LỜI NÓI ĐẦU
Thế giới bước sang thế kỷ XXI với một nền văn minh rực rỡ nhưng cũng ngổn ngang những vấn đề gay gắt mang tính chất toàn cầu. Nó chứa đựng trong mình cả niềm vui nỗi bất hạnh, cả nụ cười và nước mắt, nỗi đau nhân loại là nghèo đói vẫn còn trầm trọng trên một phạm vi vô cùng rộng lớn. Nghèo, đói luôn là nỗi bất hạnh của loài người, là một nghịch lý trên con đường phát triển. Trong khi thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn về tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm tăng đáng kể của cải v
67 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại huyện Quỳ Châu - Tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật chất xã hội, tăng vượt bậc sự giàu có của con người, thì thảm cảnh đeo đẳng mãi trên lưng con người lại chính là sự nghèo đói. Thực tế hiện nay trong hơn 7 tỷ người của thế giới, thường xuyên có khoảng 3 tỷ người sống dưới mức sống 2USD/ngày, đặc biệt có 1,2 tỷ người sống dưới mức 1USD/ngày.
Ở nước ta, sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế đang từng bước khởi sắc và đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh khối dân cư giàu có và trung lưu ngày một gia tăng, vẫn còn một bộ phận lớn dân cư nghèo đói. Tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam còn rất cao (11% năm 2000) đang là một thách thức lớn đối với sự phát triển và trở thành mối quan tâm chung, vấn đề cấp bách phải giải quyết của toàn xã hội. Do đó giải quyết vấn đề giảm nghèo tạo tiền đề cho phát triển kinh tế – xã hội, chuyển nước ta từ một nước nghèo trở thành một nước giàu có, văn minh.
Quán triệt qua điểm của Đảng huyện Quỳ Châu đã luôn quan tâm đến công tác xoá đói giảm nghèo trong suốt quá trình phát triển. Tuy đã đạt được những thành tựu tốc độ tăng trưởng khá trong nhiều năm vẫn có một khoảng cách về thu nhập khá lớn. Mục tiêu của huyện Quỳ Châu là đến năm 2010 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 26,5 % ( theo chuẩn mới). Đây là một việc hết sức khó khăn đòi hỏi phải có sự phối hợp nỗ lực của toàn thể cộng đồng cũng như ý trí vươn lên của chính người nghèo.
Qua quá trình học tập tại trường và qua một thời gian nghiên cứu thực tế em đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xoá đói giảm nghèo đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của Quỳ Châu nói riêng và của Việt Nam nói chung. Chính vì vậy em đã chọn và nghiên cứu đề tài này: “Giải pháp XĐGN tại huyện Quỳ Châu – tỉnh Nghệ An”
Kết cấu của chuyên đề bao gồm 3 phần chính sau:
Phần I: Một số quan niệm chung về xoá đói giảm nghèo.
Phần II: Phân tích thực trạng đói nghèo ở huyện Quỳ châu
Phần III: Phương hướng mục tiêu và giải pháp XĐGN huyện Quỳ Châu trong những năm tới.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú trong phòng quan hệ và lao động thuộc viên lao động và xã hội, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn:GS.TS VŨ THỊ NGỌC PHÙNG đã giúp em hoàn thành chuyên đề nay`.
Do nhận thức còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, của các bạn để bài viết này hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
PHẦN 1: MỘT SỐ QUAN NIỆM CHUNG VỀ XĐGN
I- CÁC QUAN NIỆM VỀ ĐÓI, NGHÈO:
1- Quan niệm chung
Xã hội loài người đã phát triển qua nhiều nấc thang lịch sử do trình độ lực lưọng sản xuất quyết định. Bằng lao động sản xuất, con người khai thác thiên nhiên để tạo ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở và những nhu cầu khác. Năng xuất lao động ngày càng cao thì của cải ngày càng nhiều, các nhu cầu sống được đáp ứng đầy đủ hơn, trái lại năng xuất lao động thấp, của cải vật chất thu được ít, con người rơi vào cảnh nghèo đói.
Tuy nhiên, ở trong các thời đại khác nhau, cũng có nhiều cách lý giải khác nhau về quan niệm, nguyên nhân và cách giải quyết đối với hiện tượng nghèo đói.
Trong thời kỳ tiền sử mông muội, loài người trong khi bức ra, tách khỏi thế giới động vật trong giới tự nhiên để trở thành người và tổ chức thành đời sống xã hội thì cùng với bước ngoặc vĩ đại ấy, con người đã phải thường xuyên đối mặt với đói nghèo. ở đây, nghèo đói là hệ quả trực tiếp của lạc hậu, mông muội là điển hình của sự thống trị của tự nhiên đối với con người.
Trong đời sống thực tế cũng như trong nghiên cứu khoa học các vấn đề KTXH, chúng ta thấy khái niệm đói, nghèo hay nghèo khổ, giàu nghèo, phân hoá giàu nghèo. Ngay khái niệm đói nghèo nếu tách riêng để phân tích và nhận dạng cũng thấy giữa đói và nghèo, trong cặp đôi này vừa có quan hệ mật thiết với nhau, vừa có khác biệt về mức độ và cấp độ. Đã lâm vào tình trạng đói (mà ý nghĩa trực tiếp của nó là đói ăn, thiếu lương thực thực phẩm để duy trì sự tồn tại của sinh vật và con người) thì đương nhiên là nghèo. Đây vẫn thuần tuý là đói ăn, nằm trọn trong phạm trù kinh tế- vật chất. Nó khác với đói thông tin, đói hưởng thụ văn hoá thuộc phạm trù đời sống tinh thần. Quan niệm về nghèo thì có nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Tất nhiên dù ở dạng nào thì nghèo vẫn có quan hệ mật thiết với đói. Nghèo là một kiểu đói tiềm tàng và đói là tình trạng hiểu nhiên của nghèo. Sự nghèo và nghèo khổ kéo dài, nếu không ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của cảnh trì trệ, túng thiếu thì chỉ cần xảy ra những biến cố đột xuất của hoàn cảnh (thiên tai, đau ốm, bệnh tật, rủi ro…) là con người dễ dàng rơi vào cảnh đói (đói khổ, đói rách). Ở đây ta xem xét hiện tượng đói nghèo ở góc độ đời sống vật chất, góc độ kinh tế tức tính vật chất của nó.
Cần thấy rằng, tuy đói nghèo và phân hoá giàu nghèo biểu đạt nội dung kinh tế, có nguồn gốc, căn nguyên kinh tế của nó, song với tư cách là một hiện tưọng tồn tại phổ biến ở tất cả quốc gia dân tộc trong tiến trình phát triển, đói nghèo và phân hoá giàu nghèo không bao giờ là hiện tượng kinh tế thuần tuý mà thực chất là hiện tượng kinh tế- xã hội. Nhưng nó có những nội dung vật chất, gốc rễ kinh tế bên trong và có quan hệ biện chứng với xã hội chính trị và văn hoá. Như vậy, đói nghèo và phân hoá giàu nghèo là những khái niệm kép vừa có mặt kinh tế vừa có mặt xã hội trong nội dung của nó, trong sự phát sinh diễn biến của nó. Nhân tố chính trị và văn hóa cũng có phần tác động, gây ảnh hưởng tới hiện trạng, xu hướng và cách thức giải quyết nó. Điều này đặc biệt rõ trong sự vận động của kinh tế thị trường, của bước chuyển đổi mô hình, cơ chế, chính sách quản lý, kể cả những biến đổi của cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội trong thời kỳ quá độ như ở nước ta. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, bởi vì đây là cơ sở của việc tìm kiếm đồng bộ các giải pháp, biện pháp xoá đói giảm nghèo ở nước ta, nhất là những vùng cư dân nông nghiệp- nông thôn.
Thực tế cho thấy rõ, các chỉ số xác định đói- nghèo và giàu- nghèo luôn di động. Ở một thời điểm, với mỗi vùng, mỗi nước nào đó, thì chỉ số đo được đói, giàu, nghèo nhưng sang một thời điểm khác, so sánh một vùng khác, nước khác, cộng đồng khác thì chỉ số đo đó có thể mất ý nghĩa. Đây là điểm giải thích vì sao các nhà nghiên cứu lý luận về vấn đề đói nghèo và phân hoá giàu nghèo lại thường gắn nó với lý thuyết phát triển.
Sau khi làm rõ những luận cứ chung như những tiền đề phương pháp luận, chúng ta tìm hiểu quan niệm cụ thể về đói nghèo, chỉ tiêu và chuẩn mực đánh giá nó.
Vậy “đói nghèo” là gì?
Tại hội nghị bàn về giảm nghèo đói trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc- Thái Lan tháng 9/1993 đã đưa ra định nghĩa nghèo đói như sau:“ Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoã mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế- xã hội và phong tục tập quán của các địa phương”.
Như vậy, đói nghèo gồm các khía cạnh cơ bản sau:
- Trước tiên và trước hết là sự khốn cùng về vật chất đo lường một tiêu chí thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng.
- Đi kèm với sự khốn cùng về vật chất là sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo dục và y tế.
- Nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro, tức khả năng một hộ gia đình hay cá nhân bị rơi vào cảnh đói nghèo về thu nhập và về sức khoẻ.
