BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------
GIẢN THỊ KIM PHƯƠNG
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO LONG AN
HAI MƯƠI NĂM ĐỔI MỚI
(1986 - 2006)
Chuyên ngành : LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số : 60 22 54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS. TS NGÔ MINH OANH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2007
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong luận văn là từ nhiều nguồn và tự điều tra. Đề tài nghiên
91 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Giáo dục - Đào tạo Long An hai mươi năm đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứu, các kết luận của luận văn chưa được ai công bố trong bất cứ công
trình nào khác.
Tác giả luận văn
GIẢN THỊ KIM PHƯƠNG
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BDTX :
BTVH :
CB :
CĐSP :
CSVC :
CP :
ĐBSCL :
ĐTM :
GV :
HS :
MN :
MG :
NQ :
NQTW :
KTTH – HN – DN :
PCGDTH :
PTTH :
TPHCM :
TH :
TXTA :
THCS :
THKT – KT :
THYT :
THSP :
SV :
XHCN :
XMC :
Bồi dưỡng thường xuyên
Bổ túc văn hóa
Cán bộ
Cao đẳng sư phạm
Cơ sở vật chất
Chính phủ
Đồng bằng sông Cữu Long
Đồng Tháp Mười
Giáo viên
Học sinh
Mầm non
Mẫu giáo
Nghị quyết
Nghị quyết Trung ương
Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề
Phổ cập giáo dục tiểu học
Phổ thông trung học
Thành phố Hồ Chí Minh
Tiểu học
Thị xã Tân An
Trung học cơ sở
Trung học kinh tế - Kỹ thuật
Trung học Y tế
Trung học sư phạm
Sinh viên
Xã hội chủ nghĩa
Xóa mù chữ
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục và đào tạo (GD – ĐT) đã được Đảng và Nhà Nước ta xem và đặt vào
vị trí hàng đầu nhằm đưa đất nước phát triển ngay khi mới giành được chính quyền.
Như Bác Hồ đã từng nhắn nhũ: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,
dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm
châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các em”, rõ ràng
giáo dục – đào tạo có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển
và bảo vệ tổ quốc.
Long An là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cữu Long (ĐBSCL), giữ một vị trí
chiến lược, là cửa ngõ vào thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) từ miền Tây Nam Bộ.
Có thể nói sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, mặc
dù còn vấp nhiều khó khăn trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… nhưng
Long An vẫn từng bước khắc phục những khó khăn, hạn chế đó dần đưa tỉnh nhà tiến
lên góp phần cùng các tỉnh bạn đưa đất nước phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực đáng ghi nhận thì các mặt
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội … cũng bộc lộ một số hạn chế cần được khắc phục,
giải quyết. Đặc biệt là khi Long An nói riêng và cả nước nói chung bước vào công
cuộc đổi mới và hiện đại hóa.
Do đó, nghiên cứu về Giáo dục - đào tạo Long An, hai mươi năm đổi mới
(1986 – 2006) là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết vì không chỉ tái hiện lại
lịch sử của lĩnh vực giáo dục – đào tạo mà còn giúp rút ra một số bài học cần thiết,
góp phần định hướng cho công tác giáo dục – đào tạo Long An trong những năm tới,
khắc phục những thiếu sót và hạn chế của giáo dục – đào tạo trong thời gian vừa qua,
nhằm đưa giáo dục – đào tạo Long An phát triển, kề vai sát cánh cùng các tỉnh bạn
đưa giáo dục Việt Nam hòa nhập vào nền giáo dục Quốc tế, đồng thời đưa Việt Nam
từ một nước đang phát triển trở thành một nước phát triển mạnh về mọi mặt.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, công
cuộc khôi phục và phát triển đất nước được tiến hành thì giáo dục – đào tạo cũng
được quan tâm nghiên cứu trong cả nước. Tiêu biểu như các công trình, các sách:
- Bộ giáo dục và đào tạo (1996), Các chủ trương đổi mới giáo dục – đào tạo
trong mười năm (1986 – 1996).
- Bộ giáo dục và đào tạo (1996), Tổng kết đánh giá mười năm đổi mới giáo
dục – đào tạo (1986 – 1996).
- Bộ giáo dục và đào tạo (1995), Các định hướng chiến lược phát triển giáo
dục – đào tạo từ nay đến năm 2020.
- Bộ giáo dục và đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI kinh
nghiệm của các quốc gia, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Phạm văn Giạng (2003), Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt
Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Phạm Minh Hạc (1998), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Đắc Hưng, Phan Xuân Dũng (2003), Nhân tài trong chiến lược phát
triển quốc gia, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Cảnh Toàn (2002), Bàn về giáo dục Việt Nam, Nxb Lao Động.
- Nghiêm Đình Vỳ, Nguyễn Đắc Hưng (2002), Phát triển giáo dục và đào tạo
nhân tài, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Những tài liệu trên, tuy không viết riêng về Long An nhưng qua đó đã cung
cấp cho người đọc những nhận định chung về tình hình giáo dục – đào tạo của Việt
Nam, trong đó có giáo dục – đào tạo Long An.
Các tác phẩm có liên quan đến tình hình giáo dục – đào tạo Long An như:
- Hội khoa học kinh tế Việt Nam, Trung tâm Thông tin và tư vấn phát triển
(2005), Giáo dục Việt Nam 1945 – 2005, T2 , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Thạch Phương, Lưu Quang Tuyến (chủ biên) (1989), Địa chí Long An, Nxb
Long An và Khoa học xã hội.
- Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An (2004), Niên Giám Long An, Nxb Thông Tấn,
Hà Nội.
Tác phẩm Giáo dục Việt Nam 1945 – 2005, tập 2 đã khái quát lịch sử hình
thành và phát triển của giáo dục – đào tạo Long An, nêu ra những thành tựu đã đạt
được trong những năm gần đây, đồng thời đưa ra những chiến lược phát triển đến
năm 2010 và các giải pháp phát triển giáo dục – đào tạo Long An trong thời gian tới.
Với tác phẩm Địa chí Long An các tác giả đã nêu lên khái quát tình hình giáo
dục – đào tạo Long An từ thế kỷ XVII – 1985. Qua các giai đoạn: từ thế kỷ XVII –
1862; 1862 – 1945; 1945 – 1954; 1954 – 1975 và 1975 – 1985.
Ở mỗi giai đoạn đều có những đặc trưng riêng, nhưng bắt đầu từ khi có Đảng
lãnh đạo, tuy Long An nằm trong phần kiểm soát của địch, bị chi phối bỡi nền giáo
dục của địch nhưng cũng phát triển khá mạnh. Đã đào tạo ra một đội ngũ cán bộ có
phẩm chất chính trị, có lý tưởng và giàu nhiệt tình yêu nước. Họ không những bám
trường lớp trong mọi hoàn cảnh mà còn sẳn sàng đáp ứng những yêu cầu khác mà
cách mạng đòi hỏi. Đặc biệt khi đất nước được giải phóng, phải đối đầu với nhiều
khó khăn nhưng chính quyền cách mạng đã bắt tay ngay vào việc xây dựng sự nghiệp
giáo dục mới xã hội chủ nghĩa. Và mười năm sau giải phóng, giáo dục – đào tạo đã
góp phần quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức cho nhân dân, đào tạo thế hệ trẻ
có phẩm chất đạo đức, có văn hóa, có trình độ chuyên môn … từng bước làm đổi mới
bộ mặt của tỉnh nhà.
Tác phẩm Niên Giám Long An 2002 – 2003 đã khái quát một cách sơ lược tình
hình giáo dục – đào tạo Long An sau khi giải phóng, đặc biệt đã nêu ra các mục tiêu
phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2010.
Ngoài ra, còn có một số công trình khác lưu hành nội bộ của Sở giáo dục – đào
tạo Long An như: Chương trình hành động thực hiện NQTW 02 và NQTU về giáo
dục và đào tạo (1997 – 2000), năm 1997; Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo
tỉnh Long An đến 2010, năm 2002 …
Các tài liệu vừa nêu trên tuy có góp phần tái hiện lại một phần giáo dục – đào
tạo Long An, song chưa có tác phẩm nào, công trình nào đi sâu và trình bày đầy đủ
về giáo dục – đào tạo Long An, hai mươi năm đổi mới (1986 – 2006). Trên cơ sở tiếp
thu những thành quả đó, tác giả muốn góp phần vào việc thu thập, phân tích và khái
quát những thành tựu cũng như những hạn chế của giáo dục – đào tạo Long An trong
công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài “Giáo dục – đào tạo Long An, hai mươi năm đổi mới (1986 – 2006)”
nhằm khôi phục lại sự nghiệp giáo dục – đào tạo Long An trong những năm đổi mới
về các lĩnh vực, những đóng góp cũng như những hạn chế của giáo dục – đào tạo
Long An trong hai mươi năm qua, đồng thời trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp
nhỏ nhằm khắc phục những hạn chế và yếu kém mà ngành giáo dục – đào tạo Long
An nói riêng và của đất nước nói chung còn đang mắc phải. Đồng thời thông qua việc
tìm hiểu về lịch sử giáo dục – đào tạo để góp phần làm sáng tỏ hơn lịch sử phát triển
của Long An trong thời gian từ 1986 – 2006.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là giáo dục – đào tạo Long An hai
mươi năm đổi mới và phát triển (1986 – 2006), thể hiện trên các mặt thành quả và
hạn chế của sự nghiệp giáo dục – đào tạo của tỉnh về các ngành, các bậc học, đồng
thời vạch ra một số biện pháp để khắc phục những mặt còn yếu kém, nhằm góp phần
đưa giáo dục – đào tạo Long An phát triển mạnh mẽ hơn.
Bên cạnh đó đề tài cũng dành một phần nhỏ để trình bày khái quát giáo dục –
đào tạo Long An thời gian trước đổi mới nhằm làm sáng tỏ hơn những đóng góp của
nền giáo dục tỉnh nhà trong thời kỳ đổi mới vào sự nghiệp đổi mới chung của đất
nước
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi không gian nghiên cứu là tỉnh Long An với địa giới hành chính ở thời
điểm hiện nay (2006).
Phạm vi thời gian nghiên cứu là từ 1986 – 2006. Là mốc từ lúc bắt đầu đổi mới
đến hai mươi năm sau.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Đề tài tập hợp, hệ thống những tài liệu cơ bản, đáng tin cậy để dựng lại bức
tranh toàn cảnh của GD - ĐT Long An hai mươi năm đổi mới (1986 – 2006).
- Đánh giá những thành tựu cũng như những hạn chế của GD - ĐT Long An
trong thời gian từ 1986 – 2006.
- Tổng kết hoạt động thực tiễn của GD - ĐT Long An, qua đó nêu lên một số
giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hơn mục tiêu phát triển GD - ĐT của tỉnh nhà.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với đề tài này trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc phương pháp luận sử học Mác –
Lênin, phương pháp lịch sử và phương pháp logic, đồng thời tác giả cũng kết hợp các
phương pháp nghiên cứu của các khoa học liên ngành như phương pháp nghiên cứu
giáo dục, phương pháp phân tích, hệ thống hóa các tư liệu … để trình bày và giải
quyết các vấn đề khoa học mà đề tài đặc ra.
Bên cạnh đó, đây là một đề tài cụ thể của một địa phương nên tác giả còn sử
dụng phương pháp điền dã, khảo sát thực tiễn, phỏng vấn các cá nhân, cơ quan ban
ngành có liên quan để việc sưu tập tài liệu được đầy đủ và chuẩn xác hơn, từ đó giải
quyết vấn đề một cách khoa học và có độ tin cậy cao.
8. DỰ KIẾN CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn gồm có phần dẫn luận, ba chương và kết luận.
Chương 1. Khái quát giáo dục – đào tạo Long An thời kỳ trước đổi mới (1975
– 1985).
Chương 2. Giáo dục – đào tạo Long An mười năm đầu đổi mới (1986 – 1996)
Chương 3. Giáo dục – đào tạo Long An trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện
đại hóa (1996 – 2006)
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO LONG
AN THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1975 – 1985)
1.1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI TỈNH
LONG AN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Long An hiện nay bao gồm phần lớn đất đai của tỉnh Chợ Lớn và Tân An
cũ hợp thành. Có diện tích tự nhiên khoảng 4.491,87 km2, có tọa độ địa lý :
105o30’30” đến 106o47’02” kinh độ Đông , 10o23’40” đến 11o02’00” vĩ độ Bắc. Long
An bao gồm 1 thị xã và 13 huyện : Thị Xã Tân An, Cần Giuộc, Cần Đước, Bến Lức,
Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Mộc
Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng. Trong đó vùng Đồng Tháp Mười gồm 6 huyện là : một
phần Đức Huệ, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng với diện
tích tự nhiên là 298.243ha, chiếm 66,4% diện tích toàn tỉnh, là vùng thường xuyên bị
ngập lụt, người dân phải sống chung với lũ, đời sống khá bấp bênh vất vã. Những
huyện còn lại là khu vực phát triển khá ổn định, đa dạng.
Long An có Đông giáp thành phố Hồ Chí Minh và sông Soài Rạp, Tây giáp
tỉnh Đồng Tháp, Nam giáp tỉnh Tiền Giang và Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh
Svâyriêng của nước Cộng hòa nhân dân Campuchia. Việt Nam và Campuchia có
đường biên giới chung dài 142km. Long An được xem là cửa ngõ đi vào TPHCM của
miền Tây Nam Bộ, là một địa bàn chiến lược quan trọng nối liền các tỉnh miền Đông
với các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Là tỉnh thuộc ĐBSCL, Long An rất thuận lợi trong việc phát triển buôn bán,
trao đổi với Campuchia và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Với hệ thống sông
ngòi chằng chịt, Long An có điều kiện rất thuận lợi để phát triển giao thông thủy bộ.
Đặc biệt với 03 con sông lớn: Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và sông Cần Giuộc (Rạch
Cát) đã tạo thành một mạng lưới giao thông thuận tiện đóng vai trò quan trọng về mặt
thủy lợi của tỉnh, là đầu mối giao thông quan trọng trong vùng ĐBSCL và vùng phát
triển kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngoài ra, tỉnh còn có cửa sông Soài Rạp hướng ra
biển Đông nên rất thuận tiện cho việc phát triển công nghiệp và dịch vụ vận tải xuất
khẩu.
