MỞ ĐẦU
Giao lưu (tiếp biến) văn hoá là phương thức tồn tại của mọi nền văn hoá; là quy luật tồn tại và phát triển của mọi nền văn hoá từ trước đến nay. Tuy nhiên, giao lưu văn hoá cũng có thể là điều ngược lại, những nền văn hoá "sức đề kháng" yếu có thể bị đồng hoá, mất đi bản sắc của mình thông qua giao lưu và tiếp biến với những nền văn hoá lớn hơn. Nhất là khi toàn cầu hoá đang mở rộng phổ giao lưu cũng như tạo ra các phương tiện giao lưu giúp các chủ thể văn hoá khắc phục được trở ngại về
44 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giao lưu văn hoá ở VN trong điều kiện toàn cầu hoá - Bước ngoặt về chất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không gian và thời gian vật lý, từ đó dẫn đến những biến đổi lớn lao trong bản thân mỗi nền văn hoá.
Ngày nay trong thời đại toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc giữa các cộng đồng người trên thế giới ngày một gia tăng trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội. Trong đó sự hiện diện của xu hướng toàn cầu hoá văn hoá là một tất yếu, có những tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của cộng đồng người trên thế giới. Cùng với những thay đổi mang tính cách mạng trong khoa học công nghệ, thì sự giao lưu, mức độ tác động qua lại giữa các nền văn hoá đã thay đổi về chất.
Giao lưu văn hoá ở Việt Nam trong điều kiện toàn cầu dẫn tới các chuẩn mực đạo đức, luân lý, thẩm mỹ, quan niệm về phẩm hạnh v.v.. của dân tộc đang nếm trải những đảo lộn trước những đòi hỏi của toàn cầu hoá và tiến trình hội nhập quốc tế.
Trong thời đại toàn cầu hoá, bản sắc văn hoá dân tộc đang đứng trước những cơ hội và thách thức. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề về : “ Giao lưu văn hóa ở Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hoá - Bước ngoặt về chất” giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn về toàn cầu hoá văn hoá, từ đó, chủ động giao lưu và hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hoá; giúp chúng ta tiếp nhận những giá trị của phương Tây cũng như các nền văn hoá khác để làm giàu cho nền văn hoá dân tộc; đồng thời bảo vệ và phát huy được truyền thống, lối sống Việt Nam.
NỘI DUNG
I. VĂN HOÁ VÀ GIAO LƯU VĂN HOÁ
1. Khái niệm văn hoá
Văn hóa, nói một cách giản dị, là những gì còn lại sau những chu trình lịch sử khác nhau, qua đó người ta có thể phân biệt được các dân tộc với nhau. Thông qua mỗi một chu kỳ của sự phát triển, dân tộc đó tương tác với mình và với những dân tộc khác, cái còn lại được gọi là bản sắc, hay còn gọi là văn hóa.
Khái niệm văn hoá như Cựu Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor "Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thông các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình".
Văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống cũng mang những dấu hiệu văn hóa. Rất nhiều thứ mới thoạt nhìn thì giống nhau, nhưng nếu xem xét kỹ thì lại có những điểm riêng biệt. Trong thực tế, không có sự giống nhau tuyệt đối
Có nhiều cách hiểu khái niệm “văn hoá” với nội dung khác nhau, song quan trọng hơn cả là những điểm sau: văn hoá phải là các giá trị; những giá trị đó phải do con người sáng tạo (phân biệt với cái tự nhiên); sự sáng tạo đó là cả một quá trình lịch sử liên tục; và những giá trị đó phải làm thành một hệ thống chặt chẽ.
Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. “Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hoá làm cho con người trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện mình, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân” Tuyên bố về những chính sách văn hoá - Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ 26/7 đến 6/8/1982 tại Mehico; Sách: “Cơ sở văn hoá Việt Nam”, Trần Quốc Vượng (chủ biên). Nxb Giáo dục.1997. tr.17
.
Từ định nghĩa trên, có thể thấy, văn hoá là cái đặc trưng chỉ có ở con người xã hội, mà không phải ở cá thể người tự nhiên – homosapiens. Chính sự hợp quần thành xã hội của các cá thể người – mới là nền tảng đích thực của văn hoá. Bản chất của con người có quan hệ mật thiết với hoạt động và quan hệ chặt chẽ với giao lưu.
Gần đây, có ý kiến cho rằng trên thế giới đang diễn ra hiện tượng xâm lược về văn hóa như là sự tiếp tục của những cuộc xâm lược bằng súng đạn và kinh tế. Tuy nhiên văn hóa là hoà bình, văn hóa là không xâm lược. Cảm giác bị xâm lược, nếu có, chẳng qua là cái cảm giác và sĩ diện của kẻ yếu. Chúng ta đang sống trong một thế giới duy nhất và cũng có thể nói là thống nhất. Trái đất là một kho chứa hữu hạn các nguồn năng lượng sống và toàn cầu hóa là một quá trình để tiết kiệm nguồn năng lượng ấy bằng cách đảm bảo không sản xuất thừa, không sử dụng nguyên liệu một cách bừa bãi trên phạm vi toàn cầu. Nhưng cùng với quá trình hội nhập về mặt kinh tế còn có một quá trình khác luôn luôn tồn tại bên cạnh, và thậm chí đã đi trước, đó là sự hội nhập về mặt văn hóa. Sự hội nhập về mặt văn hóa chính là quá trình con người đi tìm ngôn ngữ chung cho một cuộc sống chung. Quan niệm về sự xâm lược văn hóa là quan niệm của những cộng đồng người chỉ có kinh nghiệm hình thành trong quan hệ phát triển lưỡng cực, những kinh nghiệm chiến tranh, nhất là chiến tranh lạnh. Con người khi sống chung với nhau sẽ gây ảnh hưởng lẫn nhau. Đến phương Tây ta sẽ nhìn thấy rằng trong ngôi nhà nào của người Mỹ, người Anh, người Pháp...cũng có một vài vật dụng gì đó, một vài thứ đồ lưu niệm gì đó từ phương Đông. Đôi khi trong xã hội phương Tây người ta có xu hướng xem sự hiện hữu của một vài kỷ vật, một vài đồ trang trí từ phương Đông như là dấu hiệu của tầng lớp thượng lưu hoặc văn minh. Đó là sự đan xen lẫn nhau của cuộc sống, đấy là sự chung sống hoà bình của quá khứ, và đấy cũng chính là cơ sở văn hóa của sự chung sống hoà bình trong tương lai.
2. Văn hóa và văn minh
Hai khái niệm rất hay bị đồng nhất này tuy rất gần gũi nhưng thực ra không phải là một và chỉ có thể coi như đồng nghĩa trong một vài trường hợp cụ thể, chẳng hạn khi người ta đối lập văn minh với bạo tàn.
Thông thường, văn minh được dùng để chỉ trình độ phát triển về vật chất và tinh thần của nhân loại đến một thời kỳ lịch sử nào đó. Một số nhà nghiên cứu, chẳng hạn Alvin Tomer, sử dụng chúng để phân chia lịch sử thành văn minh tiền nông nghiệp, văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp. Có quan điểm lại cho rằng văn minh là một khái niệm rộng hơn văn hóa, rằng văn minh là sự tổng hoà của văn hóa và xã hội, là sự thể hiện được những hình thức thực tiễn cụ thể của văn hóa trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống như lao động sản xuất, lối sống, hành vi ứng xử...
Trong thực tế, chúng ta thấy có những tộc người chưa có văn minh vẫn có văn hóa của mình. Đôi khi trên sách báo, chúng ta gặp những nhận xét, đánh giá độ cao thấp của các nền văn minh, trong khi đó lại có những người cho rằng các nền văn hóa thực ra là như nhau, rằng việc chúng ta đánh giá cái này cao hơn, cái kia mạnh hơn là do cách nhìn của chúng ta, còn các nền văn minh, như nền văn hóa ở Aztec chẳng hạn, từ cách đây mấy nghìn năm cũng không kém gì nền văn minh ở phương Tây hiện nay...
Tất cả những nhà nghiên cứu về văn hóa đang lấy cái mẫu của thời xưa, khi chỉ cần sự ngăn cách về địa lý là đủ để ngăn cách các cộng đồng người. Nhân loại hiện đại, bằng các phương tiện của mình, không còn bị giam hãm bởi các khái niệm khu trú như vậy. Nếu như các nhà nghiên cứu văn hóa của thế kỷ XXII mà vẫn lấy hình mẫu của thế kỷ XX để noi theo thì chắc chắn cũng vẫn đi đến những kết luận khác với những kết luận của những nhà nghiên cứu văn hóa của thế kỷ XX.
Chúng ta phải phân biệt nghiên cứu về văn hóa như một quá trình vận động, như một yếu tố xã hội, với nghiên cứu lịch sử văn hóa, nghĩa là xem xét nó như một phiên bản tĩnh. Chúng ta cũng không nên phê phán những người lấy sự phát hiện và phân biệt những khía cạnh khác nhau của các nền văn minh làm mục đích nghiên cứu. Bởi vì họ nghiên cứu lịch sử văn hóa chứ không phải nghiên cứu văn hóa. Văn hóa đang và sẽ còn bớt dần sự cát cứ, còn nghiên cứu lịch sử văn hóa thì không bao giờ có sự cát cứ như vậy. Nói như vậy không có nghĩa là không có sự khác nhau về ảnh hưởng. Một cộng đồng lớn sẽ có khả năng tạo ra một vùng ảnh hưởng lớn hơn, đa dạng hơn, bởi càng đông thì tính đa dạng càng lớn. Tính đa dạng về mặt tính cách của con người sẽ tạo ra tính đa dạng về mặt đời sống văn hóa. Sự lan toả của một cộng đồng lớn sẽ mạnh hơn.
