Giải pháp về quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm TM & Xuất nhập khẩu thiết bị Thuỷ

Tài liệu Giải pháp về quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm TM & Xuất nhập khẩu thiết bị Thuỷ: MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay, ngành công nghiệp tàu thuỷ rất có nhiều cơ hội phát triển. Với xu thế quan hệ giao lưu buôn bán của nước ta với các nước trong khu vực và thế giới ngày càng mở rộng và phát triển thì đặc điểm địa lý là bờ biển dài, nhiều cảng lớn chạy dọc từ Bắc xuống Nam là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của giao thông đường thuỷ với chi phí rẻ nhất và khả năng chở được nhiều loại hàng hóa nhất là sự lựa chọn của các doanh nghiệ... Ebook Giải pháp về quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm TM & Xuất nhập khẩu thiết bị Thuỷ

doc84 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp về quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm TM & Xuất nhập khẩu thiết bị Thuỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p. Sự nên ngôi của ngành thuỷ sản với việc khuyến khích đánh bắt xa bờ và định hướng phát triển nền kinh tế biển của Chính phủ, tất cả các điều đó tạo ra nhu cầu lớn về sửa chữa, thay thế và đóng mới tàu thuyền. Ngành công nghiệp tàu thuyền có cơ hội phát triển kéo theo khả năng kinh doanh của các nhà cung ứng vật tư, thiết bị thuỷ trong đó có Trung tâm Thương mại và Xuất nhập khẩu thiết bị Thuỷ. Là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị thuỷ từ nước ngoài và phân phối cho các công ty, doanh nghiệp trong nước, trung tâm thương mại xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ trực thuộc công ty Tư vấn đầu tư và thương mại mới vừa thành lập được 6 năm, song trong thời gian vừa qua trung tâm đã đạt được những thành tựu đáng kể.Tuy nhiên, sự tăng lên nhanh chóng về số lượng cũng như quy mô của các doanh nghiệp trong lĩnh vực cung cấp thiết bị thuỷ, đã đặt trung tâm đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Điều này, đòi hỏi Trung tâm phải có nỗ lực và những bước đi đúng đắn nhằm duy trì và không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này trong quá trình thực tập tại trung tâm, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài : “Một số giải pháp về quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ” Với thời gian thực tập ngắn tại trung tâm và kiến thức còn nhiều hạn chế nên đề án không tránh khỏi những thiếu sót . Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các anh chị trong trung tâm để đề án của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ, KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI I. Một số khái niệm cơ bản 1. Khái niệm về quản lý : Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý nhưng nhìn chung có thể hiểu . Quản lý là một sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường . Quản lý tổ chức là quy trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các nguồn lực và hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức với hiệu lực và hiệu quả cao trong điều kiện môi trường luôn luôn biến động. 1.1. Các chức năng chính của quản lý : Các chức năng quản lý là những loại công việc quản lý khác nhau, mang tính độc lập tương đối, được hình thành trong quá trình chuyên môn hoá hoạt động quản lý . Hiện nay, các chức năng chính của quản lý thường được xem xét theo hai cách tiếp cận : theo quy trình quản lý và theo hoạt động của tổ chức. Các chức năng phân theo quy trình quản lý bao gồm: Lập kế hoạch: Tổ chức : Lãnh đạo Kiểm tra Đây là chức năng chung nhất với mọi nhà quản lý không phân bệt cấp bậc ngành nghề, quy mô lớn, nhỏ của tổ , môi trường , xã hội,… Chức năng quản lý phân theo hoạt động của tổ chức: Quản lý lĩnh vực Marketing Quản lý lĩnh vực nghiên cưu và phát triển Quản lý sản xuất Quản lý tài chính Quản lý nguồn nhân lực Quản lý chất lượng Quản lý các dịch vụ hỗ trợ cho tổ chức. 1.2. Vai trò của quản lý tổ chức: Để tồn tại và phát triển, con người không thể hành động riêng lẻ mà cần phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới những mục tiêu chung.Quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cũng như bảo đảm cuộc sống an toàn cho cộng đồng xã hội ngày càng được thực hiện trên quy mô lớn hơn với tính phức tạp ngày càng cao hơn. Đòi hỏi sự phân công, hợp tác để liên kết những con người trong tổ chức. Chính từ sự phân công chuyên môn hoá hợp tác lao động đã làm xuất hiện một dạng lao động đặc biệt lao động quản lý . C.Mac đã chỉ ra “Mọi lao động xã hội trực tiếp hoặc lao động chung, khi thực hiện một quy mô tương đối lớn, ở mức độ nhiều hay ít đều cần đến quản lý” Ông đưa ra một hình tượng để thể hiện vai trò của quản lý “một người nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển mình, còn một dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng. Quản lý giúp các tổ chức và các doanh nghiệp thành viên của họ thấy rõ được mục tiêu và hướng đi của mình. Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất đối với cá nhân và tổ chức giúp tổ chức thực hiện sứ mệnh của mình, đạt được những thành tựu ngắn hạn và dài hạn, tồn tại và phát triển không ngừng. Trong hoạt động của tổ chức có 4 yêu cầu cấu tạo thành kết quả. Đó là nhân lực, vật lực, tài lực, thông tin. Quản lý sẽ phối hợp tất cả các nguồn lực của tổ chức thành một chỉnh thể tạo nên tính để thực hiện mục đích của tổ chức với hiệu quả cao. Mục đích của quản lý là đạt giá trị gia tăng cho tổ chức. Điều kiện mà các tổ chức gặp phải luôn luôn biến đổi nhanh. Những biến đổi nhanh thường tạo ra các cơ hội và nguy cơ bất ngờ. Quản lý giúp các tổ chức thích nghi với môi trường, nắm bắt tốt hơn các cơ hội, tận dụng hết các cơ hội, giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của các nguy cơ liên quan đến điều kiện môi trường. Không những thế, quản lý tốt còn làm cho tổ chức có những tác động tích cực đến môi trường, góp phần bảo vệ môi trường. Quản lý ccần thiết với mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội, từ mỗi đơn vị sản xuất- kinh doanh đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, từ một gia đình một đơn vị dân cư đến một đất nước và những hoạt động trên phạm vi khu vực, phạm vi toàn cầu. Sự phân tích về nhữnh thất bại của các tổ chức kinh doanh được thực hiện qua nhiều năm đã cho thấy rằng sở dĩ các thất bại này có tỷ lệ cao là do quản lý tồi hoặc thiếu kinh nghiệm. Về tầm quan trọng của quản lý thì không đâu thể hiện được rõ bằng các nước đang phát triển.Bảng tổng quan về vấn đề này trong những năm gần đây của các chuyên gia về phát triển kinh tế đã cho thấy rằng sự cung cấp tiền bạc hoặc kỹ thuật, công nghệ đã không đem lại sự phát triển mong muốn.Yếu tố hạn chế trong hầu hết mọi trường hợp chính là sự thiếu thốn về chất lượng và sức mạnh quản lý. 2.1 Khái niệm về kinh doanh và bản chất về hiệu quả kinh doanh Kinh doanh là việc thực hiện một, một số, hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất dến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng các dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. - Mục đích của kinh doanh là lợi nhuận - Chủ thể kinh doanh: tổ chức, các nhân(sở hữu hợp pháp tài sản kinh doanh) - Điều kiện để kinh doanh được thực hiện : + Phải gắn với thị trường + Phải gắn với Sự hoạt động của ngồn vốn 2.2 Khái niệm hiệu quả của hoạt động kinh doanh Từ trước tới nay, các nhà kinh tế đã đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: + Hiệu quả kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ra, tức là giá trị sử dụng của nó ( hoặc là doanh thu hoặc là lợi nhuận thu được sau quá trình kinh doanh ). Quan điểm này lẫn lộn giữa hiệu quả kinh doanh và mục tiêu kinh doanh. + Hiệu quả kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế phản ánh nhịp độ tăng của các chỉ tiêu kinh tế. Cách hiểu này phiến diện, chỉ đứng trên mức độ biến động theo thời gian. + Hiệu quả kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng hiệu quả. Đây là biểu hiện bản chất chứ không phải là khái niệm về hiệu quả kinh doanh. + Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả và chi phí. Định nghĩa như vậy chỉ muốn nói về cách xác lập các mục tiêu chứ không toát lên ý niệm của vân đề. + Hiệu quả kinh doanh là mức tăng kết quả kinh doanh trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản xuất kinh doanh. Quan điểm này muốn quy hiệu quả kinh doanh về một chỉ tiêu tổng hợp nào đó. Bởi vậy, ta cần phải có một khái niệm tổng quát hơn về hiệu quả kinh doanh: Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực (trong quá trình tái sản xuất) thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự phát triển và là chố dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. *. Bản chất của hiệu quả kinh doanh và Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh Bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt của hiệu quả kinh doanh. Chính việc khan hiếm nguồn lực và sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đã đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú ý đến các điều nội tại phát huy năng lực, hiệu quả của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm chi phí. Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất hoặc hoặc đạt kết quả cao nhất với chi phí nhất định. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao hàm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là giá trị của việc lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua, hay là giá trị của sự hy sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện công việc kinh doanh này. Chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán và loại ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy rõ lợi ích thực sự. Cách tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp. Bất cứ một doanh nghiệp thương mại nào cũng đều có mục tiêu cơ bản là luôn tồn tại và phát triển một cách vững chắc trong nền kinh tế thị trường, điều này đòi hỏi doanh nghiệp thương mại phải thực hiện ba mục tiêu: Lợi nhuận- thế lực- an toàn trong đó lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng. Do vậy, trong trường hợp thu nhập của doanh nghiệp không được nâng lên, nhưng trong điều kiện vốn và các yếu tố kỹ thuật chỉ thay đổi trong một khuôn khổ nhất định thì để đạt được lợi nhuận tối đa, bắt buộc doanh nghiệp phải tiết kiệm và giảm chi phí đến mức tối thiểu. Như vậy, hiệu quả kinh doanh là điều kiện hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một cách nhìn khác, sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi việc tạo ra hàng hoá của cải vật chất và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu xã hội đồng thời tạo ra sự tích luỹ cho xã hội. Để thực hiện được như vậy, thì mỗi doanh nghiệp đều phải vươn lên để đảm bảo thu nhập bù đắp được chi phí bỏ ra và có lãi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Có như vậy, mới đảm bảo nhu cầu tái sản xuất của nền kinh tế. Tuy nhiên, sự tồn tại mới chỉ là một yêu cầu mang tính giản đơn còn sự phát triển của và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới là yếu tố quan trọng. Bởi vì, sự phát triển và mở rộng của doanh nghiệp không những đòi hỏi sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn đòi hỏi sự tích luỹ bảo đảm cho quá trình tái sản xuất mở rộng theo đúng quy luật phát triển và một lần nữa nâng cao hiệu quả kinh doanh được nhấn mạnh. II. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh có một vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu, nhận thức, và có phưong pháp đúng đắn trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh là cần thiết, từ đó chúng ta mới đề xuất được những biện pháp khả thi cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta sử dụng nhóm chỉ tiêu sau: 1.Nhóm chỉ tiêu tổng hợp 1.1. Doanh thu Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán hàng hoá, dịch vụ cung ứng trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản chiêt khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ), thu từ phần trợ giá của Nhà nước khi thực hiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước. Doanh thu được tính bằng công thức: DT= Pi* Qi Trong đó DT :là doanh thu từ hoạt động bán hàng và dịch vụ Pi : giá cả của một đơn vị hàng hoá thứ i hay dịch vụ thứ i Qi : khối lượng hàng hoá hay dịch vụ thứ i bán ra trong kỳ 1.2.Chi phí kinh doanh Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chí phí phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Từ chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí trong hoạt động tạo nguồn mua hàng, chi phí dự trữ, quảng cáo, xúc tiến bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí dịch vụ và chi phí báo dưỡng, bảo hành hàng hoá. Đây là các khoản chi cần thiết để có được doanh thu. TC= CFmh+ CFlt+ CFntvàmbh Trong đó TC : là tổng chi phí kinh doanh CFmh: là chi phí mua hàng hoá của doanh nghiệp CFlt : là chi phí lưu thông CFntvàmbh: là các khoản chi phí nộp thuế và mua bảo hiểm hàng hoá và tài sản kinh doanh Hai chỉ tiêu doanh thu và chi phí không phản ánh trực tiếp hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhưng đó là cơ sở để xác định chỉ tiêu lợi nhuận. 1.3. Lợi nhuận Đối với doanh nghiệp, Lợi nhuận là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm thặng dư do người lao động tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận bao giờ cũng là mục tiêu trực tiếp, mục tiêu trên hết của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh hiệu quả kinh doanh, cũng là kết quả tổng quát về kinh doanh của doanh nghiệp và nó được tính bằng công thức : LN=DT-TC Trong đó LN : là tổng lợi nhuận thu được trong kỳ DT : là tổng doanh thu trong kỳ TC : Tổng chi phí bỏ ra trong kỳ Lợi nhuận phản ánh quy mô hiệu quả kinh doanh. ở doanh nghiệp thương mại lợi nhuận được hình thành từ các nguồn sau: Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tài chính Lợi nhuận thu được từ hoạt động bất thường Trong đó lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh chiếm một tỷ trọng lớn nhất, khoảnlợi nhuận này thu được từ hoạt động bán hàng và các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng. Còn lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tài chính bao gồm các khoản lãi do mua chứng khoán hay phần lãi tiết kiệm do gửi ngân hàng... Lợi nhuận thu được từ hoạt động bất thường gồm thanh lý tài sản hay các khoản thu được từ phạt hợp đồng ... hai loại lợi nhuận này cũng được xác định trên cơ sở doanh thu trừ chi phí. Công thức tính lợi nhuận trên chỉ phản ánh được quy mô của hiệu quả kinh doanh chứ không phản ánh được một cách chính xác về chất lượng kinh doanh cũng như tiềm lực nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác nó không cho phép so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các kỳ với nhau cũng như là so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau. Một điều nữa là theo cách tính trên thì không thể phát hiện được doanh nghiệp đã tiết kiệm hay hao phí lao động xã hội. Vì vậy, để đánh giá một cách toàn diện về hiệu quả kinh doanh, ta có thể so sánh được kết quả thu được với cho phí bỏ ra, chỉ tiêu đó gọi là mức doanh lợi. Kết quả thu được đo bằng các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận, còn chi phí bỏ ra là sức lao động, tiền mua hàng.... chỉ tiêu này được xác định theo công thức sau: Hln=(LN/TC)*100% Trong đó Hln : mức doanh lợi LN : doanh thu trong kỳ TC : chi phí trong kỳ Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh có thể được tính theo công thức sau: Hiệu quả kinh doanh = kết quả đầu ra/ chi phí đầu vào Công thức này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng chi phí. Để đạt được kết quả đầu ra doanh nghiệp phải tốn một lượng chi phí đầu vào là bao nhiêu, sử dụng và tổ chức kinh doanh ra sao từ: vốn, nhân sự, quản lý... để đạt được kết quả đó. 2. Nhóm chỉ tiêu bộ phận Tuy nhiên ngoài các chỉ tiêu chung trên còn có các chỉ tiêu riêng đánh giá trực tiếp hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp , nó bao gồm các chỉ tiêu sau: 2.1.Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. 2.1.1.Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu (P1). P1= Tổng lợi nhuận/ Tổng doanh thu P1= LN/DT Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thì thu được bao nhiêu đồg lợi nhuận. Chỉ tiêu này khuyến khích doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận thì phải tăng doanh thu và giảm chi phí. Nhưng điều kiện có hiệu quả là tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. 2.1.2.Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh (P2) P2=(LN/VKD)*100% Trong đó P2 : là tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh VKD : Vốn kinh doanh của doanh nghiệp để tiến hành hoạt động kinh doanh . Chỉ tiêu này cho biết, với một đồng vốn bỏ ra doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao do đó hiệu quả kinh doanh củcàng cao, và ngược lại. Với tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh càng lớn, doanh nghiệp có thể huy động vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh để đạt được hiệu quả kinh doanh lớn hơn. 2.1.3.Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí P3= (LN/TC)*100% Trong đó P3 là tỷ suất lợi nhuận theo chi phí Với tỷ suất lợi nhuận theo chi phí thì với một đồng chi phí bỏ ra doanh nghiệp tthu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cũng như hai chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. * Cả ba chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đều là chỉ tiêu tương đối phản ánh kết quả kinh doanh, nó không cho biết quy mô hiệu quả kinh doanh là lớn hay nhỏ. Vì vậy chúng thường được sử dụng kèm theo chỉ tiêu lợi nhuận và các chỉ tiêu khác trong quá trình đánh giá hiệu qủa kinh doanh. 2.2.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. 2.2.1.Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu. H=LNR/VCSH Trong đó H : Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu LNR : Lợi nhuận ròng VCSH : Vốn chủ sở hữu Đây là môt chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.Hệ số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng cao, và ngược lại , chỉ số càng nhỏ thì hiệu quả kinh doanh càng thấp 2.2.2 Hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu. H1= DTT/VCSH Trong đó H1 : Hệ số vồng quay của vốn chủ sở hữu DTT : doanh thu thuần trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết trong một chu kỳ kinh doanh, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng. H1 càng lớn thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. 2.3.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 2.3.1.Các chỉ tiêu chung 2.3.1.1Hiệu suất vốn kinh doanh Hiệu suất VKD=DTT/VKD Trong đó VKD : là vốn kinh doanh của doanh nghiệp sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. 2.3.1.2.Hàm lượng vốn kinh doanh Hàm lượng VKD = VKD/DTT Với chỉ tiêu hàm lượng vốn kinh doanh, để có một đồng doanh thu thì doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn kinh doanh. 2.3.2.Chỉ tiêu đánh giá bộ phận 2.3.2.1.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Vốn cố định là biệu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Doanh nghiệp sử dụng vốn cố định nhằm thực hiện các chức năng của mình. Hiệu quả sử dụng vốn cố định hay hiệu quả sử dụng tài sản cố định là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữa kết quả kinh doanh với số vốn cố định hay tài sản cố định được sử dụng trong kỳ. * Sức sản xuất của tài sản cố định SứcsảnxuấtcủaTSCĐ=DTT/NG Trong đó Sức sản xuất của TSCĐ : Sức sản xuất của tài sản cố định NG : Nguyên giá bình quân của tài sản cố định Thông qua sức sản xuất của TSCĐ, ta biết được một đồng nguyên giá bình quân của TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao và ngược lại . Do vậy, để tăng sức sản xuất của tài sản cố định doanh nghiệp không có cách nào khác là phải tăng doanh thu thuần trong kỳ. * Sức sinh lợi của tài sản cố định Sức sinh lợi của TSCĐ= Lãi gộp hay lợi nhuận thuần/NG Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại bao nhiêu đồng lãi gộp hay lợi nhuận thuần. * Hệ số sử dụng tài sản cố đinh Hệ số sử dụngTSCĐ= TổngTSCĐ được huy động/Tổng TSCĐ hiện có Hệ số sử dụng công suất thiết bị Hệ số sử dụng công suất thiét bị= công suất thực tế/ công suất thiết kế Các chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn cố định hay tài sản cố định càng lớn và ngược lại. 2.3.2.2.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiềncủa tài sản và vốn lưu thông. đây là một nhân tố quân trọng để tiến hành hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp mà đặc biệt là ở các doanh nghiệp thương mại. Mức sản xuất kinh doanh của vốn lưu động. Hvld =DT/VLĐ Trong đó Hvld : Mức sản xuất kinh doanh của vốn lưu động VLĐ : Vốn lưu động bình quân của doanh nghiệp trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định thì vốn lưu động của doanh nghiệp tham gia vào quá trình kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn lưu động sử dụng càng hiệu quả và ngược lại. * Mức sinh lợi của vốn lưu động Hlnvld =LN/VLĐ Trong đó Hlnvld : Mức sinh lợi của vốn lưu động LN : Lợi nhuận thu được trong kỳ VLĐ : Vốn lưu động bình quân trong kỳ Tiêu thức này cho biết trong một chu kỳ nhất định, một đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này đồng biến với hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tức là, mức sinh lợi của vốn lưu động càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại. * Số vòng quay của vốn lưu động L=DTT/VLĐ Trong đó L : là số vòng quay hay số lần chu chuyển của vốn lưu động DT : doanh thu thuần trong kỳ VLĐ : Vốn lưu động bình quân trong kỳ Số vòng quay của vốn lưu động cho biết, trong một chu kỳ nhất định vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng. Số vòng quay tỷ lệ thuận với hiệu quả sử dụng vốn lưu động . Do đó số vòng quay càng lớn thì hiệu quả càng cao. * Số ngày của một vòng quay Vốn lưu động N=(VLĐ/ DTT)*T Với N : là số ngày của một vòng quay vốn lưu động T : Số ngày trong kỳ thường là 360 ngày Chỉ tiêu này phản ánh lượng thời gian cần thiết để vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển. Số ngày của một vòng quay càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. 2.3.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong thanh toán. Trong kinh doanh do các chế độ thu chi và thanh toán đá được quy định, nhưng do dắc điểm của từng loại hoạt động mà trong quá trình kinh doanh phát sinh những khoản thu chi càn phải mất một khoảng thời gian mới thanh toán được. Thời gian dài hay ngắn còn phụ thuộc vào chế độ quy địnhvề nộp thuế, phương thức thanh toán được áp dụng hiện hành, mối quan hệ và thoả thuận giữa các đơn vị. * Thời gian thu hồi(thanh toán)công nợ Thời gian thu hồi (thanh toán) công nợ= số nợ phải thu(phải trả) trong năm/Doanh số thu nợ (trả nợ ) bình quân ngày Thời gian thu hồi công nợ ngắn sẽ góp phần tránh tình trạng ứ đọng vốn, chiếm dụng vố giữa các đơn vị, giảm được khoản bị phạt do việc thanh toán công nợ chậm, không phù hợp với điều kiện ghi trong hợp đồng. * Tỷ suất thanh toán hiện hành Tỷ suất thanh toán hiện hành= Tổng TSLĐ/Tổng số nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu tỷ suất thanh toán xấp xỉ bằng một thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của doanh nghiệp là bình thường. * Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động = Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động. * Tỷ suất thanh toán tức thời Tỷ suất thanh toántức thời = Nếu tỷ suất thanh toán tức thời<0.5 thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong thanh toánvì không đủ tiền để thanh toán. 2.