Ngoài những con sông lớn nêu trên, còn có hệ thống kênh rạch, sông ngòi
chằng chịt nối liền sông Tiền với sông Vàm Cỏ, đây chính là những con đường dẫn
tải và tiêu thụ nước quan trọng trong sản xuất cũng như cung cấp cho nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày của cư dân.
Nhìn chung nước mặt của Long An không dồi dào, chất lượng nước còn hạn
chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống. Trữ lượng nước ngầm
cũng vậy, chất lượng không đồng đều và tương đối kém. Tuy nhiên, tỉnh có nguồn
nước ngầm có nhiều khoáng chất hữu ít đang được khai thác và phục vụ sinh hoạt dân
cư trên cả nước (nước khoáng Lavie).
Ở Long An mùa mưa hàng năm bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, với lượng
mưa mỗi năm khác nhau. Lượng mưa trung bình hàng năm của Long An thuộc loại ít
ở Nam Bộ, do đó Long An thường rơi vào tình trạng thiếu nước ngọt vào những mùa
nắng. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở những vùng cao, mưa kết hợp với triều
cường làm ngập úng những vùng trũng hay còn gọi chung là vùng Đồng Tháp Mười
(ĐTM) gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của người dân, còn các
huyện ở ven biển có lượng mưa ít hơn hẳn những nơi khác.
Trong khi đó lượng nắng ở Long An cũng tương đối cao, một năm có khoảng 8
- 9 tháng nắng.
Hàng năm lũ đổ về Long An, đặc biệt là vùng ĐTM, bắt đầu từ tháng 8 và kéo
dài đến tháng 11, lũ đến chậm, không sâu nhưng thời gian ngâm lũ lâu gây ngập úng
và khó khăn trong sản xuất cũng như trong đời sống của nhân dân. Những năm trở lại
đây, thay vì đi tránh lũ thì Long An có chủ trương “sống chung với lũ” để tận dụng
và khai thác những lợi ít kinh tế mà lũ mang tới : lượng phù sa, tôm cá, rắn, lươn …
Long An có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng tháng khá cao,
khoảng 27,0 – 27,9oC, tương đối ổn định. Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động
trong khoảng 27,8 – 25,9oC.
Đất đai Long An được tạo thành phần lớn ở dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp
chất hữu cơ nên đất có cấu tạo không chắc chắn, nhiều vùng đất bị mặn và chua phèn.
Do sự chi phối của những điều kiện hình thành khác nhau, đất đai Long An có thể
chia thành 06 nhóm chính: đất phù sa cổ, đất phù sa thông thường, đất phù sa nhiễm
mặn, đất phèn, đất phèn nhiễm mặn và đất than bùn [41, tr.14-15], trong đó đất mặn
và đất phèn chiếm tới 80% đã tạo nên một khó khăn lớn khó giải quyết cho người
nông dân.
Long An có địa hình đơn giản, bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Đông Bắc,
Nam xuống Tây Nam, bị chia cắt bỡi hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây
cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt, do đó phần lớn đất Long An bị ngập nước,
đặc biệt là vùng trũng ĐTM.
Về rừng, ở Long An chủ yếu là rừng tràm, bạch đàn. Rừng Tràm rất thích hợp
với nước mặn, là nơi cư trú và sinh trưởng của các loài động vật như rắn, ếch, trăn,
rùa … Nhiều khu rừng tràm trở thành những “vườn chim” thiên nhiên, với đủ loại
chim và rất nhiều ong mật đã sinh sống nơi đây. Năm 1976 diện tích rừng của Long
An là 93.902 ha, đến năm 1999 chỉ còn lại là 35.925,8 ha. Ngày nay nguồn tài
nguyên động thực vật của hệ sinh thái rừng tràm trên đất trũng phèn ở Long An bị
lạm dụng khai thác và tàn phá nặng nề, các khu rừng tràm nguyên sinh bị đốn sạch để
lấy gỗ xây dựng và làm chất đốt đã làm thay đổi nghiêm trọng môi trường sống, gây
ra những biến đổi về điều kiện sinh thái, ô nhiễm môi trường…do đó để khôi phục và
bảo vệ hệ sinh thái, tỉnh đã và đang có chủ trương khôi phục dần hệ sinh thái rừng
tràm.
Nguồn tài nguyên động vật ở Long An rất phong phú, nguồn lợi về rắn, rùa,
tôm, cá, chim … khá lớn. Là nguồn thức ăn chủ yếu của người dân vùng nông
nghiệp.
Long An có trử lượng khoảng 2,5 triệu tấn than bùn, là nguyên liệu khá tốt để
chế biến ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Than bùn ở Long An được đánh giá
có độ tro thấp, lượng khoáng cao, mùn cao có thể dùng làm chất đốt và phân bón.
Tuy nhiên việc khai thác than bùn sẽ đẩy nhanh quá trình ôxy hóa và thủy phân tạo ra
axit sunfuric gây độc hại đến cây trồng và môi trường sống.
Ngoài than bùn ra, Long An còn có mỏ đất sét, tuy nhiên số lượng không
nhiều, nhưng vẫn có thể đáp ứng nhu cầu làm vật liệu xây dựng.
1.1.2. Điều kiện xã hội
Cùng với làn sóng của các lưu dân vào khai phá vùng đất Nam Bộ, đến cuối
thế kỷ XIX lưu dân đến làm ăn sinh sống trên đất Long An ngày nay khá đông, công
cuộc khai phá đất đai, xây dựng quê hương đã có những bước tiến triển đáng kể. Cư
dân Long An sống chủ yếu bằng nghề nông, sản xuất nông nghiệp ngày càng phát
triển đã tạo điều kiện mở rộng phân công lao động, nhiều ngành nghề thủ công ra đời
nhằm đáp ứng nhu cầu địa phương và toàn miền.
Trong quá trình sống, sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên và sự áp bức bóc lột
của giai cấp cầm quyền, nhân dân Nam Bộ nói chung và nhân dân Long An nói riêng
đã đoàn kết chung sức với nhau tạo nên một sức mạnh vô bờ bến. Sự đoàn kết gắn bó
đó còn được thể hiện rõ nét qua hai cuộc chiến tranh chống Thực dân Pháp và Đế
quốc Mỹ, nhân dân Long An đã cùng nhân dân cả nước viết nên những trang sử hào
hùng của dân tộc bằng biết bao xương máu, mồ hôi và nước mắt, làm sáng ngời
truyền thống tự chủ và bất khuất của dân tộc ta.
Thực dân Pháp ngay từ khi đặt chân xâm lược nước ta, đã vấp phải sự chống
cự quyết liệt của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Long An nói riêng. Khi
chúng đặt chân đến Gia Định, nhân dân Long An đã lập tức có mặt trên chiến trường
dưới sự chỉ huy của Lê Huy, Trần Thiện Chính. Khi thành Gia Định thất thủ, để ngăn
chặn giặc đánh rộng ra về hướng Tây Nam, nhân dân Long An đã tham gia vào việc
gấp rút xây dựng một tuyến phòng thủ gồm 06 đồn để ngăn chặn tàu giặc. Ở mặt
đường bộ từ Chợ Lớn qua Tân An xuống Mỹ Tho quân dân ta cũng triệt để phá hoại,
ngoài ra ở làng Tân Ân (Cần Đước) một đội nghĩa quân đã được thành lập chống
giặc. Nghĩa quân đã gây cho chúng nhiều trở ngại, điển hình là tháng 4/1861 địch bắt
đầu mở cuộc hành quân theo hướng Bảo Định, một toán dân dũng đã phục kích hai
bên bờ sông chặn đánh gây cho chúng nhiều tổn thất, phải mất 12 ngày chúng mới
tiến lại gần đến Mỹ Tho.
Sau khi Định Tường thất thủ, một phong trào võ trang chống Pháp nhanh
chóng lan ra trên đất Long An dưới sự lãnh đạo của Phạm Tiễn,Trịnh Quang Nghi,
Phan Văn Đạt, Trà Quý Bình….
Sau thất bại ở Đại đồn Chí Hòa, Long An trở thành địa bàn hoạt động chủ yếu
của nghĩa quân Trương Định, đồng thời Nguyễn Thông, Phan Chánh … cũng lui về
Tân An tiếp tục chống Pháp. Bên cạnh đó Long An cũng nổi danh với căn cứ Tháp
Mười của Võ Duy Dương, Bùi Quang Diệu … “ Cùng với nghĩa quân của họ Trương
hoạt động đánh địch trên địa bàn Long An còn có đội quân của Phạm Tấn Phát ở
vùng Gò Đen, đội quân của Bùi Quang Diệu ở Cần Đước, Cần Giuộc, đội quân của
Nguyễn Văn Trung ở vùng Tân Thạnh và đội quân của Nguyễn Văn Tiến ở vùng Tân
An, Cần Đước…” [47, tr.202].
Khi Pháp hoàn thành công cuộc xâm lược và tiến hành khai thác thuộc địa,
nhân dân Long An vẫn tiếp tục chống Pháp bằng nhiều hình thức khác nhau dù cuộc
chiến đó có khó khăn hơn, gian khổ hơn.
Sang đầu thế kỷ XX phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Kỳ nói chung và
nhân dân Long An nói riêng đã chuyển sang một hình thức mới , đó là hình thức hội
kín “Thiên Địa hội”. So với nhiều nơi khác, hai tỉnh Chợ Lớn và Tân An cũ
là một trong những nơi hội kín phát triển khá mạnh, đặt biệt là phong trào hội kín của
Nguyễn An Ninh trong những năm 1921 – 1928 đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra
đời của các tổ chức tiền thân của Đảng sau này.
Khi Đảng Cộng sản ra đời, Long An đã nhanh chóng có Chi bộ Đảng. Dưới sự
lãnh đạo của Chi bộ Đảng, nhân dân Long An tiếp tục đứng lên đấu tranh. Đảng bộ
Tân An ngay khi mới thành lập đã thu hút được đông đảo nông dân tham gia, tổ chức
cho họ đấu tranh từ thấp đến cao như giảm tô, thuế, mít tinh biểu tình yêu cầu giảm
thuế …Mở đầu là cuộc đấu tranh của nhân dân Bến Lức (5.5.1930), tiếp theo là cuộc
biểu tình của nông dân Đức Hòa dưới sự lãnh đạo của Châu Văn Liêm (4.6.1930)…
sau đó là những cuộc đấu tranh biểu tình khác liên tiếp diễn ra.
Sang đầu năm 1931 phong trào đấu tranh tiếp tục phát triển mạnh, nổi bật nhất
là phong trào biểu tình của nông dân trồng mía đòi tăng giá mía, các chủ hãng đường
không được ép giá ( Bàu Trai) …
Có thể nói các cuộc đấu tranh của quần chúng nông dân dưới sự lãnh đạo của
các Đảng bộ Tân An và Chợ Lớn trong những năm 1930 – 1931đã góp phần xứng
đáng vào cao trào cách mạng chung của cả nước mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Vào giai đoạn 1936 – 1939 những chuyển biến của tình hình trong nước và thế
giới đã ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta nói chung và nhân dân
Long An nói riêng. Được sự chỉ đạo của Trung ương khi thời cơ đến, khắp nơi bùng
lên một phong trào đấu tranh, mở đầu bằng cuộc vận động tổ chức Đông Dương Đại
Hội. Ủy ban hành động tỉnh được thành lập khoảng giữa năm 1936, tiếp đó là sự ra
đời của hàng loạt Ủy ban hành động các xã …Phong trào đấu tranh như mít tinh, biểu
tình, in biểu ngữ, rãi truyền đơn đòi quyền dân sinh dân chủ diễn ra sôi nỗi. Đặc biệt
trong thời gian này Đảng bộ Tân An còn lập hiệu sách bán tài liệu công khai của
Đảng ở ga xe lửa Tân An, ngoài ra còn gầy dựng được một cơ sở in bí mật của Xứ ủy
trong rừng tràm Bắc Đông.
Có thể nói cuộc vận động Mặt trận dân chủ Đông Dương là một cao trào cách
mạng dân chủ rộng lớn, góp phần tạo ra những tiền đề mới cho phong trào cách mạng
giải phóng ở những thời kỳ tiếp theo.
Khi Khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ, tuy bị tổn thất nặng nề nhưng lực lượng còn
lại vẫn tiếp tục gầy dựng cơ sở Đảng. Khi Nhật - Pháp bắt tay nhau, đặt nhân dân ta
vào cảnh “một cổ hai tròng”, phong trào cách mạng của nhân dân Long An sau cuộc
khủng bố dần phục hồi và tiếp tục. Chấp hành quyết định của Xứ ủy Nam Kỳ lấy
ngày 23/8/1945 tiến hành khởi nghĩa thí điểm ở Tân An, Tân An gấp rút họp phân
công chuẩn bị. Ngày 21/8/1945 do có sự kiện bất ngờ xảy ra, Tỉnh ủy quyết định
chớp lấy thời cơ, hành động sớm và đã thành công rực rỡ góp phần vào thành công
chung của cả nước.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược lần thứ hai, Long An vấp phải
muôn vàn khó khăn nhưng vẫn tiếp tục duy trì, bảo vệ và che chở các cơ quan kháng
chiến, bên cạnh đó Long An còn là hành lang chiến lược nối liền căn cứ kháng chiến
giữa miền Đông và miền Tây, giữ vai trò như là một bàn đạp, hậu cứ của phong trào
cách mạng thành phố.
Sau 09 năm tiếp tục kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân Long An
đã tạo nên một vùng giải phóng rộng lớn, trên hầu hết các xã đều có Chi bộ Đảng.