Tuy vậy, khi nghiên cứu văn hóa không nên đặt mục tiêu là xác định nó lớn hay bé, mà nên xem nó có độc đáo hay không, có lạ lẫm hay không, có những sáng tạo gì, có đóng góp gì và đặc biệt là nó có đóng góp gì cho văn hóa chung của nhân loại, nghiên cứu như thế mới giúp ta tìm ra được giá trị thật của văn hóa.
3. Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần
Cách phân chia văn hóa thành hai lĩnh vực: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần là không thật hợp lý và thấu đáo. Nó phản ánh lối tư duy lưỡng phân điển hình, ảnh hưởng của những định kiến về tư tưởng cần phải xoá bỏ.
Thực ra, lối phân chia như thế cũng có tác dụng nào đó. Nó cho ta một cái nhìn tuy khá thô thiển nhưng bao quát về những lĩnh vực đời sống của con người: những sản phẩm tinh thần như khoa học, văn học nghệ thuật, các phong tục tập quán...và những sản phẩm vật chất như đồ đạc, nhà cửa, đường xá...Tuy nhiên, thật khó, và ngày càng khó phân biệt rạch ròi đâu là sản phẩm vật chất, đâu là sản phẩm tinh thần. Mặt khác, không có sản phẩm tinh thần nào lại không được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định và cũng như không có một sản phẩm vật chất nào lại không mang trong nó những giá trị tinh thần. Thật vậy, những nhà cửa, đường phố, cầu cống, và ngay cả những vật dụng tầm thường nhất, kể cả những sản phẩm công nghiệp sản xuất hàng loạt, cũng là hiện thân của những giá trị văn hóa, thể hiện bản sắc dân tộc, trí tuệ và tài năng của những người làm ra chúng.
Hiểu được mối liên hệ mật thiết không thể tách rời của những giá trị văn hóa tinh thần và vật chất là điều vô cùng quan trọng. Liệu chúng ta có thể chỉ sử dụng những giá trị vật chất có nguồn gốc ngoại lai mà không hề bị ảnh hưởng bởi các giá trị tinh thần bao hàm trong đó hay không? Liệu chúng ta có thể trở thành một mắt xích trong hệ thống sản xuất đang trong quá trình toàn cầu hóa vũ bão mà vẫn nguyên vẹn là một người ngoài cuộc về văn hóa hay không?
Việc hiểu không thấu đáo quan hệ giữa vật chất và tinh thần dẫn đến những lý luận, thoạt nhìn có vẻ rất thanh cao, chẳng hạn cho rằng ngoài khát vọng làm giàu vật chất, cần phải có khát vọng làm giàu về văn hóa, nhưng thế nào là giàu, thế nào là nghèo? Không một dân tộc nào trên đời này không có văn hóa của mình. Mọi cộng đồng người hễ tồn tại đều có yếu tố tinh thần, mà đã có yếu tố tinh thần thì có văn hóa. Vì thế một câu hỏi đại loại như: "Nước Mỹ có văn hóa không?" là câu hỏi ngớ ngẩn.
Có một luận điểm khác không kém phần cực đoan, cho rằng về mặt đời sống vật chất thì nhân loại đã đi được rất nhiều sau vài thiên niên kỷ, còn về tư tưởng thì đứng nguyên tại chỗ hoặc cùng lắm thì đi được không đáng kể. Thật ra con người đã đi những bước dài cả về vật chất lẫn tinh thần, trong đó những bước đi về tinh thần còn lớn hơn nhiều những bước đi về vật chất, từ chủ nghĩa thần linh qua tôn giáo, đến triết học và các hệ giá trị, các hệ tư tưởng. Con người đang dần dần giải phóng mình ra khỏi các định kiến tinh thần. Đó là những bước đi khổng lồ, là nền tảng của sự phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ. Nếu Galileo Galilei không tự giải phóng mình ra khỏi sự ràng buộc của Thiên Chúa giáo cục đoan thì làm sao bây giờ chúng ta có sự phát triển đến computer, đến Internet?
Thái độ về sự giàu có vật chất phản ánh một khía cạnh quan trọng trong lịch sử phát triển lâu dài của tư tưởng nhân loại. Thời nào bên cạnh những kẻ say mê vật chất cũng có những người căm ghét sự giàu có. Họ cho rằng vật chất là nguồn gốc dẫn đến sự đồi bại về tinh thần. Con người sản xuất ra, chế tạo ra, nghe ra những thứ có ích cho con người thì trước hết phải vì yêu mến, vì am hiểu con người. Con người cần vật chất, và sự sùng bái vật chất là có thể hiểu được. Chúng ta cần điều chỉnh nó chứ không cần và cũng không thể tiêu diệt nó. Con người muốn sống trong những điều kiện vật chất ngày càng tốt hơn để có thêm không gian và thời gian thưởng thức chân giá trị của cuộc sống. Đó là điều hoàn toàn chính đáng, chỉ có sự tôn sùng vật chất một cách một chiều và thái quá mới cần lên án mà thôi. Trên thực tế có cả những người nghèo và những người giàu vô đạo. Nhưng người giàu thì ít mà người nghèo thì nhiều. Người giàu mà hư hỏng thì người ta để ý, còn người nghèo hư hỏng thì người ta không để ý. Vì vậy người ta thường lên án sự hư hỏng của người giàu chứ không lên án sự tha hóa của người nghèo. Ngay từ thời cổ đại, Platon đã nhận xét rằng sự nghèo cũng tồi tệ như những sự giàu. Những người nghèo sinh ra đố kỵ, thèm muốn của người khác, đó là cái xấu. Những người giàu sinh ra khinh người, coi thường kẻ khác, họ cho rằng chỉ có tiền là quan trọng nên khinh những người không có tiền, đó cũng là cái xấu.
Vì vậy trạng thái quá nghèo khổ cũng đầy rẫy tội ác như trạng thái quá giàu có. Liệu chúng ta có thể tìm ra một khoảng hợp lý của sự giàu có trong xã hội hay không? Tôi không tin là có khoảng hợp lý đó. Ở mỗi thời điểm khi con người nhận ra một sự hợp lý thì cuộc sống đã bắt đầu dịch chuyển đến một trạng thái hợp lý khác.
Trở lại với khái niệm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, như đã nói, phân biệt như vậy là một sự phân biệt thô thiển. Nếu tôi thờ Phật, và nếu nhà tôi giàu thì tôi mua một pho tượng bằng đồng, còn nếu nhà tôi nghèo - tôi sẽ mua một pho tượng bằng gỗ. Nếu tôi không thể mua được một pho tượng bằng đồng hay bằng gỗ, thì tôi mua một bức tranh. Nhưng thái độ văn hóa của tôi với Phật giáo không hề vì thế mà thay đổi. Vật chất chỉ là phương tiện để thể hiện những giá trị tinh thần trong đời sống văn hóa mà thôi.
4. Về tính giai cấp và tính lịch sử
Giống như tất cả các lĩnh vực của đời sống văn hóa, một lĩnh vực được xem xét khác nhau dưới các góc độ khác nhau. Nhìn chung, tất cả các hiện tượng được nhìn nhận theo quan điểm văn hóa học đều phụ thuộc vào những yếu tố chủ quan, đặc biệt là: quyền lợi kinh tế, quan điểm và định kiến chính trị, bản chất tâm lý... Đó là những lý do khiến người ta hay nhấn mạnh đến cái gọi là tính giai cấp của văn hóa. Nhưng đó là một quan điểm sai lầm.
Chúng ta cần phải phân biệt văn hóa với tư cách là một hiện tượng khách quan và những cách lý giải văn hóa, bao giờ cũng mang tính chủ quan. Chúng ta luôn phản đối cái gọi là thuyết giai cấp. Sự phân loại văn hóa theo giai cấp là một sự phân loại hời hợt. Đạo đức thuộc về con người mà con người có những số phận, những pha khác nhau của cuộc đời. Hôm nay anh là ông chủ, anh thuộc giai cấp bóc lột. Ngày mai anh vỡ nợ anh đi đạp xích lô thì anh thuộc giai cấp lao động. Chẳng lẽ, đạo đức của người ta thay đổi chỉ vì ngày hôm qua là ông chủ ngày hôm sau là người đạp xích lô? Đó chỉ là những pha khác nhau của cuộc đời một con người, còn đạo đức thuộc về con người chứ không thuộc vào những pha khác nhau của nó.
Có thể đưa ra một ví dụ: thói đạo đức giả. Trong văn học, nghệ thuật ta thường gặp hình ảnh người cai trị xấu và tồi tệ, nhưng có lẽ trên thực tế không hoàn toàn là như thế. Liệu đây có phải là kết quả của một tâm lý nào đó hay thực sự tầng lớp thống trị xấu xa như vậy? Bên cạnh đạo đức giả của tầng lớp thống trị liệu có đạo đức giả của tầng lớp bị trị hay không? Có cả hai loại. Tầng lớp bị trị cũng nịnh hót, tranh thủ luồn lách, đó cũng là đạo đức giả Tầng lớp cai trị thì tham nhũng về vật chất hay tinh thần. Tham nhũng về vật chất để tư nhân hóa, cá thể hóa tài sản quốc gia, mượn nhà nước, mượn sức mạnh công cộng để bắt nạt thiên hạ... cho những mục tiêu, lợi ích cá nhân. Đạo đức giả thuộc về con người, không kể đó là giai cấp cai trị hay bị trị.
