Trang bị bảo
- Khi làm sạch chi tiết bằng các loại dầu hóa chất phải đeo hộ.
găng tay cao su.
Câu hỏi bổ trợ:
1. Tại sao trước khi tháo các cơ cấu điều khiển ta phải nghiên cứu về cấu
tạo, nguyên lý, chức năng và đặc điểm lắp ghép của các chi tiết ?
2. Lập phiếu công nghệ tháo, lắp và bảo dưỡng nhằm mục đích gì ?
Hoạt động 2: Thực hành.
I. Lập phiếu công nghệ tháo, lắp hệ thống máy nâng chuyển
Địa điểm: Phòng học lý thuyết ban đầu tại xưởng trường
1. Công việc chuẩn bị
a) Chuẩn bị giấy, bút, thước kẻ:
16
Khổ giấy phải đúng quy định, đủ số tờ.
b) Thu thập các tài liệu:
Bản vẽ khai triển; mẫu phiếu công nghệ tháo, lắp; bản kê các loại dụng
cụ, phương tiện tháo, lắp được trang bị.
c) Nghiên cứu bản vẽ của loại cơ cấu điều khiển cần lập phiếu công nghệ:
Xác định đặc tính các mối ghép, phương, chiều tháo, vị trí cần ghi nhớ
của các chi tiết, lựa chọn dụng cụ để tháo các mối ghép; các phương tiện kê đỡ,
nâng hạ, vận chuyển (nếu cần).
d) Quan sát thực tiễn trên máy:
Công việc này chỉ cần khi chưa hình dung được chính xác chi tiết hay cơ
cấu đã thể hiện trên bản vẽ khai triển; hoặc không gian khi tháo, lắp mà trong
bản vẽ không thể hiện.
e) Kẻ bản phiếu công nghệ theo mẫu
2. Trình tự lập các phiếu công nghệ tháo, lắp
a) Phiếu công nghệ tháo các cơ cấu điều khiển của hộp tốc độ
b) Phiếu công nghệ tháo các cơ cấu điều khiển của hộp trục chính
c) Phiếu công nghệ tháo các cơ cấu điều khiển của hộp chạy dao
d) Phiếu công nghệ tháo các cơ cấu điều khiển của hộp bàn dao
e) Phiếu công nghệ tháo các cơ cấu điều khiển khóa nòng và thân ụ động
Tất cả các chi tiết của các cơ cấu điều khiển trong các bộ phận máy phải được
tháo rời hoàn toàn.
3. Kết thúc công việc lập phiếu công nghệ tháo, lắp
- Kiểm tra và sửa chữa sai sót của các phiếu sau khi lập.
- Đóng các phiếu công nghệ thành tệp
II. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị để tháo, lắp
Địa điểm: Xưởng thực hành
Yêu cầu:
- Căn cứ vào phiếu công nghệ đã lập để đưa ra đủ và đúng các loại dụng cụ,
thiết bị, phương tiện dùng khi tháo, lắp một loại cơ cấu điều khiển.
17
- Phát hiện những sai hỏng của dụng cụ, thiết bị và xử lý các sai hỏng đó đạt
yêu cầu về quy cách và các chỉ tiêu kỹ thuật của dụng cụ, thiết bị.
- Bố trí dụng cụ đúng nơi quy định; đảm bảo thuận lợi và an toàn khi sử dụng
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:
- Phiếu công nghệ tháo, lắp đã lập
- Bản kê dụng cụ, thiết bị
- Bàn, khay đựng dụng cụ
- Xe đẩy loại nhỏ
Nguồn lực liên quan:
- Người quản lý dụng cụ, thiết bị của xưởng;
- Tài liệu phát tay về nguyên tắc sắp xếp dụng cụ tại nơi làm việc.
