Giáo trình Bảo dưỡng hệ thống truyền động cơ khí

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH Mô đun :Bảo dưỡng hệ thống truyền động cơ khí NGHỀ: BẢO TRÌ HỆ THỐNG THIẾT BỊ CƠ KHÍ Trình độ : Cao đẳng 1 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị ngh

pdf70 trang | Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 17/02/2024 | Lượt xem: 168 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng hệ thống truyền động cơ khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiêm cấm. 3 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo Việt đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình khung Nghề Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Mô đun: Bảo dưỡng hệ thống truyền động cơ khí là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu cơ khí trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Ninh Bình, ngày tháng năm 2018 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Đàm Văn Tới 2. Đỗ Hữu Việt 3. Nguyễn Thị Hạnh 4 MỤC LỤC BÀI 1: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI BẢO DƯỠNGHỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG BẰNG CƠ KHÍ 12 BÀI 2: THÁO BỘ PHẬN TRUYỀN ĐỘNG BẰNG CƠ KHÍ 20 BÀI 3 : LÀM SẠCH VÀ KIỂM TRA CHI TIẾT SAU KHI THÁO 31 BÀI 4: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA NHỎ VÀ CHUẨN BỊ CHI TIẾT THAY THẾ 41 BÀI 5: LẮP BỘ PHẬN TRUYỀN ĐỘNG CƠ KHÍ 54 BÀI 6 : THỬ BỘ PHẬN TRUYỀN ĐỘNG SAU BẢO DƯỠNG 63 5 Mục tiêu của mô đun: Giúp cho học viên hiểu về cấu tạo, nguyên lý và đặc điểm lắp ghép của hệ thống truyền động bằng cơ khí sử dụng trong các máy công cụ, làm cơ sở cho việc tuân thủ quy trình bảo dưỡng; đồng thời rèn luyện cho họ kỹ năng tháo, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các chi tiết của hệ thống truyền động nhằm duy trì khả năng làm việc của máy trong sản xuất. Mục tiêu thực hiện : Học xong mô đun này học viên có khả năng: - Trình bày cấu tạo, nguyên lý và đặc điểm lắp ghép; nội dung các bước bảo dưỡng của hệ thống truyền động bằng cơ khí. - Tháo, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các chi tiết của hệ thống truyền động bằng cơ khí đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật. - Chạy thử và kiểm tra, xử lý sai sót của hệ thống truyền động bằng cơ khí sau khi bảo dưỡng. - Làm việc cẩn thận, an toàn và năng suất. Nội dung chính của mô đun: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG BẰNG CƠ KHÍ. - Công tác chuẩn bị trước khi bảo dưỡng hệ thống truyền động bằng cơ khí. - Tháo bộ phận truyền động bằng cơ khí. - Làm sạch và kiểm tra chi tiết sau khi tháo. - Bảo, dưỡng sửa nhỏ và chuẩn bị chi tiết thay thế. - Lắp bộ phận truyền động bằng cơ khí. - Thử bộ phận truyền động sau bảo dưỡng. 6 Khối các môn chung Kỹ thuật an toàn và Nhập môn nguội sửa chữa Chuẩn bị cho bảo dưỡng và Nâng cao hiệu qủa lao bảo hộ lao động máy công cụ sửa chữa máy động Khối kỹ thuật cơ sở Tháo rời máy có cấp chính xác Lựa chọn phương án công nghệ và vạch dấu chi tiết cần thường cho sửa chữa Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn làm mát Bảo dưỡng hệ thống an toàn Gia công các chi tiết cần sửa chữa có sự hỗ trở Gia công các chi tiết cần sửa chữa bằng của máy dụng cụ cầm tay Bảo dưỡng hệ thống phanh cữ Bảo dưỡng hệ thống hiển thị Sửa chữa Sửa chữa Sửa chữa chi tiết Sửa chữa Sửa chữa chi Sửa chữa chi tiết trục các loại hộp thanh truyền và càng chi tiết bạc tiết dạng đĩa mặt trượt gạt Bảo dưỡng hệ thống điều khiển Bảo dưỡng hệ thống truyền lực cơ khí Lắp và điều chỉnh máy có cấp chính xác thường Bảo dưỡng hệ thống truyền lực bằng thuỷ lực (M017N7) Bảo dưỡng hệ thống truyền lực bằng khí nén (M018N8) Bằng tốt nghiệp trình độ lành