Các hiện tượng văn hóa không chỉ được đánh giá tuỳ theo các yếu tố chủ quan mà còn tuỳ thuộc vào các điều kiện và hoàn cảnh khách quan.Ở mỗi thời điểm lịch sử, giá trị của một hiện tượng văn hóa cũng như ảnh hưởng của nó phụ thuộc và những điều kiện khách quan và tương quan các điều kiện khách quan ấy. Nếu lần theo dòng lịch sử, chúng ta sẽ thấy rằng những giá trị đó cũng luôn luôn biến đổi. Bao giờ cũng có những giá trị mới đang và sẽ sinh ra để thay thế những giá trị đã và đang lỗi thời. Chủ nghĩa phong kiến đã từng đóng vai trò tiến bộ nhưng rồi nó trở nên phản động và bị thay thế bởi CNTB. Sau đó đến lượt CNTB lại trở thành lỗi thời... chính vì thế, chúng ta có thể nói rằng văn hóa có tính lịch sử.
5. Khái niệm giao lưu văn hoá
Thuật ngữ “tiếp xúc và giao lưu văn hoá” được dịch từ những thuật ngữ “cultural contacts”,” cultural exchanges acculturation” của các nước phương Tây. Nhưng ngay ở các nước phương Tây khái niệm này vẫn được dùng bởi các từ khác nhau. Người Anh thích dùng chữ “Cultural Change” (có thể dịch là trao đổi văn hoá), người Pháp có thuật ngữ “Interpénétration des civilisations” (có nghĩa là sự hoà nhập giữa các nền văn minh), người Hoa Kỳ dùng thuật ngữ “acculturation”. Đương nhiên, nội hàm của các thuật ngữ trên ở các nước có giới hạn chung, nhưng các thuật ngữ đều có sắc thái riêng. Khái niệm “acculturation” được nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam dịch là giao lưu văn hóa, tiếp (xúc) và biến (đổi) văn hóa. Khái niệm này đã được các nhà khoa học Mỹ định nghĩa vào năm 1936 như sau: “Dưới từ acculturation, ta hiểu là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hoá khác nhau, tiếp xúc lâu dài và trực tiếp, gây ra sự biến đổi mô thức văn hóa ban đầu của một hay cả hai nhóm”
Cơ sở văn hoá Việt Nam. Trần Quốc Vượng (chủ biên). Nxb Giáo dục, 1997, tr. 38-39
3 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chớnh trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr 213
.
Khái niệm giao lưu văn hoá là để chỉ một quy luật trong sự vận động và phát triển văn hóa của các dân tộc. Đó là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người (cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm. Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các cộng đồng. Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh" tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn. Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Quá trình này luôn đặt mỗi dân tộc phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố "nội sinh" và "ngoại sinh". Trong lĩnh vực văn hóa chỉ có khái niệm "giao lưu và tiếp biến văn hóa" chứ không có khái niệm "hội nhập văn hóa". Thuật ngữ hội nhập chỉ sử dụng cho các lĩnh vực ngoài văn hóa, chẳng hạn như kinh tế...Trước xu thế toàn cầu hóa, khi Việt Nam trở thành thành viên 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và yêu cầu phát triển mới của đất nước, Đảng ta yêu cầu phải "Làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân".
6 . Bản chất giao lưu văn hoá
- Bản chất con người có quan hệ mật thiết với hoạt động và quan hệ chặt chẽ với giao lưu. Không có hoạt động, không có giao lưu thì cũng không có bản chất xã hội của con người.
- Sự phát triển của mỗi dân tộc và các thành viên của nó phụ thuộc không chỉ ở sự phát triển của lực lượng sản xuất mà còn ở sự phân công lao động và giao lưu diễn ra bên trong và bên ngoài nó.
- Mức độ và phạm vi giao lưu của mỗi cộng đồng xã hội có tác động đến sự phát triển của mỗi bản thân cộng đồng (hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm) cũng như của mỗi thành viên trong đó.
- Giao lưu không chỉ góp phần quan trọng vào việc hình thành tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, mà cả quan điểm, tư tưởng, đạo đức lối sống. Tầm quan trọng của giao lưu thể hiện ở chỗ ý thức và ngôn ngữ xuất hiện từ nhu cầu giao lưu và từ đó có thể cho rằng có giao lưu mới có ngôn ngữ, mới có tri thức, mới có ý thức và tự ý thức.
II. GIAO LƯU VĂN HOÁ Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU
1. Giao lưu văn hoá
Thế giới đã bước vào một kỷ nguyên mới. Toàn cầu hóa đã len lỏi vào ngay cả những phần nhỏ bé nhất của thế giới, không chỉ làm trỗi dậy những khát vọng về sự phát triển mà còn tạo ra trạng thái phát triển thực thụ.
Tuy nhiên, ở một số vùng trên thế giới, con người, dường như, chưa khai thác được những lợi ích mà toàn cầu hóa mang lại, thậm chí còn nhận thức một cách phiến diện về nó như là thủ phạm gây ra những xung đột về kinh tế, chính trị và văn hoá. Có thể nói, trong số những cuộc xung đột ấy, những xung đột về văn hóa tuy không phải luôn hữu hình và quyết liệt, nhưng âm thầm, bền bỉ, dai dẳng và có sức cản rất lớn đối với tiến trình phát triển chung của nhân loại. Do đó, nghiên cứu về ảnh hưởng của văn hóa lạc hậu đối với tiến trình phát triển chung của nhân loại và đối với sự tiến bộ của thế giới thứ ba có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ giúp con người hạn chế khả năng xảy ra xung đột, trên cơ sở đó, khai thác những ảnh hưởng tích cực của văn hóa đối với tiến trình phát triển.
Thế giới thứ ba đã từng sục sôi trong phong trào giải phóng các dân tộc, nhưng trên thực tế nhiều dân tộc mới được giải phóng về mặt nhà nước chứ chưa giải phóng về mặt con người. Sự không phát triển về mặt con người không chỉ thể hiện ở sự lạc hậu về chính trị, kinh tế mà còn cả môi trường văn hoá. Nếu văn hóa chưa được giải phóng, tức là vẫn tồn tại nền văn hóa không thích ứng với sự phát triển thì dân tộc đó vẫn là nô lệ của chính họ. Việt Nam cũng như nhiều nước Thế giới thứ ba chưa có một nền văn hóa thích ứng với sự phát triển.
Để phát triển, quan điểm là phải trả lại tự do cho sự phát triển tự nhiên đời sống xã hội và bắt đầu từ phát triển văn hóa để phát triển con người, giải phóng con người, giải phóng dân tộc ra khỏi các định kiến để mỗi con người có thể tiếp cận một cách tự do với tất cả những gì là tiên tiến của nền văn hóa toàn cầu, nền văn hóa của phát triển. Đó chính là nội dung quan trọng nhất của đường lối phát triển của thế giới thứ ba. Tuy nhiên, trước hết, chúng ta sẽ nhìn lại nền văn hóa của thế giới thứ ba với những nét đặc trưng nhất để thấy nó đã và đang kìm hãm sự vươn tới sự tiến bộ của khu vực này như thế nào.
Giao lưu văn hóa là một quy luật của thời đại, là hiện tượng phổ biến của xã hội loài người. Nhờ giao lưu văn hoá đúng hướng mà các nước chậm phát triển có cơ hội trở thành nước phát triển. Trong mọi hoạt động văn hóa Ðảng và Nhà nước ta bao giờ cũng nêu cao định đề biện chứng : kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
1.1. Những nguyên lý và nội dung của giao lưu văn hoá
1.1.1 Trong quá trình giao lưu văn hóa với các nước phát triển, chúng ta đã tiếp thu nhiều tác phẩm tiêu biểu và nhiều kinh nghiệm sáng tạo.
Các tác phẩm nghệ thuật nước ngoài, nhất là các tác phẩm cổ điển là những "sứ giả" có công nhất trong việc truyền bá văn hóa nước ngoài đến với trong nước. Chúng mang những giá trị nhân văn cao đẹp, mẫu mực về ngôn ngữ, cách tân về thi pháp miêu tả. Trong quá trình tiếp thu cái bên ngoài cần đề phòng tâm lý sính ngoại, phục ngoại vô cớ; mặt khác, cũng tránh tâm lý khép kín, coi thường những giá trị các dân tộc. Thái độ đúng đắn nhất để ứng xử mối quan hệ giữa cái bên ngoài và cái bên trong là: Càng đi sâu vào dân tộc sâu sắc bao nhiêu, thì càng nhanh chóng hiểu biết, dễ tiếp nhận cái hay, cái đẹp của thế giới bấy nhiêu. Thật đúng chỗ khi dẫn ra đây những kiến giải của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Văn hóa của các dân tộc khác cần phải nghiên cứu toàn diện, chỉ có trong trường hợp đó mới có thể tiếp thu được nhiều hơn cho văn hóa của chính mình". "Mỗi một dân tộc cần phải chăm lo đặc tính dân tộc trong nghệ thuật". "Càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lê-nin, càng phải coi trọng những truyền thống tốt đẹp của cha ông" (1). Chính Người là hiện thân rực rỡ, biểu tượng mẫu mực của sự giao lưu văn hoá. Người thông thạo nhiều ngoại ngữ các nước châu Âu, hiểu biết Bắc sử và chữ Hán, am tường nhiều trào lưu nghệ thuật, tiếp xúc với nhiều bậc thầy văn hóa thế giới, v.v.
