Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp

Tài liệu Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp: ... Ebook Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp

doc242 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3712 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
më ®Çu 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ trước đến nay, vấn đề việc làm luôn được xã hội và mọi người quan tâm. Ngày nay, quan niệm về "phát triển" được hiểu một cách đầy đủ là: tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội; phải xóa đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp, đảm bảo được công bằng xã hội. Vì vậy, việc làm là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn của toàn nhân loại, của tất cả các quốc gia, đặc biệt là của các nước đang phát triển. Ở nước ta, vấn đề việc làm cho người lao động được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ: "Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân" [10, tr. 218]. Tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, một mặt nhằm phát huy được tiềm năng lao động, nguồn lực to lớn ở nước ta cho sự phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác là hướng cơ bản để xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả, là cơ sở để cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước tiếp tục đi lên. Thái Bình là tỉnh thuộc lưu vực sông Hồng, "đất chật, người đông" với diện tích tự nhiên 1.546,01 km2, dân số 1,83 triệu người, mật độ dân số 1.188 người/km2, gấp 1,18 lần so với các tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng và 5,7 lần so với cả nước; có 915 ngàn người trong độ tuổi lao động, chiếm 50% dân số của cả tỉnh, số dân ở nông thôn chiếm 93,7%, thu nhập bình quân đầu người thấp mới đạt 3.889.000 đồng/người/năm vào năm 2003 [5, tr. 34]. Thu nhập của người lao động cơ bản dựa vào sản xuất nông nghiệp, chất lượng lao động thấp, lao động phổ thông là chủ yếu, chưa qua đào tạo. Những năm 1997 - 1998 ở nông thôn Thái Bình diễn biến phức tạp, tình hình khiếu nại, tố cáo của nhân dân diễn ra diện rộng trên địa bàn của cả tỉnh. Việc khiếu nại đông người của nhân dân Thái Bình có nhiều nguyên nhân khác nhau, song trong đó có nguyên nhân quan trọng là việc làm thiếu, đời sống của người lao động gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, vấn đề việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề bức xúc nhất đặt ra với các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân Thái Bình. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI chỉ rõ: "Coi trọng và phát huy nhân tố con người; chăm lo giải quyết các vấn đề bức xúc về xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để góp phần giữ vững ổn định kinh tế - xã hội" [26, tr. 90]. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình nhằm đánh giá đúng đắn thực trạng, tìm ra phương hướng và những giải pháp hữu hiệu để sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn lao động của tỉnh là một đòi hỏi bức xúc có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Do đó, tôi chọn đề tài "Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp" làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việc làm là một trong những vấn đề có tính toàn cầu, là mối quan tâm lớn của các quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Ở nước ta, từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, liên quan đến chủ đề luận văn đã có nhiều công trình khoa học, nhiều nhà nghiên cứu có bài viết xoay quanh vấn đề này, tiêu biểu như: - Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam của TS. Nguyễn Hữu Dũng, TS. Trần Hữu Trung (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997); - Ảnh hưởng của nền kinh tế tri thức với vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam của GS.TS Đỗ Thế Tùng (Tạp chí Lao động và Công đoàn, số 6-2002); - Thị trường lao động ở Việt Nam, định hướng và phát triển của thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Hương (Nxb Lao động - xã hội, 2002); - Lao động việc làm những bước tiến quan trọng của Nguyễn Thị Hằng (Tạp chí Cộng sản, số 23 - 8/2003); - Một số vấn đề lao động, việc làm và đời sống người lao động ở Việt Nam hiện nay do thạc sĩ Đinh Đặng Định chủ biên (Nxb Lao động, Hà Nội, 2004); - Vấn đề lao động và việc làm ở Việt Nam từ đổi mới đến nay của GS.TS Phạm Đức Thành, PGS.TS Phạm Quý Thọ, ThS. Thang Mạnh Hợp (Tạp chí Lao động và Công đoàn, số 298 - 12/2003); Ngoài ra, cũng có một số đề tài luận văn thạc sĩ viết về vấn đề việc làm như ở một số tỉnh: Đồng Nai, Hà Tĩnh, Kiên Giang...; ở Thái Bình, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh có ban hành "Chương trình mục tiêu giải quyết việc làm từ 2000 - 2005". Song, dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị đến nay chưa có công trình nào viết về vấn đề này dưới dạng luận văn khoa học để tìm ra các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu cho giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình. Như vậy, việc nghiên cứu đề tài "Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp" dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu * Mục đích đề tài Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề giải quyết việc làm, phân tích thực trạng việc làm ở Thái Bình, đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết có hiệu quả việc làm ở Thái Bình. * Nhiệm vụ của đề tài - Khái quát những vấn đề cơ bản về lý luận lao động, việc làm và thất nghiệp. Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay để làm cơ sở cho việc phân tích tình hình giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình. - Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình từ năm 1999 đến nay, rút ra những mặt làm được và chưa được, chỉ rõ những nguyên nhân tồn tại, hạn chế. - Đề xuất những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình trong những năm tới. * Giới hạn của đề tài Đề tài tập trung vào các vấn đề có tính trọng điểm: giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình từ năm 1999 đến năm 2004, xây dựng một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả vấn đề giải quyết việc làm cho lao động Thái Bình trong thời gian từ nay đến năm 2010. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài * Cơ sở lý luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên lý luận của khoa học kinh tế chính trị, căn cứ vào quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện trong các Văn kiện Đại hội Đảng và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa xoay quanh vấn đề việc làm. Bên cạnh đó, đề tài có kế thừa, chọn lọc một số đề xuất, số liệu thống kê của một số công trình khoa học có liên quan của các tác giả trong và ngoài nước. * Phương pháp nghiên cứu Đề tài vận dụng phương pháp truyền thống của khoa học kinh tế chính trị: sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu, đồng thời còn sử dụng các phương pháp khác như: khảo sát, điều tra nghiên cứu thực tế, tổng hợp, đối chiếu và phân tích, thống kê… 5. Những đóng góp chủ yếu của đề tài + Làm rõ quan niệm về việc làm và ý nghĩa kinh tế - xã hội của vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình. + Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình từ năm 1999 đến nay. + Đề xuất những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết. Chương 1 VIỆC LÀM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TĂNG, GIẢM VIỆC LÀM 1.1. VIỆC LÀM VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở NƯỚC TA 1.1.1. Khái niệm về lao động, việc làm và thất nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm về lao động Có nhiều cách tiếp cận và hiểu khác nhau về lao động nhưng suy cho cùng, lao động là hoạt động đặc thù của con người, phân biệt con người với con vật và xã hội loài người với xã hội loài vật; bởi vì: khác với con vật, lao động của con người là hoạt động có mục đích, có ý thức tác động vào thế giới tự nhiên nhằm cải biến những vật tự nhiên thành sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh vai trò quyết định của lao động với sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo C.Mác: "Lao động là một điều kiện tồn tại của con người không phụ thuộc vào bất kỳ hình thái xã hội nào, là một sự tất yếu tự nhiên vĩnh cửu làm môi giới cho sự trao đổi chất giữa con người với tự nhiên, tức là cho bản thân sự sống của con người" [20, tr. 61]. Ph.Ăngghen viết: Khẳng định rằng lao động là nguồn gốc của mọi của cải. Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cung cấp những vật liệu cho lao động đem biến thành của cải. Nhưng lao động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa, lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người [21, tr. 641]. Trong quá trình lao động, con người đã vận dụng sức lực của mình, sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên nhằm biến đổi tự nhiên phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống. Đó là quá trình sản xuất vật chất được kết hợp bởi ba yếu tố: lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong bất kỳ nền sản xuất nào, kể cả nền sản xuất hiện đại, lao động bao giờ cũng là nhân tố cơ bản, là điều kiện không thể thiếu của sự tồn tại và phát triển đời sống xã hội loài người. Lao động là hoạt động sáng tạo của con người, nhờ có lao động mà con người khẳng định mình là chủ thể sáng tạo mọi giá trị vật chất và tinh thần của xã hội. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chỉ rõ: trong các nguồn lực cơ bản (lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn và khoa học công nghệ), mỗi nguồn lực đều có thể bị khan hiếm, cạn kiệt nhưng nguồn lực con người là vô tận nếu quốc gia đó có chính sách đúng đắn về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và khai thác nguồn lực này một cách khoa học. Vì vậy, V.Lênin khẳng định: "Lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại là người lao động" [18, tr. 430]. Trong nguồn lao động của mỗi quốc gia hay một địa phương nào đó thì người lao động được xếp vào nguồn lao động. Nguồn lao động là số lượng của dân cư của quốc gia đó hay của địa phương đó có khả năng lao động. Hay có thể hiểu rằng: nguồn lao động là bộ phận dân cư có toàn bộ thể chất và tinh thần có thể sử dụng trong quá trình lao động. Tiềm lực của đất nước mạnh hay yếu trước hết phụ thuộc vào yếu tố nguồn lực lao động; bởi vì, với tư cách là nguồn lực, lao động trực tiếp tham gia tạo cung của nền kinh tế. Với tư cách là bộ phận dân số thực hiện quá trình tiêu dùng, nguồn lao động trở thành nhân tố tạo cầu của nền kinh tế. Điều khác biệt cơ bản giữa nguồn lao động với các nguồn lực khác là vừa tham gia tạo cung và tạo cầu của nền kinh tế, vừa trực tiếp điều tiết quan hệ đó gắn với các thể chế kinh tế xã hội do con người tạo nên. Nguồn lao động vừa có nhu cầu tự thân để phát triển với yêu cầu ngày càng cao và phong phú, vừa là chủ thể sáng tạo ra công nghệ, điều chỉnh cơ bản kinh tế để thăa mãn các nhu cầu đó. Hiện nay trên thế giới, tiêu chí cơ bản để bố trí dân cư vào nguồn lao động được dựa trên độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Nhưng quy định giới hạn về độ tuổi lao động tối đa và tối thiểu ở các nước có sự khác nhau. Ví dụ, độ tuổi lao động tối thiểu ở Braxin: 10 tuổi, ở Mỹ: 16 tuổi. Qui định về độ tuổi tối đa như: Mêhicô, Malayxia là 65 tuổi; Phần Lan, Đan Mạch là 75 tuổi… Theo Bộ luật lao động hiện hành ở nước ta, nguồn lao động: nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi, có khả năng lao động (trừ những người tàn tật không có sức lao động). Bộ phận chính của nguồn lao động là lực lượng lao động, bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có sức khăe đang làm việc và những người thất nghiệp. Đặc trưng của nguồn lao động là các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng, bao gồm các chỉ tiêu: số lượng, độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, số người đang đi học, số người đang làm việc và sự phân bố lao động theo lãnh thổ, theo ngành, theo khu vực kinh tế… Trong quá trình phát triển của sản xuất và đời sống xã hội, chất lượng nguồn lao động cũng không ngừng được tăng lên. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động bao gồm: tình trạng sức khăe của người lao động, chính sách giáo dục - đào tạo, chính sách tiền lương và các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Như đã đề cập, lao động là quá trình tiêu dùng sức lao động, vậy quá trình đó chỉ có thể tiến hành khi đã được dựa trên những tiền đề vật chất phục vụ cho quá trình đó đầy đủ. Trên bình diện một nước hay một địa phương nào đó thì quá trình lao động của bộ phận dân cư có sức lao động lại được thể hiện ở số lượng việc làm. Việc làm là một phạm trù kinh tế - xã hội, là một chỉ tiêu cơ bản để xem xét, đánh giá sự tiến bộ hay lạc hậu của mỗi quốc gia trong một giai đoạn lịch sử nhất định. 1.1.1.2. Việc làm Khi nghiên cứu quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác có đề cập đến việc làm nhưng chưa đưa ra khái niệm cụ thể về việc làm, như: "Sự tăng lên của bộ phận tư bản khả biến của tư bản, và do đó sự tăng thêm số công nhân đã có việc làm, bao giờ cũng gắn liền với những biến động mạnh mẽ và với việc sản xuất ra số nhân khẩu thừa tạm thời" [20, tr. 159]. Theo cách tiếp cận của C.Mác cho thấy giữa việc làm có liên quan mật thiết với lao động. Việc làm thể hiện mối quan hệ của con người với những nơi làm việc cụ thể mà ở đó lao động diễn ra, là điều kiện cần thiết nhằm thăa mãn nhu cầu xã hội về lao động, là hoạt động lao động của con người. Dưới góc độ kinh tế, việc làm thể hiện mối tương quan giữa các yếu tố con người và yếu tố vật chất hay giữa sức lao động và tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất vật chất. Có nhiều cách quan niệm khác nhau về việc làm, song xét cho cùng thực chất của việc làm là sự kết hợp sức lao động của con người với tư liệu sản xuất. Ở Việt Nam trước đây, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, người lao động được coi là có việc làm và được xã hội thừa nhận, trân trọng là người làm việc trong thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa (quốc doanh, tập thể). Theo cơ chế đó, xã hội không thừa nhận việc làm ở các thành phần kinh tế khác và cũng không thừa nhận có hiện tượng thiếu việc làm, thất nghiệp… Từ khi Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đến nay, quan niệm về việc làm đã được nhìn nhận đúng đắn và khoa học. Điều 13, Chương II Bộ luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ rõ: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm" [3, tr. 42]. Với khái niệm này, các hoạt động lao động sau đây được xác định là việc làm, bao gồm: - Toàn bộ các hoạt động tạo ra của cải vật chất hoặc tinh thần không bị pháp luật cấm, được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật; - Tất cả những công việc tự làm mang lại lợi ích cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình, cho cộng đồng, kể cả những công việc không được trả công bằng tiền hoặc bằng hiện vật. Như vậy, khái niệm việc làm theo Bộ luật lao động của nước ta bao gồm một phạm vi rất rộng: từ những công việc được thực hiện trong các doanh nghiệp, công sở đến mọi hoạt động lao động hợp pháp như các công việc nội trợ, chăm sóc con, cháu trong gia đình… đều được coi là việc làm. Khái niệm trên làm cho nội dung của việc làm được mở rộng và tạo ra khả năng to lớn giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người. Điều đó được thể hiện ở chỗ: - Thứ nhất, thị trường lao động được mở rộng tới tất cả các thành phần kinh tế, trong mọi hình thức và cấp độ của tổ chức sản xuất kinh doanh và sự đan xen giữa chúng, nó cũng không bị hạn chế về mặt không gian. - Thứ hai, người lao động được tự do hành nghề, tự do liên doanh, liên kết, thuê mướn lao động theo khuôn khổ của pháp luật quy định. Quan niệm mới về việc làm như Bộ luật lao động quy định cho thấy đã có sự thay đổi căn bản trong nhận thức về việc làm và giải quyết việc làm. Từ chỗ việc làm phải là người nằm trong guồng máy biên chế của Nhà nước và giải quyết việc làm là trách nhiệm của Nhà nước nay đã chuyển sang nhận thức mới: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm". Bởi vì, lao động tạo ra nguồn thu nhập không chỉ trong thành phần kinh tế nhà nước mà còn ở cả trong thành phần kinh tế tư nhân, cá thể và hộ gia đình… Với khái niệm đó, nó đã xóa bỏ sự phân biệt đối xử lao động giữa các thành phần kinh tế, động viên mọi tổ chức, mọi cá nhân và toàn xã hội tạo mở nhiều việc làm cho người lao động. Điều đó được Bộ luật lao động quy định rõ ràng: "Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và của toàn xã hội" [3, tr. 142]. Như vậy, với quan niệm trên đã làm cho nội dung của việc làm được mở rộng, tạo tiền đề để giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người lao động ở các thành phần kinh tế khác nhau; mặt khác còn ngăn chặn những việc làm trái với quy định dễ nảy sinh trong sản xuất kinh doanh. Từ khái niệm việc làm, có thể làm rõ hơn một số khái niệm dẫn suất như: người có việc làm, thiếu việc làm. * Người có việc làm Đối với nước ta, người có việc làm là những người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế, đang làm việc để nhận tiền lương (tiền công), hoặc đang làm công việc dịch vụ cho bản thân, gia đình và các việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình. Có việc làm là có thu nhập, là đòi hỏi chính đáng của người lao động. Tạo được việc làm tức là thu hút được nguồn lực lao động vào quá trình sản xuất, làm ra nhiều của cải cho xã hội, tạo ra tiền đề vật chất để giải quyết tốt mối quan hệ gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Trong hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta luôn quan tâm đến con người, tạo mọi điều kiện để con người phát triển. Đảng ta khẳng định: "Phát huy yếu tố con người và lấy con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động" [8, tr. 36]. Thực tiễn những năm qua cho thấy, với các chính sách về lao động và việc làm của Đảng và Nhà nước ta đã có tác động tích cực, tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động; vì vậy, đời sống của đại bộ phận nhân dân lao động được cải thiện, nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động vẫn nổi lên là một trong những vấn đề bức xúc, đặc biệt là đối với những vùng, những địa phương đất chật, người đông, nhiều người lao động còn không có hoặc thiếu việc làm. * Thiếu việc làm Có nhiều cách tiếp cận và cách hiểu khác nhau về vấn đề này, theo TS. Trần Thị Thu đưa ra khái niệm mà nhiều nhà nghiên cứu cho là hợp lý và khoa học: "Thiếu việc làm còn được gọi là bán thất nghiệp hoặc thất nghiệp trá hình là hiện tượng người lao động có việc làm ít hơn mức mà mình mong muốn" [25, tr. 17]. Đó là tình trạng có việc làm nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người lao động, họ phải làm việc không hết thời gian theo pháp luật quy định, hoặc làm những công việc mà tiền công thấp không đáp ứng đủ nhu cầu của cuộc sống, họ muốn tìm thêm việc làm để bổ sung. 1.1.1.3. Thất nghiệp Theo lý thuyết của các nhà kinh tế học hiện đại: trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp là một hiện tượng khách quan gắn liền với một tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên xác định. Người ta không thể loại bỏ được nó mà chỉ có thể hạn chế tỷ lệ thất nghiệp tới mức thất nghiệp tự nhiên. Bởi vì, khi mức thất nghiệp cao (quá mức tự nhiên), tài nguyên bị lãng phí, thu nhập của người dân bị giảm sút và rơi vào tình trạng nghèo đói, dẫn đến nền kinh tế suy thoái, ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng dân cư. Tỷ lệ thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá thực trạng của một nền kinh tế, là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia và của mọi thành viên trong xã hội. Có nhiều quan niệm khác nhau về thất nghiệp, nhưng nội dung cơ bản của thất nghiệp là đề cập về việc: người lao động có khả năng làm việc, mong muốn làm việc nhưng không được làm việc. Samuelson - nhà kinh tế học của trường phái hiện đại cho rằng: "Thất nghiệp là những người không có việc làm, nhưng đang chờ để trở lại việc làm hoặc đang tích cực tìm việc làm" [32, tr. 271]. Như vậy, thất nghiệp (không có việc làm) là hiện tượng người lao động bị mất việc làm hay là sự tách rời sức lao động khỏi tư liệu sản xuất. Thất nghiệp có nhiều loại: · Thất nghiệp cơ cấu: là thất nghiệp xuất hiện khi không có sự đồng bộ giữa kỹ năng, trình độ của người lao động với cơ hội việc làm do cầu lao động và sản xuất thay đổi. · Thất nghiệp do chuyển đổi: là một dạng của thất nghiệp cơ cấu, đây là loại thất nghiệp do sự mất cân bằng trong một thời kỳ dài giữa cung và cầu lao động. Nó nảy sinh do có những điều chỉnh trong chính sách kinh tế, dẫn đến những thay đổi trong cơ cấu sản xuất, tiêu thụ trong toàn bộ nền kinh tế, làm cho một số ngành kinh tế truyền thống bị suy thoái và làm nảy sinh một số ngành mới. Những thay đổi này làm cho các kỹ năng, tay nghề cũ của người lao động trở nên không thích hợp với những ngành nghề mới. Họ buộc phải thôi việc hoặc phải mất một thời gian nhất định để đào tạo, huấn luyện lại tay nghề [14, tr. 144]. Thất nghiệp cơ cấu thường xảy ra ở các nước đang phát triển có nền kinh tế đang chuyển đổi như nước ta; loại thất nghiệp này có quy mô lớn hơn, trầm trọng hơn so với thất nghiệp do thay đổi cơ cấu ở các nước phát triển. · Thất nghiệp tạm thời: là thất nghiệp phát sinh do người lao động muốn có thời gian để tìm việc làm thích hợp với chuyên môn và sở thích của mình. · Thất nghiệp theo mùa vụ: là thất nghiệp do cầu lao động dao động giảm, thường vào những thời kỳ nhất định trong năm. · Thất nghiệp chu kỳ: là thất nghiệp gắn liền với sự suy giảm theo thời kỳ của nền kinh tế. Ở nước ta, theo khái niệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Người bị coi là thất nghiệp là người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế, hiện tại đang đi tìm việc làm hay không đi tìm việc do không biết tìm việc ở đâu; và những người trong tuần lễ trước thời điểm điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 8 giờ, có mong muốn và sẵn sàng làm thêm giờ nhưng không tìm ra việc [14, tr. 142]. Với khái niệm trên, theo Bộ luật lao động ở nước ta hiện nay: những người trong độ tuổi lao động (nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi) có khả năng lao động, không có việc làm hoặc đang tìm việc làm là những người thất nghiệp. Tuy nhiên, các đối tượng sau đây mặc dù nằm trong độ tuổi lao động nhưng không thuộc những người thất nghiệp và không nằm trong lực lượng lao động: - Người không có khả năng lao động - Người không có nhu cầu tìm việc làm - Người đang đi học - Người làm công việc nội trợ cho gia đình mình Thất nghiệp là một vấn đề xã hội rất nhạy cảm, là mối quan tâm lớn của tất cả các quốc gia, khi mức thất nghiệp tăng quá mức tự nhiên (cho phép) tài nguyên sẽ bị lãng phí, thu nhập của người lao động giảm và rơi vào tình trạng nghèo đói; nền kinh tế suy thoái, lạm phát cao dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội. Do đó, tỉ lệ thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu trọng yếu để xem xét, đánh giá tình trạng của một nền kinh tế, sự tiến bộ xã hội, là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. 