Tài liệu Giám định, bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất và trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex: ... Ebook Giám định, bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất và trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex
91 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giám định, bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất và trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động bảo hiểm đã có từ xa xưa và nó được xã hội đánh giá là có vai trò vô cùng to lớn trong việc ổn định cuộc sống của con người và góp phần tích cực vào việc đảm bảo tính liên tục, sự ổn định và hiệu quả của quá trình sản xuất, lưu thông cũng như tiêu dùng xã hội. Bảo hiểm đã hỗ trợ về mặt tài chính qua công tác bồi thường hoặc chi trả cho các đơn vị và các cá nhân tham gia bảo hiểm khi có những tổn thất hoặc thiệt hại hay thương tật thân thể phát sinh từ những rủi ro được bảo hiểm. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị trường tài chính thông qua hoạt động đầu tư vốn và các quỹ nhàn rỗi được hình thành trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Trong số những nghiệp vụ mà các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ triển khai, bảo hiểm kết hợp xe cơ giới (chủ yếu là bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới với người thứ ba) là một nghiệp vụ chủ yếu. Ở Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO), nghiệp vụ này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng doanh thu. Tuy nhiên, công tác giám định và bồi thường nghiệp vụ ở PJICO vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Với mục tiêu phát triển bền vững và hiệu quả, PJICO không thể không chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng vì chỉ có giải quyết tốt nhu cầu khách hàng, doanh nghiệp mới có đủ uy tín để tồn tại trong một môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Vì lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex” để nghiên cứu.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
Chương 2: Thực trạng công tác giám định, bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba tại PJICO
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác giám định, bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE VÀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA
1.1 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm vật chất xe và bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
Trong cuộc sống cũng như trong sản xuất kinh doanh, con người luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Ngày nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã giúp con người kiểm soát và hạn chế được phần nào rủi ro, song chính bàn tay con người lại gây ra nhiều loại rủi ro khác và không ít rủi ro trong xã hội hiện đại đang đe doạ cuộc sống loài người với mức độ nguy hiểm khôn lường. Để bù đắp những thiệt hại, tổn thất có thể gặp phải, từ trước đến nay, loài người đã có nhiều biện pháp, và bảo hiểm luôn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất. Có nhiều định nghĩa về bảo hiểm, nhưng ở một tầm nhìn khái quát, bảo hiểm được hiểu là phương thức xử lý rủi ro, nhờ đó việc chuyển giao và phân tán rủi ro trong từng nhóm người được thực hiện thông qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm.
Trong nền kinh tế, giao thông vận tải luôn là ngành kinh tế kỹ thuật có vị trí then chốt, là huyết mạch và có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các ngành khác. Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn thì nhu cầu đi lại cũng tăng lên một cách nhanh chóng. Hình thức vận chuyển rất đa dạng bằng đường thuỷ, đường sắt, đường bộ và đường hàng không. Số lượng và chất lượng phương tiện vận chuyển ngày càng tăng. Ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới, giao thông đường bộ phổ biến hơn cả. Bởi vì, xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ có đặc điểm linh hoạt và được sử dụng trên mọi địa hình khác nhau, rất thuận tiện cho việc vận chuyển hành khách và hàng hoá. Do vậy, chính phủ các nước luôn quan tâm đến công tác nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ để đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa ngày càng gia tăng.
Tuy nhiên, xe cơ giới được vận hành bằng một lực do động cơ tạo ra nên được coi là một nguồn nguy hiểm cao độ. Do vậy, rủi ro tai nạn giao thông đường bộ rất dễ xảy ra. Sự phát triển của xe cơ giới luôn gắn với sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Nếu hạ tầng giao thông chưa phát triển mà số lượng phương tiện giao thông lại tăng lên quá nhanh thì sự không đồng bộ này sẽ là một trong những nguyên nhân khiến cho tai nạn giao thông nhiều thêm. Ở Việt Nam, số lượng phương tiện giao thông đường bộ trong những năm qua tăng lên khá nhanh. (Xem Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Số xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ ở Việt Nam (1990-2006)
Năm
Ô tô
So sánh với năm trước
Mô tô
So sánh với năm trước
Tổng số
Tăng (giảm) tuyệt đối
Tăng (giảm) tương đối
(%)
Tăng (giảm) tuyệt đối
Tăng (giảm) tương đối
(%)
1990
246 194
-
-
1 209 463
-
-
1 455 657
1991
256 898
10 704
4,30
1 522 184
312 721
25,90
1 779 082
1992
268 000
11 102
4,30
2 039 000
516 816
34,00
2 307 000
1993
292 899
24 899
9,30
2 427 163
388 163
19,00
2 720 062
1994
330 000
37 101
12,70
3 000 000
572 837
23,60
3 330 000
1995
340 779
10 779
3,30
3 578 156
578 156
19,30
3 918 935
1996
386 979
46 200
13,60
4 208 274
630 118
17,60
4 595 253
1997
418 768
31 789
8,20
4 827 219
618 945
14,70
5 245 987
1998
443 000
24 232
5,80
5 200 000
372 781
7,70
5 643 000
1999
465 000
22 000
5,00
5 585 000
385 000
7,40
6 050 000
2000
483 917
18 917
4,10
6 210 823
625 823
11,20
6 694 740
2001
557 092
73 175
15,10
8 359 042
2 148 219
34,60
8 916 134
2002
607 401
50 309
9,00
10 273 000
1 913 958
22,90
10 880 401
2003
675 000
67 599
11,10
11 379 000
1 106 000
10,80
12 054 000
2004
774 824
99 824
14,80
13 375 992
1 996 992
17,50
14 150 816
2005
891 104
116 280
15,00
16 086 644
2 710 652
20,30
16 977 748
2006
1 026 512
135 408
15,20
18 901 206
2 814 562
17,50
19 927 718
(Nguồn: Báo cáo của Ủy ban an toàn giao thông)
Nếu năm 1990, cả nước chỉ có 246.194 xe ô tô thì đến năm 2006 đã có 1.026.512 xe (tăng 4,17 lần). Số lượng xe máy tăng lên nhiều hơn với 15,6 lần từ năm 1990 đến năm 2006. Trong khi đó tốc độ phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng ở nước ta hiện nay không đáp ứng được nhu cầu tham gia giao thông. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho số vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam khá cao. Bên cạnh đó, ý thức cũng như sự hiểu biết và tôn trọng luật an toàn giao thông của một số chủ phương tiện (phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá tải …..) làm cho rủi ro tai nạn giao thông ngày càng tăng. Ngoài ra, còn phải kể đến nguyên nhân là các phương tiện giao thông đường bộ cũ nát, không đảm bảo chất lượng. Bởi vậy, tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở nước ta trong những năm qua là rất khủng khiếp.
Bảng 1.2: Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam (1990 - 2006)
Năm
Số vụ
Số người chết
Số người bị thương
Số vụ
So sánh với năm trước
Số người chết
So sánh với năm trước
Số người bị thương
So sánh với năm trước
Tăng (giảm) tuyệt đối
Tăng (giảm) tương đối
(%)
Tăng (giảm) tuyệt đối
Tăng (giảm) tương đối
(%)
Tăng (giảm) tuyệt đối
Tăng (giảm) tương đối
(%)
1990
5 565
-
-
2 087
-
-
4 468
-
-
1991
6 864
1 299
23,30
2 395
308
14,80
6 846
2 378
53,20
1992
8 165
1 301
19,00
2 755
360
15,00
9 040
2 194
32,00
1993
11 678
3 513
43,00
4 350
1 595
57,90
12 590
3 550
39,30
1994
13 118
1 440
12,30
4 533
183
4,20
13 056
466
3,70
1995
15 376
2 258
17,20
5 430
897
19,80
16 920
3 864
29,60
1996
19 075
3 699
24,10
5 581
151
2,80
21 556
4 636
27,40
1997
19 162
87
0,46
5 324
-257
-4,60
20 465
-1 091
5,06
1998
20 725
1 563
8,16
5 518
194
3,64
21 869
1 404
6,86
1999
21 512
787
3,80
5 682
164
2,97
22 897
1 028
4,70
2000
23 115
1 603
7,45
6 131
449
7,90
24 264
1 367
5,97
2001
24 324
1 209
5,23
7 526
1 395
22,75
25 689
1 425
5,87
2002
25 998
1 674
6,88
8 312
786
10,44
25 955
266
1,04
2003
27 121
1 123
4,32
8 851
539
6,48
26 256
301
1,16
2004
29 135
2 014
7,43
9 103
252
2,85
27 102
846
3,22
2005
29 083
-52
-0,18
11 214
2 111
23,19
28 326
1 224
4,52
2006
30 125
1 042
3,58
12 111
897
8,00
28 965
639
2,26
(Nguồn: Báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông )
Theo số liệu ra ở bảng trên, số vụ tai nạn giao thông ở nước ta đã tăng lên 5,4 lần, số người chết tăng lên 5,8 lần và số người bị thương tăng lên 6,5 lần trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2006.
Khi tai nạn giao thông xảy ra, các chủ xe không chỉ bị thiệt hại về vật chất , thiệt hại về con người mà còn có thể phải đền bù thiệt hại cho các nạn nhân trong vụ tai nạn. Thực tế này đã tạo ra cả sức ép tài chính lẫn tinh thần đối với các chủ phương tiện giao thông đường bộ. Chính vì vậy, bảo hiểm xe cơ giới đã được triển khai ở hầu hết các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam nhằm đáp ứng cho nhu cầu được bảo vệ của chủ xe khi có rủi ro tai nạn giao thông xảy ra.
Bảo hiểm xe cơ giới là tập hợp các nghiệp vụ bảo hiểm gắn với các rủi ro tai nạn giao thông đường bộ, bao gồm: bảo hiểm vật chất xe cơ giới, bảo hiểm TNDS chủ xe đối với người thứ ba, bảo hiểm TNDS chủ xe đối với hang hoá chuyên chở trên xe, bảo hiểm TNDS chủ xe đối với hành khách, bảo hiểm tai nạn lái phụ xe, bảo hiểm người ngồi trên xe,… Trong số đó, bảo hiểm vật chất xe và bảo hiểm TNDS chủ xe đối với người thứ ba là hai nghiệp vụ chủ yếu. Trước thực trạng tai nạn giao thông đường bộ ngày càng nhiều, cho nên sự ra đời và phát triển của bảo hiểm xe cơ giới là một tất yếu khách quan.
1.2 Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe và bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
1.2.1 Góp phần ổn định tài chính cho chủ phương tiện khi gặp rủi ro tai nạn giao thông
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang có những chuyển biến to lớn cả về chất và về lượng, Nhà nước không ngừng khuyến khích mọi thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh nhằm tận dụng nguồn tài chính nằm trong dân, nguồn vốn nhàn rỗi vào kinh doanh để sinh lời. Đối với một doanh nghiệp thì nguồn vốn quyết định sức mạnh, vị thế, vì vậy mà trong quá trình kinh doanh doanh nghiệp dự trữ một khoản tiền tương đối lớn để đề phòng khi rủi ro xảy ra bất ngờ thì quả là lãng phí. Đặc biệt đối với doanh nghiệp có nhiều đầu xe thì quỹ dự trữ chiếm tỷ lệ lớn và rất khó xác định. Khó khăn này sẽ được giải quyết thông qua hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới, công ty bảo hiểm sẽ lập quỹ bảo hiểm và quỹ này hoạt động trên nguyên tắc “số đông bù số ít’’. Lúc này thay vì phải lập một quỹ riêng cho doanh nghiệp, chủ phương tiện có thể yên tâm hoạt động nhờ một quỹ lớn hơn rất nhiều do các thành viên khác cùng đóng góp.
Khi tham gia bảo hiểm, không ai muốn rủi ro xảy ra để được bảo hiểm. Tuy nhiên, rủi ro không loại trừ bất kỳ ai và có thể xảy ra bất cứ khi nào. Hậu quả là có thể gây thiệt hại cả về người và của cho chủ phương tiện và người thứ ba. Khi xảy ra tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường trong hạn mức đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự và số tiền bảo hiểm đối với vật chất xe. Số tiền bồi thường của công ty cho chủ phương tiện giúp họ ổn định tình hình tài chính, nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Có thể nói, bảo hiểm xe cơ giới đã góp phần tạo ra một tâm lý yên tâm, thoải mái cho các chủ xe, lái xe khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông.
1.2.2 Bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba, góp phần xoa dịu căng thẳng giữa chủ xe và người bị nạn.
Khi tai nạn giao thông xảy ra, những người thứ ba bị thiệt hại trong vụ tai nạn có thể không được đền bù hoặc không được đền bù kịp thời thoả đáng do khả năng tài chính hạn chế của chủ xe, nhất là trong những trường hợp có tổn thất lớn. Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba sẽ thay mặt chủ xe bồi thường cho nạn nhân một cách nhanh chóng kịp thời, không lệ thuộc vào tài chính của chủ xe. Rõ ràng, bảo hiểm là người đảm bảo quyền được nhận bồi thường của người thứ ba bị thiệt hại khi có rủi ro tai nạn giao thông xảy ra, mặc dù số tiền bồi thường của bảo hiểm có thể chỉ là một phần nhỏ trong thiệt hại khôn lường mà nạn nhân phải gánh chịu.
Không chỉ là người bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba, bảo hiểm còn là một người thương thuyết giỏi, có nhiều kinh nghiệm qua nhiều lần tham gia giải quyết bồi thường cho các nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Mối quan hệ vốn dễ bị căng thẳng, thậm chí là xung đột giữa chủ xe và phía bên nạn nhân nhờ vậy có thể được xoa dịu, được giải quyết theo hướng ôn hoà hơn.
