Giáo trình Bảo dưỡng các máy thi công mặt đường liên quan (Trình độ Trung cấp)

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: BẢO DƯỠNG CÁC MÁY THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG LIÊN QUAN NGÀNH/NGHỀ: VẬN HÀNH MÁY THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG TRÌNH ĐỘ:TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày.tháng.năm 2017 của Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình ............., năm.................. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các m

docx17 trang | Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 84 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng các máy thi công mặt đường liên quan (Trình độ Trung cấp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Lời giới thiệu Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước việc xây dựng cũng như nâng cấp các công trình và cơ sở hạ tầng như đường giao thông, nhà ga, bến cảng..v..vcần rất nhiều công nhân lành nghề sử dụng thành thạo nhiều loại máy móc hiện đại máy thi công mặt đường liên quan chiếm một tỷ lệ đáng kể, và có vai trò quan trọng mang tính quyết định đến chất lượng và tiến độ công trình. Việc sử dụng tốt phương tiện thi công cơ giới nói chung và thi công mặt đường liên quan có ý nghĩa rất quan trọng. Do đó người thợ lái máy không những nắm vững về cấu tạo, đặc tính kỹ thuật của máy mà còn phải nắm vững quy trình thao tác lái máy thành thạo, để khai thác triệt để năng suất của máy, đảm bảo an toàn cho người và máy trong quá trình vận hành. Giáo trình được biên soạn dựa vào chương trình khung dạy nghề vận hành máy thi công mặt đường trình độ trung cấp nghề của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Giáo trình này nhằm giới thiệu cơ bản có hệ thống về quy trình thao tác lái máy và các phương pháp thi công để qua đó người học có thể áp dụng vào thực tế các địa hình mà sử dụng phương pháp thi công phù hợp nhằm phát huy hết khả năng của máy, đưa năng suất của máy lên cao nhất. Trong quá trình biên soạn còn hạn chế về thời gian và chưa cập nhập hết thông tin nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các đồng nghiệp, các nhà quản lý đóng góp, phê bình để tái bản lần sau được hoàn chỉnh hơn. Tam Điêp, ngày 15 tháng 5 năm 2018 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Hoàng Văn Thắng 2. Nguyễn Xuân Nam MỤC LỤC (Font chữ : Times New Roman, in hoa, cỡ chữ : 14, Bold, căn giữa) TRANG Lời giới thiệu . n.. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên môn học/mô đun: Bảo dưỡng các máy thi công mặt đường liên quan Mã môn học/mô đun: MĐ24 Vị trí, tính chất, ý nghĩa của mô đun: - Vị trí: Mô đun vận hành một số máy thi công mặt đường liên quan được bố trí giảng dạy sau khi học xong các mô đun vận hành các máy thi công mặt đường. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: Trình bày được tác dụng và quy trình vận hành một số máy thi công mặt đường liên quan; - Về kỹ năng: + Vận hành được các máy thi công mặt đường liên quan; + Lựa chọn được các máy liên quan phù hợp với điều kiện thi công khác nhau; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn. Nội dung của môn học/mô đun: BÀI 1:Bảo dưỡng máy tưới nhựa đường nóng và nhũ tương Giới thiệu: Mục tiêu: Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo tổng quát và nguyên lý hoạt động của máy tưới nhựa đường nóng và nhũ tương: Trình bày được quy trình bảo dưỡng kỹ thuật máy tưới nhựa đường nóng và nhũ tương Kiểm tra bảo dưỡng thành thạo máy tưới nhựa đường nóng và nhũ tương đúng yêu cầu kỹ thuật; Sử dụng thành thạo, hợp lý của dụng cụ kiểm tra và bảo dưỡng; Bố trí làm việc hợp lý, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp Nội dung chính: Bài 1: Bảo dưỡng máy tưới nhựa đường nóng và nhũ tương Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo tổng quát và nguyên lý hoạt động của máy tưới nhựa đường nóng và nhũ tương; - Trình bày được quy trình bảo dưỡng kỹ thuật máy tưới nhựa đường nóng và nhũ tương; - Kiểm tra, bảo dưỡng thành thạo máy tưới nhựa đường nóng và nhũ tương đúng yêu cầu kỹ thuật; - Sử dụng thành thạo, hợp lý các dụng cụ kiểm tra và bảo dưỡng; - Bố trí vị trí làm việc hợp lý, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp. Nội dung chính: 1. Nhiệm vụ, cấu tạo tổng quát, nguyên lý hoạt động của máy tưới nhựa đường nóng và nhũ tương 1.1. Nhiệm vụ: Dùng để tưới nhựa đường và nhũ tương nóng. 1.2. Sơ đồ cấu tạo - Bồn được cấu tạo 3 lớp và có khả năng cách nhiệt cao. Lớp ngoài của bồn chứa làm bằng thép không rỉ nên có thể tưới nhựa đường nóng lỏng hoặc phun nước với những mục đích khác nhau, linh hoạt trong quá trình sử dụng với nhiều loại chất đặc biệt như nhựa nóng, nhũ tương, asphalt chuyển hóa. - Máy tưới nhựa đường đa năng có hai hệ thống làm sạch và không cần sử dụng biện pháp làm sạch bên ngoài. - Trong buồng lái được trang bị với bộ điều khiển toàn diện, giám sát thời gian thực, nhiệt độ bê tông nhựa và nhựa đường bơm tốc độ - Hệ thống thủy lực đáng tin cậy, an toàn và không gây tiếng ồn - Thiết kế 3 vòi phun chéo hình dải quạt và hệ thống phun phía sau điều chỉnh vòng vòi phun giảm dần 1.3. Nguyên lý hoạt động của máy tưới nhựa đường nóng và nhũ tương 2. Bảo dưỡng kỹ thuật máy tưới nhựa đường nóng và nhũ tương 2.1. Nội dung và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng cho máy tưới nhựa đường nóng và nhũ tương 2.2. Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng kỹ thuật máy tưới nhựa đường nóng và nhũ tương Bài 2: Bảo dưỡng máy nén khí Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Trình bày được được nhiệm vụ, cấu tạo tổng quát và nguyên lý hoạt động của máy nén khí; - Trình bày được quy trình bảo dưỡng kỹ thuật máy nén khí; - Kiểm tra, bảo dưỡng được máy nén khí; - Sử dụng thành thạo, hợp lý các dụng cụ kiểm tra và bảo dưỡng; - Bố trí vị trí làm việc hợp lý, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp. Nội dung chính: 1. Nhiệm vụ, cấu tạo tổng quát, nguyên lý hoạt động của máy nén khí 1.1. Nhiệm vụ Là bộ phận cung cấp khí nén dùng để tạo khí có áp lực theo quy định. 1.2. Sơ đồ cấu tạo 1.3. Nguyên lý hoạt động của máy nén khí Khi động cơ hoạt động, puly quay làm cho trục khuỷu và piston của máy nén khí hoạt động. Khi piston đi xuống tạo độ chân không trong xi lanh, cho không khí ngoài trời qua bầu lọc vào trong xilanh. Khi piston đi lên, van nạp đóng kín, không khí trong xi lanh bị nén đẩy mở van nén, đưa không nén qua nắp xilanh đến bình chứa khí nén. Khi áp suất trong bình chứa khí nén đạt 0,75 Mpa thì van điều chỉnh áp suất bắt đầu hoạt động. Lúc này không khí nén tăng áp suất mở van áp suất đi theo đường ống, đẩy mở thông van nạp giữa hai xilanh cắt đường dẫn khí nén đến bình chứa và không khí được thông từ xilanh này qua xilanh khác. Khi áp giảm xuống, van điều chỉnh áp suất sẽ đóng kín, mở thống đường dẫn khí nén đến bình chứa khí nén như ban đầu. 1.4.Các hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng a. Khi các bộ phận cung cấp khí nén làm việc có tiếng ồn - Hiện tượng: Khi máy hoạt động có nhiều tiếng ồn khác thường ở máy và bình chứa - Nguyên nhân: Các chi tiết bị mòn, hư hỏng hoặc thiếu dầu bôi trơn, đặc biệt ở ổ bi và bạc lót. Có thể dây đai bị hỏng. b. Áp suất khí nén không đủ theo quy định - Hiện tượng: Khi động cơ hoạt động đồng hồ báo áp suất nhỏ hơn quy định. - Nguyên nhân + Các chi tiết bị mòn, hư hỏng + Đường dẫn khí bị rò rỉ + Van điều chỉnh áp suất hỏng 2. Bảo dưỡng kỹ thuật máy nén khí 2.1. Nội dung và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng cho máy nén khí + Làm sạch các bộ phận bên ngoài + Kiểm tra rò rỉ và hư hỏng bên ngoài + Bảo dưỡng thay dầu bôi trơn máy nén khí và điều chỉnh độ căng dây đai + Kiểm tra và xả hơi nước trong bình chứa khí nén + Kiểm tra và điều chỉnh các van an toàn, van điều chỉnh áp suất + Kiểm tra và vặn chặt các bộ phận. 2.2. Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng kỹ thuật máy nén khí A. Chuẩn bị a. Dụng cụ - Thiết bị kiểm tra áp lực phanh - Dụng cụ tháo lắp máy nén khí - Khay đựng b. Vật tư - Giẻ sạch - Giấy nhám - Dầu diesel, dầu bôi trơn - Xéc măng, piston các van khí nén, lò xo các joăng đệm. B. Quy trình bảo dưỡng - Làm sạch bên ngoài các bộ phận - Tháo rời các bộ phận và làm sạch - Kiểm tra hư hỏng chi tiết - Thay thế chi tiết theo định kỳ - Tra mỡ, lắp các chi tiết và thay dầu bôi trơn - Kiểm tra điều chỉnh độ căng dây đai và van áp suất Bài 3: Bảo dưỡng máy cắt bê tông Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo tổng quát và nguyên lý hoạt động của máy cắt bê tông; - Trình bày được nội dung và quy trình bảo dưỡng máy cắt bê tông; - Kiểm tra, bảo dưỡng được máy cắt bê tông đúng yêu cầu kỹ thuật; - Sử dụng thành thạo, hợp lý các dụng cụ kiểm tra và bảo dưỡng; - Bố trí vị trí làm việc hợp lý, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp. Nội dung chính: 1. Nhiệm vụ, cấu tạo tổng quát và nguyên lý hoạt động của máy cắt bê tông 1.1. Nhiệm vụ 1.2. Sơ đồ cấu tạo + Động cơ: chạy bằng điện hoặc xăng dầu + Phần lưỡi cắt bê tông: Phần có chức năng cắt, phá bê tông theo những đường đã được định sẵn, lưỡi cắt làm bằng hợp kim rất chắc chắn, có thể thay thế sau một thời gian sử dụng. + Phần khung chính: là phần thân máy được bọc nhựa, hoặc sơn tĩnh điện phía ngoài. + Các bộ phận khác của máy: Tay cầm, nút điều khiển, dây dẫn nước, dây điện, 1.3. Nguyên lý hoạt động của máy cắt bê tông 2. Bảo dưỡng kỹ thuật máy cắt bê tông 2.1. Nội dung và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng cho máy cắt bê tông 2.2. Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng kỹ thuật máy cắt bê tông Bài 4: Bảo dưỡng máy sơn kẻ đường Thời gian: 12 giờ Mục tiêu của bài: - Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo tổng quát và nguyên lý hoạt động của máy sơn kẻ đường; - Trình bày được quy trình bảo dưỡng máy sơn kẻ đường; - Kiểm tra, bảo dưỡng được máy sơn kẻ đường đúng yêu cầu kỹ thuật; - Sử dụng thành thạo, hợp lý các dụng cụ kiểm tra và bảo dưỡng; - Bố trí vị trí làm việc hợp lý, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp. Nội dung bài: 1. Nhiệm vụ, sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy sơn kẻ đường 1.1. Nhiệm vụ 1.2. Sơ đồ cấu tạo 1.3. Nguyên lý hoạt động của máy sơn kẻ đường 2. Bảo dưỡng kỹ thuật máy sơn kẻ đường 2.1. Nội dung và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng cho máy sơn kẻ đường 2.2. Quy trình kểm tra và bảo dưỡng kỹ thuật máy sơn kẻ đường Bài 5: Bảo dưỡng máy đầm mặt đường Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo tổng quát và nguyên lý hoạt động của máy đầm mặt đường; - Trình bày được quy trình bảo dưỡng máy đầm mặt đường; - Kiểm tra, bảo dưỡng được máy đầm mặt đường đúng yêu cầu kỹ thuật; - Sử dụng thành thạo, hợp lý các dụng cụ kiểm tra và bảo dưỡng; - Bố trí vị trí làm việc hợp lý, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp. Nội dung chính: A. Máy đầm bàn 1. Nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo tổng quát và nguyên lý hoạt động của máy đầm mặt đường 1.1. Nhiệm vụ Trong quá trình xây dựng hiện nay, chắc hẳn không còn xa lạ với máy đầm mặt. Đây là thiết bị đầm chặt đất, đá, cát, bê tông giúp tăng cường độ cứng và đảm bảo chất lượng cho bề mặt công trình. 