1.1.2. Giới thiệu lịch sử, đất nước, con người, văn hóa Việt Nam với thế giới.
Chủ nghĩa yêu nước, ý thức tự cường dân tộc là tài sản vô giá của truyền thống văn hóa Việt Nam. Yêu nước là giữ nước và giữ dân, coi dân là gốc. Nói dân ta có sức sống trường tồn, không bị đồng hóa trước âm mưu thôn tính của kẻ thù, đứng lên chống ngoại xâm là nói sức mạnh của dân, trách nhiệm của dân và lợi ích của dân. Thời nào cũng vậy, lúc bình cũng như lúc biến các bậc minh quân đều lấy dân làm gốc, lấy nhân nghĩa làm đức, lấy hòa hiếu để ứng xử bang giao; đối nội thì thuận lòng người, đối ngoại thì mềm dẻo, linh hoạt. Ðó là sách lược của kẻ thắng. Truyền thống hòa hiếu là cơ sở cho chính sách ngoại giao đa phương, cơ hội để hội nhập với thế giới trong thời đại Hồ Chí Minh.
Suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã có một nền văn hóa rực rỡ, mà đỉnh cao trí tuệ lấp lánh, phải kể đến trước tiên là Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Ðạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh. Do khuôn khổ hạn hẹp của những trang viết, chỉ xin luận giải về hai hiện tượng văn hóa lỗi lạc: Nguyễn Trãi, Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới ghi đậm dấu ấn lịch sử về văn hóa hòa hiếu, một giá trị nhân văn bền vững. Mục đích cao nhất của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh là cốt để mở nền "thái bình muôn thuở". Và Quang Trung Nguyễn Huệ. Câu chuyện của vợ chồng nhà học thuật, nhà báo I-rê-nê Pha-be, người Ðức (đã dịch Truyện Kiều ra tiếng Ðức) có lần thưa với Bác Hồ rằng, trong thời đại Nguyễn Trãi sống, sáng tác, hoạt động, ở châu Âu chưa có một tác giả nào lớn (2). Nhận định này đòi hỏi sự nghiên cứu so sánh Nguyễn Trãi với các tác giả thời đại Phục hưng, thế kỷ ánh sáng và các thế kỷ tiếp theo ở châu Âu. Còn Quang Trung với chính sách mở cửa và cải cách của vị minh quân : tầm nhìn kinh tế xa rộng phù hợp với nền kinh tế hàng hóa, mở cửa biên giới với nhà Thanh, tăng cường quan hệ buôn bán với các thuyền buôn phương Tây, việc sử dụng chữ Nôm làm quốc ngữ chính thống thay chữ Hán, chính sách chiêu tập hiền nhân có hệ thống, v.v... làm chúng ta liên tưởng tới một vị vua anh minh nước Nga Pi-e đại đế (1687 - 1785) với nhiều cải cách táo bạo để nước Nga nhìn sang châu Âu bằng "khung cửa sổ phía tây".
1.1.3. Ngăn ngừa và đấu tranh chống sự xâm nhập các sản phẩm văn hóa độc hại.
Sớm nhận thấy nguy cơ của mọi loại văn hóa phản động và suy đồi, ngay từ năm 1951, trong tác phẩm Kết hợp chặt chẽ lòng yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc". Ngày nay mục tiêu chính của chủ nghĩa đế quốc văn hóa là làm suy yếu tiềm năng và nội lực của văn hóa dân tộc. Những yếu tố độc hại, suy đồi của văn hóa đế quốc đang như những đợt sóng ngầm va đập âm ỉ vào bến bờ của nhiều nước đang phát triển. Nó có những đặc điểm sau: Truyền bá phương châm tiêu dùng, lối sống thực dụng, trước hết là lớp trẻ; dùng các hình thức quảng cáo từ thiện, du lịch, tôn giáo để đạt mục đích chính trị; tuyên truyền sùng bái văn hóa phương Tây, trước hết là văn hóa Mỹ, coi đó là mô hình chuẩn; tổ chức và bảo trợ cho một số trí thức, văn nghệ sĩ nhẹ dạ, cả tin biến họ thành "cái loa" của các thế lực thù địch. Những chiến dịch ồn ào về đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, "chuyển lửa về quê hương" đã được thay thế bằng bàn tay bọc nhung nắm lấy một số hoạt động từ thiện, du lịch giả hiệu, giương cao những tuyên ngôn, tuyên cáo về nhân quyền, tự do, dân chủ với mục đích đen tối.
1.2. Ðối thoại giữa các nền văn hóa
Giao lưu văn hóa trong thời kỳ hội nhập quốc tế có tác động to lớn tới sự nghiệp Công nghiệp hoá(CNH), Hiện đại hoá (HÐH)
- Nếu CNH là quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, thì HÐH là chặng đường xây dựng kiến trúc thượng tầng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. HÐH trong văn hóa chỉ có thể đi vào đời sống, khi trình độ dân trí được nâng cao. Nhiều dự báo cho rằng, trong thế kỷ mới, trí thông minh, sức tưởng tượng và trực giác của con người sẽ tiếp tục quan trọng hơn máy móc.
- HÐH không đồng nhất với phương Tây hóa. Những công nghệ mới, những dòng thông tin tự do, internet là con dao hai lưỡi. Chúng có thể mang lại cơ hội mới, nhưng tác hại của chúng cũng không ít và khôn lường. Trước, sau vẫn là sự điều chỉnh quá trình biện chứng giữa việc giữ gìn văn hóa dân tộc và tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại để làm dày thêm các lớp văn hóa nhân bản, xóa bỏ dần lớp văn hóa phi nhân tính.
- HÐH trong văn hóa (ngoài những nội dung như đổi mới khoa học công nghệ trong các lĩnh vực), cần coi trọng hàng đầu những quy luật đặc thù sau: Một là, xây dựng con người Việt Nam là con người phát triển cao về trí tuệ, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, cường tráng về thể chất. Con người không phải là phương tiện của quá trình CNH, HÐH mà là trung tâm, là động lực và mục tiêu của phát triển. Hai là, xây dựng môi sinh văn hóa tức là "thiên nhiên thứ hai" do con người xây dựng trong quá trình CNH, HÐH và đô thị hóa. Ba là, điều kiện văn hóa tức là chính sách, thể chế, hành lang pháp lý cần và đủ cho hoạt động văn hóa và xã hội hóa văn hóa. Bốn là, quản lý văn hóa, tức là quản lý tri thức. Trong quản lý xã hội thì quản lý những cái vô hình (tâm trạng, tâm lý, tình cảm, nguyện vọng của quần chúng) là khó nhất; trong quản lý con người thì khó nhất là biết "đo lòng người". Vào thời đại "thế giới phẳng" người quản lý tài năng không phải là người giỏi nhất mà là người biết thu gom những tri thức, quy tụ được những người tài. Tất cả những nội dung trên được triển khai một phần những luận điểm của Ðảng ta về giao lưu văn hoá được ghi trong văn kiện Ðại hội X (2006).
Giao lưu văn hoá là sự đối thoại giữa các nền văn hóa nhiều khi đóng vai trò quan trọng, thậm chí quyết định những cuộc đàm phán về biên giới, lãnh thổ, xung đột sắc tộc. Quá trình giao lưu văn hoá cần tính đến giá trị chung, giá trị nhân loại._., đồng thời thừa nhận cái khác biệt của người, để các dân tộc khác thừa nhận cái khác biệt của ta. Vấn đề còn lại là bản sắc, bản lĩnh, đạo lý dân tộc. Câu sau này của Thomas L.Friedman viết trong cuốn Chiếc Lexus và cây ô liu có thể chiêm nghiệm được: "Một đất nước không có rặng cây ô liu khỏe khoắn (biểu trưng gốc rễ dân tộc) sẽ không bao giờ có được cảm giác nguồn gốc được duy trì hay an tâm để hội nhập với thế giới. Nhưng một đất nước chỉ có rặng cây ô liu không thôi, chỉ lo cội rễ mà không có xe Lexus (biểu trưng tính hiện đại) thì sẽ không bao giờ tiến xa được. Giữ cân bằng hai yếu tố trên là cuộc vật lộn triền miên".
2. Khái lược tương tác của văn hoá Việt Nam với văn hoá bên ngoài
Ở nước ngoài, nhiều người vẫn còn nghĩ rằng văn hóa Việt Nam chẳng khác gì văn hóa Trung Quốc. Muốn chứng minh sự khác biệt về văn hóa, ít ai có thể đưa ra được những bằng cớ xác thực. Cũng có người cho rằng văn hóa Việt ảnh hưởng văn hóa Pháp. Chính điều này dẫn đến không ít những cuộc tranh luận quốc tế rất sôi bỏng về vấn đề “đâu là văn hóa Việt Nam”.
Điều chúng ta cần nhấn mạnh ở đây là người Việt chúng ta xứng đáng tự hào về nền văn hóa độc lập của dân tộc. Tính độc lập của văn hóa Việt thể hiện bằng nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn, phải tự hào rằng chúng ta còn giữ được ngôn ngữ của riêng mình khi phải trải qua thời kỳ thuộc địa. Các nước khác chấp nhận bị lệ thuộc để canh tân đất nước, còn người Việt chấp nhận canh tân chứ không chịu bị đồng hóa.