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động Lao động là yếu đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh . Việc quản lý và sử dụng lao động là một biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh doanh. Do vậy , nâng cao việc sử dụng lao động là một biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh doanh . * Chỉ tiêu năng suất lao động. W= DT/LĐbq hoặc W=TN/LĐbq Trong đó W : Năng suất lao động bình quân một lao động. LĐbq : Tổng số lao động bình quân trong kỳ DT : Doanh thu (doanh số bán ) thực hiện trong kỳ TN : Tổng thu nhập Chỉ tiêu này phản ánh rằng trung bình một lao động của doanh nghiệp thực hiện được bao nhiêu đồng doanh thu nay bao nhiêu đồng thu nhập trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn thì năng suất lao động càng cao, việc sử dụng lao động càng có hiệu quả và ngược lại. * Hệ số sử dụng lao động Hệ số sử dụng lao động = Hệ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động càng tốt * Mức thu nhập hoặc lợi nhuận đạt được trên một lao động Plđ= LN/LĐ Trong đó Plđ : Lợi nhuận đạt được trên một lao động LĐ : Số lao động hiện có Chỉ tiêu này phản ánh một lao động được sử dụng trong kỳ đã tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động càng lớn thì ngược lại. * Hiệu suất sử dụng lao động. Htlđ = T1/T0 Trong đó Htlđ : hiệu suất sử dụng lao động T0 : Tổng thời gian lao động theo định mức T1 : Tổng thời gian lao động thực tế Chỉ tiêu này phản ánh việc sử dụng lao động theo kế hoạch, chỉ tiêu cho biết doanh nghiệp có hoàn thành vượt mức kế hoạch hay không, từ đó tìm ra biện pháp thích hợp. Để theo dõi và hiểu rõ hơn, có thể tốm tắt các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh ở bảng dưới đây: III. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . Trong nền kinh tế thị trường hiện nay cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Nên việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp nhăm taọ ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường và hiệu quả kinh doanh còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố + Các nhân tố Thuộc bản thân doanh nghiệp (nhân tố chủ quan) + Các nhân tốảnh hưởng từ môi trường bên ngoài(nhân tố khách quan) Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chỉ thực sự thành công khi doanh nghiệp biết kết hợp hài hoà các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp vào hoạt động của mình. 1. Các nhân tố khách quan Nhân tố khách quan là những nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được, doanh nghiệp phải nghiên cứu, tìm hiểu để nhận biết trên cơ sở đó điều chỉnh hoạt động của mình phù hợp với xu hướng biến động của các nhân tố đó. - Nhân tố môi trường kinh doanh - Nhân tố thuộc môi trường tự nhiên - Nhân tố thuộc môi trường luật pháp chính trị. 2. Các nhân tố chủ quan Nhân tố chủ quan là những nhân tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được. Đó là các yếu tố phản ánh tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp dùng để khai thác cơ hội kinh doanh và thu lợi nhuận. Các yếu tố này không phải là bất biến, chúng có thể phát triển theo hướng mạnh lên hay yếu đi. Các nhân tố chủ quan của doanh nghiệp bao gồm: - Nguồn lực về tài chính, vật chất , kỹ thuật và khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình kinh doanh thương mại . - Nguồn nhân lực - Tiềm lực vô hình. - Trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp - Khả năng kiểm soát, chi phối, độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hoá và dự trữ hợp lý hàng hoá của doanh nghiệp. - Hệ thống trao đổi và sử lý thông tin Trên đây chỉ là một vài yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để có thể thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của mình từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh và không ngừng phát triển doanh nghiệp ngày càng vững mạnh. PHẦN II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THIẾT BỊ THUỶ Những nội dung đưa ra ở chương I đã cung cấp một số lý luận cơ sở về hoạt động bán hàng trên thị trường.Chương II trình bày thực trạng hoạt động bán hàng được tiến hành tại đơn vị cụ thể : Trung tâm Thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ Trực thuộc Công ty Tư vấn Đầu tư và Thương mại Nhằm mục đích cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc đưa ra các giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu qủa hoạt động bán hàng của đơn vị. I.Khái quát về Trung tâm Thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ 1.Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Tên đầy đủ : Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ Tên giao dịch: Comercial center of shipping equipment import-export Trực thuộc Công ty tư vấn đầu tư và thương mại. Thuộc Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Địa chỉ :120B Hàng Trống-Hà Nội-Việt Nam Điện thoại : 84-4-8289562/9285617 Fax : 84-4-8287444 Email :mtc@fpt.vn Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ là một bộ phận của Công ty tư vấn đầu tư và thương mại, quá trình hình thành cũng như chức năng nhiệm vụ của Trung tâm chịu ảnh hưởng rất nhiều từ phía công ty.Do đó xem xét quá trình hình thành của Trung tâm phải xét trong bối cảnh chung của quá trình ra đời và phát triển của Công ty mẹ. Công ty tư vấn đầu tư và thương mại ra đời và phát triển khi nền kinh tế đang có sự chuyển đổi từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.Công ty-một doanh nghiệp Nhà nước-đơn vị thành viên của Tổng công ty tàu thuỷ Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển được đánh dấu bơỉ các mốc sau đây: Ngày 11/05/1991 :Đánh dấu sự ra đời của Công ty với tên gọi ban đầu là Công ty đầu tư và phát triển đóng tàu, nòng cốt là các cán bộ nhân viên từ các phòng ban của Liên hiệp khoa học sản xuất đóng tàu cũ tách ra. Năm 1994,theo văn bản số 161/TB ngày 29/11/1994 về thông báo của Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập lại doanh nghiệp nhà nước và quyết định số 2557QĐ/TCCB-LĐ của Bộ Giao thông vận tải quyết đinhj cho phép công ty đổi tên là Công ty tư vấn đầu tư và phát triển đóng tàu Quý 3 năm 1996 Tổng công ty cho phép sát nhập Công ty tư vấn và Công ty tài chính thành công ty mới tên là Công ty tư vấn đầu tư và tài chính công nghiệp tàu thuỷ Năm 1999, nhận thức trước tình hình kinh tế có nhiều thay đổi, nhằm phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mình, Công ty đè nghị và được chấp nhận của các ban nghành có liên quan, Công ty tư vấn đầu tư và tài chính công nghiệp tàu thuỷ tách ra làm hai công ty : -Công ty tài chính công nghiệp tàu thuỷ Công ty tư vấn đầu tư và thương mại Trực thuộc Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Tháng 12/1995, Bộ xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng thì chức năng và nhiệm vụ của Công ty được mở rộng không những trong phạm vi nghành mà còn cả ngoài nghành, chẳng hạn mở rộng phạm vi hoạt động phục vụcác đơn vị như : đơn vị thuộc ngành Thuỷ Sản, hay các đơn vị Hải Quân.Công ty là một doanh nghiệp nhà nước có đày đủ tư cách pháp nhân,thực hiện kinh doanh trong các lĩnh vực sau: -Tư vấn đầu tư và tư vấn kinh doanh - Dịch vụ vậ._.t tư thiết bị đống tàu -Dịch vụ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vưc tàu thuỷ -Đào tạo tin học cơ bản và ứng dụng trong nghành kinh tế quốc dân. -Kinh doanh máy tính và phần mềm tin học, thiết bị điện, điện tử, thiết bị văn phòng, sản phẩm kỹ thuật công nghệ cao. -Đào tạo và xuất khẩu lao động nghành Công nghiệp tàu thuỷ. Đầu năm 2000, trước sự phát triển và hoàn thiện của Công ty cũng như nhằm đạt hiệu quả kinh doanh hơn ở thị trường đầy biến động, được sự chấp nhận của các ban nghành có liên quan, Công ty quyết định thành lập Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ.Trung tâm trực thuộc Công ty tư vấn đầu tư và thương mại chính thức ra đời và đi vào hoạt động .Hoạt động của Trung tâm theo hình thức hoạch toán nội phụ thuộc,và trực thuộc công ty Đầu tư và thương mại 2.Cơ cấu tổ chức-chức năng-nhiệm vụ: 2.1. Cơ cấu tổ chức Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ có cơ cấu tổ chức quan hệ trực tuyến trong phạm vi nội bộ và có quan hệ tham mưu với các bộ phận khác của Công ty mẹ.Trung tâm cũng chịu sự quản lý của Công ty mẹ thông qua Ban lãnh đạo Công ty. Tuy nhiên do Trung tâm có hình thức kinh doanh là hoạch toán nội bộ, tự trang trải chi phí hoạt động của mình do đó Công ty mẹ chỉ có nhiệm vụ giám sát và tạo điều kiện cho Trung tâm còn hầu hết các quyết định của Trung tâm đều do Ban lãnh đạo Trung tâm trực tiếp đưa ra và chịu trách nhiệm trước các quyết định đó. -Ban lãnh đạo Trung tâm gồm Giám đốc Trung tâm và Phó giám đốc Trung tâm +Giám đốc Trung tâm : phụ trách chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của Trung tâm, đồng thời xem xét sự phù hợp với mục đích và nhiệm vụ của toàn bộ Công ty. +Phó giám đốc Trung tâm :Phụ trách tham mưu cho Giám đốc Công trong các hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm và trực tiếp điều hành khi Giám đốc điều hành. -Các bộ phận chức năng của Trung tâm : +Bộ phận kinh doanh :trực tiếp tổ chức kinh doanh các mặt hàng của Trung tâm và bán hàng hoá +Bộ phận kế toán :Quản lý vốn, giám sát hoạt động kinh doanh thông qua tổ chức công tác thống kê hoách toán chính xác, kịp thời, đầy đủ, xác định lỗ lãi kinh doanh, tổ chức vay vốn, thanh toán với ngân sách Nhà nước, ngân hàng và khách hàng cũng như nhân viên của Trung tâm, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của Trung tâm +Bộ phận nhân sự: Có chức năng quản lý nhân sự của Trung tâm về số lượng, chất lượng, tổ chức các hoạt động phục vụ cán bộ nhân viên cũng như tiếp khách tới làm việc với Trung tâm Các hoạt động của Trung tâm đều nhằm mục tiêu và chiến lược của Trung tâm đồng thời gắn bó với chiến lược và mục tiêu chung của toàn công ty mẹ.Khi ra các quyết định cho hoạt động kinh doanh của Trung tâm đều có sự thu thập, tham khảo các thông tin từ các bộ phận khác của Công ty mẹ như :phòng tổ chức, phòng hành chính kế toán, phàng kế hoạch kinh doanh , phòng khảo sát thiết kế. Trung tâm còn có các quan hệhỗ trợ với các chi nhánh của công ty tại địa phương-các đơn vị cũng hoạch toán nội bộ và tự trang trải chi phí như Trung tâm. Điều dễ nhận thấy là Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu có bộ máy rất gọn nhẹ, đó là do Trung tâm là đơn vị mới thành lập chưa đầy 3 năm và quan điểm quản trị của ban lãnh đạo Trung tâm là tinh giảm bộ máy tới mức tối thiểu nhưng hiệu quả công việc tới mức tối đa để mang lại lợi nhuận cao nhất. Trung tâm thương và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ có số nhân viên cán bộ là12 người, hơn 85% là trình độ đạ học và trên đại học. Các nhân viên có điểm mạnh là trình độ chuyên môn nghiẹp vụ cao, trẻ, năng động, thích ứng nhanh nhạy với các biến động của thị trường. Các cán bộ nòng cốt và Ban lãnh đạo của Trung tâm đèu có kinh nghiệm do hoạt động tại Công ty tư vấn đầu tư và thưong mại trước khi Trung tâm ra đời và rất quen thuộc với lĩnh vực kinh doanh mặt hàng thiết bị thuỷ. Trong quan hệ đồng nghiệp, giữa cấp trên và cấp dưới tại Trung tâm rất khăng khít, đoàn kết, tạo nên phong cách làm việc riêng của Trung tâm cũng như bản sắc riêng của Trung tâm.