Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương- Indochina

LỜI MỞ ĐẦU Có thể nói, sự giao lưu kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới theo xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá đang đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển nền kinh tế thế giới. Các nước không chỉ bó hẹp hoạt động kinh tế của mình trong phạm vi quốc gia mà còn tham gia vào các hoạt động kinh tế toàn cầu hoặc khu vực để tận dụng mọi lợi thế so sánh. Hoà chung xu thế quốc tế hoá đó, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách kinh tế đối ngoại nhằm mở rộng quan hệ với các nước t

doc96 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương- Indochina, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong khu vực cũng như trên thế giới trong nhiều năm qua. Một trong những nỗ lực lớn nhất của Việt Nam để hội nhập kinh tế thế giới là sự kiện ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) - một công cụ thương mại đa biên quan trọng nhất để điều chỉnh nền thương mại quốc tế. Những bước phát triển mới này thúc đẩy các quan hệ thương mại quốc tế đã và đang phát triển mạnh mẽ giữa các thương nhân Việt Nam và các chủ thể thương nhân quốc tế. . Thương mại quốc tế có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Nó thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư vào Việt Nam, tạo cơ hội hợp tác kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nước, tạo việc làm với thu nhập cao cho người lao động, và thúc đẩy một loạt các ngành dịch vụ trong nước phát triển. Trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam những năm qua, các hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế đã có những bước tiến vượt bậc, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước. Điều này khiến Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sắc đến việc thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế. Môi trường pháp lý thuận lợi, thông thoáng được coi là biện pháp tối ưu để tăng cường hiệu quả trong hoạt động thương mại quốc tế. Trong hoạt động này, mua bán hàng hoá quốc tế đóng vai trò phổ biến và rất quan trọng. Cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền lợi và ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia của việc mua bán hàng hoá này chính là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Trong thời gian thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương - Indochina, vai trò quan trọng của vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nói chung và thực tiễn áp dụng ở Công ty nói riêng đã thu hút sự quan tâm của tôi. Qua nghiên cứu thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Công ty, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS, TS Trần Văn Nam, tôi đã chọn đề tài: “Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương- Indochina” cho khoá luận tập tốt nghiệp của mình. Bố cục luận văn, ngoài phần mở đầu và kết luận, được kết cấu thành ba chương: Chương I: Các quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Chương II: Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Indochina. Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Indochina. Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian thực tập tại công ty để khảo sát thực tế chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong luận văn thực tập. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để chuyên đề thực tập của tôi được hoàn chỉnh hơn. Sinh viên thực hiện Phạm Thị Hải Ninh CHƯƠNG I: CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ 1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 1.1. Khái niệm Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận (Điều 3 khoản 8- Luật Thương mại 2005). Mua bán hàng hoá quốc tế là hoạt động mua bán hàng hoá được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Việc MBHHQT phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản, hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Điều 27- Luật Thương mại 2005) Cơ sở pháp lý của việc mua bán hàng hoá chính là hợp đồng. Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (MBHHQT) trước hết là một hợp đồng mang đầy đủ đặc trưng của một hợp đồng mua bán hàng hoá, nhưng có thêm yếu tố quốc tế. Việc xác định yếu tố quốc tế này căn cứ vào nơi kinh doanh hoặc nơi thường trú của các đối tác, hay những tiêu chuẩn tổng quát hơn như việc đánh giá hợp đồng “có quan hệ quan trọng tới nhiều quốc gia”, “liên quan đến sự lựa chọn giữa luật của các nước khác nhau”, hoặc “có ảnh hưởng đến các quyền lợi trong buôn bán quốc tế”( “Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế” Người dịch: Lê Nết-NXB TP HCM 1999. Trang 1-2. ) . Theo giả định của nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế ( PICC- Principles of International Commercial Contracts) thì quan điểm về các hợp đồng “quốc tế” nên được giải thích theo nghĩa rộng nhất, để loại trừ những trường hợp không liên quan đến yếu tố quốc tế, ví dụ khi tất cả các yếu tố cơ bản của hợp đồng chỉ liên quan đến một quốc gia cụ thể. Điều 1 Công ước La Haye 1964 về mua bán hàng hoá quốc tế những tài sản hữu hình, hợp đồng MBHHQT được định nghĩa: “Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng, trong đó các bên ký kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hoá được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc việc trao đổi ý chí kí kết hợp đồng giữa các bên ký kết được thiết lập ở các nước khác nhau” Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng MBHHQT đã gián tiếp định nghĩa loại hợp đồng này khi quy định trong Điều 1: “Công ước này áp dụng đối với những hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau”. Ở Việt Nam, Luật Thương mại 1997 đề cập đến “hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài” ở Điều 80, và chỉ đề cập đến những điểm khác biệt của loại hợp đồng này thông qua sự khác biệt trong quốc tịch của các chủ thể tham gia hợp đồng: “hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài”. Luật Thương mại Việt Nam 2005 cũng chỉ đưa ra quy định hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là “thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương” (Điều 27.2) Việc đưa ra một khái niệm rõ ràng, chính xác cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế chưa được quan tâm thích đáng trong khoa học pháp lý Việt Nam. Điều này có thể do Việt Nam mới tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế và trong thực tiễn chưa có vụ tranh chấp nào liên quan đến việc xác định luật áp dụng, căn cứ vào tính quốc tế cuả hợp đồng( Dương Anh Sơn: “Tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương”. Tạp chí KHPL Số 6/2004, phiên bản html: Ngày truy cập 6/3/2008. ). Một số tác giả đã đưa ra khái niệm cho hợp đồng này trên tinh thần của các công ước quốc tế, các văn bản pháp luật mà Việt Nam đề cập. Một khái niệm khá phổ biến là của ông Vũ Hữu Tửu-giảng viên cao cấp, nhà giáo ưu tú Đại học Ngoại Thương Hà Nội thì “hợp đồng MBHHQT, còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu (bên mua) một tài sản nhất định gọi là hàng hoá; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng”( Vũ Hữu Tửu: “Hợp đồng mua bán quốc tế”.Bài viết hỗ trợ kinh doanh. .Ngày 6/3/2008. )…. Như vậy, ta có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là sự thống nhất về ý chí giữa các bên trong quan hệ mua bán hàng hoá có yếu tố nước ngoài mà thông qua đó, thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể đó với nhau. Yếu tố nước ngoài trong hợp đồng mua bán hàng quốc tế được biểu hiện: - Các bên tham gia giao kết hợp đồng MBHHQT là các thương nhân có quốc tịch khác nhau và có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau; - Hàng hóa - đối tượng của hợp đồng được dịch chuyển qua biên giới quốc gia hoặc giai đoạn chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được thiết lập ở các nước khác nhau; - Nội dung của hợp đồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá từ người bán sang người mua ở các nước khác nhau; - Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là ngoại tệ đối với ít nhất là một bên trong quan hệ hợp đồng; - Luật điều chỉnh hợp đồng là luật quốc gia, các điều ước quốc tế và các tập quán quốc tế khác về thương mại và hằng hải. 1.2. Đặc điểm - Bản chất của hợp đồng là sự thoả thuận có ý chí giữa các bên giao kết. Đây là đặc trưng rất cơ bản của một hợp đồng nói chung. - Chủ thể của hợp đồng là bên bán và bên mua là các thương nhân có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau. Nếu các bên không có trụ sở kinh doanh thì sẽ căn cứ vào nơi cư trú của họ. Việc căn cứ vào quốc tịch của cá nhân ít được sử dụng do không phổ biến và đôi khi gặp khó khăn ví dụ hai người trực tiếp ký vào hợp đồng đều mang quốc tịch Việt Nam nhưng đại diện cho các bên có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau, và hợp đồng này vẫn là hợp đồng MBHHQT. - Đối tượng của hợp đồng là hàng hoá phải qua biên giới quốc gia (biên giới hải quan) hay giai đoạn chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được thiết lập ở các nước khác nhau; hoặc hàng hoá không phải qua biên giới nhưng hàng được các tổ chức quốc tế dùng ở lãnh thổ Việt Nam (sứ quán, công trình đầu tư nước ngoài…). - Nội dung của hợp đồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc chuyển giao quyền sở hữu của hàng hoá từ người bán sang người mua ở các nước khác nhau; Đồng tiền tính giá hoặc thanh toán không còn là đồng nội tệ của một quốc gia mà là ngoại tệ đối với ít nhất một bên ký kết. Phương thức thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng. - Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng đa dạng và phức tạp. Không chỉ còn luật quốc gia mà còn bao gồm các điều ước quốc tế về thương mại, luật nước ngoài và các tập quán thương mại quốc tế. - Cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng là toà án, hay trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong thương mại quốc tế là cơ quan nước ngoài đối với ít nhất một trong các chủ thể. 2. Nguồn luật điều chỉnh của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Hợp đồng MBHHQT có thể chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật khác nhau như các điều ước về MBHHQT, các tập quán quốc tế về thương mại, pháp luật của các quốc gia… Việc nguồn luật nào điều chỉnh còn tuỳ vào từng trường hợp cụ thể. 2.1. Điều ước quốc tế Theo Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế: “Điều ước quốc tế là tất cả các văn bản được ký kết giữa các quốc gia và do Luật quốc tế điều chỉnh”. Vậy có thể nói, điều ước quốc tế về thương mại là sự thoả thuận bằng văn bản giữa hai hoặc nhiều quốc gia ký kết phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong quan hệ thương mại quốc tế. Trong lĩnh vực mua bán hàng hoá quốc tế có một số điều ước quốc tế tiêu biểu: - Điều kiện chung về giao hàng giữa các tổ chức kinh tế của các nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế (ĐKCGHSEV 1968/1988) điều chỉnh quyền lợi và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. - Một điều ước quốc tế quan trọng trong lĩnh vực MBHHQT là công ước Viên về mua bán hàng hoá quốc tế ngày 1/1/1980. Đến nay đã có hơn 60 nước phê chuẩn công ước này (Xem phụ lục 1).. - Quy tắc La Hay ngày 15/6/1955 về Luật áp dụng vào hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. - Công ước Rôma về luật áp dụng đối với các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng được ký tại Rôm ngày 19/6/1980. - Công ước Liên Mỹ về luật áp dụng đối với hợp đồng quốc tế được ký ở Mehico City ngày 17/5/1994, được thông qua bởi Hội nghị quốc tế Liên Mỹ về tư pháp quốc tế tổ chức tại Mehico City( Nguyễn Vũ Hoàng: “Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng con đường toà án” NXB Thanh Niên 2004. Trang 23. ). Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết hơn 60 Hiệp định thương mại song phương. Trong đó phải kể đến Hiệp định Buôn bán hàng dệt may Việt Nam – EU là hiệp định thương mại chứa đựng những điều khoản liên quan đến xuất xứ của hàng hoá, điều khoản liên quan đến hạn ngạch (quota) và quy định danh mục mặt hàng. Việc ký kết các hiệp định thương mại, là thành viên của các công ước quốc tế sẽ tạo cơ sở pháp lý thuận lợi và thống nhất cho hoạt động MBHHQT giữa các thương nhân Việt Nam với các thương nhân nước ngoài( Trần Văn Nam - Trần Thị Hoà Bình (đồng Chủ biên): “Giáo trình Luật Thương mại quốc tế”. Đại học kinh tế quốc dân. 2005. Trang 100. ). 2.2. Luật quốc gia Trong hoạt động thương mại quốc tế, luật quốc gia áp dụng thông thường là luật của nước bên bán, nhưng cũng có thể là luật của nước bên mua, có thể là luật của nước thứ ba, luật nơi ký hợp đồng, nơi nghĩa vụ hợp đồng được thực hiện… Luật quốc gia trở thành luật áp dụng cho hợp đồng MBHHQT trong các trường hợp: - Các bên ký hợp đồng về việc chọn luật của một bên để điều chỉnh hợp đồng. Việc thoả thuận áp dụng luật của một bên để điều chỉnh hợp đồng phải được ghi trong hợp đồng MBHHQT. - Khi điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng MBHHQT được quy định trong các điều ước quốc tế liên quan xác định luật của một quốc gia đương nhiên trở thành luật áp dụng cho các hợp đồng đó. 2.3. Án lệ Án lệ hay tiền lệ pháp về thương mại cũng được các thương nhân tham gia ký kết hợp đồng thương mại quốc tế coi trọng và lựa chọn, đặc biệt là ở các quốc gia theo hệ thống thông luật (Common law). Trong thương mại quốc tế, việc công nhận và sử dụng các phán quyết của toà án cũng như thừa nhận vai trò tích cực của án lệ đang ngày một gia tăng tại các nước có hệ thống pháp luật khác nhau. Cơ quan xét xử có thể vận dụng án lệ tương tự để giảm nhẹ những khó khăn phức tạp trong việc tra cứu, mà các tranh chấp trong hoạt động thương mại quốc tế thường tập trung vào một số vấn đề và có nhiều trường hợp tương đồng. 2.4. Tập quán thương mại quốc tế Các tập quán thương mại quốc tế hình thành từ rất lâu đời. Các tập quán này sẽ trở thành nguồn luật đìều chỉnh các hợp đồng MBHHQT nếu các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng chấp nhận các tập quán thương mại quốc tế sẽ là nguồn luật điều chỉnh. Khi được dẫn chiếu vào hợp đồng MBHHQT, các tập quán thương mại sẽ có hiệu lực bắt buộc áp dụng đối với các chủ thể ký kết, chúng được chia thành nhóm: Các (1) tập quán có tính chất nguyên tắc; các tập quán thương mại quốc tế chung và các tập quán thương mại khu vực. Ví dụ, một tập quán thông dụng trong mua bán quốc tế được Phòng Thương mại quốc tế (The International Chamber of Commerce - ICC) soạn thảo và ban hành một tập quán thông dụng trong mua bán quốc tế là Incoterms (phụ lục 2). II. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 Công ước này được ký kết ngày 11/4/1980 tại Viên (Áo). Ban đầu ký kết chỉ có 6 quốc gia thành viên. Số lượng các quốc gia phê chuẩn Công ước ngày càng tăng lên và đến nay đã có trên 60 quốc gia thành viên (phụ lục 1). Công ước Viên là nguồn luật chủ yếu để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế hiện nay. 1. Phạm vi áp dụng Công ước Viên được áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau. Theo Điều 1, Công ước Viên chỉ coi trọng nơi đặt trụ sở thương mại chứ không chú ý tới quốc tịch của các bên tham gia hợp đồng nên công ước được áp dụng khi các bên tham gia hợp đồng có trụ sở ở các quốc gia là thành viên của Công ước. Công ước cũng được áp dụng nếu chỉ có một bên có trụ sở tại nước phê chuẩn Công ước, nhưng quy định xung đột về luật điều chỉnh đã dẫn tới việc áp dụng luật của nước này ví dụ như khi các bên thoả thuận áp dụng luật của nước bên bán, mà nước bên bán là thành viên của Công ước; hoặc trường hợp các bên thoả thuận áp dụng luật của nước thứ 3, mà nước này là thành viên của Công ước. Ngoài ra, Công ước cũng có thể được áp dụng khi hai bên không có trụ sở thương mại tại nước thành viên Công ước nhưng lại thoả thuận áp dụng Công ước. Trường hợp này, Công ước cũng cho phép các bên có thể thoả thuận không áp dụng hoặc không áp dụng hoàn toàn một điều khoản nào đó của Công ước trên cơ sở nguyên tắc tự do hợp đồng( Trần Văn Nam - Trần Thị Hoà Bình (đồng Chủ biên): “Giáo trình Luật Thương mại quốc tế”. Đại học kinh tế quốc dân. 2005. Trang 104 – 205 ). 2. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 2.1. Chào hàng (Offer order) Chào hàng là “đề nghị về việc giao kết hợp đồng được gửi đích danh cho một hoặc một vài người” (Điều 14). Có hai loại: chào hàng cố định –Firmed (người đề nghị bày tỏ ý chí rằng buộc bởi lời đề nghị của mình nếu có sự chấp nhận); chào hàng tự do –Free (đề nghị được gửi cho một hoặc nhiều người không xác định). Hiệu lực chào hàng chỉ phát sinh khi chào hàng tới nơi người được chào hàng (Điều 15 khoản 1). Chào hàng cũng có thể bị huỷ nếu thông báo của người chào hàng về việc huỷ chào hàng gửi đến tới nơi người được chào trước hoặc cùng lúc với chào hàng (Điều 15 khoản 2). Một chào hàng sẽ mất hiệu lực khi người chào hàng nhận được thông báo về việc từ chối chào hàng (Điều 17). 2.2. Chấp nhận chào hàng (Accept order) Chấp nhận chào hàng là “một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng” (Điều 14.khoản 1). Sự im lặng hoặc không hành động của người nhận được chào hàng không được coi là chấp nhận chào hàng. Một chấp nhận chào hàng có hiệu lực pháp lý từ khi người chào hàng nhận được chấp thuận chào hàng, và được gửi tới trong thời hạn mà người chào hàng đã quy định trong chào hàng. (Điều 18 khoản 2). Hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ thời điểm sự chấp nhận chào hàng có hiệu lực (Điều 23), và từ thời điểm này các bên có những quyền và nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng. 3. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng 3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên bán 3.1.1. Nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ liên quan đến hàng hoá Công ước Viên quy định về giao hàng và chuyển giao chứng từ liên quan đến hàng hoá từ Điều 31 đến Điều 34 của Công ước. Theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và các chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua đúng thời gian. Thời gian này là thời điểm mà các bên đã thoả thuận, nếu không thoả thuận cụ thể trong hợp đồng thì có thể căn cứ vào hợp đồng để xác định được. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách phẩm chất như mô tả trong hợp đồng. Về địa điểm giao hàng, nếu các bên không thoả thuận thì bên bán phải giao hàng theo quy định tại Điều 31 Công ước. 3.1.2. Quyền của bên bán Công ước nêu rõ, bên bán có quyền được thanh toán theo những quy định trong hợp đồng. Trường hợp bên mua vi phạm nghĩa vụ của mình thì bên bán có quyền thực hiện những biện pháp bảo hộ pháp lý cũng theo quy định của Công ước như sau: - Yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hay thực hiện các nghĩa vụ khác của người mua, trừ phi họ sử dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý khác không thích hợp với các yêu cầu đó (Điều 62). - Có thể chấp nhận cho người mua một thời gian bổ sung hợp lý để thực hiện nghĩa vụ của họ (Điều 63 khoản 1). - Tuyên bố huỷ hợp đồng trong các trường hợp quy định tại Điều 64. - Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Điều 74. - Ngoài ra, bên bán có thể yêu cầu trả tiền lãi khi bên mua chậm thanh toán, theo quy định Điều 78. 3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên mua 3.2.1. Quyền của bên mua Bên mua có quyền thực hiện một số biện pháp để bảo vệ lợi ích của mình khi bên bán vi phạm nghĩa vụ của họ. Một số biện pháp được quy định trong Công ước là: - Yêu cầu bên bán phải thực hiện nghĩa vụ của họ theo thoả thuận trong hợp đồng. Ở đây có thể là yêu cầu bên bán cung cấp hàng hoá đúng thoả thuận trong trường hợp hàng hoá chưa phù hợp; hoặc yêu cầu tiếp tục bổ sung hàng hoá nếu không đảm bảo đủ số lượng; hoặc sửa chữa… - Bên mua có thể cho phép bên bán thêm một thời hạn nhất định để thực hiện hợp đồng nếu bên bán không đảm bảo được đúng thời hạn giao hàng (Điều 47). - Bên mua cũng có quyền tuyên bố huỷ hợp đồng trong các trường hợp bên bán không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng tạo thành một vi phạm cơ bản hợp đồng hay khi bên bán không giao hàng trong thời hạn bên mua gia hạn thêm hoặc bên bán tuyên bố sẽ không giao hàng trong thời bạn bổ sung đó (Điều 49). 3.2.2. Nghĩa vụ của bên mua Điều 53 Công ước Viên quy định: người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng theo quy định của hợp đồng. - Về thanh toán tiền hàng: bên mua phải trả tiền vào ngày thanh toán đã quy định hoặc có thể được xác định theo hợp đồng và theo Công ước, mà không cần phải có một lời yêu cầu hay việc thực hiện một tục nào khác về phía người bán (Điều 59). Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng bao gồm việc áp dụng các biện pháp và tuân thủ các biện pháp mà hợp đồng hoặc luật lệ đòi hỏi để có thể thực hiện được thanh toán. - Về việc nhận hàng: Bên mua có các nghĩa vụ theo quy định của Công ước Viên tại Điều 60. Theo đó, bên mua phải thực hiện mọi hành vi tạo điều kiện cho bên bán giao hàng và tiếp nhận hàng hoá. 4. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng là hậu quả pháp lý bất lợi mà bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu khi có hành vi vi phạm hợp đồng đã cam kết. Theo Công ước Viên, có các hình thức trách nhiệm pháp lý sau: 4.1. Tiếp tục thực hiện hợp đồng Bên vi phạm hợp đồng phải tiếp tục thực hiện hợp đồng khi bên bị vi phạm vẫn yêu cầu phải thực hiện đúng theo nghĩa vụ đó trong các trường hợp: - Khi bên bán chậm giao hàng: Nếu bên mua yêu cầu bên bán tiếp tục thực hiện hợp đồng thì bên mua sẽ định ra một thời hạn để bên bán hoàn thành nghĩa vụ. Trường hợp bên mua không chấp nhận giao hàng chậm hơn thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng thì bên mua có thể yêu cầu huỷ hợp đồng và bồi thường thiệt hại. - Khi bên bán giao hàng thiếu số lượng: bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao hàng bổ sung cho đủ số lượng. - Khi bên mua chậm thanh toán: Bên bán vẫn yêu cầu bên mua trả tiền theo hợp đồng, và có thể yêu cầu phải trả thêm lãi suất cho số tiền chậm thanh toán. - Khi hàng được giao không phù hợp hoặc không đúng theo quy định của hợp đồng: Bên bán phải giao hàng thay thế hoặc sửa chữa khuyết tật nếu có trừ khi việc sửa chữa là không hợp lý căn cứ vào tình tiết của sự việc (Điều 46). - Khi bên mua không nhận hàng theo hợp đồng: Bên bán yêu cầu bên mua phải nhận hàng. Nếu trong thời hạn do bên bán ấn định mà bên mua vẫn không nhận hàng, bên bán buộc phải huỷ hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại phát sinh (Điều 62). 