nghề + THPT hoặc tương đương C3 Bảo dưỡng cơ cấu chấp hành 7 Khối Văn hoá bổ trợ Thiết kế cơ bản Công nghệ chuyên môn Kiểm tra chất lượng công việc Chẩn đoán và xử lý các hư hỏng của máy Tháo rời máy có cấp chính xác cao Sửa chữa các bộ phận chính của hệ thống thuỷ lực - khí nén (M036K) Lắp và điều chỉnh máy có cấp chính xác cao Các môn chung – Quản lý sản xuất và bồi dưỡng thợ bậc thấp 8 Ghi chú: Trước khi học mô đun: Bảo dưỡng hệ thống truyền động bằng cơ khí học viên phải được học: Khối các môn chung; khối kỹ thuật cơ sở; kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động; nhập môn nguội sửa chữa máy công cụ; chuẩn bị cho bảo dưỡng và sửa chữa máy; nâng cao hiệu quả lao động; tháo rời máy có cấp chính xác thường và thi đạt kết quả các nội dung trên để được công nhận theo tiêu chí đánh giá. 9 CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CHÍNH TRONG MÔ ĐUN Hoạt động 1: Học lý thuyết Lĩnh hội những kiến thức cơ bản về: - Nội dung công tác chuẩn bị để bảo dưỡng hệ thống truyền động bằng cơ khí. - Cấu tạo, chức năng, nguyên lý làm việc của hệ thống truyền động bằng cơ khí thường dùng trong máy công cụ. - Vận dụng kiến thức vào quá trình tháo,lắp và bảo dưỡng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn. Hoạt động 2: Học thực hành Luyện tập kỹ năng lập các phiếu công nghệ tháo, lắp và bảo dưỡng hệ thống truyền động bằng cơ khí của máy khoan K125, Trên cơ sở đó vận dụng để lập được các phiếu công nghệ tháo, lắp và bảo dưỡng hệ thống truyền động bằng cơ khí của các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật. Hoạt động 3: Học thực hành Luyện tập kỹ năng chuẩn bị các loại dụng cụ tháo, lắp và bảo dưỡng các hệ thống truyền động bằng cơ khí đảm bảo khi thực hiện các công việc tháo, lắp, bảo dưỡng được an toàn và có chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật. Hoạt động 4: Học thực hành Luyện tập kỹ năng tháo hệ thống truyền động bằng cơ khí của máy khoan kiểu K125; vận dụng được kỹ năng vào quá trình tháo các cơ cấu điều khiển trên các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật. Hoạt động 5: Học thực hành Luyện tập kỹ năng làm sạch và kiểm tra các chi tiết trong hệ thống truyền động bằng cơ khí của máy khoan kiểu K125; vận dụng được kỹ năng vào quá trình làm sạch và kiểm tra các chi tiết trong hệ thống truyền động bằng cơ khí các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật. Hoạt động 6: Học thực hành Luyện tập kỹ năng bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và chuẩn bị chi tiết thay thế hệ thống truyền động bằng cơ khí của máy khoan kiểu K125; vận dụng được kỹ năng vào quá trình bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và chuẩn bị chi tiết thay thế hệ thống truyền động bằng cơ khí các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật. 10 Hoạt động 7: Học thực hành Luyện tập kỹ năng lắp các chi tiết trong hệ thống truyền động bằng cơ khí của máy khoan kiểu K125; vận dụng được kỹ năng vào quá trình lắp các chi tiết trong hệ thống truyền động bằng cơ khí các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật. Hoạt động 8: Học thực hành Luyện tập kỹ năng chạy thử sau khi bảo dưỡng hệ thống truyền động bằng cơ khí của máy khoan kiểu K125; vận dụng được kỹ năng vào quá trình chạy thử sau khi bảo dưỡng hệ thống truyền động bằng cơ khí các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔ ĐUN a / Về kiến thức: Trả lời được 75% câu hỏi trắc nghiệm khách quan về: - Cấu tạo, nguyên lý làm việc và đặc điểm lắp ghép của hệ thống truyền động truyền động bằng cơ khí. - Nội dung công tác bảo dưỡng hệ thống truyền động bằng cơ khí trong máy công cụ. b / Về kỹ năng: - Tháo, làm sạch, kiểm