Giảm chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu

LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại quốc tế WTO. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế Thế giới. Tham gia vào nền kinh tế Thế giới, các doanh nghiệp nước ta vừa có được nhiều cơ hội mở rộng và phát triển kinh doanh, đồng thời cũng gặp phải nhiều khó khăn và thách thức, bởi khi đó doanh nghiệp của chúng ta không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Và mức độ cạnh tran

doc84 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giảm chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h chắc chắn sẽ ngày càng gay gắt, khốc liệt hơn. Năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam, và đến nay, những năm hậu khủng hoảng, nền kinh tế đang dần phục hồi nhưng chưa ổn định, nguy cơ lạm phát vẫn rất đáng lo ngại, giá cả thị trường leo thang, lãi suất ngân hàng tăng cao. Để tồn tại và phát triển được trong môi trường kinh doanh này, để gia tăng được doanh thu, thu được lợi nhuận cao, thì vấn đề mà các doanh nghiệp hiện nay hết sức quan tâm đó là vấn đề giảm chi phí kinh doanh. Làm thế nào để doanh nghiệp có thể giảm được chi phí kinh doanh trong tình hình khó khăn như vậy? Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên em đã quyết định chọn đề tài: ”Giảm chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu” Mục đích nghiên cứu của đề tài đó là phân tích, đánh giá về kết quả chi phí kinh doanh của Công ty qua những năm gần đây, để từ đó đưa ra các biện pháp giảm chi phí kinh doanh của Công ty trong những năm tới. Kết cấu của chuyên đề ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo được chia thành 3 chương sau: Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu Chương 2: Thực trạng về chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu trong những năm vừa qua Chương 3: Phương hướng và biện pháp nhằm giảm chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu trong những năm tới Trong quá trình hoàn thành chuyên đề, mặc dù đã có nhiều cố gắng từ bản than và nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn GS.TS Hoàng Đức Thân cùng sự giúp đỡ tận tình của các bác, các cô chú, anh chị trong phóng Tài vụ của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu, song do nhận thức và trình độ có hạn, thời gian thực tế chưa nhiều nên bản chuyên đề của em không tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót. Em rất mong muốn và xin chân thành tiếp thu ý kiến đóng góp, bổ sung của Công ty cùng thầy giáo để bản chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Quý công ty và thầy giáo đã giúp em hoàn thành bản chuyên đề thực tập này! CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU Chức năng nhiệm vụ và bộ máy quản lý của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu Tên giao dịch trong nước: Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu Tên giao dịch quốc tế: Hai Chau confectionery joint – stock Company Loại hình công ty: Công ty cổ phần Tên viết tắt: HACHACO.JSC Địa chỉ: 15 Mạc Thị Bưởi – Minh Khai – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. Điện thoại: (84-4)38624826 - 38621664 Fax: (84-4) 862481520 Website: http:// www.haichau.com.vn Tài khoản ngân hàng: 21110000001657 - Ngân hàng đầu tư và phát triển – Hà Nội Mã số thuế: 0100114184 Diện tích mặt bằng hiện nay: 55.000m2 Trong đó: Nhà Xưởng: 23.000m2 Văn phòng: 3.000m2 Kho bãi: 5.000m2 Phục vụ công cộng: 2.400m2 Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang, thành viên của Tổng Công ty mía đường I - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiền thân là Nhà máy Hải Châu được thành lập ngày 02/09/1965. Trụ sở làm việc của Công ty được đặt trên khu vực chung cư rộng lớn ở phía Nam thành phố với diện tích trên 50.000m2 tại địa bàn Quận Hai Bà Trưng - Thành phố Hà Nội, giao thông đi lại thuận lợi và còn là nơi trung tâm du lịch của cả nước. Là một trong những Công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất bánh, kẹo, thực phẩm với 45 năm không ngừng phát triển, liên tục đổi mới công nghệ và đầu tư thiết bị hiện đại với qui mô phát triển ngày càng cao. Trong những năm gần đây, Công ty tiêp tục đầu tư và nâng cao công suất chất lượng gồm 7 dây chuyền thiết bị hiện đại nhất của Cộng hoà Liên Bang Đức, Hà Lan, Đài Loan, Trung Quốc... và sản xuất các chủng loại sản phẩm rất đa dạng: bánh bích quy, quy kem, lương khô tổng hợp, kem xốp, kem xốp phủ sôcôla, kẹo cứng, kẹo mềm các loại, bột canh và bột canh I - ốt các loại với hơn 100 chủng loại mặt hàng rất phong phú và chất lượng cao. Quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty tăng lên hàng năm với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 10% năm, doanh thu sản phẩm hàng hoá trên 215 tỷ VNĐ/năm, tăng trên 450% so với năm đầu mới đầu tư. Tổng sản phẩm bánh, kẹo, bột canh các loại hiện nay gần 30.000 tấn/năm. Để cùng hoà nhập với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thị trường, Công ty đã xây dựng và triển khai thực hiện hiện chương trình ISO - 9000: 2000, công tác quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty đã ngày càng đổi mới hơn về phương thức quản lý, với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế chiếm tỷ trọng 20% lực lượng lao động và công nhân kỹ thuật lành nghề được đào tạo chuyên sâu, giàu tiềm năng kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo, chế biến thực phẩm. Tất cả các sản phẩm Hải Châu đều được sản xuất từ nguyên liệu có chất lượng cao, được chọn lọc kỹ lưỡng và kiểm tra ngặt nghèo theo tiêu chuẩn Nhà Nước. Trong tổ chức sản xuất được thực hiện trên dây chuyền khép kín bằng công nghệ tiên tiến từ khâu sơ chế nguyên liệu đến khâu đóng gói sản phẩm đều đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và các điều kiện vệ sinh môi trường. Sản phẩm Hải Châu từ lâu được ưa chuộng trên hầu hết khắp các miền đất nước và ngày càng được người tiêu dùng tín nhiệm bởi chất lượng luôn đảm bảo, chủng loại phong phú, giá cả hợp lý, bao bì mẫu mã thường xuyên được đổi mới ngày càng tốt hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Trong những năm gần đây,các sản phẩm của Công ty tham gia các kỳ hội chợ triễn lãm trong nứơc và quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam hàng năm đều được tặng thưởng Huy chương vàng và được bình chọn vào TOP TEN "Hàng Việt Nam chất lượng cao". Do có những bề dày thành tích sản xuất kinh doanh, Công ty đã được đón nhận nhiều phần thưởng cao quý của Nhà Nước: 1 Huân chương Kháng chiến, 5 Huân chương Lao động, 3 Huân chương Chiến công và nhiều hình thức khen thưởng khác: Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, Bộ Ngành - Thời kỳ đổi mới. Công ty đã xác lập quan hệ thương mại trên phạm vi rộng với các tổ chức sản xuất, thương maị trong nước và các công ty nước ngoài như :Pháp, Đức, Hà Lan, Anh, Nhật, Bỉ, Italia, Indonesia, Đài Loan, Trung Quốc, Singapore... và kênh phân phối sản phẩm trên toàn quốc với 450 đại lý là đầu mối chính chiếm thị phần lớn sản phẩm Hải Châu tại các tỉnh thành phố. Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu luôn mong muốn tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước. Các giai đoạn phát triển Thời kỳ đầu thành lập (giai đoạn 1965 – 1975) Vốn đầu tư: Do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nên Công ty không còn lưu giữ một số liệu vốn đầu tư ban đầu. Năng lực sản xuất gồm: Phân xưởng sản xuất mì sợi: Một dâu chuyền sản xuất mì thanh (mì trắng) bán cơ giới, năng suất 1-1,2 tấn/ca sau nâng lên 1 tấn/ca. Sản phẩm chính: Mì sợi lương tực, mì thanh, mì hoa. Phân xưởng bánh: gồm 1 dây chuyền máy cơ giới công suất 2,5 tấn/ca. Sản phẩm chính: Bánh quy (Hương thảo, quy dứa, quy bơ, quít) Bánh lương khô ( phục vụ quốc phòng) Phân xưởng kẹo: Gồm 2 dây chuyền bán cơ giới công suất mỗi dây chuyền 1,5 tấn/ca. Sản phẩm chính: Kẹo cứng, kẹo mềm (Chanh, cam, cà phê) Số lượng cán bộ côn nhân viên bình quân: 850 người/năm. Trong thời kỳ này do chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ (1972) nên một phần nhà xưởng, máy móc thiết bị bị hư hỏng nặng. Công ty được bộ tách phân xưởng kẹo sang nhà maý Miến Hà Nội thảnh lập nhà máy Hải Hà (nay là công ty Bánh kẹo Hải Hà - Bộ công nghiệp nhẹ). Thời kỳ 1976 – 1985 Sang thời kỳ này Công ty đã khắc phục được những thiệt hại sau chiến tranh và đi vào hoạt động bình thường. Năm 1976, Bộ công nghiệp nhẹ thực phẩm cho nhà máy sát nhập với nhà máy sữa đậu nành Mẫu Sơn (Lạng Sơn) thành lập phân xưởng sấy phun. Phân xưởng này sản xuất hai mặt hàng: Sữa đậu nành: Công suất 2,4 – 2,5 tấn/ca. Bột canh: Công suất 3,4 – 4 tấn/ca. Năm 1978, Bộ công nghiệp thực phẩm cho điều dộng 4 dây chuyền mì ăn liền từ Công ty Sam Hoa (TP. Hồ Chí Minh) thành lập phân xưởng mì ăn liền. Công suất 1 dây chuyền: 2,5 tấn/ca. Do nhu cầu thị trường và tình trạng thiết bị, công ty đã thanh lý 2 dây chuyền. Hiện tại, công ty đã nâng cấp và đưa vào hoạt động một dây chuyền. Năm 1982, do khó khăn về bột mì và Nhà nước bỏ chế độ độn mì sợi thay thế lương thực, Công ty được Bộ công nghiệp thực phẩm cho ngừng hoạt động phân xưởng mì lương thực. Công ty đã tận dụng được mặt bằng và lao động đồng thời đầu tư 12 lò sản xuất bánh kem xốp công nhân suất 240 kg/ca. Đây là sản phẩm đầu tiên của phía Bắc. Số cán bộ công nhân viên bình quân 1.250 người/năm. Thời kỳ 1986 – 1991 Năm 1989 – 1990 tận dụng nhà xưởng của phân xưởng sấy phun công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất Bia công suất 2000lít/ngày. Dây chuyền này do nhà máy tự lắp đặt, thiết bị không đồng bộ, công nghệ lạc hậu, thuế suất đối với mặt hàng này rất cao nên hiệu quả kinh tế thấp, cho nên đến năm 1996 thì nhà máy ngừng sản xuất mặt hàng này. Năm 1990 – 1991 Công ty lắp ráp thêm 1 dây chuyền sản xuất bánh quy Đài Loan nướng bánh bằng lò điện tại khu nhà xưởng cũ. Với giá trị 4 tỷ đồng. Mua thiết bị bao gói Nam Triều Tiên 500 triệu đồng. Công suất của dây chuyền là 2,5 – 2,8 tấn/ca Số cán bộ công nhân viên bình quân 950 người/năm. Thời kỳ 1992 đến nay Công ty đẩy mạnh sản xuất đi sâu vào các mặt hàn truyền thống ( bánh, kẹo) mua sắm thêm thiết bị mới, thay đổi mẫu mã mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Năm 1993, Công ty mua thêm 1 dây chuyền sản xuất bánh kem xốp của CHLB Đức công suất một tấn/ca. Đây là dây chuyền sản xuất bánh hiện đại nhất Việt Nam, tiên tiến nhất Đông Nam Á, lúc này vố công ty có khoảng 10 tỉ VNĐ. Đây là một bước ngoặt mới, lần đầu tiên ở Việt Nam có loại bánh với công nghệ cao, sản xuất trong nước và khởi đầu cạnh tranh thắng lợi trước một số nước về chủng loại này. Năm 1994, Công ty mua thêm 1 dây chuyền phủ Socola cho các sản phẩm bánh của CHLB Đức công suất 500 kg/ca nhưng phủ socola là 700 kg/ca. Ngày 29/9/1994, để phù hợp với chức năng nhiệm và nhiệm vụ kinh doanh trong giai đoạn mới, nhà máy có quyết định đổi tên thành Công ty Bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Mía đường I thuộc Bộ công nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn). Năm 1995 nâng lên một bước, công ty đầu tư tiếp dây chuyền phủ Socola bánh kem xốp cũng của CHLB Đức, trị giá 3,5 tỉ đồng. Nam 1995 là năm đạt thắng lợi trong sản xuất kinh doanh bằng đổi mới công nghệ bánh kẹo và loại bỏ các dây chuyền sản xuất mì ăn liền cũ, đưa tổng doanh thu từ 14 trỉ đồng năm 1991 lên 52 tỉ đồng năm 1995 và thu nhập của người lao động cũng tăng 4 lần so với năm 1991. Được sự tài trợ của Oxtralia – trong chương trình phòng chống bướu cổ - Công ty Bánh kẹo Hải Châu đã đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất bột canh Iôt với công suất 3 – 4 tấn/ca. Năm 1996, Công ty liên doanh với Bỉ thành lập một công ty liên doanh sản xuất Socola, sản phẩm này chủ yếu xuất khẩu (70%). Đông thời công ty đã mua và lắp đăt thêm 2 dây chuyền sản xuất kẹo của CHLB Đức. Dây chuyền sản xuất kẹo cứng công suất 2.400 kg/ca. Dây chuyền sản xuất kẹo mềm công suất 3.000 kg/ca. Giá trị tài sản tăng khoảng 24 tỉ VNĐ. Năm 1998, Công ty đầu tư và mở rộng dây chuyền sản xuất bánh kem xốp với công xuất thiết kế 1,6 tấn/ca và một dây chuyền sản xuất Socola công suất thiết kế 2,2 tấn/ca. Số cán bộ công nhân viên trung bình của thời kỳ này là 1010 người. Từ ngày 03 tháng 2 năm 2005, Công ty bánh kẹo Hải Châu đã chính thức chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần theo quyết định số 3635/QĐ – BNN – TCCB ngày 22 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng NN & PTNT về việc chuyển Công ty Bánh kẹo Hải Châu sang Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu. Giá trị vốn thực hiện là 142 tỉ đồng 279.768.382 đồng. Trong đó, giá trị thực tế phần vốn góp của Nhà nước tại công ty là 32 tỉ 225.359.774 đồng. Lao động của Công ty tại thời điểm cổ phần hoá có 1.069 người, trong đó chuyển sang làm việc ở Công ty cổ phần là 852 người, số còn lại 217 người được giải quyết theo chính sách hiện hành của Nhà nước. Vốn điều lệ của CTCP Bánh kẹo Hải Châu là 30 tỉ đồng, tổng số vốn này được chia thành 300.000 cổ phần bằng nhau, mỗi cổ phần 100.000 đồng. Nhà nước giữ 58%, người lao động trong công ty giữ 38,70% và cổ phần bán cho các đối tượng bên ngoài công ty 3,3% vốn điều lệ. CTCP Bánh kẹo Hải Châu chính thức thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng theo quy định của pháp luật, hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty cổ phần. Tháng 10/2005, Công ty đầu tư mới hệ thống bao gói Bột canh tự động, cho đến tháng 7/2006 Công ty đã đầu tư được 7 máy bao gói tự động. Với việc tự động hóa khâu bao gói, dây chuyền sản xuất Bột canh đã làm tăng về chất lượng, sản lượng, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện được điều kiện làm việc cho công nhân. Với công nghệ ngày càng được trang bị hiện đại và hoàn thiện hơn. Để nâng cao hiệu suất công việc Công ty tập trung sắp xếp cơ cấu lại lao động, tổ chức lại bộ máy quản lí khoa học, hợp lí hơn, liên tục cải tiến, nghiên cứu sản phẩm mới, phương thức hạch toán mới. Như vậy ta thấy rằng Công ty Bánh kẹo Hải Châu đã có một bề dày lịch sử phát triển nhưng phải trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn gắn liền với những khó khăn riêng buộc Công ty phải vượt qua và đi lên. Hiện nay, Công ty đang tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên ba chủng loại chính là: Bánh các loại, Kẹo các loại, bột canh các loại, những sản phẩm đó của Công ty là phù hợp với trình độ trang thiết bị phục vụ cho sản xuất và khả năng về vống hiện có của Công ty. Bảng 1.1: Sản phẩm chủ yếu của Công ty Bánh kẹo Hải Châu Bánh Kẹo Bột canh Bánh quy Bánh kem xốp Bánh lương khô Kẹo cứng Kẹo mềm Hương thảo Vani Hải Châu Thảo hương Quy bơ sữa Quy Marie … Kem xốp thường Kem xốp thỏi Kem xốp phủ socola … Lương khô tổng hợp Lương khô đậu xanh Lương khô dinh dưỡng … Kẹo cứng trái cây Kẹo cứng nhân socola Kẹo cứng nhân bơ Kẹo cứng nhân hoa quả … Kẹo mềm trái cây Kẹo mềm sữa Kẹo mềm café … Bột canh thường Bột canh I -ốt … Nguồn: Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu Với 3 mặt hàng đó, Công ty đã kết hợp nhiều loại hương phụ liệu khác nhau để đưa ra nhiều chủng loại sản phẩm làm cho danh mục hàng hóa của Công ty ngày càng dầy thêm. Bảng 1.2: Chủng loại sản phẩm của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu giai đoạn 2005 – 2009 Đơn vị tính: loại sản phẩm Năm Nhóm sản phẩm 2005 2006 2007 2008 2009 Bánh quy 60 64 75 85 84 Bánh kem xốp 25 30 35 38 45 Kẹo 35 40 43 48 55 Bột canh 5 6 6 5 6 Tổng 125 140 159 176 190 Nguồn: Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu Chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần bánh kẹo hải châu Chức năng: Công ty có chức năng sản xuất và kinh doanh thương mại. Thông qua đó Công ty đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển, đảm bảo đời sống cho người lao động và tăng thu cho Ngân sách Nhà nước. Hoạt động của công ty bao gồm một số nội dung chủ yếu sau: Sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm bánh kẹo. Kinh doanh vật tư nguyên vật liệu bao bì ngành công nghiệp thực phẩm qua hoạt động sản xuất kinh doanh cảu công ty trong thời gian qua. Xuất khẩu trực tiếp những mặt hàng sản xuất và kinh doanh. Nhiệm vụ: Nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu của công ty bánh kẹo hải châu (theo giấy phép kinh doanh bổ sung cấp ngày 29/09/1994 là xuất khẩu trực tiếp với nước ngoài những mặt hàng mà công ty kinh doanh. Ngoài ra, công ty còn có một số nhiệm vụ cụ thể: Xây dựng và tổ chức thực hiên sản xuất kinh doanh. Tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và quản lý khai thác hiệu quả nguồn vốn ấy. Thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng kinh tế có liên quan. Tổ chức khâu bảo quản, đảm bảo quá trình lưu thong hàng hóa diễn ra thường xuyên liên tục và ổn định trên thị trường. Nghiên cứu và thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chăm lo và không ngừng nâng cao vật chất cũng như tinh thần cho người lao động. Thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân viên. Đặc điểm bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty Tổ chức bộ máy quản lý Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu được thực hiện theo điều lệ tổ chực và hoạt động của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Châu ( căn cứ điều 69 Luật Doanh nghiệp) bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban điều hành, và các phóng ban, xí nghiệp trong công ty. Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu đã thành lập bộ máy tổ chức quản lý như sau (Sơ đồ 1.1): Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị (5 người) Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng giám đốc điều hành Ban kiểm soát (3 người) Phòng Tổ chức Phó TGĐ kinh doanh Phó TGĐ kỹ thuật Phòng Kỹ thuật Phòng Tài vụ Phòng Kế hoạch vật tư Phòng Kinh doanh thị trường Xí nghiệp bánh mềm Xí nghiệp bánh cao cấp Xí nghiệp kẹo Phòng Hành chính bảo vệ Xí nghiệp gia vị thực phẩm Xí nghiệp bánh quy kem xốp Chi nhánh Hà Nội Chi nhánh Nghệ An Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Chi nhánh Hải Dương Chi nhánh Hà Nam Chi nhánh Việt Trì Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Nguồn: Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty - Đại hội đồng cổ đông: Là bộ phận có quyền quyết định cao nhất trong công ty, có chức năng giám sát và đưa ra các quyết định trong công ty - Hội đồng quản trị: Là bộ phận được Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có chức năng quản lý mọi hoạt động của công ty và phải chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và chịu sự quản lý của Đại hội đồng cổ đông. - Tổng giám đốc (TGĐ): Là người điều hành các công việc hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Tổng giám đốc có thể là thành viên Hội đồng quản trị, do hội đồng quản trị thuê hoặc bổ nhiệm: TGĐ là người đại diện pháp nhân của công ty. - Phó tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo phân công của giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Đồng thời không tham gia các chức danh quản lý điều hành sản xuất ở đơn vị sản xuất kinh doanh khác. Phó tổng giám đốc kỹ thuật: Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các mặt công tác: + Công tác kỹ thuật + Bồi dưỡng nâng cao trình độ công nghệ + Bảo hiểm xã hội + Kiểm tra chất lượng sản phẩm Phó tổng giám đốc kinh doanh: Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các mặt công tác: + Kinh doanh tiêu thụ sản phẩm + Hành chính và bảo vệ + Điều hành kế hoạch tác nghiệp của các phân xưởng. - Kế toán trưởng Công ty giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức công tác kế toán Tài chính, thống kê của Công ty, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và quy chế tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Công ty. - Các cán bộ quản lý thuộc các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc là thực hiện quản lý điều hành Công ty theo yêu cầu của Tổng giám đốc và hội đồng quản trị. Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về thực hiện pháp luật được giao. Đồng thời không tham gia các chức danh quản lý điều hành sản xuất ở đơn vị sản xuất kinh doanh khác. Các phòng ban: Phòng Tổ chức: Tham mưu cho Giám đốc về các mặt công tác - Công tác tổ chức cán bộ, lao động và tiền lương - Soạn thảo các quy chế quản lý, các quyết định, công văn, chỉ thị - Tuyển dụng, điều động lao động - Công tác bảo hộ lao động - Thảo các quyết định, các chế độ, chính sách - Công tác hồ sơ nhân sự Phòng Kỹ thuật và KCS: Tham mưu cho Giám đốc về các mặt công tác: - Tiến bộ kỹ thuật - Quản lý quy trình công nghệ sản xuất và quy trình kỹ thuật - Nghiên cứu các mặt hàng mới, mẫu mã và bao bì mới - Quản lý và xây dựng kế hoạch tu sửa thiết bị - Soạn thảo các quy trình, quy phạm kỹ thuật - Giải quyết các sự cố máy móc, công nghệ sản xuất - Tổ chức đào tạo công nhân và cán bộ kỹ thuật Phòng Kế hoạch vật tư: Tham mưu cho Giám đốc về các mặt công tác: - Xây dựng kế hoạch tổng hợp (1 năm, dài hạn và kế hoạch tác nghiệp) - Kế hoạch cung ứng vật tư, nguyên vật liệu - Công tác tiêu thụ sản phẩm Phòng Tài vụ - Giúp Tổng giám đốc tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác Tài chính kế toán, thông tin, kinh tế, tổ chức hạch toán trong toàn bộ Công ty và pháp luật Nhà nước và điều lệ tổ chức kế toán theo chế độ chính sách. - Tổ chức bộ máy kế toán từ Công ty đến các đơn vị trực thuộc. Tổ chức bộ máy chứng từ kế toán, tổ chức vận dụng tài khoản hệ thống kế toán phù hợp với điều hành và quản lý kinh tế ở các đơn vị và Công ty. - Phân tích hoạt động kinh tế nhằm phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của Công ty. Phòng Hành chính bảo vệ: Tham mưu cho Giám đốc về các mặt công tác: - Hành chính quản trị - Đời sống - Y tế, sức khỏe - Nhà trẻ mẫu giáo - Bảo vệ xây dựng nhà xưởng, kho tàng - Thực hiện sửa chữa nhỏ trong Công ty. Ban kiểm soát (BKS): Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra trong số cổ đông của Công ty. Ban kiểm soát có nhiệm vụ: - Giám sát và kiểm tra sự tuân theo điều lệ và pháp luật có liên quan của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các cá nhân trong Công ty. - Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo Tài chính của Công ty - Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của Công ty khi xét thấy cần thiết. - Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu Về cơ cấu sản xuất Cơ cấu sản xuất của Công ty cổ phẩn Bánh kẹo Hải Châu gồm 5 xí nghiệp sản xuất chính. Xí nghiệp bánh quy kem xốp, lương khô: xuất vánh kem xốp các loại, kem xốp phủ sôcôla trên dây chuyền của CHLB Đức, sản xuất bánh Hương Thảo, lương khô, bánh quy hoa quả trên dây chuyền của Trung Quốc. Xí nghiệp bánh cao cấp: Sản xuất bánh quy hộp, bánh Hải Châu, bánh quy Marie, Petit… trên dây chuyền Đài Loan. Xí nghiệp bánh mềm: Sản xuất bánh mềm cao cấp trên dây chuyền bánh mềm của Hà Lan. Xí nghiệp kẹo: Sản xuất các loại kẹo cứng, kẹo mềm sôcôla, kẹo cứng nhân sôcôla, kẹo trái cây, kẹo sữa dừa, kẹo xốp Xí nghiệp gia vị thực phẩm: Chuyên sản xuất bột canh các loại trên dây chuyền Việt Nam. CTCP Bánh kẹo Hải Châu XN bánh quy kem xốp, lương khô XN bánh cao cấp XN gia vị thực phẩm XN kẹo XN bánh mềm Bánh kem xốp Lương khô Bột canh thường Bánh Custar Bánh Tulip Bột canh iốt Bánh Petit Bánh Marie Kẹo