1. Công tác chuẩn bị
a) Thu thập các tài liệu: Gồm các phiếu công nghệ tháo, lắp đã lập
b) Lập bản kê các loại dụng cụ tháo, lắp đã xác định trong phiếu công nghệ tháo
lắp: Trong bước này phải phân hóa và đánh dấu được những dụng cụ nào dùng
chung cho các bước để tránh trường hợp đưa ra quá nhiều dụng cụ giống nhau.
c) Thu dọn và bố trí nơi để dụng cụ tháo lắp: Phải sạch sẽ, có đủ diện tích để
sắp xếp sao cho các dụng cụ đưa ra không chồng đè lên nhau.
2. Trình tự thực hiện
a) Liên hệ với người phụ trách để nhận dụng cụ, thiết bị: Biết được địa điểm,
giờ nhận.
b) Đưa phương tiện di chuyển dụng cụ đến nơi nhận
c) Nhận dụng cụ, thiết bị theo danh mục đã kê khai
d) Di chuyển dụng cụ đến nơi làm việc
e) Sắp xếp dụng cụ vào vị trí quy định; đúng nguyên tắc khoa học.
g) Kiểm tra quy cách, chất lượng của dụng cụ,thiết bị
h) Sửa chữa sai hỏng của dụng cụ, thiết bị (nếu có thể)
i) Đổi lại những dụng cụ, thiết bị hư hỏng không thể khắc phục được
k) Làm sạch dụng cụ, thiết bị trước khi sử dụng
18
3. Kết thúc công tác chuẩn bị
a) Kiểm tra lại toàn bộ dụng cụ, thiết bị đã nhận và sắp xếp vào vị trí
b) Đưa ra quyết định tiến hành công việc
19
BÀI 3: SỬA CHỮA MỘT SỐ SỰ CỐ THÔNG THƯỜNG CỦA CẦU
TRỤC
Mã bài: 33.03
Mục tiêu thực hiện:
- Nắm được những sự cố hay gặp của cẩu trục, tìm hiểu các nguyên nhân
gây sự cố đưa ra được những biện pháp khắc phục;
- Có tinh thần nghiêm túc, tự giác, cẩn thận, tỉ mỉ trong học tập.
Nội dung chính:
1. Cẩu trục, Pa lăng chuyển động lệch và không đều
2. Không nâng được vật nặng ngưỡng quá tải khi khởi động hoặc lỗi quá tải
3. Tời nâng không thể khởi động, có tiếng ù của động cơ
4. Hướng chuyển động không phù hợp với hộp điều khiển treo
5. Sự chuyển động về một hướng không vận hành được
Hoạt động 1: Học lý thuyết.
20
BÀI 4. PHƯƠNG PHÁP THÁO VÀ LÀM SẠCH CÁC CHI TIÊT MÁY
Mục tiêu:
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và phương pháp sử dụng các thiết
bị, dụng cụ dùng trong làm sạch và kiểm tra;
- Làm sạch được các chi tiết hết bụi bẩn, màng gỉ, dầu mỡ bằng các chất
liệu, thiết bị và dụng cụ được trang bị trong phân xưởng;
- Kiểm tra, xác định được các sai sót, khuyết tật hoặc hỏng của chi tiết
trong hệ thống an toàn;
- Đảm bảo công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi làm sạch;
- Có tinh thần nghiêm túc, tự giác, cẩn thận, tỉ mỉ trong học tập.
Nội dung:
1. Phương pháp tháo chi tiết máy
1.1. Phương pháp tháo mối ghép liên kết giữa các bộ phận máy
1.2. Tháo các mối ghép của bộ phận cần bảo dưỡng
1.3. Tháo rời các chi tiết của của bộ phận bảo dưỡng
2. Lập bảng kê số lượng và mã hiệu chi tiết sau khi tháo
3. Cấu tạo, nguyên lý làm việc và phương pháp sử dụng thiết bị, dụng cụ làm
sạch
3.1. Các loại dụng cụ làm sạch
3.2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc
3.3. Phương pháp sử dụng
4. Chất liệu làm sạch và phương pháp tẩy rửa chi tiết
4.1. Các loại chất liệu làm sạch
4.2. Các phương pháp tẩy, rửa chi tiết
5. Kiểm tra chi tiết sau khi làm sạch
5.1. Kiểm tra các khuyết tật, sai hỏng
5.2. Phân loại
6. Bố trí sắp xếp chi tiết tại vị trí bảo dưỡng
7. Công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi làm sạch
Hoạt động 1: Học lý thuyết:
21
I. Cấu tạo, nguyên lý làm việc và phương pháp sử dụng thiết bị, chất liệu
làm sạch
1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị làm sạch thường dùng
a) Thiết bị làm sạch:
Trong một số trường hợp, do máy, thiết bị để lâu ngày; các chi tiết bị tạo
thành màng ôxýt sắt bao bọc bên ngoài đo đó ta phải làm sạch màng ôxýt sắt đó.