tra các chi tiết trong hệ thống truyền động bằng cơ khí - Bảo dưỡng, phát hiện, xử lý những thiếu sót, hư hỏng nhỏ của chi tiết hoặc thay thế chi tiết cho hệ thống truyền động bằng cơ khí - Vận hành và kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật hệ thống truyền động bằng cơ khí được đánh giá bằng “ Quan sát sự thực hiện có bảng kiểm “. Học viên đạt yêu cầu khi đạt 75% các tiêu chí của bảng kiểm. c / Về thái độ: - Tham gia hoc đạt 85% thời gian lý thuyết và100% thời gian thực hành quy định của mô đun - Chấp hành tốt các quy định về an toàn được đánh giá bằng “ Quan sát sự thực hiện có bảng kiểm “. Học viên đạt yêu cầu khi đạt 75% tiêu chí của bảng kiểm . 11 BÀI 1: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI BẢO DƯỠNGHỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG BẰNG CƠ KHÍ Giới thiệu: Nội dung bài học có tính quyết định đến chất lượng, năng suất cũng như công tác an toàn cho người và thiết bị trước khi thực hiện các công việc bảo dưỡng hệ thống truyền động bằng cơ khí của máy công cụ. Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này học viên có khả năng: - Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc và đặc tính lắp ghép của hệ thống truyền động bằng cơ khí trong máy công cụ. - Lập phiếu công nghệ tháo, lắp, bảo dưỡng các cơ cấu truyền động cơ khí trong máy. - Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện, chất liệu cần cho việc bảo dưỡng theo quy trình đã lập. - Kiểm tra, xem xét và ghi được những mất mát ,hư hỏng hoặc không bình thường của bộ phận cần bảo dưỡng. - Thực hiện các công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp. Nội dung chính: - Cấu tạo, nguyên lý làm việc của bộ phận truyền động bằng cơ khí (hộp tốc độ, hộp trục chính, chạy dao, bàn dao). - Lập phiếu công nghệ tháo, lắp, bảo dưỡng hệ thống truyền động bằng cơ khí. - Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư cho tháo lắp và bảo dưỡng. - Xem xét kiểm tra thực trạng bên ngoài và bên trong của bộ phận truyền động bằng cơ khí trước khi bảo dưỡng. - Công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp trông quá trình làm việc. 12 Hoạt động 1: Học lý thuyết: CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC VÀ ĐẶC ĐIỂM LẮP GHÉP CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG BẰNG CƠ KHÍ Địa điểm: Phòng học lý thuyết. Yêu cầu : - Hiểu được cấu tạo, nguyên lý và đặc tính lắp ghép của một số hộp truyền động điển hình; trên cơ sở đó vận dụng để nghiên cứu về cấu tạo, nguyên lý của các loại hộp truyền động khác trong các máy công cụ. - Biết và vận dụng được biểu mẫu, nội dung các bước khi lập phiếu công nghệ tháo, lắp và bảo dưỡng chi tiết, bộ phận máy trên cơ sở trang thiết bị, dụng cụ được trang bị đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đặt ra. Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị : - Vở ghi chép cá nhân - Các loại dụng cụ vẽ cầm tay Nguồn động liên quan : - Bản trong về các hộp truyền động điển hình - Bản trong về mẫu phiếu công nghệ tháo, lắp - Bản trong về mẫu phiếu công nghệ bảo dưỡng - Máy chiếu, màn chiếu - Bản vẽ khai triển các hộp truyền động điển hình - Máy tính 13 Nội dung: 1. Cấu tạo (hình 1a; 1b) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 0 12 Hình1a: Hộp tốc độ nhìn từ Hình1b: Hộp tốc độ nhìn từ trái Hộp truyền phđộngải bằng cơ khí (Hộp tốc độ) của máy khoan K125 có cấu tạo bên trong gồm: 3 trục truyền động (I, II, III) và các cơ cấu truyền động bằng bánh răng trụ răng thẳng; dùng tạo ra các số vòng quay khác nhau cho trục chính mang dao khoan. Cấu tạo cụ thể như sau: 1. Vỏ hộp 2. Các bánh răng cố định lắp trên trục III 3. Trục truyền số III (Trục ống then