1.1.2. Những khó khăn trong quá trình giải quyết việc làm ở nước ta Ở nước ta, nguồn lao động hàng năm vẫn tăng ở mức cao (khoảng 3,4 - 3,5%), số lao động chưa có việc làm ở thành thị rất lớn chiếm khoảng 9 - 12% tổng lao động thành thị, là tỷ lệ vượt quá giới hạn cho phép để đảm bảo an toàn xã hội. Khu vực nông thôn là nơi tập trung 80% dân số và lao động, nhưng do chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, kinh tế hàng hóa còn ở trình độ thấp, do đó nạn thiếu việc làm là rất phổ biến và nghiêm trọng. Trong điều kiện bình quân đất canh tác trên một lao động rất thấp (0,3 ha/1 lao động), nếu làm thuần nông sẽ dư thừa 1/2 số lao động [7, tr. 96]. Theo dự báo, "năm 2005, lực lượng lao động ở nước ta sẽ là 42,4 triệu người, năm 2010 sẽ tăng lên 47,7 triệu người" [17, tr. 147]. Đây là nguồn lực to lớn nhưng đó cũng là sức ép nặng nề đối với vấn đề giải quyết việc làm và là bài toán khó giải. Có thể khái quát những khó khăn như sau: Một là, nhu cầu việc làm ngày càng lớn với khả năng giải quyết còn rất hạn hẹp, chưa gắn kết được giữa lao động với tiềm năng sẵn có. Vấn đề đặt ra là Nhà nước phải tạo ra điều kiện và môi trường đồng bộ (luật pháp, cơ chế, chính sách) để tác động, khai thác được các nguồn lực (lao động, đất đai, tài nguyên, vốn…) để phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm, làm cho cung và cầu về lao động ăn khớp, phù hợp với nhau ở mức cao nhất. Hai là, vấn đề việc làm vừa là vấn đề kinh tế - xã hội cơ bản, lâu dài có tính chất chiến lược, vừa là vấn đề cấp bách trước mắt mang tính xã hội sâu sắc đòi hỏi cùng một lúc phải tập trung giải quyết việc làm cho một số đối tượng như: con em các gia đình chính sách xã hội, bộ đội xuất ngũ, thanh niên đến tuổi lao động, đối tượng tệ nạn xã hội sau cải tạo, người xuất cảnh trái phép hồi hương…; nếu không giải quyết việc làm cho số đối tượng này sẽ dễ phát sinh những "điểm nóng" về mặt xã hội, dẫn đến nguy cơ mất an toàn xã hội. Ba là, nền kinh tế nước ta vẫn đang trong quá trình chuyển đổi, để có cơ cấu kinh tế tiến bộ đòi hỏi phải tổ chức lại lao động trên phương diện toàn xã hội, tất yếu dẫn đến xu thế đẩy lao động tách khỏi việc làm, dẫn đến dư thừa một bộ phận lớn lao động xã hội. Thực tiễn cho thấy: những năm qua, trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, lao động ở khu vực này dư thừa khoảng 35%, tương đương với 1,2 triệu người, trong khi đó lao động có kỹ thuật lại thiếu nghiêm trọng và đang có xu hướng "bị hút vào" các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài…; tất cả những tác động đó làm cho quá trình giải quyết việc làm gặp phải muôn vàn khó khăn. * Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thiếu việc làm - Tình trạng giải quyết việc làm ở nước ta gặp phải khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau, song nguyên nhân chủ yếu nhất là: nước ta là nước chậm phát triển, điểm xuất phát thấp, nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng, thiếu những tiền đề vật chất cần thiết mà trước hết là nền đại công nghiệp để thay đổi nhanh chóng toàn bộ cơ cấu kinh tế cho phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện đại; hạ tầng cơ sở thấp kém, không đồng bộ; công nghệ lạc hậu, vốn thiếu, chất lượng lao động thấp, quan hệ kinh tế đối ngoại còn ở mức hạn hẹp…; những nguyên nhân đó đã làm hạn chế và gây ra nhiều trở ngại, khó khăn trong quá trình giải quyết việc làm cho người lao động. - Trong cơ chế cũ, chúng ta đã xây dựng một hệ thống chính sách khuyến khích người lao động tìm việc làm trong khu vực Nhà nước là chủ yếu và bao cấp rất nặng nề. Nhà nước bố trí công ăn việc làm đến tận từng người lao động, điều đó đã kìm hãm tiềm năng lao động, triệt tiêu động lực của họ trong phát triển việc làm và tự chịu trách nhiệm về đời sống của chính bản thân mình. Ngày nay, chuyển sang nền kinh tế thị trường đã mở ra khả năng to lớn giải phóng tiềm năng lao động của toàn xã hội, song hệ thống chính sách lại chưa đồng bộ để tạo ra tiền đề, điều kiện và môi trường thuận lợi nhằm giải phóng triệt để mọi tiềm năng (lao động, vốn, đất đai...) để phát triển sản xuất, tạo mở việc làm; chưa có hệ thống đào tạo phù hợp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường sức lao động. - Về tổ chức, chưa xây dựng một hệ thống sự nghiệp hoàn chỉnh giải quyết việc làm; đặc biệt là các Trung tâm xúc tiến việc làm; Trung tâm chuyển giao công nghệ sử dụng nhiều lao động... Chương trình quốc gia về việc làm chưa được tập trung, chỉ đạo còn phân tán. Quỹ quốc gia về việc làm còn nhỏ bé và chưa được đầu tư đúng mức. - Quản lý nhà nước về lao động và việc làm còn nhiều bất cập, năng lực hoạch định chính sách và điều hành thực thi chính sách về lao động và việc làm còn nhiều hạn chế, qua nhiều khâu trung gian, thiếu sự kiểm tra giám sát chặt chẽ. 1.1.3. Ý nghĩa của vấn đề giải quyết việc làm Việc làm và thất nghiệp là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn của mỗi quốc gia. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã tổng kết: có ba yếu tố cơ bản nhất để phát triển con người là phải đảm bảo an toàn lương thực, an toàn việc làm và an toàn môi trường. Như vậy, thế giới ngày nay cho rằng, mọi chiến lược phát triển đều phải hướng vào việc phát triển con người, lấy con người làm trung tâm trong phát triển xã hội và tiến bộ xã hội; trong đó việc làm là một tiêu chí quan trọng để xem xét, đánh giá sự phát triển của xã hội, là thước đo tiến bộ của xã hội. Xét về mặt xã hội, mọi người có sức lao động đều có quyền đòi hỏi có được việc làm vì đó là một trong những quyền cơ bản của con người. Hồ Chí Minh - danh nhân văn hóa thế giới đã từng nói: "Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc" [23]. Để có được hạnh phúc, con người cần phải được tự do, đặc biệt tự do trong lao động là điều kiện cơ bản để giải phóng sức lao động và là cơ sở để hoàn thiện và phát triển con người. Khi nghiên cứu quá trình sản xuất vật chất của xã hội loài người, C.Mác đã chỉ rõ: "Sản xuất vật chất là cơ sở cho tồn tại và phát triển của con người" [36, tr. 6]. Theo C.Mác, muốn tồn tại và phát triển, con người phải lao động, phải tiến hành sản xuất. Lao động là điều kiện chủ yếu quyết định sự hình thành và phát triển của con người, làm biến đổi bản chất tự nhiên của con người, đồng thời hình thành nên và phát triển bản chất xã hội của con người. Nhờ lao động, con người khẳng định được mình là chủ thể sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại. Hiện nay, công cuộc đổi mới đất nước đang bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Đảng ta chủ trương lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong mỗi bước đi và trong quá trình phát triển. Trong quá trình này, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề cấp bách nhất; bởi vì giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm là cơ sở để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta xác định: "Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân" [10, tr. 210]. 1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG, GIẢM VIỆC LÀM 1.2.1. Dân số và cơ cấu dân số Số lượng, tốc độ gia tăng và cơ cấu dân số có ảnh hưởng lớn tới nguồn lao động và vấn đề giải quyết việc làm của mỗi quốc gia. Dân số, l._.ao động và việc làm là những vấn đề có liên quan mật thiết với nhau; xem xét mức độ biến động dân số những năm gần đây ở nước ta, cho thấy: "Tốc độ gia tăng dân số hàng năm vẫn tăng 1,3% năm; đến giữa năm 2003, dân số cả nước ta đã lên tới gần 81 triệu người; hàng năm có khoảng 1,5 triệu thanh niên tham gia vào lực lượng lao động xã hội" [14, tr. 24; 29]. Đây là một sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay. Dân số tăng nhanh dẫn tới việc phân bố dân cư không hợp lý, không gắn kết được lao động với các nguồn lực khác (đất đai, tài nguyên thiên nhiên, vốn…) khiến cho tạo việc làm mới càng khó khăn, thất nghiệp càng cao. Dân số gia tăng sẽ buộc ngân sách nhà nước nói chung, xã hội nói riêng phải giảm chi cho đầu tư phát triển, tăng chi cho tiêu dùng. Vì vậy, đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng nguồn lao động giảm xuống, cơ hội để tìm việc làm càng gặp khó khăn. Do đời sống của người lao động gặp khó khăn, nhu cầu về việc làm lớn, cơ hội có việc làm ở khu vực nông thôn ít, nhất là những lúc nông nhàn dẫn đến tình trạng di dân tự do từ nông thôn đổ ra đô thị để tìm việc làm kiếm sống. Nguồn lao động này phổ biến là có sức khỏe, có kiến thức, có tay nghề, là lực lượng nòng cốt ở nông thôn; hậu quả làm cho khu vực nông thôn mất đi nguồn lực quan trọng, cần thiết phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Ngược lại, nguồn lao động di cư tự do này gây ra sức ép khó khăn cho các đô thị vì nguồn lao động này khó có thể cạnh tranh và có được việc làm ở những ngành kinh tế hiện đại mà chủ yếu làm những công việc dịch vụ; từ đó gây nên khó khăn trong công tác quản lý hành chính nhà nước về hộ tịch, hộ khẩu, làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội ở đô thị. Dân số là cơ sở hình thành nguồn lao động, là căn cứ để xác định nhu cầu giải quyết việc làm. Bước vào thế kỷ 21, Việt Nam với tư cách là một nước có dân số đông, song đã bước đầu tiến vào thời kỳ ổn định. Tốc độ tăng dân số dự kiến sẽ giảm 1,3% vào năm 2005 xuống còn 1,1% vào năm 2010 [17, tr. 152]. Đây là những thuận lợi rất cơ bản và có những tác dụng sau đây với thị trường sức lao động: - Giảm nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ sử dụng, đặc biệt đối với dịch vụ y tế, sức khăe và giáo dục cũng như các chi phí giáo dục có liên quan khác; - Giảm tỷ lệ người ăn theo, thông qua đó tăng thu nhập bình quân đầu người; - Tăng tỷ lệ tiết kiệm của dân cư. Theo quy luật co giãn của thu nhập so với tiết kiệm, khi thu nhập tăng lên thì mức độ tiết kiệm của dân cư tăng lên, tức là tăng khả năng đầu tư mở rộng cầu lao động, từ đó tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động. Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn sau đây: · Mặc dù mức sinh và mức chết đã giảm đáng kể trong thời gian qua, song vẫn còn có sự khác biệt lớn giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng. Trong khu vực thành thị, tổng mức sinh đã giảm từ 2,5 xuống còn 1,7 con/phụ nữ. Tuy nhiên, ở khu vực nông thôn mức này vẫn gần như gấp đôi (4,4 và 2,6 con/phụ nữ). Điều này làm tăng sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa hai vùng, tiếp tục tạo ra những lực đẩy kích thích dòng di chuyển lao động tự phát từ nông thôn ra thành thị. · Giữa các vùng tình hình cũng tương tự. Trong khi các vùng phát triển như đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long đã đạt hoặc thấp hơn mức sinh thay thế (tương ứng là 2,0; 1,9 và 2,1), các vùng kém phát triển nhất như Đông Bắc và Tây Nguyên vẫn còn ở những mức rất cao (3,6 và 3,9) [17, tr. 153]. · Ngoài ra, giảm tốc độ tăng dân số sẽ dẫn đến việc "già hóa" dân số, với tỷ lệ người cao tuổi tăng lên và đòi hỏi các chi phí về bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội tăng lên..., ảnh hưởng lớn tới cơ cấu và chất lượng của dân số. Từ những thực tế trên đây, vần đề đặt ra là cần hướng tới việc "bảo tồn tính cân bằng, ổn định bên trong của sự phát triển dân số" nhằm đạt được mục tiêu: ổn định tỷ lệ sinh hợp lý, nâng cao chất lượng dân số, trên cơ sở đó mà phát triển nguồn lực lao động cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường sức lao động. Công cuộc đổi mới đất nước những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội, điểm quan trọng nhất là tăng trưởng kinh tế cao đã tạo ra sự tăng lên không ngừng của nhu cầu sử dụng lao động. Hàng năm số lao động có việc làm đều tăng: "Từ năm 1991 đến 2000, số người có việc làm tăng từ 30,9 triệu lên 40,6 triệu người, tức là tăng 32,2%, bình quân hàng năm tăng khoảng 2,9%" [14, tr. 124]. Mặc dù đạt được những thành tựu trên, song do sức ép về dân số, vấn đề lao động và việc làm vẫn là vấn đề hết sức bức xúc vì do tốc độ gia tăng dân số trước đây quá nhanh nên số người bước vào độ tuổi lao động ngày càng tăng, tốc độ giải quyết việc làm không thể nào tăng kịp với tốc độ tăng rất nhanh của nguồn lao động. Theo dự báo: "Dân số trong độ tuổi lao động năm 2005 đạt 51,5 triệu, chiếm 61% tổng dân số, năm 2010 đạt 56,8 triệu, chiếm 64% tổng dân số" [17, tr. 146]. Đây là bài toán khó giải nhưng bắt buộc chúng ta phải giải quyết có hiệu quả để đất nước ta tiếp tục phát triển nhanh và bền vững; vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội - Con đường duy nhất đúng đắn mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. 