Sau Hiệp dịnh Giơnevơ, Mỹ nhảy vào thay chân Pháp, Tỉnh ủy Long An chủ
trương tập kết ra Bắc, từ đây cuộc đấu tranh không phải bằng sức mạnh súng đạn mà
bằng sức mạnh của quần chúng yêu nước, sức mạnh của chính trị, nhiều hình thức
đấu tranh chính trị được kết hợp chặt chẽ với binh vận. Đi đôi với đấu trang chính trị,
lực lượng vũ trang của nhân dân Long An không ngừng lớn mạnh và đã góp phần
cùng nhân dân cả nước làm phá sản chiến lược Chiến tranh đặc biệt và quốc sách Ấp
chiến lược của Mỹ - Nguỵ. Vì nằm ở cửa ngõ phía Tây và Nam của Sài Gòn, Long
An trở thành trọng điểm số một của chiến lược Chiến tranh đặc biệt và sau đó là làm
thất bại chiến lược Chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh. Trong cuộc tổng
công kích tết Mậu Thân, Long An giữ một vị trí rất quan trọng mặc dù các đơn vị vũ
trang bị tổn thất lớn.
Trong cuộc tổng tiến công nổi dậy năm 1975 giành thắng lợi, giải phóng và
thống nhất đất nước quân và dân Long An đã góp phần không nhỏ.
Tóm lại, cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước của nhân dân
Long An là một cuộc đấu tranh toàn dân, toàn diện, là một quá trình đấu tranh liên
tục từ đấu tranh chính trị tiến tới khởi nghĩa, kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách
mạng, kết hợp tiến công và nổi dậy, tiêu diệt và làm tan rã sinh lực địch, đánh bại
từng bước, giành thắng lợi từng phần, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. Đó chính là
kết quả của đường lối chính trị và đường lối quân sự sáng suốt của Đảng, của lòng
yêu nước, của tinh thần hy sinh vô bờ bến của nhân dân cả nước nói chung và nhân
dân Long An nói riêng. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Long An vô cùng tự hào và xứng
đáng với tám chữ vàng mà Trung ương đã trao tặng “Trung dũng kiên cường toàn
dân đánh giặc”.
Sự thay đổi đơn vị hành chính
Tỉnh Long An ngày nay bao gồm phần lớn đất của tỉnh Chợ Lớn và Tân An cũ
hợp lại. Từng là căn cứ địa kiên cường qua 02 cuộc kháng chiến trường kỳ chống
Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.
Tỉnh Long An từ lúc hình thành đến nay đã trãi qua nhiều biến đổi lớn, sau
ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tỉnh Long An cũ đã hợp nhất với tỉnh Kiến
Tường thành tỉnh Long An hiện tại.
Sau ngày giải phóng, các huyện trong tỉnh cũng đã nhiều lần phân -
hợp: năm 1977, 02 huyện Bến Lức và Thủ Thừa hợp lại thành huyện Bến Thủ, Tân
Trụ và Châu Thành hợp lại thành huyện Tân Châu (1978 huyện Tân Châu đổi tên
thành Vàm Cỏ). Tháng 03 năm 1978 huyện Mộc Hóa tách thành 02 huyện mới là
Vĩnh Hưng và Mộc Hóa. Tháng 10 năm 1980 huyện Mộc Hóa mới lại chia thành 02
huyện Mộc Hóa và Tân Thạnh. Năm 1983 huyện Bến Thủ lại tách thành huyện Bến
Lức và Thủ Thừa như cũ, năm 1989 thành lập thêm huyện mới là Thạnh Hóa, huyện
Vàm Cỏ lại tách ra thành huyện Tân Trụ và Châu Thành…[39, tr.18].
Cho đến nay , Long An có 01 thị xã và 13 huyện, 08 phường, 15 thị trấn và 161
xã.
Dân cư
Dân cư long An trong quá trình hình thành và phát triển, do nhiều yếu tố khách
quan tác động đến nên có sự phát triển không đồng đều, đặc biệt là qua 02 cuộc chiến
tranh chống Pháp và chống Mỹ.
Theo tổng điều tra dân số sau đây cho thấy :
Đơn vị tính : người
Năm 1979 1989 1999 2002
Số người 949.200 1.120.204 1.306.202 1.364.355
Con số nêu trên thể hiện dân số ngày càng tăng, con số biến động này bao gồm
phần tăng tự nhiên và tăng cơ giới. Mật độ dân số năm 2002 là 313 người/km2 , với tỷ
lệ tăng dân số tự nhiên là 13,04% [39, tr.19].
Năm 2002 dân số đô thị là 224.928 người (16,5%), ở nông thôn là 1.139.427
(83,5%). Cũng từ những con số trên cho thấy rằng dân số Long An phân bố không
đồng đều, đa số tập trung ở nông thôn, vùng sản xuất nông nghiệp, điều này cho thấy
ở Long An nông nghiệp vẫn giữ một vai trò vô cùng quan trọng.
Mật độ dân số giữa các vùng cũng còn chênh nhau khá cao. Khu vực phía Nam
có mật độ 570 người/km2, còn ở phía Bắc là 144 người/km2. Nhờ chính sách giản dân
và điều phối dân cư xây dựng ĐTM từ năm 1979 – 1999 đã đưa được 44.301 hộ đến
định cư ở ĐTM với số người là 118.789.
Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm khu vực phía Nam là 0,55%, phía Bắc
là 1,48%.
Năm 2002 Long An có 811.791 người trong độ tuổi lao động, chiếm 59,5%.
Trong đó lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 719.854 người, lao
động trong các ngành kinh tế nhà nước là 23.134 người, trong công nghiệp là 42.270
người và ngành GD – ĐT là 13.000 người.
Tính đến năm 2002 thì tỷ lệ nữ trội hơn nam, nữ chiếm tỷ lệ 51,22%, nam
chiếm tỷ lệ 48,88% [28, tr.19-20].
1.2. GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO LONG AN NHỮNG NĂM TRƯỚC ĐỔI MỚI
1.2.1. Vài nét về giáo dục – đào tạo Long An trước giải phóng (1945 –
1975)
1.2.1.1. Giáo dục – đào tạo Long An trong 09 năm chống Pháp (1945 –
1954)
Khi Pháp chiếm Nam Kỳ và tiến hành khai thác thuộc địa, chúng đã thực hiện
chính sách giáo dục nô dịch và đồng hóa với mục đích làm cho dân chúng Việt Nam
đại đa số bị mù chữ, dân càng dốt thì nhận thức càng thấp và càng dễ trị, GD – ĐT
Long An cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp lần
thứ hai này, trên đất Tân An, Chợ Lớn có 02 khu vực giáo dục khác nhau : vùng bị
tạm chiếm và vùng kháng chiến.
Trong vùng bị tạm chiếm, ở các thị xã, thị trấn và ven các con đường chiến
lược các trường học được khôi phục với các loại hình trường công lập, tư thục …
chương trình giảng dạy ở đây cả tự nhiên lẫn xã hội chủ yếu đều nhằm mục đích phục
vụ cho chính sách ngu dân nô dịch của thực dân. Chính vì thế mà giáo dục không
được đầu tư nhiều, chủ yếu chỉ đầu tư cho các ngành tiểu học (TH).
Còn ở trong vùng kháng chiến, sau khi ổn định tình hình, chính quyền cách
mạng cũng tiến hành xây dựng ngành giáo dục để đáp ứng nhu cầu học hành của
nhân dân. Tuy cơ sở vật chất nghèo nàn, trường lớp được làm bằng cây lá nhưng các
trường đều giảng dạy theo chương trình thống nhất do Sở giáo dục Nam Bộ biên
soạn.
Ở vùng tranh chấp, cách mạng ta tùy theo điều kiện từng nơi mà tranh thủ cài
người của cách mạng hoặc kêu gọi những thầy giáo có tinh thần yêu nước đưa những
quan điểm tiến bộ để cổ vũ tinh thần yêu nước một cách hợp pháp.
Một phong trào giáo dục mang tính quần chúng cao và tính cách mạng sâu
rộng là phong trào Bình dân học vụ, phong trào Bổ túc văn hóa (BTVH) trong cán bộ
và nhân dân. Cùng với cả nước sau Cách mạng tháng tám, Long An cũng bắt đầu tấn
công để diệt giặc dốt, một thứ giặc vô cùng nguy hiểm sau giặc ngoại xâm và giặc đói
vì nếu ta không làm được việc đưa dân thoát khỏi sự dốt nát thì sẽ thõa mãn được ý
đồ, âm mưu thâm độc của kẻ thù.
Khi phong trào Bình dân học vụ được phát động, đã nhận được sự ủng hộ của
đông đảo đồng bào, cán bộ, bộ đội. Họ học trưa, học tối, học lúc nghỉ ngơi, học lúc
hành quân … Lớp học không chỉ có trẻ nhỏ mà còn có cả ông già, bà lão… Cho nên
thành quả giáo dục lớn nhất trong giai đoạn này là phong trào BTVH chứ không phải
là giáo dục phổ thông dù giáo dục phổ thông cũng quan trọng không kém.
Có thể nói giáo dục hai tỉnh Tân An và Chợ Lớn trong thời kỳ này đã góp phần
có ý nghĩa trong việc nâng cao dân trí trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn gian khổ,
đưa ngành giáo dục Nam Bộ phát t._.riển.
1.2.1.2. Giáo dục – đào tạo Long An trong giai đoạn chống Mỹ (1954 –
1975)
Trong thời kỳ này ở Nam Bộ có hai hệ thống giáo dục đối lập nhau là hệ thống
giáo dục của địch và hệ thống giáo dục của ta.
Là một tỉnh nằm sát Sài Gòn nên hệ thống giáo dục của địch ở Long An gắn
liền với các chính sách lớn: “tố cộng”, “ấp chiến lược”, “khu trù mật”…, các trường
học dạy theo chương trình mới của Bộ Giáo dục Quốc gia do các đoàn cố vấn văn
hóa giáo dục của Mỹ soạn thảo, ngoài chức năng chống lại cái gọi là “ý thức hệ cộng
sản”, đề cao chủ nghĩa “Quốc gia giả hiệu” còn nhằm từng bước loại bỏ những ảnh
hưởng của Pháp trong ngành giáo dục [49, tr.519]. Đồng thời qua giáo dục, chúng
muốn thông qua HS để nắm lấy cha mẹ HS, nhằm làm dịu sự đối lập của quần chúng
đối với chế độ tay sai. Chế độ giáo dục của chúng nhằm chuẩn bị cho thanh niên
trong vùng địch kiểm soát sung vào đội quân đánh thuê của Mỹ.
Bên cạnh hệ thống trường công, trong vùng địch kiểm soát còn có hệ thống
trường tư khá phát triển: Huỳnh Ngọc, Hưng Đạo …
Tuy nhiên việc phát triển giáo dục của địch ở Long An lệ thuộc rất nhiều vào
diễn biến của cuộc chiến tranh và tương quan lực lượng giữa ta và địch trên chiến
trường. Trước năm 1960 giáo dục trong vùng địch tương đối ổn định, nhưng từ những
năm 1960 trở đi, giáo dục có nhiều biến động, hoạt động giáo dục chỉ thu hẹp trong
các thị xã, thị trấn và các ấp chiến lược hoặc khu trù mật.
Nôi dung giảng dạy trong các trường học dù ở bậc TH hoặc Trung học đều
mang tính lai căng, thực chất giáo dục trong thời gian này là một công cụ nô dịch,
ngu dân kiểu mới.
Nhưng không phải lúc nào địch cũng đạt được mục đích chúng đề ra, Long An
là một địa bàn chiến tranh ác liệt nên có sự đan xen giữa hai luồng tư tưởng yêu nước
và bán nước, tự do và nô lệ trong đội ngũ giáo viên, qua đó phong trào học sinh sinh
viên ở Long An cũng khá rầm rộ với những cuộc “xuống đường” chống bắt lính,
chống tham nhũng, chống quân sự hóa trường học… Đã có không ít con em nhân dân
Long An sau một thời gian đèn sách đã từ bỏ cuộc sống êm ấm của gia đình trong
vùng địch ra vùng kháng chiến cầm súng chống giặc. Đã xuất hiện những người con
tiêu biểu như : Mai Thị Non, Lê Thị Mai, Nguyễn Thị Cẩm, Nguyễn Thái Bình …
Còn ở trong vùng cách mạng là một nền giáo dục hoàn toàn khác với hệ thống
giáo dục của địch. Sau thời gian đầu khó khăn, năm 1964 với những điều kiện cho
phép ta đã tổ chức các lớp học, cung cấp sách vở, học cụ giải quyết nhu cấu học tập
cho con em đồng bào. Ở một số huyện Phòng giáo dục được thành lập, lúc này hầu
hết các xã đều có trường học. Nội dung giảng dạy theo chương trình cách mạng,
chống lại thứ giáo dục nô lệ của địch.
Tỉnh đã chọn một số thanh niên ở huyện, xã gửi đi đào tạo những lớp sư phạm
ngắn hạn rồi đưa về làm giáo viên nòng cốt cho phong trào, ngoài ra còn có một số
giáo viên là con em nhân dân Long An tập kết ra Bắc được đào tạo trong các ngành
sư phạm, tình nguyện trở về chiến đấu với đồng bào.
Đây là thời kỳ GD – ĐT Long An phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên cũng phụ
thuộc vào tình hình đấu tranh chính trị và quân sự trên chiến trường, có lúc giáo dục
gặp khó khăn do bị địch khủng bố gắt gao hoạt động của ngành bị thu hẹp.
Đội ngũ giáo viên là những người chiến sĩ trên trận tuyến đấu tranh văn hóa
với địch, họ vừa cầm phấn vừa cầm súng chống càn bảo vệ trường lớp và xóm làng
giải phóng. Họ làm việc không có lương, sống với dân được dân nuôi và được hưởng
một ít sinh hoạt phí do cơ quan cung cấp. Cuộc sống khó khăn nguy hiểm nhưng
nhiệt tình của họ đối với sự nghiệp giáo dục vẫn luôn sục sôi. Không ít giáo viên sáng
đi học lớp cao hơn, chiều đi dạy lớp thấp hơn, rất nhiều giáo viên đã hi sinh trên
đường đi công tác hoặc trong các trận chống càn, có không ít người bị địch bắt, tra
tấn …
Bên cạnh giáo dục phổ thông, ngành BTVH cũng được tiếp tục theo truyền
thống của phong trào Bình dân học vụ của thời chống Pháp. Người biết chữ dạy cho
người không biết chữ, tạo nên một phong trào “chia chữ” sôi nổi ở các cơ quan, họ
học ngày, học đêm, học ở các lán trại, học dưới hầm sâu, học trong trại điều dưỡng,
học trên đường đi công tác …
Bên cạnh đó, dù khó khăn nhưng ở cấp tỉnh cũng đã tổ chức những lớp học
BTVH tập trung cho một số đối tượng nhất định để nâng cao trình độ, năng lực cán
bộ nhằm đủ sức đảm đương những trọng trách cách mạng giao cho.