- Cuối cùng là tình trạng không có tiếng nói và quyền lực của người nghèo.
Để phân biệt rõ hơn nữa quan niệm về đói nghèo, các nước đã phân làm hai loại: “Nghèo tuyệt đối” và “nghèo tương đối”.
Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống.
Nghèo tương đối: là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương.
Theo đó sự thiếu thốn “của cải” trong mối quan hệ với nhu cầu thiết yếu của con người được xem xét là nghèo khổ tuyệt đối. Còn khi xem xét thực trạng mức sống và vị trí (về kinh tế và xã hội) các nhóm hoặc các cá nhân khác ở phương diện mức độ tiêu thụ và thu nhập của họ (quan hệ so sánh bằng phương pháp phân tích so sánh) ta sẽ hình dung được nghèo khổ tương đối. Từ cách hiểu chung này cần thấy sự khác biệt về mức độ nghèo khổ có tính chất địa phương và khu vực (trong vùng trong một quốc gia, giữa quốc gia này với quốc gia khác, giữa các quốc gia trong khu vực này với quốc gia thuộc khu vực khác…).
Tóm lại, khi xem xét tình trạng hoặc mức độ đói nghèo chúng ta cần chú ý mấy điểm:
Một là, xem xét hiện tượng đói nghèo trước hết phải xem xét ở lĩnh vực kinh tế, đặc biệt chú ý những biểu hiện về mức sống, thông qua các nhu cầu cơ bản, tối thiểu về đời sống vật chất.
Hai là, xác định tiêu chí mức độ đói nghèo dựa vào thu nhập bình quân tính theo đầu người trong tháng hoặc năm theo hai khu vực nông thôn và đô thị. Nó liên hệ mật thiết tiêu chí về dinh dưỡng, năng lượng (calo) trên đầu người trong ngày.
Ba là, quy ra hiện vật, vật phẩm tiêu dùng được tính bằng gạo theo đơn vị đầu người trong tháng hoặc quy thành giá trị, tính bằng tiền dùng làm thước đo.
Bốn là, xem xét các khoản tiêu dùng từ thu nhập phản ánh mức độ thoả mãn các nhu cầu tối thiểu để xem xét đối tượng dân cư đói nghèo đã phải chi cho ăn uống như thế nào, chiếm tỷ lệ ra sao trong cơ cấu tiêu dùng của họ.
Năm là, nhận dạng người nghèo, hộ nghèo và hiện trạng nghèo đói thông qua chỉ số giá trị (USD) và thu nhập bình quân đầu người trong năm.
Tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghiã Mác-Lênin, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc nước ta, Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta những tư tưởng quý báu về cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là quan niệm của Người về chủ nghĩa xã hội là xa lạ với nghèo đói, bần cùng và lạc hậu. Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh phải đẩy mạnh tăng gia sản xuất hơn nữa, thực hành tiết kiệm. “Tăng gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh phúc”. Đây là con đường lâu dài và chắc chắn đối với công tác xoá đói giảm nghèo nói riêng và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân nói chung. Đặc biệt là tư tưởng của Người: “Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm”. Theo Người, xoá đói phải tiến tới giảm nghèo và tăng giàu. Đói, nghèo là một cửa ải phải vượt qua, phải tiến tới giàu có, giàu có nữa giàu có mãi, “dân có giàu thì nước mới mạnh”. Cần phải xây dựng chủ nghĩa xã hội như một xã hội giàu có, phồn thịnh về kinh tế, lành mạnh về xã hội, văn minh và văn hoá. Quan niệm trên đây chứa đựng ý nghĩa giải phóng to lớn sức sản xuất, giải phóng tư tưởng và tiềm năng xã hội, hướng tới một sự phát triển năng động của toàn xã hội vì hạnh phúc của con người.
Nếu điểm xuất phát tới chủ nghĩa xã hội lại quá thấp và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội còn là mới mẻ, đang từng bước phải tìm tòi về con đường, cách đi, mô hình, cách làm ... như ở nước ta thì vấn đề nghèo đói vẫn còn tồn tại là vấn đề khó tránh khỏi.
Đối với Việt Nam để tránh khỏi nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn so với các nước trên thế giới và trong khu vực, con đường phải đi của chúng ta là phát triển rút ngắn đồng thời gắn liền với việc giảm tối đa cái giá phải trả - trong đó có việc phải xoá đói giảm nghèo. ở Việt Nam,đó là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2- Quan niệm đói nghèo ở Việt Nam
Do đặc thù của một nước đang phát triển có xuất phát điểm thấp, đồng thời qua nhiều cuộc điều tra, khảo sát, nghiên cứu của các Bộ, Ngành đã đi đến thống nhất cần tách riêng đói nghèo thành hai khái niệm riêng (Giáo trình kinh tế lao động):
2.1Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn đứt bữa từ 1 đến 2 tháng, thường vay nợ của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả.
Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Hay có thể nói đói là một nấc thấp nhất của nghèo.
Tài liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phân loại đói làm hai dạng (theo mốc đánh giá năm 1993):
Thiếu đói: Là tình trạng của một bộ phận dân cư có thu nhập dưới mức thu nhập là 12 kg gạo/người/tháng. Hay là tình trạng của một bộ phận dân cư ở nông thôn có thu nhập dưới mức 20.400 đồng/người/tháng và ở thành thị là 24.500 đồng/người/tháng.
Đói gay gắt: Là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức thu nhập dưới mức 8 kg gạo/người/tháng và ở thành thị là 16.300 đồng/ngưòi/tháng.
2.2Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần của nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Nhu cầu thiết yếu gồm 3 yếu tố: ăn, mặc, ở.
Nhu cầu sinh hoạt hàng ngày gồm 5 yếu tố: văn hoá, giáo dục, y tế,
Nhu cầu tối thiểu, mức cụ thể của nhu cầu tối thiểu phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế của từng vùng, từng quốc gia theo từng thời kỳ.
Sự nghèo khổ của con người : Thiếu những quyền cơ bản của con người như biết đọc, biết viết và được nuôi dưỡng tạm đủ.
Sự nghèo khổ về tiền tệ : Thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng chi tiêu tối thiểu.
Sự nghèo khổ cực độ: Nghèo khổ, khốn cùng tức là không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản tối thiểu.
Sự nghèo khổ chung: Mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác định như sự không có khả năng thoả mãn những nhu cầu lương thực và phi lương thực chủ yếu, những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở những nước khác nhau.
Sự nghèo khổ tương đối: Sự nghèo khổ được xác định theo những chuẩn mực có thể thay đổi với thời gian ở nước này hay nước khác. Ngưỡng này có thể tăng lên đồng thời với thu nhập.
Sự nghèo khổ tuyệt đối: Sự nghèo khổ được xác định bằng một chuẩn mực nhất định. Chẳng hạn như ngưỡng quốc tế của sự nghèo khổ là 1USD/người/ngày.
II- CÁC QUAN NIỆM VỀ XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO.
1.Nguyên nhân của đói nghèo
Con người sinh ra ai cũng muốn được học hành, có cơm ăn, có áo mặc có công cụ sản xuất từ đơn sơ đến hiện đại. Song do môi trường và điều kiện kinh tế xã hội khác nhau nên hiện nay trên toàn cầu có 1,5 tỷ người đang phải sống trong tình trạng nghèo đói. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở nước ta thì có nhiều, song qua nghiên cứu tổng kết chúng ta có thể đưa ra được 6 nguyên nhân chính (bao gồm cả khách quan và chủ quan) sau:
Do trình độ sản xuất: hiện nay ở nước ta, tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật rất thấp 14% trong khi đó khu vực thành thị chiếm từ 40 – 60%. Việc đào tạo lao động dó chuyên môn kỹ thuật còn nhiều hận chế như: giáo dục xuống cấp, kinh tế nhiều vùng thấp kém không có điều kiện để theo học. Nhà nước chưa có chính sách quan tâm đào tạo, phân phối sức lao động kỹ thuật cho nông thôn.
Do bản thân người nghèo: người nghèo là người thiếu hầu hết các yếu tố để tạo lập lên một cuộc sống bình thường. Hộ thiếu vốn thiếu kỹ năng lao động, thiếu trình độ họ vấn và thiếu cả ý thức vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Do thất nghiệp: Việt Nam là một nước đang phát triển có cung lao động lớn do dân số tăng nhanh, cầu lao động thấp do trình độ kinh tế kém phát triển thường gây lên tình trạng thất nghiệp cao làm cho các vấn đề xã hội càng trở lên phức tạp kết cục là lại tăng thêm người nghèo.
Do điều kiện tự nhiên và môi trường: là một nước nông nghiệp nghèo bởi điều kiện tự nhiên ít thuận lợi thường bị thiên tai và khả năng hạn chế thiên tai là rất hạn chế. Theo ước tính mỗi năm ngân sách tăng khoảng 4000 tỷ trong khi thiệt hại do thiên tai trung bình là 6000 tỷ.
Do cơ chế chính sách: hệ thống cơ chế chính ở nước ta hiện nay còn đang khập khễnh chưa đồng bộ chưa thoả đáng. Gần 80% dân số ở nông thôn trong khi đầu tư ngân sách nhà nước vào khu vức này chỉ chiếm 10% còn lại là khu vực đô thị.