4.2. Bồi thường thiệt hại Các thiệt hại mà bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường cho bên bị vi phạm: - Những tổn thất mà bên bị vi phạm phải gánh chịu; - Những thu nhập bị bỏ lỡ do hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia; Về tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do vi phạm hợp đồng, Công ước Viên quy định: “là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng”. Mức tiền này cũng không được cao hơn thiệt hại thực tế và những khoản đáng lẽ thu được nhưng bị bỏ lỡ. 4.3. Huỷ hợp đồng Trách nhiệm pháp lý này chỉ áp dụng khi hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm tạo thành một hành vi nghiêm trọng. Tức là hành vi đó làm cho bên bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất đi cái mà họ chờ đợi trên cơ sở hợp đồng (Điều 25). Có thể liệt kê các trường hợp mà hình thức pháp lý huỷ hợp đồng được áp dụng: - Việc không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của hợp đồng tạo thành một vi phạm chủ yếu đối với hợp đồng như: Giao hàng không đúng chủng loại đã quy định trong hợp đồng; Hàng kém phẩm chất, hàng giao thiếu bộ phận nào đó mà việc giao thiếu này dẫn đến việc không thể khai thác, sử dụng được hàng đã giao… - Bên bán không giao hàng trong thời hạn gia hạn thêm của bên mua, hoặc bên bán tuyên bố không giao hàng trong thời gian gia hạn thêm đó. - Bên mua không trả tiền, hay không nhận hàng; hoặc tuyên bố không trả tiền, hay không nhận hàng trong thời gian gia hạn thêm mà bên bán quy định. III. CÁC ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG INCOTERMS VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ Điều kiện cơ sở giao hàng quy định những cơ sở có tính nguyên tắc của việc giao nhận hàng hoá giữa bên bán với bên mua như: Sự phân chia bên bán với bên mua các trách nhiệm tiến hành việc giao nhận hàng như các trách nhiệm: Thuê mướn công cụ vận tải (thuê mướn tàu lưu cước…) bốc hàng, dỡ hàng, mua bảo hiểm, khai hải quan, nộp thuế xuất khẩu, nộp thuế nhập khẩu v.v…; Sự phân chia giữa bên bán và bên mua các chi phí về giao hàng như các chi phí chuyên chở hàng, chi phí bốc hàng, chi phí dỡ hàng, chi phí lưu kho, chi phí mua bảo hiểm… Sự di chuyển từ người bán sang người mua những rủi ro về tổn thất hàng hoá( Vũ Hữu Tửu: “Incoterms trong mua bán hàng hoá quốc tế”. Bài viết hỗ trợ kinh doanh. Ngày truy cập 6/3/2008. ). Những nội dung trên là cơ sở nảy sinh các thuật ngữ nhất định trong buôn bán quốc tế như: Giao tại xưởng (ex work), giao hàng trên tàu (free on board), tiền hàng + phí bảo hiểm và cước phí (cost insurance and freight)..v.v.. Nội dung của các điều kiện giao hàng này khá rộng và mỗi nước, mỗi khu vực có cách giải thích không hoàn toàn giống nhau. Phòng Thương mại quốc tế (ICC) đã tổng hợp, xuất bản bộ Incoterm (International Commercial Terms - các điều kiện thương mại quốc tế) nhằm xây dựng các nguyên tắc giải thích các điều kiện thương mại quốc tế để các bên có thể thoả thuận áp dụng cho một hợp đồng mua bán. Mỗi điều kiện của Incoterms được chọn sẽ trở thành một điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế chứ không phải là của hợp đồng chuyên chở hàng hoá. Về cơ bản, Incoterms trả lời câu hỏi khi nào ngưòi bán hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ giao hàng của mình. Những hậu quả do việc người bán không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng không được đề cập trong Incoterms. Khi áp dụng Incoterms, các bên được khuyến cáo là nên dẫn chiếu đến một phiên bản cụ thể để tránh những hiểu lầm không cần thiết do có những sự khác biệt tương đối giữa các phiên bản Incoterms được Phòng Thương mại quốc tế xuất bản lần đầu 1936, các bản sửa chữa, tái bản 1953, 1967, 1980, 1990, và mới nhất là năm 2000. Nội dung cơ bản của các điều kiện giao hàng được giải thích trong Incoterm 2000 bao gồm: 1. Nhóm điều kiện E Nhóm này chỉ có một điều kiện: EXW (Giao hàng tại xưởng – EX Work). Theo điều kiện này, người bán phải: Đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua trong thời hạn và tại địa điểm do hợp đồng quy định. Nếu hợp đồng không quy định về thời hạn thì thời điểm giao hàng sẽ là thời điểm thông thường cho việc giao hàng hoá đó. Nếu không có thoả thuận về địa điểm mà lại có nhiều địa điểm có thể giao hàng thì người bán có thể chọn điểm giao hàng thuận tiện nhất cho mình. Người mua phải nhận hàng tại xưởng của bên bán, chịu mỏi rủi ro và phí tổn kể từ thời điểm nhận hàng. Các bên cũng có thể thoả thuận trong hợp đồng để quy định thêm cho người bán một số trách nhiệm khác như trách nhiệm bốc hàng lên phương tiện vận chuyển tại điểm gửi hàng và chịu mọi chi phí vận chuyển cũng như rủi ro trong quá trình bốc hàng. 2. Nhóm các điều kiện F Là nhóm điều kiện mà người bán phải tổ chức toàn bộ khâu vận tải để đưa hàng đến địa điểm quy định giao cho người vận chuyển, và không phải trả cước chặng vận chuyển. Người mua thuê phương tiện vận chuyển và chịu chi phí cho chặng vận tải chính. Cụ thể có ba điều kiện: Giao cho người chuyên chở (FCA- Free Carier); Giao dọc mạn tàu (FAS - Free Alongside Ship); Giao lên tàu (FOB – Free on Board) 3. Nhóm điều kiện C Là nhóm điều kiện mà người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình tại nơi gửi hàng, có thêm nghĩa vụ tổ chức vận tải hàng hoá và chịu chi phí vận tải cho chặng vận chuyển quốc tế. Người bán chỉ chịu rủi ro đến khi họ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, tức là thời điểm hàng hoá được gửi đi. Người bán cần quan tâm đến ngày giao hàng cho người vận chuyển chứ không cần quan tâm thoả thuận ngày hàng đến nước của người mua. Nhóm điều kiện này có hai nhóm nhỏ theo phương thức vận tải: vận chuyển bằng đường biển:Tiền hàng và cước phí CFR – Cost and Freight; và Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí CIF – Cost, Insurance and Freight; vận chuyển bằng mọi phương tiện vận tải kể cả đường biển và vận tải đa phương thức: Cước phí trả tới CPT – Carriage Paid To; và Cước phí và bảo hiểm trả tới CIP – Cost, Insurance Paid to. 4. Nhóm đìều kiện D Là nhóm điều kiện “nơi đến”. Tức là người bán sẽ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình tại địa điểm đích được quy định trong hợp đồng. Đây là nhóm điều kiện mà người bán có nghĩa vụ nhiều nhất, thường được áp dụng khi người bán có sản phẩm cạnh tranh ở nước đến và phải mỏ rộng nghĩa vụ đối với người mua sau khi bán hàng (như nghĩa vụ bảo hành, bảo trì….). Nhóm D bao gồm 5 điều kiện: Giao tại biên giới (DAF – Delivered At Frontier); Giao tại tàu (DES – Delivered Ex Ship); Giao tại cầu cảng (DEQ – Delivered Ex Quay); Giao tại đích chưa nộp thuế (DDU – Delivered Duty Unpaid); Giao tại dích dã nộp thuế (DDP – Delivered Duty Paid) IV. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1. Thời kỳ trước năm 1997 Trong thời kỳ bao cấp với đặc thù là nền kinh tế tế kế hoặch hoá, nguyên tắc “Nhà nước độc quyền về ngoại thương (hay thương mại quốc tế)” là cơ sở pháp lý chủ yếu của hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam. Nguyên tắc này được ghi nhận trong Hiến Pháp năm 1946, năm 1959, và năm 1980 tại Điều 21 “Nhà nước độc quyền về quản lý hoạt động ngoại thương và các quan hệ kinh tế quốc tế khác”. Nguyên tắc Nhà nước độc quyền về ngoại thương thể hiện: Mọi hoạt động ngoại thương được tập trung trong tay Nhà nước, chỉ có những tổ chức được Nhà nước cho phép mới được tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu; Nhà nước quyết định và thực hiện mọi đường lối ngoại thương thông qua bộ máy thống nhất trong cả nước; mọi hoạt động ngoại thương được tiến hành trên cơ sở kế hoạch chung về trao đổi hàng hoá với nước ngoài, được Nhà nước hoạch định, kiểm soát và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương. Nội dung của nguyên tắc “Nhà nước độc quyền ngoại thương” đã chi phối mọi hoạt động xuất nhập khẩu, là cơ sở, nền tảng pháp lý cho toàn bộ công tác xây dựng pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu và tạo thành nét đặc trưng của hoạt động ngoại thương trong thời kỳ này Thời kỳ trước năm 1980, xuất phát từ nguyên tắc trên, mọi hoạt động xuất nhập khẩu được Nhà nước giao cho Bộ Ngoại thương độc quyền thực hiện. Bộ lập những tổ chức._. gọi là Tổng công ty xuất nhập khẩu được quyền trực tiếp trao đổi, mua bán hàng hoá với nước ngoài. Hoạt động xuất nhập khẩu trong thời kỳ này gần như bó hẹp trong quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa. Mọi vấn đề pháp sinh thường được giải quyết dựa vào các quy phạm pháp luật thống nhất quy định trong các hiệp định thương mại và đặc biệt và trong điều kiện chung giao hàng tay đôi giữa Việt Nam với từng nhà nước xã hội chủ nghĩa, sau này có thêm điều kiện chung giao hàng SEV – các nước thuộc hội đồng tương trợ kinh tế. Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu chưa hình thành. Các bản điều kiện chung giao hàng là công cụ quan trọng trong việc điều tiết xuất nhập khẩu Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là điều tiết những vấn đề liên quan đến thủ tục giao kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu; trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng; cơ quan xét xử tranh chấp; hay vấn đề áp dụng luật…. Các tổ chức ngoại thương của các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có các Tổng công ty xuất nhập khẩu trên cơ sở các điều kiện chung giao hàng đã tiết kiệm được thời gian đàm phán, loại bỏ những điểm bất đồng do có sự quy định khác nhau trong hệ thống luật của mỗi quốc gia( Trần Văn Nam, Trần Thị Hoà Bình (đồng Chủ biên): tlđd Trang 30. ). 2. Thời kỳ từ năm 1997 đến năm 2005 Nếu như trong thời kỳ bao cấp với cơ chế “Nhà nước độc quyền về ngoại thương” làm cho nền kinh tế đối ngoại chậm phát triển, thậm chí suy giảm trong một thời gian dài thì khi chuyển sang nền kinh tế thị trường với cơ chế “Nhà nước thống nhất quản lý và mở rộng kinh tế đối ngoại…” (Điều 24- Hiến pháp 1992) đã thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển mạnh mẽ sôi động hơn. Để phù hợp vơi quá trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường với những đặc điểm cơ bản của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Việt Nam đã luật hoá các hoạt động thương mại. Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 ngày 19/5/1997 đã thông qua Luật Thương mại 1997 (Sau đây gọi là Luật Thương mại 1997), bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/1998. Luật Thương mại 1997 ra đời đã thể chế hoá các đường lối, chính sách của Đảng, cơ chế quản lý thương mại của Nhà nước, trong đó có chính sách về kinh tế đối ngoại. Riêng về hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài, Luật dành mục 2 Chương II gồm 37 điều, Điều 82 cũng xác định hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài phải tuân theo các quy định về mua bán hàng hoá của Luật. Các hành vi mua bán hàng hoá có nhân tố nước ngoài cũng chịu sự điều chỉnh của các quy định về mua bán hàng hoá nói chung, được quy định trong Luật. Các vấn đề về điệu kiện hiệu lực của hợp đồng và giao kết hợp đồng, Luật Thương mại 1997 có quy định trong mục riêng dành cho hợp đồng ký kết với thương nhân nước ngoài. Những nội dung chủ yếu của hợp đồng ngoại này sẽ theo quy định trong Điều 50, tuân theo quy định của hợp đồng nói chung. Các vấn đề về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng cũng tuân theo quy định đối với hợp đồng chung. Song, lưu ý là bên có quyền lợi bị vi phạm được lựa chọn một trong hai chế tài là phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại (khác với Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 28/9/1989 áp dụng đồng thời hai hình thức trách nhiệm pháp lý đối với một hành vi vi phạm) Cũng trong thời gian này, pháp luật Việt Nam đã có những sửa đổi khá cơ bản về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của thương nhân (đến nay vẫn có hiệu lực) góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển như: theo quy định tại Nghị định số 33/CP ngày 19/4/1994, những doanh nghiệp chưa có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu không phải là chủ thể của hợp đồng mua bán ngoại thương. Mọi hợp đồng mua bán ngoại thương do các doanh nghiệp này ký đều không có hiệu lực vì chủ thể ký kết phía Việt Nam không hợp pháp. Và thực tế ở Việt Nam trong một thời gian đã tồn tại những doanh nghiệp được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu và những doanh nghiệp không được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu. Nghị định 57/1998/NĐ-CP có hiệu lực pháp lý từ ngày 1/9/1998 đã tạo bước đột phá trong quy định về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đối với thương nhân. Theo đó, thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, thành lập theo quy định của pháp luật, được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi đã đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố, không phải xin Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tại Bộ thương mại. Và kể từ ngày Nghị định 57 có hiệu lực pháp lý, các Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ thương mại đã cấp hết hiệu lực thi hành. Như vậy, theo Nghị định 57, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đối với thương nhân đã được mở rộng cho tất cả các doanh các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chỉ cần đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố là được kinh doanh xuất nhập khẩu, không còn phải xin phép Bộ thương mại. Và cũng không còn sự phân biệt giữa doanh nghiệp được quyền và doanh nghiệp không được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu nữa. Nghị định 44/2001/NĐ-CP đã tiếp tục mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu cho doanh nghiệp khi quy định thương nhân có thể xuất khẩu tất cả các loại hàng hoá không phụ thuộc vào ngành nghề được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ những hàng hoá thuộc danh mục cấm xuất khẩu. Tuy nhiên, quyền kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp vẫn còn bị hạn chế. Cụ thể, thương nhân chỉ được nhập khẩu những hàng hoá theo ngành nghề, ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh… 3. Thời kỳ từ năm 2005 đến nay Hoạt động thương mại nói chung và hoạt động thương mại quốc tế nói riêng không ngừng phát triển cùng với xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế. Về hoạt động thương mại quốc tế, trong 10 năm trở lại đây, hoạt động này ngày càng mở rộng thêm nhiều lĩnh vực như sở hữu trí tuệ, đầu tư, dịch vụ… Ngày càng nhiều các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu được hình thành, mặt hàng kinh doanh ngày càng đa dạng… Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 thay thế cho Luật Thương mại 1997 đã góp phần tích cực trong khung pháp lý điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế. Luật Thương mại 2005 không tách rời hẳn một mục cho hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế như Luật Thương mại 1997, mà quy định cùng với hoạt động thương mại trong nước thành “các quy định chung đối với hoạt động mua bán hàng hoá”. Hợp đồng thương mại quốc tế cũng được đề cập trong Bộ Luật Dân sự 2005 phần quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo quy định của Luật Thương mại 2005, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế không chỉ dừng lại ở trường hợp các bên giao kết hợp đồng có quốc tịch khác nhau mà còn bao gồm những trường hợp khác như một bên có trụ sở kinh doanh ở nước ngoài, hay mua bán hàng hoá ở khu chế xuất… Cùng với Luật Thương mại 2005, Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài đã góp phần củng cố khung pháp lý quy định cho hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế nói riêng. Từ sau khi có Luật Thương mại 2005, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp cũng được mở rộng hơn nữa bởi sự ra đời của Nghị định 12/2006/NĐ-CP. Nghị định 12/2006/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/5/2006 và thay thế cho Nghị định 57/1998/NĐ-CP và Nghị định 44/2001/NĐ-CP. Theo Nghị định 12, thương nhân được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Pháp luật Việt Nam cũng đã có sửa đổi khá cơ bản về yêu cầu đối với nội dung của hợp đồng theo hướng phù hợp hơn với pháp luật quốc tế. Cụ thể: - Theo quy định của Luật thương mại năm 1997 đã hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2006, hợp đồng mua bán hàng hoá phải có các nội dung chủ yếu là: tên hàng; số lượng; quy cách, chất lượng; giá cả; phương thức thanh toán; địa điểm và thời hạn giao nhận hàng. Việc quy định hợp đồng phải có 6 nội dung không thể thiếu như trên mâu thuẫn với nguyên lý cơ bản của pháp luật thương mại, theo đó quy định các chủ thể tham gia kinh doanh được tự do thoả thuận mọi giao dịch của mình. Mâu thuẫn rõ ràng là giữa việc các chủ thể cùng lúc phải tuân thủ quy định bắt buộc gồm sáu nội dung của hợp đồng với việc pháp luật đã trao cho các chủ thể quyền tự do thoả thuận hợp đồng. Hơn nữa, Công ước của Liên Hiệp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (gọi tắt là Công ước Viên 1980) hiện có hơn 60 nước phê chuẩn quy định tối thiểu về các nội dung bắt buộc này, chỉ xoay quanh ba điều khoản: tên hàng; số lượng và giá cả (Điều 14 Công ước Viên 1980). - Vì những lý do trên, để phù hợp hơn với pháp luật quốc tế cũng như tôn trọng nguyên tắc tự do thoả thuận hợp đồng của các chủ thể, Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định khi ký kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau: Đối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá cả, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phạt vi phạm hợp đồng; các nội dung khác (Điều 402). Rõ ràng, quy định mới về nội dung của hợp đồng là nhằm giúp các bên xác định được thoả thuận cụ thể giữa họ chứ không phải để ràng buộc hay hạn chế quyền tự do hợp đồng của họ. 4. Giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT theo quy định của Luật Thương mại 2005 4.1. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Làm thế nào để hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (MBHHQT) có hiệu lực pháp lý là vấn đề được các bên giao kết hợp đồng đặc biệt quan tâm. Vì chỉ khi hợp đồng giao kết giữa các bên có hiệu lực pháp lý thì quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên mới được bảo đảm và thực hiện theo hợp đồng đã thoả thuận, và nếu có tranh chấp xảy ra thì mới đảm bảo việc khiếu nại hay tố tụng được giải quyết trước Toà án hay Trọng tài. Các vấn đề cần quan tâm để hợp đồng MBHHQT có hiệu lực: 4.1.1. Giao kết hợp đồng trên cơ sở tự nguyện thoả thuận ý chí giữa các bên Cơ sở tự nguyện thoả thuận ý chí giữa các bên ở đây chính là sự thuận mua vừa bán. Người bán nhất chí giao hàng mà người mua muốn mua; người mua nhận hàng và trả tiền theo cam kết. Hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp lý nếu việc giao kết không vi phạm các trường hợp ngăn cấm như: có sự cưỡng bức, đe doạ; có sự lừa dối; có sự nhầm lẫn. 4.1.2. Điều kiện về chủ thể Chủ thể của hợp đồng là các thương nhân có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau và có đủ tư cách pháp lý. Trong đó, tư cách pháp lý của các thương nhân được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó có trụ sở. Theo quy định của Luật thương mại 2005, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, các nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh (Điều 6 Khoản 1). Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận (Điều 16 Khoản 1) Các doanh nghiệp chỉ cần đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố là được kinh doanh xuất nhập khẩu không còn phải xin phép Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương). Không có sự phân biệt giữa doanh nghiệp được quyền hay doanh nghiệp không được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu như trước đây nữa. 4.1.3. Điều kiện về người có thẩm quyền giao kết hợp đồng Người giao kết hợp đồng là người đại diện cho thương nhân đó theo luật hoặc theo uỷ quyền. Đại diện theo luật là đại diện do pháp luật quy định, là người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện. Phạm vi đại diện theo uỷ quyền được xác lập theo sự uỷ quyền và người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch trong phạm đại diện. Uỷ quyền phải được làm bằng văn bản và người uỷ quyền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi của người được uỷ quyền trong phạm vi quy định của sự uỷ quyền. (Điều 140-142 Bộ Luật Dân sự 2005). 4.1.4. Điều kiện về đối tượng của hợp đồng Hàng hoá (đối tượng của hợp đồng MBHHQT) theo hợp đồng phải là hàng hoá được phép mua bán theo quy định pháp luật của nước bên mua và nước bên bán. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh trừ những hàng hoá thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hoá thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) hoặc các bộ quản lý chuyên ngành. (Điều 3, 4 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP). Danh mục hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành theo quy định của Việt Nam được quy định trong phụ lục số 01, 02 và 03 ban hành kèm theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006. 4.1.5. Điều kiện về nội dung của hợp đồng Nội dung của hợp đồng phải tuân thủ nguồn luật điều chỉnh hợp đồng. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng có thể được các bên thoả thuận quy định trong hợp đồng. Nếu không quy định trong hợp đồng thì việc xác định nguồn luật điều chỉnh hợp đồng sẽ áp dụng quy tắc xung đột pháp luật: “luật nước người bán”; “luật nơi xảy ra tranh chấp”; “luật nơi ký kết hợp đồng”; “luật nơi thực hiện nghĩa vụ”. Để phù hợp với pháp luật quốc tế và nguyên tắc tự do thoả thuận hợp đồng của các chủ thể, Bộ luật dân sự 2005 quy định khi ký kết hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung: đối tượng hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá cả, phương thức thanh toán; thời gian, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng; các nội dung khác (Điều 402). Quy định giúp các bên xác định được thoả thuận cụ thể giữa họ chứ không phải để ràng buộc hay hạn chế quyền tự do hợp đồng của họ. 4.1.6. Điều kiện về hình thức của hợp đồng Hình thức của hợp đồng phải tuân thủ nguồn luật điều chỉnh hợp đồng. Luật Thương mại 2005 quy đinh rõ: “Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương” (Điều 27 Khoản 2). Các hình thức có gía trị pháp lý tương đương văn bản như: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu (Khoản 15 Điều 3) Những yêu cầu đói với các hình thức tương đương văn bản này được quy định trong Luật giao dich điện tử 2005. . 