Có thể nói ở một chiến trường ác liệt và gian khổ, ngành GD – ĐT Long An đã
có những cống hiến rất đáng tự hào trong những năm chống Mỹ, ở cả 2 lĩnh vực giáo
dục phổ thông và BTVH đều phát triển đồng đều, góp phần nâng cao trình độ văn hóa
của cán bộ, chiến sĩ cũng như người dân trong vùng giải phóng, từ đó giúp họ đạt kết
quả cao hơn trong công tác, đồng thời làm nỗi bật tính ưu việt của nền giáo dục cách
mạng.
1.2.2. Khái quát giáo dục – đào tạo Long An mười năm trước đổi mới (1975
– 1985)
1.2.2.1. Bối cảnh tình hình
Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ, song
song với việc hàn gắn vết thương chiến tranh, Đảng và Nhà Nước ta đã tiến hành
ngay việc khôi phục và xây dựng sự nghiệp giáo dục.
Long An là tỉnh bị địch tập trung bom đạn đánh phá ác liệt trong suốt các cuộc
chiến tranh, sau ngày giải phóng lại phải tiếp tục chống chiến tranh Biên giới và liên
tiếp bị thiên tai, nên dù cố gắng hết sức, việc tổ chức học hành của Long An cũng chỉ
ở một chừng mực nhất định. Trong khi đó, chính quyền Ngụy quyền trước đó cũng
chỉ mở một số trường học ở các vùng thị xã, thị trấn, ven những đường giao thông
lớn … cho nên nạn thất học vẫn khá trầm trọng. Khoảng 200.000 trẻ em ở độ tuổi đi
học không được tới trường. Năm 1975 toàn tỉnh có khoảng 37.000 người từ 15 – 50
tuổi mù chữ. Do đó, sau ngày giải phóng, bên cạnh những tồn đọng cần giải quyết
ngay như ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, phục hồi sản xuất, ổn định đời
sống… thì chính quyền cách mạng đã bắt tay ngay vào việc xây dựng sự
nghiệp giáo dục mới Xã hội chủ nghĩa.
Việc đầu tiên phải tiến hành trong giáo dục là xóa bỏ hoàn toàn cơ cấu tổ chức,
nội dung và chương trình sách giáo khoa của chế độ cũ, thay thế bằng chương trình
và nội dung giảng dạy do Bộ giáo dục hướng dẫn. Đồng thời tổ chức học tập, cải tạo
đội ngũ giáo viên của chế độ cũ để lại, chọn những giáo viên có phẩm chất, năng lực,
đạo đức tốt để tiếp tục sử dụng họ, nhằm phục vụ yêu cầu của sự nghiệp giáo dục
cách mạng. Phần lớn giáo viên của chế độ cũ được chính quyền cách mạng ta cải tạo
và sử dụng, chỉ trừ những phần tử phản động mà cơ quan an ninh xác nhận là không
nên cho tiếp tục giảng dạy hoặc những phần tử có sinh hoạt không lành mạnh bị nhân
dân phản đối [47, tr.526].
Vấn đề xóa nạn mù chữ được đưa lên hàng đầu, nên sau khi tiếp quản 30
trường tiểu học và 3.800 giáo viên thì năm 1976 tỉnh đã tiến công vào mặt trận diệt
giặc dốt. Kết quả là đến tháng 9 năm 1976 nhiều huyện đã thanh toán xong giặc dốt,
đại bộ phận nhân dân đã biết chữ.
1.2.2.2. Những thành tựu và kết quả
Với nỗ lực của chính quyền cách mạng, chỉ trong một thời gian ngắn, một bộ
máy quản lý giáo dục mới từ cấp tỉnh đến các huyện, thị và các trường được thành lập
để điều hành mọi công việc. Thực hiện nghiêm túc “Học đi đôi với hành, giáo dục kết
hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” nên chỉ trong vài năm sau
ngày giải phóng, chất lượng đào tạo học sinh có nhiều thay đổi, các hoạt động của
nhà trường ngày càng gắn liền với thực tiễn đời sống và sản xuất.
Một hệ thống trường lớp gồm bốn ngành học đã nhanh chóng được hình
thành. Trường lớp phổ thông phát triển đến tận xã, ấp, kể cả những vùng xa xôi, hẻo
lánh, những vùng căn cứ kháng chiến cũ. Xã nào cũng cố gắng có trường cấp II.
Trong năm học 1984 – 1985 từ con số HS là 100.000 trước ngày giải phóng đã tăng
lên con số 240.000 HS.
Giáo dục mẫu giáo (MG) cũng phát triển tương đối nhanh và đều, từ vài chục
HS trước giải phóng, đến năm 1985 đã có hơn 23.000 cháu.
Hệ thống trường BTVH được xây dựng và phát triển nhanh, đáp ứng được
phần lớn nhu cầu của nhân dân cũng như nhu cầu phát triển của sự nghiệp cách mạng
giai đoạn mới. Nhiều xã đã xây dựng được trường BTVH tập trung cấp I và II, nhiều
huyện có trường BTVH cấp III. Tính đến năm 1983, 132/142 xã, phường đều có
trường Trung học cơ sở (THCS), ¼ dân số trên địa bàn tỉnh đi học ở các bậc học với
các loại hình đào tạo khác nhau.
Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, không có giáo dục thì cũng không nói gì đến
kinh tế, văn hóa… nên từ rất sớm tỉnh đã đầu tư một khoảng ngân sách khá lớn vào
công tác đào tạo ngành, bao gồm giáo viên và cán bộ quản lý để đáp ứng kịp thời nhu
cầu phát triển giáo dục ở địa phương. Trong tỉnh đã thành lập 01 trường Sư phạm cấp
II, 01 trường Trung học sư phạm và 01 trường Cán bộ mẫu giáo.
Trong hơn 10 năm qua, các trường đã đào tạo hơn 8.000 giáo viên các cấp. Đội
ngũ giáo viên được thường xuyên bồi dưỡng về chính trị, văn hóa nghiệp vụ. Các
trường Trung học sư phạm, Sư phạm cấp II mỗi năm đào tạo gần 1.000 giáo viên cấp
TH, THCS và MG. Tính đến năm 1985, Long An đã có một đội ngũ giáo viên trên
10.000 người phục vụ ở các trường phổ thông và BTVH. Đã xuất hiện không ít
những tấm gương sáng trong ngành, lực lượng giáo viên dạy giỏi ngày càng tăng.
Trung bình hàng năm số học sinh tốt nghiệp Phổ thông trung học (PTTH) vào
các trường đại học trong nước là 12%, vào các trường trung học chuyên nghiệp, dạy
nghề là 46%, số còn lại cung cấp cho các ngành lao động sản xuất, các xí nghiệp
quốc doanh, phục vụ quốc phòng …
Một thành tích nổi bật của tỉnh là chỉ sau 1,5 năm được giải phóng, trong hoàn
cảnh muôn vàn khó khăn về kinh tế, phải đối phó với chiến tranh Biên giới Tây Nam
… Tỉnh Long An đã hoàn thành việc xóa mù chữ, được Quốc Hội tặng Huân chương
lao động hạng I.
Không dừng lại ở những kết quả đạt được, ngành Giáo dục Long An đã tiếp tục
thi hành nhiều biện pháp chống tái mù chữ, tiếp tục đẩy mạnh công tác BTVH, nhiều
công trình, nội dung giảng dạy mới thích ứng với từng lứa tuổi khác nhau, với từng
đối tượng khác nhau đã được áp dụng và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.
Trong thực tế, ngành GD – ĐT Long An sau 10 năm giải phóng đã góp một
phần quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức cho nhân dân, đào tạo nên một thế hệ
trẻ có phẩm chất đạo đức, văn hóa, trình độ chuyên môn… Chuẩn bị cho quê hương
đất nước một đội ngũ tri thức trẻ có nhiệt tình, năng lực, chung vai gánh vác nhiệm
vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Thông qua con đường BTVH, ngành GD – ĐT tỉnh nhà đã góp phần rất có ý
nghĩa để nâng cao trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn cho cán bộ, nhân viên
nhà nước. Cái chữ đã len lõi vào từng gia đình ở nông thôn, giúp cho người dân có
điều kiện để tiếp thu văn hóa và khoa học kỹ thuật mới, từng bước biến đổi bộ mặt
của nông thôn, giúp họ vượt qua khó khăn, nghèo đói, xây dựng một cuộc sống văn
minh, ấm no và hạnh phúc.
Tuy nhiên, dù đã đạt được nhiều thành tích, nhưng ngành GD – ĐT Long An
vẫn còn vấp phải nhiều bất cập và thiếu sót như trình độ cán bộ giáo viên còn hạn
chế, vẫn còn tình trạng học 03 ca ở một số huyện, trang thiết bị, sách giáo khoa còn
thiếu thốn… Đặc biệt là chưa kết hợp được mối quan hệ giữa Gia đình – Nhà trường
– Xã hội nên tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng vẫn còn rất nhiều.
Thanh toán nạn mù chữ và BTVH:
Đơn vị tính : người
Nội dung 1976 1977 1978 1979 1980
Thanh toán nạn mù chữ
Số người đi học
Số người thoát mù chữ
32.459
10.371
34.682
33.664
39.856
35.022
-
-
-
-
Bổ túc văn hóa
Học ngoài giờ làm việc
Cấp I
Cấp II
Cấp III
Học các lớp tập trung
Cấp I
Cấp II
Cấp III
39.511
39.110
401
-
381
331
50
-
22.192
21.844
348
-
936
707
229
-
23.143
22.832
311
-
1.107
709
398
-
26.634
18.353
7.811
470
2.177
1.102
927
148
12.747
7.075
4.635
1.037
2.289
821
1.158
310
Nguồn: Cục thống kê Long An (1976 – 1980).
Học sinh phổ thông:
Đơn vị tính : người
Cấp học 1975-76 1976-77 1977-78 1978-79 1979-80
I
II
II
Tổng cộng
129.783
21.974
6.958
158.715
143.377
26.882
6.009
176.268
146.592
33.229
5.644
185.465
136.419
37.730
5.664
179.831
144.002
44.114
6.582
194.698
Nguồn : Cục thống kê Long An (1976 – 1980)
Giáo viên phổ thông:
Đơn vị tính : người
Cấp 1975-76 1976-77 1977-78 1978-79 1979-80
I
II
III
3.508
512
190
3.518
707
265
3.728
882
273
3.720
1.244
285
3.766
1.544
308
Nguồn: Cục thống kê Long An (1976 - 1980).
***
*****
Tỉnh Long An là một địa bàn chiến lược có vị trí quan trọng nối liền các tỉnh
miền Đông và miền Tây Nam Bộ, đã có những đóng góp lớn lao trong công cuộc đấu
tranh chống Thực dân pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược. Sau ngày đất nước được giải
phóng và thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính quyền, nhân dân Long An
cùng nhân dân cả nước, đương đầu với rất nhiều khó khăn ở tất cả các mặt : kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục … Đặc biệt là nhân dân Long An phải đối đầu với
chiến tranh Biên giới Tây Nam và liên tiếp bị thiên tai.
Dù phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, nhưng do xác định được tầm quan
trọng của giáo dục nên bên cạnh việc khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời
sống nhân dân … thì việc xây dựng và khôi phục GD – ĐT đã được đưa lên hàng
đầu cần làm ngay và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, góp phần đưa Việt
Nam hòa nhập vào sự phát triển chung của thế giới.
Nội dung và chương trình sách giáo khoa cũ đã được thay thế bằng một
chương trình mới phù hợp với sự nghiệp giáo dục mới XHCN, đội ngũ GV của chế
độ cũ phần lớn được sử dụng để phục vụ yêu cầu hiện tại. Với nỗ lực đó, chỉ trong
một thời gian ngắn bộ mặt của GD – ĐT Long An đã có những thay đổi theo hướng
tích cực. Một hệ thống trường lớp gồm 04 ngành học được hình thành và đạt được
những kết quả đáng kể, đặc biệt là đã hoàn thành nhiệm vụ xóa mù chữ, đó là một kết
quả rất đáng trân trọng.
Trong 10 năm khôi phục và phát triển, GD – ĐT Long An đã đào tạo được một
đội ngũ GV có tay nghề vững vàng để đảm đương trọng trách giảng dạy ở các trường,
con số HS ở các trường từ MN đến PTTH dần dần ổn định. Sau 10 năm xây dựng và
củng cố, Long An đã đào tạo được một thế hệ trẻ có phẩm chất tốt, trình độ văn hóa,
chuyên môn cao góp phần chuẩn bị một đội ngũ tri thức trẻ cho đất nước.
Dù vậy, trong bước đầu khôi phục và phát triển, GD – ĐT Long An còn gặp
nhiều khó khăn, thiếu sót: trình độ GV còn hạn chế; CSVC nghèo nàn : ngân sách
đầu tư thấp, phòng ốc trường lớp tạm bợ, thiết bị dạy học không có; người dân chưa
nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của giáo dục nên còn thờ ơ trong việc đưa con
em đến trường …
Nhìn chung, trong những năm sau giải phóng, GD – ĐT Long An phát triển
chưa thật ổn định, nhưng đã xóa bỏ được nền giáo dục cũ, đồng thời xây dựng một
nền giáo dục mới theo định hướng XHCN.
Công tác PCGDTH – XMC, BTVH đã đạt được những thành tựu nhất định,
trong giáo dục phổ thông tuy chưa phát triển mạnh mẽ nhưng đã đáp ứng được phần
nào yêu cầu học tập của người dân.