hoa) 4. Trục trục truyền số II (Trục then hoa) 5. Khối bánh răng di trượt lắp trên trục II 6. Trục truyền số I (Trục có then bằng dẫn hướng) 7. Khối bánh răng di trượt lắp trên trục I 8. Trục dẫn hướng cho thanh răng của cơ cấu điều khiển 9. Thanh răng mang ngàm gạt của khối bánh răng di trượt lắp trên trục I 10. Bánh răng cố định lắp trên trục II 14 11. Thanh răng mang ngàm gạt của khối bánh răng di trượt lắp trên trục II 12. Vít điều chỉnh áp động lò xo của cơ cấu điều khiển 2. Nguyên lý: Truyền động bắt đầu từ động cơ điện có: công suất N = 2.7 KW; số vòng quay n = 1440 v/phút; qua bộ truyền đai thang có tỷ số truyền i = d1/d2, Truyền vào trục I. Trên trục I có khối bánh răng di trượt gồm Z1; Z2 và Z3 do đó có khả năng tạo ra 3 cấp vòng quay khác nhau cho trục II bằng các tỷ số truyền Z1 Z 2 Z3 i1 = ;i2 = và i3 = Trên trục II có khối bánh răng cố định là Z4 và Z5 cùng Z 4 Z5 Z7 khối bánh răng di trượt gồm Z6; Z7 và Z8 truyền chuyển động sang cho trục III bằng Z6 Z7 Z8 các tỷ số truyền i4 = ; i5 = ; i6 = . Trên trục III có các khối báng răng cố Z9 Z10 Z11 định gồm Z9; Z10; Z11. Như vậy trục III sẽ có 9 cấp vòng quay khác nhau để truyền cho trục chính mang dao khoan (Trục chính có một đầu là trục then hoa ăn khớp với trục ống then hoa số III). Tổng quát xích truyền động là như sau: Z1 Z6 n Z4 Z9 (v/ph) N=2.7K Z2 Z7 Đ/ .iđ (I) (II) (III trục W ) c Z5 Z1 chính Z3 Z8 n=1440v/ 0 mang ph Z7 Z11 dao khoan 3. Đặc đểm lắp ghép: Hộp tốc độ máy khoan K125 có vị trí lắp phía trên cùng của thân máy với chiều cao từ bệ máy lên là 1800mm. Mối ghép liên kết giữa hộp với mặt trên của thân máy là mối ghép ren bằng các bu lông M12 (đầu chìm). Bên ngoài hộp có 2 nắp đậy; nắp đậy phía sau nhằm che kín cho hộp; nắp đậy phía trước có lắp 2 tay gạt của cơ cấu điều khiển và trục điều khiển mang các quạt 15 răng. Mối ghép giữa nắp với thành hộp là mối ghép ren bằng bu lông M8 (Đầu chìm). Bên trong hộp có 3 trục truyền động (I, II, III); định tâm cho trục là các ổ lăn hướng kính có đặc tính lắp ghép vòng trong lắp với cổ trục là mối ghép chặt; vòng ngoàI lắp với lỗ trên thành hộp là mối ghép trung gian. Để che kín và chặn vị trí lắp ghép của ổ lăn trong lỗ của thành hộp, phía trên có một nắp ổ hình số 8 cho cả 3 đầu trục; phía dưới là bề mặt lắp ghép của thân máy. Mối ghép của nắp đậy đầu trục (mặt bích) liên kết với thành hộp bằng mối ghép ren M8 (vít xẻ rãnh đầu chìm). Trên trục I có khối bánh răng di trượt Z1; Z2 và Z3. Đặc điểm lắp ghép của khối bánh răng di trượt trên trcụ là mối ghép then hoa. Trên trục II có khối bánh răng cố định là Z4 và Z5 cùng khối bánh răng di trượt gồm Z6; Z7 và Z8 được lắp bằng mối ghép then hoa theo phương án định tâm bằng đường kính ngoài. Trên trục III là trục có lắp các bánh răng cố định Z9; Z10; Z11 bằng mối ghép then bằng và xác định vị trí của các bánh răng trên trục bằng vai trục; bạc cách và vòng phanh. Trục dẫn hướng cho thanh răng mang gàm gạt của cơ cấu đIều khiển các bánh răng di trượt lắp với thành hộp là mối ghép trung gian và có 2 vít để khống chế trục chuyển dịch dọc; trên trục dẫn hướng có 3 rãnh xẻ hình chữ V để xác định vị trí làm việc của các bánh răng di trượt trong 2 khối. Các thanh răng mang ngàm ngàm gạt lắp lỏng với trục dẫn hướng và trên mõi thanh răng có cơ cấu vít - lò xo và viên bi nẽ vào rãnh chữ V trên trục khi điều khiển để xác định một vòng quay cụ thể trên trục chính. Bộ truyền đai thang có bánh đai bị động lắp với đầu trục I của hộp tốc độ bằng mối ghép then bằng và một vòng phanh chặn. Động cơ điện được lắp trên giá treo và giá treo lắp lên thân máy bằng mối ghép ren M12 (đầu lục giác ngoài); để điều chỉnh sức căng của dây