129
BÀI 6: SINH LÝ TUẦN HOÀN
Mục tiêu học tập:
Trình bày được nhu cầu hoạt động của tim, biểu hiện bên ngoài của chu
chuyển tim.
Trình bày được đặc tính sinh lý của động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.
Trình bày được các loại huyết áp động mạch và các yếu tố ảnh hưởng đến
huyết áp động mạch.
Trình bày được sự điều tiết tuần hoàn.
Nội dung:
1.1. định nghĩa:
Tuần hoàn là sự lưu thông máu trong cơ thể, diễn ra trong một vòng kín, máu
từ tim theo các động mạch chảy tới các tổ chức
102 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải phẫu sinh lí - Bài 6: Sinh lí tuần hoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, rồi lại theo các tĩnh mạch chảy về
tim.
1.2. nhiệm vụ tuần hoàn:
- Tuần hoàn làm nhiệm vụ vận chuyển các chất phục vụ cho việc trao đổi chất:
- Vận chuyển chất dinh dưỡng và các chát dưỡng khí đến tế bào, vận chuyển
các chất cặn bã từ các tế bào đến các cơ quan bài tiết để đào thải ra ngoài.
- Tuần huần còn làm cho các bộ phận trong cơ thể liên hệ mật thiết với nhau
góp phần thống nhất cơ thể.
1.3. phân chia tuần hoàn:
1.3.1. Vòng tuần hoàn lớn, nhỏ:
- Vòng tuần hoàn lớn (đại tuần hoàn): là vòng tuần hoàn mang máu đỏ tươi
nhiều O2 xuất phát từ tâm thất trái theo động mạch chủ đi tới các cơ quan tổ chức
(nuôi cơ thể). Sau khi nuôi cơ thể máu trở thành đỏ sẫm do nhiều CO2 gom về hệ
tĩnh mạch chủ đổ về tâm nhĩ phải.
- Vòng tuần hoàn nhỏ (tiểu tuần hoàn): là vòng tuần hoàn mang màu đỏ sẫm từ
tâm thất phải theo động mạch phổi lên 2 phổi làm nhiệm vụ trao đổi chất khí. Sau khi
thải CO2 và nhận O2 máu trở thành đổ tươi theo 4 tĩnh mạch phổi đổ về tâm nhĩ trái.
1.3.2. Vòng tuần hoàn trái và tuần hoàn phải:
- Tuần hoàn trái: là tuần hoàn máu đỏ tươi , khởi nguyên từ các mao mạch của
phổi theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái, xuống tâm thất trái rồi theo động mạch chủ
đi đến các mao mạch của tổ chức và chấm dứt ở các mao động mạch.
- Tuần hoàn phải: Là tuần hoàn máu đỏ sẫm khởi nguyên từ các mao tĩnh mạch
của tổ chức, tập trung về tĩnh mạch chủ về tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải theo
động mạch phổi đến các mao mạch của phổi và chấm dứt ở đó.
1.4. đặc điểm giải phẩu của tim và mạch máu:
Bộ máy tuần hoàn gồm tim và mạch máu.
1.4.1.Ttim:
130
Nằm trong lòng ngực, giữa 2 lá phổi, tim hình tháp có trục hướng ra trước
xuống dưới, sang trái.
- Tim chia làm 4 ngăn: 2 ngăn trên là 2 tâm nhĩ phải và trái. 2 ngăn dưới là hai
tâm thất phải và trái. Tâm nhĩ và tâm thất cùng bên thông với nhau bởi van nhĩ
thất.bên phải là van 3 lá. Bên trái là van 2 lá. Tâm thất thông với động mạch bởi van
động mạch: bên thất trái thông với động mạch chủ. Thất phải thông với động mạch
phổi.
- Cơ tim là cơ đặc biệt có cả đặc tính của cơ vân và cơ trơn.
1.4.2. Mạch máu:
Có 3 loại mạch máu: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
- Động mạch: dẫn máu từ tâm thất tới mao mạch. Cấu tạo gồm 3 lớp áo: áo
ngoài, áo giữa và áo trong. Cấu rạo có nhiều sơi trun xen giữa các sợi cơ có tính
đàn hồi cao.
- Tĩnh mạch: dẫn máu từ cơ quan tổ chức về tâm nhĩ. Cấu tạo it sợi trun, tính
đàn hồi kém.
- Mao mạch: là mạch máu nhỏ nối tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch. Cấu tạo
thành rất mỏng tạo điều kiện cho việc trao đổi chất giữa máu và các mô.
2. Hoạt động của tim:
2.1. chu chuyển tim:
- Định nghĩa: chu chuyển tim là sự hoạt động của tim có chu kỳ qua các giai
đoạn co bóp và nghỉ. Kế tiếp nhau một cách đều đặn nhịp nhàng theo thứ tưu nhất
định. Thời gian mỗi chu chuyển tim 8/10 giây. Gồm 3 giai đoạn: là nhĩ thu, thất thu,
và tâm trương toàn bộ.
- Giai đoạn tâm nhĩ thu: hai tâm nhĩ co bóp thời gian khoảng 1/10 giây. Lúc
này áp lực ở buồng nhĩ tăng làm mở hết các van nhĩ thất, máu được đẩy xuống 2 tâm
thất. sau đó 2 tâm nhĩ giãn ra ngỉ 7/10 giây để hút máu ở các ĩnh mach trở về tâm nhĩ.
- Giai đoạn tâm thu: hai tâm thất co bóp thời gian khoảng 3/10 giây. Tâm thất
thu gồm 2 thời kỳ:
+ Thời kỳ tăng áp lực: xẩy ra rất nhanh, thời gian khoảng 5/100 giây. Khi hia
tâm thất co bóp van động mạch vẫn đóng, áp lực buồng thất tăng, máu dội ngược lên
làm đóng kín các van nhĩ thất không cho máu dồn ngược về tâm nhĩ (các van này
đóng tạo nên tiengs ti thứ nhất). cuối thời kỳ này áp lực tăng cao đủ mạnh làm mở
các van động mạch.
+ Thời kỳ tống máu thời gian khoảng 25%s . máu tâm thất trái được ddayar
mạnh vào động mạch chủ, máu tâm thất phải được đẩy mạnh vào động mạch phổi.
sau đó tâm thất giãn ra ngĩ 5/10 giây.
- Giai đoạn tâm trương toàn bộ (tim nghỉ): sau tâm thu tim giãn ra nghỉ toàn bộ
thời gian khoảng 4/10 giây để hút máu ở các tĩnh mạch về 2 tâm nhĩ. Máu ở tâm thất
vào hết động mạch, áp lực buồng tâm thất giảm thấp hơn áp lực ở động mạch nên
máu ở độngmạch chủ và động mạch phổi chảy ngược về tâm thất, thúc các van ổ
131
chim đóng lại (tạo nên tiếng tim thứ 2). Đồng thời các van nhĩ thất hé mở, máu từ tâm
nhĩ từ từ xuống tâm thất.
Hết giai đoạn tâm trương , tâm nhĩ lại co bóp bắt đầu chu chuyển tim khác và
cứ như thế kế tiếp nhau một cách nhịp nhàng.
2.2. Biểu hiện bên ngoài của một chu chuyển tim:
2.2.1. Mỏm tim đập:
Khi tâm thát co bóp, mỏm tim thu nhỏ, cơ tim rắn chắc đưa về phía trước tác
động qua thành ngực trên khoang liên sườn V đường giữa đòn trái ta có thể nhìn hoặc
sờ thấy.
2.2.2. Tiếng tim:
Bình thường khi nghe ở vùng tim mỗi chu chuyển tim nge được 2 tiếng cách
nhau bởi những khoảng im lặng không đều.
- Tiếng thứ nhất: Xuất hiện ở đầu giai đoạn tâm thất thu nge như tiếng “pum”
âm sắc: trầm, dà,i mạnh, đục do 2 van nhĩ thất đóng tạo thành, nge rõ thất ở mỏm tim.
Sau đó là khoảng im lặng ngắn rồi đến tiếng thứ 2.
- Tiếng thứ hai: Xuất hiện ở đàu thì tâm trương nghe tiếng “tặc” âm sắc: cao,
ngắn, rắn, thanh do hai động mạch đóng cùng một lúc tạo thành nghe rõ nhất ở nền
tim. Sau tiếng thứ hai là khoảng im lặng dài, tiếp theo là tiếng thứ nhất của chu
chuyển sau.
2.2.3. nhịp tim và lưu lượng tim:
- Nhịp tim: Gồm có tiếng thứ nhất và tiếng thứ hai, bình thường ở người lớn
nhịp tim từ 70 - 80 lần/ phút. Nhịp tim thay đổi khi cảm xúc, khi lao động khi
bệnh lý. Nhiệt độ cơ thể tăng cũng ảnh hưởng tới nhịp tim, thường nhiệt độ cơ thể
tăng 10C, nhịp tim tăng khoảng 15 lần / 1 phút.
- Lưu lượng tim: còn gọi là thể tích phút là lượng máu tim bơm vào động
mạch.như vậy, lưu lượng tim trong một phút khoảng 4- 6 lít máu và lưu lượng tim
thay đổi khi xúc động, lao động nặng, các bệnh về tim, thiếu máu.
3. Tuần hoàn mạch máu:
Mạch máu hợp thành hệ thống ống dẫn máu kín càng xa tim càng chia nhiều
nhánh nhỏ dần nên sức chứa càng nhiều.
3.1. Tuần hoàn động mạch:
Động mạch dẫn máu từ tim tới các cơ quan tổ chức. tuy tim co bóp từng đợt
nhưng nhờ có đặc tính đàn hồi của động mạch cao vẫn chuyển máu chảy thành một
dòng liên tục. nhờ tính đàn hồi nên cơ thể tự điều chỉnh lượng máu tới mọi vùng mà
không ảnh hưởng tới tim.
Thí nghiệm chứng minh tác dụng tính đàn hồi của động mạch.
Cho nước ở lọ A chảy ngắt quãng (khi mở khóa hãm) vào 2 ống cao su và thủy
tinh. Kết quả thấy:
- Nước ở ống cao su chảy ra đều và được nhiều hơn.
- Nước ở ống thủy tinh chảy đứt quãng và được ít hơn
3.2. Tuần hoàn mao:
132
Thành mao mạch rất mỏng (khoảng 1mm) giữa các tế bào nội mô có lỗ lọc,
diện tích tiếp xúc của mao mạch rất mỏng máu lưu chuyển rất chậm (khoảng 0,5 –
0,8 mm/s).
Để phục vụ cho chức năng của mao mạch: trao đổi chất, chức năng thực bào
(tế bào nội mô mao mạch có khả năng đại thực bào và mao mạch là nơi thực bào dễ
dàng xuyên mạch đến tổ chức bảo vệ cơ thể). Ngoài ra mao mạch còn có khả năng
tạo mạch (sẹo), tạo máu (mao mạch ở tủy xương).
Hình ảnh mao mạch: long mao mạch nhỏ, hồng cầu nhỏ xếp thành chuỗi, chảy
nhanh hơn ở giữa dòng. Bạch cầu dạt ra hai bên và di chuyển chậm hơn có thể có
bạch cấu xuyên mạch
3.3. Tuần hoàn tĩnh mạch:
- Tĩnh mạch: Dẫn máu từ các tổ chức về tim. Do cấu tạo nên tĩnh mạch có tính
đàn hồi kém, bị giãn thì khó co lại gây hiện tượng giãn tĩnh mạch có thể vỡ.
- Nguyên nhân: Máu từ tĩnh mạch về tim được:
+ Sức bơm của tim: máu vào động mạch áp lực tới tĩnh mạch tuy tháp nhưng
vẫn cao hơn áp lực ở tâm nhĩ.
+ Sức hút của tim : cả khi tâm thu và tâm trương.
+ Sức hút của lòng ngực: khi tim co bóp và khi thở.
+ Sức dồn đẩy của cơ bắp: Cơ đè vào tĩnh mạch dồn máu đến động mạch lớn
nằm cùng bao xơ với tĩnh mạch. Khi mạch đập ảnh hưởng tới động mạch dồn máu về
phía tim.
+ Ảnh hưởng của trọng lực các tĩnh mạch phía trên đổ về tim, các tĩnh mạch
phía dưới có hệ thống một chiều nên máu đươch chuyển dịch dần về tim.
3.4. Huyết áp:
Định nghĩa: huyết áp là áp lực của máu tác động vào thành mạch.
Huyết áp giãn dần từ đầu hệ thống mạch máu (các động mạch lớn từ tâm thất
đi ra). Đến cuối hệ thống mạch máu (các tĩnh mạch lớn đổ vào tâm nhĩ), vì vậy có 2
loại huyết áp: huyết áp động mạch và huyết áp tĩnh mạch.
3.4.1. Huyết áp động mạch: là kết quả tổng hợp của 4 yếu tố tuàn hoàn.
- Sự co bóp của tim: sức bóp mạnh, yếu, tần số co bóp, lưu lượng tim tăng,
huyết áp tăng.
- Sức cản ngoại biên: Sức cản càng lớn (khi mạch co, xơ cứng) thì huyết áp
càng tăng.
- Khối lượng máu: nhiều thì huyết áp cao, ít thì huyết áp thấp. vì vậy khi chảy
máu nhiều thì huyết áp sẽ tụt xuống nhiều.
- Độ quánh của máu: Khi hồng cầu tăng, các chất protit trong huyết tương tăng
(độ quánh máu tăng) sẽ cản trở sự lưu thông máu làm cho huyết áp cao.
ĐO HUYẾT ÁP: Ở động mạch cánh tay, động mạch cỡ trung bình ta thấy
huyết áp thay đổi giữa 2 trị số tối đa và tối thiểu: Ở người lớn.
- Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu): khi tâm thu, tim co bóp, đẩy máu vào
động mạch với một lực cao nhất. giới hạn bình thường của huyết áp tối đa từ 90 –
133
140mmHg, trung bình từ 110 – 120mmHg. Tăng trong lao động, do hở van động
mạch chủ, giảm trong các bệnh về cơ tim, giảm lực co bóp.
- Huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương): khi tâm tương không có lực đẩy của
tim nhưng nhờ tình đàn hồi của động mạch đẩy máu đi với một áp lực nhất định đủ
thắng của sức cản ngoại biên nên thì tâm trương máu vẫn lưu thông máu, huyets áp
vẫn tồn tại. giới hạn bình thường của huyết áp tối thiểu là: 60 – 90mmHg, trung bình:
70 – 80mmHg. (tăng khi giảm tính đàn hồi thành động mạch: xơ vữa khi xơ mạch.
Huyết áp tâm trương giảm khi giãn mạch gặp trong sốc).
Các trị số giưới hạn huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu của huyết áp có thể
tăng giảm theo sinh lý: hoạt động, ngủ nghĩ, xúc cảm mạnh, giới hạn, lưa tuổi. tre sơ
sinh huyết áp tối đa khoảng 70mmHg, tối thiểu khoảng 40mmHg hoặc thay đổi
trong bênh lý.
3.4.2. huyết áp tĩnh mạch:
Đo huyết áp tĩnh mạch trên các tĩnh mạch cỡ trung bình (như tĩnh mạch khuỷu
tay, tĩnh mạch hiễn) bằng huyết áp kế ta thấy huyết áp tĩnh mạch chỉ có một trị số
trung bình khoảng 12 – 13cm nước vì dòng máu chảy đều đặn. trị số này giảm dần từ
đầu hệ thống tĩnh mạch (giáp mao mạch) đến cuối hệ tĩnh mạch và trở thành âm tính
ở các tĩnh mạch lớn trong lòng ngực vì các tĩnh mạch lớn này chịu sức hút của tâm
nhĩ và lòng ngực.