Do thiếu trình độ để trao đổi thông tin và sản phẩm: hệ thống cơ sở hạ tầng ở nước ta nhất là vùng sâu, vùng xa đang còn lạc hậu kếm phát triển làm cho người dân không có điều kiện phát triển thông tin nắm bắt được nhứng tiến bộ khoa học kỹ thuật và tiếp cận với thị trường làm cho họ ngày càng tụt hậu với sự ph rủi ro khác, tại thời điểm đang xét.
2- Khái niệm về xoá đói, giảm nghèo.
1.1- Khái niệm về xoá đói.
Xoá đói là làm cho bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống, từng bước nâng cao mức sống đến mức tối thiểu và có thu nhập đủ để đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống.
1.2- Khái niệm giảm nghèo.
Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống. Nói một cách khác giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn.
ở khía cạnh khác giảm nghèo là chuyển từ tình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có đầy đủ điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi người.
ở góc độ nước nghèo: giảm nghèo ở nước ta chính là từng bước thực hiện quá trình chuyển đổi trình độ sản xuất cũ, lạc hậu còn tồn đọng trong xã hội sang trình độ sản xuất mới, cao hơn. Mục tiêu hướng tới là trình độ sản xuất tiến tiến của thời đại.
ở góc độ người nghèo: giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh nhất, trên cơ sở đó có nhiều lựa chọn hơn, giúp họ từng bước thoát khỏi tình trạng.
3.Xóa đói,giảm nghèo đối với các vấn đề trong đời sống xã hội
Đói nghèo là vấn đề mang tính chất toàn cầu, tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải quan tâm đến vấn đề xoá đói giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy xoá đói giảm nghèo là một bộ phận trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tất cả các nước, đó cũng là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Chính vì lẽ đó xoá đói giảm nghèo và các vấn đề trong đời sống xã hội có quan hệ mật thiết với nhau. Cụ thể trong quá trình phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo có mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề văn hoá củng cố an ninh chính trị xã hội và một số chính sách khác có liên quan.
3.1-Xóa đói giảm nghèo đối với sự phát triển kinh tế
Nghèo đói đi liền với lạc hậu, chậm phát triển là trở ngại lớn đối với phát triển. Nói cách khác, xoá đói giảm nghèo là tiền đề của phát triển. Ngược lại sự phát triển kinh tế - xã hội vững chắc gắn với tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội là nhân tố đảm bảo thành công trong công tác xoá đói giảm nghèo. Thông qua hiện trạng nghèo, đói người ta thường nhận thấy sự phát triển chậm của lực lượng sản xuất, sự lạc hậu của kỹ thuật, trình độ thấp kém của phân công lao động xã hội. Nó dẫn tới năng xuất lao động xã hội mức tăng trưởng kinh tế luôn ở những chỉ số thấp. Thất nghiệp gia tăng, thu nhập không đủ cho chi dùng vật phẩm tối thiểu, do đó càng không thể có điều kiện chi dùng cho những nhu cầu văn hoá tinh thần để vượt qua ngưỡng tồn tại sinh học, vươn tới việc thoả mãn nhu cầu phát triển chất lượng con người. Đó là hiện trạng nghèo đói về kinh tế của dân cư.
Nhìn từ góc độ xã hội, nghèo đói của dân cư biểu hiện qua tỷ lệ lao động thất nghiệp (tuyệt đối và tương đối), chỉ số về tổng số sản phẩm quốc nội, thu nhập bình quân theo đầu người, mức độ thấp kém của đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, kể cả phát triển giáo dục, khoa học - kỹ thuật, văn hoá và các lĩnh vực khác y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và phúc lợi xã hội. Nghèo đói càng gay gắt thì phát triển kinh tế càng bị kìm hãm. Trình độ phát triển càng chậm chạp thì càng thiếu điều kiện và khả năng từ bên trong để khắc phục đói nghèo.
3.2-Đối với vấn đề chính trị - xã hội.
Nghèo đói về kinh tế sẽ ảnh hưởng đến các mặt xã hội chính trị. Các tệ nạn xã hội phát sinh như chộm cắp, cướp giật, ma tuý, mại dâm... đạo đức bị suy đồi, an ninh xã hội không được đảm bảo đến một mức nhất định có thể dẫn đến rối loạn xã hội. Nếu nghèo đói không được chú ý giải quyết, tỷ lệ và cấp độ của nghèo đói vượt quá giới hạn an toàn sẽ dẫn đến hậu quả về mặt chính trị, ở mức cao hơn là khủng hoảng chính trị, đặc biệt nguy cơ “diễn biến hoà bình” và “chiến tranh biên giới mềm”.
Nghèo đói về kinh tế luôn dẫn tới những sức ép căng thẳng về chính trị xã hội. Trong quá trình hội nhập sự lệ thuộc của nước nghèo đối với nước giàu là điều khó tránh khỏi, bắt đầu từ kinh tế rồi xâm nhập vào văn hoá, hệ tư tưởng và chính trị. Thực tế đã cho thấy, trong điều kiện nền kinh tế thế giới đã quốc tế hoá như ngày nay, mỗi quốc gia, dân tộc chỉ có thể giữ vững chế độ chính trị độc lập tự do chủ quyền của mình với một tiềm lực kinh tế khá mạnh. Ngày nay, không một quốc gia, dân tộc nào có thể giải quyết được các vấn đề phát triển trong một mô hình đóng kín, biệt lập như một ốc đảo. Muốn phát triển được phải mở cửa, hội nhập hợp tác song phương và đa phương nhưng phải trên cơ sở giữ vững chủ quyền và không đánh mất bản sắc dân tộc. Do đó, chỉ khi nào làm chủ chiến lược và sách lược phát triển, định hình những điều kiện và bước đi trong chiến lược phát triển và có thể khai thác mọi nhân tố tiềm lực từ bên trong nhằm vào nhân tố tiềm lực từ bên trong nhằm vào mục tiêu phát triển thì quá trình tham gia hợp tác cạnh tranh với bên ngoài thì mới có tác dụng tích cực, hiệu quả và đạt tới sự phát triển bền vững. Nghèo đói của dân cư (nhất là các tầng lớp cơ bản của xã hội ) đang là lực cản kinh tế - xã hội lớn nhất đối với các nước nghèo hiện nay trong quá trình phát triển. Và không có khuôn mẫu duy nhất nào có thể sao chép, áp dụng hệt như nhau cho việc giải quyết bài toán kinh tế - xã hội này.
Như vậy, nghèo đói và lạc hậu sóng đôi với nhau, là xiềng xích trói buộc các nước nghèo, là một trong những vấn dề bức xúc nhất hiện nay mà mỗi quốc gia dân tộc và cộng đồng quốc tế phải cùng hợp tác giải quyết.
3.3-Đối với các vấn đề về văn hoá.
Từ nghèo đói về kinh tế dẫn tới nghèo đói văn hoá. Nguy cơ này rất tiềm tàng và thực sự là một chướng ngại vật đối với sự phát triển không chỉ ở từng người, từng hộ gia đình mà còn cả cộng đồng, kìm hãm sự phát triển xã hội.
ở một trình độ phát triển thấp, nghèo đói về kinh tế là sự nổi trội gay gắt nhất. Do đó mục tiêu phấn đấu là đạt được sự giàu có. Nhưng sự giàu có chỉ thuần về vật chất, kinh tế mà vắng bóng sự phát triển văn hoá, tinh thần, sự định hướng giá trị sẽ chỉ kích thích tính thiển cận, chủ nghĩa thực dụng, sự thiếu hụt hoặc lệch chuẩn về mặt nhân văn, nhân cách con người .… Đi vào lối sống, sự sùng bái giàu có vật chất có nguy cơ phát triển cái xấu, cái ác, làm nghèo nàn biến dạng cái chân thiện mỹ. Nếu tình trạng đó xảy ra ở lớp trẻ sẽ càng nguy hại, đẩy tới sự nghèo nàn, cằn cỗi, về văn hoá nhân cách. Nó kìm hãm sự phát triển không kém gì lực cản đói nghèo về kinh tế, thậm chí còn tệ hại hơn vì nó thẩm lậu vào những yếu tố phản phát triển, chứa chấp các mầm mống của bệnh hoạn, suy thoái.
“Nghèo đói về kinh tế dễ nhận thấy và ít ai dám coi thường nó. Cũng do đó, giàu về kinh tế dễ trở thành một khát vọng đam mê thậm chí cực đoan, làm giàu bằng mọi giá, bất chấp mọi thủ. Nghèo đói về văn hoá khó nhận thấy hơn và rễ rơi vào sự nhận thức muộn màng, có khi phải trả giá”.
Do đó trong khi tập trung mọi nỗ lực chống đói nghèo về kinh tế, cần sớm cảnh báo xã hội những nguy cơ tác hại của đói nghèo văn hoá. Không sớm dự phòng nó một cách chủ động, xã hội khó tránh khỏi sự thua thiệt bởi phải trả giá đắt cho sự thiếu hụt văn hoá.
3.4-Xoá đói giảm nghèo với một số vấn đề khác có liên quan.