đai, đế động cơ lắp với giá treo có 2 rãnh ô van với 2 bu lông M12 và cơ cấu trục ren M14 để tăng giảm khoảng cách 2 trục của bánh đai. 16 Hoạt động 2: Thực hành. Lập phiếu công nghệ tháo, lắp hộp tốc độ máy khoan K125. Địa điểm: Xưởng thực hành Yêu cầu: - Lập phiếu công nghệ tháo, lắp hộp tốc độ máy khoan K125 bằng các phương tiện và các dụng cụ cho trước đảm bảo thời gian quy định và an toàn. - Lập phiếu công nghệ bảo dưỡng hộp tốc độ máy khoan K125 hợp lý với điều kiện về trang thiết bị và nguồn động có tại xưởng thực hành. - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị, vật tư phục vụ cho công tác bảo dưỡng theo thực trạng yêu cầu sau khi đã kiểm tra xem xét. Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị: - Giấy, bút. - Bàn học. - Máy tính, máy in. Nguồn động liên quan: - Bản vẽ khai triển của hộp tốc độ máy khoan K125. - Hộp tốc độ máy khoan K125. - Mẫu phiếu công nghệ tháo lắp. - Bản liệt kê dụng cụ, thiết bị dùng cho tháo lắp và bảo dưỡng. Nội dung: 1. Biện pháp an toàn: a) Bàn nâng khi thực hiện việc xem xét kiểm tra thực trạng của hộp tốc độ phải được kê, đỡ chắc chắn và mõi lần khảo sát chỉ được đứng lên bàn một người. b) Khi sử dụng máy tính để vẽ phảI có bản vẽ phác họa được giáo viên chấp nhận. 2. Công tác chuẩn bị: a) Chuẩn bị bút thước và đồ dùng để lập phiếu công nghệ tháo lắp. 17 b) Kê bàn nâng vào vị trí cuả máy K125 có hộp tốc độ cần bảo dưỡng. c) Nghiên cứu bản vẽ lắp. d) Xem xét thực trạng hộp tốc độ trước khi lập phiếu công nghệ bảo dưỡng. 3. Trình tự lập phiếu công nghệ: a) Lập phiếu công nghệ tháo, lắp hộp tốc độ: Nội dung các bước tháo phảI hợp lý và minh họa được các mối ghép điển hình cần chú ý khi tháo; tiêu chuẩn kỹ thuật phải đảm bảo cho chi tiết và cơ cấu sau khi lắp. b) Lập phiếu công nghệ bảo dưỡng: Chỉ ra được những công việc cụ thể phảI thực hiện khi bảo dưỡng hộp tốc độ máy khoan K125 một cách chính xác và hợp lý như: Thông các đường dẫn dầu; làm sạch bể chứa dầu bôi trơn; thay thế ổ lăn cho các trục truyền; gia công thay thế then, vít hoặc bu lông; dũa vát đỉnh răng khi có biến dạng đầu răng; đIều chỉnh áp động của lo xo; làm sạch các màng rỉ sắt .v.v. 4. Kết thúc công việc chuẩn bị bảo dưỡng: a) Rà soát và hiệu chỉnh phiếu công nghệ tháo lắp hộp tốc độ máy khoan K125. b) Rà soát và hiệu chỉnh phiếu công nghệ bảo dưỡng hộp tốc độ máy khoan K125. 5. Bài tập bổ trợ: Hãy thực hiện các công việc chuẩn bị để bảo dưỡng hộp truyền động của máy tiện vạn năng T6M16 gồm: Hộp tốc độ; hộp chạy dao. Hình 2a: Hộp chạy dao T6M16 Hình 2b: Hộp tốc độ t6M16 18 Yêu cầu: Tự nghiên cứu và viết được cấu tạo, nguyên lý làm việc; đặc điểm lắp ghép của 2 hộp truyền động cơ khí trên. Lập phiếu công nghệ tháo, lắp của hai hộp tốc độ trên trong điều kiện trang thiết bị hiện có của xưởng thực hành. Lập phiếu công nghệ bảo dưỡng đường dầu bôi trơn và kiểm tra, điều chỉnh các thông số kỹ thuật của cơ cấu khớp nối an toàn trên đầu ra của trục trơn trên hộp chạy dao T6M16 và vị trí của hộp tốc độ để đảm bảo sức căng ban đầu của dây đai. 19 BÀI 2: THÁO BỘ PHẬN TRUYỀN ĐỘNG BẰNG CƠ KHÍ Giới thiệu : Nội dung bài học nhằm luyện tập kỹ năng tháo các mối ghép của các chi tiết, cơ cấu và bộ phận truyền động của máy công cụ để tiến hành bảo dưỡng. Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này học viên có khả năng: - Tháo các mối ghép giữa bộ phận truyền động bằng cơ khí cần bảo dưỡng với máy và các bộ phận khác của máy đúng theo chỉ dẫn trong quy trình đã lập. - Vận chuyển các bộ phận đến vị trí bảo dưỡng đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. - Tháo rời các chi tiết của bộ phận truyền động trong các hộp đúng quy trình, đảm bảo an toàn. - Lập bảng kê số lượng, mã hiệu của chi tiết sau khi tháo để tránh nhầm lẫn, mất mát cho công việc tiếp theo. - Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi tháo bộ phận truyền động bằng cơ khí. Nội dung chính: - Tháo các mối ghép cuả bộ phận truyền động cần bảo dưỡng với máy. - Tháo các mối ghép giữa các cơ cấu truyền động trong các hộp của máy. - Lập bảng kê các chi tiết sau khi tháo. - Công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi tháo bộ phận truyền động cơ khí. Hoạt động 1: Học lý thuyết: Hướng dẫn phiếu công nghệ tháo Địa điểm: Phòng học lý thuyết Yêu cầu: 20 - Học viên trên cơ sở của phiếu công nghệ đã lập; trình bày các bước tháo hộp tốc độ máy khoan K125 ra khỏi máy và tháo rời toàn bộ các chi tiết của hộp đảm bảo hợp lý; an toàn. Trên cơ sở đó vận dụng để tháo được các hộp truyền động bằng cơ khí khi được cung cấp các phiếu công nghệ tháo. - Lập được bảng kê các chi tiết sau khi tháo đầy đủ và chính xác đúng biểu mẫu quy định. - Thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp và an toàn khi tháo hộp tốc độ của máy khoan K125 . Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị: - Vở ghi chép cá nhân - Các loại dụng cụ vẽ cầm tay Nguồn động liên quan: - Bản trong về các hộp truyền động điển hình - Bản trong về mẫu phiếu công nghệ tháo, lắp - Bản trong về mẫu phiếu công nghệ bảo dưỡng - Máy chiếu, màn chiếu - Bản vẽ khai triển các hộp truyền động điển hình 1. Mẫu phiếu công nghệ tháo: TT Tên nguyên Sơ đồ nguyên Chỉ dẫn kỹ thuật Dụng Thời công, bước công cụ gian (phút) I Tháo hộp tốc độ ra khỏi Thân máy 1 Tháo bộ truyền - Dùng cơ cấu điều Clê dẹt 03 đai chỉnh làm giảm 17 - 19 khoảng cách 2 trục trước khi tháo dây đai 21 2 Tháo mối ghép - Nới lỏng đều 4 bu Clê lục 02 ren giữa hộp và lông lăng 12 thân máy II Tháo nắp đậy và nắp chặn đầu trục - Nguyên công tháo là các công việc có tính liên tục khi cần giải quyết một số mối ghép để tách các liên kết của một cơ cấu hay bộ phận trong máy ra. - Bước là những công việc thực hiện tháo các mối ghép có trong liên kết để đưa được một chi tiết trong cơ cấu ra. - Sơ đồ nguyên công, bước chỉ cần biểu diễn những mối ghép đặc biệt quan trọng. - Khi tiến hành tháo phải thực hiện nghiệm túc theo phiếu công nghệ đã vạch ra. 2. Những chú ý khi tháo hộp tốc độ máy khoan K125: - Hộp tốc độ máy khoan nằm ở vị trí trên cao (Hình 3) do đó khi tháo cần có bàn nâng. - Dây treo phải lồng đúng vị trí quy dịnh trên hộp. - Di chuyển hộp xuống phải dùng cần cẩu nhỏ. Hộp tốc độ Bàn nâng khi vào vị trí dùng tay khoá để không lăn trên nền xưởng Hình 3: Vị trí bàn nâng hạ khi tháo hộp tốc độ máy khoan K125 22 Hoạt động 2: Thực hành. Tháo hộp tốc độ máy khoan K125 Địa điểm: Xưởng thực hành Yêu cầu: - Tháo các mối ghép hộp tốc độ với thân máy đảm bảo đúng dụng cụ và chỉ dẫn trong phiếu công nghệ. - Tháo rời các chi tiết của hộp; bố trí sắp xếp các chi tiết sau khi tháo theo đúng trình tự: Chi tiết nào tháo trước để xa; chi tiết nào tháo sau để gần; những chi tiết trong cơ cấu , cụm máy để với nhau. - Lập bảng kê có tên gọi chi tiết chính xác và đủ theo biểu mẫu quy định. - Thực hiện các bước tháo đảm bảo vệ sinh công nghiệp và an toàn cho người, dụng cụ và chi tiết. Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị: - Dẻ thô. - Dầu madút. - Dụng cụ tháo lắp (Theo phiếu công nghệ). - Giấy , bút. - Máy tính, máy in. - Bàn nâng hạ. - Cẩu nâng loại nhỏ - Xe vận chuyển. - Bàn tháo lắp. - Máy khoan K125. - Thiết bị phòng và chữa cháy nổ. Nguồn động liên quan: - Bản vẽ khai triển của hộp tốc độ máy khoan K125. - Phiếu công nghệ tháo lắp đã lập. 23 - Mẫu bảng kê chi tiết. - Xưởng thực hành. Nội dung: 1. Biện pháp an toàn: a) Khi tháo rời các chi tiết của hộp tốc độ máy khoan không làm biến dạng mặt đầu trục; gãy các vòng phanh hãm và hư hỏng đầu vít, bulông. b) Dụng cụ dùng trong khi tháo phải đúng quy cách; không làm rơi hoặc văng dụng cụ. c) Khi sử dụng cẩu nâng phải được sự cho phép của giáo viên. d) Khi sử dụng máy tính để vẽ phải có bản vẽ phác họa được giáo viên chấp nhận. 2. Công tác chuẩn bị: a) Chuẩn bị bút thước và đồ dùng để lập bảng kê chi tiết. b) Kê bàn nâng vào vị trí cuả máy K125 có hộp tốc độ cần bảo dưỡng. c) Nghiên cứu bản vẽ lắp. d) Xem xét thực trạng hộp tốc độ trước khi tháo. e) Sắp xếp những dụng cụ tháo cho công việc tháo hộp tốc độ máy khoan K125 (Theo chỉ dẫn của phiếu công nghệ). f) Lau sạch bên ngoài hộp tốc độ trước khi tháo. 3. Trình tự tháo: a) Tháo hộp tốc độ ra khỏi thân máy (Hình 4): 24 - Đứng lên mặt bàn nâng. - Giảm khoảng cách 2 trục của bộ truyền đai. - Tháo dây đai. - Tháo các bu lông liên kết hộp tốc độ với thân máy. - Lông dây vào vị tri nâng hộp tốc độ. - Nâng hộp tốc độ bằng máy cẩu và hạ vào xe di chuyển. b) Di chuyển hộp về vị trí bàn tháo theo quy định: - Trong khi di chuyển không để hộp bị lăn hoặc va đập vào thành xe. c) Tháo bơm dầu bôi trơn (Hình 5): Hình 5: Tháo bơm dầu bôi trơn - Tháo đường ống hút và ống xả của bơm: Mối ghép liên kết của đầu nối thân bơm với các ống xả và hút là mối ghép ren M14 có cụm van bi (không tháo rời các chi tiết của cụm van). - Tháo thân bơm: Thân bơm liên kết với mặt trên của thành hộp bằng mối ghép ren M8 đầu chìm; sau khi tháo các bu lông ra ta lấy nguyên cụm thân bơm ra khỏi hộp (không lấy pít tông ra khỏi xi lanh). d) Tháo buly đai thang lắp trên đầu trục I của hộp tốc độ (Hình 6): 25 Hình 6: Tháo puly - Tháo vòng phanh hãm ngoài. - Tháo bánh đai: Bánh đai liên kết với trục bằng mối ghép then bằng. e) Tháo các nắp và nắp chặn đầu trục: - Tháo nắp hộp phía trước (Hình 7): Nắp này được lắp ghép với thân hộp bằng các bu lông M8 đầu chìm trên nắp có 2 tay gạt và cụm quạt răng của cơ cấu điều khiển Hình 7: Tháo nắp trước - Tháo nắp sau (Hình 8): Nắp này được lắp ghép với thân hộp bằng các bu lông M8 đầu chìm. - 26 Hình 8: Tháo nắp sau - Tháo nắp chặn đầu trục (Hình 9): Nắp đậy có hình số 8 che kín phía trên cho 3 đầu trục trong hộp tốc độ; nắp lắp ghép với thành hộp bằng 8 bu lông đầu chìm Hình 9: Nắp chặn đầu trục f) Tháo trục I (Hình 10): Trục ( I ) là trục bậc; đầu trục phía ngoài có lắp bu ly đai; phía trong có khối bánh răng di trượt được dẫn hướng băng một then bằng. Để tháo trục I trước hết ta phải tháo tất cả các vòng phanh hãm có trên đầu trục; sau đó dùng tông đồng hay tông nhôm và búa cầm tay đóng dọc theo chiều từ đầu trục lắpvới bu ly đai . 27 Hình 10: Trục I và các chi tiết lắp trên trục của máy khoan K125 Chú ý : - Khi đầu trục đã ra khỏi ổ lăn và ổ lăn phía đối diện đã ra khỏi thành hộp ta dùng tay đỡ khối bánh răng phía trong hộp và tay kia rút trục ra. - Khi lấy các chi tiết lắp trên trục ( I ) ra ngoài hộp phải để đúng vị trí quy định theo nguyên tắc để khi lắp không nhầm vị trí của các chi tiết trên trục. i)Tháo trục II (Hình 11): Là trục then hoa, trên trục có khối bánh răng di trượt ( hai bánh răng) và một bánh răng cố định có đường kính lớn. Sau khi tháo nắp chăn đầu trục ta căn cứ vào kết cấu của trục là đường kính phần then hoa lớn hơn phần đường kính phần cổ trục lắp bánh răng cố định nên chiều tháo trục ( II) phải thực hiện từ phía đầu trục có lắp bánh răng cố định. Để tháo trục ( II) trước hết ta tháo vít chặn trên bánh răng cố định và hai vòng phanh đầu trục. Sau đó dùng tông đồng hay tông nhôm và búa cầm tay đóng dọc trục từ phía bánh răng cố định để lấy trục ra giống như khi tháo