1.2. Phân loại 1.3. Sơ đồ cấu tạo - Mặt của máy đầm bàn là một tấm thép hình chữ nhật có diện tích từ 0,25 đến 1 m2, bên mép có hàn gờ nghiêng hoặc uốn cong lên, giữa mặt bàn đầm phía trên có đặt một bộ phận gây chấn động và hai quai đầm có buộc dây kéo cùng với tay nắm. - Bộ phận gây chấn động là một hệ thống động cơ điện hoặc xăng mà hai đầu của chiếc trục quay có lắp thêm hai khối lệch tâm để có thể dễ dàng điều chỉnh. Thông thường đầm bàn có các bộ phận: bộ phận gây chấn, dây dẫn điện, quai đầm, mặt bàn đầm, trục động cơ, rôt, cục lệch tâm 1.4. Nguyên lý hoạt động của máy đầm mặt đường Khi động cơ làm việc làm quay trục hay khối lệch tâm, dao động con lắc, dao động điện từ để có thể phá lực ma sát và lực dính của những hạt phối liệu làm quay trục hay khối lệch tâm, dao động con lắc, dao động điện từ để có thể phá lực ma sát và lực dính của những hạt phối liệu 2. Bảo dưỡng kỹ thuật máy đầm bàn 2.1. Nội dung và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng cho máy đầm mặt đường 2.2. Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng kỹ thuật máy đầm mặt đường B. Máy đầm cóc 1. Nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo tổng quát và nguyên lý hoạt động của máy đầm mặt đường 1.1. Nhiệm vụ Máy đầm cóc hay còn gọi là máy đầm mặt đường, máy đầm đất là thiết bị thi công nền móng trong các công trình xây dựng, giao thông, dân dụng. 1.2. Phân loại 1.3. Sơ đồ cấu tạo Cấu tạo máy đầm cóc 1. Bộ phận lọc gió ; 2. Thùng nhiên liệu 3. Cấu tạo bên trong bộ lọc gió 4. Tay ga 5. Bộ phận bảo vệ động cơ 6. Chân dầm 1.4. Nguyên lý làm việc Mô men xoắn từ trục ra của động cơ đốt trong hay động cơ điện thông qua bánh răng dẫn động và cơ cấu tay quay thanh truyền sẽ chuyển hóa thành chuyển động lên xuống truyền lực trực tiếp xuống chân đầm. 1.5. Một số lỗi thường gặp khi vận hành máy đầm cóc: - Máy khó nổ (không nổ) : Kiểm tra bộ chế hòa khí hoặc kiểm tra bugi. - Chân đầm nhảy kém khi vặn hết ga: Kiểm tra lại lò xo, dầu chân đầm và má côn văng. - Máy nổ khói nhiều: Kiểm tra xupap, nhớt gits và xec măng, dầu bôi trơn động cơ xem cóquá mức cho phép hay không. - Chân đầm nhảy không ngừng khi giật: Nguyên nhân do đứt lò xo côn văng và thay lò xo hoặc thay côn. - Máy đầm cóc nổ không ổn định: cần kiểm tra lại bộ chế hòa khí, kiểm tra các dẫn xăng chính, dẫn xăng phụ và xem dầu máy đã đúng theo tiêu chuẩn quy định hay chưa. 2. Bảo dưỡng máy đầm cóc - Kiểm tra các bộ phận giật nổ, chân đầm thường xuyên để đảm bảo các bộ phận vẫn hoạt động tốt. - Vệ sinh sạch sẽ bộ chế hòa khí - Nên bảo dưỡng, bảo trì hàng tuần, hàng tháng tại các cơ sở mua để tăng tuổi thọ của máy, tiết kiệm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng. - Để máy đầm cóc ở vị trí cao ráo, thoáng mát, không nên dùng máy đầm đã có nhiều gỉ, chân đầm bị hao mòn nhiều. - Nếu không sử dụng máy trong thời gian dài, cần bảo quản máy cẩn thận, tránh để máy bị hoen gỉ hay bị nước, độ ẩm làm máy hư hỏng. Máy đầm cóc được sử dụng dùng nhiều trong công tác thi công nền móng công trình vừa và nhỏ như mương thủy lợi, đường ống nước, chân cột điện hoặc những nơi mà máy lu có kích thước lớn không thể tham gia thi công được. Máy đầm cóc ra đời giúp tiết kiệm thời gian, công sức của người lao động. Để máy hoạt động hiệu quả và có thời gian sử dụng lâu dài, quý khách hàng cần lưu ý một số mẹo nhỏ trên mà bài viết của chúng tôi đã chia sẻ, thực sự rất hữu ích.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgiao_trinh_bao_duong_cac_may_thi_cong_mat_duong_lien_quan_tr.docx