Huyết áp tĩnh mạch tăng khi bị suy tim phải, tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
3.4.3. ý nghĩa của huyết áp:
- Nếu huyết áp tối đa trên 140mmHg, huyết áp tối thiểu trên 90mmHg thì có
thể coi là tăng huyết áp.
- Trong bệnh lý huyết áp có thể tăng hặc giảm cả hai trị số hoặc cái tăng nhiều
cái tăng it.
- Huyết áp tối đa tăng biểu hiện gánh nặng động mạch phải chịu khi tim co bóp
(huyết áp tối đa tăng nhiều khi không phải bệnh lý mà do tim co bóp mạnh, là phản
ứng nhất thời khi lo lắng, hồi hộp xúc động mạnh).
- Khi huyết áp tối thiểu tăng tim phải thường xuyên làm việc gắng sức mới
dduur thắng sức cản ngoại biên để đẩy máu đi trong động mạch.
3.5. Mạch đập:
Ta có thể nhìn hoặc ấn nhẹ vùng động mạch nằm trên xương và dưới lớp da:
thường cỏ tay, thái dương, ở cỏ, ở bẹn, ta sẽ thấy mạch đập khoảng 70 – 80 lần/phút.
Mạch đập là do sống rung động phát sinh ở động mạch chủ dưới ảnh hưởng
của tam thất thu lan truyền tới chứ không phải do máu chảy tới nơi bắt mạch. Càng
xa tim mạch càng yếu dần và đến đầu dưới mao mạch thì không còn nữa nên không
thấy hiện tượng mạch đập ở trên tĩnh mạch.
4. Điều tiết tuần hoàn:
4.1. Thần kinh tự động của tim:
Khi cô lập tim ra ngoài, tim vẫn có thể co bóp một thời gian nhất định là nhờ
có thần kinh tự động ngay trong cơ tim gồm có:
134
- Nút xoang (Keit-flac) nằm ở tâm nhĩ phải. là trung tâm tự động chính của tim
tè đay phát ra xung động đầu tiên điều khiển tim co bóp luồng xunh động theo các
thớ cơ đến nút nhĩ thất và tâm nhĩ trái. Nhĩ phải co bóp trước nhĩ trái 1/300 1/100
giây.
- Nút nhĩ phải (Ta wara) nằm ở vách liên nhĩ thất. là trung tâm tự động phụ của
tim. Khi tổn thương nút xoang tì tâm thất co bóp chậm dưới sự điều khiển của nút nhĩ
thất (phát xung động phụ) dẫn xung động từ nhĩ xuống thất.
- Bó his: phát ra và dẫn xung động từ nhĩ xuống thất tạo mạng lưới purkinje.
Khi boa his tổn thương thất sẽ đập chậm không ăn khớp với nhĩ.
4.2. Hệ thần kinh thực vật:
- Thần kinh giao cảm: phát sinh từ các hạc giao cảm cỏ và ngực (trung khu
nằm ở sừng bên chất xám tủy sống cổ đến ngực IV ). Trung khu co mạch nằm trên
đại não và vùng dưới đồ thị, các trung khu co mạch phụ nằm dọc theo tủy sống. khi
kích thích thần kinh giao cảm tiết ra adrenalin mà tăng sức co bóp của tim (tim đập
nhanh mạnh làm co mạch, tăng huyết áp).
- Thần kinh phó giao cảm: trung khu phó giao cảm nằm ở hành não, các sơi
tien hạch theo dây X tới hạch phó giao cảm nằm ngay trong cơ tim các sơi hậu hạch
tới nút KeithFlack và nút ta wara. Khi dây thần kinh phó giao cảm hay trung khu tiết
ra chất acetylcholin sẽ làm giảm sức co bóp của tim làm tim dập mạnh, mạch máu
giãn ra gât hạ huyết áp.
3.4. Ảnh hưởng của vỏ não:
Các xúc cảm mạnh như hồi hộp, sợ hãi, lao động trí óc căng thẳng. có thể
làm tim đập nhanh hoặc ức chế tim, làm co hoặc giãn mạch, tăng giảm huyết áp.
4.4. Ảnh hưởng của thể dịch và hóa chất:
- Nồng độ CO2 tăng trong máu làm tim đập chậm, giãn mạch.
- Chất cường giao cảm: Adrenalin, ephedrin làm tim đập nhanh, co mạch tăng
huyết áp.
- Chất nhược giao cảm như: Ecgotamin làm tim đập chậm lại.
- Chất cường phó giao cảm: Acetylcholin làm tim đập chậm, giãn mạch gây hạ
huyết áp.
- Chất nhược phó giao cảm: atropin làm tim dập nhanh.
- Những loại thuốc trợ tim, cường tim, camfora, coramin, digitalin, Uabamin
làm tăng sức co bóp của tim.
- Ngoài ra các ion K++ ,Ca++ cũng tác động lên tim như tác dụng của thần king
giao cảm và thần kinh phó giao cảm.
Câu hỏi ôn tập:
1. Mô tả sự chuyển máu bằng sơ đồ tóm tắt của vòng tuần hoàn?
2. Trình bày chu chuyển tim?
3. Hãy ghi sự hoạt động của buồng tim, van tim đống mở qua các giai đoạn của chu
kỳ tim?
135
4. Nêu các trị số huyết áp bình thường và những nguyên nhân chính chuyển máu từ
động mạch về tĩnh mạch?
5. Nêu các yếu ảnh hưởng tới huyết áp động mạch?
6. Nêu những yếu tố điều tiết tuần hoàn?
136
BÀI 7: SINH LÝ HÔ HẤP
Mục tiêu học tập:
Trình bày được đặc điểm giải phẩu của bộ máy hô hấp .
Trình bày được hiện tượng cơ học, lý hóa trong hô hấp.
Trình báy được cơ chế điều tiết trong hô hấp.
Nội dung:
1. Đại cương:
1.1. Nhiệm vụ và tầm quan trọng của hô hấp:
Muốn duy trì sự sống, té bào cần ôxy để chuyển hóa thức ăn thành các dạng
năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng dùng vào mọi hoạt động sống. đồng thời
CO2 sinh ra trong qua trình sống cần phải thải ra ngoài. Cung cấp O2 và thải CO2 là
nhiệm vụ chính chủa bộ máy hô hấp. vì vậy hô hấp giữ vai trò hết sức quan trọng đối
với cơ thể. Người ta có thể nhịn ăn được nhiều ngày nhưng không thể nhịn thở được
vài phút. Nếu vì lý do nào đó hô hấp bị ngừng trệ sẽ ảnh hưởng ngiêm trọng đối với
toàn bộ cơ thể nhất là tế bào não và tim.
Ở những cơ thể đơn bào trao đổi khí trực tiếp với môi trường xung quanh ở
động vật đa bào, các tế bào không thể trao đổi khí trực tiếp với môi trường bên ngoài
mà phải thông qua bộ máy hô hấp được biểu hiện qua các hiện tượng cơ học, lý hóa
học và qua trình điều hòa hô hấp.
1.2. Nhắc lại đặc điểm giải phẩu của bộ máy hô hấp và lòng ngực:
1.2.1. Cơ quan hô hấp:
Gồm có đường thở (đường dẫn khí) và phổi.
- Đường dẫn khí: từ ngoài vào gồm: mũi, miệng, họng, thanh quản, khí quản,
phế quản các loại, phế quản tận và túi phế nang. Đặc điểm cấu tạo là tổ chức sụn
tương đối cứng xem lẫn các cơ có tính đàn hồi. trên đường dẫn khí có long ở mũi, các
tuyến và hệ thống nhung mao, các đại thực bào chức phận để không khí lưu thông
dễ dàng ngăn cản, đẩy bụi, dị vật ra ngoài, tạo độ ẩm nhiệt độ cho không khí trước
khi vào phổi, tạo điều kiện cho việc trao đổi chất khí dê dàng.
- Phổi: Là bộ phận chính của cơ quan hô hấp, là tổ chức xốp có tính đàn hồi
mạnh. Chia thành nhiều thùy, phân thùy, tiểu thùy, cuối cùng tới các phế nang là nơi
quan trọng cho việc trao đổi khí. Hai phổi có trên 700 triệu phế nang, thành phế nang
rất mỏng. tổng diện tích khoảng gần 200m2, quanh các phế nang, có một mạng lưới
mao mạch rất phong phú, thành mỏng thường chung thành với phế nang. Tổng diện
tích thành mao mạch cũng rất rộng khoảng 150m2 Như vậy rất thuận lợi cho việc
trao đổi khí giữa phổi và máu.
Màng phổi có hai lá, giữa 2 lá là một khoang ảo không có không khí áp suất
âm tính. Do đó làm cho phổi có thể giãn ra co lại dễ dàng.
1.2.2. Lồng ngực:
137
Lồng ngực được hình thành bởi phía trước là xương ức, phía sau có xương
sống, nối 2 xương có các xương sườn. các xương hợp thành khung lồng ngực, phổi
nằm trong lòng ngực, bên ngoài có nhiều cơ, phía dưới có cơ hoành ngăn cách ổ
bụng. các cơ và các tổ chức sụn có tác dụng làm thay đổi thể tích lồng ngực khi thở
ra, trong đó quan trọng nhất là cơ hoành.
2. Hiện tượng cơ học trong hô hấp:
2.1. Động tác hít vào:
Khi thở vào các cơ “thở” co lại kéo xuống ức và các sụn sườn lên trên ra trước,
đặc biệt là cơ hành hạ thấp xuống làm tăng thể tích lòng ngực cả chiều ngang, dọc và
trước sau, hai màng phổi hút sát vào nhau nên khi lòng ngực nở ra thì phổi cũng nở ra
theo thể tích của phổi tăng lên áp suất không khí trong phổi giảm thấp hơn áp suất
không khí ngoài trời. do đó, không khí bên ngoài được hút vào phổi mạnh ta được
động tác thở vào. Thở vào mang tính chủ động.
2.2. Động tác thở ra:
Thở ra bình thường mang tính thụ động vì nó không đòi hỏi năng lượng co cơ
như hít vào. Các cơ hô hấp không co nữa, lồng ngực cơ hoành trở về vị trí cũ làm
giảm thể tích lồng ngực, giảm thể tích của phổi, áp suất không khí trong phổi tăng
cao hơn áp suất không khí bên ngoài vì vậy không khí được đẩy ra ngoài. Nhưng thở
ra cố lại mang tính chủ động.
2.3. Nhịp thở và số lần thở:
- Nhịp thở: Mỗi lần thở và hít vào là một nhịp thở.
- Số lần thở: Bình thường người lớn thở 16 – 20 lần/phút. Trẻ sơ sinh khoảng
40 lần/phút.
Khi ngủ số lần thở giảm, khi vận động số lần thở tăng. Trong bệnh lý thở
nahnh hay chậm đều là khó thở.
2.4. Hiện tượng hô hấp đặc biệt:
Trong đời sống có một số hiện tượng không khí ra vào phổi nhưng không tuân
thủ theo động tác thở ra hít vào gọi đó là những hiện tượng hô hấp đặc biệt như: ho,
hắt hơi, nói, cười, ca hát, khó, rặn, tập khí công
2.5. Dung lượng phổi:
Là sức chứa không khí của phổi bao gồm:
- Khí lưu thông (lượng khí mỗi làn thở ra hay thở vào) được 0,5lít nhưng thực
tế chỉ có 0,3lít vào tới phổi để trao đổi khí còn đọng lại trong đường dẫn khí. Do đó
thở sâu tăng cường khí thay đổi rất có lợi.
- Khí bổ sung (là lượng khí thở vào cố được thêm) là 1,5lít
- Khí dữ trữ (là lượng khí thở ra cố được thêm) là 1,5 lít
- Khí đọng: Sau kh thở ra cố gắng vẫn còn một lượng không khí không ra hết
được.
Như vậy, tổng dung lượng của phổi khoảng từ 4,5 – 5 lít
Dung lượng sinh hoạt gồm : khí lưu thông 0,5 lít
Khí bổ sung 1,5 lít
138
Khí dữ trữ 1,5 lít
Cộng 3,5 lít
Để đo dung lượng phổi người ta dùng phế dung kế (phần thực hành).
3. Hiện tượng lý hóa trong hô hấp:
3.1. Hiện tượng lý học:
Không khí vào ra qua đường dẫn khí do cấu tạo của hệ thống này làm cho
không khí được thay đổi độ ẩm và nhiệt độ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi
chất khí ở phổi và thải nhiệt cho cơ thể.
3.2. Hiện tượng hóa học:
Không khí thở vào có nhiều O2 và ít CO2, không khí thở ra ít O2 và nhiều CO2
sỡ dĩ có sự thay đổi đó là nhờ sự trao đổi khí giữa phổi và máu, giữa máu và các tế
bào. Một chất khí ở thể tự do hay hòa tan trong một chất dịch đều có một áp suất
riêng gọi là phân áp. Nồng độ khí càng đậm đặc thì phân độ khí càng cao. Theo định
luật khuếch tán của khí, cá chất khí bao giờ cũng chuyển từ nơi có phân áp cao sang
nơi có phân áp thấp và nó có thể đi qua màng mỏng như thành phế nang, mao mạch
phổi và màng tế bào. Ngoài ra còn nhờ có huyết cầu tố (hb) trong hồng cầu của máu
có tác dụng vận chuyển O2 và CO2.
- Thay đổi O2 và CO2 giữa phổi và máu:
+ Trong phân khí vào đến phế nang có phân áp O2 = 100mmHg và phân áp của
CO2 = 40mmHg, khi đó máu của lưới mao mạch bao quanh phổi (máu động mạch
phổi) có phân áp của O2 = 40mmHg và CO2 ≈ 50mmHg.
+ Theo định luật khuếch tán, O2 sẽ từ phế nang vào máu và CO2 từ máu ra phế
nang. Kết quả máu giảm CO2 và tăng O2 có màu đỏ tươi về tim trái và được tim bóp
đẩy máu đi nuôi dưỡng tế bào.
- Thay đổi O2 và CO2 giữa máu và tế bào
Máu động mạch chủ đến tế bào có phân áp của O2 = 94mmHg, phân áp của
CO2 = 40mmHg, khi đó trong khu vực tế bào có phân apscuar O2 = 30mmHg, phân
áp của CO2 = 50mmHg. Theo địnhluật khuếch tán O2 từ máu mao mạch (thuộc động
mạch chủ) vào tế bào và CO2 từ tế bào vào máu làm cho máu có màu đỏ sẫm trở về
tim rồi đưa lên phổi để thải CO2 và tiếp tục sự trao đổi khí giữa máu và phổi như.
- Phản ứng giữa hemoglobin (hb) với O2 và CO2 là phản ứng đễ kết hợp và dễ
phân ly. Có thể tóm tắt phản ứng này trong quá trình hô hấp.
Ở tế bào
Hb + O2
Hb
CO2
HbO2
HbCO2
O2
Hb
Hb + CO2
Ở phế nang
139
4. Điều tiết hô hấp:
Là các quá trình thay đổi hoạt động của trung khu hô hấp làm cho nhịp thở phù
hợp với mọi điều kiện sinh hoạt của cơ thể.
4.1. Phản xạ tự động của các trung khu hô hấp:
Trung tâm hô hấp là một đám tế bào thần kinh ở hành não điều khiển hoạt
động của hô hấp. nó chia làm 2 phần:
- Nhóm noron hô hấp lưng: trung tâm hít vào
- Nhóm noron hô hấp bụng: chức năng cả hít vào lẫn thở ra.
