Giáo trình Bảo dưỡng kỹ thuật gầm và thiết bị công tác máy rải (Trình độ Trung cấp)

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN:BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT GẦM VÀ THIẾT BỊ CÔNG TÁC MÁY RẢI NGHỀ:VẬN HÀNH MÁY RẢI THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày.tháng.năm 2017 của Trường cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, năm 2018 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo v

docx75 trang | Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 53 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng kỹ thuật gầm và thiết bị công tác máy rải (Trình độ Trung cấp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập theo xu hướng phát triển của đất nước, trên cơ sở chương trình khung đào tạo đã được ban hành tập thể giáo viên khoa Máy thi công – Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình với kinh nghiệm giảng dạy, kết hợp các tài liệu trong và ngoài trường đã biên soạn nội dung giáo trình mô đun: Bảo dưỡng kỹ thuật gầm và thiết bị công tác máy rải. Nội dung của giáo trình đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung đã được giảng dạy ở trường, kết hợp với những nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giáo trình được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, bổ sung các kiến thức mới và đề cập những nội dung cơ bản, cốt yếu nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết về bảo dưỡng kỹ thuật gầm và thiết bị công tác máy rải phục vụ cho việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện tay nghề để ứng dụng vào sản xuất. Trong quá trình biên soạn bài giảng, các tác giả đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của bạn đọc và các nhà chuyên môn để những nội dung giáo trình được biên soạn tiếp hoặc lần tái bản sau có chất lượng tốt hơn. Xin ch©n thµnh c¸m ¬n! Tam Điệp, ngày 9 tháng 6 năm 2018 Tham gia biên soạn Chủ biên Phạm Ngọc Hoàn Nguyễn Xuân Nam Phan Văn Uyên MỤC LỤC TRANG 1. Tuyên bố bản quyền 1 2. Lời giới thiệu 2 3. Mục lục 3 4. Chương trình mô đun 4 5. Bài 1. Bảo dưỡng hệ thống truyền lực máy rải thi công mặt đường 4 6. Bài 2: Bảo dưỡng hệ thống lái máy rải thi công mặt đường 42 7. Bài 3: Bảo dưỡng hệ thống phanh máy rải thi công mặt đường 47 8. Bài 4: Bảo dưỡng hệ thống di chuyển máy rải thi công mặt đường 55 9. Bài 5: Bảo dưỡng thiết bị công tác máy rải thi công mặt đường 65 10. Tài liệu tham khảo 73 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Bảo dưỡng kỹ thuật gầm và thiết bị công tác máy rải Mã mô đun: MĐ 18 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Mô đun nằm trong chương trình đào trung cấp– nghề Vận hành máy rải thi công mặt đường, mô đun được học song song với các môn học và các mô đun: MĐ 14; MĐ 15;MĐ 16; MĐ 17; MĐ 19; MĐ 20. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Mục tiêu của môn học/mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống truyền lực, hệ thống lái, hệ thống phanh, hệ thống di chuyển và thiết bị công tác máy rải thi công mặt đường; + Trình bày được nội dung và quy trình bảo dưỡng hệ thống truyền lực, hệ thống lái, hệ thống phanh, hệ thống di chuyển và thiết bị công tác máy rải thi công mặt đường. - Kỹ năng: + Kiểm tra, bảo dưỡng được hệ thống truyền lực, hệ thống lái, hệ thống phanh, hệ thống di chuyển và thiết bị công tác máy rải thi công mặt đường; + Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra và bảo dưỡng; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chấp hành đúng nội quy, quy định về công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp. Nội dung của mô đun: BÀI 1: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC MÁY RẢI THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG Mã Bài: 1. MĐ 18-1 Giới thiệu: Ở bài này người thợ biết được quy trình bảo dưỡng các bộ phận và kiểm tra, bảo dưỡng được các