Quan trọng nhất là phải hiểu được tư duy của người Việt, chứ không hải nhìn thấy hiện tượng bên ngoài. Nếu không thì chẳng thể nào hiểu được thế nào là bản sắc VN. Người Việt có tư duy mềm dẻo, có thể ví với nước. Do vậy, có tính thích nghi với mọi hoàn cảnh. Người Việt rất thực tiễn, nhanh chóng hội nhập vào thế giới, quên đi hận thù, biết làm bạn với những ai để xây dựng đất nước. Không chỉ biết thích nghi, người Việt còn biết cảm thông, tha thứ. Chính vì tư duy VN mang đặc tính nền văn minh lúa nước mà tính tiếp nhận và chuyển hóa rất linh hoạt. Nhiều tư tưởng tôn giáo du nhập vào VN cũng được Việt hóa, những yếu tố trừu tượng khác như triết học đi vào con người VN. Đó cũng là nét đặc thù của văn hóa Việt,
Về mặt khiếm khuyết, thói hư tật xấu của người Việt nhìn chung không phải là quá nhiều, hay quá nghiêm trọng. Người mình nhiều khi quá lời cho đó là vấn đề lớn, nhìn quanh ra các nước trên thế giới thì không hẳn như thế. Điểm tựa tinh thần của người Việt là gia đình, sau đó là làng xã. Con hư cha mẹ dạy, sau đó mới đến làng xã dạy, tức sự giáo dục nằm ngay ở phút ban đầu của sự lầm lỡ.
Chúng ta liệt kê những thói xấu, để làm gì? Điều quan trọng là phải quay về với giáo dục trong gia đình và tăng cường giáo dục ngoài xã hội. Tuy nhiên, trong tính cách, không nên quá dễ dãi, xí xóa, xuề xòa, sợ bị phê bình, sợ nhìn thẳng vào sự thật. Nhưng nếu chúng ta thiếu tranh luận khoa học, không đưa ra một tiêu chuẩn trước tiên rằng tranh luận để tìm thấy chân lý chứ không phải vì ghét bỏ nhau, thì nhu cầu ấy ắt phải cần thiết cho sự tiến bộ.
Mặt khác, có người cho rằng người Việt hay bắt chước. Tôi nghĩ ấy không phải chỉ là đặc tính của người Việt mà là con người ở khắp nơi trên trái đất. Một phần nó chứng tỏ ta yếu kém về khả năng và thiếu tự tin. Phần khác nó cũng chứng tỏ chu cầu học hỏi ở nước ngoài.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng xã hội của người Việt vẫn là xã hội nông thôn. Thế giới ngày càng thay đổi không ngừng. Chúng ta phải trau dồi tư duy mới và liên tục bổ túc cái mới. Giữ gìn bản sắc là trau dồi không ngừng chứ không phải cứ đứng 1 chỗ để bị tụt hậu. Tuy nhiên, nếu chưa hiểu thì nên học tập, chớ vội vã chê truyền thống của cha ông mình là không hay, thiếu khoa học, thiếu tinh vi như các nước phương Tây. Thái độ này cần xem lại để tránh sự nhầm lẫn và tự hủy.
Thẩm mỹ quan của một dân tộc rất quan trọng. Hiện nay, ta đêm ra những gì ta có mà nước ngoài không có mới là quý. Đừng nghĩ cái mình có là cái lạc hậu. Chỉ điều gì biểu hiện đặc trưng của một văn hóa Việt thì thế giới mới không có sự cạnh tranh.
Nhìn chung, trên bước đường phát triển của lịch sử loài người, cơ sở kinh tế là nhân tố quyết định. Bởi vậy, giao lưu văn hoá được diễn ra trước hết thông qua các hoạt động trao đổi kinh tế, ban đầu là giữa các tộc người gần gũi nhau về địa lý và cùng trình độ phát triển; nhưng về sau, là giữa các tộc người hay dân tộc có trình độ phát triển khác nhau.
Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó, ngoài hoạt động trao đổi kinh tế, lịch sử giao lưu văn hoá ở Việt Nam đã chứng kiến nhiều cách thức giao lưu văn hoá “phi kinh tế” và rất đa dạng giữa các chủ thể văn hoá (ở mọi cấp độ: cá nhân, tộc người, dân tộc, quốc gia hay khu vực). Có thể liệt kê ra một số hình thức giao lưu cơ bản trong lịch sử như:
Buôn bán, thương mại;
Các cuộc di cư lớn nhỏ;
Các cuộc chiến tranh xâm chiếm lãnh thổ;
Con đường hoà huyết, hôn phối giữa các tộc người;
Con đường truyền giáo;
Con đường ngoại giao;
Hoạt động cống nạp của những tộc người, cộng đồng, dân tộc yếu thế trước những kẻ mạnh;
Con đường du học;
Thông qua sự trao đổi tặng phẩm, vật phẩm tôn giáo.
Lịch sử giao lưu văn hóa ở Việt Nam cho thấy, có những yếu tố văn hoá ngoại sinh dễ dàng bắt rễ và tồn tại lâu dài, để rồi dần dần chuyển thành yếu tố nội sinh, hoặc bị biến đổi một cách căn bản để phù hợp với văn hoá Việt Nam. Nhưng cũng có không ít trường hợp, những yếu tố ngoại sinh chỉ tồn tại trong thời gian ngắn rồi bị đào thải.
Trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá, văn hoá Việt Nam đã hình thành một cấu trúc gồm một cái lõi bên trong và các lớp phủ ngoài. Cái lõi đó là văn hoá cơ tầng và các lớp phủ như văn hoá Ấn Độ, văn hoá Trung Quốc và văn hoá Phương Tây.
Văn hoá bản địa của Việt Nam là văn hoá cơ tầng, tức thứ văn hoá có mặt trên giải đất này từ khi có con người đến năm 179 tr.CN. [xem Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương 1938]. Giai đoạn văn hoá bản địa tồn tại rất dài trong thời gian và có tính quyết định đối với sự hình thành và định vị bản sắc văn hoá Việt Nam.
Văn hoá Ấn Độ thẩm thấu rất sâu vào trong tân thức người Việt vì bản tính hoà bình, giá trị nhân bản và cũng vì con đường du nhập tự nhiên, phi cưỡng chế của nền văn hoá này. Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trên toàn lãnh thổ Việt Nam là không đồng đều. Từ Đèo Ngang trở ra Bắc phần nhiều chịu ảnh hưởng Phật giáo, còn từ Đèo Ngang trở vô Nam – chịu ảnh hưởng Ấn Độ giáo. Người Việt, Bắc hay Nam đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của Phật giáo, ở Bắc chủ yếu là đại thừa, còn trong Nam chủ yếu là tiểu thừa [xem Đỗ Thuý Lai, Văn Hoá Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hoá, 2005].
Văn hoá Trung Hoa có ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá Việt Nam. Khác với văn hoá Ấn Độ đến Việt Nam với ngọn cờ hoà bình trên tay, văn hoá Trung Hoa đến đất này theo vó ngựa của những đội quân xâm lược. Bởi vậy, sự tiếp nhận văn hoá Trung Hoa của người Việt mang tính chất cưỡng bức. Ảnh hưởng lớn nhất của văn hoá Trung Hoa vào Việt Nam là tam giáo Nho – Phật - Đạo, trong đó ảnh hưởng của Nho giáo là lớn nhất [xem Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, 2006].
Văn hoá Việt Nam tiếp xúc với văn hoá phương Tây từ rất sớm, vào khoảng thế kỷ XVI, khi các giáo sĩ Kitô đi truyền đạo, khi các thuyền buôn phương Tây đi tìm thị trường. Ảnh hưởng của văn hoá phương Tây có thể chia làm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn từ đầu thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX (1858), được đánh dấu bằng sự xuất hiện của Kitô giáo và sự ra đời chữ quốc ngữ. Giai đoạn nửa cuối XIX – giữa thế kỷ XX (1954), là giai đoạn thực dân Pháp thiết lập nền cai trị trực tiếp của nó đối với Việt Nam và đi kèm theo đó là thứ văn hoá phương Tây mang nặng màu sắc thực dân. Giai đoạn từ 1954 đến nay, đây là gian đoạn nhân dân Việt Nam đấu tranh thống nhất, xây dựng và phát triển đất nước. Giai đoạn này được đánh dấu bằng những tiếp xúc văn hóa quan trọng như: giao lưu với văn hoá Xô Viết (Miền Bắc); giao lưu với văn hoá Mỹ (Miền Nam); giao lưu văn hoá ở cấp độ khu vực và toàn cầu (hiện nay) [xem Phạm Thái Việt, Đại cương về văn hoá Việt Nam 2005].
Như vậy, lịch sử đã chứng kiến nhiều cuộc giao lưu giữa văn hoá Việt Nam với văn hoá bên ngoài trong quá trình lịch, thông qua đó chúng ta đã tiếp thu những nhân tố hợp lý nhằm làm phong phú và phát huy hơn nữa bản sắc văn hoá dân tộc trong hơn hai nghìn năm qua. Giao lưu với các nền văn hoá bên ngoài không hề xa lạ đối với văn hoá Việt Nam, nhưng trong xu thế toàn cầu hóa, giao lưu văn hoá có gì mới? Có sự biến đổi về chất không?
3. Giao lưu văn hoá ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá
Trong lịch sử văn hóa Việt Nam, ít nhất chúng ta đã trải qua hai lần biến đổi lớn về văn hóa xã hội và phải nói rằng hệ quả của nó đã đưa tới những biến đổi tích cực, theo hướng đi lên của dân tộc. Lần một, sự biến đổi ấy đã kéo dài và phát triển trong ngót nghét hai thiên niên kỷ ( trước và sau thiên niên kỷ I) mà ảnh hưởng của nó là văn hóa phương Đông, rõ nét và mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hơn trong một bối cảnh toàn cầu hóa...