Đặc tính của 2 phần này là không cùng hoạt động một lúc, cứ một phần hưng
phấn thì phần kia ức chế và điều khiển nhịp thở theo phản xạ tự động sau:
- Khởi đầu trung tâm hít vào tự động hưng phấn trước. hưng phấn truyền theo
các dây thần kinh vận động tới khi các cơ hô hấp co lại làm lòng ngực nở ra gây động
tác hít vào.
- Sau khi hít vào không khí làm căng phế nang gây kích thích truyền theo dây
thần kinh phế vị (dây X) lên làm hưng phấn trung khu thở ra đồng thờ ức chế trung
khu thở vào không còn kích thích các cơ hô hấp làm các cơ này giãn ra lòng ngực xẹp
xuống thì không kích thích thần kinh phé vị nữa trung khu thở ra lại bị ứ chế và đồng
thời trung khu thở vào lại hưng phấn cứ thế xen kẽ suốt đời người.
- Ở cầu não có trung tâm điều chỉnh thở, ngoài 3 trung tâm đã nêu còn
cosmootj vùng nhận cảm hóa học nằm rất gần trung tâm hít vào.
4.2. Cơ chế diều tiết hô hấp:
4.2.1. Cơ chế hóa học điều tiết hô hấp:
Trong điều hòa hóa học vai trò của CO2 trong máu rất quan trọng. khi CO2 máu
tăng sẽ kích thích trung tâm hô hapa làm nhịp thở nhanh, nhưng nếu CO2 tăng quá
cao trong máu lai gây ức chế trung tâm hô hấp làm cho ngừng thở. Ngược lại nếu
CO2 trong máu giảm sẽ làm cho nhịp thở chậm lại nhưng nếu CO2 giảm quá nhiều
cũng có thể gây ngừng thở. CO2 trong máu còn tác động lên các bộ phận thụ cảm ở
quai động mạch xoang, động mạc cảnh qua các dây thần kinh lên điều hòa hoạt động
của trunh tâm hô hấp. vì vậy, hoạt động của trung khu hô hấp cần có một nồng độ khí
CO2 nhất định, nên khi người bệnh ngừng thở, người ta thường dùng khí cacbogen
(trong đó 95% O2 và 5% CO2). Vai trò của CO2 vớ hô hấp được thể hiện rõ qua thí
nghiệm tuần hoàn bắt chéo. Vai trò của CO2: Khi phân áp oxy thấp tác động vào các
cảm thụ hóa học của động mạch cảnh và quai động mạch chủ làm trung tâm hô hấp
tăng mẫn cảm cới CO2 do vậy cũng có tác động điều hòa hô hấp.
4.2.2. Điều hòa của võ não
Vỏ não co ảnh hưởng thường xuyên đến hô hấp làm thay đổi tần số và độ sâu
của nhịp thở như: ta có thể tự ý thở nhanh, chậm, nông, sâu, hoặc nhịp thpwr tring
một thời gian ngắn hoặc điều hòa hơi thở dài ngắn khi nói khi hát.
Nhưng kích thích về tâm lý vui, buồn, xuc động thường làm thay đổi hô hấp
có thể bị ngẹt thở.
4.2.3. Điều hào các phản xạ:
140
- Kích thích các dây thần kinh cảm giác: đau, nóng, lạnh, điện giật, nhẹ
thường làm cho thở nhanh lên, nếu kích thích quá mạnh có thể làm ngừng thở.
- Gửi phải hơi độc hoặc thuốc mê như (clorofoc) có thể làm ngưng thở đột
ngột. ngửi thấy mùi thơm do thở sâu, thở nhanh, mùi thối ức chế thổi.
4.2.4. Vai trò của dây X:
- Khi hít vào phế nang giãn ra kích thích dây phế vị (dây X) làm hưng phấn
trung tâm thở ra đồng thời ức chế trung tâm hít vào gây tác động thở ra.
- Khi thở ra phế nang co lại không kích thích dâ X nữa thì trung tâm thở ra bị
ức chế và trung tâm hít vào hưng phấn.
4.3. Ứng dụng:
- Vận dụng cơ chế điều tiết hô hấp. ứng dụng trong việc thở ngạt, dùng CO2
kích thích hô hấp.
- Dùng các kích thích đau, nóng, lạnh để phát động nhịp thở đầu tiên của trẻ sơ
sinh.
- Ứng dụng trong hô hấp nhân tạo.
Câu hỏi ôn tập:
1. Trình bày đặc điểm của bộ máy hô hấp.
2. Hãy ghi sự thay đổi của thể tích lòng ngực, phooie, áp suất phổi và bên ngoài trong
các tác động thở?
3. Điều tiết hô hấp theo những cơ ché nào?. Nên ứng dụng.
4. Rèn luyện thở sâu có lợi gì?
141
BÀI 8: SINH LÝ TIÊU HÓA
Mục tiêu học tập:
Mô tả được các hiện cơ học ở ống tiêu hóa.
Trình bày được thành phần tác dụng và điều hòa bài tiết dịch ở các đoạn ống
tiêu hóa.
Trình bày được sự hấp thu các chất ở các đoạn ống tiêu hóa.
Nội dung:
1. Đại cương:
- Thành phần: Bộ máy tiêu hóa gồm: Ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. ống tiêu
hóa gồm: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và những tuyến tiêu hóa như
tuyến nước bọt, tuyến dạ dày, tuyến ruột, tuyến ngoại tiết, gan mật.
- Nhiệm vụ: Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành những chất đơn giản
glucose, axit amin, axit béo để cơ thể hấp thu chất cần thiết bổ sung chi thành phần
vật chất của cơ thể đã bị tiêu dùng. Đào thải chất bã, chất thừa, chất không tiêu hóa
đưa ra ngoài theo phân.
Ngiên cứu sinh lý học của bộ máy tiêu hóa giúp xác định ché độ ăn, lựa chọn
phương pháp chế biến thức ăn góp phần phòng bệnh, cung cấp cơ sở để lựa chọn xét
nghiệm thích hợp góp phần chuẩn đoán và điều trị bệnh.
2. Hoạt động của bộ máy tiêu hóa:
Hoạt động của bộ máy tiêu hóa gồm 2 quá trình tiêu hóa và hấp thu.
- Qúa trình tiêu hóa: Gồm hiện tượng cơ học và hóa học, tiếp nhận và biến đổi
thức ăn trở về dạng chất đơn giản.
- Hấp thu: là hiện tượng bộ máy tiêu hóa đưa các chất đơn giản, chất cần thiết
vào máu để tới các cơ quan tế bào. Tuy nhiên quá trình tiêu hoá và hấp thu ở mỗi cơ
quan của bộ máy tiêu hóa xẩy ra nhiều ít dưới nhiều hình thức, nhiều phản ứng khác
nhau.
2.1.Tiêu hóa ở miệng và thực quản:
2.1.1. Hiện tượng cơ học:
- Nhai: Là do răng và các cơ nhai dưới sự chi phối dây V và trung tâm nhai ở
thân não thực hiện nhằm mục đích nghiền nát thức ăn làm tăng diện tích tiếp xúc với
các men tiêu hóa. Nhai còn tạo ta thức ăn thành viên mềm dễ nuốt do đó khi ăn cần
nhai kĩ.
- Nuốt: Là hiện tượng nữa tự động nữa tùy ý đưa thức ăn từ miệng xuống dạ
dày do trung tâm phản xạ nuốt và các dây V, VII, IX, X, chi phối. khi nuốt, lữa đẩy
viên thức ăn ra sau là một hiện tượng tùy ý. Lưỡi gà đóng kín đường lên mũi, sụn nắp
thanh quản đậy đường vào thanh khí quản, bụng thu hẹp lại, thực quản mở ra và viên
thức ăn đi vào thực quản. sau đó làn sóng nhu động của thực quản là do phản xạ đẩy
thức ăn xuôi chiều từ trên xuống dưới. xuống tới tâm vị thức ăn đọng lại một thời
gian ngắn để tâm vị mở ra mới ra mới vào được dạ dày. Thức ăn qua khỏi thực quản
142
khoảng 10 - 20giây; H2O chỉ cần 1giây. Vì vậy thức ăn cần nuốt từ từ không nên
cười nói dẽ nghẹn, sặc.
2.1.2. Hiện tượng hóa học
Khi nhai một số thức ăn được biến đổi ngay ở miệng nhờ tác dụng của nước
bọt.
- Cơ chế bài tiết nước bọt: Các tuyến mang tai, dưới lưỡi, dưới hàm tiết ra
nước bọt từ các đơn vị bài tiết cơ bản của tuyến nước bọt.
- Do phản xạ không điều kiện (khi nhai, thức ăn kích thích vào niêm mạc
miệng lưỡi), những kích thích này được dẫn truyền về trung khu bài tiết nước bọt ở
hành tủy, luồng xung động từ trung khu theo đường dẫn truyền ra các tuyến nước bọt
làm bài tiết nước bọ.
- Trên cở của phản xạ không điều kiện, nhiều khi chỉ nhìn thấy, gửi thấy hoặc
nghe đến thức ăn ngon, thức ăn chua cũng tiết nước bọt. đó là bài tiết theo cơ chế
phản xạ có điều kiện và do sự chi phối của thần kinh thực vật.
- Thành phần tác dụng của nước bọt:
H2O chiếm 98,5 - 99%, muối, natri, clorua, canxi cacbonat, photpho, chất
cháy (muxin), men ptyalin (amylaze), pH từ 7,4 – 8
- Nước bọt có tác dụng bao bọc thức ăn thành viên. Men tiêu hóa tinh bột chín
thành đường maltosa và maltotriose oligosaccarid vì thế nhai cơm kĩ thấy vị ngọt.
ngoài ra còn có tác dụng trơn niêm mạc miệng lưỡi môi, sát khuẩn nhẹ. ở miệng và
thực quản thức ăn chưa được tiêu hóa nhiều nên hầu như chưa có sự hấp thu.
2.2. Tiêu hóa ở dạ dày:
2.2.1. Hiện tượng cơ học:
- Hiện tượng co bóp và nhào trộn: thức xuống tới dạ dày kích thích dạ dày co
bóp, thức ăn được đẩy xuống dọ theo thành của dạ dày xuống dưới gặp môn vị đóng
lại được đẩy ngược lên theo truc giữa của dạ dày. Cứ như vậy thức ăn được nhào trộn
với dịch vị tạo thành một chất lỏng gọi là nhũ trấp.
- Hiện tượng đóng mở tâm vị: Tâm vị không có cơ vòng. Tuy nhiên lớp cơ
thành dạ dày ở đây dày lên niêm mạc nhăn thực quản với dạ dày nhô lên phối hợp với
sức ép của cơ hoành cũng tạo ra một van ngăn cách không cho các chất khí và thức
ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản. thức ăn từ thực quản muốn xuống được dạ dày
cũng cần có một áo suất nhất định khoảng 30cm nước. dây X chi phối hoạt động của
tâm vị.
Bình thường các cơ co bóp nhu động hang vị thường yếu tác dụng chủ yếu
nhào trộn thức ăn với dịch vị. khi thức ăn ở dạ dày khoảng 1giờ các co bóp hang vị
trở nên mạnh dần để đẩy thức ăn xuống môn vị nếu trương lực cơ thắt môn vị giảm
(môn vị mở), mỗi sóng co bóp hang vị có thể đẩy khoảng vài mililit vị ...ể đi tiểu theo ý muốn tức là
nhịn đi tiểu được mỗi khi mót hoặc đang đi tiểu tiện. Phụ nữ nhịn di tiểu kém hơn
nam giới (vì khôg có tuyến tiền liệt và niệu đạo ngắn hơn). Nhưng lượng nước tiểu
trong bàng quang quá 700ml thì không thể nhịn đi tiểu được.
Động tác đi tiểu còn mang tính phản xạ. VD: Lúc đi ngủ hoặc sáng dậy đều
mót đi tiểu tiện mặc dù trong bàng quang mới có ít nước tiểu vì đo là do phản xạ có
điều kiện của vỏ não. Hoặc ở trẻ em mới đẻ, ở những người bị hôn mê đi tiểu hoàn
toàn do phản xạ chứ không có mối liên hệ giữa bàng quang và thần kinh trug ương
(vỏ não không điều khiển được cơ trơn ở cổ bàng quang).
Câu hỏi ôn tập :
1. Hãy lập một bảng so sánh tổng hợp thành phần của huyết tương, nước tiểu đầu,
nước tiểu cuối từ 2 bảng so sáng trong bài đã học?
2. Trình bày chức năng chính của thận?
3. Nêu các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình bài tiết nước tiểu?
157
Bài 11
SINH LÝ SINH DỤC NAM, NỮ
Mục tiêu học tập:
Trình bày được chức năng của tinh hoàn.
Trình bày được sự phóng tinh của cơ quan sinh dục nam.
Trình bày được chức năng của buồng trứng.
Trình bày được các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt.
Trình bày được đặc điểm dậy thì, tuổi mãn kinh.
Trình bày được hiện tượng thụ tinh.
Nội dung:
Phần 1: SINH LÝ SINH DỤC NAM
Bộ máy sinh dục nam gồm 2 tinh hoàn, 2 ống dẫn tinh, túi tinh, dương vật. bộ
phận chính là tinh hoàn thuộc loại tuyến sinh dục vừa ngoại tiết (sinh ra tinh trùng),
vừa nội tiết (tiết ra testosteron).
Cấu tạo tinh hoàn: Hình trứng có tổ chức xơ bao quanh (màu trắng) có nhiều
vách chia ra nhiều ngăn (nhiều thùy). Mỗi thùy có nhiều ống nhỏ, ngoằn ngèo gọi là
ống sinh tinh. Trong thành ống có tế bào mầm nguyên thủy để sinh ra tinh trùng. Xen
kẽ giữa các ống sinh tinh có các tế bào kẽ (tế bào Legdig) tiết ra testosteron.
1. Chức năng của tinh hoàn:
Chức năng ngoại tiết: sản sinh ra tinh trùng.
Trước tuổi dậy thì, ống sinh tinh chỉ có các tế bào sinh dục non và tế bào
Sertoni giàu glucozen
Đến tuổi dậy thì (khoảng 16 tuổi) dưới ảnh hưởng của kích dục tố A thùy trước
tuyến yên (FSH), các tế bào sing dục non phát triễn thành tinh bào I, tinh bào I phân
chia giảm nhiễm (còn một nữa nhiễm sắc thể) thành tinh bào II rồi thành tiền tinh
trùng ở nam giới lien tục, suốt đời (khác với buồng trứng hoạt động có giai đoạn).
những tế bào Sertoni có tác dụng dinh dưỡng cho tinh trùng.
Tinh trùng dài khoảng 50µm, gồm có 3 phần đầu, cổ, đuôi
Đuôi có tác dụng làm cho tinh trùng di chuyển, còn đầu và cổ sẽ chui vào trứng
để tạo thành trứng thụ tinh. Trong đường dẫn tinh, tinh trùng có thể sống được vài ba
tuần lễ. khi ra ngoài tiêps xúc với ngoại cảnh tinh trùng chỉ sống được vài giờ. Trong
tử cung tinh trùng sống được vài ngày đến một tuần, tinh trùng hoạt động mạnh trong
môi trường kiềm, nhiệt độ xấp xỉ nhiệt độ cơ thể, sau khi sinh ra tinh trùng tập trung
về túi tinh để sống trong túi dịch, muôi trường liềm do túi tinh và tuyến tiền liệt tiết
ra.
Tinh dịch được phóng vào âm đạo mỗi lần độ từ 2 – 3ml. mỗi mililit chứa
khoảng từ 60 – 100 triệu tinh trùng, khoảng 50% số người có lượng tinh trùng từ 20 –
40 triệu/ml, dưới 20 triệu/ml có khả năng vô sinh (tuy mỗi lần thụ tinh chỉ cần một
tinh trùng) . tinh trùng có nhiễm sắc thể là X hoặc Y.