4.2. Giao kết hợp đồng MBHHQT 4.2.1. Cách thức giao kết hợp đồng Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có thể được giao kết bằng các phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Giao kết hợp đồng MBHHQT bằng phương thức trực tiếp: Các bên tham gia giao kết hợp đồng cử người đại diện để trực tiếp gặp nhau, cùng bàn bạc, thương lượng và thoả thuận thống nhất về các nội dung của hợp đồng và cùng ký tên vào văn bản hợp đồng. Kể từ thơi điểm các bên có mặt ký vào hợp đồng, hợp đồng được xác lập và phát sinh hiệu lực pháp lý. Trường hợp có quy định điều kiện khác trong hợp đồng như có quota hoặc một giấy phép đặc biệt hoặc mở L/C… thì hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý nếu những điều kiện này được thực hiện. Giao kết hợp đồng bằng phương thức gián tiếp: Các bên không trực tiếp gặp nhau để bàn bạc, thảo luận mà thực hiện trao đổi qua các tài liệu giao dịch như công văn, điện báo, đơn đạt hàng, đơn chào hàng…có ghi rõ nội dung công việc cần giao dịch. Trình tự giao kết hợp đồng theo phương thức này bao gồm hai giai đoạn: Đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Những vấn đề này không được Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể, vì vậy các quy định của Bộ Luật Dân sự 2005 sẽ được áp dụng, và áp dụng chung cho cả hợp đồng MBHHQT. 4.2.2. Thời điểm giao kết hợp đồng Về nguyên tắc, hợp đồng mua bán được giao kết vào thời điểm các bên đạt được sự thoả thuận. Luật Thương mại 2005 không quy định cụ thể về thời điểm giao kết hợp đồng MBHHQT cũng như hợp đồng mua bán hàng hoá nói chung, vì vậy áp dụng Bộ luật dân sự 2005 Điều 404 có các trường hợp sau:Với hợp đồng giao kết trực tiếp bằng văn bản, thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản; Với hợp đồng giao kết gián tiếp bằng văn bản, thời điểm giao kết là khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng; hợp đồng giao kết bằng lời nói không áp dụng cho hợp đồng MBHHQT vì theo quy định của Điều 27 Luật Thương mại 2005 hình thức hợp đồng MBHHQT phải là văn bản hoặc hình thức giá trị pháp lý tương đương. Thời điểm giao kết hợp đồng cũng được coi là thời điểm hợp đồng có hiệu lực, trừ phi các bên thoả thuận một thời điểm khác hoặc vào một thời điểm mà một điều kiện của hợp đồng được thực hiện như thời điểm mở L/C khi thoả thuận thanh toán bằng tín dụng thư, hay thời điểm có quota khi hàng hoá theo quy định phải được cấp hạn ngạch Luật thương mại 2005 không quy định bắt buộc các bên phải thoả thuận những nội dung cụ thể nào trong hợp đồng MBHHQT cũng như trong hợp đồng MBHH nói chung. Điều 402 Bộ Luật Dân sự 2005 đưa ra các nội dung chủ yếu của hợp đồng mang tính “khuyến nghị”, “định hướng” của pháp luật giúp hạn chế những rủi ro pháp lý những tranh chấp trong hoạt động MBHH đặc biệt là hoạt động MBHHQT( Giáo trình Luật Thương mại II. Đại học Luật Hà Nội. NXB Công an nhân dân. 2006. Trang 23-24. ). 4.3. Thực hiện hợp đồng MBHHQT Các bên phải thực hiện đúng nghĩa vụ mà mình đã cam kết trong hợp đồng sau khi hợp đồng được xác lập và có hiệu lực pháp lý. Cùng với các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại (Mục 2 Điều 10-15 Luật Thương mại 2005), nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự (Điều 412 Bộ Luật Dân sự 2005), hợp đồng MBHH nói riêng phải được thực hiện một cách trung thực, trên tinh thần họp tác cùng có lợi. Với hợp đồng MBHHQT thường có những thủ tục là điều kiện để hợp đồng có giá trị pháp lý mà các bên phải hoàn thành trước khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng như: Xin giấy phép xuất nhập khẩu hoặc quota (với trường hợp giấy phép phải có hạn ngạch); Mở thư tín dụng nếu hợp đồng có thoả thuận phương thức thanh toán này. Sau các điều kiện trên, các bên thực hiện những nghĩa vụ cụ thể khác đã thoả thuận trong hợp đồng như: Thuê tàu lưu cước, mua bảo hiểm hàng hoá; Giao/ nhận hàng; Làm thủ tục hải quan; Kiểm tra hàng hoá; Thanh toán... Các nghĩa vụ khác khi có yêu cầu. Luật Thương mại 2005 quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá (áp dụng chung cho cả mua bán hàng hoá trong nước và mua bán hàng hoá quốc tế) tại Mục 2 của Luật. 4.3.1. Quyền và nghĩa vụ của người bán Nghĩa vụ của người bán: Giao hàng đúng thoả thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, quy cách… thời hạn và địa địa điểm giao hàng. Đảm bảo quyền sở hữu cho người mua đối với hàng hoá đã bán. Các nghĩa vụ này ngoài quy định trong Luật Thương mại còn phải tuân theo những điều kiện thương mại quốc tế mà các bên đã thoả thuận lựa chọn. Quyền của người bán: Nhận tiền theo thoả thuận trong hợp đồng. Nếu do lỗi của người mua dẫn đến việc người bán chậm nhận được tiền hoặc không nhận được tiền thanh toán thì họ có quyền áp dụng các biện pháp do luật định như buộc thực hiện đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và huỷ hợp đồng.. (Điều 297, 300,302,308, 312 Luật Thương mại 2005) 4.3.2. Quyền và nghĩa vụ của người mua Nghĩa vụ của người mua: Tiếp nhận và thanh toán hàng hoá theo đúng thoả thuận trong hợp đồng.Người mua phải thanh toán tiền hàng kể cả trong trường hợp mất mát, hư hỏng hàng hoá xảy ra sau thời điểm hàng hoá đã nằm trong sự định đoạt của người mua, tức là sau thời điểm quyền sở hữu hàng hoá đã được chuyển từ người bán sang người mua, trừ phi do lỗi của người bán gây ra (Điều 50 Luật Thương mại 2005). Các nghĩa vụ của người mua còn phụ thuộc vào điều kiện thương mại quốc tế mà các bên đã thoả thuận lựa chọn. Quyền của người mua: Nhận hàng theo thoả thuận trong hợp đồng. Người mua có quyền ngừng thanh toán tiền mua hàng theo Điều 51 Luật Thương mại 2005 khi có bằng chứng về việc buôn bán lừa dối, hàng hoá là đối tượng đang bị tranh chấp, bên baá giao hàng không phù hợp với hợp đồng. 5. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng MBHHQT theo quy định của Luật Thương mại 2005 5.1. Yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Là một loại trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng MBHHQT nói riêng và hợp đồng MBHH nói chung được áp dụng khi có các căn cứ do pháp luật quy định. Để kết luận một bên có vi phạm hợp đồng hay không cần xem xét các vấn đề là: Có hành vi không thực hiện hay thực hiện không đúng hợp đồng đã giao kết; Bên vi phạm hợp đồng có lỗi; Thiệt hại; Thiệt hại mà bên vi phạm phải gánh chịu có nguyên nhân trực tiếp là hành vi trái pháp luật của bên vi phạm hợp đồng. 5.2. Các hình thức trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng MBHHQT Các loại chế tài được áp dụng khi có hành vi vi phạm trong thương mại nói chung được quy định trong Điều 292 Luật Thương mại 2005: Buộc thực hiện đúng hợp đồng; Phạt vi phạm hợp đồng; Bồi thường thiệt hại; Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; Đình chỉ thực hiện hợp đồng; Huỷ bỏ hợp đồng. Các bên cũng có thể thoả thuận các biện pháp khác không trái với luật được áp dụng trong hợp đồng, các điều ước quốc tế, tập quán thương mại mà các bên thoả thuận áp dụng… 5.2.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng (Điều 297 Luật Thương mại 2005) Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng (như giao hàng không đúng đối tượng, quy cách phẩm chất… quy định trong hợp đồng) thì bên có quyền được yêu cầu họ phải thực hiện., nếu không phải thanh toán theo giá trị thị trường (các bên thoả thuận áp dụng giá thị trường) của hàng hoá. Nếu bên có nghĩa vụ gây ra thiệt hại cho bên có quyền thì phải bồi thường cả thiệt hại sau khi đã thanh toán giá trị hàng hoá cho bên có quyền. 5.2.2. Phạt vi phạm hợp đồng (Điều 300 Luật Thương mại 2005) Là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận, nhưng tổng mức phạt không 8% gía trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. 5.2.3. Bồi thường thiệt hại (Điều 302 Luật Thương mại 2005) Bồi thường thiệt hại áp dụng khi có tổn thất do vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thât thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định Điều 303 Luật Thương mại 2005. 5.2.4. Huỷ hợp đồng (Điều 312 Luật Thương mại 2005) Huỷ hợp đồng bao gồm huỷ một phần hợp đồng, hay huỷ bỏ toàn bộ hợp đồng. Chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp: Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để huỷ bỏ hợp đồng; Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Luật Thương mại 2005 còn quy định về việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng (Điều 308), đình chỉ thực hiện hợp đồng (Điều 310) và các trường hợp miễn trách nhiệm (Điều 294). Với các trường hợp miễn trách nhiệm, các bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh cho trường hợp miễn trách nhiệm của mình. V. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG MBHHQT 1. Tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT 1.1. Khái niệm Tranh chấp trong thương mại quốc tế là những bất đồng xảy ra trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế. Trong quan hệ thương mại quốc tế, các bên tham gia thường có sự cách biệt địa lý, có truyền thống pháp luật, tập quán thương mại… khác nhau( Trần Văn Nam, Trần Thị Hoà Bình (Đồng chủ biên) tlđd. Trang 321. ) . Thêm vào đó còn là sự thiếu hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, hay bản thân ý thức thực hiện, tuân thủ hợp đồng của các bên… Những điều này dẫn đến việc tranh chấp phát sinh, hay khó có thể tránh khỏi, và chủ yếu là tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT. Các tranh chấp xảy ra đỏi hỏi phải được giải quyết. Do đó, các điều khoản liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp, cũng như lý do phát sinh tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT có ý nghĩa rất quan trọng. 1.2. Các điều khoản liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT 1.2.1. Chọn luật áp dụng Đặc điểm quan trọng của hợp đồng MBHHQT là yếu tố “quốc tế” tức là các bên tham gia hợp đồng khác nhau về hệ thống pháp luật nên cần phải có căn cứ pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra. Điều này đỏi hỏi các bên ký kết ngay khi đàm phán, soạn thảo hợp đồng cần phải lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng. Có các cách để lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng: - Thứ nhất: Các bên ký kết đàm phán, thoả thuận và ghi rõ vào hợp đồng MBHHQT chi tiết, cụ thể tất cả các quy tắc, quy định pháp luật nội dung để giải quyết bất cứ tranh chấp nào có thể phát sinh. Với các hợp đồng lớn, phức tạp thì cách làm này sẽ cần nhiều thời gian, công sức, khi giải quyết tranh chấp dễ làm cho các cơ quan xét xử nhầm lẫn những nội dung chính, phụ. Ngoài ra, cách thức ghi chi tiết, tỉ mỉ từng tranh chấp có thể xảy ra cũng như cách thức giải quyết cũng không thể lường trước được hết các bất đồng khác có thể phát sinh. -Thứ hai: Các bên tham gia ký kết đàm phán, thoả thuận những điều khoản chính, sau đó chọn luật áp dụng chung để giải quyết mọi tranh chấp có thể phát sinh từ hợp đồng. Đây là cách làm phổ biến và có ưu điểm là dể hiểu, không gây nhầm lẫn và cũng làm cho hợp đồng gọn nhẹ mà vẫn đầy đủ nội dung. Song, các bên cần chú ý khi chọn luật áp dụng cho hợp đồng là luật áp dụng được chọn phải dễ tiếp cận, dễ nghiên cứu, có uy tín trong TMQT và có hiệu lực tại thời điểm hợp đồng được thực hiện. 1.2.2. Điều khoản về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT Không chỉ lựa chọn luật nội dung để làm căn cứ giải quyết tranh chấp, các bên tham gia thoả thuận, ký kết hợp đồng còn cần phải thương lượng để đưa vào hợp đồng một điều khoản riêng về giải quyết tranh chấp với các nội dung: Phương thức giải quyết tranh chấp do các bên nhất trí lựa chọn; Thủ tục lựa chọn bên thứ ba tham gia và giúp đỡ giải quyết tranh chấp như người hoà giải, trọng tài, trọng tài viên, toà án…; Các quy tắc áp dụng cho quá trình giải quyết tranh chấp; Cơ chế đảm bảo thi hành kết quả giải quyết tranh chấp. Khi lựa chọn phương pháp thích hợp cần chú ý đến mục tiêu của tranh chấp, mối quan hệ giữa các bên, chi phí, thời gian phải bỏ ra để giải quyết tranh chấp. 1.3. Lý do phát sinh tranh chấp Sự xa cách về mặt địa lý, khác biệt về truyền thống pháp luật và tập quán thương mại… dễ gây ra những tranh chấp bất đồng trong quan hệ TMQT. Các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia ký kết các hợp đồng MBHHQT với các đối tác nước ngoài cũng không tránh khỏi thực tế này. Đặc biệt, khi Việt Nam lại là nước đang phát triển, khung pháp lý điều chỉnh cho các hoạt động ngoại thương đã được xây dựng và áp dụng, song vẫn đang dần hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của kinh tế khu vực và thế giới. Khác biệt về truyền thống pháp luật và tập quán thương mại cũng gây những khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là với các doanh nghiệp của Châu Âu, Bắc Mỹ vì đây là khu vực mà tồn tại nhiều tập quán thương mại quốc tế lâu đời. Ngoài những lý do nêu trên, điều kiện ngoại cảnh ở mỗi nước cũng có thể gây ra những khó khăn khó lường trước, có thể là bất khả kháng cho mỗi bên khi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. 2. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT 2.1. Thương lượng giữa các bên Khi tranh chấp bắt đầu phát sinh, hầu hết các trường hợp, các bên tự nguyện và nhanh chóng liên hệ, gặp gỡ nhau để thương lượng. Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào. Pháp luật của các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển thông thường đều quy định hình thức pháp lý của việc ghi nhận kết quả thương lượng là Biên bản. Nếu kết qủa thương lượng không được một bên tự giác thực hiện, Biên bản thương lượng sẽ được bên kia sử dụng như một chứng cứ quan trọng yêu cầu các cơ quan tài phán công nhận và cưỡng chế thi hành những thoả thuận đó. 2.2. Hoà giải giữa các bên Hoà giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hoà giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh cháp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh. Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng hoà giải có ưu điểm là bảo vệ bí mật kinh doanh, điều mà sẽ không thực hiện được khi tiến hành tố tụng tại toà theo quy tắc công khai, tranh tụng và theo các quy tắc về thu thập chứng cứ trong tố tụng tư pháp. Hiệu lực pháp lý của hoà giải: Thoả thuận hoà giải không có tính chất bắt buộc nên trên thực tế, không có toà án nước nào lại ra lệnh đình chỉ vụ kiện chỉ vì một bên không thực hiện thoả thuận hoà giải. Hiệu lực cao nhất của thoả thuận giải quyết bằng hoà giải giống như một điều khoản hợp đồng có tính rằng buộc các bên 2.3. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục Trọng tài Để tranh chấp được đưa ra giải quyết bằng con đường trọng tài thì phải có sự thoả thuận của các bên. Thoả thuận này có thể là một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc là một thoả thuận trọng tài riêng biệt được lập sau khi tranh chấp phát sinh. Điều khoản thoả thuận trọng tài dù có được ghi ngay trong hợp đồng chính hay là một thoả thuận riêng biệt thì nó vẫn luôn độc lập với các điều khoản khác của hợp đồng chính. Vì vậy, ngay cả khi hợp đồng chính đã kết thúc hay bị vô hiệu thì cũng không làm cho điều khoản thoả thuận trọng tài vô hiệu tương ứng (Điều 11 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại của Việt Nam 2003). Quyết định và phán quyết của trọng tài có thể được Toà án công nhận và cho thi hành thông qua một thủ tục tư pháp được quy định tại các điều ước quốc tế và pháp luật của các quốc gia. Công ước New York về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài 1958 là văn bản pháp lý nổi bật và quan trọng nhất trong lĩnh vực này. Luật mẫu UNCITRAL, các hiệp định khu vực và pháp luật c._. đơn vị bảo hiểm, đối tác về sự sai sót đó. Indochina nên thương lượng với đối tác để tiết kiệm thời gian, chi phí và duy trì quan hệ làm ăn lâu dài. Ngoài những yếu tố trên thì ngay khi hợp đồng đã ký kết, Indochina cần chủ động giục đối tác nhanh chóng thực hiện các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng như mua bảo hiểm hàng hoá (nếu đối tác là bên mua); mở L/C (nếu hợp đồng quy định mở L/C), chuyển đầy đủ giấy tờ theo thoả thuận để việc giao hàng, nhận hàng được diễn ra thuận lợi. 2.4. Các kiến nghị liên quan khác Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường với nhiều cạnh tranh như hiện nay, đòi hỏi ban lãnh đạo Indochina phải đưa ra những giải pháp chiến lược cạnh tranh phù hợp. Công ty cần có những bước đi táo báo, mạnh dạn hơn nữa để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và xây dựng hình ảnh, thương hiệu của mình. Mặt hàng kinh doanh của công ty đỏi hỏi nhu cầu về vốn cao nên Ban lãnh đạo công ty cần có những giải pháp để huy động, mở rộng, và tăng vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã có kế hoạch tăng số vốn điều lệ, tăng số thành viên góp vốn trong năm nay thì cần thực hiện hiện nghiêm túc, đảm bảo đúng tiến độ để hoạt động kinh doanh của Indochina ổn định, phát triển hơn nữa. Với những hợp đồng lớn, nhu cầu về vốn cao, mà các khách hàng ứng trước bằng cách ký quỹ ở một tài sản bị phong toả thì Công ty cần chú ý có kế hoạch huy động vốn trước đó. Và trong quá trình đàm phán, cố gắng thuyết phục, thương lượng khách hàng ứng trước ở tài khoản mở, đặc biệt là với những khách hàng lâu năm, tin cậy của Công ty. Với những trường hợp khách hàng chiếm dụng vốn trong thời gian dài của Indochina qua hình thức chậm thanh toán thì Công ty nên mạnh dạn sử dụng các quy định pháp luật trong việc bảo đảm thực hiện hợp đồng. Đồng thời, Công ty nên có những biện pháp khuyến khích khách hàng thực hiện thanh toán đúng hạn, đầy đủ như: giảm giá bán hàng, chiết khấu thương mại, các dịch vụ hậu bán hàng…. Từ đó thúc đẩy công tác thu hồi vốn, không làm ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Yếu tố con người cũng chiếm một vai trò rất quan trọng trong bất cứ một tổ chức, kinh doanh nói riêng nào. Ngày nay, các doanh nghiệp còn cạnh tranh về nguồn lực con người. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tuỳ thuộc vào năng lực người kinh doanh. Indochina cần phải tổ chức được đội ngũ nhân viên kinh doanh năng động, sáng tạo, thích ứng với phương thức kinh doanh mới. Đội ngũ nhân viên Indochina hiện nay có ưu điểm là trẻ, yêu công việc, dễ tiếp thu, nhiệt tình… nên tạo điều kiện tốt cho kế hoạch đào tạo cán bộ của Công ty, cử đi học nâng cao nghiẹp vụ. Không những vậy, Indochina cũng cần chú trọng thu hút nhân tài, thông qua các biện pháp quảng cáo, tuyên truyền, giời thiệu về Công ty, triển vọng của Công ty, chế độ tiền lương, thưởng… Cũng cần chú ý phát hiện nhân tài trong nội bộ công ty, bố trí đúgn vị trí, khai thác tối đa năng lực của họ, có những biện pháp khuyến khích phát huy tinh thần sáng tạo của nhân viên qua các chế độ ưu đãi, phúc lợi xã hội… Nhìn lại chương 3 là một số ý kiến góp phần hoàn thiện Công tác giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại công công ty trách nhiệm hữu hạn cung cấp vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương-Indochina. Những đóng góp này được dựa trên những việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như những thách thức của Indochina ở đã phân tích kỹ ở phần I. Với những kết quả đã đạt được, những định hướng phát triển Indochina, và những cố gắng trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, sự năng động, nhiệt tình, đoàn kết, nhất trí của ban lãnh đạo và tập thể nhân viên, kết hợp với một số kiến nghị trên thì Indochina sẽ không ngừng nâng cao hiệu quả trong hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá nói chung và hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nói riêng. Từ đó, tăng doanh thu, lợi nhuận, mở rộng quy mô sản xuất, khẳng định vị thế, thương hiệu của Indochina trong tương lai. KẾT LUẬN Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới thì vai trò của hoạt động thương mại quốc tế là đóng góp to lớn vào nền kinh tế nước nhà. Rất nhiều chính sách kinh tế, văn bản pháp luật của Nhà nước điều chỉnh hoạt động TMQT được ban hành, tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, gọn nhẹ, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực này. Sự kiện Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới đầu 2007 vừa qua là bàn đạp cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạnh mẽ hoạt động TMQT nói chung và hoạt động MBHHQT nói riêng. Hoạt động MBHHQT của Công ty TNHH Vật tư Khoa học kỹ thuật Đông Dương - Indochina đã được tổ chức thực hiện rất hiệu quả từ khi Công ty được thành lập và đi vào hoạt động đến nay. Mỗi năm, Indochina ký khoảng 150 hợp đồng các loại, trong đó có khoảng 90 hợp đồng MBHHQT. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng được thực hiện nghiêm chỉnh, đúng pháp luật, và đến nay chưa để xảy ra tranh chấp nào phải dẫn đến kiện tụng. Những kết quả này là cố gắng của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên Indochina. Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT của Indochina mặc dù có những khó khăn nhất định, song Công ty đã không ngừng tìm giải pháp, khắc phục khó khăn, để hoạt động MBHHQT của Công ty đạt hiệu quả cao. Với những kiến thức được học tập tại trường, và những kiến thức thu nhận được qua thời gian thực tập ở Công ty TNHH Vật tư Khoa học kỹ thuật Đông Dương-Indochina, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hợp đồng MBHHQT. Về phía Indochina, tôi cũng có một số kiến nghị với mong muốn góp phần nào vào việc tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động MBHHQT của Indochina hiện nay. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy PSG.TS Trần Văn Nam, ThS Nguyễn Vũ Hoàng – Khoa Luật – Đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi chân thành cảm ơn ông Đào Việt Trung – Giám đốc Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương – Indochina cùng nhân viên các phòng ban đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi được tìm hiểu về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế của Công ty suốt thời gian qua. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế, nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, và các bạn sinh viên để chuyên đề được hoàn thiện hơn. PHỤ LỤC Phụ lục1. 