Trong thời gian này, muốn GD – ĐT phát triển, đáp ứng được đầy đủ yêu cầu
hiện tại của tỉnh nhà, cần phải giúp cho người dân hiểu dúng đắn về tầm quan trọng
của giáo dục trong cuộc sống để họ tích cực tạo điều kiện cho con em tới trường,
Nhà Nước phải đầu tư vào giáo dục nhiều hơn nữa để thu hút một đội ngũ GV
có trình độ cao, giải quyết thỏa đáng được mức sống để GV an tâm công tác, đầu tư
vào việc nâng cao trình độ cho GV, quan tâm đầu tư về CSVC, mua sắm trang thiết bị
nhằm đáp ứng được tối thiểu yêu cầu dạy - học … Có như thế thì GD – ĐT của tỉnh
nhà sẽ đạt được kết quả cao hơn, đáp ứng được yêu cầu xây dựng đất nước sau một
thời gian dài bị chiến tranh tàn phá.
CHƯƠNG 2: GIÁO DỤC ĐÀO TẠO LONG AN MƯỜI NĂM
ĐẦU ĐỔI MỚI (1986 – 1996)
2.1. BỐI CẢNH TÌNH HÌNH
Giữa thập kỷ 80, trước đòi hỏi phải đổi mới, Việt Nam dần dần từ bỏ nền kinh
tế theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa thị trường.
Chính nền kinh tế thị trường đã làm cho Việt Nam trở nên năng động, tích cực và dần
thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Để đi cho đúng hướng, nhân dân Việt Nam nói
chung và nhân dân Long An nói riêng đã mày mò, tìm kím, lựa chọn con đường đi,
họ vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm. Để đi trên con đường đã chọn, nhân dân
Long An phải coi nền giáo dục quốc gia như một điểm nút quyết định sự đi lên của
toàn xã hội, vì vậy mà giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu khi đi vào xây dựng
nền kinh tế thị trường. Nói giáo dục là quốc sách hàng đầu có nghĩa là giáo dục phải
được ưu tiên hàng đầu trong các chính sách quốc gia.
Có thể nói thời kỳ này có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của đất
nước nói chung cũng như của tỉnh Long An nói riêng. Đây là thời kỳ tiến hành đường
lối đổi mới của Đảng, là thời kỳ đổi mới đã đưa đất nước, trong đó có ngành giáo dục
sang một giai đoạn phát triển mới với những tiến bộ vượt bậc. Trong quá trình
chuyển tiếp giữa cái cũ và cái mới đó, ngành GD – ĐT Long An không thể tránh khỏi
những biến động, khó khăn, lúng túng. Tuy nhiên, tập thể cán bộ, giáo viên đã cố
gắng tự điều chỉnh, áp dụng những giải pháp tình thế để thích ứng và dần tạo được sự
ổn định trong hệ thống giáo dục.
Quy mô GD – ĐT từng bước được củng cố, hầu hết các ngành học, bậc học sau
một thời gian lúng túng đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Trong 05 năm đầu
đổi mới, do hậu quả của chiến tranh và những sai sót chủ quan trong quá trình cải tạo
XHCN đối với kinh tế - xã hội nên có ảnh hưởng lớn đến giáo dục. Do nhiều thiếu sót
chủ quan trong tổ chức, điều hành và quản lý mà giáo dục Long An nói riêng và ở
ĐBSCL nói chung mắc phải mà GD – ĐT Long An trong những năm đầu đổi mới bị
sa sút, bất ổn định về qui mô phát triển cũng như hiệu quả, chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, từ năm 1991 trở đi GD - ĐT Long An dần dần khôi phục và phát
triển.
2.2. THÀNH TỰU
2.2.1. Định hướng phát triển
GD – ĐT được xem là quốc sách hàng đầu, cho nên trong vấn đề được ưu tiên
cho giáo dục cần đặc biệt xây dựng đội ngũ giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất trường
lớp, đẩy mạnh chất lượng ở các cấp học, bậc học... Xác định được điều đó lãnh đạo
của tỉnh nhận thấy rằng phải cố gắng xóa bỏ các trường học tre lá tạm bợ, hạn chế
tình trạng học 03 ca, hạn chế tối đa việc thiếu giáo viên.
Vận động các gia đình đưa trẻ đến trường, tránh tình trạng để trẻ mù chữ. Tiếp
tục tiến hành xóa mù chữ, tiếp tục đào tạo giáo viên để cung cấp giáo viên cho các
ngành học, bậc học: MN, TH và THCS. Đồng thời đẩy mạnh việc đào tạo nghề để
đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho địa phương.
Có như thế thì mới có thể đưa nền GD – ĐT Long An thoát ra khỏi sự khó
khăn và dần dần đáp ứng được yêu cầu mà Đảng và Nhà Nước đề ra, nhằm đưa đất
nước thoát khỏi khủng hoảng sau chiến tranh và hòa nhập vào trào lưu phát triển
chung của thế giới.
2.2.2. Những thành quả và hạn chế
Trong 10 năm tiến hành đổi mới về nhiều mặt, nền GD – ĐT Long An đã đạt
được những thành quả cũng như còn gặp nhiều hạn chế chưa vượt qua được trên các
cấp bậc học trong thời gian ngắn ngũi.
2.2.2.1. Giáo dục mầm non
Trong thời gian đầu đổi mới, ở ĐBSCL nói chung và ở Long An nói riêng
mạng lưới nhà trẻ, MG rất mỏng, tốc độ phát triển rất chậm, phòng ốc không đạt
chuẩn, chật hẹp, số lượng trẻ ở mỗi lớp lớn do thiếu phòng vượt quá giới hạn cho
phép rất nhiều (60 trẻ /30m2 ), ở vùng nông thôn phòng học chủ yếu bằng tre lá, trang
thiết bị, đồ chơi, học phẩm rất ít thậm chí không có, vệ sinh cũng không được đảm
bảo. Trong thời gian này tỷ lệ trẻ được đưa tới trường MN rất thấp (19,10%).
Tuy nhiên từ năm học 1993 – 1994 trở đi ngành MN đã có những chuyển biến
tích cực, hệ thống trường lớp được sắp xếp lại, các trường được quan tâm trang bị
CSVC để phục vụ cho nhu cầu dạy - học. Các hình thức trường lớp được đa dạng
hóa, trở nên phong phú hơn làm cho số lượng cũng như chất lượng của các trường
MN tăng.
Theo thống kê vào giữa năm học, toàn tỉnh từ năm 1986 – 1995 có số lượng
lớp học, học sinh và giáo viên như sau:
Năm Số lớp Số học sinh Số giáo viên
1986
1987
971
1067
20.030
29.009
1.020
1.208
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1093
1047
855
911
790
801
796
840
30.145
25.667
20.388
18.833
17.750
19.317
20.557
21.754
1.231
1.223
1.022
952
921
881
887
928
Nguồn: Cục thống kê Long An.
Trong đó năm 1990 số huyện (thị) có nhiều lớp học nhất là Bến Lức với 119
lớp, 127 giáo viên và 3.278 HS; TXTA với 105 lớp, 162 giáo viên và 2802 HS… Còn
huyện có số lớp học thấp nhất là Vĩnh Hưng với 14 lớp, 19 giáo viên và 101 HS.
So với những năm trước đó, số lượng lớp cũng như số lượng HS ở năm 1990
giảm mạnh. Nếu so sánh với năm 1986 thì năm 1990 số lượng lớp học giảm 116 lớp,
HS giảm 7.642. Điều này chứng tỏ rằng ngành MN còn vấp nhiều điều bất cập, chưa
có những chuyển biến tích cực trong chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ, đặc biệt là
ở những vùng sâu, vùng ĐTM.
Tuy nhiên từ năm 1991 trở đi, dù số lượng lớp cũng như số lượng HS không
nhiều nhưng cũng tạm ổn định, không cách biệt nhiều lắm. Ví dụ, so sánh năm 1991
với năm 1995 thì sẽ thấy có sự chênh lệch không xa, số lớp giảm 71, HS tăng 2.921,
giáo viên giảm 24. Năm 1995 bình quân mỗi giáo viên phải đảm đương khoảng 1,1
lớp và 23,44 HS. Tình trạng thiếu giáo viên và phòng học vẫn còn tồn tại và là một
thách thức lớn đối với ngành GD – ĐT Long An. Đặc biệt từ năm học 1993 – 1994
quy mô ngành giáo dục MN phát triển ổn định, lớp MG 05 tuổi tăng nhanh. Qua quá
trình chăm sóc, nuôi dạy trẻ tuy tỷ lệ bệnh tật và suy dinh dưỡng có giảm nhưng suy
dinh dưỡng vẫn còn là mối lo ngại và chiếm tỷ lệ khá cao.
Hưởng ứng tích cực chủ trương nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, các
trường MN của tỉnh đã cố gắng dạy đủ, dạy đúng và đảm bảo nội dung chương trình
học. Ở các trường lớn, trường trọng tâm, các chuyên đề chống suy dinh dưỡng,
chuyên đề vui chơi, chuyên đề chăm sóc giáo dục vệ sinh, chuyên đề dạy chữ cái,
giáo dục âm nhạc … được xây dựng, củng cố và được đánh giá cao, có kết quả tốt.
Tuy nhiên ở những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hầu hết các phòng học
đều không đạt chuẩn, phần lớn ở nông thôn phòng học được làm từ tre lá tạm bợ, đồ
chơi, đồ dùng dạy học hầu như không có.
Trước tình hình đó ngành MN dần tìm cách khắc phục những hạn chế, tích cực
đa dạng hóa các loại hình trường lớp, tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
…ngành giáo dục MN dần dần có những chuyển biến tích cực.
2.2.2.2. Giáo dục phổ thông
Ngay từ năm học 1986 – 1987 do xác định được vai trò và vị trí vô cùng quan
trọng của giáo dục trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội , xem phát triển giáo dục
là một phần của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, Đảng và chính quyền Long An đã
tích cực duy trì, củng cố, ổn định trường lớp nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả
đào tạo. Tuy nhiên hiệu quả đào tạo vẫn thấp. Từ năm học 1990 – 1991 thực hiện
chương trình quốc gia về PCGDTH – XMC, các trường TH xác định công tác
PCGDTH – XMC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, các loại
hình trường lớp được đa dạng hóa, tuy nhiên hiệu quả đào tạo vẫn còn thấp do chưa
thích ứng được với yêu cầu chuyển đổi kinh tế xã hội trong thời kỳ đầu đổi mới.
Chất lượng dạy - học ở các vùng trong tỉnh cũng có sự chênh lệch lớn, chất
lượng dạy - học ở những vùng thị trấn, thị xã thường cao hơn hẳn những vùng sâu,
vùng xa. Tình trạng thiếu giáo viên và giáo viên dạy sai kiến thức vẫn còn rất phổ
biến. Ở bậc THCS và PTTH lại vấp phải tình trạng quá tải cho cả thầy lẫn trò, nội
dung giảng dạy và học tập nặng nề lại thiếu thời gian thực hành và làm bài tập.
Dù vậy, GD – ĐT Long An vẫn cố gắng, chủ động thích ứng dần với cơ chế
thị trường để đưa giáo dục phát triển, số lượng HS và chất lượng giảng dạy dần thay
đổi theo chiều hướng tích cực, số lượng HS khá, giỏi tăng dần, tỷ lệ HS bỏ học, lưu
ban giảm hẳn.
Từ năm học 1993 – 1994 giáo dục phổ thông Long An đã triển khai tích cực và
có hiệu quả các chủ trương nhằm giữ vững và phát triển giáo dục, dù còn vấp phải
nhiều khó khăn nhưng thầy trò vẫn cố gắng dạy - học đúng mục đích, nội dung
chương trình sách giáo khoa, khôi phục nề nếp, kỷ cương trong nhà trường. Đầu năm
học 1995 – 1996 tỉnh thực hiện tốt ngày “Toàn dân đưa trẻ đến trường” làm số lượng
HS TH tăng lên rất đáng kể. Tuy nhiên, ở tỉnh tình trạng trẻ đi học muộn còn chiếm
tỷ lệ khá cao.
Trong thời gian đầu đổi mới này, giáo dục phổ thông tùy theo từng điều kiện
địa phương mà có sự kết hợp giữa trường cấp I, II hoặc cấp II, III.
Theo thống kê giữa năm học, từ năm 1986 – 1995 toàn tỉnh có số lượng lớp,
HS và giáo viên như sau:
Đơn vị tính : lớp/ người
Năm Lớp Học sinh Giáo viên
C I C II C III C I C II C III C I C II C III
1986 6.335 252 231.318 13.326 5.397 513
1987 6.810 284 237.215 13.423 8.002 540
1988 6.990 287 235.397 13.006 8.429 593
1989 6.990 241 221.330 9.056 8.456 582
1990 5.388 1.208 224 167.611 41.008 8.206 5.277 2.410 535
1991 5.643 1.182 190 170.673 40.997 6.277 5.630 2.294 454
1992 5.768 1.234 184 173.498 41.717 6.880 5.367 2.131 509
1993 5.711 1.295 205 171.782 45.697 7.877 5.238 2.284 454
1994 5.710 1.373 242 172.493 51.480 9.396 5.413 2.365 465
1995 2.417 1.648 285 168.782 67.162 12.774 5.393 2.650 489
Nguồn : Cục thống kê Long An.
Tính đến năm 1995, toàn tỉnh Long An có 316 trường phổ thông các cấp, tăng
89 trường so với năm 1986 (227 trường). Trong đó có 197 trường TH; 54 trường
THCS; 37 trường PTCS cấp I, II ; 26 trường trung học cấp II, III và 02 trường PTTH.
Cũng lấy mốc năm 1995, ở cấp I có 5.393 giáo viên/168.782 HS/2.417 lớp.
Thời kỳ này còn tồn tại nhiều loại hình trường, vấn đề tách nhập trường còn chồng
chéo, tình trạng thiếu giáo viên kéo dài, giáo viên chưa đạt chuẩn cao.
Do tình trạng thiếu giáo viên nên ngành Giáo dục phải điều động giáo viên
dạy thêm lớp, thêm giờ. Tuy có thể đáp ứng được nhu cầu trước mắt nhưng chất
lượng giảng dạy bị hạn chế.
Qua số liệu thống kê trên cho thấy số lượng HS TH ngày càng giảm, còn số
lượng HS THCS và PTTH tăng lên, đó cũng là một điều đáng mừng, thể hiện được
bước đầu thành công của nền GD – ĐT tỉnh nhà trong cuộc vận động HS đúng tuổi
đến trường.
Số lượng trường học ở các huyện (thị) liên tục có sự thay đổi theo chiều hướng
đi lên.