1.1. chức năng nội tiết:
158
Các tề bào kẽ (tế bào Legdig) của ống sinh tinh dưới ảnh hưởng của kích dục
tố B thùy trước tuyến yên (LH) đã tiết ra một kinh tố mà testosteron là chất chính có
tác dụng:
- Tác dụng biệt hóa sinh dục: Ở thời kỳ bào thai hay một số loại gập chấm lúc
mới sinh ra, testosterone có tác dụng biệt hóa sinh dục.
- Thúc đẩy sự dậy thì ở con trai.
- Khi dậy thì làm cơ quan sinh dục nam phát triễn đều đặn.
- Phát triễn giới tính phụ: mọc long mu, long nách, râu.
- Tác dụng t ới hoạt động, chức năng của tinh trùng cùng với FSH có tác dụng
dinh dưỡng cơ quan sinh dục nam.
- Ảnh hưởng tới chuyển hóa, đặc biệt là đồng hóa có tác dụng tăng protein cơ
thể
- Đối với nữ androgen: Ức chế nang tố, ức chế rụng trứng, ức chế bài tiết sữa
gây nam hóa
- Điều hòa bài tiết testosterone do LH (luteinizing Hormon) của tuyến yên.
2. Hiện tượng giao hợp và phóng tinh:
Dương vật có cấu trúc đặc biệt gồm 2 thể hang và một thể xốp. thể hang và thể
xốp được cấu tạo bởi mô liên kết – cơ chứa những hốc máu, những động mạch lò xo.
Mô đặc biệt này ddowcj gọi là mô cương, trong tiểu ĐM cũng như TM có cấu trúc
hãm tạo thành các van, bình thường dương vật mềm, ở thể hang có các hốc máu hình
chữ V, H, X, Y. khi dương vật bị kích thích bởi các tác nhân cơ học (sờ, nắn, đụng
chạm tại chổ) hoặc bởi các yếu tố tâm lý (nghĩ, nghe, nhìn) khi đó sợi cơ trơn tiểu
ĐM co lại kéo các vòng chun giãn ra làm máu từ các tiểu ĐM tràn vào hốc máu co lại
ép chặt vào các TM, bịt các TM lại máu không thoát đi được, lại bị ép bởi các bó cơ
trơn nên dương vật cương lên và rất cứng.
Trong giao hợp, khi khoái cảm lên tới cực điểm thì có hiện tượng phongs tinh
do các cơ ngồi hang và các cơ hành hang co thắt nhịp nhàng kết hợp với sự co bóp
của túi tinh, ống dẫn tinh làm tinh dịch được phóng ra ngoài từng đợt với số lượng
khoảng 2- 3ml, tương đương 200 – 300 triệu tinh trùng. Sau khi phóng tinh các bó cơ
giãn ra máu thoát bằng đường TM, dương vật mềm trởi lại
Cương dương vật và phóng tinh được điều hòa bởi phản xạ tủy mà trung tâm ở
đoạn tủy thắt lưng cùng, cơ chế phản xạ này được khởi phát bằng các kích thích tâm
lý truyền xuống từ vỏ não hoặc cơ quan sinh dục, nhưng thong thường thì phối hợp
cả 2.
3. Dật thì và suy giảm hoạt động tình dục nam:
3.1. Dậy thì:
Tuổi dậy thì phụ thuộc nhiều yếu tố: địa lý, dinh dưỡng, làm việc, quan hệ
thong thường khoảng 15 tuổi: mốc đánh dấu bắt đàu tuổi dậy thì, dậy thì là thời kỳ
biến động lớn về thể chất, tâm lý và đặc biệt là hoạt động chức năng của hệ thống
sinh sản.
159
- Những biến đổi trong thời kỳ dậy thì: Dưới tác dụng testosteron và các
hormone tăng trưởng khác làm cơ thể đứa trẻ phát triễn: thay đổi vóc dáng, trọng
lượng, tinh hoàn sản xuất tinh trùng và testosteron, xuất hiện đặc tính sinh dục nam
thứ phát, dương vật to, túi tinh, tuyến tiền liệt phát triễn, cơ nở nang, da thô dày, các
tuyến phát triễn và hoạt động, giọng nói trầm, tính cách hiếu động, thích cảm giác
mạnh đứa trẻ bắt đầu có khả năng hoạt động tình dục.
- Cơ chế tuổi dậy thì: trước kia người ta cho rằng dậy thì là thời điểm tinh hoàn
“chin” sau này phát triễn hormone hướng sinh dục, tuyến yên lại cho rằng dậy thì là
“sự chin” của tuyến yên. Ngày nay người ta đã phát hiện ra vùng limbic (hệ viền)
vùng dưới đồi chi phối tuyến yên _ tuyến sinh dục gây ra hienj tượng dậy thì
3.2. Suy giảm hoạt động tình dục nam
Kể từ tuổi dậy thì hormon hướng sinh dục của tuyến yên bài tiết lien tục trong
suốt cuộc đời còn lại, ở nam giới không xuất hiện một giai đoạn suy giảm hoàn toàn
chức năng tuyến sinh dục như ở nữ nhưng theo thời gian tuổi càng cao hoạt động
chức năng của tinh hoàn suy giảm dần, bắt đầu từ 40 – 50 tuổi, sự bài tiết testosteron
bắt đầu giảm tuy tốc độ giảm chậm. nhìn chung tuổi trung bình chấm dứt quan hệ
tình dục ở nam giới là 67 – 70 tuổi. tuy nhiên có sự khác nhau rất lớn về nhu cầu tình
dục giữa người này với người khác .
Phần 2: SINH LÝ SINH DỤC NỮ
Cơ quan sinh dục nữ gồm có: hai buồng trứng, hai ốn dẫn trứng, tử cung, âm
đạo, âm hộ. buồng trứng là một tuyến sinh dục vừa nội tiết vừa ngoại tiết.
1. Đặc điểm cấu tạo bộ máy sinh dục nữ:
Các cơ quan chính của bộ máy sinh dục nữ gồm có: hai buồng trứng, hai vòi tử
cung, tử cung, âm đạo.
1.1. Buồng trứng:
Mỗi người phụ nữ có hai buồng trứng, kích thước buồng trứng người trưởng
thành 2,5 x 2 x 1 cm và nặng từ 4 – 8gam, thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.
Ở tuần thứ 30 của thai cả hai buồng trứng có khoảng 6.000.000 nang noãn
nguyên thủy, sau đó bị thái hóa còn khoảng 300.000 – 400.000 nang não, trong suốt
thời kỳ sinh sản của phụ nữ chỉ có khoảng 400 nang phát triễn tới chín và xuất noãn
hang tháng số còn lại bị thoái hóa.
1.2. Tử cung:
Là cơ quan hình quả lê có kích thước 6 x 4cm ở phụ nữ chưa sinh dder7-8 x5
cm ở phụ nữ đã sinh nhiều lần, tử cung gồm: thân tử cung, cổ tử cung, chổ thắt được
gọi là eo tử cung. Từ ngoài vào trong tử cung cấu tạo 3 lớp là lớp vỏ ngoài, lớp cơ và
lớp niêm mạc hay còn gọi là nội mạc tử cung, về phương diện chức năng ở độ tuổi
sinh đẻ, niêm mạc tử cung có 2 lớp biến đổi khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt
(CKKN).
- Lớp nền: nằm sát cơ tử cung ít có biến đổi về cấu tạo trong CKKN
- Lớp chức năng: là lớp dày, nằm sát khoang tử cung biến đổi mạnh theo từng
giai đoạn của CKKN
160
1.3. vòi tử cung:
Chia làm 4 đoạn chia từ tử cung ra:
- Đoạn thành (nằm trong thành tử cung).
- Đoạn eo (thắt hẹp dễ tắc).
- Đoạn bóng ở 1/3 ngoài vòi: phình to là nơi gặp nhau của trứng và tinh trùng
thụ tinh.
- Đoạn loa: có nhiều tua vòi để hứng trứng đưa vào vòi để về tử cung:
2. Chức phận của buồng trứng:
Buồng trứng là một tuyến sinh dục vừa ngoại tiết vưa nội tiết:
2.1. Chức phận ngoại tiết: (hoạt động của buồng trứng và chu kỳ kinh nguyệt):
Buồng trứng có nhiệm vụ sản sinh ra trứng.
Tới tuổi dậy thì, buồng trứng bắt đàu hoạt động có chu kỳ và thể hiện ra ngoài
bằng chu kỳ kinh nguyệt.
Kinh nguyệt là sự chảy máu có chu kỳ của tử cung đi đôi với sự rụng niêm mạc
tử cung do giảm foliculin và progesteron trong máu, nhưng vai trò của foliculin là
quyết định
Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt được tính bằng khoảng thời gian giữa 2 ngày
chảy máu đầu tiên của hai chu kỳ kế tiếp nhau
Theo quy ước chuung, người ta lấy ngày đầu thấy kinh kế là ngày thứ nhất của
chu kỳ kinh nguyệt. một chu kỳ kinh nguyệt thường là 28 – 30 ngày, chia làm 3 thời
kỳ
2.1.1. Thời kỳ trưởng thành của bọc Degraap:
Bắt đàu từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt
Dưới ảnh hưởng của kích dục tố A của tùy trước tuyến yên, 1 noãn bào nguyên
thủy của buồng trứng phát triễn thành dọc Degraap, tiết ra nhiều foliculin vào máu
làm tế bào niên mạc tử cung tăng sinh, niêm mạc dày lên (gấp 10 – 15 lần lúc
thường), mao mạch dài ra, xoắn lại chuẩn bị tiếp thu tác dụng của progesteron
Kinh nguyệt xẩy ra trong 3- 4 ngày đầu của thười kỳ này, thực ra là kết quả của
chu kỳ rụng trứng lần trước
Thân nhiệt lấy lúc sáng sớm khi mới ngủ dậy luôn dưới 37o C
2.1.2 Thời kỳ rụng trứng:
Vào ngày 14 của chu kỳ kinh nguyệt, boc De graaf chín bài tiết ra nhiều
foliculin tới mức tối đa làm thùy trước tuyến yên ngừng bài tiết kích dục tố A nhưng
lại bài tiết kích dục tố B làm boc De graaf vở ra để tiểu noãn rơi vào ống dẫn trứng.
Trong thời kỳ này:
- Chất dịch nhầy ở cổ tử cung tiết ra nhiều nhất nên có thẻ đoán ra ngày rụng
trứng
- pH dịch nhầy cổ tử cung chuyển sang kiềm tính (tinh trùng hoạt động khỏe ở
môi trường kiềm)
- Thân nhiệt lên trên 37oC và giữ như vậy cho đến trước ngày thấy kinh
- Người phụ nữ vào ngày này thấy nặng hông, căng vú (hiện tượng xung huyết)
161
2.1.3. Thời kỳ hoàng thể:
Từ ngày 15 đến ngày 28 của chu kỳ kinh nguyệt
Khi trứng rụng, phần còn lại của noãn bào bị vỡ ra ở buồng trứng sẽ to lên, có
màu vàng, gọi là hoàng thể, dưới tác dụng của kích duchj tố B, hoàng thể tiết
progesteron (có cả foliculin) làm niêm mạch tử cung dày lên, các tuyens và động
mạch ở tử cung phát triễn nhanh tạo điều kiện cho trứng thụ tinh đến làm tổ. hoàng
thể phát triễn đến mức tối đa vào ngày thứ 21 – 22 của chu kỳ kinh.
Đến giai đa\oạn này có 2 trường hợp xẩy ra:
- Nếu tiểu noãn kết hợp được với tinh trùng (có thụ thai), hoàng thể phát triển
lớn lên và bài tiết progesterone, giúp trứng làm tổ ở tử cung được tốt và niêm mạc tử
cung không bong ra nên không có kinh trong chu kỳ kinh nguyệt
- Nếu có thụ thai, đến ngày 26 của của chu kỳ, hoàng thể sẽ thoái hóa, foliculin
và progesteron trong máu giảm theo làm cho mạc máu dưới niêm mạc tử cung xoắn
lại gây ra chảy máu niêm mạc, tử cung bong từng mảng nhỏ: kinh nguyệt xuất hiện
Mỗi lần có kinh mất 100 – 150ml máu, bình thường kinh nguyệt kéo dài 3- 5
ngày, thông thường người phụ nữ, khoảng thời gian có kinh từ 13 đến 15 tuổi và kéo
dài 45 – 50 tuổi.
2.2. Chức phận nội tiết:
Hai hormone chính của buồng trứng là foliculin (estrogen) và progesteron
2.2.1. Foliculin:
Ở phụ nữ bình thường không có thai, foliculin được bài tiết chủ yếu ở buồng
trứng (do màng bao trong của bọc De Gaarf). Khi có thai, rau thai bài tiết một lượng
lớn foliculin. Foliculin có tác dụng:
- Làm phát triễn bộ phận sinh dục phụ: Âm đạo nở nang, lớp cơ tử cung dày
lên, niêm mạc tử cung tăng sinh
- Làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nữ thứ phát: dáng điệu mềm mại
giọng nói trong, cử chỉ dịu dàng, da mềm mại và trơn láng
- Làm tuyến vú phát triễn (phát triễn hệ thống ống tuyến, phát triễn mô đệm ở
vú, tăng lắng đọng mỡ ở vú) nhưng không có tác dụng bài tiết sữa
- Tăng mao mạch máu, tạo thành các động mạch xoắn cung cấp máu cho lớp
niêm mạc tử cung
- Làm tăng tính co bóp của tử cung khi có thai.
- Làm tăng hoạt động của các tế bào xương. Do đó be gái dậy thì phát triễn
chiều cao nhanh trong vài năm. Nhưng foliculin cũng làm đầu xương gắn vào thân
xương mạnh hơn testosteron, nên phụ nữ thường chấm dứt chiều cao sớm hơn nam
vài năm, vì vậy chiều cao trung bình nữ thấp hơn nam giới
- Làm nở rộng xương chậu
- Nếu nồng độ foliculin quá cao có thể ảnh hưởng ngược lại đến tuyến yên,
kìm hãm sự bài tiết kích dục tố A
2.2.2 Progesteron
162
Do hoàng thể tiết ra ở nữa cuối chu kỳ kinh nguyệt. Ở phụ nữ có thai, rau thai
cũng sản xuất progesterone
Progesteron có tác dụng:
- Giúp tử cung chuẩn bị đón nhận trứng thụ tinh làm tổ, phát triễn tốt, với sự
phối hợp của foliculin, nó làm niêm mạc tử cung tăng sinh, dày thêm, bài tiết niêm
dịch
- Giảm co bóp tử cung, làm tử cung mềm ra
- Làm cho khung chậu và các khớp xương chậu giãn ra, giúp cho sự sinh sản
được dễ dàng
- Làm phát triển các nang và thùy của tuyến vú, làm cho các tế bào nang tuyến
tăng sinh to lên làm cho vú nở ra và có khả năng bài tiết. nhưng sự tiết sữa chỉ xẩy ra
dưới tác dụng của hormone prolactin của tuyến yên
- Làm tăng nhiệt độ của cơ thể do vậy ở nữa sau của chu lỳ kinh nguyệt thân
nhiệt của phụ nữ thường cao hơn nữa đầu từ 0,3 – 0,5oC
Nếu nồng độ cao, progesteron kìm hãm sự bài tiết kích dục tố B của thùy tước tuyến
yên
3. Tuổi dậy thì, tuổi mãn kinh:
3.1. Tuổi dậy thì:
Dậy thì là bắt đầu đời sống sinh dục của người và người ta thường xem sự xuất
hiện kinh nguyệt lần đầu như là khởi đầu của tuổi dậy thì
Tuổi có kinh lần đầu thay đổi do ảnh hưởng của khí hậu, dinh dưỡng, đời sống,
tinh thần, hoàn cảnh xã hội
Tuổi dậy thì không phải là một thời điểm mà là một khoảng thời gian, khoảng
thời gian này có thể thay đổi tùy theo từng cá thể nhưng thường kéo dài 3 – 4 năm
- Dưới tác dụng cuae foliculin, cơ thể có những biến đổi “trước dậy thì” kéo
dài độ 1 năm (thường ở lứa tuổi từ 8 – 10 tuổi):
+ Những biến đổi về cơ thể: phát triễn nhanh về chiều cao, vú bắt đầu phát
triễn mô mỡ phát triễn ở cánh tay, hông, mông, đùi, tạo nên hình thể đặc biệt của
người phụ nữ
+ Xuất hiện một số đặc tính sih dục thứ phát: hệ thống lông mu, lông nách phát
triễn, giọng nói trong hơn. Tâm lý cũng có những biểu hiện thay đổi so với thời niên
thiếu như biểu hiện hay xấu hổ khi đứng trước bạn khác giưới, hay tư lự, thường ý tứ
hơn trong cách cư xử,
+ Tử cung to lên, từ hình dạng thiếu nhi (ngã về sau) dần dần ngã về trước, âm
hộ khép lại và nghiêng xuống phía dưới.