1.2.2. Tiến bộ khoa học - công nghệ Tiến bộ của khoa học, công nghệ sẽ làm tăng yêu cầu việc làm cho lao động phức tạp, có kỹ thuật và ngược lại, làm giảm việc làm đối với lao động giản đơn. Quá trình phát triển của mỗi quốc gia ngày nay được cấu trúc lại dựa trên những lợi thế của nguồn lực con người với hàm lượng trí tuệ ngày một gia tăng. Nhờ có sự tiến bộ của khoa học - công nghệ mà phần tỷ lệ lao động chân tay kết tinh vào sản phẩm ngày một giảm rõ rệt, hàm lượng lao động "chất xám" kết tinh vào sản phẩm ngày càng cao. Theo dự báo: "Đến năm 2010, phần tỷ lệ lao động chân tay trong sản phẩm chỉ còn 1/10" [33, tr. 31]. Như vậy, sự phát triển của khoa học - công nghệ mang lại nhiều cơ hội để người lao động tạo ra việc làm, phát huy khả năng cống hiến của mình cho xã hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức. Kinh nghiệm ở các nước đang phát triển cho thấy: khi đưa khoa học, công nghệ tiến bộ vào sản xuất sẽ làm cho những nước có nguồn lao động giản đơn dư thừa nhưng thiếu lao động phức tạp, có kỹ thuật cao như Việt Nam hiện nay mất đi ưu thế của lao động nhiều giá rẻ. Xu hướng chung hiện nay là tăng lao động phức tạp có kỹ thuật cao, giảm lao động giản đơn. Như vậy, vấn đề giải quyết việc làm của mỗi quốc gia phụ thuộc vào chất lượng nguồn lao động (thể lực và trí lực) mà điểm quan trọng có tính quyết định là trí tuệ của nguồn lao động; bởi vì, sự yếu kém của trí tuệ là lực cản nguy hại nhất dẫn đến sự thất bại trong hoạt động của con người. Điều này đã được C. Mác khẳng định: "Sự ngu dốt là sức mạnh của ma quỷ và chúng ta lo rằng, nó sẽ là nguyên nhân của nhiều bi kịch nữa" [22, tr. 438]. Ngày nay, khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, là lực lượng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất vật chất. Vì vậy, đòi hỏi người lao động phải có phẩm chất trí tuệ cao; nghĩa là người lao động phải có năng lực sáng tạo, áp dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ tiên tiến, khả năng biến tri thức của mình thành kỹ năng nghề nghiệp, thể hiện qua trình độ tay nghề thành thạo, chuyên môn nghiệp vụ giỏi, làm chủ được công nghệ, hoàn thành tốt công việc mà mình đảm nhiệm. Ở nước ta hiện nay có nguồn lao động dồi dào, bước vào năm 2005 lực lượng lao động là 42,4 triệu người [17, tr. 147]. Đây là nguồn lực cơ bản nhất để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, chỉ có lực lượng lao động đông thì không đủ và không thể đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà vấn đề bức bách hàng đầu đặt ra hiện nay là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đó là giải pháp cơ bản để tạo việc làm, giảm thiểu thất nghiệp, là nhân tố quyết định đảm bảo vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công. Chính vì vậy, Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX khẳng định: "Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm nhanh chóng thoát khỏi tình trạng lao động thủ công, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và sức mạnh quốc phòng, an ninh. Chú trọng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và thành tựu của khoa học, công nghệ cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn" [12, tr. 93-94]. 1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất vì nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động, là cơ sở quan trọng hàng đầu của sản xuất vật chất, tạo ra việc làm cho người lao động. Tài nguyên thiên nhiên là một phạm trù kinh tế rộng lớn. Đối với một quốc gia, nó bao gồm tất cả những gì có trong vùng trời, vùng biển, trên mặt đất, trong lòng đất, khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý… đều tác động đến sự phát triển, giàu có hay nghèo đói của mỗi quốc gia, đặc biệt là có ảnh hưởng lớn đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy: ở quốc gia nào hoặc ở vùng nào có điều kiện thiên nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú thì ở nơi đó có điều kiện thuận lợi hơn đối với vấn đề giải quyết việc làm và cơ cấu việc làm ở những nơi này cũng phong phú đa dạng hơn so với những nơi khác. Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng. Nhờ đó đã góp phần tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội trong những năm qua. Tuy nhiên, do tốc độ gia tăng dân số trong quá khứ quá nhanh nên số người bước vào độ tuổi lao động ngày càng nhiều, tốc độ tạo việc làm không thể tăng kịp với tốc độ gia tăng của nguồn lao động; vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay đòi hỏi phải phát huy và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên cùng với các nguồn lực khác như lao động, vốn, công nghệ… để tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động, đảm bảo cho nền kinh tế tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, đưa sự nghiệp đổi mới đất nước tiếp tục đi lên. Tuy vậy, có những quốc gia, thậm chí một địa phương nào đó của một quốc gia có nguồn tài nguyên nghèo nàn, khan hiếm như Nhật Bản mà vẫn tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Bởi vì, họ đã xây dựng được chính sách và giải pháp về việc làm đúng đắn và khoa học. 1.2.4. Xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động, Liên hợp quốc gọi là "Di dân quốc tế", là hình thức biểu hiện cơ bản của thị trường lao động. Vấn đề giải quyết việc làm, giảm thiểu thất nghiệp về thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa cung và cầu về lao động trên thị trường sức lao động. Theo nghĩa đó, xuất khẩu lao động là hướng đi quan trọng vừa tăng cầu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động, vừa tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động và tăng thu cho ngân sách nhà nước, vừa nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động và tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến của nhân loại, vừa mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế. Hiện nay, xuất khẩu lao động (đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài) là hiện tượng phổ biến trong đời sống kinh tế - xã hội quốc tế. Nhiều nước đã coi xuất khẩu lao động là một chính sách lớn, một lĩnh vực hoạt động kinh tế quan trọng nhằm giải quyết việc làm, giảm thiểu thất nghiệp. Ngoài hình thức xuất khẩu lao động còn có các hình thức khác như: hợp tác nghiên cứu khoa học, hợp tác triển khai và ứng dụng công nghệ, trao đổi chuyên gia… cũng đang mở rộng. Tất cả những hình thức trên đã tạo nên trào lưu dịch chuyển và phân công lao động quốc tế, giải quyết việc làm, giảm thiểu thất nghiệp, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của mỗi quốc gia. Vì vậy, xuất khẩu lao động được nhiều nước coi là một hướng quan trọng để giải quyết việc làm cho người lao động. Ví dụ: "Năm 1988, số người lao động của Philippin làm việc tại nước ngoài là 4 triệu người; năm 1995, lượng kiều hối gửi qua các kênh chính thức về Philippin là trên 4 tỷ USD" [36, tr. 232]. Ở nước ta, công tác xuất khẩu lao động đã đạt được một số kết quả đáng kể, số lượng lao động xuất khẩu đã tăng dần hàng năm và đang có xu hướng gia tăng. Chúng ta đã mở ra nhiều thị trường mới có thu nhập tương đối cao như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Li Bi… đặc biệt là gần đây, nước ta đã bắt đầu chuyển sang xuất khẩu lao động theo hình thức nhận thầu như ở Lào, Cô-oét, Angiêri… Tuy nhiên, công tác xuất khẩu lao động cũng còn nhiều hạn chế, kết quả xuất khẩu lao động chưa tương xứng với tiềm năng lao động và nhu cầu của đất nước, sức ép về lao động và việc làm vẫn hết sức bức bách. Trong thời gian tới, chúng ta phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xuất khẩu lao động, phát triển và mở rộng hơn nữa thị trường lao động để giải quyết được số lao động dôi dư hiện có, tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân. 1.2.5. Chính sách giải quyết việc làm của Đảng và Nhà nước Để giải quyết việc làm, vấn đề quan trọng hàng đầu là Nhà nước phải tạo ra các điều kiện thuận lợi để người lao động có thể tự tạo việc làm thông qua những chính sách kinh tế - xã hội cụ thể. Các chính sách tác động đến việc làm có nhiều loại, có loại tác động trực tiếp, có loại tác động gián tiếp tạo thành một hệ thống chính sách hoàn chỉnh, đồng bộ có quan hệ tác động qua lại, bổ sung cho nhau hướng vào phát triển cả cung lẫn cầu về lao động; đồng thời làm cho cung và cầu về lao động xích lại gần nhau, phù hợp với nhau, thực chất là tạo ra sự phù hợp giữa cơ cấu lao động với cơ cấu kinh tế. Chính sách giải quyết việc làm rất đa dạng đã được nhiều nhà khoa học đề cập đến. Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chỉ giới hạn đề cập tới một số chính sách chủ yếu nhất. 1.2.5.1. Chính sách đất đai Đất đai có vị trí đặc biệt quan trong, bởi vì nó vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động của quá trình sản xuất xã hội. Đối với nước ta, đất đai là đối tượng cơ bản nhất để phát triển sản xuất, tạo mở việc làm, đặc biệt là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Theo Luật đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân, người nông dân có các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa IX) khẳng định: "Quyền sử dụng đất đai bước đầu trở thành một nguồn vốn để Nhà nước và nhân dân phát triển sản xuất kinh doanh" [13, tr. 58]. Nhờ có chính sách đúng đắn về đất đai đã tạo ra tiềm năng mới để giải phóng sức sản xuất xã hội, tạo mở việc làm, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Khuyến khích người có điều kiện (kể cả người trong nước và nước ngoài) đến khai hoang và kinh doanh theo mô hình trang trại ở các vùng đất còn hoang hóa, quai đê lấn biển… tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước ta tăng trưởng với tốc độ cao trong những năm qua. Tuy nhiên, dưới góc độ chính sách việc làm, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách đất đai hướng vào các nội dung sau: - Khuyến khích và tạo điều kiện cho hộ nông dân dồn điền, đổi thửa tập trung ruộng đất theo chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước. - Thừa nhận quyền sử dụng ruộng đất là một loại hàng hóa đặc biệt, đòi hỏi phải được lưu thông tự do và đảm bảo khả năng sinh lợi. - Xây dựng khung giá đất phù hợp với thực tiễn khách quan đối với mỗi vùng, mỗi địa phương sát với giá thị trường nhằm chống nạn đầu cơ trục lợi từ đất, chống thất thu cho ngân sách nhà nước... Chỉ trên cơ sở đó mới giải phóng mọi tiềm năng của sản xuất, đặc biệt là tiềm năng lao động để tạo mở việc làm, giảm thiểu thất nghiệp, nâng cao đời sống của nhân dân. 1.2.5.2. Chính sách huy động vốn Vốn có vị trí quan trọng, là yếu tố cơ bản để giải quyết việc làm, nếu vốn được gia tăng sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác như: lao động, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ… để phát triển sản xuất, tạo mở việc làm. Xuất phát từ vị trí, vai trò của vốn, Đảng ta chỉ rõ: Đảng và Nhà nước ta chủ trương huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư vào phát triển, trong đó vốn trong nước có ý nghĩa quyết định, vốn ngoài nước có ý nghĩa quan trọng, kết hợp tiềm năng sức mạnh bên trong với khả năng có thể tranh thủ ở bên ngoài. Chiến lược lâu dài là phải huy động tối đa nguồn vốn trong nước để chiếm tỷ lệ cao trong đầu tư [9, tr. 228]. Vốn trong nước có vai trò quyết định tới sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế vì nó là yếu tố nội lực để đảm bảo xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ không phụ thuộc vào nước ngoài. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, mở cửa hiện nay, "Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế" [10, tr. 119], cần phải mở rộng thu hút vốn nước ngoài để bổ sung cho nguồn vốn trong nước là hết sức quan trọng và cần thiết. Hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt ra nhu cầu vốn rất lớn; trong khi đó, nước ta vẫn là một nước nghèo, tích lăy từ nội bộ nền kinh tế rất thấp, mâu thuẫn giữa tích lăy và tiêu dùng diễn ra gay gắt. Vì vậy, muốn huy động được tối đa các nguồn vốn để phát triển kinh tế, tạo mở việc làm đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách huy động vốn đúng đắn, hữu hiệu và đồng bộ. Trước mắt, cần phải rà soát, hủy bỏ những cơ chế chính sách không phù hợp với thực tiễn, bổ sung, ban hành cơ chế chính sách mới phù hợp để huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài để phát triển sản xuất, tạo mở nhiều việc làm, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đưa sự nghiệp đổi mới đất nước tiếp tục đi lên. 1.2.5.3. Chính sách giáo dục đào tạo Chính sách giáo dục đào tạo có ý nghĩa quyết định tới việc làm của người lao động. Thực tiễn cho thấy, chỉ khi nào được trang bị kiến thức, kỹ năng đầy đủ, người lao động mới có hy vọng có khả năng tìm được việc làm. Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của giáo dục đào tạo, Đảng ta chỉ rõ: "Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo la quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả" [9, tr. 109]. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào nhưng 70% lực lượng lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, lao động phổ thông là chủ yếu, chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Trong xu thế hội nhập, mở cửa hiện nay, yêu cầu đặt ra với nước ta không chỉ là phải thực hiện chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp mà còn phải chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Đó là thách thức rất lớn dẫn đến dư thừa quá nhiều lao động phổ thông mà lại thiếu quá nhiều lao động có kỹ thuật, đặc biệt là lao động "chất xám". Từ đó, đặt ra cho chính sách giáo dục đào tạo gặp rất nhiều khó khăn: vừa phải đào tạo nguồn nhân lực để đi ngay vào kinh tế tri thức để tiếp thu khoa học công nghệ mới, vừa phải giải quyết việc làm cho hàng chục triệu lao động phổ thông. Vì vậy, công tác giáo dục đào tạo trở nên hết sức bức bách. Để giải quyết được khó khăn trên đòi hỏi Nhà nước phải tập trung đầu tư cho giáo dục đào tạo, phải có chính sách và giải pháp hữu hiệu để khắc phục ngay những yếu kém, bất cập như: sự mất cân đối về cơ cầu đào tạo, "bệnh thành tích" chạy theo số lượng, xem nhẹ chất lượng; cơ sở vật chất thiếu thốn không đồng bộ và những tiêu cực khác đang phát sinh làm cản bước phát triển nguồn nhân lực; phải thật sự coi giáo dục đào tạo là "quốc sách hàng đầu" trong tất cả các chính sách được ưu tiên. Bởi vì, vấn đề giải quyết việc làm, tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội phụ thuộc vào giáo dục đào tạo. Năm 1994, UNESCO tổng kết: "Những quốc gia nào coi nhẹ giáo dục hoặc không đủ tri thức và khả năng cần thiết để làm giáo dục một cách có hiệu quả thì số phận quốc gia đó xem như đã an bài và điều đó còn tồi tệ hơn cả sự phá sản" [2, tr. 13]. 1.2.5.4. Chính sách phát triển công nghiệp, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một trong những chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đó là con đường và hướng đi tất yếu để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ đơn giản là công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đơn thuần mà nó còn có tác dụng làm biến đổi sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội chứ không chỉ giải quyết việc làm. Nhưng nếu chỉ xét riêng trong lĩnh vực giải quyết việc làm, chống thất nghiệp thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác động và ảnh hưởng rất lớn. Điều đó được thể hiện như sau: Một là, tạo ra nhiều việc làm mới một cách trực tiếp; Hai là, kéo theo sự phát triển của các lĩnh vực liên quan tới khu công nghiệp, từ đó làm nảy sinh hàng loạt chỗ làm việc mới một cách gián tiếp như: vùng nguyên liệu, đào tạo nghề, gia công…; Ba là, vì lao động trong công nghiệp thường có thu nhập cao, nhu cầu tiêu dùng tăng lên cả về số lượng và chất lượng sẽ kéo theo sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ; Bốn là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải tăng nhanh về chất lượng đội ngũ lao động, thúc đẩy người lao động phải tự học hỏi, nâng cao trình độ nghề nghiệp… Do đó, đánh giá, xem xét tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với vấn đề giải quyết việc làm không thể chỉ dựa vào kết quả số lao động nó thu hút một cách trực tiếp mà phải tính đến việc tác động của nó tới việc phát triển các ngành khác và sức hút lao động của các ngành đó. Thấy rõ được vị trí, vai trò quan trọng của công nghiệp, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng và Nhà nước ta luôn luôn trăn trở, quan tâm và có nhiều Nghị quyết, chính sách về phát triển công nghiệp. Bước vào thập niên mới của thế kỷ XXI, Đảng ta chỉ rõ: Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001 - 2010 là: "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại" [10, tr. 159]. 1.2.5.5. Chính sách khôi phục và phát triển nghề truyền thống, du nhập và phát triển ngành, nghề mới Một trong những tiềm năng và thế mạnh của nước ta là có nhiều nghề truyền thống có từ rất lâu đời. Đó là những nghề: dệt tơ lụa, gốm sứ, đúc đồng, sơn mài, khảm trai, chế biến các món ăn đặc sản… nằm rải rác ở tất cả các vùng, miền trong cả nước. Nghề truyền thống có khả năng thu hút nhiều lao động, tận dụng được lao động tại chỗ, giải quyết được việc làm cho nhiều người với nhiều lứa tuổi khác nhau. Đi đôi với khôi phục và phát triển nghề truyền thống cần phải có chính sách du nhập và phát triển ngành, nghề mới để tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động, đặc biệt là lao động ở khu vực nông thôn đang thiếu việc làm. Để khôi phục và phát triển nghề truyền thống, du nhập và phát triển nhiều ngành nghề mới, Nhà nước cần phải có cơ chế chính sách trợ giúp và khuyến khích các cơ sở sản xuất và hộ gia đình như: cho thuê mặt bằng sản xuất, miễn giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất thấp, phát triển các hội, hiệp hội theo các ngành nghề truyền thống để giúp đỡ nhau về công nghệ, vốn và thị trường, tiếp nhận công nghệ mới và các dự án quốc tế… Thực tiễn cho thấy, những năm qua nhờ có chính sách đúng đắn nên chúng ta đã khôi phục được nhiều nghề truyền thống đã một thời bị mai một, mở mang, phát triển được nhiều ngành, nghề mới. Tuy nhiên, tiềm năng này còn rất lớn, đòi hỏi Nhà nước phải tổng kết để rút kinh nghiệm, có cơ chế chính sách mới hữu hiệu, tiếp tục nhân rộng, phát triển nhiều làng nghề, xã nghề trên mọi miền của đất nước; tạo mở nhiều việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống cho người lao động. 1.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở NƯỚC NGOÀI VÀ TRONG NƯỚC Trên thế giới, vấn đề giải quyết việc làm ở mỗi quốc gia có hướng đi không giống nhau. Trong khuôn khổ của bản luận văn này, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm giải quyết việc làm của Nhật Bản và Trung Quốc, không có tham vọng đề cập đến cách giải quyết việc làm của các nước khác. 1.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã để lại hậu quả nặng nề về người và của cho Nhật Bản. Đất nước bị tàn phá kiệt quệ, Nhật Bản phải tìm hướng đi lên từ "đôi bàn tay trắng". Trước tình hình hụt hậu quá xa về kinh tế và công nghệ so với phương Tây, Nhật Bản đã lựa chọn con đường phát triển từ "đầu tư cho giáo dục". Năm 1947, Nhật Bản chỉ rõ: luật giáo dục được coi là nhiệm vụ của quốc gia và là quyền cơ bản của người dân Nhật. Nền giáo dục dựa vào truyền thống thuần Nhật, chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, kỷ luật, tính kiên trì, lòng yêu lao động, tiết kiệm. Hệ thống giáo dục được ưu tiên đặc biệt: "Từ năm 1960 đến nay đầu tư cho giáo dục công cộng chiếm trên 5% GNP" [35, tr. 5]. Giáo dục phổ cập miễn phí cho tất cả trẻ em từ 6 đến 15 tuổi. Do đặt giáo dục là nhiệm vụ trên hết, Nhật Bản đã tạo được nguồn lực lao động có trình độ tay nghề cao - động lực quyết định làm nên kỳ tích sự tăng trưởng "thần kỳ" của kinh tế, đưa nước Nhật trở thành cường quốc kinh tế. Để học tập kỹ thuật tiên tiến của phương Tây, Nhật Bản thực hiện chính sách "nhập khẩu đại học, du học tại chỗ" bằng cách liên kết với các trường đại học của Mỹ và phương Tây mở các chi nhánh trường đại học tại Nhật với giáo viên, nội dung, chương trình giảng dạy như ở chính quốc, kết hợp bổ sung một số môn học do Nhật Bản xây dựng. Bằng cách đó, sinh viên Nhật Bản vừa tiếp thu được kỹ thuật tiên tiến của phương Tây, vừa gắn với tình hình thực tiễn của nước Nhật. Cùng với chăm lo xây dựng hệ thống giáo dục tiên tiến, Nhật Bản cũng rất quan tâm tới chính sách y tế, chăm sóc sức khăe cho người lao động. Tỷ lệ chi tiêu quốc gia cho chăm sóc sức khỏe tăng từ 2,6% GNP năm 1961 lên 4,3% GNP năm 1975. Nhờ đó, thể lực người lao động của Nhật Bản được nâng lên nhiều, chẳng hạn: Chiều cao bình quân của thanh niên nam ở tuổi 17 tăng lên từ 1,57 (mét) vào năm 1950 lên 1,69 (mét) năm 1975; của nữ tương ứng là 1,53 và 1,57 (mét). Tuổi thọ trung bình ở Nhật cũng tăng đáng kể: nam tăng từ 63,5 (tuổi) năm 1955 lên 71,8 (tuổi) năm 1975 và tương ứng của nữ là 67,8 và 77,0 tuổi [35, tr. 69]. Qua nghiên cứu hệ thống và phương pháp giáo dục đào tạo của Nhật Bản cho ta thấy Nhật Bản đã chủ động điều chỉnh mục tiêu giáo dục gắn với sự thay đổi kết cấu kinh tế phù hợp với từng giai đoạn. Ở giai đoạn thứ nhất, chú trọng phát triển quy mô nhằm phổ cập giáo dục. Giai đoạn thứ hai, vào những năm 80, do yêu cầu phải chiếm lĩnh kỹ thuật công nghệ cao, Nhật Bản lại tập trung đầu tư cho giáo dục đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao kiến thức cho người lao động. Do đó, so với các nước phát triển, lực lượng lao động của Nhật có trình độ học vấn và tay nghề kỹ thuật cao hơn, trở thành một trong những nước dẫn đầu trong nền công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Nhật Bản đã biết kết hợp tài tình những yếu tố "tâm lý và kinh