1.2.3 Góp phần ngăn ngừa và đề phòng hạn chế tổn thất do tai nạn giao thông.
Số phí thu được từ người tham gia bảo hiểm sẽ hình thành nên một quỹ rất lớn, quỹ này ngoài việc sử dụng bồi thường cho xe cơ giới khi rủi ro xảy ra, còn sử dụng để đề phòng hạn chế tổn thất. Những nguy cơ tai nạn do hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém đã được các DNBH hỗ trợ đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng đường lánh nạn, đường phụ, làm thêm các biển báo chỉ đường, v.v… từ đó đã làm giảm nguy cơ gây tai nạn. Đồng thời, DNBH cũng khuyến khích các chủ xe nâng cao ý thức đề phòng hạn chế rủi ro và tổn thất. Chẳng hạn, các DNBH có thể phối hợp với các ban ngành chức năng có liên quan để thực hiện tuyên truyền luật an toàn giao thông. Các DNBH cũng có thể áp dụng mức phí ưu đãi dành cho các chủ xe, lái xe ít gặp tai nạn giao thông, thực hiện đề phòng hạn chế tổn thất tốt.
1.2.4 Góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước và tạo thêm việc làm cho người lao động
Đời sống của con người ngày càng được nâng lên, số lượng xe cơ giới cũng tăng theo. Hơn nữa, khi điều kiện sống đầy đủ, trình độ nhận thức cao hơn thì nhu cầu bảo vệ cho bản thân, gia đình và tài sản lại càng được quan tâm đặc biệt. Vì thế, nhu cầu tham gia các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới ngày càng nhiều. Đây là cơ hội để tăng doanh thu phí cho các DNBH và tăng ngân sách nhà nước thông qua các hình thức thuế . Ngược lại, chính phủ có thể sử dụng ngân sách phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư hỗ trợ nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Cùng với các nghiệp vụ bảo hiểm khác, bảo hiểm xe cơ giới ra đời còn tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội.
1.3 Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe và bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
1.3.2 Bảo hiểm vật chất xe cơ giới
a. Đối tượng bảo hiểm
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm tài sản, chủ xe tham gia trên nguyên tắc tự nguyện. Đối tượng bảo hiểm chính là bản thân chiếc xe với đầy đủ các yếu tố như xe cơ giới phải có giá trị cụ thể (có thể lượng hoá bằng tiền); xe có giá trị sử dụng; xe có đầy đủ các điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật và pháp lý để được lưu hành; và xe cơ giới phải là một chỉnh thể thống nhất với đầy đủ các bộ phận cấu thành.
Đối tượng bảo hiểm vật chất xe cơ giới có thể là ôtô hoặc mô tô. Nếu đối tượng bảo hiểm là mô tô thì các chủ xe phải tham gia bảo hiểm cho toàn bộ xe. Nếu đối tượng bảo hiểm là ô tô thì khi tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới, các chủ xe có thể tham gia bảo hiểm cho toàn bộ xe hoặc chỉ tham gia bảo hiểm theo từng tổng thành riêng biệt.
Xét về mặt kỹ thuật xe cơ giới, người ta chia ô tô thành 7 tổng thành cơ bản:
- Tổng thành thân vỏ bao gồm: cabin toàn bộ, calang, cabô, chắn bùn, toàn bộ cửa và kinh, toàn bộ đèn và gương, toàn bộ phần vỏ kim loại, các cần gạt và bàn đạp ga, cần số, phanh chân, phanh tay...;
- Tổng thành hệ thống lái bao gồm : vô lăng lái, trục tay lái, thanh kéo ngang, thanh kéo dọc, phi de;
- Tổng thành hộp số: hộp số chính, hộp số phụ (nếu có);
- Tổng thành động cơ;
- Tổng thành trục trước (cần trước) bao gồm: dầm cầu trục lắp hệ thống treo nhíp, may ơ nhíp, cơ cấu phanh, nếu là cần chủ động thì có thêm một cần vi sai với vỏ cần;
- Tổng thành trục sau bao gồm: vỏ cầu toàn bộ, một cầu, vi sai, cụm may ơ sau, cơ cấu phanh, xi lanh phanh, trục lắp ngang, hệ thống treo cầu sau, nhíp...;
- Tổng thành bánh xe: lốp săm (kể cả săm lốp dự phòng);
Ngoài ra, đối với các xe chuyên dụng như xe cứu thương, xe cứu hoả, xe chở container….. thì có them tổng thành chuyên dụng.
Trong tất cả các tổng thành trên, tổng thành thân vỏ thường là phần dễ bị tổn thất nhất khi rủi ro tai nạn giao thông xẩy ra. Do đó, đây cũng chính là phần tổng thành được các chủ xe lựa chọn tham gia bảo hiểm nhiều nhất. Hiện nay, ở nước ta có trên 60% khách hàng mua bảo hiểm cho tổng thành này.
b. Phạm vi bảo hiểm
Trong hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới, các rủi ro bảo hiểm thường bao gồm: Tai nạn do đâm va, lật đổ, do cháy, nổ, bão lụt, sét đánh, động đất, mưa đá, mất cắp toàn bộ xe, do rủi ro bất ngờ gây nên.
Ngoài ra công ty bảo hiểm còn thanh toán cho chủ xe tham gia bảo hiểm những chí phí cần thiết và hợp lý nhằm:
- Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do rủi ro được bảo hiểm;
- Chi phí bảo vệ xe và kéo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất;
- Chi phí giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm bảo hiểm;
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường không vượt quá mức quy định trong hợp đồng khi tham gia bảo hiểm. Đồng thời, công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại vật chất của xe gây ra bởi:
- Hao mòn tự nhiên, mất giá, giảm dần chất lượng hay hỏng hóc do khuyết tật hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa. Hao mòn tự nhiên đựơc tính dưới hình thức khấu hao và tính theo tháng;
- Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị, săm lốp bị hư hỏng mà không do tai nạn gây ra, mất cắp bộ phận xe, hành động cố ý của chủ xe, lái xe, xe không đủ điều kiện và thiết bị kỹ thuật để lưu hành theo quy định của luật an toàn giao thông đường bộ;
- Chủ xe vi phạm nghiêm trọng luật an toàn giao thông đường bộ như: xe không có giấy phép lưu hành, lái xe không có bằng lái hoặc có nhưng không hợp lệ, lái xe bị ảnh hưởng của chất rượu bia, ma tuý hoặc chất kích thích khác trong khi điều khiển xe, xe chở chất cháy, nổ trái phép, xe chở quá trọng tải hay hành khách quy định, xe đi vào đường cấm, xe đi đêm không đèn, xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa;
- Những thiệt hại gián tiếp: giảm giá trị thương mại làm đình trệ sản xuất kinh doanh;
- Thiệt hại do chiến tranh;
Trường hợp chủ xe chuyển quyền sở hữu cho chủ xe khác trong thời hạn bảo hiểm thì quyền lợi bảo hiểm vẫn còn hiệu lực với chủ xe mới. Song chủ xe cũ không chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xe mới thì công ty bảo hiểm hoàn lại phí bảo hiểm cho họ và làm thủ tục bảo hiểm cho chủ xe mới nếu họ yêu cầu.
c. Số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là số tiền được ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc giấy yêu cầu bảo hiểm do chủ xe yêu cầu và được công ty bảo hiểm chấp nhận. Vì đây là loại hình bảo hiểm tài sản cho nên về nguyên tắc số tiền bảo hiểm phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm. Tuy nhiên, trong thực tế chủ xe có thể tham gia bảo hiểm với số tiền lớn hơn theo điều kiện bảo hiểm giá trị thay thế mới. Số tiền bảo hiểm hay giá trị bảo hiểm là một nội dung rất quan trọng trong giấy chứng nhận bảo hiểm, bởi vì chúng là cơ sở để các DNBH thanh toán số tiền bồi thường. Chẳng hạn:
+Trong trường hợp số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm (gọi là bảo hiểm dưới giá trị), khi tổn thất xảy ra công ty bảo hiểm sẽ bồi thường dựa trên tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm:
Số tiền bồi thường
=
Giá trị tổn thất thực tế x
Số tiền bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm
+Tuy nhiên, nếu chủ xe tham gia bảo hiểm cho một số tổng thành thì số tiền bồi thường không hoàn toàn tính theo công thức trên, mà được tính dựa trên tổn thất của tổng thành đó.
+Trường hợp số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm (gọi là bảo hiểm ngang giá trị), số tiền bồi thường là giá trị tổn thất thực tế.
+Trường hợp số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm (gọi là bảo hiểm trên giá trị) và nếu chủ xe mua theo điều kiện thay thế mới thì:
Số tiền bồi thường bằng giá trị xe tham gia bảo hiểm nếu xe bị tổn thất toàn bộ.
Số tiền bồi thường bằng giá trị thiệt hại thực tế nếu là tổn thất bộ phận.
Trong trường hợp tổn thất toàn bộ, số tiền bồi thường được tính phải trừ đi khấu hao cho đến thời điểm xảy ra tai nạn làm tròn theo tháng. Nếu xe bị thiệt hại nặng, tỷ lệ thiệt hại lớn hơn một mức nhất định nào đó (thường quy định 80% trở lên) được coi là tổn thất toàn bộ ước tính. Giá trị tận thu hay giá trị còn lại của đối tượng bảo hiểm này (xác xe) sẽ thuộc về công ty bảo hiểm; trường hợp công ty bảo hiểm không nhận thì chủ xe chịu trách nhiệm với phần đó.
Nguyên tắc để xác định giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế của xe trên thị trường tại thời điểm người tham gia mua bảo hiểm. Việc xác định đúng giá trị của xe tham gia bảo hiểm là rất quan trọng vì đây là cơ sở để tính toán bồi thường thiệt hại cho chủ xe. Thực tế, giá trị xe trên thị trường luôn biến động cũng là một khó khăn cho việc định giá. Do đó, để có căn cứ, công ty bảo hiểm thường dựa vào đăng ký xe để tính khấu hao và xác định giá trị. Cụ thể:
Giá trị bảo hiểm = nguyên giá - khấu hao
Nguyên tắc tính khấu hao thông thường theo tháng. Nếu thời điểm tham gia bảo hiểm từ ngày thứ 15 trở về đầu tháng đó thì có tính khấu hao; còn nếu từ ngày 16 trở đi thì tháng đó không tính khấu hao. Việc tính khấu hao được tính theo nguyên giá
Mức khấu hao
=
Giá trị ban đầu x Tỷ lệ khấu hao
Thời gian sử dụng
e. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới là khoản tiền nhất định mà người tham gia phải nộp cho nhà bảo hiểm sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực từ khi người tham gia bảo hiểm nộp phí. Định phí bảo hiểm là công việc rất quan trọng. Phí được coi là giá cả của sản phẩm bảo hiểm cho nên nếu hợp lý mới thu hút được khách hàng, tăng khả năng cạnh đối với đối thủ cùng triển khai nghiệp vụ… Khi xác định phí bảo hiểm cho từng đối tượng tham gia cụ thể, công ty bảo hiểm thường căn cứ vào các yếu tố như: loại xe, lịch sử về tình hình tổn thất, mục đích sử dụng, tuổi tác và kinh nghiệm của lái xe, khu vực giữ và để xe…
Giống như cách tính phí bảo hiểm nói chung, phí bảo hiểm tính cho mỗi đầu xe với mỗi loại xe được xác định theo công thức:
P = f + d
Trong đó: P : phí thu mỗi đầu xe
d : phụ phí
f : phí thuần (phí bồi thường)
Việc xác định phí thuần căn cứ vào số liệu thống kê về tình hình tổn thất của những năm trước đó.
f =
Trong đó: Si: số vụ tai nạn giao thông xảy ra năm thứ i
Ti: thiệt hại bình quân một vụ trong năm thứ i
Ci: số xe hoạt động thức tế trong năm thứ i
Phần phụ phí (d) gồm các chi phí như: chi đề phòng hạn chế tổn thất, chi quản lý… Ngoài ra, trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới các công ty còn áp dụng các biện pháp đặc biệt giảm phí và hoàn phí trong trường hợp khách hàng tham gia nhiều với số lượng lớn và rủi ro xảy ra ít…
Tất cả các trường hợp giảm phí thì phần phí được giảm sẽ ghi trong bản phụ lục đính kèm với hợp đồng bảo hiểm. Riêng đối với những xe hoạt động mang tính thời vụ, tức là chỉ hoạt động một số tháng trong năm thì chủ xe đóng phí cho những tháng hoạt động theo công thức:
Mức phí bảo hiểm
=
Mức phí cả năm x
Số tháng xe hoạt động trong năm
12
Để thuận tiện cho việc tính toán các công ty thường áp dụng phí thời vụ. Chẳng hạn, Bộ Tài Chính nước ta quy định:
Xe hoạt động dưới 3 tháng đóng 30% phí cả năm;
Xe hoạt động 3 - 6 tháng đóng 60% phí cả năm;
Xe hoạt động 6 - 9 tháng đóng 90% phí cả năm;
Xe hoạt động 9 tháng trở lên đóng 100% phí cả năm;
Công ty bảo hiểm sẽ hoàn phí đối với trường hợp chủ xe đã đóng phí cả năm, nhưng trong năm xe không hoạt động vì một lý do nào đó. Trong trường hợp công ty bảo hiểm hoàn lại phí bảo hiểm của những tháng xe ngừng hoạt động, phí hoàn lại được tính theo công thức.