bộ phận trong hệ thống truyền lực máy rải thi công mặt đường đúng yêu cầu kỹ thuật . Mục tiêu: - Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các bộ phận trong hệ thống truyền lực máy rải thi công mặt đường; - Trình bày được nội dung và quy trình bảo dưỡng các bộ phận trong hệ thống truyền lực máy rải thi công mặt đường; - Kiểm tra, bảo dưỡng được các bộ phận trong hệ thống truyền lực máy rải thi công mặt đường đúng yêu cầu kỹ thuật; - Sử dụng thành thạo, hợp lý các dụng cụ kiểm tra và bảo dưỡng; - Bố trí vị trí làm việc hợp lý, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp. Nội dung chính: 1. Nhiệm vụ, yêu cầu của các bộ phận trong hệ thống truyền động 1.1. Nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống truyền lực Truyền động lực của động cơ đến cơ cấu di chuyển và các bộ phận công tác như băng tải, vít xoắn đồng thời thay đổi hướng chuyển động, tốc độ, lực kéo cho phù hợp với điều kiện làm việc của máy. 1.2. Yêu cầu của các bộ phận trong hệ thống truyền lực - Làm việc chắc chắn, an toàn và có thể truyền được mô men xoắn lớn nhất - Truyền động lực phải nhẹ nhàng, êm dịu và không gây va đập trong hệ thống truyền lực - Kết cấu đơn giản, gọn nhẹ, dễ điều khiển, chăm sóc, điều chỉnh, sửa chữa và thay thế. 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống truyền lực 2.1. Ly hợp a. Công dụng. Bộ ly hợp là một cơ cấu của hệ thống truyền máy lực, dùng để truyền mômen quay từ động cơ đến trục sơ cấp của hộp số, cho phép cắt nhanh động cơ ra khỏi hệ truyền lực và nối chúng một cách êm dịu. Bộ ly hợp như một bộ phận an toàn ngăn ngừa hệ truyền lực khỏi bị quá tải, nó có thể cắt sự truyền dẫn khi mômen truyền tăng quá mức quy định. b. Phân loại. * Theo cách truyền mômen xoắn có thể phân ly hợp ra thành 3 loại sau : - ly hợp ma sát, nguyên tắc của loại này là dùng lực ma sát phát sinh khi chi tiết tiếp xúc với nhau để truyền mômen quay của động cơ. Trong loại ly hợp ma sát này có sử dụng loại một đĩa, hai đĩa và nhiều đĩa (bề mặt ma sát là dạng đĩa), loại có lò xo nén biên, loại có lò xo nén trung tâm. - ly hợp thủy lực : có loại thủy động và loại thủy tĩnh. - ly hợp điện từ hoạt động theo nguyên lý nam châm điện * Theo cơ cấu điều khiển ly hợp có thể phân ra làm 3 loại sau : - ly hợp có cơ cấu điều khiển loại cơ học với lò xo trợ lực - ly hợp có cơ cấu điều khiển loại cơ học với trợ lực thủy lực - ly hợp có cơ cấu điều khiển loại cơ học với trợ lực hơi (khí nén) Hiện nay trên máy rải được sử dụng nhiều hơn cả là ly hợp loại ma sát đĩa (phần chủ động và phần bị động đều là dạng đĩa). Loại này có kết cấu đơn giản, thuận tiện trong quá trình sử dụng và sửa chữa, chuyển số êm dịu, mômen quán tính phần bị động nhỏ, cho phép tăng mômen truyền từ động cơ bằng việc tăng số lượng đĩa ma sát (sử dụng ly hợp nhiều đĩa) * Theo phương pháp ép các đĩa ly hợp lại với nhau ta có loại ép bằng lò xo, ép bằng lực ly tâm, kiểu phối hợp. Đối với loại ly hợp có cơ cấu ép ly tâm thì việc ép các đĩa được tiến hành nhờ lực ly tâm của phần có khối lượng chuyển động quay. c. Cấu tạo Gồm 3 phần: Hình 1.1 Ly hợp ma sát kiểu thường đóng 1. Trục khuỷu; 2- Bánh đà; 3- Đĩa ma sát bị động; 4- Đĩa ép; 5; 6- Vỏ ly hợp; 7- Chốt kéo; 8- Giá đỡ đòn mở; 9- Đòn mở; 10- Ống trượt; 11- Trục ly hợp; 12- Bàn đạp ly hợp; 13, 14- Đòn dẫn động; 15, 16- Lò xo; 17- Chốt dẫn hướng; 18- Ổ bi: Phần chủ động gồm bánh đà (2), vỏ ly hợp (6), đĩa ép (4), đòn mở (9) và các lò xo (16). Khi ly hợp mở hoàn toàn thì các chi tiết của phần chủ động sẽ quay cùng với bánh đà. Phần bị động gồm đĩa ma sát bị động (3), trục ly hợp (11). Khi mở ly hợp hoàn toàn thì các chi tiết của phần bị động sẽ đứng yên. Phần điều khiển gồm bàn đạp ly hợp (12), các đòn truyền động (13,14) và vòng bi tỳ (10). d. Nguyên lý làm việc Khi ly hợp ở trạng thái đóng: Bàn đạp ly hợp ở vị trí tự do các lò xo (16) ép đĩa