tế" để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động, tạo nên đội ngũ những người lao động toàn tâm, toàn ý vì sự phồn vinh của doanh nghiệp (hãng, công ty, xí nghiệp). Ngoài tiền lương, công chức còn được lĩnh tiền thưởng. Mỗi khi có sáng kiến mang lại lợi ích cho doanh nghiệp thì người lao động có tiền thưởng. Mức tiền thưởng nhiều hay ít phụ thuộc vào hiệu quả của sáng kiến và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, nhờ đó đã kích thích người lao động có ý thức cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Điều đáng chú ý và là nét đặc thù riêng có là Nhật Bản áp dụng chế độ tuyển dụng lao động suốt đời và chế độ trả lương theo thâm niên công tác. Song có sự khác biệt của chế độ tuyển dụng lao động suốt đời so với một số nước khác (như ở Việt Nam và Trung Quốc ở thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung) là ở chỗ các doanh nghiệp Nhật Bản đã thành công trong việc xây dựng và duy trì lòng trung thành tuyệt đối của người lao động đối với doanh nghiệp mình làm việc. Họ không những luôn luôn cố gắng đạt được chất lượng và năng suất cao mà còn luôn thể hiện kỷ luật lao động chặt chẽ, không tự động thôi việc hoặc từ chối công việc được giao phó. Đây chính là điều quan trọng mà người lao động tự nguyện tuân thủ để đổi lấy sự ổn định về việc làm. Mối quan hệ đó được duy trì suốt cuộc đời làm việc của người lao động, kể từ lúc họ nhận vào làm việc ở một doanh nghiệp cho đến khi nghỉ hưu, được hai bên "ngầm hiểu" và trở thành đạo luật bất thành văn trong quan hệ lao động tại thị trường sức lao động của Nhật, nhất là đối với các hãng hoặc công ty lớn. Một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề việc làm là: Nhật Bản đã duy trì "cơ cấu kinh tế hai tầng" với sự tồn tại song song của hai khu vực kinh tế: kinh tế truyền thống (gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ) và khu vực kinh tế hiện đại. Vì vậy, Nhật Bản không những đã thu hút đông đảo lực lượng lao động có tay nghề thấp mà còn cho phép sử dụng cả lao động nhàn rỗi ở mọi lứa tuổi phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ, là nơi tiếp nhận lao động của các doanh nghiệp lớn khi thiếu việc làm. Vì vậy, sự tồn tại của khu vực sản xuất kinh doanh nhỏ được ví như chiếc van an toàn cho các xí nghiệp lớn và công nhân của họ. 1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc [14, tr. 78] Hàng năm, Trung Quốc có khoảng 11 triệu người gia nhập thị trường lao động. Thêm vào đó, hiện có khoảng từ 6 đến 9 triệu lao động dôi dư từ các doanh nghiệp nhà nước có nhu cầu về việc làm. Lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn có khoảng 150 triệu người. Mặc dù Trung Quốc vẫn giữ được mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong những năm gần đây, nhưng mức tăng trưởng này vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về chỗ làm việc cho người lao động. Nhận thức rõ về tầm quan trọng của vấn đề lao động và việc làm Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhất. Các biện pháp cụ thể xác định nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này là: Thứ nhất, đưa mục tiêu giải quyết việc làm vào trong các kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; cải cách cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nhanh khu vực dịch vụ, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; phát triển khu vực kinh tế phi nhà nước; thực hi._.­êng sù l·nh ®¹o, chØ ®¹o cña c¸c cÊp ñy §¶ng vµ chÝnh quyÒn, sù phèi hîp cña c¸c tæ chøc chÝnh trÞ - x· héi ®èi víi c«ng t¸c di d©n ph¸t triÓn vïng kinh tÕ míi; ph¶i coi ®©y lµ nhiÖm vô träng t©m cña qu¸ tr×nh ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña tØnh võa cã ý nghÜa thùc tiÔn tr­íc m¾t, võa cã ý nghÜa chiÕn l­îc l©u dµi. §ång thêi, ph¶i chó träng kiÖn toµn tæ chøc di d©n tõ tØnh ®Õn huyÖn phï hîp víi yªu cÇu thùc tiÔn ®Ó th­êng xuyªn n¾m b¾t t×nh h×nh, kÞp thêi th¸o gì nh÷ng v­íng m¾c ®Ó thùc hiÖn tèt nhiÖm vô vËn ®éng, tæ chøc nh©n d©n h¨ng h¸i t×nh nguyÖn ra ®i x©y dùng vïng kinh tÕ míi. N¨m lµ, t¨ng c­êng c«ng t¸c kiÓm tra, rót kinh nghiÖm kÞp thêi viÖc di d©n ph¸t triÓn vïng kinh tÕ míi ë tõng ®Þa bµn vµ tõng ®ît. Chó träng x©y dùng vµ nh©n réng c¸c ®iÓn h×nh tiªn tiÕn ë nh÷ng vïng quª h­¬ng míi mµ ng­êi Th¸i B×nh ®ang sinh sèng, t¹o ra søc hót m¹nh mÏ l«i cuèn nhiÒu gia ®×nh vµ nhiÒu ng­êi lao ®éng h¨ng h¸i t×nh nguyÖn ra ®i x©y dùng quª h­¬ng míi, gãp phÇn gi¶i quyÕt vÊn ®Ò lao ®éng vµ viÖc lµm mét c¸ch thiÕt thùc vµ hiÖu qu¶. 3.2.6. Thùc hiÖn cã hiÖu qu¶ ho¹t ®éng xuÊt khÈu lao ®éng Thùc chÊt cña ho¹t ®éng xuÊt khÈu lao ®éng lµ "Di d©n quèc tÕ", ngµy nay d­íi t¸c ®éng m¹nh mÏ cña khoa häc - c«ng nghÖ, viÖc di chuyÓn nh©n lùc gi÷a c¸c n­íc ®· trë thµnh hiÖn t­îng phæ biÕn trong ®êi sèng kinh tÕ - x· héi quèc tÕ. ë tØnh Th¸i B×nh, nh÷ng n¨m gÇn ®©y b­íc ®Çu ®· coi xuÊt khÈu lao ®éng lµ mét lÜnh vùc ho¹t ®éng kinh tÕ quan träng vµ thu ®­îc mét sè kÕt qu¶: "B×nh qu©n hµng n¨m (2001 - 2004) ®· ®­a ®­îc 2.500 lao ®éng sang lµm viÖc ë Malaysia vµ §µi Loan qua con ®­êng hîp t¸c lao ®éng" [24, tr. 5]. Ho¹t ®éng nµy, ®· gãp phÇn vµo vÊn ®Ò gi¶i quyÕt viÖc lµm, t¨ng thu nhËp cho ng­êi lao ®éng vµ t¨ng nguån thu ngo¹i tÖ cho nÒn kinh tÕ cña tØnh. Tuy nhiªn, ho¹t ®éng xuÊt nhËp khÈu lao ®éng ë tØnh cßn béc lé nhiÒu thiÕu sãt tån t¹i: ph­¬ng thøc, h×nh thøc ®­a lao ®éng ra n­íc ngoµi lµm viÖc cßn nghÌo nµn, ch­a më réng xuÊt khÈu lao ®éng sang nhiÒu n­íc, chÊt l­îng nguån lao ®éng xuÊt khÈu thÊp, sè l­îng lao ®éng xuÊt khÈu ch­a nhiÒu, quyÒn lîi ng­êi ®i xuÊt khÈu lao ®éng ch­a ®­îc quan t©m ®óng møc... §Ó thùc hiÖn môc tiªu tõ nay ®Õn n¨m 2010 b×nh qu©n mçi n¨m ®­a 3.500 lao ®éng sang lµm viÖc ë n­íc ngoµi, ho¹t ®éng xuÊt khÈu lao ®éng cña tØnh cÇn ph¶i tËp trung thùc hiÖn tèt c¸c gi¶i ph¸p chñ yÕu sau ®©y: Mét lµ, tæ chøc tèt viÖc ®µo t¹o n©ng cao chÊt l­îng nguån lao ®éng xuÊt khÈu, ®¸p øng nhu cÇu thÞ tr­êng lao ®éng quèc tÕ. §Ó thùc hiÖn ®­îc yªu cÇu trªn, c«ng t¸c ®µo t¹o cÇn ph¶i tËp trung n©ng cao nghiÖp vô kü thuËt nghÒ nghiÖp, ý thøc tæ chøc kû luËt, kiÕn thøc ngo¹i ng÷, truyÒn thèng v¨n hãa cña n­íc mµ ng­êi lao ®éng sÏ sang lµm viÖc. X©y dùng c¸c trung t©m ®µo t¹o më c¸c líp dµnh riªng cho xuÊt khÈu lao ®éng. ViÖc cÊp chøng chØ c«ng nhËn tr×nh ®é nghÒ nghiÖp ph¶i ®­îc thùc hiÖn nghiªm tóc theo ®óng quy ®Þnh cña ph¸p luËt. TØnh trÝch ng©n s¸ch hç trî kho¶ng 250.000 ®ång/l­ît ng­êi ®Ó gióp cho ng­êi lao ®éng häc nghÒ, häc ngo¹i ng÷, tin häc, gi¸o dôc ®Þnh h­íng tõ c¸c trung t©m d¹y nghÒ vµ dÞch vô viÖc lµm. Hai lµ, cho ng­êi ®i xuÊt khÈu lao ®éng ®­îc vay vèn tõ ng©n hµng chÝnh s¸ch x· héi víi l·i suÊt thÊp ®Ó trang tr¶i chi phÝ ®i lµm viÖc ë n­íc ngoµi. ChÝnh quyÒn ®Þa ph­¬ng vµ c¸c tæ chøc chÝnh trÞ x· héi b¶o l·nh b»ng tÝn chÊp, t¹o mäi thuËn lîi cho nh÷ng ng­êi cã hoµn c¶nh khã kh¨n hoµn thµnh c¸c thñ tôc cÇn thiÕt ®Ó ®­îc ®i lµm viÖc ë n­íc ngoµi. Ba lµ, x©y dùng, hoµn thiÖn hÖ thèng qu¶n lý xuÊt khÈu lao ®éng ®ång bé, v÷ng m¹nh. CÇn ph¶i ®æi míi hÖ thèng qu¶n lý xuÊt khÈu lao ®éng theo h­íng gi¶m ®Çu mèi trung gian, hoµn thiÖn bé m¸y tinh, gän nh­ng hiÖu qu¶ ho¹t ®éng cao; chØ cã nh­ vËy míi tr¸nh ®­îc nh÷ng tiªu cùc vµ gi¶m ®­îc chi phÝ do bé m¸y qu¶n lý cång kÒnh, kÐm hiÖu qu¶ mang l¹i. CÇn ph¶i tuyÓn chän c¸n bé qu¶n lý xuÊt khÈu lao ®éng cã phÈm chÊt ®¹o ®øc trong s¹ch, cã tr×nh ®é qu¶n lý vµ tr×nh ®é ngo¹i ng÷ th«ng th¹o, hiÓu ®­îc phong tôc, tËp qu¸n, tÝn ng­ìng, t«n gi¸o cña ®Êt n­íc vµ ®Þa ph­¬ng cã lao ®éng ViÖt Nam ®Õn lµm viÖc. Ng­êi qu¶n lý ph¶i lµ ng­êi ®¹i diÖn b¶o vÖ quyÒn lîi cña ng­êi lao ®éng ViÖt Nam trªn thÞ tr­êng quèc tÕ. Bèn lµ, ®Èy m¹nh ho¹t ®éng th«ng tin, tuyªn truyÒn ®èi víi ho¹t ®éng xuÊt khÈu lao ®éng. C«ng t¸c th«ng tin, tuyªn truyÒn lµ biÖn ph¸p quan träng nh»m ng¨n ngõa nh÷ng hµnh vi tiªu cùc trong ho¹t ®éng xuÊt khÈu lao ®éng. V× vËy, cÇn t¨ng c­êng ho¹t ®éng th«ng tin, tuyªn truyÒn réng r·i, c«ng khai trong nh©n d©n vÒ chñ tr­¬ng, chÝnh s¸ch cña §¶ng, ph¸p luËt cña Nhµ n­íc vÒ ho¹t ®éng xuÊt khÈu lao ®éng, gióp cho nh©n d©n n¾m ®­îc yªu cÇu, tiªu chuÈn ®Æt ra ®èi víi ng­êi ®i xuÊt khÈu lao ®éng. Qua ®ã mµ phßng vµ tr¸nh ®­îc c¸c m¸nh khãe lõa ®¶o vµ c¸c hµnh vi tiªu cùc trong ho¹t ®éng xuÊt khÈu lao ®éng. N¨m lµ, t¨ng c­êng c«ng t¸c kiÓm tra, gi¸m s¸t ®èi víi ho¹t ®éng xuÊt khÈu lao ®éng. TØnh cÇn cã c¬ chÕ vµ biÖn ph¸p h÷u hiÖu ®Ó ng¨n chÆn t×nh tr¹ng tiªu cùc trong ho¹t ®éng xuÊt khÈu lao ®éng. Ph¶i xö lý nghiªm minh theo ph¸p luËt bÊt kú tæ chøc, c¸ nh©n nµo cã hµnh vi lõa g¹t, chiÕm ®o¹t tµi s¶n hoÆc thiÕu tr¸ch nhiÖm khi tæ chøc ®­a ng­êi lao ®éng ra n­íc ngoµi nh»m b¶o vÖ quyÒn lîi cña ng­êi lao ®éng theo luËt ®Þnh. 3.2.7. §Èy m¹nh c«ng t¸c ®µo t¹o nghÒ, n©ng cao chÊt l­îng nguån lao ®éng ®Ó ®¸p øng yªu cÇu ngµy cµng cao cña thÞ tr­êng lao ®éng §µo t¹o nghÒ, n©ng cao chÊt l­îng nguån lao ®éng kh«ng nh÷ng cã vai trß quyÕt ®Þnh trong viÖc thùc hiÖn thµnh c«ng sù nghiÖp c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa, ph¸t triÓn toµn diÖn kinh tÕ - x· héi mµ cßn t¹o ®iÒu kiÖn cho mçi con ng­êi cã thÓ t×m ®­îc viÖc lµm phï hîp, cã thu nhËp cao h¬n, tõ ®ã n©ng cao chÊt l­îng cuéc sèng cña m×nh. V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu toµn quèc lÇn thø IX cña §¶ng ®· x¸c ®Þnh: "Ph¸t triÓn gi¸o dôc - ®µo t¹o lµ mét trong nh÷ng ®éng lùc quan träng thóc ®Èy sù nghiÖp c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa, lµ ®iÒu kiÖn c¬ b¶n ®Ó ph¸t huy nguån lùc con ng­êi - yÕu tè c¬ b¶n ®Ó ph¸t triÓn x· héi, t¨ng tr­ëng kinh tÕ nhanh vµ bÒn v÷ng" [10, tr. 108]. Nh÷ng n¨m qua, c«ng t¸c ®µo t¹o nghÒ ë tØnh b­íc ®Çu ®· ®­îc chó träng, c¸c c¬ së d¹y nghÒ ®­îc më réng, t¨ng c­êng, ®· kÕt hîp gi÷a ®µo t¹o c¬ b¶n, dµi h¹n víi ng¾n h¹n lµm cho n¨ng lùc ®µo t¹o nghÒ cña tØnh ngµy cµng tiÕn bé h¬n; b×nh qu©n mçi n¨m (2000 - 2004) ®µo t¹o ®­îc 9.000 lao ®éng cã tay nghÒ, ®¸p øng ®­îc mét phÇn nhu cÇu cña x· héi vµ cña ng­êi lao ®éng [30, tr. 3]. Tuy nhiªn, c«ng t¸c ®µo t¹o nghÒ cña tØnh cßn nhiÒu thiÕu sãt tån t¹i, hÖ thèng tr­êng d¹y nghÒ vµ c¸c c¬ së d¹y nghÒ chØ tËp trung ë thµnh phè Th¸i B×nh ch­a ph©n bè ®Òu trong c¸c huyÖn, sè l­îng c¬ së d¹y nghÒ hiÖn cã chØ ®¸p øng 40% nhu cÇu häc nghÒ. C¬ cÊu ®µo t¹o nghÒ ch­a hîp lý, mét sè nghÒ ch­a ®­îc ®­a vµo ch­¬ng tr×nh ®µo t¹o dÉn ®Õn c¬ cÊu lao ®éng sau ®µo t¹o kh«ng ®ång bé, hÉng hôt lao ®éng trªn nhiÒu lÜnh vùc. ChÊt l­îng ®µo t¹o kÐm, sè ng­êi ch­a qua ®µo t¹o nghÒ cßn rÊt lín chiÕm 81,5% lùc l­îng lao ®éng cña tØnh. Nguyªn nh©n chñ yÕu cña nh÷ng tån t¹i, yÕu kÐm trªn lµ: - VÒ chñ quan: TØnh ch­a nhËn thøc ®Çy ®ñ, toµn diÖn vÒ vÞ trÝ, vai trß cña vÊn ®Ò ®µo t¹o nghÒ cho nªn ch­a thËt sù quan t©m ®óng møc ®Õn lÜnh vùc nµy. ThÓ hiÖn ë chÝnh s¸ch ®Çu t­, chÝnh s¸ch khuyÕn khÝch, hç trî c¸c c¬ së d¹y nghÒ, chÝnh s¸ch ®èi víi ng­êi d¹y vµ ng­êi häc nghÒ ch­a ®ñ m¹nh, ch­a thiÕt thùc nªn c«ng t¸c ®µo t¹o nghÒ cña tØnh cßn chËm ph¸t triÓn, ch­a ngang tÇm víi yªu cÇu cña sù nghiÖp c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa hiÖn nay. - VÒ kh¸ch quan: NÒn kinh tÕ cña tØnh chËm ph¸t triÓn, møc thu nhËp cña d©n thÊp, t©m lý x· héi cßn coi träng vÒ gi¸o dôc ®¹i häc - cao ®¼ng, xem nhÑ vÒ häc nghÒ lµm cho c«ng t¸c ®µo t¹o nghÒ gÆp nhiÒu trë ng¹i khã kh¨n. §Ó kh¾c phôc nh÷ng tån t¹i yÕu kÐm trªn, thùc hiÖn tèt môc tiªu ®µo t¹o nghÒ cña tØnh tõ 2005 - 2010 lµ: "N©ng tû lÖ lao ®éng qua ®µo t¹o nghÒ lªn 40% ®Õn 50%, trong ®ã c«ng nh©n kü thuËt chiÕm tõ 25% ®Õn 30%; b×nh qu©n mçi n¨m gi¶i quyÕt viÖc lµm míi cho 20.000 - 25.000 lao ®éng, xuÊt khÈu 3.000 