Thiết bị và dụng cụ làm sạch thường dùng cho người thợ sửa chữa máy là:
- Máy cầm tay chạy bằng khí nén: (H 17)
Có cấu tạo bên ngoài như máy khoan
cầm tay; phía trong có động cơ khí nén. Nguồn
khí nén lấy từ hệ thống khí nén của nhà máy
(nếu có) hoặc từ bình nén khí lưu động. Dụng
cụ làm sạch là bánh chải có các sợi kim loại có
Hình 17: Máy mài cầm tay
đường kính từ 0,5 đến 0,7mm. Bánh chải được
lắp vào đầu trục của máy nhờ bầu cặp; chi tiết
cần làm sạch được gá lên hai mũi tâm của thiết bị gá chuyên dùng tại xưởng
hoặc trên êtô của bàn nguội.
Khi mở máy chạy đủ tốc độ quy định ta tỳ nhẹ lực và di chuyển cho bánh
chải qua lại trên vùng có màng ôxýt sắt bao bọc trên chi tiết.
b) Thùng rửa chi tiết: (hình 18) 2
3
Cấu tạo:
1 - Thùng chứa chất liệu rửa chi tiết
4 6
2 - Hệ thống ống dẫn
5 CT CT CT CT
3 - Các Van xả (tay khóa)
4 - Động cơ điện xoay chiều
7
5 - Bơm chất lỏng (loại bơm 1
bánh răng hoặc cánh gạt)
6 - Ngăn rửa Hình 18: Thùng rửa chi tiết
7 - Lưới lọc
Nguyên lý làm việc:
22
Chất liệu làm sạch là chất lỏng được đổ vào ngăn (a) có lắp bơm đạt mức
2/3 chiều cao của lòng thùng; chi tiết cần rửa sắp xếp trên dàn (a) của thùng
chứa sao cho khoảng cách giữa các chi tiết là 30mm đến 50mm; vị trí đặt chi tiết
trên dàn (a) chỉ được phép nằm trong khoảng có lỗ phun của ống dẫn.Trước khi
mở máy phải đậy nắp thùng lại.
Đóng công tắc điện cho bơm làm việc ổn định vận tốc và từ từ mở van xả
theo thứ tự từ hai phía của các ống dẫn gắn trên thành thùng và nắp thùng. Chất
lỏng sẽ phun ra từ các lỗ của ống dẫn với vận tốc khoảng 100m/giây nhờ vậy bụi
bẩn và dầu mỡ bôi trơn lâu ngày bị phân hủy và kết dính trên bề mặt của chi tiết
sẽ được làm sạch. Chất lỏng sau khi làm sạch chi tiết được dẫn về ngăn (b) của
thùng chứa thông qua màng lọc tinh chảy vào ngăn (a); cặn bẩn nằm lại ngăn (b)
của thùng chứa, do đó cứ sau 10 lần rửa chi tiết ta phải dọn sạch ngăn (b) một
lần.