ép và đĩa ma sát vào bánh đà, nhờ lực ma sát các chi tiết chủ động và bị động của ly hợp quay cùng với bánh đà và truyền chuyển động quay đến truyền động chính của Máy rải. Khi mở ly hợp: Ta tác dụng một lực vào bàn đạp ly hợp, qua hệ thống đòn dẫn động thông qua ổ bi tỳ kéo đĩa ép (4) ra phía ngoài, bề mặt tiếp xúc giữa các đĩa được tách ra. Lúc này các chi tiết chủ động vẫn quay cùng với bánh đà, còn các chi tiết bị động dừng lại. Khi ta nhả bàn đạp ly hợp ra thì ly hợp lại trở về trạng thái đóng. 2.1.2. Những hư hỏng thường gặp của ly hợp ma sát a. Ly hợp bị trượt Hiện tượng ly hợp bị trượt là khi động cơ làm việc bình thường nhưng máy yếu tăng tốc chậm, rung giật (đặc biệt là khi lên dốc hoặc quá tải). Khi đó mô men xoắn từ trục khuỷu động cơ sẽ không truyền hoàn toàn cho các bánh chủ động. Nguyên nhân ly hợp bị trượt có thể là: Tấm ma sát của đĩa bị động bị mòn, trai cứng bề mặt làm việc. Nếu tấm ma sát bị mài mòn ít thì khắc phục bằng cách điều chỉnh lại hành trình của bàn đạp ly hợp, còn nếu tấm ma sát bị mòn nhiều thì phải thay mới. Khoảng hành trình tự do của bàn đạp ly hợp nhỏ do đó đĩa ép không ép hoàn toàn vào đĩa ma sát, vậy để khắc phục hiện tượng này cần kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp. b. Ly hợp ngắt không hoàn toàn Khi ta đạp hết bàn đạp ly hợp nhưng vào số vẫn khó khăn và kèm theo tiếng va đập mạnh của các bánh răng trong hộp số, qua đó chứng tỏ ly hợp không cắt hoàn toàn. Đĩa ma sát bị động của ly hợp vẫn tiếp tục quay theo bánh đà. Hư hỏng này của ly hợp có thể do những nguyên nhân sau: Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp lớn, tức là khe hở giữa bạc mở và đầu các đòn mở lớn. Khắc phục bằng cách điều chỉnh lại hành trình bàn đạp ly hợp. Đĩa ma sát bị cong vênh hoặc bị lệch, hư hỏng này thường phát sinh khi bộ ly hợp quá nóng sau khi nó bị trượt và cách khắc phục bằng cách thay mới. Tấm ma sát đĩa ly hợp bị vỡ sẽ gây ra hiện tượng kẹt giữa đĩa ma sát và bánh đà, khiến cho bộ ly hợp ngắt không hoàn toàn, cần phải tháo bộ ly hợp để thay thế bố của đĩa ma sát. 2.1.3. Điều chỉnh hành trình tự do ly hợp chính 2.1.3.1. Lý thuyết liên quan a. Điều chỉnh khe hở đĩa ép Đóng ly hợp, quay trục ly hợp để 3 vít điều chỉnh lần lượt quay ra cửa sổ vỏ ly hợp. Nới đai ốc hãm, vặn chặt vít điều chỉnh vào sau đó nới ra 1-1,5 vòng rồi siết đai ốc hãm lại b. Kiểm tra điều chỉnh hành trình ổ bi ép - Mở cửa sổ vỏ ly hợp, đưa cần điều khiển ly hợp từ vị trí nối đến vị trí ngắt, đo hành trình dịch chuyển của ổ bi ép. Hành trình dịch chuyển của ổ bi ép tiêu chuẩn từ 22-24mm. Nếu không đúng phải tiến hành điều chỉnh bằng cách thay đổi chiều dài thanh kéo. Bằng cách nới đai ốc hãm trên thanh kéo, vặn thanh kéo để thay đổi chiều dài sau đó khóa đai ốc hãm lại. 2.1.3.2. Trình tự điều chỉnh hành trình tự do ly hợp chính máy rải STT Tên thao tác Dụng cụ, thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ thuật I Điều chỉnh khe hở đĩa ép 1 Tháo nắp đậy khoang ly hợp Clê, khẩu Tháo lần lượt các bu lông nắp đậy khoang ly hợp 2 Tháo cửa sổ vỏ ly hợp Cờ lê tròng, khẩu Không làm biến dạng các chi tiết 3 Quay trục ly hợp cho vít điều chỉnh ra tới cửa sổ vỏ ly hợp Tay đòn Không làm biến dạng các chi tiết 4 Điều chỉnh khe hở đĩa ép Clê, tuốc lơ vít Phải điều chỉnh cả 3 vít giống nhau II Điều chỉnh hành trình ổ bi ép 1 Kiểm tra hành trình ổ bi ép Thước thẳng Đo hành trình phải chính xác 2 Điều chỉnh chiều dài thanh kéo Clê Chính xác 3 Kiểm tra hành trình tự do của cần điều khiển ly hợp Thước thẳng Hành trình tự do của cần ly hợp trong khoảng từ 3-5cm * Những sai phạm thường gặp, nguyên nhân, biện pháp phòng tránh Stt Sai phạm Nguyên nhân Cách phòng tránh 1 Ly hợp cắt không hoàn toàn - Điều chỉnh các vít không giống nhau - Hành trình tự do củ ly hợp quá nhỏ - Chú ý khi siết và nới cả 3 vít chỉnh phải giống nhau - Điều chỉnh hành