Phí hoàn lại
=
Phí cả năm x
Số tháng xe không hoạt động
x Tỷ lệ hoàn phí
12
Đối với trường hợp bảo hiểm phải tính khấu hao thay thế mới thì công ty áp dụng biểu phí như sau:
Bảng 1.3: Biểu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Giá trị thực tế của xe
Tỷ lệ phí (%)
BH toàn bộ xe
BH thân vỏ xe
1.Xe sử dụng dưới 3 năm
(giá trị còn lại trên 70% giá trị xe mới)
1,5
2,5
2. Xe sử dụng từ 3 – 6 năm
( giá trị còn lại 50% - 70% )
1,7
2,7
3. Xe sử dụng trên 6 năm
(giá trị còn lại < 50%)
1,9
2,9
(Nguồn: Từ biểu phí bảo hiểm xe cơ giới của công ty PJICO)
Nếu chủ phương tiện tham gia bảo hiểm dưới hình thức không tính khấu hao thay thế mới, khi rủi ro phát sinh công ty sẽ bồi thường cho xe không tính khấu hao thay thế mới của vật tư. Việc xác định chính xác giá xe khi tham gia bảo hiểm là rất quan trọng. Vì trên thực tế tuy xe có thời gian sử dụng không lâu, song do quá trình sử dụng bảo quản không tốt dẫn tới giá trị còn lại của xe không đáng là bao so với giá trị xe mới.
1.3.2 Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối người thứ 3
Trong cuộc sống hàng ngày mỗi cá nhân, tổ chức đều phải chịu trước pháp luật về hành vi của mình, nếu hành vi bất cẩn đó gây thiệt hai cho người khác thì cá nhân, tổ chức đó phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại do mình gây ra. Thực tế không chỉ trong bảo hiểm xe cơ giới mới có Bảo hiểm TNDS mà còn tồn tại rất nhiều loại hình Bảo hiểm TNDS khác: bảo hiểm TNDS sản phẩm, bảo hiểm TNDS của chủ sử dụng lao động……Vì vậy, loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự rất phổ biến và có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 cũng là dạng Bảo hiểm TNDS vì thế nó cũng có đầy đủ các đặc điểm của bảo hiểm trách nhiệm:
Thứ nhất, đối tượng bảo hiểm rất trừu tượng. Vì đối tượng của bảo hiểm trách nhiệm là phần trách nhiệm pháp lý phát sinh phải bồi thường trách nhiệm dân sự tại thời điểm thạm gia bảo hiểm. Phần trách nhiệm này chưa xác định được bởi vì nó chưa xảy ra. Chỉ khi trách nhiệm dân sự phát sinh thì mới biết giá trị cụ thể của trách nhiệm là bao nhiêu .
Thứ hai, bảo hiểm trách nhiệm chỉ có một rủi ro duy nhất là khi pháp luật quy định đã phát sinh trách nhiệm dân sự.
Thứ ba, bảo hiểm trách nhiệm thường áp dụng dưới hình thức bắt buộc. Mục đích áp dụng hình thức này ngoài việc ổn định tài chính cho người được bảo hiểm còn bảo vệ quyền lợi cho phía nạn nhân (vì có những thiệt hại xảy ra vượt quá khả năng tài chính của chủ phương tiện).
Thứ tư, bảo hiểm trách nhiệm thường chỉ giới hạn ở một mức trách nhiệm nhất định. Nói cách khác, công ty bảo hiểm thường giới hạn trách nhiệm của mình bởi một số tiền bảo hiểm nhất định.
a. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
a.1. Đối tượng bảo hiểm
Người tham gia bảo hiểm thông thường là các chủ xe, có thể là cá nhân hay đại diện cho một tập thể. Người bảo hiểm chỉ nhận phần Bảo hiểm TNDS của chủ xe phát sinh do hoạt động điều khiển xe cơ giới của lái xe. Như vây, đối tượng bảo hiểm là TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3. Đối tượng này được xác định như sau:
TNDS chủ xe đối với bên thứ 3
=
Mức độ lỗi của xe
x
Thiệt hại thức tế của bên thứ 3
Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được số tiền bồi thường trách nghiệm dân sự thì phán quyết của toà án sẽ là quyết định cuối cùng. Như vậy đối tượng bảo hiểm chỉ được xác định cụ thể khi có tai nạn xảy ra.
Các điều kiện phát sinh TNDS của chủ xe đối với người thứ 3 bao gồm:
- Có thiệt hại về tài sản kinh doanh, tính mạng hoặc sức khoẻ của bên thứ 3.
- Chủ xe phải có hành vi gây thiệt hại về người hoặc tài sản cho bên thứ 3 (hành vi này có thể là vô tình hay cố tình) mà lái xe vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ hoặc vi phạm các quy định khác của Nhà nước, cũng có thể là rủi ro về mặt kỹ thuật mà chủ xe không lường trước được.
- Phải có quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của chủ xe (lái xe) với những thiệt hại của người thứ 3.
- Phải có khiếu nại của bên thứ 3.
Người thứ 3 có thể là người đi bộ hay người đi xe đạp hoặc các phương tiện cơ giới khác, đường sá hoa màu … nhưng không bao gồm các trường hợp sau:
- Lái phụ xe, người làm công cho chủ xe.
- Những người lái xe phải nuôi dưỡng như cha mẹ, vợ, con …
- Hành khách những người có mặt trên xe.
- Thiệt hại về tình trạng sức khoẻ xảy ra cho bản thân người điều khiển xe.
- Các khoản phạt mà lái xe hoặc chủ xe phải chịu.
Khác với các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trong bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, đối tượng bảo hiểm có tính trìu tượng. Chỉ khi nào xảy ra tai nạn, hai bên hợp đồng bảo hiểm mới xác định được TNDS của chủ xe đối với người nào cụ thể và mức độ trách nhiệm được xác định là bao nhiêu. Thậm chí trong những trường hợp hai bên không thoả thuận được mức độ trách nhiệm của chủ xe thì quyết định cuối cùng sẽ thuộc về toà án.
a.2 Phạm vi bảo hiểm
Trong Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3, các thiệt hại nằm trong phạm vi trách nhiệm của người được bảo hiểm bao gồm:
- Thiệt hại về tính mạng và tình trạng sức khoẻ, hàng hoá, tài sản … của bên thứ 3.
- Thiệt hại về tài sản làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh hoặc làm giảm thu nhập.
- Các chi phí cấn thiết và hợp lý để ngăn ngừa và hạn chế thiệt hại, các chi phí thực hiện các biện pháp đề xuất của cơ quan bảo hiểm (kể cả biện pháp không mang lại hiệu quả).
- Những thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của người tham gia cưú chữa, ngăn ngừa tại nạn, chi phí cấp cứu, và chăm sóc nạn nhân.
Tuy nhiên người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các vụ tai nạn mặc dù có phát sinh TNDS trong các trường hợp sau:
- Tai nạn do hành động cố ý của chủ xe, lái xe và người bị thiệt hại.
- Xe không đủ điều kiện an toàn kỹ thuật và thiết bị an toàn để tham gia giao thông theo quy định của điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ.
- Chủ xe lái xe vi phạm nghiêm trọng trật tự an toàn giao thông như: Xe không có giấy phép lưu hành, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và môi trường, lái xe không bằng lái, lái xe bị ảnh hưởng của các chất kích thích như: rượu, bia, ma tuý, xe chở chất cháy, chất nổ trái phép, xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, đua xe trái phép, chạy thử sau khi sửa chữa, xe đi vào đường cấm, đi đêm không có đèn hoặc chỉ có đèn bên phải, xe không có hệ thống lái bên phải
- Thiệt hại do chiến tranh.
- Thiệt hại gián tiếp do tai nạn như giảm giá trị thương mại, làm đình trệ sản xuất kinh doanh.
- Thiệt hại đối với tài sản bị cướp, mất cắp trong tai nạn.
- Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia trừ khi có thoả thuận khác.
Ngoài ra người bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm đối với tài sản như vàng bạc, đá quý, tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài …
b. Mức trách nhiệm bảo hiểm
Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền cao nhất mà doanh nghiệp._. bảo hiểm có thể bồi thường cho mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm. Như ta đã biết, thiệt hại TNDS chưa thể xác định ngay tại thời điểm tham gia bảo hiểm, có thể là không đáng kể, có thể là rất lớn. Vì vậy, một mặt để nâng cao trách nhiệm của người tham gia, mặt khác để đảm bảo chi trả bảo hiểm cho người tham gia chính xác, công ty bảo hiểm có thể đưa ra các giới hạn nhất định đối với mức bồi thường tối đa để người tham gia bảo hiểm tự lựa chọn. Tức là công ty bảo hiểm không bồi thường toàn bộ thiệt hại trách nhiệm dân sự phát sinh mà chỉ khống chế trong phạm vi số tiền bảo hiểm đã xác định khi tham gia. Số thiệt hại còn lại chủ xe phải bồi thường cho người thứ ba theo pháp luật.
Theo Qui định mới nhất hiện nay ở nước ta về bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 09/04/2007 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới
, hạn mức tối thiểu bắt buộc các chủ xe máy phải tham gia là:
Về người: 30 triệu đồng/người
Về tài sản: 30 triệu đồng/vụ
Còn các chủ xe ô tô phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe đối với người thứ ba với hạn mức trách nhiệm tối thiểu là:
Về người: 50 triệu đồng/người
Về tài sản: 50 triệu đồng/vụ.
Mức trách nghiệm tối thiểu quy định là bao nhiêu phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Vì thế, nó có thể được thay đổi cho phù hợp. Trong bảo hiểm TS, mức này thường do nhà nước quy định thống nhất
Ngoài ra, các công ty bảo hiểm có thể đưa ra hạn mức trách nhiệm bảo hiểm đáp ứng với nhu cầu được bảo hiểm trách nhiệm cao của các chủ xe. Chẳng hạn, các chủ xe có thể tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba với hạn mức trách nhiệm là 800 triệu đồng/người/vụ và 1.600 triệu đồng/tài sản/vụ (tối đa là 6.400 triệu đồng/vụ).
c. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà chủ xe phải nộp cho công ty bảo hiểm để hình thành nên một quỹ tiền tệ tập trung đủ lớn để bồi thường thiệt hại xảy ra trong năm nghiệp vụ theo phạm vi bảo hiểm. Biểu phí bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba cho hạn mức trách nhiệm tổi thiểu bắt buộc hiện nay ở nước ta do Bộ Tài Chính quy định (Xem Bảng 1.4)
Bảng 1.4: Biểu phí bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba cho hạn mức trách nhiệm tối thiểu bắt buộc
STT
Loại xe
Phí bảo hiểm năm (đồng)
I
Mô tô 2 bánh:
1
Từ 50 cc trở xuống
50.000
2
Trên 50 cc
55.000
II
Xe lam, mô tô ba bánh, xích lô máy, xe lôi
210.000
III
Xe ô tô không kinh doanh vận tải
1
Loại xe dưới 6 chỗ ngồi
300.000
2
Loại xe từ 6 đến 11 chỗ ngồi
600.000
3
Loại xe từ 12 đến 24 chỗ ngồi
960.000
4
Loại xe trên 24 chỗ ngồi
1.380.000
5
Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup)
705.000
IV
Xe ô tô kinh doanh vận tải
1
Dưới 6 chỗ ngồi theo đăng ký
525.000
2
6 chỗ ngồi theo đăng ký
645.000
3
7 chỗ ngồi theo đăng ký
750.000
4
8 chỗ ngồi theo đăng ký
870.000
5
9 chỗ ngồi theo đăng ký
975.000
6
10 chỗ ngồi theo đăng ký
1.095.000
7
11 chỗ ngồi theo đăng ký
1.200.000
8
12 chỗ ngồi theo đăng ký
1.320.000
9
13 chỗ ngồi theo đăng ký
1.425.000
10
14 chỗ ngồi theo đăng ký
1.545.000
11
15 chỗ ngồi theo đăng ký
1.665.000
12
16 chỗ ngồi theo đăng ký
1.770.000
13
17 chỗ ngồi theo đăng ký
1.890.000
14
18 chỗ ngồi theo đăng ký
1.995.000
15
19 chỗ ngồi theo đăng ký
2.115.000
16
20 chỗ ngồi theo đăng ký
2.220.000
17
21 chỗ ngồi theo đăng ký
2.340.000
18
22 chỗ ngồi theo đăng ký
2.445.000
19
23 chỗ ngồi theo đăng ký
2.565.000
20
24 chỗ ngồi theo đăng ký
2.685.000
21
25 chỗ ngồi theo đăng ký
2.790.000
22
Trên 25 chỗ ngồi
2.790.000 + 30.000 x (số chỗ ngồi - 25 chỗ)
V
Xe ô tô chở hàng (xe tải)
1
Dưới 3 tấn
570.000
2
Từ 3 đến 8 tấn
1.110.000
3
Từ 8 đến 15 tấn
1.530.000
4
Trên 15 tấn
1.950.000
(Phí bảo hiểm trên đây chưa bao gồm 10% thuế Giá trị gia tăng)
Nguồn: Quyết định 23/2007/QĐ-BTC
Ngoài ra, biểu phí này còn được điều chỉnh đối với một số loại xe nhất định. Chẳng hạn, phí bảo hiểm TNDS tối thiểu của chủ xe taxi đối với người thứ ba được điều chỉnh bằng 150% của phí xe kinh doanh cùng số chỗ ngồi quy định tại mục IV. Về mặt lý thuyết, phí bảo hiểm TNDS được tính theo công thức sau:
P = f + d
Trong đó: P: phí bảo hiểm trên đầu phương tiện
f: phí thuần
d: phụ phí
Phí thuần được tính theo công thức:
Trong đó:
Si: số vụ tai nạn xảy ra có phát sinh TNDS của chủ xe được bảo hiểm bồi thường năm i
Ti: số tiền bồi thường bình quân 1 vụ tai nạn trong năm i có phát sinh TNDS.
Ci: số phương tiện tham gia bảo hiểm trong năm i
n: số năm thống kê thường là 3 - 5 năm
Công thức trên được tính theo từng hạn mức cụ thể.