71 quốc gia thành viên của Công ước Viên 1980 theo số liệu cập nhật ngày 12/7/2006 từ trang 1. Argentina 2. Australia 3. Austria 4. Belarus 5. Belgium 6. Bosnia-Herzegovina 7. Bulgaria 8. Burundi 9. Canada 10. Chile 11. China (PRC) 12. Colombia 13. Croatia 14. Cuba 15. Cyprus 16. Czech Republic 17. Denmark 18. Ecuador 19. Egypt 20. El Salvador 21. Estonia 22. Finland 23. France 24. Gabon 25. Georgia 26. Germany 27. Greece 28. Guinea 29. Honduras 30. Hungary 31. Iceland 32. Iraq 33. Israel 34. Italy 35. Republic of Korea 36. Kyrgystan 37. Latvia 38. Lesotho 39. Liberia 40. Lithuania 41. Luxembourg 42. Macadonia 43. Mauritania 44. Mexico 45. Moldova 46. Mongolia 47. Montenegro 48. Netherlands 49. New Zealand 50. Norway 51. Paraguay 52. Peru 53. Poland 54. Romania 55. Russian Federation 56. Saint Vincent & Grenadines 57. Singapore 58. Slovakia 59. Slovenia 60. Spain 61. Sweden 62. Switzerland 63. Syria 64. Uganda 65. Ukraine 66. United States 67. Uruguay 68. Uzbekistan 69. Yugoslavia 70. Zambia 71.USSR(superseded) Phụ lục 2 Incoterms được công bố và áp dụng vào năm 1936, sau đó văn bản này đã được sửa đổi vào các năm 1953, 1980, 1990 và năm 2000. Incoterms quy định 13 điều kiện thương mại quốc tế được chia thành bốn nhóm: Nhóm E, Nhóm F, Nhóm C và Nhóm D. Bản quy tắc này đã được áp dụng rộng rãi trong quan hệ buôn bán thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Phụ lục 3 Danh mỤc hàng hoá, dịch vỤ Indochina cung cẤp: A, Thiết bị đo, phân tích Tên thiết bị Mã hãng cung cấp Máy sắc ký lỏng hiệu nâng cao – HPLC, Detector UV-VIS, huỳnh quang, độ dẫn, chỉ số khúc xạ, Diode array, khối phổ MERCK – HITACHI- ĐỨC Quang phổ tử ngoại khả biến UV-VIS GBC – ĐỨC; JENWAY – ANH; UNICAM – ANH; CECIL – ANH; JASCO – NHẬT BẢN. Máy chuẩn độ điện thế, cực phổ Xác định tổng axit bazơ, chuẩn độ môi trường không nước. Máy chuẩn độ KARL FISCHER METHROHM- THỤY SĨ SCHOTT- ĐỨC; TTH ĐỨC RADIOMETER – ĐỨC LABINDIA - ẤN ĐỘ Máy sắc ký khí Máy sắc ký DETECTOR khổi phổ THERMOFINIGAN – MỸ KONIK – MỸ; TTH – ĐỨC Thiết bị kiểm tra hiện trường, phân tích ô nhiễm nước, khí đất, COD, BODm pH, oxy hòa tan DO, ORP, máy đo độ đục, máy đo nồng độ ion, máy lấy mẫu khí, máy đo khí độc, máy kiểm tra độ sạch không khí, độ sạch phòng GMP MERCK – ĐỨC, HACH – MỸ, PALINTEST – MỸ, TTH & WTW – ĐỨC, SIBATA- NHẬT BẢN, OSK – NHẬT BẢN Thiết bị kiểm tra thuốc: Thiết bị kiểm tra độ cứng, độ bóng, độ mài mòn, đường kính viên thuốc, độ rã, độ hòa tan, độ chịu nén viên thuốc ERWKA – ĐỨC, PHARMATEST – ĐỨC, DISTEK – MỸ Thiết bị kiểm tra hàm lượng ẩm Bằng phương pháp cân nhiệt, cân hồng ngoại, sensor cầm tay SATORIOUS- ĐỨC, KET – NHẬT BẢN; TTH – ĐỨC Bộ sắc ký bản mỏng TLC: Bộ chấm, phun, sấy, buồng chạy, buồng đọc sắc ký bản mỏng MERCK – ĐỨC, CARMAG - ANH, SUPELCO – MỸ B, Một số thiết bị cơ bản phòng thí nghiệm Indochina cung cấp Tên thiết bị Mã hãng cung cấp Tủ ấm, tủ sấy, tủ ấm CO2 Bể điều nhiệt MEMMERT – ĐỨC, TTH– ĐỨC. Tủ bảo quản mẫu SANYO – NHẬT BẢN, LINGBERG – ĐỨC Tủ hút khí độc, buồng nuôi cấy vi sinh GMP, Class A. Tủ đựng hóa chất, Tủ chuẩn bị PCR Bàn ghế thí nghiệm ENVAIR – ANH, ERLAB - PHÁP, CLEANAIR - ẤN ĐỘ, VIỆT NAM. Máy cất nước một lần, hai lần Máy khử ion nước cho sắc ký lỏng IC BIBBY STERILY –ANH, HAMILTON – ANH, GFL - ANH, KOTERMAN – ĐỨC Máy Lắc, máy Khuấy, máy Nghiền và Đồng thể mẫu, bơm chân không HELDOLP- ĐỨC, TTH – ĐỨC; LABNET – MỸ, IKA- ĐỨC Cân phân tích, cân kỹ thuật hiện số điện tử SATORIOUS- ĐỨC, METTLER TOLEDO- THỤY SỸ, ADAM- ANH Kính hiển vi, Phân cực kế, Khúc xạ kế, Máy đo độ đường, độ muối, Buồng đếm khuẩn lạc AKRUSS - ĐỨC, OLYMPUS- NHẬT BẢN, BIBBY STERILY-ANH, UNICON- ẤN ĐỘ Hóa chất các loại: Dung môi sắc ký, Karl Fischer, PA Thuốc thử hữu cơ, chỉ thị mầu, muối tinh khiết. Môi trường vi sinh. Chất chuẩn cho phân tích kiểm nghiệm. Hóa chất dùng trong công nghệ Sinh học. MERCK- ĐỨC, SIGMA, SUPELCO- MỸ, SANOFI/BIO-RAD- PHÁP, NAM KHOA- VIỆT NAM, MBI-FERMENTAS, PEARCE, ICN, … Bể lắc siêu âm HWASIN- HÀN QUỐC, PROLABO, MIONIX – MỸ Máy Lỹ tâm thường, Ly tâm lạnh, Ly tâm siêu tốc, Ly tâm cô dịch (đông khô), ly tâm hồng cầu HETTICH, EPPEEDORF, SIGMA- ĐỨC, HELME0 ANH, TTH – ĐỨC C, Các dịch vụ của Indochina - Dịch vụ chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Y tế. - Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành các sản phẩm Công ty kinh doanh. - Chuyển giao công nghệ - đào tạo tại nước ngoài - Lắp đặt mới, hoặc thi công dịch chuyển địa điểm đối với các thiết bị phức tạp. Phụ lục 4 Mẫu hợp đồng và phần dịch mẫu hợp dồng MBHHQT của Công ty Indochina: SALE CONTRACT No: Date: BETWEEN: INDOCHINA CO., Ltd Add: No 56, 34 alley, Hoang Cau str, Dong Da Dist, Ha Noi City, Vietnam Tel: 844.565.8254 Fax: 844.5657706 Represented by: Hereinafter called: “THE BUYER” AND: Add: Tel: Fax: Represented by: Hereinafter referrend to as: “THE SELLER” Both parties have agreed to the following terms and conditions: Article 1: Object of contract The Seller shall sell and the Buyer shall by….. All goods must be 100% brand-new. Article 2: Vaue of the contract The total of the contract is ……. Say in EURO/ USD: (…..Incoterms 2000 including….) Article 3: Packing and Marking 3.1. Packing: The goods must be packed in Interntional Export Standard 3.2. Marking: Article 4: Warranty Article 5: Delivery term 5.1. Time of delivery: 5.2. Loading Port: 5.3. Unloading Port: 5.4. Partial shipment: Allowed/ Not Allowed 5.5. Transhipment: Allowed/ Not Allowed 5.6. Shipping advice: Right afer shipment, the Seller shall inform the Buyer by fax of the shipment in detail….. 5.7. Shipping Documents: - Signed Commercial Invoice - Detailed Packing list - Insurance Policy/Certificate in assignable form and endored in blank of 110% value showing claims payable in Vietnam and covering all risks. - Certificate of Origin issued by the Chamber of Commerce in… or …. Article 6: Term of payment Payment in advance by…. Bank: Account No: Article 7: Arbitration During the implementation of the Contract, any dispute will be settled amicably between the parties, otherwise, shall be finally settled by the International Arbitration Center next to the Chamber of Commerce and Industry of Vietnam whose conclusions shall be final and binding for both paties. The fees for the Arbitration and/or other charges shall be covered by the losing party unless otherwise, agreed. Article 8: Force majeure Force majeure circumstances such as war, fire, flood, stricke ect… must be notify the other party in writing as soon as practicable…. Article 9: Inspection If the equipment arrive in damaged condition or shortage, not as per shipping document, the Buyer could ask for justification of…. And survey repert at the port will be made in stipulated time. This report will be faxed to the Seller immediately and the original be sent to the Seller within …days afer receipt of goods to claim for compensation from foreign Insurance Company. Article 10: General condition - Any other terms and condition which are not mentioned in this contract will be applied to the Incoterms – Edition 2000. - This contrac which shall be signed by …., come into effect on the date of signing. FOR THE SELLER FOR THE BUYER Mẫu trên có thể được dịch như sau: HỢP ĐỒNG MUA BÁN Số: Ngày, tháng: ĐƯỢC LẬP GIỮA: INDOCHINA Địa chỉ: Số 56, ngõ 34, phố Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam. Điện thoại: 844.5658254 Fax: 844.5657706 Đại diện bởi: Sau đây gọi là “Người Mua” VÀ: (Tên công ty) Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Đại diện bởi: Sau đây gọi là “Người Bán” Hai bên thoả thuận ccs điều khoản sau Điều 1: Đối tượng của hợp đồng Người Bán sẽ bán cho Người Mua ………… Tất cả hàng hoá đều mới 100%. Điều 2: Giá trị của hợp đồng Tổng giá trị của hợp đồng là:……. Viết bằng chữ (Tính bằng đồng EURO/USD):…… (…..Theo điều kiện giao hàng Quốc tế Incoterms phiên bản 2000…) Điều 3: Đóng gói và ký mã hiệu 3.1. Đóng gói: Hàng hoá phải được đóng gói theo tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế. 3.2: Ký mã hiệu: Điều 4: Bảo hành Điều 5: Điều khoản về giao hàng: 5.1. Thời gian giao hàng: 5.2. Cảng xếp hàng: 5.3. Cảng dỡ hàng: 5.4. Giao hàng từng phần: Cho phép/Không cho phép 5.5. Chuyển tải hàng hoá: Cho phép/Không cho phép 5.6. Giao hàng: Ngay sau khi giao hàng, Người Bán thông báo cho Người Mua bằng fax chi tiết các vấn đề về…. 5.7. Chứng từ hàng hoá - Hoá đơn thương thương mại đã ký - Bản kê đóng gói - Bảo hiểm thư/chứng nhận bảo hiểm 110% giá trị hoá đơn, bao gồm mọi rủi ro, yêu cầu thanh toán tại Việt Nam. - Chứng nhận xuất xứ hàng hoá được cấp bởi Phòng Thương mại của nước… hoặc …. Điều 6: Điều khoản thanh toán Việc thanh toán được thực hiện:…. Ngân hàng: Tài khoản: Điều 7: Thoả thuận trọng tài Trong quá trình thực hiện hợp đồng, mọi tranh chấp phát sinh sẽ được giải quyết đầu tiên bằng thương lượng. Nếu thương lượng không thành, tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài Quốc tế (ICC) bên cạnh phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, quyết định của cơ quan này là chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Các chi phí phát sinh sẽ do bên có lỗi chịu. Điều 8: Trường hợp bất khả kháng Những trường hợp bất khả kháng như chiến tranh, cháy, lũ lụt, đình công… phải được thông báo cho các bên sớm nhất có thể… Điều 9: Kiểm tra hàng Nếu hàng hoá được chuyển đến bị thiệt hại, hư hỏng, không đủ số lượng, hay không đúng với chứng từ hàng hoá, người Mua có quyền yêu cầu lập biên bản giám định bởi…. và thực hiện giám định kiểm tra tại cảng tới trong thời gian quy định. Biên bản này sẽ được fax ngay cho người Bán cùng với chứng nhận xuất xứ của hàng hoá trong thời gian…. sau khi hàng hoá được gửi đi đòi bồi thường của công ty bảo hiểm. Điều 10: Điều khoản chung - Các điều khoản và thoả thuận khác không được đề cập trong hợp đồng sẽ theo Điều kiện giao hàng quốc tế Incoterms 2000. - Hợp đồng được ký dưới dạng gửi fax, và có hiệu lực kể từ ngày ký. Phụ lục 5 V í dụ một hợp đồng MBHHQT giữa Indochina và TTH-Trans Tech Handels- GmbH: SALES CONTRACT No: Indochina – TTH/001-2007 Date: April, 19th, 2007 BETWEEN: INDOCHINA CO.,Ltd Add: No 56, 34 alley, Hoang Cau str, Dong Da Dist, Ha Noi City, Vietnam Tel: 844.565.8254 Fax: 844.5657706 Represented by: Dao Viet Trung – Director Hereinafter called: “THE BUYER” AND: TTH-TRANS TECH HANDELS-GmbH Add: Ausser der Schleifmuhle 37 – 28203 Bremen/ Germany Tell: 421.3378557 Fax: 421.3379951 Represened by: Mrs. Angelika Ranke Hereinafter referrend to as: “THE SELLER” Both parties have agreed to the following terms and conditions: Article 1: Object of contract The Seller shall sell and the Buyer shall by the Laboratory Instrument with detail & specifications as stated in Annex 01 which forms an integral part of this Contract. All good must be 100% brand new. Article 2: Value of the contract The total of the contract is EURO 4,250.00 (Say in EURO: For thousand two hundred fifty only), CIP Noibai airport, Hanoi Vietnam, Incoterms 2000 including packing, marking, technical ducuments and excluding all customs duties such as import tax, VAT, importing fee, handling charges and any other costs related to the goods clearance at the port and trasportation of goods from Noibai airport, Hanoi to the end user’s site. The above price is firm and not subject to any change and alternation. Article 3: Packing and Marking 3.1. Packing:The goods must be packed in International Export Standard. 