Xoá đói giảm nghèo là một bộ trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, nó có mối quan hệ với rất nhiều các chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng sâu, vùng xa, chính sách đào tạo nghề cho người lao động, chính sách đầu tư ... và nhiều chính sách khác. Tất cả chính sách đó đều có mối quan hệ tác động qua lại với chương trình xoá đói giảm nghèo. Chẳng hạn với chính sách giải quyết việc làm cho người lao động, xoá đối giảm nghèo là làm sao cho người lao động đặc biệt là lao động ở các hộ nghèo có công ăn việc làm, có thu nhập đảm bảo cuộc sống và như vậy là việc xoá đói giảm nghèo đã gián tiếp tác động đến việc giải quyết công ăn việc cho người lao động, hơn thế nữa còn giải quyết việc làm cho một bộ phận lớn lao động, bởi vì ở nước ta hiện nay đa số thất nghiệp là người nghèo.
Như vậy, xoá đói giảm nghèo và các chính sách kinh tế xã hội khác có liên quan chặt chẽ với nhau tác động qua lại lẫn nhau. Thực hiện mục tiêu này là góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Vì vậy đòi hỏi phải được sự quan tâm sâu sắc của toàn Đảng toàn dân và phải tiến hành được thường xuyên, liên tục góp phần phát triển kinh tế - xã hội của toàn đất nước.
4- Các tiêu thức và chuẩn mực đánh giá nghèo đói.
2.1- Các tiêu thức đánh giá nghèo đói.
Để xác định ngưỡng nghèo có nhiều chỉ tiêu, chuẩn mực đánh giá khác nhau.
Tiêu thức về chỉ tiêu chất lượng cuộc sống (PQLI) chỉ số PQLI bao gồm ba mục tiêu cơ bản là tuổi thọ, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và tỷ lệ mù chữ.
Tiêu thức về chỉ tiêu phát triển con người (HDI) do UNDP đưa ra của hệ thống ba mục tiêu: tuổi thọ, tình trạng biết chữ người lớn, thu nhập bình quân trên đầu người trong năm.
Tiêu thức về chỉ tiêu nhu cầu dinh dưỡng: Tính mức tiêu dùng quy ra kilocalo cho một người trong một ngày.
Tiêu thức về thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người: đây là chỉ tiêu chính mà hiện nay nhiều nước và tổ chức quốc tế đang dùng để xác định giàu nghèo.
Tóm lại, sự kết hợp chỉ tiêu GDP, HDI, và PQLI cho phép nhìn nhận các nước giàu, nghèo chính xác và khách quan hơn. Bởi nó cho phép đánh giá khách qua, toàn diện của con người trên các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội.
2.2- Mức chuẩn đánh giá nghèo đói.
a- Mức chuẩn nghèo đói đối với quốc tế (đánh giá nước giàu, nước nghèo).
ở một khía cạnh khác nghèo là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn lịch sử, trong phạm vi một quốc gia, một khu vực, một vùng, một miền. Các chỉ số xác định thế nào là nghèo cho biết trình độ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trình độ lực lượng sản xuất nói riêng ở vùng, miền, quốc gia đó ở tại một thời điểm nhất định.
Ví dụ: với chỉ số nghèo là 400 USD/người/ năm cho biết đây là nước đang phát triển. Với chỉ số nghèo là 13.000 USD/người/năm cho biết đây là nước phát triển.
Như vậy trên thế giới tương đương với ba nhóm nước có ba dạng nghèo khác nhau: Nghèo ở các nước có trình độ kinh tế phát triển cao; nghèo ở các nước có trình độ phát triển kinh tế chậm và nghèo ở các nước có trình độ phát triển kinh tế trung bình. Việc phân định ba dạng nghèo như vậy có ý nghĩa rất lớn trong việc xem xét đánh giá nghèo ở mỗi nước thuộc dạng nào, tương ứng với trình độ phát triển kinh tế – xã hội nào để có cách nhìn tổng quát trong quá trình giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo.
Với cách đánh giá nghèo như trên, nghèo ở Việt Nam mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản này nhưng nổi bật ở hai đặc trưngsau:
- Nghèo dai dẳng kéo dài, nghèo từ đời nay sang đời khác.
- Nghèo có cấp độ rất lớn, khoảng cách giữa thu nhập quan sát được với ngưỡng nghèo được quy định ở Việt Nam và trên thế giới là rất lớn. Biểu hiện là, Việt Nam vẫn còn một bộ phận dân cư bị đói.
Đây là hai đặc trưng phản ánh thực trạng ở Việt Nam là nước còn rất nghèo, nằm trong nhóm nước đang phát triển với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp kém. Đồng thời hai đặc trưng này chi phối rất nhiều đến trình độ xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay.
Nếu căn cứ vào GDP trên đầu người/ năm ở vào thời điểm năm 1990 để phân tích cho thấy:
Trên 25.000 USD : nước cực giàu
Trên 20.000 – 25000 USD : nước giàu
Trên 10000 – 20000 USD : nước khá giàu
Trên 2500 – 10000 USD : nước trung lưu
Trên 500 – 2500 USD : nước nghèo
Dưới 500 USD : nước cực nghèo
Việt Nam mới đạt được 386 USD/người/năm (Năm2000) được xếp thứ 110/171 trên thế giới, nằm trong nhóm cực nghèo.
Chuẩn nghèo của thế giới hiện nay là thu nhập bình quân 1,25 USD/người/ngày (tương đương với 600.000 đồng/người/tháng); chuẩn nghèo của châu Á là 1,35 USD/người/ngày (650.000 đồng/ người/tháng). Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB), với chuẩn thu nhập 1,25 USD/người/ngày, trên thế giới hiện có đến 1,4 tỉ người (hơn 20% dân số thế giới) sống ở mức nghèo khổ.
b- Mức chuẩn nghèo đói đối với Việt Nam
Bộ Lao động Thương binh – Xã hội là cơ quan thuộc Chính phủ được nhà nước giao trách nhiệm nghiên cứu và công bố chuẩn nghèo của cả nước qua từng thời kỳ.
Tiêu chuẩn nghèo đói năm 1997 là :
- Hộ đói: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 13 kg/tháng, (tương đương 45.000đ).
- Hộ nghèo: Là hộ có mức thu nhập bình quân quy ra gạo:
+ Vùng nông thôn miền núi. hải đảo: dưới 15kg/người/tháng(tương đương 55.000đ)
+ Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20kg/người/tháng (tương đương 70.000đ)
+ Vùng thành thị: dưới 25kg/người/tháng(tương đương 90.000đ)
- Xã nghèo: là xã có tỷ lệ hộ đói nghèo từ 40% trở lên và thiếu cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, nước sạch, chợ).
Chuẩn nghèo mới được điều chỉnh năm 2000 như sau:
- Hộ nghèo : Là hộ có thu nhập bình quân
+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 80.000đ/người/tháng.
+ Vùng nông thôn đồng bằng: dưới 50.000đ/người/tháng.
+ Vùng thành thị:dưới 150.000đ/người/tháng.
- Xã nghèo: Là xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên và chưa đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu (điện, đường, trường, trạm, nước sạch, chợ).
Ngân hàng thế giới dựa theo mức nhu cầu calo tiêu thụ hàng ngày là 2.100 calo/ người/ ngày và đồng thời cũng tính đến việc thay đổi giá cả theo từng vùng của một số nhóm hàng hoá lương thực, thực phẩm thiết yếu đã đưa ra một tiêu chuẩn để đánh giá nghèo đói tại Việt Nam là:
Tính bình quân: 1.090.000 đồng/ người/ năm
Tính riêng: Đô thị là 1.203.000 đồng/ người/ năm
Nông thôn là 1.040.000 đồng/ người/ năm.
Ta thấy mức tiêu chuẩn này cao hơn mức tiêu chuẩn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhiều, dẫn đến một tình trạng có sự khác biệt lớn trong cách đánh giá tình trạng nghèo đói. Theo tiêu chuẩn này thì Việt Nam có đến một nửa dân số (51%) được coi là nghèo đói, trong một nửa số nghèo này tức là khoảng 25% tổng số dân thuộc diện nghèo đói về lương thực, nghĩ._.a là dù họ có dùng toàn bộ thu nhập của mình để tiêu dùng cho nhu cầu lương thực, thực phẩm cơ bản thì vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ calo cơ bản hàng ngày.
Về mặt cơ cấu, mức độ nghèo khó ở nông thôn cao hơn nhiều so với thành thị, cũng theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới, số dân nghèo khổ ở nông thôn chiếm tới 54%, cao gấp đôi so với các vùng đô thị. Như vậy, có khoảng 90% tổng số người nghèo tập trung ở nông thôn.