Đây được coi là điểm mạnh của Trung tâm thương mại xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ mà không công ty nào cũng có được. 2.2. Nhiệm vụ và chức năng: Nhiệm vụ : -Là một bộ phận kinh doanh đóng góp tỷ phần lớn trong doanh thu cũng như lợi nhuận,Trung tâm phải bảo tồn và phát triển được vốn kinh doanh, mở rộng quy mô kinh doanh cũng như nâng cao uy tín của toàn Công ty trên thị trường trong và ngoài ngành. Chức năng: -Cung cấp vật tư thiết bị thuỷ phục vụ cho các đơn vị có nhu cầu, trước hết là các đơn vị đóngtầu và sửa chữa tàu thuyền thuộc Tổng công ty,sau là các đơn vịngoài ngành có nhu cầu thuộc các ngành như thuỷ sản, và các đơn vị hải quân.. Sơ đồ cơ cấu tổ chức: Ban l·nh ®¹o c«ng ty Phßng tæ chøc hµnh chÝnh Phßng Tµi chÝnh kÕ to¸n Phßng kÕ ho¹ch kinh doanh Phßng kh¶o s¸t thiÕt kÕ Chi nh¸nh t¹i TP HCM Chi nh¸nh t¹i H¶i Phßng Chi nh¸nh MiÒn Trung Trung t©m XNK thiÕt bÞ thuû G§ Trung t©m PG§ Trung t©m Bé phËn kÕ to¸n Bé phËn Kinh doanh Bé phËn nh©n sù 3. Đặc điểm về vốn, cơ sở vật chất của Trung tâm 3.1. Vốn Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ là một bộ phận của công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại. Là một đơn vị Nhà nước, do đó Trung tâm được Nhà nước cấp vốn sử dụng. Cụ thể Trung tâm được xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ dược sử dụng vốn kinh doanh trong phạm vi vốn của toàn Công ty do Nhà nước cấp: + Vốn Nhà nước cấp: 490.000.000 đồng + Vốn bổ sung :650.000.000 đồng Do mặt hàng Trung tâm kinh doanh là thiết bị thuỷ có giá trị đơn chiếc rất lớn, với lượng vốn Nhà nước cấp cho doanh nghiệp thì không đủ cho hoạt động nhập khẩu của Trung tâm. Vì vậy Trung tâm tiến hành huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau như vay vốn từ ngân hàng, vay của nhân viên Trung tâm, vay từ tổ chức tín dụng... nhưng nguồn vốn của Trung tâm chủ yếu vay từ ngân hàng. Hàng tháng Trung tâm vay vốn ngân hàng từ 3 đến 6 tỷ đồng. Trung tâm Thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá do vậy lượng vốn lưu động ở Trung tâm là rất lớn chiếm hơn 80% tổng nguồn vốn. Với cơ cấu như vậy, có thể đảm bảo cho Trung tâm hoạt động tương đối tốt, đảm bảo cho công tác mua hàng. 3.2. Cơ sở vật chất Theo quyết định 139/TCT ngày 24/4/1996 của Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam, Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại được sử dụng300/700m2 làm trụ sở văn phòng tại 120B- Hàng Trống- Hà Nội. Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ được sử dụng một phần diện tích trên làm văn phòng. Gồm có 4 phòng làm việc: + 1 phòng làm việc của Giám đốc Trung tâm : rộng 20 m2 + 2 phòng làm việc của bộ phận kinh doanh kế toán và nhân sự: rộng 24m2 + 1 phòng phô tô tài liệu: rộng 4m2 Đối với Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ diện tích làm việc như vậy còn hơi nhỏ nhưng so với các doanh nghiệp thương mại khác trên địa bàn Hà Nội thì cũng khá tốt. Nhìn chung trang thiết bị văn phòng làm việc của Trung tâm khá đầy đủ và hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh, giao dịch của Trung tâm. Trung tâm có 6 máy vi tính, máy fax, điện thoại, máy phô tô. Trung tâm còn sử dụng các phương tiện vận chuyển phục vụ cho đi lại để giao dịch, đi lại, mua bán. Ngoài ra Trung tâm còn có các máy móc, dụng cụ quan tâm tới nhân viên trong hoạt động kinh doanh cũng như quan tâm tới tinh thần, thời gian giải trí cho nhân viên như máy điều hoà nhiệt độ, quạt, quạt thông gió, ti vi... 4. Đặc điểm về nhân sự tại Trung tâm Trung tâm Thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ luôn đặt yếu tố con người lên hàng đầu, là yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh của toàn Trung tâm. Tổng số người hoạt động ở Trung tâm là 12 người. Chi tiết cụ thể được thể hiện ở bảng sau: Bảng2.1. Tình hình lao động của Trung tâm STT Chỉ tiêu Số lượng(người) % so với tổng số CBNV 1 Số lượng lao động trong biên chế 11 91,67% 2 Số lao động hợp đồng 1 8,33% 3 Trình độ đại học, trên đại học 10 83,33% 4 Chứng chỉ ngành nghề khác 9 75% 6 Trình độ Tiếng Anh thương mại 12 100% 5 Độ tuổi trung bình <31 tuổi 7 Trình độ ngoại ngữ khác 10 83,33% 8 Trình độ tin học văn phòng 12 100% Nguồn :số liệu lấy từ phòng nhân sự Từ bảng trên cho thấy, Trung tâm có cán bộ nhân viên chủ yếu nằm trong biên chế Nhà nước, điều này có được do nòng cốt cán bộ nhân viên Trung tâm là những người đã từng làm việc tại Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại, khi Trung tâm ra đời thì họ được chuyển tới Trung tâm để làm việc. Số lao động có trình độ đại học và trên đại học tại Trung tâm chiếm tới 83,33%. Có thể nói rằng Trung tâm có một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn về lĩnh vực công nghiệp tàu thuỷ là rất cao. Độ tuổi trung bình của cán bộ nhân viên thấp dưới 31 tuổi. Điều này biểu hiện lực lượng lao động của Trung tâm là rất trẻ với sự năng động, sáng tạo, linh hoạt và có ý trí vươn lên, chấp nhận mạo hiểm để hoàn thành công việc. Hầu hết nhân viên Trung tâm biết hai ngoại ngữ trở lên, đây là thế mạnh của Trung tâm bởi trong tình hình hiện nay, doanh nghiệp thường làm việc với các đối tác nước ngoài, doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên có trình độ ngoại ngữ là rất cần thiết đặc biệt đối với doanh nghiệp thương mại. Có thể nói rằng, đội ngũ lao động là một thế mạnh của Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ trong nền kinh tế thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của nhân viên, ngay từ khi mới thành lập Trung tâm đã có những chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các nhân viên. 5. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Trung tâm Khi nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ trong quá trình hoạt động của Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại, có thể nhận thấy rằng, ngay từ đầu chức năng và nhiệm vụ chính của Công ty thực hiện là phục vụ cho các đơn vị trong và ngoài Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Để phục vụ tốt hơn và phù hợp hơn với sự phát triển của công ty cũng như những thay đổi của thị trường. Trung tâm được thành lập vào đầu năm 2000 với nhiệm vụ là hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại – cung ứng vật tư thiết bị thuỷ phục vụ cho các dự án đóng mới và sửa chữa tàu thuyền cho các đơn vị trong nước có nhu cầu. Trung tâm Thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ thực hiện hoạt động kinh doanh của mình trên thị trường đóng vai trò là nhà phân phối cung ứng các sản phẩm công nghiệp tới các đơn vị có nhu cầu để tiếp tục sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ khác. Các vật tư thiết bị thuỷ- mặt hàng của Trung tâm thường được khai thác từ nguồn nước ngoài, các sản phẩm này có nguồn gốc xuất xứ từ các nước có uy tín về sản phẩm thiết bị thuỷ như Xingapore, Trung Quốc, Đức, Anh, Mỹ... Khách hàng của Trung tâm là các khách hàng công nghiệp, đó là các tổ chức mua hàng hoá phục vụ cho hoạt động sản xuất của họ là đóng mới và sửa chữa tàu thuyền. Khách hàng có tính chất tập trung ở các khu công nghiệp lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng... thuộc các lĩnh vực có liên quan đến giao thông đường thuỷ, có mối quan hệ phụ thuộc với Trung tâm khá nhiều. Chẳng hạn như: - Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng - Nhà máy đóng tàu Sông Cấm - Nhà máy đóng tàu Bến Kiền - Nhà máy đóng tàu 76 - Nhà máy đóng tàu Tam Bạc - Nhà máy đóng tàu Bến Thuỷ - Công ty Hồng Hà thuộc Tổng cục Hậu Cần - Công ty cơ khí Công nghiệp và phá dỡ tàu cũ - Nhà máy đóng tàu 189 ... Ngoài ra còn một số các nhà máy ngoài ngành như Thuỷ Sản, Bộ Quốc Phòng, Hải Quân... II. Đặc điểm mặt hàng thiết bị thuỷ nhập khẩu tại Việt Nam Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ hoạt động trong thị trường công nghiệp với vai trò là nhà phân phối công nghiệp. Để có thể tìm hiểu, phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm cần phải nắm được những nét khái quát về thị trường và mặt hàng thiết bị thuỷ nhập khẩu vào Việt Nam. 1. Đặc điểm mặt hàng thiết bị thuỷ nhập khẩu tại Việt Nam. 1.1. Là sản phẩm công nghiệp - Mặt hàng thiết bị thuỷ được sản xuất bởi các nhà sản xuất công nghiệp trong và ngoài nước. Tiếp đó được nhà tiêu dùng công nghiệp mua về để phục vụ cho hoạt động sản xuất tao ra sản phẩm mới, khách hàng có thể là các nhà sản xuất thiết bị gốc mua mặt hàng này về nhằm kết hợp sản xuất và sửa chữa các phương tiện vận tải đường thuỷ, mà mặt hàng này sẽ là một bộ phận cấu thành. Cũng có thể mặt hàng này được mua bởi các khách hàng sử dụng mua về để phục vụ cho quá trình sản xuất tức là mặt hàng này trở thành công cụ sản xuất công nghiệp, tuy nhiên với mặt hàng thiết bị thuỷ thì số khách hàng này chiếm không đáng kể trong tổng khách hàng. -Mặt hàng thiết bị thuỷ đòi hỏi các hiểu biết về kỹ thuật phức tạp như vận hành, lắp đặt, yêu cầu có bảo dưỡng cao về độ chính xácvà tính đồng bộ. Ngoài ra giá trị của mặt hàng- giá trị đơn chiếc lớn do đó khối lượng thanh toán tiền hàng nhiều. Khi tiến hành giao dịch buôn bán chịu ảnh hưởng của mua đa phương thông qua các trung tâm mua, thời gian đàm phán kéo dài. - Mặt hàng thiết bị thuỷ chủ yếu phụ vụ cho các khách hàng công nghiệp có tính chất tập trung theo khu vực địa lý. Thật vậy, các khách hàng mua mặt hàng này là các đơn vị tổ chức có chức năng về đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền tập trung tại các khu công nghiệp lớn gần cảng sông cảng biển ở Việt Nam như Hải Phòng, Đà Nẵng... 1.2. Là mặt hàng chủ yếu nhập từ nước ngoài Hầu hết các mặt hàng thiết bị thuỷ đều có nguồn gốc từ nước ngoài. Điều này xuất phát từ yêu cầu của khách hàng về mức chất lượng cao mà các công ty sản xuất trong nước không thể đáp ứng được. Mặt hàng mà Trung tâm đang kinh doanh có rất nhiều loại được mua từ nước ngoài về, khách hàng mua lại để lắp đặt, thay thế cho các phương tiện đường thuỷ thành bộ phận của sản phẩm mới. Chẳng hạn như: -Máy bơm - Máy ép thuỷ lực - Van chân vịt - Thép (thép tấm, thép hình...) đóng vỏ tàu - Máy thuỷ... 2. Thị trường tiêu thụ mặt hàng thiết bị thuỷ nhập khẩu tại Việt Nam Thị trường tiêu thụ mặt hàng thiết bị thuỷ là thị trường công nghiệp, sản phẩm có ít người mua, khách hàng mua với số lượng lớn và cụ thể. Thị trường này được các nhà chuyên môn coi là thị trường “dọc” bởi hai lý do: +Thị trường rất hẹp Khách hàng trên thị trường này chỉ giới hạn trong ngành nghề là đóng mới và sửa chữa tàu thuyền thuộc Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam và một số đơn vị ngoài Tổng công ty như Bộ Thuỷ Sản, Hải Quân... + Thị trường rất sâu Thể hiện là các đơn vị có nhu cầu đóng mới, sửa chữa tàu thuyền đều sử dụng mặt hàng này phục vụ cho sản xuất của đơn vị. 2.1. Cầu về mặt hàng thiết bị thuỷ tại Việt Nam Nhu cầu về mặt hàng thiết bị thuỷ xuất phát từ việc phát triển ngành công nghiệp đóng tàu phục vụ cho hoạt động giao thông vận tải đường thuỷ và ngành đánh bắt thuỷ sản tại Việt Nam. Đặc điểm địa lý tự nhiên của Việt Nam với bờ biển dài 3260km từ Bắc xuống Nam có tới 73 cảng biển lớn nhỏ, hệ thống sông ngòi dày đặc với 2560 con sông mật độ trung bình từ 0,5 đến 1km lại gặp một con sông và cứ 25km lại gặp một cửa sông.