Trong quá trình biến đổi lần hai bằng quá trình "âu hoài'. Xét về văn hóa - văn minh, đây là lần đầu tiên văn hóa Việt Nam tiếp xúc - giao lưu - tiếp biến với một văn hóa - văn minh hoàn toàn khác biệt so với những gì đã tiếp xúc giao lưu - tiếp biến từ hàng chục thế kỷ trước. Một tư duy hoàn toàn khác (tư duy phân tích một hệ thống giá trị văn hóa văn minh lạ lẫm được du nhập... đã gây nên một cuộc đảo lộn và một quá trình "đứt gãy", hội nhập xuất hiện. Nhưng quá trình du nhập ấy, sự "đứt gãy" ấy dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể nhanh chóng thay thế tất thảy mọi hành vi ứng xử, mọi thói quen, nề nếp văn hoá... có tuổi đời đã hàng nghìn năm. Nó phải chấp nhận một tình trạng "lưỡng phân", như chấp nhận sự chung sống giữa khăn xếp áo the với complet, giữa "giầy giôn" với guốc mộc, giữa rau diếp với salade, giữa khoai lang với khoai tây... Tình trạng "lưỡng phân" kéo dài trong nhiều thập kỷ, và chưa lúc nào sự "Âu hóa" thể hiện được khả năng thật sự lấn lướt.
Rồi mọi thứ diễn ra quá nhanh, quá gấp gáp(?) quá trình "âu hoá" mới bước sang một thời kỳ mang tính công nghệ nhưng dường như, nó không khởi nguồn từ một sự tự giác mà được khởi nguồn một cách tự phát? Hôm nay ở vùng đô thị, vốn liếng thời gian rỗi ít ỏi và cả sự đua theo những kiểu lối thời thượng đã lôi cuốn người ta đến với các siêu thị, trung tâm thương mại. Nơi những người mẹ trẻ có thể mua thức ăn sẵn dành cho cả tuần, để cha mẹ già chỉ còn việc lên gác xuống nhà, xem TV hoặc rủ nhau đi tập thể dục dưỡng sinh. Trong mâm cúng gia tiên ngày Tết ở nhiều gia đình. đã thấy có mặt thịt hun khói, Jambon, ngô ngọt xào và xúc xích Đức - những món ăn mấy chục năm trước vẫn chưa thể len lỏi vào mâm cơm Việt. Cho nên không có gì đáng ngạc nhiên nếu thấy trong bữa tiệc gia đình lại được tổ chức mô phỏng theo thực đơn (menu) nhà hàng để bắt đâu bằng súp gà và kết thúc bằng bánh mì phết bơ. Rồi nữa là những bộ Jean "cả cây". những chiếc mini jube tối màu, những complet - crava"e (hàng mã)... cùng với sự hiện diện của những chai XO, Rémy. Blue...trên bàn thở các cụ... tất cả thật sự đang tiềm ẩn khả năng biến khăn xếp, áo dài thành trang phục của những dịp lễ lạt hoặc cần giới thiệu bản sắc, và biến những chai "quốc lủi" thành thú vui của những cuộc nhậu bình dân và những người hoài cổ.
Ngoảnh đi ngoảnh lại, đa số lớp trung niên chưa kịp hiểu internet là gì thì lớp cháu con đã kịp chat qua mạng để kết bạn với một John, một Smith nào đó ở phía trời Tây. Rồi người ta chấp nhận, dù vẫn thấy "chường mắt về sự hiện diện hàng ngày không chỉ trên đường phố mà trong cả ngôi nhà của mình những mái tóc nhuộm xanh đỏ tua tủa như lông nhím vì được xịt "keo bọt", hoặc những tấm áo kẻo phía trước thì hở phía sau và ngược lại. Rồi cánh thanh niên trẻ tuổi bắt đầu không quan tâm tới ý nghĩa của quan niệm "mất dông", họ đi chơi giao thừa tới 4 - 5 giờ sáng. Họ phấp phỏng chờ đón ngày Valentin để gửi cho nhau một nhánh hoa hồng - thứ quà tặng mà đôi khi nhiều người do không nắm bắt được "thông điệp tình yêu của nó nên vẫn vác đại lên sân khấu tặng cho các diễn viên(!). Một cách tự nhiên, người ta chấp nhận luôn cả lời "Hapy New Year" qua telephone, qua SMS, qua Email và không cảm thấy có điêu gì thất thố. Nghĩa là đã có những "chuyển dịch văn hoằn mới đang bắt đầu và phần nào được thừa nhận như những kiểu loại hành vi được coi là phù hợp với tiết tấu, nhịp điệu. Quan niệm thẩm mỹ, khuôn mẫu ứng xử của lối sống đương đại.
Trên bình diện rộng hơn. Nửa thế kỷ trước, khi ở một số đô thị xảy ra hiện tượng giao lưu - tiếp biến với văn minh phương Tây. Thì người Việt ở nông thôn chủ yếu vẫn nhìn về đô thị như nhìn một “thế giới khác mình", hiếm hoi mới có người "dám" gia nhập vào thế giới đó. Do điều kiện kinh tế và do cả sự e ngại, văn minh đô thị rất khó xâm nhập vào "biển làng xã" mênh mông vốn bảo lưu khá chặt chẽ những tập quán văn hoá cổ truyền. Ngày nay tình huống đã khác, văn minh đô thị đã có điều kiện toả rộng ảnh hưởng của nó. Người nông dân Việt Nam đã có sự chuyển biến trong "vai trò xã hội". Họ đã mở rộng tầm nhìn, được đánh thức những khát vọng và tự phát tiếp nhận, chuyển tải những nội dung văn hoá – văn minh từ đô thị mà họ biết rằng họ hoàn toàn có khả năng gia nhập và biến chúng thành tài sản của mình. Tuy nhiên. chính sự tự phát ấy lại đưa tới một tình trạng "hỗn tạp" mới, bởi ở đây - các làng xã, văn minh thường chỉ được chọn lựa qua xe máy Wave, đầu VCD... cùng mang nhãn hiệu made in China. Sau lũy tre làng. những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát, TV không cần ăngten mà là chảo Tàu để cánh thanh niên tha hồ xem “phim ngoài luồng" và ngoài "đường bê tông hóa" chúng cưỡi trên chiếc mô tô phóng vèo vèo phun khói mù mịt vào mọi ngõ ngách, cười hô hố khi có cụ già vừa dạt vào bên đường vừa mắng "con cái nhà ai"...
Nơi biểu hiện đời sống kinh tế văn hóa xã hội rõ nét nhất của mỗi địa phương là chợ, từ lâu, ở các vùng nông thôn Việt nam, người ta thấy hay có những tên chợ chung là chợ Hôm, chợ Mai - tên ấy vừa riêng lại vừa chung vì thực ra nó chỉ biểu hiện sự nhanh chóng, gấp gáp về thời gian họp chợ... Lại nghĩ, nếu làm một nghiên cứu đầy đủ, có lẽ những chợ "mai", chợ "hôm" kể trên hẳn cũng có một mối liên hệ nào đó với các chợ "cóc", chợ "xổm" mà ta vẫn gặp ở nhiều đô thị Việt Nam. Tương tự như mấy chữ "mai, hôm", mấy chữ "cóc, xổm” tự chúng đã chuyển tải tính chất và loại hình hoạt động của các chợ này. Nơi đó thường chỉ có hàng hóa tiêu dùng cập nhật, như mớ rau, con cá, miếng bí, lạng thịt, củ khoai, cân đậu... Nghĩa là những loại hàng hóa thiết yếu cho bữa ăn hàng ngày mà quỹ thời gian rỗi ngắn ngủi không cho phép người ta có thể đến "chợ Nhà nước để sắm sanh... Các chợ "cóc", chợ "xổm" luôn không năm trong quy hoạch, nghĩa là chúng hình thành tự nhiên và luôn phải thích ứng với sự xuất hiện bất chợt của người quản lý đô thị. Và thật kỳ tài, nếu mấy bác xe thồ, mấy chị hàng rau còn có thể nhanh tay dúi phương tiện, hàng hóa vào một xó xỉnh nào đó hoặc cắm đầu cắm cổ chạy dạt ra tứ phía, thì mấy cô hàng thịt vừa mới đon đả mời chào vừa mới thoăn thoắt liếc con dao sáng loáng lên chiếc dũa tròn to bằng ngón chân cái vậy mà thoáng thấy bóng nhân viên công quyền là cô hàng thịt đã thu dọn sạch bong... chỉ để lại cái bàn chỏng chơ!