Mức độ nghèo khổ cũng không đồng đều giữa các khu vực. Đối với các vùng xa xôi hẻo lánh tại Bắc Trung Bộ, số người nghèo chiếm tới 71% dân số. Tại các vùng trung du, miền núi phía Bắc, tỷ lệ này là 59% dân số. Đây là các vùng có tỷ lệ nghèo khổ cao hơn mức trung bình của cả nước. Hai vùng này chiếm khoảng 40% số người nghèo tại Việt Nam, tuy chúng chỉ chiếm 29% dân số cả nước. Tỷ lệ nghèo thấp nhất là 33% tại vùng Đông Nam Bộ, nơi có trung tâm kinh tế mạnh nhất của cả nước là thành phố Hồ Chí Minh. Bốn vùng khác nhau là cao nguyên Trung bộ, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung đều có tỷ lệ nghèo đói thấp hơn một chút so với mức trung bình chung của cả nước, chiếm khoảng từ 48-50%
Chuẩn nghèo mới được điều chỉnh năm 2000 như sau:
. Cụ thể, ở khu vực thành thị, chuẩn hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 260.000 đồng/người/tháng (hiện là 150.000 đồng). Khu vực nông thôn, hộ có bình quân thu nhập đầu người dưới 200.000 đồng/người/tháng (hiện là 80.000-100.000 đồng) thì được coi là hộ nghèo.
Sau khi thống nhất với Tổng cục Thống kê và Bộ Kế hoạch và đầu tư, với hai phương án điều chỉnh chuẩn nghèo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã kiến nghị Thủ tướng cho phép điều chỉnh chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 theo phương án 2 với 300.000 đồng/người/tháng đối với nông thôn và 390.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xem xét điều chỉnh chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư nghiên cứu đề xuất phương án chuẩn nghèo trình Thủ tướng phê chuẩn theo chỉ số thực tế giá cả của năm 2008. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuẩn nghèo hiện nay của nước ta được ban hành từ năm 2005( theo QĐ số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Chuẩn nghèo này được tính toán dựa vào nhu cầu chi tiêu cơ bản của lương thực thực phẩm (nhu cầu ăn hàng ngày) và nhu cầu chi tiêu phi lương thực thực phẩm (mặc, nhà ở, y tế, giáo dục, văn hoá, đi lại, giao tiếp xã hội). Theo phân tích của Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội): Chi cho nhu cầu ăn khoảng 60% tổng chi tiêu và 40% dành cho phi lương thực, thực phẩm. Cách tính này để thuận lợi cho việc điều chỉnh, rà soát và tiết kiệm chi phí, nhận diện hộ nghèo ở các địa phương cơ sở, chuẩn nghèo được chuyển đổi tính theo thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình. Nhưng do chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng nhanh, năm 2007 là 12,63%, 6 tháng đầu năm 2008 là 18,44%, ước tính cả năm 2008 từ 24,5-28,5%, làm cho giá trị thực của chuẩn nghèo giảm xuống. Để bảo đảm đúng giá trị thực của chuẩn nghèo như khi đã ban hành thì phải tính them vào chuẩn nghèo chỉ số CPI từ năm 2007 và năm 2008. Sau khi thống nhất với Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất phương án điều chỉnh chuẩn nghèo theo phương án: Chuẩn nghèo điều chỉnh giá năm 2008 sẽ bằng chuẩn nghèo hiện nay cộng với chỉ số giá CPI trong 2 năm 2007-2008 (khi xây dựng đã ước tính chỉ số năm 2006 là 6,5%); nếu cập nhật giá, giá trị chuẩn nghèo sẽ tăng khoảng 40-45% so với chuẩn nghèo hiện tại. Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Phương án 1: Chuẩn nghèo được cập nhật chỉ số CPI năm 2007 (12,63%) và năm 2008 (dự kiến là 24,5%). Do vậy chuẩn nghèo được cập nhật chỉ số CPI năm 2007 (12,63%) và năm 2008 (dự kiến là 24,5%). Chuẩn nghèo được tính ở 2 khu vực: Nông thôn-những hộ có mức thu nhập bình quân từ 270.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo. Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 360.000 đồng/ người/tháng trở xuống là hộ nghèo. Theo phương án này, dự báo tỷ lệ hộ nghèo của cả nước đến cuối năm 2008 khoảng 15-16%, tương ứng với 2,9-3,1 triệu hộ. Với Phương án 2, chuẩn nghèo được cập nhật theo chỉ số CPI năm 2007 (12,63%) và năm 2008 (dự kiến là 27,5%).
Các chuẩn mới này đã tính đến các yếu tố trượt giá, tăng trưởng kinh tế, tăng tiền lương... trong cả giai đoạn.
PHẦNII: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO HUYỆN QUỲ CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
I- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN
1.Vị trí địa lí
Huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An. Đông giáp Thanh Hoá. Tây giáp huyện Quế Phong. Nam giáp huyện Con Cuông và Quỳ Hợp. Bắc giáp huyện Quế Phong và Thanh Hoá.
Thông tin sơ lược
Diện tích: 1.073,8km2
Dân số: 49.500 người (2004)
Mật độ dân số: 46 người/km2
Bao gồm thị trấn Quỳ Châu và 11 xã: Châu Bính, Châu Thuận, Châu Tiến, Châu Hội, Châu Hạnh, Châu Thắng, Châu Nga, Châu Bình, Châu Phong, Châu Hoàn và Diên Lãm.
2.Kinh tế – xã hội
Quỳ Châu nằm trong vùng kinh tế Phủ Quỳ, trung tâm của miền Tây Bắc Nghệ An. Huyện có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất và chế biến nông lâm sản, khai thác khoáng sản và tiềm năng du lịch. Địa hình của huyện khá phức tạp khi có hơn 72% diện tích ở độ cao trên 200 m so với mặt nước biển, bị chia cắt bởi mạng lưới sông suối dày đặc.
Quỳ Châu là huyện có diện tích rừng lớn ở Nghệ An, chiếm gần 60% diện tích đất tự nhiên, đứng thứ tư sau Tương Dương, Con Cuông và Quế Phong.
Rừng Quỳ Châu mang đặc tính của rừng nhiệt đới, được phân bổ trên triền dốc lớn, núi cao với nhiều loại gỗ quý như: lim, lát hoa, hoàn linh, săng lẻ,... và nhiều loại cây dược liệu hoài sơn, thiên niên kiện, sa nhân. Trong đó phải kể đến cây quế, được xem như đặc sản của huyện cùng nhiều loài thú như: hươu, nai, gấu...
Ngành tiểu thủ công nghiệp với các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát thủ công, hương trầm, tuy chưa phát triển mạnh, nhưng phần nào đã mang lại thu nhập cho nhiều hộ dân trong huyện.
Từ ngày thành lập đến nay. UBND huyện Quỳ Châu đã trải qua các giai đoạn phát triển:
* Giai đoạn 1: 1961 -1970
- Trong giai đoạn này, nhiệm vụ chủ yếu chủ yếu của UBND là phân vạch địa giới hành chính ổn định tạm thời công việc tạm thời của các phòng ban chức năng, ổn định sản xuất của nhân dân trên địa bàn. Thời gian này tại các xã đã bắt đầu hình thành các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Thời kỳ này, UBND huyện chưa có quy hoạch cụ thể nên các công trình, cơ sở hạ tầng chỉ là chắp vá mang tính tạm thời.
* Giai đoạn 2: 1971-1980
- Giai đoạn này là thời kỳ đang bao cấp là một huyện miền núi được hưởng thụ chính sách Nhà nước. Nền kinh tế huyện nhà mang tính tự cung tự cấp, sản phẩm làm ra chưa trở thành hàng hoá.
Các cơ sở sản xuất như nhờ các xí nghiệp sản phẩm sản xuất ra theo kế hoạch của Nhà nước, Nhà nước đang bao tiêu sản phẩm
* Giai đoạn 3: 1981 1990
- Thời gian này về phát triển kinh tế xã hội đựoc chính quyền quan tâm, các cơ sở hạ tầng của huyện cũng được quan tâm đầu tư. Xây dựng giao thông nông thôn liên thôn, liên xã, các cơ sở sản xuất Công nghiệp, tiểu thụ công nghiệp theo quy mô vừa và nhỏ. Gồm 2 xí nghiệp. Trong đó 1 xí nghiệp mộc, 1 xí nghiệp sản xuất gạch ngói. Năng suất lúa thời kỳ này chỉ 10 tạ/ha đời sống nhân dân được cải thiện dần.
* Giai đoạn 4: 1991-2005
- Hơn 10 năm qua. Các hộ và công nhân viên chức và nhân dân các dân tộc huyện Quỳ Châu đã ra sức phấn đấu vươn lên từ thế mạnh của huyện, huyện đã mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi được bê tông hoá, đầu tư vào cây, con giống vào nông thôn năng xuất hàng năm được tăng lên hàng năm rõ rệt và được tỉnh khen 1 trong 19 huyện thành của tỉnh Nghệ An về tăng vụ giao đất, giao rừng cho dân.
2.1. Một số kết quả từ 2001 - 2005
Đây là một kế hoạch 5 năm của huyện Quỳ Châu: được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Hội đồng nhân dân - UBND huyện và Đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện nhà đoàn kết, nhất trí, đồng tâm hiệp lực vào công cuộc đổi mới. Phấn đấu hoàn thành mọi chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Từ năm 2001-2005 huyện đã đạt được một số chỉ tiêu sau:
+ Về sản xuất nông nghiệp
Sản lượng nông nghiệp đã từng bước ổn định và có những tiến bộ rõ rệt về năng suất và chất lượng.