Để chi tiết được tẩy rửa toàn phần, sau khi mở van lần thứ nhất ta tắt động
cơ của bơm và mở nắp thùng để xoay chi tiết đi một góc 180 rồi tiếp tục phun
lần thứ hai. Sau khi đã rửa xong phải để nguyên chi tiết trong thùng khoảng 5
phút cho chất liệu trên chi tiết chảy hết mới lấy chi tiết ra.
c) Chất liệu dùng để tẩy rửa chi tiết:
Ta có thể sử dụng bảng dưới đây để chọn chất liệu khi rửa chi tiết của cơ
cấu điều khiển cho phù hợp với vật liệu chế tạo của chi tiết.
Thành phần dung dịch và chế độ làm việc của dung dịch tẩy dầu hóa học.
Kim loại tẩy Thành phần dung dịch (g/l) Nhiệt Thời
o gian
dầu mỡ Na OH Na2CO3 Na3PO4. Na2SiO3 độ c
12H2O
Kim loại đen 20 - 60 20 - 30 10 - 20 5 - 10 80 - 90 20 - 40
Đồng và hợp
kim đồng 10 - 15 50 - 60 50 - 60 3 - 5 80 - 90 20 - 40
Nhôm kẽm
chì
20 - 25 20 - 25 5 -10
Hoạt động 2: Thực hành:
I. Làm sạch chi tiết
23
Địa điểm: Xưởng thực hành
Yêu cầu: Làm sạch các màng ôxýt sắt có trên bề mặt của các chi tiết của cơ cấu
điều khiển bằng bánh chải và máy cầm tay chạy bằng khí nén.
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:
- Máy cầm tay chạy bằng khí nén; bình khí nén
- Bánh chải
- Bàn nguội, êtô
Nguồn lực liên quan:
- Bản chỉ dẫn sử dụng máy cầm tay chạy bằng khí nén
- Tài liệu phát tay về an toàn khi làmm sạch chi tiết bằng bánh chải kim loại
1. Điều kiện an toàn
- Chi tiết cần làm sạch phải gá lắp chắc chắn lên thiết bị gá kẹp
- Khi làm sạch phải đeo khẩu trang, găng tay
- Vị trí làm sạch phải bố trí ở cuối hướng gió để không ảnh hưởng đến người
khác
2. Công tác chuẩn bị
a) Gá lắp chi tiết lên êtô
b) Lắp ống nối dẫn khí nén của máy vào bình khí nén
c) Gá lắp bánh chải vào máy
d) chạy thử máy làm sạch
3. Trình tự làm sạch
a) Làm sạch màng ôxýt sắt trên các chi tiết trong cơ cấu điều khiển của hộp tốc
độ.
b) Làm sạch màng ôxýt sắt trên các chi tiết trong cơ cấu điều khiển của hộp
chạy dao. Các chi tiết sau khi đã được làm sạch hết các màng ôxýt sắt phải được
bố trí theo cơ cấu và đúng vị trí quy định để thuận lợi cho công việc tẩy rửa dầu
mỡ.
II. Rửa các chi tiết của hệ thống điều khiển
Địa điểm: Xưởng thực hành
24
Yêu cầu: Chọn đúng loại chất liệu dùng rửa sạch dầu, mỡ bám trên các chi tiết
của hệ thống điều khiển bằng thùng rửa thông dụng đảm bảo yêu các chi tiết
không còn dầu, mỡ bám trên bề mặt.
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:
- Thùng rửa
- Chất liệu rửa dầu mỡ
Nguồn lực liên quan:
- Bản chỉ dẫn sử dụng thùng rửa
- Tài liệu phát tay về vật liệu chế tạo các chi tiết
1. Điều kiện an toàn
a) Khi rửa chi tiết phải deo găng tay cao su; khẩu trang
b) Nắp thùng phải kiểm tra đảm bảo kín khít để không có sự văng té dầu ra
ngoài
c) Sau mỗi lần rửa, tắt bơm và để khoảng 5 phút để dầu trên chi tiết và thành
thùng ngưng đọng hết về khoang chứa mới lấy chi tiết ra.