Các loại chợ hình thành một cách "tự nhiên" này tồn tại bởi chúng có khả năng đáp ứng tức thời nhu cầu của con người về các chủng loại hàng hóa tiêu dùng hàng ngày và phù hợp với vốn liếng thời gian dành cho việc đi chợ. Thật ra đến hôm nay, việc đi siêu thị mua thức ăn cho cả tuần, hoặc có người giúp việc đi chợ theo thực đơn kê sẵn của ông bà chủ ván chưa phổ biến, số đông người Việt Nam ở đô thị vẫn phải tự lo lấy việc cơm nước. Trừ hai ngày nghỉ cuối tuần, mọi người chỉ có thể đến chợ vào lúc xế chiều. Quỹ thời gian cùng với hai thực phẩm chủ yếu là rau và cá trong bữa ăn thường ngày dường như không thích hợp với các khu nhà dở chợ. dở siêu thị sầm uất, ngất nghểu mấy tầng lầu Những khu nhà kỳ vĩ ấy thường chỉ thu hút cư dân một địa bàn, vắng teo vào giờ hành chính, và được bố trí giống hệt nhau: tầng một gồm các quầy hiện hữu với mẹt ổi, chùm roi, thúng chanh, rổ rau hái từ vườn nhà và là nguyên nhân chủ yếu của những tiếng còi "toét, toét" vẫn vang lên một cách thường xuyên. Đấy cũng là nơi khi chiều về các bà nội trợ có thể dừng xe đạp ghé xe máy mua vội lạng thịt, mớ rau cho bữa cơm chiều mà không phải gửi xe và không tốn thời gian luồn lách vào những quầy hàng có mái hiên sùm sụp, không phải cò kè mặc cả với những chị những cô mắt xanh mỏ đỏ, cong cớn "khinh người rẻ của". luôn đưa ra những cái giá cao ngất trời, bán hàng mà cứ như đuổi khách...
Sau một thời gian đô thị hóa, chúng ta đã làm được khá nhiều công việc để xây dựng phong cách sinh hoạt mới cho xã hội hiện đại, nhưng xem ra câu hỏi: “Chợ sẽ tồn tại như thế nào”? vẫn là một bài toán khó giải. Nói đến đây cũng muốn thêm vào chút thời sự. răng mới đây, vài chính quyền thành phố muốn lập tức xóa sổ loại hình chợ cóc, chợ tạm, hàng rong để nâng cao tính "văn minh đô thị”. Xem ra đấy chỉ là những "quyết sách" thiếu nghiên cứu và mang đầy tính chủ quan của những nhà hoạch định quen ngồi máy lạnh...
Nhìn từ vài hiện tượng, có thể cảm nhận rằng, cùng với những phát triển và hội nhập về kinh tế xã hội, văn hóa Việt cũng đang trong quá trình tiếp biến thay đổi mạnh mẽ. Chỉ ngót mươi năm đầu thế kỷ XXI này, văn hóa đời sống người Việt Nam đã có hững đổi thay nhanh đến không ngờ. Trong một chừng mực nào đó, người ta gọi đây là ngước ngoặt", là sự chuyển đổi hệ thống giá trị văn hóa của một dân tộc trong tính liên tục của nó. Tuy nhiên, xét theo thời gian, sự "đứt gãy" biến đổi này không diễn ra trong một thời gian ngắn, nó đã có khoảng thời gian dài, đủ để sự tiếp thu trong giao lưu văn hóa cùng với sự vận động nội sinh của một nền văn hóa... có thể phối kết tạo dựng nên hệ thống giá trị. chuẩn mực văn hóa mới, Tuy nhiên. nếu coi văn hóa là thể hiện của tính người" trong hoạt động sinh tồn thì "đứt gã/ hay hội nhập không làm cho "tính người" ấy biến đổi, mà về bản chết, nó chính là một tầng cấp mới. Tuy nhiên. điều chúng ta cần nhìn nhận ở đây là sự biến đổ! phát triển phải có quá trình, phải từ tự phát đến tự giác, tử vi mô đến vĩ mô. Và để có một chính sách đúng đắn, chúng ta cũng cần phải xác lập nó trên nền tảng văn hóa xã hội và nó cần phải được nhìn nhận từ cái nhìn thực tế khách quan đại chúng chứ không thể là một ý thức chủ quan cá nhân nào đó”.
Toàn cầu hoá đang là một trong số những thuật ngữ được thảo luận nhiều nhất trong đời sống chính trị của quốc gia cũng như quốc tế. Thời điểm xuất hiện của hiện tượng này, bản chất và hiệu ứng của nó đối với đời sống nhân loại, quốc gia, dân tộc, cá nhân v.v…, cho đến nay vẫn là các chủ đề thời sự của nhiều cuộc hội thảo khoa học trong và ngoài nước. Sở dĩ như vậy là vì, quá trình này đang cuốn vào bản thân nó vận mệnh – không chỉ của mỗi cá nhân, mà của cả quốc gia, dân tộc, châu lục, cho đến toàn thể nhân loại.
Cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa duy nhất về toàn cầu hoá. Về cơ bản và theo nghĩa thường dùng nhất, “toàn cầu hoá được hiểu như cách thức đạt một cách ngắn gọn cái quá trình mở rộng phổ của các quan hệ sản xuất, giao tiếp và công nghệ – ra khắp thế giới. Quá trình này đã làm cho các hoạt động kinh tế và văn hoá đan bện vào nhau" Smith M. K. and Smith M. (2002), ‘Globalization’: the encyclopedia of informal education. www. Infed. Org/biblio/globalization.htm.
.
Rõ ràng là giao lưu văn hoá ở Việt Nam trong kỷ nguyên toàn cầu hoá đã phát triển đến một trình độ mới về chất. Nó chẳng những mở rộng về quy mô (tức là đạt cấp độ toàn cầu mà không còn là giao lưu giữa các vùng địa lý đơn lẻ như trước kia); mà quan trọng hơn cả là còn được củng cố và hậu thuẫn bằng những quan hệ tương thuộc lẫn nhau mang tính vật chất, do nền kinh tế toàn cầu cũng như những vấn đề toàn cầu mang lại.
Như vậy, có thể đề cập đến những cái mới trong hình thức giao lưu toàn cầu hoá hiện nay trên ba phương diện: thứ nhất, “sự lên ngôi” của một phương thức giao lưu nào đó đã từng tồn tại trong lịch sử; thứ hai, sự xuất hiện những phẩm chất mới ở những phương thức giao lưu cũ; thứ ba, sự xuất hiện những phương thức giao lưu mà lịch sử trước đó chưa từng biết đến.
a) Phương diện thứ nhất
Sự gặp gỡ và trao đổi hoạt động cũng như các sản phẩm từ những hoạt động ấy giữa các nền văn hoá với nhau chính là giao lưu liên văn hoá. Giao lưu liên văn hoá đã từng là phương tiện để văn hoá phương Tây thể hiện vai trò chi phối và chủ đạo của nó đối với những nền văn hoá Việt Nam, trong giai đoạn chủ nghĩa thực dân. Ngày nay, giao lưu liên văn hoá chẳng những không suy giảm mà ngày càng phát triển. Tuy nhiên, hướng chủ đạo là tác động đơn phương như trước kia đã không còn nữa. Văn hoá phương Tây hiện đang cùng với các nền văn hoá khác hàng ngày tác động đến văn hoá dân tộc.
Kết quả của những giao lưu liên văn hoá mang tính đa phương và đa khuynh hướng như vậy dưới dạng toàn cầu hoá, đã tạo ra:
- Một hệ thống giá trị và vật thể văn hoá bên ngoài đã thâm nhập vào đời sống hàng ngày và buộc chúng ta phải tuân thủ. Bằng chứng rõ ràng nhất của sự hiện diện hệ thống này là vô số các hiệp ước quốc tế đa phương mang tính khu vực, châu lục và toàn cầu đi kèm theo các thể chế; các hệ thống chuẩn mực chung về dân chủ, nhân quyền, môi trường, lương thực thực phẩm... - đang xuất hiện ngày một nhiều trong kỷ nguyên toàn cầu hoá.
Thế giới ngày nay - đó là sự xoá nhoà biên giới giữa các nước, sự bành trướng của các tập đoàn xuyên quốc gia, sự tăng lên về khối lượng và tính đa dạng của các luồng hàng hoá, dịch vụ và vốn xuyên biên giới, sự quảng bá các công nghệ, dây chuyền sản xuất trọn gói, các hình thức tương tác thông tin và trí tuệ giữa con người, tính năng động và đa dạng của các phương tiện và phương thức hoạt động kinh tế quốc tế và điều hành kinh doanh.
+ Sự làm giàu của văn hoá Việt Nam là bằng cách hút về những yếu tố văn hoá bên ngoài. Điều này thể hiện dưới dạng vay mượn triết lý, các biểu tượng, các loại hình nghệ thuật, các kỹ năng biểu đạt văn hoá và kể cả các thuật ngữ. Quá trình hấp thụ và thẩm thấu các yếu tố văn hoá bên ngoài này bắt nguồn từ nhu cầu hợp tác của bản thân văn hóa trong thời đại toàn cầu hoá.
Sự hợp nhất các yếu tố văn hoá bên ngoài với các yếu tố văn hoá tại nước ta đang phát triển đã tiếp thêm sức sống mới và sức sáng tạo mới cho các tập quán và truyền thống.
b) Phương diện thứ hai
Các hình thức giao lưu truyền thống trong lịch sử như: hoạt động trao đổi buôn bán - thương mại; các cuộc di cư lớn nhỏ; sự hoà huyết, hôn phối giữa các tộc người; hoạt động truyền giáo; hoạt động ngoại giao; du học; du lịch... cũng đang bước vào kỷ nguyên toàn cầu hoá với những sắc thái mới.
Hiện nay cường độ - tần suất - tốc độ giao lưu và phổ giao lưu của những hình thức giao lưu nói trên đã đạt đến trình độ mới nhờ dựa vào các thành tựu của toàn cầu hoá như: phân công lao động toàn cầu, hệ thống giao thông vận tải mới, công nghệ thông tin và mạng viễn thông không dây toàn cầu.