- Năn 2001: Sản lượng lương thực 11.076 tấn đạt 110% kế hoạch
- Năm 2002: Sản lượng lương thực 10.076 tấn đạt 100% kế hoạch
- Năm 2003: Sản lượng đạt 9.086 tấn = 96,72% kế hoạch
- Năm 2004: Sản lượng đạt 12.089 tấn đạt 120% kế hoạch
- Năm 2004: Sản lượng đạt 15.076 tấn đạt 100% kế hoạch
So với nghị quyết đại hội huyện Đảng bộ khoá X đề ra phân theo kế hoạch hàng năm huyện đạt 110% so với kế hoạch.
Nguyên nhân:
- Huyện đã đầu tư giống tốt, mới
- Cung cấp phân bón đảm bảo yêu cầu
- Diện tích khai hoang phục hoá đất ruông được mở rộng
- Giao thông, thuỷ lợi đảm bảo nguồn tưới tiêu
+ Chăn nuôi:
- Đàn đại gia súc từ năm 2002 đến năm 2005 có xu hướng tăng
- Đàn Trâu: 2134 con tăng từ 3 đến 6%
- Đàn Bò: 850 con tăng từ 7 đến 15%
- Đàn Lợn: 3200 con tăng từ 20 đến 25%
- Đàn Gia cầm cũng tăng 10.000 con tăng từ 55 đến 56%
+ Lâm nghiệp:
Qua 5 năm thực hiện nghi quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khoá X. Công tác chăm sóc và phát triển rừng theo chương trình 327 và chương trình 661 đạt được những kết quả sau:
- Rừng trồng mới 67,62ha
- Rừng chăm sóc 102.147ha
- Rừng khoanh nuôi 2.000,8ha
- Rừng bảo vệ 2.847ha
+ Tiểu thủ công nghiệp, XDCB, KDDV
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã đáp ứng phần nào nhu cầu tiêu dùng của nhân dân địa phương:
Như chế biến lương thực thực phẩm, may mặc, gia công cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng.
Năm 2001 đạt doanh thu 4.695.124.000đ
Năm 2002 đạt doanh thu 7.321.244.000đ
Năm 2003 đạt doanh thu 8.530.000.000đ
Năm 2004 đạt doanh thu 10.130.241.000đ
Năm 2005 đạt doanh thu 11.150.362.000đ
+ Tài chính thương mại:
Là một huyện miền núi nguồn thu ngân sách của huyện chủ yếu là dịch vụ, buôn bán nhỏ.
- Năm 2001: Tổng thu ngân sách 1.171 triệu đạt 161% kế hoạch
- Năm 2002: Tổng thu ngân sách 1.198 triệu đạt 103% kế hoạch
- Năm 2003: Tổng thu ngân sách 1.398 triệu đạt 150% kế hoạch
- Năm 2004: Tổng thu ngân sách 1.560 triệu đạt 146% kế hoạch
- Năm 2005: Tổng thu ngân sách 1.854 triệu đạt 118% kế hoạch
+ Văn hoá - xã hội:
- Về công tác xoá đói giảm nghèo: Thực hiện nghị quyết Trung ương V khoá IX đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo ở nông thôn vùng sâu vùng xa, thực hiện "hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn" có sự phối hợp giữa các ban nghành, đoàn thể quần chúng trong công tác XĐGN. Mỗi năm, quỹ vì người nghèo do UBMTTQ huyện đứng ra kêu gọi ủng hộ. Quỹ thu được từ 50 - 100 triệu đồng. Ban vận động quỹ "vì người nghèo" huyện đã dùng số vốn này để hỗ trợ cho những gia đình gặp khó khăn hoạn nạn, do thiện tai, bão lũ, xây nhà tình thương, xoá nhà dột nát, nhà đại đoàn kết.
Công tác XĐGN của huyện được thực hiện tương đối tốt:
Năm 2001 tỷ lệ đói nghèo của địa phương là: 24,07% có 2.289 hộ
Năm 2004 chỉ còn 14% có 1.419 hộ
+ Giáo dục:
Sự nghiệp giáo dục luôn được quan tâm và đưa lên hàng đầu, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường luôn đạt từ 98 - 99%. Huyện Quỳ Châu luôn giữ vững là đơn vị phổ cập tiểu học. Và đã phổ cập THCS đối với các xã vùng sâu, vùng xa 10/12xã.
Qua 5 năm thực hiện nghị quyết đại hội huyện Đảng bộ khoá X các bộ, chiến sỹ các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc huyện Quỳ Châu đã có nhiều cố gắng, đoàn kết, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của đảng và chính quyền địa phương, khắc phục mọi khó khăn, từng bước đẩy mạnh sản xuất phát triển kinh tế, ổn định đời sống và thực hiện tốt các chương trình XĐGN - GQVL cho người lao động. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở các cơ sở và các cơ quan đơn vị đã phát huy tác dụng, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương. Các hoạt động văn hoá xã hội cũng được quan tâm đi vào chiều sâu, trình độ dân trí ngày cũng được nâng cao. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có những mặt hạn chế sau:
- Sự chuyển dịch cơ cấu còn chậm, nền kinh tế còn nhỏ lẻ không có mô hình kinh tế lớn. Trong sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, chưa áp dụng các biện pháp mới của KHKT nên năng xuất lao động còn thấp.
- Cơ sở hạ tầng được đầu tư nhưng còn chậm nên phần nào còn ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
- Nguồn thu ngân sách của địa phương tuy đạt vượt chỉ tiêu kế hoạch nhưng vẫn phải nhờ sự trợ cấp của tỉnh và truong ương.
- Tệ nạn xã hội: còn rất phức tạp nhất là nan buôn bán và sự dụng các chất ma tuý. Toàn huyện Quỳ Châu đến ngày 30 tháng 5 năm 2005 có 320 đối tượng nghiện các chất ma tuý gây ảnh hưởng tới trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
- Một số cán bộ Đảng viên giảm sút ý chí năng lực, công tác chưa đáp ứng được trong thời kỳ mới, sự lãnh đạo chỉ đạo của một số cấp uỷ còn chưa triệt để. Sự điều tiết của các cấp chính quyền còn thiếu nhạy bén, công tác kiểm tra giám sát chưa được thường xuyên.
2.2. Mục tiêu giai đoạn 2006-2010
Phát huy những thành tích đã đạt được, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong toàn huyện Quỳ Châu. Quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế.
+ Sản lượng lương thực:15.076 tấn lên 20.000 tấn trong năm 2006
+ đàn trâu tăng bình quân 2-3% mỗi năm
+ Đàn gia súc, gia cầm: tăng từ 10-15% mỗi năm
+ Trồng rừng mới từ 15-20% mỗi năm
+ Thu ngân sách: 2.501 triệu trong năm 2006
+ XĐGN: giảm từ 3 -4% mỗi năm
+ Dân số KHHGĐ: giảm tỷ lệ sinh 5% mỗi năm
II- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI TẠI HUYỆN QUỲ CHÂU
1- Thực trạng nghèo đói huyện Quỳ Châu năm 2006
1.1- Tình hình hộ nghèo đói của huyện Quỳ Châu năm 2005 ( theo chuẩn cũ)
Huyện Quỳ Châu là một trong những huyện có nền kinh tế phát triển chưa đồng bộ, cơ sở hạ tầng còn thiếu, công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, mật độ dân số phân bố không đồng đều giữa các vùng dân cư, lao động thiếu việc làm còn cao. Mặt khác, thời tiết khí hậu bất lợi, thiên tai bão lụt, hạn hán còn xảy ra làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân, đặc biệt là vùng núi vẫn còn nhiều hộ đói.
Đứng trước tình hình đó trong những năm qua đã được sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân huyện, Ban chỉ đạo chương trình xóa đói giảm nghèo của huyện chỉ đạo phối hợp hoạt động của các nghành các cấp, các địa phương triển khai thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo đã thu được một số kết quả khả quan, để biết được củ thể tình hình nghèo đói của huyện xem bảng sau:
Bảng tổng hợp kết quả xác định hộ nghèo huyện Quỳ Châu
số TT
Tên xã, thị trấn
Tổng số hộ trên địa bàn
Số hộ nghèo
Tỷ lệ nghèo (%)
thị trấn
544
20
3.7
châu hạnh
1747
671
38.4
châu hội
1316
482
36.6
châu bình
1925
789
41.0
châu nga
332
161
48.5
châu thắng
512
217
42.4
châu tiến
898
323
36.0
châu bính
894
327
36.6
châu thuận
547
205
37.5
châu phong
1186
498
42.0
châu hoàn
389
207
53.2
diên lãm
420
201
47.9
Tổng
10710
4101
38.3
Khu vực thành thị
544
20
3.7
Khu vực nông thôn
10166
4081
40.1
(Số liệu do Phòng Lao Đông Thương Binh Xã Hội cungcấp)
Qua bảng tổng hợp kết quả xác định hộ nghèo của huyện ta thấy: Số hộ nghèo của các xã chiếm tỉ lệ còn cao so với tổng số hộ trên địa bàn theo tiêu chí cũ là 38,3% bằng 4.101 hộ thuộc các xã đặc biệt khó khăn như: Châu Hoàn còn 207 hộ bằng 53,2%, Châu Nga 161 hộ chiếm 48,5%, Diên Lãm còn 201 hộ chiếm 47,9% con số này cho ta thấy tỉ lệ hộ nghèo còn cao đặc biệt các xã này đều xa trung tâm huyện từ 50 đến 80 km giao thông đi lại khó khăn mặt bằng dân trí thấp, hạ tầng cơ sở vật chất còn yếu kém, tập quán sản xuất còn lạc hậu sự chênh lệch hộ nghèo giữa hai khu vực quá cao, khu vực thành thị chỉ có 3,7% bằng 20 hộ, khu vực nông thôn là 40,1% chiếm 4.081 hộ, đây là điều khó khăn trở ngại của huyện để phát triển kinh tế, làm cản trở cho chương trình xóa đói giảm nghèo, không đạt kết quả như mong muốn, theo tình hình chung của huyện thì những hộ nghèo đói thường là hộ có hoàn cảnh neo đơn, tàn tật, đau ốm, chủ hộ thường là nữ, lao động chính phụ nữ chiếm đa số và những hộ này chủ yếu là hộ thuần nông.