Đơn vị tính: trường
Huyện, thị 1990 1991 1992 1993 1994 1995
TXTA
Vĩnh Hưng
Mộc Hóa
Tân Thạnh
24
19
15
18
22
19
15
11
18
26
14
13
21
21
14
13
22
21
16
15
22
17
15
18
Thạnh Hóa
Đức Huệ
Đức Hòa
Bến Lức
Thủ Thừa
Tân Trụ
Châu Thành
Cần Đước
Cần Giuộc
10
11
34
23
28
20
22
29
26
13
13
34
23
28
20
23
29
26
13
12
24
29
27
18
21
27
27
14
14
34
31
31
19
24
29
28
14
14
37
32
32
21
25
30
29
14
18
40
32
32
19
25
29
28
Nguồn : Cục thống kê Long An.
Đặc biệt ở những vùng ĐTM, là vùng quanh năm ngập úng, nhưng vẫn duy trì
được tốt trường lớp, vẫn cho con em tới trường dù hoàn cảnh còn rất khó khăn. Đồng
thời cũng đã thể hiện được các cấp lãnh đạo của tỉnh đã rất quan tâm đến sự phát triển
của giáo dục tỉnh nhà.
2.2.2.3. Giáo dục trung học chuyên nghiệp và dạy nghề
Sau một thời gian củng cố và phát triển đất nước, để tạo nguồn nhân lực cho
GD – ĐT tỉnh nhà, những trường Sư phạm MN, THSP, CĐSP và Cán bộ quản lý
đóng vai trò chủ chốt.
Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở GD – ĐT, các
cơ quan hữu quan mà các trường luôn cố gắng hoàn thành chỉ tiêu đào tạo do Sở GD
– ĐT đưa ra.
Trong thời gian này, số lượng giáo viên tương đối trẻ nhưng lại có nhiều kinh
nghiệm trong công tác giáo dục và quản lý.
Trong các trường Sư phạm, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức được
xem là một nhiệm vụ rất quan trọng. Trong mỗi đầu năm học các trường đều tổ chức
học tập nghị quyết của Đảng, tổ chức triển khai những chỉ thị của cấp trên…
Trong năm học 1989 – 1990, kết quả xếp loại văn hóa và đạo đức của SV
trường THSP như sau:
Đơn vị tính: %
Hệ Văn hóa Đạo đức
Khá Trung bình Yếu Tốt Khá Trung bình Yếu
9 + 3 11,4 82,8 5,8 37,2 55,8 7 0
12 + 2 23,7 75 1,3 42,2 56,1 1,3 0,4
[90, tr.4-5]
Cũng trong năm học này trường đã đào tạo 534 giáo sinh, trong đó hệ 9
+ 3 có 88 giáo sinh và hệ 12 + 2 có 448 giáo sinh. Còn về công tác bồi dưỡng, trong
năm học do yêu cầu cấp bách của phổ thông, nhà trường đã tiến hành bồi dưỡng 04
lớp giáo viên dạy cấp I với tổng số học viên là 173 phân bố ở các huyện, xã…
Cùng với trường THSP, trường CĐSP cũng luôn hoàn thành những kế hoạch
cũng như những chỉ tiêu mà Sở GD – ĐT giao cho. Trong năm học 1993 – 1994, kết
quả học tập của SV tương đối tốt, sang năm học 1994 – 1995 trường còn
cải tiến chương trình đào tạo của lớp riêng ĐTM hệ 9 + 3 chuyển thành hệ 9+ 2 nhằm
đáp ứng yêu cầu sử dụng và phù hợp với yêu cầu hiện có. Tuy nhiên số lượng giáo
sinh vào các trường sư phạm giảm hẳn, công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn, mãi
đến những năm cuối, số lượng giáo sinh tăng dần nhưng chất lượng vẫn còn thấp.
Trường đã triển khai BDTX chu kỳ 1992 – 1996, đã nâng cao trình độ giáo viên, tác
động tích cực đến chất lượng giảng dạy ở MN và phổ thông.
Về dạy nghề, Trung tâm KTTH – HN – DN Long An được thành lập năm 1987
đã nổ lực vượt qua những khó khăn lớn về thiếu giáo viên, CSVC để tham gia việc
đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh. Dạy nghề cho HS phổ thông là một nhiệm vụ của
Trung tâm.
Sau 10 năm hoạt động, Trung tâm đã đạt được những thành quả như
sau: ._.ng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo…
Giúp HS TH hình thành những cơ sở ban đầu để phát triển đúng đắn và lâu dài,
quan tâm đúng mức đến việc bồi dưỡng lòng ham học hỏi và các kỷ năng cơ bản để
học tập suốt đời. Cần phải cải thiện cơ hội nhập học cũng như kết quả học tập và chất
lượng giáo dục TH. Tổ chức học 02 buổi/ ngày ở những nơi có nhu cầu và điều kiện.
Cung cấp cho HS THCS học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu
về kỹ thuật và hướng nghiệp để thực hiện phân luồng sau THCS, tạo điều kiện để HS
tiếp tục học tập hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Hoàn thiện việc cung cấp cho HS PTTH học vấn phổ thông theo một chuẩn
thống nhất, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát huy năng lực sở trường của HS ở một
mức độ nhất định, giúp HS có những hiểu biết về kỹ thuật, chú trọng hướng nghiệp
để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân luồng sau PTTH, để HS chọn ngành nghề
học tiếp hoặc tham gia lao động sản xuất.
- Với trung học chuyên nghiệp, cần mở rộng đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên
nghiệp vụ có có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp, dựa trên nền
tảng học vấn THCS và PTTH. Chú trọng đào tạo trình độ trung cấp cho các ngành
nông nghiệp, chế biển thủy sản, y tế, giáo viên MN, văn hóa, du lịch…
Phát triển các loại hình đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắng
với nâng cao ý thức, kỹ luật lao động và tác phong lao động hiện đại trên địa bàn tỉnh.
Mở rộng đào tạo công nhân kỹ thuật, chú trọng đào tạo công nhân lành nghề cho
những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh và đào tạo công nhân cho xuất khẩu lao
động. Phát triển dạy nghề ngắn hạn, đặc biệt là ở vùng nông thôn nhằm thực hiện việc
chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các nghề khác. Thực hiện chương
trình phổ cập nghề, tin học và ngoại ngữ cho thanh niên trong tỉnh.
- Mở rộng quy mô đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học trên địa bàn tỉnh
nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực, trình độ cao cho sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện
đại hóa tỉnh nhà.
- Phải cố gắng phấn đấu để không còn tình trạng thiếu giáo viên ở các cấp, bậc
học và các bộ môn. Tăng tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, phát triển đội ngũ
giáo viên giỏi, chuyên gia đầu ngành ở các tổ bộ môn có trình độ sau đại học. Hoàn
thiện cơ cấu tổ chức, chuyển hóa đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp …
- Xác định và thể chế hóa vai trò, chức năng của các cấp quản lý, tăng cường
bộ máy thanh tra quá trình GD – ĐT để đảm bảo thanh tra theo đúng quy định của
pháp luật.
Thực hiện phân cấp quản lý giáo dục một cách hợp lý nhằm đảm bảo quản lý
thống nhất GD – ĐT trên địa bàn tỉnh, đồng thời phát huy tính chủ động của các cơ
sở GD – ĐT .
- Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường MN và phổ thông đến từng huyện
(thị) trong toàn tỉnh. Quy hoạch mạng lưới trường lớp MN và phổ thông gắn liền với
quy hoạch cụm dân cư để thuận tiện cho việc đi lại và học tập của các HS, tránh tình
trạng trường học quá xa khu dân cư hoặc nằm trong khu dân cư quá đông đúc ồn ào
ảnh hưởng đến việc học tập của các em.
Đảm bảo trường học phải thoáng mát, sạch sẽ, không bị ngập lụt vào những
mùa mưa lũ, tránh tình trạng ngấp úng, đi lại khó khăn, nước tù đọng sinh ra muỗi,
dịch bệnh…
Mỗi địa bàn xã (phường) hoặc ở nơi thưa dân cư thì cụm xã (phường) có ít
nhất 01 trường TH và 01 trường THCS kiên cố. Ở mỗi huyện phải có ít nhất 01
trường PTTH kiên cố, có đủ trang thiết bị thí nghiệm, phòng thí nghiệm, phòng vi
tính, phòng học ngoại ngữ, thư viện …Tập trung đầu tư xây dựng trường học đạt
chuẩn quốc gia ở các cấp bậc học.
Hoàn thiện mạng lưới các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh.
Duy trì và củng cố các Trung tâm GDTX, Trung tâm KTHN – TH – DN của
tỉnh.
Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các trường đại học , cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề trên toàn tỉnh. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân
lực địa phương sẽ mở rộng trường CĐSP Long An thành trường cao đẳng Cộng đồng
hoặc thành trường đại học đa ngành thuộc tỉnh.
Khuyến khích các thành phần kinh tế mở các trung tâm dạy nghề ngắn hạn,
nhất là ở khu vực thị trấn các huyện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đức Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới
tương lai vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Phan Trọng Báu (1994), Giáo dục Việt Nam thời cận đại, Nxb Khoa học xã hội.
3. Bộ giáo dục và đào tạo (1992), Chương trình chăm sóc – Giáo dục mẫu giáo
(từ 5 – 6 tuổi), tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.
4. Bộ giáo dục và đào tạo (1996), Các chủ trương đổi mới giáo dục – đào tạo
trong mười năm (1986 – 1996).
5. Bộ giáo dục và đào tạo (1995), Các định hướng chiến lược phát triển giáo dục –
đào tạo từ nay đến năm 2020.
6. Bộ giáo dục và đào tạo, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Chiến lược phát
triển giáo dục trong thế kỷ XXI kinh nghiệm của các quốc gia, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Bộ giáo dục và đào tạo (2004), Giáo dục đại học Việt Nam, Nxb
Giáo Dục.
8. Bộ giáo dục và đào tạo, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (1998), Những vấn
đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa – Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chiến lược phát triển Giáo
dục và Đào tạo, Nxb TP.Hồ Chí Minh.
9. Bộ giáo dục và đào tạo, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (1998), Những vấn
đề chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa - Bối cảnh, xu hướng và động lực phát triển, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
10. Bộ giáo dục và đào tạo (1996), Tổng kết đánh giá mười năm đổi mới giáo dục
– đào tạo (1986 – 1996).
11. Bộ giáo dục và đào tạo, Phạm Minh Hạc (chủ biên), (1994), Kết quả nghiên
cứu về giáo dục – đào tạo (1991 – 1992), Hà Nội.
12. Cục thống kê Long An, Số liệu thống kê năm 1976.
13. Cục thống kê Long An, Số liệu thống kê năm 1979.
14. Cục thống kê Long An, Số liệu thống kê năm 1976 – 1980.
15. Cục Thống kê Long An, Số liệu thống kê năm 1981 – 1985.
16. Cục thống kê Long An, Niên Giám thống kê 1996.
17. Cục thống kê Long An, Số liệu thống kê năm 1997.
18. Lê Thanh Hoàng Dân (1970), Các vấn đề Giáo dục, Nxb Trẻ.
19. Phạm Tất Dong (chủ biên) (1995), Tri thức Việt Nam - Thực tiễn và triển
vọng, Nxb Chính trị Quốc gia , Hà Nội.
20. Hồ Ngọc Đại (1991), Giải pháp giáo dục, Nxb Giáo Dục.
21. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ : Lịch sử cơ quan Bộ giáo dục và đào tạo
1945 – 1995, Từ Bộ Quốc gia giáo dục đến Bộ giáo dục và Đào tạo 1945
– 1995.
22. Phạm Văn Đồng (1979), Sự nghiệp giáo dục trong chế độ Xã hội chủ nghĩa,
Nxb Sự Thật, Hà Nội.
23. Phạm Văn Đồng (1999), Về vấn đề giáo dục – đào tạo, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
24. Lê Văn Giạng (2003), Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt
Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Nguyễn Công Giáp (1996), Giáo dục thường xuyên, hiện trạng và xu hướng
phát triển, Hà Nội.
26. Phạm Minh Hạc (1995), Giáo dục con người hôm nay và ngày mai, Nxb Giáo
Dục, Hà Nội.
27. Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
28. Phạm Minh Hạc (1998), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29. Phạm Minh Hạc (1996), Mười năm đổi mới giáo dục, Nxb Giáo Dục, Hà Hội.
30. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ
phát triển xã hội, kinh tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
31. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển văn hóa, gìn giữ bản sắc dân tộc, tiếp thu
tinh hoa nhân loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
32. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1992), Sơ thảo lịch sử giáo dục Việt Nam, Nxb
Giáo Dục, Hà Nội.
33. Phạm Minh Hạc (chủ biên) )1984), Về phổ cập giáo dục, Nxb Giáo Dục, Hà
Nội.
34. Đào Minh Hải, Minh Tiến (sưu tằm) (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo
dục, Nxb Lao Động, Hà Nội.
35. Nguyễn Văn Huyên (1990), Những bài nói và viết về giáo dục, Nxb Giáo
Dục.
36. Nguyễn Đắc Hưng, Phan Xuân Dũng (2003), Nhân tài trong chiến lược phát
triển quốc gia, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
37. Hội khoa học kinh tế Việt Nam, Trung tâm thông tin và tư vấn phát triển
(2005), Giáo dục Việt Nam 1945 – 2005, T1,2, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
38. Vũ Ngọc Khánh (1985), Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước 1945, Nxb
Giáo Dục, Hà Nội.
39. Phạm Thị Mỹ Linh (2004), Những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Long
An từ năm 1986 – 2002. Luận văn thạc sĩ lịch sử. Đại học khoa
học xã hội và nhân văn, TP. Hồ Chí Minh.
40. Phan Trọng Luận (2002), Văn học giáo dục thế kỷ XXI, Nxb Đại học Quốc gia,
Hà Nội.
41. Hồ Chí Minh (1972), Bàn về công tác giáo dục, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
42. Đỗ Mười (1996), Phát triển giáo dục – đào tạo phục vụ đắc lực sự nghiệp
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
43. Đỗ Văn Ninh (2001), Quốc Tử Giám trí tuệ Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông
tin, Hà Nội.