lao ®éng" [30, tr. 3]; trong thêi gian tíi c«ng t¸c ®µo t¹o nghÒ cña tØnh cÇn tËp trung thùc hiÖn tèt nh÷ng gi¶i ph¸p chñ yÕu sau: Mét lµ, tuyªn truyÒn, n©ng cao nhËn thøc x· héi. Tuyªn truyÒn, n©ng cao nhËn thøc x· héi lµm chuyÓn biÕn s©u s¾c nhËn thøc cña toµn x· héi vÒ vÞ trÝ, vai trß "quèc s¸ch, hµng ®Çu" cña c«ng t¸c ®µo t¹o nghÒ ®èi víi sù ph¸t triÓn phån vinh cña x· héi, còng nh­ ®èi víi viÖc lµm, n©ng cao chÊt l­îng cuéc sèng cña mçi ng­êi, mçi gia ®×nh. Tæ chøc, ph¸t ®éng vµ duy tr× c¸c phong trµo thi ®ua "luyÖn tay nghÒ, thi thî giái", t«n vinh vÒ gi¸ trÞ x· héi víi c¸c danh hiÖu cao quý nh­: "bµn tay vµng", nghÖ nh©n... cho nh÷ng ng­êi cã tay nghÒ giái, t¹o ra phong trµo thi ®ua yªu n­íc trong lÜnh vùc ®µo t¹o nghÒ, häc nghÒ. Hai lµ, quy ho¹ch l¹i m¹ng l­íi, ®a d¹ng hãa c¸c lo¹i h×nh tr­êng, líp d¹y nghÒ. S¾p xÕp l¹i hÖ thèng tr­êng vµ c¬ së d¹y nghÒ theo h­íng chuyªn s©u. Duy tr× vµ cñng cè bèn tr­êng hiÖn cã (Tr­êng c«ng nh©n kü thuËt, Tr­êng d¹y nghÒ giao th«ng, Tr­êng c«ng nh©n x©y dùng, Tr­êng d¹y ch÷ - d¹y nghÒ cho ng­êi tµn tËt). Tõ nay ®Õn n¨m 2010 thµnh lËp 7 trung t©m d¹y nghÒ thuéc 7 huyÖn víi lùc l­îng mçi trung t©m ®µo t¹o 500 häc sinh/n¨m. Ph­¬ng thøc ho¹t ®éng cña c¸c trung t©m thùc hiÖn theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ ®µo t¹o; d¹y nghÒ ph¶i g¾n víi nhu cÇu lao ®éng cña tõng vïng, cñng cè c¸c c¬ së d¹y nghÒ thuéc c¸c tæ chøc x· héi, c¸c hîp t¸c x· vµ t­ nh©n theo h­íng chuyªn s©u, n©ng cao chÊt l­îng ho¹t ®éng cña c¸c trung t©m häc tËp céng ®ång ®Ó gióp cho ng­êi lao ®éng cÇn g× häc nÊy, phôc vô kÞp thêi nhu cÇu gi¶i quyÕt viÖc lµm cho lao ®éng t¹i chç. Ba lµ, ®æi míi néi dung, ch­¬ng tr×nh vµ ph­¬ng ph¸p d¹y nghÒ. C¨n cø vµo nhu cÇu lao ®éng trªn c¸c lÜnh vùc ®Ó ®µo t¹o cã kÕ ho¹ch, cã träng t©m, träng ®iÓm tõng ngµnh, nghÒ ®Ó ®¸p øng kÞp thêi cho qu¸ tr×nh chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ cña tØnh. øng dông tiÕn bé khoa häc - c«ng nghÖ ®Ó ®æi míi ph­¬ng ph¸p d¹y nghÒ nh»m b¶o ®¶m cho ng­êi häc võa tiÕp thu ®­îc kiÕn thøc c¬ b¶n, võa n¾m ch¾c ®­îc kü nghÖ thùc hµnh. CÇn ph¶i huy ®éng c¸c chuyªn gia, c¸c nghÖ nh©n, nh÷ng thî giái (tay nghÒ bËc cao) tham gia x©y dùng néi dung, ch­¬ng tr×nh, gi¶ng d¹y vµ ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ ®µo t¹o. ViÖc x©y dùng néi dung, ch­¬ng tr×nh ®µo t¹o ph¶i b¸m s¸t nhu cÇu x· héi, theo h­íng tiÕp cËn tr×nh ®é khoa häc c«ng nghÖ tiªn tiÕn ë khu vùc vµ trªn thÕ giíi; ­u tiªn c¸c lÜnh vùc c«ng nghÖ phôc vô cho sù nghiÖp c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa n«ng nghiÖp, n«ng th«n. Bèn lµ, n©ng cao chÊt l­îng ®éi ngò gi¸o viªn d¹y nghÒ. TØnh cÇn tËp trung x©y dùng vµ ph¸t triÓn ®éi ngò gi¸o viªn d¹y nghÒ ®ñ vÒ sè l­îng, hîp lý vÒ c¬ cÊu, chuÈn hãa vÒ tr×nh ®é vµ chÊt l­îng; ®¸p øng ®­îc yªu cÇu võa t¨ng ®­îc quy m«, võa n©ng cao ®­îc chÊt l­îng hiÖu qu¶ ®µo t¹o. CÇn x©y dùng chÝnh s¸ch, chÕ ®é ®·i ngé tháa ®¸ng ®èi víi gi¸o viªn d¹y nghÒ, n©ng cao ®êi sèng vµ vÞ thÕ x· héi cña hä; nh»m khuyÕn khÝch ®éi ngò gi¸o viªn d¹y nghÒ kh«ng ngõng phÊn ®Êu v­¬n lªn trong gi¶ng d¹y, tõ ®ã n©ng cao chÊt l­îng ®µo t¹o. N¨m lµ, t¨ng c­êng ®Çu t­ c¬ së vËt chÊt cho c¸c tr­êng vµ c¸c c¬ së d¹y nghÒ. TØnh cÇn x©y dùng quy ho¹ch tæng thÓ mÆt b»ng, b¶o ®¶m tõng tr­êng d¹y nghÒ cã ®ñ ®iÒu kiÖn diÖn tÝch t¸c nghiÖp theo quy ®Þnh. TiÕp tôc ®Çu t­ x©y dùng c¬ së tr­êng líp d¹y nghÒ ®ång bé, phÊn ®Êu ®Õn n¨m 2006 c¸c tr­êng d¹y nghÒ cã ®ñ 100% sè phßng häc ®¹t tiªu chuÈn kü thuËt qui ®Þnh; ®ång thêi tõng b­íc ®ång bé hãa: th­ viÖn, phßng thÝ nghiÖm, phßng thùc hµnh, ký tóc x¸, c«ng tr×nh vÖ sinh, n­íc s¹ch... ®Ó c¸c tr­êng d¹y nghÒ ngoµi viÖc cã c¬ së vËt chÊt ®ång bé cßn cã m«i tr­êng, c¶nh quan "xanh, s¹ch, ®Ñp" thùc sù hÊp dÉn ®èi víi ng­êi häc. S¸u lµ, ®Èy m¹nh x· héi hãa sù nghiÖp ®µo t¹o nghÒ. §µo t¹o vµ ®µo t¹o l¹i nghÒ cho ng­êi lao ®éng lµ mét yªu cÇu cÊp b¸ch hiÖn nay. NÕu kh«ng n©ng cao chÊt l­îng nguån lao ®éng th× kh«ng thÓ ®¸p øng ®­îc yªu cÇu cña thÞ tr­êng søc lao ®éng. NhiÖm vô nµy chØ cã thÓ thùc hiÖn cã hiÖu qu¶ khi Nhµ n­íc vµ nh©n d©n cïng lµm. X· héi hãa sù nghiÖp ®µo t¹o nghÒ võa lµ mét xu h­íng tÊt yÕu, võa mét gi¶i ph¸p b¾t buéc vµ cÊp thiÕt ®Æt ra tØnh ph¶i quan t©m gi¶i quyÕt. Tr­íc m¾t, cÇn tËp trung thùc hiÖn tèt c¸c viÖc sau: · KhuyÕn khÝch, huy ®éng vµ t¹o ®iÒu kiÖn ®Ó toµn x· héi tham gia ph¸t triÓn d¹y nghÒ vµ häc nghÒ; t¹o c¬ héi cho mäi ng­êi, mäi løa tuæi, mäi tr×nh ®é nhÊt lµ häc sinh phæ th«ng ®­îc häc nghÒ. KhuyÕn khÝch c¸c thµnh phÇn kinh tÕ, c¸c tæ chøc chÝnh trÞ x· héi, c¸c doanh nghiÖp vµ c¸c c¸ nh©n cã kh¶ n¨ng ®­îc tæ chøc hoÆc tham gia ®µo t¹o nghÒ cho ng­êi lao ®éng. · Tranh thñ chÊt x¸m, tr×nh ®é khoa häc kü thuËt cña c¸c viÖn nghiªn cøu, c¸c trung t©m khoa häc, c¸c tr­êng ®¹i häc... trong gi¶ng d¹y ®Ó n©ng cao chÊt l­îng ®µo t¹o nghÒ. · Më réng sù hîp t¸c quèc tÕ trong ®µo t¹o nghÒ víi nhiÒu h×nh thøc phong phó: cã thÓ ®­a c«ng nh©n ®i ®µo t¹o ë n­íc ngoµi, cã thÓ tranh thñ c¸c nguån tµi trî (c¸c dù ¸n cña c¸c tæ chøc quèc tÕ, c¸c c«ng ty n­íc ngoµi), mêi chuyªn gia sang ®µo t¹o... 3.2.8. T¨ng c­êng sù l·nh ®¹o cña cÊp ñy §¶ng, qu¶n lý nhµ n­íc vÒ t¹o viÖc lµm ë tØnh Th¸i B×nh Sù l·nh ®¹o cña cÊp ñy §¶ng, qu¶n lý cña chÝnh quyÒn cã ý nghÜa quyÕt ®Þnh tíi viÖc t¹o më nhiÒu viÖc lµm míi cho ng­êi lao ®éng. Nh­ng thùc tÕ ë Th¸i B×nh trong nh÷ng thêi gian qua vai trß l·nh ®¹o cña cÊp ñy §¶ng, qu¶n lý cña chÝnh quyÒn ®èi víi vÊn ®Ò gi¶i quyÕt viÖc lµm cßn béc lé nhiÒu thiÕu sãt tån t¹i (®· ®­îc nªu ë môc 2.3.5, ch­¬ng 2). §Ó kh¾c phôc nh÷ng yÕu kÐm trong l·nh ®¹o cña cÊp ñy §¶ng, qu¶n lý cña Nhµ n­íc vÒ viÖc lµm ë Th¸i B×nh, trong thêi gian tíi cÇn thùc hiÖn tèt mét sè gi¶i ph¸p sau: * §èi víi c¸c cÊp ñy §¶ng Thø nhÊt, cÇn ph¶i x©y dùng ®­îc ®­êng lèi chiÕn l­îc ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi, ®Æc biÖt lµ chiÕn l­îc vÒ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò lao ®éng vµ viÖc lµm mét c¸ch ®óng ®¾n, khoa häc, phï hîp víi thùc tiÔn cña ®Þa ph­¬ng. VÊn ®Ò nµy ph¶i ®­îc thÓ hiÖn râ trong qu¸ tr×nh dù th¶o V¨n kiÖn §¹i héi §¶ng bé c¸c cÊp, xin ý kiÕn ®ãng gãp cña nh©n d©n trong tØnh, ®­a vµo ch­¬ng tr×nh nghÞ sù cña §¹i héi vµ trë thµnh nghÞ quyÕt cña §¹i héi §¶ng bé c¸c cÊp cña tØnh trong nhiÖm kú tíi. Thø hai, ph¶i biÕn nghÞ quyÕt cña §¹i héi §¶ng bé c¸c cÊp, ®Æc biÖt lµ nghÞ quyÕt vÒ gi¶i quyÕt viÖc lµm trë thµnh hiÖn thùc cña cuéc sèng, b»ng c¸ch: - Tuyªn truyÒn s©u réng, lµm chuyÓn biÕn m¹nh mÏ vÒ nhËn thøc cña c¸c cÊp, c¸c ngµnh, c¸c tæ chøc x· héi vµ trong toµn thÓ nh©n d©n vÒ chñ tr­¬ng ®­êng lèi ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi, t¹o më viÖc lµm cña tØnh; khuyÕn khÝch, ®éng viªn c¸c thµnh phÇn kinh tÕ, c¸c tæ chøc x· héi, mçi gia ®×nh vµ mçi ng­êi lao ®éng tù t¹o viÖc lµm cho m×nh vµ cho x· héi. - C¸c cÊp ñy §¶ng ph¶i l·nh ®¹o, chØ ®¹o chÝnh quyÒn cô thÓ hãa ®­êng lèi nghÞ quyÕt cña §¶ng thµnh nh÷ng chÝnh s¸ch, gi¶i ph¸p cô thÓ t¹o më ®­îc nhiÒu viÖc lµm trªn c¬ së khai th¸c cã hiÖu qu¶ c¸c tiÒm n¨ng s½n cã cña ®Þa ph­¬ng, ph¸t triÓn s¶n xuÊt g¾n víi gi¶i quyÕt viÖc lµm cho ng­êi lao ®éng. - C¸c cÊp ñy §¶ng ph¶i l·nh ®¹o, chØ ®¹o c¸c tæ chøc chÝnh trÞ x· héi (C«ng ®oµn, §oµn thanh niªn, phô n÷, Héi n«ng d©n, Héi cùu chiÕn binh) vµ c¸c tæ chøc x· héi kh¸c tÝch cùc vËn ®éng c¸c héi viªn cña tæ chøc m×nh h¨ng h¸i thi ®ua, gióp ®ì lÉn nhau ph¸t triÓn s¶n xuÊt, t¹o më viÖc lµm. Thø ba, ®­a vÊn ®Ò gi¶i quyÕt viÖc lµm cho ng­êi lao ®éng lµ mét trong nh÷ng nhiÖm vô chÝnh trÞ quan träng cña §¶ng bé, chi bé; lµ mét trong nh÷ng néi dung quan träng ®Ó xem xÐt, ®¸nh gi¸ viÖc hoµn thµnh nhiÖm vô cña chi bé, §¶ng bé trong mçi kú sinh ho¹t §¶ng; lµ tiªu chÝ träng yÕu (c¬ b¶n) ®Ó ph©n lo¹i ®¶ng viªn hoµn thµnh nhiÖm vô vµ xÕp lo¹i chi bé, §¶ng bé (trong s¹ch v÷ng m¹nh vµ c¸c danh hiÖu kh¸c...) sau mçi n¨m ho¹t ®éng. * §èi víi chÝnh quyÒn - ñy ban nh©n d©n tØnh ph¶i nhanh chãng x©y dùng ®­îc "chiÕn l­îc" gi¶i quyÕt viÖc lµm tõ nay ®Õn n¨m 2020, chÊm døt cung c¸ch x©y dùng chÝnh s¸ch viÖc lµm "ng¾n h¹n" kiÓu "¨n ®ong, ch¾p v¸" nh­ thêi gian võa qua. Trªn c¬ së ®ã mµ thÓ chÕ hãa ®­êng lèi nghÞ quyÕt cña §¶ng bé thµnh nh÷ng chÝnh s¸ch, gi¶i ph¸p cô thÓ, h÷u hiÖu ®Ó ph¸t triÓn s¶n xuÊt kinh doanh t¹o ra nhiÒu c¬ héi viÖc lµm cho ng­êi lao ®éng. - ChÊn chØnh, kiÖn toµn hÖ thèng tæ chøc gi¶i quyÕt viÖc lµm ë c¶ ba cÊp: tØnh - huyÖn - x·. Bè trÝ c¸n bé chuyªn tr¸ch cã n¨ng lùc vµ phÈm chÊt tèt ë nh÷ng "m¾t kh©u" then chèt, xãa bá c¸c tæ chøc trung gian, h×nh thµnh hÖ thèng tæ chøc chØ ®¹o ch­¬ng tr×nh gi¶i quyÕt viÖc lµm theo h×nh thøc trùc tuyÕn: "tØnh ® huyÖn ® x·" vµ "tØnh ® c¬ së" (c¬ quan, tr­êng - líp d¹y nghÒ vµ c¸c tæ chøc x· héi... cã liªn quan ®Õn vÊn ®Ò gi¶i quyÕt viÖc lµm). - ChÊn chØnh, nhiÖm vô, néi dung ch­¬ng tr×nh, c¬ cÊu ngµnh nghÒ ®µo t¹o cña c¸c tr­êng d¹y nghÒ, c¸c trung t©m vµ c¬ së d¹y nghÒ trªn ®Þa bµn tØnh, nh»m ®¶m b¶o nguån nh©n lùc sau khi ®­îc ®µo t¹o ®¸p øng ®­îc nhu cÇu cña thÞ tr­êng søc lao ®éng c¶ vÒ chÊt l­îng vµ c¬ cÊu nghÒ nghiÖp. - Cã chÝnh s¸ch ­u tiªn thu hót ®Çu t­ nh÷ng ngµnh nghÒ cã kh¶ n¨ng gi¶i quyÕt viÖc lµm cho sè ®«ng lao ®éng phæ th«ng. §ång thêi chó träng ph¸t triÓn song song ngµnh nghÒ ë c¶ hai lÜnh vùc: truyÒn thèng (doanh nghiÖp võa vµ nhá) lÉn hiÖn ®¹i (doanh nghiÖp cã c«ng nghÖ tiªn tiÕn) c¶ ë n«ng th«n vµ thµnh thÞ. - T¨ng c­êng qu¶n lý nhµ n­íc b»ng chÝnh s¸ch, ph¸p luËt ®èi víi mäi ho¹t ®éng liªn quan ®Õn c¸c vÊn ®Ò t¹o më viÖc lµm. §¶m b¶o mäi ho¹t ®éng nh­: t­ vÊn, hç trî, ®µo t¹o, s¶n xuÊt kinh doanh t¹o më viÖc lµm... ®­îc tù do, th«ng tho¸ng trong khu«n khæ cña ph¸p luËt quy ®Þnh. Xö lý nghiªm minh theo luËt ®Þnh ®èi víi bÊt kú tæ chøc vµ c¸ nh©n nµo cã hµnh vi vi ph¹m ®Õn chÝnh s¸ch lao ®éng vµ viÖc lµm. Tãm l¹i, chØ cã ¸p dông ®ång bé c¸c gi¶i ph¸p trªn ®©y th× vÊn ®Ò søc Ðp lao ®éng vµ viÖc lµm cña tØnh míi tõng b­íc ®­îc gi¶i quyÕt; ch­¬ng tr×nh gi¶i quyÕt viÖc lµm cña tØnh míi thËt sù cã hiÖu qu¶ vµ ®i vµo cuéc sèng. KÕt luËn ViÖc lµm lµ mét trong nh÷ng vÊn ®Ò mang tÝnh toµn cÇu, võa c¬ b¶n, võa l©u dµi, võa bøc xóc tr­íc m¾t. §èi víi hÇu hÕt kh¾p c¸c quèc gia trªn thÕ giíi, më réng viÖc lµm ®­îc coi lµ yÕu tè "ch×a khãa" trong mäi chiÕn l­îc h­íng vµo xãa ®ãi, gi¶m nghÌo vµ tiÕn bé x· héi. §èi víi n­íc ta, gi¶i quyÕt viÖc lµm kh«ng nh÷ng cã ý nghÜa quyÕt ®Þnh thµnh c«ng cña sù nghiÖp ®æi míi mµ cßn thÓ hiÖn râ b¶n chÊt chÝnh trÞ còng nh­ n¨ng lùc tæ chøc, qu¶n lý x· héi cña Nhµ n­íc. Th¸i B×nh lµ tØnh nghÌo, kinh tÕ thuÇn n«ng, xuÊt ph¸t ®iÓm cña nÒn kinh tÕ thÊp, mËt ®é d©n sè cao, tµi nguyªn cã h¹n, tèc ®é ph¸t triÓn kinh tÕ chËm, t×nh tr¹ng thÊt nghiÖp nhiÒu. V× vËy, vÊn ®Ò gi¶i quyÕt viÖc lµm, ®¶m b¶o ®êi sèng cña ng­êi lao ®éng lµ mèi quan t©m hµng ®Çu cña §¶ng bé, chÝnh quyÒn vµ nh©n d©n trong tØnh. NhËn thøc ®­îc vÞ trÝ, vai trß cña vÊn ®Ò gi¶i quyÕt viÖc lµm trong nh÷ng n¨m qua, TØnh ñy, Héi ®ång nh©n d©n vµ ñy ban nh©n d©n tØnh ®· cã nhiÒu chñ tr­¬ng, gi¶i ph¸p ®Ó gi¶i quyÕt vÊn ®Ò viÖc lµm. Nh÷ng kÕt qu¶ thu ®­îc trong qu¸ tr×nh ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi trªn c¸c lÜnh vùc n«ng nghiÖp, c«ng nghiÖp, th­¬ng m¹i - dÞch vô, gi¸o dôc - ®µo t¹o, xãa ®ãi gi¶m nghÌo... b­íc ®Çu ®· t¹o ra viÖc lµm cho hµng chôc ngh×n ng­êi lao ®éng. HÖ sè sö dông thêi gian lao ®éng ë n«ng th«n t¨ng lªn, tû lÖ thÊt nghiÖp ë ®« thÞ gi¶m xuèng, chÊt l­îng nguån lao ®éng b­íc ®Çu cã tiÕn bé, tõng b­íc ®¸p øng ®­îc yªu cÇu cña thÞ tr­êng søc lao ®éng trong vµ ngoµi tØnh. Tuy nhiªn, trong