Đây là điều kiện lý tưởng cho việc phát triển giao thông vận tải thuỷ và đánh bắt thuỷ sản. Do vậy nhu cầu về mặt hàng thiết bị thuỷ để phục vụ cho tàu thuyền là rất lớn. Nhu cầu về mặt hàng thiết bị thuỷ còn liên quan tới đặc điểm của thị trường từng khu vực. Điều này thể hiện rõ các trung tâm công nghiệp, đầu mối giao thông đường sông, các cảng biển thì khách hàng của mặt hàng này tập trung nhiều về cả số lượng và quy mô lô hàng. Nhu cầu về mặt hàng thiết bị thuỷ có tính chất phối phợp. Các khách hàng của mặt hàng này đều là tổ chức mua để lắp đặt cho các dự ántheo từng phần do đó đòi hỏi phải có sự đồng bộ về mặt hàng, yêu cầu cao về mức chất lượng và tính kỹ thuật. Cầu về mặt hàng thiết bị thuỷ có xu hướng tăng lên đặc biệt khi nước ta mở rộng giao lưu buôn bán với các nước trên Thế giới, chủ trương của Đảng và Chính Phủ trong việc phát triển kinh tế biển. 2.2. Cung về mặt hàng thiết bị thuỷ tại Việt Nam Tham gia vào thị trường cung ứng thiết bị thuỷ tại Việt Nam có rất nhiều đơn vị tổ chức trong và ngoài nước. Tuy nhiên cần phải thừa nhận rằngcác nhà sản xuất nội địa Việt Nam còn chưa nhiều, các sản phẩm này sản xuất trong nước chưa đáp ứng yêu cầu khách hàng và sản lượng còn ít. Do vậy, khách hàng tổ chức có nhu cầu thường yêu cầu các loại máy nhập từ nước ngoài vào Việt Nam. Mặt hàng thiết bị thuỷ nhập khẩu chịu sự quy định chặt chẽ của Chính Phủ về thuế quan và các quy định về thủ tục nhập khẩu. Trong điều kiện nền kinh tế mở, nhập khẩu những hàng hóa là cần thiết để đáp ứng yêu cầu của ngành công nghiệp tàu thuỷ cũng như là nhu cầu của toàn bộ của nền kinh tế. Số lượng các nhà cung ứng các sản phẩm thiết bị thuỷ nhập khẩu để bán trên thị trường Việt Nam là rất lớn. - Bản thân các nhà sản xuất nước ngoài với các đại diện và chi nhánh của họ tại Việt Nam - Các công ty nhập khẩu của Việt Nam được sự cho phép của Chính Phủ nhập loại hàng trên, các công ty có thể trong và ngoài Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam so với Trung tâm Thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ. Dưới đây là dự đoán về tỷ lệ thị phần chiếm giữ các nguồn cung mặt hàng thiết bị thuỷ nhập khẩu tại Việt Nam cho các đơn vị đóng tàu thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ. Bảng2.2. Dự đoán thị phần các nguồn cung ứng các mặt hàng thiết bị thuỷ nhập khẩu Nguồn cung ứng mặt hang thiết bị thuỷ nhập khẩu Thị phần Nhà sản xuất nước ngoài 15,6% Trong Tổng công ty 60,1% Ngoài Tổng công ty 24,3% Nguồn : số liệu lấy từ phòng kinh doanh 3. Xu hướng phát triển của thị trường tiêu thụ mặt hàng thiết bị thuỷ tại Việt Nam Để phân tích và đánh giá được xu hướng phát triển của thị trường tiêu thụ mặt hàng thiết bị thuỷ tại Việt Nam phải quan tâm tới môi trường kinh doanh mà các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này tồn tại trong đó có Trung tâm tồn tại bên trong. - Môi trường tự nhiên dân cư: Với đặc điểm địa lý sông hồ, đường biển dài là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của thị trường tiêu thụ mặt hàng thiết bị thuỷ. - Môi trường công nghệ kỹ thuật phát triển, nền kinh tế trí thức được đề cao, công nghệ thông tin được trú trọng,... góp phần vào sự ra đời và phát triển của các sản phẩm thuộc nhóm thiết bị thuỷ có tính năng mới, sản lượng tăng và hiện đại hoá công nghiệp đóng tàu Việt Nam. - Môi trường chính trị luật pháp: Trước những diễn biến của nền kinh tế thị trường các chính sách của Nhà nước có nhiều thay đổi về quy định xuất nhập khẩu, thuế quan, các thủ tục hành chính. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển, nhưng đồng thời nó cũng là đe doạ. - Môi trường kinh tế. Ngày nay xu hướng mở cửa, quốc tế hoá kéo theo sự cạnh tranh tự do của các đối thủ, nguồn hàng đòi hỏi công ty phải có tầm nhìn đón bắt cơ hội. Việc Nhà nước ta giữ vững được sự ổn định nền kinh tế như tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái là điều kiện tốt cho các công ty xuất nhập khẩu tínhvà thanh toán theo ngoại tệ. Nhìn nhận xu hướng phát triển của thị trường tiêu thụ mặt hàng thiết bị thuỷ phải xem xét tới khía cạnh thực tế. Xu hướng phát triển và mở rộng thị trường này thể hiện ở việc khuyến khích của Nhà nước về nền kinh tế biển. Trước đây vào thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế, kinh tế biển và ngành công nghiệp đóng tàu dường như bị lãng quên. Hiện nay Nhà nước đã có sự đánh giá lại và khuyến khích sự lớn mạnh của nền kinh tế biển. Kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp tàu thuỷ. Do đó nhu cầu của thị trường thiết bị thuỷ tăng tạo ra xu hướng phát triển của thị trường. Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ đóng vai trò là trung gian cung cấp các thiết bị vật tư cho các đơn vị có nhu cầu có điều kiện và cơ hội về một thị trường đang có tiềm năng. Để đưa ra ví dụ minh hoạ cho cơ hội phát triển của ngành công nghiệp tàu thuỷ ta có thể xem bảng số liệu dưới đây: Bảng 2.3. Số liệu phản ánh số phương tiện vận tải đường biển Việt Nam (1985-2006) Năm Tàu thuyền gắn máy chở hàng Tàu thuyền gắn máy chở khách Số lượng (chiếc) Tải trọng (Tấn) Số lượng (chiếc) Tải trọng(tấn) 1985 286 515.524 31 1.434 1990 492 600.580 147 3.311 1995 527 141.850 270 9.456 2000 644 704.594 348 10.190 2006 827 924.867 564 15.025 (Trích từ nguồn: Số liệu thống kê kinh tế xã hội Việt Nam) Từ bảng số liệu trên cho thấy số tàu thuyền đang hoạt động tại đường biển Việt Nam quản lý tăng lên nhiều cả về số lượng và tải trọng. Mà phần lớn các phương tiện này đều thuộc quản lý của các Bộ, ngành Việt Nam đều do chính các nhà máy sửa chữa và đóng thuộc tổng công ty công nghiệp đóng tàu Việt Nam đóng mới và bảo dưỡng. Điều này hứa hẹn cho các công ty thương mại hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp về mặt hàng thiết bị thuỷ có nhiều cơ hội. Theo số liệu thống kê trong việc phân bổ ngân sách 2006, tổng công ty tàu thuỷ được Nhà nước cấp 70.170 triệu đồng để phục vụ cho hoạt động của tổng công ty. Cũng vào năm 2000 Bản thân Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại cũng tham gia tiến hành lập tổng dự toán trình Tổng công ty và Bộ giao thông vận tải để đưa sang giai đoạn xây dựng các dự án nâng cấp cải tạo trong đó có các nhà máy đóng tàu 76, Nha Trang, Bến Thuỷ, Sông Cấm, Tam Bạc, Bến Kiền, Bạch Đằng, công ty Hồng Hà thuộc Tổng cục Hậu Cần. Đến năm 2006 tiếp tục tiến hành các dự án trên và bổ xung thêm các dự án đóng tàu Sông Hàn, công ty Vận tải3, nhà máy sửa chữa Nam Triệu, công ty cơ khí công nghiệp và phá dỡ tàu cũ. Đầu tháng4/2006 tiến hành hạ thuỷ tàu chở hàng50.000 tấn tại nhà máy đóng tàu Bạch Đằng đánh dấu bước chuyển mình của ngành công nghiệp tàu thuỷ về các dự án chất lượng cao. Từ những phân tích và các con số kể trên cho thấy Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ đang tồn tại trong thị trường tiềm năng cho hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng cũng luôn nhận thức được rằng thị trường đó hứa hẹn nhiều cạnh tranh gay gắt vừa tạo ra cơ hội vừa gây đe doạ với bất kỳ công ty kinh doanh nào hoạt động trên thị trường. ** Thông qua tìm hiểu các nội dung ở mục I,II có thể hình dung được khái quát đơn vị thực tập Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ. Đây là một đơn vị Nhà nước có hình thức kinh doanh hạch toán nội bộ, có con dấu riêng và có đầy đủ tư cách pháp nhân, trực thuộc Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại. Những nội dung được trình bày giúp nắm bắt được những đặc điểm cơ bản của thị trường mà Trung tâm đang tiến hành hoạt động kinh doanh. III. Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của Trung tâm Thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ. 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm Trung tâm Thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị Thuỷ trực thuộc công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại mới đi vào hoạt động từ đầu năm 2000 nhưng đã đạt được kết quả kinh doanh thông qua việc cung cấp thiết bị vật tư phục vụ cho các đơn vị thuộc Tổng công ty và ngoài tổng công ty cho các dự án sau: - Dự án đóng tàu 6.500 tấn cho VOSKO - Dự án đóng tàu 1000 tấn và 450 tấn cho Hải Quân - Tàu cảnh sát biển - Tàu V59 cho Tổng cục Hải Quan - Tàu đổ bộ - Tàu đánh cá cho các đơn vị Thuỷ Sản - ụ nổi 8500 tấn ... Đánh giá tình hình kinh doanh của Trung tâm cần phải xem xét trong cả hệ thống kinh doanh của Công ty mẹ mới đảm bảo chính xác. Do vậy bảng số liệu dưới đây sẽ phản ánh phần nào kết quả kinh doanh của Trung tâm đã đóng góp vào Công ty trong 2 năm qua kể từ khi Trung tâm đi vào hoạt động. Bảng 2.4. Bảng số liệu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty Đơn vị: 1000 đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 DT toàn công ty 19.082.000 19.953.000 28.105.000 33.890.000 37.082.000 44.259.057 90.953.000 DT tư vấn xây dựng 2.671.480 2.702.000 3.353.650 3.833.000 3.671.480 3.712.314 5.702.000 DT lĩnh vực kinh doanh 16.410.500 17.251.000 24.751.350 30.057.000 33.410.520 40.546.743 85.251.000 Lãi thuần 42.620 48.700 65.000 80.200 95.620 122.305 261.700 Nộp ngân sách 558.450 586.170 590.671 612.761 700.210 815.000 1.295.367 Thu nhập bình quân 900 1000 1200 1500 1800 2300 3000 Nguồn :Số liệu lấy từ Phòng kinh doanh Từ bảng số liệu trên cho thấy, trong khoảng từ năm 2000 – 2006 Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại thực hiện các hoạt động tại hai kĩnh vực là tư vấn xây dựng công trình thuỷ và lĩnh vực kinh doanh thương mại thiết bị thuỷ. Doanh thu từ hai lĩnh vực này nói chung và doanh thu từ lĩnh vực kinh doanh thương mại tăng dần điều đó chứng tỏ sự phát triển và dần chiếm lĩnh thị trường của công ty . Doanh thu của toàn công ty từ hơn 19 tỷ đồng năm 2000 tăng lên 90 tỷ đồng vào năm 2006 Doanh thu từ lĩnh vực kinh doanh thiết bị thuỷ tăng từ hơn 16 tỷ đồng năm 2000 lên hơn 85 tỷ đồng năm 2006. Đóng góp vào sự tăng lợi nhuận của công ty từ 42.6 triệu đồng năm 2000 lên 261.7 triệu đồng năm 2006. Tuy nhiên cần nhận thấy rằng lĩnh vực tư vấn xây dựng có doanh thu thấp hơn doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhưng do chi phí vốn bỏ ra không đáng kể nên tỷ suất lợi nhuận lại cao hơn. Nhận thấy sự cần thiết của chuyên môn hoá vào từng lĩnh vực cụ thể để có ứng xử linh hoạt trong nền kinh tế thị trường nhiều cạnh tranh và tận dụng tối đa nguồn lực của mình, năm 2007 Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ ra đời có nhiệm vụ chính là hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị thuỷ góp phần gia tăng doanh thu và lợi nhuận của toàn công ty. Dưới đây là bảng số liệu phản ánh sự đóng góp của Trung tâm vào doanh thu của toàn công ty. Bảng2.5. Bảng số liệu phản ánh đóng góp của Trung tâm Chỉ tiêu Doanh thu năm 2005 Doanh thu năm 2006 Tổng số (1000đ) Tỷ lệ đóng góp DT Tổng số (1000đ) Tỷ lệ đóng góp DT Trên cty Trên lvkd Trên cty Trên lvkd Toàn cty 44.259.057 90.953.000 Lĩnh vực K D 40.546.743 86% 85.251.000 86,5% Trung tâm 25.634.845 57,92% 67,35% 55.481.330 61,00% 70,51% Các CN khác 14.911.898 28,08% 32,65% 29.769.670 25,5% 28,19% Nguồn:số liệu tư phòng kinh doanh Để có thể thấy rõ hơn sự đóng góp của Trung tâm vào doanh thu của công ty, hãy xem biểu đồ sau: Từ bảng số liệu và các biểu đồ cho thấy, doanh thu của Trung tâm chiếm một tỷ trọng lớn trong doanh thu của toàn công ty. Doanh thu của Trung tâm tăng lên cả về quy mô và thị phần. Về quy mô, doanh thu của Trung tâm năm 2005 là 25.634 triệu đồng tăng lên 55.481 triệu đồngvào năm 2006 tăng 29.847 triệu đồng.về thị phần, doanh thu của Trung tâm năm 2005 chiếm 57,92% doanh thu của toàn công ty, trong năm 2006 con số này đa lên đến 61%. Nếu chỉ xét trên lĩnh vực kinh doanh của công ty thì trong năm 2005 doanh thu của Trung tâm chiếm 67,35% và trong năm 2006 chiếm 70,51%. Điều này cho thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty cũng tăng lên. Cụ thể, doanh thu của công ty năm 2004 là 37,082 tỷ đồngtăng lên 44,259 tỷ đồng năm 2005 và 90,953 tỷ đồng vào năm 2006. Cùng với doanh thu lợi nhuận cũng tăng lên từ 95,620 triệu đồng năm 2004 lên 122,305triệu và 261,700 triệu đồng trong năm 2005 và năm 2006. Như vậy có thể nói Trung tâm có vai trò quan trọng trong công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại, kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 2. Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của Trung tâm. ở phần trước chúng ta mới chỉ xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm đóng góp vào kết quả kinh doanh của Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại. ở đó nó chưa phản ánh được tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ. Phần này chúng ta sẽ xem xét tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của Trung tâm. Để đánh giá kết quả kinh doanh về mặt quy mô ta cần xem xét chỉ tiêu tổng doanh thu của doanh nghiệp và muốn biết được hiệu quả kinh tế theo quy mô cần phải xem xét chỉ tiêu lợi nhuận. Hầu hết các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Các doanh nghiệp sẽ tối đa hoá lợi nhuận bằng cách sử dụng tối đa nguồn lực của mình. Vì vậy, chỉ tiêu tổng doanh thu và chỉ tiêu lợi nhuận là hai chỉ tiêu quan trọng và cơ bản nhất để đánh giá hiêụ quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bằng phương pháp so sánh đơn giản có thể thấy hai chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của Trung tâm qua các năm đều vượt mức kế hoạch. Năm 2005- năm th? 5 Trung tâm đi vào hoạt động- doanh thu và lợi nhuận của Trung tâm so với kế hoạch vẫn tăng và đạt ở mức khá cao. Cụ thể, doanh thu vượt mức kế hoạch 3,052 tỷ đồng về mặt tuyệt đối và vượt mức kế hoạch 30,52% về giá trị tương đối. Lợi nhuận so với kế hoạch tăng lên gần 90 triệu đồngvề giá trị tuyệt đối và tăng 30,7% về giá trị tương đối. Mặc dù là năm đầu tiên đi vào hoạt động, kết quả đạt được của Trung tâm là cao điều đó cho thấysự nhanh chóng thích nghi của bộ máy tổ chứcvà sự nỗ lực vươn nên của các nhân viên trong Trung tâm đông thời có được kết quả như vậy cũng là do Trung tâm tiếp tục thực hiện những dự án đang làm dở của những năm trước đó với tư cách là công ty Tư vấn đầu tư và thương mại, có được mối quan hệ, các bạn hàng cũ của công ty, cho lên mức chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch đề ra là khá cao. Đây là bước khởi đầu thuận lợi cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Năm 2006 là năm thứ 6 Trung tâm đi vào hoạt động, trong năm này hoạt động kinh doanh của Trung tâm tiếp tục được mở rộng, Trung tâm tiếp tục hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Doanh thu của Trung tâm so với kế hoạch tăng 60,37% về giá trị tương đối và tăng 450 triệu đồng về giá trị tuyệt đối. Cùng với sự tănglên của doanh thu, lợi nhuận năm 2006 vượt chỉ tiêu đề ra 12,55 triệu đồng vềgiá trị tuyệt đối và tăng 8,15% về giá trị tương đối. Mặc dù so với năm 2005 mức độ hoàn thành kế hoạch của 2006 có thấp hơn nhưng nếu so sánh doanh thu và lợi nhuận của năm 2006 với năm 2005 thì có thể thấy mức chênh lệch giữa hai năm là khá lớn. Năm 2005 doanh thu của Trung tâm đạt 25,634 tỷ đồng thì sang đến năm 2006 doanh thu đặt 55,481 tỷ đồng, mức tăng doanh thu là 29,847 tỷ đồng về quy mô và tăng 91,06% về giá trị tuyệt đối. Lợi nhuận năm 2006 là 261,700 triệu đồng trong khi đó lợi nhuận năm 2005 là122,305 riệu đồng tăng 139,700 triệu đồng về giá trị tuyệt đối và tăng 119,3% về giá trị tương đối Như vậy, từ khi thành lập Trung tâm luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận không ngừng tăng lên. Điều đó chứng tỏ quy mô kinh doanh của Trung tâm ngày càng được mở rộng. Nhữn._.giao dịch, mua bán của cả khách hàng và Trung tâm. Hiện nay, mạng lưới bán hàng của Trung tâm rất mỏng, chỉ có Trung tâm là đảm nhiệm việc bán hàng, bên cạnh đó thị trường lại xuất hiện nhiều loại hàng hoá cùng loại của đối thủ cạnh tranhtrong và ngoài nước. Vì vậy cơ hội để khách hàng tiếp xúc với hàng hoá của Trung tâm ít đi. Mặt khác, Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu chủ yếu phục vụ khách hàng thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Do vậy việc mở rộng mạng lưới bán hàng là cần thiết để thu hút phần lớn khách hàng ngoài Tổng công ty và các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu về mặt hàng thiết bị thuỷ. * Đa dạng hoá hình thức bán hàng - Hiện nay, Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ thực hiện bán hàng ở cấp giám đốc, tức là chỉ có giám đốc là người trực tiếp bán hàng, còn nhân viên trong Trung tâm chưa được phép bán hàng hoặc chưa đủ trình độ để bán hàng. Do vậy Trung tâm trong, thời gian tới, đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên có khả năng bán hàng để Trung tâm không chỉ bán hàng ở cấp giám đốc mà còn bán hàng ở cấp nhân viên. Đây cũng là hình thức mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình. -Trung tâm có thể sử dụng các phương tiện khác nhau để đa dạng hoá hình thức bán hàng như bán hàng qua điện thoại qua thư từ, qua mạng...vì đặc điểm của mặt hàng Trung tâm kinh doanh đòi hỏi quá trình mua bán điễn ra phức tạp nên việc bán hàng qua điện thoại hay bán hàng qua thư từ không khả thi nhưng hình thức bán hàng qua mạng lại là hình thức bán hàng rất tốt bởi vì nó có thể diễn ra nhanh chóng với chi phí rẻ nhất. Đối với thế giới thì hình hình thức thương mại điện tử được rất nhiều công ty sử dụng, nhưng đối với Việt Nam thì đây là hình thức mới mẻ. Trung tâm nên từng bước tham gia vào hình thức này thông qua kết mạng quốc gia và toàn cầu. Sử dụng bán hàng trên internet giúp các nhà cung cấp và khách hàng biết được nhiều thông tin và tìm đến Trung tâm, Việc khai thác hình thức bán hàng này cũng giúp cho việc giảm chi phí chẳng hạn Trung tâm có thể gửi thư điện tử thương mại tới nhiều vị trí khác nhau với cước phí rẻ hơn nhiều so với điện fax. Đặc biệt, thông qua mạng Trung tâm có thể tiến hành thiết kế các trang chủ đề về Trung tâm và ngành nghề kinh doanh tới thị trường mục tiêu,giảm tối thiểu chi phí giao dịch cho việc đi lại và thăm viếng khách hàng. - Do hàng hoá của Trung tâm là các loại máy móc thiết bị thuỷ có giá trị đơn chiếc cao và thợi gian sử dụng dài. Vì vậy doanh nghiệp nên thực hiện các hình thức bán hàng trực tiếp tại các doanh nghiệp. * Đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh Mặt hàng thiết bị thuỷ với các khách hàng là tổ chức, đơn vị đóng tàu được mua nhằm mục đích là phục vụ cho việc lắp đặt, thay thế để trở thành một bộ phận của sản phẩm khác trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tất cả các quyết định của Trung tâm về mặt hàng nhập khẩu này có yêu cầu cao về tính kỹ thuật, tính đồng bộ, chất lượng... Do đó nếu sản phẩm của Trung tâm không đạt yêu cầu của khách hàng thì sẽ gây thiệt hại lớn cho cả Trung tâm và khách hàng do chi phí cao( cước vận chuyển, thủ tục hải quan,lãi vay...). Vì vậy Trung tâm phải có những chính sách sản phẩm đúng đắn. Là một doanh nghiệp thương mại, Trung tâm có thể đa dạng mặt hàng kinh doanh với các nhãn hiệu, giá cả, chất lượng khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn nhằm thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Để có thể đa dạng hoá mặt hang kinh doanh, Trung tâm thực hiện bằng cách làm đại lý cho nhiều hãng sản xuất hơn, có thể nhập khẩu mặt hàng này từ nhiều nước khác nhau nhưng phải trên cơ sở nghiên cứu kỹ về nguồn gốc hàng hoá, chất lượng, kỹ thuật...Hoăc chào bán các loại sản phẩm công nghiệp được các đơn vị đóng tàu sử dụng trong quá trình sản xuất (công cụ) chẳng hạn như máy tiện, máy khoan, máy hàn... ngoài các sản phẩm lắp đặt truyền thống. *Hoạt động dịch vụ Đối với sản phẩm công nghiệp, thì mức độ cung cấp dịch vụ cực kỳ quan trọngtrong đánh giá của khách hàng đôi khi nó còn quan trọng hơn cả giá thành. Với mức độ cung cấp dịch vụ Trung tâm có thể tiến hành chiến lược khai thác để tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ và thu hút được khách hàng. Trung tâm có thể tiến hành như sau: - Bảo hành sản phẩm: Cần xây dựng một chế độ bảo hành hợp lý quy định quyền lợi và trách nhiệmcủa các bên tham gia. Chế độ bảo hành được thể hiện trong các hợp đồng nhập khẩu của Trung tâm với các nhà cung cấp và trong hợp đồng bán với khách hàng. - Lắp đặt và sử dụng: Đối với mặt hàng thiết bị thuỷ thì việc lắp đặt và sử dụng là do khách hàng của Trung tâm thực hiện. Trung tâm tiến hành cung cấpcác yếu tố này bằng cách yêu cầu người cung ứngcấp các bản chỉ dẫn, sơ đồ thiết kế vận hành về mặt hàng đầy đủ cho khách hàng dính kèm theo các hợp đồng mua bán. - Dịch vụ sau bán luôn phải được đề cao, Trung tâm thường xuyên cung cấp những thông tin về sản phẩm, hướng dẫn sử dụng. Đối với việc sửa chữa, bảo dưỡng Trung tâm nên tìm cách gợi mở nhu cầu về vật tư thiết bị, phụ tùng thay thế, đảm bảo tính đồng bộ của sản phẩm. - Điều kiện về giao hàng thanh toán. Trung tâm thường tiến hành hình thức giao tay ba hoặc vận chuyển thẳng tại địa điểm nhập khẩu hàng. Thực tế là từ địa điểm nhập khẩu đến cơ sở sản xuất của khách hàng không dài, Trung tâm nên tiến hành thanh toán cước phívận chuyển hàng hoá toàn bộ hay một phần trên quãng đường đó, điều này có thể làm cho chi phí của Trung tâm tăng lên nhưng đây lại là biện pháp hữu hiệu trong việc thu hút khách hàng và củng cố sự trung thành của họ đối với Trung tâm. Làm được các điều trên, Trung tâm sẽ nâng cao được uy tín của mình, tăng sức cạnh tranhcho hàng hoá. Do đó sẽ thúc đẩy hoạt động bán hàng đem lại doanh thu và lợi nhuận cao. * Thực hiện chiết giá giảm giá Trong tình hình hiện nay, tình trạng thiếu vốn là vấn đề chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, ngay cả bản thânTrung tâm cũng thường xuyên phải vay vốn để kinh doanh, do đó đối với khách hàng trích tiền hàng trước hoặc trả sớm hay tạm ứng trước Trung tâm sẽ có những chính sách ưu đãi hơn, trích một khoản hoa hồng cho người mua, hay chiết khấu giảm giá cho người mua với khối lượng hàng hoá lớn. Cụ thể, những khách hàng mua hang với tổng giá trị thanh toán: + Từ 100 triệu đến 500 triệu đồng thì được hưởng mức chiết khấu là 3% + Từ 500 triệu đồng trở nên được hưởng chiết khấu 2% Còn đối với các khách hàng có uy tín lớn, quan hệ làm ăn lâu dài, khả năng tài chính lớn thì trên cơ sở cân nhắc về lãi suất, tỷ giá hối đoái... để có cho trả chậm theo thời gian quy định. * Về phương thức thanh toán Là đơn vị mới đi vào hoạt động kinh doanh, phạm vi vốn thấp, phải sử dụng tới nhiều nguồn huy động đặc biệt là vốn vay ngân hàng, Trung tâm rất trú trọng đến công tác tránh ứ động vốn nhất là với lĩnh vực kinh doanh thiết bị thuỷ có giá trị đơn chiếc lớn thì việc chiếm dụng vốn của khách hàng sẽ gây nhiêù khó khăncho Trung tâm trong việc quay vòng vốn và lãi suất phải trả ngân hàng. Trung tâm có thể tiến hành những biện pháp kích thích công việc thanh toán diễn ra nhanh chóng, thuận tiện. - Ký hợp đồng tuỳ theo giá trị lô hàng và uy tín về thời gian thời gian thanh toán của khách hàng yêu cầu bên mua tạm ứng trước từ 20- 50% giá trị hợp đồng. - Kích thích việc thanh toán nhanh chóng những khoản chiết khấu đối với khách hàng trả tiền nhanh hoặc phần trăm lãi xuất vay ngân hàng đối với khách hàng trả chậm. Hai là: Tăng hiệu suất sử dụng tài sản lưu động. Cơ cấu tài sản của Trung tâm phù hợp với hoạt động kinh doanh thương mại với hơn 81% tổng số nguồn vốn lưu động. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Có thể thực hiện các biện pháp sau: + Trong vốn lưu động của Trung tâm có một phần lớn là đi vay từ ngân hàng, thường thì các khoản vay này là ngắn hạn. Do vậy cần phải xem nhu cầu của vốn của Trung tâm, nếu như nhu cầu về vốn trong từng giai đoạn là khác nhau thì có thể cắt bớt các khoản vay, hoặc thấy có lượng vốn không sử dụng đến thì chuyển vào tài khoản để giảm lãi vay. Tuy nhiên, cách giải quyết có nhược điểm là thu hệp hoạt động kinh doanh của Trung tâm thông qua việc giảm hệ số thanh toán tức thời, đi ngược lại xu hướng mở rộng hoạt động kinh doanh. + Điều chỉnh vốn lưu động của Trung tâm trong hoạt động tài chính cho hợp lý. Tình hình tài sản của Trung tâm cho thấy các khoản đầu tư tài chính còn chiếm tỷ lệ thấp, trong khi đólượng vốn lưu động nhàn dỗi do không sử dụng hết sức sản xuất. Đó là bất hợp lý gây lãng phí vốn lưu động và không hiệu quả. Vì vậy Trung tâm có thể đầu tư tài chính ngắn hạn thông qua ngân hàng và thông qua tổ chức kinh tế. Việc đầu tư tài chính một mặt làm giảm lượng tiền nhàn rỗi, mặt khác tăng thu nhập cho doanh nghiệp thông qua thu nhập từ hoạt động tài chính. Việc xem xét lượng đầu tư cần phải cân nhắc hợp lý để không gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Trung tâm. b. Nâng cao khả năng sinh lời của vốn Căn cứ vào tình hình nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Trung tâm có thể thấy cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Trung tâm chưa được hợp lý, vốn chủ sở hữuchiếm một tỷ lệ tương đối thấp, mà các khoản vay ngắn hạn của Trung tâm chiếm phần lớn. Điều này cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của Trung tâm là cao, có sử dụng công nợ. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu chưa cao. Bên cạnh đó cho thấy sự bấp bênh trong hoạt động kinh doanh do vốn chủ sở hữu thấp, Trung tâm phụ thuộc vào đối tác cho vay, ảnh hưởng tới khả năng thanh toán. Điều này làm cho chi phí kinh doanh cao hơn, do đó lợi nhuận thấp hơn dẫn đến tỷ suất lợi nhuận của Trung tâm thấp. Vì vậy, để nâng cao khả năng sinh lời của vốn Trung tâm cần thực hiện một số biện pháp sau: +Một là : Cơ cấu lại nguồn vốn Trung tâm phải tiến hành cơ cấu lại nguồn vốn cho hợp lý giữa công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu theo hướng tăng nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách xin Nhà nước cấp thêm vốn bổ xung hoặc xin chuyển các khoản phải nộp trên vốn Nhà nước vào vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó vẫn duy trì các khoản vay cần thiết, có thể giảm một phần các khoản vay ngắn hạn chuyển sang hình thức vay dài hạn để giảm hệ số thanh toán tức thời, giảm sức ép cho Trung tâm trong việc luôn phải lo trả các khoản đến hạn rồi phải làm các công việc để vay tiếp các khoản vay ngắn hạn tiếp theo, trong khoảng thời gian này Trung tâm có thể tận dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác. Hai là: Tăng hệ số vòng quay của vốn chủ sở hữu Hệ số vòng quay của vốn chủ sở hữu liên quan trực tiếp đến doanh thu thuần và nguồn vốn chủ sở hữu. Số vòng quay của vốn chủ sở hữu càng cao thì hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu càng tăng và ngược lại. Muốn tăng hệ số vòng quay của vốn chủ sở hữu doanh nghiệp phải tăng doanh thu thuần. Các biện pháp để tăng doanh thu thuần như đã đề cập ở trên. Để tăng hệ số vòng quay của vốn chủ sở hữu, phù hợp với việc mở rộng hoạt động kinh doanh thì nguồn vốn chủ sở hữu phải tăng phù hợp với quy mô phát triển. Việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu như đã đề cập ở trên có thể thực hiện bằng các biện pháp như: tăng nguồn vốn bổ sung, tăng lợi nhuận phân phối để bổ xung vào nguồn vốn chủ sở hữu. Ba là: Tăng hệ số doanh lợi của doanh thu thuần Hệ số doanh lợi của doanh thu thuần phản ánh chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nâng cao hệ số này đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các biện pháp như: Tăng thu, giảm chi, tăng thu tăng chi sao cho tốc độ tăng cuả doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng của chi phí. + Để tăng doanh thu thuần, doanh nghiệp thực hiện các biện pháp tăng thu nhập từ nhiều hoạt động khác nhau đặc biệt là từ hoạt động kinh doanh chính. Các biện pháp tăng doanh thu thuần tương ứng với các giải pháp đã được đề cập ở trên. + Giảm chi phí. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, hết sức bức thiết đối với Trung tâm vì như đã phân tích ở phần trước, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, theo chi phí kinh doanh, trên vốn đều rất thấp, lợi nhuận trong năm 2006 vẫn tăng so với năm 2005 nhưng rất thấp trong khi đó doanh thu thuần của Trung tâm trong hai năm vẫn tăng và khá cao. Điều này là do chi phí của Trung tâm khá lớn. Vì vậy giảm chi phí là một giải pháp hết sức cần thiết đối với Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để giảm chi phí kinh doanh Trung tâm cần thực hiện một số giải pháp sau: Giảm chi phí mua hàng để giảm giá vốn hàng bán. - Mặt hàng Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ kinh doanh là máy móc, thiết bị ngành thuỷ, đây là mặt hàng có giá trị lớn do vậy việc mua bán thường phải tiến hành đàm phán mới đi đến quyết định mua, giá cả thường căn cứ vào đơn giá của đơn hàng trước đó, Trung tâm có thể yêu cầu phía bên bán cho Trung tâm được hưởng một khoản chiết giá hay giảm giá trên số lượng hàng Trung tâm mua. - Mặt hàng Trung tâm nhập khẩu từ nước ngoài nên trong chính sách của Trung tâm cần phải cân nhắc về mặt hàng kinh doanh đó là nguyên kiện hay nhập khẩu liên kiện, bộ phận. Bởi vì theo quy định của Chính phủ về nhập khẩu đối với máy móc, bộ phận mà Nhà nước không sản xuất được thì khuyến khích nhập khẩu với thuế nhập khẩu là 0% còn với máy móc bộ phận trong nước sản xuất được thì chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn. Trung tâm cần phân tích, đánh giá sao cho giảm thiểu được chi phí nhất góp phầngiảm giá thành nâng cao lợi ích cung cấp cho khách hàng từ đó Trung tâm nâng cao đước hiệu quả kinh doanh của mình. - Thay đổi điều kiện cơ sở giao hàng. Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ cũng như hầu hết các công ty khác của Việt Nam khi nhập khẩu hàng hoá thường sử dụng điều khoản CIF. Hiện nay Nhà nước ta đang khuyến khích các công ty có quan hệ buôn bán với nước ngoài thay hình thức “ mua CIF bán FOB ” bằng hình thức “Mua FOB bán CIF”. Trung tâm rất quan tâm đến vấn đề này, nếu có điều kiện sử dụng FOB trong nhập khẩu Trung tâm có thể tiết kiệm được chi phí vận tải và bảo hiểmcũng như thời gian giao hàng chủ động. Để dần thay thế điều kiện bán hàng cũ và tình hình thực tế Trung tâm có thể yêu cầu nhà cung ứng thuê hãng vận tải và bảo hiểm. Trung tâm lựa chọn hợp đồng nhập khẩu hoặc Trung tâm tiến hành đứng ra mua bảo hiểm hàng hoá tức là dùng CFR thay cho CIF. - Giảm phí tổn vận tải. Đối với Trung tâm đây là khoản chi phí làm tăng chi phí đầu ra. Nhưng đó lại là hình thức rất hữu hiệu để thu hút khách hàng mới và giữ được khách hàng cũ. Vì vậy đây lại là khoản chi phí cần thiêt, do đó Trung tâm chỉ có thể giảm đến mức tối thiểu chứ không thể loại bỏ các chi phí vận tải. Trung tâm thực hiện hình thức dự trữ ngoài Trung tâm và thực hiện hình thức bán hàng tại cơ sở của khách hàng nên Trung tâm phải thực hiện vận chuyển hàng hoá từ cảng nhập khẩu đến nơi yêu cầu của khách hàng. Vì vậy Trung tâm cần tính toán sự vận động của hàng hoá từ nguồn hàng đến nơi tiêu dùng, phải lựa chọn tuyến đường, phương tiện vận tải phù hợp, tổ chức công tác bốc dỡ hai đầu, sử dụng phương tiện vận tải tiên tiến để đáp ứng yêu cầu về thời gian giảm phí tổn hàng hoá do tránh được rủi ro trên đường vận chuyển. Giảm chi phí bán hàng Chi phí bán hàng ở Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷlà rất lớn, đây là khoản chi phí cần thiết để thu được doanh thu bán hàng nhưng chi phí quá lớn sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận giảm xuống, kéo theo đó tỷ suất lợi nhuận, hệ số doanh lợi... giảm xuống. Giảm chi phí bán hàng là cần thiết. Trung tâm lựa chọn kênh phân phối hàng hoá phù hợp vừa giảm được chi phí bán hàng vừa nâng cao được doanh thu bán hàng. Đối với Trung tâm thì kênh phân phối hàng hoá phù hợp nhất là kênh trực tiếp người mua- người bán. Sử dụng phương thức bán hàng văn minh hiện đại để nâng cao doanh thu như bán hàng trực tiếp, bán hàng qua mạng là phương thức hiện đại và rẻ nhất. Tiến hành hoạt động quảng cáo xúc tiến có hiệu quả hơn Quảng cáo xúc tiến là những công cụ hữu hiệu thúc đẩy hoạt động bán hàng tăng doanh số. Thông qua các công cụ này Trung tâm có thể cung cấp thông tin cho khách hàng về Trung tâm, về sản phẩm đang kinh doanh. Chính các hoạt động này lại làm tăng chi phí bán hàng của Trung tâm lên một mức qua cao, đòi hỏi Trung tâm phải sử dụng có hiệu quả các công cụ này. + Bán hàng cá nhân Do đặc điểm mặt hàng thiết bị thuỷ và thị trường công nghiệp với khách hàng cụ thể nên chính sách xúc tiến của Trung tâm rất quan tâm tới bán hàng cá nhân. Đây là phương tiện xúc tiến hiệu quả nhất nhưng cũng tốn kém chi phí nhẩttong xúc tiến công nghiệp, Trung tâm cần phải chú ý tới quản lý và sử dụng cho tốt: Tiến hành lựa chọn người bán hàng: Đó là người chuyên nghiệp có khả năng, có kỹ thuật bán hàng, có tính chất cá nhân quan trọng khác. Đây là công việc khó, sự lựa chọn kém sẽ gây hậu quả là các nhà bán hàng cá nhân sẽ bỏ đị sau khi đào tạo do đó chi phí bán hàng cá nhân tăng lên. Trung tâm nên lựa chọn người bán hàng theo tiêu chuẩn sau: - Đặc tính cá nhân: có thái độ tốt thiện chí, kỹ năng giao tiếp, cách thức, giọng nói qua điện thoại dễ chịu. - Trình độ kỹ thuật được thể hiện ở những khả năng mang kiến thức khoa học kỹ thuật để giải quyết vấn đề của khách hàng - Xu hướng dịch vụ khách hàng. - Cố gắng bán hàng thể hiện sẵn sàng bán ngay cả khi gặp sự từ chối của khách hàng. - Hiệu quả thể hiện bằng việc thu được các đơn đặt hàng từ phía khách hàng , có thói quen làm việc tốt, khả năng tự quản lý và độc lập. Quản lý thời gian của nhân viên bán hàng. Đây là việc không dễ đối với nhà lãnh đạo vì phần lớn khách hàng cá nhân là những người độc lập và rất khó điều khiển được họ. Trung tâm nên tiến hành nhiệm vụ này bằng cách chỉ ra việc tiết kiệm thời gian có giá trị như thế nào đối với người bán hàng cá nhân, chỉ dẫn cách tự quản lý thời gian thông qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật và hiểu biết về nghệ thuật đàm phán. Trung tâm có thể cung cấp cho người bán hàng cá nhân phương tiện hoạt động như phương tiện đi lại, máy vi tính truy cập thông tin về khách hàng và sản phẩm, điện thoại... Trả thù lao cho người bán hàng cá nhân. Việc trả lương là xây dựng vừa khuyến khích nỗ lực vừa phù hợp với mục tiêu và ngân sách cấp cho hoạt động xúc tiến bán hàng của Trung tâm. Trung tâm ngoài việc trả lương cố định cần tiến hành trả thêm phần hoa hồng được hưởng và tiền thưởng nếu bán hàng có hiệu quả cao để khuyến khích người bán hàng. Trung tâm không nên cố gắng hướng dẫn bán hàng cá nhân theo những nguyên lý mà khuyến khích họ kết hợp được cả kinh nghiệm và kết quả đào tạo chuyên môn để phát triển sáng tạo và sự năng động của người bán hàng cá nhân. + Quảng cáo và xúc tiến bán cũng được coi là thành phần quan trọng trong xúc tiến. Nếu Trung tâm kết hợp tốt quảng cáo và xúc tiến bán thì hiệu quả bán hàng cá nhân đặc biệt trong trường hợp mặt hàng thiết bị thuỷcó tính chất phức tạp về kỹ thuật, chất lượng, giá trị lớn và các tổ chức là những người mua và ảnh hưởng mua có kiến thức caovề mặt hàng.Trung tâm có thể tham khảo một số cách quảng cáo sau: Quảng cáo theo dòng. Tức là tiến hành quảng cáo trên các loại báo tạp chí chuyên ngành như báo GTVT, báo Lao động, báo Thương mại, thị trường giá cả vật tư thiết bị ... Quảng cáo qua thư