trình tự do đúng với yêu cầu kỹ thuật * Kết thúc công việc - Nổ máy, đạp cắt ly hợp để gài số, nếu gài số nhẹ nhàng không phát ra tiếng kêu ở hộp số là tốt - Gài số, đóng ly hợp đồng thời đạp cả hai phanh, nếu chết máy là tốt, nếu máy không bị tắt là ly hợp bị trượt. - Thu dọn dụng cụ đồ nghề, vệ sinh khu vực làm việc TÓM TẮT TRÌNH TỰ THỰC HIỆN Stt Tên các bước công việc Dụng cụ, thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ thuật Những chú ý về an toàn lao động 1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư - Đúng chủng loại - Đủ số lượng - Trang bị bảo hộ lao động 2 Tháo, lắp, kiểm tra ly hợp chính Khẩu, clê, ba lăng xích, tuốc lơ vít, giẻ sạch, đĩa ma sát thay thế Không làm biến dạng các chi tiết - Chú ý: cụm ly hợp có khối lượng lớn nên khi tháo lắp phải sử dụng ba lăng xích để nâng hạ, tránh bị kẹt tay - Không để dầu bôi trơn vương vãi trên khu vực luyện tập 3 Điều chỉnh hành trình tự do cần điều khiển ly hợp chính Khẩu, clê tròng, tuốc lơ vít, thước thẳng - Điều chỉnh 3 vít chỉnh khe hở đĩa ép phải giống nhau - Hành trình tự do cần điều khiển bàn đạp ly hợp nằm trong khoảng 2-3cm - Không để dầu bôi trơn vương vãi trên khu vực luyện tập - Khi quay trục ly hợp chú ý không để bị kẹt tay 4 Kết thúc công việc Giẻ sạch, chổi dễ - Đánh giá được tình trạng kỹ thuật ly hợp sau bảo dưỡng - Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ, đồ nghề và khu vực làm việc Đảm bảo an toàn 2.2. Hộp số 2.2.1. Lý thuyết liên quan 2.2.1.1. Giới thiệu chung về hộp số a. Tác dụng - Truyền hoặc cắt động lực từ ly hợp chính hoặc từ động cơ thuỷ lực đến cầu chủ động. - Thay đổi tỷ số truyền để thay đổi tốc độ, mô men và chiều chuyển động. b. Yêu cầu - Hiệu suất truyền động phải lớn, tổn thất công suất ở các ổ đỡ của các trục hộp số và sự ăn khớp của các bánh răng phải nhỏ. - Tỷ số truyền động của hộp số phải phù hợp với công suất của động cơ và điều kiện làm việc của máy. - Điều khiển ra, vào số phải nhẹ nhành êm dịu. - Trong quá trình làm việc của hộp số không có hiên tượng tự nhảy số. - Kết cấu đơn giản, gọn nhẹ, dễ điều khiển, chăm sóc điều chỉnh, sửa chữa và thay thế. c. Phân loại hộp số * Theo phương pháp thay đổi tỷ số truyền: - Hộp số có cấp - Hộp số vô cấp * Theo số trục chính: - Hộp số hai trục: Một trục sơ cấp và một trục thứ cấp - Hộp số ba trục: Một trục sơ cấp, một trục thứ cấp và một trục trung gian. - Hộp số bốn trục: Một trục sơ cấp, hai trục thứ cấp và một trục trung gian. * Theo kết cấu bánh răng: - Hộp số bánh răng thẳng: Dùng bánh răng trụ, răng thẳng. - Hộp số bánh răng nghiêng: Dùng các bánh răng trụ, răng nghiêng * Theo cách điều khiển - Hộp số cơ khí: Điều khiển bằng cơ học. - Hộp số cơ khí thuỷ lực: Điều khiển bằng thuỷ lực. d. Cấu tạo và nguyên lý làm việc chung * Cấu tạo chung - Vỏ hộp số. - Các trục hộp số: + Trục sơ cấp + Trục thứ cấp + Trục trung gian - Các bánh răng: + Bánh răng cố định trên trục + Bánh răng di trượt trên trục + Bánh răng quay trơn trên trục - Cơ cấu điều khiển hộp số: + Cơ cấu gài số + Cơ cấu khoá, hãm số. Hình 1.2 Hộp số cơ khí - Kết cấu hộp số: 1,3,13- Nửa khớp bánh răng 2,4,6,8,11- Các bánh răng 5- Mô tơ thủy lực - trục vào của hộp số 9 – trục trung gian 7- Trục sơ cấp; 12 – Trục thứ cấp hộp số 14 – vỏ hộp số. Nguyên lý làm việc của hộp số là sự gài khớp của các cặp bánh răng có số răng khác nhau, mỗi cặp bánh răng cho ta một tỷ số truyền khác nhau. Hộp số dùng để truyền chuyển động và thay đổi mô men từ động cơ hoặc mô tơ thủy lực đến cầu trước và cầu sau của Máy rải đủ để thắng lực cản của Máy rải thay đổi khá nhiều trong quá trình di chuyển. Tất cả các thành phần truyền động răng đều nằm trong vỏ bằng thép (14), trên vỏ có các lỗ để liên kết cố định hộp lên dầm ngang của khung di chuyển bằng các chốt. Khi bánh răng gài số (3) ăn khớp với bánh răng (8) thì chúng ta có tốc độ di chuyển thứ nhất của máy (tốc độ thấp), các bánh răng và trục bánh răng (6 – 4; 7 – 8; 9 – 11) là các thành phần của truyền động quay từ động cơ hoặc mô tơ thủy lực. Nếu bánh răng gài số (3) ăn khớp với bánh răng (2) thì chúng ta có tốc độ di chuyển thứ hai của máy (tốc độ cao). 