+ Về cường độ - tần suất - tốc độ giao lưu:
Các phương tiện giao thông vận tải hiện đại và công nghệ truyền thông hiện đại cho phép chuyển giao những khối lượng giá trị vật chất và tinh thần khổng lồ vượt qua những khoảng cách lớn trong một thời gian ngắn hơn so với trước kia. Cường độ tương tác giữa văn hoá Việt Nam với các nền văn hoá khác đang tăng lên rõ rệt theo hướng tỷ lệ thuận với số lượng tín hiệu và vật phẩm văn hoá thu được từ giao lưu – tương tác.
Những trở ngại về không gian và thời gian đối với giao lưu văn hoá ngày càng bị thu hẹp. Nhờ vậy, văn hoá Việt Nam và những nền văn hóa khác nhau trên thế giới ngày càng thường xuyên tiếp xúc với nhau. Tần số hấp thu, tham khảo đối với các hệ thống văn hóa khác nhau cũng không ngừng gia tăng đối với từng cá thể.
+ Về phổ giao lưu: Phổ giao lưu và hội nhập văn hoá ở nước ta hiện nay đang diễn ra trên qui mô lớn hơn bao giờ hết. Những hoạt động trao đổi kinh tế, mậu dịch, đầu tư quốc tế, du lịch trên toàn cầu, trao đổi văn hóa- học thuật trên phạm vi quốc tế và làn sóng di dân đã mở rộng hơn nữa diện giao lưu và phát triển mạnh mẽ sự trao đổi văn hóa trên thế giới. Nếu như trước kia, giao lưu văn hóa chỉ mang tính chất lẻ tẻ, bộ phận và nằm trong khuôn khổ tự phát, thẩm thấu một cách tự nhiên, thì nay nó đã mang một tầm cao mới với tính toàn thể, phát triển từ qui mô quốc gia đến quy mô khu vực và quy mô toàn cầu.
c) Phương diện thứ ba
Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử, một cấp độ liên kết văn hoá mới - cao hơn đã xuất hiện. Nó lấy không gian toàn cầu làm địa bàn tương tác mà không phải là từng khu vực văn hoá riêng lẻ như trước kia.
Hiện nay giao lưu văn hoá ở Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hoá đang hiện hữu dưới nhiều hình thái khác nhau, chịu ảnh hưởng của từ phân công lao động quốc tế cho đến thị trường tài chính toàn cầu; nhưng đặc trưng nhất của trong số các hình thái giao lưu của toàn cầu hoá phải kể đến: Thị trường toàn cầu của các ấn phẩm văn hoá; Internet và các hệ thống truyền thông đa phương tiện; mối quan hệ giữa vấn đề nhập cư với sự xung đột giá trị trong nội bộ nền văn hoá dân tộc.
+ Thị trường toàn cầu của các ấn phẩm văn hoá
Nhờ nắm trong tay phần lớn các tổ hợp truyền thông nên phổ khuyếch tán hàng hoá - thông điệp văn hoá của phương Tây (mà đặc biệt là Mỹ trở nên xa hơn và rộng hơn). Điện ảnh Hollywood và nhạc Pốp của Mỹ đã đạt tới tầm với toàn cầu và có ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hoá của chúng ta.
Chính sự thống trị của Hoa Kỳ trong thị trường các ấn phẩm văn hoá và giải trí đại chúng đã khiến cho nhiều nhà văn hoá lo ngại về một sự thống trị của văn hoá Mỹ đối các nền văn hoá, trong đó có Việt Nam.
Ngành công nghiệp giải trí của Hoa Kỳ quả thật đã phát tán các giá trị Mỹ ra khắp toàn cầu thông qua các ấn phẩm văn hoá của nó. Ý thức về tự do cá nhân và về những gì mà lối sống tự do có thể mang lại luôn ẩn chứa trong mọi cuốn phim, mọi chương trình ti vi, mọi cuốn sách hay sản phẩm nghe nhìn nào của Mỹ.
+ Giao lưu văn hoá qua Internet
Có thể coi đây là những kiểu giao lưu văn hoá đặc trưng cho xã hội hậu công nghiệp và đặc trưng cho tiến trình toàn cầu hoá. Những nối kết Internet và những liên lạc qua mạng truyền thông đa phương tiện toàn cầu đang làm cho không gian sống của các cá nhân và cộng đồng trở nên đa chiều, phức hợp, và không đồng đẳng. Điều đó có nghĩa là, không gian văn hoá ngày càng phát triển theo chiều hướng phá vỡ “không gian địa lý”.
Internet và mạng truyền thông đa phương tiện toàn cầu đã làm cho đường biên giữa các nền văn hoá không còn rõ ràng như trước kia.
Khi nói đến văn hóa Việt Nam, phần lớn những nhà nghiên cứu thuộc thế hệ đàn anh thường nói lên một khái niệm ước lệ như "Nước Việt ta có bốn nghìn năm văn hiến". Đó là cách nói ở "thế tĩnh". Coi văn hóa là một gia tài quá khứ mang một giá trị tượng trưng và mơ hồ cần được chưng trong tủ kiếng hay cất kỹ trong cái tráp sơn son thếp vàng của lòng tự hào dân tộc.
Thực tế, văn hóa chính là cuộc sống đầy sinh động, là một tổng thể của những giá trị vật chất lẫn tinh thần của một xã hội, một quần thể hay một dân tộc, kéo dài từ quá khứ cho đến hiện tại và đang theo đà tiến hóa của nhân loại để bước vào tương lai. Nghiên cứu văn hóa, vì thế, cần ở vào thế động của sự tương quan về nhiều mặt trong bối cảnh thời bấy giờ.
3.1 Thế động của văn hóa
Khi nói đến văn hóa Việt Nam là nói đến đất nước, con người và lịch sử Việt Nam. Vì xuất phát từ khái niệm văn hóa mang một nội dung mỹ học theo mô thức "văn là vẻ đẹp vẻ sáng..." nên khi nói đến đất nước chỉ có "giàu đẹp, rừng vàng bể bạc, đất phì nhiêu”. Nói đến con người thì là "con Lạc, cháu Hồng”. Và nói đến lịch sử thì "chiến thắng Nguyên Mông với truyền thống hào hùng của Quang Trung, Lê Lợi". Là người Việt Nam, ai mà chẳng tự hào với truyền thống vẻ vang đó. Nhưng văn hóa đâu phải là một bức tranh cổ động, một khẩu hiệu tuyên truyền hay một bích chương quảng cáo nhất thời!
Nói về văn hóa Việt Nam mà bỏ quên sự khốn khó truyền đời với đất lở, đất bồi, đất phèn, đất đá ong pha nhiều ngấn lệ" của cảnh đồng chua nước mặn, quên đi thiên tai, hạn hán với những "cơn nắng cháy da cháy thịt, những cơn mưa héo úa tâm hồn" thì mới chỉ thấy được bề mặt hoa gấm của đất nước Việt Nam. Cũng tương tự như thế, khi nhìn con người và lịch sử Việt Nam mà chỉ thấy nét thanh lịch, vẻ .hào hùng, quên đi lớp người chân lấm tay bùn, không ngó ngàng tới hơn 60 bộ tộc thiểu số trên rừng, hay lờ đi ách đô hộ của Tàu, xiềng xích đô hộ của Tây, chiến tranh triền miên - công lý lẫn phi lý - thì cũng chỉ mới nói đến Việt Nam bằng một mặc cảm tâm lý nhằm thỏa mãn tự ái dân tộc hơn là tinh thần khách quan nghiên cứu văn hóa.
Thậm chí văn hóa đã bị nhìn qua dáng vẻ đơn thuần của học vấn, thẩm mỹ hay tư cách. Ví dụ như "đo trình độ văn hóa" bằng trình độ học vấn (Tiểu, Trung, Đại học) hoặc khen chê "xử sự thiếu/có văn hóa"!
Muốn nhận chân, tìm hiểu hay nghiên cứu văn hóa của một dân tộc cần phải đưa văn hóa trở về "thế động”. Văn hóa phải được đặt trên bánh xe tiến hóa đang chuyển mình từ quá khứ, qua hiện tại, đến tương lai. Văn hóa là dòng đời sống trôi chảy luân lưu. Sự lụi tàn của một nền văn hóa này, vô hình chung, trực tiếp hay gián tiếp, sẽ là thửa đất nẩy mầm cho một nền văn hóa khác. Nền văn hóa thái cổ Việt Nam như Bắc Sơn, Hòa Bình, Đông Sơn và sự phát triển của nền văn hóa lưu vục sông Hồng về sau tưởng chừng như riêng rẽ và đút đoạn nhưng vẫn có một sự tồn tục lưu truyền của hành trình văn hóa Việt Nam về phương Đông và phương Nam.
Văn hóa thường xuất hiện dưới ba dạng: Thuần nhất, kết hợp, phân vùng và đa chủng. Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng thường được coi là nơi tiêu biểu cho những nền văn hóa dân tộc thuần nhất vì nền văn hóa quốc gia ít bị pha trộn, tác động hay phân hóa bởi những nguồn văn hóa khác. Nền văn hóa kết hợp là một nền văn hóa mất dần bản sắc nguyên thủy để pha trộn với những nguồn văn hóa mới như trường hợp Philippine, Hawai sau khi tiếp cận với văn hóa Tây phương. Trong nền văn hóa chúng của một nước hay một địa phương rộng lớn, có những vùng văn hóa, dòng văn hóa, nhóm văn hóa hay cụm văn hóa (subculture)... thường là một hình thái sinh hoạt có phong cách riêng, có cách suy nghĩ và hệ thốn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27235.doc