trực tiếp Quảng cáo trên danh bạ công nghiệp Tiến hành xúc tiến bán qua catalogue, sách giới thiệu hàng của các nhà của các nhà sản xuất cung cấp. Quảng cáo các sản phẩm đặc biệt. Đây thường là lịch, quà kinh doanh và một số vật khác như bút bi, bật lửa, bảng ghi chú,...trên đó có ghi địa chỉ, mặt hàng kinh doanh của Trung tâm. Khi sử dụng hình thức này kết hợp với hình thức xúc tiến khác. Thực hiện quan điểm JIT trong hoạt động phân phối hàng hoá Kinh doanh mặt hàng thiết bị thuỷ- sản phẩm công nghiệp có đặc điểm có giá trị đơn chiếc cao, được tiêu chuẩn hoá, tính đồng bộ và yêu cầu kỹ thuật cao thì chính sách phân phối hiện nay của Trung tâm là hợp lý. Trong pháan phối Trung tâm thực hiện vận chuyển thẳng luôn tuân thủ nguyên tắc là không dự trữ và lưu kho đảm bảo sự phù hợp với nhu cầu của khách hàng và hiệu quả cho Trung tâm. Tuy nhiên, chính điều này gây một số vấn đề khó khăn cho Trung tâm, chẳng hạn khi nguồn cung ứng có bién động, cầu tăng lên bất ngờ hoặc trong quá trình vận chuyển nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam bị chậm sẽ làm cho Trung tâm đánh mất cơ hội thị trường do không có dự trữ. Để vẫn đảm bảo nguyên tắc không lưu kho, vận chuyển thẳng tới khách hàng mà không đánh mất cơ hội kinh doanh, Trung tâm nên tiến hành quan điểm JIT trong hoạt động phân phối. JIT có thể hiểu là việc đưa các sản phẩm có chất lượng cao, liên tục, toàn bộ trong tình trạng an toàn. Điều này đòi hỏi Trung tâm phải có hệ thống phân phối hiệu quả để thực hiện giao hàng đúng lúc cho khách hàng, giúp giảm chi phí lưu thông( chi phí bán hàng ), tăng doanh thu và lợi nhuận cho Trung tâm. Hoạt động vận chuyển bao gồm: + Vận chuyển nhập khẩu vào Việt Nam + Vận chuyển từ cảng nhập khẩu đến xưởng sản xuất của khách hàng Quá trình vận chuyển hàng vào Việt Nam hiện nay thường do người cung ứng nước ngoài tiến hành. Để chủ động Trung tâm có thể tiến hành tìm phương tiện vận chuyển hoặc yêu cầu người cung ứng chọn hình thức và phương tiện vận chuyển sao cho phù hợp với thời gian mua hàng và việc bảo quản hàng hoảtong tình trạng tốt nhất. Trung tâm nên đưa đề nghị này tới nhà cung ứngthông qua các điều khoản vận tải trong hợp đồng nhập khẩu. Quá trình vận chuyển từ cảng nhập khẩu đến xưởng sản xuất của khách hàng thường theo hai hình thức: - Khách hàng của Trung tâm có phương tiện vận tải riêng. Trung tâm yêu cầu và thông báo chính xác ngày giờ giao nhận, quy định rõ trách nhiệm bồi thường vận tải và bên khách hàng trong trường hợp xảy ra hỏng hóc, sai sót trong quá trình vận chuyển tránh sự mập mờ trong điều khoản hợp đồng vận chuyển gây ra sự tranh chấp và các khoản bồi thường không đáng có. - Trung tâm thuê phương tiện vận chuyển giao tới khách hàng, Trung tâm phải lựa chọn phương thức vận chuyển sử dụng và các hãng vận chuyển phù hợp với đặc điểm hàng hoá, quãng đường và thời gian giao hàng. Trung tâm phải có cán bộ nhân viên cùng tham gia giám sát trên đường vận chuyển tới địa điểm yêu cầu của khách hàng. Cùng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp ở Trung tâm là rất lớn.Đây cũng là nguyên nhân tại sao hiệu quả kinh doanh còn thấp. Cần phải giảm chi phí quản lý doanh nghiệp ở Trung tâm thông qua việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong quản lý để nâng cao năng suất và chất lượng công tác như sử dụng máy vi tính để quản lý nhân sự, thực hiện kế toán trên máy để tinh giảm bộ máy quản lý đồng thời giảm bớt thủ tục hành chính rườm già không thiết thực trong việc nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của Trung tâm. Giảm chi phí dự trữ Đối với quy mô và khả năng tài chính như hiện nay của Trung tâm, đặc điểm mặt hàng thiết bị thuỷ yêu cầu có vốn lớn thì việc dự trữ hàng hoá và xây dựng kho chứa hàng hoá là mạo hiểm. Trung tâm luôn dựa vào các đơn vị đặt hàng của khách rồi tiến hành hoạt động nhập khẩu hàng hoá và thực hiện nguyên tắc không tồn kho. Tuy nhiên để có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh và ứng phó với các biến động của thị trường thì phải có dự trữ. Trung tâm nên tiến hành các biện pháp dự trữ ngoài Trung tâm, tức là dự trữ tại kho của nhà cung ứng và của khách hàng để vẫn đảm bảo nguyên tắc không tồn kho tránh ứ đọng vốn. - Dự trữ tại kho của nhà cung ứng thực chất là yêu cầu quyền được mua, Trung tâm tiến hành đưa ra một số điều lhoản trong những hợp đồng hoặc thoả thuận với các nhà cung ứng ddược phép mua hàng trong những tình huống bất ngờ. Đây là sản phẩm của các nhà sản xuất nước ngoài được giữ trong kho của họ ngoài biên giới Việt Nam hoặc tại kho của các đại diện sản xuất tại Việt Nam. Trung tâm có thể tiến hành thông qua đặt cọc lượng tiền với nhà cung ứng mới hoặc dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau với các nhà cung ứng quen biết. - Dự trữ tại kho của khách hàng. Phương pháp này đòi hỏi các nhà quản trị phải có tầm nhìn xa trông rộng và khả năng phân tích sắc sảo. Chẳng hạn các nhà quản trị nhìn thấy sự tăng giá, cầu về mặt hàng hay bất ổn hoặc Nhà nước có chính sách hạn chế mặt hàng mà khách hàng của Trung tâm có nhu cầu trong thời gian sắp tới (thường thì các yêu cầu về mặt hàng thiết bị thuỷ được đưa lên Tổng công ty thông qua các dự án trình duyệt trong thời gian ngắn hạn). Khi đó Trung tâm nên ký hợp đồng mua bán với khách hàng của mình trong thời gian sớm hơn để phòng sự biến động của thị trường mặt hàng thiết bị thuỷ, tiếp theo thực hiện nhập khẩu trước thời gian khách hàng cần sử dụng. Sau khi nhập về sẽ đưa về kho của khách hàng, cần cân nhắc chi phí phát sinh hai bên sẽ cùng bỏ ra trong thời gian dự trữ. Điều này chue yếu thực hiên với khách hàng truyền thống, mục tiêu là lôi kéo, giữ uy tín với khách hàng và sự thông tin, thuyết phục tốt đóng vai trò thên chốt. Trung tâm trong trường hợp này phải bỏ thêm một khoản chi phí nhưng bù lại thu về sự tin tưởng của khách hàng và không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Như vậy, trong việc dự trữ hàng hoá ngoài Trung tâm đòi hỏi các nhà lãnh đạo Trung tâm phải dự báo được tình hình thị trường, khả năng bán hàng dựa trên những phân tích khoa học và kinh nghiệm kinh doanh. Có như vậy hoạt động kinh doanh của Trung tâm mới có hiệu quả cao hơn. Giảm chi phí từ hoạt động tài chính, hoạt động bất thường Mặc dù hoạt động tài chính và hoạt động bất thường không phải là hoạt động chính của Trung tâm, nhưng nó lại có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí cho hoạt động này chủ yếu là chi phí cho hoạt động tài chính bởi vì trong hai năm vừa qua Trung tâm chưa có moọt hoạt động bất thường nào. Chi phí này bao gồm: chi thuê tài sản tài chính, tiền phạt hợp đồng... Trung tâm cần có những biện pháp giảm tối thiểu cho các chi phí từ hoạt động này như: - Quan tâm, thực hiện đúng các các điều khoản đã ký trong hợp đồng vừa đảm bảo chữ “Tín” trong kinh doanh, vừa tránh được các rủi ro bị phạt hợp đồng, phải kịp thời nghiên cứu đề xuất hướng giải quyết. - Khi tiến hành cho thuê tài chính hoặc bán thanh lý tài sản, cần đơn giản hoá các thủ tục, đảm bảo gọn nhẹ tránh lãng phí, đồng thời hạn chế trung gian môi giới để giảm chi phí cho khâu này. III. Kiến nghị với Tổng công ty và nhà nước. 1. Kiến nghị đối với Tổng công ty. Trung tâm Thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị Thuỷ là đơn vị trực thuộc Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại, thuộc Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam do đó hoạt động của Trung tâm chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi quan điểm, phương hướng hoạt động của các đơn vị trên. - Yêu cầuTổng công ty và Công ty nắm bắt kịp thời những chính sách thay đổi điều hành công tác xuất nhập khẩu và thương mại của Nhà nước và cơ quan chức năng, phổ biến sớm xuống các đơn vị trực thuộc. - Hỗ trợ và phân bổ vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của Trung tâm vì vấn đề khó khăn của Trung tâm là vốn còn hạn chếnên khi tham gia vào các thương vụ lớn hoặc nhiều thương vụ cùng một lúc thì Trung tâm sẽ gặp nhièu bất lợi. - Tổng công ty nên tiến hành các gặp gỡ trao đổi giữa các đơn vị trong và ngoài ngành để Trung tâm có cơ hội thể tiếp xúc với khách hàng trọng điểm. - Tổng công ty và Công ty nên có kế hoạch đào tạo các cán bộ chuyên ngành, chuyên môn giúp đỡ các đơn vị trực thuộc. - Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại hoạt động trong hai lĩnh vực tư vấn xây dựng đường thuỷ và lĩnh vực kinh doanh thiết bị thuỷ, cần phối hợp hai lĩnh vực này với nhau. Lĩnh vực tư vấn xây dựng sẽ góp phần cung cấp thông tin về các dự án, khách hàng và giới thiệu khách hàng cho hoạt động kinh doanh của Trung tâm. 2. Kiến nghị với Nhà nước. -Các thủ tục xuất nhập khẩu đặc biệt là các thủ tục hải quan vẫn còn rườm rà, gây mất thời gian ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính sách thương mại, xuất nhập khẩu và nhiều quy định thay đổi và đôi khi không nhất quán, yêu cầu cần kiện toàn để không ảnh hưởng đến các chiến lược kinh doanh dài hạn và đầu tư của Trung tâm nói riêng và các công ty xuất nhập khẩu nói chung. - Chính sách thuế cần có sự khuyến khích để không đẩy giá bán qua cao và đảm bảo tính thuế công bằng. Đặc biệt mặt hàng thiết bị thuỷ mà trong nước sản xuất còn hạn chế hơn nữa, đây là mặt hàng phục vụ cho sự phát triển của ngành đóng tàu trong nước. - Cần có những quy định và chính sách nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành phát triển của ngành công nghiệp tàu thuỷ sau một thời gian không được trú trọng nhiều. - Đẩy mạnh quan hệ ngoại giao, tham gia vào các hiệp hội kinh tế khu vực và thế giới góp phần tạo cho doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng quan hệ giao lưu buôn bán với các công ty nước ngoài. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hết sức quan trọng và mang tính sống còn đối với từng doanh nghiệp. Và giải pháp về quản lý luôn là nền tảng, mang tính chủ đạo giúp cho hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp ngày một nâng cao. Qua đợt thực tập tại trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ, em đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích và đặc biệt là qua dịp này em đã có cơ hội vận dụng kiến thức lý thuyết của mình vào thực tế. Điều đó đã tạo cho em tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quí báu trước khi trải nghiệm thực tế một cách thực sự đặc biệt sau khi ra trường. Em xin chân thành cảm ơn nhà trường đã tổ chức khoá thực tập này cho chúng em. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn GS.TS Lê Thị Anh Vân và tập thể cán bộ công nhân viên ở trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành tốt đề tài này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Khoa học Quản lý I Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2005. 2. Giáo trình Khoa học Quản lý II Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2005. 3. Giáo trình quản trị nhân lực - Trường Đại học kinh tế quốc dân, năm 2001. 4. Giáo trình quản trị kinh doanh thương mại – Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. 5. Giáo trình kinh tế thương mại – Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, XB 2001 6. Giáo trình Marketing- Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân 7. Giáo trình Marketing thương mại – TrườngĐại học Kinh tế Quốc Dân 8. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân 9. Một số báo và tạp chí chuyên ngành GTVT và thương mại 10. Các số liệu của Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ. 11. Một số tài liệu tham khảo khác. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11053.doc
Tài liệu liên quan