2.2.1.2. Hộp số máy rải NIGATA NF 130V * Cấu tạo (hình 1.3) Hình 1.3 Hộp số máy rải NIGATA NF 130V 1. Vỏ hộp số 2. Trục trung gian 3. Bánh răng 4. Vòng bi 5. Đệm 6, 8. Vành chặn dầu 7. Bánh răng côn 9. Trục đảo chiều 10. Bu lông xả dầu 11. Trục sơ cấp 12. Khớp nối * Cơ cấu gài số (hình 1.4) Hình 1.4. Cơ cấu gài số 1. Cần số 2. Cơ cấu chuyển tiếp cần bẩy số 3. Lò xo 4. Trục khóa số 5. Càng gạt số 5 6. Càng gạt chuyển số cho số 3 và số 4 7. Càng gạt chuyển số cho số 1 và số 2 8. Càng gạt đảo chiều * Cơ cấu khóa (cơ cấu an toàn – hình 1.5) Cơ cấu khóa số bao gồm: trục khóa số. Pít tông khóa. Lò xo khóa. Trục càng gạt. Càng gạt. Hình 1.5. Cơ cấu gài số * Cơ cấu điều khiển (hình 1.6). Hình 1.6. Cơ cấu điều khiểm 1. Cần số 2. Cần tiến lùi (cần đảo chiều) 3. Giá đỡ cần số 4. Phanh tay N. Vị trí trung gian R. Vị trí số lùi F. Vị trí số tiến * Nguyên lý làm việc - Số 0 (hình 1.7) Bánh răng (A) của trục sơ cấp liên tục ăn khớp với bánh răng (G) trên trục số lùi. Khi trục sơ cấp quay, Trục đảo chiều quay theo hướng ngược lại với trục sơ cấp. Tuy nhiên, trục thứ cấp không quay, vì các bánh răng trên trục chính thứ cấp không ăn khớp với những bánh răng trên trục đảo chiều và trục trung gian. Hình 1.7 - Số 1 tiến Khi đưa cần số vào cửa số 1, đồng thời đẩy cần đảo chiều ở vị trí tiến. Thông qua cơ cấu điều khiển trượt bánh răng (J) của trục trung gian về phía trước ăn khớp với bánh răng (A) của trục sơ cấp đồng thới bánh răng (0) gài khớp với bánh răng F của trục thứ cấp. Mô mem quay từ động cơ truyền qua trục sơ cấp đến bánh răng (A) →(J) →(0) →(F) đến trục thứ cấp. Trục thứ cấp quay cùng chiều với trục sơ cấp. Máy chuyển động tiến Hình 1.8 * Số 1 lùi Ở vị trí cửa số 1 tiến nếu gạt cần đảo chiều sang vị trí lùi sẽ làm cho bánh răng H trên trục số lùi ăn khớp với bánh răng K trên trục trung gian. Mô men quay được truyền từ trục sơ cấp đến bánh răng (A) →(G) →(H) →(K) → (0) →(F) làm cho trục thứ cấp quay ngược chiều với chiều quay của trục sơ cấp. Tạo nên chuyển động lùi của máy. Hình 1.8 Tương tự như vậy với các số còn lại Số 2 tiến: Đường truyền công suất: (A) →(J) →(N) →(D) Số 2 lùi: Đường truyền công suất: (A) →(G) →(H) →(K) →(N) →(D) Số 3 tiến: Đường truyền công suất: (A) →(J) →(M) →(C) Số 3 lùi: Đường truyền công suất: (A) →(G) →(H) →(K) →(M) →(C) Số 4 tiến: Đường truyền công suất: (A) →(J) →(L) →(B) Số 4 lùi: Đường truyền công suất: (A) →(G) →(H) →(K) →(L) →(B) Số 5 tiến: Đường truyền công suất: (A) →(G) →(I) →(E) 2.2.2. Những hư hỏng thường gặp của hộp số a. Hộp số phát ra tiếng kêu - Nguyên nhân: + Khe hở giữa các bánh răng, giữa bánh răng với trục then hoa quá lớn - Hậu quả: + Khó sang số + Phát ra tiếng ồn + Gây hư hỏng các chi tiết khác b. Hộp số phát ra tiếng ồn ở số vị trí số 0 - Nguyên nhân: + Trục sơ cấp bị mòn + Bánh răng quay trơn bị mòn hoặc vỡ - Hậu quả: + Gây ra tiếng ồn khi khởi động hoặc ở vị trí số 0 + Khó sang số + Hư hỏng các chi tiết khác c. Hộp số bị chảy dầu - Nguyên nhân: + Vỏ hộp số bị nứt, vỡ + Các phớt chặn dầu bị hỏng + Đệm nắp hộp số bị rách - Hậu quả: + Làm thiếu dầu bôi trơn, gây mài mòn và hư hỏng nghiêm trọng cho các chi tiết khác. 2.2.3. Trình tự tháo, lắp hộp số STT Tên thao tác Dụng cụ, thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ thuật I Tháo hộp số 1 Tháo nắp hộp số và cụm cơ cấu gài số (2) Khẩu, clê tròng, ba lăng xích Nới đều các bu lông bắt nắp hộp số với thân hộp số trước khi tháo 2 Tháo nắp đậy hai đầu trục trung gian (3,4,5) Clê tròng, khẩu, kìm mỏ nhọn Không làm hư hỏng các chi tiết 3 Dùng vam đẩy trục trung gian ra phía sau Khẩu, clê tròng, Vam - Không