Mà trong sản xuất nông nghiệp nuôi bản thân vẫn còn thiếu nói gì đến nuôi người khác, ở những hộ này cứ 01 lao động phải nuôi 02 đến 03 người ăn theo nên dễ gây ra đói khi điều kiện thời tiết bất lợi như: hạn hán, bão lụt, sâu bệnh gây hại làm mất mùa.
Hộ nghèo đói thường sống cô lập tách biệt với cộng đồng và xã hội do cơ sở hạ tầng còn thiếu như: Điện, đường, trường, trạm…Giao thông đi lại khó khăn, ngoài ra hộ nghèo đói thường thiếu các điều kiện để phát triển kinh tế như: Thiếu đất canh tác, thiếu lao động, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm làm ăn. và kiến thức…do các hộ này không đủ điều kiện để học tập nên đa số trình độ thấp và khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào trong sản xuất còn hạn chế. Các hộ này thường có thu nhập thấp, chủ yếu là lo cho cái ăn vẫn chưa đủ nói gì đến vấn đề khác, nên con cái thường không được học hành, ốm đau không có tiền chữa trị, thiếu ăn, thiếu mặc thường bị suy dinh dưỡng nên sức khỏe không đảm bảo và cuộc sống luôn thiếu, nên các hộ này rất cần sự quan tâm, giúp đỡ, viện trợ của cấp trên vừa giải quyết cái ăn trước mắt còn lâu dài cần có chính sách thích hợp như: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng có năng suất cao, đạo tạo nghề. hướng dẫn cách làm ăn…Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, nhằm cải thiện điều kiện sống, vươn lên vượt qua đói nghèo.
Trong những năm tới huyện cần có chính sách ưu tiên về phát trtiển kinh tế cho các vùng nghèo xã nghèo như: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, đạo tạo nghề phù hợp cho từng vùng dân cư, phát huy lợi thế của từng địa phương tận dụng được thời gian nông nhàn theo mùa của nhân dân, làm cho người dân hiểu được lợi ích của các cây trồng vật nuôi mới có năng suất và hiệu quả cao hơn, làm thay đổi phương thức sản xuất, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống cho người dân nghèo.
1.2- Tình hình hộ nghèo đói của huyện Quỳ Châu năm 2006(theo chuẩn mới).
Năm 2006 là năm đầu tiên huyện thực hiện nghị quyết đại hội Đảng Bộ huyện khóa XXIII nên được huyện rất quan tâm công tác xóa đói giảm nghèo cho người dân. Chương trình xóa đói giảm nghèo đã được đưa vào nghị quyết đại hội Đảng Bộ huyện đến các xã thị đều có ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo, cùng với các cơ quan ban nghành, nhân hàng người nghèo, ngân hàng nông nghọêp phát triển nông thôn thực hiện các biện pháp phối hợp lồng ghép các chương trình, dự án, kết hợp với phát triển kinh tế tạo điều kiện cho người ngheò có vốn, có kiến thức sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống tiến lên làm giàu. Trong năm 2006 huyện đã tổ chức 60 lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức, kĩ thuật sản xuất, chăn nuôi cho 2500 lượt lao động có thể tiến hành sản xuất hợp lý đạt kết quả cao, phù hợp với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Đồng thời ban chỉ đạo cũng đã tổ chức tập huấn nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo cho 80 người.
Cùng với việc phát triển kinh tế công tác chăm sóc sức khỏe cho người nghèo và học tập cho con em nghèo cũng được huyện quan tâm, tạo điều kiện miễn giảm học phí và các loại đónh góp xây dựng trường đối với học sinh là con em nghèo đói được đến trường và giảm viện phí cho các đối tượng nghèo đói khi ốm đau đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế đều không mất tiền theo nghị định 95/CP của chính phủ, bình quân hàng năm số tiền miễn giảm đóng góp xây dựng trường là 65 triệu đồng và khám chữa bệnh cho người nghèo là 54 triệu đồng.
Ngoài ra huyện còn miễn giảm thuế nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế công thương cho các hộ nghèo đói, còn các hộ già cả, neo đơn, người tàn tật mất khả năng lao động và hộ chính sách được trích ngân sách hàng năm của huyện trên 200 triệu đồng giúp đỡ các hộ này. Điều này góp phần không nhỏ cho tình hình xóa đói giảm nghèo của huyện.
Để biết rõ hơn tỉ lệ hộ nghèo của huyện năm 2006 giữa các xã trong huyện ta xem bảng:
Số liệu điều tra hộ nghèo năm 2006 theo chuẩn mới
TT
Đơn vị
Tổng số hộ trên địa bàn
Thực trạng nghèo năm 2006
Số hộ nghèo
Tỉ lệ nghèo %
(Theo chuẩn mới)
1
thị trấn
544
199
21,9
2
châu hạnh
1747
926
53,0
3
châu hội
1316
651
49,5
4
châu bình
1925
997
51,8
5
châu nga
332
224
67,5
6
châu thắng
512
328
64,1
7
châu tiến
898
431
48,0
8
châu bính
894
465
52,0
9
châu thuận
547
287
52,5
10
châu phong
1186
688
58,0
11
châu hoàn
389
274
70,0
12
diên lãm
420
266
63,3
Tổng
10.710
5.656
52,8
Năm 2006 huyện đã tiến hành điều tra số hộ nghèo theo chuẩn mới do Bộ lao động thương binh xã hội công bố áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 là nhóm người có mức thu nhập bình quân dưới 200.000 đồng/ tháng đối với vùng nông thôn và 260.000 đồng/ tháng đối với khu vực thành thị. Cùng với quá trình tăng trưởng và phát triển nền kinh tế chất lượng cuộc sống nâng lên, chuẩn nghèo cũng từng giai đoạn cũng tăng lên bình quân gần hai lần.
Tuy nhiên xem bảng ta thấy phản ánh tỉ lệ nghèo của huyện vẫn còn cao: 52,8% chiếm 5.656 hộ nghèo. Đặc biệt có xã như Châu Nga là 67,5% chiếm 224/332 hộ trong toàn xã, Châu Thắng 328 hộ nghèo chiếm 64,1%, Châu Hoàn274 hộ chiếm 70,4%, Diên Lãm266 hộ chiếm 63,3%, Đây là con số đang báo động cho huyện cần tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác xóa đói giảm nghèo một cách đồng bộ trên toàn huyện cần phải có những giả pháp hữu hiệu hơn nữa.
Từ kết quả trên, chúng ta thấy rằng sự quan tâm giúp đỡ của huyện không đồng bộ giữa các xã, tạo nên sự chênh lẹch nghèo đói rất lớn như đã nêu trên. Nên huyện cần xem xét, đánh giá đúng sự thật, đúng đối tượng cụ thể tùy theo từng địa phương để có chính sách giải quyết kịp thời, tạo điều kiện cho người nghèo phát triển kinh tế.
Vào năm 2006 vốn từ các hội phụ nữ, hội nông dân…đã tín chấp cho 3609 hộ vay với số tiền lên đến 4.380 triệu đồng, bên cạnh đó, các đoàn thể còn có những phong trào hoạt động sôi nổi đem lại hiểu quả thiết thực, thu hút đông đảo hội viên tham gia và huy động thêm nguồn vốn tại cộng đồng, giải quyết cho những gia đình nghèo đói vay vốn để sản xuất kinh doanh, giúp nhau kinh nghiệm làm ăn, đổi công trong những lúc thời vụ cao điểm.
Phần lớn việc vay vốn của các hộ nông dân nói chung và các hộ nghèo nói riêng đều sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, các hộ này vay vốn chủ yếu để mua trâu bò cày kéo, chăn nuôi lợn, gà, vịt…Mua nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất, còn có một số hộ vay để mua máy móc, cải tạo vườn tạp và và có một số hộ vay để kinh doanh buôn bán nhỏ. Nhờ vậy đã thu hút nhiều lao động có việc làm, phát triển các ngành nghề truyền thống, chăn nuôi gia súc, gia cầm…tăng thu nhập cải thiện đời sống.