Phí bảo hiểm được tính theo đầu phương tiện và người tham gia bảo hiểm đóng theo số lượng đầu phương tiện của mình. Đây là bảo hiểm bắt buộc và thời hạn bảo hiểm thông thường là một năm nên các chủ xe nộp phí một lần khi tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, với các chủ xe có số lượng đầu xe lớn thì các công ty bảo hiểm thường có các ưu tiên mang tính chính sách khách hàng. Chẳng hạn, các chủ xe phải nộp một lượng phí lớn có thể nộp thành 2 lần, hoặc số lần nộp mức phí tương ứng có xét giảm phí theo số lượng phương tiện tham gia bảo hiểm (giảm tối đa là 20 %). Ngược lại, nếu chủ xe không tham gia bảo hiểm TNDS chủ xe theo đúng qui định thì phải nộp phạt theo thời gian chậm đóng.
- Chậm 1 ngày - 2 tháng phải nộp thêm 100% phí cơ bản
- Chậm 2 tháng - 4 tháng phải nộp thêm 200% phí cơ bản
- Chậm 4 trở lên nộp thêm 300% phí cơ bản
- Hoặc sẽ bị huỷ bỏ hợp đồng.
Ngoài ra, Bộ Tài Chính còn đưa ra biểu phí bảo hiểm TNDS dài hạn áp dụng với những trường hợp chủ xe muốn tham gia loại hình bảo hiểm này với thời hạn dài hơn 1 năm. Mức phí được quy định cụ thể như sau:
Bảng 1.5: Biểu phí dài hạn bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
Thời hạn bảo hiểm
Mức phí áp dụng
(% phí bảo hiểm năm)
Trên 12 đến 15 tháng
124%
Trên 15 đến 18 tháng
144%
Trên 18 đến 21 tháng
152%
Trên 21 đến 24 tháng
160%
Trên 24 đến 30 tháng
208%
Trên 30 đến 36 tháng
240%
Nguồn: Quyết định 23/2007/QĐ-BTC
Đối với các phương tiện hoạt động ngắn hạn (dưới 1 năm) thời gian tham gia bảo hiểm được lấy tròn tháng và phí được xác định như sau:
PNH
=
PN x Số tháng xe hoạt động
Trong đó:
PNH: phí bảo hiểm đối với các phương tiện hoạt động ngắn hạn
PN: phí bảo hiểm 1 năm
Trường hợp tham gia đóng phí cả năm, nhưng đến thời điểm nào đó xe không hoạt động hoặc chuyển quyền sở hữu cho người khác. Trong trường hợp này nếu chủ xe chuyển bảo hiểm theo xe thì hợp đồng bảo hiểm vẫn có giá trị thực hiện bình thường, còn chủ xe không muốn chuyển bảo hiểm theo xe thì chủ phương tiện được hoàn lại phí bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của năm:
PHL = P x
Số tháng xe hoạt động
12
1.4 Giám định và bồi thường thiệt hại trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới và bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
1.4.1 Vai trò của công tác giám định và bồi thường
Giám định bồi thường được coi là nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm. Sỡ dĩ như vậy là do vai trò thiết thực của nó đối với doanh nghiệp và với khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm.
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, hoạt động giám định gắn liền với hoạt động bồi thường bảo hiểm. Giám định quyết định trực tiếp đến số vụ bồi thường chi trả. Do đó, hoạt động giám định được thực hiện tốt và chính xác sẽ xác định chính xác số tiền bồi thường hoặc chi trả.
Giám định tổn thất được thực hiện bởi các chuyên viên giám định. Ở các nước phát triển, chuyên viên giám định có thể do công ty bảo hiểm lựa chọn và chỉ định, nhưng thông thường chuyên viên giám định là của doanh nghiệp bảo hiểm. Để đảm bảo giám định được khách quan, tránh trục lợi bảo hiểm nhân viên giám định phải là người không có quan hệ với khách hàng bảo hiểm. Điều đó giúp DNBH tránh bồi thường sai, góp phần làm tăng doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Giám định giúp xác định chính xác nguyên nhân và mức độ của tổn thất, từ đó giúp cho khách hàng có thể hiểu rõ của doanh nghiệp, về hoạt động bồi thường nhằm tránh những hiều nhầm đáng tiếc có thể xảy ra.
Trong quá trình giám định, nhân viên giám định phải làm tròn nghĩa vụ của mình, phải khách quan và rõ ràng, phải giái thích đầy đủ và cặn kẽ cho khách hàng về quy cách làm việc và các thắc mắc của họ. Nếu giám định tốt sẽ giải quyết tốt khâu bồi thường, củng cố lòngtin cho khách hàng và nâng cao uy tin cho doanh nghiệp để từ đó giúp doanh nghiệp bảo hiểm nâng cao sức cạnh trạnh.
1.4.2 Mục tiêu của công tác giám định bồi thường
Khi xảy ra sự cố bảo hiểm. công tác giám định sẽ giúp tìm hiểu được mức độ và nguyên nhân dẫn đến tai nạn, từ đó xác định được trách nhiệm bảo hiểm. Tai nạn có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau và có tổn thất khác nhau, thông qua công tác giám định bồi thường sẽ sàng lọc và tìm ra những nguyên nhân, tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm đã ký kết. Như vậy, mục tiêu của công tác giám định bồi thường là giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ tai nạn phát sinh để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho khách hàng tham gia bảo hiểm và hoàn thành trách nhiệm của bản thân doanh nghiệp bảo hiểm. Từ đó, giúp khách hàng ổn định tài chính và kinh doanh.
Sau khi kết thúc quá trình giám định, cần phải lập biên bản giám định. Biên bản giám định cần phải đáp ứng hai yêu cầu:
- Thể hiện tính khách quan, tỉ mỉ, đầy đủ thông tin chi tiết về thiệt hại do tai nạn gây nên.
- Căn cứ vào hợp đồng bảo hiểm và mức thiệt hại thực tế, đề xuất được phương án khắc phục thiệt hại một cách hợp lý nhất.
1.4.3 Nguyên tắc chung trong công tác giám định bồi thường
a. Nguyên tắc giám định
Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh mà đòi hỏi công tác giám định phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản:
Thứ nhất, công tác giám định phải được tiến hành sớm nhất ngay sau khi nhận được thông báo về vụ tai nạn đối với xe được bảo hiểm, Nguyên tắc này giúp nhà bảo hiểm tránh được hiện tượng trục lợi bảo hiểm cũng như nắm bắt công việc được chính xác giúp khách hàng thu thập hồ sơ nhanh chóng
Thứ hai, quá trình giám định phải được tiến hành bởi giám định viên. Giám định viên có thể là nhân viên của công ty bảo hiểm hoặc do công ty bảo hiểm thuê. Nguyên tắc này bảo vệ quyền lợi chính đáng của tổ chức bảo hiểm cũng như đảm bảo yêu cầu của công tác giám định là nhanh chóng, chính xác.
Thứ ba, Khi tiến hành giám định phải có mặt của chủ xe (lái xe hoặc đại diện hợp pháp của chủ xe) để đảm bảo cho tính hợp lệ, hợp pháp của biên bản giám định. Và phải có chữ ký của các bên nhằm tránh những trường hợp khiếu kiện có thể xẩy ra.
Thứ tư, biên bản giám định cuối cùng chỉ cung cấp cho người yêu cầu giám định, không lộ nội dung giám định cho cơ quan khác, trừ trường hợp đã được tổ chức bảo hiểm cho phép
b. Nguyên tắc bồi thường
- Giải quyết đúng chế độ bảo hiểm, đúng trách nhiệm bảo hiểm: về đối tượng bảo hiểm, rủi ro nhận bảo hiểm, đúng thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm, trả tiền đúng đối tượng.
- Đủ căn cứ pháp lý chứng minh được, đối tượng được bảo hiểm đã gặp rủi ro nhận bảo hiểm khi hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực, thiệt hại thuộc phạm vi nhận bảo hiểm, không vi phạm những điểm loại trừ.
- Giải quyết phải nhanh chóng, kịp thời, chặt chẽ nhưng không quá phức tạp có thể thực hiện được. Có các phương án thay thế khi cần.
- Số tiền bồi thường sẽ được chi trả căn cứ vào kết quả giám định, hợp đồng và các nguyên tắc bảo hiểm cụ thể.
1.4.4 Giám định viên
a. Vai trò của giám định viên
Công tác giám định bồi thường là công việc tạo nên chất lượng sản phẩm trong quá trình cạnh tranh của công ty bảo hiểm. Nhất là đối với nghiệp vụ bảo hiểm vật chất và TNDS xe cơ giới - nghiệp vụ được hầu hết các công ty bảo hiểm phi nhân thọ coi là chủ chốt, thì vai trò của công tác giám định bồi thường càng trở lên quan trọng. Giám định tổn thất được thực hiện bởi các nhân viên giám định. Ở các nước phát triển, nhân viên giám định có thể do công ty bảo hiểm lựa chọn và chỉ định, nhưng thông thường nhân viên giám định là của doanh nghiệp bảo hiểm. Để đảm bảo cho việc giám định được khách quan, nhân viên giám định không được có quan hệ với khách hàng bảo hiểm. Nhờ đó giúp các doanh nghiệp bảo hiểm tránh được tình trạng cấu kết giữa nhân viên giám định và khách hàng nhằm trục lợi bảo hiểm, từ đó giảm được số vụ bồi thường sai, giảm tổn thất cho công ty bảo hiểm. Công việc của giám định viên sẽ quyết định đến hiệu quả của từng nghiệp vụ và quyết định đến kết quả kinh doanh của công ty. Trong quá trình giám định, nhân viên giám định phải làm tròn nghĩa vụ của mình, phải khách quan và rõ ràng, phải giải thích đầy đủ và cặn kẽ cho khách hàng về cách làm việc và các thắc mắc của họ. Giám định tốt là cơ sở cho thực hiện bồi thường tốt, từ đó củng cố lòng tin cho khách hàng, nâng cao uy tín, chất lượng của doanh nghiệp.
Việc giám định của giám định viên bảo hiểm phải được tiến hành độc lập với cơ quan chức năng khác. Họ phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật Nhà nước về tính khách quan và trung thực khi kết luận nguyên nhân, mức độ tổn thất và đánh giá lỗi gây ra tai nạn của từng bên liên quan.
b. Nhiệm vụ của giám định viên
- Chuẩn bị các tài liệu, phương tiện phục vụ công việc: Biên bản giám định, máy ảnh, mẫu tờ khai…
- Kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ xe: Giấy chứng nhận bảo hiểm, Đăng kí xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, bằng lái xe. Cán bộ giám định sao chụp và kí tên xác nhận đã kiểm tra sao y bản chính vào bản sao.
- Trong trường hợp ngày cấp đơn bảo hiểm và ngày xảy ra tai nạn cách nhau trong vòng 5 ngày phải kiểm tra xác minh xem ngày mua bảo hiểm có sau khi xảy ra sự cố không.
- Chụp ảnh tổn thất:
+ Ảnh tổng thể: Có đầy đủ biển số xe và toàn bộ xe, ảnh hiện trường (nếu có thể).
+ Ảnh chi tiết: Phải nhìn rõ thiệt hại, vết vỡ hỏng, dùng mực hay phấn đánh dấu, khoanh vùng vị trí hư hỏng. Trường hợp thiệt hại nặng cần thiết chụp ảnh số khung, số máy.
+ Những trường hợp có dấu hiệu do nguyên nhân kĩ thuật hay các nguyên nhân nằm trong điều loại trừ phạm vi bảo hiểm cần chụp ảnh các chi tiết liên quan để chứng minh nguyên nhân thiệt hại.
+ Lập bảng ảnh trong hồ sơ: Ghi rõ ngày chụp, người chụp, chú thích minh họa cho các ảnh.
- Kiểm tra ngày số khung, số máy của xe được giám định.
Nếu cần có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia liên quan đến đối tượng được giám định hoặc các cơ quan kĩ thuật chuyên môn (Đăng kiểm, thuê công ty giám định…)
- Hướng dẫn chủ xe thực hiện các công việc tiếp theo sau khi giám định: Thu thập hồ sơ của Công an, quyết định của Tòa án…
1.4.5 Quy trình giám định tổn thất
Giám định bảo hiểm chỉ chấp nhận yêu cầu giám định trong những trường hợp xảy ra tai nạn, có tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Tuỳ từng nghiệp vụ bảo hiểm mà tổ chức giám định tổn thất cho phù hợp. Có thể khái quát quy trình giám định theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị giám định. Trước khi tiến hành giám định phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết liên quan đến đối tượng bảo hiểm như: đơn bảo hiểm hoặc giấy yêu cầu bảo hiểm, bảng kê khai chi tiết các loại sản phẩm được bảo hiểm, giấy ra viện, các chứng từ, hoá đơn sửa chữa, thay thế... Ngoài ra, nếu cần thiết còn phải chuẩn bị hiện trường giám định, thống nhất thời gian và địa điểm giám định, tổ chức mời các bên có liên quan trong khi giám định (công an, chính quyền địa phương, y bác sĩ, các nhà chuyên môn...)
Bước 2: Tiến hành giám định. Công việc giám định phải được tiến hành khẩn trương, ý kiến của chuyên viên giám định đưa ra phải chuẩn xác, hợp lý và nhất quán. Với những trường hợp phải giám định dài ngày, chuyên viên giám định phải bám sát hiện trường để theo dõi, thu thập thông tin và đưa ra các phương án giải quyết phù hợp.Trong quá trình giám định phải lập thực hiện:
+ Kiểm tra lại đối tượng giám định;
+ Phân loại tổn thất;
+ Xác định mức độ tổn thất;
+ Nguyên nhân gây tổn thất;
+ Tổn thất của người thứ ba (nếu có);
Những ý kiến nêu ra trong quá trình giám định phải có cơ sở khoa học và thực tiễn, không được chủ quan, tuỳ tiện, vội vã khi đưa ra kết luận.