44. Nhiều tác giả (1995), Dạy và học trong những năm Nam Bộ kháng chiến 1945
– 1954, Nxb TP Hồ Chí Minh.
45. Nhiều tác giả (2002), Giáo dục Nam Bộ thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945
– 1954, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
46. Nguyễn Đắc Tiến (chủ biên ), (1996), Lịch sử Giáo Dục Việt Nam trước Cách
mạng thánh 8 – 1945, Nxb Giáo Dục.
47. Thạch Phương, Lưu Quang Tuyến (chủ biên)(1989), Địa chí Long An, Nxb
Long An và Khoa học xã hội.
48. Nguyễn Thành Phương (2006), Lịch sử phát triển giáo dục – đào tạo ở An
Giang (1975 – 2000), Luận án tiến sĩ Sử học, Đại học khoa học xã hội và
nhân văn, TP Hồ Chí Minh.
49. Nguyễn Q. Thắng (1993), Khoa cử và giáo dục Việt nam : Các sự kiện giáo
dục Việt Nam lược thảo, Nxb Văn hóa Thông tin , Hà Nội.
50. Nguyễn Q. Thắng (1998), Khoa cử và giáo dục Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông
tin, Hà Nội.
51. Nguyễn Cảnh Toàn (2002), Bàn về giáo dục Việt Nam, Nxb Lao Động.
52. Nguyễn Khánh Toàn (1995), Một số vấn đề của giáo dục Việt Nam, Nxb Giáo
Dục, Hà Nội.
53. Dương Thiệu Tống (2003), Suy nghĩ về giáo dục truyền thống và
hiện đại, Nxb Trẻ.
54. Giáo sư Hoàng Tụy (chủ biên) (2005), Cải cách và chấn hưng
giáo dục, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
55. Tỉnh ủy Long An, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1986.
56. Tỉnh ủy Long An, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1987.
57. Tỉnh ủy Long An, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1988.
58. Tỉnh ủy Long An, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1989.
59. Tỉnh ủy Long An, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1990.
60. Tỉnh ủy Long An, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1991.
61. Tỉnh ủy Long An, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1992.
62. Tỉnh ủy Long An, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1993.
63. Tỉnh ủy Long An, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1994.
64. Tỉnh ủy Long An, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1995.
65. Tỉnh ủy Long An, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1996.
66. Tỉnh ủy Long An, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1997.
67. Tỉnh ủy Long An, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1998.
68. Tỉnh ủy Long An, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 1999.
69. Tỉnh ủy Long An, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 2000.
70. Tỉnh ủy Long An, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 2001.
71. Tỉnh ủy Long An, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 2002.
72. Tỉnh ủy Long An, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 2003.
73. Tỉnh ủy Long An, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 2004.
74. Tỉnh ủy Long An, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 2005.
75. Tỉnh ủy Long An, Nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ năm 2006.
76. Sở giáo dục – đào tạo Long An (1995), Báo cáo tình hình 5 năm thực
hiện nghị quyết Đại Hội V Tỉnh Đảng Bộ, tài liệu lưu trữ.
77. Sở giáo dục – đào tạo Long An (1996), Báo cáo tình hình đầu năm học 1996 –
1997, tài liệu lưu trữ.
78. Sở giáo dục – đào tạo Long An (1997), Báo cáo tổng kết năm học 1996 –
1997, tài liệu lưu trữ.
79. Sở giáo dục – đào tạo Long An (1998), Báo cáo tổng kết năm học 1997 –
1998, tài liệu lưu trữ.
80. Sở giáo dục – đào tạo Long An (1999), Báo cáo tổng kết năm học 1998 –
1999, tài liệu lưu trữ.
81. Sở giáo dục – đào tạo Long An (2000), Báo cáo tổng kết 5 năm (1995 –
1999) về xã hội hóa Giáo dục, tài liệu lưu trữ.
82. Sở giáo dục – đào tạo Long An (2000), Báo cáo tổng kết năm học 1999 –
2000, tài liệu lưu trữ.
83. Sở giáo dục – đào tạo Long An (2001), Báo cáo tổng kết năm học 2000 –
2001, tài liệu lưu trữ.
84. Sở giáo dục – đào tạo Long An (2002), Báo cáo tổng kết năm học 2001– 2002,
tài liệu lưu trữ.
85. Sở giáo dục – đào tạo Long An (2003), Báo cáo tổng kết năm học 2002 –
2003, tài liệu lưu trữ.
86. Sở giáo dục – đào tạo Long An (2004), Báo cáo tổng kết năm học 2003 –
2004, tài liệu lưu trữ.
87. Sở giáo dục – đào tạo Long An (2005), Báo cáo tổng kết năm học 2004 –
2005, tài liệu lưu trữ.
88. Sở giáo dục – đào tạo Long An (2006), Báo cáo tổng kết năm học 2005 –
2006, tài liệu lưu trữ.
89.Sở giáo dục – đào tạo Long An, Trung Tâm KTTH – HN – DN Long
An, Tổng kết 10 năm thành lập TT. KTTH – HN – DN Long An
(05/01/1987 – 05/01/1997), tài liệu lưu trữ.
90. Sở giáo dục – đào tạo Long An, Trường Trung học sư phạm Long An (1990),
Báo cáo tổng kết năm học 1989 – 1990, tài liệu lưu trữ.
91. Sở giáo dục – đào tạo Long An, trường CĐSP Long An (1994), Báo
cáo tổng kết năm học 1993 – 1994, tài liệu lưu trữ.
92. Sở giáo dục – đào tạo Long An, trường CĐSP Long An (1995), Báo
cáo tổng kết năm học 1994 – 1995, tài liệu lưu trữ.
93. Sở giáo dục – đào tạo Long An, trường CĐSP Long An (1996), Báo
cáo tổng kết năm học 1995 – 1996, tài liệu lưu trữ.
94. Sở giáo dục – đào tạo Long An, trường CĐSP Long An (1997), Báo
cáo tổng kết năm học 1996 – 1997, tài liệu lưu trữ.
95. Sở giáo dục – đào tạo Long An, trường CĐSP Long An (1998), Báo
cáo tổng kết năm học 1997 – 1998, tài liệu lưu trữ.
96. Sở giáo dục – đào tạo Long An, trường CĐSP Long An (1999), Báo
cáo tổng kết năm học 1998 – 1999, tài liệu lưu trữ.
97. Sở giáo dục – đào tạo Long An, trường CĐSP Long An (2000), Báo
cáo tổng kết năm học 1999 – 2000, tài liệu lưu trữ.
98. Sở giáo dục – đào tạo Long An, trường CĐSP Long An (2001), Báo
cáo tổng kết năm học 2000 – 2001, tài liệu lưu trữ.
99. Sở giáo dục – đào tạo Long An, trường CĐSP Long An (2002), Báo
cáo tổng kết năm học 2001 – 2002, tài liệu lưu trữ.
100. Sở giáo dục – đào tạo Long An, trường CĐSP Long An (2003), Báo
cáo tổng kết năm học 2002 – 2003, tài liệu lưu trữ.
101. Sở giáo dục – đào tạo Long An, trường CĐSP Long An (2004), Báo
cáo tổng kết năm học 2003 – 2004, tài liệu lưu trữ.
102. Sở giáo dục – đào tạo Long An, trường CĐSP Long An (2005), Báo
cáo tổng kết năm học 2004 – 2005, tài liệu lưu trữ.
103. Sở giáo dục – đào tạo Long An, trường CĐSP Long An (2006), Báo
cáo tổng kết năm học 2005 – 2006, tài liệu lưu trữ.
104. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, Sở giáo dục – đào tạo (1997), Chương trình
hoạt động thực hiện NQ TW 2 và NQ Tỉnh Ủy về giáo dục và đào tạo
(1997 – 2000), tài liệu lưu trữ.
105. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, Sở giáo dục - đào tạo (2002), Quy
hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An đến năm 2010, tài liệu
lưu trữ.
106. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An (2004), Niên Giám Long An, Nxb
thông Tấn, Hà Nội.
107. Trung Tâm KTTH – HN – DN Long An (2006), Bảng thống kê số
liệu học sinh, tài liệu lưu trữ.
108. Nghiêm Đình Vỳ, Nguyễn Đắc Hưng (2002), Phát triển giáo dục và đào tạo
nhân tài, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
PHỤ LỤC I. CÁC CHỈ SỐ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC
NHÀ TRẺ TỈNH LONG AN
Năm 2005 2010 2015 2020
Dân số từ 0 – 2 tuổi 71767 69724 65170 62442
Tỷ lệ HS / Dân số 7 15 25 40
Tỷ lệ HS công lập / Tổng số HS 20 20 20 20
HS / Nhóm trẻ 10 10 10 10
Chỉ số HS / GV 10 10 10 10
Chỉ số nhóm / phòng học 1.3 1 1 1
Chi / HS công lập ( triệu đồng) 1.04 1.39 1.74 2.09
Tổng số HS 5024 10459 16293 24977
HS công lập 1005 2092 3259 4995
Tổng số nhóm trẻ 502 1049 1629 2498
Nhóm trẻ công lập 100 209 326 500
Tổng số GV 502 1046 1629 2498
GV công lập 100 209 326 500
Tổng số phòng học 386 1046 1629 2498
Phòng học công lập 77 209 326 500
Ngân sách công lập 1045 2907 5670 10440
Diện tích trường học bình quân / HS (m2) 10 15 15 15
Diện tích phòng học bình quân / HS (m2) 3.5 3.5 3.5 3.5
Tổng diện tích trường học (m2) 50237 156879 244388 374652
Tổng diện tích phòng học (m2) 17583 36605 57024 87419
Nguồn: UBND tỉnh, Sở GD & ĐT – Quy hoạch phát triển GD – ĐT tỉnh Long
An đến năm 2010. Năm 2002.
PHỤ LỤC II. CÁC CHỈ SỐ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
MẪU GIÁO TỈNH LONG AN
Năm 2005 2010 2015 2020
Dân số 3 – 5 tuổi 69.308 68.829 66.313 62.105
Tỷ lệ HS / Dân số 55 65 75 80
Tỷ lệ HS mẫu giáo 5 tuổi / Dân số 5 tuổi 87 95 97 99
Tỷ lệ HS công lập / Tổng số HS 45 40 35 30
HS / Lớp 25 25 25 25
Chỉ số HS / GV 23 20 20 20
Chỉ số lớp / phòng học 1 1 1 1
Chi thường xuyên / HS công lập (triệu đ) 0.91 1.26 1.61 1.96
Diện tích phòng học bình quân / HS (m2) 1.5 1.5 1.5 1.5
Diện tích trường học bình quân / HS (m2) 10 15 15 15
Tổng số HS 38119 44739 49735 49684
HS mẫu giáo 5 tuổi 19660 21891 21750 20606
Tổng số lớp học 1525 1790 1989 1987
Tổng số GV 1657 2237 2487 2484
Tổng số phòng học 1525 1790 1989 1987
Ngân sách công lập (triệu đồng) 15610 22548 28026 29214
Tổng diện tích phòng học (m2) 57179 67108 74602 74526
Tổng diện tích trường học (m2) 381194 671083 746021 745260
Nguồn : UBND tỉnh, Sở GD & ĐT – Quy hoạch phát triển GD – ĐT Long An
đến năm 2010 . Năm 2002.
PHỤ LỤC III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
THỊ XÃ TÂN AN
2005 2010 Năm
Bậc TH THCS PTTH TH THCS PTTH
Số HS 9380 7353 4479 9333 7089 4433
Số lớp 313 184 100 311 177 99
Số GV 360 340 209 358 328 207
Số phòng học 313 184 100 311 177 99
Số trường 15 8 3 15 8 3
Tổng diện tích trường (m2) 187600 147060 89580 186660 141780 88660
2015 2020 Năm
Bậc TH THCS PTTH TH THCS PTTH
Số HS 9765 7517 4494 9258 7765 4797
Số lớp 326 188 100 309 194 107
Số GV 374 348 210 355 359 224
Số phòng học 326 188 100 309 194 107
Số trường 15 8 3 15 8 3
Tổng diện tích trường (m2) 195300 150340 89880 185160 155300 95940
Nguồn : UBND tỉnh, Sở GD & ĐT - Quy hoạch phát triển GD – ĐT Long An
đến năm 2010. Năm 2002.
PHỤ LỤC IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
HUYỆN CHÂU THÀNH
2005 2010 Năm
Bậc TH THCS PTTH TH THCS PTTH
Số HS 8978 6593 4004 8660 6810 3981
Số lớp 299 165 89 289 170 88
Số GV 344 305 187 332 315 186
Số phòng học 299 165 89 289 170 88
Số trường 15 7 2 15 7 2
Tổng diện tích trường (m2) 179560 131860 80080 173200 136200 79620
2015 2020 Năm
Bậc TH THCS PTTH TH THCS PTTH
Số HS 8609 7093 4504 8155 6964 4712
Số lớp 287 177 100 272 174 105
Số GV 330 328 210 313 322 220
Số phòng học 287 177 100 272 174 105
Số trường 15 7 3 15 7 3
Tổng diện tích trường (m2) 172180 141860 90080 163100 139280 94240
Nguồn : UBND tỉnh, Sở GD & ĐT - Quy hoạch phát triển GD – ĐT Long An
đến năm 2010. Năm 2002.
PHỤ LỤC V. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
HUYỆN TÂN TRỤ
2005 2010 Năm
Bậc TH THCS PTTH TH THCS PTTH
Số HS 5519 4177 2602 5326 4188 2418
Số lớp 184 104 58 178 105 54
Số GV 212 193 121 204 194 113
Số phòng học 184 104 58 178 105 54
Số trường 11 4 2 11 4 2
Tổng diện tích trường (m2) 110380 83540 52040 106520 83760 48360
2015 2020 Năm
Bậc TH THCS PTTH TH THCS PTTH
Số HS 5295 4363 2770 5017 4283 2898
Số lớp 177 109 62 167 107 64
Số GV 203 202 129 192 198 135
Số phòng học 177 109 62 167 107 64
Số trường 11 5 2 11 5 2
Tổng diện tích trường (m2) 105900 87260 55400 100340 85660 57960
Nguồn : UBND tỉnh, Sở GD & ĐT - Quy hoạch phát triển GD – ĐT Long An
đến năm 2010. Năm 2002.