gây biến dạng đầu trục 4 Rút trục trung gian (6) và các bánh răng (7,8,9) Bằng tay Không gây biến dạng các chi tiết 5 Tháo khớp nối (10) mặt bích (11) và phớt chặm dầu (12) Khẩu, cờ lê, tuốc lơ vít - Nới đều các bu lông lắp mặt bích (11) - Không làm biến dạng các chi tiết 6 Rút trục, bánh răng sơ cấp (14) của hộp số Bu lông rút, cờ lê tròng, khẩu - Không làm biến dạng các chi tiết 7 Tháo phe hãm (21) đai ốc (22) Kìm, đục, búa, cờ lê, khẩu Không làm biến dạng các chi tiết 8 Tháo các phe hãm và bánh răng trục thứ cấp Kìm, tuốc lơ vít Không làm gãy các phe hãm, không gây sứt, mẻ bánh răng 9 Tháo trục thứ cấp Bu lông rút, khẩu - Không làm biến dạng chi tiết - Kiểm tra số căn lá của hộp số (35) 10 Tháo mặt bích trục đảo chiều Khẩu, clê tròng, tuốc lơ vít. - Không làm biến dạng các chi tiết 11 Tháo trục đảo chiều Vam, clê tròng Không làm biến dạng đầu trục 12 Tháo các bánh răng trục đảo chiều Bằng tay Không làm sứt mẻ bánh răng 13 Làm sạch các chi tiết của hộp số Dầu điesel, giẻ sạch, máy nén khí Đảm bảo các chi tiết được vệ sinh sạch sẽ và không bị biến dạng 14 Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các chi tiết trong hộp số Mắt thường - Đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật II Lắp hộp số 1 Lắp ổ bi (58) và phe hãm (59) lên trục đảo chiều (46) Kìm Không làm gãy, biến dạng phe hãm 2 Lắp trục đảo chiều và các bánh răng trục đảo chiều Vam, khẩu, clê tròng Lắp đúng chiều trục, đúng vị trí các bánh răng 3 Lắp vòng bi trục đảo chiều Búa, ống đồng Vòng bi vào đều, không bị lệch tâm 4 Lắp mặt bích 2 đầu trục Khẩu, clê tròng, tuốc lơ vít Thay thế các đệm chặn dầu bôi trơn trước khi lắp 5 Lắp trục thứ cấp và các bánh răng trục thứ cấp Búa, kìm Lắp đúng vị trí các bánh răng và các phe hãm 6 Lắp phe hãm (21) đai ốc (22) Kìm, đục, búa, clê, khẩu Siết chặt đai ốc (22) 7 Lắp căn lá (35) và mặt bích đầu trục Clê, khẩu - Thay căn lá (35 -nếu cần) đúng chủng loại - Siết chặt đều các bu lông lắp mặt bích 8 Lắp trục sơ cấp Clê, khẩu Siết đều các bu lông mặt bích (13) trục sơ cấp 9 Lắp ổ bi (60) và phe hãm (61) lên trục trung gian Kìm, tuốc lơ vít Không làm gãy, hư hỏng phe hãm 10 Lắp trục trung gian và các bánh răng Bằng tay Lắp đúng vị trí các bánh răng trên trục trung gian 11 Lắp khóa chặn đầu trục Cờ lê, khẩu 12 Lắp vòng bi đuôi trục Búa, ống đồng Vòng bi phải đồng tâm 13 Lắp các mặt bích đầu trục Clê, khẩu Thay thế các tấm đệm chặn dầu, siết chặt các mặt bích 14 Lắp nắp hộp số Khẩu, clê, ba lăng xích Siết đều các bu lông nắp hộp số * Những chú ý về an toàn lao động - Trang phục bảo hộ phải gọn gàng, không đeo đồng hồ hoặc các đồ trang sức khi làm việc. - Làm việc phải tập trung và cẩn thận, sắp xếp dụng cụ gọn gàng, sạch sẽ - Các chi tiết của hộp số có khối lượng lớn, nên cần thận trọng trong quá trình tháo, lắp. - Chú ý khi tháo các bánh răng của hộp số có thể rất dễ bị kẹp ngón tay - Lau sạch dầu mỡ trước khi làm việc, trong quá trình làm việc nếu có dầu mỡ vương vãi thì cần phải làm sạch ngay lập tức. - Không hút thuốc trong quá trình làm việc, đề phòng cháy nổ * Những sai phạm thường gặp, nguyên nhân, biện pháp phòng tránh Stt Sai phạm Nguyên nhân Cách phòng tránh 1 Hộp số bị chảy dầu Trong quá trình lắp làm rách các phớt chặn dầu, hoặc lắp bị lệch Kiểm tra kỹ các phớt chặn dầu bôi trơn trước khi lắp 2 Không gài được số Các bánh răng bị kẹt không di trượt trên then hoa được Trước khi lắp các bánh răng lên trục then hoa, phải được làm sạch, không để bụi bẩn hoặc tạp chất bám trên trục then hoa 3. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống truyền lực 3.1. Nội dung và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng cho hệ thống truyền lực 3.1.