gi¶i quyÕt vÊn ®Ò lao ®éng vµ viÖc lµm cña tØnh cßn béc lé nhiÒu thiÕu sãt, tån t¹i: tû lÖ ng­êi thÊt nghiÖp lín, sè ng­êi thiÕu viÖc lµm cao ®ang lµ hiÖn t­îng phæ biÕn ®Æc biÖt lµ ë khu vùc n«ng th«n. MÆt kh¸c, sè lao ®éng ch­a qua ®µo t¹o cßn qu¸ lín, chÊt l­îng nguån lao ®éng thÊp, tèc ®é ph¸t triÓn kinh tÕ chËm, c¬ chÕ chÝnh s¸ch gi¶i quyÕt viÖc lµm cßn thiÕu ®ång bé vµ ch­a ®ñ m¹nh... V× vËy, søc Ðp vÒ lao ®éng vµ viÖc lµm vÉn cßn lµ vÊn ®Ò bøc xóc vµ khã kh¨n. §Ó nhanh chãng gi¶m ®­îc søc Ðp vÒ lao ®éng vµ viÖc lµm, ph¸t huy thÕ m¹nh vµ tiÒm n¨ng cña tØnh h­íng vµo sö dông cã hiÖu qu¶ nguån lùc lao ®éng ®ßi hái ph¶i ¸p dông ®ång bé hÖ thèng c¸c chÝnh s¸ch, gi¶i ph¸p; tr­íc m¾t cÇn tËp trung thùc hiÖn tèt c¸c gi¶i ph¸p nh­: - §Èy m¹nh chuyÓn dÞch c¬ cÊu theo h­íng c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa n«ng nghiÖp, n«ng th«n; - X©y dùng vµ ph¸t triÓn kinh tÕ biÓn thµnh ngµnh kinh tÕ mòi nhän; - Kh«i phôc vµ ph¸t triÓn c¸c lµng nghÒ truyÒn thèng, du nhËp vµ ph¸t triÓn ngµnh nghÒ míi; - §Èy m¹nh ph¸t triÓn khu vùc kinh tÕ t­ nh©n; - §Èy m¹nh di d©n mét c¸ch chñ ®éng, cã tÝnh to¸n cô thÓ ®Ó ph¸t triÓn vïng kinh tÕ míi; - Thùc hiÖn cã hiÖu qu¶ ho¹t ®éng xuÊt khÈu lao ®éng; - §Èy m¹nh c«ng t¸c ®µo t¹o nghÒ, n©ng cao chÊt l­îng nguån lao ®éng ®¸p øng yªu cÇu ngµy cµng cao cña thÞ tr­êng søc lao ®éng; - T¨ng c­êng sù l·nh ®¹o cña cÊp ñy §¶ng, qu¶n lý nhµ n­íc ®èi víi vÊn ®Ò gi¶i quyÕt viÖc lµm; Nh÷ng gi¶i ph¸p träng yÕu trªn võa cã ý nghÜa thùc tiÔn tr­íc m¾t, võa cã ý nghÜa chiÕn l­îc l©u dµi nh»m gi¶i quyÕt cã hiÖu qu¶ vÊn ®Ò viÖc lµm, xãa ®ãi, gi¶m nghÌo n©ng cao ®êi sèng cña nh©n d©n; x©y dùng Th¸i B×nh trë thµnh tØnh cã nÒn kinh tÕ ph¸t triÓn nhanh vµ bÒn v÷ng; cïng víi c¶ n­íc v÷ng b­íc ®i lªn chñ nghÜa x· héi - con ®­êng duy nhÊt ®óng ®¾n mµ §¶ng, B¸c Hå vµ nh©n d©n ta ®· lùa chän; phÊn ®Êu thùc hiÖn môc tiªu: d©n giµu, n­íc m¹nh, x· héi c«ng b»ng, d©n chñ, v¨n minh. Danh môc tµi liÖu tham kh¶o TrÇn Kim Anh (6/5/2005), "Ph¸t triÓn nu«i trång thñy s¶n", B¸o Nam §Þnh, (1078). Ban T­ t­ëng - V¨n hãa Trung ­¬ng (1997), Tµi liÖu nghiªn cøu NghÞ quyÕt Trung ­¬ng 2 (khãa VIII), Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. Bé luËt lao ®éng, n­íc Céng hßa x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam (2003), Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. Chi côc Di d©n ph¸t triÓn vïng kinh tÕ míi Th¸i B×nh (2004), B¸o c¸o ph­¬ng h­íng nhiÖm vô di d©n giai ®o¹n 2005 - 2010, sè 94 ngµy 22/12. Côc Thèng kª tØnh Th¸i B×nh (2004), Niªn gi¸m thèng kª Th¸i B×nh n¨m 2003. Côc thèng kª Th¸i B×nh (2004), Mét sè chØ tiªu thèng kª chñ yÕu cña Th¸i B×nh n¨m 2004, sè 71/TKTH ngµy 02/12. NguyÔn H÷u Dòng, TrÇn H÷u Trung (1997), ChÝnh s¸ch gi¶i quyÕt viÖc lµm ë ViÖt Nam, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (1987), V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu toµn quèc lÇn thø VI, Nxb Sù thËt, Hµ Néi. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (1996), V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu toµn quèc lÇn thø VIII, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (2001), V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu toµn quèc lÇn thø IX, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (2002), V¨n kiÖn Héi nghÞ lÇn thø 5, Ban ChÊp hµnh Trung ­¬ng khãa IX, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (2002), V¨n kiÖn Héi nghÞ lÇn thø 6, Ban ChÊp hµnh Trung ­¬ng khãa IX, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (2003), V¨n kiÖn Héi nghÞ lÇn thø 7, Ban ChÊp hµnh Trung ­¬ng khãa IX, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. §inh §¨ng §Þnh (chñ biªn) (2004), Mét sè vÊn ®Ò lao ®éng, viÖc lµm vµ ®êi sèng ng­êi lao ®éng ë ViÖt Nam hiÖn nay, Nxb lao ®éng, Hµ Néi. TrÇn Xu©n Giai (2005), "TiÕp tôc ®Èy nhanh ph¸t triÓn n«ng nghiÖp toµn diÖn, bÒn v÷ng theo h­íng s¶n xuÊt hµng hãa", B¸o Nam §Þnh, (1092), ra ngµy 08/6/2005. TrÇn Hå (2005), "Ph¸t triÓn c«ng nghiÖp d©n doanh", B¸o Nam §Þnh, (1080, 1081, 1082, 1084), ra ngµy 11, 12, 16, 20/5/2005. NguyÔn ThÞ Lan H­¬ng (Chñ biªn), (2002), ThÞ tr­êng lao ®éng ViÖt Nam ®Þnh h­íng vµ ph¸t triÓn, Nxb Lao ®éng - X· héi, Hµ Néi. V.I. Lªnin (1977), Toµn tËp, tËp 38, Nxb TiÕn bé, Maxc¬va. Bïi SÜ Lîi (1999), "Gi¶i ph¸p t¹o viÖc lµm cho ng­êi lao ®éng n«ng nghiÖp, n«ng th«n ë tØnh Thanh Hãa", Lao ®éng vµ x· héi, (9), tr.35-36. C.M¸c (1984), Bé t­ b¶n, TËp thø nhÊt, quyÓn I, phÇn 1, Nxb Sù thËt, Hµ Néi. C.M¸c - Ph.¨ngghen (1994), Toµn tËp, tËp 20, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. C.M¸c - Ph.¨ngghen (1995), Toµn tËp, tËp 1, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. Hå ChÝ Minh (2/9/1945), Tuyªn ng«n Quèc kh¸nh n­íc ViÖt Nam d©n chñ céng hßa, Ba §×nh, Hµ Néi. Së Lao ®éng - Th­¬ng binh vµ X· héi Th¸i B×nh (2004), B¸o c¸o t×nh h×nh vµ kÕt qu¶ thùc hiÖn ch­¬ng tr×nh viÖc lµm, sè 785/L§TBXH, ngµy 10/9. TrÇn ThÞ Thu (2003), T¹o viÖc lµm cho lao ®éng n÷ trong thêi kú c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa, Nxb Lao ®éng - X· héi, Hµ Néi. TØnh ñy Th¸i B×nh (2001), V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu §¶ng bé tØnh Th¸i B×nh lÇn thø XVI, Th¸i B×nh. TØnh ñy Th¸i B×nh (2001), NghÞ quyÕt sè 02-NQ/TU ph¸t triÓn kinh tÕ biÓn, Th¸i B×nh. TØnh ñy Th¸i B×nh (2002), NghÞ quyÕt sè 01-NQ/TU ph¸t triÓn lµng nghÒ, Th¸i B×nh. TØnh ñy Th¸i B×nh (2002), §Ò ¸n vÒ ®Èy nhanh c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa n«ng nghiÖp, n«ng th«n, Th¸i B×nh. TØnh ñy Th¸i B×nh (2004), NghÞ quyÕt sè 13-NQ/TU ph¸t triÓn ®µo t¹o, d¹y nghÒ giai ®o¹n 2004 - 2010, Th¸i B×nh. Tæng côc Thèng kª (2001), T­ liÖu kinh tÕ - x· héi 61 tØnh, thµnh phè, Nxb Thèng kª, Hµ Néi. NguyÔn V¨n Tr×nh - NguyÔn TiÕn Dòng - Vò V¨n Nghinh (2000), LÞch sö c¸c häc thuyÕt kinh tÕ, Nxb §¹i häc quèc gia Thµnh phè Hå ChÝ Minh. Hµ Lª Trung (1993), "ThÕ giíi hËu chiÕn tranh", Quan hÖ quèc tÕ, (48), tr. 31. Bïi SÜ Trïy (Chñ biªn), (2000), §iÒu tra d©n sè, viÖc lµm vµ nhµ ë tØnh Th¸i B×nh. NguyÔn Minh Tó (Chñ biªn), (1996), C¸c chÝnh s¸ch huy ®éng vµ ph©n bæ nguån lùc cho ph¸t triÓn kinh tÕ NhËt B¶n, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. §ç ThÕ Tïng (Chñ biªn), (2000), Gi¸o tr×nh kinh tÕ chÝnh trÞ, Ch­¬ng tr×nh cao cÊp, tËp I, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. §ç ThÕ Tïng (2002), "¶nh h­ëng cña nÒn kinh tÕ tri thøc víi vÊn ®Ò gi¶i quyÕt viÖc lµm ë ViÖt Nam", Lao ®éng vµ c«ng ®oµn, (6), tr.19. ñy ban nh©n d©n tØnh Th¸i B×nh (2001), Ch­¬ng tr×nh môc tiªu gi¶i quyÕt viÖc lµm 2001 - 2005, Th¸i B×nh. Më ®Çu 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 4 5. Những đóng góp chủ yếu của đề tài 5 6. Kết cấu của luận văn 5 Chương 1 6 VIỆC LÀM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TĂNG, GIẢM VIỆC LÀM 6 1.1. VIỆC LÀM VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở NƯỚC TA 6 1.1.1. Khái niệm về lao động, việc làm và thất nghiệp 6 1.1.1.1. Khái niệm về lao động 6 1.1.1.2. Việc làm 9 1.1.1.3. Thất nghiệp 12 1.1.2. Những khó khăn trong quá trình giải quyết việc làm ở nước ta 15 1.1.3. Ý nghĩa của vấn đề giải quyết việc làm 17 1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG, GIẢM VIỆC LÀM 18 1.2.1. Dân số và cơ cấu dân số 18 1.2.2. Tiến bộ khoa học - công nghệ 21 1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên 23 1.2.4. Xuất khẩu lao động 24 1.2.5. Chính sách giải quyết việc làm của Đảng và Nhà nước 25 1.2.5.1. Chính sách đất đai 26 1.2.5.2. Chính sách huy động vốn 27 1.2.5.3. Chính sách giáo dục đào tạo 28 1.2.5.4. Chính sách phát triển công nghiệp, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 29 1.2.5.5. Chính sách khôi phục và phát triển nghề truyền thống, du nhập và phát triển ngành, nghề mới 30 1.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở NƯỚC NGOÀI VÀ TRONG NƯỚC 31 1.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản 31 1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc [14, tr. 78] 34 1.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định 39 1.3.4. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội 43 1.3.5. Kinh nghiệm của Thanh Hóa 45 Chương 2 48 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ NHỮNG BỨC XÚC ĐẶT RA Ở TỈNH THÁI BÌNH 48 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - Xà HỘI CÓ ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP TỚI VIỆC LÀM Ở THÁI BÌNH 48 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên - đất chật, người đông, tài nguyên có hạn [38, tr. 1-6] 48 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 49 Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Bình qua các năm 50 2.2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở THÁI BÌNH 52 2.2.1. Quy mô, chất lượng nguồn lao động 52 2.2.2. Chất lượng nguồn lao động 55 2.2.3. Công tác đào tạo nghề cho người lao động 59 2.2.4. Tình hình giải quyết việc làm ở Thái Bình theo những góc độ tiếp cận khác nhau 61 2.2.4.1. Theo ngành kinh tế 61 2.2.4.2. Theo thành phần kinh tế 64 2.2.4.3. Theo khu vực thành thị và nông thôn 66 2.2.4.4. Đánh giá tổng hợp về giải quyết việc làm ở Thái Bình trong những năm qua 71 2.3. NHỮNG BỨC XÚC ĐẶT RA VỀ VIỆC LÀM Ở THÁI BÌNH 74 2.3.1. Khả năng giải quyết việc làm có hạn trong khi cung lớn hơn cầu về lao động quá lớn (nhất là cung lao động giản đơn) 74 2.3.2. Giải quyết việc làm trong điều kiện tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm 75 2.3.3. Đào tạo nguồn nhân lực chưa gắn kết với giải quyết việc làm 78 2.3.4. Tâm lý, tập quán của người lao động còn coi trọng việc làm ở khu vực kinh tế nhà nước hơn khu vực kinh tế ngoài nhà nước 80 2.3.5. Sự yếu kém của lãnh đạo các cấp ủy Đảng, quản lý của chính quyền trong vấn đề giải quyết việc làm 81 Chương 3 83 PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở TỈNH THÁI BÌNH 83 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở TỈNH THÁI BÌNH 83 3.1.1. Các quan điểm cơ bản 83 3.1.2. Phương hướng cơ bản giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình 86 3.1.2.1. Giải quyết việc làm trên cơ sở phát huy, khai thác tiềm năng của các thành phần kinh tế 86 3.1.2.2. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 87 3.1.2.3. Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ lựa chọn công nghệ phù hợp thu hút nhiều lao động 88 3.1.2.4. Xây dựng tổ chức lại thị trường sức lao động 89 3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở TỈNH THÁI BÌNH 90 3.2.1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, trên cơ sở đó tạo ra nhiều việc làm cho người lao động 90 3.2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa 90 3.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp 92 3.2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành thương mại - dịch vụ 93 3.2.2. Xây dựng và phát triển kinh tế biển thành ngành kinh tế mũi nhọn gắn với giải quyết việc làm cho người lao động 94 3.2.3. Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống 98 3.2.4. Phát triển khu vực kinh tế tư nhân, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động 101 3.2.5. Đẩy mạnh di dân chủ động, có tính toán cụ thể nhằm phát triển vùng kinh tế mới 104 3.2.6. Thực hiện có hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động 106 3.2.7. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động 109 3.2.8. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý nhà nước về tạo việc làm ở tỉnh Thái Bình 113 KẾT LUẬN 117 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVTS0004.doc
Tài liệu liên quan