- Khi đến giai đoạn dậy thì: thời điểm dậy thì hoàn toàn được đánh dấu bằng
lần có kinh đầu tiên. Người việt nam vào khoảng 13 – 14 tuổi.
+ Những đặc tính sinh dục phụ nữ càng xuất hiện rõ: vú nở to, lông mọc nhiều
ở mu, nách. Các tuyến mồ hôi, đặc biệt ở nách, quanh âm hộ phát triễn và tăng bài
tiết
+ Tử cung nở to, nõa bào cũng phát triễn và lần đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt
163
+ Tính tình dễ xúc cảm e thẹn
+ Tuổi dậy thì là tuổi có nhiều biến đổi, gọi là rối loạn tuổi dậy thì (đau bụng,
ra khí hư, mất kinh, kinh ra nhiều)
3.2. Tuổi mãn kinh:
Nguyên nhân căn bản của tuổi mãn kinh là do sự kiệt quệu của buồng trứng ở
vào khoảng tuổi quanh 45, ở buồng trứng số nang nõa xó khả năng đáp ứng với tác
dụng kích thích của FSH và LH còn rất ít vì vậy lượng estrogen giảm dần đến mức
thấp nhất không đủ tạo cơ thể điều hòa ngược kích thích phóng noãn.
Đó là một giai đoạn nhất định trong đời sống phụ nữ, khi buồng trứng chuyển
từ thời kỳ phồn thịnh (trong đó kinh nguyệt có đều đặn) sang thời kỳ suy tàn (trong
đó kinh nguyệt đã mất vĩnh viễn)
Biểu hiện của thời kỳ mãn kinh chủ yếu là do giảm nồng độ foliculin gây ra
Các biểu hiện thường gặp là:
- Buồng trứng teo nhỏ, các não bào ngứng phát triễn.
- Không có kinh nguyệt
- Cơ quan sinh dục như tử cung, cổ tử cung và bộ phận sinh dục ngoài đều teo
nhỏ lại, ít tiết dịch hơn
- Vú trở nên căng và nhẽo do teo các mô đệm và ống dẫn sữa
- Có những biến đổi về hình thể như dáng người không nhanh nhẹn
- Có những thay đổi về tâm lý: Tính tình dễ thay đổi, hay buồn bực cáu gắt
những thay đổi này sẽ mất trong một thời gian.
- Có những cơn bóc nóng lên mặt do rối laonj thần kinh thực vật.
Ở Việt Nam tuổi mãn kinh của phụ nữ vào khoảng 45- 50 tuổi
4. Thai nghén và sinh đẻ:
4.1. Hiện thượng thụ thai:
Là hiện tượng kết hợp giữa tinh trùng và trứng (tiểu noãn)
Sau khi phóng tinh, tinh trùng vào âm đạo, tiến vào tử cung rồi theo ống dẫn
trứng đi lên. Còn tiểu noãn sau khi phóng sẽ lọt vào loa, di chuyển theo ống dẫn
trứng về phía tử cung. Thông thường tiểu noãn gặp tinh trùng ở 1/3 ngoài của vòi
trứng
Đầu tiên tinh trùng tiết ra men hyaluronidase và enzyme thủy phân protit làm
mềm vỏ tiểu não: sau đó đầu của tinh trùng xâm nhập vào noãn. Trong quá trình thụ
tinh, thường chỉ có một tinh trùng xâm nhập vào noãn (do tốc độ di chuyển của tinh
trùng rất khác nhau), ngay sau đó, trứng tiết ra một lớp anbumin bao bọc xung quanh
trứng, lớp này ngăn cản không cho các tinh trùng khác xâm nhập vào nữa:
Sau hiện tượng thụ tinh, trứng phải mất từ 3-4 ngày để di chuyển vào buồng tử
cung, trứng di chuyển được vào tử cung là nhờ vòi trứng, nhu động của vòi trứng
Tới đáy tẻ cung, trứng bám vào niêm mạc tử cung làm tổ ở trong thành tử cung
để phát triễn thành thai
Vì một lý do nào đó trứng đã thụ tinh không di chuyển vào buồng tử cung (VD
như viêm tắc vòi trứng), trứng có thể phát triễn ngay tại vòi trứng hoặc loa vòi trứng,
164
hoặc đôi khi do nhu động ngược chiều của vòi trứng làm trứng rơi vào ổ bụng. những
trường hợp này được gọi là chữa ngoài dạ con
4.2. Các hormon trong thời kỳ có thai:
Thai được phát triễn dưới ảnh hưởng nhịp nhàng của các hormone của buồng
trứng, rau thai và thùy trước tuyến yên:
4.2.1. Đầu thời kỳ có thai:
- Rau thai tiết ra prolan B (chất này giống kích tố dục B của thùy trước tuyến
yên), kích thích hoàng thể phát triễn và tiết ra progesteron làm cho niêm mạc tử cung
dày thêm, làm mềm tử cung
- Đồng thời rau thai tiết ra prolan A giống kích tố dục A của thùy trước tuyến
yên, kích thích buồng trứng tiết ra foliculin
- Bản thân rau thai cũng tiết ra foliculin và progesterone. Hai chất này tăng
nhiều, ức chế thùy trước tuyến yên không tiết ra kích dục tố nữ. cho nên noãn bào
không chín, không có trứng rụng thêm trong khi có thai và người phụ nữ tắc kinh
4.2.2. Sau tháng thứ 5 của thai:
Từ tháng thứ 5 hoàng thể thoái hóa và progesterone giảm dần, đến cuối kỳ thai
thì progesteron mất dần hết. trái lại rau thai tiết ra nhiều foliculin và nhiều prolan A
kích thích noãn bào non tiết ra nhiều policulin.
4.2.3. Cuối thời kỳ có thai:
Trong máu progesteron mất gần hết, trái lại foliculin tăng lên đến mức tối đa
làm tử cung co bóp, ngoài ra oxytoxin của thùy sau tuyến yên và áp lực tăng lên trong
tử cung vì thai to quyết định đén hiện tượng đẻ
4.3. Sự bài tiết sữa:
- Ở tuổi dậy thì, foliculin và progesteron làm phát triễn tuyến vú
- Khi có thai tuyến vú càng phát triễn mạnh vú to ra.
- Sau khi đẻ foliculin và progesteron đều giảm đột ngột vào tử cung trở nên
rộng , hai tếu tố này kích thích thùy trước tuyến yên tiết ra prolactin làm tuyến vú tiết
ra sữa (sau đẻ 24 – 48 giờ)
- Khi sữa đã xuống, thì sữa sẽ được bài tiết mãi với điều kiện là trẻ pải nút bú
làm kinh thích các dây thần kinh đầu vú tạo xung động làm tuyến yên prolactin
- Mỗi ngày lượng sữa mẹ được sản xuất 1,5l . với lượng sữa được sản xuất
hàng ngày lớn như vậy, một lượng lớn chất dinh dưỡng bị rút khỏi cơ thể mẹ đẻ đưa
vào sữa: 50g mỡ, 100g lactose, 2 -3g calci phosphat. Do vậy trong thời kỳ nuôi con,
cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ.
5. Nguyên tắc sinh đẻ có kế hoạch:
Mang thai là kết quả của 3 quá trình: thụ tinh, trứng đã thụ tinh thực hiện phân
chia và di chuyển từ buồng trứng vào buồng tủ cung. Do vậy, muốn phòng tránh thai
cần phải can thiệp vào một trong 3 quá trình trên.
Hiện nay có rất nhiều biện pháp phòng tránh thai nhưng nhìn chung các biện
pháp này đều can thiệp vào sự thụ tinh (dung bao cao su, thuốc tránh thai) và làm tổ
của trứng trong niêm mạc tử cung (dụng cụ tránh thai).
165
5.1. Các biện pháp tránh thai tạm thời:
5.1.1.Dựa trên chu kỳ kinh nguyệt:Phương pháp Ogino Knaus (tránh giao hợp vào
ngày phóng noãn)
Tiểu noãn sau khi rụng có thể sống được trong đường sinh dục từ 6-18g . tinh
trùng sau khi xuất tinh cũng chỉ sống và hoạt động trong khoảng 2 ngày. Trứng
thường rụng vào ngày 14 trước ngày thấy kinh lần sau (có thể sớm hoặc muộn một ít)
do vậy :
- Thời kỳ an toàn tuyệt đối : 5-7 ngày trước khi có kinh lần sau, khó thụ thai
- Thời kỳ không an toàn:3-4 ngày trước và 3-5 ngày sau khi rụng trứng rất dễ
thụ thai
- Thời kỳ an toàn tương đối: những ngày còn lại, ít có khả năng thụ thai
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16
17 18 19 20
21 22 23
24 25 26
27 28
1 2 3
Phương pháp này chỉ an toàn với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều và
cặp vợ chồng luôn sống gần nhau
5.1.2 Uống thuốc ngừa thai:
5.1.3 Dùng bao cao su ở nam, màng ngăn âm đạo, mũ tử cung ở nữ
5.1.4. Xuất tinh ngoài âm đạo
5.1.5 Đạt vòng tránh thai:
Là những dụng cụ làm banwngf chất dẻo được đưa vào buồng tử cung đẻ ngăn
cản quá trình ngắn và làm tổ của trứng đã thụ tinh
5.2. Các biện pháp tráng trai vĩnh viễn:
- Thắt ống dẫn tinh
- Thắt ống dẫn trứng
Bằng phương pháp này noãn vẫn được xuất khỏi buồng trứng hàng tháng cũng
như tinh trùng vẫn được sản sinh hàng ngày nhưng noãn không được đưa vào ống
dẫn trứng cũng như tinh trùng không được phóng vào âm đạo khi giao hợp
Cả hai phương pháp này đều đơn giản, đều không ảnh hưởng dến chức năng
nội tiết ở phụ nữ cũng như nam giới, do vậy nhu cầu và hoạt động tình dục vẫn bình
thường:
Câu hỏi ôn tập:
1. Trình bày chức năng của tinh hoàn?
2. Mô tả hiện tượng phóng tinh?
3. Quá trình phát triễn của buồng trứng từ lúc mới sinh cho đến lúc trưởng thành và
đến tuổi mãn kinh tiến triễn như thế nào ?
4. Diễn biến của chu kỳ kinh nguyệt ?
5. Nêu sự thay đổi nồng đọ progesteron và pliculin trong các giai đoạn của chu kỳ
kinh nguyệt ?
6. Trình bày đặc điểm sinh lý tuổi dậy thì ?
166
7. Tuổi mãn kinh ở phụ nữ thường là vào lứa tuổi nào? Có đặc điểm sinh lý gì thay
đổi?
8. Hiện tượng thụ tinh thường xẩy ra ở cị trí nào? Sau hiện tượng thụ tinh trứng làm
tổ ở đâu vì sao có hiện tượng chửa ngoài dạ con
9. Muốn phòng tránh thai cần phải can thiệp vào những quá trình nào ?
167
Bài 12: SINH LÝ CƠ
Mục tiêu học tập:
Trình bày được đặc tính sinh lý của cơ
Trình bày được năng lượng cung cấp khi cơ co
Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến sự làm việc của cơ
Nội dung:
1 Đại cương:
Cơ là một bộ phận lớn của cơ thể tham gia cấu tạo các cơ quan tổ chức chiếm
tới 50% trọng lượng cơ thể hoạt động của cơ là một trong những hoạt động chủ yếu
của cơ thể. Nhờ có cơ quan con người bảo đảm đi lại, lao động, sản xuất, chiến đấu,
học tập, và đáp ứng được với những kích thích của bên ngoài. Cơ còn giữ vaitrò
quan trọng trong đời sống nội tại của cơ thể như: tim đập, ruột co bóp dựa và cấu
trúc của sợi cơ dưới kính hiểm vi người ta chia cơ thành các loại: cơ trơn, cơ vân, cở
tim
- Cơ vân (cơ xương) hoạt động nhanh mạnh chính xác theo sự điều sự điều
khiển của ý muốn.
- Cơ trơn (cơ tạng) hoạt động bền bỉ dẻo dai không theo ý muốn
1.1. Đặc điểm cấu tạo của cơ vân:
Gồm nhiều sợi cơ vân hợp lại, mỗi sợi cơ nhiều đơn vị tơ cơ, mỗi đơn vị tơ cơ
có khoảng sáng và khaongr tối xen kẻ nhau nên gọi là cơ vân
- Khoảng sáng có tác dụng làm cơ giãn ra rồi lại trở về trạng thái cũ nên gọi là
khoảng đàn hồi
- Khoảng tối có tác dụng co rút làm cơ ngắn lại nên còn gọi là khoảng co.
Khoảng sáng
Khoảng tối
Đơn vị tơ cơ
1.2. Đặc điểm cấu tạo của cơ trơn:
Các thớ cơ nhãn hình thoi không có khoảng sáng khoảng tối, mỗi tế bào chỉ có
một nhân
Riêng cơ tim là một loại cơ đặc biệt gồm nhiều thớ cơ dính liền nhau thành
một khối cơ chung vừa có tính chất cơ trơn vừa có tính chất cơ vân
2. Đặc tính sinh lý của cơ:
2.1. Tính đàn hồi của cơ:
Tính đàn hồi làm cho cơ có thể giãn ra tới mức độ nhất định rồi trở lại hình thái
vị trí cũ, nếu lực kéo quá lớn tính đàn hồi có thể giảm dần và mất, nhờ có tính đàn hồi
của cơ làm cho các cử động chính xác, tăng năng suất, tiết kiệm năng lượng, tránh
168
được những va chạm đột ngột vào xương, các cử động được mềm mại tăng phần mỹ
quan của động tác
2.2. Tính hưng phấn của cơ:
Tính hưng phấn là tính khi bị kích thích cơ đáp ứng bằng co rút.