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư a. Dụng cụ - Tủ dụng cụ sửa chữa, bảo dưỡng - Dụng cụ chuyên dùng - Phễu châm dầu - Khay chứa dầu b. Thiết bị - Máy rải c. Vật tư - Giẻ sạch 1kg - Sơn - Đệm điều chỉnh, phớt chắn dầu - Dầu bôi trơn SAE10 hoặc SAE30 3.1.2.Tháo lắp, kiểm tra, điều chỉnh bộ truyền lực chính 3.1.2.1. Công dụng của truyền lực chính Truyền và biến chuyển động quay tròn dọc máy từ hộp số thành chuyển động quay tròn ngang máy ra hệ thống lái, đồng thời làm giảm tốc độ tăng lực đẩy cho máy. 3.1.2.2. Cấu tạo Bộ truyền lực chính máy máy rải thảm LTU70J gồm 2 bánh răng côn xoắn ăn khớp với nhau, tác dụng dùng để biến chuyển động quay từ động cơ thành chuyển động tịnh tiến của Máy rải đồng thời giảm tốc độ và tăng mô men xoắn truyền đến các bánh xe chủ động. Lực dẫn động từ động cơ được tách theo hai hướng, bên phải và bên trái thông qua bánh răng côn lớn ăn khớp với bánh răng côn nhỏ ở đầu ra của trục thứ cấp hộp số. Bánh răng côn lớn được lắp trên trục của bánh răng côn lớn bằng 8 bu lông. Trục bánh răng côn lớn được đỡ trên vỏ cầu bằng hai ổ bi côn (8) và giá đỡ ổ bi (2). Hình 1.9. Cấu tạo cầu chủ động máy rải thảm LTU70J 1. Moay ơ trục bánh răng côn 2. Giá đỡ ổ bi 3. Bánh răng côn 4. Mặt bích 5. Đai ốc điều chỉnh 6. Nắp 7. Vòng bi 8. Ổ bi côn 9. Trục bánh răng côn 10. Ống lót 11. Đai ốc 12. Tấm hãm 13. Đai ốc 3.1.2.3. Nguyên lý hoạt động Mô men quay được truyền từ động cơ qua ly hợp, hộp số và truyền đến bánh răng côn nhỏ của trục thứ cấp hộp số. Bánh răng côn nhỏ quay, dẫn động cho bánh răng côn lớn của bộ truyền lực chính quay. Chuyển động quay của bánh răng côn lớn được truyền đến bộ truyền lực cuối của Máy rải thông qua bộ ly hợp chuyển hướng làm cho bánh sao chủ động quay. 3.2. Quy trình bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống truyền lực 3.2.1. Hư hỏng thường gặp của bộ truyền lực chính a. Khi máy chạy cầu có tiếng kêu - Nguyên nhân: + Thiếu dầu bôi trơn + Khe hở giữa bánh răng côn chủ động và bánh răng côn bị động quá lớn + Vết tiếp xúc giữa 2 bánh răng không đều + Mòn, sứt mẻ các bánh răng - Tác hại: gây ra tiếng kêu lớn và sinh ra va đập làm mòn nhanh các chi tiết b. Cầu bị nóng quá mức - Nguyên nhân: + Thiếu dầu bội trơn + Khe hở ăn khớp cặp bánh răng quá nhỏ + Điều chỉnh các vòng bi côn quá chặt - Tác hại: Nhiệt độ cao làm phá hủy dầu bôi trơn và làm mài mòn nhanh các chi tiết 3.2.2. Trình tự tháo lắp, kiểm tra, điều chỉnh bộ truyền lực chính STT Tên thao tác Dụng cụ, thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ thuật I Tháo, kiểm tra bộ truyền lực chính 1 Dừng máy Dừng máy tại vị trí bằng phẳng, kê kích chắn 2 Xả dầu bôi trơn bộ truyền lực chính Khẩu, cờ lê tròng, khay chứa dầu Xả hết dầu bôi trơn bộ truyền lực chính 3 Tháo nắp đậy khoang bộ truyền lực chính Khẩu, cờ lê tròng Nới đều các bu lông trước khi tháo 4 Tháo cơ cấu dẫn động lái và phanh Khẩu, cờ lê tròng Không làm biến dạng các chi tiết 5 Tháo ly hợp lái và phanh Khẩu, cờ lê tròng Nới đều các bu lông bắt ly hợp với moay ơ 6 Tháo moay ơ trục bánh răng côn Dụng cụ chuyên dùng Tháo đai ốc hãm đầu trục 7 Tháo cụm càng gạt ly hợp lái Dụng cụ chuyên dùng Không làm biến dạng chi tiết 8 Tháo khóa đai ốc vành Khẩu, cờ lê tròng Tháo hai bu lông giữ khóa của đai ốc dạng vành 9 Tháo đai ốc điều chỉnh dạng vành và ổ bi đỡ trục, nới bu lông bánh răng côn lớn Dụng cụ chuyên dùng - Tháo cả hai bên ổ đỡ - Nới đều bu lông bánh răng côn lớn 10 Tháo vòng bi côn Bằng tay Không để ổ bi đỡ dích bụi bẩn, đất cát 11 Tháo bánh răng côn, trục, đai ốc vành Bằng tay, dây treo Chú ý an toàn 12 Làm sạch và kiểm tra các chi tiết của bộ truyền lực chính Dầu diezen, giẻ sạch, máy nén khí - Không để tạp chất, bụi bẩn bám trên các chi tiết - Thay thế các phớt chặn dầu, ổ bi đỡ nếu hư hỏng II Lắp ráp, điều chỉnh 1 Lắp phớt chắn dầu đầu trục 11, đai ốc vành, bánh răng côn lớn Lắp cân đối, không để các phớt bị lệch tâm 2 Lắp các bu lông bánh răng côn lớn, ổ bi cầu bên phải vào trục Bằng tay Ổ bi côn phải được lắp cân đối trên trục 3 Lắp trục