Bước 3: Lập biên bản giám định. Đây là tài liệu chủ yếu để xét duyệt bồi thường hoặc chi trả bảo hiểm khiếu nại người thứ ba. Vì vậy, nội dung văn bản này phải đảm bảo được tính trung thực, chính xác, rõ ràng, cụ thể. Các số liệu phải phù hợp với thực trạng và không được mâu thuẫn khi đối chiếu với các giấy tờ liên quan. Với những vụ tổn thất lớn, nghiêm trọng và phức tạp cần phải lấy ý kiến tập thể của những người có liên quan và lãnh đạo doanh nghiệp bảo hiểm trước khi hoàn tất biên bản giám định. Thông thường biên bản giám định được lập ở hiện trường và sau khi đã thống nhất phải lấy chữ ký của các bên có liên quan. Biên bản giám định chỉ cấp cho người có yêu cầu giám định, không được tiết lộ nội dung giám định cho những người khác khi chưa có yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm. Như vậy, mối quan hệ thông tin hai chiều giữa hai bộ phận này đều dựa trên cơ sở thông tin từ phía khách hàng mà họ muốn nắm bắt, gồm những thông tin ban đầu và những thông tin sau khi xẩy ra rủi ro tổn thất. Cả hai loại thông tin này sẽ bổ xung, hỗ trợ cho nhau và giúp cho các bộ phận chức năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
1.4.6. Quy trình bồi thường tổn thất
Sau khi nhận được kết quả giám định và các giấy tờ liên quan, bộ phận giải quyết bồi thường bảo hiểm tiến hành giải quyết bồi thường cho khách hàng bảo hiểm theo trình tự các bước cơ bản sau:
Bước 1: Mở hồ sơ kh¸ch hàng. Hå s¬ kh¸ch hµng ph¶i ®îc ghi l¹i theo thø tù (thêng phï hîp víi sè hîp ®ång) vµ thêi gian. Sau ®ã, nh©n viªn gi¶i quyÕt båi thêng kiÓm tra, ®èi chiÕu c¸c th«ng tin víi hîp ®ång gèc. TiÕp theo, ph¶i th«ng b¸o cho kh¸ch hµng lµ ®· nhËn ®îc ®Çy ®ñ c¸c giÊy tê cã liªn quan, nÕu thiÕu lo¹i giÊy tê nµo còng ph¶i th«ng b¸o ®Ó nhanh chãng bæ sung hoµn thiÖn hå s¬ båi thêng.
Bước 2: X¸c định số tiền bồi thường. Sau khi hoµn tÊt hå s¬ båi thêng cña kh¸ch hµng bÞ tæn thÊt hoÆc cÇn ph¶i chi tr¶, bé phËn gi¶i quyÕt båi thêng ph¶i tÝnh to¸n STBT trªn c¬ së khiÕu n¹i cña ngêi ®îc b¶o hiÓm. STBT ®îc x¸c ®Þnh c¨n cø vµo:
- Biªn b¶n gi¸m ®Þnh tæn thÊt vµ b¶n kª khai tæn thÊt.
- §iÒu kho¶n, ®iÒu kiÖn cña H§BH.
- B¶ng theo dâi sè phÝ BH ®· nép
- Thùc tÕ chi tr¶ cña ngêi thø ba (nÕu cã)…
Bước 3: Th«ng b¸o båi thêng. Sau khi STBT ®îc x¸c ®Þnh, DNBH sÏ th«ng b¸o chÊp nhËn båi thêng vµ ®Ò xuÊt c¸c h×nh thøc båi thêng cho kh¸ch hµng.
Bước 4: Truy ®ßi ngêi thø ba. Cuèi cïng, bé phËn thanh to¸n båi thêng ph¶i ¸p dông c¸c biÖn ph¸p ®Ó tiÕn hµnh truy ®ßi ngêi thø ba nÕu hä cã liªn ®íi tr¸ch nhiÖm trong trêng hîp tæn thÊt x¶y ra hoÆc víi c¸c nhµ BH kh¸c trªn thÞ trêng t¸i BH.
Qu¸ tr×nh thùc hiÖn qui tr×nh gi¸m ®Þnh vµ ®Æc biÖt lµ qui tr×nh båi thêng sÏ cã sù giao tiÕp thêng xuyªn víi kh¸ch hµng b¶o hiÓm. Do ®ã, c¸c nh©n viªn thùc hiÖn gi¸m ®Þnh vµ båi thêng cÇn ph¶i cã phong c¸ch phôc vô v¨n minh, cã tinh thÇn hîp t¸c víi sù nhiÖt t×nh trung thùc, th¸i ®é t«n träng vµ biÕt th«ng c¶m víi nh÷ng mÊt m¸t cña kh¸ch hµng b¶o hiÓm. Trong nh÷ng trêng hîp ®¬n gi¶n, viÖc båi thêng cÇn ®îc thùc hiÖn ngay ®Ó ®¸p øng kÞp thêi nhu cÇu cña kh¸ch hµng. C¸c tiªu chuÈn ®¸nh gi¸ viÖc thùc hiÖn nµy thêng ®îc ®Þnh nh: tû lÖ hå s¬ ®· gi¶i quyÕt båi thêng (tû lÖ hå s¬ cßn tån ®äng); tû lÖ hå s¬ båi thêng sai, kh«ng hîp lÖ;…
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG TỔN THẤT NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT VÀ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA
2.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nền kính tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Những thành tựu quan trong đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Cùng với xu thế đó, ngành bảo hiểm ngày càng trở nên cần thiết và đáp ứng thực tế khách quan đặt ra. Ngày 18/12/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/CP cho phép các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện cần thiết được phép thành lập công ty kinh doanh Bảo hiểm, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm.
Bảng 2.1: Danh sách sáng lập viên của PJICO
TT
Đơn vị
Tỷ lệ vốn góp
(%)
Vốn góp
(triệu đồng)
1
Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
51
28.050
2
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam(Vietcombank)
10
5.500
3
Tổng công ty thép Việt Nam (VSC)
8
4.400
4
Công ty tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam(Vinare)
6
3.300
5
Công ty vật tư thiết bị toàn bộ (Matexim)
3
1.650
6
Công ty điện tử Hà Nội (Hanel)
2
1.100
7
Công ty thiết bị an toàn (AT)
0,5
275
8
Thể nhân
19,5
10.725
Tổng cộng
100
55.000
Nguồn: PJICO
Trước năm 1995, thị trường bảo hiểm Việt Nam chỉ có duy nhất một Công ty Bảo Việt hoạt động. Xuất phát từ nhu cầu phát triển thị trường, nhằm khắc phục những rủi ro trong mọi hoạt động của nền kinh tế, từ chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước và thành lập các công ty cổ phần, trong năm 1994, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đã họp mặt một số tổ chức có uy tín tham gia góp vốn để thành lập Công ty cổ phần đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam.
Ngày 27/05/1995, Công ty được Bộ tài chính cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh bảo hiểm số 06/TC/GCN. Ngày 08/06/1995, Công ty được UBND Thành phố Hà Nội cấp giấy phép thành lập số 1873/GP-UB và ngày 15/06/1995 được Ủy ban kế hoạch nay là Sở kế hoach đầu tư Thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Các cổ đông sáng lập Công ty đều là những tổ chức kinh tế lớn, có tiềm năng và uy tín trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Sau này, cổ đông được bổ sung thêm Liên hiệp Đường sắt Việt Nam.
Hình 2.1: Biểu trưng sự hình thành PJICO từ các cổ đông sáng lập
Qua h¬n 10 n¨m ho¹t ®éng, víi ph¬ng ch©m phôc vô tËn n¬i, ®¸p øng nhu cÇu b¶o hiÓm ngay t¹i chç, C«ng ty ®· x©y dùng ®éi ngò gåm gÇn 1.000 c¸n bé nh©n viªn n¨ng ®éng, ®îc ®µo t¹o c¬ b¶n, cã tr×nh ®é chuyªn m«n tèt lµm viÖc t¹i Hµ Néi vµ trªn 50 chi nh¸nh t¹i c¸c tØnh, thµnh tõ B¾c vµo Nam; ngoµi ra cßn cã gÇn 5.000 ®¹i lý, céng t¸c viªn b¶o hiÓm trong toµn quèc.
Víi sè vèn gãp ban ®Çu lµ 55 tû ®ång, hiÖn nay ®· lªn tíi 140 tû ®ång vµ ®ang cã kÕ ho¹ch t¨ng vèn, PJICO ®· nhanh chãng triÓn khai réng r·i gÇn 70 lo¹i h×nh b¶o hiÓm trong c¸c lÜnh vùc tíi hµng v¹n ®èi tîng kh¸ch hµng trong níc vµ ngoµi níc.
Ho¹t ®éng kinh doanh cña C«ng ty ngµy cµng ph¸t triÓn, nghiÖp vô b¶o hiÓm ®îc më réng phï hîp víi nhu cÇu thÞ trêng vµ xu híng ph¸t triÓn cña nÒn kinh tÕ. Bªn c¹nh ®ã, C«ng ty còng hÕt søc quan t©m ph¸t triÓn tr×nh ®é nghiÖp vô, n©ng cao chÊt lîng phôc vô cña c¸n bé nh©n viªn. KÕt qu¶ nç lùc ®ã ®· ®em ®Õn cho PJICO uy tÝn cao vµ ®îc ®îc nhiÒu kh¸ch hµng biÕt ®Õn. NhiÒu dù ¸n, nhµ m¸y cã gi¸ trÞ lín, c¸c c«ng tr×nh liªn doanh víi níc ngoµi tham gia b¶o hiÓm t¹i C«ng ty nh: dù ¸n x©y dùng cÇu CÇn Th¬, Thanh Tr×, B·i Ch¸y…; c¸c dù ¸n thñy, nhiÖt ®iÖn S«ng Hinh, §¹i Ninh, Sªsan 3, Pleikrong, Qu¶ng TrÞ, Tuyªn Quang, Cao Ng¹n, Bu«n kuèp…; C¸c nhµ m¸y xi m¨ng lín nhÊt ViÖt Nam ®· triÓn khai nh Bót S¬n, Hoµng Mai, Tam §iÖp, H¶i Phßng…; c¸c toµ nhµ cao èc, c¸c kh¸ch s¹n lín ë Hµ Néi vµ TP Hå ChÝ Minh nh Hµ Néi Daewoo, Vietcombank Tower, Sheraton Hanoi Hotel, Hanoi Melia, Saigon Diamon Plaza...; c¸c h·ng tÇu lín Vosco, Vinalines… vµ hÖ thèng kho bÓ, tr¹m x¨ng dÇu Petrolimex trªn toµn quèc vµ ®«ng ®¶o hµnh kh¸ch cña §êng s¾t ViÖt Nam...
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của PJICO
HiÖn nay, c¸c ®¬n vÞ cña PJICO cã 16 phßng ban nghiÖp vô; 49 chi nh¸nh, c¸c trung t©m vµ c¸c v¨n phßng ®¹i diÖn; gÇn 5.000 ®¹i lý, céng t¸c viªn trong toµn hÖ thèng. C¸c phßng ban chøc n¨ng t¹i trô së chÝnh t¹i Hµ Néi gồm (Xem thêm Hình 2.2):
- Phßng §µo t¹o
- Phßng §Çu t
- Phßng b¶o hiÓm Con ngêi
- Phßng b¶o hiÓm Hµng hãa
- Phßng b¶o hiÓm Phi hµng h¶i
- Phßng b¶o hiÓm Tµi s¶n - Kü thuËt
- Phßng b¶o hiÓm Tµu thñy
- Phßng b¶o hiÓm Xe c¬ giíi
- Phßng C«ng nghÖ th«ng tin
- Phßng Gi¸m ®Þnh - Båi thêng
- Phßng Qu¶n lý vµ Ph¸t triÓn ®¹i lý
- Phßng T¸i b¶o hiÓm
- Phßng Tµi chÝnh - KÕ to¸n
- Phßng Tæ chøc c¸n bé
- Phßng Tæng hîp
- Phßng Thanh tra - Ph¸p chÕ
C¸c phßng ban chøc n¨ng lµ ®Çu mèi triÓn khai c¸c chñ tr¬ng chÝnh s¸ch trong toµn c«ng ty; võa trùc tiÕp thùc hiÖn c«ng t¸c kinh doanh võa tËp trung nghiªn cøu, chØ ®¹o nghiÖp vô còng nh c«ng t¸c qu¶n lý ®èi víi c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn trong toµn hÖ thèng. Trong thêi gian tíi, C«ng ty ®ang cã chñ tr¬ng kiÖn toµn l¹i chøc n¨ng nhiÖm vô cho c¸c phßng ban theo híng t¨ng cêng viÖc nghiªn cøu vµ qu¶n lý ®Ó hç trî c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn vÒ nghiÖp vô vµ c«ng t¸c khai th¸c. Ngoµi c¸c phßng ban chøc n¨ng, PJICO cßn cã c¸c tæ chøc §¶ng, C«ng ®oµn, §oµn thanh niªn.
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức của PJICO
Víi m¹ng líi chi nh¸nh, c¸c trung t©m vµ v¨n phßng ®¹i diÖn, hÖ thèng c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn cña PJICO ®· phñ kÝn hÇu hÕt c¸c tØnh thµnh trong c¶ níc. C¸c ®¬n vÞ nµy cã nhiÖm vô tæ chøc c«ng t¸c kinh doanh trªn ®Þa bµn theo kÕ ho¹ch vµ phèi hîp cïng nhau gi¶i quyÕt tèt c«ng t¸c dÞch vô ®èi víi kh¸ch hµng.