- Các lạo kích thích:
+ Kích thích cơ học như: chích, kẹp
+ Kích thích vật lý như : nóng, lạnh, điện
+ Kích thích hóa học như các chất axit, kiềm
- Ngưỡng kích thích:
Không phải với cường độ nào, kích thích nào cơ cũng đáp ứng, muốn cơ hưng
phấn phải có cường độ và kích thích đủ mạnh, kích thích đến ngưỡng cơ bắt đầu co
nhưng yếu, kích thích càng tăng thì co cơ càng mạnh.Như khi cơ đã co tới lúc tối đa
thì dù cường độ kích thích có tăng them cơ cũng không co them nữa. sau khi bộ kích
thích cơ đã co rút nhiều lần rồi cơ yếu dần đi tối lúc sẽ không co nữa, mặc dù có kích
thích thì lúc đo cơ đã mỏi
2.3. Hiện tượng trơ: thời gian trơ là thời gian phục hồi tính hưng phấn:
3. Sự co cơ:
Ở cơ thể bình thường ngay cả lúc nghĩ các cơ cũng không giãn ngĩ hẳn mà ở
trong tình trạng hơi co, nên khi sờ vào thấy hơi cứng rắn, gọi là trương lực cơ, vì vậy
khi gãy xương cơ co kéo dễ bị di lệch đầu xương bị gãy
Sự co cơ là cho cơ thể cử động hoặc giúp cho sự duy trì được một tư thế nhất
định
3.1. Hiện tượng co cơ
- Cơ co đẳng trương: là hiện tượng khi cơ co chiều dài rút ngắn, các sợ cơ
không bị căng, cường tính của cơ không đổi, có tác dụng cử động để thực hiện một
mục đích nào đó (VD khi ta dơ tay lấy một vật)
- Co cơ đẳng kế là hiện tượng cơ co không thay đổi chiều dài nhưng các sợi cơ
bị căng, cường tính của cơ thay đổi có tác dụng giúp cho cơ thể duy trì một tư thế
nhất định trong không gian (VD : đứng nghiêng ngắm bắn, cử tạ, TDTD)
Phân tích một hiện tượng co cơ: thí nghiệm của một cơ bắp dưới tác dụng
kích thích của một dòng điện. phân tích hiện tượng co cơ đơn giản ta thấy có 3 giai
đoạn:
- Giai đọan tiềm tang chiếm 1/100 giây là giai đoạn kẻ từ khi nhận được kích
thích tới khi co cơ, thời gian này cơ chuyển từ trạng thái nghĩ sang trạng thái hoạt
động.
- Giai đoạn co: chiếm 4/100 giây. Là giai đoạn cơ bắt đầu co cho đến khi co tới
điểm cao nhất
- Giai đoạn giảm: chiếm 5/100 giây. Là giai đoạn cơ rở về trạng thái cũ
Thời gian của co cơ đơn giản là 1/100 hay 1/10 giây
3.2. Cơ co giật răng cưa: (cơ co giật không hoàn toàn)
169
Nếu kích thích với tần số cao , kích thích sau rơi vào giai đoạn cơ đang giãn ,
lúc đó cơ giãn chưa hết lại tiếp tục co lên,cơ sẽ co giật thành một đường biểu diễn
hình răng cưa
3.3. Cơ co cứng: (cơ co giật hoàn toàn)
Nếu kích thích với tần số cao ,những kích thích đó rơi vào giai đoạn cơ đang
co thì sẽ co lên mãi tới khi không co được nữa. Đường biểu diễn của cơ co thành hình
cao nguyên ta gọi đó là cơ co đứng hoặc co giật hoàn toàn
3.4. Cơ co trong cơ thể:
Trong sinh hoạt hàng ngày những động tác rất nhanh , mạnh dứt khoát dướ ảnh
hưởng của những kích thích lien tục do đó không có hiện tượng co cơ đơn giản mà
chỉ có hiện tượng co cơ giật hoàn toàn.và mộ số trường hợp sinh lý có thể xuất hiện
cơ co giật răng cưa:nháy mắt,môi,run.Trong bệnh lý như uốn ván , nhiễm độc gây ra
cơn co cứng liên tục, bệnh nhân rất đau đớn có khi chết vì các cơ hô hấp bị co cứng
do độc tố vi khuẩn kích thích thần kinh làm co cơ.Mỗi động tác của ta là sự phối hợp
của các nhóm cơ nhất định không phải chỉ coa một cơ tham gia.
4. Năng lượng trong co cơ:
4.1. ATP (adenosin triphosphat):
- Cơ củng như các tế bào khác cần năng lượng để phát triển duy trì hoạt động
tế bào,hoạt động bơm ion
- Ngoài lý do trên cơ cầ năng lượng cho hoạt động co cơ.năng lương này(được
lấy từ sự phân giải ATP)để thực hiện cơ chế trượt,kéo các sợi cơ,phục vụ cho việc
bơm ion calci từ dịch cơ trương vào mạng nội bào sau khi cơ đã ngừng co,bơm ion
natri , kali qua mang sợi cơ để duy trì môi trường ion thích hợp cho dẫn truyền điện
thế hoạt động .
Sư thủy phân ATP cung cấp năng lượng để tạo ra công.
ATP
Nồng độ ATP trong sợi cơ chỉ để duy trì co cơ đầy đủ trong khoảng 1-2 giây,
do vậy muốn duy trì co cơ kéo dài ,ATP phải luôn luôn được tái tạo từ sự phosphoryl
hóa trở lại phân tử ATP,sự tái tạo này diễn ra rấ nhanh chỉ trong một phần của giây.
4.2. Phospho creatin cơ
Phospho creatin là nguồn cung cấp năng lượng để tái tạo ATP vì chất này củng
có dây nối giàu năng lượng giống ATP , chất này bị thủy phân dưới tác dụng của
enzyme phosphor creatin transferase.
(Phosphor creatin) P.C + ADP ATP + C (creatinin)
Tuy nhiên tổng lượng phospho creatin tro...ng thức: Q = V. J
- Cách đo gián tiếp qua hô hấp kiểu vòng mở hay kín: cho đối tượng đo hít vào
khí trời thở ra vào túi khí hoặc vào máy sau một thời gian xác định thì đo thể tích khí
thở ra so sánh với thành phần khí thở vào tính: thể tích oxy tiêu thụ, thương số hô hấp
giá trị sinh nhiệt của oxy từ những thông số này tính ra số năng lượng tiêu hao.
- Nhận xét: phương phán trên có độ chính xác cao trang bị gọn nhẹ, cơ động đo
được cho nhiều đối tượng mọi điều kiện.
Phương pháp đo gián tiếp qua các chỉ số tiêu hao theo dõi trọng lượng cơ thể
trong thời gian dài nếu trọng lượng cơ thể không thay đổi thì năng lượng an vào bằng
năng lượng tiêu hao (năng lượng ăn vào bằng năng lượng thức ăn trừ đi năng lượng
đào thải qua phân).
Phương phán này không phiền phức nhiều đến đối tượng nên có thể nghiên
cứu trên một tập thể lớn
Câu hỏi ôn tập:
1. Chuyển hóa năng lượng là gì? Trong cơ thể năng lượng ở đâu sinh ra?
2. Nguyên nhân nào dẫn đến tiêu hao năng lượng?
3. Kể tên các phương pháp đo tiêu hao năng lượng ?
215
BÀI 22: SINH LÝ THÂN NHIỆT
Mục tiêu học tập:
Trình bày được đặc tính của nhiệt độ cơ thể
Trình bày được quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt
Trình bày được cơ chế điều tiết nhân nhiệt
Nội dung:
1. Đại cương:
Điều hòa thân nhiệt giữ cho nhiệt độ cơ thể tương đối hằng định tuy nhiệt độ
môi trường rất lớn. Ở động vật cấp thấp, cá, ếch, nhái. Chưa có cơ chế điều nhiệt thân
nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường gọi là loài biến nhiệt.
(Động vật máu lạnh) loài chim động vật có vú loài người có cơ chế điều nhiệt,
thân nhiệt độc lập với nhiệt độ môi trường gọi là loài hằng nhiệt (động vật máu
nóng). Sự phát triễn thần kinh càng cao quá trình điều nhiệt càng phức tạp và hoàn
chỉnh nhất là ở người
Thân nhiệt hằng định có ý nghĩa quan trọng cho tốc độ các phản ứng của
chuyển hóa ổn định, hệ thống men xúc tác hoạt động tốt, khi thân nhiệt bị rối loạn sẽ
gây hàng loạt các rối loạn về chức năng. Trong y học nhiều bệnh liên quan đến quá
trìn điều nhiệt, theo dõi thân nhiệt là phương pháp cơ bản của lâm sang, nghiên cứu
cơ sở là để tìm hiểu các biện pháp chống nóng, chóng lạnh
2. Đặc tính của thân nhiệt:
2.1 Tính hằng định:
Dù nhiệt năng trong cơ thể sinh ra nhiều hay ít nhiệt độ ngoài trời hay tăng
giảm thì nhiệt độ cơ thể không tăng và giảm theo. Ở người khỏe thì nhiệt độ của cơ
thể chỉ lên xuống quanh 37oC. nhiệt độ có thay đổi tùy thuộc vào một số yếu tố sau:
- Nơi lấy nhiệt độ: muốn lấy chính xác người ta phải đưa nhiệt kế sâu trong
hậu môn 4- 6cm. nhiệt độ chính xác nhất là 370C.
+ Ở nách:là nơi thường lấy nhiệt độ hơn cả , kẹp nhiệt kế vào nách khoảng 50-
10 phút, nhiệt độ trung bình 37,5oC
+ Ở miệng: phải đặt nhiệt kế dưới lưỡi sau đó ngậm miệng. Nhiệt độ trung
bình là 36,7oC (không lấy nhiệt độ ở người vừa uống nước nóng hoặc nước đá)
- Thời gian đo nhiệt độ: đo nhiệt độ vào buổi sáng thường chính xác hơn vì
nhiệt độ cơ thể buổi chiều thường tăng hơn do chuyển hóa, do vận động các cơ các
tuyến
2.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cơ thể:
- Giới hạn giao động ở người tương đối hẹp khi thân nhiệt xuống dưới 25oC
hay cao 42oC thì gây rối loạn bệnh lý
216
- Giới hạn của nhiệt độ bên ngoài mà thân nhiệt vẫn có thể giữ được ở mức
hằng định: ở người nếu được ủ ấm có thể chịu được nhiệt độ -55oC nếu quá giới hạn
trên thân nhiệt sẽ thay đổi.
- Nhiệt độ có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình sống của cơ thể: duy trì tốc độ
các phản ứng hóa sinh trong chuyển hóa ở tế bào tạo điều kiện để hệ thống men xúc
tác huy động tốt (vì bản chất các men là protein dễ bị đông vón ngưng trệ hoạt động
bởi nhiệt độ) các tế bào thần kinh cũng rất nhạy với sự thay đổi của nhiệt độ
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự điều hòa nhiệt độ:
- Do tuổi: trẻ em ở tuổi đầu thân nhiệt thường chưa ổn định do trung tâm điều
nhiệt chưa hoàn chỉnh, thân nhiệt người già thường thấp hơn
- Do chu kỳ kinh nguyệt: ngày rụng trứng đến ngày có kinh.
- Nhịp đêm ngày: thân nhiệt giao động giữa ngày và đêm từ 0,5 – 0,7oC cao
nhất từ 14- 15h thấp nhất tư 3- 4h sáng
- Do vận cơ: hoạt động lao động vận động nặng thời gian dài thân nhiệt giảm ,
lao động . Trong môi trường nóng ẩm làm thân nhiệt tăng.
Ngoài ra chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng tới thân nhiệt . Dặc biệt trong bệnh lý
nhiều bệnh liên quan đến thân nhiệt :sốt cao, sốt rét, run
3. Qúa trình sinh nhiệt và thải nhiệt :
3.1. Quá trình sịm nhiệt (sản nhiệt):
Quá trình sinh nhiệt là kết quả của các phản ứng oxy hóa trong chuyển hóa các
chất : glucid, lipid, protid,tạo nên ( nó chuyển 50% tổng số nhiệt lượng được thải ra
trong chuyển hóa các chất thành nhiệt ) đây là nhiệt cơ bản và thường xuyên
Ngoài ra cơ thể có thể nhận nhiệt từ bên ngoài khi có điều kiện nhiệt độ môi
trường tăng cao
Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sinh nhiệt :
- Vận cơ : là yếu tố quan trọng làm tăng sinh nhiệt khi vận cơ các chất dự trữ
glycogen, lipid bị oxy hóa sinh năng lượng. 75% năng lượng sinh ra dưới dạng nhiệt .
- Run: là trạng thái co cơ nhanh, biên độ nhỏ cũng làm tăng sinh nhiệt khi ta
gặp lạnh có hiện tượng run
-Tăng trường lực cơ : cũng làm tăng sinh nhiệt lên tới 10% so với cơ giãn hoàn
toàn . hiện tượng cóng tay, cứng hàm, \khi gặp lạnh biểu hiện tăng trương lực cơ
-Tăng chuyển hóa do nội tiết khi gặp lạnh các kích tố thyroxin, adrenalin được
tăng bài tiết có tác dụng làm tăng chuyển hóa và sản nhiệt tăng lên
3.2 Quá trình thải nhiệt (mất nhiệt)
Song song với quá trình sinh nhiệt cơ thể xó thân nhiệt hằng định có quá trình
mất nhiệt bằng cách thải trừ ra ngoài theo nhiều đường khác nhau nhưng chủ yếu qua
các đường sau:
3.2.1. Truyền nhiêt:
- Truyền nhiệt trực tiếp: khi cơ thể tiếp xúc với vật lạnh như quần áo, không
khí, thức ăn, nước uống, mức độ truền nhiệt tỷ lệ với diện tích tiếp xúc và với bình
phương tốc độ chuyển động gặp lạnh(quạt càng lạnh càng mát)
217
- Truyền nhiệt bức xạ: là truyền nhiệt từ vật nóng sang vật lạnh cách xa nhau.
Nhiệt truyền dưới hình thức tia bức xạ, màu xám hấp thụ 100% tia phức xạ 3 cơ chế
trên chỉ thực hiện được khi nhiệt độ ở da lớn hơn nhiệt độ không khí xunh quanh.
3.2.2. Thân nhiệt:
Bằng cách bay hơi nước. bay hơi nước làm thải nhiệt rất lớn, cứ 1g nước bay
hơi hơi là mất 0.58kcal nhiệt lượng. ở người bay nước qua 2 vùng
- Bay hơi nước qua hô hấp: mỗi ngày có khoảng 350ml bay hơi qua đường hô
hấp tương ứng với 200kcal nhiệt lượng đây là đường thải nhiệt quan trọng với con
vật không có tuyến mồ hôi ở môi trường nóng.
- Bay hơi nước qua da: là sự bay hơi mồ hôi, với người đây là sự thải nhiệt
quan trọng trong điều kiện nóng và lao động thể lực. có nhiều yếu tố gây bài tiết mồ
hôi nhưng quan trọng là thân nhiệt tăng hoặc nhiệt độ môi trường tăng, mỗi ngày
bình thường mỗi người tiết khoảng 500ml, nhưng trong điều kiện nóng và hoạt động
vận cơ thì một ngày có thể tiết tới nhiều lít, ra mồ hôi thải nhiệt nhanh nhưng cũng có
nhược điểm làm mất nước mất muối cần chú ý bù đắp cho cơ thể.
3.2.3. Thải nhiệt qua một số đường bài tiết khác:
- Cơ thể còn mất nhiệt qua các chất thải đường tiêu hóa: Phân dịch tiêu hóa.
- Nhiệt độ còn thải ra ngoài theo dường tiểu.v.v
4. Cơ chế điều nhiêt:
- Điều nhiệt là quá trình điều hòa giữa hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt để
giữ cho tỷ số sản nhiệt / thải nhiệt =1 (thân nhiệt hằng định).