PHỤ LỤC VI. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
HUYỆN THỦ THỪA
2005 2010 Năm
Bậc TH THCS PTTH TH THCS PTTH
Số HS 7768 6640 3773 7494 5880 3813
Số lớp 259 166 84 250 147 85
Số GV 298 307 176 287 272 178
Số phòng học 259 166 84 250 147 85
Số trường 20 7 2 20 7 3
Tổng diện tích trường (m2) 155360 132800 75460 149880 117600 76260
2015 2020 Năm
Bậc TH THCS PTTH TH THCS PTTH
Số HS 7527 6139 3890 7131 6090 4090
Số lớp 251 153 86 238 152 91
Số GV 289 284 182 273 282 191
Số phòng học 251 153 86 238 152 91
Số trường 20 7 3 20 7 3
Tổng diện tích trường (m2) 150540 122780 77800 142620 121800 81800
Nguồn : UBND tỉnh, Sở GD & ĐT - Quy hoạch phát triển GD – ĐT Long An
đến năm 2010. Năm 2002.
PHỤ LỤC VII. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
HUYỆN BẾN LỨC
2005 2010 Năm
Bậc TH THCS PTTH TH THCS PTTH
Số HS 11429 9713 5209 11022 8653 5557
Số lớp 381 243 116 367 216 123
Số GV 438 449 243 423 400 259
Số phòng học 381 243 116 367 216 123
Số trường 20 10 3 20 10 3
Tổng diện tích trường (m2) 228580 194260 104180 220440 173060 111140
2015 2020 Năm
Bậc TH THCS PTTH TH THCS PTTH
Số HS 11070 9029 5723 10490 8955 6017
Số lớp 369 226 127 350 224 134
Số GV 242 418 267 402 414 281
Số phòng học 369 226 127 350 224 134
Số trường 20 10 4 20 10 4
Tổng diện tích trường (m2) 221400 180580 114460 209800 179100 120340
Nguồn : UBND tỉnh, Sở GD & ĐT - Quy hoạch phát triển GD – ĐT Long An
đến năm 2010. Năm 2002.
PHỤ LỤC VIII. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
HUYỆN CẦN ĐƯỚC
2005 2010 Năm
Bậc TH THCS PTTH TH THCS PTTH
Số HS 14660 11813 6059 14104 11102 6951
Số lớp 489 295 135 470 278 154
Số GV 562 546 283 541 513 324
Số phòng học 489 295 135 470 278 154
Số trường 18 12 4 18 12 5
Tổng diện tích trường (m2) 293200 236260 121180 282080 222040 139020
2015 2020 Năm
Bậc TH THCS PTTH TH THCS PTTH
Số HS 14021 11553 7338 13285 11342 7676
Số lớp 467 289 163 443 284 171
Số GV 537 534 342 509 525 358
Số phòng học 467 289 163 443 284 171
Số trường 18 12 5 18 12 5
Tổng diện tích trường (m2) 280420 231060 146760 265700 226840 153520
Nguồn : UBND tỉnh, Sở GD & ĐT - Quy hoạch phát triển GD – ĐT Long An
đến năm 2010. Năm 2002.
PHỤ LỤC IX. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
HUYỆN CẦN GIUỘC
2005 2010 Năm
Bậc TH THCS PTTH TH THCS PTTH
Số HS 15575 11315 5530 14351 11799 7055
Số lớp 519 283 123 478 295 157
Số GV 597 523 258 550 546 329
Số phòng học 519 283 123 478 295 157
Số trường 19 12 3 19 12 4
Tổng diện tích trường (m2) 311500 226300 110600 287020 235980 141100
2015 2020 Năm
Bậc TH THCS PTTH TH THCS PTTH
Số HS 13613 11750 7703 12893 11010 7699
Số lớp 454 294 171 430 275 171
Số GV 522 543 359 494 509 359
Số phòng học 454 294 171 430 275 171
Số trường 19 12 5 19 12 5
Tổng diện tích trường (m2) 272260 235000 154060 257860 220200 153980
Nguồn : UBND tỉnh, Sở GD & ĐT - Quy hoạch phát triển GD – ĐT Long An
đến năm 2010. Năm 2002.
PHỤ LỤC X. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
HUYỆN ĐỨC HÒA
2005 2010 Năm
Bậc TH THCS PTTH TH THCS PTTH
Số HS 17428 14668 8832 16774 13202 8350
Số lớp 581 367 196 559 330 186
Số GV 668 678 412 643 611 390
Số phòng học 581 367 196 559 330 186
Số trường 25 15 5 25 15 5
Tổng diện tích trường (m2) 348560 293360 176640 335480 264040 167000
2015 2020 Năm
Bậc TH THCS PTTH TH THCS PTTH
Số HS 16676 13740 8725 15798 13490 9129
Số lớp 556 344 194 527 337 203
Số GV 639 635 407 606 624 426
Số phòng học 556 344 194 527 337 203
Số trường 25 15 5 25 15 6
Tổng diện tích trường (m2) 333520 274800 174500 315960 269800 182580
Nguồn : UBND tỉnh, Sở GD & ĐT - Quy hoạch phát triển GD – ĐT Long An
đến năm 2010. Năm 2002.
PHỤ LỤC XI. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
HUYỆN ĐỨC HUỆ
2005 2010 Năm
Bậc TH THCS PTTH TH THCS PTTH
Số HS 6399 5813 3057 5883 4839 3299
Số lớp 213 145 68 196 121 73
Số GV 245 269 143 226 224 154
Số phòng học 213 145 68 196 121 73
Số trường 10 5 2 10 5 2
Tổng diện tích trường (m2) 127980 116260 61140 117660 96780 65980
2015 2020 Năm
Bậc TH THCS PTTH TH THCS PTTH
Số HS 5580 4817 3158 5287 4513 3155
Số lớp 186 120 70 176 113 70
Số GV 214 223 147 203 209 147
Số phòng học 186 120 70 176 113 70
Số trường 10 5 2 10 5 2
Tổng diện tích trường (m2) 111600 96340 63160 105740 90260 63100
Nguồn : UBND tỉnh, Sở GD & ĐT - Quy hoạch phát triển GD – ĐT Long An
đến năm 2010. Năm 2002.
PHỤ LỤC XII. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
HUYỆN THẠNH HÓA
2005 2010 Năm
Bậc TH THCS PTTH TH THCS PTTH
Số HS 5439 4673 2177 5312 4114 2707
Số lớp 181 117 48 177 103 60
Số GV 208 216 102 204 190 126
Số phòng học 181 117 48 177 103 60
Số trường 6 8 1 6 8 2
Tổng diện tích trường (m2) 108780 93460 43540 106240 82280 54140
2015 2020 Năm
Bậc TH THCS PTTH TH THCS PTTH
Số HS 5432 4352 2725 5479 4410 2900
Số lớp 81 109 61 183 110 64
Số GV 208 201 127 210 204 135
Số phòng học 181 109 61 183 110 64
Số trường 6 8 2 6 8 2
Tổng diện tích trường (m2) 108640 87040 54500 109580 88200 58000
Nguồn : UBND tỉnh, Sở GD & ĐT - Quy hoạch phát triển GD – ĐT Long An
đến năm 2010. Năm 2002.
PHỤ LỤC XIII. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
HUYỆN TÂN THẠNH
2005 2010 Năm
Bậc TH THCS PTTH TH THCS PTTH
Số HS 7503 7855 3652 7216 5666 4237
Số lớp 250 196 81 241 142 94
Số GV 288 363 170 277 262 198
Số phòng học 250 196 81 241 142 94
Số trường 10 8 3 10 8 3
Tổng diện tích trường (m2) 150060 157100 73040 144320 113320 84740
2015 2020 Năm
Bậc TH THCS PTTH TH THCS PTTH
Số HS 7246 5911 3746 6867 5862 3939
Số lớp 242 148 83 229 147 88
Số GV 278 273 175 263 271 184
Số phòng học 242 148 83 229 147 88
Số trường 10 8 3 10 8 3
Tổng diện tích trường (m2) 144920 118220 74920 137340 117240 78780
Nguồn : UBND tỉnh, Sở GD & ĐT - Quy hoạch phát triển GD – ĐT Long An
đến năm 2010. Năm 2002.
PHỤ LỤC XIV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
HUYỆN MỘC HÓA
2005 2010 Năm
Bậc TH THCS PTTH TH THCS PTTH
Số HS 7120 6368 2986 6861 5385 3699
Số lớp 237 159 66 229 135 82
Số GV 273 295 139 263 249 173
Số phòng học 237 159 66 229 135 82
Số trường 13 7 2 13 7 3
Tổng diện tích trường (m2) 142400 127360 59720 137220 107700 73980
2015 2020 Năm
Bậc TH THCS PTTH TH THCS PTTH
Số HS 7091 5606 3568 7151 5758 3763
Số lớp 236 140 79 238 144 84
Số GV 272 259 167 274 266 176
Số phòng học 236 140 79 238 144 84
Số trường 13 7 3 13 7 3
Tổng diện tích trường (m2) 141820 112120 71360 143020 115160 75260
Nguồn : UBND tỉnh, Sở GD & ĐT - Quy hoạch phát triển GD – ĐT Long An
đến năm 2010. Năm 2002.
PHỤ LỤC XV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
HUYỆN VĨNH HƯNG
2005 2010 Năm
Bậc TH THCS PTTH TH THCS PTTH
Số HS 4505 4235 1830 4390 3401 2472
Số lớp 150 106 41 146 85 55
Số GV 173 196 85 168 157 115
Số phòng học 150 106 41 146 85 55
Số trường 6 4 1 6 4 2
Tổng diện tích trường (m2) 90100 84700 36600 87800 68020 49440
2015 2020 Năm
Bậc TH THCS PTTH TH THCS PTTH
Số HS 4489 3597 2251 4528 3645 2397
Số lớp 150 90 50 151 91 53
Số GV 172 166 105 174 169 112
Số phòng học 150 90 50 151 91 53
Số trường 6 4 2 6 4 2
Tổng diện tích trường (m2) 89780 71940 45020 90560 72900 47940
Nguồn : UBND tỉnh, Sở GD & ĐT - Quy hoạch phát triển GD – ĐT Long An
đến năm 2010. Năm 2002.
PHỤ LỤC XVI. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
HUYỆN TÂN HƯNG
2005 2010 Năm
Bậc TH THCS PTTH TH THCS PTTH
Số HS 5532 4321 1532 5206 4183 2739
Số lớp 184 108 34 174 105 61
Số GV 212 200 71 200 193 128
Số phòng học 184 108 34 174 105 61
Số trường 7 5 1 7 5 2
Tổng diện tích trường (m2) 110640 86420 30640 104120 83660 54780
2015 2020 Năm
Bậc TH THCS PTTH TH THCS PTTH
Số HS 5079 4274 2731 5121 4123 2808
Số lớp 169 107 61 171 103 62
Số GV 195 198 127 196 191 131
Số phòng học 169 107 61 171 103 62
Số trường 7 5 2 7 5 2
Tổng diện tích trường (m2) 101580 85480 54620 102420 82460 56160
Nguồn : UBND tỉnh, Sở GD & ĐT - Quy hoạch phát triển GD – ĐT Long An
đến năm 2010. Năm 2002.
PHỤ LỤC XVII : DỰ BÁO SỐ LƯỢNG HỌC SINH
TIỂU HỌC TOÀN TỈNH NĂM 2007 – 2020
Năm Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Tổng cộng
2007 25523 24267 24599 24784 25118 124292
2008 25437 24988 23908 24357 24066 122755
2009 25336 24919 24597 23678 23650 122180
2010 25248 24821 24540 24332 22991 121932
2011 24946 24993 24695 24417 24112 123163
2012 24801 24697 24867 24571 24197 123132
2013 24658 24553 24574 24741 24349 122875
2014 24517 24411 24430 24452 24518 122328
2015 24392 24271 24289 24308 24232 121493
2016 24344 24148 24150 24168 24089 120898
2017 23982 24100 24027 24029 23950 120088
2018 23630 23743 23979 23907 23813 119072
2019 23290 23395 23626 23858 23692 117861
2020 22972 23058 23279 23509 23644 116461
Nguồn : UBND tỉnh, Sở GD & ĐT - Quy hoạch phát triển GD – ĐT Long An
đến năm 2010. Năm 2002.
PHỤ LỤC XVIII : DỰ BÁO SỐ LƯỢNG HỌC SINH THCS
TOÀN TỈNH NĂM 2007 – 2020
Năm Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Tổng cộng
2007 24438 25054 26186 26114 101792
2008 25145 24310 25017 25607 100078
2009 24127 24963 24263 24469 97821
2010 23700 24008 24875 23729 96312
2011 23031 24228 24446 24864 96568
2012 24141 23575 24652 24447 96815
2013 24233 24649 24010 24648 97540
2014 24385 24776 25056 24013 98231
2015 24554 24931 25211 25046 99742
2016 24272 25103 25369 25208 99951
2017 24127 24829 25543 25365 99865
2018 23988 24676 25277 25539 99480
2019 23851 24533 25117 25276 98777
2020 23729 24393 24971 25117 98209
Nguồn : UBND tỉnh, Sở GD & ĐT - Quy hoạch phát triển GD – ĐT Long An
đến năm 2010. Năm 2002.
PHỤ LỤC XIX : DỰ BÁO SỐ LƯỢNG HỌC SINH PTTH
TOÀN TỈNH NĂM 2007 – 2020
Năm Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Tổng cộng
2007 22574 21018 19277 288953
2008 22951 20695 19510 285990
2009 22525 21025 19216 282768
2010 21545 20652 19515 279956
2011 20828 21269 20377 282205
2012 21812 20566 20989 283313
2013 21457 21527 20297 283695
2014 21630 21180 21241 284610
2015 21079 21346 20900 284559
2016 21975 20807 21060 284691
2017 22123 21682 20530 284288
2018 22261 21832 21390 284035
2019 22413 21969 21540 282560
2020 22188 22119 21675 280651
Nguồn : UBND tỉnh, Sở GD & ĐT - Quy hoạch phát triển GD – ĐT Long An
đến năm 2010. Năm 2002.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7223.pdf