T¹i mçi ®Þa bµn, tïy theo nhu cÇu, tiÒm n¨ng ph¸t triÓn, c¸c ®¬n vÞ tù tæ chøc c¸c phßng khu vùc trùc thuéc ë c¸c quËn, huyÖn, thÞ x·, thÞ trÊn träng ®iÓm ®Ó më réng ho¹t ®éng kinh doanh vµ qu¶ng b¸ th¬ng hiÖu PJICO ®Õn víi qu¶ng ®¹i quÇn chóng. C¸c ®¬n vÞ nµy cßn trùc tiÕp qu¶n lý mét m¹ng líi ®¹i lý, c«ng t¸c viªn hïng hËu lªn ®Õn gÇn 5.000 ngêi.
Víi mét m¹ng líi tr¶i dµi vµ réng nh vËy trªn ph¹m vi c¶ níc (Xem Hình 2.3), PJICO thùc sù ®· ®Õn ®îc víi c«ng chóng vµ cã ®iÒu kiÖn ®Ó t¹o nªn mét dÞch vô t¬ng ®èi c¹nh tranh, ®¸p øng nhu cÇu cña thÞ trêng vµ t¹o nÒn t¶ng ph¸t triÓn v÷ng ch¾c trong t¬ng lai.
Hình 2.3: Mạng lưới hoạt động của PJICO trên toàn quốc
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của PJICO
2.1.3.1 Chức năng của PJICO
Nhận bảo hiểm cho các rủi ro xẩy ra trong các hoạt động trọng yếu của nền kinh tế bao gồm các nghiệp vụ cơ bản sau:
Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải: Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ, đường sông, đường biển, đường hàng không; Bảo hiểm thân tàu; Bảo hiểm TNDS của chủ tàu; Bảo hiểm nhà thầu đóng tàu; Bảo hiểm tàu sông, tàu cá.
Nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải: Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm kết hợp con người; Bảo hiểm học sinh, giáo viên; Bảo hiểm bồi thường cho người lao động; Bảo hiểm khách du lịch; Bảo hiểm hành khách.
Nghiệp vụ bảo hiểm kĩ thuật và tài sản: Bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng, lắp đặt; Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt; Bảo hiểm rủi ro công nghiệp; Bảo hiểm máy móc; Bảo hiểm trách nhiệm; Bảo hiểm hỗn hợp tái sản cho thuê mướn.
Nghiệp vụ tái bảo hiểm: Nhượng và nhận tái các nghiệp vụ bảo hiểm
Các hoạt động khác:
+ Thực hiện các nghiệp liên quan tới bảo hiểm: Giám định, điều tra, tính toán, phân bố tổn thất, đại lý giám định tổn thất, đại lý xét giải quyết bồi thường và yêu cầu người thứ ba bồi hoàn.
+ Hợp tác trong lĩnh vực đầu tư, tín dụng, liên doanh liên kết với các bạn hàng trong và ngoài nước.
Thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính vào các lĩnh vực khách nhau của nền kinh tế nhằm tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp nói riêng và đóng gớp vào tăng trưởng của nền kinh tế nói chung.
2.1.3.2 Nhiệm vụ của PIJICO
Kể từ khi thành lập đến nay, PJICO không ngừng nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm nhằm thực hiện tốt nhất những cam kết với khách hàng và tạo mọi điều kiện để khách hàng luôn cảm thấy hài lòng với những sản phẩm mà công ty cung ứng. cụ thể:
Thứ nhất, không ngừng nghiên cứu, phát triển sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của đông đảo khách hàng.
Thứ hai, phục vụ khách hàng theo phong cách tận tâm, chuyên nghiệp, đưa sản phẩm tới tận nơi theo yêu cầu đồng thời tư vấn khách hàng lựa chọn được sản phẩm bảo hiểm thích hợp với biểu phí và điều kiện bảo hiểm tối ưu; đảm bảo thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết.
Thứ ba, thực hiện chiến lược tập trung và tăng trưởng nhanh nhằm mở rộng thị phần nhưng phải đảm bảo chất lượng với dịch vụ khách hàng.
Thứ tư, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tài sản, nguồn nhân lực đem lại lợi ích cho Nhà nước, các bộ công nhân viên, các cổ đông.
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của PJICO giai đoạn 2002-2006
Giai đoạn 2002-2006 là giai đoạn thị trường bảo hiểm Việt Nam hoạt động sôi động nhất từ trước đến nay, với việc ra đời hàng loạt các công ty bảo hiểm, các công ty môi giới bảo hiểm dưới mọi hình thức như: hình thức cổ phần, tư nhân, liên doanh với nước ngoài. Trong bối cảnh đó, PJICO đã hoạch định cho mình những chiến lược cụ thể như đa dạng hoá các loại sản phẩm bảo hiểm, tập trung nỗ lực vào một số sản phẩm bảo hiểm được xác định là chiến lược lâu dài. Nổi bật là sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm tài sản - kỹ thuật…
Với sự phát triển nhóm nghiệp vụ trọng tâm nêu trên và triển khai đồng loạt của tất cả các nghiệp vụ còn lại, kết quả kinh doanh của PJICO lµ rất khả quan. Kết quả này được thể hiện trong Bảng 2.2.
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của PJICO (2002-2006)
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
Doanh thu phí bảo hiểm gốc (triệu đồng)
177 839
335 643
599 726
729 107
669 907
Tỷ lệ tăng doanh thu (%)
-
189
179
122
92
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh BH (triệu đồng)
2 215
10 419
14 429
(11 436)
354
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (triệu đồng)
9 684
13 574
19 632
23 833
28 252
Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng)
11 847
24 073
34 777
12 842
29 012
Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng)
8 088
16 533
25 045
9 630
22 535
Tỷ lệ tăng lợi nhuận sau thuế (%)
-
204
151
38
234
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của PJICO qua các năm
Nhìn chung, trong giai đoạn từ 2002 đến 2006, doanh thu phí bảo hiểm gốc có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, doanh thu phí bảo hiểm gốc đã giảm từ 729.107 triệu đồng năm 2005 xuống còn 669.907 triệu đồng vào năm 2006. Kết quả khai thác bảo hiểm của công ty năm 2006 giảm là do trên thị trường bảo hiểm xuất hiện nhiều đối thủ hơn nên thị phần của công ty bị thu hẹp. Ngoài ra, giải pháp khai thác kém năng động và không ._.ày 19/11/2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;
- Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới.
Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiiểm nói chung và cho PJICO nói riêng trong quá trình hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới.
- Nhu cầu tham gia bảo hiểm ngày càng tăng. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định trong thời gian qua, GDP tăng trưởng bình quân 7-8% một năm. Nhu cầu về vật chất và tinh thần cải thiện đáng kể. Số lượng xe lưu hành, cả xe môtô và xe ô tô đều tăng lên. Mặt khác, đời sống của người dân ngày càng nâng cao thì nhận thức về lợi ích của bảo hiểm cũng ngày một cải thiện, nhờ vậy việc tham gia bảo hiểm có xu hướng tăng, và đây là tiềm năng khai thác cho PJICO và các doanh nghiệp bảo hiểm khác trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
- PJICO đã có một bề dày kinh nghiệm triển khai bảo hiểm xe cơ giới. So với nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác trên thị trường Việt Nam hiện nay, PJICO đã có một bề dày kinh nghiệm nhất định trong kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới (chỉ sau Bảo Việt và Bảo Minh). PJICO còn được hậu thuẫn bởi một số lượng khách lớn, chiến lược và ổn định từ các cổ đông. Cổ đông của PJICO bao gồm những đơn vị uy tín, hoạt động kinh doanh luôn đạt mức tăng trưởng cao, do vậy giá trị tham gia bảo hiểm không ngừng tăng lên và trở thành nguồn thu lớn, thường xuyên của công ty. Hơn nữa, với những khách hàng cổ đông, PJICO hạn chế được hiện tượng trục lợi bảo hiểm, đồng thời chi phí khai thác không lớn như những đối tượng khách hàng khác.
Bảo hiểm xe cơ giới là một trong số các nghiệp vụ được PJICO triển khai ngay từ ngày đầu tiên thành lập. Qua hơn 11 năm hoạt động, PJICO tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm trong khâu khai thác cũng như trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Đến nay, dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới của PJICO đã có vị trí xứng đáng trên thị trường và trong lòng khách hàng. Có uy tín và thương hiệu, PJICO cũng dễ dàng hơn trong việc triển khai nghiệp vụ so với khi mới bắt đầu thâm nhập thị trường.
- Cơ sở vật chất và trình độ quản lý ngày càng được hoàn thiện. PJICO ngày càng được trang bị nhiều cơ sở vật chất tốt hơn nhằm nâng cao năng suất và chất lượng khai thác; đáp ứng kịp thời công tác bồi thường và chăm sóc khách hàng. Thông qua trang WEB, khách hàng của PJICO có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với sản phẩm, với chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp. Mặt khác, những thắc mắc của khách hàng cũng được PJICO giải đáp một cách nhanh chóng và thuận tiện.
- Các thuận lợi khác. Bên cạnh những thuận lợi ở trên, hoạt động kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới của PJICO còn có được một số thuận lợi khác như: Học hỏi kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn của một số công ty bảo hiểm đàn anh khác, từ đó có điều kiện chỉnh lý những thiếu sót trong việc triển khai nghiệp vụ mà những công ty đi trước mắc phải; Chiến lược của PJICO trong những năm vừa qua đã có những chú trọng đặc biệt đối với công tác phát triển mạng lưới. Cho đến nay, những nỗ lực đó đã đem lại cho PJICO thành công nhất định. Hoạt động của mạng lưới đã được phủ kín các khu dân cư lớn, tốc độ phát triển kinh tế cao và trải dài từ Bắc vào Nam.
3.2.2 Những khó khăn
- Thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt.
Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bảo hiểm một mặt tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhưng mặt khác cũng mang lại những khó khăn thách thức lớn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm. Tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm ngày càng trở nên khốc liệt hơn với nhiều chiều cạnh tranh: Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm của Việt Nam với nhau; Cạnh tranh giữa doanh nhiệp bảo hiểm trong nước với doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài; cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm cũ và mới;…
Để tồn tại, phát triển và củng cố vị thế trên một thị trường bảo hiểm đang phát triển và có nhiều sức ép cạnh tranh như vậy, PJICO không chỉ phải cạnh tranh với Bảo Việt - một “đàn anh” trên thị trường bảo hiểm Việt Nam mà còn phải đối mặt với các “đối thủ” khá mạnh khác như Bảo Minh, PVIC, PTI, … Ngoài ra, cho đến nay, PJICO không thể không chú ý đến sự ra đời của một số “gương mặt” mới trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam như AAA, GIC, BIC,….
Theo lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam, bắt đầu từ 1/1/2008, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài sẽ không còn bị hạn chế khai thác các loại hình bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm cho các công trình và dự án có vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Việc giành giật thị trường, lôi kéo lực lượng bán hàng dự kiến sẽ trở lên quyết liệt hơn các năm trước. Do vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường, trong đó có PJICO, đều phải tích cực chuẩn bị ngay từ năm 2007 để cạnh tranh với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có nhiều lợi thế về nguồn lực tài chính, về trình độ chuyên nghiệp, về kinh nghiệm hoạt động,…
- Nhận thức và ý thức về bảo hiểm của người dân còn hạn chế.
Một khó khăn nữa của PJICO đó là nhận thức và ý thức của khách hàng trong việc mua bảo hiểm, kể cả bảo hiểm bắt buộc còn rất kém. Mặc dù nhận thức về bảo hiểm của người dân trong mấy năm qua đã có nhiều tiến bộ so với trước đây song một bộ phận lớn người sử dụng xe máy vẫn chưa hiểu gì nhiều về bảo hiểm. Họ không muốn mua bảo hiểm vì họ cho rằng không mấy khi bị nạn. Không những vậy, vẫn còn nhiều khách hàng có tâm lý nếu bị nạn sẽ tự chịu chứ không muốn đóng phí vì không biết khi nào mới được hưởng. Đặc biệt bảo hiểm TNDS còn gây ra khó chịu. Khách hàng khi tham gia bảo hiểm trách nhiêm dân sự thường rất hay hiểu lầm giữa Bảo hiểm TNDS với BH vật chất xe, đặc biệt là những khách hàng tham gia Bảo hiểm TNDS chủ xe máy. Có một số lượng lớn khách hàng khi gây ra tai nai nạn có tổn thất cho người thứ ba và có sự hư hỏng xe, họ yêu cầu nhà bảo hiểm bồi thường cho cả phần hư hỏng, gây ra những khiếu nại về giải quyết bồi thương, ảnh hưởng phần nào đến uy tín của công ty. Thêm vào đó là sự ỷ lại của khách hàng do họ nghĩ rằng đã tham gia bảo hiểm là nhà bảo hiểm sẽ phải chịu toàn bộ tổn thất, dẫn đến họ không có ý thức tự đề phòng các rủi ro có thể xảy đến với mình. Đây là tình trạng khá phổ biến ở nước ta hiện nay, bắt nguồn từ thiếu hiểu biết về bảo hiểm.
- Công tác tổ chức khai thác bảo hiểm chưa thực sự có chiều sâu.
Công tác khai khai bảo hiểm xe cơ giới ở PJICO còn có nhiều bất cập, quả khai thác không cao. Sở dĩ nói như vậy là việc khai thác bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với người thứ ba chủ yếu là thông qua các trạm đăng kiểm. Số lượng khách hàng khai thác qua kênh này khá đều đặn và đem lại nguồn doanh thu chính cho nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại PJICO. Ngoài ra, một số vường mắc trong khâu giám định bồi thường của PJICO liên quan đến cơ chế phân cấp bồi thường cũng có ảnh hưởng đến kết quả khai thác bảo hiểm. Khâu giám định bồi thường mất thêm thời gian và gây rắc rối cho người tham gia bảo hiểm gây cảm giác khó chịu trong khách hàng.