- Hệ thần kinh đã diều tiết các chức phận chống lạnh và chống nóng một cách
nhanh chống và chính xác theo cơ chế phản xạ mà cung phản xạ gồm có các khâu
sau.
4.1. Cung phản xạ điều tiết thân nhiệt:
- Cơ quan thụ cảm : gồm những thục cảm thể nóng , lạnh ở rải rác trong da(1
cm có từ 15-18 điểm)
- Đường dẫn truyền vào: TK cảm giác dẫn truyền cảm giác nóng lạnh từ các
thụ cảm về trung khu điều nhiệt
-Trung khu điều nhiệt : nằm ở vùng dưới đồi thị ở vùng não thất III ( kích thíc
vào nửa trước con vật có biểu hiện chống nóng, kíc thíc vào nửa sau con vật có biểu
hiện chóng lạnh) nếu bị tổn thương vùng đồi thị . thân nhiệt mất hằng định . Vùng
này chịu sự chi phối của vỏ não
- Đường dẫn truyền ra : theo dây TK giao cảm cơ thể gián tiếp hay trực tiếp
+ Gián tiếp : xung động TK từ trung khu dẫn tới tuyến giáp làm tiết ra
thyroxin tới tuyến thượng thận làm tiết ra adrenalin, 2 chất này có khả năng làm tăng
sự tạo nhiệt
+ Trực tiếp: xung động trước dẫn truyền từ trung khu tới thẳng cơ quan thực
hiện
- Cơ quan thực hiện : chủ yếu là gan, cơ mao mạch , dưới da các tuyến mồ hôi
.
218
4.2. Cơ chế chống lạnh, chống nóng
4.2.1 Chóng lạnh :
Cơ thể chóng lạnh bằng cách tăng sinh nhiệt và giản thải nhiệt
- Tăng sinh nhiệt: Tăng chuyển hóa các chất các hiện tượng tăng bài tiết
adrenalin, thyroxin, tăng vận động các cơ rét run góp phần làm tăng chuyển hóa để
tăng sản nhiệt
ở người còn tăng chống lạnh bằng cách:
+ Ăn uống nóng, ăn tăng chất dầu mỡ, chế độ ăn tăng
+ Mặc quần áo ấm xẫm màu, nhà cửa kín , sưởi ấm
+ Tăng dường vận động đúng mức
+ Tư thế: nằm ngồi,đi đứng, hạn chế diên tiếp xúc của da với khoonh khí kajnh
- Giảm thạ nhiệt bằng cách : Co mạch máu dưới da làm giảm nhiệt độ da để
giảm truyền nhiệt , giảm bài tiết mồ hôi. Co mạch dưới da cũng có nhược điểm làm
giảm dinh dưỡng của da (nguyên nhân phát sinh trước khi tiếp xúc với lạnh) ở những
người thích ứng với lạnh thì lại giãn mạch dưới da, những người có lớp mỡ dưới da
dày thì sự thải nhiệt cũng giảm vì mỡ có tác dụng cách nhiệt tốt
4.2.2. Chống nóng:
Cơ thể chóng nóng bằng cách giảm sinh nhiệt và tăng thải nhiệt
- Giảm sinh nhiệt: làm giảm hoạt động chuyển hóa .Cơ thể thiếu năng lượng
cho các hoạt động sống nên thường mệt mỏi, uể oải, năng suất lao động kém
Tăng thải nhiệt : bằng cách giãn các mao mạch dưới da , nhiệt độ da tăng nên
làm tăng truyền nhiệt ,tăng bài tiết mồ hôi ở nhiệt độ môi trường 30 thì thải nhiệt chủ
yếu bằng mồ hôi
- Tăng khả năng chóng nóng bằng cách :
+ Ăn uống các thức ăn mát lạnh, giảm chất dầu mỡ
+ Giảm vận động
+ Mặc quần áo mỏng thoáng mát, trắng sáng
+Tắm mát dufmg quạt, máy lạnh
Câu hỏi ôn tập:
1. Nhiệt độ cơ thể có đặc tính gi?
2. Sự thay đổi thân nhiệt ra sao?có ảnh hưởng gi tới cơ thể?
3. Quá trình điều tiết thân nhiệt như thế nào?
4. Lao động dưới nắng cần coa những biện pháp gì để chóng nóng?
219
BÀI 23: ĐẠI CƯƠNG NỘI TIẾT
Mục tiêu học tập:
Trình bày được định nghĩa và cơ chế tác dụng của tuyến nội tiết
Phân biệt được sự khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết
Nội dung:
Cơ thể có 2 hệ thống điều hòa và phối hợp các chức năng của các cơ quan bộ
phận đó là :hệ TK điều hòa bằng những xung động chạy theo các dây TK : và hệ nội
tiết các chức năng bằng những kích thíc tố. hai hệ thống trên có liên hệ 1 cách mật
thiết với nhau : Xung động TK cần những hóa chất trung gian dẫn truyền : TK chi
phối sự bài tiết của một số tuyến (tuyến tụy ) tế bào TK bài tiết 2 số nội tiết (thùy sau
tuyến yên :vasopressin, oxytoxin,)các kích tố vùng dưới đồi được gọi là kích tố TK
Khi nghiên các tuyến chúng ta thấy một số tuyến bài tiết nhất là tuyến tiêu hóa
: các tuyến này có nhiều ống dẫn đưa các chất bài tiết ra bên ngoài, nhười ta gọi các
tuyến đó là tuyến ngoại tiết , và một hệ thống tuyến không có ống dẫn ra ngoài tuyến
đólà hệ thống tuyến nội tiết
1. Định nghĩa và phân loại các kích tố nội tiết :
1.1. Định nghĩa:
Tuyến nội tiết là những cơ quan có tổ chứctế bào tuyến, sản xuất ra nhuwnhx sản
phẩm gọi là: kíc tố nội tiết đổ thẳng vào máu, theo tuần hoàn máu đi điều hòa hoạt
động của các cơ quan khác
Ngày nay người ta nhận thấy ngoài những tuyến nội tiết ra còn có nhiều tố chức tế
nào khác, cả tế bào TK cũng sản xuất các kíc tố nội tiết
1.2. Phân loại :
Nội tiết là những chất truyền tin hóa học tuần theo máu đi từ cơ quan sản xuất
ra chất ấy đến cơ quan khác, phát huy tác dụng theo phương thức điều khiển xuôi
ngược . nhưng không phải tất cả các kíc tố đều có tác dụng kích thíc , có những chất
có tác dụng ức chế .Dù sao người ta vẫn gọi chúng là hormon tức là kích tố. Kích tố
không đơn thuần do nội tiết xản xuất , bản chất hóa học của chúng rất đa dạng, có thể
chia làm 2 loại:
1.2.1. Theo nơi sản xuất :
Có thể tập hợp thành những nhóm :
Nội tiết của tuyến như kíc tố tuyến : giáp, tụy , thượng thận
Nội tiết TK : Vasopressin,oxytoxin,
Nội tiết trung gian TK : Adrenalin, noradrenalin, Dparnin, Secrotonin.
Nội tiết dạ dày ruột gastrin,secretin,
Nội tiết giải phóng hoặc ức chế : của vùng dưới đồi thị
1.2.2. Theo bản chất hóa học :
220
Có kích tố bản chất protein cụ thể là polypeptit như các kíc tố giải phóng , kíc
tố TK, dinh dưỡng của thùy trước tuyến yên, cận giáp,có kíc tố bản chất như
steroid như vỏ thượng thận, sinh dục, có kíc tố thành lập do biến đổi axit amin, như
kíc tố tuyến giáp, các catecholamin, histamin, serotomin,
2. Cơ chế tác dụng của các nội tiết ;
2.1. Một số đặc điểm tác dụng:
- Nội tiết không có tính chất đặc hiệu cho một loại động vật nào. Ví dụ:
foliculin lấy từ buồng trứng ngựa vẫn có tác dụng đối vơí người (phụ nữ)
- Kích tố nội tiết có tác dụng với liều lượng rất ít (khi sử dụng hoặc thử nghiệm
cần chú ý).
- Thời gian tác dụng của mỗi loại nội tiết không giống nhau
- Hormon được sản xuất một cách không đều đặn, mà tùy theo giai đoạn sinh
lý, tùy theo nhu cầu của cơ thể
2.2. Cơ chế tác dụng :
2.2.1. Nội tiết bản chất là polipeptit và axit amin :
Kích tố theo máu vào tuần hoàn tiếp xúc với tế bào đích, kích tố tác động đặc
hiệu lên chất tiếp nhận của màng bào tương
2.2.2 Nội tiết bản chất steroit:
Tác động lên tế bào đích theo phương thức; xuyên qua màng tế bào vào bào
tương gặp chất tiếp nhận đặc hiệu tạo thành phức chất xuyên qua màng nhân vào
nhân tương kết một cách đặc hiệu với thể nhiễm sắc của nhân hoạt hóa quá trình sao
chép thành lập chất ARN truyền tim, khởi động tổng hợp những chất protein và nội
tiết có tác dụng thúc đẩy sản xuất mỗi tế bào đích có những chất tiếp nhận đặc hiệu
đối với kích tố có quan hệ với nó. Chất tiếp nhận này có mặt trong bào tương cũng
như trong chất nhiễm sắc của nhân
Câu hỏi ôn tạp:
1. Tuyến nội tiết là gi?
2. Kể đắc điểm tác dụng và cơ chế tác dụng của kích tố nội tiết?
221
BÀI 24: SINH LÝ TUYẾN YÊN
Mục tiêu học tập
Trình bày được chức phận tuyến yên
Trình bày được các rối loạn thùy trước tuyến yên
Nội dung:
1. Đặc điểm tổ chức và giải phẩu:
Tuyến yên là một tuyến nhỏ, nhưng có chức năng quan trọng, nằm trong xương
bướm kích thước 1x1.5x0.5cm, nặng 0.5g. có 2 thùy chính khác nhau về phôi thai
bản chất và chức năng ở vùng giáp giữa thùy trước và thùy sau, thùy giữa.
có thùy trung gian: co túi chứa chất gần giống chất keo giáp trạng
1.1. Thùy trước (thùy tuyến) :
Là một tuyến kiểu lưới có 4 loại của axit, của bazo, tế bào không màu. Thùy
trước có liên với sợi thần kinh giao cảm và phó giao cảm. về tuần hoàn tuyến yên có
hệ thống cửa giong như gan, liên quan mật thiết với nhau với vùng dưới đồi, từ nhánh
của động mạch cảnh trong chia nhỏ thông qua một mạng mao mạch rất tinh vi, phong
phú và phức tập, cuối cùng tập trung vào động mạch yên vào tâm
- Thùy trung gian: có tế bào như thùy trước nhưng ít hơn thay vào đó là những
túi nhỏ không đều (tùy theo trạng thái từng thời lỳ của cơ thể)
1.2. Thùy sau (thùy thần kinh):
Gầm nhừng tế bào TK và TK đệm sợi TK trần, tính chất liên kết, mao mạch.
Về liên lạc TK, thùy sau nhận sợi từ 2 nơi đến (phần lớn là những sợi từ vúng dưới
đồi đến, trên người có khoảng 100.000 sợi) gọi chung là những đường liên lạc dưới
đồi yên tất cả đều là sợi không có myelin.
2. Các nội tiết thùy trước tuyến yên:
2.1. Nội tiết phát triễn cơ thể (Growth hormone: GH)
- Có trong lượng phân tử khác nhau theo loài. GH của người gồm khoảng 188
axit amin trọng lượng phân tử 21,500
- Tác dụng: GH kích thích sự phát triễn cơ thể bằng tăng tổng hợp protein
(ARN tế bào tăng và axit amin giữ trữ ở tế bào tăng)
- Giảm oxy hóa gluxit và kích thích sự liên hợp phát triễn, GH còn làm giảm
tổng hợp mỡ, tăng huy động mỡ giữ trữ sử dụng và chuyển hóa năng lượng. GH phối
hợp với tuyến giám, tụy: Nếu cắt bỏ tuyến giáp tuyến tụy rồi tiêm GH sẽ không gây
phát triễn cơ thể.
2.2. Kích tố giác (thyroid stimulatinh hormone: T. S. H)
Là một glyco protein trọng lượng phân tử 25.000, tác động lên tuyến đích là
tuyến giáp: T S H tác dụng dinh dưỡng lên tế bào tuyến giáp, tăng dị hóa sinh năng
lượng đối với gluxit và lypit, làm cho tuyến giáp nở to mạch máu là tổ chức biểu mô
222
phát triễn, T. S. H làm cho tuyến giáp tăng mức thu nhập Iốt, tăng quá trình tổng hợp
kích tố tuyến giáp.
2.3. Kích thượng thận vỏ tố (Adreno cortico tropin hormone: A. C. T. H):
- Là một polypeptit có 39 axit amin. Trọng lượng phân tử 5000 tác dungjleen
tuyến đích là tuyến thượng thận vỏ.
- Làm tăng bài tiết các kích tố vỏ thượng thận: Cortidol và Corticosterol, với
những ảnh hưởng sau: tăng đường huyết, tăng huy động lypit, tăng đồng hóa protein
bằng cách lấy axit amin từ máu, tăng thải ure qua nước tiểu ứ động Na và nước, tăng
bài xuất k, ức chế qúa trình viêm
- Tăng bài tiết các nội tiết sinh dục đặc biệt là nội tiết sinh dục nam
- Tăng lượng máu lưới thượng thận và gây nở to vỏ thượng thận
2.4. Kích hắc tố (melanocyte stimulatinh hormone: M. S. H)
Là kích tố thùy giữa người ta phân lập được 2 loại MSH là @- MSH là chuôix
petit gồm 13 axit amin
MSH có tác dụng làm tan hắc tố, gây xẫm màu da. Ở người MSH gây bệnh đen da
trong bệnh da đồng đen là một bệnh Addison do lao tuyến thượng thận (vì adrenalin làm
da nhạt màu).
2.5. Kích tố hướng mỡ (lipo tropin):
Là một polypeptit có 91 axi amin. Có tác dụng đến chuyển háo mỡ, từ lipo,
người ta phân lập được 3 peptit có tác dụng giảm đau được gọi lad endocphin
(mocphin nội sinh do tuyến yên tổng hợp):
+ @- endocphin có 16 axit amin.
+ b –endocphin có 31 axit amin
+ y- endocphin có 17 axit amin
2.6. Kích tố hướng sinh dục:
Là một nhóm kích tố của tuyến yên tác dụng lên tuyến đích là tuyến sinh dục,
nó gồm:
+ kích nang tố (follicle stimulating hormon : FSH)
+ Kích tố hoàng thể tố (luteinizing hormon: LH);
+ Prolactin
Các kinh tố hướng sinh dục chỉ phát huy tác dụng trong giai đoạn cơ phát triễn
(tuyến sing dục đã hoạt động).
Tác dụng:
- Ở nam giới: F. S. Hcos tác dụng dinh dưỡng tinh hoàn, kích thích ống sinh
tinh, phát triễn và sinh sản tinh trùng. LH có tác dụng dinh dưỡng tế bào kẻ kích thích
sản xuất androgen.
- Ở nữ giới: F. S. H có tác dụng kích thích rụng trứng (cơ thể phát triển LH
phối hợp cùn F. S. H làm nang trúng chín và bài tiết estrogen đồng thời LH có dụng
làm rụng trứng và tạo hoàng thể. Những tế bào hoàng thể bài tiết progerteron và
estrogen. Prolactin phối hợp với LH kích thích bài tiết progerteron và duy trì hoàng
223
thể. Với tuyến vú prolactin có tác dụng gây bài tiết sữa sau khi tuyến vú đã chịu tác
dụng của estrogen và progerteron .