vào khoang bộ truyền lực, siết các đai ốc bắt bánh răng côn lớn, đai ốc vành Dụng cụ chuyên dùng, cờ lê tròng, khẩu Siết đều các bu lông bắt bánh răng côn lớn 4 Siết bu lông bánh răng côn lớn Cờ lê lực Sử dụng mặt bích 3 để hãm trục, quay trục để siết đều các bu lông bắt bánh răng côn 5 Siết đai ốc điều chỉnh dạng vành Dụng cụ chuyên dùng Siết chặt các đai ốc điều chỉnh dạng vành 6 Kiểm tra khe hở ăn khớp Dây chì đường kính 0,5mm, panme - Đặt dây chì vào giữa thân răng của bánh răng côn lớn - Quay cho bánh răng ăn khớp - Đo kích thước dây chì - Đo với ba hay nhiều điểm xung quanh bánh răng côn. - Khe hở tiêu chuẩn từ 0,18-0,23mm 7 Kiểm tra vết tiếp xúc Sơn đỏ, chổi cọ nhỏ - Bôi lớp sơn đỏ mỏng lên bánh răng chủ động - Quay đều bánh răng côn theo hai chiều - Quan sát cả hai mặt răng của bánh răng côn 8 Điều chỉnh bánh răng côn nhỏ Khầu, cờ lê tròng, đệm điều chỉnh Lựa chọn chiều dầy, số lượng đệm điều chỉnh phù hợp 9 Điều chỉnh bánh răng côn lớn Khóa điều chỉnh đai ốc vành Đúng yêu cầu kỹ thuật 10 Kiểm tra sự ăn khớp sau khi điều chỉnh Giẻ sạch, sơn - Khe hở tiêu chuẩn từ 0,18-0,23mm - Vết tiếp xúc răng cần phải nằm trong phạm vi 20 đến 40% tính từ đầu nhỏ và phải phủ khoảng 30 đến 50% chiều dài răng. 11 Lắp các khóa đai ốc vành Khẩu, cờ lê tròng Siết đều các bu lông 12 Lắp cụm càng gạt ly hợp lái và moay ơ Dụng cụ chuyên dùng Chú ý an toàn, không làm biến dạng chi tiết 13 Lắp đai ốc hãm moay ơ Dụng cụ chuyên dùng Siết chặt đai ốc hãm moay ơ 14 Cài tấm khóa đai ốc hãm Tuốc lơ vít, búa Không để đai ốc tự nới 15 Lắp cụm ly hợp lái và phanh Khẩu, cờ lê tròng Siết chặt đều các bu lông cụm ly hợp 16 Lắp cơ cấu dẫn động ly hợp lái và phanh Khẩu, cờ lê tròng Đúng vị trí các chi tiết 17 Lắp nắp khoang bộ truyền lực chính Khẩu, cờ lê tròng Siết chặt đều các bu lông 18 Đổ dầu bôi trơn bộ truyền lực chính Dầu bôi trơn Đúng chủng loại, đủ số lượng 19 Vận hành máy và kiểm tra tiếng kêu của truyền lực chính Cho máy chạy ở các tốc độ khác nhau và nghe tiếng kêu bộ truyền lực chính * Những chú ý về an toàn lao động - Trang phục bảo hộ phải gọn gàng, không đeo đồng hồ hoặc các đồ trang sức khi làm việc. - Các chi tiết của truyền lực chính có trọng lượng lớn nên trong quá trình tháo lắp phải chú ý sử dụng các dây treo để tránh xảy ra tai nạn - Làm việc phải tập trung và cẩn thận, sắp xếp dụng cụ gọn gàng, sạch sẽ - Sử dụng các khay đựng dầu để tránh dầu vương vãi trên nền xưởng, lau sạch dầu mỡ trước khi làm việc, trong quá trình làm việc nếu có dầu mỡ vương vãi thì cần phải làm sạch ngay lập tức - Sau khi tắt máy phải trả về số 0 và rút chìa khóa ra khỏi xe, tránh tình trạng người khác vô tình bật khóa khởi động khi chúng ta đang đang làm việc - Không hút thuốc trong quá trình làm việc, đề phòng cháy nổ - Đọc hướng dẫn và nhãn cảnh báo trước vận hành và bảo dưỡng máy Hình 1.10. Các thẻ cảnh báo trên máy rải * Những sai phạm thường gặp, nguyên nhân, biện pháp phòng tránh Stt Sai hỏng thường gặp Nguyên nhân Biện pháp phòng tránh 1 Cầu bị kêu Điều chỉnh khe ăn khớp của các bánh răng quá lớn Điều chỉnh khe hở ăn khớp của cặp bánh răng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật 2 Cầu bị nóng Điều chỉnh khe ăn khớp của các bánh răng quá nhỏ Điều chỉnh khe hở ăn khớp của cặp bánh răng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật 3 Cầu bị chảy dầu Phớt chắn dầu bị rách hoặc lắp lệch phớt Kiểm tra phớt trước khi lắp, lắp phớt phải cân đối * Kết thúc công việc - Thu dọn, vệ sinh, sắp xếp dụng cụ đồ nghề - Thu dọn, vệ sinh khu vực làm việc BÀI 2: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LÁI MÁY RẢI THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG Mã Bài: 2. MĐ 18-2 Giới thiệu:Bài bảo dưỡng hệ thống lái máy rải thảm thi công m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgiao_trinh_bao_duong_ky_thuat_gam_va_thiet_bi_cong_tac_may_r.docx