2. Công tác chuẩn bị
Kiểm tra thùng rửa: Nắp thùng phải đảm bảo kín khít; các van xả ở vị trí
không làm việc. Kiểm tra bơm và công tắc điện: Bơm làm việc đúng chiều quay,
không có tiếng ồn. Đổ chất liệu đã chọn vào ngăn chứa: Đảm bảo lượng chất
lỏng làm sạch chiếm 2/3 thể tích ngăn chứa.
3. Trình tự thực hiện
a) Rửa các chi tiết của cơ cấu điều khiển hộp tốc độ
- Sắp xếp các chi tiết vào dàn rửa của thùng: khoảng cách giữa các chi tiết là
30mm.
- Đậy nắp thùng: Cài mấu giữ nắp thùng vào thân thùng.
- Mở bơm: Đóng công tắc động cơ điện cho bơm làm việc đạt vòng quay ổn
định
- Mở van xả: Thứ tự mở các van phía trước; tiếp tục mở van phía sau và van
phía trên của nắp thùng; mỗi van mở trong khoảng 30 - 40 giây rồi đóng lại mới
mở van tiếp theo.
25
- Xoay chi tiết ở vị trí rửa thứ hai: Sau khi phun rửa lần thứ nhất ta tắt động cơ
điện để ngừng hoạt động của bơm trong vòng 5 phút; sau đó mở nắp thùng và
xoay chi tiết đi một góc 1800 để rửa lần thứ hai.
- Lấy chi tiết ra: Các chi tiết rửa xong được lấy ra để vào nơi quy định.
b) Các chi tiết của cơ cấu điều khiển hộp chạy dao
Trình tự thực hiện các bước giống như khi rửa các chi tiết của cơ cấu điều
khiển hộp tốc độ.
c) Kết thúc công việc rửa: Sau khi rửa xong phải kiểm tra xem còn có những chi
tiết nào chưa sạch vì màng dầu, mỡ bám quá chắc ta dùng mũi cạo để tẩy và rửa
lại bằng tay.
III. Thổi khô chi tiết
Địa điểm: Xưởng thực hành
Yêu cầu: Thổi khô các chi tiết của hệ thống điều khiển bằng khí nén đạt yêu
cầu không còn chất liệu làm sạch bám trên chi tiết.
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:
- Máy cầm tay chạy bằng khí nén; bình khí nén
- Bàn sửa chữa
- Khay để chi tiết
Nguồn lực liên quan:
- Bảng chỉ dẫn sử dụng máy nén khí
- Tranh an toàn khi thổi khô chi tết bằng khí nén
1. Điều kiện an toàn
a) Vị trí thổi khô chi tiết bằng khí nén phải đúng nơi quy định; không được
hướng thổi về phía có người.
b) Căn cứ vào độ lớn của chi tiết để bố trí cách thổi cho phù hợp; không làm
cho chi tiết va đập vào nhau trong khi thổi.
c) Kết thúc việc thổi phải đóng van xả mới di chuyển hướng thổi (không được
cầm vòi khí nén quay quanh trong không gian làm việc).
2. Công tác chuẩn bị
26
a) Kiểm tra nơi thổi bằng khí nén: Phải đảm bảo khô ráo, không có người làm
việc phía trước hướng thổi.
b) Kiểm tra máy và bình khí nén: Dây dẫn từ bình đến vị trí thổi phải đủ; áp
suất trog bình nén khí phải đủ áp quy định.
3. Trình tự thực hiện
a) Thổi khô các chi tiết của cơ cấu điều khiển hộp tốc độ
- Sắp xếp các chi tiết vào vị trí để thổi khí nén
- Điều chỉnh áp suất cần để thổi khô các chi tiết
- Thổi kho các chi tiết
- Tắt máy thổi khí nén
- Lấy các chi tiết ra khỏi vị trí thổi và để vào nơi quy định
b) Thổi khô các chi tiết của cơ cấu điều khiển hộp chạy dao
Trình tự thực hiện như khi thổi khô các chi tiết của cơ cấu điều khiển hộp tốc
độ.
c) Kết thúc công việc thổi khô chi tiết: Các chi tiết sua khi đã được thổi khô
phải kiểm tra lần cuối sao cho trên bề mặt không còn bụi bẩn, ẩm ướt; Nếu có
phải dùng dẻ khô lau sạch và chuyển đến vị trí để kiểm tra.