cứng Kẹo mềm Kẹo xốp Sơ đồ 1.2: Cơ cấu sản xuất của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu Nguồn: Phòng tổ chức Quy trình công nghệ Quy trình công nghệ của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu giống như nhiều doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo khác, đó là sản xuất theo quy trình sản xuất giản đơn. Công ty có nhiều phân xưởng, mỗi phân xưởng có một quy trình sản xuất riêng biệt và cho ra những sản phẩm khác nhau, trên cùng một dâu chuyền công nghệ có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm thuộc cùng một dây chuyền công nghệ có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm thuộc cùng một chủng loại. Trong từng phân xưởng, việc sản xuất được tổ chức khép kín, riêng biệt và sản xuất là sản xuất hàng loạt, chu kỡ sản xuất rất ngắn, hầu như không có sản phẩm dở dang, sản lượng ổn định. Sau khi sản phẩm của phân xưởng sản xuất hoàn thành, bộ phận KCS sẽ kiểm tra để xác nhận chất lượng của sản phẩm. Sơ đồ quy tình công nghệ: Phối liệu Trộn Cán Thành hình Bao gói Chọn bánh Phân loại Gạt bánh Sơ đồ 1.3: Quy trình sản xuất bánh Phối liệu Trộn Nấu Làm nguội Bao gói Chọn bánh Dập viên Lăn côn Sơ đồ 1.4: Quy trình sản xuất kẹo Rang muối Phối liệu Trộn Bao gói Sơ đồ 1.5: Quy trình sản xuất bột canh Nguồn: Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu Đặc điểm về nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh Nguyên vật liệu sử dụng cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Nguyên vật liệu có tốt, cung cấp đúng, đủ, kịp thời về số lượng và chất lượng, chủng loại thì sản phẩm sản xuất ra mới đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Thấy rõ được vấn đề đó công ty luôn coi trọng vấn đề mua, cung cấp và bảo quản nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Các loại nguyên vật liệu dùng cho quá trình sản xuất của công ty gồm rất nhiều loại như: bột mỳ, đường kính, mỳ chính, cụ thể về một số loại nguyên vật liệu chính như sau: Bột mỳ: Là loại nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong sản phẩm của công ty (chủ yếu là bánh các loại). Nguyên liệu này chủ yếu được nhập từ các nước Pháp, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc. Việc nhập được thực hiện thông qua công ty thương mại Bảo Phước, công ty nông sản An Giang, công ty lương thực Thăng Long. Do phải nhập ngoại nên chịu sự biến động của thị trường. Để duy trì sản xuất ổn định, công ty cần chủ động nhập trực tiếp của nước ngoài hoặc qua phòng xuất nhập khẩu của Tổng công ty Mía đường I. Đường kính: Đứng sau bột mỳ, nó chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất bánh kẹo, nguồn cung cấp chủ yếu là trong nước, nên giá cả tương đối ổn định, sản lượng dồi dào. Nhà cung cấp chính là nhà máy đường Lam Sơn, Quảng Ngãi. Dầu ăn: Được sử dụng ít nhưng cũng đóng vai trò đáng kể và rất cần thiết, thường là Margarin, Shoterning, dầu Shoterning thường đượng sử dụng khi sản xuất các sản phẩm cao cấp. Dầu ăn chủ yếu được nhập từ các cơ sở dầu Tân Bình (Tp.HCM), dầu ăn Margarin nhập từ Malaixia thông qua công ty Vinamex. Muối và bột ngọt: Là nguyên liệu chính dùng trong sản xuất bột canh. Nguồn nguyên liệu này công ty mua của công ty Vedan qua đại lý của hãng này tại công ty TNHH Thành Công (Tp. HCM) và của một số công ty khác. Bao bì: Mặc dù bao gói đã có nhiều cải tiến nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, đây là một khó khăn đối với công ty, hiện nay công ty vẫn phải nhập bao bì của Nhật, Xingapo, công ty giấy Lam Sơn, mua túi PP, PE của công ty bao bì xuất khẩu Phú Thương, Xí nghiệp in 27-7, in ở nhà máy in Tiến Bộ. Hương liệu: Là nguyên liệu quan trọng vì nó quyết định chất lượng của sản phẩm. Loại nguyên liệu này chủ yếu là nhập vì nguồn cung ứng trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Đặc điểm về thị trường và khách hàng, kênh tiêu thụ của công ty Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu chủ yếu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa. Cũng như của sản phẩm phần lớn các công ty khác, sản phẩm bánh kẹo của công ty không có khả năng xuất khẩu, thậm chí sang các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonexia… Trong thị trường nội địa, công ty cũng chỉ có thế mạnh ở miền Bắc. Khoảng 80% sản phẩm của công ty được tiêu thụ ở các tỉnh phía Bắc. Chủ yếu khách hàng của công ty là những người tiêu dùng có mức thu nhập trung bình và thấp trên thị trường. Khả năng chi tiêu cho các mặt hàng kẹo là những hàng hoá không thiết yếu không cao. Vì thế, họ không đòi hỏi hàng hoá đắt tiền, có mẫu mã, hình thức cầu kì, chất lượng quá cao. Tuy nhiên nhóm khách hàng có đặc trưng này cũng không thuần nhất. Người tiêu dùng ở thành phố và ở nông thôn có những điểm khác biệt nhau. Trên cơ sở này, công ty đã đa dạng hoá mặt hàng để đáp ứng đồng đều các loại khách hàng. Hiện nay, công ty cũng đang cố gắng nhắm tới những khách hàng cao cấp, khả năng chi tiêu cao bằng các sản phẩm cao cấp như socola, bánh mềm… Công ty bánh kẹo Hải Châu sử dụng đồng bộ các loại kênh phân phối. Tuy nhiên, kênh III, IV là hai kênh phân phối chủ đạo của công ty. Bán lẻ Các cửa hàng của Công ty Người bán lẻ Người tiêu dùng cuối cùng Công ty bánh kẹo Hải Châu Bán buôn Bán lẻ Môi giới Bán buôn Đại lý I II III V IV Sơ đồ 1.6: Hệ thống kênh tiêu thụ của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu Nguồn: Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu Kênh I: Là kênh phân phối từ công ty thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Công ty có một số các cửa hàng bán hàng trực tiếp của công ty tại các siêu thị lớn ở Hà Nội. Kênh II: Là kênh công ty trực tiếp phân phối hàng cho những người bán là kênh không có hiệu quả cao. Do giới hạn về phạm vi địa lý công ty. Kênh III, IV: Là hai kênh tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty, hàng năm hai kênh này tiêu thụ khoảng 75% tổng sản phẩm tiêu thụ. Hiện tại, công ty có khoảng 450 đại lý phủ khắp cả nước. Kênh V: Thông qua môi giới để xuất khẩu sản phẩm sang nước ngoài. Việc áp dụng 5 loại kênh phân phối trên công ty Hải Châu có được thị trường tiêu thụ rộng khắp toàn quốc. Môi trường kinh doanh của công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu Môi trường vĩ mô Môi trường kinh tế Sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến rõ rệt, đem lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển và mở rộng kinh doanh, nhưng cũng đồng thời đưa ra cho các doanh nghiệp không ít những thách thức và khó khăn, Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu không nằm ngoài luồng ảnh hưởng này. Năm 2008, khủng hoảng kinh tế Thế giới, kéo theo lạm phát trong nước leo thang, thâm hụt thương mại hàng hoá và cán cân vãng lai lớn, rủi ro hệ thống tài chính ngân hàng tăng. Doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm lao động, chỉ có những doanh nghiệp thực sự có tiềm năng mới có thể chống chọi được. Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu đã đưa ra những chiến lược, chính sách đúng đắn để có thể tiếp tục phát triển, và vượt qua được thời kỳ khó khăn này. Sang đến năm 2009 vừa qua, với việc Chính phủ ban hành các chính sách kích thích kinh tế như: hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp vay vốn sản xuất kinh doanh, giãn, giảm, miễn thuế cho người dân và DN; nỗ lực cải cách hành chính; đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa... nhiều lĩnh vực kinh tế của Việt Nam dần phục hồi. Cả năm 2009, tăng trưởng GDP ước tăng 5,2% (chỉ tiêu Quốc hội đề ra là 5%). Sau khi Bộ Chính trị chủ trươ._.ng tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhàm phát huy lòng yêu nước, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt và sản xuất hàng Việt Nam có chất lượng cao, góp phần đưa nền kinh tế đất nước vượt qua khó khăn, đã tạo ra làn sóng hưởng ứng tích cực trong cộng đồng người dân và doanh nghiệp. Việc quan tâm đúng mức và khôi phục thị trường nội địa đã được các bộ, ngành, địa phương chú trọng. Trong năm 2009, Chính phủ cũng quyết định dành hơn 51 tỷ đồng cho các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa. Sự thành công ngoài mong đợi của những phiên chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn” là cho thấy, sức mua của thị trường nội địa, đặc biệt là khu vực nông thôn sẽ đem lại nhiều cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp. Môi trường văn hóa – xã hội Sự giao lưu về văn hoá với cá nước trên thế giới đã giúp Việt Nam học hỏi và thu nhận được nhiều mầu sắc văn hoá mới, quan điểm mới, cách tiêu dùng mới, trong giai đoạn 1995 - 2000, người dân Việt Nam vẫn còn trọng thới quen ăn chắc mặc bền thì bước sang giai đoạn 2000 trở di, người dân Việt Nam không còn quan tâm nhiều đến các vấn đề như mẫu mã, phong cách, kiểu dáng, hương vị, độ hấp dẫn... của một sản phẩm. Do vậy đòi hỏi về tính đa dạng và chất lượng của sản phẩm ngày càng cao và đó chính là thách thức đối với Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu trong quá trình thích nghi, đổi mới hay không đổi mới. Điều này tác động tới các quyết định chiến lược của công ty là cần thiết phải thực sự đổi mới các hoạt động kinh doanh để thích nghi với nhu cầu đa dạng của khách hàng. Chính vì vậy các chiến lược kinh doanh trong giai đoạn này sẽ mang thiên hướng ngoại. Môi trường chính trị - phát luật Việt Nam được coi là một đất nước có môi trường chính trị khá ổn định so với nhiều nước trên Thế giới, điều này tạo lập một môi trường đầu tư kinh doanh an toàn cho mọi doanh nghiệp, trong đó có công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu. Hiện nay, nước ta đã giao lưu với rất nhiều nước bạn trên Thế giới, điều đó tạo điều kiện cho công ty xuất khẩu sản phẩm ra thế giới, nhưng cũng nhiều khó khăn và cạnh tranh khốc liệt. Về mặt pháp luật, các chính sách phát luật của nước ta ngày càng được kiểm soát chặt chẽ hơn, tạo một hành lang pháp lý vững chắc cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh, mở rộng sản xuất. Môi trường kỹ thuật công nghệ Các tiến bộ khoa học luôn là một yếu tố tích cực trong việc thúc đẩy nền sản xuất phát triển. Phần lớn nền công nghệ mới ra đời sẽ phủ nhận lại nền công nghệ cũ lạc hậu và kém hiệu quả. Những sản phẩm sản xuất từ nền công nghệ mới sẽ có các tính năng cao hơn, phụ trội hơn và có nhiều tính đa dạng khác có khả năng thu hút được khách hàng chuyển hướng tiêu dùng. Ngày nay, các phát minh khoa học, những cải tiến về công nghệ trong sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều, các doanh nghiệp kinh doanh cần phải nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng vào việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, mới mong có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Môi trường vĩ mô Nhà cung cấp Một trong những yếu tố tác động trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty là chịu sự chi phối của các nhà cung cấp nguyên vật liệu. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp có thể đáp ứng tốt nguồn nguyên vật liệu cho Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu. Tuy nhiên không phải nhà cung cấp nào cũng phù hợp với những tiêu chí về nguyên vật liệu của công ty như giá cả, chất lượng, uy tín, hình thức thanh toán… Có những doanh nghiệp vì chạy theo lợi nhuận mà cung cấp ra thị trường những sản phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không đảm bảo sức khỏe cho con người, ví dụ nhưu đường có quá nhiều thành phần hóa học…Vì vậy, công ty luôn luôn phải sang suốt trong việc lựa chọn nhà cung cấp, dành thời gian công sức cho việc tìm kiếm và đánh giá các nhà cung cấp để có thể tìm được nhà cung cấp tốt nhất cho công ty. Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu đã xây dựng được những chính sách lựa chọn các nhà cung cấp đường trong nước đảm bảo sao cho vừa lợi dụng được vốn của họ bằng hình thức thanh toán trả chậm đồng thời cung ứng kịp thời cho sản xuất. Công ty Bánh kẹo Hải Châu trực thuộc Tổng công ty mía đường I nên nắm rất rõ chu kỳ cung ứng đường của các công ty mía đường, và các thông tin liên quan đến thời điểm lúc nào lượng đường cung là cao nhất, là thấp nhất để có các quyết định kịp thời dự trữ đường cho sản xuất. Không những vậy, công ty còn tìm hểu rất rõ các thông tin về lượng đường nhập khẩu từ nước ngoài đặc biệt từ Trung Quốc. Khi mà lượng cung ứng đường của các nhà máy đường đang ở mức cao, trong khi đường nhập khẩu cứ ồ ạt nhập vào. Một hệ quả tất yếu là sẽ kéo giá đường xuống mức thấp nhất. Nắm bắt rõ các thông tin trên, Công ty Bánh kẹo Hải Châu đưa ra các quyết định kịp thời và dự trữ đường cho sản xuất. Làm tốt được nhiệm vụ dự trữ này, công ty sẽ có khả năng giảm được giá thành sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh nếu như họ không dự trữ được lượng đường ở mức giá thấp. Vì chi phí cho đường trong sản phẩm bánh là 15%, trong kẹo là 25%. Khách hàng Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao, mọi người không còn thích “ăn no mặc ấm như trước kia, mà nhu cầu của họ bây giờ phải là “ăn ngon mặc đẹp”. Yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng cho một sản phẩm ngày càng gắt gao, tuy nhiên họ cũng không bỏ qua yếu tố giá thành. Xác định được điều đó Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu luôn không ngừng cải tiến sản phẩm, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất cùng với giá thành hợp lý nhất, có như vậy mới thu hút được khách hàng, mới cạnh tranh được trên thị trường. Công ty vẫn giữ cách phân chia khách hàng thành hai tập lớn. Đó là tập khách hàng tiêu dùng cuối cùng và tập khách hàng là các công ty trung gian, các đại lý bán buôn, bán lẻ: - Với tập khách hàng tiêu dùng cuối cùng, công ty chia thành 3 khu vực thị trường chính: + Khu vực thị trường thành thị nơi có thu nhập cao tiêu dùng các loại sản phẩm đa dạng với các yêu cầu về chất lượng cao, mẫu mã, kiểu dáng đẹp. + Khu vực thị trường nông thôn nơi có nhu cầu thu nhập vừa và thấp, sự ra đòi hỏi của khách hàng về cải tiến chỉ sản phẩm bánh kẹo có thấp hơn thành thị, chất lượng tốt, nặng về khối lượng, mẫu mã, kiểu dáng không cần đẹp, giá cả phải chăng. + Khu vực thị trường miền núi nơi có thu nhập rất thấp, yêu cầu về chất lượng vừa phải, mẫu mã không cần đẹp, nặng về khối lượng, giá phải thấp. - Với tập khách hàng là các công ty trung gian, các đại lý bán buôn bán lẻ là tập khách hàng quan trọng của công ty, tiêu thụ phần lớn số lượng sản phẩm của công ty. Mạng lưới các đại lý này trải rộng khắp toàn quốc , chủ yếu ở miền Bắc, miền Trung đảm bảo quá trình lưu thông và tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo Hải Châu một cách liên tục và nhanh chóng. Với khu vực thị trường nông thôn, một thị trường chiếm tỷ trọng phần lớn tỉ trọng thị trường toàn quốc (khoảng 70%). Mặt khác, các sản phẩm của công ty từ trước đến giờ chủ yếu nhằm vào tập khách hàng này, có mức thu nhập vừa phải và thấp nhưng đảm bảo mức doanh thu cao. Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu đã rất chú ý và tạo mọi điều kiện phát triển khu vực thị trường này. Do vậy, các sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao về chất lượng mẫu mã, kiểu dáng để có thể thu hút được nhiều khách hàng này hơn. Ngoài ra công ty không bỏ lỡ cơ hội phát triển khu vực thị trường thành thị, nơi mà người dân có mức thu nhập cao để tiêu dùng những loại sản phẩm cao cấp. Tuy tỉ trọng khu vực thị trường này không cao (khoảng 15%) nhưng mức lợi nhuận hứa hẹn đem lại rất cao. Đó là hướng gợi mở cho công ty đầu tư sản xuất hướng vào khu vực thị trường này. Đối thủ cạnh tranh – đối thủ tiềm ẩn Thị trường bánh kẹo Việt Nam là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Hiện nay không có một công ty nào có khả năng chi phối một mảng thị trường của thị trường bánh kẹo Việt Nam. Do đó sự canh tranh trong thị trường này là rất lớn. Tham gia thị trường hiện nay có khoảng hơn 30 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo có tên tuổi. Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu kinh doanh chủ yếu trên thị trường miền Bắc, nhằm vào mảng thị trường bình dân. Trong mảng thị trường này, công ty phải đối phó với sự canh tranh gay gắt trực tiếp của các công ty bánh kẹo cùng thành phố Hà Nội và sự canh tranh đang gia tăng của các công ty bánh kẹo địa phương với quy mô nhỏ ở miền Bắc và các công ty ở miền Nam. Trong các đối thủ cạnh tranh có thể kể đến công ty bánh kẹo Kinh Đô chiếm khoảng 20% thị phần bánh kẹo cả nước tính theo doanh thu, công ty bánh kẹo Hải Hà chiếm khoảng 6,5%, Bibica chiếm khoảng 7%, còn công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu chỉ chiếm khoảng 3%. Số lượng các cơ sở sản xuất bánh kẹo nhỏ hơn không có con số chính xác. Các cơ sở này ước tính chiếm khoảng 30 – 40% thị phần. Về thị phần phân phối giữa bánh kẹo Việt nam và bánh kẹo ngoại nhập, bánh kẹo Việt Nam luôn chiếm khoảng 70%, bánh kẹo của các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc chiếm khoảng 20% và bánh kẹo châu Âu chiếm khoảng 6 - 7% (theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Kể từ khi việc giảm thuế nhập khẩu cho các mặt hàng bánh kẹo xuống còn 20% có hiệu lực trong năm 2003, các doanh nghiệp trong nước sức ép cạnh tranh từ hàng nhập khẩu phải không ngừng đổi mới về công nghệ. Điều này mở ra nhiều cơ hội hơn là thách thức do hàng rào thuế hạ thấp sẽ tạo thêm thuận lợi để sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành đi vào các nước ASEAN. Bảng 1.3: Tóm tắt một số đối thủ cạnh tranh của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu Đối tượng khách hàng Sản phẩm của công ty Đối thủ cạnh tranh Khách hàng có thu nhập thấp Bánh Hương Thảo, quy Vani, hương cam, kẹo cứng trái cây, kẹo mềm trái cây, kẹo Vitamin AC. Công ty bánh kẹo Lam Sơn, công ty bánh kẹo 19-5, các cơ sở sản xuất nhỏ, báh kẹo Trung Quốc. Khách hàng có thu nhập trung bình Quy kem, bánh mằn, bánh hoa quả, quy Hướng Dương, kẹo Socola. Các công ty Hải Hà, Tràng An, Hữu Nghị, Quảng Ngãi, Biên Hoà. Khách hàng có thu nhập cao Bánh kem xốp thỏi các loại đóng hộp, bánh kem xốp phủ Socola. Các công ty Hải Hà, Biên Hoà, Vinabico, Hữu Nghị, Tràng An, Kinh Đô. Nguồn: Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu Thông tin về một số đối thủ cạnh tranh lớn của Công ty: Công ty bánh kẹo Hải Hà Với khoảng 6,5% thị phần bánh kẹo trong nước, Công ty bánh kẹo Hải Hà đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Công ty ở miền Bắc bởi danh mực sản phẩm gần giống với Hải Châu. hiện nay, sản phẩm của Công ty này được phân phối rộng rãi trên cả nước thông qua hơn 500 đại lý và siêu thị. Tuy nhiên thị trường chủ yếu của Công ty Hải Hà là ở miền Bắc ( chiếm khoảng 17% thị phần miền Bắc), đặc biệt là ở Hà Nội. Sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã kiểu dáng nhìn chung là được, giá cả phải chăng. So với Hải Hà, hiện tại Hải Châu đang yếu thế trong cạnh tranh về các mặt hàng kẹo cứng, mềm, kẹo cao su, kẹo dẻo (gôm, chíp chíp…) và các loại bim bim. Ngoài ra, Hải Hà còn có hệ thống kênh phân phối và hệ thống đại lý phát triển hơn Hải Châu. nhưng Hải Hà lại yếu thế hơn Hải Châu về các sản phẩm bánh. đặc biệt là kem xốp. Mặc dù kem xốp của Hải Hà ra đời trước và đã cạnh tranh được với các sản phẩm nhập ngoại của Thái Lan nhưng khi Hải Châu đổi mới công nghên sản xuất hiện đại thì ưu thế về mặt hàng đó lại do Hải Châu chiếm giữ. Trong thời gian tới Hải Hà tiếp tục duy trì và phát triển thị phần bánh kẹo hiện nay. để đạt được mục tiêu đó Công ty đã có nhiều chiến lược về giá, phân phối để củng cố thị trường miền Bắc và mở rộng ra thị trường miền Nam. Công ty TNHH chế biến thực phẩm Kinh Đô Đây là một Công ty mới gia nhập vào thị trường bánh kẹo nhưng đã chứng tỏ được tiềm lực và sức mạnh của mình trên thị trường. hiện nay, Công ty này chiếm thị phần lớn nhất (20%) trên thị trường bánh kẹo. điểm mạnh của Công ty là có danh mục sản phẩm rộng với trên 250 nhãn hiệu, sản phẩm chủ yếu là bánh, mẫu mã kiểu dáng đẹp, chất lượng và giá cả phù hợp với túi tiền của mọi tầng lớp xã hội, hệ thống kênh phân phối rộng, hoạt động quảng cáo mạnh mẽ. Chính vì thế sản phẩm của Kinh Đô đang tràn ngập trên thị trường miền Bắc. chiến lược kinh doanh của Kinh Đô chú trọng đến mở rộng hệ thống kênh phân phối, tuyên truyền quảng cáo để mở rộng thị phần. Tuy nhiên trở ngại lớn nhất đối với Kinh Đô là cước phí vận chuyển hàng hoá từ Nam ra Bắc rất cao nên sẽ đội giá thành sản phẩm lên. chính vì vậy, để khắc phục nhược điểm này Công ty đã cho xây dựng lắp ráp một số dây chuyền sản xuất bánh tại miền Bắc. trong dịp tết vừa qua, Công ty này đã nhập 3 dây chuyền mới hiện đại gồm dây chuyền sản xuất bánh bông lan ở miền Bắc và dây chuyền chocolate cao cấp, dây chuyền kẹo mềm ở miền Nam. Nhờ những dây chuyền mới này, mà Kinh Đô có thêm 20 sản phẩm mới trong năm nay. đặc điểm của các loại sản phẩm mới này là những sản phẩm cao cấp có bổ sung các laọi vitamin và khoáng chất như cãni, DHA…Quả thật, Kinh Đô thực sự đã đang và sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn cho nhiều Công ty trong đó có Hải Châu. Sản phẩm thay thế Đối với sản phẩm bánh kẹo thì sản phẩm thay thế chỉ có thể là hoa quả. Khi hoa quả được mùa thì tốc độ tiêu thụ bánh kẹo chậm hẳn. Vì khi đó người dân sẽ chuyển sang tiêu dùng hoa quả tay thế cho bánh kẹo. Chính vì vậy trong những tháng 4, 5, 6, 7 là những tháng bánh kẹo không bán được, công ty cần lập kế hoạch giảm sản xuất. Đặc điểm các nguồn lực của công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu Nguồn nhân lực Hiện nay, công ty có tổng số cán bộ công nhân viên là 1220 người trong đó số người có trình độ đại học và cao đẳng chiếm khoảng 13,9% lao động toàn công ty. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên như trên, công ty có một nguồn nhân lực mạnh và có một bề dày trong công tác quản trị kinh doanh. Họ gắn bó với công ty, nhiệt tình công tác, am hiểu về tình hình thị trường, có kinh nghiệm về mặt hàng kinh doanh. Đây là điểm mạnh về nhân lực, tạo thế vững mạnh cho sự phát triển của công ty trong tương lai. Từ khi chuyển sang hạch toán kinh tế theo cơ chế mới, công ty đã đổi mối tổ chức và cơ cấu quản lý nhằm có được một bộ máy quản lý gọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả. Bảng 1.4. Cơ cấu lao động của công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu 2007 – 2009 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Đơn vị tính người % người % người % Số lao động 719 100 798 100 905 100 Lao động trực tiếp 531 73,85 585 73,31 646 71,38 Lao động gián tiếp 138 19,20 154 19,30 189 20,88 Nhân viên quản lý 50 6,95 59 7,39 70 7,74 Nguồn: Công ty cổ phân Bánh kẹo Hải Châu Cơ sở vật chất kỹ thuật – khoa học công nghệ Máy móc trang thiết bị là yếu tố lao động không thể thiếu trong bất cứ một doanh nghiệp sản xuất nào. Là một doanh nghiệp nhà nước chuyển sang, trong nền kinh tế bao cấp: các dây chuyền sản xuất của công ty đều do nhà nước cung cấp, chủ yếu là dây chuyền cũ, lạc hậu, năng suất thấp, chất lượng không cao. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố này, công ty đã nhanh chóng thanh lý những dây chuyền không hoạt động được, mạnh dạn đầu tư những trang thiết bị tiên tiến, hiện đại. Công ty không ngừng xây dựng nhà xưởng để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã nâng cấp lại hệ thống kho tàng cho hàng hoá được đảm bảo chất lượng trong quá trình dự trữ và ổn định nguồn hàng cung cấp ra thị trường. Hiện nay, công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu chia làm 5 xí nghiệp là: Xí nghiệp bánh cao cấp: có 2 dây chuyền sản xuất bánh cao cấp Xí nghiệp bánh kem xốp: có 2 dây truyền sản xuất bánh kem xốp, bánh kem xốp phủ sôcôla. Xí nghiệp bánh mềm: có 2 dây chuyền sản xuất các loại bánh mềm cao cấp đang trong giai đoạn sản xuất thử. Xí nghiệp kẹo: có 2 dây chuyền nhập từ Đức tương đối hiện đại, có công suất cao. Xí nghiệp gia vị thực phẩm: có 2 dây truyền sản xuất bột canh thường, bột canh I - ốt. Như vậy công ty Hải Châu hiện tại ứng dụng nhiều loại máy móc, nhiều thế hệ máy vào sản xuất bánh kẹo. Thiết bị có nhiều nguồn gốc. Bên cạnh những thiết bị thủ công lạc hậu, công ty cũng có những thiết bị khá hiện đại. Đánh giá tổng quát, trình độ công nghệ của công ty ở mức hiện đại trung bình. Dưới đây là những trang thiết bị mà Công ty đã đầu tư được trong những năm qua: Bảng 1.5: Một số thiết bị chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu STT Tên tài sản Nơi cung cấp Công suất Hiện trạng 1 Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp CHLB Đức 1 tấn/ca Tự động sản xuất, bao gói thủ công 2 Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp CHLB Đức 1.6 tấn/ca Tự động sản xuất 3 Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp và phủ sôcôla CHLB Đức 0,5 tấn/ca Tự động sản xuất 4 Dây chuyền sản xuất kẹo cứng CHLB Đức 2,4 tấn/ca Tự động sản xuất, bao gói thủ công 5 Dây chuyền sản xuất kẹo mềm CHLB Đức 3 tấn/ca Tự động sản xuất, bao gói thủ công 6 Dây chuyền sản xuất sôcôla thanh và viên CHLB Đức 0,3 tấn/ca Tự động sản xuất 7 Dây truyền sản xuất bánh quy xốp, kem Trung Quốc 2,5-3 tấn/ca Tự động sản xuất 8 Dây chuyền sản xuất bánh quy, kem xốp Đài Loan 2,8 tấn/ca Tự động sản xuất, bao gói thủ công 9 Dây chuyền sản xuất bột canh iốt AUS 2-4 tấn/ca Tự động sản xuất Nguồn: Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu Với những trang thiết bị có tại Công ty như ta thấy trên Bảng 1.5 chứng tỏ ban quản lý của Công ty rất quan tâm đến việc áp dụng các máy móc hiện đại vào sản xuất. Việc đầu tư công nghệ tiên tiến đòi hỏi phải có nguồn vốn bước đầu là rất lớn, nhưng nó sẽ là nhân tố hết sức quan trọng có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao mà không tốn nhiều thời gian và sức lao động. Với chủ trương này trong tương lai Công ty sẽ đạt được những thành tựu to lớn cả về chất lượng cũng như số lượng sản phẩm, bên cạnh đó công ty sẽ tiết kiệm được một số lượng đáng kể nguyên vật liệu, sức lao động cũng như thời gian hao phí sản xuất. Tuy nhiên không phải tất cả đầu tư đều có lãi mà điều đó còn phụ thuộc vào thực trạng kinh tế tại Công ty khi đó, nếu như công ty quá chú trọng cho công nghệ mới nhưng sản phẩm sản xuất ra lại chưa tiêu thụ được hoặc có tiêu thụ nhưng số lượng không nhiều thì nó sẽ ảnh hưởng bởi lãi vay bởi giá trị của đồng tiền trên thị trường… do đó sẽ dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty thay đổi. Tiềm lực Tài chính Ta có thể xem xét tiềm lực tài chính của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu trong những năm gần đây qua bảng số liệu sau: Bảng 1.6 : Cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu từ năm 2007-2009 Vốn Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Mức Tỷ trọng Mức Tỷ trọng Mức Tỷ trọng Đơn vị tính Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Theo cơ cấu 1. Vốn cố định 91.208 72,97 96.385 72,59 118.431 81,48 2. Vốn lưu động 33.786 27,03 36.395 27,41 26.919 18,52 Tổng 124.994 100,00 132.780 100,00 145.350 100,00 Theo nguồn 1.Ngân sách 36.879 31,08 35.652 29,13 21.065 18,57 2. Vay ngân hàng 67.459 53,97 73.454 55,32 99.143 68,21 3. Tự có 20.656 14,95 23.674 15,55 25.142 13,22 Tổng 124.994 100,00 132.780 100,00 145.350 100,00 Nguồn: Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu Ngoài cơ cấu vốn kinh doanh,công ty còn đầu tư vốn để nâng cấp cải tạo mua sắm trang thiết bị, công nghệ, từng bước chuyể hướng hoạt động kinh doanh với quy mô lớn hơn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của thị trường, cải tạo nâng cấp kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu hiện đại hoá của Bộ Nông Nghiệp. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CHI PHÍ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 2.1. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu trong những năm vừa qua 2.1.1. Kết quả chung Với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty và với đà phát triển chung của nền kinh tế, Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu có những thành tựu quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Kết quả kinh doanh được tổng hợp qua bảng 2.1 dưới đây. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty liên tục tăng qua các năm từ 2007 – 2009. Năm 2008 doanh thu đạt 215.483.975.058 đồng, tăng 0,46% so với năm 2007. Còn năm 2009 doanh thu của Công ty đạt 216.938.177.036 đồng, tăng 0,67% so với năm 2008. Doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng dần với tốc độ tăng hơn 4%/năm. Năm 2009 doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty đạt 137.147.653 đồng, tăng 4,78% so với năm 2008, và tăng 9,68% so với năm 2007. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty đã tăng từ 3.522.239.647 đồng vào năm 2007 lên đến 5.123.976.192 đồng vào năm 2009. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty năm 2009 đã tăng 10,08% so với năm 2008, tương đương 501.583.730 đồng. Do công ty chuyển sang loại hình Công ty cổ phần nên Công ty đã được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong năm 2007 và được giảm 50% thuế TNDN vào năm 2008 và năm 2009 nên lợi nhuận sau thuế của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu trong giai đoạn 2007 – 2009 tương đối cao. Lợi nhuận sau thuế TNDN của Công ty năm 2008 tăng 17,57% so với năm 2007. Và năm 2009 tăng 12% so với năm 2007. Đây thực sự là những kết quả đáng khích lệ của Công ty trong thời gian qua. Biểu đồ 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh chung của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu qua 3 năm 2007 - 2009 Ngoài các chỉ tiêu trên ta thấy các chỉ tiêu khác cũng chứng minh sự thành công trong hoạt động của công ty: - Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng 100.000 đ/năm. - Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, thị phần của Công ty vẫn giữ vững, chiếm khoảng 3% thị trường hiện nay, là một trong những Công ty sản xuất và kinh doanh bánh kẹo nổi tiếng của cả nước. Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu (2007 – 2009) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Đơn vị tính đồng đồng đồng đồng % đồng % Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 214.487.463.270 215.483.975.058 216.938.177.036 996.511.788 1,0046 1.454.201.978 1,0067 Các khoản giảm trừ 1.710.412.274 1.279.380.473 1.387.462.050 - 431.031.801 0,7480 108.081.577 1,0845 Doanh thu thuần từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ 212.777.050.996 214.204.594.585 215.550.714.986 1.427.543.589 1,0067 1.346.120.401 1,0063 Giá vốn hàng bán hàng hóa và dịch vụ 179.863.725.108 181.956.820.300 183.032.622.850 2.093.095.192 1,0116 1.075.802.550 1,0059 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 32.913.325.888 32.247.774.285 32.518.092.136 - 665.551.603 0,9798 270.317.851 1,0084 Doanh thu hoạt động tài chính 125.043.847 130.894.579 137.147.653 5.850.732 1,0468 6.253.074 1,0478 Chi phí tài chính - Trong đó: Chi phí lãi vay 7.996.972.192 7.829.083.116 7.497.449.203 7.497.449.203 8.126.528.410 7.995.320.521 - 499.522.989 - 331.633.913 0,9375 0,9576 629.079.207 497.871.318 1,0839 1,0064 Chi phí bán hàng 13.794.987.537 12.420.396.834 11.580.125.864 - 1.374.590.703 0,9004 - 840.270.970 0,9323 Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.724.170.359 7.746.507.242 7.824.609.323 22.336.883 1,0029 78.102.081 1,0101 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3.522.239.647 4.714.315.585 5.123.976.192 1.192.075.938 1,3384 409.660.607 1,0869 Thu nhập khác 227.615.521 340.749.218 424.643.259 113.133.697 1,4970 83.894.041 1,2462 Chi phí khác 110.130.404 79.035.728 71.006.646 - 31.094.676 0,7177 - 8.029.082 0,8984 Lợi nhuận khác 117.485.117 261.713.490 353.636.613 144.228.373 2,2276 91.923.123 1,3512 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3.639.724.764 4.976.029.075 5.477.612.805 1.336.304.311 1,3671 501.583.730 1,1008 Chi phí thuế TNDN hiện hành - 696.644.070 684.701.600 - - - 11.942.470 0,9829 Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - Lợi nhuận sau thuế TNDN 3.639.724.764 4.279.385.005 4.792.911.205 639.660.241 1,1757 513,526,200 1,1200 Nguồn: Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu 2.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất Theo đánh giá chung, kết quả hoạt động sản xuất của công ty trong thời gian qua rất khả quan. Điều này thể hiện qua các chỉ tiêu sau: - Sản lượng các mặt hàng tăng trung bình 2,1%/năm + Sản lượng kẹo tăng trưởng trung bình 15%/năm + Sản lượng bột canh tăng trưởng trung bình 2,5%/năm + Riêng sản lượng bánh không có sự tăng lên, so với năm 2007 thì sản lượng bánh năm 2009 còn giảm khaongr 120 tấn. Bảng 2.2: Sản lượng sản phẩm chủ yếu của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu qua các năm 2007 – 2009 Đơn vị tính: tấn Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 - Bánh các loại 5.042,8 4.871 4.923 - Kẹo các loại 763,33 902,5 1.023,9 - Bột canh các loại 13.764 14.095 14.455 Tổng sản lượng 19.570,13 19.868,5 20.401,9 Nguồn: Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu Qua bảng trên, ta cũng thấy sản lượng bánh chiếm khoảng 24% sản lượng toàn công ty, sản lượng kẹo chiếm 4,5% và bột canh chiếm 71,5% tổng sản lượng. Điều đáng chú ý là tỷ lệ này được giữ ổn định qua các năm. Biểu đồ 2.2: Cơ cấu sản phẩm của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu năm 2009 Nguồn: Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu Danh mục sản phẩm của công ty được mở rộng. Công ty đã liên tục đưa ra thị trường các sản phẩm mới như bánh opera, kem xốp, phomát, kẹo cứng trái cây, kẹo mềm trái cây, các loại socola, bánh mềm cao cấp. Máy móc được sử dụng gần 100% công suất. 2.1.3. Kết quả hoạt động tiêu thụ Trong những năm qua, lãnh đạo Công ty đã cùng cán bộ công nhân viên với quyết tâm phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách, duy trì sản xuất ổn định và phát triển đạt mục tiêu tăng trưởng cao. Hằng năm Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách đối với nhà nước, đảm bảo đủ việc làm và đời sống thu nhập của cán bộ công nhân viên được cải thiện. Theo nhận xét chung, tình hình tiêu thụ của công ty tương đối thuận lợi. Hàng sản xuất ra đều được tiêu thụ, thậm chí vào một số thời điểm trong năm, công ty không còn hàng để bán. Các mặt hàng chủ đạo của công ty được tiêu thụ tốt. Mức tăng trưởng trung bình từ 10% - 12%. Những mặt hàng mới dần được thị trường chấp nhận, doanh số bán đạt được những thành tích nổi bật, đạt được mức tăng trưởng từ 50% - 80%. Năm 2009 doanh thu đạt hơn 216,9 tỷ đồng. Thị trường tiêu thụ của Công ty ngày càng được mở rộng. Tại các khu vực thị trường, các đại lý cấp 1 tiến hành tiếp thị, xây dựng hệ thống đại lý cấp 2, cấp 3. Vì vậy, sản phẩm của Hải Châu đã đưa đến các vùng sâu, vung xa và đã xuất khẩu sang một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia…và Châu Âu như Pháp… Chủng loại sản phẩm được phát triển đa dạng hơn, chất lượng sản phẩm được nâng cao hơn, làm tăng thêm uy tín, thương hiệu sản phẩm Hải Châu trên thị trường. Công ty đã tổ chức được mạng lưới phân phối rông khắp trên các tỉnh thành cả nước với 450 đại lý lớn nhỏ. Công ty thực hiện phương thức giao hàng tận nơi, nhanh chóng, thuận tiện và phương thức thanh toán đơn giản tạo điều kiện cho các kên tiêu thụ phối hợp nhịp nhàng, lưu thông nhanh chóng. Các hoạt động nghiên cứu thị trường, yểm trợ xúc tiến bán hàng liên tục được đẩy mạnh. Công ty luôn có mặt trong trong các đợt triển lãm, hội chợ hàng tiêu dùng, tổ chức hội nghị khách hàng…và luôn cử các nhân viên nghiên cứu thị trường, tìm tòi, khảo sát thông tin về nhu cầu thị trường. Bên cạnh những thành tựu đạt được Công ty còn có những mặt tồn tại, thiếu sót cần khắc phục để năng cao sản lượng tiêu thụ sản phẩm. + Công tác nghiên cứu thị trường: Đội ngũ cán bộ nghiên cứu phát triển thị trường mặc dù một số năm gần đây đã được Công ty bổ xung nhưng số lượng vẫn thiếu so với nhu cầu. Hơn nữa, nhân viên tiếp thị được tuyển thường là con em các đại lý hoặc nhân viên Công ty, năng lực chuyên môn còn nhiều hạn chế, chưa hoàn toàn chủ động trong việc điều tra, nghiên cứu thị trường. + Công tác dự đoán xu hướng biến đổi nhu cầu của thị trường về chủng loại sản phẩm chưa tốt nên trong những thời điểm mùa vụ như lễ tết, Công ty vẫn còn hiện tượng thiếu hụt sản phẩm để bán dẫn đến thị phần bị một số nhà sản xuất bánh kẹo khác chi phối lam ảnh hưởng trực tiếp đến sức tăng trưởng của hoạt động tiêu thụ. + Các thông tin về đối thủ cạnh tranh vẫn còn chậm, do đó Công ty chưa đối phó kịp thời trước sự thay đổi chiến lược cạnh tranh của đối thủ về nhiều mặt. + Các sản phẩm của Hải Châu tuy đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu chỉ phục vụ thị trường bình dân và tiêu thụ mạnh ở vùng sâu, vùng xa. Thị trường rộng lớn như miền Nam và ngay cả thị trường số 1 là Hà Nội thì bị các đối thủ khác xâm lấn. + Việc phát triển sản phẩm mới cũng có nhiều bất cập trong nghiên cứu cũng như trong thực hiện. Số lượng chủng loại hnàg hoá còn hạn chế và cơ cấu chủng loại không cân bằng ở các mặt hàng kinh doanh. Có ưu thế về chủng loại bánh nhưng hạn chế về chủng loại kẹo. Tuy nhiên bánh của Công ty là sản phẩm có ưu thế nhưng còn có nhiêu điêm yếu như; độ cứng của bánh còn lớn, bánh còn vỡ nhiều khi vận chuyển đến thị trường xa để tiêu thụ như miền núi phía Bắc và miên Nam. + Hoạt động tiếp thị, giới thiệu sản phẩm chưa được triển khai thường xuyên, liên tục. Đặc biệt công tác xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế, chưa tiến kịp với xu thế phát triển chung, xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Chi phí cho tiếp thị còn hạn chế, ngân sách danh cho quảng cáo còn thấp, hình thức khuyến mại còn đơn điệu…khiến Công ty chưa phát huy hết vai trò của công cụ xúc tiến trong công tác đẩy mạnh tiêu thụ. 2.2. Phân tích thực trạng chi phí kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu trong những năm vừa qua 2.2.1. Phân tích chung về kết quả chi phí kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu trong những năm vừa qua Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu sản xuất và kinh doanh mặt hàng chủ yếu là bánh các loại, kẹo các loại và bột canh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh Công ty đã bỏ ra nhiều khoản chi phí phát sinh ở các phân xưởng sản xuất, bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý. Do Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu vừa sản xuất sản phẩm, vừa tổ chức tiêu thụ sản phẩm, do vậy cấu thành tổng chi phí kinh doanh của Công ty bao gồm: CP giá vốn hàng bán CP tài chính CP bán hàng CP quản lý doanh nghiệp CP khác Tình hình chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu trong những năm vừa qua được thể h._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31612.doc
Tài liệu liên quan