trục ( I) Hình 11: Trục II và các chi tiết lắp trên trục của máy khoan K125 g) Tháo trục III (Hình 12): Trục ( III) là trục ống then hoa; trên trục có hai bánh răng cố định. Trục này được tháo ra từ phía đầu trục có lắp bánh răng cố định. Với chú ý khi sử dụng dụng cụ tháo ta nên dùng ống thép có đường kính ngoài 28 của ống nhỏ hơn đường kính ngoài của trục từ 1 đến 1,5mm và đường lính trong của ống nhỏ hơn đường kính trong của trục từ 1 đến 1,5mm để không làm biến dạng đầu trục. Hình 12: Trục III và các chi tiết lắp trên trục của máy khoan K125 4. Kết thúc công việc tháo hộp tốc độ máy khoan K125 a) Kiểm tra số lượng chi tiết đã tháo ra và sắp xếp lại theo vị trí từng cụm b) Lau chùi, bảo quản dụng cụ, trang thiết bị sau khi tháo 5. Bài tập bổ trợ: Hãy thực hiện các công việc tháo rời các chi tiết của hộp chạy dao và hộp tóc độ máy Tiện T6M16 theo phiếu công nghệ đã lập ở bài tập bổ trợ trước . Hình 13a: Hộp chạy dao T6M16 Hình 13b: Hộp tốc độ T6M16 Yêu cầu: 29 - Các nhóm theo sự phân công thực hiện các bước tháo rời toàn bộ các chi tiết của hộp chạy dao và hộp bàn dao máy T6M16; Tự kiểm tra và hiệu chỉnh những nội dung chưa hợp lý trong phiếu công nghệ của từng cá nhân đã lập trước đây. - Sau khi tháo rời các chi tiết của hộp chạy dao và hộp bàn dao mỗi nhóm phải lập được bảng kê đúng tên gọi của các chi tiết trong bộ phận đó. 30 BÀI 3 : LÀM SẠCH VÀ KIỂM TRA CHI TIẾT SAU KHI THÁO Giới thiệu: Bài học nhằm tạo cho học viên luyện tập kỹ năng sử dụng các loại dụng cụ và trang thiết bị thông dụng để làm sạch các màng dầu, mỡ hay màng ô xuýt sắt trên chi tiết máy trước khi tiến hành kiểm tra chất lượng và phân loại chi tiết và thực hiện các công việc bảo dưỡng; sửa chữa. Thực hiện tốt nội dung công việc này không những đảm bảo cho việc kiểm tra phân loại chi tiết được chính xác mà nó còn là điều kiện cho công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa máy. Mục tiêu thực hiện: Học xong bài học này học viên có khả năng: - Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc và phương pháp sử dụng thiết bị, phương tiện làm sạch, các dụng cụ kiểm tra dùng trong quá trình tháo các cơ cấu truyền động. - Làm sạch các chi tiết bằng chất tẩy rửa và các thiết bị, dụng cụ đã lựa chọn trong phiếu. - Thổi khô, sắp xếp các chi tiết sau khi đã làm sạch đúng vị trí và chức năng làm việc. - Kiểm tra, xác định các khuyết tật hoặc hư hỏng của chi tiết. - Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi làm sạch và kiểm tra chi tiết. Nội dung chính: - Cấu tạo, nguyên lý làm việc và phương pháp sử dụng thiết bị, dụng cụ làm sạch. - Chất liệu và phương pháp tẩy rửa chi tiết. - Thổi khô chi tiết bằng khí nén. - Kiểm tra chất lượng chi tiết sau khi làm sạch. - Công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi làm sạch và kiểm tra chi tiết Hoạt động 1: Học lý thuyết : 31 CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG THIẾT BỊ, CHẤT LIỆU LÀM SẠCH 1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị làm sạch thường dùng a) Thiết bị làm sạch: Trong một số trường hợp, do máy, thiết bị để lâu ngày; các chi tiết bị tạo thành màng ô xít sắt bao bọc bên ngoài đo đó ta phải làm sạch màng ô xít sắt đó. Thiết bị và dụng cụ làm sạch thường dùng cho người thợ sửa chữa máy là: - Máy cầm tay chạy bằng khí nén : Hình 14: Máy mài cầm tay chạy bằng khí nén Cấu tạo bên ngoài như máy khoan cầm tay; phía trong có động cơ khí nén. Nguồn khí nén lấy từ hệ thống khí nén của nhà máy ( nếu có) hoặc từ bình nén khí lư động . Dụng cụ làm sạch là bánh chải có các sợi kim loại có đường kính từ 0,5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_bao_duong_he_thong_truyen_dong_co_khi.pdf