3.2. Marking: Contract No. Indochina-TTH/001-2007 Consignee: INDOCHINA CO., Ltd No 56, 34alley, Hoang Cau str, Dong Da Dist, Hanoi City, Vietnam Tel: 844.5658254 Fax: 844.5657706 Loading Port: EU airport Unloading Port: Noibai airport, Hanoi, Vietnam Nam of goods:…………/ No.of case…………. Article 4: Warranty The standard one – yearwarranty shall be effective after receiving all goods. Article 5: Dilivery conditions 5.1. Time of delivery: The goods of this contract will be deliveried within 04 weeks since the date of signing this contract and upon receipt the first payment from the Buyer. The prices CIP Noibai airport, Hanoi Vietnam (Incoterms 2000). Partial shipment is not allowed. Transhipment is accepted/ 5.2. Loading Port:EU airport 5.2. Unloading Port: Noibai airport, Hanoi, Vietnam 5.3. Immediately after dispatch, the Seller has to inform the Buyer by Fax - Airwaybill number & port of Arrival - Flight number & ETD and ETA - Quantity, Value of goods & Marking 5.4. Within 05 day working days afer dispatch, the Seller shall send via courier (DHL/EMS) to the Buyer one set of shipping documents consist of: - Clean Airway bill made out to order of the Buyer marked “FREIGHT PREPAID” in 01 original and 01 copy - Signed Commercial Invoice (02 originals) - Detailed Packing list (02 originals) - Insurance Policy/Certificate in assignable form and endorsed in blank of 110% value showing claims payable in Vietnam and covering all risks (01 original and 01 copy) - Certificate of Originalissued by the Chamber of Commerce in manufacturer’s country of Certificate of Original issued by the Chamber of Commerce in Supplier country (01 original and 01 copy) - Certificate of Quanlity issued by the Manufacturer (01 original and 01 copy) Article 6: Term of payment Payment in advance by TT with EURO 4,250.00 value of total contract after signing the contract. The payment shall be paid to the Seller’s account by a Telegraphic Transfer when the Buyer receipt the proof ducuments for shipping in favour of TTH – trans tech handels – BmbH through the following advising Bank: Bank: Deutsche Bank AG, Bremen Bank code No. 2907 0050 Account No. 266 8770 00 IBAN: DE 15 2907 0050 0266 8770 00 Article 7: Arbitration During the implementation of the Contract, any dispute will be settled amicably between the parties, otherwise, shall be finally settled by the Interntional Arbitration Center next to the Chamber of Commerce and Industry of Vietnam whose conclusions shall be final and binding for both parties. The fees for the arbitration and/or other charges shall be covered by the losing party unless otherwise, agreed. Article 8: Fore majeure In the even that either Party hereto is prevented, either in whole or in part, from performing its obligations under this contract by reason of circumstances arising which are beyond the effected Party’s reasonable control (‘force majeure’) then that party’s obligation shall be suspended for the duration of such circumstances and no addition liability shall be incurred by the affected Party , provided that the affected Party shall notify the other party in writing as soon as practicable after it becomes aware of such circumstances, whenever actual or anticipated. The Parties shall as soon as practicable consult together to determine action in mitigtion of any such force majeure in no event shall a failure to make payments when due be excused by force majeure. For the purposes of this contract “Force Majeure” shall include but not be limited to war like conditions, riot, insurrection, civil commotion, fire, explosion, flood, Act of God, industrial dispute, temporary unavailability of shipping space, prohibiton of any Government or regulatory authority. Article 9: Inspection If the equipment arrive in damaged condition or shortage, not as per shipping document, the Buyer could ask for justification of Bao Viet/Vinacontrol and survey report at the port will be made in stipulated time. This report will be faxed to the Seller immediately and the original shall be sent to the Seller within 14 days after receipt of goods to claim for compensation from foreign Insurance Company. The Buyer shall complete all paperword for sending back and receiving the replacement of the damaged/shortage goods with all related cost at the Seller’s account. Article 10: General conditions - Any other term and condition which are not mentioned in this contract will be applied to the Incoterms-Edition 2000. - This contract which shall be signed by fax, come into effect on the date of signing. For the Seller For the Buyer Mrs. Angelika Ranke Mr. Dao Viet Trung- Director Phụ lục 6: Hợp đồng MBHHQT giữa Indochina và UAB Fermentas: SALES CONTRACT No:IND 1503 Date:18/10/2005 Party A (Buyer) : Indochina COMPANY LIMITED No. 56/34 Hoang cau str, Dong da Dist Ha Noi - Viet Nam Tel : + 84 4 5657697 Fax: + 84 4 5657706 Party B (Seller): UAB FERMENTAS V. Graičiũno 8 LT-2028 Vilnius Lithuania Tel: +370-2-60 21 31 Fax: +370-2-60 21 42 It has been mutually agreed that the Buyer agrees to buy and the Seller agrees to sell the goods on the terms and conditions as follows : Article 1 : Commodites, quantity and price : Products numbers, Products description, Unit price, Quantity, Value as per annex 01* Total contract value in Euro:1,329.80 Say in Euro: One thousand three hundred twenty EURO and eighty ! General Description: Chemicals for laboratory. Non infectious, non toxic, non hazardous Article 2 : Quality The Seller assures that above mentioned products procure quality in conformity with export standards. Country of Origin : Lithuania / WTO Article 3: Delivery DDU-Hanoi Time of delivery: 3 week after signed Contract . Partial shipment: not allowed Transshipment: allowed Port of loading: Any airport of Lithuania Port of Destination: Hanoi Airport Article 4 : Packing Maker's export standard packing. Shipping mark : Indochina Co.,Ltd Article 5 : Payment Payment by total contract after receiving goods through the supplier¢s bank account as follows: : UAB Fermentas, Add: V. Graičiũno 8, LT-2028 Vilnius, Lithuania Account No:LT78 7044 0600 0109 0526 Bank name: Vilniaus bankas AB Add: Gedimino av, 60, Vilnius, Lithuania SWIFT Code: CBVILT2X Bank code: 70440 Documents: - AWB (02) - Signed commercial Invoice (02 Originals) - Detailed packing list: (02 Originals) - Certificate of quality/ quantity issued by The Manufacturer. Article 6 : Inspection The buyer has the right to invite VinaControl to inspect goods. The inspection on arrival will be made by VinaControl. Any complaint must be made within 15 days as from receipt goods and the final result of inspection will made out by VinaControl. Article 7 : Arbitration The contract will be governed by the provisions of Incoterms 2000. All disputes, controversies, differences or claims which may arise between the parties, out of or in relation to or in connection with this Contract, or for the breach, termination or invalidity thereof , and which can not be settled by the parties in a friendly manner, shall be referred to and settled finally by the Vietnamese International Arbitration Center at the Chamber of Commerce and Industry of Vietnam in accordance with its Arbitration Rules. The decision made by this arbitration will be the final and all the fees and expenses occurring from this arbitration shall be born by loosing party. Article 8: General condition This contract comes into force from signing date, any amendment/annex or additional clause to these conditions shall be valid only when made in written form and duly confirmed by two parties. This contract is made out in 4 copies by fax of equal validity. Each party keeps two copies. For the seller For the buyer TÀI LIỆU THAM KHẢO I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Bộ luật Dân sự Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005; Bộ luật Tố tụng Dân sự Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/6/2004; Luật Thương mại do Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/12/2001; Luật Doanh nghiệp do Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/12/2001; Nghị quyết số 35/2005/QH 11ngày 14/6/2005 về việc thi hành Bộ luật Dân sự 2005; Luật Tổ chức Toà án Nhân dân năm 2002; Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003; Pháp lệnh Luật sư do Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua này 25/7/2001; Nghị định số 12/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài; Nghị định số 44/2001/NĐ-CP ngày 2/8/2001 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57/1998/NĐ-CP; Nghị quyết sô 05/2003/NQ-HĐTP ngày 31/7/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại; Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 15/1/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại; Tổng cụ Hải quan, (1998), Các văn bản hướng dẫn thi hành nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ và các quy định liên quan đến cải cách thủ tục hải quan ở cửa khẩu, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội; Bản quy tắc trọng tài UNCITRAL; Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hoá. II. GIÁO TRÌNH VÀ SÁCH THAM KHẢO Nguyễn Hợp Toàn (chủ biên): Giáo trình Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. NXB Thống kê 2005; Trần Văn Nam, Trần Thị Hoà Bình (đồng chủ biên): Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội. NXB Lao động xã hội 2005; Giáo trình Luật Thương mại - Đại học Luật Hà Nội. 2006. Bùi Xuân Nhự (chủ biên): Giáo trình tư pháp quốc tế - Đại học Luật Hà Nội. NXB Công an nhân dân 1997; Lê Mai Anh (chủ biên): Giáo trình Luật quốc tế - Đại học Luật Hà Nội. NXB Công an nhân dân. 2006; Vũ Hữu Tửu: Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương. NXB Giáo dục Hà Nội. 2002; Nguyễn Vũ Hoàng: Giải quyết tranh chấp Thương mạ quốc tế bằng con đường Toà án. NXB Thanh Niên. 2004; Nguyễn Vũ Hoàng: Các liên kết kinh tế Thương mại quốc tế. NXB Thanh Niên 2003; Nguyễn Hồng Thao: Toà án công lý Quốc tế. NXB Chính trị quốc gia. 2002; Nguyên tắc hợp đồng Thương mại quốc tế. Người dịch: Lê Nết. NXB TP HCM. 1999; Phan Thị Thanh Hồng: Hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. NXB Lao Động 2005; Nguyễn Thị Mơ, Hoàng Ngọc Thiết (đồng chủ biên): Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại. NXB Thanh Niên. 2003. III. BÁO, TẠP CHÍ VÀ TRANG MẠNG Hoàng Phước Hiệp: Việt Nam gia nhập WTO và vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Tạp chí Luật Học số 1/2007; Mộc Hàn: Ý thức pháp luật của người dân trong tiến trình hội nhập. Tạp chí pháp lý số (1-2)/2007; Phạm Sỹ An: Ổn định tăng trưởng kinh tế năm 2006. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 03/2007; Lê Nguyễn: Luật đi vào đời sống xã hội, nếu…. Tạp chí pháp lý sô tháng 12/2007; Phạm Văn Hùng: Đổi mới quan niệm về pháp luật - khởi điểm của quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tạp chí nghiên cứu Lập pháp số 5/2007; Thái Vĩnh Thắng: Bàn về pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Tạp chí Luật học số 11/2007; Dương Anh Sơn: Tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương. Tạp chí KHPL số 6/2004 phiên bản html: Truy cập: 6/3/2008; Phan Thị Thanh Hồng: Một số vấn đề cần lưu ý nhằm đảm bảo hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Truy cập 6/3/2008; Vũ Hữu Tửu: Incoterms trong mua bán hàng hoá quốc tế. Bài viết hỗ trợ kinh doanh trang mạng: Truy cập: 6/3/2008; QN: Kỹ thuật đàm phán Thương mại quốc tế. Trang mạng: Truy cập:10/3/2008; Báo cáo Thương mại 2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương). Trang mạng: Truy cập 24/12/2007. III. MỘT SỐ TÀI LIỆU KHÁC Các tài liệu của Công ty TNHH Indochina cung cấp: - Điều lệ của Công ty; - Thuyế minh báo cáo Tài chính năm 2005, 2006, 2007; - Gới thiệu năng lực kinh doanh - Các hợp đồng MBHHQT Công ty đã thực hiện trong hai năm 2006, 2007; - Và các tài liệu liên quan khác. MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7504.doc
Tài liệu liên quan