IV. Kiểm tra chất lượng chi tiết
Địa điểm: Xưởng thực hành
Yêu cầu: Kiểm tra các chi tiết của hệ thống điều khiển; xác định mức độ sai
hỏng và phân loại ra các dạng: Những chi tiết dùng lại; những chi tiết phải thay
thế; những chi tiết cần bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ.
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:
- Bàn sửa chữa
- Khay đựng chi tiết
- Thước cặp 1/20; Panme
- Giẻ lau
- Dầu công nghiệp
Nguồn lực liên quan:
27
- Tài liệu phát tay về các chỉ tiêu kỹ thuật của chi tiết
- Giấy bút ghi chép các thông số kiểm tra
1. Điều kiện an toàn
a) Các dụng cụ đo trước khi đo kiểm phải dùng dẻ lau sạch bề mặt tiếp xúc với
chi tiết.
b) Trong quá trình đo không được làm rơi hay va chạm mạnh vào dụng cụ đo.
2. Công tác chuẩn bị
a) Chuẩn bị dụng cụ đo: Nhận đủ các loại dụng cụ đo cần thiết để kiểm tra chi
tiết.
b) Chuẩn bị giấy bút ghi chép kết quả đo.
c) Đọc và ghi nhớ các chỉ tiêu kỹ thuật của chi tiết cần kiểm tra: Sai lệch kích
thước, độ không song song, độ không vuông góc cho phép.v.v.
3. Trình tự thực hiện
a) Kiểm tra các chi tiết của cơ cấu điều khiển hộp tốc độ
b) Kiểm tra các chi tiết của cơ cấu điều khiển hộp chạy dao
c) So sánh các kết quả kiểm tra với chỉ tiêu kỹ thuật của chi tiết
c) Phân loại chi tiết: Những chi tiết dùng lại; những chi tiết phải thay thế; những
chi tiết cần bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ.
4. Kết thúc công việc kiểm tra
Sau khi kiểm tra và phân loại xong phải sắp xếp các chi tiết vào các khay
đựng quy định để thuận tiện cho các công việc bảo dưỡng và sửa chữa tiếp theo.
Bài tập bổ trợ: Làm sạch các chi tiết của cơ cấu điều khiển hộp chạy dao
máy phay P82
Thời gian thực hiện: 2 giờ
Yêu cầu:
- Làm sạch các màng ôxýt sắt; dầu mỡ có trên các chi tiết của cơ cấu điều
khiển hộp chạy dao máy phay P82.
- Củng cố kỹ năng sử dụng thiết bị rửa và thổi khô chi tiết
28
BÀI 5: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA VÀ CHUẨN BỊ CHI TIẾT THAY THẾ
Mục tiêu:
- Lựa chọn phương án công nghệ để bảo dưỡng, sửa chữa chi tiết phù hợp
với điều kiện của phân xưởng;
- Bảo dưỡng, sửa chữa những sai hỏng của chi tiết đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật;
- Lựa chọn chi tiết thay thế đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Đảm bảo công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi bảo dưỡng, sửa
chữa;
- Có tinh thần nghiêm túc, tự giác, cẩn thận, tỉ mỉ trong học tập.
Nội dung:
1. Các phương pháp công nghệ thường áp dụng cho sửa chữa chi tiết
2. Bảo dưỡng các chi tiết trong hệ thống
3. Sửa chữa các chi tiết bị hỏng
4. Lựa chọn chi tiết thay thế đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật
5. Công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi bảo dưỡng, sửa chữa chi tiết
Hoạt động 1: Học lý thuyết.
Các phương pháp công nghệ áp dụng cho bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ chi
tiết
I. Các phương pháp gia công cơ khí
1. Phương pháp công nghệ tiện
a) Khả năng của của phương phá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_bao_duong_may_nang_chuyen.pdf