- Vấn đề trục lợi bảo hiểm diễn biến phức tạp.
Một vấn đề khó khăn khác là tình hình trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới ngày càng phức tạp hơn. Một trong những nguyên nhân đáng lưu tâm với PJICO là đạo đức nghề nghiệp của nhân viên giám định bồi thường bảo hiểm. Hiện tượng trục lợi mà nguyên nhân là từ phía cán bộ bảo hiểm không phải là không có ở công ty. Nó ảnh hưởng tực tiếp đến công tác giám định, ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ do bị mất những khoản tiền bồi thường sai. Trục lợi bảo hiểm còn gây mất công bằng đối với những khách hàng bảo hiểm trung thực.
- Trình độ cán bộ còn hạn chế, bất cập, đặc biệt là ở các chi nhánh.
Năm 2002 là năm công ty PJICO diễn ra sự kiện thay đổi nhân sự cấp cao. Các vấn đề phát sinh xung quanh sự kiện này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh và tâm lý làm việc của cán bộ nhân viên trong công ty. Mặc dù sau đó bộ máy tổ chức đã được điều chỉnh và các phòng ban tại công ty cũng như ở các chi nhánh đều đã được bổ sung cán bộ nhưng nhìn chung năng lực khai thác, kỹ năng nghiệp vụ, khả năng maketing vẫn còn nhiều hạn chế, năng suất lao động còn thấp so với thị trường chung. Việc tuyển chọn nhân viên còn lơi lỏng, tình trạng thi cử lấy lệ đã gây ra hiện tượng thừa những nhân viên thiếu năng lực nhưng lại thiếu những người có năng lực, trình độ chuyên môn thực sự.
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Đối với Nhà nước
Nhà nước cần nghiên cứu và sửa đổi bộ Luật bảo hiểm nhằm tạo ra khung pháp lý cho các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động, tăng cường hiệu lực và tiến tới hoàn thiện dần dần luật kinh doanh bảo hiểm dựa trên đóng góp ý kiến thực tiễn từ các doanh nghiệp, ví dụ như trong Luật kinh doanh bảo hiểm tại Điều 37 thì doanh nghiệp bảo hiểm không có quyền yêu cầu bên gây ra thiệt hại bồi hoàn những khoản tiền mà mình đã trả cho người được bảo hiểm do người được bảo hiểm bị thương, bị bệnh tật hay bị chết. Như vậy doanh nghiệp bảo hiểm không có quyền yêu cầu người thứ 3 bồi hoàn và người được bồi thường vẫn giữ quyền yêu cầu đòi bồi thường đối với bên thứ 3 và người được bảo hiểm sẽ được hưởng lợi, trong khi đó doanh nghiệp bảo hiểm không thể yêu cầu người thứ 3 bồi hoàn. Hoặc tại Điều 25 khoản 3 của Luật doanh nghiệp có ghi: doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài, không có bất kỳ một điều nào quy định một doanh nghiệp không được phép thành lập các chi nhánh hay văn phòng đại diện tại nơi có trụ sở chính đóng. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp được tự chủ trong việc thành lập các chi nhánh hay văn phòng đại diện của mình tại bất kỳ nơi nào kể cả nơi có trụ sở chính. Trong khi đó, Luật kinh doanh bảo hiểm và các Nghị định cũng như Thông tư hướng dẫn luật kinh doanh bảo hiểm lại không cho phép.
Nhà nước cần phải có văn bản quy định xử phạt nghiêm khắc với những công ty bảo hiểm, đại lý bảo hiểm vi phạm luật kinh doanh bảo hiểm. Đặc biệt là hiện nay tình trạng giảm phí bảo hiểm một cách tùy tiện bất chấp khung phí đã quy định của Bộ Tài Chính, các công ty vì mục đích cạnh tranh thu hút khách hàng đã hạ phí xuống sát mức nguy hiểm, gây rủi ro trong việc hoạt động kinh doanh của công ty, nguy hại đến lợi ích của khách hàng, mất ổn định thị trường bảo hiểm. Vì khi giảm phí quá mức sẽ làm cho thu không đủ bù chi dẫn tới việc bồi thường bị trì trệ hoặc không có khả năng bồi thường đúng như hợp đồng cho khách hàng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến lợi ích của khách hàng, đặc biệt là đối với khách hàng tham gia bảo hiểm TNDS đối với người thứ 3 khi không được giải quyết bồi thường nhanh chóng hoặc khong đủ khả năng chi trả thì không những ảnh hưởng tới người tham gia mà còn anh hưởng đến cả người thứ 3 (người bị thiệt hại về tài sản, tình trạng sức khoẻ, tính mang do lỗi của người tham gia bảo hiểm gây ra)
Các cơ quan quản lý giao thông cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa công tác cấp đăng ký và giấy phép lưu hành xe. Hiện nay còn tồn tại một số lượng không nhỏ xe ôtô đã qua thời hạn sử dụng từ lâu, chất lượng không đảm bảo nhưng vẫn đang được lưu hành. Đây là nguồn rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty, các cơ quan có chức năng về quản lý phương tiện cần có biện pháp kiên quyết xoá bỏ những xe không đạt tiêu chuẩn và không cho tham gia giao thông. Vì nó không những ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh bảo hiểm của công ty mà nó còn là mối đe doạ lớn đối với người dân khi tham gia giao thông.
3.3.2 Đối với Công ty
Công ty cần phải xây dựng một chiến lược khai thác phù hợp vì trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh ngày càng gay gắt quyết liệt hơn, sự dậm chan tại chỗ của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đồng nghĩa với sự tụt hậu và thất bại trên thị trường. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển trên thị trường bảo hiểm hiện nay, các công ty bảo hiểm phải liên tục đổi mới phương thức hoạt động, tìm ra các biện pháp khắc phục hạn chế những mặt yếu và phát huy những mặt mạnh của mình. Vì thế nên khi xây dựng chiến lược khai thác PIJICO phải xác định được vị trí, uy tín của mình trên thị trường, điều này có ảnh hưởng rất nhiều tới kế hoạch kinh doanh của công ty. Ví dụ như xem xét về quy mô doanh nghiệp dựa trên các chỉ tiêu như thị phần, sự đa dạng của mạng lưới phân phối … Tổ chức nghiên cứu hành vi của khách hàng mục tiêu, tìm ra những ưu nhược điểm của sản phẩm mà công ty cung cấp để từ đó có thể đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, thu hút khách hàng mua sản phẩm của công ty vì chất lượng sản phẩm là nhân tố quyết định. Ví dụ: Bảo Việt đã thực hiện giải quyết bồi thường trong phạm vi 15 ngày (trước đây là 2 tháng). Điều này đã một phần tạo được niềm tin của khách hàng truyền thống cũng như những khách hàng tiềm năng của công ty Bảo Việt.
Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo trong quần chúng nhân dân, vì tuyên truyền quảng cáo là một trong những chiến lược maketing, là một hoạt động rất quan trọng trong công tác hỗ trợ cho khai thác và xúc tiến bán hàng, nhưng do hạn chế về chi phí quảng cáo của các chi nhánh nên công tác quảng cáo chưa được chú trọng lắm. Vì vậy công ty cần tăng thêm chi phí cho lĩnh vực này để có thể thực hiện tốt chương trình quảng cáo lớn và ấn tượng. Các biển quảng cáo cần được về số lượng và lắp đặt tại các nơi đông dân cư như: nhà ga, bến cảng, trên đường phố .. sự xuất hiện một tấm áp phích lớn của PJICO giữa một không gian rộng sẽ gây thu hút cho khách hàng (vì muốn thành công thì trước hết công ty phải để khách hàng biết đến mình sau đó biết đến sản phẩm của mình, đặc điểm cũng như chất lượng của sản phẩm đó và nếu tham gia họ sẽ có những quyền lợi gì. Tuy nhiên muốn tuyên truyền quảng cáo tốt thì trước tiên công ty phải có kế hoạch soạn thảo chương trình quảng cáo cụ thể: xây dựng mục tiêu, ngân sách chi cho quảng cáo, phương tiện quảng cáo,mức chi phí thông điệp được gửi đi nội dung thông điệp đánh giá hiệu quả quảng cáo mang lại. Phương tiện truyền tin có thể qua ti vi, báo chí, tờ rơi…. Tivi là phương tiện truyền tin đến được với số đông người xem nhưng chi phí cao.
Báo chí : chi phí rẻ hơn song có nhiều người không có cơ hội tiếp xúc
Phát tờ rơi : chi phí rẻ nhất nhưng hạn chế số lượng người nhận tin .
Nôi dung thông điệp cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, thông tin phải được lựa chọn kỹ càng. Sau khi thông tin được gửi đi thì cần phải đánh giá hiệu quả hoạt động tuyên truyền quảng cáo dựa vào các tiêu chí như: doanh thu, thị phần ….
Tổ chức các hội thi tìm hiểu về chất lượng am toàn giao thông, hội thi khách hàng tìm hiểu về bảo hiểm, hợp tác với các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia giải đáp những thắc mắc về lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ.
Xây dựng và quản lý một hệ thống đại lý có hiệu quả đồng thời mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, công tác viên để đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay. Công ty phải thường xuyên giám sát hoạt động của các đại lý có hiệu quả không từ đó rút ra kinh nghiệm và có chiến lược cho phù hợp hơn.
Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý bằng cách phân chia khách hàng theo các tiêu thức khác nhau để tiện cho viêc khai thác và có chính sách ưu đãi hợp lý cho từng loại khách hàng .
Đẩy mạng việc phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng như cảnh sát giao thông, sở giao thông công chính, cục thuế, các trạm đăng kiểm …. Trong việc khai thác bảo hiểm làm các thủ tục trước bạ, đăng ký bằng lái …. Công ty cần phải có hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ bảo hiểm đang triển khai về việc thu phí và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm. Phối hợp với ngành giao thông vận tải để nắm bắt được số lượng xe thực tế lưu hành từ đó để biết được mình phải làm gì để mở rộng thị phần .
Tăng cường việc giới thiệu khuyếch trương sản phẩm danh tiếng của công ty, tăng cường bán bảo hiểm thông qua mạng Internet. Hình thức này mang lại lợi ích lớn cho các công ty và trên thế giới hiện nay nó là hình thức phổ biến vì :
● Có thể giới thiệu sản phẩm không bị giới han về thời gian, không gian, số lượng người được giới thiệu trong cùng một lúc.
● Mở ra kênh liên lạc trực tiếp với khách hàng qua mạng.
● Giảm chi phí trung gian, quản lý .
● Chi phí quảng cáo trên mạng không tốn kém chỉ 3.500.000 đồng/1 tháng so với 45-50 triệu đồng cho phút quảng cáo trên ti vi. Đến nay công ty PJICO đã có trang Web(www.pjico.vn ) song thông tin với nội dung chưa được phong phú. Do vậy cần tăng cường những thông tin cần thiết như: những quy định về phạm vi bảo hiểm, phí bảo hiểm, bồi thường…
● Trong khi làm khai thác phải đặc biệt chú ý đến công tác đánh giá mức độ rủi ro.
Sở dĩ chúng tôi đề nghị những kiến nghị trên vì tất cả đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác giám định và bồi thường tổn thất liên quan đến chất lượng và hiệu quả của công tác này.
3.4 Giải pháp hoàn thiện công tác giám định bồi thường tổn thất trong bảo hiểm vật chất xe và bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO
3.4.1 Nâng cao trình độ chuyên môn của giám định viên
Công tác bồi thường của công ty sẽ không thể đạt được hiệu quả cao nhất nếu có những yếu kém về mặt chuyên môn của giám định viên làm công tác giám định. Vì có giám định chính xác, kịp thời thiệt hại thì công tác bồi thường tổn thất mới nhanh chóng và chính xác được. Muốn vậy, công ty cần phải quan tâm tới một số vấn đề sau:
- Hành lang pháp luật với bảo hiểm chưa nhiều, các điều khoản luật vẫn còn đang được hoàn thiện để từ đó có được một bộ luật thống nhất, đầy đủ về bảo hiểm. Bộ luật quan trọng nhất mới được ban hành là luật kinh doanh bảo hiểm (ngày 1/4/2001) tạo cơ sở cho sự phát triển của ngành bảo hiểm. Với những văn bản luật mới được áp dụng cần cho nhân viên nắm vững, để cho mọi hoạt động của Công ty luôn chấp hành đúng quy định của Nhà nước.
- Thường xuyên gửi cán bộ đi học củng cố, nâng cao kiến thức chuyên môn, bổ sung những kiến thức ngoài chuyên môn như tin học, ngoại ngữ, công nghệ mới trong ngành…Tuyên truyền nâng cao ý thức cho giám định viên bởi quyết định của họ có ảnh hưởng lớn đến số tiền bồi thường. Đối với các trường hợp không đủ trình độ, Công ty cần xem xét bổ sung kiến thức, nếu không thể thì có thể thuyên chuyển sang làm công tác phù hợp hơn.
- Có chế độ thi tuyển rộng rãi, thu hút người tài về Công ty bởi vì mỗi cá nhân trong Công ty đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của những người còn lại. Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên để họ theo kịp yêu cầu công tác.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty về bộ phận giám định bồi thường cần phải được tuyển chọn và tiến hành sàng lọc kỹ hơn. Tuyển chọn những người hiểu biết về kỹ thuật, nắm vững giá cả thị trường. Ngoài ra nhân viên giám định phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường, tư tưởng vững vàng, có tính quyết đoán, biết phát hiện và hạn chế trục lợi bảo hiểm.
- Khi giám định bồi thường, cán bộ giám định phải chuẩn bị trước đầy đủ hồ sơ, tài liệu, dụng cụ máy móc, trang thiết bị cần thiết khi được báo có tai nạn thuộc trách nhiệm của công ty là phải kịp thời có mặt. Làm tốt khâu này sẽ tạo được những hình ảnh tốt đẹp về công ty. Cán bộ giám định hướng dẫn cho người thứ ba làm những thủ tục cần thiết với thái độ nhẹ nhàng, thân thiện.