3. Các kích tố thùy sau tuyến yên:
Thùy sau tuyến yên có 2 hai kíc tố là oxytoxin và vasopressin hay còn gọi là
kíc tố chống bài niệu, (antsdisretie hormone: A.D.H).Hai kíc tố này là của vùng dưới
đồi xản xuất vận chuyển theo sợi trục của TK đến hậu yên dự trữ ở đó rồi được đưa
vào máu.
Tác dụng:
3.1. Oxytoxin :
- Gây bài tiết sữa trên tuyến vú đang bài tiết
- Tăng co bóp tử cung ,còn có tác dụng lên hầu hết các cơ trơn cửa khí quản ,dạ
dày, bang quang, ruột, niệu quả , ống dẫn sữa khi tuyến vú đang bài tiết sữa . trên
người oxytoxin khoonh cần thiết cho lúc đẻ bình thường,trường hợp tử cung co bóp
yếu , đẻ khó hoặc băng huyết sau khi sinh , mà tử cung đã trống rỗng rồi người ta có
thể dung oxytoxin để làm ywr cung co bóp
3.2 Vasopressin (A.D.H)
- Có tác dụng chống lại bàu niệu với nồng độ thấp (làm tăng quá trình tái hấp
thụ nước của ống thận)
- Có tác dụng làm tăng huyết áp , nó gây co các tiểu động ,mạch nhưng trái với
adrenalin, vasopressin không làm cho tim đập nhanh mà làm cho tim đập chậm, giãn
động mạch não và thận . Liều A.D.H làm tăng huyết áp cao gấp nghìn lần liều chống
bài niệu
4. Những rối loạn chức năng tuyến yên
4.1. Ưu năng:
-Trước tuổi trưởng thành: dẫn đến bệnh khổng lồ, cơ thể phát triển quá mức,
thường kèm theo chứng tiểu đường.
- Sau tuổi trưởng thành: dẫn đến bệnh to đầu ngón các xương phát triển về bề
rộng : đầu to , hàm dưới to, bàn chân, bàn tay to, các tạng phủ cũng nở to
4.2. Nhược năng:
- Trước tuổi trưởng thành : dẫn đến bệnh lùn tuyến yên, một trạng thái cơ thể
nhỏ bé nhưng cân đối
- Nhược năng sau tuổi trưởng thành : được thể hiện bằng bệnh Simmon : gày
com, lông tóc rụng, bộ phận sinh dục teo, phủ tạng nhỏ lại. Chuyển hóa cơ bản giảm,
đường huyết học, huyết áp thấp
Bệnh đái tháo nhạt: do tổn thương thùy sau tuyến yên hay vùng dưới đồi, bệnh
nhân đái nhiều nước tiểu nhược trương
Câu hỏi ôn tập:
1. Trình bày tác dụng của các kíc tố tuyến yên?
2. Nêu một số bệnh khi rối loạn chức năng của tuyến yên?
224
225
BÀI 25: SINH LÝ TUYẾN THƯỢNG THẬN
Mục tiêu học tập
Trình bày được chức năng của vỏ và tủy thượng thận
Trình baỳ được các rối loạn chức năng vỏ thượng thận
Nội dung:
1. Đặc điểm tổ chức học và giải phẩu :
Tuyến thượng thận gồm 2 tuyến nhỏ màu vàng nằm lên cực trên của 2 thận.
mỗi tuyến nặng khoảng 6g gồm có 2 lớp:
- Vỏ thượng thận ở ngoài màu trắng gồm những tế bào tuyến coa 3 lớp tế bào :
lớp cầu, lớp bó và lớp cầu (lớp bó dày nhất chứa nhiều lipit và axit ascorbic)
- Tùy thượng ở trong màu nâu gồm những tế bào TK cùng nguồn gốc với tế
bào hạch giao cảm. Những tế bào này nhận những sợi trước hạch từ hệ TK giao cảm
tới
2. Các kích tố vỏ thượng thận :
Vỏ thượng thận tiết ra nhiều kích tố nhưng có thể chia làm 2 nhóm: kíc tố chuyển hóa
và kíc tố nam tính
2.1. Kích tố chuyển hóa:
2.1.1 Kích tố chuyển hóa đường (gluco cocticoit):
Gồm: cortisol, corticosterol, hydrocortirol,
- Tác dụng tăng đồng hóa gluxit:tăng tổng hợp glycogen ở gan, tăng dị hóa
protein tạo glycogen, ức chế sử dụng glucose ở tế bào
- Tăng tái hấp thụ Na+ ở thận do đó giữ nước cho cơ thể và tăng bài tiết K+ở
thận
-Kích tố vỏ còn có một số tác dụng quan trọng có ý nghĩa sinh lý quan trọng
được áp dụng trong điều trị
- Giúp cơ thể chống Stress như bị chấn thương, bỏng, xúc động về tình cảm
- Chống dị ứng
- Làm giảm phản ứng, chống phản ứng loại thải tổ chức ghép trong phẩu thuật
ghép cơ quan.
- Làm tăng tiết HCL và Pepsin ở dạ dày do đó không dùng cho bệnh nhân loét
dạ dày
2.1.2. Kích tố chuyển hóa muối:
Gồm các chất Aldosterol và desoxy cocticosteron (D.O.C)
Tác dụng làm tăng tái Na+ ở ống lượn xa thận (do đó giữ nước trong cơ thể) và
làm tăng bài tiết K+ đó là tác dụng chính: Tác dụng đồng hóa Gluxit nhưng yếu.
2.2. Kích nam tố (Androgen):
Kích tố này làm phát triển giới tính phụ như: Mọc râu, tiếng nói trầm, mọc
lông vv ở phụ nữ lượng kích tố này thường thấp hơn kích dục tố nhưng khi buồng
226
trứng ngưng hoạt động (cắt bỏ buồng trứng) hoặc có khối u ở vỏ thượng thận người
phụ nữ có thể bị nam tính hóa.
3. Kích tố tủy thượng thận:
Có hai kích tố: adrenalin và noradrenalin. Cả adrenalin và noradrenalin đều là
chất Catecholamin tác dụng:
3.1. Adrenalin:
- Làm tim đập nhanh mạnh
- Làm co mạch ở da, ở các tạng cơ ở bụng, và làm giảm mạch ở cơ, ở tim, do
đó Adrenalin làm tăng huyết áp tâm thu, còn huyết ấp tâm trương không tăng.
- Làm co cơ dựng lông.
- Co cơ tia móng mắt do đó giãn đồng tử.
- Làm giảm cơ trơn ở dạ dày, ruột bàng quang.
- làm tăng chuyển Glycogen thành Glucose do đó đường huyết tăng
- Kích thích vùng dưới đồi, tăng tiết a.c.t.h trong Stress.
3.2. Nor adrenalin:
- Làm tim đập chậm
- Làm co mạch toàn thân do đó làm tăng huyết áp tâm thu và tâm trương.
- Các tác dụng khác yếu hơn so với Adrenalin
4. Một số hội chứng lâm sang do rối loạn chức năng tuyến thượng thận:
4.1. Nhược năng vỏ thượng thận:
- Nhược năng cấp tính: xuất hiện trong trường hợp tuyến thượng thận đang yếu
mà cơ thể bị một Stress, hội chứng xuất hiện khi bị nhiểm khuẩn màng não, bạch hầu.
Bệnh cảnh lâm sang là trạng thái tim mạch: Mạch yếu huyết áp xuống thấp,
tiểu ít, URÊ và K+ máu tăng, nôn ói.
- Nhược năng mạn tính: Nguyên nhân do lao, ung thư hoặc teo vỏ thượng thận:
Gây bệnh Addison: Xuất hiện đồng đen ở mặt, Cô, tay, niêm mạc miệng, ban ngày
mệt mỏi vô lực sụt cân, huyết áp giảm. trong máu, Na+, K+ tăng đường huyết giảm
Bệnh nam hóa bẩm sinh: do thiếu men cần thiết để tổng hợp kích tố vỏ thượng
thận.
4.2 Ưu nang vỏ thượng thận: (Do khối u vỏ thượng thận)
- Bệnh ái nam giả trong bào thai: (Khi sinh ra trẻ gái có âm vật nở to tưởng
nhầm là con trai nhưng đến tuổi dậy thì vẫn xuất hiện kinh nguyệt và phát triển
giới tính phụ còn ở con trai bệnh này làm cho trẻ sớm dậy thì lớn nhanh.
- Bệnh nam tính hóa: thường xảy ra ở thiếu nữ vừa đến tuổi dậy thì: Mất kinh
nguyệt âm vật nở to, tiếng nói trầm.
Câu hỏi ôn tập:
1. Nêu tác dụng của các kích tố vỏ thượng thận?
2. Nêu một số bệnh khi rối loạn chức năng vỏ thượng thận.
227
BÀI 26: SINH LÝ TUYẾN GIÁP
Mục tiêu học tập :
Trình bày được chức năng của tuyến giáp, tuyến cận giáp
Trình bày được các rối loạn chức văng tuyến giáp, tuyến cận giáp
Nội dung:
1. Đặc điểm tổ chức học và giải phẩu:
Tuyến giáp chỉ nặng 20g nhưng tuyến giáp vẫn đứng đầu các tuyến khác về
trọng lượng, tuyến có hình hao hao con bướm với 2 thùy ở 2 bên và 1 eo thắt
giữa,nhưng vì nó bám vào sụn giáp của khí quản nên nó dược mang tên tuyến giáp
Tuyến giáp gồm vô số nang hình tròn bọc quanh bằng 1 lớp tế bào tuyến trong
nang chứa 1 lưới mao mạch đưa lại nguyên liệu cho tuyến và thu nhận những sản
phẩm do tuyến tiết ra
2. Các kích tố tuyến giáp :
Khi ăn thức ăn vào cơ thể 1 phần lớn iot được tuyến giáp giữ lại , tế bào các túi
hoạt động tiết ra các chất hóa hợp với iot thành diothyroxin rồi biến thành
thyroxin dự trữ trong túi tuyến sau đó vào máu đi khắp cơ thể
Tuyến giáp trạng tiết ra thyroxin đảm nhiệm các chức năng sau:
2.1. Phát triển cơ thể :
- Làm cho sụn chống biến thành xương
- Làm cho cơ phát triển
- Làm phát tiển lông tóc
- Làm giới tính phụ phát triển
2.2 Tăng chuyển hóa:
Do thyroxin kíc thíc sự oxy hóa trong các mô, tăng sự đốt cháy các thức ăn làm
tăng sự tiêu hóa glucit,tăng quá trình dị hóa prôtit và giảm dự trữ lipit
2.3. Các chức năng khác
- Kháng tụy
- Tăng nhiệt
- Tăng sức đề kháng đối với nhiễm độc , nhiễm khuẩn
- Phát triển tinh thần , tăng hưng phấn TK thực vật
- Có ảnh hưởng đến các tuyến như tuyến sinh dục , tuyến thượng thận
3. Rối loạn chức năng tuyến giáp :
3.1 Giảm năng tuyến giáp:
- Phù niêm dịch : ở trẻ em nặng hơn
+ Phù:da phù cứng , mặt tròn , đầy, môi vễu, mắt híp ,bụng to
+ Tinh thần chậm chạp, đần độn
+ Da khô,lông tóc móng rụng
+ Chuyển hóa cơ bản giảm , nhiệt độ thấp
+ Tuần hoàn , huyết áp hạ,mạch chậm
228
- Bưới cổ đơn thuần thường gặp ở người sống ở vùng thiếu iot
3.2 Tăng năng tuyến giáp:
Chủ yếu là bệnh Basedow do mất điều hòa giữa tuyên yên vùng dưới đồi thị và
tuyến giáp
- Rối loạn tuyến giáp: gây ra mạch nhanh , bưới cổ , chuyển hóa cơ bảng tăng
- Rối loạn tuyến yên:gây ra lồi mắt , tay run, dễ cảm động, khó ngủ
4. Đặc điểm tổ chức học và gải phẩu tuyến cận giáp:
Ở người có 4 tuyến cận giáp, 2 tuyến dưới dính vào bờ sau của giáp trạng 2
tuyến trên thường nằm trong giáp trạng gần mặt sau của tuyến ấy.
Những tuyến cận giáp trạng là những viên tròn nhỏ bằng hạt thóc mỗi tuyến
nặng khoảng 0,03g đường kính độ 3mml, mềm và đỏ thẩm. tuyến cận giáp là một
tuyến kiểu lưới
5. Chức năng tuyến cận giáp:
Hormon cận giáp trạng được goi là parathyrin hay parahormon là một protein
phức tạp và lưu huỳnh.
Tuyến cận giáp rất cần cho sự sống, thiếu nó động vật sẽ không sống được vì
tuyến cận giáp trạng của các chức năng sau:
5.1 Điều tiết nồng độ canxi và phosphor trong máu: bình thường canxi trong máu ở
mức 100- 120mg/l và phosphor trong máu 35mg/l .
5.2 Tăng cường hoạt động của các hủy cột bào: do đó huy động canxi vào máu
nhiều, xương sẽ có hốc.
5.3 Làm giảm tính hưng phấn của cơ và thần kinh :
Do tăng nồng độ canxi trong máu
6. Rối loạn chức năng tuyến cận giáp:
6.1 Nhược năng (sẽ gây ra bệnh tetani ) nồng độ canxi trong máu giảm và phospho
trong máu tăng, gây các cơn co giật ở mặt, ở tay làm các ngón tay chụm lại như tay
đỡ đẻ, đôi khi co cơ thanh quản, co cơ chi dưới
6.2 Ưu nang (nồng độ canxi trong máu tăng ) có biểu hiện như sau:
- Xương hở to và méo mó. Có nhiều u nhân là ở các xương dày và xương dễ
gãy.
- Trong tế bào ống thận có nhiều điểm tích canxi dễ gây sỏi thận, sỏi bang
quang
Sỏi thận, sỏi bang quang canxi và phospho trong máu tăng làm mất canxi và
phospho trong xương tăng
- Trong máu canxi tăng tới 150- 200mg/l còn phospho giảm tới xuống do đó sẽ
dẫn đến sỏi mật thành động mạch cứng
- Suy nhược cơ thần kinh nên người mệt mỏi mất trương lực đáp ứng chậm.
Câu hỏi ôn tập:
1. Trình bày các chức năng của tuyến giáp?
2. Nêu những triệu chứng của một số bệnh tuyến giaps trạng thường gặp ?
229
3. Hãy dựa vào chức năng của tuyến cận giáp để mô tả một số bệnh của tuyến cận
giáp?
230
DANH SÁCH BAN BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
Tên giáo trình: GIẢI PHẨU SINH LÝ
Tên nghề: Kỹ thuật Dược
1. Ông (bà) Lương Tấn Trung Chủ nhiệm
2. Ông (bà) Phùng Quốc Đại Phó chủ nhiệm
3. Ông (bà) Nguyễn Hàm Hiệp Thư ký
4. Ông (bà) Phạm Đoàn Anh Ninh Thành viên
5. Ông (bà) Lê Dương Trung Dũng Thành viên
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1. Ông Trần Viết Phú Chủ tịch
2. Ông Bùi Văn Hưng Phó chủ tịch
3. Ông Nguyễn Hàm Hiệp Thư ký
4. Ông Nguyễn Văn Toàn Thành viên
5. Bà Nguyễn Thị Sang Thành viên
6. Bà Trần Thị Thúy Hằng Thành viên
7. Ông Phùng Quốc Đại Thành viên
8. Bà Phạm Đoàn An Ninh Thành viên
9. Bà Nguyễn Thị Châu Oanh Thành viên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phau_sinh_li_bai_6_sinh_li_tuan_hoan.pdf