Được sự quan tâm giúp đỡ của Nhà nước và huyện đã xây dựng và cải tạo nhiều cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo đói, bằng cách cho vay vốn, hỗ trợ kĩ thuật sản xuất, kinh nghiệm làm ăn và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, được sự nỗ lực giữa hai phía, người hỗ trợ và người được hỗ trợ có mối quan hệ với nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, làm cho cuộc sống người dân không ngừng tăng lên. Qua bảng chúng ta thấy rõ hơn vấn đề chi tiêu của các hộ nghèo đói trong huyện:
Một số chỉ tiêu bình quân đối với các hộ nghèo đói của huyện vào năm 2006.
chỉ tiêu
ĐVT
Hộ nghèo đói
Hộ nghèo
Hộ đói
1. Bình quân diện tích đất canh tác/khẩu
m2/khẩu
234
266
202
2. Bình quân nhân khẩu/hộ
khẩu/hộ
5,14
4,75
5,53
3. Bình quân lao động/hộ
lao động/hộ
2,1
2,3
1,9
4. Bình quân lương thực/người/năm
kg/người
247
288
206
5. Bình quân thu nhập/người/năm
1000đ/người
677
816
538
6. Bình quân chi tiêu/người/năm
1000/người
727
852
602
(Số liệu Phòng thống kê huyện cấp)
Qua bảng này chúng ta thấy rằng diện tích đât canh tác tính bình quân trênmột người của các hộ nghòe đói rất ít, đói với hộ đói là202m2, hộ nghòe là 266m2, còn hộ nghòe đói là 234 m2. Trong khi đó tính bình quân nhân khẩu/hộ rất cao, đối với hộ nghèo đói là 5,14 người, còn với hộ nghèo có ít hơn 4,75 người và hộ đói là 5,53 người và nếu tính bình quân lao động/hộ thì cũng rất ít, đối với hộ nghèo đói là 2,1 lao động, điều này cho thấy 01 lao động phải nuôi thêm 2,4 người ăn theo, còn đối với hộ nghèo là 2,3 lao động, nên 01 lao động phải nuôi theo 2,1 người ăn theo và đối với hộ đói là 1,9 lao động, 01 người lao động phải nuôi thêm 2,9 người ăn theo, làm cho cuộc sống của họ vốn đã nghèo lại càng nghèo hơn là điều không tránh khỏi. Nhờ được sự quan tâm của huyện và cộng đồng nên bình quân lương thực trên đầu người tren năm cũng tương đối cao, hộ nghèo đói 247 kg, hộ nghèo 288 kg và hộ đói 206 kg, còn nếu tính theo bình quân thu nhập đầu người trên năm đối với các hộ như sau: Hộ nghèo đói 677.000 đồng, hộ nghèo 816.000 đồng, hộ đói 538.000 đồng, do thu nhập của hộ thấp mà nhu cầu chi tiêu lại cao nên các hộ này thường thiếu nếu tính theo chi tiêu đầu người/năm đối với các hộ như sau: Các hộ nghèo đói là 727.000 đồng, hộ nghèo là 852.000 đồng, hộ đói là 620.000 đồng.
Nhìn chung đối với các hộ nghèo đói thường chi lớn hơn thu, nên họ luôn luôn nằm trong tình trạng thiếu, do đảm bảo duy trì cuộc sống nên họ phải đi vay, mượn để chi tiêu cho cuộc sống gia đình nên cuộc sống của họ rất khó khăn cần các ban nghành, chính quyền huyện quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện cho họ cải thiện điều kiện sống và đưa công tác xóa đói giảm nghèo của huyện trong thời gian tới đạt kết quả cao hơn.
2- Các chương trình dự án XĐGN đã thực hiện từ năm 2006
2.1- Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng chương trình mục tiêu XĐGN
2.2.1- Thuận lợi
XĐGN là một trong những chính sách cơ bản trong chiến lược phát triển KT-XH được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, là một trong những mục tiêu trọng điểm được Đại hội Huyện Đảng bộ khoá 22 đặt ra.
Kết quả thực hiện XĐGN trong những năm qua đã cho chúng ta những bài học kinh nghiệm về quản lý, điều hành, huy động nguồn nhân lực và tổ chức thực hiện, đã xuất hiện nhiều mô hình XĐGN làm ăn có hiệu quả, vận dụng và nhân rộng trong toàn huyện.
Nền kinh tế của huyện nhà ngày càng tăng trưởng cao, các chủ trương chính sách về XĐGN ngày càng được hoàn thiện và đi vào cuộc sống.
2.2.2- Khó khăn
Tuy những kết quả về XĐGN trong những năm qua là đáng ghi nhận, song chúng ta còn đứng trước nhiều khó khăn và thách thức đặt ra trong giai đoạn tới.
- theo số liệu điều tra thực trạng đói nghèo, theo tiêu chuẩn Quốc gia mới so với cả Tỉnh thì tỷ lệ hộ nghèo huyện Quỳ châu đang ở mức cao.
Toàn huyện có 4101 hộ nghèo, chiếm 38,29% ( theo chuẩn mới)
Hộ có thu nhập bình quân dưới 120.000đ có 2426 hộ, chiếm 59,1%. Hộ có thu nhập dưới 200.000 có 1575 hộ, chiếm 38,4 %
- Huyện Quỳ châu là một huyện miền núi thường xuyên bị thiên tai, lốc cục bộ thường ảnh hưởng đến những hộ nghèo, vẫn còn hiện tượng đói nghèo nên những kết quả XĐGN trong những năm qua thiếu tính bền vững.
- XĐGN hoạt động theo cơ chế phối hợp liên ngành công tác điều hành càng phức tạp, cán bộ làm công tác XĐGN chủ yếu còn kiêm nhiệm, cán bộ cơ sở còn rất yếu về chuyên môn.
2.2- Các chương trình dự án XĐGN-những kết quả đạt được
2.2.1- Chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo
Nguồn tín dụng ưu đãi cho người nghèo được cấp bởi ngân hàng chính sách phục vụ người nghèo, nay là ngân hàng chính sách xã hội.
- Mục đích: Cung cấp tín dụng ưu đãi cho tất cả các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh và phát triển chăn nuôI với lãI suất thấp không phảI thế chấp tài sản, để phát triển sản xuất tăng thu nhập hộ gia đình nhằm xoá đói giảm nghèo.
- Nội dung: Trong 5 năm ngân hàng chính sách phục vụ người nghèo, nay là ngân hàng chính sách xã hội đã thực hiện cho vay với doanh số là 19.205 tỷ đồng, trong đó:
+Nguồn vốn về phòng NV- LĐTBXH:
Tổng vốn: 860 triệu đồng
Tổng hộ được vay: 287 hộ
Bình quân vay: 3 triệu đồng/hộ
+Nguồn vốn được ngân hàng chính sách xã hội cho vay:
Tổng vốn: 18.545 tỷ đồng
Tổng hộ được vay: 4053 hộ
Bình quân vay:4.500.000 đồng / hộ
Hàng năm phòng NV- LĐTBXH phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội thẩm định hướng dẫn làm thủ tục nhanh gọn, giảI ngân kịp thời, đúng thời vụ, cho vay đúng đối tượng, sử dụng đồng vốn đúng mục đích.
Ngân hàng chính sách xã hội đã phối hợp với cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ vay vốn để đảm bảo cho vay vốn đúng đối tượng, phát huy hiệu quả của đồng vốn, thu hồi đủ vốn và lãI đúng thời hạn.
Nâng cao năng lực của các hộ vay vốn, thông qua đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhóm, đưa tổ vay vốn thực sự trở thành nơI hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo.
2.2.2- Công tác khuyến nông khuyến lâm, hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất cho người nghèo đã được chú trọng.
Được sự hỗ trợ của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn , sở Thuỷ sản, UBND huyện đã chỉ đạo trạm khuyến nông khuyến lâm huyện triển khai chương trình tập huấn cho các xã, thị trấn.
Tổng vốn chương trình: 231 triệu đồng
Số lớp: 199 lớp
Số người tham gia: 13.860 hộ
Việc tập huấn khuyến nông khuyến lâm cho người nghèo đã thay đổi cả nội dung lẫn hình thức, nội dung tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất. Xuất phát từ yêu cầu đặt ra của người nghèo, việc tổ chức tập huấn được chuyển tảI về tận thôn bản, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tham gia các chương trình, dự án, công tác hướng dẫn bà con nghèo cách làm ăn, được cán bộ khuyến nông khuyến lâm thực hiện theo phương châm “cầm tay chỉ việc”
2.2.3- Hỗ trợ về sản xuất:
Các hộ nghèo vùng sâu vùng xa đã được hỗ trợ về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, cùng với chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển, đã tạo điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôI, phù hợp với đặc điểm sinh tháI cho năng suất cao hơn nhằm xoá một phần tập quán làm ăn lạc hậu.
Hỗ trợ sản xuất phát triển ngành nghề:
Trong những năm gần đây huyện đã chú trọng xây dựng các làng nghề truyền thống như : dệt thổ cẩm ( Bản Hoa tiến- Châu tiến; bản Đồng minh-Châu hạnh), đan lát mây tre đan xuất khẩu ( Châu hạnh, Thị trấn, Châu thắng). Tuy nhiên các mô hình làng nghề truyền thống vẫn chưa được nhân._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21784.doc