- Nếu khi tai nạn không thuộc những phạm vi bảo hiểm của công ty, cán bộ nhân viên của công ty không nên có thái độ hờ hững, không có trách nhiệm. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của công ty, bởi lẽ khách hàng luôn luôn có tính nghi ngờ, nhiều khi chính họ kí hợp đồng mua bảo hiểm nhưng lại không hiểu hết các chi tiết, nhất là bảo hiểm TNDS. Hợp đồng chỉ là một tờ giấy chứng nhận ghi thông tin rất ít. Vì vậy cán bộ của công ty phải tìm cách thăm hỏi người bị nạn và giải thích cho gia đình khách hàng về phạm vi được bảo hiểm hay không được bảo hiểm. Đồng thời công ty cũng nên linh hoạt xem xét xem có thể hỗ trợ một phần kinh phí cho khách hàng của mình nhằm khắc phục hậu quả tai nạn, nhằm nâng cao tính nhân đạo, uy tín và hình ảnh của công ty cho khách hàng.
- Bên cạnh công tác nâng cao trình độ chuyên môn Công ty còn cần đặc biệt nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động khai thác BHVC và TNDS.
3.4.2 Thực hiện nghiêm túc quy trình giám định, bồi thường và các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất
- Phối hợp với cảnh sát giao thông để tổ chức các chiến dịch phòng ngừa tai nạn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tăng cường chi phí cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất để giảm tối đa số vụ tai nạn giao thông đường bộ. Bởi lẽ trong giai đoạn vừa qua tai nạn tăng lên rất lớn, tỷ lệ bồi thường là khá cao. Hiện nay chủ xe cơ giới tham gia giao thông với phí rất thấp, nhưng mức bồi thường của nhà bảo hiểm khá cao, nhà bảo hiểm bán chung bảo hiểm tai nạn người ngồi và người lái với Bảo hiểm TNDS nên nếu tai nạn xảy ra thì tổn thất cho công ty sẽ rất lớn. Khi nghị định 15CP có hiệu lực, số người mua bảo hiểm TNDS tăng lên rất lớn, nhìn về bề nổi có vẻ như hiệu lực của nghị định là rất tốt, người tham gia bảo hiểm đã rất có ý thức trong việc thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên đằng sau đó là cả một vấn đề: Người tham gia bảo hiểm đa số là tham gia để CSGT không hỏi đến, thực sự người tham gia không nghĩ đến nhận tiền bồi thường, bởi lẽ họ nghi ngại nhiều điều như là khi tai nạn xảy ra chờ cơ quan giám định đến rất mất thời gian, thủ tục làm hồ sơ bồi thường rắc rối, phức tạp, thời gian đòi được tiền bồi thường lâu, chi phí để đòi được có khi lớn hơn số tiền bồi thường đó. Vì vậy để cạnh tranh được với các công ty bảo hiểm khác, lôi kéo và giữ khách hàng tái tục hợp đồng, làm cho khách hàng thấy tin cậy vào công ty, thấy được tham gia bảo hiểm là trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ họ sẽ thực hiện bảo hiểm bắt buộc một cách tự giác và khi đó hiệu lực của Nghị định không vô hiệu hóa sớm như một số quy định trước đây của Nhà Nước. Công ty phải thực hiện tốt khâu bồi thường cho khách hàng, giảm thủ tục hồ sơ rườm rà.
- Với những đoạn đường nguy hiểm Công ty có thể cho xây dựng các công trình làm giảm độ nguy hiểm của đoạn đường như: đường lánh nạn, gương cầu, tường chắn…để hạn chế tai nạn. Thành lập các trạm cấp cứu giao thông thường trực 24/24 tại các đoạn đường có mật độ xe cao. Để thực hiện biện pháp này, công ty có thể phối hợp cùng với Nhà nước thực hiện để giảm bớt chi phí.
- Trong trường hợp thiệt hại xảy ra thì tìm mọi biện pháp hạn chế tổn thất xảy ra thêm như: khoanh vùng tai nạn, thuê người trông coi…
- Thực hiện các cuộc nghiên cứu, điều tra về nguyên nhân tai nạn, mức độ thiệt hại trong từng trường hợp cụ thể, sau đó tư vấn cho khách hàng về những nguyên nhân những tai nạn có thể xảy ra đối với xe của họ và các biện pháp phòng chống thích hợp. Biện pháp này sẽ có tác dụng nâng cao tinh thần cảnh giác của lái xe, chủ xe, hạn chế đến mức thấp nhất các tai nạn có thể xảy ra.
- Áp dụng hệ thống ước tính chi phí sửa chữa bằng máy vi tính để giải quyết bồi thường hiệu quả và hợp lý hơn. Công ty có thể trang bị thêm các phần mềm cần thiết cho hệ thống máy vi tính. Việc ước tính chi phí sửa chữa có thể được tự động tính ngay sau khi những số liệu cần thiết được truy cập vào máy tính.
3.4.3 Bồi thường kịp thời và đầy đủ cho người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm
Khi tai nạn xảy ra, các chủ xe có mua bảo hiểm thường mong muốn công ty nhanh chóng bồi thường cho họ, để họ có thể nhanh chóng ổn định và đi vào hoạt động sản xuất bình thường. Vì vậy, khi có hồ sơ khiếu nại, trong thời gian sớm nhất có thể, Công ty phải giải quyết cho khách hàng tránh để tồn đọng hồ sơ, từ đó sẽ tạo được lòng tin nơi khách hàng. Muốn vậy, Công ty cần phải:
- Hướng dẫn chi tiết và cụ thể các bước trong quá trình thu thập hồ sơ, chứng từ có liên quan đến vụ tai nạn để đảm bảo giải quyết bồi thường nhanh chóng, bởi một phần các vụ tồn đọng là do không đủ giấy tờ.
- Các vụ nghi ngờ gian lận cũng cần được điều tra nhanh chóng để đưa ra các kết luận rõ ràng về việc có bồi thường hay không (phải được thông báo rõ ràng bằng văn bản), tránh ỷ lại vì có sự nghi ngờ nên trì trệ trong việc giải quyết hồ sơ.
- Với các vụ tai nạn ở xa, cần phải có sự phối hợp kịp thời giữa Tổng công ty và các Công ty bảo hiểm trực thuộc để nhanh chóng xét giải quyết bồi thường cho khách hàng.
3.4.4 Nhanh chóng phát hiện và xử lý các trường hợp trục lợi bảo hiểm
Khi có sự nghi ngờgian lận bảo hiểm trong đơn khiếu nại của khách hàng, Công ty phải tiến hành điều tra khẩn trương, giữ bí mật công tác điều tra, không cho chủ xe biết. Bởi nếu có sự rò rỉ thông tin sẽ đánh động cho chủ xe có phương án đối phó kịp thời. Nếu phát hiện có trục lợi phải có ngay các biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm minh như: Ngừng ngay việc chi trả bồi thường, truy đòi người tham gia bảo hiểm những chi phí mà Công ty đã bỏ ra trong quá trình điều tra và huỷ bỏ hợp đồng, nếu quá nghiêm trọng có thể đem ra truy tố trước pháp luật…
Đối với từng trường hợp gian lận bảo hiểm cần phải có từng biện pháp xử lý riêng. Cụ thể là:
- Nếu nghi ngờ có hiện tượng hợp lý hoá ngày tai nạn và hiệu lực bảo hiểm thì việc đầu tiên là kiểm tra lại giấy chứng nhận bảo hiểm xe có hợp lý không. Nếu đã thấy hợp lý thì việc giám định chủ yếu dựa vào việc xác minh tại hiện trường cùng lời khai của các nhân chứng để xác định đúng ngày xảy ra tia nạn bao gồm tổng hợp các công việc sau:
● Xác minh tại hiện trường dựa trên các dấu vết còn lại xem có phù hợp với tai nạn như lời khai của chủ xe, lái xe không
● Xác minh dựa trên lời khai của các nhân chứng
● Xác minh qua các đối tượng liên quan trong vụ tai nạn như người bị thương trên xe, người thứ ba, đã được đưa đi cấp cứu ở đâu, vào lúc nào…
● Xác minh hành trình của xe: hành trình từ đâu, vào lúc nào, đã từng bốc hàng hay trở hàng ỏ đâu…Sau đó bằng các biện pháp nghiệp vụ có thể kết luận thời điểm xảy ra tai nạn.
- Nếu có sự nghi ngờ về hiện tượng lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần. Để ngăn chặn hiện tượng này rất cần có sự phối hợp của các công ty bảo hiểm trên thị trường với nhau như: trao đổi những thông tin có liên qua đến chiếc xe bị tai nạn…Điều này có thể thực hiện được thông qua mạng Internet.
- Nếu nghi ngờ có hiện tượng thay đổi tình tiết vụ tai nạn thì cần:
● Đọc kỹ lời khai của lái xe, biên bản khám nghiệm hiện trường để tìm ra nguyên nhân của vụ tai nạn
● Đối chiếu bản gốc của các loại giấy tờ liên quan: giấy phép lái xe, giấy phép lưu hành…
- Nếu có nghi ngờ về sự tạo hiện trường giả thì qua điều tra các dấu vết còn sót lại trên hiện trường xem có phải là xe đã bị tai nạn ở đây hay không, đối chiếu với những dấu vết trên xe bị tai nạn. Hoặc đối chiếu biển số xe với số khung, số máy để xác định xem xe đang nằm trên hiện trưòng có phải là xe đã tham gia bảo hiểm hay không.
- Nếu có sự nghi ngờ khai tăng tổn thất thì cần:
● Kiểm tra lại các chứng từ mà chủ xe đã cung cấp về giá trị pháp lý cũng như tính hợp lý của nó so với thị trường.
● Nếu xe do chủ xe tự đem đi sửa chữa thì cần theo dõi thường xuyên trong quá trình sửa chữa, chú ý công tác nghiệm thu sủa chữa xe xem bộ phận hư hỏng thực tế đã được thay thế, sửa chữa đúng chủng loại, chất lượng hay chưa…
- Nếu có nghi ngờ tai nạn xảy ra do sự cố ý của lái xe để nhận được tiền bồi thường thì cần phải có các biện pháp xử lý thích hợp vì đây là trường hợp vi phạm nghiêm trọng nhất và cũng khó phát hiện nhất.
Ngoài ra, trong quá trình giám định phải có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan an ninh, giám định nhanh chóng ngay sau khi tai nạn xảy ra để tránh cho khách hàng những rắc rối không đáng có cũng như không có cơ hội trục lợi bảo hiểm, Công ty cũng cần phải tạo được mối quan hệ tốt với công an, cảnh sát giao thông để giám sát chặt chẽ trong các trường hợp lái xe vi phạm các quy tắc về đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu tối đa sự móc nối của lái xe với những công an. Xiết chặt mối quan hệ với các xưởng sửa chữa xe cơ giới có uy tín vừa để đảm bảo chất lượng sửa chữa, vừa tránh được chủ xe câu kết với xưởng sửa chữa để khai tăng giá.
3.4.5 Thiết lập đường giây nóng
Công ty nên thiết lập đường điện thoại nóng (khách hàng không phải mất chi phí cuộc gọi) để thu thập thông tin từ phía khách hàng về chất lượng dịch vụ của công ty, đồng thời khách hàng có thể nhận được những hướng dẫn cụ thể về công tác bồi thường.
KẾT LUẬN
Bảo hiểm xe cơ giới có ý nghĩa vô cùng quan tọng đối với đời sống xã hội noi chung và cuộc số của mỗi cá nhân nói riêng. Nó góp phần san xẻ, bù đắp tổn thất giúp cho mỗi cá nhân nhanh chóng khắc phục hậu quả hòa nhịp trong nền kinh tế thị trường, giảm bớt gánh nặng về tài chính khi gập rủi ro về phương tiện giao thông.
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, cũng như đời sống của dân cư, nhu cầu bảo hiểm cho bản thân và tài sản của họ ngày càng tăng, tỏng đó không thể thiếu được bảo hiểm xe cơ giới, các chủ xe đã xem bảo hiểm như là phương thức xử lý thiệt hại của khách hàng, mỗi công ty bảo hiểm cần phải có những chính sách hợp lý, an toàn về khai thác, giám định, bồi thường, đề phòng hạn chế tổn thất.
Qua quá trình làm việc trực tiếp tại PIJICO, em nhận thấy nghiệp vụ bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sụ của chủ xe cơ giới đã được Công ty triển khai khá thành công, tỷ trọng doanh thu của nghiệp vụ trong tổng doanh thu chung ngày càng tăng. Hàng năm, nghiệp vụ bảo hiểm này mang lại lợi nhuận lới cho công ty. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn một số điểm hạn chế cần phải khắc phục, đặc biệt là trong công tác giám định và bồi thường. Hiện nay, thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì công ty càng phải cố gắng nỗ lực hơn nữa để có thể đứng vững trên thị trường, phấn đấu trở thành nhà bảo hiểm xe cơ giới chuyên nghiệp, giành được những vị trí cao trên thị trường là mục tiêu quan trọng của công ty trong thời gian tới. Với những kết quả đã đạt được chúng ta tin tưởng PIJICO sẽ thực hiện được mục tiêu của mình.
Trong phạm vi luận văn này, em đã trình bầy thực trạng nghiệp vụ, những thuận lợi khó khăn mà PIJICO gặp phải, từ đó đưa ra những ý kiến đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của nghiệp vụ này. Do còn nhiều hạn chế cả về lý luận và thực tiến nên bài viết không trành khỏ những thiếu sót, em rât mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và độc giả đển những bài viết sau được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28911.doc